Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 170

Học phần: Tiến trình văn học Trung Quốc

Mã lớp học phần:


TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU “LY TAO” TẠI TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN NAY
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Nội dung phụ trách

1 Phạm Hà Anh 21030059 Tổng hợp tình hình nghiên cứu


giai đoạn 2010 - 2013, viết mục
2.3 khuynh hướng nghiên cứu
nghệ thuật của tác phẩm “Ly
tao” thuộc phần nội dung

2 Nguyễn Minh Ánh 21030586 Tổng hợp tình hình nghiên cứu
giai đoạn 2008 - 2009, viết mục
2.2 khuynh hướng nghiên cứu
nội dung - tư tưởng của tác
phẩm “Ly tao” thuộc phần nội
dung

3 Nguyễn Ngọc Diệp 21030063 Tổng hợp tình hình nghiên cứu
giai đoạn 2001 - 2005, viết mục
2.2 khuynh hướng nghiên cứu
nội dung - tư tưởng của tác
phẩm “Ly tao” thuộc phần nội
dung

4 Hà Thị Hân Tổng hợp tình hình nghiên cứu


giai đoạn 2014- 2016; viết mục
2.6 khuynh hướng ảnh hưởng
của tác phẩm “Ly tao” thuộc

1
phần nội dung

5 Dương Thị Thu Hồng 21030594 Tổng hợp tình hình nghiên cứu
giai đoạn 2020 - 2024; viết
mục 2.1 khuynh hướng nghiên
cứu nhan đề của tác phẩm “Ly
tao”, mục 2.4 khuynh hướng
nghiên cứu dịch thuật tác phẩm
“Ly tao” thuộc phần nội dung

6 Nguyễn Thảo Ly 21030076 Tổng hợp nghiên cứu giai đoạn


2017-2019; viết phần mở đầu,
chương 1 thuộc phần nội dung,
phần kết luận

7 Phạm Thị Mận 22030265 Tổng hợp tình hình nghiên cứu
giai đoạn 2006-2009; viết mục
2.5 khuynh hướng nghiên cứu
theo tương quan so sánh tác
phẩm “Ly tao” với một số tác
phẩm văn học khác thuộc phần
nội dung

2
PHẦN MỞ ĐẦU
Ly tao là một kiệt tác văn học được viết bởi Khuất Nguyên - một tác gia nổi
tiếng thời Chiến Quốc, Trung Quốc, dài 373 dòng và gần 2.490 từ. Ly tao được cho là
bài thơ trữ tình dài đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, được ra đời vào thời kì
Chiến quốc trong bối cảnh triều đình xã hội nhà Sở, vua Sở xa lánh Khuất Nguyên.
Tác phẩm tập trung vào lời tự thuật của nhà thơ đối với số phận nước Sở và đời sống
nhân dân, bày tỏ khát vọng cải cách chính trị, ý chí kiên định lý tưởng, không bao giờ
thỏa hiệp với thế lực xấu, ngoài ra còn thể hiện tình cảm yêu nước, yêu con người của
nhà thơ. Nội dung bài thơ được chia làm 8 phần: Phần mở đầu của Ly tao giới thiệu
gia thế của nhà thơ, từ khi nhà thơ ra đời và ước mơ hoài bão thời thơ ấu của ông, từ
đó cho thấy rằng ông đã chăm chỉ tu dưỡng đức hạnh, trau dồi tài năng từ khi còn nhỏ
và quyết tâm phục vụ cho đất nước. Phần thứ hai kể về những bước thăng trầm của
nhà thơ trên lĩnh vực chính trị. Phần thứ ba miêu tả nỗi lòng của ông sau khi bị hãm
hại, đồng thời cũng phản ánh tinh thần kiên trì, lý tưởng cho tới lúc chết, không mảy
may chịu khuất phục của ông. Phần thứ tư đã thể hiện rất rõ những lý tưởng của Khuất
Nguyên trong cuộc đối thoại với Nữ tu và vua Trọng Hoa. Phần thứ năm miêu tả nỗi
lòng buồn rầu, u uất của ông, không than thở được với ai cả nên mơ ước lên trời
xuống đất mong tìm được người hiểu mình. Phần thứ sáu nói lên mâu thuẫn của ông:
ông cầu mong được người chỉ dẫn nên hỏi ý kiến Linh Phân và Vu Hàm. Linh Phân
khuyên ông không nên rời nước Sở, ở lại để tính toán xem đã, nhưng thấy tình hình
nước Sở thời bấy giờ ông lại thất vọng. Trong phần thứ bảy ông ao ước rời xa nước
Sở để đi chu du khắp thiên hạ, nhưng rốt cuộc ông vẫn lưu luyến không nỡ rời xa Tổ
quốc. Phần thứ tám là phần kết luận, ông nguyện chết cho lý tưởng của mình.
Xét về độ truyền bá và sức ảnh hưởng, Ly tao luôn là vấn đề nghiên cứu được
các học giả quan tâm và nghiên cứu trên nhiều phương diện. Từ những năm cuối thế
kỷ XIX Ly tao đã sớm được dịch tiếng Anh và bắt đầu quá trình dịch thuật phổ biến
kéo dài gần 2 thế kỷ, ngoài ra còn được dịch qua nhiều thứ tiếng như Nhật, Pháp, Nga,
đối với Việt Nam, tập thơ Ly tao đã được Nhượng Tống dịch và xuất bản năm 1944.
Ly tao là tác phẩm có tư liệu lịch sử quý hiếm mang tính chính trị cao, nội hàm phong
phú, có giá trị học thuật cao như văn hóa, triết học, dịch thuật, và nghệ thuật phong
phú: xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật tu từ “phú, tỉ,

3
hứng”,...Cho tới thế kỷ XXI các nghiên cứu về Ly tao ngày càng phát triển và không
ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Vậy trong hơn 20 năm từ 2001 đến nay,
tình hình nghiên cứu Ly tao ở Trung Quốc xuất hiện những khuynh hướng nghiên cứu
nổi bật nào, có những đặc điểm gì, đạt được những thành tựu gì, còn tồn tại những hạn
chế nào, có những gợi mở gì cho các nghiên cứu về Ly tao trong tương lai? Đây chính
là những câu hỏi sẽ được làm rõ trong bài nghiên cứu “Tình hình nghiên cứu “Ly
tao” tại Trung Quốc giai đoạn từ năm 2001 đến nay” của nhóm chúng tôi.

4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU “LY TAO”
TẠI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
1.1. Tổng quan về bảng khảo sát tình hình nghiên cứu “Ly tao” tại Trung Quốc
giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Ly tao được coi là kiệt tác của nền thi ca Trung Quốc. Tác phẩm được đánh giá
là bài thơ nổi tiếng và xuất sắc nhất trong tuyển tập thi ca Sở từ, có ý nghĩa đặt nền
móng cho dòng văn chương bác học. Đặc biệt, Ly tao đã có sức ảnh hưởng và giá trị
nghiên cứu cho sau này, điểm xuyến trong Ly tao là lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt,
thông qua thần thoại, nhân vật lịch sử, thầy bói, mây gió, núi sông, hoa cỏ,... tất cả đã
kết lại, thông qua những biện pháp tu từ, nhân cách hóa và đặc biệt là ẩn dụ, tạo nên
một bức tranh hoàn chỉnh, tráng lệ. Ly tao là một tác phẩm có sức hấp dẫn mạnh mẽ
về lịch sử, chính trị và văn hóa cho nên có tính ứng dụng cao, bởi những thứ trong Ly
tao là những thứ đã được Khuất Nguyên trải nghiệm của chính bản thân mình. Cũng
chính từ đó mà nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài cũng như là tác phẩm để
nghiên cứu và mong muốn rằng từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm dưới góc
nhìn của nhiều nhà nghiên cứu. Nhóm chúng tôi hy vọng rằng qua bài nghiên cứu này
sẽ mang lại một cái nhìn mới cho người đọc và tổng hợp lại những kiến thức liên quan
tới tác phẩm.
1.1.1. Phân tích số liệu
Bảng khảo sát tập trung vào việc thống kê những bài nghiên cứu về tác phẩm
Ly tao trên các tạp chí và tư liệu tại các trường học, qua đó nhằm phân tích và đánh
giá tình hình nghiên cứu tác phẩm này từ năm 2001 cho đến hiện tại là năm 2024.
Trong khoảng thời gian này, nhóm chúng tôi đã tiếp cận và thống kê được 235
bài nghiên cứu có liên quan tới Ly tao. Cụ thể về các bài nghiên cứu có trong bảng
thống kê:
● Từ năm 2001 - 2005: có 31 bài nghiên cứu về các khía cạnh của tác phẩm Ly
tao. Trong giai đoạn này, các bài nghiên cứu về tác phẩm Ly tao chủ yếu
nghiên cứu ở khía cạnh nghệ thuật (17 bài), nội dung (10 bài). Trong đó, về
nghệ thuật các bài nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến các hình ảnh so sánh ẩn
dụ; nghệ thuật trần thuật,....Về khía cạnh nội dung, chủ đề được quan tâm nhiều

5
nhất là nhân cách của tác giả Khuất Nguyên và tư tưởng chính trị cũng như triết
lý nhân sinh của tác giả được thể hiện qua tác phẩm. Những bài nghiên cứu
theo khuynh hướng so sánh tác phẩm Ly tao với các tác phẩm khác hay đánh
giá ảnh hưởng của Ly tao vẫn còn hạn chế, không có nhiều bài nghiên cứu.
● Từ năm 2006 - 2009: Giai đoạn này có 39 bài nghiên cứu về các khía cạnh của
Ly tao, trong đó vẫn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật (18 bài), nội dung - tư
tưởng của tác phẩm (19 bài). Bên cạnh đó , giai đoạn này bắt đầu xuất hiện
khuynh hướng nghiên cứu nhan đề (2 bài).
● Từ năm 2010 - 2013: Giai đoạn này có 63 bài nghiên cứu về các khía cạnh của
Ly tao, tác giả nghiên cứu nổi bật là Thi Trọng Trinh. Trong giai đoạn này, các
bài nghiên cứu về Ly tao có sự tập trung nghiên cứu về nội dung - tư tưởng (18
bài) và nghệ thuật (40 bài) của tác phẩm, bên cạnh đó đã xuất hiện một vài bài
nghiên cứu về tương quan so sánh Ly tao với các tác phẩm văn học khác (4
bài), nghiên cứu nhan đề (1 bài). Mặc dù giai đoạn này chủ yếu vẫn kế thừa các
giai đoạn trước đó, vẫn nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật nhưng những
phương diện trong đó đã có sự phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều.
● Từ năm 2014 - 2016: Giai đoạn này có 40 bài nghiên cứu về các khía cạnh của
tác phẩm Ly tao. Cụ thể, số lượng các bài nghiên cứu theo từng khuynh hướng
là: Nội dung- tư tưởng (20 bài); Nghệ thuật (16 bài); tương quan so sánh Ly tao
với các tác phẩm văn học khác (2 bài); về ảnh hưởng của Ly tao (2 bài). Trong
khoảng thời gian này, khuynh hướng so sánh Ly tao với những tác phẩm khác
có xu hướng giảm so với giai đoạn 2010 - 2013 và xuất hiện thêm khuynh
khuynh hướng mới là nghiên cứu ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao. Dù những
khuynh hướng này chưa được nghiên cứu nhiều nhưng các tác giả đã phân tích
rõ sự ảnh hưởng sâu rộng của Ly tao đối với sự phát triển của sáng tác thơ ca
đời sau và khi so sánh Ly tao với những tác phẩm khác chỉ ra được những
phương diện nổi bật, độc đáo tạo nên nét riêng biệt của tác phẩm.
● Từ năm 2017 - 2019: Trong giai đoạn này có 12 bài nghiên cứu về tác phẩm Ly
tao. Giai đoạn này các khuynh hướng mới hầu như không xuất hiện nhiều,
nhưng các bài nghiên cứu về Ly tao đều mang những nét đặc sắc và sâu sắc,
đem lại cho người đọc một cái nhìn mới về tác phẩm.

6
● Từ năm 2020 - 2024: Trong giai đoạn này tổng cộng có 50 bài nghiên cứu. Có
thể thấy, các bài nghiên cứu Ly tao tương đối phong phú, đa dạng về khuynh
hướng nghiên cứu, bao gồm các khuynh hướng nghiên cứu như nội dung - tư
tưởng, nghệ thuật, ảnh hưởng, tương quan so sánh, và đặc biệt có sự xuất hiện
và phát triển nổi bật của khuynh hướng nghiên cứu dịch thuật. Trong giai đoạn
này, nhóm chúng tôi đã tổng hợp được 12 bài nghiên cứu thuộc khuynh hướng
nghiên cứu dịch thuật, nội dung chứa đựng những kiến thức chuyên ngành quý
giá, thể hiện tầm nhìn mới mẻ của các tác giả về lý thuyết, phương pháp, chiến
lược dịch thuật của các dịch giả Trung Quốc và nước ngoài.

1.1.2. Khái quát chung về các khuynh hướng nghiên cứu


Qua việc thống kê tình hình nghiên cứu tác phẩm Ly tao của Khuất Nguyên tại
Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, nhóm chúng tôi đã chia các bài
nghiên cứu thành 6 khuynh hướng nghiên cứu sau: (1) Khuynh hướng nghiên cứu
nhan đề của tác phẩm Ly tao; (2) Khuynh hướng nghiên cứu nội dung - tư tưởng của
tác phẩm Ly tao; (3) Khuynh hướng nghiên cứu nghệ thuật của tác phẩm Ly tao, (4)
Khuynh hướng nghiên cứu dịch thuật tác phẩm Ly tao; (5) Khuynh hướng nghiên cứu
tương quan so sánh tác phẩm Ly tao với một số tác phẩm văn học khác; (6) Khuynh
hướng ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao.

● Khuynh hướng nghiên cứu nhan đề của tác phẩm Ly tao: các bài nghiên cứu
đưa ra các giả thuyết khác nhau nhằm tập trung chủ yếu vào việc giải thích và
nêu lên ý nghĩa của nhan đề “离骚”.
● Khuynh hướng nghiên cứu nội dung - tư tưởng của tác phẩm Ly tao: trong
khuynh hướng này tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu về nhân cách tác giả
Khuất Nguyên, tư tưởng chính trị, triết lý đạo đức, triết lý nhân sinh, triết học,
văn hóa - lịch sử, đây là những giá trị cốt lõi và quan trọng trong Ly tao.
● Khuynh hướng nghiên cứu nghệ thuật của tác phẩm Ly tao: tập trung nghiên
cứu nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian, nghệ thuật xây dựng hình
tượng/sự vật nghệ thuật, nghệ thuật về cấu trúc - ngữ pháp, thủ pháp nghệ
thuật: biểu tượng, tu từ “phú, tỉ, hứng” và các đặc sắc nghệ thuật khác.

7
● Khuynh hướng nghiên cứu dịch thuật tác phẩm Ly tao: tập trung nghiên cứu về
dịch thuật tác phẩm Ly tao trên hai phương diện - nghiên cứu bản dịch tiếng
Hán hiện đại của một số từ trong Ly tao và nghiên cứu bản dịch tiếng Anh của
Ly tao.
● Khuynh hướng nghiên cứu tương quan so sánh tác phẩm Ly tao với một số tác
phẩm văn học khác: tập trung nghiên cứu vào việc so sánh về nội dung, nghệ
thuật giữa tác phẩm Ly tao cùng với các tác phẩm cùng thời hoặc cùng giá trị
về mặt nội dung.
● Khuynh hướng nghiên cứu ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao: tập trung nghiên
cứu vào việc nghiên cứu ảnh hưởng qua lại của tác phẩm Ly tao và văn học (tác
giả, tác phẩm) tới các thời kỳ sau, ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao trong giáo
dục về văn học, văn hóa và trong âm nhạc.

1.2. Đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu “Ly tao” tại Trung Quốc giai
đoạn từ năm 2001 đến nay
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu tác phẩm Ly tao của Khuất Nguyên tại
Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay đã có sự phát triển về số lượng và
chất lượng. Các bài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở các khuynh hướng nghiên cứu
nội dung - tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm mà đã có sự xuất hiện và phát triển của
một số khuynh hướng mới như dịch thuật, ảnh hưởng, tương quan so sánh. Mỗi bài
nghiên cứu trong từng giai đoạn đều có một sự độc đáo riêng, đem lại một giá trị
riêng, đưa ra một cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về tác phẩm, từ đó giúp người
đọc cảm nhận và đánh giá được một cách xác thực và chính xác hơn. Việc số lượng
các bài nghiên cứu về tác phẩm Ly tao không ngừng tăng lên qua từng giai đoạn đã
khẳng định giá trị cũng như vị trí của tác phẩm này trong nền văn học Trung Quốc.

8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN
CỨU “LY TAO” TẠI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 ĐẾN NAY

2.1. Khuynh hướng nghiên cứu nhan đề của tác phẩm “Ly tao”

Ly tao, một trong những áng thơ sầu muộn nổi tiếng nhất của Khuất Nguyên,
ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc được thể hiện qua từng câu chữ, hình ảnh, điển
tích. Nhan đề tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc khơi gợi cảm xúc, định
hướng cách tiếp cận và hé mở nội dung chủ đạo của bài thơ. Do vậy, nghiên cứu về
nhan đề Ly tao là một hướng đi quan trọng để hiểu rõ hơn giá trị nội dung, nghệ thuật
và tư tưởng của tác phẩm.

Dựa vào nguồn dữ liệu cung cấp bởi CNKI, nhóm chúng tôi đã chắt lọc được
04 bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu về nhan đề của tác phẩm Ly tao
trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay (chiếm 1,7% trên tổng số 235 bài nghiên cứu về
tác phẩm Ly tao trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay).

Trong bài nghiên cứu Giải thích những thắc mắc về nhan đề bài thơ “Ly tao”
(Ngụy Vĩnh Quý, 2007), tác giả đã đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu về nhan đề
của tác phẩm Ly tao. Theo đó, Ly tao là một bài thơ dài trữ tình chính trị của nhà thơ
yêu nước vĩ đại Khuất Nguyên. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã có rất nhiều nhà
phê bình lời thơ trong Ly tao, tập trung nghiên cứu về Ly tao, kế thừa Ly tao, các bài
nghiên cứu về những chủ đề này phong phú về số lượng và nội dung. Lỗ Tấn từng
đánh giá: “Dật hưởng vĩ từ, trác tuyệt nhất thế” (tác phẩm từ nổi bật, vang danh, vĩ
đại, là kiệt tác một thời)... Lời nói rất dài, tư tưởng thì huyền ảo, lời văn vô cùng đẹp,
ý chỉ rất rõ ràng”. Nhưng giải thích nhan đề Ly tao vẫn là luôn là điều mơ hồ, mỗi
người một ý. Nhan đề vẫn luôn là điều bí ẩn chưa được xác minh, chưa được giải
quyết trong văn bản Ly tao.

Các tác giả, nhà phê bình văn học lần lượt đưa ra những quan điểm khác nhau
về ý nghĩa nhan đề Ly tao dựa trên sự nghiên cứu và kiến thức về sử học, chính trị,
ngôn ngữ, xã hội… Trước tiên, trong bài nghiên cứu Nỗi buồn chia ly: ý đồ và nhan
đề của “Ly tao” (Diêu Tiểu Âu, 2007), tác giả kết luận rằng Ly tao nên được hiểu là

9
“nỗi buồn chia ly” từ những quan điểm này và xem xét các cách giải thích liên quan
của các từ “ly” và “tao” trong các văn bản tiền Tần khác. Cụ thể, Diêu Tiểu Âu cho
rằng, về ý nghĩa của nhan đề Ly tao, kể từ Tư Mã Thiên, đã có một số phiên bản,
chẳng hạn như “ly ưu” (nỗi buồn ly biệt; chữ Hán: 离忧), “tao ưu” (gặp phải nỗi buồn;
chữ Hán: 遭忧), “biệt sầu” (nỗi sầu ly biệt; chữ Hán; 别愁)... Mặc dù tất cả các phiên
bản này đều có căn cứ riêng nhưng chúng không phù hợp với ý nghĩa của toàn bộ tác
phẩm, phân tích văn bản cho thấy Ly tao thể hiện sự đau buồn sâu sắc của người anh
hùng khi quyết định rời bỏ quê hương. Chữ viết của nước Sở có rất ít sự khác biệt so
với ngôn ngữ văn học thường được sử dụng ở Trung Nguyên. Trong bài nghiên cứu
Phân tích nhan đề bài thơ và hàm ý cảm xúc về “Ly tao” (Tôn Phương; Tôn Lôi,
2013), nhóm tác giả lại cho rằng cách hiểu nhan đề Ly tao hợp lý nhất chính là “rũ bỏ
những phiền nhiễu và buồn bã”. Họ đưa ra quan điểm này với những cơ sở là cách sử
dụng và ý nghĩa của từ “ly” trong các văn bản thời tiền Tần, đồng thời dựa trên phân
tích văn bản Ly tao và kinh nghiệm sống của Khuất Nguyên. Cách giải thích như vậy
cho thấy người anh hùng mang trong mình nỗi bất bình sâu sắc không thể vùng vẫy,
sau đó quyết định chết như một người “tử vì đạo”, điều này cũng trùng hợp với ý
nghĩa “hỗn loạn” ở phần cuối của bài thơ.

Ngoài những cách hiểu nhan đề Ly tao theo ý nghĩa “nỗi sầu”, nỗi buồn” và sự
“biệt ly” đã liệt kê ở trên, trong giai đoạn 2001 đến nay, nhóm chúng tôi cũng tìm hiểu
và khai thác được quan điểm khác về cách hiểu ý nghĩa nhan đề Ly tao. Trong bài Từ
sự khó khăn trong từ “ 蹇” sang vẻ đẹp trong từ “ 偃蹇” - Nhan đề “Ly tao” và
định hướng thẩm mĩ của “Sở từ” (Lý Bỉnh Hải, 2002), cái tên Ly tao không có nghĩa
là gặp phải phiền muộn như tục ngữ dân gian thường nói mà là ám chỉ việc gặp khó
khăn, đây là lớp nghĩa thứ nhất của nó. Từ “tao” là một phương ngữ địa phương của ở
nước Sở, có nghĩa là khó. “骚” còn có nghĩa là bồn chồn, đây là tầng nghĩa thứ hai
bắt nguồn từ nguyên mẫu của từ “ 蹇 ” . “ 蹇 ” đề cập đến sự khập khiễng, đó là
nguyên mẫu và tầng nghĩa thứ ba của nó. Khuất Nguyên thường dùng từ “偃蹇” để
diễn tả vẻ đẹp, sự vật của những thăng trầm trong cuộc đời, khiến cho những thứ mà
từ này ám chỉ chuyển từ trạng thái không bình thường sang bình thường, từ xấu cũng

10
thành đẹp. Trong các tác phẩm từ phú dưới thời Hán, vẻ đẹp của Khuất khúc do “ 偃
蹇” thể hiện đã được giới trí thức thời đó tôn sùng và học hỏi.

Kết hợp với việc phân tích văn bản Ly tao và dựa trên thành tựu chú giải của
các học giả thế hệ trước, có thể đưa ra lời giải thích về Ly tao như sau: “ly” có nghĩa
là từ biệt; “tao” có nghĩa là đau nhói. Ly tao miêu tả trái tim Khuất Nguyên khi quyết
định, chuẩn bị rời xa quê hương. Vậy nên, Ly tao có thể hiểu là “nỗi đau chia ly”.
Đồng thời, nhan đề Ly tao cũng thể hiện sự bế tắc, tuyệt vọng của nhà thơ khi không
thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp của mình. Nhìn chung, các bài nghiên cứu về
nhan đề Ly tao đã góp phần dẫn lối làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác
phẩm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian sau năm 2007, nghiên cứu về nhan đề của
Ly tao đã rơi vào một khoảng trống nghiên cứu. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn để có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nhan đề này.

2.2. Khuynh hướng nghiên cứu nội dung - tư tưởng của tác phẩm “Ly tao”
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024 có 88 bài nghiên cứu về tác phẩm
Ly tao của tác giả Khuất Nguyên theo khuynh hướng nghiên cứu nội dung - tư tưởng
của tác phẩm (chiếm 37,4% trên tổng số 235 bài nghiên cứu về tác phẩm Ly tao trong
giai đoạn từ năm 2001 đến nay).
Các khía cạnh, chủ đề mà các bài nghiên cứu hướng tới tương đối đa dạng, chủ
yếu ở bốn khía cạnh chính là nghiên cứu về nhân cách của tác giả Khuất Nguyên: về
tư tưởng chính trị, triết lý nhân sinh, triết lý đạo đức; về văn hóa lịch sử; về triết học.
Ngoài ra còn có một số chủ đề nghiên cứu khác xoay quanh nội dung của tác phẩm.
2.2.1. Khuynh hướng nghiên cứu tư tưởng chính trị
Đối với khía cạnh tư tưởng chính trị của khuynh hướng nội dung - tư tưởng của
tác phẩm Ly tao, theo thống kế trên CNKI trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024
gồm có 37 bài (chiếm 42% tổng số bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu nội
dung tư tưởng của tác phẩm) và đây cũng là chủ đề được các học giả quan tâm nhiều
nhất. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lòng yêu nước, lý tưởng chính trị cao
đẹp và tinh thần chiến đấu của Khuất Nguyên, từ đó thấy được khát vọng lớn lao của
tác giả.

11
Trước hết nói về lòng yêu nước của Khuất Nguyên trong Ly tao, có một số tác
phẩm như: “Ly tao”: Nỗi bi oán của nhà thơ (Duẫn Quang Minh Chu Lị, 2002),
Đánh giá năm nét đẹp trong tư tưởng vẻ vang trong “Ly tao” (Đồng Tương Thanh,
2013), Giải thích nội hàm lòng yêu nước của Khuất Nguyên trong “Ly tao” (Tô Mẫn,
2013), Nghiên cứu giá trị tinh thần của “Ly tao” (Trương Tư, 2023),... Các bài nghiên
cứu trên chủ yếu phân tích, đánh giá, bàn luận về nội dung tư tưởng chính của tác
phẩm là thể hiện lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ sau khi rơi vào hoàn
cảnh cô đơn, tuyệt vọng và bị đối xử bất công. Trong đó phải kể đến nghiên cứu Đánh
giá năm nét đẹp trong tư tưởng vẻ vang trong “Ly tao” (Đồng Tương Thanh, 2013),
bài nghiên cứu nhấn mạnh vào vẻ đẹp xuyên suốt bài thơ là lòng yêu nước của Khuất
Nguyên. Điều đó được thể hiện qua những điều nhà thơ làm cho nước Sở đó là: phục
vụ cho đất nước, lo cho đất nước và cống hiến, hy sinh cho đất nước. Bên cạnh đó,
trong bài nghiên cứu “Ly tao”: Nỗi bi oán của nhà thơ (Doãn Quang Minh Chu Lị,
2002) bàn về lòng yêu nước của Khuất Nguyên được thể hiện qua quan điểm của nhà
thơ: “giá trị của con người không nằm ở xuất thân cao quý hay tài năng của cá nhân
mà là phải làm được điều có ích cho thiên hạ và cống hiến hết mình cho xã hội”.
Chính vì vậy mà nhà thơ lo lắng khi về già không đóng góp được gì cho đất nước và
ông hy vọng khi còn trẻ sẽ giúp đỡ vua nước Sở cai trị đất nước.
Tiếp đến là những nghiên cứu về lý tưởng chính trị cao đẹp và tinh thần chiến
đấu của Khuất Nguyên, có một số tác phẩm như: Bàn luận về bi kịch cuộc đời Khuất
Nguyên và giá trị thẩm mĩ bi tráng của “Ly tao” (Từ Bá Thanh, 2004), Nội dung tư
tưởng “Ly tao” (Lý Long, 2007), Bộc lộ cảm xúc trữ tình - “tâm hồn chính trị” và
“tâm hồn thơ” trong “Ly tao” của Khuất Nguyên (Tát Hồng Yến, 2009), Diễn giải lý
tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu của Khuất Nguyên trong “Ly tao” (Dương Lệ
Tuyền, 2016), Suy nghĩ của Khuất Nguyên về một nền chính trị tươi đẹp trong “Ly
tao” - Và bàn về mối quan hệ giữa Khuất Nguyên và Sở Hoài Vương (Trình Diễm
Mai, 2012),... Trong các bài nghiên cứu trên chủ yếu nói về lý tưởng chính trị cao đẹp
và tinh thần chiến đấu của Khuất Nguyên nổi bật là nghiên cứu Nội dung tư tưởng
“Ly tao” (Lý Long, 2007), tác giả bàn luận về việc Khuất Nguyên theo đuổi lý tưởng
chính trị cao đẹp và tinh thần chiến đấu bất khuất để thực hiện lý tưởng của mình.
Khuất Nguyên nêu lên bản chất của nền chính trị tươi đẹp chính là “phát huy nhân tài”

12
và “sửa đổi luật lệ”, từ đó hy vọng cải cách nền chính trị nước Sở để mở ra một thời
đại mới làm cho nước Sở trở nên giàu mạnh. Đặc biệt, trong điều kiện nền chính trị Sở
ngày càng hủ bại, bọn gian thần đang rắp tâm bán rẻ đất nước cho quân Tần xâm lược,
lý tưởng chính trị ấy có tính chất tích cực và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
Sở.
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu về khía cạnh tư tưởng chính trị của Khuất
Nguyên trong Ly tao khá nhiều. Tuy nhiên một số bài không có tính mới do giữa các
bài nghiên cứu không có nhiều điểm khác biệt về mặt nội dung và một số bài cũng ở
mức độ tổng tổng quan, chưa thực sự chuyên sâu và có hệ thống.
2.2.2. Khuynh hướng nghiên cứu về về văn hóa - lịch sử
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024 đã có 18 bài nghiên cứu nghiên
cứu về khía cạnh văn hóa - xã hội được thể hiện trong nội dung của tác phẩm Ly tao,
chiếm 20% tổng số bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu nội dung - tư tưởng
tác phẩm. Là khía cạnh nghiên cứu được quan tâm nhiều thứ hai nên các bài nghiên
cứu về khía cạnh văn hóa - lịch sử tương đối đa dạng, cho thấy được một cách khá
toàn diện về văn hóa nước Sở đương thời như tục thờ thực vật và văn hóa phù thủy,
các đồ trang trí, tiếng Sở, âm Sở, đồ vật Sở, các nghi lễ, bói toán,....
Bài nghiên cứu Thí luận về sự sáng tạo trong “Ly tao” (Tào Thánh Cao, Lô
Tĩnh, 2001) đã phân tích quan niệm thờ thực vật và bầu không khí văn hóa phù thủy
của nước Sở được thể hiện trong Ly tao, đặc biệt là khi Khuất Nguyên dùng trí tưởng
tượng phù thủy của mình để trình với Đông Hoàng Thái - vị thần tối cao ở nước Sở để
có được sức mạnh siêu nhiên và giải thoát khỏi hiện thực đau khổ.
Hình ảnh đồ trang trí cũng xuất hiện rất thường xuyên trong Ly tao, trong bài
nghiên cứu Hình ảnh đồ trang trí của nhân vật trữ tình trong “Ly tao” (Lý Bỉnh Hải,
2008) chỉ ra vai trò hình ảnh đồ trang trí trong văn hóa nước Sở, nó thể hiện vẻ đẹp uy
nghiêm của văn hóa nghi lễ và âm nhạc thời nhờ Sở, hầu hết các loại hương thảo dùng
làm đồ trang trí trong Ly tao đều có dược tính và có thể khiến con người sống lâu hơn.
Bàn về các nghi lễ, bói toán của nước Sở có rất nhiều bài nghiên cứu tiêu biểu
như Về nghi thức và phong tục của nước Sở được thể hiện trong “Ly tao” (Nhậm Tân,
2011), Nghiên cứu những nghi lễ nghi thức được thể hiện trong “Ly tao” (Vương Học
Quân, Hạ Uy Lệ, 2012), Huyền thoại “Ly tao”: Con đường hình thành cấu trúc văn

13
bản nghi lễ (Trương Hồng Cốc, 2023) trong đó đã chỉ ra các nghi lễ như nghi lễ thờ
cúng tổ tiên, lễ đặt trên cho trẻ sơ sinh, lễ hiến tế, nghi thức bói toán, thủ tục đeo linh
vật bằng ngọc,... Các hệ thống nghi thức này được đưa vào tác phẩm của Khuất
Nguyên một cách vô thức vì ông là người thông thạo các nghi lễ. Đồng thời cũng lý
giải rằng đây là các nghi lễ của nhà Chu nhưng được bản địa hóa thành phong tục của
nước Sở.
Trong bài nghiên cứu “Bàn luận về việc xây dựng hình tượng chim phượng
hoàng nước Sở trong “Ly tao” (Vương Lộ Tuyết, 2023), tác giả cho rằng những hình
ảnh liên quan đến các loài có cánh và biết bay như chim Phượng, Phượng hoàng, chim
Loan trong tác phẩm Ly tao đã phản ánh truyền thống thờ cúng chim Phượng hoàng
lâu đời ở nước Sở. Truyền thống văn hóa mang đậm màu sắc huyền bí riêng biệt này
thể hiện những lý tưởng xã hội cao đẹp của người dân nước Sở.
Khác với các bài nghiên cứu khác, nghiên cứu về các yếu tố văn hóa được thể
hiện trong Ly tao thì Một góc nhìn văn hóa về “Ly tao” (Vương Hoan, 2015) lại đánh
giá nền văn hóa được thể hiện trong Ly tao là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, là
sự hòa quyện của các nền văn hóa từ nhiều nước bên cạnh việc thể hiện rõ nét những
nét văn hóa riêng nổi bật của văn hóa Sở.
Các bài nghiên cứu về khía cạnh văn hóa - lịch sử được thể hiện trong tác phẩm
Ly tao tương đối đa dạng và phong phú, hầu hết mỗi bài nghiên cứu đều nghiên cứu
về những khía cạnh mới, ít trùng lặp với những chủ đề các bài nghiên cứu trước đó đã
làm. Việc giải thích nét văn hóa cũng đi liền với những minh chứng cụ thể, làm tăng
tính tin cậy cho bài nghiên cứu. Không chỉ vậy, các bài nghiên cứu không chỉ đơn
thuần là giới thiệu về nét văn hóa ấy mà cũng đã có sự lí giải, giải thích, tức các bài
nghiên cứu về khía cạnh văn hóa lịch sử đã có sự nghiên cứu cả về chiều rộng và
chiều sâu. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu riêng ở lĩnh vực văn
hóa mà chưa có sự kết hợp với các lĩnh vực khác để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất.
2.2.3. Khuynh hướng nghiên cứu về nhân cách của tác giả Khuất Nguyên
Ly tao là một kiệt tác của Khuất Nguyên - nhà thơ đầu tiên trong lịch sử Trung
Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy được vẻ đẹp nhân cách của Khuất Nguyên
được thể hiện qua tác phẩm này và đã lấy đây là chủ đề nghiên cứu của mình. Từ năm
2001 đến năm 2024 đã có 8 bài nghiên cứu nghiên cứu về khía cạnh nhân cách của tác

14
giả Khuất Nguyên, chiếm 9% tổng số bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu
nội dung tư tưởng của tác phẩm
Nhắc đến Khuất Nguyên, người ta nhắc đến một ý chí kiên cường, một đạo đức
liêm khiết cùng cùng với tình yêu quê hương và tâm hồn trong sáng của ông. Trong
bài nghiên cứu Khám phá nhân cách tinh thần của Khuất Nguyên từ tác phẩm “Ly
tao” (Cao Kỳ Duyên, 2001) và Chúng giai cạnh tiến dĩ tham lam hề, dư độc hảo tu dĩ
vi thường tòng. Vẻ đẹp nhân cách của Khuất Nguyên qua “Ly tao” (Lưu Triều Hưng,
2001), Nghiên cứu thảo luận và phân tích tình cảm gia đình, đất nước trong “Ly tao”
(Chung Lập Minh, 2023) đã chỉ ra vẻ đẹp nhân cách của Khuất Nguyên được thể hiện
trong Ly tao nằm ở sự kiên trì tu dưỡng bản thân, theo đuổi lý tưởng chính trị tiến bộ,
đấu tranh gian khổ và không ngừng nghỉ trước những điều xấu xa, tình yêu và sự tận
tâm với đất nước. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của tinh thần ấy đến việc khơi dậy tinh
thần cảnh giác của con người trước sự tê liệt của tâm hồn, đồng thời phát triển tư
tưởng trong sáng, cao đẹp và lòng yêu nước của nhân dân.
Bài nghiên cứu “Ly tao” và nhân cách văn hóa của Khuất Nguyên (Chu Vân
Chiêu, 2008) đã bàn đến một khía cạnh khác khi nghiên cứu về khía cạnh nhân cách
của Khuất Nguyên đó là sự đấu tranh trong nội tâm của Khuất Nguyên. Sự đấu tranh
ấy nằm ở chỗ, Khuất Nguyên là một trí thức có tinh thần tích cực, dám nghĩ dám làm,
ông luôn đòi hỏi phải tạo ra sự khác biệt; tuy nhiên, ông chịu ảnh hưởng nặng nề của
tư tưởng phong kiến đương thời, phải dựa vào quân vương và thứ bậc. Điều này đã
khiến Khuất Nguyên với tư cách một chính trị gia trí thức rơi vào tình thế tiến thoái
lưỡng nan của Khuất Nguyên với tư cách là một chính trị gia trí thức. Đây không chỉ
là nỗi lòng của riêng Khuất Nguyên mà còn là nỗi lòng của các nhà trí thức trong xã
hội phong kiến đương thời.
Càng về các giai đoạn sau, các bài nghiên cứu về khía cạnh nhân cách cách của
Khuất Nguyên càng có độ “sâu” hơn, không chỉ là “khám phá” vẻ đẹp nhân cách cách
Khuất Nguyên mà đã đi vào “diễn giải”, “giải thích” như bài nghiên cứu Diễn giải lý
tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu của Khuất Nguyên trong “Ly tao” (Dương Lệ
Tuyền, 2016), Giải thích tinh thần yêu nước của Khuất Nguyên qua tác phẩm “Ly
tao” (Ư Hải Anh, 2023). Trong đó, lý giải về lý tưởng chính trị và tinh thần chiến đấu
trong Ly tao của Khuất Nguyên. Phân tích nội hàm lòng yêu nước và tinh thần yêu

15
nước của Khuất Nguyên chứa đựng trong Ly tao, bao gồm khát vọng chính trị, nhân
cách cao đẹp, thế giới cảm xúc và tinh thần yêu nước trong sáng tạo nghệ thuật, đồng
thời đề xuất rằng thông qua việc lồng ghép tinh thần yêu nước vào đời sống chính trị,
chúng ta có thể học hỏi từ tư tưởng chính trị, trí tuệ và tích cách của Khuất Nguyên.
Nhìn chung, các bài nghiên cứu về khía cạnh nhân cách của tác giả Khuất
Nguyên đều đánh giá vẻ đẹp nhân cách của tác giả ở các phương diện như tinh thần
yêu nước, thương dân cũng chính xuất phát từ tinh thần ấy mà ông có khát khao,
mong muốn về một nền chính trị tốt đẹp hơn. Sự đánh giá ấy dựa trên cơ sở tìm hiểu,
phân tích bối cảnh thời đại, điều đó sẽ giúp lý giải rõ hơn tại vì sao Khuất Nguyên lại
có những mong muốn, khát vọng cũng như hành động như vậy. Tuy nhiên có thể thấy
về vấn đề nghiên cứu này vẫn còn nhiều những khoảng trống, có ít bài nghiên cứu,
đặc biệt là những bài nghiên cứu theo chiều “sâu”, lý giải về sự đấu tranh trong nội
tâm của nhà tri thức Khuất Nguyên
2.2.4. Khuynh hướng nghiên cứu về triết học
Chỉ có 1 bài nghiên cứu về khía cạnh triết học đó là nghiên cứu Giải thích triết
học của “Ly tao” (Trương Sùng Sâm, 2012). Bài nghiên cứu phân tích về ba tư tưởng
triết học trong Ly tao, một là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, thứ hai là sự
thống nhất của các mặt đối lập, thứ ba là sự xung đột và bình thường hóa của sinh tử.
Thông qua 3 tư tưởng triết học này, học giả nghiên cứu nhấn mạnh tuy triết lý chứa
đựng trong Ly tao khác với triết học Tiền Tần nhưng cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến
văn hóa Trung Quốc.
Bài nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích được tư tưởng triết học trong Ly tao của
Khuất Nguyên. Tuy nhiên, có thể thấy rằng về khía cạnh này chưa được các học giả
nghiên cứu và khai thác nhiều và cần được mở rộng trong tương lai để có những
tương quan so sánh rõ hơn.
2.2.5. Các nội dung khác
Bàn về nội dung - tư tưởng tác phẩm Ly tao của Khuất Nguyên còn có nhiều
các chủ đề khác được các nhà nghiên cứu quan tâm như sự thất bại trong công cuộc
cải cách chính trị của Khuất Nguyên cũng như các bài học từ sự diệt vọng của nước
Sở. Vào năm 2001 đã có bài nghiên cứu Lời thú nhận sự thất bại của một nhà cải
cách chính trị - Giải thích loại văn hóa của “Ly tao” (Lý Lập Tuyền, 2001) về chủ đề

16
này, tuy nhiên đến nay sau hơn 20 năm chủ đề này vẫn là một khoảng trống trong
nghiên cứu về tác phẩm Ly tao
Bên cạnh đó còn có hai bài nghiên cứu Góc nhìn thần thoại của Khuất Nguyên
trong “Ly tao” (Vương Khai Nguyên, Tiết Tùng Hoa, 2001) và Đặc điểm thẩm mỹ
của thần thoại trong “Ly tao” (Lý Thần, 2016) bàn về chủ đề thần thoại trong Ly tao.
Khía cạnh nghiên cứu này tuy đã được khai thác từ năm 2001 nhưng mãi đến năm
2016 mới lại có một bài nghiên cứu về nó, có thể nói chủ đề này cần được các học giả
quan tâm và đào sâu nghiên cứu nhiều hơn để góp phần là đa dạng về mặt nội dung -
tư tưởng trong Ly tao.
2.3. Khuynh hướng nghiên cứu nghệ thuật của tác phẩm “Ly tao”
Trong giai đoạn khảo sát từ năm 2001 đến năm 2024 có cụ thể 106 bài nghiên
cứu Ly tao của tác giả Khuất Nguyên theo khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật
của tác phẩm (chiếm hơn 45% trên tổng số 235 bài nghiên cứu về tác phẩm Ly tao
trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay), là khuynh hướng có nhiều bài nghiên cứu nhất
mà nhóm đã tiếp cận và khảo sát. Có thể nói, với tư cách là một trong những tác phẩm
thi ca nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc, nghệ thuật của Ly tao nhận rất
nhiều sự chú ý và quan tâm của các học giả Trung Quốc.
Khi nghiên cứu về nghệ thuật của tác phẩm Ly tao, các nhà nghiên cứu đã tập
trung nghiên cứu 5 phương diện nghệ thuật chính, bao gồm: Thủ pháp nghệ thuật (42
bài), Nghệ thuật về cấu trúc - ngữ pháp (16 bài), Nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật - sự vật (14 bài), Nghệ thuật sử dụng ngôn từ (14 bài), Nghệ thuật xây dựng
thời gian - không gian (3 bài) và các đặc sắc nghệ thuật khác (19 bài).
2.3.1. Thủ pháp nghệ thuật
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024, nhóm chúng tôi đã tiếp cận được
41 bài nghiên cứu về thủ pháp nghệ thuật của tác phẩm Ly tao, chiếm 39% trên tổng
số bài có khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật. Thủ pháp nghệ thuật của Ly tao
được chia thành thủ pháp nghệ thuật tu từ “phú, tỷ, hưng” - ẩn dụ so sánh và thủ pháp
nghệ thuật biểu tượng.
Về thủ pháp nghệ thuật tu từ “phú, tỉ, hứng”. Trước hết phải tìm hiểu “phú,
tỉ, hứng” là gì? Phú là nói thẳng ngay vào việc mình định nói, tỉ là nói ví mượn cái nọ
để nói cái kia, hứng là trước khi nói vào việc mình định nói mượn một vật gì mắt thấy

17
tai nghe mà nói lên trước để khơi gợi. Thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” trong tác
phẩm Ly tao của tác giả Khuất Nguyên được sử dụng như một phương thức nghệ thuật
chính để tác giả thể hiện tư tưởng của bản thân mình, vậy nên các học giả đã tập trung
nghiên cứu về thủ pháp nghệ thuật này. Thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” được
Khuất Nguyên thể hiện qua các hình ảnh như “cầu nữ”, “hương thảo mỹ nhân”, “xem
bói” hay những hình ảnh khác. Bài nghiên cứu Việc sử dụng hình ảnh “hương thảo
mỹ nhân” trong “Ly tao” và ý nghĩa thực tế của nó (Dư Tuấn Xảo, 2024) đã thống kê
được trong bài Ly tao có 21 câu liên quan đến “hương thảo”, tổng cộng có 17 loại các
loại thảo mộc được nhắc đến, hình ảnh “mỹ nhân” được nhắc đến tổng cộng 11 lần.
Có thể thấy, tác giả Khuất Nguyên đã dùng rất nhiều mực bút để miêu tả nhiều loại
“hương thảo” và “mỹ nhân” khác nhau để bộc lộ tính cách cao thượng, mưu cầu chính
trị và tình cảm yêu nước của mình, từ đó hình thành nên hình tượng “hương thảo mỹ
nhân”. Bài nghiên cứu Hương thảo mỹ nhân - Nghiên cứu sơ bộ về nghệ thuật tỉ, hứng
trong “Ly tao” (Trương Bàng Bàng, 2013) đã chỉ ra được rằng trong Ly tao, Khuất
Nguyên đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” trong hình ảnh
“hương thảo mỹ nhân” để thể hiện được tư tưởng chính trị của chính tác giả. Ngoài
nghiên cứu thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” qua hình ảnh “hương thảo mỹ nhân”
thì còn nghiên cứu thông qua hình ảnh “cầu nữ” như các bài Nghiên cứu “cầu nữ”
của nhân vật trữ tình trong Ly tao (Lý Bính Hải, 2010) hay Bàn luận về “Ngũ cầu
nữ” trong “Ly tao” và ý nghĩa ẩn dụ của chúng (Ngụy Trạch Kỳ, 2012). Cả hai bài đã
phân tích hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ” trong Ly tao, ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ”
cũng như tác dụng bộc lộ nỗi lòng đau buồn của Khuất Nguyên về cuộc sống thực tế
và chế độ chính trị hủ bại đương thời. Có một bài nghiên cứu chung nhất, khái quát
nhất về thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” mà Khuất Nguyên sử dụng trong Ly tao,
từ giới thiệu thủ pháp “phú, tỉ, hứng” đến việc phân tích Khuất Nguyên đã sử dụng
khéo léo thủ pháp ấy như thế nào với các hình ảnh phụ nữ, chim chóc, cỏ cây, hiệu
quả và ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật “phú, tỉ, hứng” trong Ly tao đó là bài Kỹ thuật
biểu đạt các đối tượng cụ thể trong “Ly tao” (Thi Trọng Trinh, 2012).
Về thủ pháp nghệ thuật tượng trưng, thủ pháp nghệ thuật tượng trưng là
biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể và trong tác phẩm Ly tao
tác giả cũng đã sử dụng nhuần nhuyễn thủ pháp nghệ thuật này. Tuy nhiên qua khảo

18
sát chỉ thống kê được 2 bài nghiên cứu về thủ pháp tượng trưng trong Ly tao. Nếu để
nói bài nghiên cứu có phần vượt trội hơn đó là bài Bàn luận về thủ pháp tượng trưng
(Từ Tinh Tinh, 2022). Bài nghiên cứu này đã giới thiệu và phân tích một cách chi tiết
về lịch sử của thủ pháp biểu tượng trong các tác phẩm văn học trước Ly tao, sau đó đi
vào việc giới thiệu thủ pháp tượng trưng trong Ly tao, tầng bậc của thủ pháp tượng
trưng trong Ly tao bao gồm: thực vật, động vật và nhân vật, sau đó nói đến mục đích
sử dụng cũng như tác dụng của thủ pháp tượng trưng trong Ly tao. Trong bài nghiên
cứu này, tác giả Từ Tinh Tinh đã lồng ghép thủ pháp biểu tượng với thủ pháp tu từ ẩn
dụ, nói về những hình ảnh tượng trưng mà Khuất Nguyên đã sử dụng như “mỹ nhân”,
“hương thảo”... để thể hiện mong muốn chính trị của bản thân. Bài nghiên cứu này
quả thực đã cho người đọc một cái nhìn chi tiết và dễ hiểu về thủ pháp tượng trưng
được Khuất Nguyên sử dụng trong Ly tao.
2.3.2. Nghệ thuật về cấu trúc - ngữ pháp
Cấu trúc - ngữ pháp chính là yếu tố để một tác phẩm trở nên rõ ràng hơn, cụ thể
và mạch lạc hơn. Vì vậy, đối với một tác phẩm văn học kinh điển như Ly tao, cấu trúc
- ngữ pháp chắc chắn là một đề tài hấp dẫn và có nhiều điểm khai thác cho các nhà
nghiên cứu. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024, nhóm đã khảo sát được 17
bài nghiên cứu với khuynh hướng nghệ thuật về cấu trúc - ngữ pháp của Ly tao, chiếm
16% trên tổng số bài có khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật.
Về cấu trúc, trong bài Thảo luận ngắn gọn về vẻ đẹp cấu trúc trong tác phẩm
“Ly tao” (Hồ Hà, 2020) tác giả đã nghiên cứu và làm rõ về đặc điểm cấu trúc của Ly
tao, sự thể hiện của cấu trúc nằm ở ba khía cạnh: vòng lặp lặp đi lặp lại, sự tương tác
giữa ảo và thực, sự đan xen của thời gian và không gian, và sự lặp lại được thể hiện
qua việc lặp từ ngữ, cốt truyện và nhắc lại cảm xúc của chính bản thân tác giả. Tuy
nhiên để nói đến bài nghiên cứu sâu sắc về cấu trúc của Ly tao thì đó chính là bài
Khám phá kết cấu tầng lớp của “Ly tao” (Chu Kiến Trung, 2005). Tuy là một bài
nghiên cứu trong giai đoạn đầu tiên nhưng bài nghiên cứu của ông đã phân tích và
đánh giá được rõ ràng, cặn kẽ cấu trúc của tác phẩm Ly tao, trước tiên ông giải thích
nguyên nhân lựa chọn Ly tao để nghiên cứu về cấu trúc nói riêng cũng như để nghiên
cứu cấu trúc của thể loại Sở từ nói chung, sau đó nói qua về bối lịch sử văn hóa của
Ly tao để độc giả có thể hiểu rõ hơn về Ly tao để đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc phức

19
tạp của nó và phân tích việc nghiên cứu cấu trúc “ba đoạn” của Vương Bang Thải
cũng như phát triển nó.
Về ngữ pháp gồm có câu và thành phần câu, bài Vai trò của quy luật nhóm
câu đối với việc thể hiện tình cảm trong “Ly tao” (Tiêu Tuyết Liên, 2013) đã đưa ra
quy luật các nhóm câu xuất hiện trong Ly tao bao gồm: chia câu thành hai thức trên
dưới, tạo thành hệ thống nhóm câu phong phú, quy luật giữa câu trên và câu dưới và
quy luật trong nhóm câu bao gồm thuận thừa, song song, chuyển ngặt, phân tích tầm
quan trọng của các nhóm câu trong việc biểu đạt cảm xúc cũng như thể hiện tư tưởng
của Khuất Nguyên. Nói về câu cũng như các nhóm câu thì các nhà nghiên cứu cũng
không bỏ qua các thành phần trong câu, Khả năng biểu đạt của các thành phần thừa
——Ví dụ như trong “Ly tao” (Lương Văn Cần, 2012) đã lựa chọn một thành phần
ngữ pháp hiếm được nghiên cứu và nhắc đến đó là thành phần thừa trong câu, song
bài nghiên cứu đã thành công trong việc phân chia của các thành phần dư gồm từ ngữ
khí có tính nhấn mạnh “固、犹、亦”, từ ngữ khí có tính xác định (mạo từ, đại từ sở
hữu, danh từ sở hữu…) “唯、独”, các từ ngữ khí ngữ đoạn “也”, sự lặp lại của các
từ đồng nghĩa và sự thay thế ẩn dụ của một số thành phần cú pháp, phân tích bằng các
câu thơ cụ thể trong Ly tao, chỉ ra vai trò của nó và khẳng định tầm quan trọng không
thể bỏ qua của thành phần ngữ pháp này.
2.3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật - sự vật
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2024, nhóm đã tiếp cận được 14 bài nghiên
cứu về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật - sự vật trong Ly tao, chiếm 13% trên
tổng số bài nghiên cứu có khuynh hướng nghiên cứu nghệ thuật của tác phẩm Ly tao.
Trong đề mục đã thể hiện rõ nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật - sự vật trong
Ly tao chủ yếu chia thành nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và nghệ thuật xây
dựng hình tượng sự vật.
Trước hết về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, có thể nói rằng hình
tượng nhân vật trong Ly tao hiện lên thực sự chưa phải là quá rõ ràng, rõ nét, có cá
tính hay đặc điểm nhận biết riêng, tuy nhiên qua những nhân vật trữ tình ấy, Khuất
Nguyên lại thể hiện được tư tưởng, tình cảm và thái độ của bản thân mình. Bài Bàn
về “Chúc Dung” - Nhân vật chính trong “Ly tao” (Hùng Hồng Cúc, Từ Minh Anh,
2011) đã chỉ ra rằng nhân vật chính trong Ly tao chính là Chúc Dung, nhóm tác giả đã

20
phân tích thân phận của Chúc Dung - một vị thần đến từ phương Nam, thảo luận về
vấn đề Khuất Nguyên đã xây dựng hình tượng Chúc Dung như thế nào để người đời
sau luôn nhầm tưởng Chúc Dung chính là bản thân Khuất Nguyên, làm rõ hình tượng
nhân vật Chúc Dung được lồng ghép thủ pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ, tuy Chúc
Dung là một nhân vật mơ hồ trong Ly tao nhưng lại có thể phần nào thể hiện được tư
tưởng chính trị và cảm xúc của Khuất Nguyên đối với thời thế loạn lạc. Bên cạnh đó,
hai bài nghiên cứu Tự thức tỉnh: Thảo luận về hình ảnh “Linh Quân” trong “Ly tao”
(Thi Trọng Trinh, 2012) và Bàn luận về “Linh Quân” và “Linh Phân” trong “Ly
tao” (Lưu Phân, 2015) đã nghiên cứu về một hình tượng nhân vật khác đó chính là
Linh Quân. Cả hai bài nghiên cứu đều đã đi sâu vào phân tích nghệ thuật xây dựng
hình tượng “Linh Quân” trong Ly tao như bối cảnh tạo hình nhân vật Linh Quân và tự
nhận thức bản thân về hình tượng Linh Quân. Trong cả hai bài đều đi theo cách
nghiên cứu từng câu thơ và chi ra nhân vật Linh Quân mang những đặc điểm bề ngoài
của phù thủy và quái vật nhưng vẫn có những đặc điểm sâu sắc của những nhân vật
dưới trần thế và Khuất Nguyên tạo ra hai hình tượng Linh Quân. Một Linh Quân vào
vai một người thất vọng, bày tỏ cảm xúc buồn khổ cho nỗi bất hạnh của chính mình,
một Linh Quân nổi loạn thể hiện tình cảm kiên cường mình. Trong bài nghiên cứu của
mình, Thi Trọng Trinh còn đưa ra một luận điểm rằng Linh Quân xuất hiện trong
“ngôi thứ nhất” với giọng điệu và bản sắc của chính mình, ghi lại chân thực cuộc đời
của mình với cảm xúc sống độc đáo và thể hiện rõ nét tinh thần cá tính độc đáo như
Khuất Nguyên đang nói về chính bản thân ông. Tuy nhiên bài nghiên cứu của Lưu
Phân lại chỉ ra rằng hình ảnh Linh Quân trong Ly tao không thể hoàn toàn được đánh
đồng với chính Khuất Nguyên, mà là hình ảnh nhân vật chính trữ tình Khuất Nguyên
dựa trên chính mình và tiêu biểu bằng nghệ thuật, nó không chỉ khắc họa chân thực
nội tâm tính cách lý tưởng của Khuất Nguyên. Bài nghiên cứu Bàn luận về “Linh
Quân” và “Linh Phân” trong “Ly tao” (Lưu Phân, 2015) còn nói nhiều hơn đến hình
tượng nhân vật Linh Quân “thứ hai” đó chính là Linh Phục.
Bên cạnh hình tượng nhân vật nam, các nhà nghiên cứu cũng đi sâu vào nghiên
cứu hình tượng nhân vật nữ trong Ly tao, bài Đánh giá về thân phận thực sự của
“Phục phi” trong “Ly tao” (Trương Văn Cẩm, 2017) đã đi sâu vào phân tích hình
tượng nhân vật Phục Phi xuất hiện trong Ly tao, bài nghiên cứu đã đưa ra những 4 ý

21
kiến về thân phận của Phục Phi như con gái nhà Phục Hy, con dâu nhà Phục Hy, mẹ
của Phục Hy và người vợ của vị hôn quân “Di Nghệ” triều đại nhà Hạ, mỗi một thân
phận Trương Văn Cầm đều đi phân tích hình tượng nhân vật tương ứng với bối cảnh
và nghệ thuật khéo léo mà Khuất Nguyên đã sử dụng khi xây dựng hình tượng nhân
vật Phục Phi để giải thích về hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ” xuất hiện xuyên suốt trong tác
phẩm Ly tao của ông.
Có một bài nghiên cứu lại không đi vào nghiên cứu các hình tượng nhân vật có
tên cụ thể như Chúc Dung, Linh Quân hay Phục Phi mà nghiên cứu bao quát nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình xuất hiện trong Ly tao, đó là bài Phân tích
hình tượng nhân vật chính trữ tình trong “Ly tao” (Cánh Hạ, 2020). Bài nghiên cứu
thông qua việc tiếp cận, khảo sát và thống kê trên toàn bộ tác phẩm Ly tao thì đã đưa
ra 4 hình tượng nhân vật trữ tình “vô danh” xuất hiện xuyên suốt trong Ly tao là hình
tượng chính trị gia trẻ tuổi và đầy triển vọng, hình tượng chí sĩ có lý tưởng cao cả,
hình tượng đấu sĩ ngoan cường không chịu khuất phục và hình tượng thi nhân với đạo
đức cao thượng, qua mỗi hình tượng nhân vật Khuất Nguyên đều gửi gắm tư tưởng,
thái độ chính trị và lý tưởng cao đẹp của bản thân mình.
Về nghệ thuật xây dựng hình tượng sự vật trong Ly tao, phương diện nghệ
thuật này được chú ý ít hơn so với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình.
Bài Về cơ chế hình thành biểu hiện đặc điểm ở các sự vật nổi bật trong “Ly tao” (Thi
Trọng Trinh, 2013) ông đã thực hiện nghiên cứu và giải thích cơ chế hình thành nên
sự đặc trưng của các sự vật nổi bật trong Ly tao, các sự vật cụ thể trong Ly tao có thể
được chia khái quát thành vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo và được Khuất Nguyên
xây dựng chủ yếu dựa trên ba yếu tố như môi trường tự nhiên, phong tục dân gian của
nước Sở và biểu tượng của nhân cách. Trong bài nghiên cứu, Thi Trọng Trinh đã chỉ
ra tính đa dạng, tính khu vực, tính thần thánh, tính đối lập và tính thực dụng trong các
sự vật nổi bật xuất hiện trong Ly tao. Nhìn bề ngoài, việc hình thành các sự vật nổi bật
này tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng trên thực tế, nó hàm chứa nhiều ý nghĩa để
bộc lộ suy nghĩ tư tưởng thái độ và nhân cách của chính Khuất Nguyên. Bài Đặc
điểm của các sự vật nổi bật ở “Ly tao” (Thi Trọng Trinh, 2013) lại chú trọng hơn về
việc nghiên cứu 5 đặc điểm của các sự vật nổi bật trong Ly tao bao gồm tính đa dạng,
tính khu vực, tính thần thánh, tính đối lập và tính thực dụng. Mặc dù cùng một tác giả

22
nghiên cứu nhưng bài Về đặc điểm thẩm mỹ của sự vật nổi bật trong “Ly tao” (Thi
Trọng Trinh, 2013) lại có hướng nghiên cứu khác đi, nghiên cứu về đặc điểm thẩm mỹ
của các sự vật nổi bật. Ông nêu lên 4 vẻ đẹp thẩm mỹ của các sự vật bao gồm: vẻ đẹp
mỹ lệ, vẻ đẹp năng động, vẻ đẹp duyên dáng sâu sắc và vẻ đẹp bi tráng; ngoài ra còn
nêu lên những ý kiến đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ về các sự vật trong Ly tao của các học
giả trước và có phần không đồng tình để khẳng định thêm sự mới mẻ trong nghiên cứu
đặc điểm thẩm mỹ của sự vật nổi bật trong Ly tao.
2.3.4. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến năm 2024, nhóm đã tiếp cận và thống
kê được 14 bài nghiên cứu nghệ thuật sử dụng từ ngữ, chiếm 13% trên tổng số bài
nghiên cứu về khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật, trong đó các tác giả nghiên
cứu về từ đơn và từ ghép, chủ yếu nhấn mạnh về giải thích, chú thích về từ ngữ, cách
sử dụng từ, ý nghĩa của từ và sự biến đổi của từ.
Về từ đơn có bài Giải thích cách âm và ý nghĩa của từ “năng” trong câu
“Hựu trùng chi dĩ tu năng” trong “Ly tao” (Lưu Trường Phong, Lý Hải Long, 2012)
đã tiến hành nghiên cứu và phân tích âm đọc đúng của “ 能 ” (nài, néng, tài), ý
nghĩa đa dạng của từ “能” trong câu thơ “又重之以修能”. Ngoài ra, bài nghiên
cứu Thảo luận ngắn gọn về vai trò của từ ngữ khí “hề” trong “Ly tao” (Vương Sa Sa,
2013) đã nêu lên ý nghĩa của chữ “hề (兮)”, thống kê được có 186 chữ “hề (兮)” xuất
hiện trong Ly tao, vai trò của từ ngữ khí “hề (兮)” trong tác phẩm, bao gồm tác dụng
tăng cường ngữ khí trong câu, mang vẻ đẹp của âm nhạc, mang vẻ đẹp của sự cân đối
vì mỗi hai câu là có một chữ “hề (兮)” ở cuối câu và tác dụng đệm câu và cuối cùng là
nêu ảnh hưởng của từ ngữ khí “hề ( 兮)” trong Ly tao đến các tác phẩm văn học đời
sau.
Về từ ghép, bài “Trụy lộ” và “Lạc anh” trong “Ly tao” ( Diêu Tiểu Âu, Lí
Văn Huệ, 2011) đã đi sâu vào nghiên cứu ý nghĩa và tác dụng biểu đạt của hai từ “trụy
lộ (坠露)” và “lạc anh (落英)”, nhóm tác giả chủ yếu nghiên cứu bằng cách phân tích
ý nghĩa từng từ như “lạc (落)”, “anh (英)”, “trụy (坠)” và “lộ (露)” xuất hiện trong Ly
tao và ghép chúng để đưa ra các ý nghĩa của hai từ cũng như tác dụng biểu đạt tư
tưởng của tác giả Khuất Nguyên muốn bày tỏ. Hoặc trong bài nghiên cứu Nghiên cứu
về “Phủ tráng” trong “Ly tao” (Lôi Hân Hàn, 2015) đã phân tích ý nghĩa hai chữ

23
“phủ (抚)” và “tráng (壮)” xuất hiện trong Ly tao, tuy nhiên bài nghiên cứu có phần sa
đà vào việc giới thiệu các ý kiến giải thích của các nhà nghiên cứu trước đó và giải
thích ý nghĩa của từ “phủ tráng ( 抚壮)” trong các tác phẩm thời Tiền Tần và trong
toàn bộ tập “Sở từ” bao gồm cả “Cửu ca” mà không đi sâu nghiên cứu vào “phủ tráng
(抚壮)” trong Ly tao.
Ngoài nghiên cứu về từ đơn, từ ghép trong Ly tao, cũng có những bài nghiên
cứu về cách sử dụng đại từ nhân xưng trong Ly tao như bài Phân tích cách sử dụng
đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong “Ly tao” (Lý Hiểu Tĩnh, 2015). Bài nghiên cứu
này tác giả đi nghiên cứu đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong Ly tao, tác giả đã khảo
sát, đưa ra các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất bao gồm “朕”、”吾”、”余”、”
予”、”我”....thống kê số lần xuất hiện của từng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
xuất hiện trong bài, cụ thể đại từ nhân xưng “ 朕” xuất hiện 4 lần, sử dụng với ý
nghĩa thể hiện lòng tự tôn tự trọng của Khuất Nguyên; đại từ nhân xưng “吾” xuất
hiện 26 lần, qua đó thấy được đại từ xưng hô “吾” thể hiện tâm hồn cao thượng của
Khuất Nguyên, theo đuổi vẻ đẹp nhân cách nội tâm và coi sự thăng trầm của nước Sở
là trách nhiệm của chính mình; đại từ nhân xưng ““余” xuất hiện 52 lần, được Khuất
Nguyên sử dụng khi ông cảm cô đơn, tuyệt vọng, đầy đau khổ và tuyệt vọng đối với
bậc quân vương và nền chính trị lúc bấy giờ; đại từ nhân xưng “予” xuất hiện 3 lần;
đại từ nhân xưng “ 我” được sử dụng 2 lần, mang màu sắc trung tính và được sử
dụng phổ biến trong tiếng Trung hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, trong bài Nghiên
cứu từ ngữ biểu cảm trong “Ly tao” (Cù Mộng Điềm, 2023) tác giả đã nghiên cứu
cách viết những từ ngữ biểu cảm trong Ly tao, tìm hiểu kỹ thuật viết cảm xúc tinh tế
của Khuất Nguyên từ việc sử dụng các từ ngữ biểu cảm khác nhau và hiểu sâu sắc
những cảm xúc mạnh mẽ của Khuất Nguyên ẩn chứa trong đó, trong bài nghiên cứu
này, tác giả Cù Mộng Điềm vẫn sử dụng lối nghiên cứu khảo sát, thống kê các từ ngữ
biểu cảm xuất hiện trong Ly tao như “ 哀 ” 、 ” 伤 ” 、 ” 忍 ” 、 ” 疑 ” 、 ”
悔”、”惩”、”怨” 、”独”、”终” và “侘傺”, phân tích từng câu thơ có
những từ ngữ biểu cảm và nghiên cứu ý nghĩa biểu đạt cảm xúc của chúng.
2.3.5. Nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian

24
Trong giai đoạn thực hiện khảo sát từ năm 2001 đến năm 2024, nhóm thống kê
được 2 bài nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian trong Ly tao, chỉ
chiếm gần 2% trên tổng số bài nghiên cứu có khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật
của Ly tao. Mặc dù số lượng ít nhưng nhóm vẫn đưa các bài nghiên cứu về nghệ thuật
xây dựng không gian và thời gian trong Ly tao của tác giả Khuất Nguyên bởi không
gian và thời gian được xây dựng trong Ly tao được các học giả nghiên cứu vô cùng kỹ
càng và có giá trị đối với các đề tài nghiên cứu sau này về cách Khuất Nguyên khai
thác và sử dụng không gian, thời gian.
Về không gian, trong bài Thảo luận về ý thức không gian trong “Ly tao” (Thi
Trọng Trinh, 2011), nhà nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên
cứu không gian trong Ly tao, ông đã nghiên cứu nhận thức về không gian trong Ly tao
dưới 3 khía cạnh: (1) Xây dựng không gian “cố hương” và “thiên đường”; (2) Ngăn
cách và kết nối trong không gian qua hình ảnh “cổng” và “đường”; (3) Phương hướng
trong không gian giữa “phương Nam” và “phương Tây”. Khi đi sâu vào nghiên cứu,
ông chỉ ra rằng Khuất Nguyên đã xây dựng hai loại không gian khác nhau là cố hương
và thiên đường. Sự cùng tồn tại của hai loại không gian khác nhau này đã chứng minh
đầy đủ rằng Khuất Nguyên có sự mâu thuẫn giữa xung đột và sự lựa chọn tiến lên - rút
lui trong con đường chính trị và tình cảm. Nếu “Cổng ngăn cách” trong Ly tao trở
thành nút chia cắt cố hương và thiên đường, thì “Con đường kết nối” trở thành cầu nối
giữa hai không gian này, cuối cùng là phương hướng không gian, cụ thể là chọn và
nhấn mạnh phương Nam và phương Tây, nếu hướng Nam phản ánh rằng Khuất
Nguyên cố gắng tìm kiếm người bạn tri kỷ ở quê hương, thì hướng Tây cho thấy ông
mong muốn tìm kiếm người bạn thân thiết ở trên Thiên đường. Bài nghiên cứu này đã
đi sâu nghiên cứu và đưa ra kết quả rõ ràng về nghệ thuật xây dựng không gian trong
Ly tao, ý nghĩa của các không gian đó đối với sự bộc lộ tư tưởng tình cảm của chính
Khuất Nguyên, đây có thể nói một bài nghiên cứu có giá trị đối với những đề tài về
không gian trong Ly tao sau này.
Về thời gian, bài nghiên cứu Ký ức và tưởng tượng: Ý thức về thời gian trong
“Ly tao” (Thi Trọng Trinh, 2010) quả thực là một bài nghiên cứu mẫu mực về ý thức
thời gian, nghệ thuật xây dựng nó trong Ly tao của Khuất Nguyên. Trong bài Ký ức và
tưởng tượng: Ý thức về thời gian trong “Ly tao” của mình, Thi Trọng Trinh đã chỉ ra

25
việc ý thức xây dựng thời gian trong Ly tao của Khuất Nguyên có điểm nổi bật hơn
hẳn so với các tác phẩm thời kì trước, ông nghiên cứu và phân chia được thời gian
trong Ly tao được xuất hiện dưới hai cách: (1) thông qua danh từ và trạng từ chỉ thời
gian để diễn đạt thời gian bề ngoài; (2) thông qua sự biến đổi và hoạt động của các vật
thể tự nhiên. Ở cách thứ nhất, thời gian được thể hiện rõ ràng qua các danh từ chỉ thời
gian như “ 时 ” 、 ” 庚 寅 ” 、 ” 年 、 岁 ” 、 ” 春 、 秋 ” 、 ” 日 ” 、 ” 朝 、
夕 ” 、 ” 黄 昏 ” 、 ” 昔 、 今 ” , các trạng từ chỉ thời gian như: “ 将 ” 、 ” 犹
未”、”溘”、”忽”、”既”. Cách thứ hai, thời gian được thể hiện một cách ẩn,
thể hiện thời gian thông qua sự thay đổi của các vật thể tự nhiên và sự biến đổi của
không gian hoạt động, và chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh: vật chất hóa thời gian và
sự không gian hóa thời gian. Cuối cùng đưa ra kết luận, bài nghiên cứu đưa ra có hai ý
nghĩa chính trong việc thể hiện ý thức thời gian trong Ly tao, một là thể hiện cảm giác
mất mát “thời gian không gặp mình” bằng cách hồi tưởng lại quá khứ, hai là thể hiện
sự tưởng tượng về tương lai để bày tỏ cảm giác lo lắng rằng “thời gian không dành
cho mình” của nhà thơ Khuất Nguyên.
Mặc dù các bài nghiên cứu về chủ đề nghệ thuật xây dựng thời gian và không
gian trong Ly Tao đã phân tích và chỉ ra được những nghệ thuật được sử dụng trong
tác phẩm cũng như dụng ý của nó, có giá trị cho các bài nghiên cứu về sau. Tuy nhiên
số lượng các bài nghiên cứu về không gian, thời gian trong Ly tao vẫn còn hạn chế.
Đây chính là một gợi mở cho các đề tài nghiên cứu về sau khi nghiên cứu về tác phẩm
Ly tao.
2.3.6. Các đặc trưng nghệ thuật khác
Ngoài những đề tài nghiên cứu như thủ pháp nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, nghệ thuật về cấu trúc - ngữ pháp, nghệ thuật sử dụng từ ngữ hay xây dựng
không gian thời gian ra, còn một vài đặc sắc nghệ thuật khác trong Ly tao. Theo thống
kê, trong giai đoạn đoạn từ năm 2001 đến năm 2024, có 18 bài nghiên cứu về những
đặc sắc nghệ thuật khác trong Ly tao, chiếm 17% trên tổng số bài nghiên cứu có
khuynh hướng nghiên cứu về nghệ thuật của tác phẩm Ly tao.
Bài Bàn luận về ý nghĩa nghệ thuật của “Ly tao” (Quyền Mỹ Lan, 2003) đã
đưa ra một cái nhìn tổng quan về tất cả các phương diện nghệ thuật được Khuất
Nguyên sử dụng trong Ly tao, từ nghệ thuật xây dựng bối cảnh tác phẩm, thủ pháp tu

26
từ so sánh ẩn dụ đến việc xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình. Có thể thấy, đây là
một bài nghiên cứu đem đến một cái nhìn tổng quan về các phương diện nghệ thuật,
tuy nhiên vì đưa ra cái nhìn tổng quan cũng như thời gian nghiên cứu tương đối sớm
nên bài nghiên cứu này chưa được sâu sắc.
Một đặc sắc nghệ thuật khác được các học giả quan tâm chính là tinh thần lãng
mạn của Ly tao, bài Phân tích ngắn gọn về tinh thần lãng mạn của “Ly tao” (Vương
Ngạn Kiệt, 2010) đã phân tích tinh thần lãng mạn của Ly tao trên 3 khía cạnh: Tinh
thần kiên trì theo đuổi lý tưởng và kiên trì đấu tranh vì lý tưởng; Xây dựng hình tượng
nhân vật chính trữ tình với những cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt; Theo đuổi thẩm mỹ
“kỳ ảo”. Nói đến hai chữ “kỳ ảo”, bài “Phân tích đặc điểm nghệ thuật kì ảo trong “Ly
tao”“ (Triệu Trường Huệ, 2015) đã phân tích nghệ thuật “kỳ ảo” xuất hiện trong Ly
tao. Tác giả trước tiên nói tới nghệ thuật “kỳ ảo” dùng để chỉ những tác phẩm thể hiện
cảm xúc và thể hiện suy nghĩ thông qua tưởng tượng, bao gồm ảo giác, ảo ảnh, ảo
giác, sau đó phân tích đặc điểm nghệ thuật “kỳ ảo” trong Ly tao: một là chuyển từ
hiện thực sang ảo tưởng, rồi từ ảo tưởng trở lại hiện thực; hai là lối suy nghĩ nội tâm là
sự hòa quyện giữa ảo mộng và hiện thực; ba là sử dụng nhiều hình ảnh trữ tình hư ảo
trong lối viết trữ tình. Cuối cùng, tác giả nêu lên tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ
thuật kỳ ảo trong Ly tao đến các nhà văn học sau này: đưa lượng lớn ảo tưởng vào
sáng tác thơ sử dụng hiện thực ảo để phản ánh hiện thực. Bài nghiên cứu này cũng gợi
mở cho các nhà nghiên cứu khác về đề tài nghiên cứu nghệ thuật “kỳ ảo” trong Ly tao
nói riêng cũng như các tác phẩm văn học nói chung.
Ngoài ra, dù là một tác phẩm thơ từ chính trị nhưng Ly tao lại mang nhiều chất
tự thuật, trần thuật. Bài Phân tích ngắn gọn góc nhìn và chức năng trần thuật của “Ly
tao” (Thôi Kim Tĩnh, 2007) đã vận dụng khái niệm “góc nhìn trần thuật” trong lý
thuyết trần thuật để diễn giải lại phong cách trữ tình và cấu trúc sâu sắc của Ly tao.
Điều này tương đối mới mẻ trong văn học thời bấy giờ và có nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu về phương diện nghệ thuật này.
2.4. Khuynh hướng nghiên cứu về dịch thuật tác phẩm “Ly tao”
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2024, nhóm chúng tôi đã tổng hợp được
12 bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu về dịch thuật tác phẩm Ly tao
(chiếm 5,1% trên tổng số 235 bài nghiên cứu về tác phẩm Ly tao trong giai đoạn từ

27
năm 2001 đến nay). Các bài nghiên cứu thuộc khuynh hướng này tập trung trên 2
phương diện chủ đạo: nghiên cứu bản dịch tiếng Hán hiện đại của một số từ ngữ trong
tác phẩm Ly tao (05 bài nghiên cứu); nghiên cứu bản dịch tiếng nước ngoài của tác
phẩm Ly tao (07 bài nghiên cứu).

2.4.1. Khuynh hướng nghiên cứu bản dịch tiếng Hán hiện đại của một số từ ngữ
trong tác phẩm “Ly tao”

Ly tao, một áng thơ sầu bi tráng tuyệt của Khuất Nguyên, ẩn chứa nhiều tầng ý
nghĩa sâu xa và sử dụng nhiều từ ngữ Hán cổ mang tính biểu tượng. Việc hiểu rõ
nghĩa của những từ ngữ này đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt trọn vẹn nội
dung tác phẩm. Trong bài viết này, nhóm chúng tôi đã tổng hợp được 05 bài nghiên
cứu thuộc khuynh hướng nghiên cứu về nghĩa hiện đại của một số từ và cặp từ Hán cổ
trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.

Thứ nhất, bài Nghiên cứu về từ “ 落英” trong tác phẩm “Ly tao” (Lưu Lệ
Bình, 2020). Có hai cách giải thích chủ yếu về từ “落英”: một là bông hoa tàn; hai là
bông hoa mới hé nụ. Cả hai cách giải thích này đều không chính xác, ý nghĩa của” 落
英” vẫn chưa được xác nhận. Qua tìm hiểu, phân tích văn học, tác giả phát hiện từ
“落” có nghĩa là “trưởng thành”, vì vậy, có thể hiểu từ “落英” trong tác phẩm Ly
tao là “hoa đã nở”.

Thứ hai, bài Nghiên cứu về “ 崦 嵫 ” trong “Ly tao” (Hồ Dụ Văn, 2021).
Trong lịch sử, các nhà bình luận về “Sở từ” thường dùng từ “崦嵫” (yêm tư) để chỉ
nơi mặt trời chiếu vào, tuy nhiên không có bất kỳ sự tham chiếu thực tế nào. “ 崦嵫”
hầu như được các thế hệ sau coi là một địa danh thần thoại. Người ta ngày nay có
nhiều ý kiến khác nhau về vị trí “崦嵫” và chưa có kết luận cuối cùng nên trong bài
viết này, tác giả tiến hành nghiên cứu về địa điểm “崦嵫” được nhắc đến trong Ly
tao.

Thứ ba, bài Bàn luận về “nữ tu” trong “Ly tao” và “hữu tu nữ” trên thẻ tre
Thanh Hoa (Hầu Thụy Hoa, 2020). “Nữ tu” ( 女 嬃 ) trong Ly tao tương đương với
“hữu tu nữ” (有嬃女) trong “Đảo từ”, ám chỉ một người phụ nữ trẻ trung, thanh tú và

28
xinh đẹp. Dùng “nữ tu” để tạo nên một câu nói cũng phản ánh kỹ thuật tu từ “hương
thảo mỹ nhân”.

Thứ tư, bài Ý nghĩa của hai từ “ 茝” và “ 芷” trong “Ly tao” (Trần Lôi;
Trần Lệ, 2022). Ly tao là một tác phẩm nổi tiếng trong “Sở từ”, trong đó các ký tự
“茝” và “芷” xuất hiện sáu lần. Từ góc độ nghiên cứu, tác giả đã đưa ra cách phát
âm và định nghĩa các ký tự “茝” và “芷” trong từ điển tiếng Trung hiện đại. Kết
hợp văn học cổ, sách thư pháp, từ điển, vần điệu và sách về “hương thảo”, trong bài
viết này, tác giả đã trình bày sự phát triển và thay đổi về cách phát âm và định nghĩa
của “茝” và “芷”, đồng thời thực hiện một nghiên cứu và phân tích văn bản toàn
diện về mối quan hệ giữa chúng. Tựu chung, hai chữ “ 茝” và “芷” đều đại diện
cho “hương thảo”.

Việc dịch cổ thư luôn được coi là một nan đề dành cho các dịch giả, bởi quá
trình này đòi hỏi sự am hiểu và kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn
hóa, con người, xã hội, đặc biệt là chữ viết thuộc lĩnh vực văn hóa. Tác giả Lư Phinh
đã trình bày công trình nghiên cứu với những dẫn chứng cụ thể qua bài Kiểm tra sự
khác biệt về ngữ âm trong phiên bản chú thích hiện tại của ““Ly tao” (Lư Phinh,
2020). Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng có nhiều điểm khác biệt trong
cách phát âm các từ và cụm từ trong chú thích hiện đại trong “Sở từ”. Có tới 11 điểm
khác biệt về ngữ âm trong chú thích hiện đại trong “Ly tao”, cho thấy sự khác biệt về
thanh điệu, phụ âm đầu và nguyên âm. Bài nghiên cứu đã phân loại những khác biệt
trong ký hiệu ngữ âm của Ly tao trong phiên bản chú thích hiện đại, đã thảo luận về
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong ký hiệu ngữ âm, đồng thời đưa ra một số gợi
ý về cách phát âm phù hợp đã được sửa chữa và giải thích.

Ly tao là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của Trung Quốc thời kỳ
Chiến Quốc, được sáng tác bởi Khuất Nguyên. Tác phẩm sử dụng nhiều từ cổ, có
nghĩa khác biệt so với tiếng Hán hiện đại, dẫn đến khó khăn trong việc dịch thuật và
tiếp cận nội dung. Việc nghiên cứu bản dịch tiếng Hán hiện đại của một số từ cổ trong
tác phẩm Ly tao đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp người đọc hiểu rõ

29
hơn về ý nghĩa và cách sử dụng của những từ cổ này và nội dung, giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.

2.4.2. Khuynh hướng nghiên cứu bản dịch tiếng nước ngoài của tác phẩm “Ly tao”

Ly tao cũng đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Trong giai
đoạn 2001 đến nay, những bản dịch tiếng Anh tiêu biểu nhất, được đánh giá và bàn
luận rộng rãi nhất trong giới dịch thuật Ly tao nói chung. Ngoài ra, ở giai đoạn này
cũng có sự góp mặt của một số bài nghiên cứu về bản dịch tiếng Nhật. Nhóm chúng
tôi chắt lọc được 07 bài nghiên cứu theo khuynh hướng nghiên cứu các bản dịch tiếng
nước ngoài của tác phẩm Ly tao. Nội dung của các bài nghiên cứu tương đối phong
phú, khai thác các bản dịch tiếng nước ngoài của tác phẩm trên các khía cạnh: so sánh
các bản dịch khác nhau của Ly tao, phân tích các phương pháp, chiến lược dịch thuật,
đánh giá chất lượng dịch thuật, nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thuật.

Xét trên phương diện so sánh bản dịch tiếng Anh, nhóm chúng tôi đưa ra dẫn
chứng tiêu biểu với bài nghiên cứu Phân tích so sánh bản dịch tiếng Anh của khái
niệm cốt lõi “linh” trong bốn bản dịch tiếng Anh ở Trung Quốc của “Ly tao” (Hà
Đan, 2022). Từ “linh” (灵) xuất hiện tới 60 lần trong “Sở từ”, trong đó có 9 lần trong
bài thơ tiêu biểu Ly tao, mang đậm nét văn hóa Vu Sở (bùa phép dưới thời nước Sở)
phổ biến lúc bấy giờ. Khi dịch Ly tao sang tiếng Anh, các dịch giả Trung Quốc có
cách hiểu khác nhau về khái niệm cốt lõi “linh” và hình ảnh “linh” với các cách kết
hợp ngữ nghĩa khác nhau. Hứa Uyên Xung và Dương Hiến Ích chủ yếu áp dụng chiến
lược dịch thuần hóa, trong khi Tôn Đại Vũ và Trác Chấn Anh chú ý hơn đến thời gian
dịch thuật, bảo tồn văn hóa ngôn ngữ nguyên bản.

Bên cạnh đó, các dịch giả còn dành sự quan tâm đến việc dịch các địa danh
trong bản dịch tiếng Anh của Ly tao, minh chứng được thể hiện trong bài Nghiên cứu
chiến lược dịch thuật, chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng của địa danh trong bản
dịch tiếng Anh của tác phẩm “Ly tao” (Vương Quần, 2020). Bài nghiên cứu cho thấy,
kết quả dịch tên địa danh trong thơ cổ bằng tiếng Anh rất phức tạp. Sau hơn 150 năm
dịch lại Ly tao, số lượng bản dịch không những nhiều mà còn chất lượng cũng được
nâng cao đáng kể. Theo thống kê, tổng hợp và so sánh kết quả và phương pháp dịch

30
địa danh trong các bản dịch hiện có của Ly tao sẽ cung cấp hướng dẫn và tài liệu tham
khảo cho bản dịch tiếng Anh của các bài thơ cổ và địa danh, đồng thời giúp đánh giá
và định lượng chất lượng của bản dịch.

Tính cho đến thời điểm hiện nay có hơn 10 bản dịch tiếng Anh của Ly tao.
Trong đó, bản dịch của Hứa Uyên Xung tương đối có uy tín và phổ biến hơn vì bản
dịch của ông rất đẹp và đầy đủ, về cơ bản bao gồm các chương trong “Sở từ”. Luận
điểm này đã được tác giả Lý Nguyệt Nguyệt làm sáng tỏ trong bài Nghiên cứu bản
dịch tiếng Anh của các hình ảnh văn hóa trong tác phẩm “Ly tao” dựa trên lý thuyết
khung (Lý Nguyệt Nguyệt, 2022). Nghiên cứu này phân tích việc sử dụng lý thuyết
khung của dịch giả và các hiệu ứng dịch khác nhau mà nó mang lại, đồng thời khám
phá mối quan hệ giữa hình ảnh văn hóa gốc và hình ảnh văn hóa trong bản dịch, sự
khác biệt và giải thích các yếu tố khác nhau khiến cho các dịch giả sử dụng lý thuyết
khung trong bản dịch một cách khác nhau. Mục đích chính của bài viết này là: làm
phong phú thêm việc sử dụng lý thuyết khung phi lý tưởng; cung cấp một góc nhìn
nghiên cứu mới cho việc nghiên cứu bản dịch tiếng Anh của Ly tao; và tạo nguồn cảm
hứng cho các bản dịch tiếng Anh về các hình ảnh văn hóa trong tương lai.

Nổi bật nhất trong khuynh hướng nghiên cứu các bản dịch tiếng nước ngoài
của tác phẩm Ly tao chính là các bài nghiên cứu về phương pháp, chiến lược dịch
thuật và một số lý thuyết. Nhóm chúng tôi đã tổng hợp được 02 bài nghiên cứu so
sánh hai bản dịch tiếng Anh của vợ chồng dịch giả Dương Hiến Ích và dịch giả Hứa
Uyên Xung mà trong đó, các tác giả bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết “tam mỹ”.
Trong bài Nghiên cứu bản dịch tiếng Anh của “Ly tao” dưới góc nhìn “tam mỹ”—lấy
bản dịch của vợ chồng dịch giả Dương Hiến Ích làm ví dụ (Hoàng Tuấn Quyên,
2021), tác giả đã nhận thấy các bài thơ dịch tương đối cân bằng trong việc tạo nên “ý
mỹ, âm mỹ, hình mỹ” và sử dụng vần đôi, tập trung vào việc tái hiện nội hàm sâu sắc
và phong cách nghệ thuật của bài thơ gốc, về cơ bản hiện thực hóa khái niệm “tam
mỹ” của thơ, nhưng việc dịch nghĩa gốc của những từ này một cách tự do dẫn đến mất
đi một số hình ảnh nhân vật. Trên nền tảng lý thuyết “tam mỹ”, tác giả Dương Tuyết
Tùng cũng bày tỏ suy nghĩ tương tự trong bài nghiên cứu Đánh giá bản dịch tiếng
Anh của tác phẩm “Ly tao” của Hứa Uyên Xung dưới góc độ lý thuyết “tam mỹ”

31
(Dương Tuyết Tùng, 2023). Ly tao là một bài thơ trữ tình yêu nước của Khuất
Nguyên, có giá trị văn học vô cùng cao. Bài viết này phân tích và giới thiệu những thể
hiện cụ thể của lý thuyết “tam mỹ” trong bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Ly tao từ
ba góc độ: “ý mỹ, âm mỹ, hình mỹ” và sử dụng các ví dụ dịch để hỗ trợ cho việc phân
tích.

Ngoài ra, các nhà phê bình văn học còn đưa ra những phân tích, đánh giá về
chiến lược dịch luật trong bản dịch Ly tao của một số dịch giả nước ngoài, tiêu biểu là
dịch giả người Anh Edward Harper Parker và dịch giả người Nhật Kiyotaka
Hoshikawa. Năm 1879, nhà Hán học người Anh Edward Harper Parker đã xuất bản
bản dịch tiếng Anh của Ly tao có chữ ký của V. W. X. trong “On China”. Đây là bản
dịch tiếng Anh đầu tiên của Ly tao. Trong bài Phân tích chiến lược dịch thuật ngữ
thần thoại trong bản dịch tiếng Anh của tác phẩm “Ly tao” của Edward Harper
Parker (Du Sâm Lâm; Lôi Giai Hào, 2023), nhóm tác giả đã phân tích, so sánh bản
dịch 68 thuật ngữ thần thoại trong bản dịch này, cho thấy Edward Harper Parker chủ
yếu sử dụng các phương pháp trừu tượng, sửa đổi, phiên âm và tăng cường, bổ sung
bằng phiên âm, lược bỏ và các phương pháp dịch khác. Các phương pháp dịch thuật
và trừu tượng bổ sung sẽ truyền tải chính xác hơn ý nghĩa văn hóa của các thuật ngữ
thần thoại trong văn bản gốc, rất đáng để học hỏi. Đối với bản dịch tiếng Nhật của Ly
tao, trong bài nghiên cứu tiêu biểu Nghiên cứu bản dịch tiếng Nhật CLW trong tác
phẩm “Ly tao” dưới góc độ lý thuyết dịch văn hóa – tập trung vào tác phẩm “Sở từ
nhập môn” của Kiyotaka Hoshikawa (Cao Quảng Nghệ, 2023), Cao Quảng Nghệ đã
dành những lời khen cho dịch giả - tác giả người Nhật này vì sự am hiểu, tìm hiểu sâu
sắc và đam mê to lớn dành cho “Sở từ” nói chung và Ly tao nói riêng. Dựa trên lý
thuyết dịch văn hóa của Lưu Phục Khánh, CLW (Culture-loaded words/Từ ngữ mang
tính văn hóa) ở Ly tao được chia thành ba loại: “sinh thái”, “xã hội” và “vật chất” để
phân tích phương pháp dịch thuật tiếng Nhật, tóm tắt những nghi ngờ về các khía cạnh
trong bản dịch của Kiyotaka Hoshikawa và xu hướng lựa chọn phương pháp dịch của
ông.

Ly tao là một trong những tác phẩm văn học Trung Quốc được dịch ra tiếng
nước ngoài nhiều nhất. Chất lượng các bản dịch Ly tao có sự chênh lệch nhất định.

32
Một số bản dịch được đánh giá cao về mặt sát nghĩa và truyền tải được giá trị nội dung
của tác phẩm. Nhìn chung, kết quả của các bài nghiên cứu bản dịch tiếng nước ngoài
của tác phẩm Ly tao có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các dịch giả nâng cao kỹ
năng dịch thuật và quảng bá những tác phẩm văn học xuất sắc của Trung Quốc ra thế
giới.
2.5. Khuynh hướng nghiên cứu theo tương quan so sánh tác phẩm “Ly tao” với
một số tác phẩm văn học khác
Với tư cách là một tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, được coi là
“thiên cổ đệ nhất từ”, Ly tao của Khuất Nguyên thường được đặt trong mối quan hệ
với các tác phẩm có điểm chung về nội dung tư tưởng, nghệ thuật, ảnh hưởng văn hóa
với mục đích đánh giá tác phẩm Ly tao được sâu sắc hơn, đồng thời đây cũng là cơ sở
để đánh giá sự kế thừa và phát triển văn học của các tác phẩm khác. Vì vậy nghiên
cứu về Ly tao không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội dung tư tưởng, nghệ thuật hay
nhan đề tác phẩm Ly tao mà còn đặt Ly tao trong sự tương quan so sánh với các tác
phẩm khác để làm rõ những tinh hoa văn học đời trước mà Ly tao kế thừa được và qua
những gì kiệt tác đời sau thừa hưởng được làm nổi bật tầm ảnh hưởng của Ly tao
trong văn học Trung Quốc.
Theo nhóm thống kê trên CNKI, nghiên cứu tương quan so sánh Ly tao với các
tác phẩm khác có 9 bài trên tổng số 235 bài (chiếm 3,8% trên tổng số 235 bài nghiên
cứu về tác phẩm Ly tao trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay). Trong số các bài
nghiên cứu đó, phần nhiều nghiên cứu so sánh nghệ thuật được sử dụng trong Ly tao
với nghệ thuật tác phẩm khác, số bài nghiên cứu này chiếm khoảng 55,6% (5 bài)
trong tổng số bài có khuynh hướng nghiên cứu so sánh Ly tao, còn lại là các bài
nghiên cứu so sánh nội dung của Ly tao với các tác phẩm khác.
Trong số các bài nghiên cứu so sánh nghệ thuật Ly tao, nghiên cứu nổi bật là
nghiên cứu Bàn về thủ pháp văn học trong Ly tao và Thần khúc dưới góc độ cấu trúc
biểu tượng (Mã Nghênh Xuân, 2014), tác giả sử dụng phương pháp cấu trúc biểu
tượng để so sánh thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai tác phẩm, cụ thể Ly tao
mang đậm tính trữ tình kết hợp yếu tố tự sự và biểu cảm thể hiện ảnh hưởng đặc trưng
ngôn chí thơ của Trung Quốc cổ đại với thủ pháp tỉ hứng, còn Thần khúc thiên về tự
sự, miêu tả kết hợp yếu tố trữ tình thể hiện tinh thần Ý thời trung cổ dưới sự ảnh

33
hưởng của “thuyết mô phỏng” và “thuyết ngụ ngôn” sử thi thời trung cổ. Qua việc so
sánh thủ pháp được sử dụng trong Ly tao và Thần khúc, tác giả tổng kết được các kỹ
thuật và thủ pháp văn học, đặc biệt là cung cấp đánh giá mang tính học thuật về thủ
pháp trần thuật tối giản trong tác phẩm tự sự và trữ tình. Song, nghiên cứu này chỉ
dừng lại ở góc độ cấu trúc biểu tượng, sự khác biệt văn hóa Đông - Tây qua sự khác
biệt về nghệ thuật giữa hai tác phẩm cũng là đề tài đáng được nghiên cứu.
Sở từ là một thể thơ đặc biệt, mà Ly tao và Cửu ca là dạng thức điển hình của
Sở từ, song cũng cần làm rõ sự khác biệt giữa hai tác phẩm. Nghiên cứu nổi bật về đề
tài này có Nghiên cứu so sánh các mẫu câu của thể “Cửu ca” và thể “Ly tao” - đồng
thời thảo luận về đặc điểm hình thức và tính cổ điển của thể Sở Từ (Triệu Mẫn Lị,
2013). Bài nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt cấu trúc, nhịp điệu giữa hai tác phẩm, cụ
thể cấu trúc trong Ly tao là 三 X 二 (Tam X nhị) hoặc 三 X 三 (Tam X tam), còn
cấu trúc trong Cửu ca là 三兮二 (Tam hề nhị) hoặc 三 兮 三 (Tam hề tam), không
khó để thấy rằng 三兮二 (Tam hề nhị) cũng chính là 三 X 二 (Tam X nhị), 三 兮
三 (Tam hề tam) cũng chính là 三 X 三 (Tam X tam), song chữ “兮” (hề) đóng
vai trò quan trọng làm nổi bật nhịp điệu, tăng cường tính âm nhạc cả bài Cửu ca. Từ
việc so sánh cấu trúc, nhịp điệu trong 2 bài Ly tao và Cửu ca, nghiên cứu khẳng định
giá trị và vị trí của Sở từ trong lịch sử phát triển văn học Trung Quốc từ việc kế thừa
Kinh thi và phát triển thành một thể kinh điển bên cạnh thể tứ ngôn.
Không chỉ dừng lại ở việc so sánh thủ pháp nghệ thuật, việc so sánh nội dung
của Ly tao với các tác phẩm khác cũng được quan tâm. Trong số các bài nghiên cứu so
sánh nội dung có bài Nghiên cứu về thần thoại Côn Luân “Hoài Nam Tử” bắt nguồn
từ “Ly Tao” (Tổng Tiểu Khắc, 2010) nổi bật. Theo đó, nghiên cứu thần thoại Côn
Luân trong hai tác phẩm Hoài Nam Tử và Ly tao phân tích rõ nét về ngọn núi Côn
Luân trong văn hóa Trung Quốc, từ đó cho thấy sự phát triển của tư tưởng và nghệ
thuật trong văn học Trung Quốc qua thời gian. Ngoài văn hóa, tư tưởng tác giả cũng là
nguồn đề tài đáng được nghiên cứu, song số lượng các bài nghiên cứu so sánh tư
tưởng của Khuất Nguyên qua Ly tao với tư tưởng của tác giả khác còn ít. Trong số ít
đó có bài nghiên cứu Phân tích ngắn gọn về sự kế thừa và đổi mới “Lạc thần phú”
trong “Ly tao” (Ngũ Dịch Tuyên, 2023) phân tích so sánh mức độ tinh thần được thể
hiện trong hai bài Lạc thần phú và Ly tao, khái quát những “di sản” mà Lạc thần phú

34
kế thừa từ Ly tao qua nội dung, chủ đề, cách thể hiện cuộc sống và sự đổi mới về bề
rộng trữ tình, tinh thần thơ ca. Qua bài nghiên cứu, vai trò của Ly tao càng được khẳng
định trong dòng chảy văn học, đồng thời cho thấy sự phát triển của văn học Trung
Quốc.
Nhìn chung các bài nghiên cứu theo khuynh hướng so sánh Ly tao với các tác
phẩm khác có sự phân tích sâu sắc, kết hợp với các lý thuyết văn học để phân tích thể
hiện góc nhìn và tư duy của tác giả. Việc đặt Ly tao trong mối quan hệ với các tác
phẩm khác trong dòng chảy văn học Trung Quốc, đặc biệt là các tác phẩm kinh điển
như Thần khúc, Thi kinh, Lạc thần phú,...góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật, nội
dung tác phẩm và tư tưởng của tác giả.
Khuynh hướng nghiên cứu so sánh Ly tao với các tác phẩm khác là một khuynh
hướng nghiên cứu đầy tiềm năng, góp phần khẳng định vị trí của Ly tao trong nền văn
học Trung Quốc và cho thấy sự phát triển của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, các
nghiên cứu so sánh Ly tao với các tác phẩm khác còn hạn chế về chủ đề nghiên cứu,
chỉ tập trung nghiên cứu về nghệ thuật, nội dung, văn hóa, chưa khai thác chủ đề lịch
sử, cuộc sống. Đồng thời, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung so sánh Ly tao với các tác
phẩm văn học kinh điển, chưa có sự so sánh Ly tao với tác phẩm văn học hiện đại và
thế giới. Một số nghiên cứu còn mang tính chất mô tả, so sánh đơn giản. Vì vậy, các
bài nghiên cứu so sánh Ly tao cần đa dạng và phong phú về chủ đề, phương pháp, góc
nhìn hơn trong tương lai, khai thác triệt để những giá trị mà Ly tao mang lại.

2.6. Khuynh hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của tác phẩm “Ly tao”
Trong thời gian khảo sát từ năm 2001 đến 2024, có 16 bài nghiên cứu Ly tao
theo khuynh hướng về ảnh hưởng của tác phẩm (chiếm 6,8% trên tổng số 235 bài
nghiên cứu về tác phẩm Ly tao trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay). Qua quá trình
nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích khuynh hướng này với những nội dung chính sau
đây:
2.6.1. Ảnh hưởng qua lại giữa tác phẩm Ly tao và một số tác giả, tác phẩm
2.6.1.1. Ly tao kế thừa nội dung, nghệ thuật, thể loại của văn học các thời kỳ
trước

35
Ở khía cạnh này, có khá ít bài nghiên cứu liên quan, các nghiên cứu tiêu biểu
như: Nghiên cứu sơ bộ về tính liên văn bản của Ly tao (Lý Khiết Lâm, 2022); Phân
tích ngắn gọn về sự kế thừa và đổi mới Lạc thần phú trong Ly tao ( Ngũ Dịch Tuyên,
2023). Những bài nghiên cứu này có đặc điểm chung là triển khai nội dung nghiên
cứu: đầu tiên là so sánh Ly tao với những tác phẩm khác, sau đó từ những so sánh mà
phân tích nội dung Ly tao đã kế thừa. Bài viết Nghiên cứu sơ bộ về tính liên văn bản
của Ly tao (Lý Khiết Lâm, 2022) xem xét và nghiên cứu sự kế thừa của Ly tao Ở góc
độ nội dung: Ly tao tham khảo các tác phẩm như “Sơn hải kinh” 《山海经》và “Nhĩ
Nhã” 《尔雅, không chỉ thể hiện trí tưởng tượng của tác giả về các vị thần, phù thủy
mà còn khẳng định sự tồn tại và ảnh hưởng của pháp sư và văn hóa thần thánh trong
xã hội sơ khai; sự tham khảo “Kinh Thi” và “Luận ngữ” phản ánh tư cách cao quý
của tác giả là chủ trương cổ nhân và chủ trương đức hạnh. Ở góc độ diễn đạt, tác giả
vận dụng rộng rãi kỹ thuật “tỉ, hứng” của Kinh Thi để thể hiện nỗi buồn của người anh
hùng. Bài viết Phân tích ngắn gọn về sự kế thừa và đổi mới Lạc thần phú trong Ly
tao ( Ngũ Dịch Tuyên, 2023) nghiên cứu Ly tao kế thừa và phát triển nội dung, chủ
đề, cách thể hiện cuộc sống của Lạc thần phú. Những nghiên cứu này khá đầy đủ,
phân tích được nhiều khía cạnh về sự kế thừa từ các tác phẩm văn học của Ly tao.
Nhưng sự kế thừa này không chỉ dựa trên sự dập khuôn, máy móc, mà khi viết Ly tao
Khuất Nguyên đã có sự đổi mới sáng tạo khiến cho tác phẩm có chiều sâu hơn. Cùng
với đó, các nghiên cứu này đã cung cấp tài liệu tham khảo và định hướng cho những
nghiên cứu khác trong tương lai.
2.6.1.2. Ly tao truyền cảm hứng cho văn học các thời kỳ sau.
Ly tao không chỉ được truyền cảm hứng và kế thừa từ các tác phẩm văn học,
mà với nhiều khía cạnh xuất sắc như nội dung, nghệ thuật,... được thể hiện trong Ly
tao - tác phẩm cho là tiêu biểu của Sở từ, Ly tao đã có sức ảnh hưởng lớn đối với văn
học thời kỳ sau.
Về ảnh hưởng đến tác giả đời sau có bài Ảnh hưởng của Ly tao đến hình tượng
thơ ca của Lí Bạch ( Hà Gia Lợi, 2016). Bài viết chủ yếu bàn về ảnh hưởng của Ly
tao của Khuất Nguyên đối với việc lựa chọn hình tượng thơ Lý Bạch, chủ yếu từ ảnh
hưởng của Ly tao - Khuất Nguyên đến thành tựu nghệ thuật của Lý Bạch, chất trữ tình

36
của Ly tao, hình tượng của nhân vật chính sáng tạo và lối hùng biện của Ly tao có ảnh
hưởng đến hình tượng thơ Lý Bạch.
Về ảnh hưởng đến các tác phẩm, một số nghiên cứu tiêu biểu là: Phân tích Ly
tao và Phượng Hoàng Niết Bàn - hai kiệt tác ở hai thời kỳ khác nhau (Tiếu Bảo Trân,
2001), Nghiên cứu sự kế thừa bài thơ Ly tao của Khuất Nguyên qua thơ Lý Hạ
( Trình Băng Tâm, 2022). Các bài viết này cũng đều đi từ so sánh qua đó thể hiện
được những giá trị đã kế thừa từ Ly tao của các tác phẩm. Nhưng trên phương diện kế
thừa, bài viết Phân tích “Ly tao” và “Phượng Hoàng Niết Bàn” - hai kiệt tác ở hai
thời kỳ khác nhau (Tiếu Bảo Trân, 2001) có thể thấy được sự kế thừa và phát triển các
giá trị về nội dung và nghệ thuật của Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược; bài viết
Nghiên cứu sự kế thừa bài thơ “Ly tao” của Khuất Nguyên qua thơ Lý Hạ ( Trình
Băng Tâm, 2022) lại tập trung nghiên cứu sự kế thừa và phát triển của thơ Lý Hạ về
tác phẩm và tư tưởng của Khuất Nguyên. Dù nghiên cứu về sự kế thừa nào, cũng thể
hiện được những giá trị mà Ly tao để lại cho đời sau thực sự là một kho tàng lớn và
cần phải nghiên cứu sâu và nhiều hơn nữa.
2.6.2. Ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao trong giáo dục về văn học, văn hóa và tư
tưởng

Tác phẩm Ly tao đã có từ đời Chiến Quốc, nhưng có lẽ những ảnh hưởng về sự
nhận thức trong giáo dục về văn học, văn hóa, tư tưởng mà nó mang lại vẫn còn
nguyên giá trị đến ngày nay. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu về khía cạnh này là: Ý
nghĩa hiện thực của Ly tao ( Vương Vận Chương, 2004), qua bài viết này tư tưởng
chính trị tốt đẹp của Khuất Nguyên bao gồm tình cảm giữ vững quê hương, nhớ nhung
sâu sắc đối với quê hương, tinh thần giữ vững chính nghĩa. Nó có ý nghĩa sâu sắc đối
với giáo dục tư tưởng phẩm đức, tu dưỡng nhân cách, tích cực tiến thủ của thanh niên;
Các bài viết: Sự xâm nhập của văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc vào việc
dạy thơ cổ Trung Quốc ở trường phổ thông - lấy việc dạy Ly tao làm ví dụ (Lý Thánh
Kiệt, 2023); Tình cảm mãnh liệt về gia đình, đất nước, tấm lòng trong sáng và lâu dài
- Nói về cách học và hiểu cảm xúc trong tiếng Hán phổ thông trong Ly tao (Tát Quyên
Quyên, 2021); Bài đọc Ly tao hôm nay - Một ví dụ về sự bộc lộ giáo huấn về “ý thức
hiện đại” trong tác phẩm kinh điển (Trần Quân, 2023) đã thể hiện được tầm quan

37
trọng của việc đưa thơ cổ cụ thể là tác phẩm Ly tao vào các chương trình giảng dạy,
phân tích rõ ràng mọi người đã ảnh hưởng từ Ly tao những tình cảm mãnh liệt về gia
đình, đất nước, tấm lòng trong sáng.

2.6.3. Ảnh hưởng của tác phẩm Ly tao trong âm nhạc


Những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Ly tao trong âm nhạc cũng khá ít, có
một vài bài viết là: Sự thể hiện cảm xúc và quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm Ly
tao (Cảnh Hiểu Nguyên, 2023); Phân tích kỹ thuật sáng tạo và phong cách đàn dương
cầm độc tấu trong Ly tao (Du Diễm, 2020), nhưng cũng đã cho thấy Ly tao một bài
thơ trữ tình với âm điệu du dương nhẹ nhàng xen lẫn là những giọng điệu uất ức, chán
nản là một cảm hứng lớn để các nhà soạn nhạc phổ nhạc từ bài thơ này. Bài viết Sự
thể hiện cảm xúc và quan niệm nghệ thuật trong tác phẩm Ly tao (Cảnh Hiểu Nguyên,
2023). Đã nghiên cứu độc tấu đàn nhị Ly tao là một tác phẩm đàn nhị lấy cảm hứng từ
chính bài thơ Ly tao của Khuất Nguyên được sáng tác bởi các nhà soạn nhạc Lâm
Thông “林聪” và Diêu Thịnh Xương “姚盛昌” vào năm 1983. Tác phẩm này sử
dụng các giai điệu Sở và Thương, đồng thời cũng dựa trên kỹ thuật viết nhạc phương
Tây. Âm nhạc được điều chỉnh bằng đàn nhị đã có bước đột phá lớn về phần đệm và
hòa âm. Tác phẩm đan xen nhiều cảm xúc khác nhau, và với sự hỗ trợ của kỹ năng
chơi đàn phong phú của tay trái và tay phải, nó tạo ra một bầu không khí hỗn loạn
gồm những tiếng nức nở, khốc liệt và hoang dã nhưng vẫn bình tĩnh và điềm tĩnh.
Hình ảnh Khuất Nguyên, một nhân vật vĩ đại được khắc họa sống động bằng ngôn
ngữ âm nhạc. Tác giả tiến hành thảo luận chuyên sâu về bài hát đàn nhị Ly tao và kết
hợp việc tạo dựng quan niệm nghệ thuật trong biểu diễn đàn nhị với nghệ thuật đàn
nhị, để mọi người có thể mở rộng tư duy trong khi biểu diễn, từ đó nâng cao khả năng
biểu đạt âm nhạc và kỹ năng biểu diễn của người biểu diễn. Bài nghiên cứu Phân tích
kỹ thuật sáng tạo và phong cách đàn dương cầm độc tấu trong Ly tao (Du Diễm,
2020) thông qua việc phân tích cấu trúc âm nhạc, logic âm sắc, hình thức tổ chức và
các khía cạnh khác của bản độc tấu đàn dương cầm trong Ly tao, đặc điểm và phong
cách sáng tạo của nhà soạn nhạc. Nghiên cứu ảnh hưởng của Ly tao đến âm nhạc là đề
tài khá mới mẻ và có tính thực tế cao, nên những bài viết này đã cung cấp một số kinh

38
nghiệm cho sáng tác tác phẩm âm nhạc sau này và sự phát triển của nhạc cụ dân tộc
Trung Quốc.

PHẦN KẾT LUẬN

- Số lượng
Qua tiếp cận thực tiễn trên dữ dữ liệu CNKI nhóm chúng tôi đã chọn lọc được
235 bài nghiên cứu về Ly tao,
- Các khuynh hướng nghiên cứu, tập trung vào cái nào?
Trong các giai đoạn đầu tiên 2001-2009 chỉ tập trung nghiên cứu theo khuynh
hướng nghiên cứu nội dung và nghệ thuật đơn thuần, càng về sau cùng với sự
tăng lên về số lượng các bài nghiên cứu, các khuynh hướng nghiên cứu cũng
được mở rộng, xuất hiện các khuynh hướng mới như so sánh Ly tao với các tác
phẩm văn học khác, dịch thuật tác phẩm Ly tao và ảnh hưởng của Ly tao trên
các lĩnh vực xã hội khác. Các khuynh hướng nghiên cứu về nội dung - tư tưởng
và nghệ thuật tiếp tục được phát triển, đặc biệt các nghiên cứu theo chiều sâu.
- Ưu điểm: Nhìn chung, các bài nghiên cứu về Ly tao
- Đánh giá giá trị của Ly tao, gợi mở cho các nghiên cứu sau này

39
Ly tao được đánh đánh giá là tác phẩm tinh hoa của nền thi ca Trung Quốc với
nội dung đặc sắc và giá trị cao. Các bài nghiên cứu cho thấy Ly tao không chỉ là một
tác phẩm có giá trị về lịch sử, chính trị mà còn đem lại nhiều giá trị về nghệ thuật, âm
nhạc, văn hóa, giáo dục về văn học. Tuy nhiên, với vị thế là một tác phẩm thi ca kinh
điển của Trung Quốc, những nghiên cứu Ly tao chỉ mới xuất hiện tại các tạp chí, tư
liệu giáo dục và các bài nghiên cứu tại các Hội nghị, một số chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu tổng quan, các khuynh hướng như nghệ thuật, âm nhạc còn ít bài nghiên cứu và
còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu, các bài nghiên cứu so sánh về Ly tao chỉ
tập trung nghiên cứu về nghệ thuật, nội dung, văn hóa, chưa khai thác chủ đề lịch sử,
cuộc sống. Thông qua những nghiên cứu và đánh giá về các khía cạnh trong nghiên
cứu về Ly tao, nhóm chúng tôi mong rằng những khoảng trống trong nghiên nghiên
cứu về Ly tao sẽ được đào sâu hơn hơn nữa và sẽ tiếp tục nghiên cứu mang tính đoọt
Ly tao là một tác phẩm tinh hoa của nền thi ca Trung Quốc với nội dung đặc
sắc và giá trị cao. Việc nghiên cứu Ly tao ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu mang
tính khách quan, đặt nền móng vững chắc cho các học giả về sau tiếp tục nghiên cứu
mang tính đột phá hơn nữa.

40
PHỤ LỤC

Phân loại
STT Tiêu đề Tác giả Thông tin xuất bản Tóm tắt nội dung
nghiên cứu

乌鲁木齐职业大学学报.
由《离骚》看屈原的神 Ly tao là một bài thơ trữ tình chính trị, trong tác phẩm
王开元, 薛松华 2001, (01): 46 - 49
话观 Khuất Nguyên đã sử dụng rất nhiều câu chuyện thần
Vương Khai Tạp chí của trường đại Nội dung - tư
1 Góc nhìn thần thoại của thoại, truyền thuyết lịch sử, qua đó để thể hiện lý tưởng
Nguyên, Tiết học Ô Lỗ Mộc Tề, số 1, tưởng
Khuất Nguyên trong “Ly chính trị và tình cảm nội tâm của tác giả. Bài thơ tràn
Tùng Hoa xuất bản năm 2001, trang
tao” ngập một loại tâm trạng đau đớn, mâu thuẫn và u ám.
46 - 49

一篇政治改革家失败的 Khuất Nguyên không chỉ là một nhà thơ yêu nước vĩ đại
自白书──《离骚》的 云梦学刊. 2001, (01): 13 mà còn là nhà cải cách chính trị kiệt xuất. Tác phẩm tiêu
一种文化解读 - 15 biểu Ly tao của ông thực chất là một văn bản thú nhận
李立泉 Nội dung - tư
2 Lời thú nhận sự thất bại Tạp chí học thuật Vân về sự thất bại trong cuộc cải cách chính trị của ông, mục
Lý Lập Tuyền tưởng
của một nhà cải cách Mộng, số 01, xuất bản đích là tóm tắt những bài học từ sự diệt vong của nước
chính trị - Giải thích loại năm 2001, trang 13 - 15 Sở và đề cập đến con người ở thời đại hiện tại và các thế
văn hóa của “Ly tao” hệ sau này

3 《离骚》”先路”与屈 姚小鸥 中州学刊. 2001, (05): Câu “Thừa kỳ ký dĩ trì sính hề, lai ngô đạo phu tiên lộ” Nội dung - tư
原早期经历的再认识 Diêu Tiểu Âu 114 - 118 + 123 có liên quan mật thiết đến việc tìm hiểu ý nghĩa khái tưởng
Tái nhận thức về “Tiên Tạp chí học thuật Trung quát của Ly tao và tư tưởng thời kỳ đầu của Khuất

41
Nguyên. Từ xa xưa, đa số các học giả nghiên cứu đều
giải thích “Tiên lộ” là “con đường phía trước”, điều đó
đã ảnh hưởng đến cách giải thích câu thơ và những suy
đoán về thân phận và trải nghiệm của Khuất Nguyên.
Trên cơ sở những nguyên văn được tìm kiếm trước đó,
thì “Tiên lộ” dùng để chỉ xe ngựa đặc biệt dùng cho
lộ” trong “Ly Tao” và Châu, số 05, xuất bản
Thiên tử thời Tần Hán. Thêm vào đó, dựa vào tài liệu có
kinh nghiêm thời kì đầu năm 2001, trang 114 -
liên quan kim văn “Lệnh đỉnh” và “Mục thiên tử truyền”
của Khuất Nguyên 118 và 123
đã chứng minh được nhiều vấn đề như danh tình của
người dẫn “Tiên lộ”, về con ngựa tốt ấy,... Đó là khởi
điểm để chứng minh rằng công việc của Tả Đồ cũng
tương đương với “Thái Bộc” trong “Chu lễ”. Điều này
có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu thân phận của
Khuất Nguyên

4 试论《离骚》的原创意 曹圣高, 卢静 职大学报. 2001, (01): 5 - Bài viết này phân tích quan niệm thờ thực vật và bầu Nội dung - tư
图 Tào Thánh Cao, 8 không khí văn hóa phù thủy của nước Sở trong Ly Tao, tưởng
Thí luận về sự sáng tạo Lô Tĩnh Tạp chí Trường Đại học sự đặc biệt của Ly Tao là tác giả dùng trí tưởng tượng
trong “Ly tao” Nghề, số 01, xuất bản phù thủy của mình để trình với Đông Hoàng Thái - vị
năm 2001, trang 5 - 8 thần tối cao ở nước Sở để có được sức mạnh siêu nhiên
và giải thoát khỏi hiện thực đau khổ. Bài viết xem xét

42
vấn đề này từ các góc độ như văn hóa dân gian, văn hóa,
xã hội học, tâm lý học,...

两个不同时期的杰作—
北京广播电视大学学报.
—浅析《离骚》与《凤
2001, (01): 26 - 29 Từ việc so sánh nội dung và đặc điểm nghệ thuật của hai
凰涅槃》
肖宝珍 Tạp chí Đại học Phát bài thơ Ly tao và Phượng hoàng niết bàn, có thể thấy
5 Phân tích “Ly tao” và Ảnh hưởng
Tiếu Bảo Trân thanh và Truyền hình Bắc được sự kế thừa và phát triển các giá trị của Khuất
“Phượng Hoàng Niết
Kinh, số 01, xuất bản Nguyên của Quách Mạt Nhược.
Bàn” - hai kiệt tác ở hai
năm 2001, trang 26 - 29
thời kì khác nhau

淮北煤师院学报(哲学社
Ly Tao của Khuất Nguyên sử dụng phương thức tư duy
诉说与对话:论《离骚》 会科学版). 2001, (02):
“kể và đối thoại” nhiều tầng lớp, nhiều góc độ và tuần
艺术运思的独特性 56 - 61
hoàn, trong lối tư duy này bao hàm nhiều cách biểu đạt
Kể và đối thoại: Bàn về 杨柏岭 Tạp chí Đại học Sư phạm
6 khác nhau như trữ tình, trần thuật, nghị luận, từ đó cấu
tính độc đáo trong tư duy Dương Bá Lĩnh Than Hoài Bắc (Ấn bản Nghệ thuật
thành nên Ly Tao. Phương thức tư duy này cũng là nhận
nghệ thuật trong “Ly Triết học và Khoa học Xã
thức chủ quan và cá tính nghệ thuật của nhà thơ, phản
Tao” hội), số 02, xuất bản năm
ánh một lối tư duy độc đáo.
2001, trang 56- 61

7 沐文风悟人品——从屈 高其娟 呼伦贝尔学院学报. Nhìn vào thời đại cuộc đời của Khuất Nguyên, có thể Nội dung - tư
原的《离骚》透视其精 Cao Kỳ Duyên 2001, (03): 40 - 42 giải thích tác phẩm và tinh thần nhân cách của Khuất tưởng
神人格

43
Tạp chí của Đại học Hô
Luân Bối Nhĩ, số 03, xuất
Nguyên từ bốn khía cạnh: tình yêu thương nhớ quê
Khám phá nhân cách tinh bản năm 2001, trang 40 -
hương đất nước, hành động nhân ái với người dân
thần của Khuất Nguyên 42
những, tưởng tượng về những lý tưởng chính trị cao đẹp,
từ tác phẩm “Ly tao”
và quyền lực của sự kiêu ngạo.

Khuất Nguyên là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử Trung


众皆竞进以贪婪兮 余
Quốc. Sự kiên trì tu dưỡng bản thân, theo đuổi lý tưởng
独好修以为常——从 安徽农业大学学报(社会
chính trị tiến bộ, đấu tranh gian khổ và không ngừng
《离骚》看屈原的人格 科学版). 2001: 104 - 106
nghỉ trước những điều xấu xa, tình yêu và sự tận tâm với
美 刘朝兴 Tạp chí Đại học Nông
đất nước của ông đều được thể hiện ở Ly tao. Ly tao là Nội dung - tư
8 Chúng giai cạnh tiến dĩ Lưu Triều nghiệp An Huy (Ấn bản
một kiệt tác của Khuất Nguyên, bài thơ dài nhất trong tưởng
tham lam hề, dư độc hảo Hưng Khoa học Xã hội), xuất
văn học Trung Quốc. Điều ý nghĩa nhất của bài thơ là
tu dĩ vi thường tòng. Vẻ bản năm 2001, trang 104
khơi dậy tinh thần cảnh giác của con người trước sự tê
đẹp nhân cách của Khuất - 106
liệt của tâm hồn, đồng thời phát triển tư tưởng trong
Nguyên qua “Ly tao”
sáng, cao đẹp và lòng yêu nước của nhân dân.

9 《离骚》”求女”喻意 白崇 中国文学研究. 2002, Tác giả cho rằng đối tượng mà Khuất Nguyên ra sức Nghệ thuật
之我见——兼论屈原在 Bạch Sùng (03): 9 - 11 chạy theo trong hình ảnh “cầu nữ” là một vị vua khôn
求女中的矛盾心态 Nghiên cứu văn học ngoan của nước Sở trong lý tưởng Khuất Nguyên. Lý do

44
Quan điểm về ý nghĩa
dẫn đến việc “cầu nữ” là Khuất Nguyên muốn loại bỏ
hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ”
Trung Quốc, số 03, xuất những âm mưu bi thảm trong thực tế, ông ấy đang rơi
trong Ly tao - Sự mẫu
bản năm 2002, trang 9 - vào trạng thái tâm trí mâu thuẫn giữa tính hoàn hảo và
thuẫn trong suy nghĩ của
11 tính hiện thực trong lý tưởng của mình. Hơn nữa, xung
Khuất Nguyên trong việc
đột tâm lý này đã ràng buộc sự theo đuổi của ông ấy.
“cầu nữ”

赣南师范学院学报. Khuất Nguyên là người có ý chí kiên cường, đạo đức


从《离骚》看屈原的理
2002, (04): 65 - 67 liêm khiết tuy nhiên cuộc đời ông lại đầy bi kịch. Ly tao
想道德 叶新源
Tạp chí của Đại học Sư là tác phẩm đã ghi lại những đắng cay cuộc đời của Nội dung - tư
10 Đạo đức lý tưởng của Diệp Tân
phạm Cống Na, số 04, Khuất Nguyên cũng như sự theo đuổi một đạo đức lý tưởng
Khuất Nguyên qua tác Nguyên
xuất bản năm 2002, trang tưởng, tình yêu quê hương và tâm hồn trong sáng của
phẩm Ly tao
65 - 67 Khuất Nguyên trong những năm tháng khó khăn

11 《离骚》”鸷鸟”释义 曹海东 高等函授学报(哲学社会 Từ “chí điểu” trong câu “chí điểu chi bất quần hề” trong Nghệ thuật
之我见 Tào Hải Đông 科学版). 2002: 32 - 33 Ly tao của Khuất Nguyên được Vương Dật nhà Hán cho
Quan điểm của tôi về Tạp chí Cao đẳng giáo là chỉ loài chim “có thể khuất phục được muôn loài
cách giải thích từ “Chí dục từ xa (Ấn bản Triết chim”. Các thế hệ nhà bình luận Sở Từ sau này cũng
điểu” trong “Ly tao” học và Khoa học Xã hội), theo cách giải thích này. Tác giả bài viết này không
xuất bản năm 2002, trang đồng ý với cách giải thích truyền thống này và tin rằng
32 - 33 “chí” không có nghĩa là “săn lùng” hay “khuất phục”,
mà là “cứng đầu” và “không vâng lời”, còn “chí điểu”

45
dùng để chỉ con chim có tính khí mạnh mẽ và kiên
cường

Trải qua các thời đại, đã có vô số tác phẩm viết về sự


thất vọng và phẫn uất, nhưng Ly tao là tác phẩm cảm
động và có ảnh hưởng nhất. Một trong những nguyên
nhân quan trọng nhất dẫn đến điều này là khi nhà thơ
bày tỏ tình cảm làm rung động lòng người. Nỗi buồn của
学语文. 2002, (01): 36 - nhà thơ xuất phát từ tư tưởng nhập thế mạnh mẽ của
《离骚》:诗人的悲怨之
尹光明周莉 37 ông. Theo quan điểm của nhà thơ, giá trị của con người
情 Nội dung - tư
12 Duẫn Quang Học Ngữ văn, số 01, xuất không thể chỉ là xuất thân cao quý, sự tu dưỡng, tài năng
Ly tao: Nỗi bi oán của tưởng
Minh Chu Lị bản năm 2002, trang 36 - cá nhân mà phải là làm được điều có ích cho thiên hạ,
nhà thơ
37 cống hiến hết mình cho xã hội. Chính vì lý tưởng đó nên
nhà thơ lo rằng đến khi già mình cũng không đóng góp
được gì cho đất nước; ông hi vọng có thể nhân lúc mình
còn trẻ, giúp đỡ vua nước Sở cai trị đất nước, “Phủ tráng
nhi khí uế, thừa kì ký dĩ trì sính” cải cách tình hình,
thống trị thế giới.

13 从偏蹇之难到偃蹇之美 李炳海 社会科学战线. 2002, Cái tên Ly tao không có nghĩa là gặp phải phiền muộn Nhan đề
──《离骚》篇名与楚 Lý Bỉnh Hải (02): 206 - 216 như tục ngữ dân gian thường nói mà là ám chỉ việc gặp
辞审美取向 Mặt trận Khoa học Xã khó khăn, đây là lớp nghĩa thứ nhất của nó. Từ “Tao” là

46
một phương ngữ địa phương của ở đất Sở, có nghĩa là
khó. “骚蹇” còn có nghĩa là bồn chồn, đây là tầng
nghĩa thứ hai bắt nguồn từ nguyên mẫu của từ “蹇”.
Từ sự khó khăn trong từ “蹇” đề cập đến sự khập khiễng, đó là nguyên mẫu và
“蹇” sang vẻ đẹp trong tầng nghĩa thứ ba của nó. Khuất Nguyên thường dùng từ
hội, số 02, xuất bản năm
từ “偃蹇” - Nhan đề “偃蹇” để diễn tả sự thăng trầm của những điều đẹp
2002, trang 206 - 216
“Ly tao” và định hướng đẽ, khiến người ám chỉ nó chuyển đổi từ trạng thái
thẩm mĩ của “Sở từ” không bình thường sang trạng thái bình thường, từ xấu
thành đẹp. Trong thơ ca thời Hán, vẻ đẹp của những
khúc cua do “偃蹇” thể hiện đã được giới trí thức thời
đó ngưỡng mộ.

14 论《离骚》中的三次” 董运庭 中国楚辞学. 2002, (00) Trong kiệt tác bất hủ Ly tao, Khuất Nguyên đã miêu tả Nghệ thuật
遨游”与屈原的”路” Đổng Vận Đình Sở Từ học Trung Quốc, chi tiết ba lần “ngao du” lên trời xuống đất của nhân vật
Luận về ba lần “ngao du” xuất bản năm 2002 trữ tình. Ba lần ngao du này có sức hấp dẫn nghệ thuật
trong “Ly tao” và “Lộ” to lớn nhưng cũng mang lại một số khó khăn cho việc
của Khuất Nguyên giải thích khuất phú. Đã có nhiều tranh luận xoay quanh
vấn đề này vì một số người chỉ ra rằng thời đại Khuất
Nguyên không thể “đột ngột đẩy nghệ thuật thơ ca lên
đỉnh cao”, nên họ cho rằng việc tìm kiếm lên xuống chỉ
là một “kiểu mẫu của hiến tế”. Để hiểu một cách toàn

47
diện và sâu sắc giá trị tinh thần trong các tác phẩm của
Khuất Nguyên, thì phải nhìn vào quan sát chặng đường
đi và diễn biến tâm lý của tác giả, đồng thời phải nhấn
mạnh đến những bằng chứng và so sánh bên trong.

山西师大学报(社会科学
Trong tác phẩm Ly tao đề cập tới ba thế giới lý tưởng là
版). 2002, (04) : 99 - 102
试论《离骚》中的”三 thế giới chính trị quốc gia; thế giới hương thảo và mỹ nữ
Tạp chí Đại học Sư phạm
个世界”层面 卫朝晖 (biểu tượng của tư cách đạo đức cao quý và xuất chúng) Nội dung - tư
15 Sơn Tây (Ấn bản Khoa
Bàn luận về ba thế giới lý Vệ Triều Huy và thế giới tâm linh thuần khiết. Ba thế giới lý tưởng này tưởng
học Xã hội), số 04, xuất
tưởng trong Ly tao là một tổng thể hữu cơ thống nhất và đang được nâng
bản năm 2002, trang 99 -
lên từng bước.
102

Ly Tao là bài thơ trữ tình Trung Quốc cổ xuất sắc nhất
《离骚》”求女”喻意
cả về lối suy nghĩ và cách lối diễn đạt, được Lưu Hiệp
研究综述 学语文. 2002, (06): 35
刘守文 ca ngợi là “Kì văn”. Ở nửa sau bài thơ, chủ nghĩa lãng
16 Tổng quan nghiên cứu về Học ngữ văn, số 06, xuất Nghệ thuật
Lưu Thủ Văn mạn cưỡi rồng phượng trong “thần du” và hình ảnh ẩn
hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ” bản năm 2002, trang 35
dụ “cầu nữ” luôn được coi là điều bí ẩn. Hiện nay đang
trong “Ly tao”
có năm giả thuyết chính về hình ảnh ẩn dụ “cầu nữ”.

17 劳苦倦极思美人一一试 徐习文 滁州师专学报. 2002, Kết hợp ý nghĩa thực tế của hình ảnh “cầu nữ” trong Ly Nghệ thuật
论《离骚》中”求女” Từ Tập Văn (04): 57 - 59 + 41 Tao và những ví dụ mà những văn nhân bị lạc hướng ở

48
các triều đại trước đây sử dụng hình ảnh “Tư mĩ nhân”
để diễn tả tâm ý của mình , họ cho rằng hành động của
的意义
Tạp chí Trường Cao đẳng “cầu nữ” là một cách để Khuất Nguyên trút nỗi chán nản
Lao lực cực khổ và suy
Sư phạm Chu Châu, số khi ông lạc hướng và tuyệt vọng. Hơn nữa hình ảnh này
nghĩ về mỹ nhân - Bàn
04, xuất bản năm 2002, còn tác động sâu sắc đến giới trí thức và quan chức
luận về ý nghĩa “cầu nữ”
trang 41 và 57 - 59 tương lai. Đồng thời cũng khám phá lý do tại sao các trí
trong “Ly tao”
thức thất vọng có xu hướng sử dụng hình ảnh này để thể
hiện cảm xúc.

香草·美人·琼佩——
文学遗产. 2003, (04): Hình ảnh ẩn dụ “hương thảo và mĩ nhân” trong Ly tao
《离骚》珵美义蕴述论
邓国光 122 - 124 của Khuất Nguyên luôn có sức ảnh hưởng lớn đối với
Hương thảo, Mĩ nhân,
18 Đặng Quốc Di sản văn học, số 04, nền văn học các thời kì. Khái niệm “hương thảo và mĩ Nghệ thuật
Quỳnh bội - Bàn luận về
Quang xuất bản năm 2003, trang nhân” còn được mở rộng sang lĩnh vực thơ ca vào thời
ý nghĩa của cái đẹp trong
122 - 124 nhà Thanh.
“Ly tao”

19 《离骚》”香草美人” 刘志宏 首都师范大学. 2003 Cho đến thế kỷ 20, có những nghiên cứu về nền tảng Nghệ thuật
抒情模式研究 Lưu Chí Hoành Đại học Sư phạm Thủ đô, văn hóa trong Ly tao. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
Nghiên cứu kiểu mẫu trữ xuất bản năm 2003 hầu hết là những nghiên cứu riêng lẻ, không kết hợp
tình “hương thảo mĩ giữa nghiên cứu tác phẩm với nghiên cứu nền tảng văn
nhân” trong “Ly tao” hóa. Luận án này kết hợp cả hai nghiên cứu, giữ quan
điểm rằng “Hương thảo và Mĩ nhân” có mối quan hệ

49
nguyên thủy với thuật chiêu hồn và hiến tế nguyên thủy,
thực hiện phân tích nguyên mẫu trên cơ sở phân tích
phép ẩn dụ so sánh.

黑龙江农垦师专学报.
Ly tao là một tác phẩm văn học lãng mạn tích cực, có
2003, (02): 29 - 31
浅谈《离骚》的艺术深 tính hiện thực sâu sắc, nền tảng quan trọng cho sự sáng
Tạp chí Trường Cao đẳng
意 权美兰 tạo nghệ thuật của nó là sự giao thoa Bắc Nam, động lực
20 Sư phạm Cải tạo Nông Nghệ thuật
Bàn luận về ý nghĩa nghệ Quyền Mĩ Lan của nó là nỗi lo lắng cho đất nước, yếu tố kìm hãm nó là
nghiệp Hắc Long Giang,
thuật của “Ly tao” tìm kiếm sự thật của cái chết. Nhà thơ sử dụng nghệ
số 02, xuất bản năm
thuật chủ nghĩa lãng mạn khắc họa lời độc thoại nội tâm
2003, trang 29 - 31

Ly tao là một bài thơ trữ tình dài của một nhà thơ yêu
南昌教育学院学报. nước vĩ đại, chứa đựng triết lý sống sâu sắc và những
浅析《离骚》中屈原的
黄学英,徐明镜 2003, (03): 31 - 32 yếu tố biện chứng đơn giản, thể hiện quan điểm thẩm
审美观
Hoàng Học Tạp chí của Viện Giáo mỹ của Khuất Nguyên về sự thống nhất giữa “vẻ đẹp Nội dung - tư
21 Phân tích ngắn gọn về
Anh, Từ Minh dục Nam Xương, số 03, bên trong” và “vẻ đẹp bên ngoài”, đồng thời được thể tưởng
thẩm mỹ quan của Khuất
Kính xuất bản năm 2003, trang hiện ở hai khía cạnh: một là yêu cái đẹp, ngưỡng mộ cái
Nguyên trong “Ly tao”
31 - 32 đẹp và theo đuổi cái đẹp; hai là khao khát những tư
tưởng cao đẹp, cao cả về nền chính trị cao đẹp.

22 论《离骚》中”婚恋” 谭思健,林素君 学术交流. 2003, (12): Hình ảnh so sánh - ẩn dụ “Hôn luyến” trong Ly Tao gần Nghệ thuật
比兴的结构功能 như tạo thành một tuyến cấu trúc chính xuyên suốt toàn

50
bộ bài thơ. Thứ nhất, về mặt cấu trúc nó tạo nên nút thắt
158 - 161
Luận về chức năng và ngang cho nội dung toàn bài thơ. Thứ hai là đóng vai trò
Đàm Tư Kiện, Trao đổi học thuật, số 12,
cấu trúc “hôn luyến” là cầu nối giữa cái trước và cái sau. Nó còn mang lại cho
Lâm Tố Quân xuất bản năm 2003, trang
trong “Ly Tao” toàn bộ bài thơ một vẻ đẹp phong phú, cách kể chuyện
158 - 161
sống động

Qua tác phẩm Ly tao có thể thấy được lý tưởng chính trị
và mục tiêu sống của Khuất Nguyên. Lý tưởng chính trị
của ông chính là cải cách nền chính trị của nước Sở;
中国楚辞学. 2004, (02):
論屈原的人生悲劇及 mục tiêu sống của Khuất Nguyên là hy vọng có thể trở
58 - 71
《離騷》的悲劇審美價 thành một bậc đại thần của nước Sở như Cao Đào, Y
Sở Từ học Trung Quốc,
值 Duẫn, Truyền Hư,... quân và thần cùng hòa hợp về chí
徐柏青 số 02, xuất bản năm Nội dung – tư
23 Bàn luận về bi kịch cuộc hướng, cùng nhau nỗ lực, thực hiện lý tưởng chính trị
Từ Bá Thanh 2004, trang 58 - 71 tưởng
đời Khuất Nguyên và giả của ông ấy, thực hiện sự hồi sinh cho dân tộc Sở, từ đó
trị thẩm mĩ bi tráng của hoàn thành sự nghiệp vĩ đại thống nhất nước Sở. Mục
“Ly tao” tiêu sống mà Khuất Nguyên đặt ra cho bản thân không
phải là không có cơ sở. Nhìn từ góc độ chủ quan, Khuất
Nguyễn cùng họ với vua của nước Sở, là đại thần của
nước Sở.

24 《离骚》与原始思维 黄毅 中国文学研究. 2004, Ly tao là một sản phẩm của tư tưởng nguyên thủy dựa Nội dung – tư
“Ly tao” và tư tưởng Hoàng Nghị (02): 96 - 99 trên các yếu tố: tính chất đặc thù và khác thường, tính tưởng

51
Nghiên cứu văn học
đầy cảm xúc và siêu thực, biểu hiện điển hình của mâu
Trung Quốc, số 02, xuất
nguyên thủy thuẫn logic, tính biểu tượng đầy đủ và địa vị phù thủy
bản năm 2004, trang 96 -
của Khuất Nguyên
99

论《离骚》中的自我意
识与屈原命运的悲剧必 三峡文化研究. 2004,
Kết cục bi thảm của nhà thơ Khuất Nguyên không phải
然性 (00): 160 - 166
朱智广 ngẫu nhiên mà những bài thơ ông để lại cung cấp cho Nội dung – tư
25 Sự tự nhận thức và tính Nghiên cứu văn hóa Tam
Chu Trí Quảng chúng ta những manh mối, Ly tao là một trong số các tưởng
tất yếu trong số phận bi Hiệp, xuất bản năm 2004,
bài thơ đó
thảm của Khuất Nguyên trang 160 - 166
trong “Ly tao”

《离骚》”滋兰树蕙”
先秦两汉文学论集 中
证解一一也谈《离骚》 Hầu hết các tác phẩm thời Sở Từ đều lí giải “Tư lan thụ
国屈原学会 专题资料
香草的象征意义 huệ” trong Ly tao có nghĩa là “bồi dưỡng nhân tài”. Tuy
汇编. 2004
Giải thích “Tư lan thụ nhiên xét về cấu trúc tổng thể của Ly tao, “Tư lan thụ
李金善 Tuyển tập văn học thời
26 huệ” trong “Ly tao”, huệ” không phải là phép ẩn dụ về bỗi dưỡng nhân tài. Nghệ thuật
Lí Kim Thiện Tiền Tần và thời Hán,
đồng thời bàn về ý nghĩa Để có thể hiểu được ý nghĩa tưởng trưng của hương thảo
biên soạn tài liệu đặc biệt
tượng trưng của các loại trong Ly tao thì việc hiểu “Tư lan thụ huệ” là quan trọng
của Hiệp hội Khuất
hương thảo trong “Ly nhất.
Nguyên Trung Quốc
tao”

52
Tác phẩm đầu tiên bàn về thủ pháp ẩn dụ trong Ly tao là
Truyền tự Ly tao của Lưu An thời Tây Hán và được Tư
先秦两汉文学论集 中
Mã Thiên trích dẫn trong Sử ký Khuất Nguyên Giả Sinh
国屈原学会 专题资料
Liệt truyện: Văn của nó đơn giản, cách diễn đạt của nó
汇编. 2004
tinh tế, chí hướng của nó thuần khiết, hành vi của nó là
《离骚》中的比兴系统 Tuyển tập văn học thời
liêm khiết, bài văn nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, ví dụ của
及意象群 任刚 Tiền Tần và thời Hán,
27 nó đơn giản nhưng có ý nghĩa sâu rộng. Nhưng tác phẩm Nghệ thuật
Hệ thống ẩn dụ và nhóm Nhiệm Cương biên soạn tài liệu đặc biệt
chỉ ra rõ ràng thủ pháp ẩn dụ của Ly tao là “Sở Từ
hình ảnh trong “Ly tao” của Hiệp hội Khuất
Chương câu - Ly tao - Tự” của Vương Dật thời Đông
Nguyên Trung Quốc
Hán: Văn tự của Ly tao lấy cảm hứng từ “Thơ”, sử dụng
những hình ảnh ẩn dụ và so sánh, dùng thiên điểu và
hương thảo để sánh với lòng trung thành; mùi chim hôi
để đối chọi với những lời vu khống và nịnh bợ.

安顺师范高等专科学校
王运章 Tư tưởng chính trị tốt đẹp của Khuất Nguyên bao gồm
学报(综合版). 2004,
Vương Vận tình cảm giữ vững quê hương, nhớ nhung sâu sắc đối
离骚》的现实意义 (03): 4 - 6
Chương với quê hương, tinh thần giữ vững chính nghĩa, sự cố
28 Ý nghĩa hiện thực của Tạp chí Trường Cao đẳng Ảnh hưởng
chấp theo đuổi tu thân dưỡng tính. Nó có ý nghĩa sâu sắc
“Ly tao” Sư phạm An Thuận, số
đối với giáo dục tư tưởng phẩm đức, tu dưỡng nhân
03, xuất bản năm 2004,
cách, tích cực tiến thủ của thanh niên.
trang 4 - 6

53
Nguyên nhân nhiều người tránh việc phân tích cấp độ và
cấu trúc các tác phẩm Sở từ vì sự phong phú của đối
tượng nghiên cứu, sự phức tạp của lịch sử nghiên cứu và
sự đặc biệt của nội dung nghiên cứu. Ly tao có nhiều
tranh cãi về việc phân đoạn, chia thành các phần như
hai, ba, bốn, năm, tám, mười, mười hai, mười ba, mười
bốn, và cấu trúc kết hợp của “phương pháp chia làm
江苏社会科学. 2005,
hai” hoặc “phương pháp chia làm ba” và “phương pháp
《离骚》层次结构探索 (01): 171 - 174
周建忠 chia thành nhiều đoạn”. Về mặt cấu trúc và cấp độ,
29 Khám phá kết cấu tầng Khoa học Xã hội Giang Nghệ thuật
Chu Kiến Trung “phương pháp chia làm hai” là phương pháp được tìm
lớp của “Ly tao” Tô, số 01, xuất bản năm
kiếm nhất, với quan điểm của người xưa về “nửa đầu”
2005, trang 171 - 174
và “nửa sau”, và sự thảo luận về “thế giới con người” và
“thế giới thần linh”, phù hợp với ý đồ của văn chương.
“Phương pháp chia làm ba” của Vương Bằng Thái, tiếp
tục phát triển trên cơ sở được nhiều học giả đồng tình,
tạo thành sự kết hợp giữa “phương pháp chia làm ba” và
“phương pháp chia thành nhiều đoạn”, đạt được sự
thống nhất từ cấp cao đến cấp thấp.

30 《荷塘月色》的诗意与 李辉 太原教育学院学报. Ly tao là một trong những khởi nguồn văn học chủ So sánh
《离骚》的文学传统 Lý Huy 2005, (02): 16 - 18 nghĩa yêu nước Trung Quốc, mà Hà đường nguyệt sắc
cũng có tư tưởng tương tự, tuy là tản văn nhưng lại ẩn

54
chứa ý thơ, điều này không chỉ thể hiện ở văn tự thanh
nhã, ý cảnh như tranh vẽ, mà còn thể hiện ở việc kế thừa
Ý thơ của “Hà đường Tạp chí Viện Giáo dục
truyền thống văn học trong Ly tao từ tư tưởng đến thủ
nguyệt sắc” và truyền Thái Nguyên, số 02, xuất
pháp, lấy tư tưởng “chính trị tốt đẹp” làm chủ đề, lấy “tự
thống văn học trong “Ly bản năm 2005, trang 16 -
ngã huyễn hóa” xây dựng kết cấu, lấy “hương thảo mỹ
tao” 18
nhân” làm hình tượng, điều đó đã làm lên tâm hồn thơ
ca sâu lắng và lãng mạn của Chu Tự Kinh.

重庆师范大学学报 (哲
《离骚》”象事行”
学社会科学版). 2005,
之”赋”为主的文学物 Từ khảo sát hình tượng văn học, chương 1 - 12 của Ly
(04): 35 - 39
象组合 tao thuộc loại văn bản thơ ca phú - tỷ - hứng lấy “Tượng
苏敏 Tạp chí Khoa học Xã hội
31 Kết hợp hình tượng văn sự hành” làm chủ đạo, mà “Phú” trong “Tượng sự hành” Nghệ thuật
Tô Mẫn của Đại học Sư phạm
học dựa trên “Phú” trong chiếm trên 1/3 tổng thể văn bản, là một trong những loại
Trùng Khánh, số 04, xuất
“Tượng sự hành” trong văn bản thơ ca cổ đại của Trung Quốc.
bản năm 2004, trang 35-
“Ly tao”
39

32 《 离骚》主题探原 冯小禄 云梦学刊. 2006, (01): 44 Khuất Nguyên và tác phẩm của ông có tính nguyên mẫu Nội dung -
Khám phá nguồn gốc chủ Phùng Tiểu Lộ - 47 trong lịch sử văn học Trung Quốc. Trong chủ đề đa tư tưởng
đề của “Ly tao” Tạp chí Vân Mộng, số nguyên đa tầng của Ly Tao, chủ đề “trung quân ái quốc”
01, xuất bản năm 2006, bị giới hạn ở tầng mặt chính trị, không thể trở thành chủ
trang 44 – 47 đề chính tương ứng với nhân cách nguyên mẫu “thanh

55
cao” của Khuất Nguyên. Chủ đề chính của Ly Tao là
“tìm kiếm”.

Trong Ly tao, thủ pháp tỷ hứng phát triển lên một bước
苏州大学学刊. 2006, mới từ cơ sở của Thi kinh, nổi bật ở các điểm sau: Hình
《离骚》比兴的拓展 (05): 51 - 52 tượng tỷ hứng chuyển từ cụ thể sang trừu tượng, tỷ hứng
张成
33 Sự mở rộng của tỷ hứng Tạp chí Đại học Tô Châu, phát triển từ tính đơn nhất sang tính liên kết, phạm vi Nghệ thuật
Trương Thành
trong “Ly tao” số 05, xuất bản năm của tỷ hứng tập trung nhiều vào triển khai lĩnh vực chính
2006, trang 51 - 52 trị tôn giáo, đó là sự đóng góp của thủ pháp tỷ hứng
trong Ly Tao.

Nhân vật trong Ly tao thể hiện một số đặc điểm của tinh
thần của Nhật thần và tinh thần của Tửu thần. Khuất
Nguyên kiên trì lý tưởng và phẩm giá của mình, yêu
论日神精神和酒神精神 阴山学刊. 2006, (05): 24
nước, trung thành với vua, là “vị thần hộ mệnh của
在《离骚》中的显现 - 26 + 41
陈 金 花 nguyên lý cá thể hóa”, là biểu hiện cụ thể của tinh thần Nội dung - tư
34 Luận về sự hiển hiện của Tạp chí Đại học Âm Sơn,
Trần Kim Hoa Nhật thần. Việc phá vỡ ranh giới giữa người và thần, tưởng
tinh thần Nhật thần và số 05, xuất bản năm
người và vật, khiến nhà thơ vượt lên khỏi thực tại và bản
Tửu thần trong “Ly tao” 2006, trang 24 – 26 + 41
thân, quên đi bản ngã và chia sẻ thần tính , là biểu hiện
cụ thể của tinh thần Tửu thần, “sự sụp đổ của nguyên lý
cá thể hóa”.

56
Ly tao là tác phẩm bi kịch đầu tiên sâu sắc và vĩ đại nhất
của nền văn học cổ đại nước ta. Khác với bi kịch
phương Tây tập trung vào tính cách, Khuất Nguyên sâu
sắc phơi bày nguồn gốc xã hội của bi kịch và diễn đạt
文教资料. 2006, (35): 1 - mâu thuẫn xung đột giữa hai bên của bi kịch một cách
论《离骚》的悲剧美 3 sâu sắc. Khuất Nguyên đã kết hợp một cách hài hòa và
朱岩 Nội dung - tư
35 Luận về vẻ đẹp bi kịch Tài liệu văn hóa giáo dục, sâu sắc giữa bi kịch của cuộc sống và bi kịch của nghệ
Chu Yên tưởng
trong “Ly tao” số 35, xuất bản năm thuật. Trong mâu thuẫn xung đột của bi kịch, ông đã tạo
2006, trang 1 - 3 ra hình ảnh tự hào và rực rỡ cho bản thân, đó là bí mật
tạo nên vẻ đẹp bi kịch không thể so sánh được của Ly
tao. Đức tính và tinh thần của Khuất Nguyên đã trở
thành một phần không thể thiếu trong tinh thần dân tộc
của chúng ta.

36 浅谈屈原《离骚》的思 李龙 西安建筑科技大学学报 Khuất Nguyên - người được thế hệ sau ca ngợi là thiên Nội dung - tư
想内容 Lý Long (社会科学版). 2007, tài đã viết một trong những bài thơ hay nổi tiếng nhất tưởng
Nội dung tư tưởng “Ly (04): 58 - 61 trong lịch sử - Ly tao. Nội dung chính là thể hiện lòng
tao” Tạp chí Đại học Kiến trúc yêu nước sâu sắc của nhà thơ sau khi bị đối xử bất công,
Tây An & Công nghệ bị tẩy chay và tinh thần chiến đấu bất khuất để thực hiện
(Ấn bản Khoa học Xã lý tưởng của mình. Trong bài thơ Ly tao, nhà thơ nêu lên
hội), số 04, xuất bản năm bản chất của một nền chính trị đẹp - “phát huy nhân tài
và trao quyền” và “sửa đổi luật lệ”. Khuất Nguyên hy

57
vọng nước Sở sẽ bỏ cái cũ mà theo đuổi cái mới, mở ra
một thời đại thánh minh. Đồng thời, nó mô tả khung
cảnh du ngoạn trong không gian bao la và thể hiện một
2007, trang 58 - 61
thế giới huyền bí đầy kỳ lạ và bí ẩn. Ly Tao có ý nghĩa
to lớn đối với sự phát triển vượt bậc của thơ ca Trung
Quốc cổ đại và nhà thơ đã có đóng góp to lớn cho lịch
sử thơ ca Trung Quốc.

语言文学学刊. 2007,
今本《离骚》中的一处 (02): 7
Ly tao có rất nhiều dấu chấm câu, tuy nhiên đối với sự
错误标点 陈海 Tạp chí Nghiên cứu
37 rời rạc trong đoạn cuối cùng của bài thơ này còn nhiều Nghệ thuật
Một lỗi sai chấm câu Trần Hải Ngôn ngữ và Văn học, số
nghi vấn, bài viết này sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.
trong “Ly tao” 02, xuất bản năm 2007,
trang 7

38 从时空角度看《离骚》 胡玲 陕西师范大学继续教育 Từ góc độ không gian và thời gian, Ly tao có thể chia Nghệ thuật
的结构及其美学特色 Hồ Linh 学报 2007, (04): 52 - 54 thành ba phần chính: Phần đầu tiên từ đầu đến “Khởi dư
Cấu trúc và đặc sắc mỹ Tạp chí Giáo dục nâng tâm chi khả trừ”, thời gian đóng vai trò chủ đạo, không
học của “Ly tao” từ góc cao của Đại học Sư phạm gian ở vị trí phụ thuộc; Phần thứ hai từ “Nữ dung chi
độ thời gian và không Thiểm Tây, số 04, xuất thiềm viên hề” đến “Quyên cục quản nhi bất hành”,
gian bản năm 2007, trang 52 - không gian chiếm ưu thế, thời gian sau không gian;
54 Phần thứ ba là phần lộn xộn. Sự kết hợp của yếu tố thời

58
gian và không gian cũng là nguyên nhân tạo nên những
đặc điểm mỹ học như “thương”, “lệ”, “vĩ” trong Ly tao.

齐齐哈尔师范高等专科
试论《离骚》”发愤抒 “Phát phẫn trữ tình” trong Ly tao có đặc tính mỹ học
学校学报 . 2007, (06):
情”的情感性悲剧美学 tình cảm “phẫn nộ”. “Phẫn nộ” là một loại động lực
58 - 60
价值 sáng tác của nhà thơ, không chỉ dừng lại ở ưu tư của bản
王海英 Tạp chí Trường Cao đẳng
39 Thử luận về giá trị mỹ thân nhà thơ, mà là sự phẫn nộ đại diện cho sự phẫn nộ Nghệ thuật
Vương Hải Anh Sư phạm Tề Tề Cáp Nhĩ,
học của bi kịch tình cảm của công chúng do chủ thể tập thể mang trong mình ý
số 06, xuất bản năm
“phát phẫn thư tình” thức bi kịch đại diện cho lợi ích dân tộc, là phản ánh
2007, trang 58-60
trong “Ly tao” thực tế của toàn bộ xã hội, mang tính phê phán sâu sắc.

40 《离骚》多元化的艺术 刘 超 四川文理学院学报. Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên, không Nghệ thuật
风格及其成因 Lưu Siêu 2007, (06): 41 - 44 chỉ thể hiện sự hiểu biết phong phú về cuộc sống của
Sự đa dạng của phong Tạp chí Khoa học và mình, mà còn thể hiện dấu vết sinh động của những ý
cách nghệ thuật trong Nghệ thuật Tứ Xuyên, số tưởng phát triển trong thời kỳ chiến tranh. Văn hóa Vu,
“Ly tao” và nguồn gốc 06, xuất bản năm 2007, văn hóa sử quan, văn hóa sĩ quan mặc dù có những hạn
của nó trang 41 - 44 chế nghiêm ngặt về hình thái văn hóa từ lịch sử phát
triển, nhưng nó cũng có thể được phản ánh trong Ly tao.
Tóm lại, trải nghiệm cuộc sống cá nhân và đặc điểm văn
hóa thời đại hỗn hợp đa dạng, cùng với xu hướng thẩm
mỹ đặc trưng của người Sở, đã tạo ra phong cách nghệ

59
thuật đa dạng và hiện tượng toàn diện trong Ly tao.

Ly tao là một bài thơ dài trữ tình chính trị của nhà thơ
yêu nước vĩ đại Khuất Nguyên, từ khi ra đời đến nay đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm. Từ thế hệ này sang thế
hệ khác, đã có rất nhiều nhà phê bình lời thơ trong Ly
汉字文化. 2007, (05): 53 tao, tập trung nghiên cứu về Ly tao, kế thừa Ly tao, các
《离骚》诗题释疑
- 55 bài nghiên cứu về những chủ đề này không đếm xuể. Lỗ
Giải thích những thắc 魏永贵
41 Văn hóa chữ Hán, số 05, Tấn từng đánh giá: “Dật hưởng vĩ từ, trác tuyệt nhất thế Nhan đề
mắc về nhan đề bài thơ Ngụy Vĩnh Quý
xuất bản năm 2007, trang (tác phẩm từ nổi bật, vang danh, vĩ đại, là kiệt tác một
“Ly tao”
53 - 55 thời)... Lời nói rất dài, tư tưởng thì huyền ảo, lời văn vô
cùng đẹp, ý chỉ rất rõ ràng. “Nhưng giải thích nhan đề
Ly tao vẫn là luôn là điều mơ hồ, mỗi người một ý.
Nhan đề đã trở thành điều chưa được xác minh, chưa
được giải quyết trong văn bản Ly tao.

42 《离骚》花草比兴象征 董 性 茂 信阳师范学院学报(哲学 Ngụ ý của Ly tao là phong phú. Thông qua miêu tả mâu Nội dung - tư
义解读 Đổng Tính Mậu 社会科学版). 2007, (05): thuẫn xung đột sâu trong nội tâm nhà thơ, biểu đạt rõ tưởng
Giải nghĩa hàm ý trong 106 - 108 ràng hoài bão chính trị vĩ đại cả đời chấn hưng Sở quốc
bài thơ “Ly tao” Tạp chí Đại học Sư phạm và nhân cách theo đuổi hoàn mỹ của ông, biểu đạt lòng
Tín Dương (Ấn bản Triết trung thành của ông đối với Sở vương và gian nan khổ
học và Khoa học Xã hội), cực đối với dân sinh Sở quốc, truyền đạt giá trị quan trị

60
số 05, xuất bản năm
trị quốc an bang và tinh thần cơ bản của sĩ phu.
2007, trang 106 - 108

Ly tao là một bài thơ trữ tình chính trị dài nhất trong lịch
中国楚辞学(第十四辑,
sử văn học cổ đại nước ta. Nó mang nhiều chất tự thuật,
浅析《离骚》的叙事视 309 - 312)——2007 议论
nhưng không thể gọi là thơ tự sự, là bởi vì nó không có
角及功能 文集
崔金静 tình tiết cụ thể để cấu thành kết cấu câu chuyện hoàn
43 Phân tích ngắn gọn góc Nghiên cứu Sở từ Trung Nghệ thuật
Thôi Kim Tĩnh chỉnh. Tuy nhiên, nó không phải là thơ trữ tình theo
nhìn và chức năng trần Quốc (Bộ 14, trang 309 -
nghĩa thông thường, bởi vì nó có tính tự thuật rất mạnh,
thuật của “Ly tao” 312) - Tài liệu thảo luận
cho nên có nhân tố tự sự, điều này hình thành Ly tao để
năm 2007
biểu đạt.

中国楚辞学(第十四辑,
287 - 290)——2007 议论 Ly tao “Tác phong mao dĩ phù hề, mệnh linh khí vi dư
《离骚》”慕之”辨义 文集 chiếm chi. Nhật lưỡng mỹ kỳ tất hợp hề, thùy tín tu nhi
曹海东
44 Ý nghĩa “mộ chi” trong Nghiên cứu Sở từ Trung mộ chi?” Đối với câu sau trong đó, từ Đông Hán đến Nghệ thuật
Tào Hải Đông
“Ly tao” Quốc (Bộ 14, trang 287 - nay, vẫn có nhiều cách giải thích của các chú gia, đến
290) - Tài liệu thảo luận nay vẫn chưa có định nghĩa.
năm 2007

45 《离骚》”结构”研究 潘啸龙 中国楚辞学(第十一辑, Trong nghiên cứu nghệ thuật của Ly tao, việc nghiên Nghệ thuật
论略 Phan Tiểu Long 186 - 211)——第十二 cứu về “cấu trúc” chiếm một vị trí nổi bật. Sở dĩ có điều

61
届中国屈原学会年会暨
楚辞学国际学术研讨会
论文集中国屈原学会
này có lẽ liên quan đến vị trí quan trọng của ““cấu
Nghiên cứu Sở từ Trung
trúc”“ trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Các học giả
Quốc (Bộ 1, trang 186 -
Nghiên cứu sơ lược về Đức Ernst Cassirer đã chỉ ra trong On Man rằng việc
211) - Kỷ yếu của Hội
“cấu trúc” của “Ly tao” sáng tạo văn học và nghệ thuật không phải là một “phản
nghị thường niên lần thứ
ứng bản năng không chủ ý”, mà là một phản ứng “có
12 của Hiệp hội Qu Yuan
mục đích”.
Trung Quốc và Hội nghị
chuyên đề học thuật quốc
tế về Nghiên cứu Sở từ.

46 对《离骚》题旨的再认 刘树胜 中国楚辞学(第十一辑, Để hiểu cuộc đời và suy nghĩ của Khuất Nguyên, Ly tao Nội dung - tư
识 Lưu Thư Sinh 230 - 248)——第十二 là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất; để hiểu Ly tao, bạn tưởng
Nhận thức lại về chủ đề 届中国屈原学会年会暨 phải hiểu văn bản, bắt đầu từ văn bản và nghiên cứu tất
“Ly tao” 楚辞学国际学术研讨会 cả nội dung có trong văn bản . Nếu chỉ dựa vào kết luận
论文集 của một số chuyên gia để suy luận văn bản thì nghiên
Nghiên cứu Sở từ Trung cứu của chúng ta sẽ theo từng bước một, khó đạt được
Quốc (Bộ 11, trang 230 - điều gì, thậm chí còn đi chệch khỏi văn bản và hiểu sai
248) - Kỷ yếu của Hội nguyên tác. Chỉ có thể bám sát lịch sử dựa trên thông tin
nghị thường niên lần thứ do văn bản cung cấp.
12 của Hiệp hội Qu Yuan

62
Trung Quốc và Hội nghị
chuyên đề học thuật quốc
tế về nghiên cứu Sở từ.

中国楚辞学(第十一辑,
212 - 229)——第十二
届中国屈原学会年会暨 Trong Ly tao, Khuất Nguyên oán trách vua không thấu
楚辞学国际学术研讨会 hiểu lòng trung thành của mình, bọn gian tà lại ganh
论文集 ghét dung mạo của ông, bản thân ông cũng không muốn
《离骚》”悬圃”新释
Nghiên cứu Sở từ Trung cùng bè lũ xu nịnh, nên nảy sinh ý định quay trở về quê
Một cách diễn giải mới 汤洪 Nội dung - tư
47 Quốc (Bộ 11, trang 212 - nhà. Khi ông trở về quê cũ, người chị gái với lòng yêu
về “Xuân Phổ” trong “Ly Tăng Hồng tưởng
229) - Kỷ yếu của Hội thương chân thành đã khuyên Khuất Nguyên nên từ bỏ
tao”
nghị thường niên lần thứ phẩm giá cao quý, nên xuôi theo dòng đời, không nên
12 của Hiệp hội Qu Yuan học theo Cù Ân cương trực chống lại bề trên, cuối cùng
Trung Quốc và Hội nghị sẽ chuốc lấy họa diệt vong.
chuyên đề học thuật quốc
tế về nghiên cứu Sở từ

48 论《离骚》中”婚恋” 谭思健, 林素君 江西教育学院学报( 社 Ẩn dụ hôn nhân trong Ly tao đã xây dựng một hệ thống Nghệ thuật
比兴的意蕴与审美功能 Đàm Tư Kiện, 会科学). 2007, (04): 58 - so sánh độc lập, đóng vai trò hai phần. Thứ nhất, nó
Về nội hàm và chức năng Lâm Tố Quân 62 mang nhiều ý nghĩa lớn lao như mối quan hệ chính trị
thẩm mỹ của “hôn nhân Tạp chí của Viện Giáo với vua Sở, cuộc đấu tranh với lũ dân trơ trẽn, cuộc đấu

63
tranh lý tưởng dù có ở lại Sở hay không. vân vân. Thứ
dục Giang Tây (Khoa học
và tình yêu” trong “Ly hai, nó mang đầy cảm giác thẩm mỹ bao gồm màu sắc
Xã hội). số 4, xuất bản
tao” phong phú, màu sắc lãng mạn, sự mới lạ năng động và
năm 2007, trang 58 - 62
tính thẩm mỹ khó hiểu.

Về ý nghĩa của nhan đề Ly tao, kể từ Tư Mã Thiên, đã


có một số phiên bản, chẳng hạn như “ly ưu” (nỗi buồn ly
biệt; chữ Hán: 离忧), “tao ưu” (gặp phải nỗi buồn; chữ
Hán: 遭忧), “biệt sầu” (nỗi sầu ly biệt; chữ Hán; 别愁),
文史哲. 2007, (04): 37 - v.v. Mặc dù tất cả các phiên bản này đều có căn cứ riêng
离别之痛:《离骚》的意 110 nhưng chúng không phù hợp với ý nghĩa của toàn bộ tác
旨与篇题 姚 小 鸥 Tạp chí Văn học, Lịch sử phẩm, phân tích văn bản cho thấy Ly tao thể hiện sự đau
49 Nhan đề
Nỗi buồn chia ly: Ý đồ và Diêu Tiểu Âu & Triết học, số 04, xuất buồn sâu sắc của người anh hùng khi quyết định cô đơn
nhan đề của “Ly tao” bản năm 2004, trang 37 - và rời bỏ quê hương. Chữ viết của nước Sở có rất ít sự
110 khác biệt so với ngôn ngữ văn học thường được sử dụng
ở Trung Nguyên. Từ những quan điểm này và xem xét
các cách giải thích liên quan của các từ “ly” và “tao”
trong các văn bản tiền Tần khác, Ly tao nên được hiểu là
“nỗi buồn chia ly”.

50 简论《离骚》的语言艺 阳 慧 邵阳学院学报( 社会科 Ly tao do Khuất Nguyên viết đã đạt được thành tựu Nghệ thuật
术成就 Dương Huệ 学版). 2007, (03): 120 - nghệ thuật lớn về ngôn ngữ. Đầu tiên, mẫu câu linh hoạt,

64
122
Tạp chí Đại học Thiệu tự do, giàu cảm xúc. Thứ hai, Ly tao tiếp tục sử dụng
Sơ lược về nghệ thuật Dương (Ấn bản Khoa học phương pháp ẩn dụ và phong cách lãng mạn. Thứ ba, nó
ngôn ngữ trong “Ly tao” Xã hội), số 03, xuất bản tiếp thu nhiều tiếng địa phương của người Chu nên văn
năm 2007, trang 120 - chương phong phú, ngôn ngữ đẹp, ý nghĩa sâu sắc.
122

51 以喻言志 以喻传情— 王明星;徐凤 中学语文教学参考. Sử dụng phép ẩn dụ để thể hiện hoài bão và thể hiện Nghệ thuật
—简评《离骚》的用喻 Vương Minh 2007, (05): 38 - 39 cảm xúc là nét nghệ thuật chủ yếu của phép ẩn dụ được
艺术 Tinh; Hứa Giảng dạy tiếng Trung ở sử dụng trong Ly tao của Khuất Nguyên. Điều này là do
Sử dụng ẩn dụ để bày tỏ Phong trường trung học cơ sở, tâm hồn lãng mạn của ông. 1. Dùng ẩn dụ để làm đẹp
ý chí, sử dụng ẩn dụ để số 05, xuất bản năm cho nhà vua, Khuất Nguyên trung thành với nhà vua vì
truyền tải cảm xúc - Đánh 2007, trang 38 - 39 lòng yêu nước, ông đã khiển trách và thuyết phục nhà
giá ngắn gọn về nghệ vua vì lòng trung thành với nhà vua. Ông phải đối mặt
thuật ẩn dụ trong “Ly trực tiếp với sự bối rối chính trị của vua Hoài nước Chu
tao” và sự kiêu ngạo, ngông cuồng của Khoảnh Tương
Vương, ông coi việc khuyên nhủ và thuyết phục hoàng
đế là biểu hiện của lòng trung thành với hoàng đế, coi
lòng trung thành với hoàng đế là phương tiện và cách
thức để thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Vì vậy, ông
đã nhiệt tình ca ngợi nhà vua và dùng những ẩn dụ để

65
làm đẹp cho nhà vua.

Ly tao là hình mẫu của thẩm mỹ. Trong bài thơ, Khuất
Nguyên theo đuổi chính trị cao đẹp và hy sinh bản thân
情系于美——屈原《离 刘桂荣 运城学院学报. 2008, vì tham vọng của mình; ông trau dồi đức hạnh và không
骚》之美探析 Lưu Quế Vinh (06): 60 - 62 bao giờ hối hận ngay cả sau khi chết chín lần; ông dùng
Nội dung - tư
52 Tình yêu gắn liền với cái Tạp chí đại học Vân hương thảo, mỹ nhân và thần thoại để so sánh và làm
tưởng
đẹp – phân tích vẻ đẹp Ly Thành, số 6, xuất bản nổi bật thẩm mỹ của mình. Việc theo đuổi cái đẹp của
tao của Khuất Nguyên năm 2008, trang 60 - 62 Khuất Nguyên được đặc trưng bởi tham vọng mạnh mẽ
và tình cảm sâu sắc, sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ
của Ly tao rất giàu ý nghĩa.

53 《离骚》抒情主人公的 李炳海 华中师范大学学报(人文 Hình ảnh đồ trang trí xuất hiện rất thường xuyên trong Nội dung - tư
佩饰意象 Lý Bỉnh Hải 社会科学版), 2008, (05): Ly tao, gắn liền với vẻ đẹp uy nghiêm của văn hóa nghi tưởng
Hình ảnh đồ trang trí của 42 - 46 lễ và âm nhạc thời nhà Sở, đồng thời không thể tách rời
nhân vật trữ tình trong Ly Tạp chí Đại học Sư phạm khỏi truyền thuyết về đồ trang trí ở xứ Sở mà quan niệm
tao Hoa Trung (Khoa học xã con người và đồ trang trí từ góc độ cuộc sống. Hầu hết
hội và nhân văn), số 5, các loại hương thảo dùng làm đồ trang trí trong Ly tao
năm 2008, trang 42 - 46 đều có dược tính và có thể khiến con người sống lâu
hơn. Mô tả đồ trang trí trong Ly tao nêu bật tính chất
thơm và ẩm của nó, không chỉ kế thừa truyền thống
Thượng Tây của người Sở mà còn thể hiện sự quan tâm

66
của họ đối với cuộc sống. Hình tượng trang trí trong Ly
tao có nhiều nét kế thừa từ Kinh Thi nhưng đồng thời
cũng có một số điểm khác biệt.

Ly tao là tác phẩm nói về trải nghiệm của Khuất


Nguyên. Nhà thơ gặp phải sự vỡ mộng về lý tưởng
“chính trị tươi đẹp” và sự phá sản của chiến lược ngoại
giao thống nhất nước Tề chống Tần. Những cuộc gặp gỡ
阿坝师范高等专科学校
论《离骚》与屈原的遭 hiện thực tất yếu tỏa sáng thế giới tâm linh của nhà thơ,
张宗福 学报 2008, (02): 91 - 94
遇 và Ly tao thể hiện một cách sống động sự phong phú, Nội dung - tư
54 Trương Tôn Tạp chí Trường Cao đẳng
Bàn về cuộc gặp gỡ của phức tạp và sâu sắc của thế giới tâm linh nhà thơ. Nhà tưởng
Phúc Sư phạm, số 2, xuất bản
Ly tao và Khuất Nguyên thơ đã suy nghĩ và tìm hiểu sâu sắc về các vấn đề như
năm 2008, trang 91 – 94
cuộc gặp gỡ giữa quân vương và các quan đại thần, cũng
như số phận của nước Sở. Việc diễn giải từ hai góc độ
này có ý nghĩa rất lớn trong việc nắm bắt được cấu trúc
vĩ đại và nội hàm phong phú của Ly tao.

55 生死相依 苦乐随行— 蔡红燕 Sống, chết, đau khổ, hạnh phúc là những vấn đề trọng Nội dung - tư
—屈原《离骚》所引发 Tát Hồng Yến 中州大学学报, 2008, yếu của cuộc sống và Khuất Nguyên đã thể hiện sự hiểu tưởng
的生命之思 (03): 43 - 46 biết của mình về chúng bằng kiến thức, tình cảm, lời nói
Sự sống và cái chết phụ Tạp chí Đại học Trung và hành động của mình. Trong bài thơ trữ tình dài Ly
thuộc vào nhau, niềm vui Châu, số 3, xuất bản năm tao, ông bày tỏ sự phẫn nộ và tan chảy cảm xúc, suy

67
nghĩ vào đó, Ly tao không chỉ là một bài thánh ca yêu
và nỗi buồn đi cùng nhau
nước mà chính sự căm ghét tình yêu của nhà thơ đã tạo
- Suy nghĩ về cuộc sống 2008, trang 43 - 46
cho nó sức mạnh phê phán nỗi đau và niềm vui của sự
được khơi dậy bởi Ly tao
sống và cái chết cũng rất mạnh mẽ, khiến thế hệ tương
của Khuất Nguyên
lai không khỏi suy ngẫm về cuộc sống sau khi đọc nó.

Lý thuyết ẩn dụ hiện nay cho rằng ẩn dụ không chỉ liên


江西金融职工大学学报 quan đến ngôn ngữ mà còn liên quan đến tư duy, phán
《离骚》中的概念隐喻 2008, (S1) đoán và lý luận, và việc nghiên cứu ẩn dụ không thể tách
认知研究 王娟 Tạp chí Trường Cao đẳng rời khỏi khái niệm ẩn dụ. Bài viết này tập trung phân
56 Nghệ thuật
Nghiên cứu nhận thức ẩn Vương Quyên Tài chính Giang Tây, số tích ý niệm ẩn dụ “con người là thực vật” trong Ly tao
dụ ý niệm trong Ly tao 1, xuất bản năm 2008, và kết hợp với diễn ngôn đời thường của con người để
trang 278 - 279 làm sáng tỏ cốt lõi của lý thuyết ẩn dụ hiện đại cho rằng
ẩn dụ là một lối suy nghĩ.

57 《离骚》与屈原的文化 周云钊 电影文学 2008, (06): 97 Nhân vật chính trữ tình do Ly tao tạo ra phản ánh sức Nội dung - tư
人格 Chu Vân Chiêu - 98 hấp dẫn cá tính vô hạn của tác giả. Là một trí thức có tưởng
Ly tao và nhân cách văn Tạp chí văn học điện ảnh, tinh thần tích cực, dám nghĩ dám làm, Khuất Nguyên
hóa của Khuất Nguyên số 6, xuất bản năm 2008, đòi hỏi phải tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, Khuất
trang 97 - 98 Nguyên, người thuộc chế độ phụ hệ, đành phải dựa vào
quân vương. thứ bậc - là lý do của ông. Nguồn gốc của
nỗi đau nội tâm, điều này phản ánh tình thế tiến thoái

68
lưỡng nan của Khuất Nguyên với tư cách là một chính
trị gia trí thức trong thời đại đó, tình thế tiến thoái lưỡng
nan này thực chất là hiện thân của tính hai mặt bi thảm
trong nhân cách văn hóa của người trí thức dưới chế độ
phụ hệ phong kiến.

湖北经济学院学报(人文 Luôn có nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa ẩn dụ “cầu


《离骚》”求女”喻义
社会科学版). 2008, (03) nữ” trong Ly tao, bao gồm đức vua, đức tể tướng, đức sĩ,
探求 简尚高, 李霁
Tạp chí Đại học Kinh tế hoàng hậu đức hạnh, lý tưởng, người biết hoàng đế và
58 Tìm hiểu ý nghĩa ẩn dụ Giản Thượng Nghệ thuật
Hồ Bắc (Khoa học xã hội Trịnh Tú... Bài viết này tìm hiểu và liệt kê các lý thuyết
hình ảnh “cầu nữ” trong Cao, Lí Tễ
và nhân văn), số 3, năm cổ xưa và hiện đại nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của
Ly tao
2008, trang, 100 - 101 người đọc đối với từ “cầu nữ”.

Khuất Nguyên là một chính trị gia có nhân cách cao


从《离骚》看屈原政治 周琴, 邓彩云, 现代语文(文学研究版) thượng. Đạo đức, lý tưởng và hành vi chính trị được thể
人格的不朽 李玲 2009, (12) hiện trong tác phẩm tiêu biểu Ly tao của ông đã sáng tác
Nội dung -
59 Từ Ly tao nhìn thấy sự Chu Cầm, Đặng Tạp chí Tiếng Trung hiện nên một bản thánh ca về những phẩm chất chính trị cao
Tư tưởng
bất diệt nhân cách chính Thái vân, Lý đại, số 12, xuất bản năm đẹp của nhân loại, tô thêm tinh thần sâu sắc và mạnh mẽ
trị của Khuất Nguyên Linh 2009, trang 14 - 15 cho văn hóa Trung Hoa. Lịch sử đã chứng minh sự bất
tử của Khuất Nguyên.

60 《离骚》里的美政与美 孙素娟 文学教育 2009, (09) Những đặc điểm thẩm mỹ độc đáo của văn hóa Sở và Nội dung -

69
tính cách độc lập, kiên cường của Khuất Nguyên đã
khiến ông trở thành nhà thơ vĩ đại đầu tiên trong lịch sử
德 Tạp chí Giáo dục văn
văn học Trung Quốc, từ đó nuôi dưỡng toàn bộ nền văn
Vẻ đẹp đạo đức và vẻ đẹp Tôn Tố Quyên học, số 9, xuất bản năm Tư tưởng
hóa Trung Quốc. Đây chính là “tinh thần Khuất
chính trị trong Ly tao 2009, trang 131
Nguyên” đã được các triều đại trước đây nhắc đến. Tinh
thần này có bản chất kép.

Trong giới học thuật có nhiều quan điểm về ý nghĩa ẩn


商丘师范学院学报 dụ của hình tượng “cầu nữ”; có quan điểm cho rằng cầu
《离骚》中求女意象问 2009, (08) nữ là tìm một người có thể kết nối với hoàng đế, quan
题辨析 崔楠 Tạp chí của Đại học Sư điểm khác lại cho rằng cầu nữ chính là cầu hiền quân,...
61 Nghệ thuật
Phân tích hình tượng Thôi Nam phạm Thượng Khâu, số Tuy nhiên, xét từ ý nghĩa ẩn dụ tiềm ẩn trong quá trình
“cầu nữ” trong Ly tao 8, xuất bản năm 2009, “cầu nữ” từ chữ “hai mỹ nhân hòa hợp” trong bầu không
trang 43 - 45 khí tinh thần và chủ đề chính của toàn văn, có thể chứng
minh thêm rằng cầu nữ là cầu hiền quân.

62 浅谈楚文化对屈原美学 张亮 大众文艺(理论). 2009, Ly tao do Khuất Nguyên sáng tạo là một thể loại mới Nội dung -
思想的影响——解读 Trương Lương (15) mang đậm màu sắc vùng miền phía Nam nước Sở, Ly Tư tưởng
《离骚》的意象美 Tạp chí Văn học nghệ tao mang đầy đủ tiếng Sở, âm Sở, đồ vật và đất Sở, thể
Bàn luận ngắn gọn về ảnh thuật đại chúng (Lý luận), hiện tình cảm quê hương sâu sắc của nhà thơ. Văn hóa
hưởng của văn hóa Sở số 15, xuất bản năm Sở có tác động rất lớn đến tư tưởng thẩm mỹ của Khuất
đến tư duy thẩm mỹ của 2009, trang 136 - 137 Nguyên, nhà thơ đã sử dụng các thủ pháp tượng trưng để

70
tạo ra nhiều hình ảnh đầy màu sắc và huyền diệu, điều
Khuất Nguyên - diễn giải
này mang lại cho tác phẩm của ông sức hấp dẫn nghệ
vẻ đẹp hình tượng trong
thuật mạnh mẽ và mở ra sự khởi đầu của văn học lãng
Ly tao
mạn Trung Quốc.

Trong bài thơ trữ tình Ly Tao, kể lại cuộc đời mình,
Khuất Nguyên không chỉ bàn về chính trị mà còn khơi
发愤以抒情——屈原 dậy “tâm thơ” của mình. Việc đánh giá cao tác phẩm
焦作大学学报 2009,
《离骚》中的”政心” của Khuất Nguyên phản ánh tư cách đạo đức của ông,
(03)
与”诗心” thể hiện phẩm chất tham gia chính trị bằng “tâm thơ”.
蔡红燕 Tạp chí của Đại học Giao Nội dung -
63 Bộc lộ cảm xúc trữ tình - Sự hòa hợp hoàn hảo giữa “trái tim chính trị” và “tâm
Tát Hồng Yến Tác, số 3, xuất bản năm Tư tưởng
“Tư duy chính trị” và thơ” là một trong những nguyên nhân khiến lý tưởng
2009, trang 7 -9
“Tâm thơ” trong Ly tao “chính trị tươi đẹp” của Khuất Nguyên bị tan vỡ. Tuy
của Khuất Nguyên nhiên, cũng chính vì điều này mà ông đã đạt được danh
tiếng muôn đời của nhà thơ và làm nên Ly tao có tiếng
vang lớn.

浅说《离骚》主人公的 安徽文学(下半月). 2009, Bài Ly tao của đại thi hào Khuất Nguyên có ảnh hưởng
徐文郁, 马肖艳
形象 (08), Tạp chí văn học An sâu sắc. Toàn bộ bài thơ vừa hư ảo vừa hiện thực, vô
64 Từ Văn Úc, Mã Nghệ thuật
Sơ lược hình tượng nhân Huy, số 8, xuất bản năm cùng lãng mạn, khắc họa nhân vật chính một cách sinh
Tiêu Diễm
vật trong Ly tao 2009, trang 168 động.

71
《离骚》中的卜筮与祭
祷——灵氛占断与巫咸
夕降之关系新论 中国楚辞学. 2009, (03) Ly tao kể lại câu chuyện nhân vật chính không còn cách
马世年, 赵晓霞
Bói toán và cúng tế trong Sách học thuật và Khoa nào khác là phải cầu nữ, sau đó viết về sự mâu thuẫn Nội dung -
65 Mã Thế Niên,
Ly tao - thảo luận mới về học số 03, xuất bản năm giữa mong muốn của nhà thơ muốn sử dụng bầu không Tư tưởng
Triệu Hiểu Hà
mối quan hệ giữa bói khí 2009, trang 1 - 11 khí tâm linh để quyết định nên ở lại hay ra đi.
tâm linh và việc Vu Hàm
giáng thế lúc chạng vạng

Dựa trên sự phân tích “thế giới chính trị quốc gia”, “thế
山西师大学报(社会科学
giới hương thảo mĩ nhân” và “thế giới tâm linh thuần
《离骚》中的人格精神 版) 2009, (03) Tạp chí
khiết” trong Ly tao, bài viết này tập trung vào các khía
与美学意蕴 Đại học Sư phạm Sơn
卫朝晖 cạnh thẩm mỹ của “Tây An”, “Thiên đường”, “hương
66 Tinh thần nhân cách và Tây (Ấn bản Khoa học Nghệ thuật
Vệ Triều Huy thảo”, “mỹ nhân”, “hai lần thần du” nêu bật hành trình
hàm ý thẩm mĩ trong Ly Xã hội), số 3, xuất bản
tâm linh không ngừng mở rộng của nhà thơ khuất
tao năm 2009, trang 92 - 94
Nguyên với ý nghĩa thẩm mỹ và tính cách tự do siêu việt
và nổi bật.

67 屈原”美政”悲剧解— 开健 安徽文学(下半月). 2009, Khuất Nguyên là nhà thơ yêu nước sớm nhất và vĩ đại Nội dung -
—读《离骚》札记 Khai Kiện (04) nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Ông đã miêu tả Tư tưởng
Giải thích bi kịch “chính Tạp Chí Văn học An chi tiết bi kịch về “nền chính trị tươi đẹp” của mình
trị” của Khuất Nguyên - Huy, số 4, xuất bản năm trong Ly tao. Bài viết này tìm hiểu hành trình tâm lý của

72
Khuất Nguyên trước bi kịch của “vẻ đẹp chính trị” từ ba
khía cạnh: tu dưỡng tư cách đạo đức và tìm kiếm hòa
2009, trang 153 - 154 bình, phấn đấu thực hiện “chính phủ tươi đẹp”; ba lần
Lưu ý khi đọc Ly tao
cầu nữ, mong điều tốt đẹp được mở rộng; đặt câu hỏi về
sự sống và cái chết, và kêu gọi công lý của nền chính trị
đẹp đẽ.

Ly tao là một bài thơ trữ tình dài, vì vậy từ lâu người ta
đã chú ý nhiều hơn đến đặc điểm trữ tình tình cảm của
青年文学家 2009, (03) nó mà ít chú ý đến tính chất tự sự của nó. Thực chất, Ly
《离骚》叙事结构初探
和慧芳 Tạp chí nhà văn tuổi trẻ, tao là một bài thơ trữ tình dài mang tính chất tự truyện”.
68 Nghiên cứu bước đầu về Nghệ thuật
Hòa Vệ Phương số 3, xuất bản năm 2009, Vì là tự truyện nên Ly Tao đương nhiên có yếu tố tự sự.
cấu trúc tự sự của Ly tao
trang 119 - 120 Bài viết này dự định sử dụng lý thuyết trần thuật của
Claude Bremont và Lévi-Strauss đến từ Pháp để cố gắng
phân tích cấu trúc trần thuật của Ly tao.

69 《离骚》比兴手法特色 赵丹 现代语文(文学研究版) Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên, nhà thơ Nghệ thuật
谈 Triệu Đan 2009, (03) kiệt xuất của Trung Quốc, là một bài thơ trữ tình dài
Thảo luận về đặc điểm Tạp chí Tiếng Trung hiện mang tính chất tự truyện, Ly tao “dựa trên những bài thơ
thủ pháp bỉ, hưng trong đại, số 3, xuất bản năm lấy cảm hứng từ bài thơ và sử dụng phép loại suy, ẩn
Ly tao 2009, trang 12 - 13 dụ”, kế thừa truyền thống phép gợi trong “Thi Kinh”.
Đặc điểm chính của nó là: phong phú, tính hệ thống,

73
tính biểu tượng và trí tưởng tượng. Bài viết này chủ yếu
phân tích ngắn gọn bốn đặc điểm của phép gợi trong Ly
tao.

Là một thành phần nhân văn độc lập, tự túc, mỗi dân tộc
《离骚》的情感思想对 đều có nguồn gốc văn hóa đặc trưng của mình, như
后世的影响 文学教育(上) 2009, (01) Homer và Kinh thánh đối với nền văn minh phương
杨培莲
Ảnh hưởng tư tưởng tình Tạp chí Giáo dục văn Tây, Kinh Qur'an đối với các nước Hồi giáo, kinh Vệ Đà Nội dung -
70 Dương Bồi
cảm của Ly tao đến thế học, số 1, xuất bản năm đối với Ấn Độ. Những tác phẩm gốc này đã ăn sâu vào Tư tưởng
Liên
hệ sau 2009, trang 80 - 81 tiềm thức và ý thức của thế hệ sau, ảnh hưởng đến cảm
xúc, suy nghĩ và hành vi của con người. Ly tao là tác
phẩm như vậy.

浅析屈原《离骚》中” Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ chủ nghĩa lãng
香草美人”的意象及表 mạn Khuất Nguyên, nhà thơ đã sáng tạo độc đáo thủ
现出的文人品质 pháp tượng trưng “hương thảo và mỹ nhân” có ảnh
青春岁月. 2010, (22)
Phân tích ngắn gọn hình 张蕾, 谭超 hưởng sâu sắc sáng tác của các thế hệ sau. Khuất nguyên
Tạp chí Thanh xuân Tuế
71 tượng “hương thảo mỹ Trương Lôi, giữ mình trong sạch và muốn theo đuổi nền chính trị văn Nghệ thuật
nguyệt, số 22, xuất bản
nhân” trong Ly tao của Đàm Siêu minh dân chủ nhưng sự thật không như mong đợi của
năm 2010, trang 24 - 25
Khuất Nguyên và những ông. Nhà thơ chỉ có thể mượn hình tượng “hương thảo
phẩm chất nhân văn mà và mỹ nhân” để bày tỏ quan điểm chính trị và nỗi buồn
nó thể hiện của mình.

74
Các hướng không gian mà nhân vật chính trữ tình trong
Ly tao cầu nữ lần lượt là hướng Tây, hướng Bắc và
hướng Đông. Cầu nữ là biểu tượng của việc cầu hiền
江西社会科学 2010, vương, nước Sở ở phía nam không có hiền vương, cho
《离骚》抒情主人公求
(08) nên không có tình tiết về phía nam cầu nữ. Sau 3 lần cầu
女综考
李炳海 Tạp chí Khoa học Xã hội nữ đã phản ánh thái độ của Khuất Nguyên về mối quan
72 Nghiên cứu “cầu nữ” của Nghệ thuật
Lý Bỉnh Hải Giang Tây, số 8, xuất bản hệ của nước Sở với 3 nước Tần, Triệu, Tề. Nguyên mẫu
nhân vật trữ tình trong Ly
năm 2010, trang 102 - của sứ giả cầu nữ là vật tổ và đã được Khuất Nguyên cải
tao
107 tạo nghệ thuật. Tình tiết cầu nữ có cơ sở thực tế, Khuất
Nguyên đã biến cái thối nát thành ma thuật và biến sự
suy thoái của cuộc sống thực tế thành sự cải thiện giá trị
cuộc sống.

73 论《离骚》的结构模式 施仲贞 湖北大学学报(哲学社会 Mô hình kết cấu của Ly tao không đơn lẻ mà kết hợp Nghệ thuật
Bàn về mô hình kết cấu Thi Trọng Trinh 科学版) 2010, (04) thành các mô hình văn viết khác nhau nhưng phụ thuộc
trong Ly tao Tạp chí Đại học Hồ Bắc lẫn nhau theo những quy ước, quy tắc văn học cụ thể. Ly
(Triết học và Khoa học tao có bốn phương thức cấu trúc: “mở đầu”, “đối thoại”,
xã hội), số 4, xuất bản “hành động” và “trở lại”. Nếu “đối thoại” là sự miêu tả
năm 2010, trang 65 - 69 chân thực uất ức về tinh thần của Khuất Nguyên thì
“hành động” là ghi chép chân thực về việc ông thoát
khỏi khó khăn, cực khổ. Bốn kiểu cấu trúc khác nhau
của Ly tao một mặt là kết quả của việc Khuất Nguyên

75
tham khảo và hấp thụ các hình thức vu ca một cách có ý
thức, mặt khác chúng cũng là kết quả của quan niệm cẩn
thận của ông ấy nhằm thể hiện nhu cầu tình cảm của
mình.

Ly tao là bài thơ trữ tình dài và sớm nhất trong lịch sử
văn học Trung Quốc, tinh thần lãng mạn chính là sức
简析《离骚》的浪漫主 现代语文(文学研究) hấp dẫn vĩnh cửu của nó. Tinh thần lãng mạn của Ly tao
义精神 王彦杰 2010, (07) trước hết được thể hiện ở việc kiên trì theo đuổi lý tưởng
Nội dung -
74 Phân tích ngắn gọn về Vương Ngạn Tạp Chí Tiếng Trung và sự kiên trì đấu tranh cho lý tưởng. Thứ hai, nó thể
Tư tưởng
tinh thần lãng mạn của Kiệt hiện đại, số 7, xuất bản hiện ở việc xây dựng hình tượng nhân vật chính trữ tình
Ly tao năm 2010, trang 23 - 24 và những cảm xúc nồng nàn, không kiềm chế. Thứ ba,
nó cũng được phản ánh đầy đủ trong việc “cầu nữ” như
tưởng tượng, ẩn dụ và huyền thoại.

75 浅析《离骚》的情感表 张智新 教育教学论坛. 2010, Ly tao là một bài thơ trữ tình chính trị xuất sắc, nổi bật ở Nghệ thuật
现艺术 Trương Trí Tân (15) thời cổ đại và hiện đại, là bài thơ trữ tình trong đó Khuất
Phân tích ngắn gọn nghệ Tạp chí Diễn đàn Giáo Nguyên kể lại cuộc đời mình. Toàn bộ bài thơ được xây
thuật biểu đạt cảm xúc dục và Giảng dạy, số 15, dựng xoay quanh tình cảm không lay chuyển của nhà
trong Ly tao xuất bản năm 2010, trang thơ đối với quê hương và tinh thần theo đuổi lý tưởng
189 cao đẹp và không bao giờ hối tiếc bất cứ điều gì. Bài
viết này tìm hiểu đặc điểm cảm xúc của toàn bài thơ từ

76
các khía cạnh như kết cấu ngữ cảnh, lựa chọn hình ảnh,
phương tiện trữ tình.

“Từ Tống” và “Hoài Nam Tử” đều là các tác phẩm của
中南民族大学学报(人文
văn hóa Tống. Trong đó, Đầu tiên, cấu trúc “tam tằng
《淮南子》昆仑神话源 社会科学版) 2010, (01)
cửu chương” của Côn Luân xuất phát từ việc Khuất
自《离骚》考 Tạp chí Đại học Dân tộc
宋小克 Nguyên lang thang quanh Côn Luân trong Ly tao. Thứ
76 Nguyên cứu về thần thoại Nam Trung Bộ (Khoa So sánh
Tống Tiểu Khắc hai, nhiều tên gọi của các vị thần trong “Hoài Nam Tử”
Côn Luân “Hoài Nam học xã hội và nhân văn),
đều dựa trên Ly tao. Thứ ba, núi non, sông ngòi, danh
Tử” bắt nguồn từ Ly tao số 1, xuất bản năm 2010,
lam thắng cảnh và vị trí địa lý ở “Hoài Nam Tử” hầu hết
trang 161 - 165
đều được sắp xếp theo Ly tao.

Trong Ly tao và “Kinh Thi” thể hiện nội hàm “phẫn nộ”
không giống nhau. Trong toàn bộ tác phẩm Ly tao chứa
语文教学通讯. 2010,
《离骚》比《诗经》” đầy tâm trạng “căm phẫn”, “tức giận”, “oán trách”, nói
(01) Tạp chí thông tin
新”在哪里? 肖文华 lên nỗi bất bình sâu sắc của tác giả: Hoài Vương phản
77 giảng dạy Tiếng Trung, So sánh
Ly tao mới hơn “Kinh Tiêu văn Hoa bội ông, Sở Tương Vương xúc phạm ông và cuối cùng
số 1, xuất bản năm 2010,
Thi” ở chỗ nào? lý tưởng chính trị bị dập tắt. Nhưng điều này không
trang 35
khiến Khuất Nguyên tức giận, tác giả tức giận vì thời
gian, vì sự ngắn ngủi của thời gian.

78 浅析《离骚》的优美与 陈廷东 语文教学通讯. 2010, Vẻ đẹp và sự tráng lệ là hai phạm trù cơ bản được sử Nghệ thuật
壮美 Phân tích vẻ đẹp và (01) Tạp chí thông tin dụng trong hoạt động thẩm mỹ ở nước ta thời xa xưa,

77
giảng dạy Tiếng Trung, tuy phong cách rất khác nhau nhưng cả hai đều có thể
Trần Đình
sự tráng lệ trong Ly tao số 1, xuất bản năm 2010, kết hợp hòa quyện với nhau. Ly tao là một bài thơ trữ
Đông
trang 36 - 37 tình có sự kết hợp hoàn hảo của hai vẻ đẹp đó.

Trong nửa đầu và nửa sau của Ly tao, hình tượng nhân
《离骚》前后篇男女性 vật chính không nhất quán, có sự chuyển đổi giới tính
安徽文学(下半月). 2010,
别转换之原因探求 nam và nữ, có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự khác
(12): 127
Tìm hiểu nguyên nhân biệt này. Nó vừa là sự sáng tạo có ý thức của Khuất
胡祥华 Tạp chí Văn học An Huy
79 dẫn đến sự chuyển đổi Nguyên trong nghệ thuật, vừa là sự thể hiện của thủ Nghệ thuật
Hồ Tường Hoa (Nửa cuối tháng), số 12,
giới tính nam và nữ trong pháp ẩn dụ “nam nữ như quân thần”, phù hợp với quá
xuất bản năm 2010, trang
hai phần trước và sau của trình kết hôn giữa nam và nữ. Bài viết đi vào tìm hiểu
127
“Ly tao” nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi giới tính nam và nữ
trong hai phần trước và sau của Ly tao.

80 回忆与想象:论《离骚》 施仲贞 重庆师范大学学报(哲学 Khuất Nguyên được ghi nhận là người đã thực sự biến Nghệ thuật
的时间意识 Thi Trọng Trinh 社会科学版). 2010, (06): “thời gian” thành một ý thức thi ca có ý thức. Khuất
Ký ức và tưởng tượng: Ý 56 -63 Nguyên thể hiện sự nhạy cảm và độc đáo đối với thời
thức về thời gian trong Tạp chí Khoa học Xã hội gian trong các tác phẩm của mình. Trong Ly tao, Khuất
“Ly tao” của Đại học Sư phạm Nguyên thường kết nối cảm giác thời gian với cảm xúc
Trùng Khánh (Ấn bản cuộc sống, biến thời gian tự nhiên thành thời gian tâm
Triết học và Khoa học xã lý, đồng thời bằng cách nhớ lại quá khứ và tưởng tượng
hội), số 06, xuất bản năm về tương lai, Khuất Nguyên đã thể hiện những thăng

78
trầm trong trải nghiệm cuộc sống và thể hiện những cảm
2010, trang 56 - 63
xúc sống của mình.

Ly tao bên ngoài mang đặc trưng của Văn hóa nước Sở
và bên trong mang bản chất của Văn hóa sông Hoàng
Hà ở phía bắc Trung Quốc. Ly tao ra đời trong đồi núi,
安康学院学报. 2010, thung lũng và phong tục dân gian của nước Sở và có tư
离骚》的文化渊源及艺 (06): 56 - 58 tưởng thần thoại cổ xưa, phong cách âm nhạc độc đáo
张进科
术特质探析 Tạp chí Trường Đại học của người Sở. Đó là chất xúc tác của Ly tao, mối quan Nội dung - tư
81 Trương Tiến
Nguồn gốc và đặc trưng An Khang, số 06, xuất tâm thực tế, tinh thần hợp lý của Văn hóa sông Hoàng tưởng
Khoa
của tập thơ “Ly tao” bản năm 2010, trang 56 - Hà. Anh hùng là người hợp nhất đặc điểm các vị thần
58 với đặc điểm của con người. Văn hóa Sở cùng Văn hóa
sông Hoàng Hà, hình ảnh vị thần hợp nhất với người
thường, cả hai đều biến Ly tao trở thành một tác phẩm
có giá trị đi cùng với thời gian.

82 浅谈《离骚》的象征手 苏金玲 Modern Chinese. 2011, Bài Ly tao của Khuất Nguyên là một bài thơ trữ tình tự Nghệ thuật
法 Tô Kim Linh (02): 7 - 8 truyện. Nhà thơ đã sử dụng số lượng lớn hình ảnh trong
Thảo luận ngắn về thủ Tạp chí Tiếng Trung hiện Ly tao để thể hiện mong muốn chính trị, tình cảm yêu
pháp tượng trưng trong Đại, số 2, xuất bản năm nước của mình, tạo thành một hệ thống ẩn dụ tượng
“Ly tao” 2011, trang 7 - 8 trưng phức tạp và khéo léo, làm cho bài thơ trở nên sinh
động, hình ảnh nhà thơ cao quý, kiên định đã có ảnh

79
hưởng lớn đến việc sáng tạo văn học sau này.

Thơ ca Trung Quốc, chủ yếu viết về con người, ít khi


神性的维度——试论 chú ý đến thần thánh. Vì vậy, các bài hát của nước Sở
南京社会科学. 2011,
《离骚》的”他在”视 được thể hiện đầy đủ nhất ở Ly tao đã tập trung vào thần
(01): 135 - 142
域 thánh, và nó có giá trị lớn trong lịch sử thơ ca Trung
何光顺 Tạp chí Khoa học xã hội Nội dung - tư
83 Chiều kích của thần Quốc. Các chiều kích được thể hiện trong bốn lĩnh vực
Hà Quang ở Nam Kinh, số 01, xuất tưởng
thánh: Trên quan điểm sau: tính thần thánh của việc đặt tên, việc theo đuổi sự
bản năm 2011, trang 135
“Thần thánh tồn tại” của hòa hợp giữa Thần và người, ý nghĩa của cuộc sống
- 142
“Ly tao” được tìm thấy từ cái chết, và sự phản ánh, chỉ trích và
thậm chí là tuyệt vọng về sự thiếu vắng của thần thánh.

Ly tao là bài thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên, trong đó


屈原《离骚》植物意象 文学教育(下). 2011, có rất nhiều loại “hương thảo”, nhà thơ đã gán cho các
邵爱连, 汪群锋
解读 (01): 24 - 25 loài hoa, chim, cỏ, cây trong thiên nhiên và thần thoại,
Thiệu Ái Liên, Nghệ thuật
84 Giải thích hình ảnh thực Tạp chí Giáo dục Văn truyền thuyết những ý nghĩa biểu tượng phi thường,
Uông Quần
vật trong “Ly tao” của học (Hạ), số 01, xuất bản khiến cả bài thơ mang quan niệm thẩm mỹ lộng lẫy,
Phong
Khuất Nguyên năm 2011, trang 24 - 25 thơm ngát, toát lên vẻ sức hấp dẫn nghệ thuật duyên
dáng.

85 《离骚》”泽”字注释 董常保 语文研究. 2011, (01): 43 Hầu hết các học giả hiện đại đều chú thích từ “trạch” Nghệ thuật
考辨 Đổng Thường - 46 trong câu “Phương dữ trạch kỳ tạp nhữu hề” trong Ly
tao là “vết bẩn”, nhưng khi hiểu theo ngữ cảnh thì cách

80
giải thích này không thuyết phục. Dựa trên phân tích
cách giải thích “ vết bẩn” của từ “trạch”, bắt đầu từ thời
Tạp chí Nghiên cứu ngôn
Nghiên cứu văn bản về đại của từ này, bài viết xem xét cách sử dụng “trạch”
ngữ và chữ viết, số 01,
chú thích từ “trạch (泽)” Bảo thời tiền Tần, đồng thời phân tích cách sử dụng của tất
xuất bản năm 2011, trang
trong “Ly tao” cả các câu “và” trong thơ ca của Khuất Nguyên, cũng
43 - 46
như ba câu phân tích tương tự và các câu có từ “bẩn”
khác.

“Trụy lộ” và “Lạc anh” trong hai câu thơ “Triêu ẩm mộc
lan chi trụy lộ hề, Tịch xan thu cúc chi lạc anh.” trong
中国文化研究. 2011,
bài Ly tao. Qua việc phân tích ngữ pháp và ý nghĩa của
《离骚》的”坠露” (01): 100 - 104
姚小鸥, 李文慧 từ có thể thấy được, “lạc anh” là cỏ cây tươi mới chỉ vẻ
与”落英” Tạp chí Nghiên cứu Văn
86 Diêu Tiểu Âu, đẹp ban đầu, “trụy lộ” là giọt sương sắp rơi. Hai sự vật Nghệ thuật
“Trụy lộ” và “Lạc anh” hóa Trung Quốc, số 01,
Lí Văn Huệ này tượng trưng cho lý tưởng nhân cách cao quý và
trong “Ly tao” xuất bản năm 2011, trang
trong sáng của Khuất Nguyên. Lý tưởng này xuyên suốt
100 - 104
trong Ly tao và được thăng hoa trong câu thơ “Triêu ẩm
mộc lan chi trụy lộ hề, Tịch xan thu cúc chi lạc anh.”

87 《离骚》所见楚礼论要 任新 上饶师范学院学报. Các tác phẩm của Khuất Nguyên mang dấu ấn sâu sắc Nội dung - tư
Về nghi thức và phong Nhậm Tân 2011, (02): 79 - 82 về văn hóa nghi thức của nước Sở. Căn cứ vào văn bản tưởng
tục của nước Sở được thể Tạp chí của Đại học Sư Ly tao và các tài liệu liên quan, người ta ít nhất có thể
hiện trong “Ly tao” phạm Thượng Nhiêu, số biết các nghi thức và phong tục của nước Sở trong việc

81
phê chuẩn tổ tiên, đặt tên cho đứa trẻ mới sinh, cầu
02, xuất bản năm 2011,
nguyện các vị thần, bói toán và cầu xin các vị thần, thờ
trang 79 - 82
cúng cho các vị thần và thờ cúng tổ tiên.

Đánh giá từ quan niệm nghệ thuật tổng thể và chức năng
chính trị của tác phẩm, nhân vật chính của Ly tao không
论《离骚》的主人公是 江汉论坛. 2011, (05):
熊红菊, 徐明英 thể là chính tác giả mà là Chu Dung, hậu duệ của gia tộc
祝融 132 - 135
Hùng Hồng Cao Dương và sau đó bị Đế Khốc xử tử vào lễ Thần lửa
88 Bàn về “Chu Dung” - Tạp chí Diễn đàn Giang Nghệ thuật
Cúc, Từ Minh ngày Canh Dần. Chu Dung là nhân vật chính của Ly tao
Nhân vật chính trong “Ly Hán, số 05, xuất bản năm
Anh vì anh có nét tương đồng nhất định với tác giả. Ảnh
tao” 2011, trang 132 - 135
hưởng phiến diện của Nho giáo là nguyên nhân chính
khiến các thế hệ sau coi nhân vật chính là chính tác giả.

89 论《离骚》中诗人心灵 何敏 剑南文学(经典教苑). Chủ đề của Ly tao rất sâu sắc, từ việc phân tích những Nội dung - tư
世界的悲剧性冲突 Hà Mẫn 2011, (10): 183 - 184 manh mối phát triển của nó, xuyên suốt những mâu tưởng
Bàn về sự xung đột mang Tạp chí Văn học Kiến thuẫn bi thảm trong thế giới tâm hồn của nhà thơ.
tính bi kịch trong tâm hồn Nam (Giáo Uyển Kinh Đường lối chính này được thể hiện như một sự mâu
của nhà thơ trong “Ly điển), số 10, xuất bản thuẫn ở hai khía cạnh. Thứ nhất là xung đột giữa lý
tao” năm 2011, trang 183 - tưởng của nhà thơ với môi trường hiện thực, thứ hai là
184 xung đột giữa tư tưởng xa cách của nhà thơ với sự gắn
bó với quê hương, hai khía cạnh trên vướng mắc và trở
thành xung đột trong thế giới tâm hồn của Khuất

82
Nguyên.

以:被忽略的句腰—— Từ trống trong thể thơ là bộ phận không thể thiếu của
《离骚》中”以”字用 thơ nhờ sự đóng góp về giọng điệu, cảm xúc và nhịp
新余学院学报. 2011,
法说略 điệu. Lời trống trong Ly tao là dấu ấn chủ đạo hình
(05): 100 - 103
梁文勤 thành nên nhịp điệu thơ nên có địa vị đặc biệt: phần nối
90 “Dĩ” - phần nối câu câu. Bài viết này phân tích 12 chữ “dĩ (以)” trong Ly Nghệ thuật
Tạp chí Đại học Tân Dư,
không được quan tâm - Lương Văn Cần tao, kết luận rằng chúng không có trạng thái cú pháp hay
số 05, xuất bản năm
Giải thích ngắn gọn cách trạng thái cú pháp điển hình. Chúng là phần nối câu của
2011, trang 100 - 103
sử dụng từ “dĩ (以)” các dòng thơ, có vai trò quan trọng trong việc hình thành
trong “Ly tao” nhịp điệu thơ và củng cố giọng điệu, cảm xúc.

91 论《离骚》的空间意识 施仲贞 大连理工大学学报(社会 Trong Ly tao, Khuất Nguyên đã xây dựng hai loại không Nghệ thuật
Thảo luận về ý thức 科学版), 2011, (3): 118 - gian khác nhau là cố hương và thiên đường. Sự cùng tồn
không gian trong “Ly Thi Trọng Trinh 122 tại của hai loại không gian khác nhau này đã chứng
tao” minh đầy đủ rằng Khuất Nguyên có sự mâu thuẫn giữa
Tạp chí Đại học Công xung đột và sự lựa chọn tiến lên - rút lui trong con
nghệ Đại Liên (Khoa học đường chính trị và tình cảm. Nếu “Cổng ngăn cách”
xã hội), số 03, xuất bản trong Ly tao trở thành nút chia cắt Cố hương và Thiên
năm 2011, trang 118 - đường, còn “Con đường kết nối” trở thành cầu nối giữa
122 hai không gian này. Khuất Nguyên thể hiện cảm xúc cụ
thể của mình thông qua sự định hướng đặc biệt của vị trí

83
không gian, cụ thể là chọn và nhấn mạnh phương Nam
và phương Tây. Nếu hướng Nam phản ánh rằng Khuất
Nguyên cố gắng tìm kiếm người bạn tri kỷ ở quê hương,
thì hướng Tây cho thấy ông mong muốn tìm kiếm người
bạn thân thiết ở trên Thiên đường.

Sự phân kỳ trong cấu trúc cú pháp là một trong những


phương pháp tu từ quan trọng của Ly tao. Các loại phân
kỳ trong câu đơn bao gồm giới từ của động từ tình thái,
句法结构的偏离—— 毕节学院学报. 2011, hậu giới từ của bổ ngữ và vị trí treo của bổ ngữ. Trong
《离骚》修辞句法初探 (05): 11 - 15 câu ghép, các loại phân kỳ bao gồm sự thay đổi trật tự
梁文勤
Sự sai lệch cấu trúc cú mệnh đề, thêm các từ thể hiện tâm trạng để thay đổi mối
92 Nghệ thuật
pháp – Bước đầu nghiên Tạp chí Đại học Tất Tiết, quan hệ giữa mệnh đề chính và mệnh đề phụ, và việc
Lương Văn Cần
cứu cú pháp tu từ trong số 05, xuất bản năm gấp hoặc xây dựng lại các mệnh đề. Hiệu ứng tu từ của
“Ly tao” 2011, trang 11 - 15 sự phân kỳ cú pháp là khác biệt, vì nó nhấn mạnh một
cách nội dung trọng tâm của cách diễn đạt trữ tình và nó
chính thức cân bằng các âm tiết để đáp ứng yêu cầu về
nhịp điệu của Ly tao.

93 《离骚》的解题与结构 张超旭 青春岁月. 2012, (20): Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của đại thi hào Khuất Nghệ thuật
分析 224 Nguyên, tác phẩm của ông chứa đựng nội dung tư tưởng
Giải quyết vấn đề và Trương Siêu và nội hàm tình cảm phong phú. Bài viết này nhằm luận

84
Tạp chí Thanh Xuân Tuế
phân tích cấu trúc của giải cách giải, năm viết và cấu trúc bài viết của Ly tao
Húc Nguyệt, số 20, xuất bản
“Ly tao” nhằm tìm hiểu sâu hơn về Ly tao.
năm 2012, trang 224

Nghiên cứu cấu trúc của Ly tao chiếm một vị trí quan
trọng trong toàn bộ lĩnh vực nghiên cứu và việc phân
chia đoạn thơ là chủ đề được thảo luận nhiều nhất, do
文学界(理论版). 2012, trọng tâm nghiên cứu khác nhau nên các phong cách
(09): 218 - 219 + 221 phân chia theo cấp bậc khác nhau được trình bày. Tác
论《离骚》的结构层次
马晓茹 giả cho rằng việc chia các cấp độ cấu trúc theo nội dung
94 Tạp chí Thế giới văn học tư tưởng là phương pháp chia đoạn văn cơ bản và phổ Nghệ thuật
Bàn luận về tầng bậc kết
Mã Hiểu Như (Phiên bản lý thuyết), số biến nhất, là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để giải thích
cấu trong “Ly tao”
09, xuất bản năm 2012, chủ đề tư tưởng của bài viết và những biến đổi cảm xúc
trang 218 - 219 và 221 của tác giả. Vì vậy, trên cơ sở phân tích nội dung tư
tưởng của bài thơ, bài viết sơ lược về cấu trúc tổng thể
của Ly tao, phân tích các cấp độ cấu trúc cụ thể và ý
nghĩa của việc phân chia cấp độ cấu trúc.

95 《离骚》的悲剧性分析 张超旭 青春岁月. 2012, (18): 38 Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ vĩ đại Khuất Nội dung - tư
Nguyên, tác phẩm của ông nổi tiếng với nội dung tư tưởng
Phân tích bi kịch của “Ly Trương Siêu Tạp chí Thanh Xuân Tuế tưởng sâu sắc và những khúc mắc cảm xúc phức tạp. Ly
tao” Húc Nguyệt, số 18, xuất bản tao chứa đựng bi kịch lớn của nhân vật chính trữ tình

85
Khuất Nguyên, bi kịch của nó không chỉ là bi kịch của
chính nhân vật chính trữ tình Khuất Nguyên, mà còn là
năm 2012, trang 38 bi kịch của một đất nước, một thời đại. Khám phá
nguyên nhân bi thảm của Ly tao có thể giúp chúng ta
hiểu sâu hơn về tác phẩm.

职大学报. 2012, (04): 22


Có ba tư tưởng triết học trong Ly tao. Một là sự hòa hợp
- 25
《离骚》的哲学解读 张崇琛 giữa con người và thiên nhiên, thứ hai là sự thống nhất
của các mặt đối lập, và thứ ba là sự xung đột và bình Nội dung - tư
96 Tạp chí của Trường Đại
Giải thích triết học của Trương Sùng thường hóa của sinh tử. Triết lý chứa đựng trong Ly tao tưởng
học Cán bộ và Công nhân
Ly tao Sâm khác với sự biểu diễn của triết học Tiền Tần nhưng Ly
viên, số 04, xuất bản năm
tao cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Quốc.
2012, trang 22 - 25

97 考《离骚》之”下女” 麻永玲 赤峰学院学报(汉文哲学 Nghệ thuật


社会科学版). 2012, (08): Từ “hạ nữ” trong câu “Tướng hạ nữ chi khả di” trong Ly
Nghiên cứu về “Hạ nữ” Ma Vĩnh Linh 121 - 123 tao có liên quan mật thiết đến “Cao khâu chi nữ”, cả hai
trong “Ly tao” Tạp chí Đại học Xích đều ám chỉ “thần”. Phạm vi của “hạ nữ” chỉ bao gồm
Phong (Phiên bản tiếng “Phục phi”. Những ý nghĩa khác nhau của “nữ” đòi hỏi
Trung về Triết học và chúng ta phải phân biệt rõ ràng tình tiết của 3 lần “cầu
Khoa học xã hội), số 08, nữ”.
xuất bản năm 2012, trang

86
121 - 123

Tư tưởng chính trị của Khuất Nguyên được gọi là “mỹ


chính”, và không có sự phản đối trong giới học thuật,
tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung “mỹ
《离骚》中屈原的美政
chính” cụ thể đề cập đến điều gì? Trên cơ sở nghiên cứu
思想——兼论屈原与楚
trước đây, tập trung phân tích văn bản Ly tao, bài viết
怀王之关系 经济研究导刊. 2012,
bàn về nội dung mỹ chính - tu dưỡng đạo đức cao đẹp,
(22): 232 - 233
vua minh tướng hiền, lòng trung với vua và nước.
Suy nghĩ của Khuất 程艳梅
Về mối quan hệ giữa Khuất Nguyên và Sở Hoài Vương, Nội dung - tư
98 Nguyên về một nền chính Tạp chí Hướng dẫn
Hoài Vương có thể lợi dụng Khuất Nguyên cho mục tưởng
trị tươi đẹp trong “Ly Trình Diễm Mai nghiên cứu kinh tế, số 22,
đích chính trị, nhưng thực sự thừa nhận tài năng của
tao”——Và bàn về mối xuất bản năm 2012, trang
ông; Khuất Nguyên vừa có lòng trung vừa có oán với
quan hệ giữa Khuất 232 - 233
Hoài Vương, nhưng lòng trung thành là vẫn lớn nhất.
Nguyên và Sở Hoài
Hoài Vương có ơn tri ngộ đối với Khuất Nguyên, Khuất
vương
Nguyên cũng không phải đơn giản coi Hoài Vương là
công cụ thực hiện tư tưởng “chính trị trong sáng tốt
đẹp”, mà coi hắn là tri kỷ.

99 《离骚》名物表现手法 施仲贞 南通大学学报(社会科学 Trong Ly tao, Khuất Nguyên đã kế thừa và phát triển Nghệ thuật
之新论 版). 2012, (04): 63 - 70 một cách tưởng tượng các kỹ thuật biểu đạt như “phú, tỉ,
Thi Trọng Trinh hứng”, kết hợp rất khéo léo các loài chim thực vật trong

87
tự nhiên với những nhu cầu cơ bản của cuộc sống trong
đời sống xã hội, hiện thực trong con người tồn tại với
Tạp chí Đại học Nam
Kỹ thuật biểu đạt các đối những điều hư ảo tưởng tượng trong thần thánh. Tóm
Thông (Ấn bản Khoa học
tượng cụ thể trong “Ly lại, có bốn kỹ thuật biểu đạt trong các đối tượng cụ thể
Xã hội), số 04, xuất bản
tao” của Ly tao, chẳng hạn như phương pháp phú thuần túy,
năm 2012, trang 63 - 70
phép tỉ thuần túy, phép hứng thuần túy và phép tỉ trong
phú.

哈尔滨师范大学社会科
民俗与经典语境中的屈 学学报. 2012, (04): 73 - Trong tác phẩm Khuất Nguyên có dấu vết sâu sắc của
原《离骚》词语辨析 76 văn hóa truyền thống Trung Quốc. Kết hợp với văn bản
Ly tao của Khuất Nguyên và các tài liệu khác, văn bản
路美艳
100 Phân tích ngôn từ trong Tạp chí Khoa học Xã hội thảo luận về hai mặt phong tục tập quán và kinh điển Nội dung - tư
“Ly tao” của Khuất của Đại học Sư phạm văn học mà Khuất Nguyên có thể được tiếp nhận, đồng tưởng
Lộ Mỹ Diễm
Nguyên trong ngữ cảnh Cáp Nhĩ Tân, số 04, xuất thời phân tích các từ ngữ mà ông sử dụng, từ đó nhìn ra
phong tục dân gian và tác bản năm 2012, trang 73 - sự tiếp thu của Khuất Nguyên đối với di sản văn hóa và
phẩm kinh điển 76 văn hóa dân gian.

101 《离骚》”又重之以修 刘长锋, 李海龙 语文教学之友. 2012, Trong tác phẩm tiêu biểu Ly tao, Khuất Nguyên trước Nghệ thuật
能”之”能”字音义解 (07): 40 - 41 tiên kể lại kinh nghiệm sống và phẩm đức của mình, sau
Lưu Trường đó miêu tả nguyện vọng phát huy lợi ích và xóa bỏ bất

88
lợi, bày tỏ sự quan tâm đến đất nước và nhân dân, bày tỏ
nỗi chán nản khi bị vu khống, lên án sự ngu muội của
vua Sở, phê phán hành vi tràn lan của các nhóm quan
Giải thích cách âm và ý lại, đồng thời phê phán bóng tối của thực tế, thể hiện
Tạp chí Người bạn dạy
nghĩa của từ “năng” trong Phong, Lý Hải tinh thần đấu tranh không bắt tay với các thế lực xấu và
Ngữ văn, số 07, xuất bản
câu “Hựu trùng chi dĩ tu Long lý tưởng tuân thủ “chính trị trong sạch tốt đẹp” và lòng
năm 2012, trang 40 - 41
năng” trong “Ly tao” nhiệt thành yêu nước không lay chuyển. Phần đầu bài
thơ có câu “Phân ngô ký hữu thử nội mỹ hề, Hựu trùng
chi dĩ tu năng.”. Người ta có nhiều cách hiểu khác nhau
về từ “năng”.

解读屈原《离骚》中的 Bằng cách giải thích Ly tao của Khuất Nguyên, chúng ta
成才之路. 2012, (19): 33
抒情主人公形象 có thể tìm ra lý do tại sao Khuất lại khóc sau khi bị đàn
刘高先
102 áp. Thông qua lời bày tỏ tâm tình hoài bão của tâm hồn
Tạp chí Con đường thành Nghệ thuật
Giải thích hình ảnh nhân Khuất Nguyên, nó thể hiện trải nghiệm và sự đấu tranh
Lưu Cao Tiên công, số 19, xuất bản
vật trữ tình trong “Ly trong sự tồn tại trong cuộc sống của chính mình của
năm 2012, trang 33
tao” của Khuất Nguyên Khuất Nguyên.

103 自我的觉醒:论《离骚》 施仲贞 海南大学学报(人文社会 Trong Ly tao, Khuất Nguyên đã tạo dựng thành công Nghệ thuật
的”灵均”形象 科学版). 2012, (03): 22 - hình ảnh anh hùng trữ tình và mang tính cá nhân cao –
Thi Trọng Trinh 29 Linh Quân. Bối cảnh hình thành hình ảnh Linh Quân
Tự thức tỉnh: Thảo luận chủ yếu bao gồm khủng hoảng của đất nước, xu hướng

89
tư tưởng xã hội, những khó khăn chính trị và lo lắng cá
Tạp chí Khoa học Xã hội
nhân. Hình ảnh của Linh Quân không chỉ là hình ảnh
& Nhân văn của Đại học
thất vọng khóc than cho sự bất hạnh của chính mình mà
về hình ảnh “Linh Quân” Hải Nam (Ấn bản Khoa
còn là hình ảnh phản kháng cho sự kiên cường của
trong “Ly tao” học Xã hội và Nhân văn),
mình. Và chỉ khi hai hình ảnh này cùng tồn tại thì đó
số 03, xuất bản năm
mới là sự phản ánh hoàn chỉnh hình ảnh bản thân của
2012, trang 22 - 29
Khuất Nguyên.

104 屈原《离骚》用礼探微 王学军, 贺威丽 太原师范学院学报(社会 Khuất Nguyên là người có ý chí kiên cường và thông Nội dung - tư
科学版). 2012, (03): 38 - thạo các nghi thức nghi lễ. Hệ thống nghi thức được đưa tưởng
Nghiên cứu những nghi Vương Học 45 vào các tác phẩm của Khuất Nguyên một cách vô thức,
lễ nghi thức được thể Quân, Hạ Uy bao gồm các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, lễ đặt tên cho trẻ
hiện trong “Ly tao” Lệ Tạp chí Đại học Sư phạm sơ sinh, lễ hiến tế, nghi thức âm nhạc và trình diễn trong
Thái Nguyên (Ấn bản đền thờ tổ tiên, trật tự xe ngựa cho các tầng lớp xã hội
Khoa học Xã hội), số 03, khác nhau...Nhìn chung, các loại nghi thức nghi lễ thể
xuất bản năm 2012, trang hiện trong Ly tao hầu hết mang ý nghĩa biểu tượng, thực
38 - 45 tế xen lẫn với mê tín; nhiều về số lượng và phạm vi bao
trùm rộng lớn. Những nghi thức được phản ánh trong Ly
tao dựa trên các nghi lễ của nhà Chu nhưng được bản
địa hóa theo phong tục của nước Sở, cái trước trực tiếp
và trang trọng, cái sau linh hoạt và đầy màu sắc, vì vậy
Khuất Nguyên đã sử dụng cả hai để thể hiện lý tưởng

90
cao cả của mình trong nhiều tác phẩm khác nhau.

Khuất Nguyên là nhà thơ yêu nước vĩ đại, là người sáng


《离骚》中现实主义与 科技创新导报. 2012,
lập ra thơ lãng mạn. Các tác phẩm của ông, đặc biệt là
浪漫主义的完美结合 (13): 194
王雪红 Ly tao, là nguồn gốc và kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực.
105 Nhưng chúng ta không thể phiến diện cho rằng Ly tao
Sự kết hợp hoàn hảo giữa Tạp chí Báo cáo Đổi mới Nghệ thuật
Vương Tuyết chỉ là một tác phẩm lãng mạn. Trên thực tế, nó là một
chủ nghĩa hiện thực và Khoa học và Công nghệ,
Hồng kiệt tác nghệ thuật kết hợp hoàn hảo giữa chủ nghĩa hiện
chủ nghĩa lãng mạn trong số 13, xuất bản năm
thực trong nội dung biểu đạt và chủ nghĩa lãng mạn
“Ly tao” 2012, trang 194
trong phương pháp sáng tạo.

Trong Ly tao, Khuất Nguyên khắc họa một cách có ý


thức hình ảnh “Mỹ nhân” thông qua toàn khúc ca bi thán
东疆学刊. 2012, (02): 43 của mình. Trong khi đó, ông bộc lộ lối viết của mình với
《离骚》中”美人”之 施仲贞 ; 周建
- 50 + 111 - 112 sự mâu thuẫn giữa “Mỹ nhân” và chính mình. Chắc chắn
新论 忠
“Mỹ nhân” trong Ly tao là những người phụ nữ xinh
106
Tạp chí học thuật Đông đẹp, và trong khi đó họ được mang những ý nghĩa chính Nghệ thuật
Tiếp tục nghiên cứu về Thi Trọng
Giang, số 02, xuất bản trị đặc biệt. Những vẻ đẹp mà Khuất Nguyên miêu tả có
“Mỹ nhân” trong “Ly Trinh, Chu
năm 2012, trang 43 - 50 thể được chia thành cấp trên và cấp dưới tùy theo địa vị
tao” Kiến Trung
và trang 111 - 112 khác nhau của họ. Người trước tượng trưng cho hoàng
đế, còn người sau đại diện cho những cận thần khôn
ngoan.

91
黄石理工学院学报(人文
社会科学版). 2012, (02):
《离骚》的段落衔接初 54 - 56
Bài viết này chọn tác phẩm kinh điển Ly tao làm đối

李姗 tượng nghiên cứu. Xuất phát từ cấu trúc diễn ngôn, bài
107 Tạp chí của Viện Công
viết so sánh đặc điểm cấu trúc của nó với Sách ca để Nghệ thuật
Nghiên cứu các đoạn nghệ Hoàng Thạch (Ấn
Lý San nắm bắt đầy đủ và sâu sắc chủ đề sâu sắc được thể hiện
chuyển tiếp trong tác bản Khoa học Xã hội và
bằng các hình thức bên ngoài.
phẩm “Ly tao” Nhân văn), số 02, xuất
bản năm 2012, trang 54 -
56

Việc sử dụng các thành phần dư thừa là một sự khác biệt


冗余成分的表现力—— 毕节学院学报. 2012, so với cú pháp thông thường. Tuy nhiên, chính sự khác
以《离骚》为例 (02): 11 - 16 biệt này đã làm nổi bật những ý nghĩa ngữ nghĩa đó và
梁文勤
108 đạt được hiệu quả tu từ tuyệt vời. Các thành phần dư
Nghệ thuật
Khả năng biểu đạt của Tạp chí của Đại học Tất thừa được sử dụng phổ biến trong Ly tao. Chúng có
Lương Văn Cần
các thành phần thừa—— Tiết, số 02, năm 2012, nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như cách sử dụng các
Ví dụ như trong “Ly tao” trang 11 - 16 tiểu từ, sự lặp lại của các từ đồng nghĩa và sự thay thế ẩn
dụ của một số thành phần cú pháp.

109 论《离骚》的”五求 魏泽奇 牡丹江教育学院学报. “Ngũ cầu nữ” (Năm lần cầu nữ) trong Ly tao, “Nhất cầu Nghệ thuật
女”及其喻意 2012, (01): 1 - 2 Đế cung chi ngọc nữ” ví chỉ sự theo đuổi những vị quân

92
vương sáng suốt thời cổ đại như Chuyên Húc, Nghiêu,
Thuấn.., “Nhị cầu cao khâu chi thần nữ” ví chỉ việc theo
Tạp chí của Trường Cao đuổi giấc mộng tiên vương “thuần túy” giống như “Tam
Bàn luận về “Ngũ cầu
Ngụy Trạch Kỳ đẳng Sư phạm Mẫu Đơn Hậu”, “Tam cầu Phục phi” ví chỉ theo đuổi minh quân
nữ” trong “Ly tao” và ý
Giang, số 01, xuất bản đương thời, “Tứ cầu hữu vi thị chi dật nữ” ám chỉ truy
nghĩa ẩn dụ của chúng
năm 2012, trang 1 - 2 cầu hiền thần, “Ngũ cầu Ngu thị chi nhị Diêu” ví chỉ
theo đuổi một nền chính trị trong sạch tươi đẹp.

Luôn có những ý kiến khác nhau về ý nghĩa “cầu nữ” và


“xem bói” trong Ly tao. Nếu diễn giải từ văn bản có thể
thấy “cầu nữ” gần với ý định ban đầu là “cầu quân” của
河南社会科学. 2013, tác giả hơn. “Cầu nữ” khắc họa nỗ lực tìm kiếm lại lòng
“求女”“问卜”与
(09): 89 - 91 tin của Hoài Vương nước Sở nhưng cuối cùng lại thất
《离骚》主题再讨论
110 王芬 Tạp chí Khoa học Xã hội bại trong thực tế, trong khi “xem bói” là việc tìm kiếm
Thảo luận thêm về chủ đề Nghệ thuật
Vương Phân Hà Nam, số 09, xuất bản một vị vua có cùng chí hướng lý tưởng với mình ở một
“Cầu nữ”, “Xem bói” và
năm 2013, trang 89 - 91 nơi xa xôi. Chỉ có một sợi dây chính xuyên suốt toàn bộ
“Ly tao”
Ly tao, đó là sự mâu thuẫn giữa lý tưởng giữa “quân
vương hòa hợp với các quan đại thần” và “hiện thực”,
đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nỗi buồn
chia ly.

111 《离骚》中”美人”之 施仲贞、周建 中国楚辞学(第二十一 Trong thơ ca Trung Quốc cổ đại, từ “mỹ nhân” lần đầu Nghệ thuật

93
辑)-2013 年河南西峡
屈原与楚辞学国际学术
讨论会暨中国屈原学会
第十五届年会论文集中
国屈原学会会议论文集.
tiên xuất hiện trong Kinh thi, tuy nhiên, hình ảnh “mỹ
2013: 36 - 47
nhân” được khởi xướng bởi Khuất Nguyên thực sự đã
Trung Quốc Sở Từ (tập
忠 trở thành hình mẫu điển hình cho các thế hệ văn nhân
新论 21) - Hội nghị thảo luận
sau này để thể hiện cảm xúc của mình, trong đó Ly tao
học thuật Quốc tế Khuất
Thi Trọng là tiêu biểu nhất. Quả thực, “mỹ nhân” trong Ly tao là
Lý luận mới về “Mỹ Nguyên và Sở Từ Học tại
Trinh, Chu trọng tâm trong sáng tác của Khuất Nguyên, đồng thời
nhân” trong “Ly tao” Tây Hạp, Hà Nam 2013
Kiến Trung cũng là hình tượng mà Khuất Nguyên yêu thích và theo
và Tập luận văn Hội nghị
đuổi. Trong hình tượng “mỹ nhân”, Khuất Nguyên mang
thường niên lần thứ 15
ý nghĩa chính trị độc đáo của riêng mình.
Hiệp hội Khuất Nguyên
Trung Quốc, Tập luận
văn Hội nghị Hiệp hội
Khuất Nguyên Trung
Quốc, trang 36 - 47

112 句群逻辑对于《离骚》 肖雪莲 语文建设. 2013, (20): 7 - Ly tao là một tác phẩm xuất trong lịch sử văn học Trung Nghệ thuật
情感的表达作用 8 Quốc và là một bữa tiệc thịnh soạn trong lịch sử ngôn

94
ngữ học. Nó đi tiên phong trong phương pháp biểu đạt
ngôn ngữ chia câu thành hai thức trên dưới, tạo thành hệ
Vai trò của quy luật thống nhóm câu phong phú. Trong đó, quy luật giữa câu
Tạp chí Kiến thiết Ngữ
nhóm câu đối với việc thể Tiêu Tuyết Liên trên và câu dưới và quy luật trong nhóm câu bao gồm
Văn, số 20, xuất bản năm
hiện tình cảm trong “Ly thuận thừa, song song, chuyển ngặt…, quy luật này
2013, trang 7 - 8
tao” đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc biểu
hiện cảm xúc của tác giả.

Bài viết này tóm tắt lại lịch sử học thuật nghiên cứu về
hình ảnh “hương thảo” trong Ly tao. Truyền thống phép
《离骚》中”香草”意 青年文学家. 2013, (18): “ẩn dụ” thời cổ đại có lịch sử lâu đời, các nhà nghiên
象的研究综述 52 - 53 cứu cận hiện đại trong quá trình nghiên cứu phát huy vai
刘俊菲
113 trò kết nối quá khứ và tương lai. Các quan điểm nghiên
Nghệ thuật
Tổng quan nghiên cứu về Tạp chí Nhà văn trẻ, số cứu đương đại đa dạng hơn nhưng cũng còn nhiều bất
Lưu Tuấn Phỉ
hình tượng “hương thảo” 18, xuất bản năm 2013, cập, như: chưa nắm vững lý thuyết, thiếu nghiên cứu
trong “Ly tao” trang 52 - 53 dịch thuật. Hy vọng rằng sự hiểu biết này có thể mang
lại nguồn cảm hứng và tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu về hình ảnh của “hương thảo” trong Ly tao.

114 《离骚》名物表现特点 施仲贞 南都学坛. 2013, (04): 56 Các nhân vật cụ thể của Ly tao có thể được chia khái Nghệ thuật
的形成机制 - 61 quát thành vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. Nói
Thi Trọng Trinh chung chủ yếu là do ba yếu tố như môi trường tự nhiên,

95
văn hóa dân gian của nước Sở và biểu tượng của tính
cách. Khuất Nguyên là người sinh ra và lớn lên ở nước
Sở, đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đó
trong việc sử dụng các nhân vật cụ thể của Ly tao. Đồng
Về cơ chế hình thành Tạp chí Diễn đàn học thời, các vật thể cụ thể của nước Sở từng được Khuất
biểu hiện đặc điểm ở các thuật Nam Đô, số 04, Nguyên sắp xếp thành tác phẩm Ly tao, chúng không chỉ
sự vật nổi bật trong “Ly xuất bản năm 2013, trang mang tính chất vật chất mà còn mang tính chất tinh thần
Tao” 56 - 61 biểu tượng. Tuy nhiên, thế giới của những đồ vật cụ thể
trong Ly tao có sự đối lập được Khuất Nguyên sử dụng
để tượng trưng cho sự xung đột của hai loại tính cách
trong thế giới của người, tức là vua ngu muội và vua
sáng suốt, tướng hiền và tướng phản bội.

浅谈《离骚》中语气 现代交际. 2013, (04): 43


词”兮”的作用 - 44
王莎莎 Bài viết này chủ yếu giới thiệu ý nghĩa, chức năng và
115
ảnh hưởng của chữ “hề (兮)” trong Ly tao đối với thế hệ Nghệ thuật
Thảo luận ngắn gọn về Tạp chí Truyền thông
Vương Sa Sa sau.
vai trò của từ ngữ khí Hiện đại, số 04, xuất bản
“hề” trong “Ly tao” năm 2013, trang 43 - 44

116 浅析《离骚》的艺术美 羊莉君 西南农业大学学报(社会 Ly tao là một kiệt tác lãng mạn của Khuất Nguyên, nhà Nghệ thuật
学 科学版). 2013, (03): 106 thơ yêu nước vĩ đại của Trung Quốc, thể hiện tính nghệ

96
- 107
thuật cao. Ly tao dùng niềm đam mê mãnh liệt và trí
tưởng tượng tuyệt vời để mô tả một thế giới khác với
Tạp chí Trường Đại học
Phân tích ngắn gọn về mỹ thực tế, nơi giữ trọn vẹn tính cách độc lập của ông.
Dương Lê Quân Nông nghiệp Tây Nam
học nghệ thuật của “Ly Những đột phá trong thủ pháp ẩn dụ và cấu trúc ngôn
(Ấn bản Khoa học xã
tao” ngữ cũng khiến Ly tao khác biệt với những bài thơ thông
hội), số 03, xuất bản năm
thường.
2013, trang 106 - 107

117 《九歌》体与《离骚》 赵敏俐 中国楚辞学(第二十一 Sở Từ là một thể thơ đặc biệt, hình thức ngôn ngữ của Tương quan
体句式比较研究——兼 辑)-2013 年河南西峡 nó rất khác với thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ. Có hai so sánh
谈楚辞体的形式特征及 Triệu Mẫn Lị 屈原与楚辞学国际学术 hình thức tiêu biểu nhất, thứ nhất là thể Cửu ca, thứ hai
其经典性 讨论会暨中国屈原学会 là thể Ly tao.
第十五届年会论文集中
Nghiên cứu so sánh các 国屈原学会会议论文集.
mẫu câu của thể “Cửu 2013: 79 - 84
ca” và thể “Ly tao” - Trung Quốc Sở Từ (tập
đồng thời thảo luận về 21) - Hội nghị thảo luận
đặc điểm hình thức và học thuật Quốc tế Khuất
tính cổ điển của thể Sở Nguyên và Sở Từ Học tại
Từ Tây Hạp, Hà Nam 2013
và Tập luận văn Hội nghị
thường niên lần thứ 15

97
Hiệp hội Khuất Nguyên
Trung Quốc, Tập luận
văn Hội nghị Hiệp hội
Khuất Nguyên Trung
Quốc, trang 79 - 84

《离骚》与《史记》的 湖北职业技术学院学报.
Bài viết này so sánh hai tác phẩm Ly tao và Sử ký nhằm
批判精神之比较 2013, (02), 38 - 41
张琰 thảo luận về tinh thần phê phán chung của Khuất
118 Tương quan
Nguyên và Tư Mã Thiên từ góc độ kinh nghiệm sống và
Nghiên cứu so sánh về Tạp chí Viện Bách khoa so sánh
Trương Diễm lựa chọn chất liệu nhân vật nhằm tìm kiếm một bức
tinh thần phê phán của Ly Hồ Bắc, số 02, xuất bản
tranh tổng thể.
tao và Sử ký năm 2013, trang 38 - 41

现代语文(学术综合版).
屈原忧患意识再谈——
2013, (05): 9 - 11 Sau khi bị vua Sở xa lánh và bị gian thần ghen tị bài
以《离骚》为例
邹佳良 卢燕 xích, Khuất Nguyên đã viết Ly tao - một bài thơ dài trữ
119 Tạp chí Tiếng Trung tình chính trị, cảm giác lo lắng như “Ưu quân ái quốc” Nội dung - tư
Lại thảo luận về cảm giác
Trâu Giai Hiện đại (Ấn bản Tổng và “Ca thán lo lắng về cuộc sống” hoàn toàn được bộc tưởng
lo lắng của Khuất
Lương, Lư Yến hợp học thuật), số 05, lộ, hơn nữa những cảm giác lo lắng này trong “cầu nữ”
Nguyên - lấy “Ly tao”
xuất bản năm 2013, trang và “thần du” càng được thể hiện rõ ràng hơn.
làm ví dụ
9 - 11

98
苏州科技学院学报(社会
Các đồ vật cụ thể trong Ly tao có thể được chia đại khái
科学版). 2013, (02): 40 -
thành hai loại, đó là đồ vật tự nhiên và đồ vật nhân tạo.
46
论《离骚》名物的表现 Khi nhắc đến tên của chúng, Khuất Nguyên không hề
施仲贞
120 特点 cứng nhắc, ngẫu nhiên hay máy móc. Thay vào đó, ông
Tạp chí Đại học Khoa Nghệ thuật
Đặc điểm của các sự vật đã lựa chọn và sắp xếp chúng một cách linh hoạt và cẩn
Thi Trọng Trinh học và Công nghệ Tô
nổi bật ở “Ly tao” thận để thể hiện tình cảm và thể cảm xúc của mình tốt
Châu (Ấn bản Khoa học
hơn, sao cho những đồ vật cụ thể này có năm đặc điểm
xã hội), số 02, xuất bản
như đa dạng, độc đáo, bí ẩn, mâu thuẫn và thực tế.
năm 2013, trang 40 - 46

Bài viết đánh giá cao “ngũ mỹ” trong tư tưởng vẻ vang
của Ly tao: “vẻ đẹp của lòng yêu nước” xuyên suốt toàn
大众文艺. 2013, (04): bộ bài thơ là vẻ đẹp của phục vụ đất nước, lo cho đất
《离骚》的”光辉思想
198 - 199 nước, yêu đất nước và hy sinh vì đất nước; “vẻ đẹp của
五美”鉴赏 董相升
tinh thần tìm kiếm sự thật” tìm kiếm hình bóng của một
121 Nội dung - tư
Tạp chí Văn nghệ Đại vị vua lỗi lạc và tìm ra sự thật; “vẻ đẹp tích cực, dám
Đánh giá năm nét đẹp Đồng Tương tưởng
chúng, số 04, xuất bản nghĩ dám làm” của việc lập công trạng và làm việc chăm
trong tư tưởng vẻ vang Thanh
năm 2013, trang 198 - chỉ; “vẻ đẹp của tiêu chuẩn “ là trọng dụng hiền tài và
trong “Ly tao”
199 trao cho họ quyền lực, “vẻ đẹp cao quý và bi tráng” của
quan niệm nghệ thuật đẹp, tư tưởng mới lạ, nhân cách
cao thượng, lời nói và việc làm hào hùng.

99
西南科技大学学报(哲学
Theo cách sử dụng và ý nghĩa của từ “Ly (离)” trong
社会科学版). 2013, (01):
các văn bản thời tiền Tần, đồng thời dựa trên phân tích
《离骚》诗题兼情感内 70 - 75
văn bản Ly tao và kinh nghiệm sống của Khuất Nguyên,
涵再探
孙芳 ; 孙雷 nhan đề Ly tao có thể được hiểu là “rũ bỏ những phiền
122 Tạp chí Đại học Khoa
Tôn Phương; nhiễu và buồn bã”. Cách giải thích như vậy cho thấy Nhan đề
Phân tích Nhan đề bài thơ học và Công nghệ Tây
Tôn Lôi người anh hùng mang trong mình nỗi bất bình sâu sắc
và hàm ý cảm xúc về “Ly Nam (Ấn bản Triết học
không thể vùng vẫy, sau đó quyết định chết như một
tao” và Khoa học xã hội), số
người tử vì đạo, điều này cũng trùng hợp với ý nghĩa
01, xuất bản năm 2013,
“hỗn loạn” ở phần cuối của bài thơ dài.
trang 70 - 75

Những đồ vật nổi tiếng trong Ly tao ban đầu chỉ tồn tại
dưới dạng đồ vật khách quan. Khi Khuất Nguyên sử
延安大学学报(社会科学
论《离骚》名物的审美 dụng thành công các kỹ thuật biểu đạt khác nhau để sắp
版). 2013, (01): 105 - 108
特征 xếp chúng vào tác phẩm, chúng được chuyển thành hình
施仲贞
123 ảnh để quan sát thẩm mỹ, kết hợp hình ảnh và cảm xúc
Tạp chí của Đại học Diên Nghệ thuật
Về đặc điểm thẩm mỹ thành một, và điều này thể hiện cá nhân hóa và đặc điểm
Thi Trọng Trinh An (Ấn bản Khoa học Xã
của sự vật nổi bật trong thẩm mỹ đa dạng. Đặc điểm thẩm mỹ của các đồ vật nổi
hội), số 01, xuất bản năm
“Ly tao” tiếng trong Ly tao chủ yếu thể hiện ở vẻ đẹp kiều diễm,
2013, trang 105 - 108
vẻ đẹp năng động, vẻ đẹp duyên dáng sâu lắng và vẻ đẹp
bi tráng.

100
齐齐哈尔大学学报(哲学
Qua ba chuyến đi, tác phẩm ghi lại hành trình yêu nước
社会科学版). 2013, (01):
论《离骚》的浪漫手法 李成军 ; 吴明 của tác giả, được hiện thực hóa theo nguyên tắc nghệ
64 - 66
与诗性象征 东 thuật dân tộc và được sáng tạo một cách lãng mạn. Hình
124 tượng thơ được thể hiện bằng núi non, phong tục, động
Tạp chí của Đại học Tề Nghệ thuật
Về phong cách lãng mạn Lý Thành thực vật ở nước Sở, mà có thể thể hiện đức hạnh cao đẹp
Tề Cáp Nhĩ (Ấn bản Triết
và hình ảnh thơ mộng Quân, Ngô và lý tưởng chính trị vĩ đại của nhà thơ. Theo hai nguyên
học & Khoa học Xã hội),
trong “Ly tao” Minh Đông tắc tạo dựng nhân vật và thể hiện hoàn hảo nó trong
số 01, xuất bản năm
nhân vật, tác phẩm thể hiện nét thẩm mỹ riêng biệt.
2013, trang 64 - 66

125 《离骚》赋、比、兴手 殷晓燕,万平 文艺评论, 2013, (12): 11- Ly tao có thành tựu nghệ thuật cao và phong cách độc Nghệ thuật: tu
法运用的叙事性研究 Ân Hiểu Yến, 15 đáo, là một bài thơ dài với 373 câu và 2.490 từ, có thể nói từ “phú, tỉ,
Nghiên cứu tường thuật Vạn Bình Tạp chí phê bình văn học, là sự phản ánh đường đời, lý tưởng chính trị, đạo đức và hứng”
việc sử dụng các kỹ thuật số 12, xuất bản năm 2013, luân lý của Khuất Nguyên trong phần lớn cuộc đời ông.
“phú, tỷ và hứng” trong trang 11- 15 Một hình ảnh tóm tắt về suy nghĩ và nhân vật. Bài thơ
“Ly tao” này có lẽ được viết vào thời vua Hoài nước Sở, khi nhà
thơ ở độ tuổi bốn mươi nhưng chưa đến năm mươi. “Lão
nhân đến gần, sợ không lập được tên tuổi.”; “Năm chưa
đến, thời cũng không còn trẻ.” Người xưa coi năm mươi
tuổi là “già”, và “Tuổi già sắp đến”, tức là Nói đến việc
chưa đến năm mươi”. Năm này là năm cuối cùng của

101
Hoài Vương nước Sở, nhà thơ ngày càng bị ngược đãi

“Cầu nữ” là cốt truyện quan trọng tạo nên nửa sau của Ly
tao, giàu trí tưởng tượng, độc đáo, có giá trị tư tưởng và
văn học lớn. Bài viết này sắp xếp một cách có hệ thống
《离骚》”求女”研究
硕士山东大学, 2013 các khẳng định lịch sử, không chỉ để nắm bắt các xu
回顾与思考
126 陈莹莹 Luận văn Thạc sĩ Đại học hướng nghiên cứu trong từng thời kỳ và quỹ đạo phát Nội dung- Tư
Nhìn lại và suy ngẫm về
Trần Oánh Oánh Sơn Đông, xuất bản năm triển của các khẳng định khác nhau từ góc độ lịch đại mà tưởng
nghiên cứu “cầu nữ” trong
2013 còn trình bày theo chiều ngang và mổ xẻ nội bộ các
“Ly tao”
khẳng định khác nhau trong cùng thời kỳ theo góc độ
đồng đại. nhằm tổng kết, phân tích một cách toàn diện
lịch sử học thuật của việc nghiên cứu “ cầu nữ”.

127 《离骚》诗体辩证 朱岩 文教资料, 2013, (32):17- Từ chuyên khảo học giả đến sách giáo khoa đại học, Nghệ thuật
Phép biện chứng của Chu Nham 21 trung học, đến sách tham khảo, thậm chí cả “Bách khoa
phong cách thơ trong “Ly Tạp chí tài liệu văn hóa và toàn thư về Trung Quốc”, tất cả đều có thể tóm tắt trong
tao” giáo dục, số 32, xuất bản một câu: Ly tao là một bài thơ trữ tình chính trị. Điều này
năm 2013, trang 17- 21 đáng để thảo luận. Sự thật đã chứng minh rằng Ly tao là
một câu chuyện sự thật với những manh mối rõ ràng, cốt
truyện đầy đủ và phức tạp, mô tả tâm lý sống động và mô
tả chi tiết cùng hàng loạt nhân vật do Khuất Nguyên thể
hiện. Đó là một bài thơ tự sự thần thoại theo phong cách

102
Tây Du Ký.

Sau khi Kinh thi tạo nên truyền thống tỷ, hứng của văn
học Trung Quốc, Sở từ do Ly tao đại diện đã phát triển
truyền thống này lên một đỉnh cao khác, “Hương thảo mỹ
励耘学刊(文学卷), 2013,
香草美人——《离骚》 nhân” đã thực sự mở ra cánh cửa cho vô số “thác vật
(01): 16- 33
比兴生成初探 张蒙蒙 ngôn chí” (sự tham vọng của các văn nhân” ở thế hệ
128 Tạp chí học thuật Lệ Vân (
Hương thảo mỹ nhân - Trương Bàng sau...Bài viết này sẽ tập trung vào văn bản Ly tao và thảo Nghệ thuật
Tập sách văn học), số 1,
Nghiên cứu sơ bộ về nghệ Bàng luận sơ bộ về sự xuất hiện của tỷ, hứng. Nó cũng tập
xuất bản năm 2013, trang
thuật tỉ, hứng trong Ly tao trung quan điểm của Khuất Nguyên, khám phá nguồn gốc
16- 33
kỹ thuật tỷ, hứng của ông, ý định phê phán chính trị “ẩn”
trong việc tạo ra tỷ hứng, cũng như động cơ và tác dụng
tu từ thẩm mỹ “hiển” của việc tạo ra tỉ hứng.

129 《离骚》中”香草”意 孙晓榴 新西部(理论版), 2013, Bài viết này tổng hợp kết quả nghiên cứu về việc sử dụng Nội dung- Tư
象的研究概述 Tôn Hiểu Lưu (20): 85+ 88 số lượng lớn hình ảnh “hương thảo” trong Ly tao, tác tưởng
Tổng quan quá trình Tạp chí Tân tây bộ (Phiên phẩm tiêu biểu kinh điển của nhà thơ yêu nước vĩ đại
nghiên cứu về hình ảnh bản lý thuyết), số 20, xuất Khuất Nguyên: Thứ nhất, nghiên cứu xưa cho rằng Khuất
“Hương thảo” trong “ Ly bản 2013, trang 85+ 88 Nguyên “Phúng quân tử tiểu nhân, tắc dẫn hương thảo ác
tao “ điểu vi tỷ”. Thể hiện cảm xúc hoài nghi của mình thông
qua mô tả về hương thảo; thứ hai, nghiên cứu hiện đại tin
rằng vẻ đẹp hương thảo trong Ly tao là hiện thân của sự

103
khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn và những cảm xúc
đẹp đẽ của Khuất Nguyên; thứ ba, nghiên cứu hiện đại
cho rằng những con chim, cỏ cây trong sáng tạo của
Khuất Nguyên. Việc sử dụng hình ảnh động vật, cây cỏ
một mặt chịu ảnh hưởng của truyền thống sáng tạo văn
học, mặt khác là sản phẩm của xã hội phong tục và môi
trường xã hội.

Tên gọi sự vật trong Ly tao có thể được chia đại khái
thành sự vật tự nhiên và sự vật nhân tạo. Khi Khuất
船山学刊, 2013, (04): 48-
论《离骚》名物的表现 Nguyên biên soạn sự vật này, ông không liệt kê, chồng
54
130 特点 施仲贞 chất một cách cứng nhắc, ngẫu nhiên mà lựa chọn, sắp Nội dung- Tư
Tạp chí học thuật Bàn Sơn,
Về đặc điểm biểu hiện của Thi Trọng Trinh xếp một cách linh hoạt, cẩn thận để thể hiện tình cảm của tưởng
số 4, xuất bản năm
tên gọi sự vật trong Ly tao mình tốt hơn, để những sự vật có sự đa dạng và đặc điểm
2013,trang 48- 54
vùng miền, có năm đặc điểm biểu diễn chính: kỳ diệu, đối
lập và thực tế.

131 谈屈原《离骚》的史学 徐承波 芒种, 2013 Kiệt tác xuất sắc Ly tao của Khuất Nguyên chứa đựng Nội dung- Tư
价值 Thừa Từ Ba Tạp chí Mang chủng, xuất thông tin văn hóa phong phú, khiến các học giả sau này tưởng: Văn
Về giá trị lịch sử của tác bản năm 2013 tranh nhau giải thích, đồng thời chưa hình thành quan hóa -lịch sử
phẩm “ Ly tao “ của Khuất điểm thống nhất. Ly tao là một chương rất quan trọng
Nguyên trong nghiên cứu của Sở từ, nhiều học giả đã đưa ra

104
những định nghĩa khác nhau từ xưa đến nay. Trong làn
sóng xu hướng của thời đại, sự kết hợp giữa ý nghĩa văn
hóa Ly tao và xu hướng của thời đại đã mang đến cho con
người những ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới,
việc nghiên cứu Ly tao đã nảy sinh một sức sống mới.

Bài viết đánh giá cao “ngũ mỹ” về đặc điểm nghệ thuật
của Ly tao: “vẻ đẹp tráng lệ” của một tác phẩm đồ sộ và
大众文艺, 2013 (19): 29- sâu sắc; “vẻ đẹp của mạch truyện” mở đầu và phát triển
《离骚》的艺术特色美 董相升 30 đến cao trào và kết thúc; “vẻ đẹp của manh mối và khúc
132 Nội dung- Tư
Nét đẹp nghệ thuật và vẻ Đổng Tương Tạp chí văn học nghệ thuật quanh” trong đó có nhiều yếu tố tạo thành mười bước
tưởng
đẹp của “ Ly tao “ Thăng đại chúng, xuất bản năm ngoặt lớn; và “hiện thực” về cơ bản là kết hợp giữa “vẻ
2013, số 19, trang 29- 30 đẹp lãng mạn hiện thực” được thăng hoa từ “lãng mạn”;
toàn bài cũng sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để thể hiện
“vẻ đẹp ứng dụng của so sánh”.

133 从《离骚》选段解读屈 苏敏 语文学刊, 2013, (20): 86- Đoạn trích Ly tao được trích từ chương trình bắt buộc lớp Nội dung- Tư
原爱国主义精神的内涵 Tô Mẫn 87 2 tiếng Hán phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Nhân tưởng
Giải thích nội hàm lòng Tạp chí học thuật tiếng dân xuất bản, nội dung chính là nhà thơ rơi vào hoàn cảnh
yêu nước của Khuất Trung, số 20, xuất bản cô đơn, tuyệt vọng nhưng vẫn kiên quyết, sẵn sàng trước
Nguyên từ trích đoạn “ Ly năm 2013, trang 86- 87 cái chết, và cuối cùng củng cố tình cảm đạo đức và lý
tao “ tưởng chính trị của ông. Đó là sự thể hiện tập trung lòng

105
yêu nước của Khuất Nguyên. Bài viết này sẽ trình bày chi
tiết nội hàm cụ thể về tinh thần yêu nước của Khuất
Nguyên từ ba khía cạnh: “hiểu biết về cảm xúc”, “cảm
xúc thể xác” và “sự đồng cảm”.

Ly tao luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu văn hóa
bàn luận sôi nổi, nhìn từ góc độ truyền thống thì chủ yếu
có thể bắt đầu từ ba nội dung, tuy nhiên các chuyên gia,
học giả vẫn chưa đưa ra một bản tóm tắt thống nhất về ý
nghĩa của tựa đề mà chỉ có thể tiến hành phân tích một
《离骚》题义及其语言 语文建设, 2014, (36): 49-
phần. và tóm tắt của Ly tao nhằm giúp các nhà nghiên
的韵律美 50
134 白志文 cứu hàn lâm hiểu rõ hơn văn bản gốc càng nhiều càng tốt, Nội dung- Tư
Ý nghĩa tựa đề Ly tao và Tạp chí Cấu trúc tiếng
Bạch Chí Văn tiến hành trao đổi tinh thần và văn hóa với văn hóa tư tưởng
vẻ đẹp nhịp nhàng trong Trung, số 36, xuất bản
tưởng của tác giả, tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về
ngôn từ của nó năm 2014, trang 49- 50
ngôn ngữ của Ly tao và khám phá vẻ đẹp nhịp nhàng của
Sở từ ở mức độ lớn nhất. Bài viết này sử dụng ý nghĩa
tiêu đề của Ly tao căn cứ vào nội dung và môi trường sản
xuất của Ly tao, bài viết này phân tích sơ lược vẻ đẹp
nhịp nhàng trong ngôn ngữ của Ly tao.

135 《离骚》”求女”喻意 杨兴涓 湖北科技学院学报, 2014, Có nhiều cách giải thích khác nhau về ý nghĩa ẩn dụ “cầu Nghệ thuật
研究述评 Dương Hưng (07): 56- 58 nữ” trong Ly tao, trong đó có “cầu hiền thần”, “cầu lý

106
tưởng”, “đồng tính luyến ái”... Một số cách giải thích
khác nhau quá thực tế, thậm chí liên kết hoàn toàn việc
“cầu nữ” với các sự kiện lịch sử; một số thì quá thanh tao,
hoàn toàn bỏ qua thực tế của bản thân Khuất Nguyên và
Tạp chí Khoa học và Công
Tổng quan nghiên cứu về các tác phẩm của ông, thậm chí còn liên kết “việc tìm
nghệ Đại học Hồ Bắc, số
ý nghĩa ẩn dụ “ cầu nữ” Quyên kiếm một cô gái” với các sự kiện lịch sử. ... Một số khái
7, xuất bản năm 2014,
trong Ly tao niệm nhất định được áp dụng cho việc “cầu nữ”. Bài viết
trang 56- 58
này tin rằng từ góc độ cuộc đời, nền tảng sáng tạo cũng
như kỹ thuật và chủ đề diễn đạt của Ly tao, ẩn dụ “cầu
nữ” là tương đối hư cấu và “tìm kiếm lý tưởng” nên được
coi là đúng.

136 《离骚》的大生态意识 王翠 乐山师范学院学报, 2014, Kiệt tác thơ Ly tao của Khuất Nguyên tạo nên một thế Nội dung
Nhận thức đại sinh thái Vương Thúy (06): 17- 22 giới lãng mạn và huyền diệu mang màu sắc hiện thực
trong Ly tao Tạp chí Đại học Sư phạm huyền ảo, đồng thời chứa đựng nhận thức sinh thái rộng
Lạc Sơn, số 6, xuất bản rãi và sâu sắc. Về mặt sinh thái tự nhiên, thời tiết và các
năm 2014, trang 17- 22 mùa, gió, mưa, mây và sấm sét, phong cảnh và sự phát
triển của vạn vật đã cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào
cho tư tưởng văn học của Khuất Nguyên. Xét về mặt sinh
thái nhân văn, môi trường chính trị nham hiểm buộc ông
phải tìm kiếm khắp nơi, truy tìm nguồn gốc, chấn chỉnh
nguồn gốc và tìm ra sức mạnh tinh thần cao cả. Về mặt

107
biểu tượng sinh thái, Ly tao sử dụng rộng rãi cỏ thơm để
mô tả những bộ trưởng đức hạnh và cỏ ác để ẩn dụ những
bộ trưởng nịnh bợ, truyền đạt một cách nghệ thuật cao về
mối liên hệ giữa các thuộc tính sinh học và tính cách con
người. Ý thức sinh thái của nó có giá trị vĩnh cửu.

Ly tao chứa đựng phong cách nội tâm được hình thành
bởi hai phẩm chất cấu trúc “ngao du” và cốt truyện “hoài
漫游”与”怀古”—— 名作欣赏, 2014, (18):
cổ”, không chỉ tạo nên giọng điệu thẩm mỹ và tư tưởng
论《离骚》的审美结构 120- 123
137 朱方遒 của Ly tao, mà còn tỏa sáng văn học Ly tao. Có hai đặc
“Ngao du” và “Hoài cổ” – Tạp chí Đánh giá kiệt tác, Nghệ thuật
Chu Phương Tưu điểm: “ngao du” và “hoài cổ” gắn bó chặt chẽ bên trong
Bàn luận về cấu trúc thẩm số 18, xuất bản năm 2014,
và bên ngoài, giai điệu cảm xúc là cảm giác “mất liên lạc
mỹ của Ly tao trang 120- 123
với thế giới”. Đồng thời, nó có tác dụng bức xạ nhất định
đến sự phát triển của văn học ở các thế hệ sau.

138 认知语言学视角下《离 关雪 硕士广西师范大学, 2014 Từ lâu, các học giả trong và ngoài nước đã tiến hành Nghệ thuật
骚》中的概念隐喻研究 Quan Tuyết Luận văn Thạc sĩ trường nghiên cứu sâu và rộng về tác động lịch sử, nghiên cứu
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm Đại học Sư phạm Quảng dịch thuật tiếng Anh và giá trị ứng dụng của Ly tao. Tất
“Ly tao” dưới góc độ ngôn Tây, xuất bản năm 2014 nhiên, cũng có rất nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ, nhưng
ngữ học nhận thức chủ yếu dừng ở mức độ tu từ ở cấp độ văn bản. Với sự
phát triển của ngôn ngữ học nhận thức, một số học giả đã
phân tích bài viết này từ góc độ nhận thức, nhưng vẫn còn

108
những khoảng trống nghiên cứu lớn. Trên cơ sở đó, bài
viết cố gắng sử dụng phương pháp kết hợp miêu tả và
phân tích trong khuôn khổ ngôn ngữ học nhận thức để
nghiên cứu, phân tích sự giống nhau giữa miền nguồn và
miền đích theo lý thuyết ẩn dụ ý niệm, đồng thời khám
phá cơ chế nhận thức của ẩn dụ. và tác động của nó tới
văn hóa xã hội. Nghiên cứu này là nỗ lực đầy ý nghĩa của
tác giả nhằm đánh giá Ly tao trong khuôn khổ ngôn ngữ
học nhận thức, hy vọng mang lại một góc nhìn mới cho
nghiên cứu văn học.

Bài viết cố gắng sử dụng phương pháp cấu trúc biểu


从符号—结构谈《离 tượng để nghiên cứu so sánh đặc điểm nghệ thuật của hai
骚》和《神曲》的文学 tác phẩm và nghiên cứu so sánh hai tác phẩm từ ba cấp độ
硕士重庆师范大学, 2014
手法 马迎春 kỹ thuật văn học. Việc sử dụng phương pháp cấu trúc ký
139 Luận văn Thạc sĩ Trường So sánh: nghệ
Bàn về thủ pháp văn học Mã Nghênh hiệu giúp sắp xếp trật tự nghiên cứu; đồng thời, bài viết
Đại học Sư phạm Trùng thuật
trong Ly tao và Thần khúc Xuân sử dụng những dữ liệu thực tế để mô tả các sự kiện văn
Khánh, xuất bản năm 2014
dưới góc độ cấu trúc biểu học và bộc lộ một cách thực nghiệm những hiện tượng
tượng văn học tồn tại trong hai tác phẩm, khác với quan điểm
phi thứ bậc và tổng quát hiện có nghiên cứu.

140 探索分析《离骚》人物 王芯 参花(下), 2014, (04): 150- “Ly tao” là một bài thơ hay trong lịch sử văn học Trung Nội dung

109
Quốc cổ đại, nhà thơ Khuất Nguyên đã tạo dựng nên
nhiều nhân vật tiêu biểu trong đó. Thông qua nhiều thủ
pháp nghệ thuật như miêu tả trữ tình, so sánh cũng như sự
đan xen giữa hiện thực và huyền thoại, đã tạo nên một thế
giới giả tưởng đầy màu sắc, tráng lệ và tráng lệ, qua đó
形象及其蕴涵思想 151 thể hiện từng lý tưởng, hoài bão, kinh nghiệm và cảm xúc
Khám phá, phân tích các Tạp chí Hoa nhân sâm, số chính trị của ông. Cho dù đó là cách miêu tả lộng lẫy và
Vương Tâm
nhân vật và suy nghĩ sâu 4, xuất bản năm 2014, lãng mạn trong bài thơ hay kỹ thuật biểu đạt cảm xúc
sa của họ trong Ly tao trang 150- 151 phong phú và dễ thay đổi, nó đều có thể chứng minh vị trí
lịch sử quan trọng của mình trong lịch sử văn học Trung
Quốc. Bài viết này phân tích các nhân vật tiêu biểu được
tạo ra trong “Ly tao” nhằm tìm hiểu ý nghĩa trong việc tác
giả Khuất Nguyên tạo ra các nhân vật này cũng như nội
hàm tư tưởng ẩn chứa trong các nhân vật này.

141 离骚》中”香草美人” 方崇婧徐柏青 湖北师范学院学报(哲学 “Ly tao” dùng rất nhiều chữ và mực để viết về các loại Nội dung: văn
意象及其与楚文化的关 Vương Sùng 社会科学版, 2014, (02): thảo dược, đồng thời cũng nhiều lần nhắc đến “mỹ nhân” hóa
Hình tượng “hương thảo Tinh, Từ Bá 101- 106 hay “người phụ nữ đẹp”. Cây cỏ tâm linh trong Ly tao
mỹ nhân” trong “Ly tao” Thanh Tạp chí Đại học Sư phạm tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của nhà thơ và
và mối liên hệ với văn hóa Hồ Bắc (Ấn bản Triết học sự theo đuổi những phẩm chất đẹp đẽ của nhà thơ, và
Sở và Khoa học Xã hội, số 2, hình ảnh “mĩ nhân” không chỉ ẩn dụ cho mối quan hệ
giữa vua và thần mà còn tượng trưng cho sự đam mê theo

110
đuổi lý tưởng và nỗi đau của nhà thơ. của sự thất bại
trong việc theo đuổi. Việc sử dụng hình tượng vẻ đẹp
hương thảo khiến cho “Ly tao” không chỉ giàu nội hàm
xuất bản năm 2014, trang mà còn rất lãng mạn. Hình ảnh “hương thảo mỹ nhân” là
101- 106 sự đổi mới nghệ thuật của Khuất Nguyên, thực sự có liên
quan chặt chẽ đến môi trường địa lý của nước Sở, văn
hóa phù thủy của nước Sở và chủ nghĩa lãng mạn của
Trang Tử.

Động từ trong thơ cũng có thể trở thành ẩn dụ để nhà thơ


bộc lộ cảm xúc. Trong “Ly tao”, động từ “bôn tẩu” có
hình thái phong phú và xuất hiện thường xuyên, những
dòng chứa động từ như vậy chiếm 42% toàn bài, trong đó
毕节学院学报, 2014,
精神突围—《离骚》” “chạy vào cõi thần linh” chiếm 42%. độ dài của bài thơ,
(03): 9- 16
142 奔走”的隐喻 梁文勤 tỷ lệ lên tới 82%. Động lực để nhân vật chính trữ tình du
Tạp chí Đại học Tất Tiết, Nghệ thuật
Đột phá tinh thần– Ẩn dụ Lương Văn Cần hành đến cõi thần thánh là theo đuổi lý tưởng mà không
số 3, xuất bản năm 2014,
“Bôn tẩu” trong “Ly tao” thỏa hiệp hay từ bỏ; bản chất của nó là nỗ lực của chính
trang 9- 16
anh ta để vượt qua vòng vây ở cấp độ tâm linh. Tình yêu
đất nước không thể tách rời cuối cùng đã dẫn đến bước
đột phá tinh thần này và kết thúc bằng cuộc đối đầu trực
tiếp giữa cá nhân và vũ trụ.

111
Ly tao lấy cảm hứng dựa vào thơ và đưa vào những ẩn dụ
tương tự. Nó sử dụng các ẩn dụ về hương thảo, mĩ nhân,
nam nữ, quân vương và quan đại thần, và các ẩn dụ cầu
文学评论, 2014, (02): nữ. Có thể coi, khi những đặc điểm ẩn dụ thể hiện trong
《离骚》的象喻范式与
尚永亮 165- 172 Ly tao và hệ hình sáng tạo do nó hình thành xuất hiện,
143 文化内蕴
Thượng Vĩnh Tạp chí phê bình văn học, chúng đã được kết hợp với nội dung tư tưởng sâu sắc và Nôi dung
Hệ thức ẩn dụ và nội hàm
Lượng số 2, xuất bản năm 2014, sâu rộng của nó để tạo nên sức hấp dẫn và hệ mẫu rất lớn,
văn hóa của “Ly tao”
trang 165- 172 không chỉ có tác động sâu sắc đến. Nó có vai trò bộc lộ,
trên cơ sở kế thừa những người đi trước đã nâng nền văn
học buông bỏ và sự thể hiện nghệ thuật của nó lên một
tầm cao chưa từng có.

144 《离骚》的韵律贡献-顿 冯胜利 社会科学论坛, 2014, “Sở từ” chiếm một vị trí rất cao trong lịch sử văn học Nội dung
叹律与抒情调 Phùng Thắng Lợi (02): 24- 36 Trung Quốc vì nó đã tạo nên một thời đại từ và phú. Tuy
Phần góp nhịp điệu của Diễn đàn khoa học xã hội, nhiên, có rất ít cuộc thảo luận về sự đóng góp cụ thể của
“Ly tao” - nhịp thở dài và số 2, xuất bản năm 2014, “Sở từ” cho nhịp điệu của văn học Trung Quốc. Bài viết
giọng điệu trữ tình trang 24- 36 này nhằm thảo luận về sự đóng góp nhịp nhàng của “Sở
từ” trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Thông qua phân tích
gần đây về các nguyên tắc của thơ văn xuôi và thảo luận
về kết quả phân tích vần trước đây của “Ly tao” và những
kết quả chưa đạt yêu cầu, bài viết này tóm tắt phần đóng

112
góp nhịp nhàng của “Ly tao” của Khuất Nguyên.

青春岁月, 2014, (01): 12-


《离骚》”初度”义辨 Về từ “sơ độ” trong “Hoàng lãm quỹ dư sơ độ hề” trong
13
145 析 文兰 “Ly tao”, có sự bất đồng lớn trong chú thích. Các trường Nghệ thuật: sử
Tạp chí Tuổi trẻ, số 1, xuất
Phân tích ý nghĩa “ sơ độ” Văn Lan phái tư tưởng khác nhau có quan điểm khác nhau, nhưng dụng từ ngữ
bản năm 2014, trang 12-
trong Ly tao trên thực tế chúng có những điểm tương đồng.
13

“Ly tao” là bài thơ trữ tình tự truyện của Khuất Nguyên,
nhà thơ yêu nước vĩ đại, bài thơ này không chỉ là sản
phẩm của văn hóa Nam Sở mà còn là kết quả của văn hóa
现代语文(学术综合版),
phương Bắc. Tư tưởng trung thành với hoàng đế, lòng
论《离骚》中的北方文 2014,(01): 7- 9
yêu nước và lý tưởng “chính quyền tươi đẹp” được thể
146 化因素 杨梅燕 Tạp chí ngôn ngữ hiện đại Nội dung: Văn
hiện trong “Ly tao” là hiện thân của Nho giáo ở Trung
Về yếu tố văn hóa phương Dương Mai Yến (Phiên bản học thuật toàn hóa
Nguyên, đồng thời động lực sáng tạo của thủ pháp ẩn dụ
Bắc trong Ly tao diện), số 1, xuất bản năm
và “thơ thể hiện hoài bão” cũng có một tầm quan trọng
2014, trang 7- 9
đặc biệt. mối quan hệ kế thừa rõ ràng với “Kinh Thi”.
Tóm lại, “Ly tao” mang đầy đủ gen của văn hóa phương
Bắc.

147 论屈原的性格与政治悲 姜和 名作欣赏,2014, (03): 26- Tính cách quyết định thành công hay thất bại và quyết Nội dung
剧—以《离骚》为例 Khương Hòa 28 định số phận. Tính cách của Khuất Nguyên đương nhiên
quyết định vận mệnh chính trị của ông ta. “Ly tao” là một

113
bài thơ trữ tình chính trị dài mang tính chất tự truyện của
Khuất Nguyên, thể hiện lý tưởng chính trị cao đẹp của
ông, thể hiện những nét tính cách, nêu bật nhân cách cao
thượng và thể hiện bi kịch chính trị của ông. Trên cơ sở
Về nhân vật Khuất Tạp chí đánh giá kiệt tác, khẳng định đầy đủ tính cách của Khuất Nguyên, bài viết
Nguyên và bi kịch chính số 3, xuất bản năm 2014, này phân tích tính cách kiêu ngạo và hoang tưởng của
trị - Lấy Ly tao làm ví dụ trang 26- 28 ông, cố gắng chứng minh tính tất yếu của bi kịch chính trị
mà ông phải gánh chịu “dù chết chín lần không hối tiếc”
và cuộc đời ông rơi vào tình trạng “bị bỏ rơi”. của hoàng
đế, không thể dung thứ được”. Hoàn cảnh bi thảm của
“thế gian” cũng được lý giải theo đó.

Đầu tiên, một thống kê toàn diện được thực hiện về loại
và số lượng tên thực vật trong “Ly tao”; trên cơ sở đó,
现代语文(学术综合版),
tiến hành phân loại và phân tích đơn giản về tên thực vật
《离骚》中的植物名称 2015, (12): 4- 5
trong “Ly tao” để hiểu ý nghĩa bổ sung mà Khuất Nguyên
148 研究 刘蒙 Tạp chí Trung Quốc hiện
đưa ra đến những cây này và cây của tổ tiên. Cuối cùng, Nội dung
Nghiên cứu tên thực vật Lưu Mông đại ( Phiên bản toàn diện
sự phân bố âm tiết và thành phần của tên thực vật trong
trong Ly tao hoc thuật), số 12, xuất bản
“Ly tao” được xem xét dưới góc độ ngôn ngữ học để hiểu
năm 2015, trang 4-5
ngắn gọn về tình trạng phát triển của các từ giống thực
vật thời tiền Tần.

114
“Ly tao” là bài thơ trữ tình chính trị dài đầu tiên do một
nhà thơ sáng tác độc lập trong lịch sử văn học Trung
Quốc. Lấy chính bản thân nhà thơ làm nguyên mẫu, đã
安徽文学(下半月), 2015,
tạo dựng thành công nhân vật chính trữ tình có cá tính
论《离骚》的文学艺术 (10): 1- 2
胡桂红;马轶男 riêng biệt, hình tượng cao cả, bi tráng; kế thừa và phát
149 成就 Tạp chí Văn học An Huy
Hồ Quế Hồng, triển kỹ thuật tỉ hưng của Kinh Thi, tạo nên một hệ thống Nội dung
Bàn luận về thành tựu văn ( nửa cuối
Mã Dật Nam hình ảnh hoàn chỉnh và phức tạp; hình thành nên một hệ
học nghệ thuật của Ly Tao tháng), số 10, xuất bản
thống hình tượng tráng lệ, tráng lệ, Hình ảnh hoành tráng,
năm 2015, trang 1- 2
hoàn chỉnh, kết cấu nghệ thuật, cũng có những đổi mới,
phát triển về ngôn ngữ, hình thức thơ... trở thành nguồn
sáng tạo lãng mạn trong lịch sử thơ ca Trung Quốc.

内蒙古电大学刊, 2015,
《离骚》第一人称代词
(05): 38- 40 Cách sử dụng cụ thể của các đại từ ngôi thứ nhất
使用情况分析 李晓静
150 Tạp chí Phát thanh và “朕”、”吾”、”余”、”予”、”我” trong “Li Nghệ thuật: sử
Phân tích cách sử dụng đại Lý Hiểu
truyền hình Đại học Nội Sao” được sắp xếp và so sánh chức năng ngữ pháp và dụng từ ngữ
từ nhân xưng ngôi thứ nhất Tĩnh
Mông Cổ, số 5, xuất bản thực dụng của các đại từ nhân xưng này.
trong Ly Tao
năm 2015, trang 38- 40

151 《离骚》抒情主人公四 郝美玲 兰台世界, 2015, (24): Nhân vật chính trữ tình trong “Ly tao” đã trải qua bốn lần Nội dung
次神游的意境表达探微 Hác Mỹ 131- 132 đi vào sau bao thăng trầm trong hiện thực. Các nhân vật
Khám phá cách thể hiện Linh Tạp chí thế giới Lan Đài, chính trữ tình của bốn lần này lần lượt chọn những địa

115
quan điểm nghệ thuật bốn điểm khác nhau: cõi thần thánh Nam Sở, vùng đất thần
lần đi vào cõi thần tiên của số 24, xuất bản năm 2015, tiên Côn Lôn, cõi trời của hoàng cung và cõi bên ngoài
nhân vật chính chữ tình trang 131- 132 Tây Hải. Có rất nhiều điểm khác biệt trong cách miêu tả
trong Ly Tao bốn lần đi vào cõi thần tiên trong “Ly tao”.

Nhà thơ Khuất Nguyên trong Ly tao ẩn giấu nỗi chán nản
không thể cứu vãn đằng sau tình cảm yêu nước sâu sắc và
bền bỉ: Hoàn cảnh chính trị của Khuất Nguyên gặp nguy
cơ sau khi bị Hoài Vương xa lánh, và ông lang thang
浪漫幻境中忧郁的诗人 khắp nơi để tìm kiếm một đứa con gái. Sự thôi thúc phản
—《离骚》中屈原人格 ánh mong muốn thoát khỏi trầm cảm, kỳ vọng về sự xuất
江汉论坛, 2015, (08): 73-
的精神分析 sắc làm sâu sắc thêm sự lo lắng do sự suy tàn của nước
黄晓阳 77
152 Nhà thơ u sầu trong thế Chu và sự thất vọng của chính ông, gây ra những lời chỉ
Hoàng Hiểu Tạp chí diễn đàn Giang Nội dung
giới mộng ảo lãng mạn- trích và những lời khoe khoang làm cho nhà thơ có cảm
Dương Nam, số 08, xuất bản năm
phân tích tinh thần nhân giác hưng phấn khi lang thang trên con đường thăng
2015, trang 73- 77
cách của Khuất Nguyên thiên, vô tư, biến dạng của thời gian và không gian và
trong Ly Tao những bản tình ca huyền ảo, tráng lệ cho thấy trái tim nhà
thơ đang bay trong cõi tự do trong mơ. và hiện thực khiến
nhà thơ dần mất niềm tin vào sự sinh tồn, cùng với sự
xuất hiện của trầm cảm, lo âu và ảo giác, nhà thơ rơi vào
vũng lầy thần kinh của ảo tưởng và hưng cảm sâu sắc.

116
“Ly tao” là một trong những tác phẩm kinh điển trong
“Sở từ “ thể hiện rõ nét nhất văn hóa Sở và là sự hòa
quyện của các nền văn hóa từ nhiều nước. Những tư
tưởng thể hiện trong “Ly tao” như phát huy nhân tài, trao
名作欣赏, 2015, (23):
quyền cho con người, đặt con người lên hàng đầu, sửa đổi
《离骚》的文化学透视 116- 117 Nội dung- Tư
153 王欢 luật lệ đều phù hợp với văn hóa Trung nguyên lúc bấy giờ
Một góc nhìn văn hóa về Tạp chí đánh giá kiệt tác, tưởng: Văn
Vương Hoan có thể cảm nhận rõ ràng ở “Ly tao”. Chịu ảnh hưởng của
Ly Tao số 23, xuất bản năm 2015, hóa
văn hóa pháp sư trong văn hóa bản địa Nam Sở, “Ly tao”
trang 116- 117
mang đậm nét lãng mạn đặc trưng. Dưới ảnh hưởng của
các nền văn hóa khác, “Lý Sao” thể hiện đặc điểm của sự
đa dạng văn hóa nên những yếu tố văn hóa đa dạng mà nó
chứa đựng cũng rất đáng được quan tâm.

154 论《离骚》中的”灵 刘酚 中国楚辞学(第二 十五 Trong “Ly Tao” của Khuất Nguyên, hình tượng nhân vật Nghệ thuật:
均”与”灵氛” Lưu Phân 辑)—二〇 chính trữ tình không chỉ được thể hiện ở nhân vật hời hợt Xây dựng hình
Bàn luận về “Linh Quân” 一五年中国淮阴 原暨楚 “Linh quân”, mà còn ở một nhân vật khác - “Linh phân”, tượng
và “Linh Phân” trong Ly 辞学国际学 术研讨会论 “Linh quân” và “Linh phân” cùng nhau tạo nên một nhân
Tao 文, 2015 vật trữ tình hoàn chỉnh. Hình ảnh nhân vật chính của “Ly
Nghiên cứu Sở từ ở Trung tao”. Từ góc độ tự nhiên, cả hai đều là những pháp sư vĩ
Quốc ( Loạt bài thứ 25) đại; từ góc độ tâm linh, cái sau là nội tâm của nhân vật
Bài viết của Hội nghị chính trữ tình; từ quan điểm cấu trúc, sự hợp nhất của
“Linh quân” và “Linh phân “ đóng vai trò như một biểu

117
chuyên đề học thuật quốc
tế về Hoài Âm nguyên bản tượng nhận thức, phù hợp với thơ. Hình ảnh hợp lý tạo
và Nghiên cứu Sở từ ở nên sự cân bằng.
Trung Quốc

“Ly tao” là tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên, là một
bài thơ trữ tình dài gây chấn động quá khứ và hiện tại, thế
giới được nhà thơ trình bày trong đại thi rất đa dạng.
Theo sự phát triển và thay đổi cảm xúc của nhà thơ cũng
như sự tiến bộ trong cách kể chuyện của bài thơ, toàn bộ
论《离骚》的结构层次 邢台学院学报, 2015, bài thơ được chia thành sáu cấp độ, và kết luận rằng vẻ
及内美 之所在 (02): 95- 97 đẹp nội tâm của “Ly tao” thể hiện ở sự trong sáng, hoài
155 项挺挺 Nội dung- Tư
Bàn luận về cấp độ cấu Tạp chí Đại học Hình Đài, bão của nhà thơ và sự trong sáng. của tâm hồn anh, và trái
Hạng Đĩnh Đĩnh tưởng
trúc và vẻ đẹp nội tại của số 2, xuất bản năm 2015, tim thơ nhanh nhẹn mang lại cho khung cảnh sức sống
Ly Tao trang 95- 97 dồi dào. Vẻ đẹp nội tâm và sự tu dưỡng bổ sung cho nhau
ở ba khía cạnh này. Những gì “Ly tao” bộc lộ chính là sự
theo đuổi cái đẹp của nhà thơ. Có thể nói, suốt cuộc đời
nhà thơ đã tìm kiếm những người tri kỷ, những người đối
thoại, nhằm thể hiện tâm hồn cao đẹp và lý tưởng bền bỉ
vì chính trị cao đẹp.

156 《离骚》体现出来的思 陈秀明 芒种, 2015, (12): 65- 66 Tác phẩm Ly tao chứa đựng nội dung tư tưởng phong Nội dung- Tư

118
phú, trong đó có lòng yêu nước xuyên suốt bài thơ, nhấn
mạnh vào quan niệm tu dưỡng bản thân kết hợp giữa “vẻ
đẹp nội tâm” và “tu luyện”, việc không ngừng theo đuổi
chân lý và lý tưởng, kiên trì “con người”. định hướng” Tư
duy hướng tới con người... Những tư tưởng xuất sắc được
thể hiện trong những tác phẩm văn học xuất sắc có ý
nghĩa rất quan trọng đối với công tác giáo dục chính trị tư
想意义 Tạp chí Mang Chủng, số
Trần Tú tưởng trong các trường cao đẳng, đại học và “Ly tao”
Ý nghĩa tư tưởng được thể 12, xuất bản năm 2015, tưởng
Minh hiển nhiên là một tác phẩm văn học vô cùng xuất sắc như
hiện trong Ly tao trang 65- 66
vậy. Bài viết này chủ yếu phân tích từ các khía cạnh sau:
(1) mối quan hệ giữa tác phẩm văn học với công tác giáo
dục tư tưởng, chính trị trong các trường cao đẳng, đại
học; (2) tư tưởng chủ đạo được thể hiện trong “Ly tao”;
(3) việc làm sáng tỏ tư tưởng chủ đạo của “Ly tao” đối
với việc giáo dục tư tưởng, chính trị trong các trường cao
đẳng, đại học; (4) là làm một bản tóm tắt đơn giản.

157 《离骚》中”彭咸”略 陈翔 文化学刊, 2015, (06): “Ly tao” là một bài thơ dài xuất sắc của nước ta xưa, Nội dung- Tư
考 Trần Tường 225- 230 nhiều nhân vật, vật nổi tiếng xuất hiện trong “Ly tao” đã tưởng
Sơ lược về “ Bành Hàm” Tạp chí Văn hóa, số 6, gây ra những trở ngại nhất định cho chúng ta trong việc
trong Ly tao xuất bản năm 2015, trang tìm hiểu nội hàm sâu xa của nó. “Bành Hàm” là nhân vật
225- 230 từng vướng vào nhiều tranh chấp. Trong “Ly tao”, không

119
có đủ bằng chứng tài liệu để chứng minh liệu “Bành
Hàm” có chết đuối hay không, còn Vu Bành và Vu Hàm
rõ ràng không phải là Bành Hàm. Bài viết này thảo luận
về nguồn gốc của cuộc tranh cãi về “Bành Hàm”, liệu vụ
chết đuối của Khuất Nguyên có liên quan đến Bành Hàm
và “Bành Hàm” là ai, đồng thời khám phá “Bành Hàm”
trong “Ly tao”.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về “Giang Li” trong “Hỗ


Giang Li và Tịch Chỉ Hề” trong “Ly tao” ở các triều đại
牡丹江大学学报, 2015, trước, có người cho là rong biển, có người cho là hoa
《离骚》”江离”释义
卢福;南掌胜 (05): 19- 21 thược dược, có người cho là bạch chỉ, có người cho là tảo
158 平议 Nghệ thuật: sử
Lư Phúc, Chu Tạp chí Đại học Mẫu Đơn biển…. Dựa trên việc giới thiệu và xem xét từng lý thuyết
Thảo luận cách giải nghĩa dụng từ ngữ
Chưởng Thắng Giang, số 5, xuất bản năm khác nhau, đồng thời thông qua so sánh và rút ra từ các
“ Giang ly” trong Ly tao
2015, trang 19- 21 tài liệu văn học, bài viết này xác định rằng “Giang ly”
dùng để chỉ thân và lá của xuyên khung có hình dạng
giống như lá cần tây.

159 《离骚》幻艺术特征分 赵长慧 语文教学与研究, 2015, “Ly tao” là bài thơ trữ tình dài sớm nhất và xuất sắc nhất Nghệ thuật
析 Triệu Trường (10): 50- 52 ở Trung Quốc cổ đại, tính hùng vĩ, trữ tình sâu sắc, ý
Phân tích đặc điểm nghệ Huệ Tạp chí Giảng dạy và tưởng tuyệt vời và cách diễn đạt xuất sắc đã khiến nó trở
thuật kì ảo trong Ly tao nghiên cứu tiếng Trung, số thành bài thơ dẫn đầu trong kho tàng thơ ca cổ điển. Nó

120
không chỉ mở ra một lĩnh vực văn học rộng lớn mà còn là
một hình mẫu không thể đạt tới của thơ ca Trung Quốc.
Những sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của “Ly tao”, chẳng
hạn như những đổi mới về hình thức thơ, ngôn ngữ, nhịp
10, xuất bản năm 2015,
điệu, phong cách, v.v. đã được những người đi trước bàn
trang 50- 52
luận, chúng tôi tin rằng ngoài những điều đó, kỹ thuật
nghệ thuật “ảo mộng” của “Ly tao” cũng là một trong
những thành tựu to lớn của nó. Một sáng tạo tuyệt vời, có
sức hấp dẫn nghệ thuật mạnh mẽ.

160 浅谈《离骚》节选的结 代杨 求知导刊, 2015 (06): 133 Cái hay của một tác phẩm văn học là nó có cấu trúc bên Nghệ thuật
构艺术 Đại Dương Tạp chí hướng dẫn trong gắn kết. Tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng đến con
Bàn luận ngắn gọn về nghệ tìm kiến thức, số 6, xuất người như một cấu trúc. Điều này có nghĩa là nó không
thuật kết cấu của các đoạn bản năm 2015, trang 133 phải là một tập hợp đơn giản của các thành phần mà là
trích trong Ly tao một tổng thể phụ thuộc lẫn nhau. “Ly tao” là bài thơ trữ
tình dài sớm nhất trong lịch sử nước ta, đoạn trích “Ly
tao” là bài thơ cổ quan trọng nhất trong chương trình bắt
buộc II của Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân. Nắm vững
cấu trúc đoạn văn, hiểu toàn bộ văn bản, những thay đổi
cảm xúc của tác giả, và chủ đề tư tưởng của bài viết đóng
vai trò quyết định, vì vậy, dựa trên suy nghĩ của “Ly tao”,
tác giả cố gắng diễn giải bài viết này từ góc độ cấu trúc

121
của nó.

Cách giải nghĩa từ “phủ” trong “Ly tao” của các nhà chú
giải cổ xưa và hiện đại nhìn chung có xu hướng từ mơ hồ
đến chính xác. Trong văn học “Li Sao” và Tiên Tần Sở
từ, từ “phủ” thường có nghĩa là “ép và đàn áp”, cũng có
thể được tìm thấy trong hình dạng cổ xưa và hình dạng ký
江汉论坛, 2015,(03): 83-
tự con dấu của từ này. “tráng” trong văn học thời Tiên
《离骚》”抚壮”考辨 雷欣翰 86
161 Tần Sở từ đề cập đến xu hướng tràn ngập, bành trướng và Nghệ thuật: sử
Nghiên cứu về Lôi Hân Tạp chí Diễn đàn
không bị hạn chế, trong khi “phủ tráng” được đề cập dụng từ ngữ
“Phủ tráng” trong Ly tao Hàn Giang Hán, số 3, xuất bản
trong “Ly tao” là để ngăn chặn xu hướng mở rộng ra bên
năm 2015, trang 83- 86
ngoài này và làm cho nó trở nên phổ biến hơn. Nội hàm
cụ thể của chữ “Phủ Tráng” trong “Ly tao” là yêu cầu vua
Sở thay đổi khuyết điểm kiêu ngạo, tự phụ, không chịu
khuất phục. Ý tưởng hạn chế “sức mạnh” này có thể
tương tác với các khái niệm liên quan của thời Tiên Tần.

162 《离骚》”皇考”含义 王志 北大史学,2015: 36+ 375 “Hoàng khảo” trong “Ly tao”, Vương Dật lưu ý rằng nó Nghệ thuật: sử
综考 Vương Chí Tạp chí Sử học Đại học ám chỉ người cha đã khuất của Khuất Nguyên. Người ta dụng từ ngữ
Kiểm tra toàn diện ý nghĩa Bắc Kinh, xuất bản năm đã nói điều đó khác đi kể từ thời nhà Thanh. Chúng tôi tin
của”Hoàng khảo”trong Ly 2015, trang 36+ 375 rằng lý thuyết của Vương Dật vẫn đáng tin cậy nhất.
tao “Hoàng khảo” trong “Ly tao” không thể ám chỉ ông nội,

122
ông cố hay tổ tiên của Khuất Nguyên. Một số học giả
dùng tên gọi miếu thờ tổ tiên thời tiền Tần để giải thích
về “Hoàng khảo” trong “Ly tao”, hiện nay vẫn chưa phù
hợp.

Đọc “Ly tao” không khỏi tìm tòi, lý giải “nỗi lo” của nó,
Khuất Nguyên không khỏi suy nghĩ sâu sắc về “nỗi lo”
của mình. Nhưng ông đã phải chịu “nỗi lo” gì? Bài viết
này nhằm mục đích nhìn thoáng qua những lo lắng của
试从《离骚》窥测屈子 中学语文, 2015, (06):
Khuất Nguyên từ bốn khía cạnh, nhìn nhận anh như một
忧心 121- 123
163 梁晓 con người, trân trọng tinh thần của anh và tìm kiếm lời
Thử hiểu nỗi lo lắng của Tạp chí tiếng Trung Trung Nội dung
Lương Hiểu khuyên từ các chuyên gia, học giả. Điều tác động sâu sắc
Khuất học cơ sở, xuất bản năm
đến chúng ta trong bài thơ “Ly tao” là sự theo đuổi lý
Nguyên trong Ly tao 2015, trang 121- 123
tưởng không ngừng nghỉ của nhà thơ. Lý tưởng chính trị
mà Khuất Nguyên theo đuổi là thực hiện “chính phủ tươi
đẹp”. Giữa những rắc rối bên trong và bên ngoài, ông
không bao giờ quên

164 《离骚》女性意识成因 王燕 教育教学论坛, 2015, Các điều kiện hình thái học tự nhiên đã tạo nên vẻ đẹp Nội dung
探究 Vương Yến (04): 90- 91 của con người Trung Quốc, Khuất Nguyên là đẹp nhất .
Khám phá nguyên nhân Diễn đàn giáo dục và Bối cảnh đặc biệt của thời Chiến Quốc, bản sắc của người
hình thành ý thức của phụ giảng dạy, số 4, xuất bản pha trộn giữa văn học và các yếu tố lịch sử xã hội cụ thể

123
đã tác động lên Khuất Nguyên, đã kết hợp để tạo ra người
phụ nữ độc đáo trong “Ly tao”. Tác giả quan sát “Ly tao”
từ hai cấp độ đối tượng và tình huống của thơ, đồng thời
quy hai đặc điểm “kết hợp hình ảnh nữ tính theo phong
cách vẻ đẹp hương thảo” và “cấu trúc tâm lý thẩm mỹ
nữ trong Ly tao năm 2015, trang 90- 91 theo phong cách người phụ nữ bị bỏ rơi” là do ý thức nữ
giới của “Ly tao”. “. Bài viết này có ý định tìm hiểu cội
nguồn văn hóa xã hội và động cơ tâm lý sáng tạo của sự
hình thành ý thức nữ giới trong Ly tao từ hai chiều là mối
quan hệ giữa văn bản với thế giới và mối quan hệ giữa
văn bản với tác giả.

青年文学家 2016, (33),


“Ly tao” là một bài thơ trữ tình chính trị cực kỳ kinh
93
论《离骚》的文学艺术 刘坤 điển, có giá trị và thành tựu văn học nghệ thuật vô cùng
Tạp chí Văn học gia
165 成就 Lưu Khôn quan trọng. Bài viết này bắt đầu từ thực trạng văn học
thanh niên, số 33, xuất Nghệ thuật
Thành tựu văn học nghệ của “Ly tao” và phân tích những biểu hiện cụ thể về
bản năm 2016, trang 93
thuật của “Ly tao” thành tựu văn học, nghệ thuật của nó nhằm tìm hiểu sâu
hơn về tác phẩm này.

166 屈骚之美——浅谈《离 赵娟 美与时间(下), 2016, Bài “Ly tao” của Khuất Nguyên là một bài thơ trữ tình Nội dung: tư
骚》 Triệu Quyên (03), 25-27 tuyệt vời, giàu triết lý sống sâu sắc và phép biện chứng tưởng

124
giản dị, phản ánh tập trung tư tưởng thẩm mỹ của Khuất
Tạp chí Sắc đẹp và thời Nguyên. Dưới góc độ kết cấu thẩm mỹ bên trong, ; thứ
的美学结 构 gian ( Phần 2), số 3, xuất hai là vẻ đẹp cao quý về mục đích tâm linh của nhân vật
Bàn luận sơ lược về cấu bản năm 2016, trang 25- chính trong “Ly tao”. Bắt đầu từ hai chiều của tác phẩm
trúc 27 nghệ thuật “Ly tao”: lớp bề ngoài cảm nhận và lớp mục
thẩm mĩ của Ly tao đích tâm linh, nó có thể giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa
nghệ thuật của “Ly tao” và những tư tưởng thẩm mỹ
phong phú, sâu sắc của Khuất Nguyên.

论《离骚》人物性别的
转变及其 Hình dáng bên ngoài của nhân vật chính trữ tình trong
寓意 山西青年, 2016, 62-63 “Ly tao” không thống nhất, giới tính của thay đổi nhiều
朱碧菲
167 Bàn luận về sự thay đổi Tạp chí Thanh niên Sơn lần trong toàn bộ bài thơ. Nhân vật chính thay đổi từ
Chu Bích Nghệ thuật
giới Tây, xuất bản năm 2016, một quý ông quý tộc lúc lên sân khấu, biến thành mỹ
Phỉ
tính của các nhân vật trang 62-63 nhân bị nữ ghen tị, lại từ mỹ nhân biến thành quân tử
trong Ly “Cầu nữ”.
Tao và hàm ý của nó

168 《离骚》中神话的审美特 李臣 大众文艺, 2016, (02), Trong “Ly tao” lưu giữ một lượng lớn thần thoại Nghệ thuật
征 Lý Thần 42-43 nguyên thủy Trung Quốc quý giá, tiến hành phân loại và
Đặc điểm thẩm mỹ của thần Tạp chí Văn học và nghệ phân tích những thần thoại này, có thể phát hiện thần
thoại trong Ly tao thuật đại thoại trong “Ly tao” có giá trị thẩm mỹ phong phú, tính

125
sáng tạo và trữ tình là đặc điểm nổi bật đặc trưng thẩm
mỹ của nó. Thần thoại trong “Ly tao” có tính sáng tạo
cao, tức Khuất Nguyên đã hòa mình vào thần thoại, đây
chúng, số 2, xuất bản
là đặc điểm mà các thần thoại nguyên thủy Trung Quốc
năm 2016
khác không có. Qua phân tích sâu những câu chuyện
thần thoại trong “Ly tao”, chúng ta có thể thấy rằng thần
thoại trong “Ly tao” rất giàu cảm xúc.

“Ly Tao” là một bài thơ rất đa dạng, đan xen giữa trần
thuật sự thật, trữ tình cô đơn và miêu tả kỳ ảo, hoành
湖北经济学院学报(人文
tráng và có kết cấu hoàn hảo. Từng phần của bài thơ đều
社会科学版)), 2016
屈原《离骚》的政治理想 đẹp đẽ, cảm động, tạo thành một tổng thể hùng vĩ, hài
Tạp chí Đại học Kinh Tế
和战斗精 hòa và hoàn hảo. Chỉ với tình cảm yêu quê hương đất
杨丽璇 Hồ Bắc (Khoa học
169 解读 nước và lý tưởng sâu sắc nhất, chúng ta mới có thể viết Nội dung -
Dương Lệ xã hội và nhân văn), xuất
Diễn giải lý tưởng chính trị nên một chương tuyệt vời như vậy. Tư tưởng chính trị Tư tưởng
Tuyền bản năm 2016, trang 42-
và tinh thần chiến đấu của và tinh thần đấu tranh với nội dung hiện thực sâu sắc thể
43
Khuất Nguyên trong Ly tao hiện trong đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của
văn học sau này. Bài viết này sẽ lý giải lý tưởng chính
trị và tinh thần chiến đấu của “Ly Tao” của Khuất
Nguyên.

170 对《离骚》(节选)结构 苗德朝 中华活页文选(教师 版), “Ly tao” (đoạn trích) là một bài văn nổi tiếng trong sách Nghệ thuật

126
giáo khoa Trung học phổ thông, là tiêu biểu tiêu biểu
2016, 34-37 cho những tác phẩm xuất sắc cổ xưa của đất nước tôi, là
Tuyển tập luận văn Trung chương khó dạy nhất và là chương khó giải nhất Đồng
的析
Miêu Đức Quốc thời, chính tả các câu nổi tiếng trong kỳ thi tuyển sinh
Phân tích kết cấu của Ly
Triều chọn lọc (Bản dành cho đại học là chủ đề được kiểm tra rất thường xuyên và là
tao (Trích)
giáo viên), xuất bản năm chủ đề có tỷ lệ điểm thấp nhất trong số học sinh trong kỳ
2016, trang 34 - 37 thi. Cuối cùng tôi đã ghi nhớ nó được một thời gian,
nhưng tôi không thể nhớ nó trong kỳ thi. Bài viết này
nhằm phân tích kết cấu Ly tao để học sinh có thể dễ
dàng tiếp cận hơn.

Nhà Tống là một thời kỳ đỉnh cao khác của việc nghiên
论《离骚》对宋诗创作 名作欣赏, 2016, (01), cứu Khúc Sao sau nhà Hán, các nhà thơ nhà Tống
的影响 155-156 nghiên cứu “Ly tao” và đánh giá rất cao. Tuy khẳng
周翡
Ảnh hưởng của Ly tao Tạp chí đánh giá kiệt tã, định và thừa nhận giá trị của “Ly tao”, sáng tạo của các
171 Chu Phí
đối với số 1, xuất bản năm 2016, nhà thơ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của “Ly tao”, dẫn Ảnh hưởng
sáng tác thơ ca trang 155-156 đến đỉnh điểm là sáng tác thơ Sao mang dấu ấn chữ
“兮”, lồng ghép hình ảnh vẻ đẹp hương thảo vào
những bài thơ, Thường bộc lộ sự cộng hưởng với nỗi
buồn của Khuất Nguyên

172 《离骚》对李白诗歌意 何加利 山西青年, 2016, 155-156 Bài viết bàn về ảnh hưởng của “Ly tao” của Khuất Ảnh hưởng

127
Nguyên đối với việc lựa chọn hình tượng thơ Lý Bạch,
象的影响 Tạp chí thanh niên Sơn
chủ yếu từ ảnh hưởng của “Ly tao” - Khuất Nguyên đến
Ảnh hưởng của Ly tao Hà Gia Lợi Tây, xuất bản năm 2016,
thành tựu nghệ thuật của Lý Bạch, chất trữ tình của “Ly
đến hình tượng trang 155-156
tao”, hình tượng của nhân vật chính sáng tạo, và lối
thơ ca của Lí Bạch
hùng biện của “Ly tao” có ảnh hưởng đến hình tượng
thơ Lý Bạch.

《诗经》与《楚辞》植
Kinh Thi và Sở Từ là nguồn gốc của thơ ca Trung Quốc,
物对比研究 名作欣赏, 2016, (04),
chúng được nảy sinh ở các vùng khác nhau và thể hiện
—以《离骚》为例 王萌芽 24-25
những khác biệt văn hóa khác nhau, đặc biệt là trong
Nghiên cứu so sánh thực Vương Manh Tạp chí đánh giá kiệt tác,
173 cách mô tả khác nhau về thực vật. “Ly tao” là tác phẩm
vật giữa Kinh Nha số 4, xuất bản năm 2016, So sánh
tiêu biểu của Sở từ. Lấy “Ly tao” làm ví dụ để tiến hành
Thi và Sở từ- lấy Ly tao trang 24-25
nghiên cứu so sánh với các loài thực vật trong “Kinh
làm ví dụ
thi” nhằm khám phá sự khác biệt văn hóa giữa hai loài
có phần mang tính đại diện.

174 从《离骚》(节选)中看 范继往 课外语文. 2017, (16), Ông tuy là người có học thức, tài giỏi, lo cho dân nước, Nội dung: tư
屈原其人及其精神价值 Phạm Kế Vãng 193 lo việc đối nội và đối ngoại nhưng cuối cùng lại bị nghi tưởng
Nhìn Khuất Nguyên và Tiếng Trung ngoại khóa, ngờ, bị bỏ rơi, bị phế truất và cảm động, vừa lo vừa
giá trị tinh thần của ông số 16, xuất bản năm buồn. “, cuộc đời nhà thơ Khuất Nguyên đã khiến nhiều
trong “Ly tao” 2017, trang 193 người phải thở dài tiếc nuối.

128
Về Phục Phi phi trong “Ly tao”. Cô ấy là một người
phụ nữ huyền thoại . Bởi vì nó chỉ đưa ra một số ý kiến
《离骚》中”宓妃”真 名作欣赏. 2017, (03), và không thể xác minh thêm cuộc thảo luận nên nó
实身份考辨综述 张文锦 44-45 không thu hút đủ sự chú ý trong cộng đồng học thuật.
Đánh giá về thân phận Trương Văn Tạp chí Danh tác hân Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu chính xác danh
175
thực sự của “Phục phi” Cẩm thưởng số 3, xuất bản tính của Phục Phi, vấn đề vướng mắc bấy lâu nay về Nghệ thuật
trong “Ly tao” năm 2017, trang 44-45 hàm ý “cầu nữ” trong “Ly tao” có thể được giải quyết.
Vì vậy, những tranh luận từ các quan điểm khác nhau về
thân phận Phục Phi bây giờ sẽ được sắp xếp và xem xét
lại, nhằm có lợi cho việc nghiên cứu thân phận Phục Phi
trong “Ly tao”.

176 论《离骚》的思想主题 孙嘉欣 安徽文学 . 2018, (11), “Ly tao” là một bài thơ trữ tình chính trị dài, mang tính Nội dung: Tư
Về chủ đề tư tưởng “Ly Tôn Gia Tâm 1-2 chất tự truyện được Khuất Nguyên viết khi ông bị đày tưởng
tao” Văn học An Huy, số 11, vào thời Bắc Hán. Những suy nghĩ và cảm xúc được thể
xuất bản năm 2018, trang hiện trong “Ly tao” rất phức tạp: thứ nhất, nó thể hiện
1-2 lòng trung thành và lòng yêu nước của Khuất Nguyên;
thứ hai, nó thể hiện hy vọng của Khuất Nguyên thực
hiện những cải cách toàn diện ở nước Sở, làm cho nước

129
Sở giàu mạnh, và cuối cùng là để Nước Sở thống nhất
sáu nước, lý tưởng chính trị đẹp đẽ, ngoài ra, “Ly tao “
còn thể hiện những mâu thuẫn, trầm cảm nội tâm của
Khuất Nguyên khi bị Hoài Vương nước Sở đày ải.

Khi nói về lý do thành lập “Ly tao”, Tư Mã Thiên cho


中学语文教学参考 rằng: “Khuất Nguyên, vị vua bệnh hoạn, khi nghe thấy
đã không tỉnh táo, khung cảnh che khuất ánh sáng, âm
从《离骚》看屈原的情
2018, (36), 67-68 nhạc xiên xẹo làm hại công chúng”, và sự chính trực
感世界
Tài liệu tham khảo giảng không thể chịu đựng được nên ông đã viết nó với sự đau
Nhìn vào thế giới cảm 周厚东
177 dạy tiếng Trung ở trường khổ và thiền định. “Ly tao”. Có thể thấy, “Ly tao” là sự Nội dung - tư
xúc của Khuất Nguyên Chu Hậu Đôn
trung học cơ sở thể hiện trực tiếp nhất những cảm xúc phức tạp của tưởng
trong “ Ly tao”
Số 36, xuất bản năm Khuất Nguyên, nó không chỉ chứa đầy tâm tư của nhà
2018, trang 67-68 thơ oán giận, tuyệt vọng mà còn thể hiện sự kiên trì, tự
tin của tác giả mà ông chưa bao giờ hối hận, để lại di sản
to lớn cho thế hệ độc giả tương lai. Một không gian rộng
lớn để khám phá cảm xúc.

178 简析《离骚》的用喻艺 杨建华 中学语文教学参考 “Ly tao” là tác phẩm lịch sử văn học Trung Quốc và là Nghệ thuật
术 Dương Kiến 2018, (33), 16-17 bài thơ trữ tình dài nhất Trung Quốc cổ đại. Trải qua
Phân tích ngắn gọn nghệ Hoa Tài liệu tham khảo giảng hàng nghìn năm, việc nghiên cứu “Ly Tao” trong lĩnh
thuật ẩn dụ của “Ly tao” dạy tiếng Trung trung vực văn học vẫn không hề suy giảm. Nghệ thuật ẩn dụ

130
trong “Ly tao” có thể nói là một trong những nét đặc sắc
trong sáng tạo của nó, ẩn dụ đặc sắc khiến bài thơ dài
học cơ sở, số 33, xuất bản
này trở nên sinh động, đẹp như tranh vẽ hơn, có thể khơi
năm 2018, trang 16-17
gợi liên tưởng, chạm đến trái tim người đọc một cách
sâu sắc, tạo nên một cảm xúc sâu sắc. sự cộng hưởng
tinh thần giữa người đọc và tác giả, từ đó hiểu sâu hơn
về nội hàm tư tưởng của nó

中国纪检监察. 2018,
Mặc dù lý tưởng chính trị của Khuất Nguyên thất bại
《离骚》, 用热烈执着 (03), 63-64
叶嘉莹 nhưng những điều tốt đẹp nhất trong tâm hồn ông đã
的感情拨动心灵 Tạp chí Thanh tra và
Hiệp Gia Oánh được truyền lại cho thế hệ tương lai thông qua “Ly tao”.
“Ly tao” khuấy động tâm giám sát kỷ luật của
179 Tinh thần tìm tòi từ trên xuống dưới, thái độ hy sinh Nội dung: tư
hồn với những cảm xúc Trung Quốc, số 03, xuất
không tiếc nuối, ẩn dụ về cái đẹp và hương thảo mỹ tưởng
cuồng nhiệt, dai dẳng bản năm 2018, trang 63-
nhân truyền thống tiếc thương sự mất mát của mùa thu -
64
“Ly tao” là một đỉnh cao khác trong lịch sử thơ ca
Trung Quốc

180 《离骚》的情感世界及 郭佳宁 Quách 散文百家 . 2018, (12), Khi Khuất Nguyên viết “Ly tao”, những cảm xúc phức Nghệ thuật
其艺术表现 Kiến Ninh 4-5 tạp đan xen giữa những dòng chữ đã mang đến cho thế
Thế giới cảm xúc và biểu 李彩霞 Lý Tạp chí Tản văn Bách hệ tương lai niềm mơ mộng vô hạn, qua ngôn từ, người
hiện nghệ thuật của “Ly Thái Hạ Gia, số 12, xuất bản năm đọc có thể quay về thời đại Khuất Nguyên và cảm nhận

131
được nỗi cô đơn, buồn bã cùng nhà thơ. “Ly tao” là một
tao” 2018, trang 4-5 kiệt tác trong đó Khuất Nguyên hóa thân thành nhân vật
chính, tình yêu cây cỏ của ông được thể hiện rất sống
động, nội hàm tư tưởng và thành tựu nghệ thuật đã đẩy
“Ly tao” lên đến đỉnh cao của lịch sử văn học.

Luôn có nhiều lời giải thích về việc “nữ tu “ trong “Ly


张佳 文教资料. 2019, (30), 1-
《离骚》”女媭”的身 tao” là ai. Thông qua việc phân tích cấu trúc văn bản
Trương Gia 2+10
份特征与鉴别 của “Ly tao”, bài viết này tóm tắt những đặc điểm nhận
王景芝 Tài liệu văn hóa, giáo
181 Đặc điểm nhận dạng của dạng của nữ thiếp, đồng thời so sánh với các lý thuyết
Vương Cảnh dục, số 30, xuất bản năm Nghệ thuật
“ Nữ tu “ trong Ly tao trước đó, rút ra kết luận rằng nữ thiếp vừa có bản sắc
Chi 2019, trang 1-2,10
văn chương, nghệ thuật hư cấu vừa có một đặc điểm
riêng. danh tính thực sự. Danh tính thực sự vẫn là “em
gái của Khuất Nguyên”

182 从《离骚》中的香草美 杨芳 语文教学与研究. 2019, “Ly tao” là cuốn tự truyện của Khuất Nguyên, một tâm Nghệ thuật
人意象窥视其人格魅力 Dương Phương (18), 42-43 hồn cao thượng và đau khổ, người phải đối mặt với bất
Khám phá vẻ đẹp cá tính Tài liệu giảng dạy và hạnh cá nhân và bất hạnh quốc gia sau khi trải qua
từ hình tượng “hương nghiên cứu tiếng Trung những thất bại nghiêm trọng trong chính trị cũng như
thảo mỹ nhân” trong “Ly Quốc, số 18, xuất bản những suy nghĩ của ông về quá khứ và tương lai. Vương
tao” năm 2019, trang 42-43 Nghị nhà Hán đã nói trong “Lời nói đầu của “Ly tao”:
“Văn bản “Ly tao” lấy cảm hứng từ “Thơ” và sử dụng

132
phép so sánh. Vì vậy, chim tốt và cỏ dùng để lấy lòng
trung thành, chim xấu và đồ hôi hám dùng để so sánh vu
khống và nịnh nọt; tu tập tâm linh mỹ nữ được ví với
vua; phi tần thất lạc, phi tần được dùng để mô phỏng
một vị tướng đức độ; rồng, phượng là dùng để hỗ trợ
quân tử; mỹ nữ bị coi là kẻ hung ác”. Kỹ thuật ân dụ đã
được Khuất nguyên tiếp thu và chuyển thành một thể
loại khác biệt và mang tính biểu tượng hơn. khái niệm
viết, là phép ẩn dụ của “Hương thảo mỹ nhân”.

183 《离骚》的美学构建与 岳柳汐 公关世界. 2019, (06), “Ly tao” xây dựng một vẻ đẹp độc đáo và thể hiện sự Nghệ thuật
艺术张力 Nhạc Lưu Tây 80-83 căng thẳng nghệ thuật từ các góc độ ngôn ngữ, thời gian,
Cấu trúc thẩm mỹ và đặc Tạp chí Thế giới quan hệ không gian và cảm xúc. Các hình ảnh mang quan niệm
điểm nghệ thuật của “Ly công chúng, số 06, xuất nghệ thuật và trạng thái tâm hồn, thể hiện sự căng thẳng
tao” bản năm 2019, trang 80- của ngôn ngữ; cảnh tượng tứ hoang vô tư và không bị
83 cản trở, và phép thuật và phép thuật hài hòa với sự giãn
nở và co lại của thời gian, thể hiện sự căng thẳng của
thời gian và không gian, sự than khóc cho sự vật làm tổn
thương chính nó, sự thương hại và nỗi buồn, bị quỷ dữ
chèn ép mà không nỡ rời đi, thể hiện sự căng thẳng về
mặt cảm xúc. Sự căng thẳng nghệ thuật của “Ly tao”
giao cảm xúc với đất trời, thể hiện bầu không khí hoành

133
tráng và buồn bã.

Đó là một bài thơ trữ tình tuyệt vời và một “bài thơ cảm
thương”, Khuất Nguyên truyền tải nội hàm tình cảm
“感伤的诗”——论 兰州教育学院学报
mạnh mẽ vào tác phẩm thông qua việc bộc lộ hiện thực
《离骚》中的感伤意蕴 陈显望 2019, (01)
đen tối và nhóm hình ảnh “hương thảo mỹ nhân”. Sự đa
“Thơ Cảm thương”—— Trần Tiên Tạp chí của Viện Giáo
184 cảm của Khuất Nguyên xuất phát từ hai nguyên nhân: Nội dung - tư
Về nội hàm tình cảm Vương dục Lan Châu, số 01,
hiện thực khách quan của nền chính trị cực kỳ đen tối và tưởng
trong “Ly tao” xuất bản năm 2019
lý tưởng cao cả cũng như tinh thần theo đuổi kiên trì của
bản thân. Sứ mệnh hay mục đích tình cảm của anh là
theo đuổi lý tưởng về một chính phủ tốt đẹp và bản chất
con người hoàn hảo

《离骚》抒情主人公的
汉字文化 2019, (15)
内在修养 陈一杨 Từ xa xưa, kiệt tác “Ly tao” của Khuất Nguyên đã được
Tạp chí Văn hoa chữ
Sự trau dồi nội tâm của Trần Nhất người ta nhắc đến, nhiều nhà văn đã nghiên cứu hình
185 Hán, số 15, xuất bản năm
nhân vật trữ tình trong Dương tượng nhân vật trữ tình nhân vật chính trong bài thơ. Bài Nghệ thuật
2019
“Ly tao” viết này tập trung vào nhân vật trữ tình trong thơ và đưa
ra một loạt nghiên cứu và thảo luận

186 “时缤纷其变易兮”— 陈静容 华文文学评论.2020, Sau khi đọc kỹ tác phẩm của Tịch Mộ Dung, chúng tôi Tương quan
—论席慕蓉诗作中的时 nhận thấy mối quan tâm về “thời gian” trong thơ của bà

134
cũng giống như cảm giác “thời gian muôn màu muôn vẻ
và luôn thay đổi” được miêu tả trong Ly tao của Khuất
Nguyên. Vì vậy, bài viết này sử dụng “thời gian” làm
间意识及其与 《离 (00): 152-166
nền tảng để giải thích cảm giác về thời gian và phản ứng
骚》的对应 Tạp chí Phê bình Văn học
tâm lý của các tác giả.
“Thời gian muôn màu và Trung Quốc và thế giới,
Đối mặt với thực tế rằng thời gian sẽ không bao giờ
luôn biến đổi”——Bàn số 00, xuất bản năm 2020
Trần Tĩnh Dung quay trở lại, lời văn của Tịch Mộ Dung mang theo một so sánh
luận về ý thức thời gian 台北大学中文系
nỗi lo lắng sâu sắc. Bà nhiều lần xác minh ý nghĩa và
trong thơ Tịch Mộ Dung Khoa Ngôn ngữ và Văn
khả năng của “vĩnh cửu” theo thời gian, mặc dù lộ ra
và sự tương ứng trong học Trung Quốc, Đại học
cảm giác lo lắng nhưng cuối cùng luôn ẩn chứa một sự
“Ly tao” Đài Bắc
dịu dàng độc nhất nào đó trong trái tim hoặc trong lời
văn của mình, khiến tâm trạng lo lắng và bất lực trở nên
điềm tĩnh.

187 《离骚》英译本的地名 王群 “海外英语 2020, Kết quả dịch tên địa danh trong thơ cổ bằng tiếng Anh Dịch thuật
翻译策略、质量及影响 Vương Quần (24),47-49 rất phức tạp, mâu thuẫn về phương pháp dịch vẫn tiếp
因素研究 Tạp chí Tiếng Anh hải diễn và chất lượng dịch cũng khó đánh giá. Theo thống
Nghiên cứu chiến lược ngoại, số 24, xuất bản kê, tổng hợp và so sánh kết quả và phương pháp dịch địa
dịch thuật, chất lượng và năm 2024, trang 47-49 danh trong các bản dịch hiện có của sẽ cung cấp hướng
các yếu tố ảnh hưởng của 华北电力大学外语学院 dẫn và tài liệu tham khảo cho bản dịch tiếng Anh của
địa danh trong bản dịch Khoa Ngoại ngữ, Đại học các bài thơ cổ và địa danh, đồng thời giúp đánh giá và
tiếng Anh của tác phẩm Điện lực Hoa Bắc Trung định lượng chất lượng của bản dịch. Nghiên cứu thống

135
nhất về kết quả dịch tên địa danh cũng cung cấp một sơ
đồ tương quan rõ ràng, dễ thấy để chúng ta hiểu rõ hơn
“Ly tao” Quốc” sự lựa chọn chiến lược dịch thuật của các dịch giả khác
nhau trong các thời kỳ khác nhau và các yếu tố ảnh
hưởng đến bản dịch của họ.

延安职业技术学院学报.
Đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về từ “落英” (hoa
2020,34(06),67-69
rụng; Hán Việt: lạc anh) trong tác phẩm Ly tao và những
《离骚》”落英”考辨 Tạp chí Trường Cao đẳng
ý kiến đó vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết
188 Nghiên cứu về từ “落 刘丽萍 Nghề & Kỹ thuật Diên
phục. Dịch thuật
英” trong tác phẩm “Ly Lưu Lệ Bình An, số 06, xuất bản năm
Qua tìm hiểu, phân tích văn học, tác giả phát hiện từ
tao” 2020, trang 67-69
“落” có nghĩa là “trưởng thành”, vì vậy, có thể hiểu từ
四川大学
“落英” trong tác phẩm Ly tao là “hoa đã nở”.
Đại học Tứ Xuyên

189 琴曲《离骚》存见版本 朱益红 黄钟(武汉音乐学院学 Bản nhạc được sáng tác sớm nhất của Ly tao còn tồn tại Ảnh hưởng
流变考论 Chu Ích Hồng 报) 2020,(04),53- được đưa vào “Thần ký bí phả” của Chu Quyền vào đầu
Nghiên cứu sự phát triển 66+161-162 thời nhà Minh. Trong hơn 500 năm từ thời kỳ “Thần ký
và thay đổi của các phiên Hoàng Chung, Tạp chí bí phả” đến cuối thời nhà Thanh và Trung Hoa Dân
bản cầm khúc còn sót lại Nhạc viện Vũ Hán, số 04, Quốc đã có 36 bản. Giới chơi đàn dương cầm ngày nay
trong tác phẩm “Ly tao” xuất bản năm 2020, trang đều sử dụng “Thần ký bí phả” làm phiên bản ban đầu.
53-66 và 161-162 Qua phân loại, so sánh, phân tích sự kế thừa và thay đổi

136
của Ly tao trong sự truyền bá, người ta cho rằng ngoài
“Thần ký bí phả” thì “Tây Lộc Đường cầm thống” thời
kỳ đầu nhà Minh đóng một vai trò quan trọng trong sự
truyền bá đến các thế hệ sau. Bài hát này được lưu
truyền qua sự giao lưu giữa triều đình và nhân dân, dần
dần được hoàn thiện từ ký hiệu đến hình thức giai điệu.

“論《離騷》的”女
嬃”與清華簡的”有嬃 Dựa trên những tài liệu liên quan được khai quật từ các
女” “古籍研究 2020, con dấu nhà Hán và cụm từ “hữu tu nữ” (có chị gái)
(论《离骚》的女嬃与清 (01),208-217 trong tập thứ 9 “Đảo từ” trên thẻ tre Thanh Hoa, chúng
华简的有嬃女) 侯瑞華(侯瑞 Các số chuyên khảo tôi tin rằng “嬃” vừa có ý nghĩa về tuổi thơ vừa mang
190 Dịch thuật
Bàn luận về ““nữ tu”“ 华) nhiều kỳ, Nghiên cứu cổ ý nghĩa về vẻ đẹp. “Nữ tu” trong Ly tao tương đương
trong ““Ly tao”“ và Hầu Thụy Hoa thư, số 01, xuất bản năm với “hữu tu nữ” trong “Đảo từ”, ám chỉ một người phụ
““hữu tu nữ”“ trên thẻ tre 2020, trang 208-217” nữ trẻ trung, thanh tú và xinh đẹp. Dùng “nữ tu” để tạo
Thanh Hoa nên một câu nói cũng phản ánh kỹ thuật tu từ “hương
“ thảo mỹ nhân”.

191 扬琴独奏曲《离骚》创 俞艳 艺海 2020,(11),50-51 Thông qua việc phân tích cấu trúc âm nhạc, logic âm Ảnh hưởng
作手法及风格探析 Du Diễm Tạp chí Nghệ Hải, số 11, sắc, hình thức tổ chức và các khía cạnh khác của bản
Phân tích kỹ thuật sáng xuất bản năm 2020, trang độc tấu đàn dương cầm trong Ly tao đặc điểm và phong

137
50-51
江西赣南艺术创作研究 cách sáng tạo của nhà soạn nhạc đã được phân tích để
tạo và phong cách đàn
所 cung cấp một số kinh nghiệm cho lần sáng tác tác phẩm
dương cầm độc tấu trong
Viện Nghiên cứu Sáng sau này và sự phát triển của nhạc cụ dân tộc Trung
“Ly tao”
tạo Nghệ thuật Cống Na, Quốc.
tỉnh Giang Tây

Ly tao do Khuất Nguyên viết trong thời Chiến Quốc là


中学语文教学参考
bài thơ trữ tình dài nhất ở Trung Quốc cổ đại và là
2020,(27),91-92
nguồn gốc của chủ đề yêu nước và phong cách lãng mạn
Tài liệu tham khảo về
“有韵《离骚》也是屈 trong sáng tác văn học Trung Quốc. Lòng yêu nước sâu
phát triển/chuẩn bị giảng Ảnh hưởng
原的”列传” sắc và phong cách nghệ thuật lãng mạn mà nó chứa
192 戴印华 dạy, số 27, xuất bản năm
Một số vần/ý trong “Lý đựng cho phép các thế hệ tương lai hiểu biết sâu sắc hơn
Đới Ấn Hoa 2020, trang 91-92
Sao” cũng là “liệt truyện” về Khuất Nguyên. Quá trình đánh giá cao Ly tao cũng là
印江中学、 贵州铜仁
của Khuất Nguyên” một quá trình tìm hiểu tính cách và cảm nhận tinh thần
Trường Trung học Ấn
của Khuất Nguyên. Chỉ bằng cách kết hợp cả hai điều
Giang, thành phố Đồng
này, thì khi đọc tác phẩm mới có thể hiểu đầy đủ và sâu
Nhân, tỉnh Quý Châu
sắc hơn.

193 试析《离骚》抒情主人 竟霞 中学语文教学参考 Ly tao là một tác phẩm nổi tiếng trong “Sở từ”. Khi Nghệ thuật
公形象 Cánh Hạ 2020,(27),49-50 Khuất Nguyên viết Ly tao, ông đã dùng lý tưởng của
Phân tích hình tượng Tài liệu tham khảo dạy chính mình làm hình thức để bộc lộ những phẩm chất

138
học tiếng Trung THCS,
số 27, xuất bản năm cao quý của mình. Vì vậy, hình tượng nhân vật chính
2020, trang 49-50 trong Ly tao có những đặc điểm cảm xúc giống như
nhân vật chính trữ tình 商丘市第一高级中学, Khuất Nguyên, tiếp xúc trực tiếp. Bài viết này nghiên
trong “Ly tao” 河南商丘 cứu hình tượng nhân vật chính trữ tình trong Ly tao từ
Trường Trung học phổ bốn khía cạnh: chính trị gia trẻ đầy triển vọng, người có
thông Thương Khâu số 1, lý tưởng cao cả, người chiến sĩ ngoan cường và nhà thơ
thành phố Thương Khâu, cao thượng.
tỉnh Hà Nam

139
中华活页文选(教师版)
Người ta luôn cho rằng Ly tao có cấu trúc không đều,
2020,(06),27-28
nhưng thực tế cấu trúc của tác phẩm này có những đặc
Tạp chí Những bài văn
điểm vốn có riêng, từ đó thể hiện vẻ đẹp của mình. Đặc
Trung Quốc in rời chọn
điểm cấu trúc của Ly tao được thể hiện ở ba khía cạnh:
浅谈《离骚》的结构美 lọc (bản dành cho giáo
胡霞 vòng lặp lặp đi lặp lại, sự tương tác giữa ảo và thực, sự
194 Thảo luận ngắn gọn về vẻ viên), số 06, xuất bản
Hồ Hà đan xen của thời gian và không gian, trong tác phẩm Nghệ thuật
đẹp cấu trúc trong tác năm 2020, trang 27-28
này, Khuất Nguyên sử dụng tư duy sáng tác độc đáo. Có
phẩm “Ly tao” 湖北省黄冈蕲春一中
ba loại lặp: lặp từ ngữ, cốt truyện và nhắc lại cảm xúc.
Trường Trung học Kỳ
Ảo và thực, thời gian và không gian, những khía cạnh
Xuân cơ sở 1, thành phố
chính được trình bày ở các giai đoạn khác nhau cũng
Hoàng Cương, tỉnh Hồ
khác nhau.
Bắc

195 《离骚》今注本注音差 卢 娉 现代语文 2020,(04),8- Có nhiều điểm khác biệt trong cách phát âm các từ và Dịch thuật
异考辨 Lư Phinh 12 cụm từ trong chú thích hiện đại trong “Sở từ”. Có tới 11
Kiểm tra sự khác biệt về Tạp chí Ngôn ngữ và Văn điểm khác biệt về ngữ âm trong chú thích hiện đại trong
ngữ âm trong phiên bản học hiện đại, số 04, xuất Ly tao, cho thấy sự khác biệt về thanh điệu, phụ âm đầu
chú thích hiện đại của bản năm 2020, trang 8-12 và nguyên âm. Lý do cho sự khác biệt về ký hiệu ngữ
“Ly tao” 湖南理工学院 文学 âm ít nhất là sự khác biệt về cơ sở ngữ âm, các ký tự đa
院,湖南岳阳 âm tiết, các dạng biến thể của ký tự Trung Quốc và cách
Đại học Công nghệ Hồ phát âm cổ bị phát âm sai.

140
Nam, trường Cao đẳng
Nghệ thuật Tự do, thành
phố Nhạc Dương, tỉnh
Hồ Nam

视野求知. 2020, (07), Trong số những hình thức văn học quan trọng nhất trong
72-75 lịch sử văn học Trung Quốc cổ đại như “Sở từ”, “Hán
Tạp chí Tầm nhìn và Phú”, Đường thi, Từ Tống, nguyên khúc, và tiểu thuyết
Nghiên cứu, số 07, xuất Minh - Thanh, không thể bỏ qua “Sở từ”. Bài viết này
bản năm 2020, trang 72- đánh giá cao tác phẩm tiêu biểu trong”Sở từ” - Ly tao
论《离骚》的创新之处 黄益青
196 75 của Khuất Nguyên và nhận thấy rằng nó có ba đổi mới
Bàn luận về những đổi Hoàng Ích Nghệ thuật
广东省河源市和平县龙 lớn: đổi mới về phương tiện - trực tiếp tận dụng tối đa
mới của “Ly tao” Thanh
湖学校 tầm quan trọng của cái tôi trong “Sở từ” ; đổi mới về thủ
Trường Long Hồ, huyện pháp - sự kết hợp hoàn hảo giữa chủ nghĩa hiện thực
Hòa Bình, thành phố Hà trong nội dung biểu đạt với chủ nghĩa lãng mạn trong
Nguyên, tỉnh Quảng phương pháp sáng tạo; đổi mới ngôn ngữ- nỗ lực hết sức
Đông để nâng cấp văn hóa địa phương lên văn hóa thế giới.

197 《离骚》”崦嵫”考 胡喻文 文教资料,2021,(03),1- Trong lịch sử, các nhà bình luận về “Sở từ” thường dùng Dịch thuật
Nghiên cứu về “崦嵫” Hồ Dụ Văn 2+5 từ “崦嵫” (yêm tư) để chỉ nơi mặt trời chiếu vào, tuy
trong “Ly tao” Tạp chí Tài liệu Văn hóa nhiên không có bất kỳ sự tham chiếu thực tế nào. Các
và Giáo dục, số 03, xuất địa danh trong thần thoại vừa sai vừa đúng, có thể không

141
thể xác minh từng cái một nhưng không nên coi đó là
bản năm 2021, trang 1-2 sai. Người ta ngày nay có nhiều ý kiến khác nhau về vị
+5 trí “崦嵫” và chưa có kết luận cuối cùng nên trong bài
viết này, tác giả tiến hành nghiên cứu về địa điểm “崦
嵫” được nhắc đến trong Ly tao.

Ly tao vừa có nội dung sáng tạo hiện thực, thể hiện tình
论《离骚》的现实主义 汉字文化,2021,(03),26-
cảm chính trị của Khuất Nguyên với tư cách là một
与浪漫主义 27
198 朱丽婷 chính trị gia, lý tưởng Nho giáo và tham vọng tích cực Nội dung - tư
Bàn luận về chủ nghĩa Tạp chí Văn hóa chữ
Chu Lệ Đình hội nhập thế giới, vừa có phong cách sáng tạo lãng mạn, tưởng
hiện thực và chủ nghĩa Hán, số 03, xuất bản năm
thể hiện những suy nghĩ như theo đuổi sự bất tử và tư
lãng mạn trong “Ly tao” 2021, trang 26-27
tưởng thế giới phóng khoáng.

199 《离骚》动植物意象的 伍钦 《离骚》动植物意象的 Qua việc sưu tầm, phân loại tài liệu, người ta thấy rằng Ảnh hưởng
对外汉语教学研究 Ngũ Khâm 对外汉语教学研究, Ly tao (đoạn trích) được phản ánh trong việc dạy và dạy
Nghiên cứu dạy ngoại 2021, 湖北工业大学 tiếng Trung như ngoại ngữ ở trường trung học trong
ngữ tiếng Hán về hình Luận văn thạc sĩ “Nghiên nước. Tuy nhiên, trong việc dạy tiếng Trung như một
ảnh động vật, thực vật cứu dạy ngoại ngữ tiếng ngoại ngữ chưa tìm được ngôn ngữ và khảo sát giảng
trong “Ly tao” Hán về hình ảnh động dạy về chủ đề hình ảnh động vật, thực vật. Bài viết này
vật, thực vật trong “Ly tập trung vào việc giảng dạy của Ly tao trong việc dạy
tao”, hoàn thành năm tiếng Trung như một ngoại ngữ, lấy hình ảnh động vật,
2021, Đại học Công nghệ thực vật làm điểm khởi đầu.

142
Hồ Bắc

开封文化艺术职业学院
“三美论”视角下《离 Sử dụng lý thuyết “tam mỹ” để phân tích bản dịch tiếng
学报,2021,41(09),50-51
骚》的英译研究——以 Anh bài Ly tao của vợ chồng Dương Hiến Ích, nhận thấy
Tạp chí Trường Cao đẳng
杨宪益夫妇译本为例 các bài thơ dịch tương đối cân bằng trong việc tạo nên
Văn hóa Nghệ thuật Khai
Nghiên cứu bản dịch 黄俊娟 “ý mỹ”, “âm mĩ” , “hình mỹ” (“意美、音美、形美”)
200 Phong, số 09, tập 41, xuất
tiếng Anh của “Ly tao” Hoàng Tuấn và sử dụng vần đôi, tập trung vào việc tái hiện nội hàm Dịch thuật
bản năm 2021, trang 50-
dưới góc nhìn “tam Quyên sâu sắc và phong cách nghệ thuật của bài thơ gốc, về cơ
51
mỹ”—lấy bản dịch của bản hiện thực hóa khái niệm “tam mỹ” của thơ, nhưng
江汉大学外国语学院
vợ chồng dịch giả Dương việc dịch nghĩa gốc của những từ này một cách tự do
Khoa Ngoại ngữ, Đại học
Hiến Ích làm ví dụ dẫn đến mất đi một số hình ảnh nhân vật.
Giang Hán

201 风月同天:《边城》对 吴波 中学语文教学参 Ly tao của Khuất Nguyên đã thiết lập mô hình chủ nghĩa Ảnh hưởng
《离骚》的承袭 Ngô Ba 考,2021,(30),19-20 lãng mạn trong văn học Trung Quốc và trở thành nguồn
Gió, trăng và bầu trời 王旭景 Tạp chí Tài liệu tham gốc cho việc sáng tác “Biên thành” (《边城》) của
(phong nguyệt đồng Vương Húc khảo giảng dạy tiếng Thẩm Tòng Văn (沈从文). “Biên thành” kế thừa Ly tao
thiên): “Biên thành” kế Ảnh Trung trung học cơ sở, số về nhiều mặt và là sự hồi tưởng của nền văn hóa Sở mà
thừa “Ly tao” 30, xuất bản năm 2021, đại diện là Ly tao. Về phong cách sáng tạo, “Biên thành”
trang 19-20 kế thừa kỹ thuật sáng tạo lãng mạn của Ly tao và thể
hiện sự theo đuổi tinh thần lãng mạn của Thẩm Tòng
Văn. Về chủ đề sáng tác, “Biên thành” có tính hai mặt,

143
bản chất của nó là sự trở lại của truyền thống “thi tao”
(“诗骚”)trong sáng tác văn học hiện đại.

Có hai lý do tạo nên sự phong phú của cỏ cây trong tác


phẩm Ly tao:
Thứ nhất, môi trường tự nhiên của nước Sở thích hợp
cho cỏ cây phát triển và Khuất Nguyên sử dụng nguyên
liệu tại đây để miêu tả.
汉字文化,2021,(20),60- Thứ hai, chịu ảnh hưởng của việc thờ thiên nhiên và
丁娇娇
《离骚》草木植物研究 61 hiến tế phù thủy, Khuất Nguyên đã xây dựng hình ảnh là
202 Đinh Kiều Kiều
Nghiên cứu về cỏ cây và Tạp chí Văn hóa chữ cỏ cây. Việc lựa chọn cỏ cây của Khuất Nguyên có ý Nghệ thuật
王慧
thực vật trong “Ly tao” Hán, số 20, xuất bản năm nghĩa kép trong việc xây dựng hình ảnh chính trực của
Vương Huệ
2021, trang 60-61 chính ông và phát triển các thủ pháp biểu tượng trong
“Thi kinh”. Trên cơ sở kế thừa thủ pháp “hương thảo bí
hưng” của Khuất Nguyên, các thế hệ sau đã mở rộng
phạm vi của các loại vật sử dụng trong “bí hưng” và các
loại vật sử dụng trong “bí hưng” có thể tạo ra cũng đa
dạng hơn.

203 浓浓家国情 悠悠赤子 蔡娟娟 新课程教学(电子版). Ly tao là tác phẩm tiêu biểu của thơ cổ Trung Quốc, Ảnh hưởng
心——谈如何学习并体 Tát Quyên 2021, (20),111-112 phản ánh tình cảm yêu nước sâu sắc của Khuất Nguyên.
会高中语文《离骚》中 Quyên Tạp chí Giảng dạy Trong giảng dạy tiếng Trung ở trường trung học, giáo

144
viên có thể sử dụng Ly tao để nuôi dưỡng lòng yêu nước
của học sinh. Làm thế nào để giúp học sinh hiểu rõ hơn
的情感
về tình cảm yêu nước trong bài Ly tao trong giờ dạy học
Tình cảm mãnh liệt về
Chương trình mới, số 20, là một câu hỏi mà các giáo viên tiếng Trung bậc phổ
gia đình, đất nước, tấm
xuất bản năm 2021, trang thông phải suy nghĩ. Bài viết bàn về vấn đề này, phân
lòng trong sáng và lâu dài
111-112 tích ngắn gọn những cảm xúc chứa đựng trong Ly tao,
- Nói về cách học và hiểu
đồng thời đề xuất các chiến lược giúp học sinh hiểu rõ
cảm xúc trong tiếng Hán
cảm xúc trong Ly tao một cách hiệu quả, mong muốn
phổ thông trong “Ly tao”
giúp bồi dưỡng tình cảm yêu nước của học sinh trung
học.

204 《离骚》互文性初探 李洁琳 美与时代(下). 2022, Ly tao với tư cách là tác phẩm tiêu biểu của “Sở từ”, thể Ảnh hưởng
Nghiên cứu sơ bộ về tính Lý Khiết Lâm (02),15-18 hiện sự tồn tại của tư duy liên văn bản trong các tác
liên văn bản của “Lý Tạp chí Vẻ đẹp và Thời phẩm Trung Quốc cổ đại. Về mặt nội dung, Ly tao tham
Sao” đại (phần 2), số 02,xuất khảo các tác phẩm như “Sơn hải kinh” 《山海经》và
bản năm 2022, trang 15- “Nhĩ Nhã” 《尔雅》, không chỉ thể hiện trí tưởng
18 tượng của tác giả về các vị thần, phù thủy mà còn khẳng
định sự tồn tại và ảnh hưởng của pháp sư và văn hóa
thần thánh trong xã hội sơ khai; sự tham khảo “Kinh
Thi” và “Luận ngữ” phản ánh tư cách cao quý của tác
giả là chủ trương cổ nhân và chủ trương đức hạnh, và

145
việc tham chiếu này càng khiến câu chuyện về lịch sử
quá khứ trở thành một điển cố. Ở góc độ diễn đạt, tác
giả vận dụng rộng rãi kỹ thuật “tỉ, hứng” để thể hiện nỗi
buồn lạc đường của người anh hùng, điều này không chỉ
thể hiện đầy đủ phong cách tư duy liên thông của người
xưa vốn giỏi giao tiếp mà còn mở ra con đường thơ lãng
mạn trong văn học Trung Quốc.

205 基于框架理论的《离 李月月 基于框架理论的《离 Trong số rất nhiều bản dịch tiếng Anh Ly tao, bản dịch Dịch thuật
骚》中文化意象英译研 Lý Nguyệt 骚》中文化意象英译研 của Hứa Uyên Xung tương đối có uy tín và phổ biến
究 Nguyệt 究, 2022, 四川外国语大 hơn vì bản dịch của ông rất đẹp và đầy đủ, về cơ bản
Nghiên cứu bản dịch 学 bao gồm các chương trong “Sở từ”. Trong nghiên cứu
tiếng Anh của các hình Luận văn thạc sĩ “Nghiên bản dịch tiếng Anh của Ly tao, ít người tập trung vào
ảnh văn hóa trong tác cứu bản dịch tiếng Anh bản dịch tiếng Anh của những hình ảnh văn hóa trong
phẩm “Ly tao” dựa trên của các hình ảnh văn hóa bản của Hứa Uyên Xung, góc độ nghiên cứu còn đơn lẻ,
lý thuyết khung trong tác phẩm “Ly tao” thiếu mới lạ. Kể từ khi ra đời, lý thuyết khung đã gắn
dựa trên lý thuyết chính”, liền với trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ học, tâm lý học...
hoàn thành năm 2022, Trong những năm gần đây, các học giả trong và ngoài
Đại học Nghiên cứu nước đã áp dụng lý thuyết khung vào nghiên cứu dịch
Quốc tế Tứ Xuyên thuật, cố gắng đưa ra một góc nhìn mới cho nghiên cứu
dịch thuật. Tuy nhiên, hầu hết các học giả tập trung vào
việc giải quyết các vấn đề dịch thuật cụ thể và hiếm khi

146
tiến hành các cuộc thảo luận lý thuyết sâu hơn. Nghiên
cứu này phân tích việc sử dụng lý thuyết khung của dịch
giả và các hiệu ứng dịch khác nhau mà nó mang lại,
đồng thời khám phá mối quan hệ giữa hình ảnh văn hóa
gốc và hình ảnh văn hóa trong bản dịch, sự khác biệt và
giải thích các yếu tố khác nhau khiến cho các dịch giả sử
dụng lý thuyết khung trong bản dịch một cách khác
nhau.

206 《离骚》中”茝” 陈蕾 蚌埠学院学报. Ly tao là một tác phẩm nổi tiếng trong “Sở từ”, trong đó Dịch thuật
“芷”二字音义探微 Trần Lôi 2022,11(03),27-31 các ký tự “茝” và “芷” xuất hiện sáu lần. Từ góc độ
Ý nghĩa của hai từ “荝” 陈丽 Tạp chí Đại học Bang nghiên cứu, tác giả đã đưa ra cách phát âm và định nghĩa
và “芷” trong “Ly tao” Trần Lệ Phụ, số 03, tập 11, xuất các ký tự “茝” và “芷” trong từ điển tiếng Trung
bản năm 2022, trang 27- hiện đại. Kết hợp văn học cổ, sách thư pháp, từ điển, vần
31 điệu và sách về “hương thảo”, trong bài viết này, tác giả
贵州师范大学文学院 đã trình bày sự phát triển và thay đổi về cách phát âm và
Trường Nghệ thuật Tự định nghĩa của “茝” và “芷”, đồng thời thực hiện
do, Đại học Sư phạm một nghiên cứu và phân tích văn bản toàn diện về mối
Quý Châu quan hệ giữa chúng. Người ta cho rằng “茝” và “芷”
là các ký tự khác nhau trong Tiền Tần. Kể từ thời nhà
Hán, hai ký tự này dần dần được trộn lẫn và hai cách

147
phát âm của chúng được phân biệt trong quá trình phát
triển ngữ âm.

207 国内四种《离骚》英译 何丹 语言与翻译. 2022, (02) Từ “linh” “灵” xuất hiện tới 60 lần trong “Sở từ”, Dịch thuật
本中核心概念”灵”的 Hà Đan Tạp chí Ngôn ngữ và trong đó có 9 lần trong bài thơ tiêu biểu Ly tao, mang
英译对比分析- Phiên dịch, số 02, xuất đậm nét văn hóa Vu Sở (bùa phép dưới thời nước Sở)
Phân tích so sánh bản bản năm 2022 phổ biến lúc bấy giờ. Khi dịch Ly tao sang tiếng Anh,
dịch tiếng Anh của khái 1. 湖南理工学院 外国 các dịch giả trong nước có cách hiểu khác nhau về khái
niệm cốt lõi “linh” trong 语言与文学学院,湖南 niệm cốt lõi “linh” và hình ảnh “linh” với các cách kết
bốn bản dịch tiếng Anh ở 岳阳 hợp ngữ nghĩa khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến
Trung Quốc của “Ly tao” Trường Ngoại ngữ và sự khác biệt trong bản dịch tiếng Anh bao gồm sự khác
Văn học, Đại học Công biệt về tính chủ quan của người dịch ở cấp độ thao tác
nghệ Hồ Nam, thành phố văn bản và sự khác biệt về tính thụ động khách quan của
Nhạc Dương, tỉnh Hồ người dịch bị ảnh hưởng bởi bối cảnh xã hội, lịch sử,
Nam văn hóa, hình thức thơ ca, v.v..
2.岳阳市屈原学会,湖
南 岳阳
Hội học thuật Khuất
Nguyên Nhạc Dương,
thành phố Nhạc Dương,
tỉnh Hồ Nam

148
Lưu Hiệp đã nói trong chương “Biện Tao” của “Văn
Tâm Điêu Long” rằng “Vì lẽ đó Mai Giả theo gió nhập
mỹ nhân, Mã Dương theo sóng đi tìm kinh ngạc, quần
áo viết ra nhà thơ, chăn mền không cùng thế hệ”. Phong
cách thơ của nhiều nhà thơ sau này, chẳng hạn như hai
nhà thơ thời nhà Đường là Lý Bạch và Lý Hạ, hầu hết bị
李贺诗歌对屈原《离
ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Khuất Nguyên. Đỗ
骚》的继承研究 百花,2022,(08),25-28
程冰心 Mục, một nhà thơ thời Đường, đã gọi ông là “Tao chi
208 Nghiên cứu sự kế thừa Tạp chí Bạch Hoa, số 08,
Trình Băng miêu duệ” trong lời tựa “Lý Hạ tập”. Bốn phần đầu của Ảnh hưởng
bài thơ “Ly tao” của xuất bản năm 2022, trang
Tâm bài viết này tiến hành nghiên cứu so sánh thơ của Lý Hạ
Khuất Nguyên qua thơ 25-28
và “Ly tao” của Khuất Nguyên từ bốn khía cạnh: nguồn
Lý Hạ
gốc cá nhân, sự gặp gỡ trong sự nghiệp, nguồn sống tình
cảm và nhận thức về cái chết, và phát hiện ra rằng Đỗ
Mục gọi Lý Hạ là “Tao chi miêu duệ” . Phần thứ năm
nghiên cứu sự kế thừa và phát triển của thơ Lý Hạ về tác
phẩm và tư tưởng của Khuất Nguyên từ thể loại rộng rãi
“Sở từ”.

209 心灵对话:《离骚》抒 郭稳 名家名作.2022,(15),125 Ly tao được thế giới ca ngợi vì trí tưởng tượng siêu thực, Nghệ thuật
情方式的解读 Quách Ổn Tạp chí Danh gia Danh hình thức đối thoại trữ tình bộc lộ những cảm xúc nội

149
tâm của nhà thơ. Thể thức trữ tình dựa trên đối thoại là
hiện thân của trí tưởng tượng giả tưởng của Khuất
Nguyên, trong cách viết của Khuất Nguyên, cả “Nữ tu”
và “Trọng Hoa” đều mờ nhạt và trở thành tiếng nói cho
tác, số 15, xuất bản năm tâm hồn ông. “Nữ tu lị dữ” và “Trọng Hoa trần từ” đều
2022, trang 125 là nhân vật chính trữ tình trong Ly tao, Khuất Nguyên
Đối thoại tâm hồn: Giải
江苏省苏州实验中学 chia bản thân thành hai để tranh luận về mặt tinh thần.
nghĩa phong cách trữ tình
Trường trung học thực Thông qua lời đối thoại, Khuất Nguyên giải thích hoàn
trong “Ly tao”
nghiệm Tô Châu, tỉnh cảnh thực tế mà ông đang gặp phải, trong đó bao gồm cả
Giang Tô sự hiểu biết của ông ấy về hoàn cảnh thực tế, lên án
cũng bao gồm cả sự an ủi cho chính mình. Trong phong
cách đối thoại, hình ảnh nhân vật chính đề cao sự chính
trực, tuân thủ lý tưởng “mĩ chính”, đứng một mình trước
hiện thực éo le hiện lên một cách sống động.

210 论《离骚》中的象征手 徐婧婧 “普洱学院学报. 2022, Đặc điểm trong sáng tạo nghệ thuật của Ly tao là sử Nghệ thuật
法 Từ Tinh Tinh (05),53-55 dụng nhiều thủ pháp tượng trưng để khắc họa sinh động
Bàn luận về thủ pháp Tạp chí Đại học Phổ Nhĩ, cuộc đấu tranh tư tưởng của Khuất Nguyên và hành
tượng trưng số 05, xuất bản năm trình trung thành với hoàng đế, lòng yêu nước, được
2022, trang 53-55” lồng ghép làm một, làm nổi bật nét đặc sắc của thời đại
và đặc điểm cá nhân của tác phẩm. Thông qua Ly tao,
kết hợp với hành trình tinh thần của Khuất Nguyên,

150
chúng ta khám phá các kỹ thuật biểu tượng thơ ca và hệ
thống biểu tượng của ông, cung cấp tài liệu tham khảo
để hiểu rõ hơn về Khuất Nguyên và quan niệm nghệ
thuật thơ ca mà ông đã sáng tạo ra, đồng thời tích hợp
các khái niệm và ý tưởng nhân văn chứa đựng trong Ly
tao để chúng được trình bày trọn vẹn đến người đọc,
truyền tải những nét thẩm mỹ độc đáo của tác phẩm.

211 浅析 《 洛神赋 》 对 伍奕宣 大众文艺. 2023, (03),13- Nhiều nhà bình luận ở các triều đại trước đã so sánh Tào - Tương quan
《 离骚 》 的继承与 Ngũ Dịch 16 Thực với Khuất Nguyên, thậm chí có người còn bình so sánh
新变 Tuyên Tạp chí Văn học Nghệ luận rất cao rằng “chỉ có một người sau Linh Quân”. - Ảnh hưởng
Phân tích ngắn gọn về sự thuật đại chúng, số 03, Cách đánh giá này về Tào Thực không chỉ dựa trên sự
kế thừa và đổi mới “Lạc xuất bản năm 2023, trang tương đồng cao độ về tính cách, tư tưởng, kinh nghiệm
thần phú” trong”Ly tao” 13-16 sống, tiếp xúc chính trị mà còn dựa trên sự kế thừa và
梧州学院文学与传媒学 phát triển nội dung, chủ đề, cách thể hiện cuộc sống của
院 “Lạc thần phú” trong sáng tác văn học. Tuy nhiên, “Lạc
Trường Văn học và thần phú” và Ly tao vẫn có những khác biệt nhất định về
Truyền thông, Đại học bề rộng trữ tình, tinh thần thơ ca và sự gửi gắm của Phục
Ngô Châu Phi. Qua phân tích so sánh “Lạc thần phú” và Ly tao,
dựa trên mức độ tinh thần của hai tác phẩm, đồng thời
tóm tắt “di sản” chính, chúng ta cũng chú ý đến “những

151
thay đổi mới” của chúng.

Ly tao của Khuất Nguyên sử dụng nhiều câu chuyện


thần thoại, truyền thuyết lịch sử để thể hiện lý tưởng
庄延龄《离骚》英译本 .西南交通大学学报(社 chính trị và cảm xúc nội tâm của nhà thơ. Phân tích so
中的神话术语翻译策略 会科学 sánh bản dịch 68 thuật ngữ thần thoại trong bản dịch này
俞森林
探析 版),2023,24(02),109-118 cho thấy Edward Harper Parker chủ yếu sử dụng các
Du Sâm Lâm
212 Phân tích chiến lược dịch Tạp chí Đại học Giao phương pháp trừu tượng, sửa đổi, phiên âm và tăng
雷佳豪 Dịch thuật
thuật ngữ thần thoại trong thông Tây Nam (Ấn bản cường, bổ sung bằng phiên âm, lược bỏ và các phương
Lôi Giai Hào
bản dịch tiếng Anh của Khoa học Xã hội), số 02, pháp dịch khác, tất cả đều dẫn đến bóp méo hoặc đánh
tác phẩm “Ly tao” của tập 24, xuất bản năm mất bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, các phương pháp dịch
Trang Diên Linh 2023, trang 109-118 thuật và trừu tượng bổ sung sẽ truyền tải chính xác hơn
ý nghĩa văn hóa của các thuật ngữ thần thoại trong văn
bản gốc, rất đáng để học hỏi.

213 《离骚》中”宓妃”形 闻锐 荆楚学刊. 2023,(02),18- Tình tiết “cầu nữ” lạ lùng, kỳ lạ trong Ly tao không chỉ Nghệ thuật
象的现实性分析——兼 Văn Nhuệ 21 thể hiện tính văn chương cao mà còn chứa đựng hiện
议”佚女”“二姚”情 Tạp chí Học thuật Kinh thực phong phú. Xem xét kỹ lưỡng nội dung văn bản
节中的现实困境 Sở, số 02, xuất bản năm trong các tác phẩm của Khuất Nguyên và môi trường
Phân tích thực tế hình 2023, trang 18-21 chính trị nơi ông sống, cốt truyện “cầu nữ” phải là sự
ảnh “Phục Phi” trong “Ly miêu tả giả tưởng về những cảm xúc nội tâm phức tạp
tao” - đồng thời bàn về của Khuất Nguyên trong một tình huống éo le thực sự,

152
có định hướng hiện thực: hình ảnh “Phục Phi” là một
nhân vật hư cấu trong thần thoại, nhưng lại phản ánh nội
tâm của Sở Hoài Vương trong thực tế; chuyện về “Hữu
những tình huống éo le Tung dật nữ” “有娀佚女” (người con gái đẹp ở nước
thực tế trong các tình tiết Hữu Tung) và “Ngu chi nhị diêu” (虞之二姚) là những
“dật nữ” và “nhị diêu” ví dụ về những vị vua đức hạnh trong lý tưởng của
Khuất Nguyên, nhưng trong quá trình theo đuổi ước mơ,
họ luôn bị hạn chế bởi thực tế khắc nghiệt của hoàn
cảnh.

214 文化翻译理论视角下 高广艺 文化翻译理论视角下 Kiyotaka Hoshikawa đã dịch “Sở từ” sang tiếng Nhật Dịch thuật
《离骚》中 CLW 的日 Cao Quảng 《离骚》中 CLW 的日 hiện đại và cố gắng hết sức để giải thích ý nghĩa của nó
译研究——以星川清孝 Nghệ 译研究——以星川清孝 một cách đơn giản và dễ hiểu. Ông viết cuốn “Sở từ
的《楚辞入门》为中心 的《楚辞入门》为中心, nhập môn”. Nghiên cứu này chọn bản dịch tiếng Nhật
Nghiên cứu bản dịch 2023, 华中师范大学 của tác phẩm Ly tao trong cuốn “Sở từ nhập môn” được
tiếng Nhật CLW trong Luận văn thạc sĩ “Nghiên xuất bản bởi Hiệp hội Văn học Nhật Bản làm đối tượng
tác phẩm “Ly tao” dưới cứu bản dịch tiếng Nhật nghiên cứu. Được hướng dẫn bởi lý thuyết dịch văn hóa
góc độ lý thuyết dịch văn CLW trong tác phẩm “Ly của Lưu Phục Khánh, CLW (Culture-loaded words/Từ
hóa – tập trung vào tác tao” dưới góc độ lý ngữ mang tính văn hóa) ở “Ly tao” được chia thành ba
phẩm “Sở từ nhập môn” thuyết dịch văn hóa – tập loại: “sinh thái”, “xã hội” và “vật chất” để phân tích
của Kiyotaka Hoshikawa trung vào tác phẩm “Sở phương pháp dịch thuật và dịch thuật tiếng Nhật của họ

153
và tóm tắt những nghi ngờ về các khía cạnh trong bản
dịch của Kiyotaka Hoshikawa và xu hướng lựa chọn
phương pháp dịch của ông. Nghiên cứu này bao gồm
sáu phần, nội dung cụ thể như sau. Chương đầu tiên chủ
yếu giới thiệu “Sở từ” và Ly tao, cuộc đời của Khuất
từ nhập môn” của
Nguyên, “Sở từ nhập môn”, Hoshikawa Kiyotaka, lý
Kiyotaka Hoshikawa”,
thuyết dịch văn hóa và CLW. Chương 2 chia CLW sinh
hoàn thành năm 2023,
thái thành ba loại: “thực vật”, “động vật” và “tự nhiên”
Đại học Sư phạm Hoa
để phân tích, tổng hợp các phương pháp dịch. Chương 3
Trung
chia CLW xã hội thành ba loại: “điển cố”, “tên gọi” và
“các yếu tố khác” để phân tích và tổng hợp các phương
pháp dịch. Chương 4 phân tích tài liệu CLW. Chương
cuối cùng tóm tắt toàn văn và đề xuất những hạn chế của
nghiên cứu này và các chủ đề nghiên cứu tiếp theo.

215 《离骚》服佩香草书写 于沁可 民俗研究. 2023, (03),87- Những loại hương thảo và hoa trong Ly tao thường được Nội dung - tư
的观念来源 Ư Thấm Khả 96 sử dụng kết hợp với các hành động mang tính biểu tưởng
Nguồn gốc của khái niệm Tạp chí Nghiên cứu Văn tượng như chiêm ngưỡng, ăn uống và trồng trọt. Bài thơ
“phục bội hương thảo” hóa dân gian, số 03, xuất nhiều lần miêu tả cách nhà thơ mặc quần áo làm từ hoa
trong tác phẩm “Ly tao” bản năm 2023, trang 87- thơm và dải áo làm từ 'hương thảo”, đó là biểu hiện quan
96 trọng nhất của “hương thảo mỹ nhân” đầy lãng mạn.
Một số học giả cho rằng từ “phục bội hương thảo” trong

154
Ly tao là biểu hiện của một loại “ý thức tôn giáo” hay
phép thuật nguyên thủy nào đó ở nước Sở. Sở dĩ nhà thơ
sử dụng hình ảnh mặc và đeo các loại hương thảo để
tượng trưng cho sự cao quý của bản thân là dựa trên
quan niệm phong tục dân gian về “tâm văn nhất thể”
thời tiền Tần, tức là mặc và đeo một số loại hương thảo
nhất định, người ta có thể có được các thuộc tính của nó.
Việc phân tích nguồn gốc của khái niệm “phục bội
hương thảo” trong Ly tao ở một mức độ nhất định có thể
vượt qua mô hình nghiên cứu “Sở địa vu thuật thuyết”
trong Ly tao và mở rộng tầm nhìn nghiên cứu về Ly tao.

216 身体与伦理的博弈: 韦拴喜 长春大学学 Khác với quan điểm tu thân của Nho giáo và quan điểm Nội dung - tư
《离骚》中的身体叙事 Vi Thuyên Hỷ 报,2023,33(05),40-46 của Đạo giáo về việc loại bỏ ham muốn và giữ gìn cơ tưởng
与伦理审美 范梦菲 Tạp chí Đại học Trường thể, Khuất Nguyên không chỉ theo đuổi “nội mỹ” và “tu
“Ván bài” giữa thân xác Phạm Mộng Phỉ Xuân, số 05, tập 33, xuất năng” mà còn khao khát “du mục” và “lưu quan” của
và đạo đức: trần thuật về bản năm 2023, trang 40- thân, tâm và đời… Hàng loạt câu chuyện và ẩn dụ liên
thân xác và luân lý thẩm 46 quan đến thân xác trong Ly tao phản ánh sự chất vấn và
mỹ trong “Ly tao” Đại học Kiến trúc và tư duy triết học của Khuất Nguyên về nghịch lý của thân
Công nghệ Tây An, Cao và đạo đức, hoàng đế và lòng yêu nước, niềm tin vững
đẳng Nghệ thuật Tự do” chắc về việc hy sinh mạng sống của mình vì lòng nhân
西安建筑科技大学文学 từ, và cảm xúc tự do không kiềm chế và đam mê. Trong

155
cuộc đấu tranh khó khăn giữa những trải nghiệm cuộc
院 sống lãng mạn và tráng lệ, thân xác, tình cảm và lãng
Đại học Kiến trúc và mạn cuối cùng đã nhường chỗ cho thân xác, lý trí và đạo
Công nghệ Tây An, Cao đức, trở thành một miêu tả văn học về sự lựa chọn cuộc
đẳng Nghệ thuật Tự do đời của Khuất Nguyên là hy sinh mạng sống của mình
cho đất nước của mình.

217 三胡作品《离骚》的情 耿晓源 音乐表演. 2023, Độc tấu đàn nhị Ly tao là một tác phẩm đàn nhị được Ảnh hưởng
感表达及意境的创造 Cảnh Hiểu (11),110-113 sáng tác bởi các nhà soạn nhạc Lâm Thông và Diêu
Sự thể hiện cảm xúc và Nguyên Tạp chí Biểu diễn âm Thịnh Xương vào năm 1983. Tác phẩm này sử dụng các
quan niệm nghệ thuật nhạc, số 11, xuất bản năm giai điệu Sở và Thương, đồng thời cũng dựa trên kỹ
trong tác phẩm “Ly tao” 2023, trang 110-113 thuật viết nhạc phương Tây. Âm nhạc được điều chỉnh
Nhạc viện Thiên Tân bằng đàn nhị đã có bước đột phá lớn về phần đệm và
天津音乐学院 hòa âm. Tác phẩm đan xen nhiều cảm xúc khác nhau, và
Nhạc viện Thiên Tân với sự hỗ trợ của kỹ năng chơi đàn phong phú của tay
trái và tay phải, nó tạo ra một bầu không khí hỗn loạn
gồm những tiếng nức nở, khốc liệt và hoang dã nhưng
vẫn bình tĩnh và điềm tĩnh. Hình ảnh Khuất Nguyên,
một nhân vật vĩ đại được khắc họa sống động bằng ngôn
ngữ âm nhạc. Tác giả tiến hành thảo luận chuyên sâu về
bài hát đàn nhị Ly tao và kết hợp việc tạo dựng quan
niệm nghệ thuật trong biểu diễn đàn nhị với nghệ thuật

156
đàn nhị, để mọi người có thể mở rộng tư duy trong khi
biểu diễn, từ đó nâng cao khả năng biểu đạt âm nhạc và
kỹ năng biểu diễn của người biểu diễn. .

Ly tao là một bài thơ trữ tình chính trị do Khuất Nguyên
sáng tác, thể hiện ý thức sống độc đáo của ông. Quan
作家天地 2023,(18),14-
tâm đến trải nghiệm sống, tư duy độc đáo về giá trị cuộc
16
sống và duy trì phẩm giá cuộc sống của cá nhân là
《离骚》中生命意识的 Tạp chí Tác gia Thiên
những nội hàm cơ bản của ý thức sinh mệnh trong Ly
218 书写 彭珍 địa/Thế giới Nhà văn, số Nội dung - tư
tao. Sự xuất hiện của loại ý thức sống này có liên quan
Viết về ý thức sinh mệnh Bang Trân 18, xuất bản năm 2023, tưởng
mật thiết đến hoàn cảnh sống của chính ông, thời đại
trong “Ly tao” trang 14-16
ông sống và văn hóa Sở. Khám phá ý thức sinh mệnh ẩn
长江大学
chứa trong đó có thể nâng cao hiểu biết về phẩm chất cá
Đại học Trường Giang
nhân của Khuất Nguyên và nhận thức được cốt lõi tinh
thần của nền văn hóa truyền thống ưu tú.

219 《离骚》之神话:仪典 张鸿鹄 三角洲 2023,(12),95-97 Ly tao là tác phẩm chuyển từ thần thoại sang văn học, Nội dung - tư
文本结构的生成路径 Trương Hồng Tạp chí Tam Giác Châu, nội dung gắn liền với các nghi lễ phù phép, bói toán cổ tưởng
Huyền thoại “Ly tao”: Cốc số 12, xuất bản năm xưa, kết cấu văn bản tuân theo các thủ tục liên quan đến
Con đường hình thành 2023, trang 95-97 việc thờ cúng tổ tiên, thần linh. Ví dụ, hình ảnh “hương
cấu trúc văn bản nghi lễ 山东大学儒学高等研究 thảo mỹ nhân” và các nội dung quan trọng như “thần
院尼山学堂 du”, “cầu nữ” xuất hiện với số lượng lớn trong Ly tao

157
Học viện Ni Sơn, Viện
nghiên cứu Nho giáo được coi là những bước phát triển văn học dựa trên tư
nâng cao, Đại học Sơn duy nguyên thủy gắn liền với thần thoại và nghi lễ.
Đông

Vấn đề cấu trúc, Ly tao là một trường hợp công khai


trong học thuật “Sở từ”, các ý kiến khác nhau hiện có về
việc chia đoạn chỉ tập trung vào khía cạnh nội dung và
hiếm khi chạm đến cơ sở cấu trúc của Ly tao. Các hình
thức bói toán của nước Sở được thể hiện qua các thẻ tre
古籍研究 2023, bói toán trong các tài liệu đã được khai quật, cung cấp
王珊珊 ; 王春
《離騷》占卜結構探析 (01),277-283 hỗ trợ quan trọng cho việc hiểu cấu trúc của Ly tao. Qua
220 Vương San Nội dung - tư
Về cấu trúc bói toán Tạp chí Nghiên cứu Cổ nghiên cứu chú giải, nghiên cứu các quy tắc vận dụng
San; Vương tưởng
trong tác phẩm “Ly tao” thư, số 01, xuất bản năm kỹ thuật diễn đạt trong Ly tao và nghiên cứu các quy tắc
Xuân
2023, trang 277-283 nghệ thuật trong kết cấu bài thơ, chúng tôi nhận thấy có
sự tương đồng giữa Ly tao và hình thức bói toán của
nước Sở. Thủ tục bói toán của nước Sở có thể là cơ sở
cho cấu trúc của Ly tao. Ly tao dựa vào hình thức bói
toán, nhưng tác phẩm này cũng đạt được tính siêu việt
của hình thức bói toán.

221 《离骚》中的情感词研 瞿梦恬 青年文学家 2023, Những thăng trầm trong sự nghiệp chính thức của Khuất Nghệ thuật

158
Nguyên luôn mâu thuẫn với niềm tin cao cả và vững
chắc của ông, khiến ông đau đớn và vướng víu trong
(20),105-107
lòng. Trong quá trình bị đày ải, ông đã vô thức bày tỏ
Tạp chí Nhà văn Thanh
những thăng trầm của mình trong Ly tao, khiến nó trở
niên, số 20, xuất bản năm
thành tác phẩm tiêu biểu nhất trong “Sở từ”. Lưu Hiệp
2023, trang 105-107
究 đã đưa ra đặc điểm văn phong của các bài thơ Khuất
广西师范大学文学院/新
Nghiên cứu từ ngữ biểu Cù Mộng Điềm Nguyên trong chương “Biện tao” của “Văn Tâm Điêu
闻与传播学院
cảm trong “Ly tao” Long”: “Vì vậy, “Cửu chương” của “Tao kinh” rất đẹp
Trường Đại học Sư phạm
và tang thương.” Du Quốc Ân tin vào lời tựa của “Ly
Quảng Tây Trường Nghệ
tao soán nghĩa” mà cho rằng : “Cho nên, văn viết u sầu
thuật Tự do/Trường Báo
trầm tư, có khúc mắc, khơi dậy nỗi hoang tàn, như oán
chí và Truyền thông
hận và khóc lóc. Đây chỉ là do cảm xúc kém cỏi mà
thôi.”

222 从《离骚》解读屈原的 于海英 鄂州大学学报. Bài viết phân tích nội hàm lòng yêu nước và tinh thần Nội dung - tư
爱国主义精神 Ư Hải Anh 2023,30(04),54-55 yêu nước của Khuất Nguyên chứa đựng trong Ly tao, tưởng
Giải thích tinh thần yêu Tạp chí Đại học Ngạc bao gồm khát vọng chính trị, nhân cách cao đẹp, thế giới
nước của Khuất Nguyên Châu, số 04, tập 30, xuất cảm xúc và tinh thần yêu nước trong sáng tạo nghệ
qua tác phẩm “Ly tao” bản năm 2023, trang 54- thuật, đồng thời đề xuất rằng thông qua việc lồng ghép
55 tinh thần yêu nước vào đời sống chính trị, chúng ta có
江苏盐城幼儿师范高等 thể học hỏi từ tư tưởng chính trị, trí tuệ và tích cách của
专科学校 Khuất Nguyên; kết hợp vào truyền thông để giải thích

159
một cách sinh động lòng yêu nước của Khuất
Trường Cao đẳng Sư
Nguyên;dung hòa vào đời sống xã hội để làm nổi bật
phạm Mầm non thành
bản chất thực sự của lòng yêu nước của Khuất Nguyên
phố Diêm Thành, tỉnh
và ý thức được sự kế thừa và phát triển đương thời của
Giang Tô
lòng yêu nước của ông.

济南大学学报(社会科学
Mặc dù Ly tao của Khuất Nguyên được viết rất đẹp,
版) 2023,33(04),43-49
nhưng sự xuất hiện của hai phần “du tiên” và “cầu nữ”
Tạp chí Đại học Tế Nam
không phù hợp với sự phẫn uất được thể hiện trong bài
(Ấn bản Khoa học Xã
viết trước đó là điều bất ngờ và khó hiểu. Khái niệm
《离骚》新解——论屈 hội) 2023, số 04, tập 33,
“tôn giáo thể nghiệm” trong nghiên cứu tôn giáo có thể
原的谪仙情结 xuất bản năm 2023, trang
mang đến một góc nhìn mới để hiểu Ly tao. Nội dung
223 Một cách giải thích mới 朱磊 43-49 Nội dung - tư
“du tiên” và “cầu nữ” trong Ly tao có lẽ là sự miêu tả
về “Ly tao”——Về việc Chu Lỗi 山东大学环境与社会考 tưởng
của nhà thơ về sự “linh hồn xuất khiếu” và “thần du tiên
Khuất Nguyên xuống cõi 古国际合作联合实验室
cảnh” trong “thoát thể kinh nghiệm. Đồng thời, vì Khuất
bất tử Phòng thí nghiệm chung
Nguyên đã trải qua nhiều lần “thoát thể kinh nghiệm” kỳ
về hợp tác quốc tế về
diệu nên ông cũng tin chắc rằng mình là một vị thần bất
khảo cổ học môi trường
tử xuống trần gian để giúp đỡ vua, nếu sử dụng phép
và xã hội của Đại học
thuật, linh hồn của ông có thể trở lại trời sau khi chết.
Sơn Đông

224 《离骚》今读论——例 陈军 Cái gọi là “kim độc” (việc đọc sách hôm nay) là dùng Ảnh hưởng

160
“cổ điển” (điển tích, điển cố) để thúc đẩy việc đọc của
thanh thiếu niên đương thời “kim thiên thành trưởng”
(sự trưởng thành ngày hôm nay), từ đó đáp ứng nhu cầu
谈古典作品”现代意 sống của các em trong việc hình thành ý thức hiện đại và
识”的教学揭示 学语文 2023,(04),29-32 đối mặt tốt hơn với tương lai và bước vào thế giới. Lấy
Bài đọc “Ly tao” hôm Tạp chí Học tập Ngôn Ly tao làm ví dụ, cần hướng dẫn học sinh hiểu hình ảnh
nay - Một ví dụ về sự bộc Trần Quân ngữ và Văn hóa, số 04, nổi bật của Khuất Nguyên về tư duy độc lập và trung
lộ giáo huấn về “ý thức xuất bản năm 2023, trang thành với quyền lợi của mình. Cách tiếp cận cụ thể là
hiện đại” trong tác phẩm 29-32 trải nghiệm vẻ đẹp logic của hàm ý trong nghiên cứu câu
kinh điển dài; khám phá vẻ đẹp tính cách Khuất Nguyên trong
hương vị hàm ý; và theo đuổi vẻ đẹp tự do trong cách
diễn đạt tiếng Trung trong chiều sâu của thế giới nhân
cách.

225 《离骚》的精神性价值 张思 新楚文化 2023,(26),17- Khuất Nguyên sáng tạo ra “Sở từ”, tác phẩm tiêu biểu Nội dung - tư
探究 Trương Tư 19 Ly tao của ông là một bài thơ trữ tình chính trị có nội tưởng
Nghiên cứu giá trị tinh Tạp chí Văn hóa Tân Sở, dung rất phong phú, không chỉ thể hiện phong cách lãng
thần của “Ly tao” số 26, xuất bản năm mạn, độc đáo của một thể loại thơ mới mà còn truyền tải
2023, trang 17-19 lời độc thoại nội tâm của nhà thơ Khuất Nguyên, cuộc
đấu tranh cả đời của Khuất Nguyên vì lý tưởng cao cả,
giá trị tinh thần trong đó là của cải quý giá để lại cho đời
sau. Giá trị tinh thần mà Ly tao để lại cho chúng ta chủ

161
yếu thể hiện ở ba khía cạnh: giá trị phẩm chất, giá trị
đạo đức và giá trị chính trị. Trong số đó, giá trị phẩm
chất bao gồm sự chăm chỉ học tập và lòng dũng cảm
chiến đấu của Khuất Nguyên, giá trị đạo đức bao gồm
việc Khuất Nguyên kiên quyết đặt dân lên trên hết và
lòng trung thực trong sáng của ông, và giá trị chính trị
bao gồm lòng trung thành của Khuất Nguyên với hoàng
đế, lòng yêu nước và lý tưởng chính trị cao đẹp.

226 中华优秀传统文化在高 李圣杰 新课程 2023,(17),166- Với sự phát triển của giáo dục hiện nay, các khái niệm Ảnh hưởng
中语文古诗文 教学中 Lý Thánh Kiệt 168 và trọng tâm của việc dạy tiếng Trung ở trường trung
的渗透 —— 以 《 离 Tạp chí Chương trình học đã thay đổi ở một mức độ nhất định và việc rèn
骚 》 教学为例 giảng dạy mới/Tạp chí luyện khả năng đọc viết tiếng Trung của học sinh đã
Sự xâm nhập của văn hóa Tân khóa trình, số 17, được chú ý nhiều hơn. Văn hóa truyền thống đã dần dần
truyền thống ưu tú của năm 2023, trang 166-168 được đưa vào quá trình giảng dạy tiếng Trung, giảng
Trung Quốc vào việc dạy dạy nhằm mục đích nhận ra sự kế thừa và phát triển của
thơ cổ Trung Quốc ở văn hóa, đồng thời nuôi dưỡng tinh thần dân tộc và
trường phổ thông - lấy thành tựu văn hóa của học sinh... điều này có ý nghĩa
việc dạy “Ly tao” làm ví tích cực và vai trò quan trọng trong sự phát triển của học
dụ sinh chất lượng toàn diện. Vì vậy, việc tăng cường công
tác nghiên cứu khả năng thâm nhập văn hóa truyền
thống đặc sắc của Trung Quốc trong việc dạy thơ cổ

162
Trung Quốc ở trường trung học là hết sức cần thiết.

Ly tao gần tương ứng với cấu trúc của lời bói, lời cúng
“云梦学刊. 2023, tế và cầu nguyện, nội dung là sử dụng ngôn ngữ trần
(06),64-72 thuật mô phỏng các màn trình diễn nghi lễ như bói toán,
Tạp chí Vân Mộng, số tế lễ. Xét theo bối cảnh thời Đông Chu, khi lời nói và
06, xuất bản năm 2023, chữ viết dần tách rời khỏi ca hát và biểu diễn nghi lễ và
《离骚》叙事与”辞”
蔡树才 Tát trang 64-72 phát triển độc lập, Ly tao lẽ ra là một thể loại thơ tự sự,
体的发展
227 Thụ Tài 闽南师范大学 文学 khác xa với âm nhạc và nghi lễ tế lễ, diễn đạt bằng lời
Tự sự trong “Ly tao” và
王召宇 Vương 院, 漳州,福建 và mô phỏng hoạt động chân thực của con người, là thể Nghệ thuật
sự phát triển của phong
Triệu Vũ Trường Nghệ thuật Tự loại “từ” truyền miệng, không nên xếp vào thể loại “thi”
cách “từ”
do, Đại học Sư phạm (thơ). Trong quá trình chuyển thể thơ/văn vần truyền
Mân Na, thành phố miệng thành văn bản viết, tính chất trần thuật của Ly tao
Chương Châu, tỉnh Phúc càng được củng cố. Vì vậy, việc tìm hiểu lại Ly tao và
Kiến” lịch sử văn học Chiến Quốc từ góc độ tự sự và thơ
truyền miệng là hết sức cần thiết.

228 “ 三美 “ 理论视角下 杨雪松 校园英语. 2023, Ly tao là một bài thơ trữ tình yêu nước của Khuất Dịch thuật
《 离骚 》 许渊冲英 Dương Tuyết (48),190-192 Nguyên, có giá trị văn học vô cùng cao. Dựa trên lý
译本 赏析 Tùng Tạp chí Tiếng Anh tại thuyết dịch “tam mỹ” được đưa ra bởi dịch giả nổi tiếng
Đánh giá bản dịch tiếng trường, số 48, xuất bản Hứa Uyên Xung, bài viết này phân tích và giới thiệu
Anh của tác phẩm “Ly năm 2023, trang 190-192 những thể hiện cụ thể của lý thuyết này trong bản dịch

163
tiếng Anh của tác phẩm Ly tao từ ba góc độ: “ý mỹ”,
“âm mĩ” và “hình mỹ” và sử dụng các ví dụ dịch để hỗ
tao” của Hứa Uyên Xung
trợ cho việc phân tích. Kết quả nghiên cứu của bài viết
dưới góc độ lý thuyết
này có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy các dịch giả
“tam mỹ”
nâng cao kỹ năng dịch thuật và quảng bá những tác
phẩm văn học xuất sắc của Trung Quốc ra thế giới.

今古文创. 2023, (47),07- Ly tao tạo nên những nhân vật phong phú, đầy màu sắc.
09 Nhà thơ sử dụng các nhân vật trong sáng tác của mình
Tạp chí Sáng tạo Văn học để truyền tải những cảm xúc nội tâm và bày tỏ sự ủng hộ
论《离骚》的多重人物 cổ đại và hiện đại, số 47, đối với nền chính trị cao đẹp. Thông qua các nhân vật
形象及其独特的塑造艺 xuất bản năm 2023, trang trong sáng tác của Khuất Nguyên, chúng ta có thể thấy
术 07-09 được phần nào cuộc đời vướng mắc, trắc trở của nhà thơ
229 包昀灵
Bàn luận về các nhân vật 闽南师范大学 文学 vĩ đại này vào hơn 2.000 năm trước và trái tim chân
Bao Quân Linh Nghệ thuật
và nghệ thuật tạo hình 院, 漳州,福建 thành của ông. Bằng cách phân tích nhiều hình ảnh của
nhân vật độc đáo trong Trường Cao đẳng Nghệ nhân vật chính trữ tình, “mỹ nhân” và các nhân vật lịch
“Ly tao” thuật Tự do, Đại học Sư sử trong Ly tao và sử dụng kỹ thuật tương phản, chuyển
phạm Mân Na, thành phố đổi không gian và thời gian cũng như so sánh hình ảnh
Chương Châu, tỉnh Phúc đa chiều, chúng ta có thể khám phá nghệ thuật tạo hình
Kiến nhân vật tuyệt vời của Ly tao.

230 《离骚》蕴含的家国情 钟立明 科学咨询(科技·管 Sự huy hoàng của Ly tao kéo dài hàng ngàn năm, và Nội dung - tư

164
những thành tựu lịch sử của tác phẩm này đã được nhiều
nhà phê bình qua các thời đại ghi nhận. Ly tao chứa
đựng những tình cảm mãnh liệt về gia đình, quê hương
怀探析 理). 2023, (12),207-209 và lẽ phải cao cả, thể hiện vẻ đẹp thăng hoa, vẻ đẹp bi
Nghiên cứu thảo luận và Tạp chí Tư vấn khoa học tráng. Trong Ly tao, Khuất Nguyên đề cao lý tưởng “mĩ
Chung Lập
phân tích tình cảm gia (Công nghệ·Quản lý), số chính” và bày tỏ sự quan tâm đến đất nước, nhân dân, sự tưởng
Minh
đình, đất nước trong “Ly 12, xuất bản năm 2023, chính trực không lay chuyển, sự kiên cường không bao
tao” trang 207-209 giờ hối hận, sự kiên trì thà chết chứ không nhượng bộ .
Hình ảnh oai nghiêm của ông tỏa ra ánh sáng của lòng
yêu nước, đủ soi sáng hai nghìn năm lịch sử văn minh
Trung Hoa đời sau.

231 论《离骚》中的楚凤意 王璐雪 汉字文化. 2023, Xem xét văn bản Ly tao, những hình ảnh liên quan đến Nội dung - tư
象书写 Vương Lộ (24),139-141 các loài có cánh và biết bay như chim Phượng, Phượng tưởng
Bàn luận về việc xây Tuyết Tạp chí Văn hóa chữ hoàng, chim Loan, phản ánh truyền thống thờ cúng chim
dựng hình tượng chim Hán, số 24, xuất bản năm Phượng hoàng lâu đời ở nước Sở. Truyền thống văn hóa
Phượng hoàng nước Sở 2023, trang 139-141 mang đậm màu sắc huyền bí riêng biệt này thể hiện
trong “Ly tao” 扬州大学文学院 những lý tưởng xã hội cao đẹp của người dân nước Sở.
Trường Cao đẳng Nghệ Hình tượng chim Phượng hoàng nước Sở đã truyền cảm
thuật Tự do Đại học hứng cho Khuất Nguyên xây dựng lại lý tưởng và niềm
Dương Châu tin của mình vào thế giới thần thoại, dưới ảnh hưởng của
hình tượng này, trong tác phẩm của mình, Khuất

165
Nguyên cũng miêu tả hình tượng chim Phượng hoàng và
tính cách độc đáo của dân tộc Sở. Vì vậy, việc diễn giải
Ly tao dưới góc độ văn hóa với hình tượng chim Phượng
hoàng nước Sở sẽ giúp người đọc hiểu ý nghĩa chính của
Ly tao” một cách toàn diện hơn và hiểu được sự phát
triển, biến đổi tư tưởng nội tâm của Khuất Nguyên thể
hiện trong các tác phẩm của ông.

Ly tao toàn văn có hơn 370 câu và hơn 2.400 từ, theo
thống kê, trong bài có 21 câu liên quan đến “hương
thảo”, tổng cộng có 17 loại Các loại thảo mộc được nhắc
《离骚》中香草美人意 今古文创. 2024,(04),04- đến, trong đó, cốt truyện “cầu nữ” chiếm vị trí nổi bật,
象的运用及其现实意义 06 hình ảnh “mỹ nhân” được nhắc đến tổng cộng 11 lần. Có
232 Việc sử dụng hình ảnh 余俊巧 Tạp chí Sáng tạo Văn học thể thấy, tác giả Khuất Nguyên đã dùng rất nhiều bút
Nghệ thuật
“hương thảo mỹ nhân” Dư Tuấn Xảo cổ đại và hiện đại, số 04, mực để miêu tả nhiều loại “hương thảo” và “mỹ nhân”
trong “Ly tao” và ý nghĩa xuất bản năm 2024, trang khác nhau, ông đặt trong đó tính cách cao thượng, mưu
thực tế của nó 04-06 cầu chính trị và tình cảm yêu nước của mình, từ đó hình
thành nên hình tượng “hương thảo mỹ nhân” . Việc tạo
hình hình tượng này liên quan chặt chẽ đến văn hóa Sở
và các yếu tố khác, đã tác động sâu sắc đến thế hệ sau.

233 《离骚》中的神女隐喻 “何易展 广西大学学报(哲学社 Ly tao khắc họa nổi bật hình ảnh những cô gái đẹp của

166
Cao Khâu, Phục Phi và những cô gái đẹp ở nước Hữu
Tung. Trong đó nguyên mẫu của Phục Phi và những cô
gái đẹp ở nước Hữu Tung đều được miêu tả rõ ràng, họ
đều có xuất thân là thị nữ của hoàng đế Phục Hy, hoặc
会科学版).2024,
từ Khế mẫu Giản Địch, nhưng nguyên mẫu của những
(06),106-117
与叙事空间 cô gái đẹp ở Cao Khâu rất khó tìm thấy. Đánh giá từ văn
Tạp chí Đại học Quảng
Ẩn dụ Thần Nữ và không bản của Ly tao, sự sắp xếp thứ bậc hợp lý của “tam cầu
Hà Dị Triển” Tây (Triết học và Khoa Nghệ thuật
gian trần thuật trong “Ly nữ” xác định việc nguyên mẫu của ba người phụ nữ và
học xã hội), số 01, xuất
tao” tính chất của họ. Kết hợp các đặc điểm văn phong trong
bản năm 2024, trang 106-
cách giải thích văn bản của “Sở từ” và sự hiểu biết hiện
117
có về nguyên mẫu của Phục Phi và những cô gái đẹp ở
nước Hữu Tung. “Tam cầu nữ” thể hiện sự sắp xếp hợp
lý từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên, từ khiêm tốn đến
tối cao, thậm chí từ thần tự nhiên đến nhân thần.

234 刘勰辨评《离骚》发微 李彤 Lý Đồng 名作欣赏 2024,(05),12- “Chương “Biện tao” là một chủ đề nóng trong nghiên - Nội dung -
——以《文心雕龙·辨 14 cứu “Văn Tâm Điêu Long”, Lưu Hiệp đã sử dụng nghệ tư tưởng
骚》篇为例 Tạp chí Phê bình Kiệt tác thuật suy luận trong văn xuôi song song và nâng cao - Nghệ thuật
Bình luận của Lưu Hiệp văn học, số 05, xuất bản trình độ đánh giá Ly tao bằng khả năng hiểu biết văn học - Ảnh hưởng
về “Ly tao” với ví dụ là năm 2024, trang 12-14 sâu sắc của mình. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá của
chương “Biện tao” trong 北京第二外国语学院 ông cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội hiện thực và Nho
“Văn Tâm Điêu Long” giáo, Phật giáo, hơi thiên vị. Qua phân tích văn bản

167
“Biện tao”, có thể kết luận rằng nhận xét của ông mang
đặc điểm “sự kết hợp giữa tinh tế và tinh tế”. phân tích
Đại học Nghiên cứu và niềm đam mê, văn viết và giáo phái song hành”.
Quốc tế Bắc Kinh Đồng thời, Lưu Hiệp cũng đang hoàn thiện quan điểm
văn học và nghệ thuật của mình trong việc sửa lại tựa đề
Ly tao.

168
169
170

You might also like