Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 HỌC KÌ II

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
a. Dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 2. Cuộc đấu tranh chính trị nào đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn trong
năm 1963 ?
a. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16/6/1963).
Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
a. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế
giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào ?
a. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân Ngụy là chủ
yếu + vũ khí + trang thiết bị hiện đại của Mĩ.
Câu 5. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp
chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào ?
a. Vạn Tường.
Câu 6. Thắng lợi lớn nhất của quân ta và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ?
a. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 7. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược và
thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh” ?
a. Cuộc tiến công chiến lược năm1972 ta đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 8. Nguyên nhân trực tiếp nào có ý nghĩa quyết định nhất buộc Mĩ phải ký
hiệp định Pari (27/1/1973)?
a. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận
“Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 9. Hiệp định Pari có nhiều ý nghĩa, ý nghĩa nào là quan trọng nhất?
a. Là cơ sở pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 10.Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ
trương, kế hoạch giải phóng miền Nam ?
a. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước
Long.
Câu 11. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam,có những
điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
a. Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
b. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam
trong năm 1975.
c. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh đỡ thiệt hại về người và của cho nhân
dân ta, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế,công trình văn hoá.
d. bvà c đúng.
Câu 12. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo
bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta
trong chiến dịch nào ?
a. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
II. TỰ LUẬN

CÂU 1 Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 – 1965), Mi
đã thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì? : So sánh chiến lược “chiến tranh cục
bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
Trả lời:

– Âm mưu: chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” – một chiến lược chiến tranh xâm
lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn”
Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mì. Âm
mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt trị người
Việt”.

– Thủ đoạn : được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn
quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm
tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.

– Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành các hoạt động phá hoại miền Bắc,
phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam.

* So sánh chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ?
Giống nhau: Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, âm mưu biến
miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ
Khác nhau:

Chiến tranh đặc biệt 1961-1965 Chiến tranh cục bộ 1965-1968

- Tiến hành bằng quân đội tay sai, - Tiến hành bằng quân Mỹ ,Đồng Minh,Sài gòn .
do cố vấn Mỹ chỉ huy ; vũ Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng
khí ;trang bị kỹ thuật , phương tiện
của Mỹ
. - Âm mưu cơ bản “Dùng người
- Tiến hành ở miền Nam bằng các cuộc hành quân
Việt đánh người Việt”, gom dân lập
tìm diệt và bình định ,mở rộng Chiến tranh phá hoại ở
Ấp chiến lược, tách dân khỏi cách
miền Bắc .
mạng.
- Qui mô : lớn và ác liệt hơn nhiều
-Quy mô nhỏ hơn .
Câu 2: . Chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Các chiến dịch
lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
a) Nội dung kế hoạch
- Bộ chính trị Trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương,
kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976. Nhấn mạnh,
cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập
tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Cần phải tranh thủ thời cơ
đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
* Chiến dịch Tây Nguyên (4-3 đến 24-3):
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21-3 đến 29-3):
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (26-4 đến 30-4):
- 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua
tuyến phòng thủ vòng ngoài,
tiến vào trung tâm thành phố.
- 10 giờ 45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội
các Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
- 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ
Chí Minh toàn thắng.
=> Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn
lại ở Nam Bộ.
- Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 3. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài
học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại ?
* Nguyên nhân thắng lợi :
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với
đường lối chính trị, quân sự, độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Phương pháp đấu
tranh linh hoạt.
- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm,... Có hậu
phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh,…
- Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3 nước Đông Dương; Sự đồng tình, ủng hộ,
giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên
Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
* Ý nghĩa lịch sử :
+ Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống
nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới:
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với
phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
- Là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc .
* Bài học kinh nghiệm : (Nội dung liên hệ có hướng mở để tạo cơ hội cho học
sinh thể hiện quan điểm, nhận thức của cá nhân).
- Tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân.
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong mọi lĩnh vực (phát triển kinh tế-văn hóa đất
nước; giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự an ninh xã hội...)

You might also like