Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VIẾNG LĂNG BÁC

MỞ BÀI: NHƯ TRONG VỞ + HCST


THÂN BÀI: Nếu phân tích những khổ sau, phải tóm tắt khổ trước.
Ngày hôm ấy, tác giả đã ra tới nơi, Viễn Phương đã dạt dào cảm xúc. Mở đầu bài thơ
chính là cảm xúc của tác giả khi đứng trước hàng tre quanh lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Cách xưng hô “Con-Bác” đây là một cách xưng hô rất thân mật, thân thiết. Giống như một
đứa con đi xa lâu lâu mới về gặp lại. Tác giả kính trọng Bác như người cha ruột của mình.
Tác giả dưng từ “thăm” thay cho từ “viếng” để thấy sự khác biệt. Trong tâm trí của tác giả
thì Bác vẫn còn sống mãi. Bên cạnh đó Viễn Phương còn khéo léo chọn hình ảnh cây tre,
tạo nên hình ảnh thân thuộc của đất nước để mở rộng bài thơ hơn. Nhắc đến hình ảnh cây
tre, ta lại nghĩ tới đất nước, tới dân tộc Việt với bao đức tính cao quý: bất khuất, kiên
cường,đầy ý chí mạnh mẽ. Hàng tre đứng trước bão táp mưa sa, vẫn nghiễm nhiên đứng
sừng sững tượng trưng cho hình ảnh con người con người kiên cường bất khuất trước khó
khăn gian khổ
Tâm trạng lâng lâng và bồi hồi xúc động, Viễn Phương vẫn từ từ tiến vào gần lăng Bác
hơn. Không chỉ nhìn thấy hàng tre mà Viễn Phương còn nhìn thấy hình ảnh mặt trời:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Hình ảnh “mặt trời “ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên và hình ảnh “mặt trời” thứ hai là
Bác Hồ. Bác chính là ánh mặt trời sáng chói của dân tộc Việt Nam. Vào lúc dân tộc ta bế
tắc nhất, sắp rơi vào tình trạng bi đát nhất, chính Bác Hồ đã tìm ra lí tưởng Cách Mạng và
soi sáng co cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, Bác không khác gì ánh mặt trời sáng chói của dân
tộc ta. Chính vì thế dù đã đi xa nhưng mọi người vẫn nhớ về Bác ngày nào cũng như ngày
nào những người con từ khắp mọi miền tổ quốc với những bộ trang phục đẹp chậm dãi
tiến về phía lăng Bác giống như một “tràng hoa” nghệ thuật ẩn dụ dòng người với không
khí trang nghiêm thành kính đều hướng về phía lăng Bác với lòng thành kính biết ơn. Với
sự quan sát tinh tế, Viễn Phương nhận thấy “ngày ngày” đều có dòng người vào lăng
viếng Bác. Họ luôn nhớ về Bác với lòng thành kính và tôn trọng nhất. Bao nhiêu đó sự
biết ơn, vẫn chưa thể nào diễn tả hết được công lao to lớn như sống như suối của Bác dành
cho dân tộc Việt Nam. Bác chính là ánh “mặt trời” là người mở đường tiên phong cho dân
tộc ta. Với hình ảnh tả thực và ẩn dụ, Viễn Phương đã giúp hình ảnh Bác cành rõ nét càng
đáng kính.
Khi dạo một vòng ngoài lăng Bác đã làm Viễn Phương xúc động như thế. Liệu rằng khi
vào lăng viếng Bác thì cảm xúc của tác giả sẽ như thế nòa?
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Giữa bộn bề tâm trạng, ngay giờ phút thiêng liêng ấy, Viễn Phương đã tận mắt nhìn thấy
Bác thật xúc động. Viễn Phương nhìn thấy “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Cách dùng
từ “giấc ngủ” chính là cách nói giảm nói tránh rất tài tình. Tác giả muốn Bác vẫn sống mãi
với tất cả người dân Việt Nam. Bác vẫn luôn sống dõi theo sự trưởng thành của đất nước.
Ngắm nhìn Bác mà nhà thơ lại xúc động khi nghĩ đến những năm tháng đất nước còn
chiến tranh Bác có nhiều đêm không ngủ “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Giờ đây đất
nước thống nhất Bác mới có “giấc ngủ bình yên”. Người nằm đó mà xung quanh là ánh
sáng trong trẻo của vầng trăng. Vầng trăng trên trời cao kia cũng đi vào trong lăng soi
sáng nơi Người yên nghỉ. Dường như giữa người và thiên nhiên bao giờ cung có sự giao
hòa trăng đã trở thành đề tài trong thơ Bác và trở thành người bạn tri kỉ. Hay vầng trăng
kia là chỉ Bác người có tâm hồn trong sáng thanh cao. Hình ảnh “trời xanh” là một hình
ảnh ẩn dụ, dẫu biết trên cõi đời này đều phải trải qua sinh tử, có sinh sẽ có tử những vẫn
“nghe nhói ở trong tim”.
Yêu thương và xúc động nhiều như thế, lại nghĩ ngày mai phải rời xa nơi yêu thương dạt
dào này không khỏi làm Viễn Phương nghẹ ngào xúc động. Đây không phải là quê hương
của tác giả nhưng nơi này có Bác, có sự yêu thương mà tất cả mọi gười đặt vào thì cũng
chính là quê hương thứ hai của tất cả chúng ta:
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quang lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Cụm từ “thương trào nước mắt” đã thật sự làm người ta xúc động, Viễn Phương đã gửi lại
nơi này biết bao tình yêu thương. Ông không biết khi nào sẽ trở lại nơi đây, sẽ vào lăng
viếng Bác như thế này nữa, nghĩ đến đây đã làm tác giả rất đau lòng. Viễn Phương muốn
làm con chim để dâng tiếng hót hay nhất của mình nơi lăng Bác, muốn làm bông hoa để
khoe hương khoe sắc làm đẹp nơi Bác yên nghỉ, muốn làm cây tre để đứng canh cho giấc
ngủ của Người. Nghệ thuật ẩn dụ con chim, cành hoa, cây tre nhằm để chỉ nhà thơ Viễn
Phương người muôn hóa thân vào những gì nhỏ bé nhưng đẹp đẽ để được gần gũi nơi Bác
yên nghỉ. Điệp ngữ “muốn làm” điệp cấu trúc điệp cách phô diễn càng làm cho những ước
nguyện chân thành tha thiết. Tác giả muốn được ở đây cạnh Bác mãi, muốn được gần gũi
với Bác mãi. Liệu ước mơ giản dị ấy có thực hiện được không hay mãi mãi cũng chỉ là
ước mơ?
NGHỆ THUẬT
KẾT BÀI

You might also like