phần 1 CNXH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA

ĐÌNH

I. Sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình:

Gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đã có nhiều biến đổi để sánh bước cùng thời đại. Cụ thể, thông qua cuộc
vận động sinh đẻ có kế hoạch trong những năm 1980, 1990 nói riêng và các chính
sách đúng đắn khác của nhà nước nói chung cùng với phong trào du nhập văn hóa
phương Tây,… phần lớn gia đình ở Việt Nam đã chuyển từ “gia đình truyền thống” -
gia đình với nhiều thế hệ chung sống theo quan hệ huyết thống sang kiểu “gia đình
đơn” hay “gia đình hạt nhân”, nơi chỉ có thế hệ bố mẹ và con cái sống trong cùng gia
đình. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển toàn diện và vượt bậc của Đất nước, mọi công
dân ngày nay đều có cơ hội thử sức trong nhiều lĩnh vực, xã giao và kinh tế của gia
đình không còn là trọng trách của riêng đàn ông, giáo dục con cái và việc nhà cũng
không chỉ là việc của phụ nữ. Cũng chính vì sự thay đổi về các góc nhìn, nhận định
truyền thống này mà xã hội ngày nay đã xuất hiện khái niệm “gia đình đơn thân”, gia
đình vắng mặt người cha hoặc người mẹ.

Nhìn chung, đây vẫn là một chuyển biến tích cực. Ngoài việc khó duy trì một số
truyền thống gia đình như nghề gia truyền; mối liên hệ, gắn kết giữa các thành viên,…
thì sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình - “gia đình quá độ” mang lại tự do cá
nhân, bình đẳng nam nữ và góp phần đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa
Đất nước.

II. Tham khảo:

1. Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 -
2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và Giới, Hà Nội.

2. Lê Ngọc Văn (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.

You might also like