Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

THIẾT LẬP HỆ THỐNG TRUY XUẤT SẢN PHẨM

Bước 1: Tiến hành khảo sát quy trình công đoạn tiếp nhận nguyên liệu.

 Khảo sát nhà cung cấp nguyên liệu về chất lượng, giá cả, số lượng, ...
 Khảo sát quá trình vận chuyển từ nhà cung cấp đến cơ sở tiếp nhận nguyên liệu

Bước 2: Quy trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp cần ghi lại nhưng thông tin:

 Hình ảnh, thời gian nhập nguyên liệu. Tên và mã số công ty giao nguyên liệu.
 Tên và mã số người chịu trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra nguyên liệu.
 Nguyên liệu (khối lượng, chủng loại, mã số nhận diện).
 Kiểm tra hồ sơ của nhà cung cấp nguyên liệu theo quy chuẩn của công ty về
HACCP.
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu, phân bón, thuốc trừ
sâu… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù sản
phẩm của mỗi mỗi khách hàng doanh nghiệp.
Bước 4: Thiết lập hệ thống truy xuất đầy đủ thông tin nhằm phục vụ doanh nghiệp tìm ra
những sai hỏng khi gặp vấn đề. Thiết lập mã số truy xuất cho công đoạn tiếp nhận nguyên
liệu.
Bước 5: Thiết lập các quy chuẩn nhập liệu để thuận tiện cho quá trình truy xuất.
Bước 6: Triển khai và đào tạo cho công nhân về các quy chuẩn đã thiết lập, để tìm ra
nguyên nhân sai hỏng nhanh nhất và khắc phục kịp thời.
Kế hoạch lập hệ thống truy xuất cho công đoạn nhập nguyên liệu

 Truy xuất thời gian (ngày, tháng, năm) nhập nguyên liệu lưu khô.
 Truy xuất nhà cung ứng nguyên liệu.
 Truy xuất QC phụ trách tiếp nhận nguyên liệu.
 Truy xuất lô nguyên liệu nhập.
 Truy xuất khối lượng nguyên liệu nhập.

2. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Khi thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cần quan tâm:
a) Phạm vi áp dụng của hệ thống;
b) Thủ tục mã hóa, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá
trình sản xuất. Thủ tục mã hóa sản phẩm phải đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các
thông tin cần thiết từ công đoạn sản xuất trước;
c) Thủ tục ghi chép và lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất;
d) Thủ tục thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống;
e) Thủ tục truy xuất nguồn gốc

 Tên, địa chỉ của cơ sở cung cấp sản phẩm thực phẩm cho cơ sở kinh doanh.
 Thông tin về loại sản phẩm thực phẩm, số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực
phẩm đã nhập, đã bán và còn tồn ở kho cơ sở kinh doanh.
 Danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại lý phân phối sản phẩm thực phẩm
(nếu có); số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã nhập, đã bán và còn tồn tại kho.
f) Phân công trách nhiệm thực hiện.
Đối với cơ sở sản xuất.
Thông tin về lô sản phẩm thực phẩm:

 Tên sản phẩm thực phẩm.


 Số lô sản xuất.
 Số lượng sản phẩm sản xuất.
 Ngày sản xuất.
 Hạn sử dụng (nếu có).
 Mã nhận diện (nếu có).
 Nguyên, phụ liệu: Tên, nguồn gốc, xuất xứ.
 Bao bì, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Tên, nguồn gốc, xuất xứ.
 Số lượng sản phẩm thực phẩm đã xuất kho, còn tồn kho.

Đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm.

 Tên, địa chỉ của cơ sở cung cấp sản phẩm thực phẩm nhập.
 Thông tin về chủng loại, số lượng sản phẩm thực phẩm đã nhập, đã bán, còn tồn.

Tài liệu tham khảo


“Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý.”
“Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc
quản lý Bộ Y tế.”
(Truy xut ngun gc sn phm in t, n.d.)

You might also like