Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 276

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nhóm 1
Chủ đề: Phương thức giao dịch mua bán quốc tế

Giảng viên: Th.s Đặng Thị Thúy Hồng

Thành viên nhóm Mã sinh viên

Nguyễn Thị Mai Anh 11213733

Phùng Hương Giang 11219688

Bùi Thị Phương Linh 11213063

Nguyễn Thị Thu Hằng 11219694


Mai Quang Lập 11219714
Nguyễn Mai Phương 11219782

Hồ Quỳnh Trang 11215762

Hà nội, 2024
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Thành viên nhóm MSV Phụ trách

Phùng Hương Giang 11219688 Trưởng nhóm, nội dung, slide


Nguyễn Thị Mai Anh 11213733 Nội dung, thuyết trình, dẫn game
Bùi Thị Phương Linh 11213063 Nội dung, thuyết trình

Nguyễn Thị Thu Hằng 11219694 Nội dung, slide

Mai Quang Lập 11219714 Nội dung, thuyết trình, dẫn game
Nguyễn Mai Phương 11219782 Nội dung, thuyết trình

Hồ Quỳnh Trang 11215762 Nội dung, thuyết trình


1. Giới thiệu chung .................................................................................................4
2. Các phương thức giao dịch mua bán quốc tế ..................................................4
2.1. Giao dịch trực tiếp .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 5
2.1.3. Các bước của giao dịch trực tiếp .................................................................. 5
2.2. Mua bán qua trung gian ..................................................................................... 7
2.2.1. Nguyên nhân ra đời ...................................................................................... 7
2.2.2. Khái niệm ..................................................................................................... 7
2.2.3. Đặc điểm ....................................................................................................... 8
2.2.4. Hình thức ...................................................................................................... 9
2.3. Gia công quốc tế ................................................................................................ 12
2.3.1. Khái niệm gia công quốc tế ........................................................................ 12
2.3.2. Đặc điểm của gia công quốc tế ................................................................... 13
2.3.3. Các hình thức gia công quốc tế .................................................................. 15
2.3.4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hình thức gia công quốc tế .............. 18
2.4. Mua bán đối lưu ................................................................................................ 18
2.4.1. Khái niệm ................................................................................................... 18
2.4.2. Đặc điểm của mua bán đối lưu ................................................................... 18
2.4.3. Các yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu............................................. 18
2.4.4. Các hình thức mua bán đối lưu................................................................... 19
2.4.5. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trong mua bán đối lưu .......... 21
2.5. Giao dịch tái xuất .............................................................................................. 21
2.5.1. Khái niệm ................................................................................................... 21
2.5.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 21
2.5.3. Các loại hình tái xuất .................................................................................. 22
2.5.4. Thực hiện giao dịch tái xuất ....................................................................... 26
2.5.5. Các tồn tại, hạn chế trong hoạt động tạm nhập tái xuất ở Việt Nam hiện
nay ........................................................................................................................ 27
2.6. Thương mại điện tử .......................................................................................... 29
2.6.1. Định nghĩa .................................................................................................. 29
2.6.2. Ưu điểm ...................................................................................................... 29
2.6.3. Một giao dịch điện tử phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản
sau: ........................................................................................................................ 30
2.6.4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử:.................................. 30
2.6.5. Các công đoạn của giao dịch mua bán thương mại điện tử: ...................... 30
2.6.6. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện giao dịch thương
mại điện tử ............................................................................................................ 31
2.7. Giao dịch LICENSE ......................................................................................... 33
2.7.1. Khái niệm ................................................................................................... 33
2.7.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 33
2.8. Chuyển giao công nghệ ..................................................................................... 34
2.8.1. Khái niệm ................................................................................................... 34
2.8.2. Ưu điểm và nhược điểm ............................................................................. 34
2.8.3. Hình thức chuyển giao công nghệ .............................................................. 35
2.9. Đấu giá quốc tế .................................................................................................. 36
2.9.1. Khái niệm ................................................................................................... 36
2.9.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 37
2.9.3. Phương thức................................................................................................ 38
2.9.4. Trình tự đấu giá .......................................................................................... 39
2.10. Đấu thầu quốc tế ............................................................................................. 41
2.10.1. Khái niệm ................................................................................................. 41
2.10.2. Hình thức đấu thầu ................................................................................... 41
2.10.3. Phương thức đấu thầu ............................................................................... 42
2.11. Giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa ............................................................. 42
2.11.1. Khái niệm ................................................................................................. 42
2.11.2. Đặc điểm giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa. ....................................... 43
2.11.3. Các hình thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa. .................................. 43
2.12. Giao dịch tại hội chợ triển lãm ...................................................................... 46
2.12.1. Khái niệm ................................................................................................. 46
2.12.2. Các công việc chuẩn bị cho hoạt động mua bán tại hội chợ và triển lãm:
.............................................................................................................................. 46
2.13. Nhượng quyền thương mại ............................................................................ 47
2.13.1. Khái niệm ................................................................................................. 47
2.13.2. Đặc điểm ................................................................................................... 47
2.13.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại....................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................49
1. Giới thiệu chung
Trong thời đại ngày nay, sự giao lưu quốc tế của các nước trên thế giới ngày
càng mở rộng và đa dạng, các nước, trong đó có Việt Nam đều coi thương mại quốc tế
là công cụ để đẩy mạnh quá trình phát triển

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lời khác.

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông
qua mua bán hay đó cũng là lĩnh vực kinh doanh buôn bán hàng hóa/dịch vụ với nước
ngoài nhằm thu được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao nhất

Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có sự tham gia của nước
ngoài. Bản chất của hoạt động này thể hiện qua các đặc trưng, đó là:

+ Chủ thể: cá nhân, tổ chức, pháp nhân - là những thương nhân có quốc tịch hoặc
nơi cư trú tại các quốc gia khác nhau

+ Đối tượng: hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp
lý khác

+ Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả
hai bên

+ Nguồn luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Pháp luật
nước ngoài, Tập quán thương mại quốc tế …

- Phương thức giao dịch là cách mà bên mua và bên bán sử dụng để trao đổi/mua
bán hàng hóa/dịch vụ trên thị trường

- Có 2 kiểu phương thức giao dịch mua bán quốc tế: Phương thức giao dịch thông
thường và Phương thức giao dịch đặc biệt

2. Các phương thức giao dịch mua bán quốc tế


2.1. Giao dịch trực tiếp

2.1.1. Khái niệm

- Giao dịch trực tiếp là hình thức giao dịch, trong đó người bán và người mua
quan hệ trực tiếp với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc,
thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
- Bên xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp gặp gỡ và thương lượng hoặc thông qua
thư từ, email, fax,... về các điều khoản như giá cả, số lượng, chất lượng,...

- Không thông qua bất kỳ bên thứ ba nào

- Dựa trên sự tự nguyện của đôi bên mà không có sự ràng buộc hay phụ thuộc vào
các lần giao dịch trước đó
2.1.2. Đặc điểm

- Ưu điểm:

● Chủ động nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường và xây dựng chiến
lược hiệu quả

● Không phải trả các chi phí cho bên thứ ba

● Dễ dàng hơn trong việc thống nhất điều kiện giao dịch, hạn chế sai sót

- Nhược điểm:

● Đối với doanh nghiệp lần đầu thâm nhập thị trường quốc tế, có thể bị ép
giá do chưa hiểu rõ tập quán tiêu dùng hoặc hệ thống luật pháp nước đó

● Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn ít, có thể có gánh nặng về chi phí
tiếp thị thị trường

● Đối với chuyên môn, đòi hỏi người có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu giỏi: giao dịch, đàm phán, vốn hiểu biết và kinh nghiệm về buôn bán
quốc tế
2.1.3. Các bước của giao dịch trực tiếp

- Hỏi hàng

● Người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và điều kiện mua hàng hay
còn gọi là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của người mua

● Hình thức: một bức thư với nội dung không giới hạn

● Nội dung: tên hàng, quy cách, số lượng, thời gian giao hàng,...

● Trên thực tế, nhiều DN đã sử dụng hình thức này nhằm mục đích thăm dò,
điều tra, nghiên cứu thị trường

- Chào hàng

● Là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch từ phía người bán hay là đề nghị ký
hợp đồng của người bán theo các điều kiện đã nêu
● Hình thức: một bức thư gọi là "Thư chào hàng”

● Phân loại: 2 loại chào hàng

Chào hàng cố định Chào hàng tự do

Điều kiện Chào bán một lô hàng nhất định Chào Hàng tới nhiều
cho một người mua người cùng một lúc

Khoảng thời gian ràng buộc

Trong khoảng thời gian đó nếu


người mua chấp nhận điều kiện thì
người chào hàng không được phép
gửi chào hàng tới bất kỳ người nào
khác trừ trường hợp người nhận
hàng từ chối

Tính chất Ràng buộc chặt chẽ Tự do

Hàng hóa Giá cả ổn định Không Ngoại lệ


được lựa
chọn Hàng không khan hiếm

- Đặt mua hàng

● Người mua thể hiện mong muốn bước vào giao dịch sau khi đôi bên đã có
thống nhất với nhau về các điều kiện trong đơn chào hàng hay là lời đề
nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua

● Hình thức: đơn đặt hàng

● Nội dung: đảm bảo tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động trao đổi
được phản ánh trong đơn như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả,...

- Hoàn giá

● Là sự mặc cả về giá hoặc các điều kiện giao dịch được đưa ra tại khâu
chào hàng.

● Khi thực hiện hoàn giá thì đề nghị giao kết hợp đồng trước đó hết hiệu lực.
● Trong giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc và
khi đó một đề nghị giao kết hợp đồng mới được thiết lập

- Chấp nhận

● Là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện được ra trong hợp đồng

● Hình thức: trực tiếp trên đơn chào hàng hoặc đặt hàng hoặc một văn bản
độc lập

● Phân loại

❖ Chấp nhận vô điều kiện: hợp đồng sẽ được ký kết với giấy tờ:
Offer - do người bán ký, Order - do người mua ký, Acceptance - do
người mua ký

❖ Chấp nhận có điều kiện: phải theo hình thức mà luật pháp của từng
nước yêu cầu, phải làm trong thời hạn hiệu lực của Offer hoặc
Order, phải được chính người nhận giá chấp nhận, chấp nhận phải
được gửi tận tay người chào hoặc đặt hàng

- Xác nhận

● Là việc xác nhận lại những nội dung đã thỏa thuận ở những bước trên

● Mục đích: làm căn cứ cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng sau này

● Ví dụ: Bên bán đưa ra Giấy xác nhận đặt hàng (Confirmation of order) để
khẳng định việc mình đã chấp nhận đơn đặt hàng do bên mua gửi đến xác
nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi sau đó
gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại cho bên lập
xác nhận một bản. Trường hợp các bên chỉ lập một bản xác nhận, thì bản
xác nhận đó phải có hai chữ ký, thường được gọi là hợp đồng.
2.2. Mua bán qua trung gian
2.2.1. Nguyên nhân ra đời

- Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển và được mở rộng

- Việc giao dịch trực tiếp trở nên kém hiệu quả và thiết tính khả thi khi đôi bên bị
giới hạn bởi khoảng cách địa lý
2.2.2. Khái niệm

- Ở VN được chính thức đề cập trong Luật Thương mại năm 2005 và khoản 11
Điều 3 có định nghĩa: "Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của
thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một số thương nhân
được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương
mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”

- Hoạt động trung gian thương mại là sự xuất hiện của bên trung gian có quyền
tham gia vào thiết lập, thực hiện giao dịch thương mại

- Điều kiện: bên thuê và bên cung ứng dịch vụ trung gian thiết lập quan hệ hợp
đồng

- Bên trung gian phải tham gia giao dịch với bên thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà
bên thuê dịch vụ giao cho
2.2.3. Đặc điểm

- Ưu điểm:

● Bên trung gian có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, pháp luật, đối tác

● Bên trung gian có hệ thống cơ sở vật chất như phân phối, kho hàng

❖ Doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vốn khi không cần đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài

❖ Doanh nghiệp chuyên môn hóa vào lĩnh vực/hoạt động kinh doanh
cốt lõi của mình hơn

● Bên trung gian có công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến bán hàng
hiệu quả và hợp lý => doanh nghiệp có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp,
chiếm lĩnh thị trường

● Bên trung gian giúp lựa chọn, phân loại và đóng gói => doanh nghiệp tiết
kiệm được các cước phí vận chuyển hợp lý hơn

● Bên trung gian có tiềm lực tài chính lớn => doanh nghiệp xuất nhập khẩu
có thể tận dụng những khoản tín dụng hiệu quả

- Nhược điểm:

● Doanh nghiệp mất đi sự liên hệ trực tiếp với thị trường tiêu dùng

● Lợi nhuận doanh nghiệp giảm tương đối do cần trả một phần hoa hồng
cho bên trung gian

● Doanh nghiệp có thể mất đi dấu ấn thương hiệu

● Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro mất hàng, mất tiền nếu gặp bên trung gian
không uy tín
2.2.4. Hình thức

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 từ Điều 141 đến Điều 147 của
Chương V

- Đại diện cho thương nhân

● Là việc thương nhân nhận uỷ nhiệm (bên đại diện) của thương nhân khác
(bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại dưới sự chỉ dẫn
của bên giao đại diện và sẽ được hưởng thù lao

● Chủ thể: bên giao và bên nhận đại diện đều phải là thương nhân

● Phạm vi hoạt động đại diện: thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động
thương mại

● Hình thức pháp lý: phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương
nhân

Ví dụ: A giao cho B làm đại diện cho mình, B tiếp xúc với khách hàng và
ký hợp đồng thương mại với khách hàng C với tư cách của A thì lúc này
có 2 hợp đồng là hợp đồng B làm việc cho A và hợp đồng giữa B và C

- Môi giới thương mại

● Là hoạt động thương mại mà 1 thương nhân làm trung gian (bên môi giới)
cho các bên mua bán hàng hoá/dịch vụ (bên được môi giới) trong việc
đàm phán mua bán hàng hoá và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi
giới

● Bên môi giới cần tìm kiếm, giới thiệu, tạo điều kiện để bên được môi giới
tiếp xúc giao dịch và sau đó bên được môi giới tự giao kết hợp đồng

● Hợp đồng môi giới gồm các nội dung: tên, địa chỉ các bên, nội dung công
việc môi giới, trách nhiệm của người môi giới, mức thù lao và thanh toán
thù lao, thời hạn hiệu lực hợp đồng

Ví dụ: môi giới bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm,...

- Uỷ thác mua bán

● Là hoạt động thương mại mà bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán với
danh nghĩa của chính mình theo điều kiện đã thoả thuận với bên giao ủy
thác và được nhận thù lao uỷ thác
● Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác cho bên thứ 3 thực hiện nếu như
không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác

● Ví dụ: Thợ thủ công hoặc nghệ nhân nhờ thương nhân có cửa hàng, cửa
hiệu bán các sản phẩm, tác phẩm mà mình sáng tác hoặc người có đồ cũ,
đồ cổ nhờ thương nhân bán hàng của mình

- Đại lý thương mại

● Là hoạt động thương mại mà bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc
bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý
hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để được hưởng
thù lao

● Lưu ý: Ở Việt Nam, bên đại lý nhân danh chính mình để giao dịch với bên
thứ 3 theo yêu cầu của bên giao đại lý, nhưng ở nước như Pháp, Đức, Anh
thì bên đại diện nhân danh bên giao đại diện để quan hệ

Ví dụ: Hãng Honda không bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà chỉ bán
cho các đại lý ủy quyền Head và khi đó đại lý ủy quyền bán lại cho người
tiêu dùng cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa cho người tiêu dùng

● Phân biệt Môi giới thương mại và Đại lý thương mại

Môi giới thương mại Đại lý thương mại

Có thể đại diện cho cả 2 bên (bên môi Chỉ đại diện cho 1 bên
giới và bên được môi giới)

Không tham gia ký hợp đồng Có tham gia ký hợp đồng

Không có trách nhiệm thực hiện HĐ Có trách nhiệm thực hiện hợp đồng

Có thể nhận thù lao từ 2 phía người Nhận thù lao từ người ủy thác
mua và người bán
● Phân loại:

Tiêu chí phân loại Các dạng đại lý

Theo quyền hạn Đại lý toàn quyền: thay mặt người ủy thác làm mọi công việc
được ủy thác
Ví dụ: Đại lý toàn quyền cũng có thể là nhà tư vấn kinh doanh
được ủy quyền đưa ra quyết định thay mặt cho một công ty. Điều
này có thể bao gồm các quyết định liên quan đến tiếp thị, phát
triển sản phẩm và hoạch định chiến lược.

Tổng Đại lý: thực hiện một số công việc theo sự ủy thác của người
ủy thác. Bên Đại lý tổ chức hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý

Ví dụ: Điện lạnh Điện máy HN là Tổng Đại lý phân phối điều hòa
Panasonic

Đại lý đặc biệt: chỉ thực hiện một việc cụ thể do người ủy thác chỉ

Ví dụ: đại lý chứng khoán, đại lý bảo hiểm, đại lý du lịch

Theo nội dung quan Đại lý thụ ủy: được chỉ định hành động thay cho người ủy thác với
hệ giữa người Đại lý chi phí và danh nghĩa của người ủy thác. Mức thù lao có thể là 1
và người ủy thác khoản tiền hoặc mức % tính trên kim ngạch công việc

Đại lý hoa hồng: bên đại lý thực hiện mua bán, cung ứng theo giá
mua, giá bán hoặc phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng do bên
Đại lý ấn định nhưng chi phí của người ủy thác để được hoa hồng

Ví dụ: đại lý bất động sản thường nhận được một khoản hoa hồng
cho việc bán 1 căn nào đó do người uỷ thác yêu cầu

Đại lý kinh tiêu: đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của
mình. Thù lao là khoản chênh giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng
cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định

Theo thẩm quyền Đại lý độc quyền: mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định mà
của Đại lý bên giao đại lý giao cho tại 1 khu vực nhất định
Ví dụ: Di động Việt là đại lý độc quyền của Apple tại VN

Đại lý thông thường: có nhiều đại lý trên 1 khu vực thị trường.
Phạm vi và quyền hạn hoạt động dựa trên sự ủy thác được ghi
trong hợp đồng đại lý

Các loại đại lý Factor: là người đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hoá hoặc
thương mại khác chứng từ sở hữu hàng hoá; được phép đứng tên mình khi mua bán
hoặc cầm cố hàng hóa với mức giá mà mình cho là có lợi nhất cho
người uỷ thác và được phép nhận tiền từ người mua hàng

Đại lý gửi bán: là người đại lý được uỷ thác bán ra với danh nghĩa
của mình và chi phí do người uỷ thác chịu, những hàng hóa do
người uỷ thác giao cho để bán từ kho của Đại lý.

Đại lý đảm bảo thanh toán: là đại lý đứng ra đảm bảo thanh toán
cho người uỷ thác nếu người mua hàng (người thứ ba) ký kết hợp
đồng với mình không thanh toán tiền hàng

2.3. Gia công quốc tế


2.3.1. Khái niệm gia công quốc tế

- Điều 178 của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã định nghĩa “gia công
trong thương mại là hoạt động thương mại,theo đó bên nhận gia công sử dụng
một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên giao gia công để thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên giao gia
công để hưởng thù lao”.

- Từ quy định trên ta có thể hiểu gia công là việc bỏ công sức để làm ra một sản
phẩm mới hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất đề chế tạo ra
một sản phẩm nào đó.

- Gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương
của nhiều nước trên thế giớI, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế đang phát
triển với nguồn lao động đồi đào như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,
Bangladesh....

- Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017, trong năm 2016 cả nước có 1.687
doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Giá trị
nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình gia công, lắp ráp của các doanh
nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài chiếm khoảng 12%
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tổng tiền phí gia công các doanh
nghiệp nhận được trong năm 2016 là 8,6 tỷ USD.

Hình 1

- Gia công quốc tế ngày nay là phương thức giao dịch khá phổ biến trong buôn bán
quốc tế của nhiều nước.
2.3.2. Đặc điểm của gia công quốc tế

- Hoạt động gia công quốc tế được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất-nhập
khẩu. Các bên sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên
phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công;
được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công.

- Trong quá trình gia công, bên nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi
phí gia công (thù lao lao động). Do đó, có thể nói gia công quốc tế là hình thức
mậu dịch lao động, một hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ thông qua hàng hóa

- Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia
công (quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
- có nghĩa là quyền bán, cho, đổi)

- Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong
hợp đồng gia công. Trong khi hợp đồng gia công người ta quy định cụ thể các
điều kiện thương mại như về thành phẩm, nguyên liệu, giá cả gia công, về
nghiệm thu, thanh toán, điều kiện giao hàng,...

- Gia công quốc tế cũng như là việc chuyển giao công nghệ từ bên đặt gia công
sang bên nhận gia công: để thực hiện việc gia công, bên đặt gia công có thể tiến
hành chuyển giao công nghệ. Do trình độ khoa học công nghệ kém phát triển của
bên nhận gia công mà bên đặt gia công có thể chuyển giao công nghệ cũng như
kinh nghiệm quản lý để bên nhận gia công có thể hoàn thành được hợp đồng. tuy
nhiên việc gia công hàng hóa cũng như việc chuyển giao công nghệ phải được
thực hiện đúng theo hợp đồng gia công và theo quy định của pháp luật ở nước
nhận cũng như đặt gia công

- Bên đặt gia công phải chịu trách nghiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu công
nghiệp đối với hàng hóa gia công. Khi đặt gia công, các mẫu mã bên đặt gia công
giao cho bên nhận gia công để sản xuất hàng hóa phải là những mẫu mã thuộc
quyền sở hữu của bên đặt gia công. Các mẫu mã này phải được bên đặt gia công
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và bên đặt gia công phải chịu mọi trách nghiệm nếu
phát hiện mẫu mã đó là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch mà thị trường nước ngoài là nơi
cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm đó.

- Ưu điểm:

+ Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản
phẩm xuất khẩu.

+ Vốn đầu tư cho sản xuất ít.

+ Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

+ Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì

- Nhược điểm:

+ Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công
phụ thuộc vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản
phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm
...cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt
với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra
thị trường thế giới.

+ Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ Nhiều trường hợp bên phía nước
ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc, thiết bị cũ lạc hậu cho
bên phía nhận gia công hoặc đưa các nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký
hoặc nhãn hiệu giả vào nước nhận gia công

+ Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt
sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào
+ Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay
gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh
doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm
sút..
2.3.3. Các hình thức gia công quốc tế

a. Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu theo quá trình sản xuất sản phẩm

- Giao nguyên liệu-thu thành phẩm (Gia công thuê):

+ Bên đặt gia công giao nguyên liệu và trả giá gia công; bên nhận dùng
nguyên liệu đó cùng với máy móc, thiết bị tại chỗ,... để sản xuất thành
phẩm và giao lại cho bên nhận gia công

+ Hình thức này không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên vật liệu
giữa 2 bên, bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu nguyên vật liệu của
mình

+ Phù hợp cho những bên nhận gia công còn non kém về cả năng lực tài
chính lẫn kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, quản lý và bán hàng trên
thị trường quốc tế

+ Tuy nhiên hiệu quả lao động kinh tế đối với bên nhận gia công là không
cao vì bên nhận gia công chỉ hưởng thù lao mà không cung cấp thêm dịch
vụ nào khác

● Ví dụ trong ngành dệt may

+ Công ty mẹ ở nước A cung cấp nguyên liệu như vải, chỉ, và phụ liệu khác
cho một đối tác gia công ở nước B.

+ Công ty gia công ở nước B nhận được nguyên liệu và thực hiện quy trình
sản xuất. Các công đoạn gia công có thể bao gồm cắt, may, in, và hoàn
thiện sản phẩm.

+ Sau khi sản phẩm hoàn thành, công ty gia công ở nước B có thể chuyển
hàng về cho công ty mẹ ở nước A hoặc gửi trực tiếp tới các thị trường tiêu
thụ trên thế giới.

+ Ưu điểm:

■ Giảm chi phí lao động: Nước B có thể có chi phí lao động thấp hơn
so với nước A, giúp giảm tổng chi phí sản xuất.
■ Chuyển giao rủi ro: Công ty mẹ không phải lo lắng về các vấn đề
sản xuất hàng ngày, mà có thể tập trung vào phát triển sản phẩm và
quản lý thương hiệu.

+ Nhược điểm:

■ Kiểm soát chất lượng và thời gian: Công ty mẹ có thể gặp khó khăn
trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và thời gian sản xuất khi
quá trình này được thực hiện ở một quốc gia khác.
■ Rủi ro đối với chuỗi cung ứng: Sự phụ thuộc vào nguyên liệu và
lao động từ một quốc gia khác có thể tăng rủi ro trong trường hợp
có vấn đề về vận chuyển, chiến tranh thương mại, hoặc thay đổi
chính trị.

- Bán nguyên liệu-mua thành phẩm (Mua đứt bán đoạn)

+ Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời
gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền
sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công

+ Ưu điểm của phương thức này là bên đặt gia công không phải chịu chi phí
ứng trước về nguyên phụ liệu, do vậy sẽ giảm bớt rủi ro trong quá trình
đặt gia công hàng.

+ Còn bên nhận gia công sẽ chủ động hơn trong việc mua nguyên phụ liệu,
không phụ thuộc vào bên đặt gia công. Đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu
hoàn toàn thì sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và
dần dần có chỗ đứng trên thị trường

+ Ví dụ: Đơn hàng gia công đồ điện tử, bên nhận gia công sẽ phải mua
nguyên liệu của bên đặt gia công để sản xuất và sau đó bán lại cho bên đặt
gia công. Khi đó bên nhận gia công phải tính toán đến chi phí, sản xuất, số
lượng nguyên vật liệu để sản xuất sao cho đáp ứng đúng số lượng theo
yêu cầu của bên đặt gia công. Bên gia công sẽ không phải lo đến quản lý
định mức tiêu hao nguyên liệu.

- Hình thức gia công kết hợp ( phương thức phát triển cao nhất và là tiền đề cho
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển)

+ 2 hình thức gia công kết hợp:

● Bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên
nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu.
● Bên đặt gia công sẽ giao mẫu mã và các thông số kĩ thuật của sản
phẩm. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tổ chức quá
trình sản xuất gia công theo yêu cầu

+ Trong hình thức này bên nhận gia công sẽ chủ động hoàn toàn trong quá
trình sản xuất sản phẩm, phát huy được tối đa về công nghệ sản xuất và
nguyên liệu trong nước

+ Ví dụ: trong ngành công nghiệp thực phẩm. Mỗi nước sẽ có những khẩu
vị khác nhau về đồ ăn. Khi đó bên đặt gia công sẽ đưa ra những yêu cầu
đặc biệt và thông số sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng của mình
và bên nhận gia công sẽ làm theo đúng công thức và yêu cầu đó.

+ Bên đặt gia công sẽ có đúng sản phẩm mà mình mong muốn. Và bên nhận
gia công cũng tận dụng được công nghệ và nguồn lực của mình để sản
xuất đa dạng hơn, phát triển sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị
trường khác nhau, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của công ty phát
triển hơn.

b. Căn cứ vào giá cả gia công

- Hợp đồng thực chi thực thanh

+ Là phương thức mà bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công
toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
Hợp đồng này thường bao gồm mô tả chi tiết về sản phẩm, quy trình sản
xuất, tiêu chuẩn chất lượng, và các điều khoản về giá cả, thời gian sản
xuất, và các điều kiện thanh toán.

+ với phương thức này người nhận gia công sẽ có quyền chủ động trong
việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu cho mình.

+ Ưu điểm: bên đặt gia công có thể tận dụng lợi ích từ sự chuyên môn và
linh hoạt của đối tác nhận gia công. Bên nhận gia công sẽ chịu trách
nhiệm phần lớn do đó sẽ giảm rủi ro cho bên đặt gia công

- Hợp đồng khoán

+ Xác định định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí định mức và thù
lao định mức.

+ Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó dù chi phí thực tế
của bên nhận gia công là bao nhiêu đi chăng nữa
+ Vì vậy mà bên gia công phải tính toán rất chi tiết các chi phí sản xuất và
nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt. Còn bên đặt gia công,
nếu không quản lý tốt thì có thể dẫn đến chất lượng không đảm bảo
2.3.4. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng hình thức gia công quốc tế

- Phải có quan điểm toàn cục, chú ý xử lý tốt mối quan hệ với xuất khẩu thông
thường

- Có biện pháp tính chi phí lao động một cách hiệu quả: Đặc biệt là trong các hình
thức gia công tổng hợp và hình thức mua đtăng cường hạch toán kinh tế, xem xét
với mức chi phí có hợp lý hay không đồng thời tham khảo mức chi phí lao động
của thị trường nước ngoài để vừa có sức cạnh tranh, lại vừa thu về nhiều ngoại tệ
cho nước mình, tránh sự cạnh tranh

- Cố gắng mở rộng sử dụng nguyên liệu và linh kiện trong nước để dần chuyển
sang tự kinh doanh xuất khẩu

- Nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng lao động hiệu quả: tăng khả năng cạnh
tranh về mặt chất lượng so với các đối thủ trong nước cũng như quốc tế
2.4. Mua bán đối lưu
2.4.1. Khái niệm

- Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi
với nhau có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải là
nhằm thu hồi ngoại tệ, mà thu về hàng hóa khác có giá trị tương đương
2.4.2. Đặc điểm của mua bán đối lưu

- Giá trị sử dụng hàng hóa được quan tâm xuất phát từ việc trao đổi giữa các đối
tác với nhau chỉ là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó, và ít quan tâm đến giá trị
của hàng hóa. Tuy nhiên hiện nay vì mục đích chính của hoạt động mua bán là
kiếm lợi nhuận thì các bên đã tính đến việc trao đổi hàng hóa gì để có lợi và cũng
đã tính đến giá trị của hàng hóa

- Tiền trong phương thức này chỉ là phương tiện tính toán, là kích thước đo giá trị
chứ không để thanh toán

- Luôn đòi hỏi phải đảm bảo điều kiện cân bằng bề quyền lợi và nghĩa vụ giữa các
bên vì mục đích của phương thức mua bán này là nhằm vào giá trị sử dụng
2.4.3. Các yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu

- Cân bằng về mặt hàng hóa: theo nguyên tắc hàng hóa nào thiết yếu, quan trọng
sẽ đổi lấy hàng hóa tương tự
- Cân bằng về giá cả: khi xuất cao hơn giá trị thị trường thì nhập lại cũng phải cao
hơn giá trị tương ứng hoặc xuất thấp hơn thì nhập cũng thấp hơn

- Cân bằng về tổng giá trị trao đổi theo nguyên tắc tổng giá trị hàng trao đổi phải
đảm bảo tương đương nhau

- Cân bằng về trách nhiệm, chi phí và rủi ro cho các bên theo nguyên tắc xuất theo
điều kiện nào phải nhập theo điều kiện đó
2.4.4. Các hình thức mua bán đối lưu

a. Nghiệp vụ hàng đổi hàng

- Hai bên trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng
diễn ra hầu như đồng thời.

- Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển, người ta không dùng tiền để thanh toán
và chỉ có hai bên tham gia, còn ngày nay có thể dùng phần tiền để thanh toán
thương vụ và có thể đến 3-4 bên tham gia.

- Ví dụ: Công ty A có gạo muốn đổi sắt thép theo tỷ lệ 2 kg gạo = 1 kg sắt thép.
Với thương gia ở công ty B, nhưng thương gia này không có sắt thép mà chỉ có
xe hơi, thương gia công ty B đổi xe hơi với một công ty C để lấy sắt thép giao
cho công ty A để lấy gạo

b. Nghiệp vụ trao đổi bù trừ

- Trong nghiệp vụ bù trừ hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở giá trị hàng
giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sánh, đối chiếu giữa trị giá hàng giao với
trị giá hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế mà còn số dư thì số tiền
đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu
của bên chủ nợ tại nước bị nợ.

- Hợp đồng bù trừ được ký kết cho thời gian dài 10-20 năm

- Các loại nghiệp vụ bù trừ gồm nhiều loại như:

+ Bù trừ theo thời gian:

● bù trừ trước

● bù trừ song hành

● bù trừ theo nghĩa thực của nó

+ Mức độ bù trừ

● bù trừ toàn phần


● bù trừ một phần

● bù trừ bảo chứng

- Ví dụ Một công ty ở Việt Nam giao cho công ty ở Nhật một lô mủ cao su trị giá
1 triệu USD, công ty Nhật giao lại cho công ty Việt Nam phân bón trị giá
600.000 USD. Số tiền chênh lệch 400.000 USD công ty Đài Loan sẽ trả bằng tiền
hoặc giao bổ sung bằng hoàn hóa theo yêu cầu của bên phía Việt Nam.

c. Nghiệp vụ mua đối lưu

- Một bên giao thiết bị cho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm công
nghiệp chế biến, bán thành phẩm, nguyên vật liệu.

- Hàng giao và hàng nhận có thể cùng 1 ngành hàng, có thể thuộc danh mục kinh
doanh của công ty nhưng cũng có khi nghiệp vụ mua đối lưu cũng thu hút rất
nhiều tổ chức tham gia trao đổi với danh mục ngành hàng rất rộng rãi

- Việc thực hiện trao đổi trong 1 thời gian không dài (1-5 năm) và giá trị hàng giao
để thanh toán thường lớn hơn hoặc bằng giá trị hàng mua về

- VD: Công ty A sản xuất điện thoại và giao sản phẩm cho công ty B và đồng thời
mua lại sản phẩm chip sản xuất điện thoại của công ty B để sản xuất

d. Nghiệp vụ mua lại

- Một bên cung cấp toàn bộ thiết bị và sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho bên kia,
đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do máy móc thiết bị hoặc sáng chế đó
sản xuất ra

e. Nghiệp vụ chuyển nợ

- Bên nhập hàng chuyền nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ 3.

- Nghiệp vụ này bảo đảm cho các công ty, khi nhận hàng đối lưu không phù hợp
với lĩnh vực kinh doanh của mình thì có thể bán hàng đó đi

f. Nghiệp vụ bồi hoàn

- Bên nhận hàng cho bên giao hàng được hưởng những ưu tiên, ưu đãi nhất định
trong việc đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ ( thường áp dụng trong mua bán quân sự
và ưu đãi chủ yếu về tiền thuê đất, miễn thuế trong một khoảng thời gian,...)
2.4.5. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng trong mua bán đối lưu

- Thư tín dụng đối ứng ( reciprocal L/C) trong đó thư tín dụng có ghi “L/C này chỉ
có hiệu lực khi người hưởng mở một L/C khác trả lại có kim ngạch tương
đương”. 2 bên mua và bán vừa phải mở LC và vừa phải giao hàng

- Dùng người thứ ba giữ chứng từ sở hữu hàng hóa, chỉ giao chứng từ cho người
nhận hàng khi người này đổi lại chứng từ sở hữu hàng hóa tương đương.

- Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng để theo dõi việc giao hàng của hai bên,
đến cuối một thời kỳ nhất định (như sau 6 tháng, sau 1 năm…) nếu còn số dư thì
bên bị nợ hoặc phải giao nốt hàng, hoặc chuyển số dư sang kỳ giao hàng tiếp,
hoặc thanh toán bằng ngoại tệ… -

- Phạt về giao hàng thiếu hoặc chậm giao: Bên không giao hoặc chậm giao hàng
phải nộp phạt bằng ngoại tệ mạnh. Mức phạt do hai bên thỏa thuận quy định
trong hợp đồng
2.5. Giao dịch tái xuất
2.5.1. Khái niệm

Là hình thức lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập
khẩu nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Tùy theo các nước và vùng lãnh thổ, thì hàng hóa “ chưa qua chế biến” được quy
định khác nhau. Ví dụ, ở châu u, người ta cho rằng khi hàng hóa chưa bị nhảy dòng
thuế ( tức là không bị thay đổi mã HS) thì được coi là hàng hóa chưa qua gia công, chế
biến ở trong nội bộ khối EU. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, thì phức tạp hơn nhiều.
Hàng hóa chưa qua gia công, chế biến, tức là, ngay khi vào Việt Nam, lô hàng chịu sự
kiểm soát của cơ quan hải quan kể từ lúc hàng được nhập vào đến lúc tái xuất bằng các
hình thức như niêm phong, kẹp chì,...cho đến khi xuất đi thì lô hàng vẫn sẽ còn nguyên
dấu niêm phong, kẹp chì đó.

Phương thức này khác với phương thức đối lưu ở chỗ là không quan tâm đến nhu
cầu tiêu dùng trong nước. Tham gia vào phương thức giao dịch tái xuất luôn có 3 nước:
Nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, và nước tái xuất. Vì vậy, phương thức này còn được
gọi là phương thức giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.

2.5.2. Đặc điểm


- Có ít nhất 3 bên tham gia
- Việc trao đổi nhằm vào giá trị chứ không phải giá trị sử dụng. Vì giao dịch tái
xuất nhằm vào việc hưởng chênh lệch về giá mua và giá bán chứ không phải mua
về với mục đích sử dụng, tiêu dùng trong nước.
- Nghiệp vụ mua bán phức tạp hơn
- Khác biệt với mua bán qua trung gian. Cùng có 3 bên tham gia vào giao dịch
nhưng 2 phương thức này khác nhau ở chỗ: mua bán qua trung gian kết nối bên
mua và bên bán với nhau, là hình thức giao dịch giữa hai bên, nhưng có sự chứng
kiến và tham gia của bên thứ ba. Còn đối với hình thức tạm nhập tái xuất tuy
cũng có 3 bên tham gia nhưng là những hợp đồng giao kết riêng biệt giữa bên tái
xuất và bên xuất khẩu, bên tái xuất và bên nhập khẩu.
2.5.3. Các loại hình tái xuất

Kinh doanh tái xuất bao gồm kinh doanh tạm nhập – tái xuất và kinh doanh
chuyển khẩu.

2.5.3.1. Tạm nhập tái xuất ( Tái xuất theo đúng thực nghĩa )
a. Định nghĩa:

Theo Điều 29, Luật Thương mại 2005 thì: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra
khỏi Việt Nam.

Minh họa cho mô hình kinh doanh tạm nhập - tái xuất là mô hình dưới đây. Ta có
thể thấy rằng, ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền
(mũi tên màu đỏ là hướng đi của hàng hóa, màu đen của dòng tiền). Nhà kinh doanh tái
xuất vừa là người hưởng lợi đồng thời có nghĩa vụ thanh toán và làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu.

Hình 2

Ví dụ: Một doanh nghiệp A thu mua, nhập khẩu hồ tiêu từ Indo hoặc Ấn Độ ( nơi có giá
hồ tiêu rất rẻ) về Việt Nam sau đó chờ tới khi giá hồ tiêu tăng (thường vào cuối mùa) lại
tái xuất khẩu đi các nước khác để nhằm thu lời chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Hay giá dầu mỏ ở Trung Đông bao giờ cũng rẻ hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới,
doanh nghiệp B có thể mua được dầu với giá rẻ ở Trung Đông và bán lại ở các thị
trường có nhu cầu nhiên liệu khí đốt cao như Mỹ, Nhật Bản,... với giá cao hơn khi thị
trường trở nên khan hiếm.

Tạm nhập để tái xuất là một trong những hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu
được sử dụng thông thường trong quan hệ thương mại quốc tế và chịu sự điều chỉnh của
luật pháp quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và luật lệ của những nước có liên quan.

Thông thường, để đạt được các tiêu chí này thì công ty cần phải có mạng lưới
khách hàng ổn định và có độ tin cậy về mặt chất lượng của sản phẩm hàng hóa.

Chú ý: Theo NĐ 69/2018/NĐ -CP điều 13, khoản 4, thời gian hàng hóa tạm nhập để tái
xuất khẩu được lưu chuyển tại Việt Nam là 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải
quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia
hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần
không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất. (
Như vậy một lô hàng tạm nhập tái xuất chỉ có thể lưu chuyển tại Việt Nam tối đa 120
ngày)

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam
hoặc tiêu hủy.

b. Các trường hợp không được coi là Tạm nhập tái xuất:
- Hình thức nhập nguyên liệu để gia công cho nước ngoài
- Tạm nhập nhằm mục đích dự hội chợ, triển lãm, hoặc sửa chữa máy móc,
phương tiện theo quy định của hợp đồng hợp tác đầu tư, liên doanh sản xuất…
rồi để tái xuất.
- Hàng hoá nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước, nhưng sau một thời
gian, vì lý do nào đó, không sử dụng trong nước nữa mà tái xuất ra nước ngoài.
c. Quy trình tạm nhập tái xuất

Trình tự thực hiện Tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa chung như sau:

Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập)
và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.

Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu
có) và thực hiện thông quan.

Bước 3: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất) và
xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.

Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu
có) và thực hiện thông quan hàng hoá
d. Lợi ích và nhược điểm của hình thức tạm nhập tái xuất

Sử dụng hình thức này, thương nhân sẽ nhận lại những lợi ích như sau:

- Đa dạng hóa nền ngoại thương, tăng thu lợi nhuận từ thương mại quốc tế.
- Chuyển những thuận lợi về địa lý trở thành cơ hội kinh doanh.
- Thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hóa, sản phẩm trên thế giới.
- Tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm thị trường, thông tin để tăng thu lợi nhuận
cho đất nước.
- Tạm nhập tái xuất phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực
liên quan.
- Trở thành cầu nối trong thương mại quốc tế.
- Giúp kéo dài vòng đời sản phẩm.

Nhược điểm:

- Phát sinh chi phí về vận tải, về thời gian để làm các thủ tục thông quan xuất
khẩu, thông quan nhập khẩu.
- Nghiệp vụ mua bán phức tạp. Do phải làm thủ tục hải quan ở cả đầu xuất và đầu
nhập.
- Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp
đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua.
- Bên cạnh đó còn có các rủi ro liên quan đến việc hàng hoá không đúng với khai
báo, hàng hoá không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,…
2.5.3.2. Chuyển khẩu hàng hóa:

Chuyển khẩu là hình thức kinh doanh trong đó hàng hóa của nước xuất khẩu
trực tiếp sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của
nước nhập khẩu.

Hình 3
Căn cứ Điều 30 Luật Thương mại 2005 quy định về chuyển khẩu hàng hóa như
sau: Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang
một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

– (1) Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không
qua cửa khẩu Việt Nam ( nước tái xuất). Đây còn được gọi là chuyển khẩu công khai:

● Giữ nguyên B/L, chỉ thay hóa đơn thương mại


● Người chuyển khẩu ít chịu rủi ro chi phí vận tải, chi phí thông quan, chi phí lưu
kho ngoại quan,...
● Tuy nhiên, dễ lộ nguồn hàng do người nhập khẩu có thể biết được bên nào là bên
xuất khẩu dựa vào bộ chứng từ hàng hóa. Họ có thể làm việc trực tiếp với nhau
mà không cần phải thông qua bên tái xuất nữa.

Ngược lại với đó là chuyển khẩu bí mật ( hàng hóa được vận chuyển từ nước nhập khẩu
đến nước xuất khẩu có qua cửa khẩu nước tái xuất, có hoặc không đưa vào kho ngoại
quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng nước tái xuất, không làm thủ tục vào
và ra khỏi nước tái xuất), thì người chuyển khẩu và người nhập khẩu chịu nhiều rủi ro
hơn, chi phí vận tải cao và thời gian lưu kho càng dài thì phí lưu kho ngoại quan càng
cao khiến cho doanh nghiệp tái xuất phải đẩy hàng đi sớm ( có thể là không chờ được
tới lúc giá cao) nhưng lại hạn chế được việc bị lộ nguồn hàng.

– ( 2) Hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam (cửa khẩu trung chuyển) nhưng không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam mà đi luôn đến nước nhập khẩu.

– (3) Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa
khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng
Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần phân biệt các loại hình tạm nhập – tái xuất với quá cảnh (transit). Quá
cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hoá thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời
gian quá cảnh.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ký các Hiệp định quá cảnh hàng hoá với Chính phủ
Hoàng gia Campuchia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Theo đó quy định nguyên tắc, chế độ hàng hoá được phép quá cảnh qua lãnh thổ
Việt Nam.
Trên thực tế, buôn bán theo phương thức tái xuất hay quá cảnh đã hình thành và phát
triển lâu đời trên thế giới. Các phương thức kinh doanh này làm phong phú quan hệ
thương mại giữa các nước trên thế giới, đặc biệt được áp dụng rộng rãi đối với những
nước không có vị trí thuận lợi về cảng biển, đường bộ cũng như các yếu tố khác.

2.5.4. Thực hiện giao dịch tái xuất

Ký kết hợp đồng: 2 hợp đồng đó là hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký
với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký
với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp
đồng bán hàng.

● Hợp đồng giữa nước xuất khẩu và nước tái xuất ( hợp đồng mua hàng - hợp đồng
A)
● Hợp đồng giữa nước tái xuất với nước nhập khẩu ( hợp đồng bán hàng - hợp
đồng B)

Hai hợp đồng riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết. Nhìn chung các điều khoản của 2
hợp đồng này giống nhau y hệt về loại mặt hàng, phải phù hợp với nhau về hàng hoá
bao bì, mã hiệu v.v. nhưng giá trị lô hàng hợp đồng bán sẽ cao hơn hợp đồng mua.

Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:

Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng
xuất khẩu. Hai hợp đồng này phải phù hợp với nhau về hàng hoá bao bì, mã hiệu v.v.
Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực
hiện hợp đồng xuất khẩu. Để thực hiện các hợp đồng một cách nghiêm chỉnh người ta
thường áp dụng các biện pháp:

● Đặt cọc (deposit) tức là một khoản tiền mà một bên có nghĩa vụ phải giao cho
bên kia để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nếu vi phạm sẽ mất khoản tiền đặt cọc
đó. Trên thực tế đây là một vấn đề rất phức tạp và rắc rối ngay cả khi đã có đặt
cọc thì khả năng vi phạm hợp đồng vẫn có thể xảy ra. Cho nên khi tiến hành giao
dịch cần phải chọn kỹ đối tác, phải cảnh giác cao. Để tránh rủi ro người ta
thường hay yêu cầu ngân hàng bảo lãnh số tiền gửi hoặc tiền ứng trước. Tuy
nhiên nếu yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thì phải trả phí bảo lãnh ngân hàng .
● Chế tài – phạt tiền là biện pháp thường được áp dụng theo các hình thức:
○ Trả một khoản tiền quy định trong hợp đồng ( có thể là ngoại tệ có thể là
nội tệ).
○ Mua hàng trên thị trường và người vi phạm phải trả tiền chênh lệch so với
giá hợp đồng.
● Phương thức tín dụng giáp lưng (back to back L/C) tức là sau khi nhận được L/C
của người nhập khẩu mở cho mình người kinh doanh tái xuất ( hoặc chuyển
khẩu) dùng L/C này để thế chấp mở L/C thứ hai cho người xuất khẩu hưởng lợi
với nội dung gần giống L/C mà người nhập khẩu mở cho mình. L/C thứ nhất gọi
là L/C gốc, còn L/C thứ hai gọi là L/C giáp lưng.

Hình 4

Một vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý trong kinh doanh theo phương thức tái xuất là
công tác khách hàng, phải chú ý tìm được khách hàng đứng đắn, có khả năng thanh toán
cao. Thực tế ở Việt Nam cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã phá sản do công tác này
lỏng lẻo (nhập khẩu hàng hoá rồi nhưng không biết bán cho ai vì đối tác từ chối nhận
hàng – không tái xuất được).

2.5.5. Các tồn tại, hạn chế trong hoạt động tạm nhập tái xuất ở Việt Nam hiện nay

Hiện tại, thời hạn lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất khá dài, trong khi đó, các doanh
nghiệp lại được phép đưa hàng ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan và tự chịu trách
nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong thời gian lưu giữ. Đây là khoảng trống để
doanh nghiệp lợi dụng vi phạm.

Trên thực tế, cơ quan hải quan đang quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất về
cơ bản tương tự như đối với các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thương mại khác. Do
vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện kiểm tra theo chế độ quản lý
rủi ro và dựa trên cơ sở các nguồn thông tin thu thập tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Hiện nay, có thực trạng nhiều trường hợp lô hàng tạm nhập tái xuất sau khi được nhập
nguyên container về rồi vận chuyển lên biên giới, được chia nhỏ ra và tiêu thụ tiểu
ngạch. Việc tiêu thụ như trên cũng không đúng theo quy ước thương mại quốc tế nên
việc phát hiện vi phạm sẽ tác động rất xấu đến uy tín hàng hóa Việt Nam.

Nhiều hàng hoá nông, lâm, thủy sản tạm nhập tái xuất thuộc danh mục cấm nhập khẩu,
tiêu thụ trong nước đã được tuồn ra ngoài thị trường, tiêu thụ trót lọt. Do không phải
đóng thuế nên giá các mặt hàng này rẻ hơn so với mặt bằng giá chung của thị trường
khá nhiều. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến thị trường nông, lâm, thủy sản trong nước
và tạo cuộc chiến cạnh tranh giá cho hàng Việt Nam.
Thời gian gần đây, bên cạnh sự nổi cộm về hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu với
nhiều dấu hiệu bất thường thì các mặt hàng tạm nhập tái xuất khác cũng có những diễn
biến khá phức tạp. Hàng hoá quá thời hạn làm thủ tục hải quan tồn đọng tại cảng biển
Việt Nam mà chủ yếu là hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất với chủng loại hàng hoá
đa dạng phần lớn là thực phẩm đông lạnh, thiết bị điện tử, máy tính đã qua sử dụng... số
lượng khá lớn. Theo kết quả thống kê, có đến 3.177 tờ khai đã quá hạn nhưng chưa thực
hiện làm thủ tục hải quan. Qua hoạt động kiểm tra thực tế, các hình thức vi phạm như
khai báo sai số lượng, phá niêm phong kẹp chì, giả mạo chữ ký và con dấu Hải quan,
tẩu tán hàng hóa trong quá trình vận chuyển… diễn ra khá phổ biến.

Việc doanh nghiệp lợi dụng hành lang pháp lý thiếu chặt chẽ của tạm nhập tái xuất để
tiêu thụ hàng cấm, trốn thuế, chuyển sang tiêu thụ nội địa đã gia tăng đột biến trong thời
gian qua. Khi Tổng cục Hải quan triển khai kế hoạch số 98 (tháng 6/2012) rà soát,
khống chế, giám sát tổng thể hàng hóa quá hạn, chưa làm thủ tục ở các tỉnh biên giới
phía Bắc và cảng Hải Phòng, đến tháng 7 đã phát hiện ra 7.066 container quá hạn không
làm thủ tục, đa số là hàng tạm nhập tái xuất. Khi tiến hành kiểm tra 270 container thì
phát hiện 195 container là hàng cấm, đặc biệt là rác thải công nghiệp.

Theo Tổng cục Hải quan năm 2012 , lô hàng do Công ty xăng dầu Hàng không VN mua
từ Singapore và bán cho Công ty TNHH Hồng Phát khai báo hải quan theo hình thức
tạm nhập tái xuất. Các giấy tờ tạm nhập tái xuất đều do Công ty xăng dầu Hàng không
Việt Nam đảm nhận, theo thủ tục thì lô hàng trên sẽ xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên,
sau khi rời cảng, các thành viên tàu Giang Châu tự ý phá kẹp chì niêm phong hải quan
và chuyển hàng qua cho tàu Việt Nam tiêu thụ trong nước. Khi tiến hành khám xét, đối
tượng đã có sẵn bộ hoá đơn chứng từ khống, chỉ cần điền thông tin để hợp pháp lô hàng
khi bị phát hiện. Bằng chiêu thức này nếu trót lọt, các đối tượng trong đường dây không
phải đóng thuế và sẽ thu lợi hơn 10 tỷ đồng tiền chênh lệch mỗi chuyến.

Thứ trưởng bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn từng nhận định: Kim ngạch tạm nhập tái
xuất ở nước ta gia tăng nhanh trong thời gian qua và bất thường trong thời gian gần đây
với mức tăng cụ thể từ 1,3 tỷ USD trong năm 2006 lên 6,3 tỷ USD năm 2011 và 6 tháng
2012 tăng 3,8 USD. Như vậy trong vòng 5 năm mức tăng gần 5 lần. Nếu không có giải
pháp và thiếu sự phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện không có hiệu quả thì sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến nền kinh tế, sản xuất kinh doanh trong nước, hoạt động xuất nhập
khẩu, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
2.6. Thương mại điện tử
2.6.1. Định nghĩa

Thương mại điện tử (E-commerce) là phương thức thương mại được thực hiện bằng
phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công
nghệ tương tự. Nói một cách khác, thương mại điện tử là phương thức thương mại mà
việc trao đổi thông tin thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện công nghệ
điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch
(nên còn được gọi là thương mại không giấy tờ). Các phương tiện công nghệ điện tử ví
dụ như điện thoại, điện báo, telex, fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử,
mạng, nội bộ, Internet và web… Theo cách hiểu chung hiện nay, thương mại điện tử là
việc sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để tiến hành các hoạt động
thương mại.

Có thể nhìn nhận thương mại điện tử dưới các góc độ truyền thông, kinh doanh, dịch vụ,
mạng Internet… Dưới góc độ truyền thông, thương mại điện tử là tất cả hoạt động trao
đổi thông tin, sản phẩm, dịch vụ, thanh toán… thông qua các phương tiện điện tử như
máy tính, đường dây điện thoại, internet và các phương tiện khác. Trên góc độ kinh
doanh, thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và công nghệ thông
tin nhằm tự động hoá quá trình và các nghiệp vụ kinh doanh. Hiểu trên góc độ dịch vụ,
thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và công nghệ thông tin
nhằm tự động hoá các hoạt động dịch vụ. Thương mại điện tử còn được hiểu là tất cả
các hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng Internet và các
mạng khác.

2.6.2. Ưu điểm

Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích như giúp các doanh nghiệp nắm được thông
tin phong phú về thị trường và đối tác, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí bán
hàng và tiếp thị. Thương mại điện tử qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch, tạo điều kiện cho việc thiết lập và
củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Thương
mại điện tử giúp tiến hành các hoạt động thương mại rất nhanh, đỡ tốn kém và rất linh
hoạt. Nhưng thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được nếu cơ sở vật chất kỹ thuật
của nó (mạng máy tính, mạng lưới Internet,,,) được trang bị đầy đủ, nhất là trong điều
kiện hội nhập thương mại quốc tế, Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch điện tử, quy
chế sử dụng chữ ký số (Quyết định số 25/2006/QĐ- BTM ngày 25/7/2006 của Bộ
trưởng Bộ Thương mại về quy chế sử dụng chữ ký số).
2.6.3. Một giao dịch điện tử phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản
sau:
● Các bên phải tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao
dịch, tự thoả thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện
tử.
● Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
● Giao dịch điện tử phải bảo đảm sự bình đẳng và an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
2.6.4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử:
● Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
● Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
● Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị di chuyển trái phép một
phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
● Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ
thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao
dịch điện tử.
● Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
● Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người
khác.
● Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và
được Nhà nước thừa nhận giá trị pháp lý của nó. Thông điệp dữ liệu là thông tin
được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng
từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một
phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết
hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng
và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ
liệu.

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử được thừa nhận giá trị pháp
lý. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ
liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

2.6.5. Các công đoạn của giao dịch mua bán thương mại điện tử:

Một giao dịch mua bán trên mạng gồm có 6 công đoạn sau:

(1) Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và
địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại
điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng
và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ
giao nhận và số phiếu đặt hàng…

(2) Khách hàng kiểm tra lại các thông tin đã báo và nhấn vào nút “đặt hàng” trên màn
hình từ bàn phím hay chuột của máy tính, để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp.

(3) Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin
thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chú thẻ,…) đã được mã hoá đến máy chủ
(Server – thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng
Internet. Với quá trình mã hoá, các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật
an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết
được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).

(4) Khi Trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán sẽ giải mã thông
tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (Firewall) và tách rời mạng Internet,
nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch
và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường
dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).

(5) Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân
hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Tổ chức tài chính này sẽ phản
hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng
Internet.

(6) Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin
phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tuỳ theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng
được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.

Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 đến bước 6 được xử lý
trong khoảng 15-20 giây.

2.6.6. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện giao dịch thương
mại điện tử

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
Việt. Tuy nhiên, dù mong muốn gia nhập các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới,
doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc và rào cản, dẫn đến sự chần chừ và khó khăn để
bắt đầu.

Tại Việt Nam, tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua thương mại điện tử cho doanh
nghiệp còn rất lớn. Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử (TMĐT)
của Việt Nam đạt hơn 80 ngàn tỷ đồng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT
của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 ngàn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp
trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT ( tương đương
tăng trưởng gần 10% mỗi năm)

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội
thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng một chiến
lược dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận tới các nền tảng thương mại điện tử
khổng lồ, đã phát triển mang tầm quốc tế như Amazon, Walmart, Alibaba,… vẫn còn
nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Một số rào cản
chính có thể kể đến như:

Thứ nhất, là rào cản về quy định khắt khe của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp
phải nắm bắt được những quy định của từng thị trường và quy định với những loại hàng
hoá khác nhau. Đồng thời, tuân thủ đúng hành lang pháp lý khi kinh doanh trên môi
trường quốc tế.

Thứ hai, là rào cản về năng lực của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường để đáp ứng đúng sở thích
và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài; chưa đủ các kỹ năng, kiến thức về marketing
trong TMĐT xuyên biên giới; chưa có đội ngũ chuyên nghiệp xây dựng định hướng và
chiến lược kinh doanh dài hạn; chưa có đủ năng lực công nghệ thông tin.

Thứ ba, là rào cản về chi phí để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh các
chi phí sản xuất, phân phối thông thường còn có các chi phí về marketing, chi phí vận
tải, chi phí lưu kho… Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có nguồn lực mạnh và đã có
kinh nghiệm trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, có thể tối ưu các chi phí này. Đối
với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nên có tư vấn từ các chuyên gia trong ngành
hoặc một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ tư, là rào cản về vấn đề logistics. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình vận hành
logistics trong TMĐT xuyên biên giới, phương án bảo quản hàng hoá hiệu quả, tính
toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh
nhất.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, vươn ra thị trường quốc tế, Chính phủ đã
ban hành nhiều chính sách, quy định, nghị định và văn bản. Có thể kể đến:

Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển
TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, với rất nhiều giải pháp như nâng cao năng lực,
đào tạo cho doanh nghiệp ứng dụng TMĐT cho DN đến các giải pháp hỗ trợ cho DN
chuyển đổi số, mở website, tham gia các sàn TMĐT hoặc những chương trình TMĐT
thường niên để kích cầu thị trường, để mở rộng thị trường bán hàng xuyên biên giới
thông qua TMĐT. Trong đó có thể kể đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như Go
Export hay Liên minh hỗ trợ Xuất khẩu trực tuyến Việt Nam ( VESA),...
2.7. Giao dịch LICENSE
2.7.1. Khái niệm
- Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc tổ chức, cá nhân nắm quyền sử
dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
- Hợp đồng licence là hợp đồng mà trong đó bên giao (chủ sở hữu, người nắm giữ
licence độc quyền) chuyển giao cho bên nhận (tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng đối tượng SHCN) quyền được sử dụng đối tượng SHCN trong phạm vi,
thời hạn và những điều kiện mà hai bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Các thỏa thuận cấp phép dẫn đến việc giành quyền sử dụng phần mềm và ứng dụng cho
đến việc sử dụng tên hoặc thương hiệu của một công ty khác để bán sản phẩm.

Ví dụ, Disney cấp phép sử dụng các nhân vật của mình cho các công ty bán các sản
phẩm như áo phông, giày, hộp cơm trưa và đồ ngủ cho trẻ em.

Một số công ty sử dụng giấy phép để mở rộng quy mô kinh doanh của họ theo một cách
cụ thể.

Ví dụ, hầu hết các địa điểm của Starbucks đều do công ty điều hành nhưng đôi khi sẽ
tham gia các thỏa thuận cấp phép để họ có thể sử dụng các địa điểm không thể tiếp cận
được. Chúng bao gồm các chuỗi cửa hàng tạp hóa, hiệu sách hoặc các trường cao đẳng
và đại học. Công ty cũng sẽ xem xét các địa điểm bán lẻ có khối lượng lớn hoặc lưu
lượng truy cập cao khác là địa điểm tiềm năng cho chương trình Starbucks.

Giấy phép thường không đi kèm với các hạn chế về lãnh thổ hoặc thị trường đối với
việc sử dụng độc quyền của người được cấp phép. Chúng được điều chỉnh bởi luật hợp
đồng tiêu chuẩn, do đó gánh nặng hành chính của cấp phép hơn cho cả hai bên so với
thỏa thuận nhượng quyền thương mại.

2.7.2. Đặc điểm


- Chủ SHCN(sở hữu công nghiệp), người nắm giữ độc quyền sử dụng đối tượng
SHCN là người có quyền chuyển giao licence đối với đối tượng SHCN đó.
- Người chuyển giao licence chỉ được phép chuyển giao phần quyền thuộc về
mình, nếu quyền SHCN thuộc sở hữu chung thì việc chuyển giao licence phải
được sự đồng ý của các chủ sở hữu chung.
2.8. Chuyển giao công nghệ
2.8.1. Khái niệm

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần
hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công
nghệ. Trong đó:

- Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao
toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ
chức, cá nhân khác.
- Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: là việc tổ chức, cá nhân cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
2.8.2. Ưu điểm và nhược điểm

Chuyển giao công nghệ về bản chất chỉnh là sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật từ chủ
thể này qua chủ thể khác thông qua bản hợp đồng chuyển giao. Chủ yếu hình thức này
thường được sử dụng ở những quốc gia pháp triển chuyển giao các công nghệ đã trở lên
lạc hậu ở quốc gia của họ sang các quốc gia chưa phát triển về công nghệ đó

- Đối với bên chủ thể chuyển giao công nghệ thì việc này giúp họ thu được khoản
tiền lớn thì hoạt động chuyển giao
- Hạn chế việc lãng phí công nghệ, thay bằng việc chủ thể sở hữu công nghệ
không sử dụng nữa và bỏ đi thì có thể chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có
nhu cầu
- Việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao sẽ giúp cho các chủ thể nhận chuyển giao
tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu chế tạo
một công nghệ mới
- Góp phần nhân rộng các công nghệ cao, giúp cho công việc được giải quyết dễ
dàng, nhanh chóng hơn

Hợp tác giữa DN nội địa và FDI: Việc các doanh nghiệp nội địa hợp tác với FDI không
chỉ giúp chuyển giao công nghệ mà còn mở ra cơ hội học hỏi và phát triển sản phẩm,
đặc biệt trong việc thích nghi với điều kiện thị trường nội địa.

Ngành công nghiệp chip và trí tuệ nhân tạo (AI): Sự quan tâm của các "gã khổng lồ"
như NVidia trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất chip và AI tại Việt Nam là dấu
hiệu tích cực. Đây là ngành công nghiệp đang được đánh giá cao với tiềm năng phát
triển lớn.

Sự đầu tư và hợp tác từ các "gã khổng lồ" công nghệ: NVidia không chỉ muốn chuyển
giao công nghệ mà còn muốn mở rộng hợp tác, đầu tư và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ
ngành công nghiệp bán dẫn và AI tại Việt Nam.
Nâng cao năng lực của DN nội địa: Để chấp nhận và áp dụng công nghệ từ FDI, DN nội
địa cần nâng cao năng lực, đặc biệt là khả năng chuyển đổi số và kỹ thuật số.Thời cơ tốt
cho sự phát triển công nghệ chip: Việt Nam đã có hạ tầng internet tốt và nguồn nhân lực
kỹ thuật sẵn sàng, đây được xem là thời điểm thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp
chip và AI.

- Đối với việc chuyển giao công nghệ giữa các chủ thể trong nước sẽ góp phần hạn
chế việc phụ thuốc quá nhiều vào kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, tiết kiệm
được nguồn ngoại tệ

Tuy nhiên trong vấn đề chuyển giao, quyền của bên nhận chuyển giao được quy định
trong hợp đồng chuyển giao, tuy nhiên khó đảm bảo được bên nhận chuyển giao sẽ thực
hiện theo hợp đồng 100%, ví dụ như chuyển giao công nghệ sang cho bên thứ ba mà
không được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ, tuy nhiên lại rất khó để có thể phát
hiện ra nếu bên thứ ba chỉ áp dụng công nghệ trong quy mô sản xuất nhỏ.

2.8.3. Hình thức chuyển giao công nghệ

Hiện nay tại Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định các hình thức chuyển
giao được thực hiện tại Việt Nam gồm:

- Chuyển giao công nghệ độc lập thông qua hợp đồng

Hợp đồng phải được tồn tại dưới dạng văn bản hoặc các loại khác nhưng phải có giá trị
tương đương văn bản và được pháp luật thừa nhận như fax, telex…

- Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án hoặc hợp đồng như:
+ Các dự án đầu tư
+ Các hợp đồng nhượng quyền
+ Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
+ Mua bán các máy móc, thiết bị kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ
- Các hình thức chuyển giao khác do pháp luật quy định

Về phương thức chuyển giao thì hiện nay pháp luật về các phương thức như:

+ Chuyển giao thông qua tài liệu


+ Chuyển giao thông qua hoạt động đào tạo cho bên nhận chuyển giao trong một
khoản thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận
+ Chuyển giao công nghệ thông qua việc cử một cá nhân hoặc một nhóm chuyên
gia để hỗ trợ cho bên nhận chuyển giao trong việc áp dụng vào mô hình của mình
+ Chuyển giao các thiết bị kèm thèm nội dung công nghệ
+ Các phương thức chuyển giao khác do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn
Ví dụ: Hãng xe hơi Mazda (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô cho Công ty
Trường Hải để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ
trợ kỹ thuật từ Mazda Trường Hải được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ô tô hoàn
chỉnh theo công nghệ của Mazda, sau đó bán cho người tiêu dùng.

Chuyển giao công nghệ: Mazda cung cấp kiến thức và kỹ thuật sản xuất ô tô cho Công
ty Trường Hải. Điều này bao gồm cả quy trình sản xuất, công nghệ lắp ráp, và các tiêu
chuẩn chất lượng được áp dụng bởi Mazda.

Hỗ trợ kỹ thuật: Mazda có thể cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình sản xuất và
lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Điều này có thể bao gồm đào tạo nhân viên, hỗ trợ kỹ thuật
trực tuyến hoặc có mặt trực tiếp tại nhà máy sản xuất.

Sản xuất và lắp ráp ô tô: Công ty Trường Hải có thể sử dụng công nghệ và kiến thức từ
Mazda để sản xuất các mẫu xe hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của Mazda. Các mô hình có
thể được thiết kế để phù hợp với thị trường Việt Nam và sau đó được bán ra cho người
tiêu dùng.

Điều này sẽ có tác động lớn đến thị trường ô tô Việt Nam bởi vì sẽ có thêm các mô hình
xe chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và cũng nâng cao cạnh tranh
giữa các hãng sản xuất xe trong nước và quốc tế.

2.9. Đấu giá quốc tế


2.9.1. Khái niệm

Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê
người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá
cao nhất.

VD: Cuộc đấu giá biển số xe "30K-555.55" tại Hà Nội là một ví dụ thực tế và
sinh động về đấu giá hàng hóa. Trong cuộc đấu giá này, mức giá cao nhất đạt
tới 14,12 tỉ đồng, cho thấy sự quyết liệt và sôi động của cuộc đấu giá. Đặc biệt,
biển số này thuộc dải biển số của thành phố Hà Nội, được coi là "hot" và đã thu
hút sự chú ý lớn từ người tham gia.

Quá trình đấu giá diễn ra trong một khung thời gian cụ thể, với sự giám sát của
Cục Cảnh sát giao thông. Mỗi cuộc đấu giá kéo dài khoảng một giờ, với bước
giá là 5 triệu đồng mỗi lần trả giá. Người tham gia có thể truy cập vào trang web
đấu giá để đặt giá, và quá trình này diễn ra công khai và minh bạch.

Đấu giá quốc tế là cuộc đấu giá có nhiều người tham gia với quốc tịch hay trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau.
2.9.2. Đặc điểm

Các chủ thể tham gia cuộc đấu giá thường bao gồm:

- Người tổ chức đấu giá, người bán hàng, người tham gia đấu giá và người điều
hành đấu giá. Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch
vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự
tổ chức đấu giá.
- Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ
quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của
pháp luật.
- Người tham gia đấu giá hàng hoa là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu
giá. Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ
chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng được đem ra đấu giá thường là những mặt
hàng khó tiêu chuẩn hoá như da lông thú, chè, hương liệu độc đáo, đặc biệt có 1 không
2…

Việc đấu giá hàng hoá trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai,
trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

VD: Câu chuyện về chiếc hộp từ thời nhà Minh Trung Quốc là một ví dụ tuyệt
vời về một cuộc đấu giá quốc tế, đưa vào vai trò của các bên tham gia cuộc đấu
giá, tổ chức đấu giá và người bán hàng.Các bên tham gia cuộc đấu giá:

Tổ chức bán đấu giá Dreweatts: Tổ chức này đã xác định giá trị của chiếc
hộp thời nhà Minh và tổ chức cuộc đấu giá quốc tế, thu hút sự quan tâm từ
người sưu tập trên toàn thế giới.

Người bán hàng - Gia đình của Thiếu tá Edward Copleston Radcliffe:
Chiếc hộp từ thời nhà Minh đã bị "lãng quên" trong bộ sưu tập của gia
đình này trong nhiều thập kỷ trước khi được tìm thấy và đưa ra đấu giá.

Người mua hàng - Nhà sưu tập tư nhân ở châu Á: Cuối cùng, chiếc hộp đã
được bán cho một nhà sưu tập tư nhân từ châu Á trong một cuộc đấu giá
gay gắt giữa 9 người mua qua điện thoại.

Câu chuyện này: Phản ánh giá trị và hiếm có của cổ vật: Theo đơn vị đấu giá,
chiếc hộp được chế tác vào những năm 1430 trong xưởng của hoàng gia gần Tử
Cấm Thành ở Bắc Kinh. Cổ vật này mang dấu ấn của Minh Tuyên Tông - vị
hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Minh (1426-1435).
2.9.3. Phương thức

Đấu giá hàng hoá được thực hiện theo một trong hai phương thức, phương thức trả giá
lên hoặc phương thức đặt giá xuống. Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu
giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.
Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp
nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là
người có quyền mua hàng.

VD: Áp dụng phương thức trả giá lên:

Sản phẩm quý hiếm và độc đáo: Khi đấu giá các vật phẩm có giá trị cao, đặc biệt
là những vật phẩm quý hiếm, cổ vật, tranh nghệ thuật quý giá, thường sử dụng
phương thức trả giá lên. Người bán muốn tận dụng mức giá cao nhất có thể từ sự
cạnh tranh giữa các người mua.Thời gian đấu giá có hạn: Trong các cuộc đấu giá
có thời gian hạn chế, phương thức trả giá lên thường được sử dụng. Điều này
giúp kích thích sự cạnh tranh và tạo động lực cho người mua để đặt giá cao hơn
để chiến thắng nhanh chóng.

Khi áp dụng phương thức đặt giá xuống:

Sản phẩm không rõ giá trị chính xác: Khi người bán không chắc chắn về giá trị
chính xác của sản phẩm, họ có thể sử dụng phương thức đặt giá xuống để khuyến
khích người mua đưa ra các đề xuất giá cụ thể.

Tình hình thị trường không rõ ràng: Trong một số trường hợp, khi thị trường
không ổn định hoặc không có thông tin rõ ràng về giá trị thực của sản phẩm,
phương thức đặt giá xuống có thể được sử dụng để thử nghiệm sự quan tâm từ
các người mua và xác định giá phù hợp.

Có thể tiến hành đấu giá qua mạng Internet. Bản chất của đấu giá trên mạng và đấu giá
truyền thống giống nhau đều là “tạo ra một môi trường cạnh tranh để cuối cùng chọn
được một mức giá tối ưu”.

Đấu giá quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó có một người bán,
nhiều người mua. Người tham gia đấu giá có thể tự do cạnh tranh theo các điều kiện mà
người bán quy định trước. Địa điểm, thời gian tổ chức cuộc đấu giá thường được quy
định trước. Hàng hoá, mẫu hàng hoá, tài liệu giới thiệu về hàng hoá và các thông tin cần
thiết khác về hàng hoá đó phải được trưng bày tại địa điểm được thông báo từ khi niêm
yết.
2.9.4. Trình tự đấu giá

Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự sau đây:

1. Người điều hành đấu giá điểm danh người đã đăng ký tham gia đấu giá hàng hoá;
2. Người điều hành đấu giá giới thiệu từng hàng hoá bán đấu giá, nhắc lại giá khởi
điểm, trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá và yêu cầu người tham gia
đấu giá trả giá;
3. Đối với phương thức trả giá lên, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một cách
rõ ràng, chính xác giá đã trả sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất là ba
lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá chỉ được
công bố người mua hàng hoá bán đấu giá, nếu sau ba lần nhắc lại giá người đó đã
trả mà không có người nào trả giá cao hơn;
4. Đối với phương thức đặt giá xuống, người điều hành đấu giá phải nhắc lại một
cách rõ ràng, chính xác từng mức giá được hạ xuống thấp hơn giá khởi điểm ít
nhất là ba lần, mỗi lần cách nhau ít nhất ba mươi giây. Người điều hành đấu giá
phải công bố ngay người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá hạ
thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng hoá đấu giá;
5. Trường hợp có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức
trả giá lên hoặc mức giá đầu tiên đối với phương thức đặt giá xuống, người điều
hành đấu giá phải tổ chức rút thăm giữa những người đó và công bố người rút
trúng thăm được mua là người mua hàng hoá bán đấu giá;
6. Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá hàng hoá ngay tại cuộc
đấu giá, kể cả trong trường hợp đấu giá không thành. Văn bản bán đấu giá phải
ghi rõ kết quả đấu giá, có chữ ký của người điều hành đấu giá, người mua hàng
và hai người chứng kiến trong số những người tham gia đấu giá; đối với hàng
hoá bán đấu giá phải có công chứng nhà nước theo quy định của pháp luật thì
văn bản bán đấu giá cũng phải được công chứng.

VD: Để minh họa cụ thể quá trình đấu giá cổ vật hiếm thời Minh với giá 358.000 USD
dựa trên trình tự đấu giá bạn đã mô tả, chúng ta sẽ đi qua các bước cụ thể của cuộc đấu
giá này:

1. Điểm danh người tham gia đấu giá: Người điều hành đấu giá đã điểm danh
những người đã đăng ký tham gia đấu giá cổ vật hiếm này.
2. Giới thiệu cổ vật và giá khởi điểm: Người điều hành giới thiệu chiếc hộp thời
Minh, nhắc lại giá khởi điểm (trong trường hợp này có thể là giá 6.000 - 10.000
bảng Anh), và trả lời các câu hỏi từ người tham gia đấu giá.
3. Trả giá theo phương thức trả giá lên:
a. Người điều hành đấu giá nhắc lại một cách rõ ràng, chính xác giá đã trả
sau cùng cao hơn giá người trước đã trả ít nhất ba lần và mỗi lần cách
nhau ít nhất ba mươi giây.
b. Trong trường hợp này, giá đã tăng lên đáng kể từ giá khởi điểm (6.000 -
10.000 bảng Anh) lên mức 358.000 USD thông qua việc các người tham
gia đấu giá tăng giá dần dần theo quy định.
4. Xác định người mua hàng hoá: Sau ba lần nhắc lại giá, người mua hàng hoá được
công bố là người có giá trả cao nhất mà không có người nào trả giá cao hơn. Họ
đã chiến thắng cuộc đấu giá.
5. Văn bản bán đấu giá: Người điều hành đấu giá phải lập văn bản bán đấu giá ngay
tại cuộc đấu giá, ghi rõ kết quả đấu giá (giá cuối cùng, người mua hàng) và được
ký bởi người điều hành đấu giá, người mua hàng và hai người chứng kiến.

Cuộc đấu giá được coi là không thành trong trường hợp không có người tham gia đấu
giá, trả giá hoặc giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả
giá lên. Trường hợp đấu giá không thành, trong văn bản bán đấu giá hàng hoá phải nêu
rõ kết quả là đấu giá không thành và phải có đầy đủ các nội dung về tên, địa chỉ của
người tổ chức đấu giá, người điều hành đấu giá, người bán hàng, thời gian và địa điểm
đấu giá, hàng hoá bán đấu giá cũng như tên và địa chỉ của hai người chứng kiến.

Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại
giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó.
Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận
mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt
liền kề trước đó. Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không
được tiếp tục tham gia đấu giá.

Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương
thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá
xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng
hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.

Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho
việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.

Sau khi tuyên bố kết thúc cuộc đấu giá, người mua hàng bị ràng buộc trách nhiệm. Nếu
sau đó người mua hàng từ chối mua hàng thì phải được người bán hàng chấp thuận,
nhưng phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp
người mua được hàng hoá đấu giá đã nộp một khoản tiền đặt trước mà từ chối mua thì
không được hoàn trả khoản tiền đặt trước đó. Khoản tiền đặt trước đó thuộc về người
bán hàng.

Trên thế giới có hai trung tâm đấu giá lớn nhất: Sotheby’s và Christie’s.

Đặc điểm của hàng hóa trên thị trường đấu giá là những hàng hóa có giá trị kinh tế cao
và mang tính đặc thù như rượu vang quý hiếm, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ… Thị trường
đấu giá chỉ có một người bán, nhiều người mua nên ưu thế thuộc về người bán, giá bán
là giá cao nhất.

2.10. Đấu thầu quốc tế


2.10.1. Khái niệm

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên mua thông qua mời
thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu thương nhân đáp ứng
tốt nhất các yêu cầu do bên mua đặt ra để ký kết và thực hiện hợp đồng. Đấu thầu trong
nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham
gia của các nhà thầu trong nước. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà
thầu trong nước.

So sánh đấu thầu và bán đấu giá

Tiêu Chí Đấu Thầu (Tendering) Bán Đấu Giá (Auction)

Quá trình một tổ chức mời nhà thầu Quá trình bán một sản phẩm hoặc
Mô tả nộp báo giá hoặc bản đề xuất cho dịch vụ cho người mua có giá cao
một dự án cụ thể. nhất.

Chọn ra nhà thầu phù hợp nhất cho Tạo ra sự cạnh tranh giữa người
Mục Tiêu dự án dựa trên tiêu chí như giá cả, mua để đạt được giá trị cao nhất
chất lượng, khả năng cung cấp, v.v. cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhà thầu nộp bản đề xuất, đấu giá Người mua đưa ra giá đề xuất, tăng
Quy Trình giá cả hoặc thông tin về khả năng giá dần dần cho đến khi tìm ra
thực hiện dự án. người mua trả giá cao nhất.

Ứng Dụng Chủ yếu trong việc chọn nhà thầu Chủ yếu trong việc bán sản phẩm
Phổ Biến cho dự án cụ thể. hoặc dịch vụ cho người mua.

2.10.2. Hình thức đấu thầu

Đấu thầu có thể thực hiện dưới hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Đấu
thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự
thầu. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu
nhất định dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng
ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế.

2.10.3. Phương thức đấu thầu

Có hai phương thức đấu thầu, đó là đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.

- Trong phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm
đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong một túi hồ sơ theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu và việc mở thầu được tiến hành một lần.
- Còn với phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ, bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm
đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt được nộp
trong cùng một thời điểm và việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất
về kỹ thuật sẽ được mở trước. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu
thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu.

Ngay sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo kết quả đấu
thầu cho bên dự thầu. Bên mời thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với bên
trúng thầu trên cơ sở kết quả đấu thầu, các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và các nội
dung nêu trong hồ sơ dự thầu.

Các bên có thể thoả thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để
bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng
không quá 10% giá trị hợp đồng. Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo
đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại
tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi
hợp đồng được giao kết.

Một cuộc đấu thầu có thể diễn ra thành công như mục tiêu đề ra, cũng có thể phải tổ
chức đầu thầu lại hoặc huỷ kết quả đấu thầu. Huỷ đấu thầu được áp dụng trong trường
hợp tất cả hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu
hoặc có bằng chứng cho thấy bên mời thầu thông đồng với nhà thầu hay tất cả các nhà
thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên mời thầu… Việc đấu thầu lại
được tổ chức khi có một trong các trường hợp sau đây: có sự vi phạm các quy định về
đấu thầu hoặc các bên dự thầu đều không đạt yêu cầu đấu thầu.

2.11. Giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa


2.11.1. Khái niệm

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá là một hoạt động thương mại, theo
đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng
hoá nhất định qua Sở giao dịch theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá
được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định
tại một thời điểm trong tương lai.
Ví dụ: Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là tổ chức chính thức quản lý và vận
hành các giao dịch hàng hóa như nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng
lượng.

2.11.2. Đặc điểm giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa.

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa được tổ chức tại địa điểm nhất định và được tiến
hành theo một thể lệ nhất định. Trên thế giới hiện nay có nhiều Sở giao dịch hàng hóa
lớn như ở London, NewYork, Chicago, Hong Kong, Singapore,... chiếm vị trí quan
trọng và có ảnh hưởng lớn tới thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế.

-> Phương thức này tạo điều kiện cho hoạt động mua bán ngoại thương phát triển, tăng
cường năng suất và sự linh hoạt trong quá trình giao dịch hàng hóa, từ đó có thể tác
động tích cực đến việc tăng nhanh vòng quay vốn.

Hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch đều là những hàng có tính chất đồng loạt về phẩm
chất, quy cách và có nhu cầu lớn, khối lượng lớn và dễ tiêu chuẩn hóa như nông sản,
khoáng sản.

Mục đích của những người tham gia Sở giao dịch hàng hóa là kiếm lợi nhuận thông qua
đầu cơ biến động giá lên hay giá xuống hoặc lợi dụng giao dịch tại sở để chuyển dịch
rủi ro biến động giá cả.

Các điều khoản trong hợp đồng giao dịch ở sở giao dịch hàng hóa đều được tiêu chuẩn
hóa, mỗi mặt hàng đều có mẫu hợp đồng riêng. Bên cạnh đó các thông tin của giao dịch,
bao gồm cả giá cả đều được công bố ra ngoài. Giá công bố tại Sở giao dịch hàng hóa
được xem như một tài liệu tham khảo để xác định giá quốc tế vì Sở giao dịch hàng hóa
thể hiện tập trung quan hệ cung cầu của một loại hàng hóa trong một khu vực tại một
thời điểm nhất định.

Hợp đồng được ký kết tại sở giao dịch hàng hóa phần lớn là giao dịch kỳ hạn. Đến thời
điểm quy định bên bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng trong thực tế theo thỏa
thuận trong hợp đồng và bên mua cùng có thể tiếp nhận hàng thực tế theo quy định của
hợp đồng đó. Tuy nhiên thực tế thì phần lớn là mua khống bán khống để thu chênh lệch
giá chứ không phải mua hàng và giao nhận hàng thực tế.

2.11.3. Các hình thức giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
a. Giao dịch ngay (spot transaction)

Là hình thức giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay sau khi ký kết
hợp đồng.

Giao ngay ở đây thường là từ một đến hai ngày làm việc kể từ sau ngày ký kết hợp đồng
và giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường.
-> Nghiệp vụ giao ngay được coi là nghiệp vụ gốc, còn các nghiệp vụ khác là các
nghiệp vụ phái sinh, tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay bởi vì giá cả áp dụng
cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu về hàng hóa
tại sở giao dịch. Trong khi đó, giá cả áp dụng cho các hợp đồng trong những nghiệp vụ
còn lại không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà được bắt
nguồn bởi tỷ giá hối đoái và sự biến động của lãi suất thị trường.

Đây là một giao dịch mua bán thật và dạng giao dịch này thường chỉ chiếm khoảng
10%.

Ví dụ: một nhà đầu tư muốn mua vàng ngay lập tức để tận dụng một cơ hội đầu tư ngắn
hạn. Thay vì mua vàng với hợp đồng tương lai, họ có thể thực hiện giao dịch ngay để sở
hữu vàng và nhận giao dịch ngay lập tức.

b. Giao dịch có kỳ hạn (Forward transaction)

Là phương thức giao dịch mua bán hàng hóa mà trong đó giá cả được ấn định vào lúc
ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán sẽ được thực hiện sau một kỳ hạn
nhất định trong tương lai, nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc bù đắp một phần tổn thất
do việc chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng gây ra.

Ví dụ: Nhà sản xuất và nhà xuất khẩu thương lượng về giá mua/bán cà phê và thời điểm
giao dịch kỳ hạn. Giả sử họ thống nhất vào một giá cố định là 15 USD cho mỗi 10kg cà
phê với thời hạn ba tháng. Ngày giao dịch kỳ hạn đến, nhà sản xuất sẽ phải bán và nhà
xuất khẩu sẽ phải mua một lượng xác định của cà phê với giá 15 USD cho mỗi 10kg (2
bên chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ khi cả hai
bên thoả thuận huỷ hợp đồng). Nếu giá thị trường cà phê tăng trong thời gian giữa việc
thỏa thuận và ngày giao dịch, nhà xuất khẩu sẽ hưởng lợi vì đã mua với giá cố định.

Giao dịch kỳ hạn có thể được thực hiện cho cả các giao dịch thương mại và phi thương
mại. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh hàng hóa của hợp đồng kỳ hạn có thể rất lớn.

Vì vậy, khi tham gia thị trường kỳ hạn, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ
phòng chống rủi ro thông qua các nghiệp vụ tự bảo hiểm hay nghiệp vụ quyền chọn.

c. Nghiệp vụ tự bảo hiểm (Hedging)

Là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà sản xuất công thương, các nhà buôn bán
nguyên vật liệu, các hãng kinh doanh hay các hàng xuất - nhập khẩu sử dụng cho mình
nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến động về giá cả có khả năng ảnh hưởng đến lãi
dự tính của họ trong một thương vụ mua bán thật bằng cách lợi dụng giao dịch mua bán
khống tại sở giao dịch hàng hóa.
Tự bảo hiểm còn được xem như một chiến lược nhằm tận dụng tối đa các khả năng
thành công của các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư kinh doanh cũng như là đảm bảo
rằng các nhà đầu tư có thể tránh khỏi các xu hướng biến động lớn, không thể dự tính
trước của thị trường.

d. Nghiệp vụ quyền chọn (Options)

Giao dịch quyền chọn là các giao dịch giữa hai bên - người mua và người bán, trong đó,
người mua mua của người bán không phải là một món hàng mà là một cái quyền, tức là
quyền mua hay quyền bán bán một món hàng hoặc một tài sản nào đó theo mức giá đã
được thỏa thuận trước trong hợp đồng quyền chọn.

Điểm khác nhau giữa giao dịch quyền chọn và giao dịch có kỳ hạn là ở chỗ trong giao
dịch quyền chọn, doanh nghiệp có quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản phí
tham gia không đáng kể so với những rủi ro có thể xảy ra. Số tiền này được gọi là phí,
tiền cược (premium) hay là giá quyền chọn.

- Quyền chọn mua: là sự tự chọn mua một hàng hóa, dịch vụ hay một tài sản theo
một giá cố định - gọi là giá ước định. Quyền chọn mua có thể phân làm hai loại
là mua quyền chọn mua và mua quyền chọn bán. Cụ thể như sau:
+ Mua quyền chọn mua xảy ra trong tình huống người mua giả sử là một
nhà sản xuất, nhà cung ứng lo sợ rằng giá cả của một mặt hàng nào đó như
nguyên vật liệu chẳng hạn sẽ tăng lên trong tương lai. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến việc sản xuất cho nên nhà sản xuất sẵn sàng bỏ ra một số tiền
(tiền cược) để ấn định giá nguyên vật liệu trong tương lai.
+ Việc mua quyền chọn bán xảy ra trong tính huống ngược lại. Giả sử rằng
nhà sản xuất lo sợ sản phẩm của mình khi bán ra thị trường trong tương lai
giá giảm xuống và sẽ bị thua lỗ hoặc khó tiêu thụ, nên họ sẵn sàng mua
quyền chọn bán để bảo hiểm cho việc tiêu thụ của sản phẩm mình sau này.
- Quyền chọn bán: là sự tự chọn bán một hàng hóa, dịch vụ hay một tài sản nào đó
trong tương lai. Tương tự như quyền chọn mua, quyền chọn bán cũng phân ra
làm hai loại là bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán. Đây là vị thế ngược
lại với quyền chọn mua đã phân tích ở trên.

Ví dụ: Bạn sở hữu 100 cổ phiếu của một công ty với giá 50 đô mỗi cổ phiếu. Bạn có thể
mua quyền chọn bán với giá là 45 đô với thời hạn 3 tháng. Nếu giá cổ phiếu công ty
giảm xuống 40 đô, bạn có thể thực hiện quyền chọn của mình và bán cổ phiếu với giá
45 đô, hạn chế thiệt hại của bạn. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu không giảm và thậm chí
tăng trong thời gian 3 tháng, bạn sẽ mất khoản phí đã trả cho quyền chọn và không thực
hiện quyền chọn bán.
2.12. Giao dịch tại hội chợ triển lãm
2.12.1. Khái niệm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở vào một
địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định. Tại đó, người bán đem trưng bày hàng
hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của
một ngành kinh tế, văn hóa hoặc khoa học kỹ thuật.

-> Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại và bán hàng được
thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao
kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

2.12.2. Các công việc chuẩn bị cho hoạt động mua bán tại hội chợ và triển lãm:
● Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, thương mại của nước đăng cai hội chợ,
triển lãm.
● Tìm hiểu tính chất của hội chợ triển lãm, điều lệ của nó, thành phần và số lượng
nước tham gia, danh mục và chất lượng hàng sẽ trưng bày và mua bán tại đó.
● Nghiên cứu tình hình hàng hóa và giá cả hiện hành trên thị trường thế giới và ở
nước đăng cai.
● Chuẩn bị tài liệu giới thiệu và quảng cáo về doanh nghiệp.
● Xây dựng mẫu đơn chào hàng, mẫu hợp đồng có dự tính về giá, số lượng, phẩm
chất, yêu cầu kỹ thuật, thời hạn giao hàng và điều kiện thanh toán.
● Phân phát giấy mời đến tham gian hàng của mình.
● Chuẩn bị máy móc, hàng hóa trưng bày.
● Chuẩn bị quà lưu niệm tại chỗ.
● Chuẩn bị điều kiện vật chất để tiến hành đám phán thương mại.

Ví dụ Triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp (tháng 4/2024)

● Tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E) - 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
● Quy mô dự kiến: 350 gian hàng.
● Ngành hàng trưng bày: Mỹ phẩm; Nước Hoa; Sản phẩm ngành tóc; Móng và Phụ
kiện; Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ; Thiết bị Spa & Salon; Phẫu thuật thẫm mỹ;
Giải pháp đóng gói & Bao bì; Dịch vụ & Nội thất; Nguyên liệu thô; Vật tư salon;
Thực phẩm chức năng.
● Đây là dịp hỗ trợ các doanh nghiệp Làm đẹp Việt Nam nuôi dưỡng thương hiệu
Quốc gia, đồng thời giới thiệu các thương hiệu Quốc tế đến thị trường Việt Nam
và giúp họ đánh giá toàn diện về thị trường Việt Nam từ đó tìm kiếm đối tác liên
doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh cùng phát triển..
● Đăng ký gian hàng hoặc đăng ký tham quan thông qua website tradepro.vn (trang
web về Hội chợ triển lãm quốc tế Việt Nam).
2.13. Nhượng quyền thương mại
2.13.1. Khái niệm

Điều 284, Luật Thương mại Việt Nam định nghĩa: nhượng quyền thương mại là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong
việc điều hành công việc kinh doanh.
2.13.2. Đặc điểm
- Bên giao quyền: sở hữu thương hiệu, cung cấp các trợ giúp (tài chính, quảng cáo,
tiếp thị, đào tạo,...), nhận phí.
- Bên nhận quyền: được phép sử dụng thương hiệu, mở rộng kinh doanh với sự trợ
giúp của bên giao quyền, trả phí.
2.13.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Theo luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ
yếu sau đây:

● Nội dung của quyền thương mại.


● Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
● Quyền, nghĩa vụ của Bên nhậnquyền.
● Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
● Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
● Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Ví dụ: Cà Phê Trung Nguyên - một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam áp dụng
thành công mô hình nhượng quyền.

Cà Phê Trung Nguyên ra đời tại Buôn Mê Thuột vào năm 1996. Để giới thiệu và quảng
bá thương hiệu của mình tới đa dạng tệp khách, Trung Nguyên quyết định “bán” lại
quyền sử dụng tên cùng với sản phẩm và quy trình của mình. Bước đi đầu tiên của
thương hiệu là đánh vào Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ sau khoảng 4 đến 5 tháng, với sự yêu thích của người tiêu dùng với nhãn hàng,
không chỉ các nhà kinh doanh của TP.HCM mà còn có không ít đối tác tại Hà Nội quyết
định xuống tiền để “thuê” lại thương hiệu.
Nhờ những tác động tích cực của hoạt động chuyển nhượng thương mại mang lại, sản
phẩm cà phê của Trung Nguyên đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Đến nay,
thương hiệu Trung Nguyên đã có hơn 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và
hơn 50 Quốc gia trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình môn Nghiệp vụ Kinh doanh Xuất nhập khẩu | Trần Văn Hòe, NXB Kinh tế
quốc dân | 2012

Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới | HP Toàn Cầu | hptoancau.com |
Tháng 08 - 2022

Nghiệp vụ tái xuất là gì? Các loại hình tái xuất phổ biến ở Việt Nam | Tạp chí Điện tử
Đầu tư Tài chính Việt Nam | vietnamfinance.vn | Tháng 08 - 2018

Các giao dịch đặc biệt: Mua bán đối lưu và giao dịch tái xuất | Airport Cargo |
https://airportcargo.vn/ | Tháng 04 - 2020

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử: Thúc đẩy thương mại gắn liền quản
lý chặt chẽ | Cổng thông tin điện tử bộ Tài chính | https://mof.gov.vn/ | Tháng 5 - 2023

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam |Tạp chí
Tài chính | tapchitaichinh.vn | Tháng 6 - 2023

Thúc đẩy xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử | Báo điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam | dangcongsan.vn | Tháng 10 - 2023

Thế nào là hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa? | Báo Điện tử Chính phủ |
baochinhphu.vn | Tháng 12 - 2023

Gỡ khó cho doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên
giới | Báo Bộ Công thương Việt Nam | moit.gov.vn | Tháng 7 - 2023

https://bancanbiet.vn/quyen-chon-ban-la-gi-quyen-chon-mua-va-quyen-chon-
ban/#3.1._quy%E1%BB%81n_ch%E1%BB%8Dn_b%C3%A1n_l%C3%A0_g%C3%A
C?

https://tradepro.vn/vi/hoi-cho-trien-lam/ha-noi/372-beautycare-expo

https://hptoancau.com/phuong-thuc-giao-dich-tren-thi-truong-the-
gioi/?fbclid=IwAR1gjMk0Xa0ia1u50r0W5jxmLoPdPWCmLwfYqh7vH1ozoCj1x6uQ
Ol1DykI#29_Giao_dich_tai_hoi_cho_va_trien_lam

\
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

BÀI TẬP NHÓM


HỢP ĐỒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Sinh viên : Lương Hải Yến – trưởng nhóm


Đỗ Minh Anh
Nguyễn Thu Hòa
Nguyễn Phương Ly
Nguyễn Phương Ngân
Trần Thị Thanh Tú
Nguyễn Hà Trang
Lớp : POHE Quản trị Kinh doanh Thương mại 63
Bộ môn : Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Giảng viên : Đặng Thị Thúy Hồng

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC

A. Những vấn đề chung ................................................................................................................ 3


I. Khái niệm ................................................................................................................................. 3
II. Đặc điểm ................................................................................................................................. 4
III. Chức năng, vai trò của hợp đồng xuất nhập khẩu ...................................................... 5
IV. Phân loại hợp đồng ............................................................................................................. 6
V. Bố cục của hợp đồng .......................................................................................................... 10
VI. Các bước cơ bản để ký hợp đồng .................................................................................... 12
VII. Các yêu cầu đối với hợp đồng ........................................................................................ 13
VIII. Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ............................................................................... 14
B. Nội dung các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu ............................................... 17
I. Điều khoản tên hàng ............................................................................................................ 17
II. Điều khoản phẩm chất ....................................................................................................... 17
III. Điều khoản số lượng ........................................................................................................ 20
IV. Điều khoản giá cả .............................................................................................................. 25
V. Điều khoản giao hàng ......................................................................................................... 31
VI. Điều khoản thanh toán .................................................................................................... 34
VII. Điều khoản bao bì ............................................................................................................ 38
VIII. Điều khoản bảo hành .................................................................................................... 40
IX. Điều khoản khiếu nại ....................................................................................................... 42
X. Điều khoản về trường hợp miễn trách .......................................................................... 44
XI. Điều khoản trọng tài ........................................................................................................ 46
XII. Điều khoản về vận tải ..................................................................................................... 54
C. Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 55

2
A. Những vấn đề chung
I. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng ngoại thương) là sự thỏa thuận
của bên mua và bên bán giữa 2 nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung
cấp hàng hoá và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.
● Để thoả thuận có hiệu lực:
○ Phải được sự đồng ý hoàn toàn dựa trên ý chí độc lập và sáng suốt của
tất cả các bên.
○ Phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự
nguyện giữa các bên.
○ Theo Luật pháp Việt Nam, sự thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn
bản.
● Lỗi khiến thỏa thuận không được công nhận:
○ Một trong các bên thuộc những trường hợp sau:
■ Người vị thành niên.
■ Người mắc bệnh tâm thần.
■ Người đã và đang can án bao gồm: kết án tù ngồi và kết án tù treo
vì họ đã mất quyền công dân.
○ Thoả thuận có sự nhầm lẫn: Sự nhầm lẫn này phải là những nhầm lẫn căn
bản và khi những nhầm lẫn này xảy ra thì nó phải làm sai bản chất của
vấn đề.
○ Thoả thuận có sự lừa dối.
○ Thoả thuận có sự cưỡng bức.
● Một số hình ảnh thực tế về hợp đồng ngoại thương:

3
II. Đặc điểm
Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những đặc điểm như sau:
● Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ,
còn quốc tịch các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài
trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Dù người mua và người bán có quốc tịch
khác nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc

4
gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế. Ngược lại, một
doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với một doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch
Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng ngoại thương.
● Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này
sang nước khác (bao gồm: biên giới địa lý và biên giới hải quan)
Khái niệm biên giới địa lý và biên giới hải quan là hai khái niệm không
trùng nhau. Biên giới hải quan được thực hiện tại cửa khẩu hải quan, mà cửa
khẩu hải quan không nhất thiết phải ở biên giới mà có thể ở tại nội địa.
● Hợp đồng mang tính bồi hoàn.
Điều này có nghĩa là một bên có nghĩa vụ thực hiện một yêu cầu nào đó
thì tương ứng bên đó sẽ có quyền được hưởng một quyền lợi, hoặc, một bên khi
có được quyền lợi nào đó thì ngược lại bên đó phải có trách nhiệm thực hiện một
nghĩa vụ. Trong thực tế, có một số loại hợp đồng không mang tính bồi hoàn như:
Hợp đồng viện trợ vốn ODA. Theo đó, phía Nhật Bản trợ cấp tiền để Việt Nam
thực hiện một số dự án và chỉ yêu cầu Việt Nam thực hiện một số quyền lợi nào
đó mà thôi.
● Chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật như: Luật quốc gia (Luật của nước người
bán và Luật của nước người mua); Luật quốc tế (các công ước, điều ước quốc tế
có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế); Tập quán thương mại quốc tế;…
Tuy nhiên, không phải mọi tập quán đều được chấp nhận mà cần thoả mãn các
điều kiện:
○ Là tập quán duy nhất tại nơi đó.
○ Được mọi người chấp nhận.
○ Có nội dung rõ ràng.

III. Chức năng, vai trò của hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có vai trò quan trọng trong hoạt động
thương mại quốc tế, cụ thể như sau:
● Chức năng điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là văn bản pháp lý ràng buộc các
bên tham gia hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Khi xảy ra
tranh chấp, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ là căn cứ để các bên giải
quyết tranh chấp.
● Chức năng xác định giá trị hàng hóa:

5
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định giá cả của hàng hóa, là căn
cứ để các bên thanh toán cho nhau. Giá cả của hàng hóa được xác định dựa trên
các yếu tố như: chất lượng hàng hóa, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán,...
● Chức năng xác định trách nhiệm của các bên:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định trách nhiệm của các bên
trong việc thực hiện hợp đồng, bao gồm trách nhiệm giao hàng, trách nhiệm
thanh toán, trách nhiệm khiếu nại,... Trách nhiệm của các bên được xác định dựa
trên các quy định của hợp đồng và các quy định pháp luật có liên quan.
● Chức năng bảo vệ quyền lợi của các bên:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ để các bên giải quyết tranh
chấp, bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

IV. Phân loại hợp đồng


1. Phân loại theo thời gian thực hiện hợp đồng
● Hợp đồng ngắn hạn: Là loại hợp đồng thường được ký kết trong một thời gian
tương đối ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ
pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng kết thúc.
● Hợp đồng dài hạn: Là loại hợp đồng thường có thời gian thực hiện lâu dài và
trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần.
2. Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
● Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc
chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng
hóa đó sang tay người mua.
● Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó
vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản
xuất, chế biến trong nước.
● Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã
nhập từ nước ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước.
● Hợp đồng tái nhập khẩu: Là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản
xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài. VIệc tái nhập
khẩu không có ý nghĩa lớn trong ngoại thương của các nước.
● Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: Là hợp đồng thể hiện một bên trong nước
nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp, gia công hoặc chế biến thành
sản phẩm rồi xuất sang nước đó, chứ không tiêu thụ trong nước.

6
Ngoài ra, còn có những loại hợp đồng có liên quan đến hoạt động kinh
doanh xuất - nhập khẩu khác nhau: hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp
đồng xuất - nhập khẩu ủy thác,...
So sánh giữa một số loại hợp đồng phân loại theo nội dung kinh doanh:

Đặc Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng tái Hợp đồng tái Hợp đồng
điểm xuất khẩu nhập khẩu xuất khẩu nhập khẩu gia công
quốc tế

Hướng Từ Việt Nam Từ nước ngoài Từ Việt Nam Từ nước thứ Từ nước
di sang nước vào Việt Nam sang nước ba sang Việt ngoài vào
chuyển ngoài ngoài, sau đó Nam, sau đó Việt Nam,
của từ nước ngoài từ Việt Nam sau đó bên
hàng sang nước thứ sang nước thứ mua bán lại
hóa ba tư hàng hóa đó
cho bên thứ
ba

Bên bán Thương nhân Thương nhân Thương nhân Thương nhân Thương nhân
Việt Nam nước ngoài có Việt Nam nước ngoài có Việt Nam
hoặc thương trụ sở ở nước hoặc thương trụ sở ở nước hoặc thương
nhân nước ngoài nhân nước ngoài nhân nước
ngoài có trụ ngoài có trụ ngoài có trụ
sở tại Việt sở tại Việt sở tại Việt
Nam Nam Nam

Bên mua Thương nhân Thương nhân Thương nhân Thương nhân Thương nhân
nước ngoài có Việt Nam nước ngoài có Việt Nam nước ngoài
trụ sở ở nước hoặc thương trụ sở ở nước hoặc thương có trụ sở ở
ngoài nhân nước ngoài nhân nước nước ngoài
ngoài có trụ ngoài có trụ
sở tại Việt sở tại Việt
Nam Nam

Mục Bán hàng hóa Mua hàng hóa Bán lại hàng Mua lại hàng Nhận gia

7
đích cho thương từ thương hóa cho hóa từ thương công hàng
nhân nước nhân nước thương nhân nhân nước hóa từ
ngoài ngoài nước ngoài ngoài thương nhân
nước ngoài

Quyền Thỏa thuận về Thỏa thuận về Thỏa thuận về Thỏa thuận về Thỏa thuận
và nghĩa quyền và quyền và quyền và quyền và về quyền và
vụ của nghĩa vụ của nghĩa vụ của nghĩa vụ của nghĩa vụ của nghĩa vụ của
các bên các bên, bao các bên, bao các bên, bao các bên, bao các bên, bao
gồm: quyền sở gồm: quyền gồm: quyền gồm: quyền gồm: quyền
hữu hàng hóa, nhận hàng bán lại hàng mua lại hàng nhận hàng
quyền đòi tiền hóa, quyền hóa, quyền hóa, quyền hóa gia công,
hàng, quyền cung cấp đòi tiền hàng, đòi tiền hàng, quyền giao
yêu cầu bồi nguyên liệu, quyền yêu quyền yêu cầu hàng gia
thường thiệt vật tư, quyền cầu bồi bồi thường công, quyền
hại,... đòi tiền công thường thiệt thiệt hại,... thanh toán
gia công,... hại,... tiền công gia
công,...

3. Phân loại theo hình thức hợp đồng


Có ba loại hợp đồng như:
● Hợp đồng văn bản: là hợp đồng được thể hiện dưới hình thức văn bản, được ký
kết và lưu giữ bằng giấy hoặc các phương tiện điện tử. Hợp đồng xuất nhập khẩu
bằng văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, được các cơ quan nhà nước thừa nhận
và bảo vệ.
Hợp đồng xuất nhập khẩu bằng văn bản có những ưu điểm như rõ ràng,
đầy đủ, có giá trị pháp lý cao, thích hợp với các giao dịch lớn, phức tạp. Tuy
nhiên, hợp đồng này cũng có những nhược điểm như phức tạp, tốn thời gian, chi
phí, không phù hợp với các giao dịch nhỏ, đơn giản.
● Hợp đồng miệng: là hợp đồng được giao kết bằng lời nói, không có văn bản. Hợp
đồng xuất nhập khẩu bằng miệng có giá trị pháp lý thấp nhất, dễ xảy ra tranh
chấp và khó chứng minh.

8
Hợp đồng xuất nhập khẩu theo hình thức miệng có những ưu điểm như
đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, phù hợp với các giao dịch nhỏ, đơn giản.
Tuy nhiên, hợp đồng này cũng có những nhược điểm như khó chứng minh được
sự tồn tại của hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra, các bên có thể hiểu sai hoặc
hiểu khác nhau về nội dung của hợp đồng.
● Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên: là hợp đồng được giao kết thông qua hành
vi của các bên, không có văn bản. Hợp đồng xuất nhập khẩu bằng hình thức mặc
nhiên có giá trị pháp lý thấp hơn hợp đồng bằng văn bản, nhưng cao hơn hợp
đồng bằng miệng.
○ Những hành vi này có thể là:
■ Lệnh mua hàng của bên mua gửi cho bên bán.
■ Lệnh bán hàng của bên bán gửi cho bên mua.
■ Giao nhận hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
■ Thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán.
○ Hợp đồng xuất nhập khẩu theo hình thức mặc nhiên có ưu điểm là đơn
giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hợp đồng này cũng có
những nhược điểm như:
■ Khó chứng minh được sự tồn tại của hợp đồng nếu có tranh chấp
xảy ra.
■ Các bên có thể hiểu sai hoặc hiểu khác nhau về nội dung của hợp
đồng.
○ Ví dụ: Một công ty Việt Nam (Bên A) có nhu cầu mua một lô hàng điện
thoại di động từ một công ty Trung Quốc (Bên B). Bên A gửi một email
cho Bên B nêu rõ thông tin về lô hàng, bao gồm tên hàng, số lượng, giá
cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán. Bên B trả lời email của
Bên A đồng ý với các điều kiện trên. Sau đó, Bên A và Bên B tiến hành giao
nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng.
Công ước Viên cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên
để ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, so với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều
ưu điểm hơn như: an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm soát tính chặt chẽ
và hợp pháp của hợp đồng hơn. Ở Việt Nam, hình thức văn bản của hợp đồng là bắt
buộc đối với tất cả các đơn xuất - nhập khẩu trong quan hệ với nước ngoài.

9
V. Bố cục của hợp đồng
1. Phần mở đầu
● Tiêu đề hợp đồng: Thường là “Contract”, “Sale Contract”; Tuy nhiên cũng có
những tên khác như “Sale Confirmation”...
● Số và ký hiệu hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương thường mang số và ký hiệu do
bên lập hợp đồng cho. Đây là nội dung không bắt buộc và người ta có thể tự do
đánh số miễn sao là có thể hiểu được và phân biệt được với những hợp đồng
khác.
Số và ký hiệu hợp đồng chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo,
giúp các bên dễ dàng quản lý và theo dõi hợp đồng.
Số và ký hiệu hợp đồng thường được sử dụng trong các hợp đồng kinh doanh để:
○ Dễ dàng phân biệt các hợp đồng với nhau
○ Theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng
○ Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp tranh chấp
○ Số và ký hiệu hợp đồng thường được ghi theo quy định của từng tổ chức,
doanh nghiệp.
● Địa điểm và thời gian ký kết hợp đồng: Chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của
hai bên mua bán và được cho số, ký hiệu đầy đủ. Đây là nội dung bắt buộc của
hợp đồng. Vì địa điểm nói lên luật điều chỉnh của hợp đồng còn ngày tháng ký
kết nói lên thời gian phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
2. Phần thông tin và chủ thể hợp đồng
Phần Thông tin về các chủ thể thể là điều kiện bắt buộc của hợp đồng vì nó xác
định ai có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, các thông tin về
cá bên trong hợp đồng phải được ghi giống như Giấy Đăng ký kinh doanh và không được
dịch sang ngôn ngữ khác.
Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải được nêu đầy đủ các nội dung như sau:
● Tên đơn vị: Nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
● Địa chỉ đơn vị: Nêu đầy đủ số nhà, tên đường phố, tỉnh thành, và tên quốc gia.
● Các số máy Fax. Điện thoại và địa chỉ Email, Website nếu có.
● Số tài khoản và tên ngân hàng mà đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên.
● Người đại diện ký kết hợp đồng: Cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện
trong đơn vị.
3. Phần nội dung của hợp đồng

10
Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa
thuận. Ðể thương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại quốc
tế, chỉ một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều kiện thương
mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh chấp, kiện
tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh.
Phần nội dung thường gồm 3 cụm điều khoản:
● Những điều khoản chủ yếu: Những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh
doanh là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nhằm xác định các
nội dung cơ bản của hợp đồng, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được thuận
lợi và đúng pháp luật..
● Những điều khoản thường lệ: Điều khoản thường lệ của hợp đồng kinh tế là
những nội dung đã được pháp luật quy định cụ thể, các bên tham gia quan hệ
hợp đồng có thể đưa hoặc không đưa vào văn bản hợp đồng, trong trường hợp
không đưa vào văn bản hợp đồng thì các nội dung đó vẫn có giá trị áp dụng đối
với các bên.
● Những điều khoản tùy nghi: là những điều khoản không bắt buộc phải có trong
hợp đồng, nhưng các bên có thể thỏa thuận thêm để bổ sung cho hợp đồng,
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng được thuận lợi và phù hợp với nhu
cầu của các bên.
Thông thường nội dung của hợp đồng ngoại thương có thể bao gồm 14 điều
khoản như sau:
Article 1: Commodity: Phần mô tả hàng hóa.
Article 2: Quality: Mô tả chất lượng hàng hóa.
Article 3: Quantity: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa này theo đơn vị tính
toán.
Article 4: Price: Ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số
tiền thanh toán của hợp đồng.
Article 5: Shipment: Thời gian và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng
từng phần và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không.
Article 6: Payment: Phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn.
Article 7: Packaging and Marking: Quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng
hóa.
Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa (nếu có)

11
Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có
một bên vi phạm hợp đồng.
Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua và mua theo điều kiện
nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm.
Article 11: Force majeure: Còn được gọi là “Acts of God” (tạm dịch là hành vi của
Thượng đế), trong đó nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thể thực hiện
hợp đồng được.
Article 12: Claim: Nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên
trong hợp đồng muốn khiếu nại bên kia.
Article 13: Arbitration: Quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường
hợp hợp đồng bị vi phạm.
Article 14: Other terms and conditions: Ghi những quy định khác ngoài những
điều khoản đã kể trên.
Trong số các điều khoản trên đấy, các điều khoản từ 1 đến 6 bao gồm tên hàng,
chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán
được xem là các điều khoản chủ yếu, không thể thiếu đối với một hợp đồng ngoại
thương hợp pháp như đã nói ở trên.
4. Phần cuối của một hợp đồng
Thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:
● Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ mấy bản?
● Hợp đồng thuộc hình thức nào? Văn bản viết tay, bản Fax, Telex,...
● Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng.
● Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ?
● Trường hợp có sự bổ xung hay sửa đổi hợp đồng phải làm thế nào?
● Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện của mỗi bên; Đối với bên Việt Nam, chứ ký
còn phải đóng dấu tròn mới có giá trị.

VI. Các bước cơ bản để ký hợp đồng


1. Thương lượng điều khoản
Các bên nên thương lượng và đàm phán về các điều khoản quan trọng như giá
cả, số lượng hàng hóa, chất lượng, điều kiện thanh toán, và các điều khoản vận chuyển.
2. Xác định các điều kiện vận chuyển
Quyết định phương thức vận chuyển và xác định trách nhiệm của mỗi bên liên
quan đến việc vận chuyển, bảo hiểm, và chi phí liên quan.

12
3. Soạn thảo hợp đồng
Dựa trên thương lượng, soạn thảo hợp đồng chứa đựng các điều khoản đã thỏa
thuận, bao gồm cả thông tin chi tiết về các bên, mô tả hàng hóa, giá cả, thời gian giao
hàng, điều kiện thanh toán, và các điều khoản khác.
4. Kiểm tra pháp lý
Đối với các giao dịch quốc tế, nên kiểm tra và đảm bảo rằng hợp đồng tuân theo
pháp luật cả hai bên và các quy định quốc tế, chẳng hạn như các quy tắc Incoterms
(Quy tắc về điều kiện giao hàng) và các điều luật thương mại quốc tế.
5. Thẩm định chính sách bảo mật và quy định pháp luật liên quan
Xác định các chính sách bảo mật và các yếu tố pháp luật khác liên quan đến giao
dịch, chẳng hạn như chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và các quy định xuất khẩu.
6. Xác nhận và ký kết
Cả hai bên cần xác nhận rằng họ đã đọc và hiểu hợp đồng. Sau đó, họ ký tên
hoặc đặt dấu tay vào hợp đồng để chứng nhận sự đồng ý chính thức.
7. Gửi bản sao hợp đồng
Gửi bản sao của hợp đồng cho tất cả các bên liên quan để lưu trữ và thực hiện
các bước tiếp theo trong quá trình giao dịch.
8. Thực hiện các bước giao hàng và thanh toán
Thực hiện các bước cần thiết để giao hàng và thanh toán theo các điều khoản
đã thỏa thuận trong hợp đồng.

VII. Các yêu cầu đối với hợp đồng


1. Hợp đồng phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý
Cụ thể người xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải nắm vững:
● Luật của nước người mua, người bán.
● Các luật và các tập quán có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
như: Incoterms, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, UCP-DC,...
● Luật Thương mại của VIệt Nam ban hành ngày 16/04/2005 và các văn phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005 khác.
2. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp
Chủ thể của hợp đồng là những đối tác cam kết thực hiện những nghĩa vụ, trách
nhiệm và quyền lợi theo những điều kiện của hợp đồng.
Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp, tức là phải đáp ứng các điều kiện sau:

13
● Phải là thương nhân hợp pháp có quyền kinh doanh theo luật định.
● Những người tham gia ký kết hợp đồng phải là những người đại diện hợp pháp
cho mỗi bên, trường hợp người khác ký phải có giấy ủy quyền hợp lệ bằng văn
bản của người đại diện hợp pháp.
3. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
Theo tập quán thương mại quốc tế, có hai dạng hình thức hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế: hình thức thỏa thuận miệng, Hình thức ký kết bằng văn bản.
Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong Điều
11 và Điều 6 Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Còn ở Việt
Nam, tại Điều 24 của Luật Thương mại 2005, Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; Đối với
các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.
4. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp
Nội dung cơ bản của hợp đồng là những điều kiện mua bán mà các bên đã thỏa
thuận. Để phương thảo hợp đồng được tốt, cần nắm vững các điều kiện thương mại
quốc tế, chỉ cần một sự mơ hồ hoặc thiếu chính xác nào đó trong việc vận dụng điều
kiện thương mại là có thể có hại đối với các bên ký hợp đồng, dẫn đến những vụ tranh
chấp, kiện tụng làm tăng thêm chi phí trong kinh doanh. Vì vậy, để hợp đồng hợp pháp
thì nội dung cần được thể hiện trên hai vấn đề:
● Nội dung chủ yếu của hợp đồng phải đầy đủ.
● Trong hợp đồng không chứa đựng bất cứ nội dung nào thì với pháp luật hiện
hành của ngước người bán, nước người mua và trái với tập quán buôn bán quốc
tế.
Luật Việt Nam quy định, nội dung của hợp đồng phải có ít nhất sáu điều khoản:
Tên hàng, Số lượng, Quy cách, Giá cả, Thời gian và địa điểm giao hàng, Phương thức
thanh toán.
Tuy nhiên, ở một số nước trên thế giới chỉ cần bốn điều khoản đầu là hợp pháp.
5. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện của các bên tham gia mới có hiệu
lực.

VIII. Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng


1. Cần xác định tư cách chủ thể của các bên ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu

14
Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia ký kết hợp đồng
thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp
pháp và tư cách chủ thể. Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có
ít nhất các thông tin sau:
● Đối với tổ chức, doanh nghiệp: cần có Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người
đại diện. Các nội dung phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập và người đại
diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp. Các
bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này trước khi đàm phán, ký
kết để đàm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
● Đối với cá nhân: Cần có đầy đủ Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú.
Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, hộ khẩu
và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
2. Căn cứ ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Khi ký kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy
quyền, nhu cầu và khả năng của các bên để làm căn cứ ký kết hợp đồng. Trong một số
trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết
hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp
Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp Đài Loan có thỏa thuận
là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết,
thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình
thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có).
3. Một vài lưu ý khác
● Các bên ký kết phải có trụ sở kinh doanh ở địa điểm cụ thể.
● Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người
mua, có trụ sở.
● Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng là động sản, tức là hàng có thể di chuyển.
● Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các
bên.
● Cần có sự thống nhất với nhau tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết,
bởi khi hợp đồng đã ký rồi thì việc thay đổi một điều khoản nào đó sẽ rất khó
khăn và bất lợi cho bên yêu cầu bổ sung hoặc thay đổi.

15
● Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải
quyết những điểm hai bên không đề cập đến.
● Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở
nước người bán hoặc ở nước người mua và luật lựa chọn.
● Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phải phản ánh
được nội dung đã thỏa thuận, tránh những từ ngữ mập mờ, có thể suy luận ra
nhiều cách.
● Văn bản hợp đồng thường do một bên soạn thảo. Trước khi ký kết bên kia phải
xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong
đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một cách khéo léo
những điểm chưa được thỏa thuận hoặc bỏ qua không ghi vào hợp đồng những
điều đã được thống nhất.
● Người đứng ra ký kết hợp đồng phải là người có thẩm quyền ký kết.

16
B. Nội dung các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu
I. Điều khoản tên hàng
Điều khoản tên hàng là điều khoản bắt buộc theo luật của tất cả các quốc gia
nhằm xác định mặt hàng nào là đối tượng trao đổi để hai bên mua bán hiểu thống nhất
với nhau.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có nhiều cách ghi tên hàng. Song,
thông thường khi quy định tên hàng, người ta kết hợp các cách ghi trên đây sao cho có
thể nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi.
Dưới đây là các cách quy định điều khoản tên hàng thường dùng:
● Ghi tên hàng kèm theo tên thông thường và tên khoa học của hàng hóa. Tên
thông thường/Tên thương mại + Tên khoa học
Ví dụ: Cá tra/basa - Catfish Pangasius Hypoptha mus
● Ghi tên hàng cùng thời gian sản xuất. Tên hàng + thời gian sản xuất
Ví dụ: Vietnam Coffee, Crop in 2018
● Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó. Tên hàng + xuất xứ
Ví dụ: Cà phê Buôn Mê Thuột, Vietnam Coffee
● Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra nó. Tên hàng + nhãn hiệu
Ví dụ: Bia Heineken, Abbott Powder Milk
● Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó. Tên hàng + quy cách
Ví dụ: Xe du lịch 16 chỗ ngồi
● Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa. Tên hàng + công dụng
Ví dụ: Dao gọt hoa quả
● Ghi tên hàng kèm theo mã số của hàng đó trong danh mục hàng hóa thống nhất.
Tên hàng + số hiệu
Ví dụ: Hồ dán bằng Polypropylene (HS 3902.10)
● Ghi tổng hợp nhiều thông tin, kết hợp nhiều cách ghi
Ví dụ: Gạo trắng 5% tấm vụ mùa hè thu -> bao gồm đặc điểm và thời gian
sản xuất của sản phẩm

II. Điều khoản phẩm chất

Chất lượng là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hóa mua bán như tính năng,
tác dụng, công suất, hiệu suất,... của hàng hóa đó. Chất lượng hàng được nhiều nước sử

17
dụng như một chiến lược cạnh tranh phi giá các sở để hai bên thương mại. Trong hợp
đồng mua bán, chất lượng là cơ sở để hai bên mua bán đàm phán về giao nhận hàng và
quyết định mức giá cả của hàng. Nếu chất lượng không phù hợp với thỏa thuận, người
mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại, sửa chữa, thay thế hàng đến mức có thể từ chối
nhận hàng và hủy bỏ hợp đồng.
Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và thương mại quốc tế đã tạo điều kiện để
người tiêu dùng không chỉ đánh giá chất lượng chung của hàng hóa, mà còn phải đánh
giá hệ thống chất lượng của doanh nghiệp sản xuất trong buôn bán quốc tế hiện nay.
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đặt ra tiêu chuẩn ISO 9000 là những tiêu chuẩn chất
lượng hàng hóa và bảo đảm chất lượng hàng hóa đó nhằm thích ứng nhu cầu buôn bán
quốc tế. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, có giấy chứng nhận của hệ thống chất
lượng này là biện pháp nâng cao cạnh tranh bằng kỹ thuật, nâng cao chất lượng và hiệu
quả của kinh doanh xuất - nhập khẩu.
Tuy nhiên, điều khoản chất lượng rất khó xác định vì những hàng hóa khác nhau
đòi hỏi những chỉ tiêu chất lượng hàng hóa khác nhau. Trong kinh doanh thương mại
quốc tế, các cách quy định điều khoản phẩm chất thường dùng như sau:
● Dựa vào phẩm chất theo mẫu: Theo tập quán quốc tế, người ta ký và đóng dấu
vào ba mẫu hàng, một giao cho người bán lưu, một giao cho người mua và một
giao cho người thứ ba được hai bên thỏa thuận chỉ định giữ mẫu để phân xử khi
cần thiết.
Trong hợp đồng có hai cách ghi:
○ Y hệt như mẫu: As per sample.
○ Khoảng như mẫu: About as per sample.
Phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào mẫu hàng chỉ áp dụng
cho những hàng hóa phẩm chất ít biến đổi bởi môi trường bên ngoài. Ví dụ
thường được áp dụng cho các hợp đồng mua bán gạo, cà phê, lạc nhân, quặng …
● Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp: Tiêu chuẩn là quy định về sự đánh giá chất
lượng hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất (quốc gia, quốc tế).
Ví dụ: Mô tả phẩm chất máy giặt, có thể ghi: Máy giặt gia dụng, tiêu chuẩn
TCVN 8526:2010
● Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng
Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản,
nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa.

18
○ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): người bán từ một
địa điểm nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm
chất bình quân của cùng loại hàng vẫn thường được gửi từ nơi nào đó
trong một thời gian nhất định.
○ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): người bán
phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường
mà một khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận
được.
○ Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường)
○ Độ lên men thông thường/tốt (Cacao)
● Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng: Quy định tỷ lệ phần trăm
của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua
bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người
ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định % min) và hàm lượng chất
có hại (quy định % max).
Ví dụ: Đối với mặt hàng phân bón:
Đạm: 46% min
Ẩm độ: 0.5% max
Biuret: 1% max
● Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt
chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng lượng… của một hàng hóa. Thường dùng
trong mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải…
○ Ví dụ: Thông số kỹ thuật của xe máy Click, hãng Honda:
Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, cam đơn, làm mát bằng dung dịch
Dung tích xy lanh: 108cc
Tỷ số nén: 11:1
Công suất tối đa: 6.7 kw/7500rpm
Mô men cực đại: 9.2 Nm/5500 rpm
● Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa: Quy định số lượng thành phẩm
được sản xuất ra từ hàng hóa. Ví dụ: Số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (đỗ
tương, vừng, lạc …), số lượng len lấy được từ lông cừu. Thường dùng trong mua
bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.
● Dựa vào hiện trạng hàng hóa:

19
Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực
tế của hàng hóa, người bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà
không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng. Vì vậy, cách này được sử dụng
trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến, hàng bán tại kho, bán hàng thanh
lý hoặc khi thị trường thuộc về người bán.
● Dựa vào dung trọng: Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của
hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Phương pháp này áp dụng phổ biến đối với
các mặt hàng ngũ cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương
pháp mô tả.
● Dựa vào xem hàng trước (hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”): Người mua sẽ được
quyền xem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ nhận hàng và thanh toán tiền. Phương
pháp này áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ…
● Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân
biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với hàng hóa của cơ sở sản xuất khác. Ví
dụ: Xe máy Honda, bột giặt Omo…
● Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp,
bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ
tiêu chất lượng của sản phẩm. Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp
đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp.
● Dựa vào sự mô tả hàng hóa
Thông thường phẩm chất hàng hóa được quy định theo cách kết hợp các quy
định trên với nhau để nói lên chính xác mặt chất của đối tượng – hàng hóa mua bán.

III. Điều khoản số lượng


Điều khoản số lượng nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều
khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa,
phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
1. Đơn vị tính số lượng
● Số lượng hàng hóa có thể tính bằng:
○ Cái,con, chiếc, hòm, kiện…
○ Đơn vị đo chiều dài, trọng lượng, thể tích và dung tích.
● Ở đây cần lưu ý về hệ thống đo lường, vì bên cạnh hệ mét, nhiều nước còn sử
dụng hệ thống đo lường khác. Ví dụ: Hệ thống đo lường của Anh, Mỹ . . . do đó
để tránh hiểu lầm nên thống nhất dùng hệ mét hoặc qui định lượng tương đương

20
của chúng tính bằng mét. 1 bao bông ở Braxin có khối lượng là 180kg, ở Ai Cập là
330kg.
● Một số đơn vị đo lường thông dụng:
○ 1 tấn (T) = 1 Metric Ton (MT) = 1.000 kg
○ 1 tấn = 2.204,6 pound (Lb)
○ 1 pound (Lb) = 0,454 kg
○ 1 gallon (dầu mỏ) Anh = 4,546 lít
○ 1 gallon (dầu mỏ) Mỹ = 3,785 lít
○ 1 thùng (barrel) dầu mỏ = 159 lít
○ 1 thùng (Bushel) ngũ cốc = 36 lít
○ 1 ounce = lạng = 28,35 gram
○ 1 troy ounce = 31,1 gram
○ 1 Inch = 2,54 cm (1m = 39,37 inch)
○ 1 foot = 12 inches = 0,3048 m: (1m = 3,281 ft.)
○ 1 mile = 1,609 km.
○ 1 yard = 0,9144m ; (1m = 1,0936 yard)
2. Phương pháp quy định số lượng
a. Phương pháp quy định số lượng cụ thể
Các quy định này thường áp dụng cho mặt hàng đếm được bằng các đơn vị cái,
chiếc, hay khi mua bán các mặt hàng có số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm chính xác,
hoặc mua bán ở Sở giao dịch hàng hóa.
Ví dụ: 10 MT cà phê hạt hay 100 chiếc ô tô Honda…
Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn, phải
thu gom tái chế. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng các bên
sẽ sử dụng cách thứ hai.
b. Phương pháp quy định phòng chừng
Phương pháp này thường được dùng khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn
như: phân bón, quặng, ngũ cốc .
Ví dụ: Khoảng 1.000.000 tấn than, xấp xỉ 5.000 tấn quặng thiếc.
● Các chữ cái thường dùng:
○ Khoảng (about)
○ Xấp xỉ (Approximately)
○ Trên dưới (More or less)

21
○ Từ ... đến ... (From . . . to . . .)
Ví dụ: 1.000 MT more or less 5%.
Hoặc from 950 MT to 1.050 MT about 1.000 MT.
Lưu ý: Khi dùng about hoặc approximately thì trong phương thức thanh toán
bằng L/C thường dung sai cho phép là 10%.
Các bên có thế giao nhận hàng hóa theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số
lượng quy định trong hợp đồng. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai.
● Hợp đồng quy định rõ ai có quyền lựa chọn dung sai, giá dung sai tính theo giá
thị trường khi giao hàng hay tính theo giá hợp đồng:
○ Quy định về người được quyền lựa chọn dung sai
Hợp đồng cũng có thể quy định về người được quyền lựa chọn
dung sai. Trong thương mại quốc tế có 3 cách quy định:
■ Dung sai do người bán chọn, vì người bán là người chuẩn bị hàng
hóa
■ Dung sai do người thuê tàu chọn
■ Dung sai do người mua chọn
Vì vậy, khi bán hàng theo điều kiện FOB, FCA,…khả năng tranh
chấp sẽ rất lớn so với bán hàng theo điều kiện CIF, CFR,… học kế toán
thực hành ở đâu tốt
○ Quy định về giá hàng của khoản dung sai về số lượng
Tuy nhiên, người ta còn thỏa thuận quy định về giá hàng của
khoản dung sai về số lượng sao cho một trong hai bên không thể lợi dụng
sự biến động của giá cả thị trường để làm lợi cho mình. Các quy định giá
cũng có 3 cách:
■ Giá dung sai tính theo giá hợp đồng
■ Giá dung sai tính theo giá thị trường
■ Chia đôi cho cả 2 bên
Ngoài việc quy định dung sai về số lượng, người mua, người bán còn quan tâm
đến địa điểm xác định số lượng và khối lượng.

3. Địa điểm xác định số lượng và trọng lượng


Hợp đồng có thể quy định:

22
● Trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng (trong lúc bốc – shipped weight). Mọi
rủi ro về lượng đối với hàng hóa trong quá trình chuyên chở do người mua phải
chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do.. (tên cơ quan giám định) cấp ở cảng đi có
giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
● Trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến (trọng lượng dỡ - landed weight).
Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hóa trong quá trình chuyên chở do người bán
chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do… (tên cơ quan giám định) cấp ở cảng đến
có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên.
● Tỷ lệ miễn trừ (franchise): Là tỷ lệ chênh lệch nếu người bán giao hàng trong
phạm vi tỷ lệ này thì không phải chịu trách nhiệm. Hay nói cách khác, người bán
được miễn trách nhiệm nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ miễn trừ đã
được quy định. Trong đó, có hai loại tỷ lệ miễn trừ:.
○ Miễn trừ có trừ (deductible franchise): Khi xác định số lượng để thanh
toán thì người ta có trừ đi tỷ lệ miễn trừ.
Ví dụ: Hợp đồng quy định người bán phải giao 100 tấn gạo, tỷ lệ
miễn trừ là 5%. Người bán giao thực tế 105 tấn gạo, trong đó có 5 tấn gạo
vỡ. Người mua không được giảm giá. Nếu có 6 tấn gạo vỡ, người mua sẽ
chỉ phải trả cho 99 tấn gạo.
=> Tỉ lệ này giúp người bán giảm thiểu rủi ro về việc giao thiếu hàng
hóa.
○ Miễn trừ không trừ (Non - deductible franchise): Khi xác định số lượng
để thanh toán thì người ta không trừ đi số lượng miễn trừ.
Ví dụ:Hợp đồng quy định người bán phải giao 100 tấn gạo, số lượng
miễn trừ là 10 tấn. Người bán giao thực tế 110 tấn gạo,kể cả trong đó có 11
tấn gạo vỡ thì người mua vẫn phải thanh toán giá tiền cho 100 tấn gạo.
=>Tỉ lệ này giúp người bán giảm thiểu chi phí về việc giao hàng hóa.
4. Phương pháp quy định trọng lượng
● Có hai cách xác định trọng lượng hàng hóa mua bán thường được quy định trong
hợp đồng:
○ Trọng lượng cả bì (Gross Weight): Trọng lượng của hàng hóa cùng với
trọng lượng các loại bao bì hàng hóa đó.
Gross Weight = Net weight + Tare

23
○ Trọng lượng tịnh (Net weight): Trọng lượng thực tế của hàng hóa bằng
trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng bao bì.
Net weight = Gross Weight - Tare
● Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế có thể quy định cụ thể hơn trọng
lượng tịnh là:
○ Trọng lượng tịnh thuần túy (Net net weight): chỉ bao gồm trọng lượng
của bản thân hàng hóa, không có bất kỳ loại bao bì nào. Ví dụ: Trọng lượng
của một chiếc ô tô là trọng lượng của chiếc ô tô không có nhiên liệu, dầu,
nước,...
○ Trọng lượng tịnh nửa bì (Semi net weight ): bao gồm trọng lượng của bản
thân hàng hóa cộng với trọng lượng của những bao bì vật liệu trực tiếp.
Ví dụ: Trọng lượng của một hộp sữa là trọng lượng của hộp sữa cộng với
trọng lượng của giấy bìa bên ngoài.
○ Trọng lượng tịnh luật định (Legal net weight) : là trọng lượng chỉ dùng để
tính thuế hải quan chứ không dùng để mua bán. Ví dụ: ở Trung Quốc, một
số loại bao bì đặc biệt, chẳng hạn như bao bì nhựa, có thể được tính thuế
hải quan theo mức thuế riêng.Một lô hàng quần áo xuất khẩu từ Trung
Quốc có trọng lượng thực tế là 10 tấn. Bao bì của lô hàng quần áo này là
bao bì nhựa có trọng lượng 0,5 tấn. Như vậy, trọng lượng tịnh luật định
của lô hàng quần áo này là 10 tấn + 0,5 tấn = 10,5 tấn.
● Cách xác định trọng lượng bì:
○ Trọng lượng bì thực tế (actual tare): Đem cân tất cả bao bì rồi tính tổng
số lượng bao bì. Ví dụ: Một lô hàng bánh kẹo xuất khẩu từ Việt Nam có
100 hộp bánh kẹo. Mỗi vỏ hộp có trọng lượng 2 kg. Trọng lượng bì thực
tế của lô hàng này là 2kg/hộp * 100 hộp = 200 kg.
○ Trọng lượng bì quen dùng (customary tare): Trong số toàn bộ bao bì,
người ta rút ra một số bao bì nhất định để cân lên tính bình quân. Ví dụ:
Sau khi dùng số lượng lớn, người ta nhận thấy một thùng carton 3 lớp
khoảng 0,5 kg; một thùng carton 5 lớp khoảng 1 kg.
○ Trọng lượng bao bì ước tính (estimated tare): Tinh trọng lượng bao bì
bằng cách ước lượng không qua cân thực tế. Ví dụ: Cầm 1 chai nước rỗng
500ml ta ước lượng khoảng 25gram.

24
○ Trọng lượng bao bì ghi trên hóa đơn (invoiced tare): Trọng lượng bao bì
được xác định căn cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra. Ví dụ:
Một lô hàng điện thoại di động xuất khẩu từ Hàn Quốc ,trên hóa đơn,
người bán khai trọng lượng bì là 2 tấn thì trọng lượng bao bì ghi trên hóa
đơn của lô hàng này là 2 tấn.
● Ngoài ra, còn có:
○ Trọng lượng thương mại (Commercial weight): Là trọng lượng hàng hóa
ở độ ẩm tiêu chuẩn. Quy đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa sang trọng
lượng thương mại theo công thức:
Gtm = Gtt x (100+Wtc) / (100+Wtt)
Trong đó:
GTM - trọng lượng thương mại của hàng hóa;
Gtt - Trọng lượng thực tế của hàng hóa
Wtc - độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (tính bằng %)
Wtt - độ ẩm thực tế của hàng hóa (tính bằng %)
○ Trọng lượng lý thuyết (theorical weight): là trọng lượng chỉ dựa trên tính
toán chứ không dựa trên cân đo thực tế. Dùng với những hàng hoá đã
được tiêu chuẩn hoá. Phương pháp này thích hợp với những mặt hàng có
quy cách và kích thước cố định như: thép chữ U, thép tấm, thép chữ I,
tôn lá…

IV. Điều khoản giá cả


Trong điều khoản này cần xác định: Ðơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương
pháp quy định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.
1. Tiêu chuẩn tiền tệ giá cả
● Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó. Nên khi ghi
giá bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Ðồng tiền ghi
giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể
của nước thứ ba.
● Việc xác định loại tiền nào phụ thuộc vào:
○ Tập quán mua bán quốc tế của ngành hàng.Ví dụ: Ngành hàng nông sản:
Giá cả thường được xác định dựa trên giá thị trường quốc tế, giá tham
chiếu của các tổ chức uy tín, hoặc giá do các bên thỏa thuận và loại tiền
thường là mệnh giá của bên bán.

25
○ Tương quan giữa người bán và người mua: vị trí, sức mua của đồng tiền
và ý đồ của một trong hai bên. Đối với người bán luôn chọn đồng tiền có
xu hướng tăng giá trị trên thị trường hối đoái, với người mua thì ngược
lại.Hiện nay, những đồng tiền sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả:
USD, JPY, EUR, GBP.
○ Chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Ví dụ: Trong trường hợp
khuyến khích xuất khẩu, có thể yêu cầu sử dụng loại tiền của quốc gia
nhập khẩu để tăng lợi nhuận.
2. Phương pháp quy định giá
a. Giá cố định (fixed)
Là giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình
thực hiện hợp đồng.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn hiệu lực
ngắn, giá cả ít biến động, hay mua bán ở một số thị trường đặc biệt.
Ví dụ: Trong hợp đồng các bên có thể ghi: “Giá gạo tấm là 653 USD/tấn được
xác định theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn, theo quy định của Incoterms 2010.”
● Ưu điểm: Cụ thể, chính xác, làm cho cả người bán và người mua đều yên tâm vì
đã biết chính xác tổng số tiền giao dịch.
● Nhược điểm: Không linh hoạt với thị trường.
b. Giá quy định sau (Deferred fixing price)
Là giá không được quy định ngay khi ký kết hợp đồng mà được xác định trong
quá trình thực hiện hợp đồng, được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm
phán, thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ở một
ngày nào đó trước hay trong khi giao hàng. Trong hợp đồng chỉ quy định thời điểm tính
giá và nguyên tắc tính giá.
Ví dụ: Trong hợp đồng các bên có thể ghi : “Giá sẽ được xác định vào tháng 2
năm 2024 với giá 14.000 đồng/1 kg gạo ”
● Ưu điểm: Linh hoạt với thị trường.
● Nhược điểm: Tạo cảm giác không chắc chắn cho cả người mua và người bán vì
cả hai bên đều không chắc chắn được tổng số tiền cụ thể của giao dịch là bao
nhiêu.
c. Giá linh hoạt (Flexible Price)

26
Là giá được xác định ngay lúc ký hợp đồng nhưng nếu vào lúc giao hàng, giá thị
trường của hàng hóa đó có sự biến động nhất định thì giá trong hợp đồng sẽ được xem
xét lại.
● Ưu điểm của giá linh hoạt:
○ Tăng doanh thu: Giá linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu
bằng cách thu hút khách hàng ở các phân khúc khác nhau.
○ Tăng lợi nhuận: Giá linh hoạt giúp doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận
bằng cách tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi khách hàng.
● Nhược điểm của giá linh hoạt:
○ Khó quản lý: Giá linh hoạt có thể khiến doanh nghiệp khó quản lý giá cả
và doanh thu.
○ Gây hiểu lầm cho khách hàng: Khách hàng có thể hiểu lầm giá linh hoạt
và cảm thấy bị áp đặt.
Ví dụ : Giá iphone lúc mới ra sẽ tầm 40 triệu nhưng sau 6 tháng sẽ giảm còn
khoảng 33 triệu. Các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng như sau: ‘‘Đơn giá được
xác định tại thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu tại thời điểm giao hàng
hoặc thời điểm thanh toán, giá cả biến động trong khoảng (….) %”
d. Giá di động (Sliding scale price)
Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả
quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực
hiện hợp đồng.
● Ưu điểm của giá di động:
○ Phù hợp với thị trường: Linh hoạt điều chỉnh giá sản phẩm hoặc dịch vụ.
○ Tăng tính cạnh tranh: Cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác trên
thị trường.
● Nhược điểm của giá di động:
○ Khó dự đoán: Giá di động có thể thay đổi theo các yếu tố khách quan,
nên doanh nghiệp khó có thể dự đoán được giá sản phẩm hoặc dịch vụ
trong tương lai.
○ Gây khó khăn cho kế hoạch tài chính: Giá di động có thể thay đổi theo
thời gian, nên doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch
tài chính.

27
Ví dụ: Xe máy Vision từng có một đợt tăng giá mạnh do thiếu nguyên liệu sản
xuất.
Các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng như sau:‘‘Đơn giá được xác định tại
thời điểm ký hợp đồng; nhưng sẽ được xét lại nếu có biến động về nguyên liệu sản xuất
và nhân công trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.”
Giá di động thường được vận dụng trong các giao dịch cho những mặt hàng có
thời hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ tàu biển, các thiết bị lớn trong công nghiệp.
Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người ta quy định một giá ban đầu (basis
price) và quy định cơ cấu của giá đó đồng thời quy định phương pháp tính toán giá di
động sẽ vận dụng:
● Công thức tính giá di động:
P1 = P0 * (a + b * m1/m0 + c* s1/s0)
Trong đó:
P1: Giá lúc thanh toán
P0: Giá lúc ký HĐ
a: Tỷ lệ chi phí cố định trong giá cả
b: Tỷ lệ chi phí NVL trong giá cả
c: Tỷ lệ chi phí NC trong giá cả
m1: Giá NVL lúc thanh toán
m0: Giá NVL lúc ký HĐ
s1: Giá nhân công lúc thanh toán
s0: Giá nhân công lúc ký HĐ
a+b+c=1
So sánh giá linh hoạt và giá di động:

Đặc điểm Giá linh hoạt Giá di động

Thời điểm xác Được xác định tại thời điểm ký Được xác định tại thời điểm ký
định giá hợp đồng, nhưng có thể được hợp đồng nhưng giá cả sẽ được
xem xét lại sau đó điều chỉnh theo tỷ lệ nhất định

Các thức xác Được xác định dựa trên một số Được xác định dựa trên cơ cấu
định giá yếu tố nhất định, chẳng hạn như giá cả, trong đó các yếu tố giá cả
giá trị trường, giá thành sản được xác định theo một tỷ lệ nhất

28
xuất, hoặc chi phí vận chuyển định

Tính linh hoạt Có tính linh hoạt cao hơn, có thể Có tính linh hoạt thấp hơn, chỉ có
được điều chỉnh dựa trên nhiều thể được điều chỉnh dựa trên cơ
yếu tố khác nhau cấu giá cả đã được xác định trước

Tính rủi ro Có tính rủi ro cao hơn, giá cả có Có tính rủi ro thấp hơn, giá cả chỉ
thể thay đổi đáng kể nếu các yếu có thể thay đổi theo tỷ lệ nhất
tổ ảnh hưởng đến giá cả thay đổi định

3. Giảm giá (discount)


Trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, để kích thích tiêu thụ, người
ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá khác nhau. Tính ra có đến gần 20 loại giảm giá.
● Nếu xét về nguyên nhân giảm giá, chúng ta có thể kể đến các loại giảm giá như
sau:
○ Giảm giá thời vụ cho người mua trái vụ để khuyến khích mua hàng lúc
khó tiêu thụ.
○ Giảm giá do trả tiền sớm.
○ Giảm giá do mua với số lượng lớn hay mua liên tục.
○ Giảm giá do hoàn trả lại hàng mà trước đó đã mua.
○ Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi.
● Nếu xét về cách tính các loại giảm giá, chúng ta thấy có các loại giảm giá:
○ Giảm giá đơn (single discount), thường được biểu hiện bằng một mức %
nhất định so với giá hàng.
Ví dụ: Bên mua được giảm 5% tổng giá trị đơn hàng nếu mua từ
10.000 chiếc trở lên.
○ Giảm giá kép (còn gọi là giảm giá liên hoàn), là một chuỗi liên hoàn các
giảm giá đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác
nhau.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quy định rằng bên mua được
giảm 5% giá bán nếu mua hàng với số lượng từ 1 tấn trở lên. Bên mua được
giảm thêm 2% giá bán nếu mua hàng với số lượng từ 3 tấn trở lên.

29
Cụ thể hơn, 1 tấn hàng hóa có giá là 10 triệu đồng, 3 tấn là 30 triệu
đồng. Sau khi giảm giá 5% còn 28.5 triệu đồng, đơn hàng sẽ được giảm
tiếp 2% của 28.5 triệu đồng đó thành 27.8 triệu đồng.
○ Giảm giá lũy tiến là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng
được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định.
Ví dụ: Một nhà xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam có giá bán bàn ghế là
1.000 USD/bộ. Nhà xuất khẩu này áp dụng chương trình giảm giá lũy tiến
cho các đơn hàng bàn ghế với số lượng lớn như sau:

Số lượng bàn ghế Mức giảm giá Giá bán sau giảm giá

1 bộ 0% 1.000 USD/bộ

2 bộ 5% 950 USD/bộ

3 bộ 10% 850 USD/bộ

4 bộ 15% 725 USD/bộ

… … …

○ Giảm giá tặng thưởng (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng cho
người mua thường xuyên, nếu trong một thời gian nhất định (như 6 tháng,
một năm), tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.
Ví dụ, một nhà xuất khẩu gạo Việt Nam có chương trình khách
hàng thân thiết như sau:
Khách hàng mua gạo với tổng số tiền từ 10.000 USD trở lên trong
vòng 6 tháng sẽ được giảm 10% giá trị đơn hàng.
Khách hàng mua gạo với tổng số tiền từ 20.000 USD trở lên trong
vòng 6 tháng sẽ được giảm 20% giá trị đơn hàng.
Khách hàng mua gạo với tổng số tiền từ 30.000 USD trở lên trong
vòng 6 tháng sẽ được giảm 30% giá trị đơn hàng.
4. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng
Trong việc xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có
liên quan đến giá cả đó. Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng được
ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

30
Ví dụ: Hợp đồng mua bán gạo có thể ghi giá:
Unit price: USD 222/ MT FOB (Incoterms 2000) Saigon port, Hochiminh
city, Viet Nam.
(Theo điều kiện FOB )
Total amount: 2.220.000 USD

V. Điều khoản giao hàng


Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao
hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
Ví dụ về điều khoản giao hàng trong hợp đồng thực tế:

1. Thời hạn giao hàng


Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng
a. Thời hạn giao hàng có định kỳ
Xác định thời hạn giao hàng:
● Hoặc vào một ngày cố định: ví dụ: 31/12/1996.
● Hoặc một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng: không chậm
quá ngày 31/12/1996.
● Hoặc bằng một khoảng thời gian: quý 3/ 1996.
● Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong
hai bên.

31
Ví dụ: Trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng tùy theo sự lựa chọn của người
bán (within 06 months after concluding, at seller’s option) hay từ tháng 2 đến tháng 7
tùy người mua lựa chọn (delivery Feb/July at Buyer’s option)
b. Thời hạn giao hàng ngay
● Giao nhanh (prompt)
● Giao ngay lập tức (Immediately).
● Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible - ASAP)
● …
Các thuật ngữ trên được hiểu theo các cách khác nhau ở từng nơi, từng vùng.
Theo UCP 500, giao ngay ( tất cả các thuật ngữ trên) là “ yêu cầu gửi hàng trong thời
gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng. Vì vậy, tốt nhất nên quy định rõ cách hiểu
thống nhất giữa các bên khi sử dụng một thuật ngữ nào đó trong hợp đồng.
c. Thời hạn giao hàng không định kỳ
Có thể quy định là:
● Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).
● Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).
● Giao hàng khi nhận được L/C (Subject to the opening of L/C)
● Giao hàng khi nào nhận được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence).
2. Địa điểm giao hàng
Các phương pháp quy định địa điểm giao hàng thường dùng trong hợp đồng mua
bán quốc tế.
● Quy định chính xác cảng (ga) giao hàng , cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua.
● Quy định nhiều cảng (ga) gửi hàng và nhiều cảng (ga) đến.
3. Phương thức giao hàng
Hợp đồng cần quy định rõ giao hàng là:
● Giao hàng toàn bộ (Total shipment).
● Giao hàng từng phần (Partial shipment): Cần quy định rõ lượng hàng mỗi chuyến
và thời gian mỗi chuyến hàng giao.
Ngoài ra, Hợp đồng còn phải quy định việc giao nhận được tiến hành tại một địa
điểm nào đó là giao nhận về chất lượng hay số lượng. Có các cách quy định:
● Trọng lượng và chất lượng bốc hàng (Shipped weight and shipped quality). Giấy
chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc hàng có giá
trị pháp lý cuối cùng ràng buộc hai bên.

32
● Trọng lượng và chất lượng dỡ hàng (Landed weight and landed quality). Giấy
chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc hàng có giá
trị pháp lý cuối cùng ràng buộc hai bên.
● Trọng lượng bốc hàng và chất lượng dỡ hàng (Shipped weight and landed
quality). Giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng bốc hàng và giấy chứng nhận chất
lượng ở cảng dỡ hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai bên.
● Trọng lượng dỡ hàng và chất lượng bốc hàng (Landed weight and shipped
quality). Giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng dỡ hàng và giấy chứng nhận chất
lượng ở cảng bốc hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai
bên.
4. Thông báo giao hàng
Cần quy định rõ:
● Thời điểm thông báo giao hàng ( thường phải có thông báo trước khi nhận hàng
và thông báo sau khi nhận hàng).
● Số lần thông báo giao hàng.
● Những nội dung cần được thông báo trong mỗi lần thông báo.
5. Một số quy định khác về việc giao hàng
Những quy định khác về việc giao hàng:
● Cho phép chuyển tải (Transhipment allowed)
Chuyển tải là việc hàng hóa được dỡ xuống khỏi tàu tại một cảng trung
gian và sau đó được bốc lên tàu khác để tiếp tục vận chuyển đến cảng đích. Việc
chuyển tải có thể được thực hiện vì nhiều lý do, chẳng hạn như:
○ Điều kiện thời tiết không thuận lợi khiến tàu không thể đi thẳng đến cảng
đích.
○ Tàu không đủ sức chứa để vận chuyển toàn bộ hàng hóa.
○ Cần phải thay đổi tàu do tàu hiện tại gặp sự cố.
Chuyển tải có thể làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển.
Do đó, việc chuyển tải thường chỉ được thực hiện khi cần thiết.
● Vận đơn đến chậm được chấp nhận (State bill of lading acceptable).
Vận đơn đến chậm là vận đơn được phát hành trước khi hàng hóa được
bốc lên tàu. Vận đơn đến chậm thường được phát hành để đảm bảo rằng người
mua có thể thanh toán cho lô hàng trước khi hàng hóa được giao.

33
Việc chấp nhận vận đơn đến chậm phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người
mua và người bán. Nếu người mua đồng ý chấp nhận vận đơn đến chậm, thì người
vận chuyển có thể phát hành vận đơn trước khi hàng hóa được bốc lên tàu.
● Vận đơn người thứ ba được chấp nhận (Third party B/L acceptable).
Vận đơn người thứ ba là vận đơn được phát hành cho người khác không
phải là người giao hàng hoặc người nhận hàng. Vận đơn người thứ ba thường
được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, khi người mua muốn mua
hàng hóa từ người bán nhưng không muốn sở hữu hàng hóa đó ngay lập tức.
Việc chấp nhận vận đơn người thứ ba phụ thuộc vào thỏa thuận giữa
người mua, người bán và người vận chuyển. Nếu người mua, người bán và người
vận chuyển đồng ý chấp nhận vận đơn người thứ ba, thì người vận chuyển có thể
phát hành vận đơn cho người thứ ba.

VI. Điều khoản thanh toán


Trong mục này của hợp đồng quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền,
phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán, điều kiện thanh toán, điều kiện đảm bảo
hối đoái.
Ví dụ về điều khoản thanh toán trong hợp đồng thực tế:

34
1. Ðồng tiền thanh toán (currency of payment)
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá.
Trong mua bán quốc tế, người bán thường lựa chọn được thanh toán bằng các đồng tiền
mạnh, ngoại tệ tự do chuyển đổi. Đồng tiền mạnh là đồng tiền của nước có nền kinh tế
ổn định, phát triển, là đồng tiền tiêu ở bất cứ nơi đâu, đổi ra các ngoại tệ khác dễ dàng
và ổn định và có xu hướng tăng trị giá (tỷ giá) so với các đồng tiền khác.
Nếu đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán là hai đồng tiền khác nhau, phải
quy định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền đó. Có thể lựa chọn một trong các cách sau:
● Tỷ giá chính thức hay tỷ giá thị trường
● Tỷ giá của công cụ thanh toán
● Tỷ giá ở thị trường tiền tệ nào (nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu hay ở nước
thứ ba).
● Tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra
● …
2. Thời hạn thanh toán (time of payment)
Thường quy định cụ thể thời hạn trả tiền trong hợp đồng. Nếu bốc lên tàu. không
quy định cụ thể thì việc trả tiền thường thực hiện sau một số ngày khi người bán đã
thông báo cho người mua rằng hàng đó nằm trong quyền điều động của người mua,
hoặc một số ngày sau khi thuyền trực người bán thông báo cho người mua là "hàng đã
gửi” theo tập quán thương mại quốc tế.
Trong buôn bán quốc tế, có các hình thức thanh toán như sau:
● Thanh toán trả trước (Advanced Payment): Trước khi người bán giao hàng thì
người mua trả cho người bán một phần hoặc toàn bộ trị giá tiền hàng.
Có hai loại trả trước:
○ Trả trước với mục đích cấp tín dụng cho người bán: xảy ra khí người bán
có nhu cầu về vốn.

35
○ Trả trước với mục đích là tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng (Performance
Bond – PB): Thường là do người bán không tin tưởng vào khả năng thực
hiện hợp đồng của người mua nên bắt người mua phải đặt cọc.
● Thanh toán trả ngay (Sight Payment): Trong buôn bán quốc tế “trả ngay” có tính
chất quy ước. Đó là việc trả tiền được thực hiện trong thời gian hợp lý cho phép
người mua xem xét chứng từ giao hàng. Có 5 loại trà ngay như sau:
○ Trả ngay sau khi giao hàng (Cash on Delivery - C.O.D): Người mua sẽ trả
tiền ngay cho người bán sau khi nhận được thông bảo là người bán đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải.
Sau khi giao hàng cho người vận tài, người bán sẽ gửi thông báo
đã giao hàng cho người mua. Người mua sẽ trả tiền ngay sau khi nhận
được thông báo.
Khi người mua trả tiền hàng bằng phương thức trả ngay thì cần
đàm phán để được mua với giá cả thấp hơn mức giá thông thường.
○ Trả ngay sau hàng hóa đã bốc lên phương tiện vận tải (Cash On Board -
C.O.B): Người mua trả tiền ngay sau khi nhận được thông báo là người
bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và hàng đó được bốc lên tàu.
Sau khi giao hàng cho người vận tải, người bán sẽ lấy vận đơn "đã
bốc hàng lên tàu” (Shipped on board) do người chuyên chở hoặc thuyền
trưởng cấp và gửi thông báo cho người mua. Người mua trả tiền ngay khi
nhận được thông báo.
○ Trả ngay (At sight): Ngay khi nhìn thấy bộ chứng từ của hàng hóa thì người
mua hoặc Ngân hàng của người mua sẽ trả tiền ngay cho người bán.
○ Trả sau (Deferred Payment): là việc người mua sẽ thanh toán một phần
hoặc toàn bộ tiền hàng cho người bán sau một khoảng thời gian nhất định
sau khi nhận hàng.
○ Thanh toán hỗn hợp (Combined Payment): Trong thực tế, người ta
thường kết hợp việc trả ngay, trả trước và trả sau trong một hợp đồng.
3. Phương thức thanh toán
Có thể lựa chọn các phương thức:
● Phương thức trả tiền mặt.
Phương thức này có thể áp dụng khi ký hợp đồng, khi đặt hàng (CWO –
Cash with order), hoặc khi giao hàng (COD – cash on delivery) hoặc là khi người

36
bán xuất trình chứng từ (CAD – cash against documents). Tuy nhiên, phương
thức này sẽ gặp khó khăn do chế độ quản lý ngoại hối của các nước.
● Phương thức chuyển tiền.
Đây là phương thức người mua khi nhận được thông tin giao hàng hay khi
nhận được hàng người mua sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền
cho người bán.
Chuyển tiền có thể được thực hiện bằng thư (M/T – mail transfer), bằng
điện (thanh toán T/T – Telegraphic transfer),…
● Phương thức ghi sổ.
Phương thức ghi sổ (Open account) là một phương thức thanh toán trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó người bán mở 1 tài khoản ghi nợ để người mua
trả tiền vào 1 thời điểm nào đó trong tương lai (do 2 bên thỏa thuận).
Theo đó, người mua sẽ đặt hàng, và cam kết sẽ thanh toán sau khi người
bán giao hàng. Người bán sẽ gửi cho người mua hóa đơn thương mại có thông
tin về hàng hóa và số tiền cần thanh toán. Người mua sẽ sử dụng tài khoản trả
trước để thanh toán cho người bán bằng cách ghi nợ vào tài khoản này.
● Phương thức nhờ thu.
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng
hoặc dịch vụ sẽ ủy thác cho ngân hàng thay mình đòi tiền người mua hàng. Nhờ
thu có các hình thức”
○ Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
Theo phương thức này người bán sau khi giao hàng, lập chứng từ gửi cho
người mua để người mua đi nhận hàng. Người bán lập hối phiếu (bill of exchange)
nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng. Phương thức này khi sử dụng sẽ phát
sinh nhiều rủi ro: người mua không có tiền trà, trong khi họ đã nhận hàng, hoặc
giá hàng trên thị trường giảm, người mua không muốn nhận hàng nữa,…Vì vậy
ngân hàng sẽ không thu được tiền hộ người bán.
○ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
Theo phương thức này để khống chế người mua, người bán sau khi gửi
hàng, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người
mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi người
mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nhờ thu kèm chứng từ
có hai loại: trả tiền khi nhận chứng từ (D/A – documents against acceptance).

37
Tuy vai trò của ngân hàng đã được nâng lên mức không chế người mua
nhưng người bán vẫn gặp rất nhiều rủi ro như sử dụng hối phiếu trơn, nên
phương thức này chỉ sử dụng khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu tin cậy lẫn nhau.
○ Phương thức tín dụng chứng từ.
Điều 2 UCP-600 quy định “Tín dụng là một thỏa thuận, dù được mô tả
hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ là một cam kết chắc chắn
của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức trong đó ngân hàng
cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào
theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ
các yêu cầu của thư tín dụng (L/C – letter of credit).
Trong phương thức này các bên đã nâng vai trò của ngân hàng thành
người khống chế cả người bán lẫn người mua. Người mua chỉ nhận được chứng
từ để đi nhận hàng khi họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Vì vậy, ngân
hàng sẽ yêu cầu người mua phải ký quỹ mở L/C thường bằng 100% giá trị lô
hàng. Người bán cũng chỉ nhận được tiền hàng khi và chỉ khi giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa và làm đúng yêu cầu của L/C. Vì vậy, phương thức này
hay được áp dụng khi các bên không tin tưởng lẫn nhau.

VII. Điều khoản bao bì


1. Bao bì
a. Phương pháp quy định chất lượng bao bì
● Quy định chung:
○ Chất lượng bao bì phù hợp với một phương tiện vận tải nào đó ( trong
buôn bán quốc tế đã hình thành 1 số tập quán quốc tế về các loại bao bì
phù hợp với các phương thức vận tải).
○ Ví dụ:
■ Bao bì phù hợp với vận chuyển đường sắt
■ Bao bì phù hợp với vận chuyển đường biển
■ Bao bì phù hợp với vận chuyển đường hàng không.
=> Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì hai
bên không hiểu giống nhau.
● Quy định cụ thể:

38
○ Yêu cầu vật liệu làm bao bì: Các bao bì chống rung lắc gồm có Xốp, màng
hút... bao bì chống ăn mòn bằng màng nhựa, cao su... và bao bì thùng, hộp
bằng giấy duplex, carton sóng...
○ Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp (case), bao (bales), thùng (drums),
cuộn (rolls), bao tải (gunny bags) …
○ Yêu cầu về kích thước bao bì: To, nhỏ ….
○ Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó: Có thể quy
định chi tiết từng lớp bao gói như: Lớp 1: PP/PE film: chống muỗi xâm
thực; Lớp 2: Plastic box: chống tự gãy, va đập; Lớp 3: EPS (Expandable
polystyrene): chống va đập với vật khác; Lớp 4: Corrugated Carton case:
hộp vận chuyển bên ngoài.
○ Yêu cầu về đai nẹp bao bì . . .
b. Phương pháp cung cấp bao bì
● Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng
cho bên mua.
● Phương pháp dùng với các loại bao bì có giá trị cao: Bên bán ứng trước bao bì để
đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì.
● Phương pháp áp dụng khi bao bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán:
Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói.
c. Phương pháp xác định giá cả bao bì
Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai bên
giao dịch thường thoả thuận với nhau về việc xác định giá bao bì. Việc xác định giá bao
bì có thể có mấy trường hợp:
● Giá của bao bì được tính theo giá hàng hóa: Packing charges included (giá hàng
hoá đã bao gồm cả giá bao bì).
Ví dụ: Giá bao bì đóng gói cho lô hàng máy Apple sẽ cao hơn máy Oppo
vì giá trị của Iphone lớn hơn và do bên bán chịu phí đóng gói.
● Giá của bao bì do bên mua trả riêng.
Ví dụ: 1 lô hàng quần áo nếu muốn đóng hộp đẹp thì bên mua phải trả
thêm phí bao bì.
● Giá của bao bì được tính như giá của hàng hóa.

39
Ví dụ: Giá bao bì đóng gói cho lô hàng máy Apple và máy Oppo thống
nhất với bên mua 1 giá cố định dù giá trị của Iphone lớn hơn và do bên bán chịu
phí đóng gói.
2. Ký mã hiệu (Marking)
Là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để
hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng
hóa.
Yêu cầu của mã ký hiệu:
● Ðược viết bằng sơn hoặc mực không phai, không
nhòe
● Phải dễ đọc, dễ thấy.
● Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm
● Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa
● Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thông thường, màu đỏ với hàng
hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại. Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào
nhẵn.
● Phải được viết theo thứ tự nhất định.
● Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.

VIII. Điều khoản bảo hành


Bảo hành là việc người bán (người sản xuất) bảo đảm một số chỉ tiêu chất lượng
nhất định của hàng hóa trong một khoảng thời gian. Thời gian này gọi là thời gian bảo
hành.
Trong điều khoản này, cần phải thể hiện được 3 yếu tố:
1. Thời gian bảo hành
● Thời gian bảo hành thường tính từ khi nhận hàng hoặc từ khi người mua đưa
hàng vào sản xuất
● Đơn vị tính có thể theo thời gian hoặc theo công suất hoạt động (ví dụ: thời gian
bảo hành laptop là 12 hoặc 24 tháng kể từ ngày mua còn đối với ô tô thì thời gian
bảo hành được tính là 100.000km đầu tiên)
● Thời gian bảo hành ngắn hay dài còn tùy thuộc vào:
○ Tính chất của hàng hóa.
○ Theo tương quan giữa người mua và người bán,
Trong hợp đồng, thời gian bảo hành phải quy định hết sức rõ ràng

40
2. Nội dung bảo hành
Người bán hàng cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa sẽ đảm bảo các tiêu
chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng, với điều kiện
người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo
dưỡng. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì
người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.
Có các loại bảo hành như sau:
● Bảo hành chung: là bảo đảm cho việc hoạt động bình thường của hàng hóa,
● Bảo hành cơ khí: là bảo đảm cho sự lắp ráp đúng sơ đồ,
● Bảo hành đúng chỉ tiêu thực hiện: là bảo đảm máy móc, thiết bị chạy đúng công
suất, hiệu suất quy định.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
● Người mua
○ Được sự sửa chữa, thay thế miễn phí của người bán trong suốt thời gian
bảo hành.
○ Được kéo dài thời gian bảo hành tương đương với thời gian mà máy móc,
thiết bị được dùng để bảo hành.
○ Phải sử dụng theo đúng hướng dẫn của người bán.
○ Khẩn trương báo cho người bán biết khi có hỏng hóc.
○ Không được tự sửa chữa trừ trường hợp gọi hai lần mà người bán không
đến nhưng phải giữ lại hóa đơn trả tiền để đòi tiền người bán, nếu người
bán không trả thì người mua có thể khiếu nại (người bán chịu chi phí).
● Người bán
○ Được từ chối bảo hành nếu người mua không sử dụng theo đúng hướng
dẫn người bán.
○ Hàng hóa bị hỏng ở những bộ phận hao mòn.

Điều khoản 9: Bảo hành

8.1. Thời gian bảo hành cho Hàng Cung Cấp là ......... tháng kể từ ngày ký vận đơn
đường biển hoặc ..... giờ hoạt động tùy theo điều kiện nào đến trước.

41
8.2. Bên Bán bảo đảm rằng vật tư thiết bị cung cấp theo hợp đồng này là mới, không
bị lỗi và theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật

8.3. Trong suốt thời gian bảo hành Bên Bản sẽ sửa chữa, thay thế, miễn phí cho
những thiếu sót, hỏng hóc của Công Việc mà những thiếu sót, hỏng hóc này do sự
cầu thủ của Bên Mua hay do sự hao mòn tự nhiên gây nên

8.4. Trong thời gian bảo hành Bên Mua phải thông báo cho Bên Bán về mọi hư hỏng
bằng văn bản. Bên bản, ngay sau khi nhận tin bản này, phải sửa chữa hoặc thay thế
các bộ phận hư hỏng bằng thiết bị mới. Dự đoán về thời gian sửa chữa hoặc thay thế
phải được thông báo cho Bên Mua. Tất cả các chi phí liên quan đến việc sửa chữa,
thay thế thiết bị sẽ do người bán chịu.

8.5. Biên Bản đảm bảo rằng tất cả phần sửa chữa và thay thế trong quá trình bảo
hành cũng được bảo hành hết thời gian bảo hành gốc của thiết bị khiếm khuyết ban
đầu hoặc là ...... ngày kể từ ngày thay thế hoặc sửa chữa, tùy theo ngày nào tới trễ
hơn.

8.6. Bên bán sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ hư hỏng nào do lỗi hoặc vận
hành không đúng quy cách của Bên Mua.

8.7. Bất cứ lúc nào Bên Bản cũng có thể đưa thiết bị những sửa đổi về kỹ thuật nếu
việc đó cần thiết do sự thay đổi về công nghệ và hoặc do sự sẵn có của linh kiện
miễn là thiết bị được thay đổi có chức năng tương đương hoặc tốt hơn thiết bị ghi
trong hợp đồng và tương thích với nó. Trong những trường hợp này Bên Bản sẽ
thông báo trước kịp thời cho Bên Mua về những thay đổi đó.

IX. Điều khoản khiếu nại


Nội dung cơ bản của điều khoản khiếu nại thường gồm:
● Thể thức khiếu nại
● Thời hạn khiếu nại
● Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan

42
● Cách thức giải quyết khiếu nại
1. Thể thức khiếu nại
Cần quy định:
● Nội dung và hình thức khiếu nại
(Người đi khiếu nại cần phải viết đơn khiếu nại bao gồm 2 vấn đề chính:
Lý do đi khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại)
● Chứng từ cần thiết để chứng minh
(Biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận
tải,…;tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất,...)
● Cách tính ngày khiếu nại
(Thường là ngày mà bưu điện gửi đóng dấu lên thư bảo đảm)
2. Thời hạn khiếu nại
Cần quy định rõ:
● Thời hạn khiếu nại về số lượng hàng hóa
● Thời hạn khiếu nại về chất lượng hàng hóa
Thời hạn khiếu nại nếu không được quy định trong hợp đồng thì theo Luật
Thương mại Việt Nam (điều 318) là 3 tháng (đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa), 6
tháng (đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa) đều kể từ ngày giao hàng ghi trên chứng
từ giao hàng; Trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng,
kể từ ngày hết hạn thời hạn bảo hành.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan
● Người mua
○ Khiếu nại của người mua không thể là cơ sở để người này từ chối nhận
những đơn hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng
○ Người mua phải để nguyên trạng hàng hoá, có sự bảo quản cẩn thận, đồng
thời báo cho người bán biết về nơi để hàng và thời hạn hàng đó sẵn sàng
để kiểm tra lại.
○ Lập biên bản giám định về tất cả những khuyết tật đã được phát hiện,
theo những nguyên tắc hiện hành ở nước người mua (biên bản giám định,
biên bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,…)
○ Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng thủ tục và đúng thời hạn đã
được thỏa thuận
● Người bán

43
○ Người bán có quyền kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua bằng cách
xem xét hàng tại chỗ
○ Sau một số ngày nhất định kể từ ngày nhận được khiếu nại người bán phải
cử đại diện để kiểm tra hàng hóa hoặc phải ủy nhiệm cho một số tổ chức
trung lập tiến hành việc này
○ Người bán phải xem xét đơn khiếu nại trong thời hạn quy định và thông
báo quyết định của mình đối với khiếu nại của người mua. Nếu người bán
không trả lời đơn khiếu nại trong thời hạn thỏa thuận, thì tùy theo sự
thỏa thuận, người mua có thể coi như người bán đã công nhận việc khiếu
nại và có quyền đưa ra trước cơ quan trọng tài trong đó chi phí trọng tài
đều do người bán chịu.
4. Cách thức giải quyết khiếu nại
Có thể có các cách sau:
● Giao bù hàng thiếu (phải quy định rõ cách thức giao bù về thời gian, số lượng,
phương thức)
● Chuyên chở trở lại những hàng đã bị thiếu bụt và hoàn lại tiền cho người mua
● Sửa chữa khuyết tật hàng hóa với chi phí do người bán chịu
● Thay thế hàng bị khiếu nại
● Giảm giá hàng bị khiếu nại
● Khấu trừ tiền hàng

X. Điều khoản về trường hợp miễn trách


Trường hợp miễn trách là trường hợp mà nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn
toàn hoặc trong chừng mực nào đó được miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp
đồng. Trường hợp đó phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có tính chất khách quan và
không thể khắc phục được.
Theo văn bản số 421 của phòng Thương mại quốc tế, trường hợp miễn trách xảy
ra khi một bên chứng minh được:
● Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của
bên đó; và
● Bên đó đã không thể lường trước được một cách hợp lý được trở ngại đó; và
● Bên đó đã không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý trở lại đó.
Khi quy định điều khoản này, người ta có thể dùng các cách sau:

44
● Hoặc chỉ quy định những tiêu chí để xác định một sự kiện có phải là trường hợp
bất khả kháng hoặc khó khăn
● Hoặc liệt kê những sự kiện (như: bão, lũ lụt, động đất, lệnh cấm,...) mà khi xảy ra
được coi là trường hợp bất khả kháng hoặc khó khăn
● Hoặc dẫn chiếu đến văn bản của Phòng Thương mại quốc tế như sau: “Điều
khoản miễn trách về trường hợp bất khả kháng của Phòng thương mại quốc tế
(xuất bản phẩm của ICC số 421) là phần không thể tách rời khỏi hợp đồng này.”
Trong điều khoản này cũng cần quy định rõ trách nhiệm của bên gặp bất khả
kháng (ví dụ: phải lập tức thông báo cho bên kia bằng văn bản về lúc bắt đầu và lúc chấm
dứt sự kiện,...) và tổ chức được chỉ định để chứng nhận về diễn biến của sự kiện (thường
là phòng thương mại ở nơi diễn ra sự kiện

Điều khoản 10: Trường hợp bất khả kháng

10.1. Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh hưởng
đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời gian
quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời gian do
hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây gọi là "Bất
Khả Kháng") bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

10.2. Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác do thiên
nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước hoặc chống
lại
được.

10.3. Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt động của
kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa, xáo trộn
công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của công nhân.

10.4. Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh toán
các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng.

45
10.5. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các biến cố
của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện hợp đồng
này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng trong trường
hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên.

10.6. Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các điều
khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống nhất
hòa thuận giữa hai bên.

XI. Điều khoản trọng tài


1. Loại hình trọng tài
a. Trọng tài quy chế (Institutional arbitration)
● Khái niệm
○ Hai bên phải tuân theo quy chế của tổ chức trọng tài. Theo pháp luật Việt
Nam, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới dạng các Trung tâm trọng tài.
Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có
con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
○ Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và quy
tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
● Đặc điểm
○ Thứ nhất, Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các Trung tâm
trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong
hệ thống cơ quan nhà nước. Các Trung tâm trọng tài được thành lập theo
sáng kiến của các Trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép chứ không phải được thành lập bởi Nhà nước. Các Trung
tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (như
trọng tài kinh tế nhà nước trước đây), cũng không thuộc hệ thống cơ
quan xét xử nhà nước (như toà án kinh tế hiện nay). Trung tâm trọng tài
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động của Trung tâm trọng
tài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động
từ Ngân sách Nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài

46
không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập
ra phán quyết.
○ Thứ hai, các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng tồn tại độc lập với nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức có tư
cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp nhân quy định
tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:
■ Được thành lập hợp pháp;
■ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
■ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó;
■ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
○ Thứ ba, tổ chức và quản lý ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ.
Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của
Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Ban điều hành
Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể
có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm
trọng tài là Trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài
viên. Các Trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được
chọn hoặc chỉ định.
○ Thứ tư, mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và
có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi Trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực
hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên môn của đội ngũ
Trọng tài viên và phải được ghi rõ trong Điều lệ của Trung tâm trọng tài.
Trong quá trình hoạt động, các Trung tâm trọng tài có quyền mở rộng
hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải được sự chấp thuận
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Là tổ chức phi chính phủ, các
Trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh
cùng nhau. Bên cạnh chất lượng các Trọng tài viên, sự đơn giản và linh
hoạt của quy tắc tố tụng cũng là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn của mỗi Trung
tâm trọng tài trước các khách hàng. Bởi vậy, mỗi Trung tâm trọng tài đều
có Điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ
vào đặc thù và tổ chức, hoạt động của Trung tâm và không trái với quy

47
định của pháp luật Trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp Hội
đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng
này.
○ Thứ năm, hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiến hành bởi
các Trọng tài viên của Trung tâm. Mỗi Trung tâm trọng tài đều có danh
sách riêng về Trọng tài viên của Trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định
Trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất
để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách Trọng tài
viên của Trung tâm trọng tài. Vì vậy, hoạt động xét xử của Trung tâm
trọng tài chỉ được tiến hành bởi các Trọng tài viên của chính Trung tâm.
Đặc điểm này có sự khác biệt so với giải quyết tranh chấp thương mại tại
trọng tài vụ việc.
b. Trọng tài vụ việc
● Khái niệm
○ Hai bên phải quy định tất cả những gì liên quan đến việc thành lập và
cách hoạt động của Ban trọng tài đó. Nội dung cơ bản gồm: Địa điểm
trọng tài; Trình tự tiến hành trọng tài; Luật áp dụng vào việc xét xử; Việc
chấp hành tài quyết.
○ Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất, được sử dụng
rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật về trọng tài của các nước trên
thế giới đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này. Tuy nhiên,
quy định của pháp luật các nước về hình thức trọng tài này cũng ở mức
độ sâu, rộng khác nhau.
○ Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thỏa
thuận.
● Đặc điểm
○ Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp
và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
Tính chất “vụ việc” hay “lâm thời” của hình thức trọng tài này thể hiện ở
chỗ, trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp
để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên. Hình thức trọng tài này

48
chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các
bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp trọng tài tự chấm dứt hoạt động.
○ Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy
điều hành (vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa
thuận của các bên) và không có danh sách Trọng tài viên riêng.
○ Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có
tên trong hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
○ Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng riêng. Trọng tài vụ việc
chỉ được các bên thành lập khi phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng
để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy
nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây
dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất
kì một quy tắc tố tụng phổ biến nào (thông thường là quy tắc tố tụng của
các Trung tâm Trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế).
So sánh trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc

Tiêu chí Trọng tài quy chế Trọng tài vụ việc

Bản chất Là những tổ chức trọng tài phi Không phải là một tổ chức hoạt
chính phủ, thông thường là các tổ động thường xuyên để giải quyết
chức xã hội - nghề nghiệp có tranh chấp mà chỉ được thành lập
chức năng giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên để
thương mại. giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể
và trọng tài sẽ chấm dứt hoạt động
sau khi giải quyết xong vụ tranh
chấp đó.

Quy tắc Có tư cách pháp nhân, có điều lệ Không có quy tắc tố tụng riêng nên
tố tụng và quy tắc tố tụng riêng, có danh các bên trong tranh chấp phải tự
riêng sách trọng tài viên và hoạt động thỏa thuận xây dựng quy tắc tố tụng
hoàn toàn độc lập với nhau. để giải quyết tranh chấp hoặc các
bên có thể lựa chọn quy tắc tố tụng
của bất kỳ trung tâm trọng tài nào;
và không có sẵn một danh sách

49
trọng tài.

Vì vậy, đây là hình thức trọng tài mà


quyền tự định đoạt của các bên
được mở rộng tối đa. Tuy nhiên,
cũng gặp những khó khăn nhất định
trong chỉ định trọng tài nếu bị đơn
không hợp tác, hoặc trọng tài do các
bên tranh chấp lựa chọn không chọn
được trọng tài viên thứ ba.

Chi phí Phí trọng tài thường cao hơn do Có thể thấp hơn trọng tài quy chế
hình thức trọng tài này thường do không có phí hành chính. Tuy
phải duy trì bộ máy hoạt động nhiên, trong trường hợp các bên
thường xuyên với những chi phí phải thuê Thư ký để giúp việc cho
hành chính. Hội đồng Trọng tài thì chi phí giải
quyết tranh chấp này có thể tăng
thêm.

Thời Có thể kéo dài hơn trọng tài vụ Được rút ngắn hơn do các bên tranh
gian giải việc do phải tuân thủ quy tắc tố chấp có thể thỏa thuận để áp dụng
quyết tụng của trung tâm trọng tài đó. một thủ tục tố tụng linh hoạt hơn.
tranh
chấp

Công Tòa án thường dễ dàng công nhận Việc công nhận và thi hành phán
nhận và và cho thi hành phán quyết của quyết của trọng tài vụ việc có thể
thi hành trọng tài quy chế, đặc biệt là phán gặp khó khăn hơn.
phán quyết của trọng tài của các Trung
quyết tâm trọng tài đã có uy tín
trọng tài
nước
ngoài

50
2. Địa điểm trọng tài
● Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không
có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Có thể ở nước ngoài xuất khẩu,
hoặc ở nước ngoài nhập khẩu; hoặc ở nước bị cáo, hoặc ở nước nguyên cáo; hoặc
ở nước thứ ba.
● Hội đồng Trọng tài có thể tiến hành các phiên họp giải quyết vụ tranh chấp tại
bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác. Hội đồng Trọng tài có thể tổ chức các cuộc họp bằng hình thức và
tại bất kỳ nơi nào mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp.
3. Trình tự tiến hành trọng tài
a. Thỏa hiệp trọng tài
● Thỏa thuận này có thể được ghi trên hợp đồng, cũng có thể là một thỏa thuận
bổ sung sau khi ký hợp đồng.
● Thỏa thuận trọng tài (TTTT) dùng để xác định phương thức giải quyết tranh chấp
trong hoạt động tố tụng. TTTT độc lập với hợp đồng, việc gia hạn, hủy bỏ hợp
đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện không làm mất hiệu lực TTTT.
● TTTT được xác lập dưới dạng văn bản trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp:
○ Trước khi phát sinh tranh chấp: TTTT có thể được thể hiện tại Điều khoản
TTTT trong hợp đồng, Phụ lục hợp đồng…; văn bản riêng TTTT.
○ Sau khi phát sinh tranh chấp: Văn bản TTTT
● Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được xem là xác lập dưới dạng văn bản:
○ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax,
telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
○ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền
ghi chép lại bằng văn bản
○ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa
thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu
khác.
○ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại
của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
b. Tổ chức Ủy ban trọng tài
● Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:

51
○ Nguyên đơn và bị đơn mỗi bên chọn 1 Trọng tài viên hoặc yêu cầu Chủ
tịch Trung tâm chỉ định 1 Trọng tài viên.
○ Hai trọng tài viên được các bên chọn bầu 1 Trọng tài viên khác làm Chủ
tịch Hội đồng trọng tài; trường hợp hai trọng tài viên không bầu được
Chủ tịch Hội đồng trọng tài trong thời hạn quy định thì Chủ tịch Trung
tâm chỉ định một trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
● Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất:
Nguyên đơn và bị đơn thống nhất chọn Trọng tài viên duy nhất hoặc yêu
cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất hoặc Chủ tịch Trung
tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất trong trường hợp các bên không thống
nhất được Trọng tài viên duy nhất trong thời hạn quy định.
c. Tiến hành xét xử
Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, thực hiện một số các công việc theo thẩm
quyền
● Hội đồng Trọng tài quyết định cách thức tiến hành tố tụng trên cơ sở thỏa thuận
trọng tài và Quy tắc tố tụng. Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài cũng xem xét yêu
cầu của các Bên.
● Hội đồng trọng tài thực hiện một số các công việc theo thẩm quyền như xác
minh sự việc, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
● Hội đồng Trọng tài nghiên cứu hồ sơ, có quyền xác minh sự việc, gặp các bên để
nghe các bên trình bày ý kiến, yêu cầu các bên bổ sung chứng cứ.
d. Hòa giải
● Hội đồng trọng tài tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp. Theo yêu cầu của
các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải thành, Hội
đồng trọng tài lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định công nhận hòa giải
thành.
● Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài
quyết định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
● Nếu các bên không tham dự họp giải quyết vụ tranh chấp mà không có lý do
chính đáng, Hội đồng Trọng tài vẫn có thể quyết định tiếp tục phiên họp và công
bố Quyết định Trọng tài.
e. Tài quyết

52
● Trường hợp không hòa giải hoặc không hòa giải thành, Hội đồng Trọng tài ra
Phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp giải
quyết tranh chấp cuối cùng.
● Hội đồng Trọng tài gửi Phán quyết trọng tài tới Trung tâm ngay sau ngày lập.
Trung tâm gửi ngay tới các bên bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Phán
quyết trọng tài.
● Quyết định Trọng tài được công bố sẽ có giá trị chung thẩm và ràng buộc đối
với các Bên
f. Bốn bước tiếp theo thường là thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng và phù
hợp với tập quán về trình tự trọng tài.
4. Chi phí trọng tài
● Chi phí để trả thù lao cho các Trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp;
● Chi phí hành chính của Trung tâm liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp;
● Chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên giải quyết
vụ tranh chấp được quy định tại Văn bản hướng dẫn của Trung tâm có hiệu lực
tại thời điểm lập dự tính chi phí; chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của
Hội đồng Trọng tài;
● Chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia.
● Hội đồng Trọng tài phân bổ phí trọng tài, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
● Hội đồng Trọng tài có quyền quyết định một bên phải trả toàn bộ hoặc một phần
chi phí pháp lý hoặc chi phí hợp lý khác của bên kia.
5. Luật dùng để xét xử
● Hoặc được hai bên thỏa thuận quy định trước
● Hoặc do Ủy ban trọng tài lựa chọn
● Hoặc được chọn căn cứ vào địa điểm trọng tài, nếu các bên không thảo thuận
trước.
6. Chấp hành tài quyết
Nên thỏa thuận quy định trước việc chấp hành tài quyết
• Hoặc dẫn chiếu tới Công ước New York 1985 về việc “Công nhận cưỡng chế chấp
hành tài quyết của nước ngoài",
• Hoặc dẫn chiếu đến quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài được lựa chọn.

53
XII. Điều khoản về vận tải
Điều khoản về vận tải cần quy định:
● Quy định về tiêu chuẩn con tàu (hay phương tiện trên chặng vận tải chính) chở
hàng.
● Quy định về mức độ bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ.
● Quy định về thời điểm bắt đầu tính thời gian bốc dỡ.
● Quy định về điều kiện để tổng đạt “Thông báo sẵn sàng bốc dỡ" như:
⇒ WIBON (Whether in berth or not): Dù ở cầu cảng hay chưa.
⇒ WIPON (Whether in port or not): Dù ở cảng hay chưa.
⇒ WIFPON (Whether in free pratique or not): Dù đã được tự do tiếp xúc
với bờ hay chưa.
⇒ WICCON (Whether in custom's or not): Dù đã thông quan hay chưa.
⇒ After dropping anchor at berth (sau khi đã hạ neo ở cầu cảng)
⇒ Waiting time for berth not to count (không tính thời gian đợi cầu)
⇒ Quy định về thưởng (despatch money) và phạt (demurrage) bốc dỡ
Các quy định khác. Ví dụ: Điều khoản cấm chuyển bán; Điều khoản về
quyền lựa chọn (lựa chọn dung sai; lựa chọn cảng đi; cảng đến,...); Điều khoản
chế tài; Điều khoản quy định trình tự thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng; Điều
khoản về cấm chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ hợp đồng cho bên thứ ba,
nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên ký hợp đồng còn lại,...

54
C. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị Kinh doanh Thương mại Quốc tế - TS. Nguyễn Thị Liên
Hương - TS. Nguyễn Quang Huy. 2023
2. Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3. Luật Thương mại Việt Nam 2005
4. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207451
5. https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hop-dong-xuat-nhap-khau.html
6. http://funnyfood.vn/vn/Blog/Kien-thuc-Xuat-Nhap-khau/DIEU-KHOAN-
TEN-HANG-VA-CHAT-LUONG-TRONG-HOP-DONG-TMQT.aspx
7. https://www.simex.edu.vn/dieu-khoan-ten-hang-cua-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te.html
8. https://kienthucxuatnhapkhau.com/dieu-khoan-ten-hang-va-luong-trong-
hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te.html
9. http://haikhanh.com/bai-viet/hop-dong-xuat-nhap-khau-hang-hoa
10. https://vantainamsao.vn/tong-quan-hop-dong-ngoai-thuong-va-cac-dieu-
khoan/
11. https://kienthucxuatnhapkhau.com/dieu-khoan-gia-ca-trong-hop-dong-
ngoai-thuong.html
12. https://www.simex.edu.vn/dieu-khoan-gia-ca-price-trong-hop-dong-mua-
ban-hang-hoa-quoc-te.html
13. https://luatduonggia.vn/mau-hop-dong-xuat-khau-hop-dong-nhap-khau-
moi-nhat/
14. https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hop-dong-ngoai-thuong.html
15. https://htpldn.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-
tin.aspx?ItemID=1911&l=Nghiencuutraodoi
16. https://adk-lawyers.com/vi/so-sanh-giua-trong-tai-quy-che-va-trong-tai-
vu-viec
17. https://www.viac.vn/quy-tac-trong-tai.html#post-27
18. https://www.viac.vn/quy-tac-trong-tai.html#post-37
19. https://luatminhkhue.vn/tom-tat-quy-trinh-to-tung-trong-tai-thuong-mai-
viac.aspx

55
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIẸN ĐÀ O TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯ ƠN
̂ ̣ G CAO VÀ POHE

~~~~~~*~~~~~~
NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

CHỦ ĐỀ: INCOTERMS 2020


VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

Giảng viên: TS. Đặng Thị Thuý Hồng


Thực hiện: Nhóm 3
Lớp chuyên ngành: POHE Quản trị kinh doanh thương mại K63

SINH VIÊN MÃ SINH VIÊN

Võ Tuấn Thanh 11219796

Nguyễn Thuỳ Dung 11219673

Đỗ Phương Thảo 11219797

Nguyễn Thị Minh Châu 11219666

Nguyễn Hương Giang 11211782

Vương Thị An Phương 11214917

Nguyễn Hà Châu Nhi 11219764

HÀ NỘI - 2024
MỤC LỤC

I. INCOTERMS .................................................................................................... 4
1. Khái quát chung về Incoterms ..................................................................... 4
1.1. Incoterms là gì? ...................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm sử dụng Incoterms ................................................................. 5
1.3. Vai trò của Incoterms ............................................................................. 5
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms .................................. 6
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ INCOTERMS 2020.....................................12
1. Khái quát về Incoterms ............................................................................12
2. Nội dung cơ bản của Incoterms 2020 ..........................................................13
2.1. EXW - Ex Works - Giao hàng tại xưởng..............................................13
2.2. FCA - Free Carrier – Giao cho người chuyên chở ..............................14
2.3. FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu .......................................17
2.4. FOB - Free On Board (....named port of shipment) - Giao lên tàu (...
cảng bốc hàng quy định). .............................................................................19
2.5. CFR - Cost and Freight (....named port of destination) - Tiền hàng và
cước (... cảng đến quy định) .........................................................................21
2.6. CIF - Cost, Insurance and Freight (...named port of destination) -
Tiền hàng, bảo hiểm .....................................................................................23
2.7. CPT-Carriage paid to-Cước phí trả tới ...............................................24
2.8. CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới ...27
2.9. DPU - Deliver at place unloaded ( Giao hàng tại điểm dỡ hàng) ........30
2.10. DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đến ..................................32
2.11. DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩu .....34
III. ÁP DỤNG INCOTERM 2020 VÀO KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ.........................................................................................................................36
1. Những thay đổi của Incoterm 2020 so với 2010 .........................................36
1.1. Điều kiện DAT đổi thành DPU .............................................................36
1.2. Mở rộng điều kiện FCA ........................................................................36
1.3. Các điều khoản Free Carrier (FCA), Delivered at Place ( DAP), DPU,
Delivered duty paid ( DDP) được mở rộng thêm ........................................36
1.4. Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP .......................37
1.5. Bổ sung quy định về bảo mật thông tin ................................................37
1.6. Sửa đổi về việc phân chia chi phí ..........................................................37
1.7. Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua
trong mỗi điều kiện ......................................................................................37
2. Áp dụng Incoterms 2020 vào hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế 38
2.1. Một số lưu ý khi áp dụng Incoterms 2020 ............................................38
2.2. Lựa chọn sử dụng các điều kiện trong Incoterms 2020 .......................38
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ......................................40
1. Khái niệm ..................................................................................................40
2. Các phương thức thanh toán quốc tế .......................................................41
2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) ................................................42
2.2. Phương Thức Nhờ Thu (Collection) .....................................................45
2.3. Phương Thức Tài Khoản Mở (Open Account) ....................................51
a) Khái niệm và đặc điểm ................................................................................51
b) Quy trình thanh toán tài khoản nợ ............................................................51
c) Ưu điểm ........................................................................................................52
d) Rủi ro trong thanh toán: .............................................................................52
2.4 Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ (Documentary
Credit) ...........................................................................................................52
a) Khái niệm và cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ.......................................................................................................................52
b) Các loại thư tín dụng ...................................................................................53
c) Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: .........54
d) Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ ...................................................55
e) Sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thương mại
quốc tế ..............................................................................................................56
f) Ưu điểm ........................................................................................................58
g) Rủi ro trong thanh toán: .............................................................................58
V. TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC ...............................................................................59
NỘI DUNG

I. INCOTERMS

1. Khái quát chung về Incoterms


1.1. Incoterms là gì?
Trong quá trình phát triển, thương mại quốc tế đã dần hình thành những tập quán
thương mại. Nhưng ở mỗi khu vực, mỗi nước lại có những tập quán thương mại khác nhau.
Có nhiều trường hợp, các bên ký kết hợp đồng thương mại quốc tế không biết được những
tập quán thương mại của nước bên kia. Chính điều đó đã dẫn đến những hiểu lầm, những
vụ tranh chấp và kiện tụng, làm lãng phí thời gian và của cải của xã hội. Để giải quyết
những vấn đề này, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce)
tại Paris đã xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 một số quy tắc quốc tế để giải thích các
điều kiện thương mại trong cuốn "Các điều kiện thương mại quốc tế" (Incoterms -
International commercial terms). Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung sáu
lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020 nhằm làm cho các quy
tắc đó luôn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế hiện hành.

Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích
các điều kiện thương mại quốc tế. Các điều kiện thương mại quốc tế được viết tắt bằng ba
chữ cái thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán hàng
hoá.

Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều
kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia nghĩa
vụ và, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua:
 Về nghĩa vụ: Người bán, người mua phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nào.
Ví dụ: ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa hay mua bảo hiểm, ai
sẽ thực hiện thông quan xuất khẩu.
 Về rủi ro: Khi nào và tại địa điểm nào thì người bán chuyển rủi ro với hàng hóa sang
cho người mua.
 Về chi phí: Bên nào phải trả các chi phí nào, ví dụ chi phí vận tải quốc tế, chi phí
đóng gói hàng hóa, bốc dỡ hàng,...

Các điều kiện Incoterms mô tả sự phân chia các phần trên bằng 10 tiểu mục được
đánh số bằng chữ cái A, B và số từ 1 đến 10 ở sau. Các mục A mô tả nghĩa vụ, rủi ro và
chi phí người bán chịu, các mục B mô tả nghĩa vụ, rủi ro và chi phí người mua chịu.
1.2. Đặc điểm sử dụng Incoterms
Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi
nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó
mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia
hợp đồng.

Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản
trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào
để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên.

Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao
hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào
người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn
đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp dỡ hàng hoá, lưu kho, lưu bãi
thì tuỳ theo vào thoả thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng,
tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán.

Thứ tư, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc
vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện
cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa
trong hợp đồng mua bán.

Thứ năm, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua
đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu
quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều
khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng
luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng,
kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó.

Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào
(đường không, đường biển, đường bộ,...), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan,...)
Incoterms có những nhóm điều kiện tương ứng.

1.3. Vai trò của Incoterms


Từ khi Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản Incoterms vào năm 1936, văn bản này
thường xuyên được cập nhật nhằm theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế. Ủy ban
thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC, được sự hợp tác của các thành viên trên khắp thế
giới và trong tất cả các ngành buôn bán, đảm bảo rằng Incoterms sẽ đáp ứng được yêu cầu
kinh doanh ở mọi nơi. Bên cạnh đó, mỗi lần xuất bản một bộ Incoterms mới, ICC luôn cho
ra tài liệu "Hướng dẫn sử dụng Incoterms" kèm theo, điều này làm cho việc hiểu và sử
dụng chúng được dễ dàng hơn.
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, Incoterms có một số vai
trò như sau:

Thứ nhất, Incoterms hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế
Incoterms cung cấp được một hệ thống trọn vẹn các quy tắc quốc tế để giải thích
các điều kiện thương mại được sử dụng rộng rãi nhất trong ngoại thương nhằm tránh được
sự thiếu nhất quán trong việc giải thích những điều kiện này ở các nước khác nhau hoặc ít
nhất có thể giảm một mức đáng kể, chính vì vậy, Incoterms được áp dụng phổ biến trên
khắp thế giới.

Thứ hai, Incoterms là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận, vận tài hàng hóa ngoại
thương. Incoterms đã đưa ra những quy tắc giải thích nhiều điều kiện thích hợp cho nhiều
phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau về trách nhiệm, chi phí và
rủi ro giữa người bán và người mua. Vì vậy, các bên có nhiều sự lựa chọn khác nhau sao
cho phù hợp nhất với khả năng của mình và tình hình thị trường. Chính vì vậy, Incoterms
là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương.

Thứ ba, Incoterms là phương tiện đẩy nhanh tốc độ đàm phán trong tất cả các quy
tắc Incoterms, nghĩa vụ của các bên được trình bày trong 10 điều, mỗi điều phản ánh nghĩa
vụ của người bán và nghĩa vụ tương ứng của người mua về cùng một vấn đề. Mặt khác,
các thuật ngữ cũng như nội dung của Incoterms khi được soạn thảo, đều cố gắng tạo được
sự nhất quán trong tất cả các điều kiện, tạo được sự phù hợp với Công ước của Liên hiệp
quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 và các tài liệu khác của Phòng
Thương mại Quốc tế như UCP 600. Nhờ vậy, việc áp dụng Incoterms trở nên dễ dàng hơn,
điều này khiến Incoterms trở thành phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán,
xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương và là cơ
sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa.

Thư tư, Incoterms là căn cứ pháp lý để thực hiện giải quyết tranh chấp việc dẫn
chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế xác định một cách rõ ràng nghĩa
vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh
từ hợp đồng giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, vì vậy, Incoterms là căn cứ pháp
lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người bán và
người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms


Incoterms được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 và cho đến nay đã được sửa
đổi, bổ sung tám lần. Các phiên bản không phủ nhận lẫn nhau, do đó sự cập nhật Incoterms
thường xuyên nhằm bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Tuy vậy, tùy
thuộc vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của từng vùng, địa điểm giao dịch mà
người ta có thể lựa chọn phiên bản cập nhật hay các phiên bản khác cũ hơn để áp dụng.
Cho đến nay, hầu như các phiên bản cũ không còn được sử dụng nữa, mà chỉ dùng các
phiên bản năm 2000, 2010 và gần đây nhất là 2020. Chính vì vậy, việc hiểu rõ chi tiết từng
phiên bản, những thay đổi giữa các phiên bản là rất cần thiết cho người mua và người bán.

Incoterms 1936
Incoterms 1936 gồm 7 điều kiện (EXW, FCA, FOR/FOT, FAS, FOB, C&F, CIF).
Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ
và đường thủy. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và
sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng.

Incoterms 1953
Incoterms 1953 gồm 9 điều kiện, chúng bắt đầu từ nghĩa vụ tối thiểu của người bán,
khi người mua phải nhận ngay tại cơ sở của người bán (EXW - Ex works) và kết thúc bằng
hai điều kiện theo đó, người bán đảm trách việc giao hàng đến đất nước người mua (Ex
ship và Ex Quay).

Incoterms 1967
Incoterms 1967 được bổ sung thêm hai điều kiện: DAF “giao tại biên giới" và DDP
“giao tại đích đã trả thuế". DAF là giao hàng tại biên giới của nước người mua và chủ yếu
dùng trong các trường hợp hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt và đường bộ, DDP
có thể dùng cho mọi phương thức vận tải và quy định người bán phải có nghĩa vụ giao
hàng đến tại cơ sở người mua sau khi đã đóng thuếthuc nhập khẩu.

Incoterms 1976
Incoterms 1976 ra đời khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng
trở nên quan trọng, nên trong Incoterms này có thêm điều kiện FOB airport, được đưa ra
trên cơ sở điều kiện FOB cùng với một số đặc điểm riêng để phù hợp với quá trình vận
chuyển hàng không.

Incoterms 1980
Incoterms 1980 có 14 điều kiện:
 Ex works - giao tại xưởng
 Free carrier (named point) - giao cho người vận tải
 FOR/FOT - Free on rail/free on truck - giao tại toa hay ga đường sắt
 FOB airport - giao tại sân bay
 FAS - Free alongside Ship - giao dọc mạn tàu
 FOB - Free on Board - giao lên tàu
 C&F - Cost and Freight - tiền hàng và cước phí
 CIF - Cost, Insurance and Freight - tiền hàng, phí bảo hiểm và cước vận tải
 Freight (carriage) paid to,... cước trả tới đích
 Freight (carriage) and insurance paid to,... tiền cước và phí bảo hiểm đã vận
tải
 Ex Ship - giao tại tàu, cảng đến quy định
 Ex Quay - giao trên cầu cảng, căng đến quy định
 Delivered at frontier - giao tại biên giới
 Delivered duty paid - giao tại đích đã nộp thuế.

Incoterms 1990
Vào năm 1990, Phòng Thương mại Quốc tế đã ban hành cuốn Incoterms 1990 trên
cơ sở sửa đổi, bổ sung Incoterms 1980, Incoterms 1990 có hiệu lực từ ngày 1/7/1990. Trong
Incoterms 1990 có 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia làm 4 nhóm (E, F, C, D):

Nhóm E: gồm 1 điều kiện:


 EXW - Ex works (... named place) - giao tại xưởng (... địa điểm quy định).
Nhóm F: gồm 3 điều kiện:
 FCA - Free Carrier (... named place) - giao cho người chuyên chờ (... địa
điểm quy định).
 FAS - Free Alongside Ship (...named port of shipment) - giao dọc mạn tàu
(... cảng bốc hàng quy định).
Nhóm C: gồm 4 điều kiện:
 CFR - Cost and Freight (... named port of destination) - tiền hàng và cước (...
cảng đến quy định).
 CIF - Cost, Incoterms and Freight (..named port of destination) - tiền hàng,
bảo hiểm và nước (... cảng đến quy định).
 CPT - Carriage Paid To ... (...named place of destination) - Cước phí trả tới...
(... nơi đến quy định).
 CIP - Carriage and Incoterms Paid To ... (... named place of destination) -
cước phí và bảo hiểm trả tới... (nơi đến quy định).
Nhóm D: gồm 5 điều kiện:
 DAF - Delivered Ex Ship (... named place) - giao tại biên giới (... địa điểm
quy định).
 DES - Delivered Ex Ship (...name port of destination) - giao tại tàu (...cảng
đến quy định)
 DEO - Delivered Ex Quay (...named port or destination) - giao tại cầu cảng
(...cảng đến quy định)
 DDU - Delivered Duty Unpaid (...named place of destination) - giao chưa
nộp thuế (... nơi đến quy định)
 DDP - Delivered Duty Paid (...named place of destination) - giao đã nộp thuế
(... nơi đến quy định).

Đặc điểm chung của từng nhóm:


 Nhóm E: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới
quyền định đoạt của người mua ngay tại cơ sở của người bán/ tại điểm quy
định.
 Nhóm F: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho người
chuyên chở, người mua chỉ định, tại địa điểm đi.
 Nhóm C: người bán phải thuê phương tiện vận tải, trả cước vận tải (trong
điều kiện CIF và CIP còn mua bảo hiểm) đề đưa hàng tới địa điểm đến quy
định, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hư hỏng, hoặc những chi phí phát
sinh sau khi đã giao hàng cho người vận tải tại địa điểm đi.
 Nhóm D: Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro cần thiết để đưa hàng tới
nơi đến.

Trong từng điều kiện của Incoterms 1990, những nghĩa vụ của các bên được tập hợp
lại dưới 10 tiêu đề, mỗi tiêu đề nêu lên nghĩa vụ của người bán và nghĩa vụ tương ứng của
người mua, cụ thể:

A. Nghĩa vụ của người bán


A1. Cung cấp hàng theo đúng yêu cầu
A2. Giấy phép, cho phép và thủ tục
A3. Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
A4. Giao hàng
A5. Chuyến rủi ro
A6. Phân chia phí tổn
A7. Thông báo cho người mua
A8. Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện
tử tương đương
A9. Kiểm tra - bao bì đóng gói - ký mã hiệu
A10. Nghĩa vụ khác.

B. Nghĩa vụ của người mua


B1. Trả tiền hàng
B2. Giấy phép, cho phép và thủ tục
B3. Hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm
B4. Nhận hàng
B5. Chuyển rủi ro
B6. Phân chia phí tổn
B7. Thông báo cho người bán
B8. Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc thông điệp điện
tử tương đương
B9. Giám định hàng hóa
B10. Nghĩa vụ khác.

Để tiện theo dõi Incoterms 1990, ta có thể lập các bảng phân nhóm sau:
Nhóm E: Nơi đi EXW

Nhóm F: Người bán chưa trả tiền vận chuyển chính FCA, FAS, FOB

Nhóm C: Người bán đã trả tiền vận chuyển chính CFR, CIF, CPT, CIP
Nhóm D: Nơi đến DAF, DES, DEQ, DDU, DDP
Bảng 1: Phân chia theo nhóm E, F, C, D

Bất cứ phương thức vận tải nào, kể cả đa EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU,
phương thức DDP
Vận chuyển bằng máy bay FCA

Vận chuyển bằng đường sắt FCA

Vận chuyển bằng đường biển, đường thuỷ nội FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ
địa
Bảng 2: Phân loại theo phương thức vận tải

Incoterms 2000
Tháng 9 năm 1999, ICC đã cho xuất bản cuốn Incoterms 2000 trên cơ sở sửa đổi,
bổ sung Incoterms 1990. Incoterms 2000 không thay đổi nhiều so với Incoterms 1990, vẫn
giữ nguyên 13 điều kiện với tên gọi và ký hiệu như Incoterms 1990, vẫn chia làm 4 nhóm
(E, F, C, D) và đặc điểm các nhóm như cũ. Bên cạnh đó Incoterms 2000 có một số khác
biệt so với Incoterms trước. Những khác biệt quan trọng nhất giữa Incoterms 2000 và
Incoterms 1990 là:
 Quy định trong điều kiện FAQ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
(trước đây là nghĩa vụ của người mua).
 Quy định rõ nghĩa vụ bốc dỡ hàng trong điều kiện FCA.
 Quy định trong điều kiện DEQ người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu
(trước đây là nghĩa vụ của người bán).
Thêm vào đó, các từ ngữ trong Incoterms 2000 có thay đổi một đôi chỗ cho chính
xác, nhất quán và dễ hiểu hơn so với các Incoterms trước đây.

Incoterms 2010
Incoterms 2010 ra đời năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Incoterms 2010
là công cụ chủ yếu trong giao dịch quốc tế được ra đời năm 2010 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2011. Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện: 1 điều kiện nhóm E (EXW), 3 điều kiện
nhóm F (FCA, FAS, FOB), 4 điều kiện nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP) và 3 điều kiện nhóm
D (DAT, DAP, DDP) với một số thay đổi đáng chú ý so với Incoterms 1990 gồm có:
 Bỏ 4 điều khoản cũ (DAF, DES, DEQ, và DDU) và đưa vào 2 điều khoản
mới (DAP - Delivered at Place và DAT - Delivered at Terminal).
 Tạo ra hai loại Incoterms là các quy tắc áp dụng cho bất cứ phương tiện vận
tải nào và các quy tắc áp dụng cho vận tải đường biểến và đường thủy nội
địa.
 Chính thức thừa nhận rằng những quy tắc này có thể sử dụng cả trong thương
mại quốc tế và thương mại nội địa nếu phù hợp. Điều khoản EXW được nói
rõ là chỉ phù hợp cho thương mại nội địa.
 Nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng "các phương tiện ghi chép điện tử có giá
trị tương đương”, nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán
thương mại.
 Sửa đổi điều khoản bảo hiểm để phản ánh những thay đổi đối với các điều
khoản bảo hiểm chuẩn.
 Phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ
để lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên quan
đến an ninh.
 Trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được phân bổ rõ
ràng.
 Bao gồm nghĩa vụ "mua" hàng hóa để phản ánh những thông lệ hiện nay
trong mua bán hàng theo dây chuyền (mua bán hàng đã được xếp lên tàu- có
nghĩa là hàng đã ở trên boong tàu).

Incoterms 2010 giới thiệu hai điều kiện giao hàng mới: DAP (giao hàng đến nơi
được chỉ định) và DAT (giao hàng đến điểm cuối cùng). Các điều kiện giao hàng được gọi
là nhóm D trong Incoterm 2000 được bỏ hoàn toàn, trừ điều kiện DDP (giao hàng tất cả
các loại thuế đã được thanh toán).

Danh sách các điều kiện giao hàng mới của Incoterm 2010 gồm 11 điều kiện giao
hàng, chia thành hai nhóm điều kiện, trong đó nhóm 1 gồm 7 điều kiện áp dụng cho vận
tải đa phương tiện (EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP) và nhóm 2 gồm 4 điều kiện
áp dụng cho vận tải đường biển (FAS, FOB, CFR, CIF).

Incoterms 2020
Incoterms 2020 chính thức được Phòng Thương Mại Quốc tế ICC đưa ra vào cuối
năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Incoterms 2020 gồm 11 điều kiện theo thứ
tự như sau: EXW, FCA, CPT, CIP, FAS, FOB, CFR/CNF/C+F/C&F, CIF, DAP, DPU và
DDP cùng những thay đổi chính như sau:
 Điều kiện DAT (Delivered at Terminal) đổi thành DPU (Delivered at place
Unloaded)
 Điều kiện FCA được bổ sung việc phát hành vận đơn từ người vận tải nhận
hàng đầu tiên. Đây được coi là một trong những sự thay đổi đáng kể nhất ở
bản Incoterms mới này.
 So với Incoterms 2010 mức bảo hiểm bắt buộc với quy tắc CIP chỉ là mức C
- mức thấp nhất thì hiện tại ở bản 2020, Phòng Thương mại Quốc tế đã quy
định nâng mức bảo hiểm cho hàng hóa lên mức A là mức cao nhất cho hàng
hóa.
 Các điều khoản: Free Carrier (FCA), Delivered at Place (DAP), Delivered at
Place Unloaded (DPU) và Delivered Duty Paid (DDP), được mở rộng thêm
là việc bên vận chuyển hàng hóa không nhất thiết phải là bên thứ ba, mà có
thể được vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của một trong hai bên mua
và bán.
 Đối với bản Incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật
thông tin để tăng mức độ bảo vệ lợi ích của các bên tham gia. Các bên tham
gia sẽ phải bảo mật các thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan
đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
 Phân chia chi phí giữa hai bên được trình bày một cách tập trung hơn, không
dàn trải như các phiên bản cũ.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ INCOTERMS 2020

1. Khái quát về Incoterms

Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ
sung và phát hành phiên bản mới Incoterms 2020. Incoterms 2020 được soạn thảo, sửa
đổi, bổ sung và phát hành phiên bản mới Incoterm 2020. Incoterms 2020 là một bộ các
điều khoản thương mại quốc tế được xuất bản lần thứ 8 bởi Phòng Thương mại Quốc tế
(ICC), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Incoterms 2020 quy định những quy tắc
có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt
động thương mại quốc tế.
2. Nội dung cơ bản của Incoterms 2020
Incoterms 2020 gồm 11 điều kiện theo thứ tự: EXW, FCA, CPT, CIP, FAS, FOB,
CFR/CNF/C+F/C&F, CIF, DAP, DPU và DDP. Mỗi một điều kiện sẽ bao gồm 10 nghĩa
vụ của người mua và người bán, được chia làm 2 nhóm A/B. A là nghĩa vụ của người bán
và B là nghĩa vụ của người mua, cụ thể như sau:
A1/B1: Nghĩa vụ chung
A2/B2: Giao/nhận hàng
A3/B3: Chuyển giao rủi ro
A4/B4: Vận tải
A5/B5: Bảo hiểm
A6/B6: Chứng từ giao nhận hàng hoá
A7/B7: Thủ tục xuất khẩu/nhập khẩu
A8/B8: Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu
A9/B9: Phân chia chi phí
A10/B10: Nghĩa vụ về việc thông báo cho bên còn lại

2.1. EXW - Ex Works - Giao hàng tại xưởng


Điều kiện EXW có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền
định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định (ví dụ:
xưởng, nhà máy, kho tàng…) hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và
chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận.

Nghĩa vụ của người mua và người bán

Người bán Người mua


 Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng (xí  Nhận hàng tại xưởng của Người bán.
nghiệp, kho, cửa hàng..) phù hợp với  Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi
phương tiện vận tải sẽ sử dụng. nhận hàng tại xưởng của người bán.
 Khi người mua đã nhận hàng thì người  Mua bảo hiểm hàng hóa.
bán hết mọi trách nhiệm.  Làm thủ và chịu chi phí thông quan và
 Chuyển giao cho người mua hóa đơn thuế xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu.
thương mại và chứng từ hàng hóa có  Thu xếp và trả chi phí xếp hàng lên
liên quan. phương tiện vận tải

Chi phí của người mua và người bán:

Người bán Người mua


 Các chi phí kiểm tra hàng hóa( kiểm  Mọi chi phí liên quan đến nhập khẩu,
tra chất lượng, cân đo, đếm số lượng xuất khẩu, quá cảnh hàng hóa,…
hàng)  Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa từ
 Bất kì chi phí phát sinh nào liên quan khi hàng được giao theo như điều
đến sự hư hỏng của hàng hóa trước khi khoản hợp đồng
được giao hàng  Thông quan hải quan, thuế và các loại
 Đóng gói và dán nhãn hàng hóa phí khác
 Chi phí đưa hàng hóa đến điểm giao  Bất kì loại phí phát sinh nào khi không
hàng đã định nếu điểm đó không thuộc kịp nhận hàng
kho của người mua  Ngoài ra người mua phải hoàn trả cho
người bán tất cả chi phí và lệ phí mà
người bán đã trả trong việc hỗ trợ
người mua để có thể đưa hàng hóa
được tới địa điểm cuối cùng.

Ví dụ: Khi bạn muốn bán một món hàng mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về
lô hàng đó từ việc xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê
tàu,...thì điều kiện nhóm E với những đặc điểm trên rất phù hợp với mong muốn của bạn.

2.2. FCA - Free Carrier – Giao cho người chuyên chở


Điều kiện FCA (viết tắt cho thuật ngữ tiếng Anh “Free Carrier" dịch ra tiếng Việt
là “Giao cho người chuyên chở") có nghĩa là người bán, sau khi làm xong các thủ tục
thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, tại địa
điểm quy định.
Với FCA Incoterms 2020 (Free Carrier) thì người bán phải giao hàng hóa cùng các
chứng từ liên quan đã được nêu đến trong hợp đồng cho người mua. Có 2 địa điểm
chuyển giao được quy định:
 Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được chuyển giao
sau khi đã được xếp đầy đủ lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy
hàng.
 Nếu địa điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được
giao sau khi đã được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc người
khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi
giao hàng và sẵn sàng để dỡ xuống.

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Người bán phải giao hàng hóa kèm hóa - Trả tiền hàng theo hóa đơn
Nghĩa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa; thương mại lô hàng
vụ - Chịu mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa - Thuê phương tiện vận tải chuyên
cho đến khi hoàn thành việc đặt hàng tại chở quốc tế, thông báo với người
địa điểm và thời gian đã thỏa thuận; bán thông tin về con tàu và thời
- Người bán không có nghĩa vụ ký kết và gian nhận hàng
chi trả cho hợp đồng vận chuyển. Tuy - Nếu người bán yêu cầu, lấy giúp
nhiên, nếu người mua yêu cầu, người người bán các giấy tờ cần thiết
bán phải cung cấp mọi tài liệu/thông tin phục vụ ,cho việc xuất khẩu, do
cần thiết để người mua ký kết hợp đồng người bán chịu chi phí
vận chuyển với hãng vận chuyển; - Thông quan nhập khẩu
- Người bán phải kí kết hợp đồng vận tải
nếu có thỏa thuận trong hợp đồng;
- Người bán không có nghĩa vụ mua bảo
hiểm cho lô hàng, nhưng có trách nhiệm
hỗ trợ bên mua nếu yêu cầu người mua
mua bảo hiểm;
- Bằng chứng giao hàng và chứng từ vận
chuyển nếu người bán ký kết hợp đồng
vận chuyển;
- Làm thủ tục hải quan và chịu chi phí
thông quan xuất khẩu (giấy phép, bảo
mật, kiểm hóa, vv). Hỗ trợ người mua
thông quan nhập khẩu;
- Người bán phải kiểm soát số lượng,
nhãn hiệu, trọng lượng và đóng gói
hàng hóa theo đúng quy chuẩn
- Thông báo cho người bán biết đã giao
hàng hay chưa giao cho người vận
chuyển.

Chi
phí - Thanh toán tiền hàng như đã
- Mọi chi phí phát sinh trước khi giao thỏa thuận trong hợp đồng;
hàng cho người mua tại địa điểm và thời - Người mua nhận hàng vào
gian đã thỏa thuận trong hợp đồng; đúng thời gian và địa điểm đã
- Phí bằng chứng xác nhận đã giao hàng; thỏa thuận;
- Chi phí để làm thủ tục xin giấy phép - Chịu mọi rủi ro về hàng hóa kể
xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận từ thời điểm hàng hóa được
khác; giao hoặc kết thúc thời gian
- Thuế và phí xuất khẩu; thỏa thuận giao hàng;
- Phí phát sinh do các rào cản về thuế - Nếu người vận chuyển không
quan hoặc phi thuế quan; nhận hàng hoặc người mua
- Phí chuẩn bị và chuyển phát các chứng không chỉ định người vận
từ cho người mua chuyển, thì rủi ro thuộc về
- Tất cả các chi phí kiểm soát hàng hóa người mua;
như kiểm tra chất lượng, cân đong đo - Ký kết và chịu mọi chi phí cho
đếm; hợp đồng vận chuyển. Nếu hợp
- Phí đóng gói và dán nhãn hàng hóa đồng có điều khoản “người bán
- Chi phí vận chuyển hàng đến địa điểm ký kết hợp đồng vận chuyển”
thỏa thuận nếu địa điểm đó không là thì người mua không chịu trách
kho của người bán; nhiệm cho việc này;
- Chi phí xếp hàng hóa lên phương tiện - Người mua không có nghĩa vụ
vận tải của người mua nếu địa điểm giao phải mua bảo hiểm hàng hóa;
hàng là tại kho người bán.
- Kiểm tra, xác nhận các bằng
chứng về việc giao hàng.
Người mua phải hướng dẫn
người vận chuyển phát hành
chứng từ nếu có thỏa thuận
trong hợp đồng;
- Hỗ trợ thông quan xuất khẩu.
Làm thủ tục thông quan nhập
khẩu;
- Chỉ định người vận chuyển,
phương thức vận chuyển, thời
gian và địa điểm nhận hàng cụ
thể;
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa
nếu cần thiết.
 Về việc chuyển giao hàng hóa

FCA Incoterms 2020 có hai điểm chuyển giao:

1. Địa điểm đầu tiên là một điểm nằm trong sự quản lý của người bán như nhà kho,
nhà máy…Việc chuyển giao được coi như hoàn tất khi hàng hóa được chuyển cho
người chuyên chở mà người mua chỉ định
2. Địa điểm thứ hai là một địa điểm nằm ngoài sự quản lý của người bán như cảng
biển, cảng hàng không…Trong các trường hợp này, việc chuyển giao hàng hóa
được coi như hoàn tất khi người chuyển chở được người mua chỉ định đã bốc dỡ
hàng lên phương tiện vận tải của mình.
 Về bảo hiểm hàng hoá trong FCA Incoterms 2020

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy
nhiên,người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi
phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.
Ví dụ: Một công ty bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ
sở sản xuất của ty đó ở Kỳ Anh. Để giao hàng ở cơ sở Kỳ Anh, công ty này phải thuê xe
nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến.
Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Hà
Lan, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến,
người mua phải tự chịu trách nhiệm. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng
nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.

2.3. FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu


Điều kiện FAS là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc theo mạn tàu tại
cảng bốc hàng quy định. Nghĩa là người mua phải chịu tất cả mọi chi phí và rủi ro về mất
mát hoặc hư hại đối với hàng hóa kể từ thời điểm đó.
 Người bán có trách nhiệm đặt hàng hóa dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng (loading
port) vào thời điểm do người mua yêu cầu, và từ đó trở đi, người mua sẽ chịu trách
nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả chi phí, rủi ro và thời gian giao
hàng. Trong trường hợp này, mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa chuyển giao từ người
bán sang người mua sẽ được chuyển sang người mua từ thời điểm hàng được đặt
dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng.
 FAS thường được sử dụng cho các loại hàng quá khổ không thể cho vào được
container

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Giao hàng dọc mạn tàu chuyên chở được - Trả tiền hàng theo hóa đơn
Nghĩa chỉ định kèm theo hóa đơn thương mại và thương mại lô hàng
vụ các chứng từ khác được quy định trong hợp - Thuê phương tiện vận tải
đồng. chuyên chở quốc tế, thông
- Thông báo trước cho người bán về thời báo với người bán thông tin
gian có thể giao hàng về con tàu và thời gian nhận
- Thông báo cho người mua biết hàng đã hàng
được giao dọc mạng tàu, hoặc thông báo - Nếu người bán yêu cầu, lấy
cho người mua biết hàng hóa đã được giúp người bán các giấy tờ
chuẩn bị xong, trong thời gian quy định cần thiết phục vụ ,cho việc
hoặc thời gian hợp lý, làm các thủ tục xuất xuất khẩu, do người bán
khẩu.. chịu chi phí
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu. - Thông quan nhập khẩu
- Thông quan xuất khẩu
- Người mua không cần mua bảo hiểm
nhưng nếu người mua yêu cầu các thông tin
cần thiết để mua BH thì ng mua cần phải
chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các
thông tin này cho người mua
Chi
phí
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu: thuế XK, xin - Chi phí tiền hàng trả cho
giấy phép XK, các chi phí xảy ra nếu phát người bán
sinh các vấn đề liên quan đến giấy phép - Chi phí làm thủ tục nhập
- Chi phí thông báo cho người bán biết hàng khẩu
hóa đã được giao theo như hợp đồng - Chi phí thuê phương tiện
- Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa đến khi chuyên chở hàng hóa
hàng hóa được giao tại cảng, dọc mạn tàu. - Tất cả chi phí phát sinh nếu
- Các chi phí đảm bảo cho việc hàng hóa không làm tròn nghĩa vụ
được kiểm soát về số lượng, chất lượng, kẻ hợp đồng.
ký mã hiệu.

 Về việc chuyển giao hàng hóa: Hoàn thành khi người bán đưa được hàng đến đặt
dọc mạn tàu được chỉ định hoặc mua hàng có điều kiện tương tự
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ

Ví dụ: Ở điều kiện này trách nhiệm người bán cao hơn ở điều kiện FCA, nghĩa là không
giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê
phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.

2.4. FOB - Free On Board (....named port of shipment) - Giao lên tàu (... cảng bốc
hàng quy định).
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định
 Người mua phải chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa
khi hàng đã đươc̣ giao xong lên tàu ta ̣i cảng bố c qui đinh.
̣
 Nên sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa
 Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi hàng hóa đã nằm an
toàn trên tàu.
Lưu ý: Nếu dùng FOB mà giao hàng cho người chuyên chở trước khi lên tàu thì người bán
sẽ vẫn phải chịu rủi ro cho hàng hóa cho tới khi hàng hóa được đặt lên tàu.

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Vận chuyển hàng hóa lên trên tàu tại - Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro,
Nghĩa cảng đi do 2 bên đã quy định trong mất mát, hỏng hóc sau khi hàng
vụ hợp đồng và chịu mọi rủi ro liên quan được đưa lên tàu
- Làm thủ tục xuất khẩu - Chịu mọi chi phí thuê phương
- Chịu mọi rủi ro, mất mát, hỏng hóc tiện vận tải và làm thủ tục nhập
trước khi hàng được đưa lên tàu khẩu
- Thông báo người mua hàng đã được - Thông báo người bán về địa
đưa lên tàu điểm, con tàu nhận hàng và thời
- Giao các chứng từ được quy định gian sẵn sàng nhận hàng
trong hợp đồng cho người mua

Chi - Thuê phương tiện vận tải


phí - Chi phí làm thủ tục xuất, nhập khẩu chuyên chở hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng và đưa - Các chi phí làm thủ tục nhập
lên tàu khẩu hàng hóa ở các nước thứ 3
- Các chi phí phát sinh nếu xảy ra mất nếu cần
mát, hỏng hóc trước khi hàng được - Các chi phí phát sinh nếu xảy ra
đưa lên tàu mất mát, hỏng hóc sau khi hàng
được đưa an toàn lên tàu
- Chi phí tiền hàng trả cho người
bán

 Về việc chuyển giao hàng hóa: Hàng hóa được coi là chuyển giao khi được người
bán đặt an toàn lên trên tàu tại cảng do người mua chỉ định vào thời gian hai bên đã
thống nhất
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ
Ví dụ: Ở điều kiện FOB, trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là
chịu trách nhiệm xếp hàng lên tàu thay vì chỉ là giao hàng đến mạn tàu như ở điều kiện
FAS.

2.5. CFR - Cost and Freight (....named port of destination) - Tiền hàng và cước (...
cảng đến quy định)
 Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng
 Người bán phải chịu mọi chi phí có liên quan đến giấy phép, thuế và thông quan
xuất khẩu.
 CFR áp dụng cho vận tải biển hoặc đường thủy nội địa.
 Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua
khi hàng hóa đã an toàn trên tàu.
 Người bán phải chịu chi phí để đưa hàng đến cảng đích ( thuê tàu chở hàng)
 Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa
 Cảng đi: Nơi rủi ro hư hỏng và mất mát đối với hàng hóa được chuyển từ người
bán sang người mua tuy nhiên người bán lại phải chịu các chi phí vận tải đến cảng
đích.

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Giao hàng an toàn lên phương - Nhận hàng theo như thời gian đã thỏa
Nghĩa tiện vận tải thuận
vụ - Thuê tàu vận chuyển hàng hóa - Làm thủ tục hải quan NK hàng hóa
- Kiểm soát chất lượng, SL, - Thông báo người bán về địa điểm nhận
trọng lượng trước khi giao hàng hàng và thời gian sẵn sàng nhận hàng
- Đóng gói đúng cách
- Gửi chứng từ vận tải gốc và
bản điện tử đến cảng đích cho
người mua
- Chịu mọi chi phí và rủi ro để
cung cấp thông tin cho người
mua mua bảo hiểm hàng hóa.

Chi
phí - Các chi phí liên quan đến - Chi phí thủ tục nhập khẩu
việc đưa hàng tới cảng, bốc - Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận
hàng lên phương tiện chuyên chuyển về kho
chở - Chi phí Local charges tại cảng đích trừ
- Các chi phí thủ tục XK hàng những chi phí mà người bán đã trả cho
hóa bên vận tải
- Chi phí thuê phương tiện vận - Chi phí phát sinh do người mua không
tải chở hàng đến cảng đích kịp, không thông báo chính xác cho
- Chi phí vận tải qua các nước người bán về thời điểm và địa điểm
quá cảnh theo hợp đồng vận nhận hàng
tải - Chi phí phát sinh về thủ tục hải quan
- Chi phí kiểm soát chất nếu có tại các nước quá cảnh
lượng, cân nặng, số lượng - Chi phí kiểm tra hàng hóa trước khi XK
hàng hóa trước khi đưa lên trừ khi các thủ tục này của cơ quan có
tàu. thẩm quyền nước XK
 Về việc chuyển giao hàng hóa: Hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán
đưa được hàng lên tàu vận tải được chỉ định trong mua hàng có điều kiện tương tự
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa.
Ví dụ: Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn
chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

2.6. CIF - Cost, Insurance and Freight (...named port of destination) - Tiền hàng,
bảo hiểm
Người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng
 Rủi ro, mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi
hàng hóa đã an toàn trên tàu.
 Người bán phải chịu chi phí để đưa hàng đến cảng đích ( thuê tàu chuyên chở
hàng)
 Người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa
 Sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Giao hàng an toàn lên phương - Nhận hàng theo như thời gian đã thỏa
Nghĩa tiện vận tải thuận
vụ - Thuê tàu vận chuyển hàng hóa - Làm thủ tục hải quan NK hàng hóa
- Kiểm soát chất lượng, SL, trọng - Thông báo người bán về địa điểm nhận
lượng trước khi giao hàng hàng và thời gian sẵn sàng nhận hàng
- Đóng gói đúng cách
- Gửi chứng từ vận tải gốc và bản
điện tử đến cảng đích cho người
mua
- Chịu mọi chi phí và rủi ro để cung
cấp thông tin cho người mua mua
bảo hiểm hàng hóa.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở
mức thấp nhất
Chi phí
- Các chi phí thủ tục XK hàng hóa
- Chi phí thuê phương tiện vận Chi phí thủ tục nhập khẩu
tải chở hàng đến cảng đích Chi phí làm hàng tại cảng đích và vận
- Chi phí vận tải qua các nước chuyển về kho
quá cảnh theo hợp đồng vận tải Chi phí Local charges tại cảng đích trừ
- Chi phí kiểm soát chất lượng, những chi phí mà người bán đã trả cho bên
cân nặng, số lượng hàng hóa vận tải
trước khi đưa lên tàu. CP phát sinh do người mua không kịp,
- Chi phí mua bảo hiểm cho hàng không thông báo chính xác cho người bán
hóa về thời điểm và địa điểm nhận hàng
- Các chi phí liên quan đến việc CP phát sinh về thủ tục hải quan nếu có tại
đưa hàng tới cảng, bốc hàng lên các nước quá cảnh
phương tiện chuyên chở CP kiểm tra hàng hóa trước khi XK trừ khi
các thủ tục này của cơ quan có thẩm quyền
nước XK

Về việc chuyển giao hàng hóa: Chuyển giao hàng hóa được coi là hoàn thành khi người
bán đưa được hàng lên tàu vận tải được chỉ định hoặc mua hàng có điều kiện tương tự
 Về bảo hiểm hàng hóa: Người bán phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho quyền lợi của
người mua nếu quá trình hàng đi từ cảng đi tới cảng chính gặp mất mát, hư hỏng.

Ví dụ: Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu
dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiểm cho
hàng. Như vậy CIF giống CFR ngoài việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua
bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R)

2.7. CPT-Carriage paid to-Cước phí trả tới

Điều kiện CPT có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính
người bán chỉ định, người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa
hàng hoá tới nơi quy định. Điều này có nghĩa người mua phải tự chịu mọi rủi ro và các
phí tổn phát sinh sau khi hàng được giao như trên
Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)
dung
 Cung cấp hóa đơn thương  Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và
Nghĩa mại và các giấy tờ khác tổn thất xảy ra với hàng hóa từ khi
vụ theo hợp đồng. hàng được giao cho bên vận tải đầu
 Chịu trách nhiệm vận tiên.
chuyển hàng hóa an toàn  Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
tới giao cho bên vận tải đầu  Làm các thủ tục hải quan để nhập
tiên tại địa điểm đã định khẩu hàng hóa.
vào thời gian đã thỏa  Thông báo cho người bán chính
thuận. xác về địa điểm nhận hàng thuộc
 Thuê và làm hợp đồng vận cảng đích và thời gian nhận hàng.
tải để đưa được hàng hóa
đến cảng đích theo các
tuyến thông thường thuận
tiện nhất.
 Đóng gói đúng cách để bảo
đảm an toàn cho hàng hóa
trong suốt quá trình vận
chuyển.
 Làm thủ tục xuất khẩu,
cung cấp các thông tin và
chứng từ để người mua làm
thủ tục nhập khẩu.
 Thông báo cho người mua
về việc giao hàng cho bên
vận tải và cung cấp bằng
chứng về việc đã giao hàng
an toàn cho bên vận tải.
 Không bắt buộc mua bảo
hiểm cho hàng hóa nhưng
cần cung cấp đầy đủ thông
tin cho người mua để
người mua mua bảo hiểm.

Chi
phí

 Chi phí làm thủ tục xuất  Các chi phí liên quan đến hàng
khẩu hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ
 Các chi phí liên quan đến tục xuất khẩu do bên bán chịu và
việc đưa hàng tới và giao các chi phí đã có trong hợp đồng
cho bên vận tải đầu tiên vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên
 Các chi phí đưa hàng đến nhận hàng.
cảng đích theo hợp đồng  Chi phí làm hàng tại cảng đích và
vận tải đã ký kết vận chuyển về kho
 Chi phí chuyển các chứng  Chi phí Local charges tại cảng đích
từ cho người mua trừ những chi phí mà người bán đã
 Chi phí vận tải qua các trả cho bên vận tải
nước quá cảnh theo hợp  Chi phí phát sinh do người mua
đồng vận tải không kịp hay không thông báo
chính xác cho người bán về thời
điểm và địa điểm nhận hàng.
 Các chi phí liên quan đến kiểm tra
hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ
khi các thủ tục này là của cơ quan
có thẩm quyền nước xuất khẩu
 Về việc chuyển giao hàng hóa: Với điều kiện CPT Incoterms 2020, việc chuyển
giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán giao hàng cho bên vận
tải đầu tiên.
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm hàng hóa
trong CPT Incoterms 2020. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu, người bán phải chịu
rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần phục vụ cho việc mua bảo
hiểm hàng hóa.

CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán
chỉ định).
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận
chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định

Ví dụ: Một công ty ở Việt Nam bán hàng hóa cho một công ty ở Hoa Kỳ. Hai bên thỏa
thuận sử dụng điều kiện CPT. Theo đó, công ty Việt Nam sẽ giao hàng cho người chuyên
chở do công ty Hoa Kỳ chỉ định tại cảng biển Hải Phòng, Việt Nam. Người mua chịu mọi
chi phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên
chở.

2.8. CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới

Điều kiện CIP có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở do họ chỉ
định, người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới các phí tổn phát sinh
thêm sau khi hàng hoá đã được giao như trên. Tuy nhiên theo điều kiện CIP người bán còn
phải mua bảo hiểm để bảo vệ người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối
với hàng hoá trong quá trình chuyên chở.

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
 Cung cấp hóa đơn thương  Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và
Nghĩa mại và các giấy tờ khác tổn thất xảy ra với hàng hóa từ khi
vụ theo hợp đồng. hàng được giao cho bên vận tải đầu
 Chịu trách nhiệm vận tiên.
chuyển hàng hóa an toàn  Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
tới giao cho bên vận tải đầu  Làm các thủ tục hải quan để nhập
tiên tại địa điểm đã định khẩu hàng hóa.
vào thời gian đã thỏa  Thông báo cho người bán chính
thuận. xác về địa điểm nhận hàng thuộc
 Thuê và làm hợp đồng vận cảng đích và thời gian nhận hàng.
tải để đưa được hàng hóa  Không có nghĩa vụ phải làm hợp
đến cảng đích theo các đồng vận tải hay hợp đồng bảo
tuyến thông thường thuận hiểm.
tiện nhất.
 Đóng gói đúng cách để bảo
đảm an toàn cho hàng hóa
trong suốt quá trình vận
chuyển.
 Làm thủ tục xuất khẩu,
cung cấp các thông tin và
chứng từ để người mua làm
thủ tục nhập khẩu.
 Thông báo cho người mua
về việc giao hàng cho bên
vận tải và cung cấp bằng
chứng về việc đã giao hàng
an toàn cho bên vận tải.
 Mua bảo hiểm hàng hóa
theo mức cao nhất là mức
A.
Chi
phí

 Các chi phí liên quan đến  Các chi phí liên quan đến hàng
việc đưa hàng tới và giao hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ
cho bên vận tải đầu tiên tục xuất khẩu do bên bán chịu và
 Các chi phí đưa hàng đến các chi phí đã có trong hợp đồng
cảng đích theo hợp đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên
vận tải đã kí kết nhận hàng.
 Các chi phí làm thủ tục  Chi phí làm hàng tại cảng đích và
xuất khẩu vận chuyển về kho
 Chi phí chuyển các chứng
từ cho người mua
 Chi phí vận tải qua các  Chi phí Local charges tại cảng đích
nước quá cảnh theo hợp trừ những chi phí mà người bán đã
đồng vận tải trả cho bên vận tải
 Chi phí mua bảo hiểm ở  Chi phí phát sinh do người mua
điều kiện A là điều kiện có không kịp hay không thông báo
mức bảo hiểm cao nhất cho chính xác cho người bán về thời
hàng hóa điểm và địa điểm nhận hàng.
 Các chi phí liên quan đến kiểm tra
hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ
khi các thủ tục này là của cơ quan
có thẩm quyền nước xuất khẩu

 Về việc chuyển giao hàng hóa: Với CIP Incoterms 2020, việc chuyển giao rủi ro
hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán giao hàng cho bên vận tải đầu tiên.

 Về bảo hiểm hàng hóa: Với CIP Incoterms 2020, người bán phải mua bảo hiểm
cho hàng hóa ở mức cao nhất là mức A. So với Incoterms 2010 chỉ là mức C mức
thấp nhất thì hiện tại ở bản 2020 ICC đã quy định nâng mức bảo hiểm cho hàng hóa
lên mức A là mức cao nhất.
 Ví dụ: Một công ty ở Nhật Bản sản xuất đồ điện tử muốn xuất khẩu hàng sang
Đức. Họ sử dụng điều kiện CIP và lựa chọn cảng Hamburg làm điểm đến. Theo
thỏa thuận, công ty Nhật Bản sẽ thực hiện:
 Giao hàng cho người chuyên chở do công ty nhập khẩu Đức chọn tại cảng
Yokohama, Nhật Bản.
 Chịu chi phí vận chuyển đến cảng Hamburg.
 Mua bảo hiểm hàng hóa theo mức tối thiểu 110% giá trị hợp đồng (theo yêu
cầu của Incoterms 2020).
 Cung cấp chứng từ bảo hiểm và các tài liệu vận chuyển cần thiết cho bên mua.
CIP = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng
do người bán chỉ định)
= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
Lưu ý:
 Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.
 Trách nhiệm người bán tăng dần CFR → CIF→ CPT→ CIP
 CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy
 CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương
thức
Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trong bất kỳ điều
kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các
điều khoản bổ sung.

2.9. DPU - Deliver at place unloaded ( Giao hàng tại điểm dỡ hàng)
Giao hàng tại địa điểm dỡ hàng có nghĩa là người bán chuyển giao hàng hóa sang
cho người mua khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải và được đặt dưới quyền định
đoạt của người mua ở địa điểm đích nhắc đến trong hợp đồng DPU có nghĩa là người bán
giao hàng cho người mua và chuyển giao rủi ro về hàng hóa cho người mua ngay khi
hàng hóa được dỡ xuống từ phương tiện vận tải chở đến và đặt dưới quyền định đoạt của
người mua tại địa điểm đến được chỉ định.

 Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí chuyển từ người bán sang người mua khi hàng
hóa được dỡ xuống từ phương tiện vận chuyển tại điểm đến được ghi trong hợp
đồng hoặc tại một điểm đến đã thỏa thuận từ trước và bàn giao cho người mua.
Điều kiện DPU là điều kiện duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng tại nơi giao hàng.
Tức là địa điểm hoặc điểm giao hàng và điểm đến có nghĩa là cùng một địa điểm.

 So với DAT, về cơ bản thì hai điều này giống nhau, nhưng ICC muốn nhấn mạnh
và nói rõ ra vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một địa điểm đã định trước
(ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ,...), nghĩa là phải chịu trách nhiệm hạ
hàng từ phương tiện vận tải xuống dưới "mặt đất" của điểm đích đã định. Điều này
mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng, ga tàu nào đó), điểm giao
hàng có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.

 Bất kỳ phương tiện vận tải nào đều có thể sử dụng trong nhóm điều kiện giao hàng
DPU. Có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức vận tải trong DPU Incoterms
2020, người bán nên đảm bảo có thể tổ chức dỡ hàng tại địa điểm đã nêu. Người
bán hàng chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để đưa hàng tới
điểm đến được chỉ định và dỡ xuống. Nếu người bán không muốn chịu rủi ro và
chi phí dỡ hàng, không nên dùng DPU mà sử dụng DAP thay thế mọi chi phí phát
sinh trước điểm giao hàng do người bán chịu và mọi chi phí sau điểm giao hàng do
người mua.
Nội dung Người bán (Seller) Người mua (Buyer)
- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương
Nghĩa vụ được hàng đến điểm đích quy định mại lô hàng
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm - Thông báo cho người bán về thời
đếm hàng gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
- Làm thủ tục thông quan xuất khẩu - Làm thủ tục NK cho lô hàng
và đóng thuế phí xuất khẩu (nếu có). - Nhận hàng tại địa điểm và thời gian
- Giao hàng kèm theo hóa đơn như hợp đồng
thương mại và các chứng từ khác - Vận chuyển hàng hóa từ điểm chỉ
được quy định trong hợp đồng tại địa định đến kho người mua bằng
điểm và thời gian đã quy định phương tiện vận tải nội địa (trong
- Dỡ hàng hóa khỏi phương tiện vận trường hợp điểm chỉ định giao hàng
tải nội địa. và kho của người mua là 2 địa điểm
- Thuê phương tiện vận tải quốc tế khác nhau)
(tàu biển, máy bay). - Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải
- Bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua và nhập
quốc tế tại cảng chỉ định thuộc nước kho.
người bán theo quy định. - Người mua không cần mua bảo
- Vận chuyển hàng hóa và dỡ hàng hiểm những nếu người bán yêu cầu
xuống địa điểm được chỉ định tại các thông tin cần thiết để mua BH thì
nước người mua. ng mua cần phải chịu rủi ro và chi phí
- Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi để cung cấp được các thông tin
hàng hóa được giao nafycho ng bán
Chi phí - Người bán chịu toàn bộ chi phí - Chi phí làm thủ tục NK: thuế NK,
liên quan đến hàng hóa và vận xin giấy phép NK, các CP khác nếu
chuyển hàng hóa cho tới khi phát sinh vấn đề liên quan đến giấy
chúng được dỡ xuống khỏi phép.
phương tiện vận tải nội địa để - Trả tiền hàng cho người bán
giao cho người mua. - Chịu toàn bộ chi phí kể từ khi nhận
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu hàng tại điểm chỉ định về kho của
- Mọi chi phí liên quan đến vận mình.
chuyển hàng hóa cho tới khi giao
hàng trừ các chi phí do người bán
chịu như các chi phí làm thủ tục
nhập khẩu.
- Chi phí dỡ hàng xuống điểm giao
hàng
- Các chi phí giao chứng từ cho
người mua

Điểm Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi hàng hóa được
chuyển đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đến chỉ định thuộc
giao rủi nước người mua.
ro

 Về việc chuyển giao hàng hóa: được coi là hoàn thành khi người bán đưa được
hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào thời gian đã thỏa thuận,
đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ mua BH hàng hóa trong DPU
Incoterms 2020.

2.10. DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đến


Điều kiện DAP có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá được đặt dưới quyền
định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Trong
đó, người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hoá đến nơi chỉ định chính vì vậy các
bên quy định càng rõ ràng càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa thuận và người bán
nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
 Ký kết hợp đồng vận tải  Trả tiền hàng theo hóa đơn thương
Nghĩa để đưa được hàng đến mại của lô hàng.
vụ điểm đích quy định.  Thông báo cho người bán về thời
 Đóng gói và kẻ ký mã gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng.
hiệu, kiểm đếm hàng.  Làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng.
 Làm thủ tục xuất khẩu  Nhận hàng tại địa điểm và thời gian
hàng hóa. như hợp đồng.
 Giao hàng kèm theo hóa  Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa
đơn thương mại và các từ khi nhận hàng.
chứng từ khác được quy  Người mua không cần mua bảo
định trong hợp đồng tại hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu
địa điểm và thời gian đã cầu các thông tin cần thiết để mua
quy định. bảo hiểm thì người mua cần phải
 Chịu mọi rủi ro và chi chịu rủi ro và chi phí để cung cấp
phí đến khi hàng hóa được các thông thi này cho người
được giao. bán.

Chi  Chi phí làm thủ tục xuất  Chi phí làm thủ tục nhập khẩu: thuế
phí khẩu nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu,
 Mọi chi phí liên quan đến các chi phí khác nếu phát sinh vấn đề
vận chuyển hàng hóa cho liên quan đến giấy phép.
tới khi giao hàng trừ các  Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa
chi phí do người bán chịu kể từ khi nhận hàng.
như là các chi phí làm thủ  Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này
tục nhập khẩu chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà
 Chi phí dỡ hàng nếu nó người bán kí kết.
nằm trong hợp đồng vận  Chi phí dỡ hàng nếu chưa nằm trong
tải hợp đồng vận tải người bán kí
 Các chi phí giao chứng từ
cho người mua.

Về việc chuyển giao hàng hóa: Với điều kiện DAP Incoterms 2020, việc chuyển giao
hàng hóa được coi là hoàn thành khi người bán đưa được hàng đến tại điểm giao hàng đã
quy định vào thời gian đã thỏa thuận, sẵn sàng để dỡ xuống từ phương tiện vận tải. Người
mua sẽ lo việc dỡ hàng và chịu trách nhiệm từ đó.
Về Bảo hiểm hàng hóa trong DAP Incoterms 2020: Không bên nào có nghĩa vụ phải
mua bảo hiểm hàng hóa theo điều kiện DAP Incoterms 2020.
2.11. DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
DDP (Delivered Duty Paid) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua tại địa
điểm đến quy định, hàng đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ khỏi
phương tiện vận tải chở đến.

Ví dụ về DDP Incoterms
Trong hợp đồng thương mại có điều kiện giao hàng là DDP Incoterms. Nên công thức
chung đối với điều kiện giao hàng này là: DDP + Điểm đích giao hàng.
Ví dụ: DDP 123 Dien Bien Phu, Binh Thanh, Ho Chi Minh, Vietnam – Incoterms® 2010.

Đặc điểm:
 Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến
quy định
 Thực hiện nghĩa vụ: trách nhiệm và các rủi ro về việc làm thủ tục hải quan và trả
phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác liên quan đến việc nhập khẩu
ở ước hàng đến
 Mọi khoản thuế GTGT hay các loại thuế khác phải nộp do người bán chịu, trừ phi
có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
 Người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã đc đưa tới
địa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua,
đã thông quan NK, sẵn sàng để dỡ xuống.
 Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa hàng đến địa điểm giao hàng trong hợp
đồng kể cả thông quan hải quan ở đầu nhập khẩu

Nội Người bán (Seller) Người mua (Buyer)


dung
- Ký kết hợp đồng vận tải để đưa - Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại lô
Nghĩa được hàng đến điểm đích quy hàng
vụ định - Thông báo cho người bán về thời gian, địa
- Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, điểm sẵn sàng nhận hàng.
kiểm đếm hàng - Làm thủ tục NK cho lô hàng
- Làm thủ tục xuất khẩu - Nhận hàng tại địa điểm và thời gian như
- Làm thủ tục nhập khẩu hợp đồng
- Giao hàng kèm theo hóa đơn -Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết
thương mại và các chứng từ khác phục vụ cho việc làm thủ tục hải quan.
được quy định trong hợp đồng tại - Chịu mọi trách nhiệm với hàng hóa từ khi
địa điểm và thời gian đã quy định nhận hàng.
- Chịu mọi rủi ro liên quan đến - Người mua không cần mua bảo hiểm
mất mát hay hư hỏng hàng hóa những nếu người bán yêu cầu các thông tin
trước khi hàng được đặt an toàn cần thiết để mua BH thì ng mua cần phải
trong sự kiểm soát của người chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các
mua. thông tin này cho người bán
→ DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa
của người bán

Chi
phí - Chi phí làm thủ tục xuất khẩu - Chi phí tiền hàng
- Chi phí liên quan đến việc - Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ
chuyển các chứng từ vận tải khi nhận hàng từ người mua;
đến cảng đích; - Chịu các chi phí liên quan cho những mất
- Chi phí liên quan đến thuê mát hay hư hỏng sau khi hàng hóa đã đến
phương tiện vận tải chở hàng cảng đích an toàn;
đến cảng đích;; - Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này
- Chi phí liên quan đến kiểm chưa nằm trong hợp đồng vận tải mà người
soát chất lượng, số lượng, cân bán ký kết.
nặng, hàng hóa trước khi đưa - Chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm
hàng lên tàu; trong hợp đồng vận tải mà người bán kí kết.
- Chi phí dỡ hàng xuống điểm
giao hàng.

 Về việc chuyển giao hàng hóa: được coi là hoàn thành khi người bán đưa được
hàng đến điểm giao hàng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông quan NK, sẵn
sàng được dỡ xuống
 Về bảo hiểm hàng hóa: Không bên nào có nghĩa vụ mua BH hàng hóa trong DPU
Incoterms 2020.
Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm
khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP. Để phân biệt DAP và DDP, xem xét rủi ro
và chi phí thông quan nhập khẩu

 Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì
nên sử dụng DAP
 Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi
phí liên quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP

III. ÁP DỤNG INCOTERM 2020 VÀO KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Những thay đổi của Incoterm 2020 so với 2010


1.1. Điều kiện DAT đổi thành DPU
Điều khoản DAT: Delivered At Terminal – Giao hàng tại địa điểm cuối hành trình đã được
đổi tên thành DPU: Delivered at Place Unload – Giao hàng đã dỡ tại địa điểm đến.

Thay đổi tên này nhấn mạnh thực tế rằng việc giao hàng có thể xảy ra ở bất cứ đâu và
không nhất thiết chỉ tại một địa điểm cuối hành trình, mà còn tại bất kỳ địa điểm nào trên
nước nhập khẩu mà 2 bên đã thỏa thuận.

1.2. Mở rộng điều kiện FCA


Ước chừng 40% giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện sử dụng điều khoản
FCA. FCA linh hoạt về nơi giao hàng ( có thể là địa chỉ của người bán, nhà kho, cảng biển
hay cảng hàng không …) và có thể áp dụng đối với tất cả các phương thức vận tải, đặc biệt
rất phù hợp với vận tải đa phương thức.

Với Incoterms 2020, FCA có sự thay đổi. Theo đó, FCA sẽ mở rộng thành 2 điều
kiện: là dành cho vận tải đường bộ và dành cho vận tải đường biển.

Việc loại bỏ EXW( giao tại xưởng) và mở rộng việc sử dụng FCA tạo ra sự thay đổi
ý nghĩa bởi FCA giúp nhà xuất khẩu kiểm soát và hiểu rõ các nghĩa vụ và trách nghiệm
thông qua xuất khẩu. Người bán chịu trách nghiệm lớn hơn so với EXW và người mua
được bảo vệ nhiều hơn trong việc chuyển giao rủi ro.

Điều khoản bổ sung FCA Incoterm 2020 hiện nay nói rằng nếu các bên đã đồng ý,
người mua phải hướng dẫn người vận chuyển phát hành cho người bán, với chi phí và rủi
ro của người mua, chứng từ vận chuyển nêu rõ ràng hàng hóa đã được xếp lên tàu.

1.3. Các điều khoản Free Carrier (FCA), Delivered at Place ( DAP), DPU, Delivered
duty paid ( DDP) được mở rộng thêm
Là việc bên vận chuyển hàng hóa không nhất thiết phải là bên thứ 3, mà có thể được
vận chuyển bởi phương tiện vận chuyển của 1 trong 2 bên mua và bán.
1.4. Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP
Đối với điều khoản CIP: Carriage Insurance Paid – Phí vận chuyển và bảo hiểm đã
trả, mức độ bảo hiểm bắt buộc (trừ khi có quy định khác trong thỏa thuận) là điều khoản
bảo hiểm vận chuyển hàng hóa loại A, mức bảo hiểm cao hơn quy định trong Incoterms
2010 (mức bảo hiểm loại C)

Đối với điều khoản CIF: Cost, Insurance & Freight – người bán chỉ có nghĩa vụ mua
bảo hiểm theo hợp đồng với bảo hiểm tối thiểu, tương ứng với điều khoản loại C của điều
khoản bảo hiểm vận chuyển hàng hóa (IUA/LMA).

Sự khác biệt này với CIP là hợp lý trên cơ sở vì CIF thường được sử dụng cho vận
tải hàng hải số lượng lớn (nguyên liệu thô, khoáng sản…) có giá mỗi kg rất thấp và yêu
cầu bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm tối đa sẽ làm cho nó đắt hơn nhiều, gây bất lợi và giảm
lợi nhuận của người bán. Trong cả hai trường hợp, giống như trong Incoterms CIP. Các
bên có thể đồng ý mua bảo hiểm có phạm vi rộng hơn (Loại A) nếu việc thanh toán tiền
bán được thực hiện bằng thư tín dụng.

1.5. Bổ sung quy định về bảo mật thông tin


Bản Incoterms 2020 được bổ sung thêm các quy định về bảo mật thông tin để tăng
mức độ bảo vệ lợi ích của các bên tham gia.
Các bên tham gia sẽ phải bảo mật các thông tin về hàng hóa, giá cả, các thông tin liên quan
đến thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
1.6. Sửa đổi về việc phân chia chi phí
Tất cả các chi phí hiện được liệt kê trong phần ‘Phân bổ chi phí cho mỗi điều khoản,
để tránh nhầm lẫn.
Chi phí là một vấn đề lớn trong Incoterms 2010. Các hãng vận tải thường thay đổi
cấu trúc giá của họ để đối phó với các tiện ích bổ sung. Các phần A9 trong hướng dẫn điều
khoản Incoterms hiện tập hợp các chi phí lại với mục đích chính là nêu rõ các chi phí cho
mỗi bên.

1.7. Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong mỗi
điều kiện
Incoterms 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1,A2 … B1,B2 để chỉ nghĩa vụ của người
bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi, theo hướng những
nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước.
Ngoài ra Incoterms 2020 làm đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các
cụm từ khó hiểu để những người với tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính cũng có thể dễ
dàng hiểu đúng các điều kiện Incoterms.
2. Áp dụng Incoterms 2020 vào hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế
2.1. Một số lưu ý khi áp dụng Incoterms 2020
Chỉ nên áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng
mua bán trong nước.
Chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình và không áp dụng cho hợp
đồng mua bán hàng hóa phi vật chất.
Incoterm là sản phẩm của phòng thương mại quốc tế ICC, là quy phạm không mang
tính bắt buộc mà mang tính khuyên nhủ nên không mặc nhiên áp dụng. Nếu muốn áp dụng
thì cần thỏa thuận với đối tác và ghi nhận vào hợp đồng.
Muốn dẫn chiếu các điều kiện trong Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng
hóa. Các bên muốn áp dụng các điều kiện vào trong hợp đồng mua bán thì phải làm rõ điều
đó trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ như:
“[Điều kiện Incoterms được chọn] [Cảng đích hoặc địa điểm đích] Incoterms 2020”
DAP No 123, ABC street, Importland Incoterms 2020
Ngoài phạm vi điều chỉnh của Incoterms, người mua và người bán cần phải thỏa
thuận những vấn đề khác trong hợp đồng ngoại thương như : chuyển quyền sở hữu hàng
hóa, số lượng và chất lượng hàng hóa, các trường hợp bất khả kháng, …
Hàng hóa chuyên chở bằng container, không lấy lan can tàu làm địa điểm phân chia
rủi ro thì nên thay điều kiện FOB bằng FCA , điều kiện CFR bằng CPT, điều kiện CIF bằng
CIP.
Không nên sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong
hoạt động buôn bán có tính chất địa phương hay khu vực. Nếu có sử dụng những điều kiện
có sự thay đổi do tập quán buôn bán thì phải thỏa thuận những điểm đã thay đổi khác đi so
với quy định Incoterms vào trong hợp đồng mua bán.
Quy định địa điểm hoặc cảng càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ tránh được rủi
ro cho người mua cũng như tránh được sự hiểu nhầm hoặc tranh chấp có thể xảy ra.

2.2. Lựa chọn sử dụng các điều kiện trong Incoterms 2020
Để lựa chọn điều kiện thương mại người ta cần chú ý tới các yếu tố sau : Tình hình
thị trường, giá cả, khả năng thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, khả năng làm thủ tục
thông quan xuất- nhập khẩu, các quy định và hướng dẫn của Nhà nước,...
Tiềm lực của các bên mua, bên bán, tập quán thương mại và loại hàng là những yếu
tố quyết định các vấn đề sau :
 Người bán có nên từ chối thực hiện nghĩa vụ bổ sung hay không ?
 Người bán sẵn sàng làm gì nhiều hơn là chuẩn bị đủ hàng cho người mua ngay tại
cơ sở của mình ?
 Vị thế của người mua có cho phép họ đòi hỏi người bán nhận các nghĩa vụ mở rộng
hay không ?
 Người bán có thể thực hiện các nghĩa vụ bổ sung được hay không? và đặc biệt là họ
có thể ra giá có tính cạnh tranh hơn khi mở rộng các nghĩa vụ của họ ?
 Có cần sử dụng các điều kiện vận tải biển FAS,FOB,CFR hoặc CIF khi hàng hóa
được người mua dự định bán lại trước khi tới đích không ?
Đối với nghĩa vụ giao hàng, rủi ro và chi phí trong Incoterms 2020
 Nghĩa vụ giao hàng
Địa điểm hay cảng được chỉ định sẽ được nhắc tới ngay sau 3 chữ cái viết tắt của
điều kiện Incoterms
Ví dụ : CIP Las Vegas hoặc CIF Los Angeles.
Tùy theo điều kiện nào trong Incoterms 2020 được chọn, địa điểm được chỉ định này sẽ
được xác định địa điểm hoặc cảng mà hàng hóa được xem như là được chuyển giao từ
người bán sang người mua hay là địa điểm hoặc cảng nơi người bán tổ chức vận chuyển
hàng hóa đến điểm đó. Hoặc có thể là cả 2 trường hợp các điều kiện nhóm D.
Mục A2 sẽ xác định địa điểm hoặc cảng chuyển giao hàng hóa. Địa điểm hoặc cảng
đó sẽ gần người bán nhất trong các điều kiện EXW và FCA và gần người mua nhất trong
các điều kiện DAP, DPU, DDP.
 Rủi ro
Địa điểm hoặc cảng được chỉ định được nhắc tới ở tiểu mục A xác định cho ta biết
nơi mà rủi ro chuyển giao từ người bán sang người mua theo tiểu mục A3. Địa điểm hoặc
cảng mà tại đó người bán cung cấp hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng và theo mục A1 để
chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa sang cho người mua.
Từ điểm giao này thì tất cả mất mát hoặc hư hỏng xảy ra với hàng hóa thì người
mua phải chịu.
 Chi phí
Địa điểm hoặc cảng được nhắc tới ở mục A2 đồng thời sẽ là địa điểm chính mà theo mục
A9 là nơi phân chia chi phí giữa người bán và người mua.

Các điều kiện Incoterms 2020 và vận tải


Với điều kiện nhóm F và C, giao hàng cho người chuyên chở do người bán chỉ định
hoặc đặt hàng lên phương tiện chuyên chở do mình thuê thì các địa điểm thực hiện nghĩa
vụ này sẽ là nơi hàng hóa được coi là chuyển giao từ người bán sang người mua.
Trong vận tải hàng hóa cần xác định rõ người vận chuyển là ai và sẽ thực hiện khâu
vận chuyển nào nếu có nhiều hơn 1 người vận chuyển. Phương thức vận chuyển như là
đường bộ, sắt, hàng không và biển. Tất nhiên có thể thuê 1 nhà chuyên chở xử lý hàng hóa
từ đầu đến cuối thì sẽ không vấn đề gì phát sinh.
Nếu không thể làm thế hàng hóa có thể trải qua 1 vài chặng như vận chuyển bằng đường
sắt từ kho của người bán đến cảng biển rồi hàng lại được chuyển sang cho chủ tàu thì như
vậy sẽ có nhiều hơn 1 bên thực hiện việc vận chuyển hàng hóa.
Nếu hợp đồng áp dụng điều kiện FCA tại 1 điểm nằm ngoài cơ sở của người bán và
người bán thuê dịch vụ vận chuyển bằng tàu hỏa tới địa điểm giao hàng đã thỏa thuận trong
hợp đồng thì rủi ro sẽ không được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho bên vận tải mà
sẽ chuyển giao tại địa điểm và thời gian đã định như trong hợp đồng.
Với các điều kiện nhóm C thì vị trí hàng được chuyển giao sẽ phức tạp hơn nhiều
và đôi khi sẽ cần giải quyết theo nhiều hướng khác nhau tùy theo quy định về pháp lý của
khu vực.
Người mua hàng sẽ không biết gì về thỏa thuận hợp đồng giữa người bán và người
chuyên chở hoặc là giữa 2 người chuyên chở. Người mua hàng chỉ biết là hàng hóa đang
được vận chuyển đến cho mình.
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi dựa trên
cơ sở hoạt động thương mại và phi thương mại giữa các tổ chức; doanh nghiệp; cá nhân ở
nước này với các tổ chức; doanh nghiệp; cá nhân ở nước khác thông qua hệ thống ngân
hàng.
⇒ Điều kiện quan trọng nhất để xác định giao dịch nào là thanh toán quốc tế là chủ
thể giao dịch.
 Quy trình thanh toán và các bên tham gia:

Nghĩa là, người xuất khẩu sẽ làm việc với người nhập khẩu dựa trên hợp
đồng ngoại thương. Người nhập khẩu và người xuất khẩu sẽ làm việc với hai ngân
hàng của họ dựa trên mối quan hệ làm ăn giữa các ngân hàng và khách hàng của họ.
Hai ngân hàng sẽ làm việc với nhau bằng những hợp đồng, dịch vụ mà ngân hàng
đại lý cho nhau.

 Bộ chứng từ - tầm quan trọng của nó:


- Bộ chứng từ được ví như “sổ đỏ"
- Người nhập khẩu không thể lấy hàng nếu không có bộ chứng từ
- Người XK dùng bộ chứng từ trong thanh toán để kìm giữ lô hàng, tránh mất hàng

 Quy trình gửi bộ chứng từ từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu
 Vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế
- Nếu Bộ chứng từ gửi đi theo “Đường gửi trực tiếp” :
- Ngân hàng người nhập khẩu chỉ chuyển tiền giúp và thu phí chuyển tiền
- Ngân hàng người xuất khẩu chỉ nhận tiền giúp và thu phí nhận tiền

 Nếu Bộ chứng từ gửi đi theo “Đường gửi qua ngân hàng” :


- Ngân hàng người xuất khẩu sẽ khống chế giữ giúp người xuất khẩu Bộ chứng từ.
- Ngân hàng người nhập khẩu nhận giúp Bộ chứng từ cho người xuất khẩu cho đến
khi người nhập khẩu thanh toán tiền.
- Ngân hàng có vai trò giúp sức cho người xuất khẩu, nhập khẩu: cho mượn tiền, mượn
uy tín.

Phí ngân hàng sẽ rất cao, khi người xuất khẩu, nhập khẩu chọn phương án

thanh toán an toàn và ngược lại.
2. Các phương thức thanh toán quốc tế
1. Phương thức chuyển tiền T/T, M/T
2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: D/A, D/P
3. Phương thức tài khoản mở (Open Account)
4. Phương thức tín dụng chứng từ

Thông thường tham gia vào nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế gồm có 4 bên:

Người nhập khẩu – người chuyển tiền: Remitter.


Người xuất khẩu – người thụ hưởng: Beneficiary.
Ngân hàng của người nhập khẩu – ngân hàng chuyển: Remitting Bank.
Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý: Corresponding Bank.

Nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện theo trình tự sau:


- Người NK viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi đến NH phục vụ
mình đề nghị chuyển tiền cho người XK nước ngoài.
- NH chuyển tiền ra lệnh cho NH đại lý ở nước ngoài chuyển cho người nhận tiền và
gửi giấy báo nợ cho người NK.
- NH đại lý chuyển tiền cho người được hưởng và gửi giấy báo cho họ.
- Người XK giao hàng theo quy định của hợp đồng.
- Việc chuyển tiền được coi là hoàn tất khi NH đại lý hết số tiền cho người thụ hưởng.
Trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền sở hữu của người
chuyển tiền và người này có quyền hủy bỏ lệnh chuyển tiền, người thụ hưởng không
có quyền khiếu nại NH.

2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)


a. Khái niệm
Là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu ở một nơi nhất định cho
người xuất khẩu ở một nơi nhất định thông qua hình thức chuyển tiền do khách hàng yêu
cầu.
b. Các hình thức chuyển tiền (Remittance)
Thư chuyển tiền (Thư hối – M/T)
Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài dưới hình thức
viết thư để trả tiền cho người xuất khẩu.

Điện chuyển tiền (điện hối – T/T)


Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài dưới hình thức
điện báo để trả cho người xuất khẩu.

Có 2 cách thức:
Chuyển tiền trả sau: nhà NK chỉ giao tiền sau khi người XK giao hàng và bộ chứng
từ hàng hóa cho nhà NK. Phương thức này có thể gây một số bất lợi cho nhà XK. Bởi nhà
NK có thể nhận hàng rồi nhưng lại trả tiền chậm. Vì ngân hàng nhà NK chỉ đóng vai trung
gian trong chuyển tiền. Mà không có bất cứ trách nhiệm nào trong việc yêu cầu nhà nhập
khẩu nhanh chóng thanh toán.
Chuyển tiền trả trước: nhà NK lệnh chuyển tiền trước rồi nhà XK mới giao hàng
và bộ chứng từ. Phương thức này gây một số bất lợi cho nhà NK. Vì tiền đã giao rồi nhưng
nếu nhà XK chậm trễ trong giao hàng có thể gây thiệt hại cho nhà NK.
Do tính chất đơn giản. Không có sự rườm rà trong thủ tục và thời gian nhanh chóng
cũng như không có sự bắt buộc nhiều. Mà phụ thuộc vào thiện chí của hai bên XK và NK
là chính. Nên phương thức này chỉ thường dùng khi cả hai bên thực sự tín nhiệm lẫn nhau
và giá trị hợp đồng không lớn lắm.

c. Quy trình nghiệp vụ


Chuyển tiền trả trước : người nhập khẩu phải thanh toán trước khi giao hàng, với
mục đích đặt cọc để đảm bảo hợp đồng. (người bán)

Bước 1 : Người nhập khẩu đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho người xuất khẩu.
Bước 2 : Sau khi kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và số dư trên tài khoản ngân hàng, ngân hàng
chuyển tiền sẽ trích tiền từ tài khoản khách hàng và ghi nợ cho người nhập khẩu.
Bước 3 : Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước người xuất khẩu để
trả tiền cho người xuất khẩu.
Bước 4 : Ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
Bước 5 : Người xuất khẩu giao hàng và chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.

Chuyển tiền trả ngay và trả sau : được thực hiện khi người xuất khẩu đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng, người nhập khẩu đã nhận được hàng hóa và bộ chứng từ. (người mua)
Bước 1 : Sau khi hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết, người xuất khẩu giao hàng hóa,
chuyển giao chứng từ hàng hóa (hóa đơn, vận đơn và chứng từ liên quan) cho người nhập
khẩu.
Bước 2 : Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
Trong đó ghi rõ :
Tên và địa chỉ người xin chuyển
Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản
Số tiền xin chuyển
Lý do chuyển tiền
Tên và địa chỉ người nhận, số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản
Kèm các chứng từ liên quan: giấy phép…
Bước 3 : Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ thì ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu
để chuyển tiền cho người xuất khẩu, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người
nhập khẩu.
Bước 4 : Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để
trả tiền cho người xuất khẩu.
Bước 5 : Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu và ghi có và báo có cho người
xuất khẩu.

d. Ưu điểm và rủi ro
 Ưu điểm:
- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng.
- Tốc độ nhanh chóng (nếu thực hiện bằng T/T)
- Chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC
- Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC
- Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Vì họ không phải chịu
sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay, nếu sử dụng phương thức điện
chuyển tiền.
- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu. Vì nhận được tiền trước khi giao hàng
nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.
- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền.
Nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng.
- Trong phương thức chuyển tiền. Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán
theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.
 Rủi ro: không bình đẳng giữa 2 bên, không an toàn
Phương thức thanh toán này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vào
thiện chí của người mua. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất
khẩu không đảm bảo. Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua
bán đã có sự tin cậy; hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối
nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu; chi phí vận chuyển bảo hiểm;
bồi thường thiệt hại; hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch; chuyển vốn; chuyển lợi
nhuận đầu tư về nước…
Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất
khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào
tình trạng bị động.
Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho
nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

 Đối với phương thức chuyển tiền trả sau: Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu
nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền (do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu
thiện chí thanh toán) gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền
thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã có thể nhận được và
sử dụng hàng hóa rồi. Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất
khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất. Do đó, nhà
xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai
trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc nhà nhập khẩu
nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

 Đối với phương thức chuyển trả trước: Bất lợi cho nhà nhập khẩu vì đã chuyển
tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình
trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm
trễ giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.

e. Vận dụng
Phương thức chuyển tiền nên được áp dụng trong các trường hợp sau:
 Các bên có mối quan hệ tin cậy Khi thực hiện thanh toán thì đối với người nhập
khẩu phải đảm bảo đủ hồ sơ hợp pháp, đủ tiền để thanh toán
 Đối với người xuất khẩu sau khi giao hàng hóa xong đợi ngân hàng gửi giấy báo có
là đã thanh toán xong hợp đồng.

2.2. Phương Thức Nhờ Thu (Collection)


a. Khái niệm
Documentary collection (Nhờ thu kèm chứng từ) là phương thức thanh toán mà
chứng từ gửi nhờ thu bao gồm: Chứng từ thương mại kèm chứng từ tài chính hoặc chỉ
chứng từ thương mại. Ngân hàng nhờ thu chỉ cung cấp bộ chứng từ cho người mua sau khi
người mua đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thỏa mãn các điều kiện khác được
quy định trong phiếu thu.

Ví dụ nhờ thu kèm chứng từ:


Nhà xuất khẩu gạo Việt Nam xuất 50 tấn gạo sang Trung Quốc với giá trị đơn hàng
là 40.000 USD. Khi đó nhà xuất khẩu Việt Nam thông qua Ngân hàng A để thu tiền nhà
nhập khẩu Trung Quốc kèm theo bộ chứng từ.
Khi đó, sau khi nhận được chứng từ, nhà nhập khẩu Trung Quốc phải thanh toán
tiền hàng cho người bán qua ngân hàng tại nước mình để gửi tới ngân hàng A tại Việt Nam.

b. Các hình thức nhờ thu

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Người xuất khẩu chỉ giao hàng
hóa mà không chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu, sau đó lập hối
phiếu cùng với bộ chứng từ gửi đến ngân hàng để nhờ thu. Hai hình thức:
 Nếu người nhập khẩu phải thanh toán ngay mới nhận được bộ chứng từ (D/P –
Documentary Against Payment)
 Nếu người nhập khẩu chỉ cần ký nhận trả tiền vào hối phiếu sẽ nhận được bộ chứng
từ (D/A – Documentary Against Accept)

c. Phân tích cụ thể D/P và D/A

Phương thức thanh toán D/A: có nghĩa là nhà nhập khẩu được phép nhận bộ chứng
từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu.
Đối với phương thức D/A nhà nhập khẩu nhận được bộ chứng từ khi chấp nhận ký
giấy thanh toán tiền hàng trả sau (hối phiếu). Tức đối với D/A nhà nhập khẩu được phép
nợ tiền hàng, và được quyền thanh toán tiền hàng sau trong kỳ hạn ghi trong hợp đồng.
Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày
Phương thức thanh toán D/A rủi ro cao với nhà xuất khẩu vì theo D/A nhà nhập
khẩu có thể trả tiền bất cứ thời điểm nào mà họ muốn nên có thể sẽ thanh toán trễ hẹn hoặc
không trả.
Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương
mại:
• Chứng từ tài chính (Financial documents) là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các chứng từ
tương tự nhằm mục đích chi trả.
• Chứng từ thương mại (Commercial documents) là hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về
quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng
từ tài chính.

Một chứng từ phải có đầy đủ các thông tin sau đây:

• Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu bao gồm họ tên, địa chỉ bưu điện hay địa
chỉ SWIFT, số telex, số điện thoại, fax và số tham chiếu.
• Các chi tiết về ngân hàng xuất trình: họ và tên, địa chỉ bưu điện, số telex, số điện thoại,
và fax nếu có.
• Các chi tiết về người nhờ thu: họ và tên, địa chỉ bưu điện, số telex, số điện thoại, và fax
nếu có.
• Các chi tiết về người trả tiền: họ và tên, địa chỉ bưu điện hoặc nơi xuất trình chứng từ
hoặc sô telex, số điện thoại, fax nếu có.
• Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.
• Danh sách các chứng từ đi kèm và số thứ tự của chứng từ.
• Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ là nhờ thu hay bỏ qua.
• Tiền lãi (nếu có): lãi suất và thời gian tính lãi.
• Phải ghi rõ phương thức thanh toán là D/A

Quy trình thanh toán D/A


1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký trước đó (phải ghi rõ phương thức thanh
toán là D/A), Người bán (nhà xuất khẩu) tiến hành gửi hàng cho người mua (nhà nhập
khẩu) nhưng không giao bộ chứng từ.
2. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo chỉ thị nhờ thu sau đó chuyển
cho Ngân hàng của nhà xuất khẩu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền người nhập khẩu.
3. Ngân hàng của nhà xuất khẩu chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng
của nhà nhập khẩu để thông báo và nhờ ngân hàng này thu hộ từ nhà nhập khẩu.
4. Ngân hàng của nhà nhập khẩu gửi yêu cầu người mua thanh toán để nhận chứng
từ.
5. Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho ngân hàng của người mua. Sau khi thanh toán
xong người mua sẽ được nhận chứng từ.
6. Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ thông báo nội dung chấp nhận thanh toán và thực
hiện chuyển tiền cho ngân hàng bên người bán.
7. Ngân hàng bên nhà xuất khẩu sẽ chuyển tiền cho người bán.

Cần phải lưu ý những điểm sau đây:

 Thứ nhất, ngân hàng chỉ là người mua trung gian thu hộ tiền cho khách hàng. Ngân
hàng không có trách nhiệm đến kết quả cuối cùng của việc thu tiền (có thu được tiền
hay không).
 Thứ hai, người xuất khẩu (người bán) phải lập một chỉ thị nhờ thu rồi gửi đến ngân
hàng đại diện cho mình để nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu
phải đề ra những điều kiện nhờ ngân hàng phải thực hiện.
 Thứ ba, khi xuất hiện trường hợp hàng hóa đến trước chứng từ, người nhập khẩu có
thể cấp giấy lãnh hàng để nhận hàng.
 Phạm vi áp dụng : nên áp dụng trong trường hợp hai been là đối tác tin tưởng, có
quan hệ thường xuyên hoặc dùng để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo
hiểm,..

Phương thức thanh toán D/P (Documents against payment.)

Tính chặt chẽ trong D/P Cao hơn D/A vì nhà nhập khẩu muốn nhận hàng cần có
chứng từ ngân hàng chỉ đưa chứng từ khi được thanh toán bởi nhà nhập khẩu tức là – thanh
toán giao tiền thì giao chứng từ theo chỉ định của nhà xuất khẩu.

D/P có thể chia thêm thành nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

 Thanh toán từng phần- trả ngay trả tiền thì đưa chứng từ: Một phần theo giá trị nhờ
thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.
 Thanh toán trả chậm: tức là ngân hàng giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, thư
cam kết, biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng
giống như hình thức D/A nhưng chặt chẽ hơn vì có giấy cam kết mới trả chứng từ.
Quy trình thanh toán D/P
Bước 1: Nhà xuất khẩu liên hệ với ngân hàng xuất khẩu để tiến hành mở tài khoản
Bước 2: Người xuất khẩu gửi hàng hóa và chứng từ cho Freight Forwarder (công ty
vận chuyển).
Bước 3: Người vận chuyển chuyển hàng hóa và nhận vận đơn (B/L) từ carrier (người
chuyên chở).
Bước 4: Người vận chuyển gửi bộ chứng từ đến ngân hàng XK.
Bước 5: Ngân hàng XK gửi lại bộ chứng từ cho Ngân hàng NK
Bước 6: Nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận lại
bộ chứng từ.
Bước 7: Người nhập khẩu giao bộ chứng từ cho người vận chuyển và nhận hàng
hóa về.
Bước 8: Ngân hàng nhập khẩu sẽ tiến hành gửi tiền đến cho ngân hàng xuất khẩu
Bước 9: Ngân hàng xuất khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản của người xuất khẩu.

Mẫu hối phiếu nhờ thu D/P


d. Ưu điểm và rủi ro
 Ưu điểm
 Đối với người bán sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán
được Ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi
đảm bảo thanh toán.
 Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm
tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hàng hoá.

 Rủi ro
Rủi ro người bán: Việc thanh toán và nhận tiền theo tình trạng của người mua vì
chỉ khống chế được việc nhận hàng không khống chế việc thanh toán, nếu người mua từ
chối thanh toán, hoặc không có ý định mua hàng thì người bán gặp rủi ro phải quay đầu
hàng về.
Phụ thuộc vào thời điểm người mua có thể trả tiền (Bán hàng theo lời hứa). Người mua có
thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ

Rủi ro với người mua: Nhận hàng – chứng từ khác nhau vì đây là 2 bước khác
nhau khó kiểm soát được tình trạng hàng không như hợp đồng đã ký
Đối với nhờ thu kèm chứng từ khắc phục được hạn chế của nhờ thu trơn là nhà nhập khẩu
muốn có hàng thì phải có chứng từ nên phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Rủi ro với ngân hàng


+ Ngân hàng nhờ thu: Phải thanh toán cho người bán nếu chưa nhận được thanh toán từ
ngân hàng thu hộ

+ Ngân hàng thu hộ: Nếu ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi người
mua đồng ý thanh toán thì rủi ro khi người mua không nhận chứng từ và thanh toán sẽ do
ngân hàng thu hộ chịu.

2.3. Phương Thức Tài Khoản Mở (Open Account)


a) Khái niệm và đặc điểm
Phương thức thanh toán tài khoản mở (Còn gọi là phương thức ghi sổ) được thực hiện
bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu về tiền hàng hóa
hay các chi phí khác có liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ (tháng,
quý hay nửa năm một lần) chuyển tiền vào tài khoản nợ để thanh toán cho người xuất khẩu.
Khi thực hiện phương thức thanh toán tài khoản mở, thực chất người xuất khẩu đã cấp
cho người nhập khẩu một khoản tín dụng thương mại nên thông thường chỉ áp dụng đối
với các bên có quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.
Phương thức thanh toán tài khoản mở có đặc điểm:
 Là phương thức thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng chỉ tham gia
với chức năng là người mở tài khoản ghi nợ cho bên xuất khẩu và thực hiện nghiệp
vụ thanh toán. Ngân hàng mở tài khoản ghi nợ cho người xuất khẩu không chịu rủi
ro về vấn đề thanh toán.
 Tài khoản mở (Tài khoản ghi nợ) là tài khoản đơn biên. Nếu người mua mở tài
khoản để ghi chép, thì tài khoản ấy là tài khoản theo dõi, không có giá trị quyết toán
giữa hai bên.

b) Quy trình thanh toán tài khoản nợ


Phương thức thanh toán này được thực hiện theo một quy trình tương đối đơn giản như
sau:

Bước 1: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng hóa và bộ chứng từ cho người nhập
khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu sau khi ghi nợ cho người nhập khẩu thì tiến hành báo nợ cho
người nhập khẩu.
Bước 3: Đến định kỳ thanh toán, người nhập khẩu tiến hành chuyển trả tiền cho người
nhập khẩu bằng cách thức hai bên đã thoả thuận.

Phương thức này chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán thực sự tin cậy lẫn
nhau hay trong các giao kim ngạch nhỏ và tiến hành thường xuyên. Phương thức thanh
toán tài khoản mở được sử dụng phổ biến trong thương mại đối ứng cho các nghiệp vụ
hàng đổi hàng, nghiệp vụ bù trừ, chuyển giao nghĩa vụ mà việc giao hàng và thanh toán
diễn ra thường xuyên trong một thời kỳ nhất định. Trong thương mại gián tiếp, nếu sử dụng
phương thức đại lý gửi bán thì đây là phương thức thanh toán rất thuận lợi và giảm chi phí
dịch vụ thanh toán. Các loại phí dịch vụ sân bay, bến bãi, kho cảng ... cũng thường được
thanh toán bằng phương thức tài khoản mở.

c) Ưu điểm
Đối với nhà nhập khẩu
 Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa.
 Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm.
Đối với nhà xuất khẩu
 Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực
hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh
toán không phát sinh.
 Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả
năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng được doanh
thu và lợi nhuận.
 Ưu điểm cho cả người mua và người bán là không có sự tham gia của ngân hàng
trong khâu xử lí chứng từ, nên giảm được công việc giấy tờ, từ đó giảm được chi
phí giao dịch.
d) Rủi ro trong thanh toán:
Đây là hình thức ghi chép trên tài khoản theo dõi nên có thể ghi chép thiếu, không
chính xác số lần giao, khối lượng giao gây ảnh hưởng tới giá trị thanh toán.
Thông thường hai bên tiến hành thanh toán sau một định kỳ, do đó doanh nghiệp có
thể bị đối tác lừa, hoặc đối tác mất khả năng thanh toán.
Giá trị thanh toán có thể bị sụt giảm do tỷ giá biến động hay mức lãi suất trên thị trường
tăng hoặc giảm. Nếu là người xuất khẩu, với mức lãi suất quy định trên hợp đồng là cố
định mà mức lãi suất trên thị trường cao hơn thì người xuất khẩu bị thiệt. Nếu mức lãi suất
trên thị trường thấp hơn thì người xuất khẩu được lợi.

2.4 Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ (Documentary Credit)
a) Khái niệm và cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam
kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng)
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này
xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong
thư tín dụng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán
quốc tế hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến. Phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ được thực hiện theo "Quy tắc thực hành thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit - UCP-DC) do Phòng
thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản UCP đầu tiên được xuất bản năm 1933, văn
bản này được kiểm tra, tổng kết theo định kỳ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các
năm: 1951, 1962, 1974, 1983 và gần đây là văn bản mới nhất - UCP 500 được sửa đổi năm
1993 và có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/1994 hoặc UCP 600.
b) Các loại thư tín dụng
Tùy theo tiêu chí phân loại mà Thư tín dụng được phân loại như sau:
Theo tính chất hủy ngang
 Thư tín dụng hủy ngang (Revocable L/C)
Đây là thư tín dụng mà sau khi mở người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy
bỏ đơn phương bất cứ lúc nào mà không cần báo cho người xuất khẩu.
Loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không có sự cam kết, đảm bảo thanh toán từ
người nhập khẩu, rủi ro cho bên xuất khẩu.
 Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable L/C)
Đây là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín
dụng.
L/C này đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu.
Trong thanh toán quốc tế, loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất và là loại cơ bản
nhất.
Theo thời hạn thanh toán
 Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight):
Thư tín dụng trả ngay là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong
vòng 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định
trong L/C. Người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.
Hình thức thanh toán này có tính an toàn cao cho người xuất khẩu vì người xuất khẩu
sẽ nhận tiền ngay khi người nhập khẩu chưa nhận được hàng hoặc hàng đang trong quá
trình vận chuyển.
 Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C)
Thư tín dụng trả chậm là loại thư tín dụng không hủy ngang trong đó quy định ngân
hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn
cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu.
Trường hợp ngân hàng mở L/C chỉ định một ngân hàng thanh toán khác thì ngân hàng
mở L/C cũng phải cam kết bồi hoàn lại số tiền cho ngân hàng thanh toán đúng theo thời
hạn.
Theo tính chất vận hành
 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang. Người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một
phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền đòi tiền mà mình có được cho những
người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương
vụ.
Việc chuyển nhượng chỉ được phép phát hành một lần, do vậy người hưởng lợi thứ hai
không thể chuyển nhượng cho bất kì người hưởng lợi thứ ba nào khác.
L/C này thường được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, trung gian, hàng do các
công ty con, chi nhánh giao nhưng người hưởng lợi là công ty mẹ.
 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm
việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Nghĩa là Ngân hàng thứ ba
xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như Ngân hàng mở
thư tín dụng không trả tiền được.
Thư tín dụng không hủy ngang và không truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse
L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã
thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi tiền với bất cứ lý do nào.
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Là loại thư tín dụng không hủy ngang do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín đã
được phát hành trước đó làm đảm bảo.
 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại L/C không hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời
hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần
hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi có một tín dụng khác đối ứng với nó
được mở ra. Áp dụng trong mua bán thông qua hình thức hàng đổi hàng.
 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Là thư tín dụng mà ngân hàng phát hành L/C cho phép ngân hàng thông báo ứng trước
cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất
hàng hóa theo L/C mở. Điều quan trọng cần lưu ý là việc sử dụng L/C Điều khoản Đỏ
không phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế và nó có thể phát sinh thêm chi phí
và rủi ro cho các bên liên quan.
 Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C)
Là một loại thư tín dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng
(người nhập khẩu), đảm bảo sẽ thanh toán và được thực hiện ngay cả khi khách hàng của
họ không thể thực hiện thanh toán.
c) Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Người yêu cầu mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài
khoản của mình để thanh toán
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng mở thư tín
dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu
Ngân hàng thông báo: Có thể là một ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân
hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu.
Người hưởng lợi: người xuất khẩu, người bán hàng hoá hay người ký phát hối phiếu
được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở.
Trong một số trường hợp, người xuất khẩu muốn giảm rủi ro và yêu cầu sử dụng các
loại thư tín dụng có xác nhận thì có các ngân hàng xác nhận thư tín dụng và ngân hàng
thanh toán thư tín dụng.
d) Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Do thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ có sự tham gia của nhiều ngân hàng
và sử dụng bộ chứng từ làm căn cứ pháp lý và giảm thiểu rủi ro nên quy trình thanh toán
qua nhiều khâu và mất nhiều thời gian.
Sơ đồ quy trình thanh toán tín dụng chứng từ:

Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ
mình yêu cầu mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
Thông thường, khi mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải ký quỹ để đảm bảo khả năng
thanh toán. Số tiền ký quỹ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào quan hệ, uy tín của người nhập khẩu
đối với ngân hàng và khả năng tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu. Số tiền
ký quỹ có thể là 0%, hoặc từ 20% đến 30%, 50% cũng có khi lên tới 100% tuỳ thuộc vào
giá trị lò hàng cũng như yêu cầu của ngân hàng.
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng sẽ
lập thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo và
chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu.
Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu
biết toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng và khi nhận được thư tín dụng thì chuyển
thư tín dụng đến cho người xuất khẩu.
Ở bước này, nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng thông báo sẽ tiến hành
xác minh điện báo mở thư tín dụng và kiểm tra mã, sau đó chuyển bản chính đến cho người
xuất khẩu dưới hình thức văn bản "nguyên căn bức điện thư tín dụng". Nếu thư tín dụng
được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chữ ký, sau đó thông báo cho
người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và khi nhận được bản
gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
Bước 4: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp nhận thì
tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì trực tiếp thông báo hoặc qua ngân hàng mở
thư tín dụng để nghị người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp
đồng. Mọi nội dung sửa đổi đều phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới
có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín
dụng cũ và cũng không thể huỷ bỏ thư tín dụng cũ.
Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu
của thư tín dụng, qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngân hàng mở thư tín dụng yêu
cầu thanh toán.
Bước 6: Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư
tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền
và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ
hàng hoá cho người nhập khẩu.
Bước 8: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán cho
ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.
e) Sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế
Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo quyền
lợi cho người xuất khẩu thu được đúng, đủ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ và đảm bảo cho
người nhập chỉ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng, lập hoàn chỉnh bộ chứng từ
thanh toán.
Khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong quá trình đàm phán và kí
kết hợp đồng thương mại quốc tế, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới một số nội dung quan
trọng sau:
 Loại thư tín dụng:
Loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho người bán là loại thư tín dụng
không thể huỷ bỏ, có xác nhận và không được truy đòi. Vì loại thư tín dụng này đảm
bảo chắc chắn thu được tiền, ổn định và không phải truy hoàn lại tiền. Đối với người
mua thì không nên chấp nhận mở thư tín dụng yêu cầu xác nhận và miễn truy đòi.
 Ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng xác nhận:
Ngân hàng mở thư tín dụng phải là ngân hàng có địa vị và uy tín trên thị trường
quốc tế, là ngân hàng có tín nhiệm. Trong trường hợp người xuất khẩu chưa tin
tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng thì phải yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng
phải có một ngân hàng khác xác nhận. Ngân hàng xác nhận có thể do người xuất
khẩu chỉ định. Khi sử dụng thư tín dụng xác nhận, cần quy định rõ những phí tổn
do phải đặt tiền trước (cash cover) cho ngân hàng xác nhận (nếu có) và thủ tục phí
xác nhận (confirmed charges) do ai chịu, thông thường và hợp lý nhất thì những phí
tổn này ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu (tức là người nhập khẩu), phải kiên
quyết khước từ việc những phí tổn này do người xuất khẩu chịu.
 Ngày mở L/C và ngày hết hạn hiệu lực của L/C:
Người nhập khẩu thường muốn mở L/C chậm, càng gần sát ngày giao hàng càng
tốt để đỡ bị đọng vốn. Người bán thì ngược lại, muốn L/C được mở càng sớm càng
tốt để kịp thời gian chuẩn bị hàng. Đối với thời hạn hiệu lực của L/C cũng vậy. Nếu
bộ chứng từ thanh toán không được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C thì
người xuất khẩu sẽ không đòi được tiền từ ngân hàng mở L/C. Vì vậy, người xuất
khẩu muốn kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C, để có đủ thời gian chuẩn bị bộ chứng
từ thanh toán sau khi giao hàng. Còn người nhập khẩu thì lại muốn rút ngắn thời
hạn hiệu lực của L/C để tránh đọng vốn, và thúc người xuất khẩu nhanh chóng thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi quy định thời hạn hiệu lực của L/C, cần chú ý đảm bảo
một khoảng thời gian hợp lý đủ để người xuất khẩu giao hàng xong, lập bộ chứng
từ thanh toán và luân chuyển chứng từ tới ngân hàng trả tiền. Ngoài việc quy định
ngày hết hạn L/C là một ngày cụ thể, cần quy định số ngày tối đa phải xuất trình
chứng từ kể từ ngày giao hàng xong. Nếu trong thư tín dụng không quy định thời
hạn này, thì theo UCP-600 thời hạn này là 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ví dụ:
Ngân hàng phát hành mở L/C vào ngày 1/1/2023.
Nếu L/C có quy định cụ thể về ngày hết hạn hiệu lực là 30/6/2023. Người thụ
hưởng có thể xuất trình chứng từ phù hợp để yêu cầu thanh toán theo L/C cho đến
ngày 30/6/2023.
Nếu không có quy định cụ thể về ngày hết hạn hiệu lực của L/C, thì ngày hết
hạn hiệu lực được hiểu là 21 ngày làm việc sau ngày giao hàng. Như vậy, ngày hết
hạn hiệu lực của L/C là 28/2/2023.
 Thời gian nhận được tiền sau khi giao chứng từ:
Người xuất khẩu cần giảm thời gian này để thu hồi vốn nhanh bằng cách thỏa
thuận địa điểm kiểm tra chứng từ là nước người bán, và/hoặc địa điểm thanh toán
là ở nước người bán, và / hoặc phương thức chuyển tiền bằng điện nhanh hơn bằng
thư. Đối với người mua thì quy định ngược lại sẽ tạo điều kiện cho người mua nhận
được ngay chứng từ khi thanh toán, và nếu quy định trả tiền bằng điện, thì phải yêu
cầu người bán thanh toán tiền điện phí.
Ví dụ:
Thời gian nhận được tiền sau khi giao chứng từ phụ thuộc vào hai yếu tố: Thời
hạn kiểm tra chứng từ và Thời hạn trả tiền.
 Thời hạn kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc và thời hạn trả tiền ngay.
Nếu ngày người thụ hưởng xuất trình chứng từ là ngày 1/1/2023 thì người
thụ hưởng sẽ nhận được tiền vào ngày 6/1/2023.
 Thời hạn kiểm tra chứng từ là 5 ngày làm việc và thời hạn trả tiền kỳ hạn
60 ngày. Nếu người thụ hưởng xuất trình chứng từ là ngày 1/1/2023 thì người
thụ hưởng sẽ nhận được tiền vào ngày 28/2/2023.
 Bộ chứng từ thanh toán:
Bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ. Trong thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
thường sử dụng thuật ngữ "mua bán bộ chứng từ để chỉ cho quá trình chuyển giao
bộ chứng từ và thanh toán chính là quá trình xác lập quyền sở hữu hàng hóa hay
dịch vụ đối với người nhập khẩu và tiền hàng đối với người xuất khẩu. Vì vậy, để
giảm thiểu rủi ro, một số vấn đề về bộ chứng từ cần phải được lưu ý:
+ Người nhập khẩu khi yêu cầu về chứng từ trong thư tín dụng phải chú ý để
đảm bảo nhận được hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Bộ chứng từ phải
bao gồm: vận tải đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất
xứ, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng. Ngoài ra tùy thuộc
vào hợp đồng, có thể phải yêu cầu thêm các chứng từ khác như: Giấy chứng nhận
bảo hiểm hoặc Bảo hiểm đơn Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ
sinh,...
+ Người xuất khẩu cần chú ý kiểm tra L/C có được ký phát phù hợp với hợp
đồng thương mại quốc tế hay không, tránh việc người mua lợi dụng đưa vào
những điều khoản không quy định trong hợp đồng, gây bất lợi cho người bán.
Ngay sau khi giao hàng, phải nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán, xuất trình
cho ngân hàng để thanh toán. Khi lập bộ chứng từ thanh toán phải hết sức chú ý,
tìm mọi cách để có được bộ chứng từ phù hợp với L/C.

f) Ưu điểm
Đối với người xuất khẩu
 Sau khi tín dụng chứng từ được mở, người xuất khẩu an tâm vì được ngân hàng mở
L/C cam kết thanh toán tiền hàng bất kể người nhập khẩu có khả năng thanh toán
hay không.
 Hạn chế tối đa sự chậm trễ trong việc chuyển chứng từ bởi việc thanh toán được
thực hiện khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành L/C.
 Người xuất khẩu có thể đề nghị chiết khấu L/C để ứng trước tiền sử dụng cho việc
sản xuất, mua hàng, chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
Đối với người nhập khẩu
 Người nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng hóa đã về đến cửa khẩu của nước nhập
khẩu.
 Người nhập khẩu yên tâm vì người bán sẽ phải tuân thủ những điều khoản và điều
kiện theo quy định của tín dụng chứng từ để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được
thanh toán tiền, nếu không người xuất khẩu sẽ không được thanh toán.
 Ngân hàng mở tín dụng chứng từ thay mặt nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn
hảo thì ngân hàng mới thanh toán.
Đối với ngân hàng
 Ngân hàng thu các loại phí: phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ, … từ
người xuất khẩu và nhập khẩu.
 Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
g) Rủi ro trong thanh toán:
Đối với người xuất khẩu:
Rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng mở L/C: Uy tín và khả năng tài chính của ngân
hàng mở L/C không đảm bảo sẽ không có khả năng thanh toán, người xuất khẩu có thể sẽ
không nhận được tiền hoặc nếu có thì thời gian thu hồi chậm ảnh hưởng đến việc luân
chuyển vốn, đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ chứng từ không phù hợp với L/C (về mặt nội dung và hình thức): đây là rủi ro do
sai sót về mặt kỹ thuật. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với yêu cầu của L/C thì ngân hàng
phát hành L/C sẽ từ chối thanh toán và như vậy người xuất khẩu sẽ không nhận được tiền.
Hơn nữa, nếu người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C không có thiện chí thanh toán thì họ
có thể lợi dụng những sai sót dù rất nhỏ của bộ chứng từ để từ chối thanh toán hoặc kéo
dài thời gian thanh toán. Trong trường hợp hàng hoá đã được chất lên tàu và đang trên
đường vận chuyển thì người xuất khẩu còn phải chịu thiệt hại do phải trả một loạt các chi
phí như chi phí vận chuyển, cước lưu kho lưu bãi, điện phí và các loại phí tổn khác, và
cũng có thể người nhập khẩu lợi dụng tình trạng đó để ép giá.
Hối phiếu xuất trình sau ngày hết hạn hiệu lực L/C sẽ bị từ chối thanh toán.
Ngoài ra trong một số trường hợp người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của
mình đúng theo quy định của L/C như: Giá trị hàng giao không khớp với giá trị trên L/C,
giao hàng chậm, chuyên chở không đúng quy định, cơ cấu hàng hóa giao không đúng,...
thì cũng bị từ chối thanh toán.
Đối với người nhập khẩu:
Người nhập khẩu có thể không nhận được hàng trong trường hợp người xuất khẩu lập
và xuất trình bộ chứng từ giả. Người xuất khẩu có thể giao hàng không đúng qui cách,
phẩm chất mà vẫn được thanh toán nếu bộ chứng từ không mâu thuẫn với L/C. Ngược lại,
người nhập khẩu vẫn phải thanh toán L/C với ngân hàng mà không nhận được hàng hoá
theo đúng hợp đồng, vì theo UCP thì ngân hàng chỉ làm việc với bộ chứng từ mà không
cần biết việc giao hàng thực tế có đúng với hợp đồng và bộ chứng từ hay không. Tất nhiên
các vi phạm hợp đồng sau đó có thể được giải quyết nhưng phải mất nhiều thời gian và phí
tổn, người nhập khẩu sẽ mất đi cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn.
Người nhập khẩu cũng có thể gặp rủi ro từ người vận tải khi người vận tải không tin
cậy có thể trốn mất cùng hàng hoá hoặc hàng hoá bị hư hại, hỏng hóc trong quá trình vận
chuyển.

V. TRÒ CHƠI TƯƠNG TÁC

Câu 1 : Hợp đồng mua bán quy định điều kiện cơ sở giao hàng là CIP. Trên đường
vận chuyển do tránh bão, tàu phải đi đường vòng mất nhiều ngày nên hàng bị giảm
chất lượng. Người mua có quyền từ chối nhận hàng.

A. Đúng

B. Sai
Câu 2 : Điều kiện giao hàng nào sau đây, sẽ có thông báo của người mua cho người
bán về thông tin người chuyên chở. (Người mua thuê tàu)
A. EXW, FCA, FAS, FOB
B. CPT, FOB, CFR, DAT
C. FCA, FAS, FOB, CPT
D. CIP, CPT, DAT, DAP

Câu 3 : Hợp đồng mua bán quy định 30 USD/set, CIP Cat Lai Incoterms 2020. Trên
đường vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng, Tàu bị mắc cạn làm hàng
hóa thiệt hại 30%. Theo quy định của Incoterms, ai chịu rủi ro này:
A. Người chuyên chở
B. Người mua
C.Người bán
D. Công ty bảo hiểm

Câu 4 : Điều kiện DPU Incoterms 2020, Ai sẽ dỡ hàng tại nơi đến:
A. Người Bán
B. Không quy định
C. Người Mua

Câu 5 : Trong các điều kiện của Incoterms 2020, điều kiện nào thể hiện đường mô tả
chi phí người bán chịu dài hơn đường mô tả rủi ro:
A. DAP, DPU, DDP
B. CFR, CPT, CIP
C. CFR, DDP, CPT
D. CFR, CPT, FOB

Câu 6 : Khi hàng được mua bán theo điều kiện EXW, Incoterms 2020. Theo quy
định của nước xuất khẩu, hàng hóa phải được kiểm tra trước khi gửi đi. Hỏi chi phí
này ai chịu?
A. Người Mua
B. Người bán
C. Người vận chuyển
D. Cả người bán và người mua

Câu 7 : Người mua nhận hàng tại kho của người bán, thuê phương tiện vận tải để
chở hàng đến kho của mình. Thủ tục hải quan ở nước nhập khẩu do người mua tự
lo.
A. FCA buyer's warehouse, Incoterms 2020
B. EXW seller's warehouse, Incoterms 2020
C. FCA seller's warehouse, Incoterms 2020
D. CPT buyer's warehouse, Incoterms 2020
Câu 8 :Nếu vận tải bằng đường biển thì chọn điều kiện:
A. FOB
B. DAP
C. FCA
D. Cả 3 câu trên

Câu 9 : Có bao nhiêu phương thức thanh toán quốc tế ?


A. 1
B. 5
C. 4
D. 3

Câu 10 : khi nào giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá được ký phát?
A. Trước ngày giao hàng
B. Cùng ngày giao hàng
C. Sau ngày giao hàng
D. Do NH đc lựa chọn

Câu 11 : Bộ chứng từ nhà xuất khẩu phải xuất trình cho ngân hàng để thanh toán
theo phương thức tín dụng chứng từ do quy định của:
A. Cả L/C và hợp đồng ngoại thương
B. L/C
C. Yêu cầu mở L/C của nhà nhập khẩu
D. Hợp đồng ngoại thương

Câu 12 : Trong thanh toán L/C, bộ chứng từ hoàn hảo là cơ sở để:


A. Nhà nhập khẩu hoàn trả ngân hàng phát hành số tiền đã thanh toán cho người thụ
hưởng
B. Tất cả câu trên đều đúng
C. Nhà xuất khẩu đòi tiền ngân hàng phát hành
D. Ngân hàng phát hành thực hiện cam kết thanh toán

Câu 13 : Trong phương thức chuyển tiền:


A. Ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền là ngân hàng nhà xuất khẩu
B. Người thực hiện lệnh chuyển tiền là nhà xuất khẩu
C. Người xuất khẩu chỉ giao hàng cho người nhập khẩu
D. Người yêu cầu thực hiện lệnh chuyển tiền là nhà nhập khẩu

Câu 14 : Trong thanh toán T/T phí chuyển tiền do ai chịu?


A. Nhà nhập khẩu
B. Do thỏa thuận của hai bên
C. Nhà xuất khẩu
D. Cả nhà XK và NK
Câu 15 : Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài thì :
A. Thuận lợi nhà xuất khẩu
B. Thuận lợi nhà Nhập Khẩu
C. Bất lợi cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu
D. Thuận lợi cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu

DANH MỤC THAM KHẢO


1. Giáo trình môn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Trần Văn Hoè, NXB
Kinh tế quốc dân, 2012.
2. Phân biệt các điều kiện trong Incoterms 2010
3. Giáo trình tín dụng và thanh toán Thương mại quốc tế, Trần Văn Hoè, NXB
Kinh tế quốc dân, 2009.
4. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ. Công ty G.O.L. (n.d.).
https://www.gol.vn/News/index/uu-nhuoc-diem-cua-phuong-thuc-tin-dung-
chung-tu
5. Phương thức ghi sổ (Open account) trong thanh toán Quốc tế. Công Ty Vận
Tải Logistics Quốc Tế số 1 Đà Nẵng.
https://dananglogistics.net/phuong-thuc-ghi-so-open-account-trong-thanh-
toan-quoc-
te/?fbclid=IwAR2VgW81E2sBaf3nlKSYzJZbAXA2YdX4Aa8vgRg1bV1N
HljW5Vqex6Lqyps#
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

ĐỀ TÀI
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Giảng viên: TS. Đặng Thị Thuý Hồng
Lớp: POHE Quản trị Kinh doanh Thương mại 63
Nhóm: 4

Hà Nội, tháng 2 năm 2024.


MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................................2
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ......................................................................................... 4
1. Khái niệm...............................................................................................................................4
2. Mục đích................................................................................................................................ 4
3. Nội dung (các điều khoản).....................................................................................................4
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ........................................... 4
1. Làm thủ tục theo quy định của Nhà nước.............................................................................. 4
2. Thực hiện giai đoạn đầu khâu thanh toán.............................................................................. 6
2.1. Thanh toán bằng L/C.................................................................................................... 6
2.2. Thanh toán bằng CAD.................................................................................................. 6
2.3. Thanh toán bằng TT trả trước....................................................................................... 7
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu............................................................................................ 7
3.1. Thu gom hàng............................................................................................................... 7
3.1.1. Đối với những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu................................................... 7
3.1.2. Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh xuất - nhập khẩu................................8
a, Những hình thức thu mua hàng chủ yếu.............................................................. 8
b, Các Hợp đồng kinh tế khi thu mua hàng XNK....................................................9
3.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi thu gom hàng XNK.............................................. 13
a, Chất lượng, quy cách của hàng hóa XK.............................................................13
b, Số lượng hàng hóa............................................................................................. 14
c, Thời gian giao hàng............................................................................................14
3.2. Bao gói hàng hóa........................................................................................................ 14
3.3. Kẻ ký mã hiệu (marking)............................................................................................ 15
4. Kiểm tra hàng xuất khẩu...................................................................................................... 15
5. Làm thủ tục hải quan............................................................................................................16
5.1. Thủ tục hải quan và đăng ký tờ khai hải quan.......................................................... 16
5.2. Hồ sơ nộp và xuất trình cho hải quan.......................................................................17
5.2.1. Đối với hàng xuất khẩu.................................................................................... 17
5.2.2. Đối với hàng nhập khẩu................................................................................... 18
6. Thuê phương tiện vận tải..................................................................................................... 18
6.1. Phương thức thuê tàu chợ (Liner Terms):...................................................................20
6.2. Phương thức thuê tàu chuyến (voyage charter).......................................................... 22
6.3. Phương thức thuê tàu định hạn (time charter):................................................ 26
6.4. Mối quan hệ giữa Hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn:...................................... 26
6.5 Xảy ra tranh chấp.......................................................................................................26
7. Giao hàng cho người vận tải............................................................................................. 26
7.1. Giao hàng xuất khẩu................................................................................................... 26
7.1.1. Giao hàng vận tải đường biển............................................................................ 26
7.1.2. Giao hàng vận tải đường sắt.............................................................................. 27
2
7.1.3. Giao hàng vận tải đường bộ...............................................................................28
7.1.4. Giao hàng vận tải hàng không........................................................................... 28
7.2. Nhận hàng nhập khẩu..................................................................................................28
8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu............................................................................... 29
9. Lập bộ chứng từ thanh toán................................................................................................. 30
10. Khiếu nại............................................................................................................................31
10.1. Khi nào thì đề đơn khiếu nại.....................................................................................31
10.2. Hồ sơ khiếu nại......................................................................................................... 31
10.3. Khiếu nại người vận tải.............................................................................................32
10.4. Thời hạn khiếu nại.................................................................................................. 32
10.5. Nghĩa vụ các bên khi có khiếu nại.......................................................................... 32
10.6. Cách thức giải quyết khiếu nại................................................................................33
11. Thanh lý hợp đồng............................................................................................................. 33
11.1. Thanh lý hợp đồng là gì?.......................................................................................... 33
11.2. Thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng...................................................................... 33
11.3. Điều kiện thanh lý hợp đồng.....................................................................................35
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 35

3
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ
1. Khái niệm
- Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (hợp đồng ngoại thương): là sự thoả thuận của
bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp
hàng hoá và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

2. Mục đích
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng phổ biến trong thương mại
quốc tế. Đây là công cụ pháp lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động mua bán hàng
hóa xuyên biên giới, có tác động rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia,
cũng như nền kinh thế giới.

3. Nội dung (các điều khoản)


- Điều khoản tên hàng (Commodity)
- Điều khoản phẩm chất (Quality or Specification)
- Điều khoản số lượng (Quantity)
- Điều khoản giá cả (Price)
- Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery)
- Điều khoản thanh toán (Payment)
- Điều khoản bao bì (Packing and Marking)
- Điều khoản bảo hành
- Điều khoản khiếu nại (Claim)
- Điều khoản về trường hợp miễn trách (Exemption or Force majeure)
- Điều khoản trọng tài (Arbitration)
- Điều khoản về vận tài

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ


1. Làm thủ tục theo quy định của Nhà nước
- Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải tập hợp chứng từ và xin các giấy phép theo quy định
của hợp đồng và pháp luật. Trong đó, giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để
tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Thủ tục xin giấy phép xuất
khẩu ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ, có đặc điểm khác nhau.
- Ở Việt Nam, thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo
hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Hiện nay, theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP,
ngày 23/01/2006, quyền kinh doanh xuất - nhập khẩu và thủ tục xuất - nhập khẩu được
quy định như sau:
+ Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
● Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hoá thuộc Danh mục cấm
xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu,
4
tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất - nhập khẩu hàng hoá không
phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân
được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của thương nhân.
● Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty là chi nhánh công
ty nước ngoài tại Việt Nam
● Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy
định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật
có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.
Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ thương
mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của Thương nhân
quy định tại Khoản 2, Điều này.
+ Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
● Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất
khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản
lý chuyên ngành.
● Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo quy định liên quan về kiểm
dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng,
phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước
khi thông quan.
● Các hàng hoá khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hoá
không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục
thông quan tại Hải Quan cửa khẩu.
- Ngoài ra, theo Thông tư số 20/2001/TT-BTM ngày 17/8/2001 thì: “Các thương nhân
Việt Nam được quyền xuất khẩu, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu tất cả các loại hàng
hoá, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh trừ những hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hoá
xuất khẩu có điều kiện; được nhập khẩu, uỷ thác và nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không
cần phải có giấy phép kinh doanh XNK.”
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
theo hạn ngạch hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại
hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.
=> Với những hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ tiến hành
ký hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá khi đã có giấy phép của Bộ Thương mại
hoặc Bộ quản lý chuyên ngành.

5
2. Thực hiện giai đoạn đầu khâu thanh toán
- Thanh toán: là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng
hợp đồng xuất - nhập khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ yên tâm giao hàng khi biết chắc sẽ được
thanh toán. Vì vậy, cần thực hiện tốt những công việc bước đầu của khâu này.
- Với mỗi phương thức thanh toán cụ thể, những công việc này sẽ khác nhau:

2.1. Thanh toán bằng L/C


- L/C: Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người
nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh
của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người
này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
+ Bước 1: Người bán nhắc nhở người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C theo đúng
thỏa thuận.
+ Bước 2: Kiểm tra L/C
● Kiểm tra các mục trong L/C: Loại L/C, số tiền, người hưởng lợi, các thời
hạn trong L/C, các quy định khác
● Trong một số trường hợp, người bán có thể chấp nhận lỗi chính tả trong
L/C, ví dụ: cà phê “Robusta” nhưng trong L/C lại ghi “Robusia”, loại lỗi
này có thể không cần tu chỉnh, song lập chứng từ phải biết giống L/C để
tránh bị ngân hàng bắt lỗi.
+ Bước 3: Sau khi kiểm tra L/C xong nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng, còn
không phù hợp thì thông báo ngay cho người mua và ngân hàng mở L/C, để tu
chỉnh, cho đến khi phù hợp mới tiến hành giao hàng.

2.2. Thanh toán bằng CAD


- CAD (Cash against documents): phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu
với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thỏa thuận
cho ngân hàng để được thanh toán tiền.
+ Bước 1: Người bán nhắc nhở người mua mở tài khoản tín thác đúng theo yêu cầu.
+ Bước 2: Khi tài khoản đã được mở cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra điều
kiện thanh toán, cần đặc biệt chú ý: tên các chứng từ cần xuất trình, người cấp, số
bản…
+ Bước 3: Kiểm tra xong nếu thấy phù hợp mới tiến hành giao hàng.

* So sánh giữa L/C và CAD:


- L/C là sự giao tiếp giữa 3 bên: người mua - người bán - ngân hàng trong đó người mua
yêu cầu mở L/C tại ngân hàng, ngân hàng giúp người mua đảm bảo thanh toán khi đã

6
nhận đủ chứng từ từ người bán. Người bán gửi chứng từ cho ngân hàng mở L/C và nhận
thanh toán từ ngân hàng.
- CAD là sự giao tiếp giữa người bán và người mua là chính trong đó người mua mở tài
khoản tín thác tại ngân hàng và chịu trách nhiệm thanh toán cho người bán khi người mua
đã nhận đủ chứng từ từ người bán.
=> L/C mất nhiều thời gian và chi phí hơn song đảm bảo an toàn giao dịch cho cả bên
mua và bên bán. Ngược lại CAD nhanh chóng và tiện lợi hơn nhưng nên được thực hiện
giữa các đối tác kinh doanh lâu năm, đã có mối quan hệ tốt và đáng tin.

2.3. Thanh toán bằng TT trả trước


- TT (Telegraphic Transfer): Là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện
chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện
Swift/telex) trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền. Trong đó, Chuyển tiền trả trước (TTR -
Telegraphic Transfer Remittance) là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho
nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.
+ Bước 1: Người bán nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúng hạn.
+ Bước 2: Chờ ngân hàng báo “CÓ”, rồi mới tiến hành giao hàng.
- Ngoài ra, các phương thức thanh toán khác như: TT trả sau, Clean Collection, D/A, D/P
thì người bán phải giao hàng rồi mới có thể thực hiện những công việc của khâu thanh
toán.

3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu


3.1. Thu gom hàng
3.1.1. Đối với những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu
- Những đơn vị sản xuất cần nghiên cứu kỹ thị trường, sản xuất những hàng hóa có chất
lượng, mẫu mã, kiểu dáng,... phù hợp với thị hiếu của người mua. Hàng sản xuất xong
cần được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng, bao gói cần thận, kể ký mã hiệu rõ ràng,... đáp
ứng đầy đủ các điều kiện quy định của hợp đồng.
- Những doanh nghiệp sản xuất hàng XK nhưng không muốn hoặc không thể trực
tiếp xuất khẩu hàng hóa của mình, thì có thể chọn con đường ủy thác XK. Vấn đề này
được quy định rõ tại Điều 17, 18 của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Cụ thể là:
+ Điều 17. Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được
nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa
thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm
nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
+ Điều 18. Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy
phép

7
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định này,
bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký
hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.

3.1.2. Đối với những đơn vị chuyên kinh doanh xuất - nhập khẩu
a, Những hình thức thu mua hàng chủ yếu
* Thu mua hàng theo nghĩa vụ (theo kế hoạch, đơn đặt hàng của nhà nước,...) và thu
mua khuyến khích ngoài nghĩa vụ:
- Khái niệm:
+ Thu mua hàng theo nghĩa vụ: Là hình thức đơn vị xuất khẩu thu mua hàng hóa
của các đơn vị sản xuất trong nước theo kế hoạch, đơn đặt hàng của nhà nước hoặc
theo thỏa thuận giữa hai bên.
+ Thu mua khuyến khích ngoài nghĩa vụ: Là hình thức đơn vị xuất khẩu thu mua
hàng hóa của các đơn vị sản xuất trong nước ngoài kế hoạch, đơn đặt hàng của nhà
nước, nhưng được nhà nước khuyến khích.
- Đặc điểm:
Thu mua hàng theo nghĩa vụ Thu mua khuyến khích ngoài nghĩa vụ

+ Là hình thức xuất khẩu bắt buộc, được + Là hình thức xuất khẩu tự nguyện, được
thực hiện theo kế hoạch, đơn đặt hàng của thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên.
nhà nước. + Hàng hóa xuất khẩu theo hình thức này
+ Hàng hóa xuất khẩu theo hình thức này thường là các mặt hàng có lợi thế cạnh
thường là các mặt hàng thiết yếu, quan tranh cao.
trọng đối với nền kinh tế quốc dân. + Giá cả hàng hóa xuất khẩu theo hình
+ Giá cả hàng hóa xuất khẩu theo hình thức này thường do hai bên thỏa thuận.
thức này thường được nhà nước quy định.
- Ví dụ:
+ Thu mua hàng theo nghĩa vụ: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Việt
Nam (VinaFood) là đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm, công
ty này thu mua hàng trăm nghìn tấn gạo của các tỉnh thành trên cả nước theo kế
hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Thu mua khuyến khích ngoài nghĩa vụ: Công ty Cổ phần May mặc Việt Tiến là
một trong những doanh nghiệp may mặc hàng đầu của Việt Nam.Công ty này
thường xuyên thu mua các mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong nước để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

* Đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu:


- Khái niệm: Đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng xuất khẩu: Là hình thức đơn vị xuất khẩu
tự đầu tư vốn, trang thiết bị,nguyên vật liệu, nhân lực để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức xuất khẩu chủ động, có tính chất lâu dài.

8
+ Đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý và thị
trường.
- Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp sản xuất
thép lớn nhất của Việt Nam. Công ty này đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tại
nhiều tỉnh thành trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thép sang các thị trường
nước ngoài.

* Gia công:
- Khái niệm: Là hình thức đơn vị xuất khẩu nhận gia công sản phẩm cho các đơn vị nước
ngoài.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức xuất khẩu có tính chất tạm thời, phụ thuộc vào đơn vị nước ngoài.
+ Đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có trình độ công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu
của đơn vị nước ngoài.
- Ví dụ: Công ty TNHH MTV May mặc Triều Tiên là một doanh nghiệp gia công may
mặc cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Công ty này có hơn 10.000 lao động,
chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép, túi xách,...

* Bán nguyên vật liệu mua thành phẩm:


- Khái niệm: Là hình thức đơn vị xuất khẩu bán nguyên vật liệu cho các đơn vị nước
ngoài, sau đó mua lại thành phẩm từ các đơn vị này.
- Đặc điểm: Là hình thức xuất khẩu có tính chất linh hoạt, giúp đơn vị xuất khẩu tận dụng
được nguồn nguyên vật liệu dư thừa.

* Đặt hàng:
- Khái niệm: Là hình thức đơn vị xuất khẩu đặt hàng cho các đơn vị sản xuất trong nước
sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của mình.
- Đặc điểm:
+ Là hình thức xuất khẩu chủ động, có tính chất lâu dài.
+ Đòi hỏi đơn vị xuất khẩu phải có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu
của đơn vị nước ngoài.

* Đổi hàng:
- Khái niệm: Là hình thức đơn vị xuất khẩu đổi hàng hóa của mình lấy hàng hóa của các
đơn vị nước ngoài.
- Đặc điểm: Là hình thức xuất khẩu có tính chất đặc thù, thường được áp dụng trong lĩnh
vực thương mại biên giới.

b, Các Hợp đồng kinh tế khi thu mua hàng XNK


* Hợp đồng mua đứt bán đoạn:
- Hợp đồng mua đứt bán đoạn là loại hợp đồng mua bán tài sản mà theo đó, bên bán
chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua, bên mua thanh toán cho bên bán một
9
khoản tiền thanh toán một lần hoặc nhiều lần, kể cả việc thanh toán được thực hiện bằng
việc chuyển giao tài sản khác.
- Đặc điểm của hợp đồng mua đứt bán đoạn:
+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao một lần cho bên mua: Đây là đặc điểm
quan trọng nhất của hợp đồng mua đứt bán đoạn. Khi hợp đồng được ký kết,
quyền sở hữu tài sản đã được chuyển giao cho bên mua, kể cả khi bên mua chưa
thanh toán hết số tiền mua hàng.
+ Bên mua thanh toán cho bên bán một khoản tiền thanh toán một lần hoặc nhiều
lần: Khoản tiền thanh toán này có thể được thanh toán bằng tiền mặt, chuyển
khoản hoặc bằng việc chuyển giao tài sản khác.
+ Hợp đồng mua đứt bán đoạn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Hợp đồng mua đứt bán đoạn thường được sử dụng trong các lĩnh vực như mua bán
nhà đất, mua bán máy móc thiết bị, mua bán ô tô,...
- Các loại hợp đồng mua đứt bán đoạn: Có thể phân loại hợp đồng mua đứt bán đoạn
thành các loại sau:
+ Theo thời điểm thanh toán: Có thể chia thành hợp đồng mua đứt bán đoạn trả
một lần và hợp đồng mua đứt bán đoạn trả nhiều lần.
+ Theo hình thức thanh toán: Có thể chia thành hợp đồng mua đứt bán đoạn thanh
toán bằng tiền và hợp đồng mua đứt bán đoạn thanh toán bằng tài sản khác.
+ Theo đối tượng tài sản: Có thể chia thành hợp đồng mua đứt bán đoạn nhà đất,
hợp đồng mua đứt bán đoạn máy móc thiết bị, hợp đồng mua đứt bán đoạn ô tô,...
- Ưu điểm của hợp đồng mua đứt bán đoạn:
+ Tạo sự an toàn về mặt pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng: Khi hợp đồng
được ký kết, quyền sở hữu tài sản đã được chuyển giao cho bên mua, kể cả khi bên
mua chưa thanh toán hết số tiền mua hàng. Điều này giúp bên mua có thể yên tâm
sử dụng tài sản mà không lo bị bên bán đòi lại.
+ Tạo thuận lợi cho các bên tham gia hợp đồng trong việc quản lý, sử dụng tài sản:
Khi quyền sở hữu tài sản đã được chuyển giao cho bên mua, bên mua sẽ có toàn
quyền quản lý, sử dụng tài sản đó. Điều này giúp bên mua có thể khai thác tối đa
giá trị của tài sản.
- Nhược điểm của hợp đồng mua đứt bán đoạn:
+ Gánh nặng tài chính đối với bên mua: Bên mua sẽ phải thanh toán một khoản
tiền lớn cho bên bán ngay khi ký kết hợp đồng. Điều này có thể gây ra áp lực tài
chính đối với bên mua.
+ Khó khăn trong việc định giá tài sản: Việc định giá tài sản là một vấn đề quan
trọng trong hợp đồng mua đứt bán đoạn. Nếu việc định giá tài sản không chính
xác, có thể dẫn đến thiệt hại cho một trong hai bên tham gia hợp đồng.

10
* Hợp đồng gia công:
- Hợp đồng gia công là loại hợp đồng dân sự theo đó bên nhận gia công thực hiện công
việc theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm gia công và trả
tiền công cho bên nhận gia công.
- Đặc điểm của hợp đồng gia công:
+ Bên nhận gia công thực hiện công việc theo yêu cầu của bên đặt gia công:
Điều này có nghĩa là bên đặt gia công sẽ cung cấp cho bên nhận gia công mẫu mã,
quy cách, chất lượng, số lượng của sản phẩm gia công.
+ Bên nhận gia công nhận sản phẩm gia công và trả tiền công cho bên đặt gia
công: Sản phẩm gia công là sản phẩm do bên nhận gia công thực hiện theo yêu
cầu của bên đặt gia công. Bên đặt gia công sẽ nhận sản phẩm gia công và trả tiền
công cho bên nhận gia công.
+ Hợp đồng gia công có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Hợp
đồng gia công thường được sử dụng trong các lĩnh vực như sản xuất, chế biến, lắp
ráp,...
- Các loại hợp đồng gia công: Có thể phân loại hợp đồng gia công thành các loại sau:
+ Theo hình thức gia công: Có thể chia thành hợp đồng gia công trọn gói và hợp
đồng gia công từng phần.
+ Theo địa điểm gia công: Có thể chia thành hợp đồng gia công tại địa điểm của
bên nhận gia công và hợp đồng gia công tại địa điểm của bên đặt gia công.
+ Theo thời hạn gia công: Có thể chia thành hợp đồng gia công có thời hạn và hợp
đồng gia công không có thời hạn.
- Ưu điểm của hợp đồng gia công:
+ Giúp bên đặt gia công tiết kiệm chi phí đầu tư: Bên đặt gia công không cần
phải đầu tư máy móc, thiết bị,nhân công,... để sản xuất sản phẩm.
+ Giúp bên đặt gia công linh hoạt trong việc sản xuất: Bên đặt gia công có thể đặt
gia công sản phẩm theo yêu cầu, số lượng, thời gian,...
- Nhược điểm của hợp đồng gia công:
+ Bên đặt gia công không kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Bên đặt gia
công phải phụ thuộc vào bên nhận gia công trong việc kiểm soát chất lượng sản
phẩm.
+ Bên đặt gia công có thể gặp khó khăn trong việc đòi tiền công: Nếu bên nhận
gia công không thực hiện đúng hợp đồng, bên đặt gia công có thể gặp khó khăn
trong việc đòi tiền công.

* Hợp đồng đổi hàng:


- Hợp đồng đổi hàng là loại hợp đồng dân sự theo đó bên có hàng hóa muốn đổi lấy hàng
hóa của bên khác, hai bên thỏa thuận về giá trị của hàng hóa đổi và phương thức thanh
toán.
- Đặc điểm của hợp đồng đổi hàng:

11
+ Bên có hàng hóa muốn đổi lấy hàng hóa của bên khác: Điều này có nghĩa là
bên có hàng hóa muốn đổi muốn loại bỏ hàng hóa hiện có của mình và thay thế
bằng hàng hóa khác.
+ Hai bên thỏa thuận về giá trị của hàng hóa đổi và phương thức thanh toán:
Giá trị của hàng hóa đổi có thể được thỏa thuận bằng tiền, bằng hàng hóa khác
hoặc bằng một hình thức khác. Phương thức thanh toán có thể là thanh toán bằng
tiền mặt, chuyển khoản hoặc bằng một hình thức khác.
+ Hợp đồng đổi hàng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Hợp
đồng đổi hàng thường được sử dụng trong các lĩnh vực như thương mại, tiêu
dùng,...
- Các loại hợp đồng đổi hàng: Có thể phân loại hợp đồng đổi hàng thành các loại sau:
+ Theo hình thức đổi hàng: Có thể chia thành hợp đồng đổi hàng trọn gói và hợp
đồng đổi hàng từng phần.
+ Theo địa điểm đổi hàng: Có thể chia thành hợp đồng đổi hàng tại địa điểm của
bên có hàng hóa muốn đổi và hợp đồng đổi hàng tại địa điểm của bên có hàng
hóa muốn nhận đổi.
+ Theo thời hạn đổi hàng: Có thể chia thành hợp đồng đổi hàng có thời hạn và
hợp đồng đổi hàng không có thời hạn.
- Ưu điểm của hợp đồng đổi hàng:
+ Giúp các bên tham gia hợp đồng tiết kiệm chi phí: Thay vì phải bán hàng hóa
hiện có của mình rồi mua hàng hóa mới, các bên có thể thỏa thuận đổi hàng hóa
với nhau. Điều này giúp các bên tiết kiệm chi phí mua bán.
+ Giúp các bên tham gia hợp đồng linh hoạt trong việc mua bán: Các bên có thể
thỏa thuận đổi hàng hóa với nhau theo nhu cầu của mình. Điều này giúp các bên
linh hoạt trong việc mua bán.
- Nhược điểm của hợp đồng đổi hàng:
+ Có thể dẫn đến tranh chấp: Nếu hai bên không thỏa thuận rõ ràng về giá trị của
hàng hóa đổi và phương thức thanh toán, có thể dẫn đến tranh chấp.
+ Có thể không phù hợp với một số đối tượng: Hợp đồng đổi hàng không phù hợp
với những đối tượng cần mua hàng hóa mới mà không có hàng hóa cũ để đổi.

* Hợp đồng ủy thác xuất khẩu:


- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là loại hợp đồng dân sự theo đó bên ủy thác giao cho bên
nhận ủy thác thực hiện một hoặc một số công việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu
hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiện công việc đó theo yêu cầu của bên ủy thác và nhận
thù lao.
- Đặc điểm của hợp đồng ủy thác xuất khẩu:
+ Bên ủy thác giao cho bên nhận ủy thác thực hiện một hoặc một số công việc
liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa: Điều này có nghĩa là bên ủy thác
giao cho bên nhận ủy thác thực hiện các công việc như tìm kiếm thị trường xuất

12
khẩu, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu, thực hiện các thủ tục hải quan, thanh
toán,...
+ Bên nhận ủy thác thực hiện công việc đó theo yêu cầu của bên ủy thác: Bên
nhận ủy thác phải thực hiện công việc theo đúng yêu cầu của bên ủy thác.
+ Bên nhận ủy thác nhận thù lao: Bên nhận ủy thác nhận thù lao cho việc thực
hiện công việc ủy thác.
+ Hợp đồng ủy thác xuất khẩu có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau: Hợp đồng ủy thác xuất khẩu thường được sử dụng trong các lĩnh vực như
sản xuất, nông nghiệp, thủy sản,...
- Các loại hợp đồng ủy thác xuất khẩu: Có thể phân loại hợp đồng ủy thác xuất khẩu
thành các loại sau:
+ Theo hình thức ủy thác: Có thể chia thành hợp đồng ủy thác trọn gói và hợp
đồng ủy thác từng phần.
+ Theo địa điểm thực hiện ủy thác: Có thể chia thành hợp đồng ủy thác tại địa
điểm của bên ủy thác và hợp đồng ủy thác tại địa điểm của bên nhận ủy thác.
+ Theo thời hạn ủy thác: Có thể chia thành hợp đồng ủy thác có thời hạn và hợp
đồng ủy thác không có thời hạn.
- Ưu điểm của hợp đồng ủy thác xuất khẩu:
+ Giúp bên ủy thác tiết kiệm chi phí: Bên ủy thác không cần phải đầu tư nhân lực,
vật lực,... để thực hiện hoạt động xuất khẩu.
+ Giúp bên ủy thác linh hoạt trong việc xuất khẩu: Bên ủy thác có thể ủy thác
xuất khẩu cho bên nhận ủy thác có kinh nghiệm, năng lực.
- Nhược điểm của hợp đồng ủy thác xuất khẩu:
+ Bên ủy thác có thể mất quyền kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu: Bên ủy
thác phải phụ thuộc vào bên nhận ủy thác trong việc thực hiện hoạt động xuất
khẩu.
+ Bên ủy thác có thể gặp khó khăn trong việc đòi lại tiền thù lao: Nếu bên nhận
ủy thác không thực hiện đúng hợp đồng, bên ủy thác có thể gặp khó khăn trong
việc đòi lại tiền thù lao.

Tiếp theo công việc ký kết hợp đồng là việc tiếp nhận hàng hóa để xuất khẩu, bao bì đóng
gói, kẻ ký mã hiệu,... phù hợp với quy định được ký kết với khách hàng ở nước ngoài.

3.1.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi thu gom hàng XNK
a, Chất lượng, quy cách của hàng hóa XK
- Chất lượng hàng hóa là một bộ phận cấu thành chủ yếu của các cuộc cạnh tranh phi giá
cả và chất lượng là một trong những biện pháp quan trọng của việc tăng cường cạnh tranh
tiêu thụ với bên ngoài.
- Hàng hóa XK phải có chất lượng phù hợp với các điều kiện đã ký trong hợp đồng.

13
- Một số công cụ/ tiêu chuẩn khi xem xét vấn đề chất lượng, quy cách của hàng hoá
XNK:
+ HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Phân tích mối nguy và
điểm kiểm soát tới hạn.
HACCP là một công cụ kỹ thuật thường được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá
các mối nguy làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (từ lúc là nguyên liệu tươi
sống cho đến khi là thành phẩm xuất xưởng) và xác định điểm quan trọng có thể
tiến hành kiểm soát tốt nhất các mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm.
+ SO 9000: Là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn về chất
lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành.
+ SO 14.000: Là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ thống quản lý
môi trường (như ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công
cụ quản lý môi trường(các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000).
+ SA 8000 (Social Accountability): Là những quy định về trách nhiệm xã hội mà
doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo trách nhiệm xã hội của mình chẳng hạn
như:
● Doanh nghiệp không được sử dụng lao động trẻ em.
● Không ủng hộ hay có hành động nào cưỡng bức lao động
● Doanh nghiệp phải tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho
người lao động.
● Không được có những hành vi phân biệt đối xử về chủng tộc, tầng lớp, tôn
giáo...
b, Số lượng hàng hóa
Cần bảo đảm đáp ứng yêu cầu về số lượng của hợp đồng. Số lượng hàng chuẩn bị cần dư
ra một chút, dự phòng cần đổi xảy ra khi bốc xếp và thích ứng với diện tích khoang tàu.
c, Thời gian giao hàng
Hàng hoá xuất khẩu phải được chuẩn bị đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

3.2. Bao gói hàng hóa


- Bao bì là một bộ phận quan trọng giúp bảo vệ hàng hóa trong khi chuyên chở, bảo quản
và tạo sức thu hút, hấp dẫn người mua hàng. Bao bì hàng hóa không chỉ đơn thuần mang
chức năng chứa đựng sản phẩm mà còn mang lại những giá trị thông tin khác cho khách
hàng.
- Bởi bao bì nhãn mác phải truyền tải được những thông điệp marketing, để thương hiệu
của công ty được nhận dạng một cách dễ dàng…
- Ý nghĩa của việc đóng gói bao bì:
+ Bảo đảm được phẩm chất hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tránh được rủi ro
mất mát.

14
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho bốc xếp, di chuyển, vận chuyển và giao nhận hàng
hóa.
+ Tạo điều kiện cho việc nhận biết, phân loại hàng hóa.
+ Gây ấn tượng và làm cho người mua thích thú hàng hóa.
- Yêu cầu: Bao bì hàng hóa phải phù hợp với:
+ Các điều kiện đã ký theo HĐ xuất khẩu
+ Quy định của HQ
+ Phải phù hợp với phương tiện vận tải, quãng đường vận tải và khả năng chuyển tải
dọc đường.
+ Bảo đảm đủ độ bền chắc để bảo vệ hàng hóa chống lại những tác động của khí
hậu, môi trường vận chuyển và bảo quản.
+ Bao bì đóng gói phải an toàn, thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí

3.3. Kẻ ký mã hiệu (marking)


- Ký mã hiệu là những ký hiệu bên ngoài bao bì (chữ, số, hình vẽ )để nhắc nhở trong quá
trình vận chuyển, bảo quản hàng hóa.
- Ý nghĩa của việc ghi ký mã hiệu hàng hóa:
+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận
+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
- Yêu cầu của việc kẻ ký mã hiệu hàng hóa:
+ Phải rõ ràng dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, không làm ảnh hưởng đến
phẩm chất của hàng hóa.
+ Phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định quốc tế:
● Những dấu hiệu cần thiết cho người nhận hàng.
● Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa như: Tên
nước, tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình
chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi...
● Những ký hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa như:
dễ vỡ, tránh mưa, tránh nắng...

4. Kiểm tra hàng xuất khẩu


- Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hằng về phẩm chất, số
lượng, trọng lượng,... (tức kiểm nghiệm) nếu hàng xuất khẩu là động, thực vật, hàng thực
phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng gây lan bệnh (tức kiểm dịch).
- Việc kiểm nghiệm, kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và cửa khẩu. Trong đó,
việc kiểm tra ở cơ sở đóng vai trò quyết định. Còn kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác
dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.
- Việc kiểm nghiệm ở cơ sở có thể do KCS tiến hành (KCS – Kiểm tra Chất lượng Sản
phẩm) hoặc o Chi cục Thú y, Chi cục BV Thực vật tiến hành:

15
+ Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do KCS tiến hành nhưng thủ trưởng đơn vị vẫn là
người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Nên, trên giấy chứng nhận
phẩm chất ở cơ sở, bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ
trưởng đơn vị.
+ Việc kiểm dịch ở cơ sở do Phòng bảo vệ thực vật hoặc trạm thú y, trung tâm chẩn
đoán - kiểm dịch động vật tiến hành.
- Kiểm tra tại cửa khẩu: là kiểm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở. Trong nhiều trường hợp
theo quy định nhà nước hoặc theo yêu cầu của người mua, việc giám định đòi hỏi được
thực hiện bởi một tổ chức giám định độc lập như Công ty giám định hàng hóa XNK
(VINACONTROL) hay tổ chức giám định thuộc TCHQ.

* Quy trình giám định hàng hóa gồm các bước sau:
1. Nộp hồ sơ yêu cầu giám định, hồ sơ gồm:
+ Giấy yêu cầu giám định
+ Hợp đồng + phụ kiện hợp đồng (nếu có)
+ L/C và tu chỉnh L/C (nếu có).
2. Cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa tại hiện trường: Phân tích mẫu
tại phòng thí nghiệm
3. Cơ quan giám định thông báo kết quá và cấp giấy chứng nhận tạm để làm thủ
tục Hải quan (nếu có yêu cầu).
4. Kiểm tra vệ sinh hầm hàng (xuất gạo, nông sản...)
5. Kiểm sát quá trình xuất hàng:
+ Tại nhà máy, kho hàng,...
+ Tại hiện trường.
6. Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.
Nếu hàng hóa phải khử trùng thì phải làm on gửi đến: "Công ty khử trùng - chi cục
kiểm dịch thực vật” xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được khử trùng, chủ hàng sẽ
được nhận giấy chứng nhận.

5. Làm thủ tục hải quan


5.1. Thủ tục hải quan và đăng ký tờ khai hải quan
- Thủ tục hải quan là những công việc mà người xuất nhập khẩu và nhân viên hải quan
phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là một thông lệ quốc tế, có nhiệm vụ bảo vệ hàng hóa trong nước và
ngăn chặn sự xâm lấn của hàng ngoại nhập, vì vậy, hoàn thành thủ tục hải quan là một
khâu không thể thiếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Theo Điều 16 của Luật Hải quan, khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
a. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong
trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và
gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.

16
b. Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra
thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải.
c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Hiện nay, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của mình
theo hình thức hải quan điện tử. Hải quan điện tử là một quy trình thực hiện các thủ tục
hải quan dưới sự hỗ trợ của tin học và các công nghệ hiện đại nhằm rút ngắn thời gian và
chi phí trong quá trình thông quan hàng hoá. Việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai
hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan được thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
- Doanh nghiệp khai hải quan điện tử, đăng ký tờ khai gồm các bước:
+ Bước 1: Tạo lập thông tin tờ khai trên phần mềm
+ Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai
hải quan, kết quả phân luồng và tiến hành các công việc theo yêu cầu.
+ Bước 3: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hoá để cơ quan hải quan kiểm
tra.
● Hồ sơ điện tử đối với luồng vàng, doanh nghiệp phải nộp, xuất trình thêm
hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống.
● Hồ sơ điện tử đối với luồng đỏ, doanh nghiệp phải nộp, xuất trình thêm hồ
sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống và xuất trình hàng hoá theo
quy định để hải quan kiểm tra thực tế.
+ Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.

5.2. Hồ sơ nộp và xuất trình cho hải quan


5.2.1. Đối với hàng xuất khẩu
- Chứng từ phải nộp:
+ 2 bản gốc Tờ khai hải quan xuất khẩu
+ 1 bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
+ 1 bản gốc Hoá đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế)
- Chứng từ nộp thêm trong một số trường hợp:
+ 2 bản gốc Bảng kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất)
+ Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền đối với hàng cấm xuất
khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện
+ 1 bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá - ℅
+ 1 bản sao Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu hàng xuất khẩu uỷ thác)
+ 1 bản sao Thư tín dụng (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)
+ Giấy chứng nhận vệ sinh
+ Giấy kiểm định hàng hoá
- Chứng từ phải xuất trình:

17
+ 1 bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã
số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (chỉ nộp 1 lần khi đăng ký làm thủ tục
hải quan cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan)
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: bản sao hoặc bản
chính

5.2.2. Đối với hàng nhập khẩu


- Chứng từ phải nộp:
+ 2 bản gốc Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
+ 1 bản sao Hợp đồng ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
+ 1 bản chính Hóa đơn thương mại
+ Vận đơn (Bản gốc đối với thanh toán chuyển tiền bằng điện - TTR, Nhờ thu - D/P
và Bản sao đối với thanh toán bằng L/C)
- Chứng từ nộp thêm trong một số trường hợp:
+ 1 bản gốc và 1 bản sao Bảng kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói
không đồng nhất)
+ Văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có chức năng đối với hàng hoá cấm
nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện
+ 1 bản sao Thư tín dụng (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)
+ 1 bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)
+ 1 bản sao Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu uỷ thác)
+ 1 bản gốc Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra do cơ
quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng cấp (hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm
tra nhà nước về chất lượng)
+ 1 bản gốc Giấy đăng ký kiểm dịch động, thực vật do cơ quan kiểm dịch cấp (đối
với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch)
- Chứng từ phải xuất trình:
+ 1 bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã
số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: bản sao hoặc bản
chính

6. Thuê phương tiện vận tải


- Nếu hợp đồng xuất - nhập khẩu quy định việc người bán thuê phương tiện để chuyên
chở hàng đến địa điểm đích (điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF,
CFR, CPT, CIP, DES, DEQ, DDU, DAF) thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương
tiện vận tải. Còn nếu hợp đồng quy định giao hàng tại nước người xuất khẩu thì người
nhập khẩu phải thuê phương tiện chuyên chở về nước (điều kiện cơ sở giao hàng EWX,
FCA, FAS, FOB).

18
* Giải thích từ viết tắt:
- CIF - Cost, Insurance, and Freight (Giá, Bảo hiểm và Cước): Người bán chịu trách
nhiệm cho việc gửi hàng đến cảng đích, bao gồm cả chi phí, bảo hiểm và cước phí đến
cảng đích. Người mua chịu trách nhiệm cho mọi chi phí và rủi ro sau khi hàng được tải
lên tàu.
- CFR - Cost and Freight (Giá và Cước): Tương tự như CIF, nhưng không bao gồm bảo
hiểm. Người bán chịu trách nhiệm cho việc gửi hàng đến cảng đích và chi trả cước phí.
- CPT - Carriage Paid To (Vận Chuyển Đã Thanh Toán Đến): Người bán chịu trách
nhiệm cho việc vận chuyển hàng đến điểm đích đã chỉ định, nhưng không chịu trách
nhiệm cho bảo hiểm.
- CIP - Carriage and Insurance Paid To (Vận Chuyển và Bảo Hiểm Đã Thanh Toán Đến):
Tương tự như CPT, nhưng người bán cũng chịu trách nhiệm cho việc mua bảo hiểm cho
hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- DES - Delivered Ex Ship (Giao Hàng Tại Tàu): Người bán chịu trách nhiệm cho việc
gửi hàng đến cảng đích, nhưng không phải chịu trách nhiệm cho việc dẫn chúng đến bờ
tàu đích.
- DEQ - Delivered Ex Quay (Giao Hàng Tại Bến): Người bán chịu trách nhiệm cho việc
gửi hàng đến cảng đích và phải dẫn chúng đến bến.
- DDU - Delivered Duty Unpaid (Giao Hàng Chưa Đóng Thuế): Người bán chịu trách
nhiệm cho việc gửi hàng đến điểm đích, nhưng không chịu trách nhiệm cho việc đóng
thuế và các chi phí nhập khẩu.
- DAF - Delivered At Frontier (Giao Hàng Tại Biên Giới): Người bán chịu trách nhiệm
cho việc gửi hàng đến biên giới đất liền, nhưng không phải chịu trách nhiệm cho việc dẫn
chúng qua biên giới.
- EXW - Ex Works (Giao Hàng Tại Xưởng): Người bán chỉ chịu trách nhiệm cho việc
chuẩn bị hàng hóa và để chúng sẵn sàng tại địa điểm của họ. Người mua chịu trách nhiệm
cho việc vận chuyển và mọi chi phí liên quan sau đó.
- FCA - Free Carrier (Giao Hàng Tại Người Vận Chuyển): Người bán chịu trách nhiệm
cho việc chuẩn bị hàng hóa và giao chúng cho người vận chuyển đã chọn bởi người mua
tại địa điểm đã định.
- FAS - Free Alongside Ship (Giao Hàng Bên Cạnh Tàu): Người bán chịu trách nhiệm
cho việc đưa hàng đến bên cạnh tàu ở cảng xuất hàng. Người mua chịu trách nhiệm cho
việc đưa hàng lên tàu và mọi chi phí liên quan.
- FOB - Free On Board (Giao Hàng Trên Tàu): Người bán chịu trách nhiệm cho việc đưa
hàng lên tàu ở cảng xuất hàng. Người mua chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển và mọi
chi phí liên quan sau đó.

Việc thuê tàu lưu cước là 1 nghiệp vụ không đơn giản, đòi hỏi phải có kinh nghiệm,
có thông tin về tình hình vật giá và giá cước, hiểu biết tinh thông về các điều khoản của
Hợp đồng thuê tài (charter - party), nên trong nhiều trường hợp, đơn vị kinh doanh xuất -
19
nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu cho môi giới - các công ty vận tải thuê tàu
(Vietfracht, Vitranschart, Vosco, “Germartrans" Công ty vận tải bằng Container (hợp tác
với Pháp), công ty Container phía Nam - Viconship Saigon…)
- Căn cứ thuê tàu:
+ Theo hợp đồng XK
+ Tính chất hàng hoá
+ Giá trị hàng hoá
+ Số lượng hàng vận chuyển
+ Tuyến đường vận chuyển
Tùy từng trường hợp cụ thể, người xuất khẩu lựa chọn 1 trong các phương thức thuê tàu
sau:
+ Thuê tàu chợ
+ Thuê tàu chuyến
+ Thuê tàu định hạn

6.1. Phương thức thuê tàu chợ (Liner Terms):


- Khái niệm tàu chợ: Tàu chợ là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến đường nhất
định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước.
- Khái niệm phương thức thuê tàu chợ (Liner Booking Note): thuê tàu chợ là việc chủ
hàng trực tiếp hay gián tiếp thông qua người môi giới yêu cầu chủ tàu dành cho mình
thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Mối quan hệ
giữa người thuê và người cho thuê trong thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng vận đơn.
- Đặc điểm:
+ 4 cố định
● Liner: tuyến đường cố định
● Port: cảng đến cố định
● Time table: lịch trình cố định
● Tariff: Biểu cước cố định
+ Số lượng hàng không bị hạn chế, người thuê tàu không phải lo liệu công việc xếp
dỡ hàng hoá, vì chi phí xếp dỡ đã được tính vào trong biểu cước
+ Giá cước ổn định, nhưng luôn ở mức cao, cao hơn nhiều so với giá cước thuê tàu
chuyến hoặc tàu định hạn
+ Người thuê tàu không được tự do thoả thuận các điều kiện chuyên chở mà thông
thường phải chấp nhận các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của
chủ tàu
+ Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở nếu như cảng xếp
dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu
- Các trường hợp áp dụng thuê tàu chợ:
+ Khối lượng hàng hoá chuyên chở không lớn
+ Tuyến đường vận chuyển hàng hoá trùng với tuyến đường tàu chạy đã định trước
20
+ Mặt hàng chủ yếu là hàng khô và hàng có bao bì hoặc hàng hoá được chuyên chở
trong container
+ Áp dụng khi hàng không nhiều và tuyến đường thông thường
- Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ:
+ Bước 1: Tập trung hàng cho đủ số lượng quy định
+ Bước 2: Tiến hành nghiên cứu lịch trình tàu chạy. Từ đó, chọn hãng tàu có uy tín
và cước phí hạ.
Sau đó, chủ hàng và người môi giới tiến hành chào tàu, hỏi tàu bằng việc gửi giấy
lưu cước tàu chợ (liner booking note) cho chủ tàu.
+ Bước 3: Người môi giới (hoặc chủ hàng) với chủ tàu thỏa thuận một số điều
khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
+ Bước 4: Chủ hàng vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho chủ tàu theo đúng lịch
trình.
+ Bước 5: Sau khi hàng hoá được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện cho chủ tàu sẽ
cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng
- Trong phương thức thuê tàu chợ, có 2 cách gửi hàng chuyên chở bằng container:
+ Cách 1: Gửi trọn container (Full container load - FCL)
Gửi hàng theo phương thức FCL là hàng hoá xếp trong nguyên một container,
người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, người nhận hàng chịu
trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Người chuyên chở nhận container đã kẹp chì
tại bãi container, xếp container lên tàu, dỡ container ra khỏi tàu và đưa vào bãi ở
cảng đến.
+ Cách 2: Gửi hàng lẻ (Less than container load - LCL)
Gửi hàng theo phương thức LCL là người vận chuyển hay người giao nhận phải
chịu trách nhiệm xếp hàng chung vào 1 container và dỡ hàng ra khỏi container.
Người vận chuyển bằng chi phí của mình xếp hàng vào container, xếp container
lên tàu, dỡ container xuống bãi tại cảng đến quy định, dỡ hàng ra khỏi container và
giao cho người nhận hàng.
● Ưu điểm:
❖ Số lượng hàng gửi không hạn chế
❖ Thủ tục gửi - nhận hàng đơn giản
❖ Biểu cước ổn định
❖ Chủ động
● Nhược điểm:
❖ Cước cao
❖ Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở
❖ Thời gian vận chuyển lâu

21
6.2. Phương thức thuê tàu chuyến (voyage charter)
- Khái niệm tàu chuyến: Tàu chuyến là tàu kinh doanh không theo một lịch trình định
trước mà trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu chuyến.
- Khái niệm thuê tàu chuyến: Là phương thức người chủ tàu (shipowner) cho người thuê
tàu (charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hoá giữa hai hay
nhiều cảng và được hưởng tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận. Mối quan hệ giữa
chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P - Voyage
Charter Party)
- Ưu điểm:
+ Giá cước thuê tàu chuyến rẻ hơn cước thuê tàu chợ
+ Người thuê không bị ràng buộc bởi các điều kiện quy định sẵn trong B/L mà được
tự do thương lượng và thoả thuận trong hợp đồng
+ Tính linh hoạt cao, có thể thay đổi cảng xếp dỡ một cách dễ dàng
+ Hàng được chuyên chở nhanh vì tàu không phải ghé vào các cảng dọc đường
+ Hàng hoá chuyên chở thường đầy tàu (90 - 95%)
- Nhược điểm:
+ Giá cước biến động mạnh. Nếu không nắm vững thị trường giá cước thuê tàu,
người thuê tàu rất dễ thuê phải tàu giá cước cao hoặc không thuê được tàu.
+ Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi người thuê tàu phải giỏi luật lệ buôn bán, vận
tải quốc tế.
- Các hình thức thuê tàu chuyến: Tuỳ theo khối lượng hàng hoá, đặc điểm, điều kiện và
yêu cầu chuyên chở mà người thuê tàu có thể áp dụng các hình thức sau:
+ Thuê chuyến một (Single Voyage): chủ hàng thuê tàu chở hàng từ một cảng đến
cảng khác, hợp đồng chấm dứt khi việc dỡ hàng tại cảng đến đã hoàn thành
+ Thuê tàu khứ hồi (Round Voyage): thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng
từ cảng đó về cảng khởi hành
+ Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): thuê tàu chở hàng từ cảng này đến
cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau
+ Thuê khứ hồi liên tục: chủ hàng thuê tàu chở hàng liên tục cả hai chiều.
+ Thuê chở khoán (Transportation in the form of Contact): chủ hàng căn cứ vào nhu
cầu chuyên chở của hàng hóa để khoàn tàu cho vận chuyển trong thời gian nhất
định.
+ Thuê chuyến định hạn.
+ Thuê cả tàu trong một thời gian dài (Lumpsum)
- Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến:
+ Bước 1: Người thuê tàu trực tiếp hoặc thông qua người môi giới (broker) yêu cầu
thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình.
+ Bước 2: Người môi giới chào tàu, hỏi tàu.
+ Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu về tất cả các điều khoản của hợp
đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ,...
22
+ Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu.
+ Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng.
+ Bước 6: Thực hiện hợp đồng
- Hợp đồng thuê tàu chuyến (C/P - Voyage Charter Party): là hợp đồng chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hoá từ
một hay nhiều cảng giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng, còn người thuê tàu cam
kết trả cước phí chuyên chở đúng theo thoả thuận của hai bên.
- Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn: Theo thông lệ Hàng hải
quốc tế và Bộ luật Hàng hải của Việt Nam:
+ Hợp đồng thuê tàu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người
thuê tàu và người chuyên chở.
+ Vận đơn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người
nhận hàng ở cảng đến.
⇒ Vận đơn và hợp đồng thuê tàu là 2 loại chứng từ hoàn toàn độc lập với nhau, trừ
trường hợp 2 bên quy định rõ trong vận đơn có ghi chú và đưa nội dung hợp đồng thuê
tàu vào đó.
Thực tế trong quá trình chuyên chở, nếu có tranh chấp phát sinh thì người ta sẽ
giải quyết tranh chấp đó dựa vào vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tàu tuỳ thuộc vào
các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Người nhận hàng đồng thời là người ký hợp đồng thuê tàu
thì sẽ lấy hợp đồng thuê tàu để giải quyết.
+ Trường hợp 2: Người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê tàu
thì sẽ lấy vận đơn để giải quyết.
+ Trường hợp 3: Vận đơn đã được chuyển nhượng cho người khác thì sẽ lấy
vận đơn để giải quyết tranh chấp
+ Trường hợp 4: Vận đơn có dẫn chiếu các điều khoản của hợp đồng thuê tàu
thì sẽ lấy điều khoản của hợp đồng thuê tàu để giải quyết. Đối với loại vận
đơn này, thường trên vận đơn người ta ghi rõ “vận đơn dùng với hợp đồng
thuê tàu" (Bill of lading to be used with charter party)

* Hợp đồng thuê tàu:


- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: chủ tàu (hoặc
người chuyên chở) và người thuê tàu (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu). Trong
hợp đồng thuê tàu phải ghi rõ tên, địa chỉ của các bên. Những đại lý hoặc người môi giới
là người được uỷ thác để ký hợp đồng thì cuối hợp đồng phải ghi chữ “chỉ là đại lý - as
agent only" với mục đích để xác định tư cách người ký hợp đồng.
- Điều khoản về tàu (Vessel): Tàu là công cụ để chuyên chở hàng hoá nên ở điều khoản
này người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà 2 bên đã thoả thuận
như: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích,... Chủ tàu chỉ được
quyền thay thế tàu khác nếu trong hợp đồng quy định “substitute"
23
- Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Time of arrival - Layday): Là thời
gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chuyên chở theo quy định. Trường hợp tàu
đến trước thời gian quy định, người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng, nhưng nếu
giao hàng thì thời gian sẽ tính vào thời gian làm hàng, ngược lại tàu đến mà chưa có hàng
để giao thì số ngày tàu chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng.
Thời gian tàu đến cảng xếp hàng có thể:
+ Fixed: cố định trong 1 thời gian nhất định
+ About (from…to…): trong một khoảng thời gian nào đó
Tuy nhiên, trước khi tàu đến cảng xếp hàng, chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu
biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng (Estimated Time of Arrival - ETA).
- Điều khoản về hàng hoá:
+ Mô tả hàng hoá rõ ràng, chính xác về tên hàng, loại bao bì, số lượng, trọng lượng
và khối lượng cũng như là đơn vị hàng hoá…
Trong thực tế, rất ít khi người ta quy định chính xác về số lượng hàng hoá thuê
chuyên chở, mà thường ghi kèm theo tỷ lệ hơn kém (more or less (+/-), min/max,
from…to…). Khi gửi thông báo đã sẵn sàng xếp hàng, thuyền trưởng mới tuyên
bố chính thức số lượng hàng hoá.
+ Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ lượng hàng đã được thông báo
(Full and complete cargo).
+ Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền
cước khống (Dead Freight). Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng
quy định thì người thuê tàu có quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan
đến việc tàu bỏ lại hàng.
- Điều khoản về cảng bốc dỡ: 2 bên thoả thuận tên một cảng hoặc một vài cảng xếp
hàng (loading port). Cảng bốc dỡ quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn (safe
port) đối với tàu về mặt hàng hải và chính trị xã hội.
- Điều khoản về cước phí (Freight):
+ Mức cước (Rate of Freight): là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước (Freight Unit).
Đơn vị tính cước có thể là đơn vị trọng lượng, hay thể tích,...
+ Thời gian thanh toán cước phí
● Cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng (Freight payable at port of loading):
là toàn bộ chi phí phải thanh toán khi ký vận đơn (on signing of loading)
hoặc sai khi ký vận đơn vài ngày.
● Cước phí thanh toán tại cảng dỡ hàng (Freight payable at the port of
destination hay Freight to collect)
● Cước phí trả trước khi dỡ hàng (Freight payable before breaking bulk)
● Cước phí trả sau khi đã dỡ hàng xong (Freight payable after complete of
discharge)
● Cước phải trả cùng với việc bốc dỡ hàng trong mỗi ngày (Freight payable
concurrent with discharge)...
24
Ngoài ra, trong điều khoản cước phí 2 bên còn thoả thuận về địa điểm, tỷ giá đối
hoái, phương thức thanh toán…
- Điều khoản về chi phí bốc dỡ:
+ Theo điều kiện miễn chi phí dỡ hàng (Free out = FO), tức là chủ tàu được miễn chi
phí dỡ hàng khỏi tàu, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu
+ Theo điều kiện miễn cả chi phí xếp dỡ hàng (Free in and out = FIO), tức là chủ tàu
được miễn chi phí bốc dỡ hàng lên tàu, lẫn chi phí dỡ hàng khỏi tàu
- Điều khoản về thời gian bốc dỡ:
Là khoảng thời gian do 2 bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc
bốc dỡ hàng lên tàu hoặc dỡ hàng khỏi tàu
+ Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời
gian cho phép thì được hưởng tiền bốc hoặc dỡ hàng nhanh (Dispatch money)
+ Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc dỡ hàng chậm hơn thời gian
cho phép thì bị phạt bốc dỡ hàng (Demurrage)
- Nguyên tắc thưởng phạt:
+ Thời gian phạt không được kéo dài quá 14 ngày, sau đó sẽ bị phạt lưu tàu
+ Once on demurrage, always on demurrage (“khi bị phạt thì liên tục bị phạt"): tức
là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả ngày lễ, chủ nhật, ngày xấu trời
đều bị phạt
+ Tiền thưởng lại quy định theo 2 trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm
được (all time saved) hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được
(working time saved)
* Khái niệm “ngày" trong hợp đồng:
- Ngày (days) là ngày theo lịch
- Ngày liên tục (running days): là những ngày kế tiếp nhau trên lịch kể cả ngày lễ, chủ
nhật
- Ngày làm việc (working days): là những ngày làm việc chính thức tại các cảng do luật
pháp của từng nước quy định
- Ngày làm việc 24 giờ (working days of 24 consecutive hours): là ngày làm việc 24 giờ,
chứ không phải là ngày làm việc 8 giờ
- Ngày làm việc tốt trời (weather working days): là những ngày thời tiết tốt cho phép tiến
hành công việc bốc hoặc dỡ hàng. Ngày mưa, gió bão là thời tiết xấu không thể tiến hành
công việc bốc dỡ hàng nên không tính
- Ngày chủ nhật và ngày lễ là những ngày thường nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến
hành bốc dỡ được, tuỳ theo quy định của hợp đồng
* Thông báo tàu đã sẵn sàng NOR (Notice of Readiness): có 2 loại thông báo
- Thông báo ngày dự kiến tàu đến (ETA - Estimated/Expected Times of Arrival)
- Thông báo tàu sẵn sàng xếp/dỡ hàng (NOR)

25
6.3. Phương thức thuê tàu định hạn (time charter):
Chủ tàu cho người thuê tàu con tàu để sử dụng vào mục đích chuyên chở hàng hoá
hoặc cho thuê lại trong thời gian nhất định, chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử
dụng chiếc tàu cho người thuê và đảm bảo “khả năng đi biển" của chiếc tàu trong suốt
thời gian thuê. Còn người thuê tàu có trách nhiệm trả tiền thuê và chịu trách nhiệm về
việc kinh doanh khai thác tàu, sau khi hết thời gian thuê phải trả cho chủ tàu trong tình
trạng kỹ thuật tốt tại cảng và trong thời gian quy định

6.4. Mối quan hệ giữa Hợp đồng thuê tàu chuyến và vận đơn:
Theo thông lệ Hàng hải quốc tế và Bộ Luật Hàng Hải của Việt Nam:
- Hợp đồng thuê tàu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người thuê
tàu và người chuyên chở.
- Vận đơn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận
hàng ở cảng đến.
→ Vận đơn và hợp đồng thuê tàu là hai loại chứng từ hoàn toàn độc lập với nhau, trừ
trường hợp hai bên quy định rõ trong vận đơn có ghi chú và đưa nội dung hợp đồng thuê
tàu vào đó.

6.5 Xảy ra tranh chấp


Thực tế trong quá trình chuyên chở, nếu có tranh chấp pháp sinh thì người ta sẽ giải quyết
tranh chấp đó dựa vào vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tàu tuỳ thuộc vào các trường
hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Người nhận hàng đồng thời là người ký hợp đồng thuê tàu thì sẽ lấy
hợp động thuê tàu để giải quyết.
- Trường hợp 2: Người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê tàu thì sẽ lấy
vận đơn để giải quyết.
- Trường hợp 3: Vận đơn đã được chuyển nhượng cho người khác thì sẽ lấy vận đơn để
giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp 4: Vận đơn có dẫn chiếu các điều khoản của Hợp đồng thuê tàu thì sẽ lấy
điều khoản của hợp đồng thuê tàu để giải quyết. Đối với loại vận đơn này, thường trên
vận đơn người ta ghi rõ “ vận đơn dùng với hợp đồng thuê tàu” – Bill of lading to be used
with charter party…

7. Giao hàng cho người vận tải


7.1. Giao hàng xuất khẩu
- Hiện nay, phần lớn hàng hoá xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển và đường sắt,
ngoài ra vẫn có một số hình thức khác như đường bộ, đường hàng không. Dưới đây là các
công việc cần được thực hiện theo từng phương thức vận chuyển:

7.1.1. Giao hàng vận tải đường biển


- Các bước thực hiện:

26
+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở (Cargo list)
cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu
biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Cargo plan or Stowage plan).
+ Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ, kế hoạch làm hàng
+ Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
+ Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s receipt) để xác nhận hàng đã giao nhận xong.
+ Trên cơ sở hoá đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)
➔ Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board
B/L) và phải chuyển nhượng được (Negotiable)
- 2 hình thức vận chuyển đường biển phổ biến hiện nay:
+ Giao hàng đủ một container (Full container load - FCL):
➔ Khi hàng hoá đủ để lấp đầy một container, chủ hàng ký hợp đồng thuê mướn
container, đóng gói hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container
(container list). Các mặt hàng thường giống nhau đủ để đóng 1 container và
đây là phương án hiệu quả kinh tế nhất. Người gửi hàng chịu trách nhiệm
đóng hàng vào container, người nhận hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi
container. Người chuyên chở nhận container đã kẹp chì tại bãi container, xếp
container lên tàu, dỡ container ra khỏi tàu và đưa vào bãi ở cảng đến.
+ Giao hàng không đủ một container (Less than container load - LCL) :
➔ Trong trường hợp hàng không đủ để lấp đầy một container, người gửi hàng
chỉ có 1 kiện hàng nhỏ sẽ được đóng chung 1 container với các hàng hóa
khác để tiết kiệm nhất cho chủ hàng. Chủ hàng phải lập một bản “Đăng ký
chuyên chở” (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp nhận, người gửi hàng sẽ
đóng gói hàng hóa của mình vào một kiện hàng theo tiêu chuẩn của hãng vận
chuyển. Người vận chuyển bằng chi phí của mình xếp hàng vào container,
xếp container lên tàu, dỡ container xuống bãi tại cảng đến quy định, dỡ hàng
ra khỏi container và giao cho người nhận hàng.

7.1.2. Giao hàng vận tải đường sắt


Quy trình gần như tương tự với giao hàng đường biển, chỉ khác biên lai thuyền phó được
thay bằng vận đơn đường sắt:
- Chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe/container phù
hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hóa.
- Giống như vận tải đường biển có 2 hình thức đó là khi hàng chiếm đủ 1 toa xe (hoặc 1
container) và khi hàng hóa không chiếm hết 1 toa xe (hoặc 1 container).
- Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong kẹp chì, làm các
chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.

27
7.1.3. Giao hàng vận tải đường bộ
- Nếu hàng giao tại cơ sở của người bán, người bán chịu trách nhiệm bốc và xếp hàng lên
xe do người mua chỉ định đến.
- Nếu hàng được giao tại cơ sở của người chuyên chở việc giao hàng coi là hoàn thành
sau khi hàng đã được giao cho người chuyên chở đường bộ, hoặc đại diện thay mặt cho
người đó.

7.1.4. Giao hàng vận tải hàng không


- Người xuất khẩu liên hệ với bộ phận giao nhận, vận chuyển hàng hóa đến trạm giao
nhận chỉ định, làm thủ tục hải quan giao cho người vận tải hàng không và nhận vận đơn
hàng không.

7.2. Nhận hàng nhập khẩu


- Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các
phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu
kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã
nhập hàng từ đó.
- Trong TH hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau:
+ Nếu hàng đủ một container (FCL):
● Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng, nộp cùng bộ hồ sơ đăng ký thủ tục
HQ. Container chỉ được phép đưa về kho riêng khi đã đăng ký trước với
HQ và kho đã được HQ công nhận đủ điều kiện và cấp giấy phép
● Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu, đóng tiền, ký quỹ, phí xếp dỡ,
tiền vận chuyển container từ cảng về kho riêng
● Đem BCT gồm:
○ D/O (3 bản) có chữ ký của NVHQ khâu đăng ký thủ tục, đóng dấu
“đã tiếp nhận tờ khai”
○ Biên lai thu phí xếp dỡ và phí vận chuyển của hãng tàu
○ Đơn xin mượn container đã được chấp thuận đến văn phòng đại lý
hãng tàu để làm giấy phép xuất container khỏi bãi.
● Cùng NV phụ trách bãi tìm container, kiểm tra tính nguyên vẹn của
container và SEAL (kẹp chì). Nhận 2 bản “Lệnh vận chuyển” của NV kho
bãi.
● Mang toàn bộ hồ sơ đến HQ kho bãi để NVHQ kiểm tra, ký xác nhận số
container và số seal, tờ khai và lệnh VC.
● Xuất container ra khỏi bãi, nộp 1 lệnh VC cho HQ cổng cảng, 1 cho bảo vệ
cảng, đưa container về kho riêng.
● Đến phòng giám quản, HQ thành phố để đón HQ về kiểm tra.
● Kiểm hóa xong, nếu không có vấn đề gì sẽ được xác nhận “Hoàn thành thủ
tục HQ” và trả lại container cho hãng tàu.

28
+ Nếu hàng không đủ một container (LCL):
● Chủ hàng đến cảng hoặc chủ tàu (nếu hãng tàu đã thuê bao kho) để đóng
phí lưu kho và xếp dỡ, lấy biên lai.
● Sau đó đem: Biên lai lưu kho, 3 bản D/O, Invoice và Packing list, đến văn
phòng đại lý hãng tàu tại cảng để ký xác nhận D/O, tìm vị trí để hàng, tại
đây lưu 1 D/O. Chủ hàng mang 2 D/O còn lại đến bộ phận vận để làm
phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ
hàng.
● Đem 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách
riêng HH để chờ HQ kiểm tra, đến HQ cảng mời HQ kho bãi giám sát việc
nhận hàng. Sau khi HQ xác nhận “hoàn thành thủ tục HQ” hàng được xuất
kho, mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm quy định.

8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu


Khi xuất khẩu theo các điều kiện CIF, CIP hoặc nhóm D (Incoterms) thì người bán
phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Khi nhập khẩu theo các điều kiện của nhóm E, F , C trừ
2 điều kiện CIF và CIP thì người mua cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Để mua bảo
hiểm cần làm những công việc sau:
- Chọn điều kiện để mua bảo hiểm:
+ Nếu bán hàng theo điều kiện CIF hoặc CIP thì người bán phải mua bảo hiểm theo
đúng điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định trong L/C (nếu có).
Nếu trong hợp đồng hoặc L/C không quy định cụ thể, thì người bán chỉ cần mua
bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu (FPA hoặc ICC (C))
+ Nếu bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D của Incoterms thì người bán phải
tự cân nhắc mua bảo hiểm, còn nhập khẩu theo điều kiện nhóm E, F, C trừ 2 điều
kiện cân nhắc mua bảo hiểm cho hàng hóa. Người mua bảo hiểm cần lựa chọn
điều kiện sao cho đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất.
- Làm giấy yêu cầu bảo hiểm: Căn cứ vào hợp đồng và L/C (nếu có) điền đầy đủ các nội
dung sau trong Giấy yêu cầu bảo hiểm:
+ Tên người được bảo hiểm
+ Tên hàng hóa cần bảo hiểm
+ Tên bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm
+ Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần được bảo hiểm
+ Tên tàu biển hoặc phương tiện vận chuyển
+ Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu (Xếp trên boong, dưới hầm tàu, chở
rời),...
+ Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm
+ Ngày, tháng phương tiện chở hàng được bảo hiểm bắt đầu rời bến
+ Giá trị hàng hóa được bảo hiểm về số tiền bảo hiểm
29
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Nơi thanh toán bồi thường
Ngoài ra, người có nhu cầu bảo hiểm còn phải báo cho người bảo hiểm những tình
huống quan trọng khác mà họ biết để giúp cho người bảo hiểm phán đoán rủi ro
- Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm:
+ Sau khi nộp Giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ xác
định số phí phải đóng, nhà xuất khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảo
hiểm (Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm), ký hậu chuyển nhượng và
gửi cho nhà nhập khẩu.
+ Cần lưu ý Chứng thư bảo hiểm phải là một văn bản hoàn chỉnh, không có vấn đề
khai báo bổ sung sau đối với bất cứ chi tiết nào ghi trong chứng thư bảo hiểm. Đặc
biệt, khi thanh toán bằng L/C thì Chứng thư bảo hiểm phải hoàn toàn phù hợp với
mọi yêu cầu của L/C, nếu làm khác đi thì ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh
toán.

9. Lập bộ chứng từ thanh toán


- Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình
ngân hàng để đòi tiền hàng. Yêu cầu của bộ chứng từ này là chính xác và phù hợp với
những yêu cầu của LC cả về nội dung và hình thức (nêu thanh toán bằng L/C), còn nếu
thanh toán bằng các phương thức khác, thì theo yêu cầu của hợp đồng hoặc của ngân
hàng.
- Bộ chứng từ thanh toán, thông thường gồm: phương tiện thanh toán (thường là hối
phiếu) và các chứng từ gửi hàng (Shipping documents). Cụ thể thường có:
+ Hối phiếu thương mại
+ Vận đơn đường biển sạch
+ Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF, CIP)
+ Hóa đơn thương mại
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa
+ Giấy chứng nhận: trọng/khối lượng
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
+ Phiếu đóng gói hàng hóa
+ Giấy kiểm dịch thực vật (nếu hàng bán kiểm dịch)
- Khi lập chứng từ thanh toán bằng L/C cần lưu ý các điều sau:
+ Tất cả các chứng từ phải được tuân theo đúng yêu cầu của L/C về: số bản, mô tả
hàng hóa, thời hạn lập, ghi ký hiệu, số lượng, người cấp... Trong thực tế, nếu trong
L/C có lỗi chính tả nào đó về hàng hóa, nếu lỗi không nghiêm trọng thì không cần
tu chỉnh L/C, nhưng khi lập chứng từ phải ghi sai trong L/C, để được ngân hàng
chấp nhận thanh toán.
+ Khi lập hối phiếu đòi tiền người mua thì số tiền ghi trên hối phiếu phải tương
đương 100% giá trị hóa đơn và không được vượt quá hạn ngạch L/C (kế cả dung

30
sai cho phép). Trường hợp L/C quy định việc thanh toán được tiến hành khi trình
đủ các chứng từ kèm theo...(không có hối phiếu) thì người bán không cần lập hối
phiếu, trừ khi ngân hàng thanh toán yêu cầu.
+ Nếu vận đơn là loại ký hậu để trống (blank endosed), thì người gửi hàng phải ký
hậu vào vận đơn trước khi chuyển cho ngân hàng.
+ Nếu hàng hóa được gửi lên tàu vượt quá số lượng quy định trong L/C, thì xuất
khẩu phải tham khảo ý kiến của người mua trước khi gửi, trên cơ sở được chấp
nhận của người mua mới giao hàng lên tàu. Khi lập chứng từ thanh toán cần hai
bộ:
● Một bộ hoàn toàn phù hợp với L/C để thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ
● Bộ thứ hai lập cho lượng hàng hóa dư ra và sẽ thanh toán hoặc D/A hoặc
D/P hoặc TT,...
Bộ chứng từ lập xong, cần kiểm tra kỹ lưỡng, rồi nhanh chóng xuất trình cho ngân
hàng để thanh toán/chiết khấu

10. Khiếu nại


10.1. Khi nào thì đề đơn khiếu nại
Người bán Người mua

Khi người mua vi phạm hợp đồng: thanh Người mua có quyền khiếu nại người bán
toán chậm, không thanh toán,... khi người bán không giao hàng hoặc giao
hàng chậm, giao thiếu… hoặc phẩm chất
hàng hóa không phù hợp với quy định của
hợp đồng, bao bì xấu, ký mã hiệu sai,
không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ
thuật.
Hoặc khi bên mua/bên bán (hoặc cả hai) có vấn đề phát sinh đối với bên cung cấp vận
tải/bảo hiểm hàng hóa.

10.2. Hồ sơ khiếu nại


- Bao gồm đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo.
- Nội dung thư khiếu nại
+ Tên, địa chỉ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại
+ Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại
+ Lý do khiếu nại
+ Yêu sách cụ thể đối với bên bị khiếu nại
- Các chứng từ kèm theo
+ Hợp đồng ngoại thương
+ Hóa đơn thương mại
+ Vận đơn (B/L)

31
+ Biên bản giám định
+ Các thư từ, điện, fax… giao dịch giữa hai bên
* Lưu ý: Nếu dùng hình thức fax thì cần có thư bảo đảm xác nhận

10.3. Khiếu nại người vận tải


- Trường hợp khiếu nại
- Hồ sơ giống với khiếu nại giữa người mua và người bán
- Các chứng từ bao gồm
+ Hợp đồng chuyên chở hàng hóa
+ Vận đơn đường biển
+ Phiếu kiểm kiện của bên giao hàng và bên nhận hàng
+ Biên bản kiểm toán
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu
+ Biên bản giám định khối lượng theo mớn nước (độ sâu của tàu)
+ Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng
+ Biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu
+ Biên bản kiểm hóa của hải quan
Ngoài ra, còn có cả khiếu nại bảo hiểm với hồ sơ với các chứng từ tương ứng với các
trường hợp bên trên.

10.4. Thời hạn khiếu nại


- Thời hạn khiếu nại trong điều khoản khiếu nại là khoảng thời gian cần thiết để một
trong hai bên làm các thủ tục cần thiết để đưa vụ tranh chấp ra giải quyết. Thời hạn khiếu
nại dài hay ngắn là phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa hai bên, tùy thuộc vào tính
chất hàng hóa, tùy vào khoảng cách địa lý giữa hai bên, hay tùy thuộc vào tính chất vụ
việc.
- Thời hạn khiếu nại có thể tính từ khi giao nhận hàng hay từ khi đưa hàng vào sử dụng.
Đối với hàng có bảo hành thì thời hạn khiếu nại nằm trong thời hạn bảo hành, nếu thời
hạn bảo hành đã hết thì thời hạn khiếu nại có thể thêm 30 ngày tính từ khi hết thời hạn
bảo hành, nhưng với điều kiện các khuyết tật phải được phát hiện trong thời hạn bảo
hành. Thời hạn khiếu nại về số lượng bao giờ cũng ngắn hơn thời hạn khiếu nại về chất
lượng.
- Trong trường hợp các bên không quy định thời hạn khiếu nại thì thời hạn đó có thể được
quyết định trong Luật Thương mại các nước có liên quan. Điều 318, Luật Thương mại
Việt Nam năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3 tháng, về chất lượng là
6 tháng kể từ ngày giao hàng.

10.5. Nghĩa vụ các bên khi có khiếu nại


- Trong trường hợp hàng hóa có hư hỏng, mất mát,…người mua khi đi khiếu nại phải có
trách nhiệm:
+ Giữ nguyên tình trạng hàng hóa, bảo quản cẩn thận
32
+ Mời các bên có liên quan đến lập các biên bản cần thiết (Biên bản giảm định, biên
bản đổ vỡ, biên bản hư hỏng mất mát,…)
+ Gửi đơn khiếu nại đúng thời hạn đã thỏa thuận học xuất nhập khẩu ở hà nội
- Bên bán khi bị khiếu nại phải:
+ Kiểm tra hồ sơ khiếu nại
+ Kiểm tra hàng hóa
+ Khẩn trương trả lời đơn khiếu, vì nếu không trả lời thì luật pháp các nước có thể
coi như là đồng ý với đơn khiếu nại.

10.6. Cách thức giải quyết khiếu nại


- Khi bị khiếu nại bên bán có thể chọn một trong các cách sau đây để giải quyết:
+ Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt học nguyên lý kế toán ở đâu tốt nhất
+ Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa mới. Cách này thường áp dụng
khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
+ Giảm giá hàng hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng với tổn thất của hàng
bị khiếu nại. Trường hợp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất nhập khẩu.

11. Thanh lý hợp đồng


11.1. Thanh lý hợp đồng là gì?
- Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sự chấm dứt, hoàn tất công việc được hai bên
xác nhận sau quá trình làm một việc nhất định về chất lượng, số lượng của công việc
được sự thống nhất của hai bên
- Cụm từ “Thanh lý hợp đồng” được cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên nên có thể nói đây là việc chấm dứt hợp đồng.
- Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhân khái niệm này
nữa, nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá
nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.

11.2. Thông báo đề nghị thanh lý hợp đồng


- Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng được một bên giao kết hợp đồng gửi cho bên còn lại
nhằm mục đích chấm dứt hợp đồng.
- Nội dung của biểu mẫu đề nghị thanh lí hợp đồng:
+ Ngày, tháng, năm viết mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng;
+ Thông tin cá nhân, tổ chức viết mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng: hai bên trong giao
kết hợp đồng;
+ Các văn bản làm căn cứ cho mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng;
+ Tóm tắt nội dung hợp đồng và lý do phải làm đơn đề nghị thanh lý hợp đồng;
+ Yêu cầu muốn thanh lý hợp đồng;
+ Ký tên và điểm chỉ và nêu rõ nơi nhận đơn ở cuối đơn đề nghị thanh lý hợp đồng.

33
Ảnh minh họa:

34
11.3. Điều kiện thanh lý hợp đồng
- Thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã
thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại điều 422 Bộ luật Dân sự
2015 quy định:
+ Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Thông thường trên thực tế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng
đạt được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên
để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với
nhau.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1) TS. Nguyễn Thị Liên Hương, TS. Nguyễn Quang Huy (2023). Giáo trình Quản trị
kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
(2) Thutucxuatnhapkhau.com. Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
https://thutucxuatnhapkhau.com/cac-buoc-thuc-hien-hop-dong-xuat-khau/
(3) Vietship.net (2023). Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
https://vietship.net/quy-trinh-to-chuc-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau.html/
(4) Kienthucxuatnhapkhau.com. Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng ngoại thương.
https://kienthucxuatnhapkhau.com/dieu-khoan-khieu-nai-trong-hop-dong-ngoai-thuong.ht
ml#3Trach_nhiem_va_nghia_vu_cua_cac_ben
(5) Công ty luật ACC. Mẫu thanh lý hợp đồng ngoại thương 2024.
https://accgroup.vn/mau-thanh-ly-hop-dong-ngoai-thuong
(6) Luật sư Nguyễn Văn Dương. Thanh lý hợp đồng là gì? Quy trình thủ tục thanh lý hợp
đồng kinh tế?, Luật Dương Gia.
https://luatduonggia.vn/quy-dinh-ve-thanh-ly-hop-dong-kinh-te-nhu-the-nao/#2_Dieu_ki
en_de_thanh_ly_hop_dong
(7) tailieuxnk.com. Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương (xuất - nhập khẩu)
https://tailieuxnk.com/cac-buoc-thuc-hien-hop-dong-ngoai-thuong-xuat-khau-nhap-khau-
1331.html
(8) www.pcs.vn. Các hình thức trong vận chuyển đường biển
https://www.pcs.vn/cac-hinh-thuc-trong-van-chuyen-duong-bien-id76.html
(9) cuocvanchuyen.vn. Phương thức thuê tàu

35
https://cuocvanchuyen.vn/tin-tuc/phuong-thuc-thue-tau-39.html

36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

MÔN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU


Chủ đề: Các phương thức thuê tàu

Nhóm 5 - POHE QTKDTM63

Nguyễn Thị Phương Thảo 11215428

Nguyễn Đỗ Thúy Quỳnh 11215086

Doãn Thành Long 11213524

Lê Văn An 11210221

Vũ Thảo Nguyên 11214481

Nguyễn Đức Hiếu 11212239

Tháng 3, 2024
I. Phương thức thuê tàu chợ
1. Khái niệm tàu chợ 2
2. Khái niệm thuê tàu chợ 2
3. Đặc điểm của phương thức thuê tàu chợ 2
4. Các trường hợp áp dụng thuê tàu chợ 3
5. Trình tự thuê tàu chợ 3
6. Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ 4
7. Vận đơn tàu chợ 5
8. Biểu cước tàu chợ 8
9. Cách gửi hàng chuyên chở bằng container 8
II. Phương thức thuê tàu chuyến
1. Khái niệm tàu chuyến 10
2. Khái niệm thuê tàu chuyến 10
3. Đặc điểm của thuê tàu chuyến 10
4. Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến: 10
5. Các phương thức thuê tàu chuyến 11
6. Trình tự thuê tàu chuyến 12
7. Hợp đồng thuê tàu chuyến 12
III. Phương thức thuê tàu định hạn
1. Khái niệm 17
2. Đặc điểm 17
3. Các phương thức 18
4. Trình tự thuê tàu 19
5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng thuê tàu định hạn 19
6. Hợp đồng thuê tàu định hạn 20

IV. Đánh giá các phương thức thuê tàu, cơ sở lựa chọn phương thức thuê
tàu và ứng dụng thuê tàu xuất nhập khẩu ở Việt Nam
1. So sánh phương thức thuê tàu chợ và tàu chuyến 24
2. Cơ sở lựa chọn phương thức thuê tàu 26
3. Lựa chọn phương thức thuê tàu Xuất nhập khẩu ở Việt Nam 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

1
I. Phương thức thuê tàu chợ

1. Khái niệm tàu chợ


- Tàu chợ (Liner) là tàu chuyên chở hàng hóa chạy thường xuyên trên một
tuyến đường nhất định và ghé qua các cảng đã được quy định sẵn trong
lịch trình.
- Vì tàu chợ thường hoạt động trên các tuyến đường nhất định nên còn
được gọi là tàu định tuyến. Lịch trình của tàu sẽ được các hãng tàu công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng dễ dàng theo
dõi.
2. Khái niệm thuê tàu chợ
- Thuê tàu chợ là chủ hàng trực tiếp hay thông qua người môi giới yêu cầu
chủ tàu dành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa
từ cảng này đến cảng khác. Hãng tàu sẽ giao containers rỗng cho chủ
hàng hoặc người xuất khẩu đóng hàng vào containers, sau đó hãng tàu bắt
đầu vận chuyển containers.
- Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong phương thức thuê
tàu chợ được điều chỉnh bằng chứng từ vận đơn đường biển. Nội dung
của vận đơn đường biển sẽ do hãng tàu quy định sẵn.
3. Đặc điểm của phương thức thuê tàu chợ
- Tàu chợ thường chở hàng hóa có trọng lượng thể tích nhỏ, là các mặt
hàng khô hoặc hàng có bao bì và bắt buộc phải đóng vào container.
- Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi vận đơn đường
biển. Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận
đơn đường biển phát hành cho người gửi hàng.
- Số lượng hàng hóa không bị hạn chế, người thuê tàu không phải lo liệu
công việc xếp dỡ hàng hóa, vì chi phí xếp dỡ đã được tính trong biểu
cước.

2
- Giá cước ổn định, nhưng luôn ở mức cao, cao hơn nhiều so với giá cước
thuê tàu chuyến, hoặc tàu định hạn.
- Người thuê tàu không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà
thông thường phải chấp nhận các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn và
biểu cước của chủ tàu
→ Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở, nếu như
cảng xếp dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu.

4. Các trường hợp áp dụng thuê tàu chợ


- Khối lượng hàng hóa chuyên chở không lớn
- Tuyến đường vận chuyển hàng hóa trùng với tuyến đường tàu chạy đã
định trước
- Mặt hàng chủ yếu là hàng khô và hàng có bao bì hoặc hàng hóa được
chuyên chở trong container
- Áp dụng khi hàng không nhiều và tuyến đường thông thường
- Các hãng cho thuê tàu chợ tại Việt Nam: Red Dragon, Pegasus..

5. Trình tự thuê tàu chợ


● Bước 1: Tập trung hàng cho đủ số lượng quy định
● Bước 2: Tiến hành nghiên cứu lịch trình tàu chạy. Từ đó, chọn hàng tàu
có uy tín và cước phí hạ. Sau đó, chủ hàng và người môi giới tiến hành
chào tàu, hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ cho chủ tàu. Lịch
này thông thường được đăng trên các báo kinh tế và báo “Sài Gòn giải
phóng”. Từ đó chọn hãng tàu có uy tín và cước phí hạ. Hiện nay, giữa các
hãng tàu có sự cạnh tranh lớn nên người thuê tàu thường được hưởng một
khoản hoa hồng nhất định.

3
● Bước 3: Người môi giới hoặc chủ hàng với chủ tàu thỏa thuận một số
điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển. Chủ tàu lập bảng kê khai
hàng và ủy thác cho công ty đại lý vận tải giúp giữ chỗ trên tàu. Chủ tàu
ký đơn xin lưu khoang với hãng đại lý sau khi hãng tàu đồng ý nhận
chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển.
● Bước 4: Chủ hàng vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho chủ tàu theo
đúng lịch trình. Tập kết hàng để giao cho tàu: Nếu hàng là container thì
làm thủ tục mượn container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho
bãi hoặc trạm container.
● Bước 5: Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện cho chủ
tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
6. Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ

Ưu điểm:

● Số lượng hàng hóa gửi đi không hạn chế, có thể gửi hàng với số lượng
lớn.
● Việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận cho nên thủ tục nhận – gửi hàng
hóa đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện.
● Việc tính toán điều kiện giao nhận trong mua bán dễ dàng, vì tàu chạy
theo một lịch trình đã định trước.
● Thuận tiện cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh: vì căn
cứ vào biểu cước có thể tính toán được tiền cước trước. Chủ hàng sẽ rất
chủ động trong việc lưu cước.
● Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng vì có thể đặt trước chỗ thuê tàu
qua điện thoại hoặc internet.

Nhược điểm:

● Cước phí vận chuyển cao: Cước thuê tàu trên một đơn vị hàng hóa
chuyên chở thường cao hơn cước thuê tàu chuyến: do đã tính cả chi phí

4
xếp dỡ và do tàu chợ thường không tận dụng hết trọng tải (tương đương
75%) nên phải tính luôn cả phần tàu chạy không hàng.
● Chủ hàng hóa không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở. Về mặt
pháp lý người thuê tàu chợ thường ở thế yếu vì không được tự do thỏa
thuận các điều kiện chuyên chở mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn
trong vận đơn
● Thời gian vận chuyển tốn nhiều thời gian
● Luồng tuyến cố định, không linh hoạt: Phương thức này không linh hoạt
trong việc tổ chức chuyên chở nếu như cảng xếp hoặc dỡ nằm ngoài hành
trình quy định của tàu.
7. Vận đơn tàu chợ

Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, chúng ta thấy trong phương thức
thuê tàu chợ không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng
bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu
đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho
người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực
hiện việc vận chuyển lô hàng.
- Vận đơn tàu chợ (Liner B/L) được xem là một hợp đồng thuê tàu giữa
người vận tải và người gửi hàng. Đặc biệt, vận đơn tàu chợ có chức năng
là chứng từ sở hữu hàng hóa nên hoàn toàn được ngân hàng chấp nhận
khi thanh toán bằng L/C.
- Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in
sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước
vận đơn có chữ ký của người chuyên chở.
- Vận đơn xác nhận mối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên
chở đồng thời vận đơn điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa người
chuyên chở và người nhận hàng. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng

5
vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải
quyết.
→ Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng
hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.

7.1. Nghĩa vụ của các bên


2.5.1.1. Nghĩa vụ của người thuê chở (Điều 33, Nghị định số
18/2016/NĐ-CP)
- Cung cấp hàng hóa
● Người thuê chở phải cung cấp đầy đủ hàng như đã ghi trong vận đơn lưu
khoang để bốc xuống tàu. Hàng cần đóng bao bì thì phải được đóng trong
bao bì hợp cách, sao cho thuyền trưởng không từ chối nhận hàng, hoặc
nhận nhưng không ghi bảo lưu về bao bì trên vận đơn.
● Hàng phải được người thuê chở cung cấp đúng thời gian, đúng địa điểm.
Người gửi hàng thường phải đưa hàng ra cầu cảng đặt tại vị trí mà từ đó
cần cẩu có thể với tới để cẩu hàng lên tàu.
● Người thuê chở còn phải ghi ký mã hiệu rõ ràng trên kiện hàng, phải khai
báo tính chất của hàng hóa, cung cấp trong một thời gian thích hợp cho
người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ,
dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm khác hoặc loại hàng hóa cần phải
có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng.
- Trả tiền cước
● Người thuê chở phải trả tiền cước đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm, bằng
đồng tiền do hai bên thỏa thuận. Tiền cước tàu chợ bao gồm cả chi phí
bốc, sắp xếp và dỡ hàng.
● Tiền cước do các bên thỏa thuận căn cứ vào biểu cước tàu chợ. Biểu cước
tàu chợ do một hãng tàu hoặc, nhiều hãng tàu liên kết với nhau ấn định
sẵn. Nếu không có gì đặc biệt thì người thuê chở thường phải chấp nhận
tiền cước theo biểu cước của người chuyên chở.

6
- Tiền cước tàu chợ có thể được thanh toán theo hai hình thức sau:
● Cước phí đã trả trước tức là người thuê chở phải trả tiền cước tại cảng bốc
hàng. Thông thường sau khi tiền cước được trả cho người chuyên chở thì
người chuyên chở hay đại lý của người này mới y giao bộ vận đơn cho
người gửi hàng.
● Cước phí có thể trả ở cảng. Theo hình thức này người thuê chở có thể trả
tiền cước ở cảng bốc hàng hay khi tàu đưa hàng đến cảng đích mới trả.
Khi tàu đã đến cảng đích mà người thuê chở chậm trả tiền cước thì người
chuyên chở có quyền cầm giữ hàng đề đòi cước.
7.2. Nghĩa vụ của người chuyên chở
- Liên quan đến tàu:
Theo Công ước Brucxen 1924 và luật chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển của các nước: nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở về khả năng
đi biển của tàu là sự cần mẫn hợp lý, thể hiện vào trước lúc bắt đầu hành trình
của tàu ở cảng bốc hàng, cũng như ở cảng dọc đường mà tàu ghé vào.
● Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển
● Biên chế trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu, làm cho các hầm hàng,
buồng lạnh và các bộ phận khác của tàu vẫn dùng để chứa hàng thích ứng
và đủ điều kiện cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hóa
(Điều 3 Công ước Brucxen 1924, Điều 75 Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2005).
● Ngoài ra, người chuyên chở phải đưa tàu đến đúng cảng bốc hàng quy
định và đúng thời gian.
- Liên quan đến hàng:
Điều 3 Công ước Brucxen 1924 cũng như luật chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển của các nước quy định:
● Người chuyên chở phải tiến hành một cách đúng mức và cẩn thận việc
bốc hàng, chuyển dịch, san xếp hàng, vận chuyển, bảo quản, chăm sóc và
dỡ hàng ra khỏi tấu. Như vậy, nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, san xếp hàng

7
trong hầm tàu, dỡ hàng ra khỏi tàu theo hợp đồng chuyên chở hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng tàu chợ là nghĩa vụ của người chuyên chở và người
chuyên chở phải chịu chi phí, vì chi phí bốc, dỡ, san xếp đã nằm trong
tiền cước tàu chợ.
● Người chuyên chở phải tổ chức việc san xếp hàng trong hầm tàu đúng kỹ
thuật, chèn lót, ngăn cách hàng cẩn thận sao cho hàng không bị đổ vỡ hư
hỏng và có thể được bảo quản chăm sóc tốt trong hành trình.
- Liên quan đến vận chuyển: Sau khi hàng đã được xếp xuống tàu, người
chuyên chở (thuyền trưởng hoặc đại lý tàu biển) theo yêu cầu của người
gửi hàng phải cấp cho họ một bộ vận đơn đường biển. Thông thường vận
đơn được cấp là vận đơn hoàn hảo đã bốc hàng lên tàu . Nếu trước đó
người chuyên chở đã cấp vận đơn nhận hàng để xếp thì khi cấp vận đơn
hàng đã xếp lên tàu người chuyên chở phải thu hồi vận đơn nhận hàng để
xếp.
8. Biểu cước tàu chợ

Biểu cước tàu chợ là một bảng cước được liệt kê theo thứ tự A, B, C…
hoặc được sắp xếp theo đặc tính của hàng hóa. Cước tàu chợ do hãng tàu quy
định để thu cước phí đối với từng loại mặt hàng chuyên chở. Cước vận tải tàu
chợ bao gồm:
● Các loại chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo hiểm tàu
● Chi phí lương, bảo hiểm xã hội của các thuyền viên
● Phí cung ứng vật phẩm như: nhiên liệu, thực phẩm, dự trữ…
● Chi phí bốc và dỡ hàng hóa (Theo điều kiện bốc/dỡ tàu chợ)
● Cảng phí, phí qua kênh đào quốc tế…
● Chi phí quản lý, hành chính
9. Cách gửi hàng chuyên chở bằng container

Cách 1: Gửi trọn container (Full container load - FCL)


Gửi hàng theo phương thức FCL là hàng hóa xếp trong nguyên một container

8
● Người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, người nhận
hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.
● Người chuyên chở nhận container đã kẹp chì tại bãi container, xếp
container lên tàu, dỡ container ra khỏi tàu và đưa vào bãi ở cảng đến

Cách 2: Gửi hàng lẻ (Less than container load - LCL)


● Gửi hàng theo phương thức LCL là người vận chuyển hay người giao
nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng chung vào 1 container và dỡ hàng ra
khỏi container.
● Người vận chuyển bằng chi phí của mình xếp hàng vào container, xếp
container lên tàu, dỡ container xuống bãi tại cảng đến quy định, dỡ hàng
ra khỏi container và giao cho người nhận hàng.

*So sánh 2 phương thức gửi hàng bằng container:

Đặc điểm FCL LCL


Số lượng hàng hóa Nguyên container Ghép chung
Chi phí Cố định Theo khối lượng/diện tích
Thời gian vận chuyển Nhanh Chậm
An toàn Cao Thấp
Phù hợp với - Hàng hóa lớn (từ 15 - Hàng hóa nhỏ (dưới 15
tấn) tấn)
- Dễ vỡ, cần bảo quản - Tiết kiệm chi phí
cẩn thận - Không yêu cầu cao về
- Cần vận chuyển nhanh thời gian

9
II. Phương thức thuê tàu chuyến

1. Khái niệm tàu chuyến


● Tàu chuyến là tàu kinh doanh không theo một lịch trình định trước mà
trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu chuyến
2. Khái niệm thuê tàu chuyến
● Thuê tàu chuyến (Voyage) là phương thức người chủ tàu (shipowner) cho
người thuê tàu (charter) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên
chở hàng hoá giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước thuê tàu
do hai bên thỏa thuận.
● Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng hợp
đồng thuê tàu chuyến (C/P - Voyage Charter Party)
3. Đặc điểm của thuê tàu chuyến
● Hai bên phải đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu
● Thường sử dụng B/L theo hợp đồng tàu chuyến
● Thường sử dụng môi giới hàng hải
4. Ưu và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến:

4.1. Ưu điểm:
○ Giá cước thuê tàu chuyến rẻ hơn cước thuê tàu chợ
○ Người thuê không bị ràng buộc bởi các điều kiện quy định sẵn
trong B/L mà được tự do thương lượng và thỏa thuận trong hợp
đồng
○ Tính linh hoạt cao, có thể thay đổi cảng xếp dỡ một cách dễ dàng
○ Hàng được chuyên chở nhanh vì tàu không phải ghé vào các cảng
dọc đường.
○ Hàng hóa chuyên chở thường đầy tàu (90 – 95%).
4.2. Nhược điểm:

10
○ Giá cước biến động mạnh. Nếu không nắm vững thị trường giá
cước thuê tàu, người thuê tàu rất dễ thuê phải tàu giá cước cao hoặc
không thuê được tàu
○ Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi người thuê tàu phải giỏi luật lệ
buôn bán, vận tải quốc tế.

Phương thức thuê tàu chuyến thường được sử dụng trong các trường hợp:
● Khi hàng hóa có khối lượng lớn, trọng lượng nặng hoặc kích thước cồng
kềnh, không phù hợp với vận chuyển theo phương thức tàu chợ.
-> Thường dùng chuyên chở hàng có khối lượng lớn: ngũ cốc, khoáng
sản, phân bón,... hàng hóa thô, nguyên liệu
● Khi hàng hóa có tính chất đặc biệt, dễ hư hỏng, cần được vận chuyển
nhanh chóng, đảm bảo an toàn.
-> Vận chuyển hàng hóa đặc biệt như: hàng nguy hiểm, hàng dễ hư hỏng,
hàng tươi sống,...
● Khi hàng hóa có nhu cầu vận chuyển theo lịch trình riêng, không theo
tuyến đường cố định của tàu chợ.
-> Vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng như: vận chuyển
hàng gấp, vận chuyển hàng theo lịch trình riêng,...

5. Các phương thức thuê tàu chuyến


● Tuỳ theo khối lượng hàng hoá, đặc điểm, điều kiện và yêu cầu chuyên
chở mà người thuê tàu có thể áp dụng các hình thức sau:
● Thuê một chuyến (single voyage)
● Thuê khứ hồi (Round voyage)
● Thuê nhiều chuyến liên tục (Consecutive voyage)
● Thuê bảo cả tàu trong một thời gian dài (Lumpsum)
● Thuê chở khoán (Transportation in the form of Contact)

11
6. Trình tự thuê tàu chuyến
● Bước 1: Người thuê tàu trực tiếp hoặc thông qua người môi giới (broker)
yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình
● Bước 2: Người môi giới chào tàu, hỏi tàu
● Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu về tất cả các điều khoản
của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp
dỡ…
● Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu
● Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
● Bước 6: Thực hiện hợp đồng

7. Hợp đồng thuê tàu chuyến


A. Khái quát hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một loại hợp đồng kinh tế, trong đó xác định
quan hệ pháp lý cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người thuê tàu và người
cho thuê tàu
Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party – C/P) là hợp đồng
chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết
chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng giao cho người nhận ở một hay
nhiều cảng, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí chuyên chở đúng theo thỏa
thuận của hai bên

B. Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu chuyến với vận đơn

Theo thông lệ Hàng hải quốc tế và Bộ Luật Hàng Hải của Việt Nam:
● Hợp đồng thuê tàu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa
người thuê tàu và người chuyên chở.

12
● Vận đơn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở
và người nhận hàng ở cảng đến.
→ Vận đơn và hợp đồng thuê tàu là hai loại chứng từ hoàn toàn độc lập với
nhau, trừ trường hợp hai bên quy định rõ trong vận đơn có ghi chú và đưa nội
dung hợp đồng thuê tàu vào đó.
● Hợp đồng thuê tàu (C/P) và vận đơn là hai loại chứng từ pháp lý liên
quan đến chuyển hàng bằng tàu chuyến, nhưng chúng có sự khác nhau.
● Hợp đồng thuê tàu xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người thuê tàu
và người chuyên chở, trong khi vận đơn điều chỉnh quan hệ giữa người
chuyên chở và người nhận hàng ở cảng đến.
● Khi hàng hoá được chuyển theo điều kiện CIF hoặc CFR, người chuyên
chở trở thành chủ thể của hai mối quan hệ pháp lý độc lập: hợp đồng thuê
tàu và vận đơn.
● Vận đơn quy định trách nhiệm của chủ tàu với người cầm giữ vận đơn,
độc lập với hợp đồng thuê tàu, trừ khi vận đơn ghi chú về nội dung hợp
đồng thuê tàu.
● Mặc dù người cầm giữ vận đơn có thể nhận biết về hợp đồng thuê tàu qua
vận đơn nhưng vận đơn khi chuyển cho người nhận hàng tạo ra một hợp
đồng mới ràng buộc chủ tàu theo điều kiện ghi trên vận đơn.
● Hợp đồng thuê tàu thường quy định việc giải quyết tranh chấp tại trọng
tài, trong khi vận đơn cũng có điều khoản tương tự, thường dẫn chiếu tới
quy tắc Hague-Visby.
→ Không thể lấy điều khoản trọng tài trong hợp đồng thuê tàu để giải quyết
tranh chấp phát sinh từ vận đơn và ngược lại (trừ vận đơn có quy định áp dụng
điều khoản của hợp đồng thuê tàu) vì điều khoản trọng tài trong hai chứng cứ
pháp lý này điều chỉnh hai loại quan hệ và chủ thể pháp lý khác nhau.

Các trường hợp giải quyết vấn đề phát sinh

13
● Trường hợp 1: Người nhận hàng đồng thời là người ký hợp đồng thuê
tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy hợp đồng
thuê tàu để giải quyết tranh chấp.
● Trường hợp 2: Người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê
tàu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy vận đơn
để giải quyết tranh chấp.
● Trường hợp 3: Vận đơn đã chuyển nhượng cho người khác, khi có tranh
chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn sẽ lấy vận
đơn để giải quyết tranh chấp.
● Trường hợp 4: Vận đơn có dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng
thuê tàu thì sẽ lấy các điều khoản của hợp đồng thuê tầu để giải quyết
tranh chấp. Ðối với loại vận đơn này thường trên vận đơn người ta ghi rõ
“vận đơn dùng với hợp đồng thuê tàu” - Bill of lading to be used with
charter party.

C. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến
a) Các bên hợp đồng
Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm : Chủ tàu và người thuê tàu. Trong
hợp đồng thuê tàu cần ghi rõ tên, địa chỉ của các bên. Những đại lý hoặc người
môi giới là người được ủy thác để ký hợp đồng thuê tàu thì phải ghi rõ ở cuối
hợp đồng ” chỉ là đại lý- as Agent Only” mục đích xác định tư các người ký hợp
đồng.
b) Quy định về hàng hóa
Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên
phải quy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa. Về số lượng
có thể chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy đặc điểm của mặt hàng.
c) Quy định về con tàu

14
Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này
người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận
: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, vị trí tàu…….
d) Quy định về thời gian tàu đến cảng bốc hàng
Là thời gian tàu phải đến cảng bốc hàng để nhận hàng chuyên chở theo hợp
đồng. Nếu tàu đến trước thời gian quy định người thuê không nhất thiết phải
giao hàng nhưng nếu giao hàng thì sẽ tính vào thời gian bốc hàng ngược lại tàu
đến đúng hẹn mà chưa có hàng thì cũng sẽ tính vào thời gian bốc hàng. Ngày
hủy hợp đồng: Thường là ngày cuối cùng của thời gian tàu phải đến cảng bốc
hàng.
e) Quy định về cảng bốc dỡ hàng
Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng
đúng thời điểm, địa điểm theo quy định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định.
Hai bên tự thỏa thuận tên một hay vài cảng để xếp/dỡ hàng hóa, số lượng cảng
xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.
f) Quy định về cước phí và thanh toán cước phí
Cước phí thuê tàu chuyến do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và
quy định rõ trong hợp đồng. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng thuê
tàu chuyến.
- Mức cước: là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước. Đơn vị cước là đơn vị trọng
lượng ( tấn) đối với hạng nặng hay thể tích ( mét khối) đối với hàng cồng kềnh
hay một đơn vị cước khác như : Standard (gỗ), Gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa
mì)…..
- Số lượng hàng hóa tính tiền cước: Tiền cước cũng có thể tính theo số lượng
hàng hóa xếp lên tàu ở cảng gửi hàng hay còn gọi là tiền cước tính theo số
lượng hàng hóa ghi trên vận đơn
- Thời gian thanh toán tiền cước: Cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng, tức là
toàn bộ chi phí thanh toán khi ký vận đơn. Cước phí thanh toán tại cảng dỡ hàng

15
hay còn gọi là phí trả sau. Tuy nhiên các tốt nhất là quy định cước phí thuê tàu
trả trước một phần và trả sau một phần.
g) Quy định về chi phí bốc dỡ hàng
Chi phí bốc/dỡ hàng hóa chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở
hàng hóa. Trong thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản quy định về phân
chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế
thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ, phổ biến nhất là
các điều kiện sau:
- Theo điều kiện miễn chi phí bốc hàng
- Theo điều kiện miễn chi phí dỡ hàng
- Theo điều kiện miễn chi phí bốc dỡ hàng
- Theo điều kiện tàu chợ.
h) Quy định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp dỡ
Là khoản thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến
hành công việc bốc dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng hóa khỏi tàu ” thời gian
cho phép”
i) Quy định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở
Trong hợp đồng chuyên chở có quy định người chuyên chở có trách nhiệm
đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa trong các trường hợp sau:
- Do thiếu sự cần mẫn hợp lý là cho tàu không đủ khả năng đi biển
- Do xếp đặt hàng hóa không tốt, do bảo quản hàng hóa không chu đáo. Người
chuyên chở được miễn trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng
hóa do một số nguyên nhân sau:
+ Do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, cướp biển.
+ Do ẩn tỳ của tàu và máy móc
+ Do bản chất của hàng hóa.
+ Do cháy, nhưng không do lỗi của sĩ quan thủy thủ trên tàu.
+ Do chiến tranh và các hoạt động bị bắt, bị tịch thu của chính phủ. Trong
hợp đồng thuê tàu, có nhiều các điều khoản khác nhau trong đó cần lưu ý:

16
Điều khoản về Trọng Tài, điều khoản về hai tàu đâm nhau và cùng có lỗi,
điều kiện thông báo tàu đến ETA, điều khoản kiểm đếm.
III. Phương thức thuê tàu định hạn

1. Khái niệm
- Thuê tàu định hạn trong tiếng Anh là Time charter.
- Thuê tàu định hạn hay thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người
thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả một thuyền bộ (thuyền
trưởng và tập thể thủy thủ) hoặc không, để kinh doanh chuyên chở hàng
hóa trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê
tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
2. Đặc điểm
- Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời
gian nhất định. Người thuê tàu phải tìm hàng hóa để chở và có thể chở
nhiều chuyến trong thời gian thuê.
- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp
đồng định hạn (Time Charter Party).
- Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản
được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, quy định những nội dung
trên: tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký,
dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao
tàu, trả tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê,
phân chia một số chi phí hoạt động của tàu như: nhiên liệu, nước ngọt...
- Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire) chứ không phải tiền
cước (Freight). Tiền thuê tàu được tính theo ngày hoặc tháng cho toàn bộ
tàu hoặc theo một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu.
- Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động
của con tàu (Operation Cost) như: nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lí
phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót...

17
- Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đi chở thuê theo
chuyến thì người thuê tàu (Time Charterer) sẽ đóng vai trò là người
chuyên chở chứ không phải chủ tàu.

→ Với những đặc điểm trên, người thuê tàu thường sử dụng phương thức
thuê tàu định hạn khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng
tăng, việc thuê tàu chuyến khó khăn. Hiện nay, người thuê tàu ở Việt Nam
ít sử dụng phương thức thuê tàu theo thời hạn.

3. Các phương thức


- (1) Thuê tàu định hạn phổ thông: Là thuê cả con tàu lẫn thuyền viên của
tàu trong một thời gian nhất định. Với hình thức này, trong suốt thời gian
thuê, thuyền trưởng thuyền viên điều khiển con tàu với sự quản lý của
người thuê tàu. Tất cả các chi phí có liên quan đến việc kinh doanh khai
thác con tàu (trừ lương thuyền viên) đều thuộc người đi thuê tàu. Người
thuê thực hiện các chức năng như người chuyên chở. Theo hình thức này
lại chia ra:
+ Thuê thời hạn dài (Period time charter)
+ Thuê định hạn chuyến (Trip time charter)
+ Thuê định hạn chuyến khứ hồi (Round voyage time charter)
+ Thuê định hạn chuyến liên tục (Consecutive - voyage time charter)
- (2) Thuê định hạn trơn (Bare Boat Charter): Là chỉ thuê con tàu (vỏ tàu,
máy móc, và các trang thiết bị cần thiết) mà không thuê thuyền viên của
tàu đó. Chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu mà không có thuyền bộ.
Trong trường hợp này, người thuê tàu phải biên chế đủ thuyền bộ mới có
thể khai thác con tàu được. Với hình thức này người đi thuê không chỉ
phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc kinh doanh khai thác tàu
mà còn phải bỏ ra chi phí thuê thuyền viên cũng như việc trả lương tháng
cho họ.

18
4. Trình tự thuê tàu
- Bước 1: Người thuê tàu thông qua môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để
khai thác trên vùng nào đó. Ở bước này, người thuê tàu phải cung cấp cho
người môi giới tất cả các thông tin về loại tàu, kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ
thuật, hàng hóa dự kiến vận chuyển, vùng khai thác,... để người môi giới
có cơ sở tìm tàu.
- Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu, trên cơ sở những thông tin về tàu
và vùng khai thác do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu,
chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu của người thuê tàu.
- Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu, sau khi chào hỏi tàu, chủ
tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của
hợp đồng thuê tàu như trang bị kỹ thuật, việc sửa chữa, mức tiêu hao
nhiên liệu, mức cước phí/ ngày tàu, thời gian thuê, nơi giao nhận tàu,
vùng khai thác, tình trạng thuyền viên,...
- Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:
Sau khi có kết quả đàm phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết
quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho
việc ký hợp đồng thuê tàu.
- Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng. Trước khi ký kết
hợp đồng, người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp
đồng.
- Bước 6: Thực hiện hợp đồng, sau khi ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được
thực hiện.
5. Ưu và nhược điểm của hợp đồng thuê tàu định hạn

5.1. Ưu điểm

19
● Tính chủ động: Người thuê tàu có quyền sử dụng tàu trong suốt
thời gian thuê, giúp họ tự quyết định và điều hành chuyên chở hàng
hóa một cách linh hoạt.
● Tiền thuê tàu rẻ: Tiền thuê tàu thường có giá tương đối thấp, và nếu
người thuê kinh doanh hiệu quả và có nguồn hàng ổn định, hiệu
quả kinh doanh có thể rất cao.
● Thu nhập ổn định cho chủ tàu: Chủ tàu được đảm bảo một khoản
thu nhập từ tàu trong suốt thời gian thuê mà không phải lo lắng về
việc tìm kiếm khách hàng. Trong trường hợp thị trường thuê tàu
gặp khó khăn hoặc khan hiếm hàng chở, chủ tàu vẫn có lợi thế
trong việc cung cấp dịch vụ cho người thuê.
5.2. Nhược điểm
● Chi phí biến động: Người thuê tàu phải chịu các chi phí không cố
định như nhiên liệu, nước, xếp dỡ,... và giá nhiên liệu thường biến
động không ổn định.
● Phức tạp trong quản lý: Quản lý khai thác tàu đòi hỏi sự tập trung
và phức tạp, và người thuê phải chịu trách nhiệm đối với mọi khía
cạnh của việc vận hành tàu.
● Rủi ro do thị trường: Nếu thị trường gặp khó khăn hoặc không có
đủ hàng chở, người thuê tàu có thể gặp khó khăn trong việc thu lời
và duy trì hoạt động kinh doanh tàu.
6. Hợp đồng thuê tàu định hạn
A. Nội dung của hợp đồng thuê tàu định hạn:

Căn cứ Điều 220 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về hợp đồng
thuê tàu định hạn như sau:

Hợp đồng thuê tàu định hạn

1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp
một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.

20
2. Hợp đồng thuê tàu định hạn có các nội dung sau đây:

a) Tên chủ tàu, tên người thuê tàu;

b) Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức
tiêu thụ nhiên liệu của tàu;

c) Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng;

d) Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu;

đ) Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán;

e) Các nội dung liên quan khác.

Theo quy định trên, hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu,
theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.

Nội dung của hợp đồng thuê tàu định hạn bao gồm tên chủ tàu, tên người
thuê tàu; tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và
mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu; và vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng,
thời hạn hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng thuê tàu định hạn cũng bao gồm thông tin về thời
gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu; tiền thuê tàu, phương thức
thanh toán; và các nội dung khác.

B. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn

Theo Điều 221 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ
của chủ tàu trong thuê tàu định hạn như sau:

Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn

1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời
điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục
đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời
gian thuê tàu.

21
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử
dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi
hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.

Theo đó, chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa
điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp
với mục đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong
suốt thời gian thuê tàu.

Đồng thời chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp
với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm
các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.

C. Nghĩa vụ của người thuê tàu trong thuê tàu định hạn

Theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về nghĩa vụ
của người thuê tàu định hạn như sau:

Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn

1. Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong
hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.

2. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển
hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp.

3. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu
đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng,
trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.

Như vậy, người thuê tàu định hạn có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích
đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của
chủ tàu.

22
Bên cạnh đó, người thuê tàu định hạn còn có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ
được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp.

Và sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho
chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp
đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.

D. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê tàu định hạn

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về chấm dứt
hợp đồng thuê tàu định hạn như sau:

Chấm dứt hợp đồng thuê tàu định hạn

1. Người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng và được đòi bồi thường thiệt hại
liên quan, nếu chủ tàu có lỗi trong khi thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 221
của Bộ luật này.

2. Cả hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu xảy
ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do thực hiện các biện pháp cưỡng chế của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền làm cản trở việc thực hiện hợp đồng mà các sự
kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.

3. Hợp đồng thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nếu tàu mất tích, chìm đắm, phá
hủy, bị coi là hư hỏng không sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không có
hiệu quả kinh tế.

Như vậy, người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng và được đòi bồi
thường thiệt hại liên quan, nếu chủ tàu có lỗi trong khi thực hiện nghĩa vụ quy
định tại Điều 221 nêu trên.

Đồng thời cả hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi
thường, nếu xảy ra chiến tranh, bạo loạn hoặc do thực hiện các biện pháp cưỡng

23
chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm cản trở việc thực hiện hợp đồng
mà các sự kiện đó không thể chấm dứt sau một thời gian chờ đợi hợp lý.

Và đặc biệt hợp đồng thuê tàu đương nhiên chấm dứt, nếu tàu mất tích,
chìm đắm, phá hủy, bị coi là hư hỏng không sửa chữa được hoặc việc sửa chữa
là không có hiệu quả kinh tế.

IV. Đánh giá các phương thức, cơ sở lựa chọn và ứng dụng phương thức
thuê tàu tại Việt Nam

1. So sánh phương thức thuê tàu chợ và tàu chuyến

Đầu tiên là về Điểm chung, có thể thấy

● Cả hai phương thức đều sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa.
● Đều có hợp đồng thuê tàu được ký kết giữa chủ tàu và chủ hàng.
● Đều tuân thủ các quy định chung về vận tải biển quốc tế.

Phương thức thuê tàu chợ và tàu chuyến có những điểm khác biệt cần lưu
ý sau đây:

Đặc điểm Thuê tàu chợ Thuê tàu chuyến

Tàu chạy theo tuyến đường cố Tàu được thuê theo chuyến để chuyên
định, ghé qua các cảng quy chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu
Loại tàu
định và theo một lịch trình đã cầu của chủ hàng, không theo một
định trước tuyến đường nhất định

Số lượng Số lượng hàng hóa không hạn Số lượng hàng hóa tùy thuộc vào
hàng hóa chế thỏa thuận giữa chủ tàu và chủ hàng

Chủ tàu chịu trách nhiệm bốc Chủ hàng chịu trách nhiệm bốc dỡ
Bốc dỡ
dỡ hàng hóa hàng hóa

24
Chủ hàng phải tuân thủ
Thời gian
nghiêm ngặt thời gian giao Chủ hàng chủ động xếp dỡ hàng hóa
giao hàng
hàng lên tàu

Giá cước ổn định nhưng cao Giá cước biến động mạnh nhưng
Giá cước
hơn so với tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ

Thủ tục thuê tàu phức tạp, đòi hỏi


Thủ tục Thủ tục thuê tàu đơn giản,
thời gian đàm phán
thuê tàu nhanh chóng

Tính linh hoạt thấp trong việc


Tính linh tổ chức chuyên chở nếu cảng Tính linh hoạt cao, có thể thay đổi
hoạt xếp dỡ nằm ngoài hành trình cảng xếp dỡ dễ dàng
quy định của tàu

Người thuê tàu không được tự


Người thuê tàu được tự do thỏa
do thỏa thuận các điều khoản
thuận các điều khoản chuyên chở
chuyên chở mà phải chấp nhận
Pháp lý mà không bị ràng buộc bởi các điều
các điều kiện quy định sẵn
kiện quy định sẵn trong B/L
trong vận đơn và biểu cước
của chủ tàu

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu


Vận đơn tàu chợ (conline bill)
(congen bill) thường chỉ có chức
có đầy đủ mọi quy định để điều
Vận đơn năng là một biên nhận receipt của
chỉnh quan hệ giữa người nhận
người chuyên chở xác nhận đã nhận
hàng và người chuyên chở
lên tàu, số hàng hóa được thuê chở

25
như đã ghi trên đó và là bằng chứng
của hợp đồng đã thỏa thuận

Tất nhiên, mỗi phương thức đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Đối với
phương thức thuê tàu chợ, ưu điểm là:

○ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.


○ Giá cước ổn định.
○ Phù hợp với lô hàng nhỏ.

Tuy nhiên, tàu sẽ phải tuân thủ lịch trình cố định, do đó Tính linh hoạt thấp hơn
và Giá cước cao cũng hơn so với tàu chuyến.

Trái lại, đối với phương thức thuê tàu chuyến, Tính linh hoạt cao hơn
và có thể thay đổi cảng xếp dỡ dễ dàng. Giá cước cũng thường thấp hơn so với
tàu chợ, Phù hợp với lô hàng lớn. Tuy vậy, thủ tục thuê tàu chuyến phức tạp hơn
và đòi hỏi thời gian đàm phán. Giá cước biến động mạnh và Chủ hàng phải chịu
trách nhiệm bốc dỡ hàng hóa.

2. Cơ sở lựa chọn phương thức thuê tàu


● Nhu cầu vận chuyển hàng hóa: Số lượng, khối lượng, kích thước, tính
chất, thời gian giao hàng của hàng hóa.
● Đặc tính của hàng hóa: Hàng hóa thông thường hay hàng hóa đặc biệt,
hàng hóa nguy hiểm hay hàng hóa thông thường.
○ Tàu chợ: khối lượng hàng hóa chuyên chở không lớn, mặt hàng
chủ yếu là hàng khô và hàng có bao bì hoặc hàng được chuyên chở
trong container
○ Tàu chuyến: khối lượng lớn, khối lượng chuyên chở bằng trọng tải
tàu, mặt hàng chủ yếu là hàng rời (như: than đá, ).
● Tình hình thị trường: Giá cước tàu chợ và tàu chuyến, tình hình cung
cầu tàu biển.

26
● Khả năng tài chính của chủ hàng
3. Lựa chọn phương thức thuê tàu Xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Tàu chuyến ít được gặp trong thực tế làm việc Xuất nhập khẩu ở Việt
Nam do nó chỉ phù hợp với một số mặt hàng đặc thù (than, quặng, ngũ cốc, phốt
phát, xi măng, phân bón...) nên đa phần các công ty không cần dùng đến tàu
chuyến. Thuê tàu chuyến thường được áp dụng cho vận chuyển những hàng hóa
có khối lượng lớn, không đóng được trong một container và thường là những
mặt hàng như là gạo chất lượng thường, quặng, than đá,...
Trong hình thức thuê tàu chuyến này, người thuê tàu có thể chủ động hơn
trong việc đàm phán thuê tàu, ít bị phụ thuộc vào hãng tãu, phí chung sẽ rẻ hơn,
vận chuyển nhanh hơn vì không phải qua nhiều cảng hàng khác nhau so với tàu
chợ. Nhưng hợp đồng khá phức tạp, chịu trách nhiệm cao đồng thời giá cước
thuê tàu cũng sẽ có nhiều biến động.
Hầu như việc thuê tàu trong các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam là
thuê tàu chợ vì nó phù hợp với đa số hàng hóa xuất nhập khẩu (hàng bách hóa).
Tàu chợ thường được dùng để chở những mặt hàng có khối lượng nhỏ, được
gom vào trong một container, hoặc được hiểu hàng mà đi bằng container thì
thuê tàu chợ.
Các hãng tàu nội địa và quốc tế cho thuê lớn và uy tín ở Việt Nam bao
gồm:
- Hãng tàu nội địa:
★ Hãng tàu Vosco
★ Hãng tàu Nhật Việt (Vietsun Lines)
★ Hãng tàu Gemadept
★ Hãng tàu Vinafco
★ Hãng tàu Biển Đông
★ Hãng tàu container Vinalines (VCSC)
★ Tan Cang Shipping

27
★ Hãng tàu Hải An
★ Hãng tàu VSICO
★ Hãng tàu Nasico
- Hãng tàu quốc tế:
★ Hãng tàu MAERSK: hãng tàu lớn nhất thế giới đến từ Đan Mạch
★ Hãng tàu CMA-CGM: công ty vận tải và vận chuyển container
đứng đầu ở Pháp
★ Hãng tàu COSCO (中国远洋 ): hay còn gọi là tập đoàn vận tải
biển Trung Hoa. Là hãng tàu container lớn nhất Trung Quốc, thuộc
sở hữu của nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.
★ Hãng tàu EVERGREEN: Evergreen Line là hãng tàu sở hữu bởi
Tập Đoàn Evergreen, thành lập năm 2008 tại Đài Loan.
★ Hãng tàu WANHAI: Wanhai Lines được thành lập vào năm 1965
chủ yếu là một công ty vận tải gỗ ở Đài Loan, Nhật Bản và Đông
Nam Á.
★ Hãng tàu MOL: Mitsui O.S.K. Lines, Ltd. (MOL) là hãng tàu đến
từ Nhật với hơn 130 năm kinh nghiệm trong ngành vận tải toàn
cầu.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Trần Văn Hòe (2012), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu, tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
2. PSG.TS Tạ Lợi (2018), Giáo trình Nghiệp Vụ Ngoại Thương, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Luật số: 95/2015/QH13, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
4. Các phương thức thuê tàu, 2022, từ
<https://cuocvanchuyen.vn/tin-tuc/phuong-thuc-thue-tau-39.html>
5. Các phương thức thuê tàu hiện nay, 2021, từ
<https://reddragoncons.com/thue-tau/>
6. Phân biệt tàu chuyến và tàu chợ, 2021, từ
<https://advantage.vn/tau-chuyen-va-tau-cho-la-gi-phan-biet-tau-chuyen-
va-tau-cho/>
7. Phân biệt Vận đơn tàu chợ và Vận đơn tàu chuyến, 2022, từ
<https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/phan-biet-van-don-tau-cho-va-van-do
n-tau-chuyen.html>
8. Lựa chọn tàu chợ hay tàu chuyến, 2021,
<https://weblogistics.vn/threads/lua-chon-tau-cho-liner-hay-tau-chuyen-v
oyage.2044/>

29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

MÔN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đề tài: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nhóm 6 - POHE QTKDTM63

Nguyễn Thị Nguyệt Nga 11214169

Kim Thu Hiền 11219697

Đinh Minh Châu 11210982

Trần Linh Linh 11213437

Phạm Phú Thành 11215327

Nghiêm Lê Minh Anh 11219644

Hà Nội, Tháng 3, 2024


MỤC LỤC
I. NHỮNG KHÁI NIỆM: 2
1. Bảo hiểm - BH (Insurance) 2
2. Rủi ro (Risks) 3
3. Tổn thất (Loss) hàng hóa 5
4. Lợi ích khi mua BH cho hàng hóa 7
II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI MUA BH: 8
1. Mua BH trước 8
2. Nguyên tắc trung thực trong khai báo phải luôn luôn được tôn trọng 9
3. Hợp tác với công ty BH để bảo vệ quyền lợi chung 9
III. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK 10
IV. THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ XNK: 17
1. Phí BH phải nộp 17
2. Hai trường hợp mua bảo hiểm 23
3. Thủ tục mua bảo hiểm 25
V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI CÓ TỔN
THẤT: 29
1/ Các bước tiến hành đòi bồi thường 29
2/ Xuất trình cho công ty BH những chứng từ 31
VI. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK TẠI VN 33
1. Tăng trưởng 33
2. Tiềm năng 33
3. Thách thức 33
4. Giải pháp 34
BÀI TẬP 3 & 4 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

1
I. NHỮNG KHÁI NIỆM:
1. Bảo hiểm - BH (Insurance)

Là chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế mà theo đó, người đề nghị được bồi
thường (người mua BH) phải nộp cho người cam kết bồi thường (người bán BH) một
khoản tiền (gọi là phí BH) tương ứng với điều kiện BH áp dụng cho đối tượng BH nào đó
và người BH phải bồi thường những tổn thất của đối tượng BH do những rủi ro đã được
thỏa thuận gây ra.

Chú ý:

- Muốn được bồi thường, người để nghị phải nộp phí bảo hiểm cho đối tượng BH.

- Rủi ro gây ra tổn thất cho đối tượng BH phải được thỏa thuận trước giữa người
mua BH và Công ty BH.

Trong chương này chỉ xét bảo hiểm những đối tượng có liên quan đến việc chuyên chở
hàng hóa XNK trong vận tải đường biển

- Bảo hiểm hàng hải bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến hoạt
động của tàu biển, con người hoặc liên quan đến hàng hóa được vận chuyển bằng
tàu biển. Hoặc nghiệp vụ bảo hiểm những rủi ro có liên quan đến hành trình đi
biển.

- Bảo hiểm hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển nghĩa là người mua BH
và công ty BH thỏa thuận các nội dung về đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa
XNK được vận chuyển bằng tàu biển.

2
- Bảo hiểm thân tàu: trên hành trình đi biển, tàu thường gặp những sự cố bất ngờ,
có thể gây tổn hại cho tàu, hàng hóa và cho thủy thủ đoàn, vì thế người ta cũng
mua BH thân tàu; đối trọng được bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và
các chi phí hợp lý (bao gồm chi phí cho thủy thủ đoàn khi gặp nạn).

2. Rủi ro (Risks)

Là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ, những mối đe dọa nguy hiểm mà khi xảy ra
thì gây nên tổn thất cho một đối tượng nào đó (như tàu bè, nhà cửa, con người, hàng
hóa,...).

Như vậy, rủi ro xảy ra là ngoài ý muốn của con người, nó tồn tại một cách khách
quan; vi lẽ đó BH ra đời nhằm bù đắp những tổn thất đã xảy ra cho một người nào đó
(nên nhớ: BH chỉ có tác dụng chia sẻ, san bớt chứ không có tác dụng ngăn chặn tổn thất).

Phân loại rủi ro: có 2 cách phân loại:

- Nếu xét theo nguồn gốc của rủi ro: có 4 loại rủi ro:

+ Rủi ro do thiên tai: những biến động mạnh mẽ, đột ngột của thiên nhiên gây
ra rủi ro (như bão lụt, động đất, núi lửa phun, sét đánh...)

+ Rủi ro do tai nạn trên biển: những rủi ro chỉ xảy ra trong hành trình đi biển
như tàu đắm, tàu mất tích…

+ Rủi ro do dân biến: những biến động xã hội (bạo loạn, đình công, chiến
tranh hoặc những hành động của chiến tranh...) gây ra rủi ro.

+ Do bản chất khách quan của hàng hóa mà dẫn tới rủi ro như hàng thuộc loại
dễ biến chất, dễ cháy, dễ nổ, ...

3
- Nếu xét theo nghiệp vụ bảo hiểm: có 3 loại rủi ro:

+ Rủi ro thông thường: những rủi ro thường xảy ra và thường được bảo
hiểm.

Rủi ro thông thường lại chia ra 2 loại:

> Nhóm rủi ro chính, bao gồm:

○ Tàu mắc cạn: đáy tàu bị chạm vào vật cản dưới nước.

○ Tàu chìm đắm: tàu bị chìm khỏi mặt nước.

○ Tàu bị đâm va.

○ Tàu bị cháy nổ (trừ trường hợp cháy nổ do bản chất hàng hóa gây
ra).

○ Tàu bị mất tích.

○ Hàng bị quăng xuống biển.

> Nhóm rủi ro phụ: hàng hóa bị tổn hại do mưa, nước ngọt; NB không
giao hàng; hàng bị mất cắp.

+ Rủi ro không được BH (còn gọi là những rủi ro loại trừ): những rủi ro xảy
ra một cách đương nhiên, không thể tránh khỏi hoặc do lỗi của chính người
được BH gây nên hoặc rủi ro mà Công ty BH từ chối không nhận BH,
chẳng hạn các công ty BH từ chối không nhận BH cho hàng hóa được chở

4
trên những tàu già trên 15 tuổi vì khả năng xảy ra rủi ro là khó có thể tránh
khỏi.

+ Rủi ro đặc biệt: nước tràn vào hầm tàu; NB không giao hàng, giao hàng
thiếu...

3. Tổn thất (Loss) hàng hóa

Là những hư hỏng, mất mát, thiệt hại về hàng hóa do những rủi ro gây ra.

Có 2 cách phân loại tổn thất:

- Căn cứ vào mức độ: có 2 loại tổn thất:

❖ Tổn thất bộ phận: chỉ có một phần đối tượng BH bị hư hỏng, mất mát.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo trị giá lượng hàng bị tổn thất hoặc bồi
thường theo một tỉ lệ mà hai bên đã thỏa thuận trước.

❖ Tổn thất toàn bộ: có hai trường hợp:

+ Tổn thất toàn bộ thực tế: Toàn bộ đối tượng được BH bị thiệt hại; không có
cách nào khôi phục lại được nữa. Trường hợp này Công ty BH sẽ bồi
thường toàn bộ giá trị thiệt hại.

+ Tổn thất toàn bộ ước tính: hàng hóa chưa ở mức tổn thất toàn bộ, nhưng
chủ hàng thấy khả năng tổn thất toàn bộ là không tránh khỏi hoặc có thể
khôi phục lại hàng hóa nhưng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn nhiều
so với giá trị được khôi phục của đối tượng bảo hiểm; vì vậy chủ hàng
không muốn nhận lại hàng hóa nữa. Trong trường hợp này, chủ hàng tuyên

5
bố từ bỏ đối tượng BH và phải viết "Thông báo từ bỏ" (Notice of
Abandonment - NOA) lô hàng. Có thể xảy ra 2 khả năng:

○ Nếu Công ty BH thấy từ bỏ này là hợp lý thì bồi thường cho chủ
hàng như trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự.

○ Nếu sự từ bỏ hàng hóa là bất hợp lý, Công ty BH chỉ bồi thường cho
chủ hàng như trường hợp tổn thất bộ phận.

- Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm các bên có liên quan: có 2 loại tổn thất:

❖ Tổn thất chung (General Average):

Trong hành trình đi biển, có những hành động cố ý của con người nhằm mục đích
cứu tàu, cứu người mà có những chi phí hoặc hy sinh hợp lý... gây tổn thất cho hàng hóa,
trường hợp này được gọi là tổn thất chung.

Khi có tổn thất xảy ra vì sự an toàn chung của cả hành trình đi biển thì mọi chủ
hàng có nghĩa vụ đóng góp vào việc bồi thường tổn thất chung. Nếu chủ hàng có mua bảo
hiểm hàng hóa thì Công ty BH sẽ bồi thường cho chủ hàng những thiệt hại đã mất.

Chẳng hạn trong hải trình gặp bão lớn, thuyền trưởng ra lệnh quảng bớt một số
hàng xuống biển. Những người không bị thiệt hại về hàng hóa có nghĩa vụ đóng góp để
bồi thường cho lượng hàng đã bị quăng xuống biển.

❖ Tổn thất riêng (Particular Average):

Trong quá trình đi biển, có những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra gây tổn hại cho
hàng hóa. Trường hợp này các chủ hàng không phải đóng góp vào việc bồi thường tổn

6
thất mà rủi ro rơi vào ai, người đó phải chịu. Chẳng hạn khi nước tràn vào hầm tàu, hàng
của ai bị ướt người đó phải chịu.

4. Lợi ích khi mua BH cho hàng hóa

Nhìn chung khi hàng hóa XNK được vận chuyển bằng đường biển, chủ hàng nên
mua BH cho hàng hóa vì những lý do sau đây:

- Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro do tuyến đường hoàn
toàn tự nhiên; hành trình đi biển lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí
hậu, thiên nhiên... chỉ cần một biến động bất ngờ của biển cả trong giây lát, có thể
gây ra thiệt hại rất lớn về người và của trên biển.

- Nếu có rủi ro xảy ra, bạn có cơ hội giảm bớt thiệt hại về vật chất vì đã có công ty
BH san sẻ bồi thường một phần thiệt hại.

- Nếu xảy ra tổn thất toàn bộ hàng hóa, bạn sẽ không bị mất trắng vốn kinh doanh
mà sẽ được Công ty BH bồi thường một cách thích đáng.

- Trong trường hợp xảy ra tổn thất, nhưng không thuộc phạm vi bồi thường của
Công ty BH, bạn sẽ được Công ty BH giúp đỡ về mặt pháp lý để giải quyết tranh
chấp với người gây ra thiệt hại cho hàng hóa của bạn.

- Khi mua BH tại các công ty BH trong nước, bạn có khả năng giúp các công ty BH
có thêm khoản thu ngoại tệ.

II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI MUA BH:

Muốn mua BH cho hàng hóa XNK và bảo đảm sẽ được bồi thường khi có tổn thất,
chủ hàng phải nắm được một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

7
1. Mua BH trước

- Người mua BH phải thỏa thuận với công ty BH để mua BH cho hàng hóa theo
những điều kiện nhất định trước khi xảy ra tổn thất. Có nghĩa là công ty BH chỉ
chấp nhận BH rủi ro chứ không BH những gì chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra
rồi. Vì vậy người mua BH phải cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin có
liên quan đến hàng hóa như loại hàng, số lượng, trị giá; được chở trên tàu nào, bao
nhiêu tuổi, khởi hành tại đầu, thời gian khởi hành, dự kiến đến cảng đích vào thời
gian nào.....

- Có thể xảy ra những tình huống: NB mua BH cho hàng hóa, nhưng cũng có thể là
NM sẽ mua BH cho hàng hóa.

❖ Nếu NB mua BH cho hàng hóa:

Theo Incoterms 2000 và Incoterms 2010 (từ trang 25 đến 32) ta thấy:

+ Điều kiện giao hàng CIF và CIP buộc NB mua BH và chuyển chứng
từ BH cho NM. Nếu xảy ra tổn thất, NM sẽ trực tiếp đòi bồi thường
từ công ty BH.

+ Trong nhóm D hàng hóa thuộc quyền định đoạt của NB cho đến khi
được chở đến cảng dỡ cuối cùng. Như vậy muốn bảo đảm cho hàng
hóa của mình, NB nên mua BH nếu XK theo các điều kiện của nhóm
D.

❖ Người mua sẽ mua BH cho hàng hóa khi mua hàng theo các điều kiện
thuộc nhóm E, F và CF, CPT.

8
+ Nếu NM chờ đợi NB cung cấp đủ những chứng từ, thông tin về tàu
và hàng rồi mới mua BH, thì sẽ vi phạm nguyên tắc "Mua BH trước
khi có rủi ro": Công ty BH sẽ không chấp nhận ký hợp đồng.

+ NM phải mua BH trong điều kiện còn thiếu thông tin về tàu và hàng
(mua BH trước), sau đó NB sẽ cung cấp thông tin bổ sung sau khi
tàu khởi hành.

2. Nguyên tắc trung thực trong khai báo phải luôn luôn được tôn trọng

- Người mua BH phải trung thực khai báo những sự việc đã biết hoặc phải biết, có
liên quan đến đối tượng BH.

- Nếu người mua BH khai báo không trung thực, khi có tổn thất xảy ra và công ty
BH phát hiện chủ hàng đã khai man, thì công ty BH có quyền hủy bỏ hợp đồng
BH hoặc không bồi thường tổn thất cho lô hàng đó.

3. Hợp tác với công ty BH để bảo vệ quyền lợi chung

- Chủ hàng phải có tinh thần hợp tác với công ty BH, vì sau khi công ty BH bồi
thường xong cho chủ hàng thì công ty BH nhân danh là người bị thiệt hại sẽ yêu
cầu bên gây ra tổn thất phải bồi thường những tổn thất đó nhằm bảo vệ quyền lợi
của công ty (nguyên tắc Thế quyền). Như vậy có những nội dung sự vụ chỉ có chủ
hàng mới biết và thực hiện được; chủ hàng phải bảo lưu quyền khiếu nại đối với
bên thứ ba có liên quan hoặc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn không để
tổn thất tăng thêm hoặc lây lan, hoặc tìm cách giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa.

9
III. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK

Luật BH hàng hải của Anh ra đời năm 1906, năm 1912 Hiệp hội bảo hiểm London - sửa
đổi, bổ sung cho ra đời điều kiện BH đầu tiên là Miễn bồi thường tổn thất riêng, năm
1946 có thêm điều kiện Bảo hiểm tổn thất riêng, đến năm 1951 có thêm điều kiện Bảo
hiểm mọi rủi ro. Năm 1963 Hiệp hội bảo hiểm London (Institute of London
Underwriters - ILU) hoàn chỉnh và đưa ra các điều kiện BH cơ bản (Institute Cargo
Clauses - ICC) là:
1. Điều kiện “Miễn BH tổn thất riêng” (Free from Particular Average - FPA)
2. Điều kiện BH tổn thất riêng (With Average - WA)
3. Điều kiện BH mọi rủi ro (All Risks - AR)
Đến năm 1982, Hiệp hội bảo hiểm London lại sửa đổi, bổ sung để có Luật BH của Viện
những người BH với nội dung gồm 8 điều kiện BH (ICC 1982):
1. Điều kiện C
2. Điều kiện B
3. Điều kiện A
4. Institute War Clauses (Cargo) - Bảo hiểm rủi ro chiến tranh
5. Institute War Clauses (Air Cargo)
6. Institute Strikes Clauses (Cargo) - Bảo hiểm rủi ro đình công
7. Institute Strikes Clauses (Air Cargo)
8. Malicious damage Clauses (MDC): Bảo hiểm rủi ro do ác ý
Trong 8 điều kiện trên có 3 điều kiện A, B, C là chính và:
- C thay FPA, nhưng BH cả hư hỏng hoặc tổn thất toàn bộ do vứt hàng xuống biển,
phương tiện vận tải bị lật đổ.
- B thay cho WA, nhưng BH thêm hàng bị nước biển cuốn đi mà WA không BH.
- A thay cho AR, nhưng BH cả rủi ro cướp biển mà AR không BH.
Do sự phát triển của nền thương mại thế giới, các điều kiện BH hàng hoá xuất - nhập
khẩu cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Vì thế Uỷ ban
Kỹ thuật và điều khoản (Technical and Clauses Committee) của Hiệp hội Bảo hiểm

10
London đã đưa ra ấn bản mới năm 2009 (ICC 2009) trên tinh thần có kế thừa, nhưng
đồng thời cũng khắc phục những điểm yếu của ICC 1982. Hiện nay nhiều nhà kinh doanh
xuất - nhập khẩu khi mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển vẫn có thể
áp dụng ICC 1982, cũng có người áp dụng ICC 2009, với điều kiện trong hợp đồng ngoại
thương có trích dẫn điều khoản trong ICC 1982 hay ICC 2009.

Bảng tóm tắt cho thấy sự khác biệt giữa 3 điều kiện BH chính AR, WA, FPA với ICC(C),
ICC(B),ICC(A) trong ấn bản 1982:

Các điều kiện BH cơ bản theo Hiệp hội bảo hiểm Luật BH của Viện những người BH (ICC)
London

1. Điều kiện FPA: 1. Điều kiện (ICC)C: BH trong những trường hợp:

- Người BH không chịu trách nhiệm đối với +) Tổn thất, tổn hại hợp lý quy cho:
tổn thất riêng. ● Cháy, nổ.
● Tàu thuyền mắc cạn, chìm đắm, lật.
- Người BH chịu trách nhiệm với:
● Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận tải với
+) Tổn thất, tổn hại hợp lý quy cho: vật thể khác không phải nước.
● Cháy, nổ. ● Dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
● Tàu thuyền mắc cạn, chìm đắm, lật. ● Phương tiện vận tải bị lật hay trật đường rầy.
● Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận tải +) Tổn thất, tổn hại gây ra bởi:
với vật thể khác không phải nước. ● Hy sinh tổn thất chung.
● Dỡ hàng tại cảng lánh nạn. ● Đóng góp tổn thất chung.
+) Tổn thất, tổn hại gây ra bởi: ● Chi phí cứu hộ.
● Hy sinh tổn thất chung. ● Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên cùng có
● Đóng góp tổn thất chung. lỗi.
● Chi phí cứu hộ. ● Vứt hàng xuống biển.

11
● Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên cùng
có lỗi.

2. Điều kiện WA: 2. Điều kiện (ICC)B:

- BH toàn bộ điều kiện FPA và - BH toàn bộ điều kiện C và:

+) Bồi thường cho tổn thất riêng, nhưng phải có +) Bồi thường tổn thất do:
tính chất bất ngờ, trong những trường hợp số tổn ● Có BH tổn thất riêng, nhưng phải có tính chất bất
thất đạt tới tỉ lệ quy định trong đơn BH. ngờ.
● Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
● Nước tràn vào nơi để hàng, hàng bị cuốn xuống
biển.
● Bất kỳ kiện hàng rơi khỏi tàu hoặc xà lan.

3. Điều kiện AR: 3. Điều kiện (ICC)A:

- BH toàn bộ điều kiện WA và: - BH toàn bộ điều kiện B và:

+) BH mọi rủi ro khác: +) BH mọi rủi ro khác:


● Thời tiết xấu. ● Thời tiết xấu.
● Manh động, hành động manh tâm. ● Manh động, hành động manh tâm.
● Các rủi ro đặc biệt, rủi ro phụ. ● Các rủi ro đặc biệt, rủi ro phụ.
● Cướp biển.

Theo ICC 2009 các loại BH được quy định là:

# Các điều kiện bảo hiểm thông thường:

- Các điều kiện bảo hiểm loại A.


- Các điều kiện bảo hiểm loại B.
- Các điều kiện bảo hiểm loại C.

12
# Các điều kiện bảo hiểm đặc biệt

- Các điều kiện bảo hiểm chiến tranh (War Risk - WR)
- Các điều kiện bảo hiểm đình công (SRCC - strike, riots & civil commodition)

Kết cấu chung của một điều kiện BH trong ICC 2009:

Các quy tắc về BH được các chuyên gia hướng dẫn trong kết cấu chung như sau: mỗi
điều kiện BH đều có 2 phần:

- Phần riêng, quy định từ điều 1 đến điều 7 về


(1) Những tổn thất, rủi ro được BH

(2) Những tổn thất, rủi ro được loại trừ.

Các rủi ro loại trừ tuyệt đối là những rủi ro không được bảo hiểm đối với BH hàng hải
trong mọi trường hợp, bao gồm:

● Buôn lậu (Contraband)


● Tổn thất do lỗi của người được bảo hiểm (Insured’s fault)
● Tàu không đủ khả năng đi biển (Unseaworthiness)
● Tàu đi chệch hướng (Deviation)
● Nội tỳ (Inherent Vice)
● Ẩn tỳ (Latent Defect)
- Phần chung: Quy định về Hiệu lực BH hàng hoá, việc khiếu nại - bồi thường;
trách nhiệm, quyền của người BH và của người được BH.

Bảng tóm tắt những rủi ro được bảo hiểm theo ICC 2009 (Không là không được bảo
hiểm)

Rủi ro ICC (A) ICC (B) ICC (C)

13
Cháy và nổ X X X

Tàu/Phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật X X X


úp

Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh X X X

Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận tải X X X


đâm va phải bất kỳ vật thể nào bên ngoài,
không phải nước

Dỡ hàng tại cảng lánh nạn X X X

Động đất, núi lửa phun, sét đánh Không X X

Hy sinh tổn thất chung X X X

Ném hàng khỏi tàu hoặc bị nước cuốn khỏi tàu X X X

Nước biển, song, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm Không X X


tàu, container hoặc nơi chứa hàng

Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc Không X X
rơi trong khi đang xếp/dỡ hàng

Tổn thất chung và Chi phí cứu hộ X X X

Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng Không Không X

Ở Việt Nam các điều khoản bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành xây dựng các quy tắc
chung (QTC) chủ yếu dựa trên nội dung của các ICC đồng thời có tính đến Các rủi ro

14
đặc biệt, rủi ro phụ. Có 2 quy tắc chung hiện vẫn được sử dụng là QTC 1965 và QTC
1990:
a. QTC 1965: tương tự như ICC 1963 với các điều kiện FPA, WA, AR, nhưng không đề
cập đến WR và SRCC.
# Điều kiện FPA, bảo hiểm tổn thất chung, và chỉ bảo hiểm tổn thất riêng cho 4 rủi ro
chính gây ra (chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va) và mất nguyên kiện hàng trong khi
xếp dỡ chuyển tải.
Cụ thể là bảo hiểm bồi thường cho 6 trường hợp
1. Tổn thất toàn bộ vì thiên tai
2. Tổn thất toàn bộ vì tai nạn bất ngờ trên biển
3. Tổn thất bộ phận vì tai nạn bất ngờ trên biển
4. Tổn thất bộ phận vì thiên tai nhưng giới hạn trong 4 rủi ro chính
5. Các chi phí hợp lý (Chi phí cứu nạn; Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất; Chi phí
giám định, xác định tổn thất; Chi phí khiếu nại, tố tụng)
6. Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “hai tàu đâm
va nhau cùng có lỗi”
# Điều kiện WA, bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
1. 6 trường hợp như ở điều kiện FPA.
7. Tổn thất bộ phận vì thiên tai không giới hạn trong 4 rủi ro chính.
Người mua bảo hiểm theo WA còn có thể tham gia bảo hiểm các loại rủi ro phụ (WA +
rủi ro phụ: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, nước mưa,
nước biển, móc cẩu…)
# Điều kiện AR, bảo hiểm bồi thường trong 8 trường hợp:
1. 7 trường hợp như ở điều kiện WA
8. Các rủi ro phụ (thiếu hụt, cháy, va chạm, hỏng, đổ vỡ, móc cẩu, lây hại, lây bẩn, hấp
hơi, nước mưa, nước biển, rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, thối nát, máy lạnh hỏng, mất
trộm, mất cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng và hiểm hoạ khác khi có thoả thuận
thêm)
Ngoài ra có thể mua bảo hiểm cho một số rủi ro phụ là:

15
- Tổn hại do mưa, nước ngọt (Rain or fresh water damage - R.F.W.D)
- Tổn hại do giao thiếu hàng (Shortage)
- Tổn hại do rỉ sét (Rust), nấm mốc.
- Tổn hại do bị đổ vỡ, cong bẹp. (Breakage, Bending or Denting - B’kge B.D)
- Tổn hại do đinh móc hoặc làm xước (Hook damage & Chafing - H&C)
- Tổn hại do tiếp xúc với dầu mỡ (Oil/Grease) hay các loại hàng hoá khác (Contact
with other cargo - C.O.C)
- Tổn hại do bị ăn mòn bởi Axit (Acit)
- Tổn hại do đổ mồ hôi, nóng (Swcat, Heating - S/H)
- Tổn hại do mất cắp, mất trộm hoặc không giao hàng (Theft, Pilferage of
nondelivery - T.P.N.D)
- Tổn hại do tự bốc cháy hoặc bị nhiễm bẩn.
b. QTC 1990: có các điều kiện bảo hiểm C, B, A tương tự như ICC 1982. Tuy nhiên ICC
1982 có quy định Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn (War, Strike, Riots,
Civil Commontions - WSRCC) nhưng QTC 1990 lại không đề cập đến.
# Điều kiện C, bảo hiểm bồi thường cho 7 trường hợp:
1. Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
2. Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
4. Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (Chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn
thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
5. Ném hàng ra khỏi tàu
6. Mất tích
7. Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va
nhau cùng có lỗi.
# Điều kiện B: bảo hiểm bồi thường cho 11 trường hợp:
1. 7 trường hợp như ở điều kiện C
8. Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
9. Nước cuốn khỏi tàu

16
10. Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận
chuyển hoặc nơi chứa hàng
11. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang
xếp/dỡ hàng hoá
# Điều kiện A, bảo hiểm bồi thường cho 12 trường hợp:
1. 11 trường hợp như ở điều kiện B
12. Tổn thất do các rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi,
lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (không phải của người được bảo hiểm), va
đập vào hàng hoá khác, trộm, cắp, cướp, nước mưa, giao thiếu hàng hoá hoặc không giao,
móc cẩu hoặc các rủi ro tương tự.

IV. THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HOÁ XNK:

Số tiền chủ hàng phải nộp cho công ty BH (phí BH) tùy thuộc vào tổng giá trị hàng hóa,
loại hàng hóa và tỷ suất phí BH (R). Tỷ suất phí BH được tính trên cơ sở lấy xác suất của
rủi ro tổn thất và thay đổi Tùy thuộc vào việc chủ hàng lựa chọn điều kiện BH nào (A, B
hay C hoặc FPA, WA hoặc AR).

Tại Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành khung phí bảo hiểm 5 năm một lần (tại các công ty
BH có quy định tỷ suất phí BH đối với các loại hàng hóa tương ứng).

1. Phí BH phải nộp

I=AxR

Trong đó: + A là Số tiền mà công ty BH sẽ bồi thường cho chủ hàng khi có tổn thất

A = V x ( 1+a%)

17
+ V là Trị giá bảo hiểm = Trị giá của hàng hóa lúc bắt đầu kỳ hợp đồng bảo hiểm (C)
cộng thêm các khoản chi phí khác có liên quan (như cước vận tải (F), phí bảo hiểm (1)...);
a là mức lời dự tính.
+ R là Tỷ suất phí BH theo biểu quy định tại công ty BH, chẳng hạn:
> BH theo điều kiện A: R = từ 0,4 đến 7,2% giá trị lô hàng.
> BH theo điều kiện B: R = từ 0,36 đến 0,38% giá trị lô hàng.
> BH theo điều kiện C: R = từ 0,25 đến 0,28% giá trị lô hàng.

*Viết lại công thức cho dễ hiểu:

Số tiền BH = Trị giá bảo hiểm (Thường là CIF) x (1+ mức lời dự tính)

- Chủ hàng có thể yêu cầu được bảo hiểm với mức nhỏ hơn giá trị hàng hóa (A<V), hoặc
bằng với giá trị hàng hóa (A=V), nhưng cũng có thể lớn hơn giá trị hàng hóa (A>V)

Nếu chủ hàng yêu cầu mua BH ở mức nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì A<V bao nhiêu cũng
được, nhưng nếu A>V, thì mức lớn hơn tối đa chỉ là a = 10% giá trị hàng hóa (10% còn
được gọi là mức lời dự tính tối đa); trong thực tế các chủ hàng thường mua BH ở mức
100% giá trị hàng hoa (A=V) hoặc bằng 110% giá trị hàng hóa (A lớn hơn V 10%).

Mức lợi nhuận dự tính tối đa đối với hàng XK là 10%; đối với hàng NK là 0%.

- Việc tính toán mức bồi thường và phí BH phải nộp do các nhân viên của công ty BH
thực hiện khi có những yêu cầu cụ thể từ phía chủ hàng.
(Như vậy chủ hàng chỉ cần đưa ra những yêu cầu về điều kiện bảo hiểm sẽ được nhân
viên BH cho biết mức phí BH phải nộp).

Ví dụ: (cho *)

18
• Một MARINE CARGO INSURANCE POLICY có nội dung ghi chép như sau:

+ Assured: Hai-Thang-Phong Computer, Trading & Service Co.Ltd (BacGiang


Imexco HCMC. Branch)-35 Nguyen Thong St. Dist 03 - HCMC.
+ Amount insured: USD 30.950,00
(VND 550.414.800,00 Exchange rate: 17.784 VND/USD)
+ From TAIWAN PORT TO HCMC.TY PORT
+ Subject matter Insured: AS PER L/C No. SL0003890/0005
DATED: FEB. 10 2009
+ Details:

(PCS) CNF AMOUNT


(USD) (USD)

1. SQ-575 512K 586 500 60,60 30.300


MOTHERBOARD WITH
CABLES/GVC BRAND/MADE IN
TAIWAN

2. KR-832 588 MOTHERBOARD 10 65,00 650


WITH CABLES/GVC BRAND/MADE
IN TAIWAN

COVERING MARINE RISKS SUBJECT TO INSTITUTE CARGO CLAUSES "B"


DATED 1/1/1982
+ Warranted shipped under deck unless otherwise specified or containerized
shipment. Valued the same as Amount Insured:
> Rate: 0,27% as arranged
> Premium: VND 1.486.120,00 as arranged

19
Claims if any payable at/in: HOCHIMINH CITY
By: HOCHIMINH CITY INSURANCE COMPANY (BAOMINH)

GIẢI THÍCH:
Công ty Bảo Minh đồng ý BH cho lô hàng đi từ TAIWAN PORT đến HCM CITY PORT,
tri giá hàng là 30.300 + 650 = 30.950 USD (Amount insured) theo điều kiện CNF HCM
CITY PORT (Incoterms 2000), Nhà NK là BacGiang Imexco HCM Cty Branch mua BH
với tỷ lệ phí BH là R = 0,27% (Rate) và yêu cầu được BH với trị giá (A) = Giá trị hàng
hoá = 30.950 USD

Vì vậy phí BH mà người mua phải nộp cho Bảo Minh là:
I = 30.950 x 0,27% = 83,565 USD
Quy ra tiền VND theo tỉ giá 1USD = 24.770VND:
I = 83,565 x 24.770 = 2.069.905,05 VND (Premium)
Chú ý: Khi mua BH cho hàng hóa XNK, chủ hàng cần biết một số cam kết theo quy ước
quốc tế

CAM KẾT P&I ( PROTECTION OF INDEMNITY) - Bảo hiểm trách nhiệm thân
tàu:

Khi đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tàu nguyên chuyển, mở tín dụng
thứ cho hàng hóa đến cảng Việt Nam cần quy định thêm đoạn kết với nội dung:
"Warranted carrying conveyance must be fully covered for P&I Risks with an
International Group (or equivalent) P&I Club" (Đảm bảo phương tiện chuyên chở phải
được bảo hiểm đầy đủ đối với các rủi ro về trách nhiệm dân sự chủ tàu tại một Hội P&I
quốc tế - hoặc tương đương).
(Nếu không có cam kết P&I quốc tế trong hợp đồng thuê tàu thì Cty Bảo hiểm không bán
BH).

20
CAM KẾT TÀU GIÀ THEO BIỂU PHÍ HIỆN HÀNH CỦA LONDON:
Tàu từ 16 - 20 tuổi: Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,125% (CIF value)
Tàu từ 21 - 25 tuổi: Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,25%
Tàu từ 26 - 30 tuổi: Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,375%.

VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH CHUYỂN TỪ GIÁ FOB SANG GIÁ CIF để tính thuế hải
quan:

CIF = FOB + F + I = C + F + A x R
= C + F + CIF x (1+a%) x R
⇔ CIF x [1 − 𝑅 × (1 + 𝑎%)] = C + F
𝐶+𝐹
⇔ CIF = 1 − 𝑅 × (1 + 𝑎%)

Nếu tính bảo hiểm (được bồi thường khi có tổn thất hàng hóa) là 100% giá trị hàng hóa
thì mức lời dự kiến a = 0%

𝐶+𝐹
=> CIF = 1−𝑅

=> Phí bảo hiểm phải nộp là I = A x R = CIF x (1+a%) x R = CIF x R

Ví dụ:
Giá bán FOB = C là 100.000 USD
Giá cước thuê tàu là F = 100 USD.
Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,5%
Mua bảo hiểm 100% trị giá hàng hoá

𝐶+𝐹 100.000 + 100


Giá bán CIF = 1 − 𝑅 × (1 + 𝑎%)
= 1 −0,5%
= 100.603,015 USD

Phí bảo hiểm phải nộp là:

21
I = CIF x R = 100.603,015 x 0,005 = 503,015 USD.

- Nếu mua thêm BH tàu già 0,125% nữa thì:


BH tàu già = 100.603,015 x 0,125% = 125,754 USD.
Vậy tổng phí BH phải nộp là: 503,015 + 125,754 = 628,769 USD

MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ TỶ LỆ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HÓA:

Tùy theo điều kiện bảo hiểm mà tính:


Tỷ lệ phí theo điều kiện:
Theo điều kiện C: Rc = 0.25%
Theo điều kiện B. Rb = 0.32%
Theo điều kiện A: Ra = ........%

Tỷ lệ phí rủi ro phụ:


a/ Tỷ lệ phí theo hàng:
2
Một rủi ro phụ: Rh = 5
x (Ra - Rc) = .....%
9
Hai rủi ro phụ: Rh = 10
x (Ra - Rc) =.....%

Ba rủi ro phụ: Rh = Rh = Ra - Rc = .....%

22
b. Tỷ lệ phí theo tuyến: Rt = …..%
Châu Âu: 0,03%
Châu Á: 0,02%
Châu Đại Dương: 0,15%
Châu Phi: 0,03%
Châu Mỹ: 0,04%

c/ Tỷ lệ phí bảo hiểm chiến tranh WSRCC: Rw = 0.0275%


Tỷ lệ phí bảo hiểm (Insurance Rate):
R = Ra/b/c = Rh + Rt + Rw = ......%

Với Ra/b/c nếu điểm 1 rủi ro chính là A thì thay bằng Ra; là B thì thay bằng Rb; là C thì
thay bằng Rc

2. Hai trường hợp mua bảo hiểm

● Bảo hiểm miễn bồi thường:

23
- Trong thực tế, khi hoạt động mua bán hàng hóa càng gia tăng thì tổn thất hàng hóa
có nguy cơ xảy ra càng nhiều, đồng thời các chủ hàng cũng tăng cường hơn việc
mua BH cho hàng hóa của mình.
- Tuy nhiên, nếu mọi trường hợp tổn thất (có đầy đủ bằng chứng xác nhận) đều
được bồi thường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty BH. Vì
vậy, công ty BH chỉ bồi thường đối với những tổn thất xảy ra đạt mức độ nào đó,
dưới mức đó công ty sẽ không chấp nhận bồi thường. Hiện tượng đó được gọi là
BH miễn bồi thường.
- Việc mua BH miễn bồi thường nhằm quy định tỷ lệ thiệt hại tối thiểu của đối
tượng BH sẽ được bồi thường, đồng thời quy định trách nhiệm của người BH.
- Mức miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm
trong mỗi vụ tổn thất. Việc áp dụng mức miễn thường cũng nhằm khuyến khích
khách hàng có ý thức cao hơn trong việc giữ gìn tài sản được bảo hiểm.
- Nguyên tắc thông thường khi áp dụng miễn thường là: mức miễn thường càng cao
thì phí bảo hiểm càng thấp và ngược lại.
VD: 1 lô hàng có bảo hiểm với mức miễn thường là 10%. Khi đó, mức thiệt
hại hàng hóa ở mức trên 10% thì công ty BH sẽ bồi thường cho chủ hàng; nếu mức
thiệt hại từ 10% trở xuống, công ty BH sẽ không bồi thường.
● Có 2 loại: BH miễn bồi thường có khấu trừ và không khấu trừ
- BH miễn bồi thường có khấu trừ: là khi giá trị tổn thất vượt mức miễn thường,
khiếu nại sẽ được công ty bảo hiểm giải quyết nhưng sẽ khấu trừ mức miễn
thường
- BH miễn bồi thường không khấu trừ: là khi giá trị tổn thất vượt mức miễn thường,
khiếu nại sẽ được công ty bảo hiểm giải quyết toàn bộ.
VD: Chủ hàng mua BH miễn bồi thường với mức miễn thường 10% cho lô
hàng trị giá 10.000 USD của mình. Nếu mức thiệt hại trên 10% (tức 1.000 USD)
(có đầy đủ chứng thư giám định) thì sẽ được công ty BH bồi thường, dưới mức đó
không được bồi thường.

24
Mức Giá trị thiệt Mua BH miễn bồi thường Mua BH miễn bồi thường 10%
thiệt hại hại (USD) 10% có khấu trừ không khấu trừ

7% 700 Công ty BH không bồi thường Công ty BH không bồi thường

12% 1.200 Công ty BH chỉ bồi thường 2% Công ty BH chấp nhận bồi thường
(200 USD) vì đã khấu trừ 10% 12% (1.200 USD)
không chấp nhận bồi thường

3. Thủ tục mua bảo hiểm

Sau khi giao hàng xong nhà xuất khẩu sẽ mua BH cho hàng hóa (nếu XK theo
điều kiện CIF hoặc CIP) hoặc nhà nhập khẩu sẽ mua BH sau khi nhận được thông báo
giao hàng của nhà xuất khẩu. Thủ tục mua BH như sau:
Bước 1. Nhận giấy yêu cầu bảo hiểm từ công ty bảo hiểm

Doanh nghiệp liên hệ và nhận giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa vận chuyển từ công ty bảo
hiểm khi có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Bước 2. Hoàn thiện thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm

Hoàn thành tất cả các thông tin cần thiết trong giấy yêu cầu bảo hiểm, gồm các nội dung
sau:

– Thông tin người hưởng bảo hiểm

– Thông tin hàng hóa được bảo hiểm

– Nội dung yêu cầu bảo hiểm

– Các giấy tờ đi kèm

25
Bước 3: Sau đó, doanh nghiệp là bên mua bảo hiểm Gửi lại Giấy yêu cầu bảo hiểm tới
công ty bảo hiểm

Bước 4: Sau khi xem xét, nếu Giấy yêu cầu bảo hiểm được chấp nhận, Công ty bảo
hiểm gửi Hợp đồng bảo hiểm về doanh nghiệp

Bước 5: Sau khi đồng ý với các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ ký
xác nhận và nhận bảng phí bảo hiểm.

Dưới đây là một mẫu đơn yêu cầu (mua) bảo hiểm hàng hóa của Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt, bao gồm các thông tin: Thông tin về người được bảo hiểm, Thông tin về
hàng hóa được bảo hiểm, Yêu cầu cụ thể về loại bảo hiểm, Các chứng từ đính kèm.

26
27
28
- Các loại hợp đồng mua bảo hiểm cho hàng hóa XNK mà người mua BH có thể
ký kết với công ty BH:
+ Hợp đồng BH chuyến: là bản cam kết giữa công ty BH và chủ hàng về việc BH
cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Công
ty BH chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến và chủ hàng
(nhà xuất khẩu) chỉ nên mua BH ở mức thấp nhất.
+ Hợp đồng Bảo hiểm bao: Công ty BH cam kết bồi thường cho toàn bộ lô hàng
(nếu có tổn thất) bất kể là phải chở bao nhiêu chuyến trong khoảng thời gian nhất
định. Khi mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu thì chủ hàng thường mua bảo hiểm
theo điều kiện bảo hiểm bao - thả nổi, tức là người mua mặc dù chưa biết chính
xác ngày giờ tàu chở hàng sẽ đến, chưa biết số B/L (Bill of lading: vận đơn vận
chuyển hàng hóa) nhưng vẫn ký hợp đồng bảo hiểm và trong hợp đồng sẽ ghi: "Sẽ
bổ sung hoặc khai báo sau".

V. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG KHI CÓ TỔN
THẤT:

Khi phát hiện hàng hóa được BH có hiện tượng tổn thất, mất mát, hư hỏng xảy ra, người
được BH phải thông báo ngay cho công ty BH hoặc Đại lý của công ty BH (nơi giải
quyết khiếu nại) biết sự việc.
Việc thông báo chậm trễ có thể dẫn đến không được bồi thường sau đó.

Trong thời gian chờ đợi ý kiến từ phía công ty BH và/ hoặc đại lý của họ, bạn cố gắng áp
dụng mọi biện pháp có thể được để giữ nguyên hiện trạng của hàng hóa. Sau đó thực
hiện những công việc sau đây:

1/ Các bước tiến hành đòi bồi thường

1. Viết đơn yêu cầu cơ quan giám định (hoặc đề nghị công ty BH chỉ định cơ quan giám
định)

29
Xem đơn bên dưới:

- Nếu tổn thất thấy rõ: phải tổ chức giám định ngay khi hàng còn ở trên tàu.
- Nếu tổn thất không thấy rõ, hoặc chưa phát hiện tổn thất ngay khi dỡ hàng: phải yêu
cầu giám định hàng hóa trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng hoặc không chậm quá 60
ngày kể từ ngày dỡ hàng.
- Sau khi có kết quả giám định phải nhận biên bản giám định có đầy đủ chữ ký của các
bên có liên quan.

2. Nếu phát hiện ra những tổn thất do lỗi của người vận tải gây nên phải viết thư khiếu
nại hoặc thông báo bằng văn bản cho người vận tải biết hoặc nhờ đến Đại lý chuyên giải
quyết khiếu nại của công ty BH để được giúp đỡ.

30
3. Nếu phát hiện những vấn đề mới có liên quan đến tổn thất hàng hóa, phải thông báo
ngay cho công ty BH hoặc đại lý của họ biết; và viết Giấy yêu cầu bồi thường hàng hóa
tổn thất (ảnh dưới) gửi cho Công ty BH để được xem xét việc bồi thường.

2/ Xuất trình cho công ty BH những chứng từ

- Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận BH (Insurance Policy/ Certificate of Insurance): là
bằng chứng cho phép người được BH có quyền khiếu nại đòi được bồi thường khi có tổn
thất và cũng là chứng từ cho phép người BH thừa nhận việc bồi thường của mình.

31
- Bản chính hóa đơn thương mại (Invoice), kèm theo Giấy chứng nhận số lượng/ chất
lượng hàng hóa (Certificate of Weight (Quantity)/Quality): xác nhận số lượng hàng hóa
bị thiệt hại và giá trị thương mại của hàng hóa.

- Bản chính B/L hoặc Chứng nhận vận tải hoặc Hợp đồng vận tải: xác nhận lượng hàng
hóa ghi trong hóa đơn (Invoice) chắc chắn đã được xếp lên tàu và được chuyên chở; đồng
thời còn là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu lượng hàng chuyên chở trên tàu.

- Biên bản giám định do tổ chức Giám định độc lập cấp và các văn bản khác có liên quan
đến tổn thất hàng hóa (phải có đủ chữ ký của thuyền trưởng, thương vụ cảng, giám định
viên, chủ hàng...): chứng minh loại tổn thất, mức độ tổn thất và nguyên nhân tổn thất.

- Báo cáo dỡ hàng (Discharging Record) hoặc Biên nhận kho hàng (Deck Receipt): chứng
minh tình trạng hàng hóa vào lúc bốc/ dỡ hàng hóa; chứng từ này sẽ chỉ ra nơi xảy ra hư
hỏng hoặc mất mát hàng hóa ở cảng bốc hay cảng dỡ hàng...

- Thư khiếu nại người chuyên chở và thư trả lời của họ (nếu có).

- Ngoài ra còn có thể bổ sung những chứng từ khác để xác minh vai trò, trách nhiệm của
chủ tàu, người vận tải và các bên có liên quan hoặc những chứng từ làm bằng chứng về
phân chia trách nhiệm trong bồi thường thiệt hại, như Biên lai thuyền phó (Mate's
Receipt); sơ đồ xếp hàng, sơ đồ hầm hàng (Stowage Plan, Hatch Plan)...

Muốn được xem xét và bồi thường thiệt hại với thời gian ngắn nhất, bạn nên chọn nơi
giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất là các công ty BH ở Việt Nam.

32
VI. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK TẠI VN

1. Tăng trưởng

- Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tại Việt Nam tăng trưởng
liên tục trong 5 năm qua với tốc độ trung bình 12%/năm.
- Năm 2023: Kim ngạch bảo hiểm hàng hóa XNK ước đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 15%
so với năm 2022.
- Top 10 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu về doanh thu (2022): lần lượt là Bảo
hiểm PVI, Bảo hiểm Bảo Việt, PTI, Bảo Minh, MIC, PJICO, BIC, VBI, BSH và
VNI.
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của hàng hóa XNK tăng dần:
● Năm 2019: 60%
● Năm 2020: 65%
● Năm 2021: 70%
● Năm 2022: 75%
● Năm 2023: 80%
- Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với tiềm năng (trung bình trên thế giới là
90%).

2. Tiềm năng

Việt Nam là quốc gia xuất nhập khẩu (XNK) lớn với kim ngạch XNK liên tục tăng:
Năm 2023: Kim ngạch XNK ước đạt 750 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2022.
Việt Nam là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như
CPTPP, EVFTA, RCEP...

3. Thách thức

Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm:
● Hơn 20 doanh nghiệp bảo hiểm đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa XNK.

33
● Cạnh tranh về giá, sản phẩm, dịch vụ.
Nhận thức của doanh nghiệp về bảo hiểm hàng hóa XNK còn hạn chế:
● Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ lợi ích của bảo hiểm.
● E ngại thủ tục phức tạp, chi phí cao.
Hạ tầng và nhân lực cho hoạt động bảo hiểm còn thiếu:
● Hệ thống quản lý rủi ro chưa hoàn thiện.
● Thiếu hụt nhân viên có chuyên môn cao.

4. Giải pháp

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của bảo hiểm hàng hóa XNK:
● Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo hiểm.
● Tổ chức hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp:
● Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
● Cung cấp các gói bảo hiểm linh hoạt, giá cả cạnh tranh.
Cải thiện chất lượng dịch vụ bảo hiểm:
● Đơn giản hóa thủ tục bảo hiểm.
● Nâng cao chất lượng dịch vụ bồi thường.
Đào tạo nhân lực cho ngành bảo hiểm:
● Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên.
● Phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu về bảo hiểm hàng hóa XNK.

34
BÀI TẬP 3 & 4

Bài tập 3:

Để mua sản phẩm X, Công ty XYZ của Việt Nam nhận được 2 đơn chào hàng:

- Đơn chào hàng thứ nhất: Chào giá CIF Thành phố HCM 208.000USD, thanh toán
10% tiền hàng 9 tháng sau khi giao hàng, 20% tiếp theo 11 tháng sau khi giao hàng, và
70% cuối cùng 12 tháng sau khi giao hàng.

- Đơn chào hàng thứ hai: Chào giá FOB Bangkok 195.000USD, thanh toán 10% tiền
hàng 5 tháng sau khi giao hàng, 40% tiếp theo 6 tháng sau khi giao hàng, 30% tiếp theo 9
tháng sau khi giao hàng và 20% cuối cùng 12 tháng sau khi giao hàng.

Biết rằng doanh nghiệp có thể dễ dàng thuê tàu từ Bangkok về Thành phố HCM với cước
phí vận chuyển là 4.560USD, suất phí bảo hiểm điều kiện C là r = 0.2%, lãi suất ngân
hàng là lãi suất đơn 7.5%/năm và công ty không vay tiền để thanh toán các khoản chi phí
khác và lãi dự tính là 10%.

Lựa chọn đơn hàng với giá thấp hơn nếu không xem xét đến các yếu tố khác.

Bài giải:

Giải quyết trả ngay, trả chậm, trả trước: Mua trả chậm giá sẽ cao hơn giá trả ngay, thì
chênh lệch đó chính là tiền lãi, và mua trả trước giá sẽ rẻ hơn mua trả ngay.

35
Đây là đơn chào hàng gửi tới công ty XYZ → XYZ là người mua. Và XYZ sẽ lựa chọn
đơn hàng với giá thấp hơn

→ Vì 2 đơn chào hàng có hình thức khác nhau mà để có thể so sánh 2 đơn chào hàng này
nên cần phải đưa 2 đơn chào hàng này về cùng hình thức để so sánh

Đơn 1: Chào hàng CIF HCM với giá 208.000 USD, thanh toán 10% tiền hàng 9 tháng
sau khi giao hàng, 20% tiếp theo 11 tháng sau khi giao hàng, và 70% cuối cùng 12 tháng
sau khi giao hàng.

→ 208.000USD là giá trả sau bởi vì phải hết 12 tháng thì đơn 1 mới được thanh toán toàn
bộ.

Đơn 1 có 3 đợt thanh toán:

- Đợt 1: thanh toán 10% tiền hàng sau 9 tháng kể từ khi giao hàng
- Đợt 2: thanh toán 20% tiền hàng sau 11 tháng kể từ khi giao hàng
- Đợt 3: thanh toán 70% tiền hàng còn lại sau 12 tháng kể từ khi giao hàng

Để thanh toán đc tiền hàng thì XYZ cần đi vay, vay với lãi suất đơn. Chú ý rằng, lãi suất
đơn là lãi suất được tính trên số vốn gốc ban đầu trong suốt kỳ vay.

→ Giả sử rằng, XYZ chia thành 3 khoản thanh toán khác nhau tương ứng với 3 đợt
thanh toán, và XYZ sẽ vay luôn cả 3 khoản này với mức lãi suất 7,5%/năm.

→ Chi phí lãi vay:

- Đợt 1: (10% * 208.000) * 7,5% * 9/12 = 1.170 USD


- Đợt 2: (20% * 208.000) * 7,5% * 11/12 = 2.860 USD
- Đợt 3: (70% * 208.000) * 7,5% * 12/12 = 10.920 USD

→ Tổng chi phí lãi vay = 14.950 USD

36
Vì đây là đơn chào hàng CIF nên XYZ ko cần quan tâm đến vận chuyển (F) hay
bảo hiểm hh (I).

→ Giá giao ngay cho đơn hàng 1 là: 208.000 - 14.950 = 193.050 USD

Đơn 2: Chào giá FOB Bangkok 195.000USD, thanh toán 10% tiền hàng 5 tháng sau khi
giao hàng, 40% tiếp theo 6 tháng sau khi giao hàng, 30% tiếp theo 9 tháng sau khi giao
hàng và 20% cuối cùng 12 tháng sau khi giao hàng

Cần chuyển giá từ FOB Bangkok sang CIF Thành phố HCM.

Ta có: CIF = FOB + F + I

Mà I = A x R = V x (1+a%) x R, (V thường là CIF)

→ I = CIF x R x (1+a%)

→ CIF = FOB + F + CIF x R x (1+a%)

𝐹𝑂𝐵 + 𝐹
→ CIF = 1 − 𝑅*(1+𝑎%)

195.000 + 4.560
Áp dụng vào bài, được: CIF’ = 1 − 0,2%*(1+10%)
= 200.000USD

Tương tự như cách làm ở đơn 1:

Đơn 2 có 4 đợt thanh toán:

- Đợt 1: thanh toán 10% tiền hàng sau 5 tháng kể từ khi giao hàng
- Đợt 2: thanh toán 40% tiền hàng sau 6 tháng kể từ khi giao hàng
- Đợt 3: thanh toán 30% tiền hàng sau 9 tháng kể từ khi giao hàng
- Đợt 4: thanh toán 20% tiền hàng còn lại sau 12 tháng kể từ khi giao hàng

→ Chi phí lãi vay:

37
- Đợt 1: (10% * 195.000) * 7,5% * 5/12 = 609,375 USD
- Đợt 2: (40% *195.000) * 7,5% * 6/12 = 2.925 USD
- Đợt 3: (30% * 195.000) * 7,5% * 9/12 = 3290,625 USD
- Đợt 4: (20% * 195.000) * 7,5% * 12/12 = 2925 USD

→ Tổng chi phí lãi vay = 9.750 USD

→ Giá giao ngay cho đơn hàng 2 là: 200.000 - 9.750 = 190.250 USD

Giá giao ngay đơn 2 nhỏ hơn giá giao ngay của đơn 1 → Chọn đơn 2

Bài tập 4:

Cty HH cần nhập khẩu mặt hàng A và đã nhận được ba đơn chào hàng của 3 công ty
nước ngoài với nội dung sau:

Điều kiện tín dụng Phí vận Suất phí Chi phí
chuyển bảo khác
Cty Giá chào (USD)
(USD) hiểm (USD)
Trả Sau 2 Sau 4
ngay tháng tháng

A CIF Hải Phòng 50% 10% 40% 1500

20.000

B FOB Osaka 60% 10% 30% 1000 0.04 1550

38
19.000

C CFR Hải Phòng 60% 10% 30% 0.04 1530

19.200

Lãi suất vay ngân hàng là lãi suất đơn 12%/năm, điều kiện bảo hiểm là điều kiện C. Giả
sử không xét đến các yếu tố khác và cty không dùng lãi vay ngân hàng để trả các khoản
chi phí khác và lãi dự tính là 10%. Hãy lựa chọn đơn hàng với giá thấp nhất.

Bài giải:

● Đơn chào hàng CIF Hải Phòng của Công ty A


- Công ty HH trả ngay: 20.000 x 50% = 10.000USD
- Giả sử rằng, Công ty HH chia 2 khoản thanh toán còn lại tương ứng với 2
lần vay và sẽ vay luôn cả 2 khoản này với mức lãi suất 12%/năm.

→ Chi phí lãi vay:

- Lần 1: (10% * 20.000) * 12% * 2/12 = 40 USD


- Lần 2: (40% * 20.000) * 12% * 4/12 = 320 USD

→ Tổng chi phí lãi vay = 360 USD

→ Giá trả ngay cho đơn chào hàng của Công ty A là:

20000 - 360 + 1500 = 21.140 USD

● Đơn chào hàng FOB Osaka của Công ty B:

Cần chuyển giá từ FOB Osaka sang CIF Hải Phòng

39
Ta có: CIF = FOB + F + I

Mà I = A x R = V x (1+a%) x R, (V thường là CIF)

→ I = CIF x R x (1+a%)

→ CIF = FOB + F + CIF x R x (1+a%)

𝐹𝑂𝐵 + 𝐹
→ CIF = 1 − 𝑅*(1+𝑎%)

19.000 + 1.000
Áp dụng vào bài, được: CIF’ = 1 − 0,04*(1+10%)
= 20.920USD

- Công ty HH trả ngay: 19.000 x 60% = 11.400USD


- Giả sử rằng, Công ty HH chia 2 khoản thanh toán còn lại tương ứng với 2
lần vay và sẽ vay luôn cả 2 khoản này với mức lãi suất 12%/năm.

→ Chi phí lãi vay:

- Lần 1: (10% * 19.000) * 12% * 2/12 = 38 USD


- Lần 2: (30% * 19.000) * 12% * 4/12 = 228 USD

→ Tổng chi phí lãi vay = 266 USD

- → Giá trả ngay cho đơn chào hàng của Công ty B là:

20.920 - 266 + 1550 = 22.204 USD

● Đơn chào hàng CFR Hải Phòng của Công ty C:

Cần chuyển giá từ CFR Hải Phòng sang CIF Hải Phòng

Ta có: CIF = CFR + I

Mà I = A x R = V x (1+a%) x R, (V thường là CIF)

40
→ I = CIF x R x (1+a%)

→ CIF = CFR + CIF x R x (1+a%)

𝐶𝐹𝑅
→ CIF = 1 − 𝑅*(1+𝑎%)

19.200
Áp dụng vào bài, được: CIF’’ = 1 − 0,04*(1+10%)
= 20.084USD

- Công ty HH trả ngay: 19.200 x 60% = 11.520USD


- Giả sử rằng, Công ty HH chia 2 khoản thanh toán còn lại tương ứng với 2
lần vay và sẽ vay luôn cả 2 khoản này với mức lãi suất 12%/năm.

→ Chi phí lãi vay:

- Lần 1: (10% * 19.200) * 12% * 2/12 = 38,4 USD


- Lần 2: (30% * 19.200) * 12% * 4/12 = 230,4 USD

→ Tổng chi phí lãi vay = 268.8 USD

- → Giá trả ngay cho đơn chào hàng của Công ty C là:

20.084 - 268,8 + 1530 = 21.345,2 USD

Nhận xét: Giá trả ngay đơn chào hàng của công ty A là nhỏ nhất trong ba công ty.

→ Chọn đơn chào hàng của công ty A

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hà Thị Ngọc Oanh (2012), Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh Thương mại quốc
tế, tái bản lần thứ 5, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Baovietonline.com. Giấy yêu cầu bồi thường .
https://baovietonline.com.vn/Uploads/Product/HHVC/Giay_YCBT.pdf
3. Xuatnhapkhauleanh.edu. Hướng dẫn khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu.
https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/khieu-nai-doi-boi-thuong-bao-hiem-hang-hoa-x
uat-nhap-khau.html
4. Thuvienphapluat.vn. Mức miễn thường.
https://thuvienphapluat.vn/tnpl/21594/Muc-mien-thuong
5. Incoterms2020.vn. Quy Trình Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu.
https://www.incoterms2020.vn/quy-trinh-mua-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau
/
6. Baovietonline.com. Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa.
https://baovietonline.com.vn/Uploads/Product/HHVC/Giay_YCBH_hang_hoa.pdf

42

You might also like