CON LẮC ĐƠN - LÊ THỊ LƯƠNG UYÊN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: CON LẮC ĐƠN

Thời gian: 2 tiết (90 phút)


Sĩ số lớp: 30 học sinh

I - MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Chuyển động qua lại quanh 1 VTCB được gọi là dao động cơ
- Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hoặc
sin) của thời gian.
- Phương trình của dao động điều hòa là x=Acos(ωt+φ), trong đó: x là li độ; A là
biên độ; φ là pha ban đầu.
- Chu kì là khoảng thời gian ngắn nhất để vật thực hiện được 1 dao động.
- Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây. Tần số góc là đại lượng
được xác định bằng công thức 2π/T hoặc 2πf.
- Sự chuyển hoá động năng và thế năng. Cơ năng là đại lượng bảo toàn.

2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Giáo tiếp và hợp tác: tích cực lắng nghe, phản hồi, trao đổi với các bạn trong
nhóm, trình bày được ý kiến cá nhân hoàn thiện sản phẩm nhóm
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập, chủ động, tự
nghiên cứu tài liệu để thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân, nhiệm vụ nhóm
b) Năng lực vật lí
- Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được 1 số ví dụ
đơn giản về dao động tự do.
- Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin ( tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình
vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch
pha.
- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để
mô tả dao động điều hoà.
- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự
chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà.

3. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: trong hoạt động cá nhân, trong hoạt động nhóm, có trách nhiệm
tích cực hoàn thiện sản phẩm nhóm theo yêu cầu giáo viên
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
1
- SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy, Phiếu học tập (Phụ lục)
- Bộ dụng cụ thí nghiệm: một vật nặng hình cầu có móc treo, dây cước, thước đo góc,
băng dính, giá thí nghiệm
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Học sinh
- Vở ghi, sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu
- Nhận biết được các chuyển động dao động trong cuộc sống, từ đó xác định được
vấn đề của bài học.
b, Nội dung
- Học sinh quan sát thí nghiệm và các ví dụ
- Học sinh thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập
c, Sản phẩm
- Dao động cơ là chuyển động qua lại quanh 1 vị trí cố định
- Dao động cơ có thể tuần hoàn hoặc không tuần hoàn
- Dao động tuần hoàn đơn giản nhất: dao động điều hòa
d, Tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu và bố trí thí nghiệm con lắc lò xo hoặc con lắc đơn như sau:

- GV cho HS xem video về dao động con lắc đồng hồ, dao động của lá cây và đưa
ra nhiệm vụ học tập chỉ ra các đặc điểm của dao động trên, chỉ ra vị trí cân bằng.
- GV yêu cầu HS chỉ ra điểm khác nhau giữa dao động của con lắc đồng hồ với
dao động của lá cây hay chiếc thuyền trên mặt nước
2
- GV yêu cầu các HS thảo luận và xung phong trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát thí nghiệm
- HS làm việc nhóm đôi, thực hiện thí nghiệm và thảo luận mô tả hiện tượng quan
sát được trong thí nghiệm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi lần lượt các nhóm nêu hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm và gọi
đại diện của 03 nhóm giải thích.
Câu trả lời dự kiến: Ở các thí nghiệm trên, vật dao động qua lại quanh 1 vị trí
cố định. Vị trí ấy gọi là vị trí cân bằng.
Điểm khác nhau: dao động của con lắc đồng hồ là dao động tuần hoàn, trong khi
dao động của lá cây hay chiếc thuyền trên mặt nước là dao động không tuần
hoàn.
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời và thống nhất dao động trên đều là dao động cơ
- GV dẫn dắt HS vào bài: “Hình ảnh con lắc các bạn quan sát được là hình ảnh dao
động tuần hoàn, có những dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác
nhau, dao động đơn giản nhất là dao động điều hòa. Chúng ta hãy cùng đi vào bài
học ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về loại dao động này”
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Khảo sát quy luật dao động của con lắc đơn
a. Mục tiêu
- Thảo luận nêu phương án thí nghiệm để vẽ đồ thị dao động của con lắc đơn
- Thực hiện thí nghiệm và rút ra quy luật dao động điều hòa: Dao động điều hòa là
dao động trong đó đồ thị li độ - thời gian của vật là đường hình sin (cos)
b, Nội dung
- HS Thảo luận nêu phương án và thực hiện thí nghiệm để vẽ đồ thị dao động của
con lắc đơn
c, Sản phẩm
- Dao động điều hòa là dao động trong đó đồ thị li độ - thời gian của vật là đường
hình sin (cos)
d, Tiến trình dạy học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 người. GV chuyển về mỗi nhóm
1 bộ thí nghiệm con lắc đơn và bố trí thí nghiệm
- GV cho các nhóm thảo luận nêu phương án để ghi lại đồ thị dao động của con
lắc đơn theo thời gian và rút ra quy luật dao động của con lắc đơn

3
- GV chốt phương án sử dụng phần mềm COACH 7 để phân tích video và cho cả
lớp tiến hành.
VIDEO MẪU VỀ DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN & CÁCH PHÂN
TÍCH VIDEO BẰNG COACH 7: Phân tích video con lắc đơn
Một số hình ảnh cắt ra từ video:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm bố trí thí nghiệm
- Các nhóm thảo luận các phương án có thể sử dụng để ghi lại đồ thị dao động của
con lắc đơn theo thời gian

4
- Sau khi cả lớp thống nhất phương án, cả nhóm tiến hành thí nghiệm, quay video
và phân tích video bằng COACH 7, khớp hàm để rút ra kết luận về quy luật dao
động
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm xung phong nêu phương án của nhóm mình
- Sau khi GV chốt phương án sử dụng phần mềm COACH 7, các nhóm tiến hành
quay video chuyển động con lắc đơn và phân tích.
- Các nhóm xung phong rút ra nhận xét về dạng đồ thị và báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời và thống nhất: Dao động điều hòa là dao động trong đó
đồ thị li độ - thời gian của vật là đường hình sin (cos)
- GV dẫn sang nội dung mới: Vậy từ dạng đồ thị của của dao động điều hòa của
con lắc đơn, để có thể rút ra những định nghĩa, đại lượng và đặc điểm gì liên
quan đến đại lượng này, chúng ta cùng sang với nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu dao động điều hòa
a. Mục tiêu
- Dùng đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin nêu được định nghĩa: biên độ, chu
kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự
chuyển hóa động năng và thế năng trong dao động điều hòa.
b, Nội dung
- HS hoàn thành nhiệm vụ theo nhóm ở các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép
- HS chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm mình lên Padlet và trình bày trước lớp
c, Sản phẩm
- Câu trả lời của HS cho từng nhiệm vụ
d, Tiến trình dạy học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu cả lớp về cách thức hoạt động ở hoạt động này:
CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG THEO KĨ THUẬT MẢNH GHÉP
+ Hoạt động này sẽ được chia thành 2 vòng: Vòng 1 các nhóm là nhóm
chuyên gia, vòng 2 các nhóm mới là các nhóm mảnh ghép
+ Ở vòng đầu tiên, giữ nguyên chia 3 nhóm, mỗi nhóm 10 người. Mỗi nhóm
sẽ được giao một nhiệm vụ riêng biệt để hoàn thành
+ Ở vòng 2, các bạn tự đánh STT của mình trong nhóm. Các bạn có STT 1
và 2 của mỗi nhóm chuyên gia sẽ ghép laị với nhau thành nhóm mới gọi
là nhóm mảnh ghép. Tương tự các bạn STT 3&4, STT 5&6, STT 7&8,
STT 9&10
+ Sau khi đã ghép nhóm mới, mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời
được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia

5
của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm
ở vòng 2.
- GV phát phiếu cho các nhóm chuyên gia, giới hạn thời gian trao đổi và hoàn
thành là 15 phút
- Hết 10 phút, cả lớp đổi chỗ theo nhóm mảnh ghép và tiếp tục hoàn thành nhiệm
vụ mới trong 10 phút.
- Sau khi hoàn thành, GV cho các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia
sẻ kết quả
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm chuyên gia trong 10 phút và chuyển sang nhóm mảnh
ghép như đã hướng dẫn
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận


- Các nhóm up sản phẩm của nhóm lên link Padlet mà GV cung cấp
- Các nhóm trình bày và chia sẻ kết quả thực hiện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm quan sát và bổ sung hoặc nêu nhận xét khác về dao động điều hòa
(nếu có).
- GV nhận xét chung về kết quả làm việc của các nhóm và kết luận
- GV chốt kiến thức về dao động điều hòa. “Trong dao động điều hoà của mỗi vật
thì bốn đại lượng biên độ, chu kì, tần số và tần số góc là những đại lượng không
đổi, không phụ thuộc vào thời điểm quan sát. Với các vật khác nhau thì các đại
lượng này khác nhau. Vì thế chúng là những đại lượng đặc trưng cho dao động
điều hoà….”
Câu trả lời gợi ý:

Mảnh 1: Tìm hiểu về đồ thị hình sin, nêu được định nghĩa biên độ, chu kì, tần số,
tần số góc
- Phương trình của đồ thị hình sin là x=Acos(ωt+φ)
- Từ đồ thị ta có thể xác định được các đại lượng
+ Li độ: x là độ dịch chuyển từ vị trí cân bằng đến vị trí của vật tại thời điểm
t.
+ Biên độ: A là độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng.
+ Chu kì: là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động, kí hiệu là
T. Đơn vị của chu kì dao động là giây (s).
+ Tần số: là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.
Đơn vị của tần số là 2, gọi là héc (kí hiệu là Hz).
+ Tần số góc
6
Theo đồ thị cứ sau mỗi chu kì thì dao động của vật lại lặp lại như cũ. Như
vậy, theo phương trình dao động ta phải có:
x = Acos[ω(t + T)] = Acosωt
Theo tính chất của hàm cosin ta suy ra: ωT = 2π hay = 2π/T (rad/s)
Đại lượng ω được gọi là tần số góc.
- Bài tập:
Biên độ: A = 2 cm
Chu kì: T = 1s
Tần số: f = 1/T = 1 Hz
Tần số góc: w = 4.7001 rad/s

Mảnh 2: Pha dao động, pha ban đầu, độ lệch pha dao động điều hòa
1. Xét 1 dao động (1-2-3-4-5) qua đồ thị biểu diễn sự liên hệ giữa li độ và thời gian

Từ vị trí 1 (x=A) tới vị trí 2 (x=0), vật thực hiện được ¼ dao động, tương ứng thời gian
T/4
Từ vị trí 1 (x=A) tới vị trí 3 (x=-A), vật thực hiện được ½ dao động, tương ứng thời gian
T/2
Từ vị trí 1 (x=A) tới vị trí 4 (x=0), vật thực hiện được ¾ dao động, tương ứng thời gian
3T/4
Từ vị trí 1 (x=A) tới vị trí 5 (x=A), vật thực hiện được 1 dao động, tương ứng thời gian
T

2. Pha ban đầu của dao động cho ta biết thời điểm bắt đầu quan sát,vật dao động điều
hòa ở đâu và sẽ đi về phía nào
3.
Vật thực hiện dao động trong 1 chu kì nên pha của dao động tại 1 thời điểm được tính
bằng số phần đã thực hiện của một chu kì, kể từ khi bắt đầu chu kì. 1 dao động tương
ứng với góc 2pi rad nên pha của dao động cũng được đo bằng đơn vị radian
4. Dao động cùng pha

7
Tại thời điểm t1, hai vật đều đang ở VTCB và di chuyển theo chiều dương trục tọa độ.
Tại thời điểm t2, 2 vật đều đang ở vị trí biên dương. Hai vật này dao động cùng pha
5. Dao động lệch pha

-
- Tại thời điểm đang xét, quả cầu 1 đạt li độ cực đại về 1 phía, sớm hơn quả cầu 2
thời gian delta t. Hai quả cầu đang dao động lệch pha. Độ lệch pha của chúng
không đổi khi chúng dao động, luôn bằng 1 phần của chu kì, tức là bằng delta t/T
- Độ lệch pha giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì (cùng tần số) được xác định
theo công thức: Δφ=2πΔt/T.
Độ lệch pha của chúng không đổi khi chúng dao động

8
Chu kì T =20s
Độ lệch thời gian giữa 2 dao động ở cùng trạng thái: delta t=2.5s
Độ lệch pha: deltat/T =⅛ dao động= ⅛ . 2pi =pi/4 (rad)

Mảnh 3: Động năng, thế năng của dao động điều hòa
2
- Động năng của vật Wđ = ½ m𝑣
Với vận tốc được xác định theo công thức: v = -ωAsin(ωt+φ); x=Acos(ωt+φ)
2 2 2
=> Công thức biến đổi động năng theo li độ : Wđ = ½ mω (𝐴 -𝑥 )
2 2
=> Động năng biến thiên, có độ lớn cực đại: Wđmax = ½ mω 𝐴
- Trong quá trình dao động của vật: cơ năng được bảo toàn => Động năng, thế năng
chuyển hóa qua lại lẫn nhau: Wt+Wđ=W
2 2
Động năng cực đại bằng thế năng cực đại: Wtmax = Wđmax = ½ mω 𝐴 =W
- Xác định thế năng theo li độ:
2 2 2 2 2 2 2
Wt = Wđmax-Wđ = ½ mω 𝐴 - ½ mω (𝐴 -𝑥 ) = ½ mω 𝑥

́*Nhóm mảnh ghép


1. Phương trình của đồ thị hình sin là x=Acos(ωt+φ)

Tên Li độ Biên độ Tần số góc Chu kì Tần số Pha Pha tại t


đại ban
lượng đầu

φ
Kí hiệu x A w T f wt + φ

Định Khoảng Khoảng Góc quay mà Thời Số Cho Cho biết trạng
nghĩa cách từ vị cách từ bán kính quét gian dao biết thái của vật
trí vật tại VTCB được trong 1 vật động trạng tại thời điểm t
t tới đến vị đơn vị thời thực vật thái
VTCB trí xa gian. hiện 1 thực của
nhất của dao hiện vật tại
( Độ dịch dao động được thời
chuyển động toàn trong điểm
của vật so phần 1 giây
với t=0
VTCB)

9
Đơn vị m, cm.. m,cm.. Rad/s s Hz rad rad

w = 2𝝅f = f=
Công x A = xmax 2𝝅/T 1/T
thức
liên hệ

2. Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì (cùng tần số) được xác định theo công
thức: ‘

Δφ = 2π.Δt/T

3.

a) Từ đồ thị xác định được A1 = A2 = 15 cm ; T1 = T2 = 60 ms ; f1 = f2 = 1/T =


1/(60.10-3 ) = 16,7 Hz
b) Hai vật dao động cùng chu kì T.

Từ đồ thị, ta thấy độ lệch thời gian của hai dao động khi cùng một trạng thái là:

Δt=17ms

Độ lệch pha của hai dao động là:

Δφ = Δt/T = 1760 dao động

Độ lệch pha tính theo đơn vị độ: Δφ=17/60.3600=1020

Độ lệch pha tính theo đơn vị rad: Δφ=17/60.2π=17π/30 rad

4.
2 2
Động năng biến thiên, có độ lớn cực đại: Wđmax = ½ mω 𝐴
2 2
Động năng cực đại bằng thế năng cực đại: Wtmax=Wđmax= ½ mω 𝐴 =W
2 2 2 2 2 2 2
Thế năng theo li độ: Wt = Wđmax-Wđ = ½ mω 𝐴 - ½ mω (𝐴 -𝑥 ) = ½ mω 𝑥

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu :
- Nêu lại được các đại lượng, công thức và phương trình liên quan đến chuyển
động điều hòa của con lắc đơn
- Vận dụng kiến thức vừa học để giải các bài tập liên quan về dao động điều hòa.
10
b. Nội dung
- HS hoàn thành cá nhân Phiếu học tập và xung phong chữa bài
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của HS

Câu 1: D. 2π.

Câu 2: a. + Biên độ dao động: A = 20 cm. Chu kì: T = 2 s

→ Tần số góc:

+ Khi t = 0 s thì x = A

b. Pha của dao động tại thời điểm 2,5 s là: 2,5π (rad)

Câu 3:

d, Tiến trình hoạt động


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV thực hiện:
+ Phát phiếu học tập cho học sinh
+ Yêu cầu HS tiến hành nhiệm vụ cá nhân, hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành phiếu học tập
11
- HS xung phong lên bảng chữa bài
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 3 học sinh, mỗi HS trả lời một câu hỏi và yêu cầu giải thích.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét chung và chốt đáp án của bài tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học về dao động điều hòa để giải thích
được nguyên tắc hoạt động của đồng hồ quả lắc.
b. Nội dung
- Học sinh về nhà tìm hiểu dựa trên câu hỏi của giáo viên đưa ra
c. Sản phẩm
Câu trả lời cho mỗi câu hỏi:
1. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ quả lắc là gì?
- Nguyên lý hoạt động của đồng hồ quả lắc dựa trên nguyên tắc của dao động
điều hòa. Khi con lắc di chuyển từ một vị trí sang vị trí khác, nó sẽ trải qua một
chu kỳ dao động với thời gian cố định, phụ thuộc vào chiều dài của thanh đồng
hồ và gia tốc trọng trường.
2. Tại sao độ chính xác của đồng hồ quả lắc phụ thuộc vào chiều dài của con
lắc?
- Độ chính xác của đồng hồ quả lắc phụ thuộc vào chu kỳ của chuyển động,
mà lại phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. Khi chiều dài của con lắc thay đổi,
thời gian một chu kỳ dao động cũng thay đổi, ảnh hưởng đến độ chính xác của
đồng hồ.
3. So sánh giữa đồng hồ quả lắc và các loại đồng hồ khác.
- Đồng hồ quả lắc thường có độ chính xác cao và ổn định trong thời gian dài.
So với đồng hồ điện tử, đồng hồ quả lắc thường đắt hơn và cần bảo dưỡng
thường xuyên. Tuy nhiên, trong một số ứng dụng như trong hàng hải, nghiên cứu
khoa học và trong các bảo tàng, đồng hồ quả lắc vẫn được ưa chuộng.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên trình chiếu câu hỏi và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, trả lời câu hỏi
Câu 1.

12
● Nguyên lý hoạt động của đồng hồ quả lắc là gì?
● Tại sao chiều dài của con lắc ảnh hưởng đến chu kỳ của chuyển động?
Câu 2.
❖ Tại sao độ chính xác của đồng hồ quả lắc phụ thuộc vào chiều dài của con
lắc?
❖ Làm thế nào chiều dài của con lắc ảnh hưởng đến chu kỳ của chuyển
động?
❖ Tại sao độ chính xác của đồng hồ tăng khi chiều dài của con lắc được điều
chỉnh chính xác?
Câu 3.
❖ So sánh giữa đồng hồ quả lắc và các loại đồng hồ khác.
❖ So sánh độ chính xác và độ ổn định giữa đồng hồ quả lắc và các loại đồng
hồ điện tử hiện đại.

13
PHỤ LỤC

Mảnh 1: Tìm hiểu về đồ thị hình sin, nêu được định nghĩa biên độ, chu kì, tần số,
tần số góc
- Đọc sách giáo khoa để trả lời câu hỏi:

Phương trình hàm cos: x=Acos(ωt+φ)


- Nêu được định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc
- Phương trình: x = 2cos(4𝛑t + 𝛑/2) (cm) xác định:

a) Biên độ, chu kì, tần số, tần số góc


b) Li độ của vật tại t = 2s.

Mảnh 2: Pha dao động, pha ban đầu, độ lệch pha dao động điều hòa
1. Quan sát hình 1.13 trong SGK và xác định số dao động vật đã thực hiện được ở
các vị trí:
+ Từ vị trí 1 đến vị trí 2
+ Từ vị trí 1 đến vị trí 3
+ Từ vị trí 1 đến vị trí 4
+ Từ vị trí 1 đến vị trí 5
2. Nêu định nghĩa pha của dao động, pha ban đầu của giao động
3. Xác định pha của dao động tại vị trí 3 và vị trí 4
* Dao động cùng pha

14
4. Quan sát hình 1.14 trong SGK và mô tả trạng thái của hai vật dao động ở thời
điểm t1 và t2 trong đồ thị hình 1.14
* Dao động ngược pha
5. Tìm hiểu SGK về dao động lệch pha, dựa vào đồ thị li độ, thời gian, rút ra khái
niệm về độ lệch pha
6. Quan sát hình 1.17. Đồ thị li độ - thời gian của hai dao động có cùng chu kì, xác
định độ lệch pha của hai dao động được biểu diễn trong đồ thị

Mảnh 3: Động năng, thế năng của dao động điều hòa
1. Từ công thức tính động năng Wđ = ½*m*v^2 . Và công thức tính li độ,vận tốc. Rút ra
công thức tính động năng trong dao động điều hòa. Động năng có giá trị cực đại bằng
bao nhiêu

2. Từ định luật bảo toàn cơ năng. Suy ra độ lớn của thế năng cực đại

3. Xác định công thức tính thế năng trong dao động điều hòa (dựa vào động năng cực đại
và động năng tại một vị trí bất kì)

Nhóm mảnh ghép:

15
1. Viết phương trình của dao động điều hòa.

CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Tên đại Li độ Biên độ Tần số Chu kì Tần số Pha ban Pha tại
lượng góc đầu t

Kí hiệu

Định
nghĩa

Đơn vị

Công
thức liên
hệ

2. Công thức tính độ lệch pha.


3. Cho hai dao động điều hòa (1) và (2) có đồ thị li độ thời gian như hình 1.6. Xác
định:
a) Biên độ, chu kì, tần số của mỗi dao động.
b) Độ lệch pha của hai dao động tính theo đơn vị độ và rad,

4. Nhận xét động năng, thế năng trong dao động điều hòa.

16
PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: Cho hai dao động cùng phương, có phương trình lần lượt là: x1 = 10cos(100πt −
π) (cm),

x2 = 10cos(100πt + π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn là:

A. 0. B. 0,25π. C. π. D. 2π.

Câu 2: a. Xác định biên độ, chu


kì, tần số, tần số góc, pha ban đầu
và viết phương trình của dao
động?

b. Xác định pha của dao động tại


thời điểm t = 2,5 s

Câu 3: Xác định độ lệch pha giữa


hai dao động sau? Giải thích?

17

You might also like