Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Hocmai.

vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (PHẦN 1)


Giáo viên: TRỊNH THU TUYẾT
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm bài giảng Người lái đò Sông Đà (Phần 1) khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn
(Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn.

A.Khái quát
1.Tác giả
-Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có những thành tựu nghệ thuật
xuất sắc trong cả hai giai đoạn trước và sau 1945.
-Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo.Văn chương của Nguyễn Tuân là thứ văn
chương tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông luôn khám phá
thế giới ở bình diện văn hóa và thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
2.Tác phẩm
2.1 Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
-Người lái đò Sông Đà là một tùy bút xuất sắc của nhà văn Nguyễn Tuân, in trong tập Sông Đà –
xuất bản năm 1960.
-Tùy bút Sông Đà là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng đầy hứng thú của nhà văn
Nguyễn Tuân vào những năm 1958 – 1960 của thế kỉ trước. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao
“xê dịch” của nhà văn. Ông đi để tìm kiếm “chất vàng” trong vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của thiên
nhiên Tây Bắc. Không chỉ dừng lại ở tìm kiếm “chất vàng”, ông còn tìm được ra “thứ vàng mười đã
qua thử lửa” trong con người miền Tây Bắc.
2.2 Lời đề từ
a. “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”.
-Câu thơ mang cấu trúc cảm thán.
-“Tiếng hát trên dòng sông”được hiểu theo hai nét nghĩa. Đầu tiên, đó là tiếng hát của những con
người ngày đêm gắn bó với dòng sông. Bên cạnh đó, “tiếng hát trên dòng sông” còn được hiểu là
tiếng hát của nhà thơ, của tác giả Nguyễn Tuân. Ông đã bộc lộ cái niềm yêu, sự ngưỡng mộ với con
người và thiên nhiên Tây Bắc.
→ Cảm hứng chủ đạo: thông qua câu thơ trên, cảm hứng chủ đạo của tùy bút là tình yêu, niềm say
mê, đặc biệt là sự ngưỡng mộ sâu sắc của một con người, của một nhà văn mà cả cuộc đời đi tìm cái
đẹp. Và bây giờ, khi đứng trước cái đẹp ấy, cái đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc thì ông đã
không thể kiềm chế được niềm say mê, ngưỡng mộ của mình.
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

b. “Chúng thủy giai đông tẩu


Đà giang độc bắc lưu”
Để hai câu thơ này làm lời đề từ, nhà văn đã cho thấy được phong cách nghệ thuật của mình. Đó là
luôn say mê khám phá những vẻ đẹp độc đáo, phi thường của thế giới. Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân
cũng thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo.
B.Tìm hiểu đoạn trích
I. Hình tượng dòng sông Đà
1.Dòng sông hung bạo
1.1 “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”
- Có thể coi “vách thành” là một ẩn dụ rất thú vị. Nhà văn đã gợi đến sự vững trãi, thâm nghiêm, bí
ẩn và hàm chứa bao nhiêu sức mạnh đầy đe dọa.
-Tác giả sử dụng một số chi tiết có vẻ như là bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại chính là một cách
miêu tả gián tiếp, tài tình độ cao của vách đá, độ hẹp của lòng sông.
-Độ hẹp của lòng Sông Đà tiếp tục được nhà văn miêu tả một cách thật tài hoa - “vách đá thành chẹt
lòng Sông Đà như một cái yết hầu”.
-Nhà văn miêu tả sự vật thông qua cảm giác, tạo ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Nguyễn Tuân đã
tạo ra ấn tượng tương phản về xúc giác, “mùa hè mà lại thấy lạnh”. Còn ấn tượng về thị giác là
“một khung cửa sổ nào trên tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt điện”, tạo ra một cảm giác chới với của
thị giác.
1.2 Cảnh ghềnh Hát Loong
-“Hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió…”
+Rất nhiều những thanh sắc gợi ra cái độ cao của sóng gió như vút cao trên mặt ghềnh Hát Loong.
+Điệp cấu trúc và điệp từ nối tiếp các vế câu.
+Động từ “xô” - một động từ mạnh gợi ra sức mạnh khủng khiếp của sóng, gió thiên nhiên trên mặt
ghềnh Hát Loong. Sự lặp lại động từ này trong cả ba câu khiến chúng ta cảm nhận được sự vĩnh
hằng của thiên nhiên trên mặt ghềnh Hát Loong.
-Từ láy “gùn ghè” khiến con Sông Đà vừa như lì lợm, thách đố, vừa như hầm hè, đe dọa.
- So sánh sóng gió của mặt ghềnh Hát Loong như “đòi nợ xuýt”, một so sánh nhân hóa khiến cho
dòng Sông Đà càng trở nên đe dọa hơn, hung hãn hơn.

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết


Nguồn : Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -

You might also like