HSHHSTLBG NGUOILAIDOSONGDA3-76114

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Hocmai.

vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (PHẦN 3)


Giáo viên: TRỊNH THU TUYẾT
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm bài giảng Người lái đò Sông Đà (Phần 3) khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn
(Cô Trịnh Thu Tuyết) tại website Hocmai.vn.

2. Dòng sông trữ tình


2.1 Hình ảnh Sông Đà ‘tuôn dài...’
- ‘Con Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình... ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung
nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân’.
+ Câu văn trên là một câu văn dài với duy nhất một dấu ngắt, gợi ra độ dài miên man, độ liền mạch
bất tận của dòng sông. Như vậy, độ dài của dòng sông, độ liền mạch bất tận của dòng sông như nối
liền giữa trời, mây và sông nước. Nó đã tạo ra một bức tranh tuyệt vời, ‘sơn thủy hữu tình’.
+ Câu văn chứa nhiều thanh bằng và chính những thanh bằng liên tiếp, đậm đặc trong câu đã gợi ra
sự êm đềm, hiền dịu, lắng đọng vô cùng của dòng sông.
+ Hình ảnh ‘áng tóc trữ tình’ gợi ra vẻ đẹp mềm mại, hiền hòa, duyên dáng và nữ tính của dòng
sông, nhưng cũng không làm mất đi sự hùng vĩ, lớn lao của nó.
+ Khi trôi chảy giữa mây trời Tây Bắc, Sông Đà như nhận vào toàn bộ cái vẻ đẹp huyền ảo, thơ
mộng của mây trời. Bên cạnh đó, còn có vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức xuân. Hình ảnh về dòng Sông
Đà trôi chảy giữa ‘những làn khói của núi Mèo đốt nương xuân’giúp ta thấy được thêm một vẻ đẹp
gần gũi, thân yêu, ấm áp vô cùng với cuộc đời.
2.2 Màu sắc của dòng sông
- Vào màu xuân, nhà văn miêu tả nước Sông Đà ‘xanh màu xanh ngọc bích’. Với sự so sánh này, ta
có thể thấy sự trong sáng, êm đềm, bình lặng của dòng sông xanh trong mùa xuân. Thêm vào đó,
nhà văn có thêm một so sánh ‘Sông Đà không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm và sông Lô’.
Đây là đặc điểm rất quen thuộc của nhà văn thị tài (thích khoe tài hoa, khoe uyên bác) và cũng cho
thấy sự thiên vị của niềm yêu mà Nguyễn Tuân dành cho Sông Đà.
- Vào mùa thu, nước Sông Đà ‘lừ lừ chín đỏ’. Với từ láy ‘lừ lừ’ và từ ghép ‘chín đỏ’, ta có thể cảm
nhận được màu sắc của dòng sông đỏ nặng phù sa và dòng chảy của nó cũng thấp thoáng đâu đó
một sự đe dọa. Sự đe dọa này càng hiện hữu rõ hơn trong so sánh ‘nước Sông Đà như mặt người
bâm đi vì rượu’. Cái sự hung bạo của dòng Sông Đà dù đã gửi lại ở thượng nguồn Tây Bắc nhưng
vẫn thấp thoáng đâu đó trong liên tưởng của nhà văn.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

Quan sát, miêu tả dòng Sông Đà trong hai thời điểm với hai sắc thái khác nhau, ta thấy được cái
công phu, tinh tế. Và cái công phu, tinh tế này vừa là tài hoa, vừa là niềm yêu mà nhà văn Nguyễn
Tuân dành cho đối tượng thẩm mĩ của mình. Đó là dòng Sông Đà nơi hạ nguồn. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng thấy được sự thiên vị của ông với dòng Sông Đà nói chung và những sóng, gió, thác
đá Sông Đà nơi thượng nguồn.
2.3 Dòng sông gợi cảm
- Nhà văn đã tạo ra một tình huống ‘xa lâu ngày/ đi rừng thèm chỗ thoáng’ và tình huống này dẫn
đến một khát khao muốn được sống giữa không gian mênh mông. Đặc biệt, cái lí tưởng nhất là
được gặp lại dòng Sông Đà.
- Nhà văn sử dụng một loạt các phương tiện nghệ thuật. Đầu tiên là so sánh, ‘nhìn dòng sông thấy
loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy’.Câu văn miêu tả mặt sông
theo cái chia cắt của vòm cây, kẽ lá mà hình dung trẻ con đang chiếu gương như một trò chơi ú tim
của thuở thơ bé. Nó đem đến cho ta một cảm nhận rằng nhà văn chưa nhìn thấy dòng sông mà đã
say mê, đã khao khát qua cái bồn chồn, hối hả vô cùng của tâm trạng con người.
- Sự gợi cảm của Sông Đà tiếp tục được hiện ra qua cái liên tưởng phảng phất phong vị của Đường
thi cổ điển. Và liên tưởng này càng phù hợp hơn khi nhà văn có một so sánh nhân hóa ‘dòng sông
như một cố nhân’.
- Nguyễn Tuân miêu tả bãi bờ của sông bằng một câu văn chỉ có chủ ngữ ‘bờ Sông Đà, bãi Sông
Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên Sông Đà’. Các điệp ngữ ‘Sông Đà’ được lặp đi lặp lại ba lần
trong một câu văn không dài đã tạo lên hai ấn tượng. Đầu tiên là gợi lên cái trùng điệp, mênh mang,
phóng khoáng của bờ bãi Sông Đà. Thứ hai, nó còn nhịp lên niềm say mê, phấn khích của thi nhân.
Ngoài ra, câu văn trên cũng không có từ miêu tả. Nó cho thấy trạng thái say đắm đến cao độ khi nhà
văn như òa mình vào với dòng sông chứa chan đầy xúc cảm.
- Sự gợi cảm của dòng Sông Đà tiếp tục được Nguyễn Tuân miêu tả một cách trực tiếp hơn, cụ thể
hơn và ấn tượng hơn qua hai so sánh đặc biệt tài hoa. So sánh làm nổi bật lên niềm vui khi gặp lại
cố nhân, gặp lại Sông Đà ‘gợi cảm’, xa nhớ gần yêu.
+ So sánh đầu tiên: ‘chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm’. Qua so
sánh thứ nhất, ta thấy được cảm giác lâng lâng, sảng khoái khi đứng trước dòng Sông Đà trong
sáng, mỏng manh vô cùng.
+ So sánh thứ hai: ‘vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Trong so sánh thứ hai, ta thấy được sự hi
hữu, quý giá vô cùng.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

+ So sánh thứ 3: ‘đằm đằm, ấmg ấm như gặp lại cố nhân’. So sánh này như tô đậm hơn sự gợi cảm
của dòng Sông Đà.
2.4 Dòng sông lặng tờ hoang dại
-Thông qua một câu văn với tất cả các thanh bằng ‘Thuyền tôi trôi trên Sông Đà’, ta cảm thấy con
thuyền như đưa cả nhà văn, bạn đọc vào cõi mơ, gợi cảm giác êm đềm.
- Sau đó, nhà văn có một câu văn mang tính chất khẳng định về sự lặng tờ của dòng sông ‘con Sông
Đà lặng tờ... hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê con sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi’.
Câu văn gợi ra hình ảnh một không gian êm đềm, tĩnh lặng và thời gian như ngưng đọng.
- Sự lặng tờ, hoang dại của dòng sông tiếp tục được nhà văn miêu tả thông qua các hình ảnh so
sánh. ‘bờ sông hoang dai như một bờ tiền sự’, ‘dòng sông hồn nhiên như một niềm cổ tích cổ xưa’.
Trong hai so sánh đặc biệt của nhà văn Nguyễn Tuân, so sánh mà không nhằm cụ thể hóa đối tượng
được so sánh, mà thậm chí còn đẩy dòng sông xa xăm hơn, mơ hồ hơn trong thế giới hồng hoang
của loải người, trong nỗi niềm cổ tích mơ hồ, huyền ảo mà con người tự tạo ra.
- Để làm rõ hơn cái lặng tờ của dòng sông, nhà văn Nguyễn Tuân tiếp tục sử dụng những hình ảnh,
âm thanh đặc biệt nhất. Ông đưa ra những hình ảnh rất mong manh, nhỏ bé và thuần khiết trên bờ
bãi Sông Đà ở nơi đây. Âm thanh thì khẽ khàng, dịu nhẹ vô cùng.
- Nguyễn Tuân sử dụng một hình ảnh là kết quả của ảo giác. Hình ảnh con hươu thơ ngộ, biết nói
tiếng người ‘Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi
trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng
của con vật lành: Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”
Bản thân hình ảnh một con vật lành đã đem đến cho ta cảm nhận về một thế giới an lành, rồi con vật
ấy lại biết nói tiếng người. Tất cả làm đậm thêm cảm giác về thế giới cổ tích, huyền hoặc không có
thật, thế giới chỉ có trong ảo giác.
2.5 Cái tôi trữ tình của nhà văn
- Chúng ta đã biết đến một Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác và tới với đoạn văn miêu tả dòng Sông
Đà trữ tình thì ta lại thấy thêm được thêm một Nguyễn Tuân nữa. Một Nguyễn Tuân hiện ra qua các
lời kể say sưa ‘tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân, tôi đã bay qua đám mây mùa xuân’ hay các
lời cảm thán thật nồng nàn ‘Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,
vui như nối lại chiêm bao đứt quãng ... Chao ôi, thấy thèm được giật mình ...”. Qua những lời kể
hay lời cảm thán trên, ta thấy một Nguyễn Tuân dạt dào đam mê, đầy xúc cảm với đối tượng trữ
tình, với đối tượng miêu tả của mình là dòng Sông Đà – như một cố nhân, như một tình nhân. Và

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Người lái đò Sông Đà
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Cô Trịnh Thu Tuyết) – Nguyễn Tuân -

cũng chính đối tượng này đã khiến nhà thơ trở thành một thi nhân với niềm khao khát mãnh liệt
được đề thơ vào sông nước.
- Đoạn văn thể hiện rất đậm nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bộc lộ thông qua sự tài
hoa, uyên bác qua các phép chuyển nghĩa, tu từ, cách hành văn biến hóa vô cùng, cái tri thức tổng
hợp của rất nhiều ngành khác nhau. Nguyễn Tuân cũng là nhà văn của những cảm giác mạnh, luôn
tô đậm sắc thái phi thường, tuyệt mĩ của cảnh sắc. Ông cũng soi chiếu dòng sông trong cái góc độ
của văn hóa, thẩm mĩ khiến cho dòng sông dù hung bạo hay trữ tình cũng luôn hiện lên như một
công trình mỹ thuật kì diệu nhất, tuyệt vời nhất của thiên nhiên, tạo hóa. Cuối cùng, Nguyễn Tuân
còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thật sâu đậm.

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết


Nguồn : Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -

You might also like