Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MÔN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN TỘI PHẠM

LỚP DS46A2

BÀI THẢO LUẬN LẦN 3

NHÓM 4
MỤC LỤC
I. NHẬN ĐỊNH:..........................................................................................................................1
28. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150 BLHS)..........1
36. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là dấu hiệu định
khung của Tội giết người (điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS).................................................1
38. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là dấu hiệu định tội của Tội
bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).....................................................1
40. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao
động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc người lao động của
các cơ quan Nhà nước.............................................................................................................1
44. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội vi
phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS)...............................................................2
46. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định
trong cấu thành Tội loạn luân (Điều 184 BLHS)....................................................................2
II. BÀI TẬP:...............................................................................................................................2
Bài tập 17:...............................................................................................................................2
Bài tập 18:...............................................................................................................................4
Bài tập 20:...............................................................................................................................6
I. NHẬN ĐỊNH:
28. Mọi hành vi mua bán người đều cấu thành Tội mua bán người (Điều 150
BLHS).
- HVI MUA BÁN NGƯỜI NẾU NẠN NHÂN LÀ NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THÌ K
CẤU THÀNH TỘI TẠI Đ150 MÀ CẤU THÀNH TỘI Đ151 (CHÚ Ý MUA BÁN
NGƯỜI DƯỚI 16T VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO)
- MUA BÁN NGƯỜI ĐỂ LẤY BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI => TRÊN THỰC TẾ
CHƯA LẤY ĐƯỢC => Đ150 OR 151 NẾU DƯỚI 16
- MUA BÁN NGƯỜI ĐỂ LẤY BP CƠ THỂ NGƯỜI=> ĐÃ LẤY ĐƯỢC (XẢY RA
2 TRƯỜNG HỢP:
+ NẾU LẤY NHƯNG K GẮN VS SỰ SỐNG CỦA CON NGƯỜI: Đ150 (CHẮC
CHẮC SẼ GÂY RA THƯƠNG TÍCH NHƯNG THƯƠNG TÍCH ĐẾN ĐÂU XỬ LÝ
ĐỊNH KHUNG ĐẾN ĐÓ)
+ LẤY ĐC RỒI NHƯNG GẮN VS SỰ SỐNG (MUA ĐỨA BÉ VỀ, SAU ĐÓ MỔ
LẤY TIM GHÉP VÀO TIM CON MÌNH): TỘI GIẾT NGƯỜI (TÌNH TIẾT ĐỊNH
KHUNG LẤY BỘ PẬN TẠI ĐIỀU 123 - 150 BỊ HÚT VÀO 123)
Nhận định sai.
- Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 BLHS có dấu hiệu pháp lý về đối
tượng tác động là người từ 16 tuổi trở lên không phụ thuộc vào giới tính. Nên nếu
hành vi mua bán người với đối tượng tác động là người dưới 16 tuổi thì sẽ cấu thành
Tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 BLHS chứ không phải là
Tội mua bán người ở Điều 150 BLHS.
36. Hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác chỉ được quy định là dấu
hiệu định khung của Tội giết người (điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS).

NGOÀI RA CÒN LÀ TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG TĂNG NẶNG CỦA TỘI Đ150
VÀ Đ151.

- Nhận định sai.


- Vì hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể của người khác không chỉ được quy định là
tình tiết định khung của Tội giết người tại điểm h khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 mà
hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người còn được cấu thành một tội phạm riêng biệt
đó là Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người được quy định tại khoản
1 Điều 154 BLHS 2015 như sau: “1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ
phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
1
38. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là dấu hiệu định
tội của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS). (LUÔN
LUÔN LÀ DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI NHƯNG CÓ CẤU THÀNH TỘI ĐÓ HAY
KO THÌ PHẢI XEM CÁC DẤU HIỆU KHÁC)
K CHỈ DẤU HIỆU CỦA TỘI NÀY MÀ CÒN TỘI KHÁC.
157 KHÁC 153 (157 CÓ HÀNH VI BẮT GIỮ VÀ GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP
LUẬT. 153 CŨNG CÓ TUY NHIÊN PHẢI KẾT HỢP NẠN NHÂN DƯỚI 16, MỤC
ĐÍCH K TRẢ LẠI ĐỨA BÉ.
HÀNH VI BẮT GIỮ VÀ GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT NẾU NHẠN NHÂN
LÀ DƯỚI 16T VÀ KO MUỐN TRẢ LẠI PẠM 153, NẾU CÓ HÀNH VI… TUY
NHIÊN CHỦ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI LÀ NG CÓ CHỨC VỤ QUYỀN HẠN
VÀ SỬ DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN ĐỂ BẮT GIỮ VÀ GIAM NG TRÁI PHÁP
LUẬT THÌ 377)
- Nhận định đúng
- Theo khoản 1 điều 157 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
“Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật bên cạnh việc là dấu hiệu định tội của
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 157 BLHS 2015 sửa
đổi, bổ sung 2017 mà còn là dấu hiệu định tội của Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
theo điều 153 và Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật
theo Điều 377 của bộ luật này. Do đó nhận định trên là đúng
40. Đối tượng tác động của Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải
người lao động trái pháp luật (Điều 162 BLHS) chỉ là công chức, viên chức hoặc
người lao động của các cơ quan Nhà nước.

ĐIỂM B CHỈ NÓI ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG LÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG, MÀ THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG THÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ LÀM
VIỆC Ở CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC HOẶC CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC NGOÀI
NHÀ NƯỚC.

- Nhận định sai.

- Điều 162 BLHS 2015 không chỉ rõ đối tượng tác động ở đây chỉ là mỗi công chức,
viên chức hoặc người lao động của các cơ quan Nhà nước mà đang đề cập đến tất cả
mọi công chức, viên chức và người lao động nói chung. Tức đối tượng tác động của

2
tội phạm này còn bao hàm người lao động của tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau.
44. Mọi trường hợp đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu
thành Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 BLHS)

PHẢI THỎA 1 TRONG 2 ĐIỀU KIỆN THÌ MỚI CẤU THÀNH TỘI, CÒN KO
THỎA 1 TRONG 2 ĐK THÌ KO CẤU THÀNH.

- Nhận định sai.

- Theo quy định tại Điều 182 của BLHS 2015, Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
còn cần các dấu hiệu khác chẳng hạn như ở khung hình phạt thứ nhất là “Làm cho
quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” hoặc “Đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Do đó, không phải mọi trường hợp đang
có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác đều cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ,
một chồng tại Điều 182 của BLHS 2015 mà cần phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện
luật quy định.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 182 BLHS 2015.
46. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy
định trong cấu thành Tội loạn luân (Điều 184 BLHS).

ĐIỀU 184 (LÀ GIAO CẤU CHỈ NAM VỚI NỮ) HẸP HƠN 141,145

NẾU TRONG TH GIAO CẤU THUẬN TÌNH NHƯNG NẠN NHÂN LÀ NGƯỜI
DƯỚI 13T CÓ CÙNG DÒNG MÁU TRỰC HỆ THÌ CẤU THÀNH TỘI HIẾP DÂM
NG DƯỚI 16T 142, TH GIAO CẤU THUẬN TÌNH VỀ TRỰC HỆ NHƯNG NẠN
NHÂN LÀ NGƯỜI ĐỦ 18 HOẶC TỪ ĐỦ 16 ĐẾN DƯỚI 18 THÌ CẤU THÀNH
ĐIỀU 145 THÊM TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG LOẠN LUÂN.

- Nhận định sai

- Theo quy định của BLHS 2015, ngoài Tội loạn luân quy định tại Điều 184 thì hành
vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi có cùng dòng máu trực hệ hoặc giữa anh
chị em cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha thì có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại khoản 4 Điều 142 nếu
nạn nhân dưới 13 tuổi hoặc Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại điểm c khoản 2 Điều 145 nếu nạn nhân từ
đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
- Cơ sở pháp lý: Điều 142, 145 BLHS.
3
II. BÀI TẬP:
Bài tập 17:
A và B là đồng nghiệp và có mâu thuẫn với nhau. Do tính cách khác biệt nên hai người
không mấy ưa nhau. Trong một cuộc nhậu A và B cãi nhau, A cầm cổ chai bia đập bể
một phân, dùng phần còn lại đâm vào người của B. B bị thương nặng đưa vào bệnh
viện cấp cứu và phải điều trị ở bệnh viện mất 15 ngày. Khi ra viện, B mua một con dao
có chiều dài 15cm và rộng 1,5cm. Sau 3 ngày tìm kiếm, B phát hiện ra A đang ngồi
uống cà phê cùng với hai người bạn, lưng ngồi quay ra đường. B lao đến bất ngờ đâm
một nhát vào bả vai A rồi bỏ chạy. A được cấp cứu vào bệnh viện nhưng sau 5 ngày
thì chết. Kết luận giám định pháp y xác định A chết do bị tràn khí phổi vì mũi dao đâm
vào đầu đỉnh phổi phải.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của B có phạm tội không? Tại sao?

Trả lời:

PHÂN BIỆT GIỮA CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH DẪN ĐẾN HẬU QUẢ CHẾT
NGƯỜI (HỖN HỢP LỖI – ĐÂM VÀO NHỮNG CHỖ KO NGUY HIỂM NHƯNG
CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC DẪN ĐẾN CHẾT – KO ĐƯA KHÁCH THỂ LÀ XÂM
PHẠM VÀO TÍNH MẠNG MÀ CHỈ LÀ SỨC KHỎE ) VÀ GIẾT NGƯỜI: (DỰA VÀO
HÀNH VI)

LỖI HỖN HỢP: LÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ CỦA NHIỀU NGƯỜI

HỖN HỢP LỖI: CỐ Ý HÀNH VI, VÔ Ý VỚI HẬU QUẢ - KO BIẾT HẬU QUẢ ĐÓ
XẢY RA CHỨ KO PẢI KO MONG MUỐN – A NHẬN THỨC HÀNH VI CHÉM
VÀO VAI LÀ HVI NGUY HIỂM DẪN ĐẾN THƯƠNG TÍCH NHƯNG HẬU QUẢ
CHẾT NGƯỜI LẠI XẢY RA.

Tội danh đối với hành vi của A là Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134
BLHS 2015

- Xét thấy hành vi của A đã thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý của tội danh này như
sau:

+ Về mặt khách thể: khách thể trực tiếp của tội này là quyền được bảo vệ sức khỏe và
đối tượng tác động của anh B: anh A.

+ Về mặt khách quan:

▪ Hành vi: B lao đến bất ngờ đâm một nhát vào bả vai A

4
▪ Hậu quả: A bị thương và sau 5 ngày cấp cứu A chết do bị tràn khí phổi vì mũi dao
đâm vào đầu đỉnh phổi phải

▪ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: việc B đâm vào vai của A với mũi
dao đâm vào đầu đỉnh phổi phải gây tràn khí phối là nguyên nhân trực tiếp làm cho A
bị thương và dẫn cái chết của A.

+ Về mặt chủ quan: Xét thấy, B đã chuẩn bị phương tiện nguy hiểm là con dao với
chiều dài 15cm và rộng 1,5cm, với kích thước của con dao thì chỉ có thể gây thương
tích cho A và hành vi tìm kiếm A của B với mục đích trả thù nên B đã có đủ nhận thức
về hành vi phạm tội của mình. Về vị trí tác động thì vai là bộ phận ít nguy hiểm, cho
thấy trong khi tấn công nạn nhân thì anh B hoàn toàn nhận thức rõ được hành vi của
mình sẽ làm nạn nhân bị thương và nhận thấy được hậu quả, mong muốn hậu quả đó
xảy ra. Do đó, hành vi của anh B là lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 BLHS 2015).
Còn việc A chết do mũi dao đâm vào đỉnh phổi thì B có lỗi vô ý do quá tự tin vì cho
rằng có thể ngăn chặn được hậu quả chết người.

+ Về mặt chủ thể: Vì đề không đề cập đến độ tuổi của anh B nên mặc định rằng B đã
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật và hoàn toàn có đủ năng lực nhận thức,
nên B thỏa mãn các điều kiện về chủ thể của tội danh này.

Qua phân tích các mặt cấu thành tội phạm, ta có thể thấy việc B cố ý chuẩn bị và thực
hiện hành vi phạm tội nhằm gây thương tích cho A.

Bài tập 18:


A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn. B thấy
gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi đừng bắn
nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và đáp lại: “Mày
chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”. Nói xong, A bóp cò, không
ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.
Anh (chị) hãy xác định A phạm tội gì nếu:
Trả lời:
Câu b Câu c
Câu a
Nạn nhân bị thương với Nạn nhân bị thương
Nạn nhân chết tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương
41% cơ thể 21%

Chủ thể A là chủ thể thường (là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng

5
lực chịu trách nhiệm hình sự).

Khách
Quyền được sống của Quyền được bảo vệ về Quyền được bảo vệ về
thể trực
con người sức khỏe sức khỏe
tiếp
Khách
thể Đối
tượng
Người bẻ măng
tác
động

+ Lý trí: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội: A biết rõ việc bóp cò là nguy hiểm và
có thể dẫn đến hậu quả chết người, vì trước đó B (người đi cùng) thấy gần
đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thôi đừng
bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”.

+ Ý chí: Hậu quả chết người có thể xảy ra.


Mặt chủ quan
A không mong muốn hậu quả người bẻ măng chết: “A không ngờ đạn trúng
vào người bẻ măng.”

Quá tự tin rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được: “Mày
chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”.

Li ca A trong tình hung này là li vô ý vì quá t tin. (Khon 1 iu 11 BLHS)

Mặt
Thể hiện dưới dạng hành động: “A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và đáp
khách
Hành vi lại: “Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả. Nói
quan
xong, A bóp cò, không ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.”

Nạn nhân bị thương với Nạn nhân bị thương


Hậu
Nạn nhân chết tỷ lệ tổn thương cơ thể với tỷ lệ tổn thương
quả
41% cơ thể 21%

Mối Hành vi bắn súng của A Hành vi bắn súng của


Quan hệ nhân quả đơn
quan hệ đã làm người bẻ măng bị A đã làm người bẻ
trực tiếp: Hành vi bóp cò
6
của A dẫn đến đạn trúng
nhân tổn thương cơ thể với tỷ măng bị tổn thương
vào người bẻ măng và
quả lệ 41%. cơ thể với tỷ lệ 21%.
làm cho người bẻ măng
chết.

Do hành vi của A là vô ý Do hành vi của A là


gây thương tích và tỉ lệ vô ý gây thương tích
thương tổn mà người bẻ và tỉ lệ thương tổn mà
măng phải chịu là 41% người bẻ măng phải
Cấu thành tội vô ý làm (đủ điều kiện để cấu chịu là 21% (chưa đạt
Kết luận chết người, quy định tại thành Tội vô ý gây đến mức tối thiểu
Điều 128 BLHS 2015 thương tích theo Điều 31% để cấu thành tội
138 BLHS 2015) → A Vô ý gây thương tích
phạm tội vô ý gây theo Điều 138, BLHS
thương tích, quy định tại 2015) → A không
Điều 138 BLHS. phạm tội.

Bài tập 20:


Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con chung. Ông
M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ của M và H
cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thành địa ngục khi bà
biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với người vợ
này.
Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ đơn
xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn ác, hôm nay là
sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần đơn chi
hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi đã quyết
vậy rồi.
Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một chữ ký của bà vô tờ
đơn gửi tòa thôi”.
Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon
mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ông M ngồi và thành cửa sổ là 5 m. Bà
H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết (Nhà ông M và bà H ở
tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm giữ ông M để làm rõ
cái chết của bà H
Anh (chị) hãy xác định hành vi của M có phạm tội không? Tại sao?
7
Trả lời:

KO THỂ BỨC TỬ 130 VÌ: THỎA HVI, TỰ SÁT PẢI DO CHÍNH HÀNH VI ĐÓ –
CÓ MQH NHÂN QUẢ, KO CÓ THƯỜNG XUYÊN ỨC HIẾP, ĐÁNH ĐẬP NÊN
KO THỎA HVI,
KO THỂ 182 VÌ: CÓ 2 DẠNG HVI: DẠNG 1 KẾT HÔN TRÁI PL, DẠNG 2
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG – CÔNG KHAI HOẶC BÍ MẬT (CÔNG KHAI
VS MN, BÍ MẬT VS VỢ CON, CÓ CON CHUNG, CÓ TÀI SẢN CHUNG) =)
CHƯA ĐỦ HVI
KO THỂ 132: ĐỨNG TRÊN CỬA SỔ LÀ CHƯA NGUY HIỂM NHA, NHẢY
XUỐNG NHƯNG BẤU VÀO CỬA ĐC KÊU CỨU THÌ MỚI 132
=> M KHÔNG PHẠM TỘI
Ông M phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng theo quy định tại Điều 132 BLHS 2015.
Xét thấy hành vi của ông M đã thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý của tội danh này như
sau:
- Khách thể: quyền được sống của bà H, đối tượng tác động: con người (bà H vợ
ông M - quan hệ hôn nhân).
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: ông M có hành vi không ngăn cản, cứu giúp bà H khi bà H leo lên thành
cửa sổ đang mở sẵn với ý định tự tử dù ông M chỉ cách thành cửa sổ 5m (không
hành động phạm tội).
+ Hậu quả: bà H nhảy lầu tự sát và chết tại chỗ.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: vì ông M có hành vi không ngăn
cản, cứu giúp bà H khi biết bà có ý định tự sát là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu
quả bà H tuyệt vọng nhảy lầu tự tử dẫn tới tử vong.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý gián tiếp.
+ Lý trí: ông M nhận thức được việc bà H đứng trên thành cửa sổ định nhảy xuống
là nguy hiểm, thấy trước được hậu quả là bà H có thể tử vong.
+ Ý chí: ông M thấy trước được hậu quả nhưng ông không ngăn cản để mặc cho
hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: vì đề không đề cập rõ nên mặc định ông M là người có đầy đủ năng
lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

8
- Kết luận: ông M thỏa mãn hết các dấu hiệu cấu thành tội phạm Tội không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều
132 BLHS 2015.

You might also like