Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

THỰC HÀNH BÀO CHẾ 1

BÀI 1 – DUNG DỊCH THUỐC

I/ DUNG DỊCH PVP – IOD

* Công thức

(1) PVP – iod 5g

(2) Natri lauryl sulfat 0,01g

(3) Natri dihydrophosphat khan 0,14g

(4) Natri citrat dihydrat 0,02

(5) Glycerin 5g

(6) Nước tinh khiết vd 50ml

* Phân tích công thức

Dược chất

(1) Povidon Iod

 Tính chất lý hóa:


+ Bột vô định hình, màu vàng hoặc nâu đỏ
+ Tan trong nước, ethanol 96%, glycerin
+ Kém ổn định, dễ bị oxy hóa trong môi trường kiềm, ổn định trong môi
trường acid (pH 4,5 – 5,5)
 Tác dụng dược lý: Sát khuẩn, diệt khuẩn và nấm, chống viêm. Dùng để sát
khuẩn vết thương, rửa vết thương, điều trị nhiễm trùng ngoài da

Tá dược

(2) Natri lauryl sulfat: Chất diện hoạt anion, dạng bột màu trắng dễ tan trong nước

 Có tác dụng tẩy rửa vết thương, làm sạch bụi bẩn bám trên vết thương giúp
dược chất có tác dụng tốt hơn
 Làm giảm sức căng bề mặt phân cách giữa vị trí tiếp xúc của thuốc với bề mặt
da, cải thiện tính thấm của dược chất vào da
(3) Natri dihydrophosphat khan và (4) Natri citrat dihydrat: Bột kết tinh màu trắng
dễ tan trong nước

 Tạo hệ đệm điều chỉnh pH dung dịch thuốc về 4,5 – 5,5, giúp đảm bảo độ ổn
định của dược chất
 Ion citrat trong natri citrat dihydrat có tác dụng chống oxy hóa, giúp đảm bảo
độ ổn định của dược chất

(5) Glycerin: Chất lỏng sánh, đồng tan với nước ở bất kỳ tỉ lệ nào

 Làm tăng độ nhớt của dung dịch thuốc, giúp cho dược chất bám dính trên da tốt
hơn, tăng sinh khả dụng của chế phẩm

(6) Nước tinh khiết: Dung môi phân cực hòa tan dược chất và tá dược

* Kỹ thuật bào chế: Phương pháp hòa tan thông thường

* Quy trình bào chế

1. Cân các thành phần theo công thức

2. Hòa tan lần lượt natri lauryl sulfat, natri dihydrophosphat, natri citrat vào 40 ml
nước (Nước nóng) trong cốc có chân

3. Thêm từ từ PVP – Iod (Chia nhỏ thành 3 – 5 lần cho, dùng tấm mica xúc, khi
cho nghiêng cốc và cho hẳn vào trong cốc tránh dính lên thành cốc nhiều quá) rồi
khuấy cho đến khi tan hết (Nên cho vào khi dd còn nóng vì DC khó tan)

4. Thêm glycerin, khuấy đều

5. Bổ sung nước vừa đủ 50ml

6. Lọc qua phễu Butchner (Cho vào phễu, bật máy bơm, tắt khi thấy có bọt)

7. Đóng lọ (Thủy tinh màu) Dán nhãn

NƠI SẢN XUẤT


Dung dịch thuốc 50ml
DUNG DỊCH PVP – IOD
Công dụng: Sát trùng các vết thương, vết bỏng, bôi da trước khi phẫu thuật.
Điều trị một số bệnh trên da
Cách dùng: Bôi lên da
LƯU Ý: KHÔNG ĐƯỢC UỐNG
Người pha Ngày pha

II/ ELIXIR PARACETAMOL

* Công thức

(1) Paracetamol 1,2g

(2) Ethanol 96% 5ml

(3) Propylen glycol 5ml

(4) Cồn chloroform 1ml

(5) Siro đơn 13,75ml

(6) Dung dịch đỏ Amaranth 1-2 giọt

(7) Dịch chiết quả mâm xôi 1-2 giọt

(8) Glycerin vừa đủ 50ml

* Phân tích công thức

Dược chất

(1) Paracetamol

 Tính chất lý hóa:


+ Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng nhẹ
+ Hơi tan trong nước, khó tan trong chloroform
+ Dễ bị thủy phân trong môi trường acid, nhiệt độ cao
 Tác dụng dược lý: Hạ sốt, giảm đau
Tá dược

(4) Cồn chloroform 5%: Chất lỏng không màu, dễ bay hơi

 Chất bảo quản, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc
 Hiệp đồng với tác dụng giảm đau của dược chất do có tác dụng giãn cơ trơn

(5) Siro đơn: Chất lỏng sánh, vị ngọt

 Tạo vị ngọt, điều vị cho chế phẩm

(6) Dung dịch đỏ Amaranth: Tá dược màu

(7) Dịch chiết quả mâm xôi: Chất điều hương

Dung môi

(2) Ethanol 96% + (3) Propylen glycol + (8) Glycerin : Hòa tan dược chất và tá
dược

 Tạo hỗn hợp dung môi thân nước, tăng khả năng hòa tan của dược chất
 Tăng độ ổn định của dược chất (hạn chế sự thủy phân của dược chất)

* Kỹ thuật bào chế: Phương pháp hòa tan đặc biệt

* Quy trình bào chế

1. Cân, đong các thành phần trong công thức

2. Cho Ethanol 96%, PG, Cồn chloroform vào cốc có chân, khuấy đều (Dùng ống
đong)

3. Hòa tan paracatamol vào hỗn hợp dung môi trên (5 – 10’ do dược chất khó tan,
thấy hết tinh thể hình kim li ti thì OK)

4. Thêm siro đơn, trộn đều với dung dịch trên

5. Thêm chất màu, chất thơm (Mỗi thứ 1 – 2 giọt)

6. Bổ sung glycerin vừa đủ, khuấy đều

7. Lọc (Khi làm không cần làm bước này nhưng khi vấn đáp phải nói)
8. Đóng chai (Nhựa màu), dán nhãn

NƠI SẢN XUẤT


Dung dịch thuốc 50ml (24mg/ml)
ELIXIR PARACETAMOL
Công dụng: Hạ nhiệt, giảm đau
Cách dùng: Uống, liều dùng tính theo ml, tùy theo cân nặng (dùng cho trẻ em)
LƯU Ý: KHÔNG ĐƯỢC PHA LOÃNG VỚI NƯỚC
Người pha Ngày pha
BÀI 2 – SIRO THUỐC
I/ SIRO DEXTROMETHORPHAN
* Công thức
(1) Dextromethorphan hydrobromid 0,15g
(2) Natri benzoat 0,125g
(3) Natri citrat dihydrat 0,125g
(4) Acid citric monohydrat 0,05g
(5) Glucose 30g
(6) Nước tinh khiết vd 50ml

* Phân tích công thức


Dược chất
(1) Dextromethorphan hydrobromid
 Tính chất lý hóa
+ Bột kết tinh gần như trắng
+ Dễ tan trong ethanol 96%, hơi tan trong nước
+ Ổn định ở pH acid (4,5 – 5,5), thủy phân ở pH>7, không ổn định ở nhiệt độ
cao
 Tác dụng dược lý:
+ Giảm ho khan
+ Không gây ngủ, không gây nghiện
+ Điều trị ho khan, ho không có đờm

(2) Natri benzoat

 Tính chất lý hóa:


+ Bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị ngọt
+ Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol, quá trình hòa tan tỏa nhiệt
 Tác dụng dược lý: Long đờm, kết hợp với (1) có tác dụng giảm ho long đờm.
=> Chế phẩm điều trị cả ho khan, ho có đờm
 Ngoài ra còn có vai trò như một chất bảo quản

Tá dược
(3) Natri citrat và (4) Acid citric monohydrat: Tinh thể không màu, dễ tan trong
nước
 Tạo hệ đệm citric – citrat, điều chỉnh pH về 4,5 – 5,5 giúp ổn định dược chất
 Chống oxy hóa do sự có mặt của ion citrat giúp ổn định dược chất
 Điều vị
 Giảm phản xạ nôn trớ ở trẻ em => Tăng SKD của thuốc

(5) Glucose: Bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước

 Điều chế siro đơn, là chất dẫn để bào chế siro thuốc
 Điều vị
 Hàm lượng đường cao => Có tác dụng bảo quản

Dung môi: (6) Nước tinh khiết – Hòa tan dược chất và tá dược

* Kỹ thuật bào chế: Hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch thuốc vào siro đơn

* Quy trình bào chế


1. Cân đong các thành phần trong công thức
2. Hòa tan nóng 30g glucose (cân trong cốc có mỏ) trong 20ml nước (đong), đem
đi đun trên bếp đến khi tan hoàn toàn
3. Hòa tan lần lượt natri benzoat, natri citrat, acid citric vào siro rồi để nguội đến
khoảng 50 – 60ºC (dùng nhiệt kế)
4. Hòa tan tiếp dextromethorphan hydrobromid vào siro trên
5. Thêm nước vd 50ml, khuấy đều
6. Lọc (bỏ qua nhưng vẫn phải nói khi vấn đáp)
7. Đóng chai (nhựa màu), dán nhãn

NƠI SẢN XUẤT


Siro thuốc 50ml (3mg/ml)
DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMID
Công dụng: Điều trị một số triệu chứng ho không đờm, ho mạn tính
Cách dùng: Uống, liều dùng tính theo ml, tùy theo tuổi
LƯU Ý: ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KỸ HDSD TRƯỚC KHI DÙNG
Người pha Ngày pha
II/ SIRO CHLORPHENIRAMIN
* Công thức
(1) Clorpheniramin maleat 0,02g
(2) Đường trắng 30g
(3) Nipagin 0,045g
(4) Nipasol 0,015g
(5) Acid citric monohydrat 0,01g
(6) Natri citrat dihydrat 0,025g
(7) Chất thơm 0,02g
(8) Nước tinh kiết vd 50ml

* Phân tích công thức


Dược chất
(1) Clorpheniramin maleat
 Tính chất lý hóa
+ Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng
+ Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%
+ Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị oxy hóa, thủy phân trong môi trường kiềm
 Tác dụng dược lý: Thuốc kháng histamin thế hệ I, điều trị một số triệu chứng
dị ứng. Tác dụng phụ: Buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt
Tá dược
(2) Đường trắng: Bột kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước
 Điều chế siro đơn, là chất dẫn để bào chế siro thuốc
 Điều vị
 Hàm lượng đường cao trong siro => Bảo quản

(3) Nipagin và (4) Nipasol: Bột kết tinh trắng, rất khó tan trong nước

 Chất bảo quản, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc

(5) Acid citric monohydrat + (6) Natri citrat dihydrat: Tinh thể không màu, rất dễ
tan trong nước

 Tạo hệ đệm citric – citrat, điều chỉnh pH về 4,5 – 5,5, giúp tăng độ ổn định của
dược chất
 Tăng hiệu quả bảo quản của nipagin (hoạt động tốt ở pH 4 – 8)
 Điều vị
 Chống oxy hóa do có mặt ion citrat => Tăng độ ổn định của dược chất
 Giảm phản xạ nôn trớ ở trẻ em => Tăng SKD của thuốc

(7) Chất thơm: Tá dược điều hương

Dung môi – (8) Nước tinh khiết: Hòa tan dược chất và tá dược

* Kỹ thuật bào chế: Hòa tan dược chất, phối hợp dung dịch thuốc vào siro đơn

* Quy trình bào chế


1. Cân, đong các thành phần trong công thức
2. Hòa tan nipagin và nipasol vào 20ml nước sôi (cốc có mỏ) đun trên bếp
3. Thêm acid citric và natri citrat vào dung dịch trên hòa tan tiếp (tiếp tục đun trên
bếp)
4. Thêm đường (cân giấy cân/cốc), đun nóng và khuấy đến khi tan hết rồi để nguội
đến khoảng 60ºC => Cốc có chân
5. Thêm clorpheniramin maleat, khuấy đến khi tan hoàn toàn
6. Thêm chất thơm, khuấy kỹ (1-2 giọt)
7. Đo và điều chỉnh pH (không cần làm – vấn đáp vẫn trả lời)
8. Thêm nước vừa đủ, khuấy đều
9. Lọc (không cần làm – vấn đáp vẫn trả lời)
10. Đóng chai (nhựa màu), dán nhãn

NƠI SẢN XUẤT


Siro thuốc 50ml (0,4mg/ml)
CLORPHENIRAMIN MALEAT
Công dụng: Điều trị một số triệu dị ứng
Cách dùng: Uống, liều dùng tính theo ml, tùy theo tuổi
LƯU Ý: KHÔNG DÙNG CHO TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ NGƯỜI LÁI TÀU
XE
Người pha Ngày pha
BÀI 3 – NHŨ TƯƠNG THUỐC
I/ KEM BÔI DA
* Công thức
(1) Vaselin 15g
(2) Ancol cetylic 2g
(3) Span 80 1g
(4) Lanolin 2g
(5) Nước tinh khiết 2g

* Phân tích công thức


Pha dầu: Vaselin, Ancol cetylic, Lanolin, Span 80
Pha nước: Nước tinh khiết
Chất nhũ hóa Span 80 => Tạo nhũ tương N/D
Kiểu nhũ tương: N/D

Pha dầu
(1) Vaselin
 Tính chất lý hóa:
+ Chất nhờn quánh, màu trắng ngà, độ đặc loãng tùy thuốc nhiệt độ môi
trường, thể chất mềm
+ Tan trong Chloroform, ether, hầu như không tan trong nước và ethanol
+ Nhiệt độ nóng chảy 38 – 56ºC
 Tác dụng dược lý: Giữ ẩm cho da, làm mềm da, dịu vết ngứa, vết thương nhẹ
do tạo màng sơ nước ngăn cản hơi nước thoát khỏi lớp sừng
(2) Ancol cetylic:
 Đặc điểm: Dạng hạt hay cục như sáp, màu trắng, không tan trong nước, nhiệt
độ nóng chảy 45 – 52ºC
 Vai trò:
+ Tá dược pha dầu, làm tăng độ ổn định trạng thái phân tán của nhũ tương
+ Điều chỉnh thể chất, tạo thể chất bán rắn cho dạng kem
+ Làm mềm da, không gây nhờn da, ngăn ngừa mất nước trên da, xúc tác các
thành phần làm tăng khả năng dưỡng ẩm và thấm vào da
(4) Lanolin
 Đặc điểm
+ Thể chất dẻo, dính, chất sáp màu vàng nhạt
+ Tan hoàn toàn trong chloroform, ether, ít tan trong nước
+ Dạng khan rất bền vững, hấp thu được 200% nước tạo nhũ tương N/D
+ Dạng ngậm nước thể chất mềm hơn, không bền, dễ bị ôi khét, chứa khoảng
25 – 30% nước, có khả năng hấp thụ 100% nước
 Vai trò
+ Tăng khả năng bám dính, khi bôi lên da lưu giữ lâu hơn
+ Hút nước để vaselin có thể phối hợp với nước tạo nhũ tương
+ Giảm sự thoát hơi nước => Giữ ẩm, mềm da
(3) Span 80
 Đặc điểm:
+ Chất diện hoạt không ion hóa thân dầu, dạng lỏng màu vàng, mùi đặc trưng,
không tương kỵ với các chất diện hoạt khác, độc tính thấp
+ Tan trong dầu nóng và các dung môi hữu cơ, không tan trong nước
 Vai trò
+ Chất nhũ hóa tạo nhũ tương N/D: Làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha
và tạo lớp ao bao các tiểu phân của pha phân tạo giúp nhũ tương dễ tạo thành
+ Ổn định nhũ tương do làm tăng độ nhớt môi trường phân tán và tăng quá
trình hydrat hóa pha phân tán giúp nhũ tương bền vững
Pha nước
(5) Nước tinh khiết: Pha nội tạo nhũ tương N/D

* Kỹ thuật bào chế: Phương pháp keo ướt (Hòa tan chất nhũ hóa)
1. Cân, đong các thành phần trong công thức
2. Chuẩn bị pha dầu: Cân Span 80, Vaselin, Lanolin (cân ngay trên bát sứ nhỡ/nhỏ
cùng nhau), ancol cetylic (cân riêng sau đó bỏ vào bát sứ). Đun chảy lỏng (~ 70ºC).
3. Chuẩn bị pha nước: Đun 2ml nước nóng (~65ºC)
4. Cho pha dầu vào cối sứ (cối nhỡ), rót từ từ nước kết hợp dùng chày phân tán
(đánh nhanh, mạnh theo 1 chiều; chày cẩm thẳng, đánh áp sát thành bát; khi thấy
chế phẩm dần trắng như kem thì giảm tốc độ)
5. Đóng vào ống tuýp nhôm (dùng đũa thủy tinh dẫn dần vào ống)
6. Dán nhãn
* Quy trình bào chế

NƠI SẢN XUẤT


25g
KEM BÔI DA
Công dụng: Làm mềm và dịu da, nhất là mùa hanh khô
Cách dùng: Bôi xoa lên da
LƯU Ý: ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KỸ HDSD TRƯỚC KHI DÙNG
Người pha Ngày pha
II/ NHŨ TƯƠNG GIẢM ĐAU
*Công thức
(1) Methyl salicylat 7,5g
(2) Menthol 1g
(3) Camphor 2,5g
(4) Cloral hydrat 2g
(5) Propylen glycol 5ml
(6) Tween 80 1,9g
(7) Acid stearic 0,5g
(8) Triethanolamin 0,5g
(9) Dầu vừng 7,5ml
(10) Nước tinh khiết vd 50ml

* Phân tích công thức


Pha dầu: Methyl salicylat, menthol, camphor, cloral hydrat, acid stearic, dầu vừng
Pha nước: PG, Tween 80, triethanolamin, nước tinh khiết
Chất nhũ hóa: Tween 80, triethanolamin stearat (xà phòng của acid stearic và
triethanolamin)
Kiểu nhũ tương: D/N

Pha dầu
(1) Methyl salicylat – Dược chất
 Tính chất lý hóa
+ Chất lỏng không màu hay vàng nhạt
+ Rất khó tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol 96%, dầu béo và tinh dầu,
tan trong dung môi hữu cơ
+ Dễ bị thủy phân
 Tác dụng dược lý: Giảm đau, chống viêm, thư giãn cơ (hấp thu qua da được do
thân dầu)
(2) Menthol – Dược chất
 Tính chất lý hóa
+ Bột kết tinh hoặc tinh thể không màu, bóng, mù thơm, chảy tốt hay kết tụ
+ Không tan trong nước, rất dễ tan trong ethanol 96%, dễ tan trong dầu béo và
parafin lỏng
 Tác dụng dược lý:
+ Gây tê, giảm co giật, chống kích ứng cục bộ => Điều trị đau cơ và khớp
+ Dịu mát, giảm tác dụng gây rát da của methyl salicylat
+ Phối hợp với camphor => Tăng hiệu quả giảm đau
(3) Camphor – Dược chất
 Tính chất lý hóa
+ Tinh thể hoặc bột kết tinh màu trắng/không màu, thăng hoa ở nhiệt độ
thường
+ Khó tan trong nước và glycerin, dễ tan trong ethanol, dầu béo
 Tác dụng dược lý
+ Khử trung, kháng khuẩn, bảo vệ vùng da bị tỏn thương
+ Giảm đau, giảm ngứa
+ Bảo vệ các dược chất khác tránh sự ảnh hưởng của vi sinh vật
(4) Cloral hydrat – Dược chất
 Tính chất lý hóa
+ Tinh thể trong suốt không màu, mùi đặc biệt, vị cay
+ Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%
+ Tương kỵ với menthol và camphor, ở điều kiện bình thường tạo hỗn hợp
chảy lỏng (tăng độ ổn định của các dược chất không bền với nhiệt)
 Tác dụng dược lý: Tăng tác dụng của methyl salicylat => Tiêu viêm
(7) Acid stearic: kết hợp với triethanolamin tạo xà phòng kiềm triethanolamin
stearat là chất diện hoạt anion thân nước => Chất nhũ hóa giúp hình thành và ổn
định nhũ tương
(9) Dầu vừng: Dung môi hòa tan các dược chất, tá dược pha dầu. Làm dịu da khi
bôi xoa giảm đau
Pha nước
(5) Propylen glycol: Chất lỏng nhớt, trong suốt, tan trong nước
 Tăng độ nhớt giúp ổn định nhũ tương và tăng khả năng bám dính của dược chất
=> Tăng SKD của chế phẩm
 Dung môi thân nước => Giảm lượng nước dùng trong công thức => Hạn chế
dược chất methyl salicylat bị thủy phân => Tăng độ ổn định dược chất
(6) Tween 80:
 Đặc điểm:
+ Chất diện hoạt không ion hóa thân nước, dạng lỏng màu vàng, không tương
kỵ với các chất diện hoạt khác, độc tính thấp
+ Tan trong nước, không tan trong dầu béo và parafin lỏng
 Vai trò: Là chất nhũ hóa giúp hình thành và ổn định nhũ tương
(8) Triethanolamin: kết hợp với acid stearic tạo triethanolamin stearat là chất nhũ
hóa
(10) Nước tinh khiết: Dung môi hòa tan các tá dược pha nước

* Kỹ thuật bào chế: Phương pháp keo ướt (Hòa tan chất nhũ hóa)

* Quy trình bào chế


1. Cân, đong các thành phần trong công thức
2. Cho acid stearic và dầu vừng/ cốc có mỏ đem đun chảy cách thủy ~ 65-70ºC
3. Cho menthol, camphor, cloral hydrat, methyl salicylat (cân chung trên cốc có
mỏ), trộn cho chảy lỏng (nên dầm nát ra để nhanh hơn)
4. Phối hợp hai hỗn hợp trên, khuấy đều
5. Hòa tan PG, Tween 80, Triethanolamin vào khoảng 21 – 22 ml nước trong cốc
có mỏ, đun nóng tới khoảng 65-70ºC (nên đun cùng thời điểm với đun pha dầu;
làm phần chảy lỏng trước)
6. Phối hợp 2 pha trong cốc có chân, siêu âm trong khoảng 3 phút để tạo thành nhũ
tương (bật máy từ mức thấp nhất, sau đó tăng dần, trước khi tắt máy cũng đưa về
mức thấp nhất, để đầu trộn ngập xuống phía dưới)
7. Bổ sung nước tinh khiết vừa đủ 100ml, khuấy đều
8 Đóng chai (thủy tinh trắng), dán nhãn

NƠI SẢN XUẤT


50ml
NHŨ TƯƠNG GIẢM ĐAU
Công dụng: Giảm đau, chống viêm trong các trường hợp viêm khớp, đau nhức
xương, đau lưng, đau dây thần kinh
Cách dùng: Bôi xoa tại chỗ đau
LƯU Ý: LẮC TRƯỚC KHI DÙNG, ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
Người pha Ngày pha
BÀI 4 – HỖN DỊCH THUỐC
I/ HỖN DỊCH TERPIN HYDRAT
* Công thức
(1) Terpin hydrat 1g
(2) Gôm arabic 0,5g
(3) Natri benzoat 1g
(4) Siro codein 7,5g
(5) Nước cất vd 37,5ml

* Phân tích công thức


Pha phân tán: Terpin hydrat
Môi trường phân tán: Nước cất, natri benzoat, siro codein
Chất gây thấm - ổn định: Gôm arabic

(1) Terpin hydrat


 Tính chất lý hóa
 Tác dụng dược lý
(2) Gôm arabic:
 Đặc điểm: Hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, không có tác dụng dược lý riêng,
dễ trương nở trong nước tạo độ nhớt cao
 Vai trò
+ Chất gây thấm, tạo lớp áo nước bao bên ngoài tiêu phân DC => DC dễ thấm
vào phân tán vào chất dẫn
+ Tăng độ nhớt => Hạn chế quá trình sa lắng của tiểu phân DC trong hỗn dịch
=> Ổn định hỗn dịch
+ Vị ngọt, mát => Dịu niêm mạc đường hô hấp, dễ uống
(3) Natri benzoat:
 Chất bảo quản, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc
 Ngoài ra có tác dụng long đờm + terpin hydrat => Tăng tác dụng chế phẩm
 Sát khuẩn đường hô hấp
(4) Siro codein
 Hoạt chất codein: Giảm đau, gây ngủ, giảm ho => Tăng tác dụng của chế phẩm
 Dạng siro:
+ Chất điều vị
+ Tăng độ nhớt => Hạn chế quá trình sa lắng của tiểu phân DC trong hỗn dịch
=> Ổn định hỗn dịch
+ Tăng ma sát => Giai đoạn nghiền ướt hiệu quả hơn
(5) Nước cất vd: Chất dẫn hình thành hỗn dịch, dung môi hòa tan tá dược

* Kỹ thuật bào chế: Phương pháp phân tán

* Quy trình bào chế


1. Cân, đong các thành phần theo công thức
2. Nghiền thật mịn terpin hydrat và gôm arabic trộn thành bột kép (nghiền lần lượt
từng chất, nghiền trong cối nhỏ, khi nghiền terpin hydrat nhỏ 1-2 giọt cồn)
3. Thêm đồng lượng siro codein nghiền thật kỹ thành bột nhão (đánh dấu lọ thủy
tinh trắng vạch 37,5ml, cân thẳng siro codein vào chai) (cho 1 nửa lượng siro đã
cần vào, nghiền khi nghe thấy tiếng nổ lép bép thì là lượng cho vào đạt), nghiền 3
– 5’
4. Cho siro codein còn lại vào chai
5. Hòa tan natri benzoat vào nước (~ 25ml/đun nóng nếu cần), dùng dung dịch này
kéo dần hỗn dịch vào chai đã có siro codein (kéo 3 – 4 lần, cho 1 lượng dung dịch
vào nghiền qua, để yên 1 – 2 phút, gạn lấy dịch trong, lần cuối cho toàn bộ hỗn
dịch trong cối vào)
6. Bổ sung nước vd 37,5ml
7. Dán nhãn (Lọ thủy tinh trong)

NƠI SẢN XUẤT


Hỗn dịch 1g/37,5ml
TERPIN HYDRAT
Công dụng: Làm dịu ho, long đờm
Cách dùng: Uống sau khi ăn, liều dùng1 thìa canh/lần, 2 – 3 lần/ngày
LƯU Ý: LẮC KỸ TRƯỚC KHI DÙNG
Người pha Ngày pha

You might also like