HÀNG NGUY HIỂM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HÀNG NGUY HIỂM

1.Khái niệm: Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy
hiểm trong quá trình vận chuyển, là những chất, vật phẩm có đặc tính nổ, dễ
cháy, độc hại, lây nhiễm hoặc ăn mòn.
Loại hàng này có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi
trường, an toàn, an ninh quốc gia và cần được đóng gói, đóng dấu, dán nhãn,
xử lý cẩn thận trong quá trình vận chuyển.
Vd: Pháo hoa, pháo sáng, các chất rắn dễ cháy như là magie,kali...

2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm được phân loại theo 9 cấp nguy hiểm dựa trên tính chất
nguy hiểm của từng loại, được quy định trong "Bộ quy tắc quốc tế về vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường bộ" (ADR) và "Bộ quy tắc quốc tế về vận chuyển
hàng nguy hiểm bằng đường biển" (IMDG).

Nhóm 1: Chất dễ cháy, nổ


Bao gồm các loại chất và vật liệu có khả năng phát nổ. Ví dụ như pháo hoa,
pháo sáng,…
Tùy theo mức độ phản ứng, chất nổ được chia thành 6 nhóm nhỏ:

 Nhóm 1.1. Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Ví dụ: TNT, thuốc súng, dynamit, mìn

 Nhóm 1.2. Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng

Ví dụ: pháo hoa, đạn dược

 Nhóm 1.3. Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc
bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Ví dụ: diêm, thuốc nổ đen, thuốc súng không khói

 Nhóm 1.4. Chất và vật phẩm có nguy cơ đáng kể.

Ví dụ: pháo hoa sân khấu, túi khí an toàn

 Nhóm 1.5. Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.


o Nhóm 1.6. Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ
rộng

Nhóm 2: Chất khí


Bao gồm các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp suất. Ví dụ bình ga, bình
chữa cháy,….

 Có thể chia thành các nhóm:


 Nhóm 2.1 Khí dễ cháy
 Nhóm 2.2 Khí không dễ cháy, không độc hại
 Nhóm 2.3 Khí độc hại

Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy

Là những chất lỏng dễ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa hoặc tia lửa

Ví dụ: Xăng, dầu, cồn,…

Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy

Chất rắn dễ cháy là những chất rắn có khả năng bắt lửa và cháy nhanh chóng
khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, tia lửa hoặc ma sát.

Ví dụ: Gỗ, giấy, vải,…

Nhóm 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa


Được chia làm 2 nhóm:

 Nhóm 5.1 Chất oxy hóa


 Nhóm 5.2 Peroxit hữu cơ

Chúng phản ứng dễ dàng với các vật liệu dễ cháy hoặc dễ bắt lửa khác, có
nghĩa là đám cháy có thể bùng phát và tiếp tục trong không gian hạn chế. Ví dụ
như phân bón, chì nitrat, Oxy già, kali permanganat,…

Nhóm 6: Chất lây nhiễm và độc hại


Nhóm này cũng được chia thành 2 nhóm:

 Nhóm 6.1 Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
 Nhóm 6.2 Chất gây nhiễm bệnh như các dung dịch xét nghiệm máu, xét
nghiệm y tế,…
Nhóm 7: Chất phóng xạ
Ví dụ: urani-235, urani-238…

Nhóm 8: Chất ăn mòn


Những chất này có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến
phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế
bào sống.

Ví dụ: Axit, kiềm

Nhóm 9: Vật liệu nguy hiểm khác


Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên.

Ví dụ: Pin lithium, nam châm mạnh

4.KÝ HIỆU MÃ.


GHS (Global Harmonized System) Symbols: được sử dụng để đại diện cho các
loại nguy hiểm khác nhau, bao gồm chất độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, chất ăn
mòn, và chất kích ứng da
Hazard Class Codes: Mã số cho các lớp nguy hiểm cụ thể, như lớp 1 cho các
chất nổ và vật liệu nổ.
NFPA (National Fire Protection Association) Hazard Diamond: Là hình kim
cương chia thành 4 phần, mỗi phần đại diện cho một nguy cơ cụ thể như nguy
hiểm cháy, nguy hiểm sức khỏe, nguy hiểm tương tác hóa học và nguy hiểm
không khí
DOT (Department of Transportation) Hazardous Material Labels: Được sử
dụng trên các bao bì và vận chuyển hàng hóa để chỉ ra mức độ nguy hiểm và các
biện pháp phòng ngừa.
ADR (European Agreement concerning the International Carriage of
Dangerous Goods by Road) Hazard Signs: Dùng trong vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm trên đường bộ ở châu Âu.
3.Yêu cầu bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển hàng nguy hiểm.
Quy trình bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển hàng nguy hiểm là một phần quan trọng của
việc đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Dưới đây là một số yêu cầu
cơ bản cần tuân thủ:
1. Bảo quản:
- Hàng nguy hiểm cần được bảo quản trong các điều kiện an toàn và phù hợp để tránh
các vụ tai nạn.
- Cần tuân thủ các yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và các điều kiện môi trường
khác được chỉ định cho từng loại hàng hóa.
- Các vật liệu nguy hiểm cần được lưu trữ tách biệt hoặc phân loại theo nguy cơ và tính
chất của chúng.
2. Xếp dỡ:
- Cần phải tuân thủ các quy định về sự phân loại và xếp dỡ hàng nguy hiểm.
- Xếp dỡ hàng nguy hiểm cần phải được thực hiện cẩn thận để tránh các tình huống va
chạm hoặc va đập có thể gây ra nguy hiểm.
- Cần tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất hoặc quy định pháp luật về việc xếp
dỡ hàng nguy hiểm.
3. Vận chuyển:
- Cần sử dụng các phương tiện vận chuyển được chứng nhận và phù hợp để vận chuyển
hàng nguy hiểm.
- Cần phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn vận chuyển hàng nguy hiểm được quy
định bởi các cơ quan chính phủ và quốc tế, như DOT (Department of Transportation) ở
Mỹ hoặc ADR (European Agreement concerning the International Carriage of Dangerous
Goods by Road) ở châu Âu.
- Cần đảm bảo rằng bao bì và vật liệu bảo vệ được sử dụng đúng cách để đảm bảo an
toàn trong quá trình vận chuyển.
4. Đào tạo và nhãn dán:
- Tất cả nhân viên tham gia vào quá trình bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển hàng nguy
hiểm cần được đào tạo về các biện pháp an toàn cụ thể.
- Cần phải sử dụng nhãn dán và tài liệu hướng dẫn phù hợp để đảm bảo rằng mọi người
đều nhận biết và hiểu về nguy hiểm của hàng hóa.

You might also like