Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ


--------------------------------------

BÀI TẬP LỚN MÔN


LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ

Đề tài: Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc
từ năm 2014 đến nay: Tiếp cận từ chủ nghĩa Tự do

Sinh viên: Hoàng Văn Long


Mã sinh viên: 2156140027
Lớp: QHQT&TTTC(CLC)_K41

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
5. Kết cấu đề tài.............................................................................................. 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO ..................................................................................... 6
1.1. Khái niệm chính sách đối ngoại .............................................................. 6
1.2. Khái quát chung về Chủ nghĩa Tự do ..................................................... 6
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN ĐỐI VỚI
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2014 ............................................................................ 8
2.1. Chính sách đối ngoại của Thái Lan sau năm 2014 ................................. 8
2.2. Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc........................ 9
2.3. Quan hệ Thái Lan – Trung Quốc trong những năm gần đây ................ 11
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI
LAN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC .......................................................................... 14
3.1. Đánh giá chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc ....... 14
3.2. Dự báo quan điểm đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc sau bầu
cử năm 2023 ......................................................................................................... 15
3.3. Hoài nghi về triển vọng trong Chính sách đối ngoại của Thái Lan ...... 17
KẾT LUẬN .................................................................................................. 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 20

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thái Lan và Trung Quốc được coi là điển hình thành công của mối quan hệ
giữa hai quốc gia có sự khác biệt về hệ thống chính trị. Kể từ khi Thủ thướng Thái
Lan Prayuth Chan-o-cha lên nằm quyền vào tháng 5/2014, quan hệ hai nước tiếp
tục phát triển trên mọi lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng bà
kinh tế mà trong cả lĩnh vực văn hóa - xã hội. Điều này tạo ra nền tảng vững chắc,
sâu sắc hơn cho mối quan hệ song phương trong thời gian tiếp theo.
Kể từ khi Thái Lan và Trung Quốc ra Tuyên bố chung về việc bình thường
hóa quan hệ ngoại giao năm 1975 cho tới nay, mối quan hệ giữa hai nước đã phát
triển mạnh trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, kể từ khi Thủ tướng Thái Lan Prayuth
Chan-o-cha lên nắm quyền năm 2014, quan hệ giữa hai nước đã có những bước
phát triển mới. Mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc xuất phát từ những nhu
cầu hợp tác mang lại nhiều lợi ích quốc gia trong bối cảnh, tình hình mới.
Về phía Thái Lan, sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, tình hình chính trị
và an ninh của đất nước này rơi vào giai đoạn khó khăn và khủng hoảng. Từ năm
2006-2014, Thái Lan đã có bốn chính phủ được bầu ra rồi lại bị thay đổi. Tình
hình an ninh tại miền Nam Thái Lan khá căng thẳng và phức tạp. Thủ tướng
Prayuth Chan-o-cha từng tuyên bố đặt “ưu tiên cấp thiết của quốc gia” là lập lại
hòa bình ở khu vực miền Nam thông qua các biện pháp chính trị. Tuy vậy, vấn đề
hòa hợp dân tộc và mất ổn định xã hội vẫn là bài toán khó giải quyết cho bất kỳ
chính phủ cầm quyền nào ở Thái Lan. Về kinh tế, giai đoạn 2014-2018, tốc độ
tăng trưởng của Thái Lan lần lượt là 0,9% (năm 2014), 2,8% (2015), 3,2% (2016),
3,9% (2017) và 4,1% (2018) (Huy Quốc, 2019). Tốc độ tăng trưởng năm 2017 và
2018 được đánh giá là cao nhất, tuy nhiên hiệu quả và tính khả thi của mô hình
kinh tế ở Thái Lan vẫn còn bị đặt nhiều câu hỏi hoài nghi. Bên cạnh đó, Thái

2
Lan vẫn còn tồn tại những vấn đề xã hội khác, đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo
và bất công xã hội.
Trong bối cảnh đó, Thái Lan cần sự ủng hộ tích cực của các nước lớn,
nhất là Trung Quốc, bởi vậy nước này lựa chọn chính sách “can dự trước”
với mục tiêu xích lại gần Trung Quốc hơn. Chính sách can dự thể hiện ở các lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, an ninh quân sự... Quan hệ với Trung Quốc nhìn chung
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Thái Lan.
Về phía Trung Quốc, nước này đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước Đông
Nam Á, trong đó có Thái Lan. Có thể nhìn thấy nhu cầu hợp tác của Trung Quốc
với Thái Lan xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, về chính trị, Thái Lan là quốc gia
“dẫn đường” cho Trung Quốc vào ASEAN, giúp Trung Quốc “thuyết phục” các
nước ASEAN về ý định chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Mối quan
hệ này cũng giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở các nước Đông Nam Á, nâng
cao sức mạnh cho Trung Quốc trong quan hệ với Mỹ và các cường quốc khác.
Thứ hai, về kinh tế, sự phát triển “bùng nổ” của nền kinh tế Trung Quốc khiến
nước này có nhu cầu lớn về nguồn cung tài nguyên thiên nhiên và thị trường, bao
gồm cả hàng hóa và lao động. Trung Quốc đã lựa chọn Thái Lan là nước đi đầu
trong việc hiện thực hóa Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc
(ACFTA).
Trên cơ sở thực tiễn đó, kết hợp cùng lý thuyết của chủ nghĩa Tự do trong
các trường phái lý thuyết Quan hệ quốc tế, em đã lựa chọn đề tài Chính sách đối
ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc từ năm 2014 đến nay: Tiếp cận từ chủ
nghĩa Tự do để làm bài tập kết thúc môn học của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối
với Trung Quốc từ năm 2014 đến nay khi tiếp cận từ chủ nghĩa Tự do.

3
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát những vấn đề chung về Chính sách Đối ngoại và chủ nghĩa
Tự do.
+ Phân tích Chính sách Đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc từ
năm 2014 đến nay.
+ Đưa ra nhận xét về Chính sách Đối ngoại của Thái Lan đối với Trung
Quốc.
+ Dự báo về Chính sách Đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc
trong giai đoạn sắp tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối
với Trung Quốc từ năm 2014 đến nay: Tiếp cận từ chủ nghĩa Tự do.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc
dưới góc nhìn của chủ nghĩa Tự do.
+ Thời gian: Từ năm 2014 – 2023 (từ sau cuộc đảo chính tại Thái Lan
đến cuộc bầu cử Thủ tướng năm 2023 ở Thái Lan).

4. Phương pháp nghiên cứu


Trước tiên, đề tài được xây dựng trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm có ý nghĩa về phương pháp
luận trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề tài kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử - logic, pháp
phân tích - tổng hợp, dự báo khoa học để tìm ra bản chất cũng như dự báo, phán
đoán kết quả, chiều hướng phát triển của vấn đề.

5. Kết cấu đề tài


Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập lớn gồm 3
chương:

4
- Chương 1: Những vấn đề chung về chính sách Đối ngoại và chủ nghĩa
Tự do
- Chương 2: Chính sách Đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc từ
năm 2014
- Chương 3: Nhận xét về chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với
Trung Quốc

5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VÀ CHỦ NGHĨA TỰ DO

1.1. Khái niệm chính sách đối ngoại


Chính sách đối ngoại là chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, sách
lược, biện pháp, một bộ phận cấu thành của chính sách quốc gia. Chính sách đối
ngoại là tiếp tục của chính sách đối nội, là phản ứng của một quốc gia đối với tình
hnnh quốc tế, là đường hướng hoạt động của quốc gia trên trường quốc tế trong
quan hệ với các chủ thể quốc tế khác nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ
thể chính sách đối ngoại là nhà nước1.
Chính sách đối ngoại được hình thành và thực thi qua quá trình phát triển lâu
dài và qua quan hệ với các chủ thể bên ngoài trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
quân sự, văn hóa-xã hội.
Chính sách đối ngoại và hoạt động đối ngoại là quan hệ tất yếu khách quan
vì ngày nay không quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển nếu không có quan hệ
với thế giới bên ngoài.

1.2. Khái quát chung về Chủ nghĩa Tự do


Trong các lý thuyết Quan hệ quốc tế, Chủ nghĩa Tự do (Liberalism) là một
trong hai lý thuyết có lịch sử lâu đời nhất cùng với Chủ nghĩa Hiện thực. Về đại
thể, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Tự do có mấy điểm sau:
- Môi trường quốc tế là vô chính phủ, nhưng trong môi trường này không chỉ
có mỗi xung đột mà còn có cả hợp tác. Không những thế, môi trường vô chính phủ
có thể được khắc chế bằng thể chế, luật lệ,… để hợp tác có thể phổ biến trong môi
trường vô chính phủ.

1
Vũ Dương Huân: Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, Nxb.Chính trị Quốc gia, 2018, tr.9

6
- Về chủ thể quan hệ quốc tế, quốc gia vẫn là chủ thể quan trọng nhưng bên
cạnh đó còn có các chủ thể phi quốc gia khác như tổ chức quốc tế, tổ chức phi
chính phủ, các công ty xuyên quốc gia, cá nhân… Quan hệ quốc tế xuất phát từ
nhiều loại hình chủ thể khác nhau chứ không chỉ mỗi quốc gia. Ngày nay, chủ thể
phi quốc gia đang ngày càng tăng lên và làm cho vai trò của quốc gia bị giảm đi.
- Quốc không phải là nhất thể mà gồm nhiều nhóm khác nhau cùng xác định
lợi ích quốc gia và tham gia vào hoạch định Chính sách đối ngoại.
- Quốc gia và con người không chỉ quan tâm tới lợi ích an ninh và quyền lực
mà còn theo đuổi nhiều lợi ích khác quan trọng như thịnh vượng, phúc lợi, môi
trường,… Vì thế, lợi ích quốc gia và con người là đa dạng, có cả lợi ích chung và
lợi ích riêng. Do đó, hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia, nhất
là đối với những lợi ích chung.
- Khả năng hòa hợp lợi ích sẽ dẫn đến xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế.
Hợp tác (Cooperation) sẽ ngày càng tăng, ngày càng thay thế dần cho xung đột và
trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Các lợi ích chung và lâu dài như
mong muốn hòa bình, nhu cầu thụng vượng kinh tế, phát huy dân chủ tự do,… đã
quy định nên xu hướng này. Trên cơ sở đó, hòa bình thế giới là có thể đạt được.
- Quan hệ quốc tế là sự hỗn hợp tương tác và đó là quá trình phụ thuộc lẫn
nhau tinh vi và phức tạp. Sự hỗn hợp tương tác không chỉ xuất phát từ sự đa dạng
chủ thể mà còn từ sự tương tác giữa các lĩnh vực quan hệ khác nhau, nhất là giữa
chính trị với kinh tế. Xét thể tổng thể theo Chủ nghĩa Tự do, quan hệ quốc tế có
mô hình như mạng nhện, trong đó giữa các chủ thể có nhiều ràng buộc và mối liên
hệ với nhau.

7
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THÁI LAN ĐỐI
VỚI TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2014

2.1. Chính sách đối ngoại của Thái Lan sau năm 2014
Sau cuộc đảo chính năm 2014, Mỹ và phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng
phạt chống lại chính quyền quân sự Thái Lan, mối quan hệ Thái Lan – Mỹ cũng
xấu đi từ đó. Khi quan hệ với Mỹ và châu Âu trở nên căng thẳng, chính quyền
quân sự đã tăng cường cả quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia ASEAN
cũng như Trung Quốc. Thái Lan đã hồi sinh Chính sách “Ngoại giao cây tre”, kết
bạn với các quốc gia phi dân chủ ở châu Á để giảm sự phụ thuộc vào phương Tây.
Thái Lan đã cố gắng đa dạng hóa các lựa chọn chính sách đối ngoại của mình.
Ngày 25 tháng 7 năm 2019, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra tuyên bố về chính
sách đối ngoại của mình trước Quốc hội. Tuyên bố cho biết nước này sẽ tiếp tục
đóng vai trò mang tính xây dựng trong cộng đồng quốc tế. Chính sách đối ngoại
của Thái Lan nhằm mục tiêu thúc đẩy vai trò của nước này trên trường quốc tế,
thông qua quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới một cách cân bằng và ổn
định, trên cơ sở các nguyên tắc tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
Quốc gia này tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với tất cả các khu vực trên thế giới bao
gồm châu Âu, Trung Đông và Nam Á. Thái Lan tiếp cận chính sách đối ngoại theo
hướng “can dự phức tạp” bằng cách quản lý và cân bằng giữa các cường quốc đối
địch nhau gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong khi Chính quyền Obama đã lên án cuộc đảo chính quân sự, Trung Quốc
xuôi theo dòng nước và chấp nhận chế độ quân sự dưới thời Prayuth Chan-ocha.
Trung Quốc đã không đặt câu hỏi nào cho chế độ mới của Thái Lan. Thay vào đó,
cùng với sự nguội lạnh của mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan, Trung Quốc đã kéo
Thái Lan về phía mình. Bắc Kinh bắt đầu đàm phán cho một loạt các khoản đầu
tư đường sắt lớn xuyên qua Thái Lan, hai nước cũng đạt được thỏa thuận mua bán

8
tàu ngầm quân sự để tăng cường sức mạnh hải quân cho Thái Lan. Ông Prayuth
cũng đã mua hàng chục xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của Trung Quốc2.
Sự thân thiết của mối quan hệ Thái – Trung đã làm các quốc gia phương Tây
sửa đổi lập trường của họ vì sợ mất đi tầm ảnh hưởng tại nước này. Đến tháng
10/2017, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã bỏ qua sự trừng phạt
hiện có của Chính quyền Obama để lại và mời Prayuth đến Nhà Trắng. Sau đó,
Vương quốc Anh và Pháp cũng theo bước Mỹ mời Thủ tướng Thái Lan đến nước
họ để đàm phán thương mại3.
Từ đó, Prayuth đã tuyên bố với công chúng Thái Lan rằng chế độ quân sự
của ông đã được các siêu cường trên thế giới hoàn toàn công nhận. Chính sách
ngoại giao cây tre đã khai thác mối quan hệ với Trung Quốc để bù đắp các lệnh
trừng phạt của phương Tây, đồng thời, cũng giúp Thái Lan hòa giải với Phương
Tây.

2.2. Chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc
Thái Lan đã chủ động xích lại gần hơn với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh
vực kể từ năm 2014. “Bangkok coi quan hệ với Bắc Kinh là vùng an toàn cho sự
can dự chính trị, an ninh và kinh tế”4.
Ngay sau cuộc đảo chính, số lượng các chuyến viếng thăm cấp cao giữa các
lãnh đạo hai nước đã tăng mạnh. Tháng 12/2014 ông Prayuth đã chào đón Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bangkok, trở thành nhà lãnh đạo cấp cao
nước ngoài đầu tiên tới thăm Thái Lan kể từ cuộc đảo chính. Ngay sau đó, Thủ
tướng Prayuth đã có chuyến công du đến Trung Quốc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình,
đồng thời chứng kiến việc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11,25 tỷ USD.

2
Brian Klaas (2023), In America’s Competition With China, Democracy Could Lose, The Atlantic,
https://www.theatlantic.com/international/archive/2023/05/thailand-election-military-government-fraud/674034/,
truy cập ngày 15/12/2023
3
Pavin Chachavalpongpun (2018), Thailand’s post-coup foreign policy, East Asia Forum,
https://www.eastasiaforum.org/2018/10/30/thailands-post-coup-foreign-policy/, truy cập ngày 15/12/2023
4
Supalak Ganjanakhundee (2020), ‘Complex Engagement’: Thailand’s balancing act in foreign
policy. Think China, https://www.thinkchina.sg/complex-engagement-thailands-balancing-act-foreign-policy,
truy cập 15/12/2023

9
Thái Lan tuyên bố mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên nguyên tắc tôn trọng
lẫn nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau và tin tưởng lẫn nhau. Thái Lan tôn
trọng và tuân thủ chính sách “một Trung Quốc”, và công nhận Đài Loan là một
phần không thể tách rời của Trung Quốc. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã đề cập
rõ ràng với tạp chí Time rằng Trung Quốc là “đối tác số một” của Thái Lan. Tướng
Narongphan cho rằng Thái Lan và Trung Quốc là bạn bè, đối tác và láng giềng tốt,
thân thích như họ hàng. Thái Lan đánh giá cao và ủng hộ vai trò quan trọng của
Trung Quốc trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực. Ông khẳng định Thái
Lan sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ quốc phòng song
phương phát triển toàn diện.
Cùng với đó, giới tinh hoa Thái Lan cũng nhận thấy nước này cần phải khai
thác sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều dự án hợp tác giữa hai quốc gia được thúc
đẩy, chẳng hạn như Hành lang Kinh tế Phía Đông và các đường tàu cao tốc đã
được kết nối với Sáng kiến Vành Đai và Con đường (BRI). Thái Lan đã tích cực
tham gia vào Sáng kiến BRI nhằm tận dụng cơ hội để phát triển cơ sở hạ tầng gồm
các tuyến đường sắt cao tốc và cảng. Tháng 9/2017, hai nước đã ký “Biên bản ghi
về việc cùng thúc đẩy xây dựng Vành đai và Con đường”.
Ở cấp độ khu vực, Thái Lan tìm cách tăng cường kết nối chiến lược giữa BRI
và khuôn khổ tiểu vùng, chẳng hạn như Chiến lược Hợp tác Kinh tế Sông
Ayeyarwady-Chao Phraya-Mekong và Hợp tác Lan Thương – Mekong. Ngoài ra,
đối với vấn đề biển Đông, Thái Lan với tư cách là một quốc gia không có yêu sách
chủ quyền trên biển Đông, ủng hộ các nguyên tắc tự do hàng hải và giải quyết bất
đồng bằng đàm phán hòa bình. Thái Lan tiếp cận thận trọng tới vấn đề này vì Thái
Lan có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đồng thời cũng là láng giềng
thân thiên của các nước ASEAN.

10
2.3. Quan hệ Thái Lan – Trung Quốc trong những năm gần đây
Trung Quốc và Thái Lan là Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện kể từ năm
2012. Mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng phát triển thân thiết, đặc biệt là từ
sau 2014.
Hai nước Thái – Trung duy trì trao đổi cấp cao chặt chẽ. Ngay sau khi thành
lập chính phủ quân sự năm 2014, Thái Lan đã đón tiếp Thủ tướng Lý Khắc Cường
tại Bangkok, sau đó người đồng cấp Thái Lan – ông Prayuth cũng đã có chuyến
thăm đáp lễ đến Trung Quốc. Ngày 19/11/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã tới thăm Thái Lan, gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và bày tỏ
“Trung Quốc và Thái Lan gần gũi như một gia đình”. Tháng 2/2023, Phó Thủ
tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cũng đã tới
thăm Trung Quốc.
Bên cạnh tiếp xúc cấp cao, Thái Lan và Trung Quốc cũng chủ động thúc đẩy
các cuộc gặp gỡ mang tính cụ thể, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai quốc gia.
Ngày 25/6/2023 vừa qua, khoảng 4.000 doanh nhân Trung Quốc đã tập trung tại
Bangkok để chia sẻ và trao đổi ý tưởng thương mại trong Hội nghị Doanh nhân
Trung Quốc Thế giới từ ngày 24-26/6, được tổ chức bởi Phòng Thương mại Thái
Lan – Trung Quốc.
Hợp tác kinh tế Thái Lan – Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong thời
gian qua, nhưng đi đôi với đó, nền kinh tế Thái Lan ngày càng phụ thuộc vào
Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan kể từ năm
2013, khối lượng thương mại hai chiều là 61 tỷ USD trong năm đó tăng lên 135 tỷ
USD vào năm 20225. Ngoại thương với Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng khối
lượng ngoại thương của Thái Lan6. Năm 2020, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản

5
中华人民共和国外交部, “中国同泰国的关系”,
https://www.mfa.gov.cn/web/gjhdq_676201/gj_676203/yz_676205/1206_676932/sbgx_676936/, truy cập
ngày 15/12/2023
6
Yang Wanli (2023), Sino-Thai trade relations make fruitful gains, China
Daily, https://global.chinadaily.com.cn/a/202306/26/WS6498e73ca310bf8a75d6b923.html, truy cập ngày
15/12/2023

11
để trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Thái Lan. Năm 2022,
các nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 2,3 tỷ USD vào các ngành công nghiệp chủ chốt
của vương quốc này như điện tử, ô tô và trung tâm dữ liệu, theo Hội đồng Đầu tư
Thái Lan7. Trước đại dịch, ngành du dịch đóng góp khoảng 20% GDP cho nền
kinh tế Thái Lan. Trong đó, khách du lịch từ Trung Quốc – gần 11 triệu
người – chiếm hơn 25% tổng số lượt khách của Thái Lan (năm 2019). Tuy nhiên,
theo chính sách Zero Covid của Trung Quốc, lượt khách từ Trung Quốc đến Thái
Lan chỉ còn khoảng 13.000 lượt, khiến nền kinh tế Thái Lan chịu một đòn nặng
nề do mất đi khách du lịch quốc tế8.
Về hợp tác an ninh – quốc phòng, Thái Lan đã tăng cường thắt chặt quan hệ
hợp tác về quân sự, bao gồm nhiều hợp đồng vũ khí “lớn”, những thỏa thuận về
tàu ngầm, và cả những cuộc tập trận quân sự chung. Trong những năm qua, Thái
Lan đã mua nhiều đơn hàng vũ khí có giá trị lớn từ Trung Quốc. Năm 2015, Thái
Lan đã đặt mua ba tàu ngầm diesel – điện từ Trung Quốc với giá 1,03 tỷ USD9.
Đây là quyết định mua sắm quốc phòng quan trọng và tốn kém nhất trong lịch sử
nước này. Năm 2016, tờ Bangkok Post đưa tin Thái Lan đã đặt mua 28 xe tăng
hạng hạng VT4 của Trung Quốc với trị giá khoảng 140 triệu USD. Năm 2017,
Thái Lan đã đặt mua tàu ngầm lớp Nguyên với giá 395 triệu USD. Năm 2019, Hải
quân Hoàng gia Thái Lan đã đặt mua tàu đổ bộ cỡ lớn HTMS Chang với giá
khoảng 130 triệu USD, đến tháng 4/2023 vừa qua, Thái Lan đã chính thức tiếp
nhận tàu này từ Trung Quốc10. Ngày 10/6/2023, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung
Quốc Lý Thường Phúc đã có cuộc gặp với tướng Narongphan Jitkaewtae, Tư lệnh

7
Yang Wanli (2023), Sino-Thai trade relations make fruitful gains, China
Daily, https://global.chinadaily.com.cn/a/202306/26/WS6498e73ca310bf8a75d6b923.html, truy cập ngày
16/12/2023
8
Richard Maude And Dominique Fraser (2022), Thailand: Chinese Influence Despite Pandemic Inattention
And Quiet Hedging, Asia Society, https://www.jstor.org/stable/resrep48544.11, truy cập ngày 16/12/2023
9
Lan Storey (2019), Thailand’s Military Relations with China: Moving from Strength to Strength,
Researchers At Iseas – Yusof Ishak Institute Analyse Current Events, ISSUE: 2019 No. 43
10
Phát Tiến (2023), Những cú ‘bắt tay’ quân sự Trung Quốc – Thái Lan, Báo điện tử Thanh
Niên, https://thanhnien.vn/nhung-cu-bat-tayquan-su-trung-quoc-thai-lan-185230613010126314.htm#, truy cập
ngày 16/12/2023

12
Lục quân Hoàng gia Thái Lan, tại Bắc Kinh. Tướng Narongphan đã bày tỏ sự ủng
hộ đối với “vai trò quan trọng” của Bắc Kinh trong việc duy trì an ninh và ổn định
khu vực, đồng thời cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước và quân đội
hai nước. Lực lượng không quân Trung Quốc và Thái Lan đã tổ chức các cuộc tập
trận chung hàng năm kể từ năm 2015 nhưng đã bị gián đoạn trong các năm 2020
và 2021 do đại dịch Covid-19, sau đó được nối lại vào tháng 8/2022. Lực lượng
vũ trang Thái Lan là quân đội Đông Nam Á duy nhất tổ chức tập trận hàng năm
với tất cả 3 nhánh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, không phải quan hệ Trung – Thái luôn tốt đẹp. Cũng như các quốc
gia hạ lưu Sông Mekong khác, Thái Lan chịu ảnh hưởng từ 11 con đập của Trung
Quốc được xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong, mà có thể gây ra hạn hán ở
hạ nguồn. Mặc dù có một số hoạt động từ phía Thái Lan, đã không có cuộc thảo
luận nào đáng kể từ Chính phủ Thái Lan để gây áp lực buộc đối tác Trung Quốc
giải quyết vấn đề này.

13
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
THÁI LAN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

3.1. Đánh giá chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc
Thứ nhất, chính phủ Thái Lan đã dành sự ưu tiên của mình trong quan hệ
đối ngoại với Trung Quốc. Chính quyền của ông Prayuth sau đảo chính vẫn luôn
bị xem là một chính quyền quân sự độc tài. Do đó, Prayuth đã nỗ lực tìm kiếm sự
công nhận quốc tế và tính hợp pháp của chính phủ mới sau cuộc đảo chính. Việc
Trung Quốc không lên tiếng chỉ trích chính quyền của ông đã mở ra con đường
cho quan hệ hai nước ngày càng tiến xa. Trung Quốc vốn là một cường quốc lớn,
nên việc giành được sự ủng hộ và công nhận từ Bắc Kinh sẽ giúp Thái Lan củng
cố vị thế của mình trên trưởng quốc tế. Thực tế, điều này đã hiệu quả, với vị trí
quan trọng tại Đông Nam Á của mình, khi mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng
trở nên thân thiết, Mỹ và Phương Tây đã buộc phải thay đổi quan điểm của mình.
Mỹ và Phương Tây đã chỉ trích chính quyền quân sự của ông Prayuth và tiến hành
áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Thái Lan vào năm 2014. Tuy nhiên, đến năm
2017, Thủ tướng Prayuth đã được mời tới thăm Nhà Trắng và nhiều nước châu Âu
khác. Có thể nói nhờ sự thân thiết với Trung Quốc mà Thái Lan đã khôi phục lại
mối quan hệ với Mỹ.
Thứ hai, chính sách đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc chủ yếu tập
trung vào 2 lĩnh vực chính: kinh tế và quân sự. Thái Lan coi Trung Quốc là một
cường quốc kinh tế với nguồn vốn dồi dào mà Thái Lan có thể dễ dàng tận dụng
thông qua Sáng kiến BRI: “Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là yếu tố chính trong
việc lôi cuốn Thái Lan”11. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ Trung Quốc thường đến từ
khuôn khổ BRI và tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng hơn là đầu tư vào các
ngành kinh tế tại Thái Lan. Thái Lan cũng bắt đầu có những quan ngại về việc

11
Pongphisoot Busbarat (2022), Thailand’s Perspective of the United States and China: A SWOT
Analysis, Asan Institute for Policy Studies, https://www.jstor.org/stable/resrep47431.9, truy cập ngày 16/12/2023

14
mắc nợ Trung Quốc và chậm tiến độ thi công đường sắt cao tốc. Ở phía ngược lại,
Trung Quốc cũng đã bắt đầu tạo áp lực đối với Thái Lan trong những năm gần đây.
Thậm chí, Bắc Kinh đã không mời lãnh đạo Thái Lan tham dự Hội nghị Thượng
đỉnh Sáng kiến BRI vào năm 2017.
Đối với hợp tác quân sự, có 4 lý do chính thúc đẩy sự phát triển hợp tác của
hai quốc gia trong lĩnh vực này: (1) là phản ứng tiêu cực của Mỹ đối với cuộc đảo
chính, Mỹ đã cắt giảm tài trợ quân sự, thu hẹp hợp tác quốc phòng với Thái Lan.
Chính quyền của ông Prayuth dựa trên nền tảng là quân sự đã chủ động tiếp cận
Trung Quốc để tăng cường sức mạnh của mình. (2) Thái Lan không có xung đột
quân sự nào với Trung Quốc. (3) Thái Lan đã gặp đúng thời điểm sự bùng nổ các
hoạt động ngoại giao quốc phòng của Trung Quốc kể từ khi Chủ tịch Tập Cận
Bình nhậm chức vào năm 2012. (4) là sự gia tăng ngân sách quốc phòng của Thái
Lan kể từ năm 2014, Chính quyền Prayuth đã chi nhiều tiền hơn cho khí tài quân
sự nói riêng và các chi tiêu quân sự nói chung kể từ sau khi cầm quyền.
Chính quyền Quân sự của Thủ tướng Prayuth vẫn thường được xem là chính
phủ thân Trung Quốc và đã thực hiện nhiều bước đi nhằm tăng cường, nâng cao
mối quan hệ Thái Lan – Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền quân sự kể từ 2014
của ông Prayuth có nhiều khả năng sẽ không thể tồn tại quá năm nay. Ngày
20/3/2023, Thủ tướng Prayuth đã giải tán Quốc Hội, mở đường cho cuộc bầu cử
thứ 2 của nước này kể từ 2014.

3.2. Dự báo quan điểm đối ngoại của Thái Lan đối với Trung Quốc sau
bầu cử năm 2023
Ngày 22/8/2023, Quốc hội Thái Lan chính thức bầu ông Srettha trở thành thủ
tướng thứ 30 của Thái Lan. Đối với các chính sách ngoại giao, chính phủ của ông
Srettha được cho rằng sẽ có những đường lối khác biệt nhất định so với chính sách

15
đề xuất trước đó của đảng MFP. Trong khi ông Pita cẩn trọng với Trung Quốc12,
thì chính phủ của đảng PTP sẵn sàng chào đón các thương vụ thương mại và đầu
tư của Trung Quốc. Một trong những cuộc gặp đầu tiên của ông Srettha với một
nhà ngoại giao nước ngoài là với đại sứ Trung Quốc13 và chính phủ của ông đang
đề xuất miễn thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc nhằm thúc đẩy du lịch và
đầu tư14.
Các chính sách thân thiện với Trung Quốc này được quy cho là sự hợp tác
giữa PTP và các đảng quân đội trước đây thuộc chính phủ Prayuth. Một trong
những nguyên nhân khiến Thái Lan hướng về Trung Quốc nhiều hơn trong 9 năm
qua là bởi vì Hoa Kỳ đã không có một chính sách rõ ràng đối với khu vực, nhất là
đối với Thái Lan. Từ đó, tạo nên những áp lực rõ rệt với bất cứ thế lực nào muốn
thay đổi quan hệ với Trung Quốc và đường lối đối ngoại cũ với Bắc Kinh nhiều
khả năng cao sẽ vẫn được tiếp tục duy trì. Chính phủ Srettha khó có thể gây áp lực
buộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan chấm dứt các cuộc tập trận quân sự
quy mô lớn với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tương tự, tuy chính
phủ đã có động thái nhằm xúc tiến việc áp dụng hệ thống thương mại đối lưu cho
các thương vụ mua bán vũ khí, nhưng sẽ vẫn rất khó có thể gây sức ép nhằm khiến
quân đội ngừng mua vũ khí Trung Quốc, đặc biệt là hợp đồng mua tàu ngầm, cho
dù được coi là thiếu cơ sở chiến lược15. Lãnh đạo mới của Bộ Quốc phòng thông

12
Nova News (2023), Thailand: Pita Limjaroenrat’s victory is not good news for China,
https://www.agenzianova.com/en/news/thailand-pita-limjaroenrat%27s-victory-is-not-good-news-for-china/, truy
cập ngày 17/12/2023
13
Royal Thai Government (2023), PM Srettha Thavisin meets with Chinese Ambassador to
Thailand, https://www.thaigov.go.th/news/contents/details/71840, truy cập ngày 17/12/2023
14
ThaiPBS (2023), Thailand may grant visa exemption for Chinese tourists in
October, https://www.thaipbsworld.com/thailand-may-grant-visa-exemption-for-chinese-tourists-in-october/, truy
cập ngày 17/12/2023
15
Jitsiree Thongnoi (2023), Thailand’s confusing election was a win for China,
https://thechinaproject.com/2023/09/06/thailands-confusing-election-was-a-win-for-china/, truy cập ngày
17/12/2023

16
báo sẽ tìm giải pháp cho vấn đề tàu ngầm Trung Quốc trong thời gian sớm nhất,
nhưng chưa cung cấp thêm một thông tin cụ thể nào16.
Với đường lối “quá thân” Trung Quốc, có học giả cho rằng Thái Lan sẽ khó
có thể khôi phục được vai trò lãnh đạo trong ASEAN, nơi các vấn đề liên quan tới
Trung Quốc thường được đưa ra thảo luận17. Tuy đây chỉ là một trong nhiều lý do
khiến Thái Lan trông có vẻ “xa cách” với khu vực ASEAN, nhưng xu hướng của
các chính sách đối ngoại trong khu vực được dự đoán khó có nhiều thay đổi dưới
chính quyền mới18.

3.3. Hoài nghi về triển vọng trong Chính sách đối ngoại của Thái Lan
Các chính sách của chính quyền mới khiến nhiều người hoài nghi về tính hiệu
quả của nó. Không những các chính sách quá tham vọng về kinh tế, mà sự chi phối
của quân đội trong quy trình quản trị nhà nước được cho rằng sẽ là bước cản lớn
đối với một lãnh đạo có xuất thân ngoại đạo như ông Srettha.
Đối với vấn đề ngoại giao, mặc dù chưa có tuyên bố chính thức nào về các
chính sách đối ngoại dưới chính quyền mới, Thái Lan được cho rằng sẽ tiếp tục
duy trì đường lối đối ngoại không gây tổn hại tới lợi ích quốc gia của mình. Chính
phủ Thái Lan sẽ lựa chọn không nghiêng quá về bất cứ phe nào và cố gắng duy trì
quan hệ ngoại giao cân bằng, ổn định, đặc biệt đối với sự cạnh tranh của các cường
quốc lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ hay Hoa Kỳ. Chính vì
như vậy nên Thái Lan vẫn được coi là thành tố quan trọng mà các bên muốn lôi
kéo đối với các vấn đề trong khu vực và toàn cầu.

16
Wassana Nanuam (2023), Military reform ‘will go ahead’, Bangkok Post,
https://www.bangkokpost.com/thailand/politics/2641362/military-reform-will-go-ahead, truy cập ngày
17/12/2023
17
The Nation (2023), New govt should get Thailand’s foreign policy back on track, forum
told, https://www.nationthailand.com/thailand/general/40030677, truy cập ngày 17/12/2023
18
Zachary Abuza (2023), Thailand’s new leadership will carry over junta’s old, hardline
policies, https://www.benarnews.org/english/commentaries/new-old-09012023125404.html, truy cập ngày
17/12/2023

17
KẾT LUẬN

Sau cuộc đảo chính tại Thái Lan năm 2014 cùng với sự trỗi dậy của Trung
Quốc vừa tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho Thái Lan, vừa đặt ra những thách
thức lớn đối với an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của họ. Vấn đề đặt ra đối
với Thái Lan là tìm ra những đối sách thích hợp để giúp họ có thể khai thác tối đa
các cơ hội từ phát triển kinh tế của Trung Quốc, vừa kiềm chế được những tham
vọng nước lớn của Trung Quốc đối với khu vực nói chung và tại Thái Lan nói
riêng.
Việc hoạch định đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
chịu sự chi phối của hàng loạt các nhân tố: từ quốc tế, khu vực, truyền thống quan
hệ lâu dài với Trung Quốc, đến nhận thức của họ về tác động của sự trỗi dậy của
Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á nói chung và Thái Lan nói riêng. Chính
sách của Trung Quốc đối với Thái Lan cũng là một nhân tố mà chính phủ nước
này phải tính tới khi hoạch định các đối sách đó.
Với nhận thức cơ bản là tích cực về tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc,
Thái Lan đã chủ trương can dự một cách toàn diện với nước này. Sự can dự đó
không chỉ nhằm tìm kiếm các lợi ích kinh tế, quốc phòng mà còn nhằm giành được
sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các sáng kiến hợp tác quốc tế do Thái Lan đề
ra, đặc biệt là sáng kiến Đối ngoại Hợp tác châu Á. Tuy nhiên, do những trải
nghiệm với Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và lo ngại trước những
tham vọng nước lớn của Trung Quốc đối với Đông Nam Á mà Thái Lan là một bộ
phận, thì Thái Lan vẫn phải tính đến các giải pháp đề phòng Trung Quốc. Dựa vào
Mỹ về an ninh, quốc phòng, hội nhập sâu rộng vào ASEAN chính là các giải pháp
đó.
Từ tác động thực tế của việc thực hiện chính sách đối ngoại của Thái Lan đối
với Trung Quốc trong thời gian qua, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm
trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại với Trung Quốc trong thời gian

18
tới. Kinh nghiệm quan trọng nhất mà Việt Nam cần học hỏi là cách xử lý tài tình
của người Thái khi phải đứng giữa sự cạnh tranh về ảnh hưởng và quyền lợi của
hai cường quốc Mĩ – Trung đối nghịch nhau ở nước họ. Hiện nay, Việt Nam cũng
đang phải đối diện tình trạng trên, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu kinh nghiệm
ứng xử với Trung Quốc của Thái Lan có thể góp phần giúp Việt Nam vừa cân
bằng được ảnh hưởng và lợi ích của Trung Quốc ở Việt Nam, vừa hưởng lợi được
từ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Hoàng Khắc Nam, Lý thuyết quan hệ quốc tế, Nxb. Thế giới, 2017.
2. Vũ Dương Huân, Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2018.
3. Học viện Ngoại giao, Lý luận quan hệ quốc tế, Nxb. Thế giới, 2017
4. Hoàng Khắc Nam, Giáo trình nhập môn quan hệ quốc tế, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2018
5. PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - PGS.TS Phan Văn Rân cùng tập thể tác giả,
Quan hệ quốc tế (Giáo trình cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị,
2018
6. Phát Tiến (2023), Những cú ‘bắt tay’ quân sự Trung Quốc – Thái Lan, Báo
điện tử Thanh Niên, truy cập ngày 16/12/2023
https://thanhnien.vn/nhung-cu-bat-tayquan-su-trung-quoc-thai-lan-
185230613010126314.htm#

Tài liệu tiếng Anh


1. Lan Storey (2019), Thailand’s Military Relations with China: Moving from
Strength to Strength, Researchers At Iseas – Yusof Ishak Institute Analyse Current
Events, ISSUE: 2019 No. 43
2. Brian Klaas (2023), In America’s Competition With China, Democracy
Could Lose, The Atlantic, truy cập ngày 15/12/2023
https://www.theatlantic.com/international/archive/2023/05/thailand-
election-military-government-fraud/674034/
3. Pavin Chachavalpongpun (2018), Thailand’s post-coup foreign
policy, East Asia Forum, truy cập ngày 15/12/2023

20
https://www.eastasiaforum.org/2018/10/30/thailands-post-coup-foreign-
policy/
4. Supalak Ganjanakhundee (2020), ‘Complex Engagement’: Thailand’s
balancing act in foreign policy, Think China, truy cập 15/12/2023
https://www.thinkchina.sg/complex-engagement-thailands-balancing-act-
foreign-policy
5. Yang Wanli (2023), Sino-Thai trade relations make fruitful gains, China
Daily, truy cập ngày 15/12/2023
https://global.chinadaily.com.cn/a/202306/26/WS6498e73ca310bf8a75d6b9
23.html
6. Richard Maude And Dominique Fraser (2022), Thailand: Chinese
Influence Despite Pandemic Inattention And Quiet Hedging, Asia Society, truy
cập ngày 16/12/2023
https://www.jstor.org/stable/resrep48544.11
7. Pongphisoot Busbarat (2022), Thailand’s Perspective of the United States
and China: A SWOT Analysis, Asan Institute for Policy Studies, truy cập ngày
16/12/2023
https://www.jstor.org/stable/resrep47431.9
8. Nova News (2023), Thailand: Pita Limjaroenrat’s victory is not good
news for China, truy cập ngày 17/12/2023
https://www.agenzianova.com/en/news/thailand-pita-limjaroenrat%27s-
victory-is-not-good-news-for-china/
9. Royal Thai Government (2023), PM Srettha Thavisin meets with Chinese
Ambassador to Thailand, truy cập ngày 17/12/2023
https://www.thaigov.go.th/news/contents/details/71840
10. ThaiPBS (2023), Thailand may grant visa exemption for Chinese tourists
in October, truy cập ngày 17/12/2023

21
https://www.thaipbsworld.com/thailand-may-grant-visa-exemption-for-
chinese-tourists-in-october/
11. Jitsiree Thongnoi (2023), Thailand’s confusing election was a win for
China, truy cập ngày 17/12/2023
https://thechinaproject.com/2023/09/06/thailands-confusing-election-was-a-
win-for-china/
12. Wassana Nanuam (2023), Military reform ‘will go ahead’, Bangkok Post,
truy cập ngày 17/12/2023
https://www.bangkokpost.com/thailand/politics/2641362/military-reform-
will-go-ahead
13. The Nation (2023), New govt should get Thailand’s foreign policy back
on track, forum told, truy cập ngày 17/12/2023
https://www.nationthailand.com/thailand/general/40030677
14. Zachary Abuza (2023), Thailand’s new leadership will carry over junta’s
old, hardline policies, truy cập ngày 17/12/2023
https://www.benarnews.org/english/commentaries/new-old-
09012023125404.html

Tài liệu tiếng Trung


1. 中 华 人 民 共 和 国 外 交 部 , “ 中 国 同 泰 国 的 关 系 ”, truy cập ngày
15/12/2023
https://www.mfa.gov.cn/web/gjhdq_676201/gj_676203/yz_676205/1206_6
76932/sbgx_676936/

22

You might also like