Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

VẤN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ

I. Lịch sử hình thành và phát triển của LHSQT


- Gđ: Trc CTTG T1:
+ Các vb pli QT về chống cướp biển và buôn bán nô lệ (VD: tuyên bố Paris về
tôn trọng luật biển 1856, đạo luật chung về trấn áp buôn bán nô lệ Châu Phi
1890)
+ Các công ước Hague 1899 và 1907 về luật lệ và tập quán chiến tranh
- Gđ: Sau CTTG T1:
+ Hòa ước Versaille 1919 yêu cầu trách nhiệm của Đức đã gây ra CT và xét xử
TP CT do ng Đức gây ra
+ Cựu vương Kaiser Wilhelm II
- Gđ: Sau CTTG T2 kết thúc:
+ Việc hình thành khung pháp lý tạo cơ sở cho hợp tác QT đấu tranh chống
TPQT
+ Việc thành lập các tòa án xét xử TP trong CTTG T2 (1946)
+ Việc thành lập các TAQT xét xử TP CT tại Nam tư cũ (1993), Ruanda(1994)
+ Việc thành lập TA HSQT(ICC) theo QC Rome(1998)
+ Việc thành lập các TA hỗn hợp xét xử theo TPQT

II. KN, ngtac và nguồn của LHSQT


1. KN LHSQT
- Tiếp cận dưới góc độ LQT:
+ Là lĩnh vực của LQT
+ Là 1 bộ phận của LQT điều chỉnh những vđe về HS
+ Có ND như nhau (mang tính chuẩn mực) đối với mọi quốc gia
+ Có thể điều chỉnh những vđe về luật nội dung, luật tố tụng và thi hành án
+ Giải quyết mqh giữa quyền tài phán QG và quyền tài phán QT
+ QĐ vđe hợp tác giữa các QG
- Tiếp cận dưới góc độ LQG: Là khía cạnh QT của LHSQG:
+ Là 1 bộ phận của LHSQG điều chỉnh những vđe về các loại TPQT
+ Mỗi quốc gia có thể chọn cách QĐ khác nhau đối với những vđe mang tính
QT trong LHSQG
+ Có thể điều chỉnh những vđe luật ND, luật TT và thi hành án
+ Giải quyết những vđe lquan đến vc thực thi những quy phạm QT
+ QĐ vđe hợp tác với QG khác

2. 1 số ngtac của LHSQT


- Kh có tội khi kh có luật QĐ
- TNHS cá nhân đ/v các TP QT
- Kh loại trừ TNHS đ/v giữ vtri lãnh đạo
- TNHS của cấp trên
- Kh xét xử 2 lần về cùng 1 hvi PT
- Hiệu lực phổ quát của LHS
- Xét xử khách quan, công bằng, bình đẳng
- Kh AD thời hiệu đối với những TP QT…

3. Nguồn của LHSQT


- Các ĐƯQT:
+ Hiệp ước London 1945 về truy cứu và trừng trị hững TP CT đầu sỏ của các
nc Châu Âu; Quy chế TA qsu QT Nuremberg và Tokyo 1946
+ Quy chế Rome về TA HSQT
+ Các ĐƯQT chống TP ma túy
+ Các ĐƯQT chống khủng bố
+ Công ước Palermo về chống TP có tổ chức xuyên QG…
III. 1 số thiết chế bảo đảm thực thi LHSQT
- TA qsu QT Nuremberg; TA qsu Tokyo
- Các TA QT xét xử TP CT tại Nam Tư cũ, Ruanđa
- TA HSQT (ICC) theo quy chế Rome (QCR)
+ Thành lập trên cso QCR 1998
+ TA thường trực
+ Có thẩm quyền bổ sung cho quyền tài phán HS của TAQG
+ Xét xử các TPQT nguy hiểm nhất
+ Có mqh mật thiết nhưng độc lập với LHQ và các tổ chức chống TP liên chính
phủ
- Các TA hỗn hợp xét xử các TP gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an
ninh nhân loại
- Các tổ chức chống TP liên chính phủ: Interpol, Europol, Asianapol,…

IV. KN TP quốc tế
- TP QT theo nghĩa rộng:
+ TP QT cốt lõi (TP QT điển hình):
 Về tchat: là những hvi xâm hại đến hòa bình và ANQT, gây nguy hiểm
đối với toàn thể nhân loại, vp các quyền lợi sống còn của cộng đồng QT
 Đc QĐ trong QCR bao gồm 4 nhóm tội:
o Tội diệt chủng
o Tội chống loài ng
o TP CT
o Tội xâm lc
+ TP có tchat QT:
 Đc thực hiện trên lãnh thổ của 1 số QG (còn gọi là TP xuyên QG); hoặc
 Đc thực hiện ở khu vực kh thuộc quyền tài phán của quốc gia nào
 1 số tội điển hình:
o Buôn bán ng QT
o TP ma túy QT
o TP rửa tiền QT
o TP MT QT
o Tội khủng bố QT
o Cướp biển…
+ TP HS chung:
 Kh xâm phạm đến trật tự pli QT và kh xâm hại đến lợi ích chung của 1
cộng đồng QT
 Vc thực thi công lý khó có thể đc thực hiện; nếu kh có sự tương trợ pli
của 1 hoặc 1 số QG khác
- TP QT trong các ĐƯQT:
+ Là TP chống lại cộng đồng QT, đe dọa trật tự và ANTG, diễn biến phức tạp ở
quy mô QT
+ Bao gồm TP QT cốt lõi và TP xuyên QG
- TP nhìn từ góc độ HSQG:
+ TP QT là TP đc QĐ trong LHS QG nhưng mang đặc điểm QT và thể hiện
tính nguy hiểm ở pvi QT

TL1:

1. Trình bày các quan niệm về KN LHSQT và đánh giá các quan niệm đó
2. Ptich sự phát triển và vtro của LHSQT, lấy VD minh họa
3. Pbiet TA HSQT (ICC) với các TA xét xử TP QT khác
4. Cm nhận định: “TA HSQT (ICC) theo QCR chỉ có thẩm quyền bổ sung”
5. KN TPQT đc hiểu ntn? Có những loại TP QT nào
6. Pbiet TP QT cốt lõi và TP xuyên QG
C1: Pbiet TP có tchat QT và TP xuyên QG
C2: Từ các ngtac của LHSQT c/m rằng tội ác QT kh tránh khỏi sự trừng phạt
C3: Nêu 3 vd về tập quán QT trong lĩnh vực LHSQT

VẤN ĐỀ 2: TỘI PHẠM QUỐC TẾ THEO QUY CHẾ ROME VÀ TÒA ÁN


HÌNH SỰ QUỐC TẾ

QCR kh QĐ HP tử hình, chỉ đến tù chung thân. HP QĐ chung

I. 1 số khó khăn, thách thức khi gia nhập quy chế Rome về ICC
1. Những khó khăn, thách thức xuất phát từ đặc điểm về ctri và ngoại giao của
quốc gia
2. Những khó khăn, thách thức xuất phát từ vđe chủ quyền quốc gia
3. Những khó khăn, thách thức xuất phát từ sự chưa tg thích trong pl HS

II. Hiểu rõ những bảo đảm của ICC, các quy chế sẽ giải quyết những khúc mắc
1. Bảo đảm và lợi ích của ICC
- Bảo đảm trên cơ sở:
+ Quyết tâm thực thi công lý của ICC (lời nói đầu – QC Rome)
+ T/chat thg trực của ICC (D1 QCR)
+ T/chat độc lập của ICC (Lời nói đầu + D1 QCR)
+ Tính khách quan, công bằng của ICC (D36 Tiêu chuẩn, đề cử và bầu thẩm
phán, D40 Sự độc lập của thẩm phán…)
+ Tính tự nguyện trong vc thừa nhận thẩm quyền của ICC
+ T/chat hợp tác chặt chẽ với các QG, các tổ chức trong hđ của ICC (Phần 9
QCR: Hợp tác quốc tế và Tg trợ tư pháp)
- Thẩm quyền bổ sung của ICC: lời nói đầu + D1 (TA) + D17 (các vđe thụ lý)
của QCR
- Vtro của ICC trong vc bve quyền con ng
2. Ngtac của LHS theo QCR
- Các ngtac chung
+ Ngtac bổ sung thẩm quyền:
 ICC kh phải là TA cấp trên của TA QG
 ICC kh thay thế, chỉ bố sung cho thẩm quyền của TA QG (D18)
TA QG có thẩm quyền xét xử và chịu trách nhiệm hàng đầu trong vc xét xử các TP
thuộc thẩm quyền xét xử của ICC. ICC chỉ xét xử khi QG kh muốn hoặc kh có khả
năng tiến hành điều tra, tố tụng, xét xử (K1 D17)
+ Ngtac kh có tội khi kh có luật QĐ (D22):
 Đòi hỏi T1:
TP bị xét xử bởi ICC phải đc QĐ trong QCR và phải thuộc quyền tài
phán của ICC vào thời điểm TP đc thực hiện
 Đòi hỏi T2:
o ĐN TP phải đc giải thích chặt chẽ, kh đc mở rộng theo cách diễn
giải tg tự
o Nếu ĐN TP kh rõ ràng: giải thích theo hướng có lợi cho ng đang bị
điều tra, tố tụng, xét xử
 Cso pli cho vc xđ TP: QCR và các vb QĐ TP bị xét xử bởi ICC (Vb ICC-
ASP/1/3)
 YN:
o Thể hiện tính pháp chế của 1 vb pli QT
o Phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ (K2 D11)
o KĐ ngtac “Cấm AD pl tg tự”
+ Ngtac kh phải chịu HP khi kh có luật QĐ: (D23)
 Là hệ quả của ngtac kh có tội khi kh có luật QĐ
 Vì HP là chế tài nghiêm khắc chỉ AD đối với TP Đòi hỏi ngtac: \
+ Ngtac cấm hồi tố:
 D24: Cấm AD hiệu lực trở về trc
 K1 D24: Kh ai phải chịu TNHS theo quy chế này về hvi thực hiện trc khi
quy chế có hiệu lực (1/7/2002)
 Là bảo đảm cho vc thực hiện 2 ngtac trc đó
+ Ngtac loại trừ thẩm quyền xét xử đối với ng <18t:
 D26: “TA kh có thẩm quyền xét xử đối với ng <18t”
 Đây thực chất là ngtac lquan đến hẩm quyền xét xử, khphai là
+ Ngtac kh phân biệt địa vị công chức (bình đẳng trc pl): (D27)
 ND1: QC này đc AD bình đẳng đối với tất cả mn, kh có sự pbiet do địa
vị công chức
 ND2: Các QĐ về miễn trừ hay AD các thủ tục đặc biệt đối với ng có thân
phận công chức theo pl QG hay pl QT kh cần trở ta thực hiện quyền xét
xử của mình
 YN: Tạo cso pli truy cứu TNHS những quan chức
+ Ngtac kh AD thời hiệu: (D29)
 Kh AD thời hiệu truy cứu TNHS đối với các TP thuộc quyền tài phán của
TA
 YN: KĐ quyết tâm chấm dứt tình trạng lọt lưới pl của những kẻ gây ra
các tội ác chống hòa bình và nhân loại
+ Ngtac nhân đạo”
 Ngtac kh đc gọi tên chính thức tại bất kì điều luật nào của ICC
 K2 D22
 K2 D24
+ Ngtac hvi:
 Ngtac kh đc gọi tên chính thức tại bất kì điều luật nào của ICC
 K1 D22
 ĐN từng loại TP cụ thể đều thể hiện ngtac này: D6, D7, D8, D8bis
+ Ngtac lỗi:
 Ngtac kh đc gọi tên chính thức tại bất kì điều luật nào của ICC
 K1 D30: lỗi cố ý
 K2 D30: lỗi cố ý trực tiếp
+ Ngtac TNHS CN:
 D25:
o PT riêng lẻ hoặc đồng phạm
o Tự mình thực hiện hvi hoặc qua ng khác
o T/h TP chưa đạt hoặc đã hoàn thành
 D28: Trách nhiệm của ng chỉ huy và các nhân vật lãnh đạo khác
- Các ngtac chuyên biệt

III. Các TP thuộc quyền tài phán của ICC (D5)


1. Tội diệt chủng (D6)
- Là các hvi xâm phạm tính mạng, sk, tự do thân thể của “nhóm ng”: giết các
tvien của nhóm, gây thg tích hoặc tổn hại nghiêm trọng về tinh thần cho các
tvien của nhóm, AD các bp ngăn cản sinh sản của nhóm…
- Đối tg tác động: nhóm st, bộ tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo
- Mục đích: tiêu diệt 1 phần hoặc toàn bộ nhóm ng nói trên
- Lỗi: cố ý

2. Các tội chống loài ng (D7)


- Là hvi thực hiện 1 phần của hành động tấn công trực tiếp có t/chat xâm phạm
tính mạng, sk, tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của thg dân
- Hvi cụ thể: giết ng, hủy diệt, ép buộc làm nô lệ, tra tấn, hiếp dâm, bắt làm nô lệ
tình dục…
- Hvi có quy mô lớn hoặc có tính hệ thống
- Đối tg tác động: thg dân
- Lỗi: cố ý

3. Các TP Chiến trãnhd23w (D8)


- Là những hvi vp nghiêm trọng các CƯ Geneva 1949 gồm:
+ CƯ về be thg dân trong tgian CT
+ CƯ về đối xử với tù binh
+ CƯ về bve thg binh và bệnh binh trong các quân đội thường trực
+ CƯ về bve thg binh, bệnh binh và những nạn nhân bị đắm tàu trong các đvi
của hải quân ở ngoài biển
- Hvi cụ thể: giết ng, tra tấn, hủy hoại TS, tấn công thg dân, ép buộc tù binh CT
phục dịch…
- Đối tg tác động: con ng hay TS
- Quy mô, mức độ: như 1 phần của 1 chính sách hoặc kế hoạch CT hoặc như 1
phần của vc thực hiện TP có quy mô lớn
- Hoàn cảnh: xung đột vũ trang QT hoặc kh mang tính QT
- Lỗi: cố ý

4. Tội xâm lc (D8bis)


- Đc bổ sung trên cso NQ RC/Res-6 11/6/2010
- KN xâm lc trong QCR đc xđ trên cso NQ số 3314 của Hội đồng Bảo an LHQ
(14/12/1974)
- Những hvi có t/chat xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của QG khác:
xâm chiếm, chiếm đóng qsu, đánh bom, phong tỏa bờ biển,…
- Đối tg tác động: lãnh thổ của QG khác
- Chủ thể: ng có chức vụ có quyền lãnh đạo hoặc chỉ lãnh đạo hành động qsu
hoặc ctri của 1 NN
- Lỗi: cố ý
*HP AD theo QCR:

*Đánh giá tính tg thích trong QĐ về TP QT: BLHSVN-QCR

TL2:
1. Ptich các DH pli của tội diệt chủng. Pbiet tội diệt chủng và tội chống loài ng
a. DH pli
- KN: (D6 QCR) Là các hvi xâm phạm tính mạng, sk, tự do thân thể của “nhóm
ng”: giết các tvien của nhóm, gây thg tích hoặc tổn hại nghiêm trọng về tinh
thần hco các tvien của nhóm, AD các bp ngăn cản sinh sản của nhóm…
+ Đối tg tác động: nhóm dt, bộ tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo
+ Mục đích: tiêu diệt 1 phần hoặc toàn bộ nhóm ng nói trên
+ Lỗi: cố ý
- DH pli:
+
b. Pbiet
Tội diệt chủng Tội chống loài ng
Diệt chủng (tiếng Tội ác chống lại loài người là
Anh: Genocide) là sự tiêu diệt một số hành vi được thực hiện
một phần, hoặc toàn bộ một có chủ đích như một phần của
cộng đồng con người. chính sách rộng rãi hoặc có hệ
thống nhằm chống lại con
người, trong thời chiến hoặc
hòa bình.

Diệt chủng Campuchia là cuộc diệt chủng mà chế độ Khmer Đỏ (Khmer Rouge) do Pol Pot lãnh
đạo, thực hiện tại Campuchia từ giữa năm 1975 đến 1979. Các ước tính cho thấy có từ 500.000
đến 3.000.000 người đã chết trong cuộc diệt chủng này

Diệt chủng Rwanda: Vụ giết người hàng loạt do chính quyền Rwanda do đa số người Hutu lãnh
đạo nhắm tới sắc tộc Tutsi ở nước này. Ước chừng 500.000 tới 1.000.000 người Rwanda bị giết
trong 100 ngày diễn ra

VẤN ĐỀ 3: TỘI PHẠM MA TÚY QUỐC TẾ


1. Tính chất quốc tế của tội phạm ma túy
1.1. Hậu quả của tọi phạm ma túy đói với cộng đồng quốc tế
- Ma túy hủy hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự tồn tại và phát triển
của loài người và là nguồn phát sinh tội phạm. Ma túy là mối đe dọa lớn đến
độc lập dân chủ và ỏn định của các nhà nước và các dân tộc, đến cấu trúc xã
hội, nhân phẩm và hy vọng của hàng triệu người và gia đình họ.
- Ma túy làm gia tăng TP, bạo lực, tham nhũng,vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính,
hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc
phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hành phúc cho mn
- Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của
gia đình, gây xói mòn đạo lý,.. ma túy và sự lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới
tự do và phát triển của lớp trẻ, một giá trị của nhân loại
- Ma túy là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển, là
một đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của con người
- Ma túy đã trở thành hiểm họa chung của cả nhân loại,kh mọt quốc gia, dân tộc
nào thoát ra ngoài phòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh những hậu quả do
nghiện hút và buôn lậu ma túy gây ra.
1.2. Thực trạng và xu hướng toàn cầu hóa của TP ma túy
- Hoạt động TP về ma túy trên TG và trong KV diễn biến phức tạp và có xu
hướng tăng
 Tăng lượng cung ứng QT
 Đa dạng hóa tuyến vận chuyển
 Đa dạng hóa, QT hóa thủ đoạn cất giấu
 Mạng lưới TCTP buôn bán ma túy phát triển mạnh
- Liên hợp quốc đã chính thức xác nhận tình trạng báo đọng:
 Quan hệ giữa sản xuất, buôn bán, vận chuyển MT trái phép với các nhóm
khủng bố, TP có tổ chức xuyên quốc gia và nạn tham nhũng
 Sự tăng lên của các hoạt động bạo lực từ MQH giữa sản xuất ma túy trái
phép và buôn bán vũ khí,ma túy trái phép.
1.3. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống TP ma túy
- Hoạt động phòng chống ma túy toàn cầu là vấn đề chung và là sự chia sẻ trách
nhiệm trong việc hòa đồng, đảm bảo sự cân bằng trong việc thực hiện đầy đủ
mục dích, nguyên tắc và hiến chương LHQ và luật pháp QT, chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ, kh can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, nhân quyền và
quyền tự quyết của các QG
- Phòng chống MT và TP về ma túy đã và đang được thực hiện trên tình thần hợp
tác đa phương, dưới sự điều hành, hỗ trợ, tài trợ của LHQ, các tổ chức tài chính
quốc tế, ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực
- Các cơ quan thi hành pháp luật của các QG cũng như các cơ quan thi hành PL
quốc tế như tổ chức CS HSQT – INTERPOL, tổ chức hải quan quốc tế,..
thường xuyên có sự phối hợp trao đổi thông tin, hợp tác điều tra, khám phá, bóc
gỡ những đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
2. Pháp luật quốc tế về tội phạm ma túy
2.1. Sự kiện và văn bản pháp lý quan trọng
- Hội nghị Thương Hải – 2/1909
 Là sự khởi đầu của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát ma túy
 Thành lập UB về vấn đề kiểm soát ma túy
 Thông qua 9 nghị quyết liên quan đến chống thuốc phiện
- Công ước La Hay 1912
 UB về vấn đề kiểm soát ma túy dự thảo
 Ký kết tại LaHay năm 1912
 Có hiệu lực từ 11/2/1915
 Là công cụ pháp lý đầu tiên của quốc tế để kiểm soát và chống buôn lậu ma túy
- ủy ban tư vấn về kiểm soát buôn lậu thuốc phiện và các chất ma túy khác
 Năm 1920 Đại hội đồng Hội quốc liên (tiền thân của LHQ) khởi xướng
 Công ước 1925: UB được thành lập, hoạt động thường trực, chức năng
chính là quy định và thực hiện việc cấp giấy phép xuất khẩu ma túy trên
TG
 Công ước 1931: hạn chế sản xuất, buôn bán ma túy, sử dụng ma túy đúng
mục đích y học và nghiên cứu khoa học dựa trên việc đánh giá nhu cầu
sử dụng của từng quốc gia
 Công ước 1936: tăng nặng khung hình phạt đói với tội phạm buôn lậu ma
túy
- Năm 1946 LHQ thay thế hội quốc liên
 Ub tư vấn chuyển thành UB chống ma túy của LHQ nằm trong hội đồng
kinh tế xã hội
 Các công ước QT, nghị định thư (1946,1948,1953) đã khắng định quyết
tâm đấu tranh chống ma túy, chính luật pháp QT trong việc quản lí, kiểm
soát chất ma túy
- Các văn ban pháp lý quan trọng
 Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (nghị định thư 1972
bổ sung)
 Công ước của LHQ về các chất hướng thần 1971
 Công ước của LHQ về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và
các chất hương thần 1988
2.2. Ba công ước của LHQ về kiểm soát ma túy
- Công ước thống nhất về các chất ma tuuys năm 1961
 Hoàn cảnh ra đời: được thông qua năm 1961, có hiệu lực năm 1964 sau
được bổ sung bằng nghị định thư 1972, do tình hình buôn bán và sử dụng
các chất ma túy trong những năm 1960 đã trở nên phức tạp
Là một trong những mốc quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh chống
ma túy quốc tế
 Nội dung chủ yếu
- Nghị định thư 1972 bổ sung công ước năm 1961
 Hợp lý hóa và mở rộng sự giám sát, kiểm sát của ban kiểm soát ma túy
quốc tế
 Yêu cầu các QG thành viên báo cáo đầy đủ và tập trung hơn vào việc
điều trị, chăm sóc tạo điều kiện cho ng nghiện ma túy tái hòa nhập cộng
đồng sau nghiện
 Hai hình thức kiểm soát ma túy được thực hiện song song là:
Nghiêm cấm các hoạt động tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển,
xuất khẩu, nhập khẩu, sx chất MT, ngoại trừ các Th vì mục đích y học và
khoa học
Điều tra, khám phá các vụ buôn bán trái phép chất ma túy có tính chất
xuyên quốc tế
- Công ước về các chất hướng thần 1971
 Hoàn cảnh ra đời: đầu 1970, mối lo lắng ngày càng tăng do hậu quả sử
dụng các chất kích thích, chất gây hại thần kinh, các chất ảo giác. Công
ước dc thông qua năm 1971, có hiệu lực 1976
 Mục đích: đặt ra việc kiểm soát ở tầm quốc gia và quốc tế những chất
hướng thần đang bị lạm dụng hoặc có thể bị lạm dụng trong tương lai, có
hại cho sức khoẻ con người
- Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng
thần 1988
3. Đối chiếu quy định của pháp luật VN với 3 công ước quốc tế
- Căn cứ pháp lý:
 DD36 CÔNG ƯỚC 1961 – các quy định về hình phạt
 Điều 22. Công ước 1971 – các quy định hình sự
 Điều 3. Công ước 1988 – tội phạm và hình phạt
- Nội dung cơ bản
 Quy định các hành vi bất hợp pháp cần thiết được coi là TP
 Định hướng xác định các tình tiết tăng nặng
 Định hướng quy định hình phạt và các biện pháp thay thế
 Thống nhất quyền tài phán và dẫn độ tội phạm
 Một số quy định khác
THẢO LUẬN
1. Phân tích tính chất nguy hiểm của tội phạm buôn bán ma túy có tính
chát quốc tế
2. Phân tích thực trạng và xu hướng toàn cầu hóa của tội phạm buôn
bán ma túy có tính chất quốc tế
3. Phân tích lý do và nội dung của việc hợp tác quốc tế để đối phó với
tội phạm buôn bán ma túy có tính chất quốc tế
- Lý do: đặt ra việc kiểm soát ở tầm quốc gia và quốc tế những tội phạm buôn
bán ma túy có tính chất quốc tế có hại cho xã hội.
- Nội dung:
Hoạt động phòng chống ma túy toàn cầu là vấn đề chung và là sự chia
sẻ trách nhiệm trong việc hòa đồng, đảm bảo sự cân bằng trong việc
thực hiện đầy đủ mục dích, nguyên tắc và hiến chương LHQ và luật
pháp QT, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, kh can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước, nhân quyền và quyền tự quyết của các QG
Phòng chống MT và TP về ma túy đã và đang được thực hiện trên
tình thần hợp tác đa phương, dưới sự điều hành, hỗ trợ, tài trợ của
LHQ, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng thế giới, các ngân hàng
phát triển khu vực
Các cơ quan thi hành pháp luật của các QG cũng như các cơ quan thi
hành PL quốc tế như tổ chức CS HSQT – INTERPOL, tổ chức hải
quan quốc tế,.. thường xuyên có sự phối hợp trao đổi thông tin, hợp
tác điều tra, khám phá, bóc gỡ những đường dây buôn bán, vận
chuyển ma túy xuyên quốc gia
4. Phân tích 1 vụ án cụ thể về tội phạm buôn bán ma túy có tính chất
quốc tế

VẤN ĐỀ 4: TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI QUỐC TẾ


1. Thực trạng buôn bán người trên thế giới hiện nay
1.1. Thực trạng buôn bán người trên thế giới
Mức độ phổ biến
- Theo ước tính của LHQ, hiện nay có khoảng 25tr người bị mua bán tren toàn
thế giới, trong đó có 52% là phụ nữ và 21% là trẻ em
- Buôn bán người là 1 ngành công nghiệp bất hợp pháp trị giá hàng tỷ ÚD, chỉ
sau buôn bán ma túy và vũ khí
Mục đích
- Mục đích chính của buôn bán ng là bóc lột sức lao động và tình dục
- Nạn nhân bị mua bán ng thường bị ép buộc làm việc trong các ngành công
nghiệp như may mắc, khai thác mỏ, xây dựng,nông nghiệp, dịch vụ nhà hàng,
khách sạn,,,
- Nạn nhân cũng có thể bị ép buộc kết hôn, mại dâm, hiến tạng
Xu hướng
- Buôn bán ng ngày càng trở nên tinh vi và phứctaoh
- Các đối tượng buôn ng thường sử dụng MXH và các phương thức lừa đảo mới
để tiếp cận nạn nhân
- Buôn bán người có xu hướng gia tăng ở các khu vực có xung đột, bất ổn và
nghèo khó
Hậu quả
- Buôn bán ng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, gia đình và cộng
đồng
- Nạn nhân bị mua bán ng thường phải chịu sự bóc lột,bạo hành, lạm dụng và tổn
thương tâm lý
- Buôn bán người cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của các
quốc gia
1.2. Buôn bán người việt nam
- Theo Bộ công an, trong giai đoạn 2018-2022,VN đã phát hiện 394 vụ với 837
đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm mua bán người, trong đó xử lý hình sự
386 vụ với 808 đối tượng
- Số vụ mua bán ng trong nước gia tăng và ngày càng có nhiều nạn nhân là nam
giới
- Nạn nhân bị mua bán ng thường là phụ nữ, trẻ em,ng dân tộc thiểu số, ng có
hoàn cảnh khó khắn, thiếu hiểu biết về pháp luật
- Những địa phương xảy ra nhiều vụ buôn bán người là Hà GInag, Lào Cai,
Lạng sơn, quảng ninh,HN,nghệ an,Bắc giang,...
2. Chuẩn mực quốc tế về tội phạm buôn bán người
2.1. cUQT về phòng chống buôn bán người
- Công ước liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC)
- Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán ng, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em, bổ sung TOC
- Nghị định thư về chống đưa người nhập cư trái phép bằng đường biến, đường
bộ,đường không, bổ dung TOC
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em và nghị định thư không bắt buộc về mua
bán trẻ em,mại dâm trẻ em và văn hóa phẩn khiêu dâm trẻ em bổ sung công
ước quốc tế về quyền trẻ em.
2.2. Một số nội dung cơ bản trong các văn kiện quốc tế về phòng chống buôn
bán người
2.2.1. Khái niệm buôn bán người (D3 nghị định thư)
a) Buôn bán người có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển,chuyển giao, chứa
chaaos và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa
sử dụng vũ lực hay băng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận,lừa gạt hay
lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hya
nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của 1 ng đang kiểm soát
những ng khác.Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việ cbocs lột mại dâm
nững ng khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao
động hay phục vụ cưỡng bức,nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ
sai hoặc lấy các bộ phận cơ thề
- Hành vi tuyển dungj,chuyển giao,chứa chấp nhận người
 Thủ đoạn
Đe dọa bằng vũ lực
Các hình thức ép buộc , bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực
hay vị trí dễ bị tổn thương
Cho nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một ng kiểm soát
đối với một ng khác
 Mục đích
Bóc lột vì mục đích mại dâm
Bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bước,
nô lệ
Những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hay bộ phận cơ thể
- Điều 2 nghị định tư quy định buôn bán trẻ em được hiểu là bất kỳ hành động
giao dịch mjaf qua đó trẻ em bị chuyển giao từ bất kỳ một ng hay một nhóm ng
nào hay một nhóm ng để lấy tiền hay đồ vật khác
 Như vậy theo nghị định thư bổ sung này thì buôn bán trẻ em được xác định
thông qua hai căn cứ: Hành vi và mục đích
2.2.2. Hình sự hóa
Yêu cầu hình sự hóa đối với hành vi buôn bán ng
- Yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ áp dụng những biện pháp lập pháp và
những biện pháp khác khi cần thiết để quy định những hành vi quy định tại điều
3 nghị định thư là tội phạm khi những hành vi đó có chủ đích (có mục đích và
thủ đoạn). Trường hợp đối tượng mua bán là trẻ em chỉ cần thỏa mãn hai yếu tố
về hành vi và mục đích phạm tội là thỏa mãn dấu hiệu về tội phạm
- Yêu cầu các quốc gia thanh viên sẽ áp dụng những biện pháp lập pháp và
những biện pháp khác khi cần thiết để hình sự hóa các hành vi:
+ việc tham gia như là một đồng phạm trong một hành vi phạm tội theo quy
định tại K1 D5 nghị định thư
+ Việc tổ chức hay chỉ đạo ng khác tham gia vào hành vi phạm tội theo quy
định tại k1 DD5 Nghị định thư

Yêu cầu hình sự hóa đối với hành vi có liên quan


- Yêu cầu HSH đối với các hành vi đưa ng di cư trái phép có chủ đích nhằm đạt
được trực tiếp hoặc gián tiếp lợi ích tài chính hoặc lợi ích vật chất khác (DD6
nghị định thư về chống đưa ng di cư trái phép bằng đường bộ,đg biển và đg
không). Việc phạm tội chưa đạt, đồng phạm hay tổ chức, chỉ đạo thực hiện tội
phạm trên cũng bị HSH theo yêu cầu của nghị định thư
- Yêu cầu HSH các hành vi đe dọa, hoặc có thể sẽ đe dọa cuộc sống hay sự an
toàn của những ng di cư có liên quan hoặc dẫn đến đối xử phi nhân đạo hoặc
hèn hạ, kể cả việc bóc lột những ng di cư này là tình tiết tăng nặng đối với tội
phạm được nêu
- Yêu cầu HSH hành vi tham nhũng, rửa tiền và tham gia vào tổ chức tội phạm
2.2.3. Các biện pháp tăng cường hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử
- Mở rộng quyền tài phán của QG
- Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với hành vi buôn bán ng
- Tạm giữ tài sản và các khoản thu có được từ hoạt động tội phạm
2.2.4. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người
- Bảo vệ an toàn thể chất
- Bảo vệ đời tư và nhận dạng
- Sự tham gia của nạn nhân trong tố tụng hình sự
- Tiếp cận thông tin, tư vấn và trợ giúp
- Thủ tục điều tra, xét xử nhằm bảo vệ các nạn nhân bị tổn hại
- Các biện pháp để hỗ trợ nạn nhân nhận bồi thường cho những thiệt hại đã phải
gánh chịu
2.2.5. Hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng
Quyền trở về và hồi hương
- Các QG thành viên của nghị đinh thư chống buôn bán cần xem xét áp dụng các
biên pháp để nạn nhân của TP buôn bán ng có thể ở lại trên lãnh thổ đất nước
đó tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy trường hợp cụ thể
- Các QG thành viên mà nạn nhân là công dân hay có quyền thường trú phải tạo
điều kiện và chấp nhận sự hồi hương c ủa nạn nhân mà kh bị cản trở bởi sự trì
hoãn bất hợp lý hoặc phù hợp,có cân nhắc đến sự an toàn của ng đó
Vấn đề tái hòa nhập, phục hồi
2.2.6. Hợp tác quốc tế
- Trao đổi thông tin
- Trong lĩnh vực điều tra
- Trong việc dẫn độ tội phạm
- Tương trợ tư pháp
2.2.7. Phòng ngừa tội phạm buôn bán ng
3. Quy định của PL Vn về phòng chống tội phạm buôn bán ng
3.1. Hệ thống PL VN về phòng chống buôn bán ng

VẤN ĐỀ 5: TỘI PHẠM RỬA TIỀN QUỐC TẾ


1. Khái quát tình hình tội rửa tiền
1.1. Khái quát tình hình tội rửa tiền xảy ra trên thế giới
- Đánh giá của quỹ tiền tệ quốc tế: tổng số
- Vương quốc Anh mỗi năm số tiền dc rửa khoảng 25 tỷ bảng Anh
- Liên bang Nga hàng năm khoảng 15-160 tỷ ruble – gần 6 tỷ USD
- Cộng hòa liên bang Đức theo bộ tài chính năm 2016 ước tính khoảng 108 tỷ
USD có nguồn gốc từ tội phạm
2. Khái niệm về tội phạm rửa tiền
2.1. Một số định nghĩa về tội rửa tiền
- Tội rửa tiền là toàn bộ các hoạt đọng được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp
pháp hóa tiền, TS có nguồn gốc từ tội phạm
- Rửa tiền là hành vi nhằm biến tiền ‘bẩn” – tiền phạm pháp thành tiền sạch –
tiền hợp pháp với mọi hình thức khác nhau
- Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa tiền,TS dễ bị phát hiện nguồn gốc bất hợp
pháp thành tiền,TS khó bị phát hiện nguồn gốc bất hợp pháp
Một số định nghĩa về hành vi rửa tiền
- Tổ chức FATF coi rửa tiền: là một quá trình chuyển đổi doanh thu từ cấc hoạt
động bất hợp pháp thành các nguồn vốn hợp pháp
- VN quy định về các hành vi rủa tiền tại DD324 BLHS 2015 và Luật phòng
chống rửa tiền tháng 6/2012 QUY ĐỊNH.
Khái niệm tội rửa tiền: Theo quy định tại K1 DD3 thông tư liên tịch số
09/2011/TTLT-BCA-BQP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011
hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do
ng khác phạm tội mà có và tội rửa tiền hướng dẫn
Định nghĩa hành vi rửa tiền theo các công ước quốc tế
- ĐN theo công ước Viên 1988” :D3 điểm 1b i quy định các loại hành vi rửa
tiền,có nêu: chuyển đổi hoặc chuyển giao TS khi biết rằng TS đó thu được từ
cách hành vi phạm các tội về ma túy hoặc tham gia các hoạt động đó với mục
đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tiền,ts
- ĐN theo công ước Paleemo năm 2000: D6 khuyến nghị các quốc gia quy định
thành tội phạm hình sự hành vi hợp pháp hóa TS do phạm tội mà có và rửa tiền
là hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao TS mặc dù biết rằng TS đó là do phạm
tội mà có nhằm mục đích che đậy hoặc che giấu tính chất bất hợp pháp của TS
- Công ước về tội phạm có tổ chức.. năm 2000: điều 6
- Quy định hành vi rửa tiền trong công ước PCTN năm 2003: Điều 23
 Định nghĩa chung khái quát về tội rửa tiền:
 Rửa tiền là hành vi xử lý – bằng các phương thức khác nhau về tiền, tài sản
do phạm tội mà có nhằm che đậy nguông gốc bất hợp pháp của chúng, tạo ra
một vẻ bên ngoài hợp pháp cho những món lợi thu được một cách bất chính
từ hành vi phạm tội
 Rửa tiền về bản chất là hành vi nhằm hợp pháp hóa tiền,TS do phạm tội mà
có từ chỗ dễ bị phts hiện thành số tiền, TS khó bị phát hiện
2.2. Đặc điểm của tội phạm rửa tiền
- Đối tượng của tội phạm là tiền,TS có được do phạm tội mà có dưới bất kì hình
thức nào
- Tội rửa tiền mang tính phái sinh
Tội phạm trước (nguồn) là tiền đề phát sinh hành vi rửa tiền, kh có tội phạm
nguồn thì k có tội rửa tiền
 Buôn bán người
 Buôn bán ma túy, vũ khí
 Buôn lậu các hàng hóa khác
 Tham nhũng và hối lộ
 Trốn thuế - làm và buôn bán tiền giả...(khuyến nghị của FATF có 20 loại
tội phạm nguồn)
- Tội rửa tiền có mục đích nhằm hợp pháp hóa số tiền,TS bất hợp pháp bằng các
hình thức khác nhau..
 Người phạm tội biết rõ nguồn tiền, TS do phạm tội mà có
 Thực hiện mọi hình thức nhằm chuyển đổi, xóa bỏ, hợp pháp hóa nguồn
gốc tiền,TS do phạm tội mà có
 Lỗi của ng phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp
- Tội rửa tiền có tính chất kinh tế:
 Rửa tiền kh chỉ xâm phạm trật tự coogn cộng trong hoạt động tài chính
mà còn mang tính chất kinh tế
 ảnh hướng đến hoạt động tài chính,kinh tế TG,làm suy yếu các tổ chức
tài chính
 ảnh hưởng đến quá trình đầu tư nước ngoài
 Lợi ích kinh tế là một trong động cơ phạm tội rửa tiền
- Tội rửa tiền có nhiều khả năng mang tính chất xuyên quốc gia
 Tội rửa tiền là loại t ội phạm mềm, dễ dàng xuyên quốc gia, luôn gắn
liền với các loại tội phạm nguồn như buôn lậu,ma túy,.. nhất là thông
qua hệ thống ngân hàng các quốc gia và ngân hàng thế giơi
 Mục đích che giấu nguồn gốc, bản chất của nguồn tiền và TS do phạm
tội mà có, cho nên nếu giao dịch xuyên quốc gia thì có thể dễ che giấu
nguồn gốc bất hợp pháp hơn
2.3. Các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm rửa tiền
2.3.1. Tác hại của tội phạm rửa tiền
- Xâm hại đến trật tự công cộng trong cộng đồng quốc tế, nhất là lĩnh vực hoạt
động tài chính. Đây chính là hành vi che giấu bản chất bất hợp pháp của nguồn
tiền, TS
- Xâm phạm trật tự kinh tế thế giới,làm suy yếu các tổ chức tài chính quốc tế
- Làm tăng nguy cơ phát sinh tội phạm khác
- Làm ảnh hưởng đến kế hoạch tái thiết các khu vực khác nhau của TG, nhất là
các nước đang phát triển,các khu vực thiên tai, chiến tranh,..của LHQ
Một số dạng hành vi khách quan chủ yếu trong các công ước quốc tế
- Che đậy hoặc làm thay đổi bản chất đích thực, nguồn gốc, nơi cất giữ, việc định
đoạt, vận chuyển của tài sản... mặc dù biết rằng TS do phạm tội mà có
- Mua, cất giữ hoặc sử dụng TS mặc dù vào thời điểm nhận được TS biết rằng TS
đó do phạm tội mà có
- Tham gia hỗ trợ,xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện mọi hình thức
liên kết, thỏa thuận nhằm thực hiện các loại hành vi rửa tiền nêu trên..
2.3.2. Một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm rửa tiền
- Khái quát chung của quy trình rửa tiền thông qua hệ thống tài chính
 Nhập tiền vào hệ thống kinh tê,s tài chính với các hình thức, lý do khác
nhau (tiền do phạm tội mà có)
 Quay vòng...trộn lẫn.... (gồm cả tiền thu nhập hợp pháp và bất hợp pháp),
qua nhiều ngân hàng, quy trình khác nhau
 Hội nhập số tiền đã rửa quay về với ng, TC rửa tiền ban đầu
- Các thủ đoạn rửa tiền phổ biến
o Rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
o Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài
o Rửa tiền thông qua các hình thức đánh bạc, các trò chơi khác...
o Rửa tiền thông qua thị trường chứng khoán
o Rửa tiền thông qua sử dụng thẻ tín dụng
o Rửa tiền thông qua ng lao động ở nước ngoài
o Các thủ đoạn khác
VÍ DỤ thủ đoạn rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “giao dịch ngầm”
- Rửa tiền thông qua giao dịch tài chính bất hợp pháp xuyện quốc gia “giao dịch
ngầm”
Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các
ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn,bí mật hơn các ngân
hàng hợp pháp. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa
ngân hàng và bạn hàng. Nơi rửa tiền thường những quốc gia đang thu hút đầu
tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua
ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến
Oử VN ... chuyển tiền qua điện thoại..
2.3.3. Chủ thể của tội phạm rửa tiền
- Cá nhân: ng có hành vi rửa tiền, chủ yếu bao gồm:
 Doanh nhân
 Các chính trị gia
 Ng liên quan đến buôn lậu, buôn bán ma túy, vũ khí
 Nhóm đối tượng hoạt đọng khủng bố, tài trợ khủng bố
Hiện nay những cá nhân thực hiện TP nguồn đồng thời có hành vi rửa tiền thì các
nước trên TG hiện có hai quan điểm xử lý : xử về một tội phạm nguồn hoặc xử về tội
phạm nguồn và tội ruwqar tiền.l VN theo quy định điều 324 BLHS 2015 sẽ xử lý theo
nguyên tắc nhiều tội
- Pháp nhân
Theo công ước Paleemo (điều 10) quy định các cơ uqan, tổ chức, DN có thể bị
truy cứu TNHS
2.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm rửa tiền
- Lỗi cố ý: ng phạm tội nhận biết rõ tiền, tài sản do pham tội mà có hoặc có cơ sở
để biết tiền, TS do ng khác phạm tội mà có
- Mục đích nhằm che giấu nguồn gốc của tiền, TS do phạm tội mà có. Đây là dấu
hiệu bắt buộc, Nếu kh có mục đích che giấu, hợp pháp hóa tiền, TS do phạm tội
mà có thì kh có tội rửa tiền
3. Tội rửa tiền ở VN
3.1. Tình hình tội rửa tiền ở VN
- ở VN năm 2012 ngân hàng Nn báo cáo có 51000 giao dịch đáng ngờ và đã
chuyển cơ quan công an 160 vụ với số tiền 50.900 tỷ đồng
- thủ đoạn mới: rửa tiền thông qua mở thẻ VISA Debit ở VN mang sang nước
ngoài rút tiền, sử dụng kỹ thuật số bitcoin để rửa tiền
- từ 2013 – 2018 cục PCRT của ngân hàng Nn tiếp nhận khoảng 6000 giao dịch
đáng ngờ hiện đang lưu trư 250tr giao dịch của khoảng 11tr khách hàng
3.2. tính tương thích giữa LHSVN quy định về tội phạm rửa tiền và các
coogn ước QT
- điều 324 BLHS 2015
- Mặt khách quan
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính ngân hàng
Sử dụng tiền, TS của mình do phạm tội mà có tiến hành hoạt động kinh doanh
Sử dụng tiền, TS của ng khác có cơ sở để biết do phạm tội mà có để tiến hành
các hoạt động KD
4. Một só giái pháp phòng ngừa tội rửa tiền
4.1. Hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tội rửa tiền
4.2. Thực hiện các khuyến nghị trong các công ước quốc tế
Một số giài pháp cụ thể

You might also like