Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3: LOGISTICS NGƯỢC

1.1 Khái niệm


1.1.1 Khái quát về logistics
- Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm việc: lên kế hoạch (planning),
triển khai thực hiện (implementation), giám sát (control). Gồm 3 vấn đề: input
(nguồn nguyên liệu nhà máy), output (nhà máy  người tiêu dùng cuối cùng),
và reverse logistics (người tiêu dùng cuối cùng trả về nơi tiêu thụ hoặc tái chế) với
chi phí thấp nhất. Và phải đảm bảo được 4 dòng: hàng hóa, thông tin, chứng từ,
chi phí
- Đáp ứng được 7 rights trong logistics: + Right product (đúng sản phẩm)
+ Right customer (đúng khách hàng)
+ Right quantities (đúng số lượng)
+ Right condition (đúng điều kiện)
+ Right place (đúng nơi)
+ Right time (đúng thời gian)
+ Right cost (đúng giá trị)
1.1.2 Khái niệm về reverse logistics và return logistics
Ví dụ về reverse logistics và return logistics:
+ Ví dụ cụ thể về hoạt động reverse logistics của Coca-Cola:
Thu gom và tái chế vỏ chai nhựa: Coca-Cola có chương trình thu gom và tái chế vỏ chai
nhựa trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Coca-Cola hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để
triển khai chương trình này. Người tiêu dùng có thể mang vỏ chai nhựa đã qua sử dụng
đến các điểm thu gom của Coca-Cola hoặc các điểm thu gom của đối tác của Coca-Cola.
Vỏ chai nhựa sau khi được thu gom sẽ được phân loại và tái chế thành các sản phẩm mới
như chai nhựa, sợi polyester,...
+ Ví dụ cụ thể về hoạt động return logistics của Coca-Cola:
Thu hồi sản phẩm lỗi: Coca-Cola có quy trình thu hồi sản phẩm lỗi ngay khi phát hiện.
Sản phẩm lỗi sẽ được thu hồi từ các nhà phân phối, đại lý và từ người tiêu dùng. Sản
phẩm lỗi sau khi được thu hồi sẽ được kiểm tra và xử lý theo quy định.
Thu hồi sản phẩm bị trả lại: Coca-Cola có quy trình thu hồi sản phẩm bị trả lại. Sản phẩm
bị trả lại có thể do người tiêu dùng đổi trả, do lỗi vận chuyển,... Sản phẩm bị trả lại sau
khi được thu hồi sẽ được kiểm tra và xử lý theo quy định.
 Từ ví dụ trên ta rút ra được khải niệm:
 Khái niệm về reverse logistics: Là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
soát 1 cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin
có liên quan từ các điểm tiêu thụ quay về điểm phân phối ban đầu nhằm mục
đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý 1 cách thích hợp
 Khái niệm về return logitics: là quá trình thu hồi và xử lý các sản phẩm bị trả
lại bởi khách hàng
- Điểm giống nhau giữa reverse logistics và return logistics của Coca-Cola:
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Hoạt động reverse logistics và return logistics giúp
Coca-Cola giảm thiểu lượng rác thải nhựa, rác thải kim loại,... ra môi trường.
+ Tiết kiệm chi phí: Hoạt động reverse logistics và return logistics giúp Coca-Cola quản
lý hoạt động tài chính hiệu quả, tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, chi phí sản xuất,...
+ Nâng cao,cải thiện chất lượng sản phẩm: Hoạt động reverse logistics và return logistics
giúp Coca-Cola phát hiện và khắc phục các lỗi sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm
và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng
 Coca-Cola là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc thực hiện
hoạt động reverse logistics và return logistics. Hoạt động này đã góp phần giúp
Coca-Cola phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
- Điểm khác nhau của reverse logistics và return logistics
*Đối với Return logistics: Coca-Cola tập trung vào quy trình như sau: Thu hồi sản phẩm
(bằng cách tiếp nhận yêu cầu thu hồi, xác định tuyến thu hồi sản phẩm, tiếp nhận sản
phẩm cần thu hồi)  Lựa chọn phương thức xử lý ( sẽ áp dụng theo quy định có sẵn và
vận chuyển sản phẩm đến điểm xử lý phù hợp)  Đàm phán (Coca-Cola trao đổi với
khách hàng để có phương án bồi thường hợp lý bằng cách khắc phục lỗi của sản phẩm
hoặc đổi sản phẩm đúng chất lượng hơn)  Phân tích (công ty sẽ phân tích nguyên nhân
và đánh giá quá trình thu hồi, sau đó sẽ nghiên cứu các phương án để hạn chế quá trình
thu hồi sản phẩm)
*Đối với Reverse logistics: Coca-Cola tập trung vào quy trình như sau: Tập hợp ( Coca-
Cola sẽ thu hồi các vỏ chai nhựa tại các điểm thu gom đã được quy định trước) kiểm
tra (tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa về mặt chất lượng sau đó chọn lọc và
phân loại hàng hóa) Xử lý ( Coca-Cola sẽ tái chế những vỏ chai nhựa thành chai nhựa,
sợi polyester,... nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường) Phân phối sản phẩm đã
được phục hồi (sau khi đã hoàn thành việc tài chế các sản phẩm sẽ được diễn ra như
logistics xuôi với các hoạt động như dự trữ, vận chuyển, bán hàng)
 Như vây, có thể thấy Return logistics là một phần quan trọng (tập hợp con) trong hoạt
động của Reverse logistics.
*Đối với dòng chày tài chính
- Return logistics: Coca-Cola cung cấp chính sách hoàn trả linh hoạt cho khách hàng.
Chính sách này cho phép khách hàng trả lại hàng hóa bị lỗi hoặc không mong muốn trong
vòng 30 ngày sau khi mua. Chính sách này có thể dẫn đến chi phí cho Coca-Cola, vì công
ty phải thu hồi và xử lý hàng hóa bị trả lại.  Chi phí này bao gồm chi phí thu hồi, vận
chuyển, phân loại và xử lý hàng hóa bị trả lại. Coca-Cola có thể thu lại một số chi phí này
từ khách hàng thông qua các khoản phí hoàn trả hoặc xử lý. Tuy nhiên, Coca-Cola
thường phải gánh chịu một phần chi phí return logistics.
- Reverse logistics: Coca-Cola cam kết tái chế 100% chai nhựa của mình vào năm 2030.
Coca-Cola đã đầu tư vào các nhà máy tái chế chai nhựa mới. Các nhà máy này có thể tạo
ra doanh thu cho Coca-Cola thông qua việc bán lại các chai nhựa tái chế. Chi phí này
bao gồm chi phí thu hồi, vận chuyển, phân loại và xử lý các sản phẩm và vật liệu đã qua
sử dụng. Coca-Cola có thể thu lại một số chi phí này thông qua việc bán lại các sản phẩm
và vật liệu đã qua sử dụng hoặc tái chế chúng.
==>Return logistics và reverse logistics là hai lĩnh vực quan trọng trong chiến lược
logistics của Coca-Cola. Cả hai lĩnh vực này đều có những tác động khác nhau đến dòng
chảy tài chính của Coca-Cola.
*Đối với dòng chảy thông tin
- Dòng chảy thông tin của return logistics bắt đầu từ khách hàng. Khi khách hàng trả lại
hàng hóa, họ cung cấp cho Coca-Cola thông tin về lý do trả lại, chẳng hạn như hàng hóa
bị lỗi, không mong muốn hoặc không còn sử dụng. Coca-Cola sử dụng thông tin này để
xác định nguyên nhân của việc trả lại và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của
mình.
- Dòng chảy thông tin của reverse logistics bắt đầu từ các nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc
các nguồn khác. Các nguồn này cung cấp cho Coca-Cola thông tin về hàng hóa đã qua sử
dụng, chẳng hạn như loại hàng hóa, tình trạng hàng hóa và vị trí của hàng hóa. Coca-Cola
sử dụng thông tin này để quyết định cách xử lý hàng hóa.

You might also like