Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trẻ hướng nội và hướng ngoại, khi lớn lên ai sẽ có tương lai hơn?

Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bậc phụ huynh đều muốn con mình hướng ngoại hơn. Bởi chúng dễ dàng hòa nhập
cộng đồng, mạnh bạo, năng động, được yêu quý và gặt hái những thành công sau này. Ngược lại, cha mẹ lại cảm thấy
buồn phiền khi con hướng nội, thậm chí cố tìm một cách nào đó để thay tâm đổi tính chúng.

Liệu bạn có cho rằng quan điểm trên là đúng không?

1. Những đặc điểm thường thấy của trẻ hướng nội

Trẻ có tính cách hướng nội thường ngượng ngùng trong cách diễn đạt cảm xúc. Giỏi ăn nói hoàn toàn không phải sở
trường. Và điều này sẽ khiến chúng thường xuyên rơi vào trạng thái sầu não.

Thần kinh não của trẻ hướng nội thường phát triển tương đối dài khi phải xử lý đồng thời 2 loại thông tin là cảm xúc
và phân tích vấn đề.

Đại não của trẻ nội tâm hài lòng với việc đọc sách, suy tư sâu sắc. Bởi vậy, những trò mạo hiểm, bất ngờ sẽ không tạo
được sự hưng phấn như trẻ hướng ngoại.

Trẻ hướng nội dễ tự ái, thường dễ để tâm tới khuyết điểm, thiếu sót của bản thân thay vì tự hào những tài năng, ưu
điểm. Những lúc bị tổn thương, chúng sẽ lấy nước mắt rửa trôi đau khổ trong một góc lặng lẽ.

Trẻ hướng nội có sự tập trung cao, kiên trì hăng say làm những công việc chúng thấy thích thú trong thời một thời
gian dài, mải mê đến quên ăn quên ngủ.

Trẻ hướng nội rất sâu sắc, có thể tâm sự trong lòng không nhiều nhưng chúng thích tự suy ngẫm nhiều hơn thay vì nói
ra. Cho nên trong những câu chuyện cuộc sống, có khi chúng còn tỏ tường hơn cả những người đang bàn tán xôn xao
đấy.

Trẻ hướng nội có thể hơi làm phật lòng cha mẹ một tí khi không chào hỏi người xung quanh. Có thể chúng quan niệm
rằng một cái gật đầu, mỉm cười bẽn lẽn hay ánh mắt chăm chăm nhìn đã là chào hỏi rồi.

Một vài đặc điểm kể trên cho thấy trong cuộc sống, trẻ hướng nội chú tâm rất nhiều vào trạng thái tâm lý bản thân mà
phớt lờ những hoạt động chúng không thấy hứng thú. Ngược lại, trẻ hướng ngoại sẽ có xu hướng tập trung nhiều năng
lượng vào thế giới bên ngoài nên ít khi có cảm giác một mình, cô đơn.

Trẻ hướng nội thích thú nói chuyện về những khám phá mới lạ.

2. Sai lầm trong cách giáo dục trẻ hướng nội

Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ hướng nội bị bài xích, giễu cợt từ mọi người, bị uốn nắn nghiêm khắc từ
cha mẹ không những không thể khám phá hết tiềm năng, ưu điểm mà còn luôn trong tâm trạng oán trách bản thân. Bởi
theo thói quen, chúng thường nhìn vào nội tâm của mình để đánh giá suy xét một vấn đề. Chúng chưa đủ trưởng thành
về nhận thức để biết được một hành vi là đúng hay sai nên dẫn đến tâm lý sợ giao tiếp vì sợ bị lặp lại những kích động
này. Cho nên vấn đề tính cách không hẳn do đặc điểm cố hữu của trẻ hướng nội mà đôi khi lại đến từ cách nhìn sai
lệch của xã hội mà thành.

3. Sức mạnh của trẻ hướng nội trong thế giới không bao giờ ngừng nói

Hướng ngoại, hướng nội chỉ là từ vựng khi miêu tả về một ai đó. Trong nhiều hoàn cảnh, tính cách hướng ngoại
dường như lại được đánh giá cao hơn. Chẳng hạn như những học trò thảo luận sôi nổi trong lớp được coi là có tố chất,
hay cha mẹ mát lòng mát dạ khi thấy con cái "thi triển" khả năng hoạt ngôn trôi chảy với khách lạ. Còn trẻ hướng nội
thì luôn thể hiện bằng một sự thận trọng, thích yên tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Vậy thì, trẻ hướng nội khi lớn lên có
thật sự kém hơn trẻ hướng ngoại như mọi người vẫn nghĩ? Trẻ hướng nội thích lắng nghe nhiều hơn lên tiếng, thích
mày mò sáng tạo hơn là tự đề cao bản thân, thích tự thân độc lập hơn làm việc nhóm.
Khi hướng nội đủ trưởng thành chính từ những suy nghĩ sâu sắc của mình họ sẽ biết cách liên kết với những người
hướng ngoại để bổ xung cho những khuyết điểm của mình. Sự sâu sắc này đã mang lại đóng góp lớn lao cho sự phát
triển xã hội ngày nay. Đó là J.K Rowling với bộ tiểu thuyết bán chạy nhất Harry Potter nuôi dưỡng tuổi thơ đầy sắc
màu của trẻ nhỏ, Mark Zuckerberg với bộ não mạng xã hội nổi tiếng thế giới Facebook, Bill Gates nhà sáng lập
Microsoft luôn làm việc cùng với người hướng ngoại và đã nhiều lần chia sẻ bài học này cho những người hướng nội
cách để thành công…

Do vậy thực tế đã cho thấy rằng, trẻ hướng nội sở hữu vô vàn ưu điểm tuyệt vời. Chẳng hạn như:

Chúng luôn là những đứa trẻ biết lắng nghe, luôn sẵn sàng khi một ai đó cần trải lòng.

Chúng rất giỏi tự tìm cảm hứng, thích khám phá cuộc sống theo một cách riêng. Tính cách này đặc biệt phát huy hiệu
quả trong lúc suy nghĩ về những ý tưởng.

Chúng rất kiên nhẫn, sẵn sàng tự "cô lập" mình tập trung tối đa sức lực trong một thời gian dài để hoàn thành công
việc mà không bị phân tâm như trẻ hướng ngoại.

Chúng rất thận trọng, thường suy xét một vấn đề nào đó kỹ càng trước khi hành động.

Thật ra, trẻ hướng nội khi biết bổ xung khuyết điểm của mình từ những đứa trẻ hướng ngoại mới là thiên tài giao tiếp.
Chúng sẽ nói chuyện ngắn gọn, súc tích và tinh tế hơn với trẻ hướng ngoại hay kể lể dài lê thê không hồi kết.

Nhà tâm lý học Marty Olson Lanney đã khẳng định rõ ràng trong cuốn sách The Introvert Advantage rằng: "Hướng
nội và hướng ngoại là hai loại khí chất khác nhau, hoàn toàn không tồn tại cái gọi là tốt xấu".

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai tính cách này nằm ở cách hấp thụ năng lượng.

Những người hướng nội thích tiếp thêm năng lượng bằng cách ở một mình, trong khi những người hướng ngoại thích
tiếp thêm năng lượng thông qua giao tiếp xã hội.

Có thể thấy, hướng nội là một đặc điểm chứ không phải nhược điểm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống nội tâm có suy nghĩ tinh tế hơn và cảm xúc nhạy cảm hơn.

Khi không nói chuyện, những đứa trẻ hướng nội thực ra đang lặng lẽ quan sát mọi thứ xung quanh chúng.

Khi ở một mình, đứa trẻ hướng nội thực ra đang nghiêm túc suy nghĩ vấn đề…

Ngoài những cảm xúc tinh tế, những đứa trẻ hướng nội còn có khả năng tập trung tốt hơn và dễ thành công hơn trong
những lĩnh vực chúng giỏi.

Lớp cấp ba của tôi có một nữ sinh rất rụt rè và ít nói.

Sau mỗi giờ học, trong lúc mọi người cùng nhau nói chuyện phiếm, cậu ấy luôn yên lặng ở bên cạnh lắng nghe, rất ít
lên tiếng tham gia.

Mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi, cậu ấy dường như phải tìm kiếm trong đầu rất lâu trước khi có thể đưa ra câu trả lời một
cách chậm rãi.

Không giỏi thể hiện bản thân nhưng điểm số của cậu ấy cực kỳ tốt, cậu ấy luôn trong top những học sinh giỏi nhất
trường và đỗ Đại học Thanh Hoa (trường đại học thuộc top 3 tại Trung Quốc).
Ước mơ của cậu ấy là phải vào được trường đại học top đầu thế giới nhưng vài lần xin học bổng đều không được.

Cậu ấy nhận ra rằng mình cần bổ xung những điểm yếu của mình và bắt đầu tham gia vào các hoạt động xã hội và kết
nối nhiều hơn với nhóm hướng ngoại.

Năm 2002 cậu ấy nhận được học bổng toàn phần từ đại học Harvard.

Trong một cuộc phỏng vấn, Einstein từng được hỏi rằng: "Bí quyết thành công của ông là gì?".

Câu trả lời của ông là: "Thực ra không phải tôi rất thông minh, tôi chỉ đơn giản là dành nhiều thời gian hơn cho vấn
đề".

Einstein từ nhỏ đã là người ít nói, nhưng không những không lo lắng rằng sau này ông sẽ lạc nhịp với thế giới, mẹ ông
còn để ông ở một mình trong thời gian dài nếu điều đó khiến ông cảm thấy thoải mái.

Cứ như vậy, Einstein có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và nghiên cứu các vấn đề, và rồi trở thành nhà vật lý làm thay
đổi lịch sử nhân loại.

Hướng nội không phải là bệnh, nhưng việc cha mẹ mù quáng ép con hướng ngoại và trở thành người mà cả thế giới
công nhận, đó mới là bệnh.

Trẻ hướng nội đủ sâu sắc để khi trưởng thành sẽ biết tự biết bổ xung những khuyết điểm của mình. Trưởng thành sớm
sẽ thành công sớm.

4. Giúp trẻ tìm thấy điều mà mình quan tâm và thực sự hứng thú

Một nghiên cứu kéo dài hơn 30 năm về giới tinh hoa xã hội ở Hoa Kỳ cho thấy những người hướng nội có tài năng nổi
trội về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác mà người hướng ngoại không thể sánh được.

Vì vậy, nếu trong gia đình có những đứa trẻ thích ở một mình hơn tham gia vào các hoạt động xã giao ồn ào, cha mẹ
có thể hướng cho con tới lĩnh vực nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, biết đâu con sẽ phát hiện ra năng khiếu riêng của
mình.

Có một câu nói như này: Mỗi một cá nhân đều là một thiên tài.

Nhưng nếu bạn đo khả năng của một con cá bằng khả năng leo cây của nó, vậy thì con cá sẽ sống trong sự thiếu tự tin
suốt phần đời còn lại của nó.

Một đứa trẻ hướng nội là một con cá lớn dưới biển sâu.

Chúng đối mặt với khó khăn và thất bại một cách bình tĩnh và thận trọng.

Chúng nhạy cảm, tinh tế, nhận biết được những thay đổi của môi trường và cảm xúc của con người.

Cha mẹ thông minh nên bảo vệ những đặc điểm hướng nội của con mình, bởi lẽ đằng sau những đặc điểm này, phải có
một năng lượng rất lớn mà trước mắt chúng ta không thể nhìn thấy được.

Và năng lượng đó vào một ngày nào đó sẽ mang lại hơi ấm cho cha mẹ và ánh sáng cho thế giới.

Mong rằng mọi đứa trẻ không thích nói chuyện hay những nơi ồn ào đều có thể được cha mẹ chấp nhận và sống một
cuộc sống tuyệt vời nhất.

You might also like