Đề Cương 11 Cuôi Ki - đề Cương 11 Cuôi Ki - 111

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Đông Nam Á?

A. Dân cư đông và tăng nhanh.


B. Mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều.
C. Nguồn lao động rất dồi dào.
D. Dân cư phân bố đồng đều giữa các quốc gia.
Câu 2: Khu vực Tây Nam Á gồm
A. 30 quốc gia. B. 15 quốc gia.
C. 20 quốc gia. D. 25 quốc gia.
Câu 3: Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do
A. nước biển nóng lên. B. hiện tương thủy triều đỏ.
C. ô nhiễm môi trường nước. D. độ mặn của nước biển tăng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á?
A. Vị trí cầu nối lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a.
B. Là nơi các cường quốc muốn gây ảnh hưởng.
C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
D. Nằm ở sâu trong lục địa châu Á rộng lớn.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây có nhiệm vụ hoạch định chính sách của ASEAN?
A. Cấp cao ASEAN.
B. Hội đồng điều phối ASEAN.
C. Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.
D. Các Hội đồng cộng đồng ASEAN.
Câu 6: Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay, chủ yếu
nhất là do
A. tàu thuyền, ngư cụ hiện đại hơn; thị trường tiêu thụ mở rộng.
B. vùng biển có nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm.
C. thị trường tiêu thụ được mở rộng; tàu thuyền, ngư cụ nhiều.
D. ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng.
Câu 7: Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước
A. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào.
D. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
Câu 8: Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?
A. Châu Phi. B. Châu Mỹ. C. Châu Âu. D. Châu Á.
Câu 9: Tổ chức nào sau đây có tiêu là giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành
viên?
A. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
B. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
D. Liên hợp quốc (UN).
Câu 10: Địa hình của khu vực Tây Nam Á chủ yếu là
A. cao nguyên, đồi thấp, đồng bằng.
B. sơn nguyên, đầm lầy, đồng bằng.
C. núi, sơn nguyên và đồng bằng.
D. đồi thấp, sơn nguyên, đầm lầy.
Câu 11: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và mang về nguồn thu cao ở Tây Nam Á là
A. quặng sắt và crôm. B. apatit và than đá.
C. dầu mỏ và khí đốt. D. atimoan và đồng.
Câu 12: Khí hậu Tây Nam Á chủ yếu mang tính chất
Trang 1/6 - Mã đề thi 111
A. lạnh khô. B. lạnh ẩm. C. nóng ẩm. D. nóng khô.
Câu 13: Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là
A. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
B. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.
C. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
D. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Câu 14: Các nước Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ nhiều là
A. Pa-le-xtin, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Cô-oét, Xi-ri.
B. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Li-băng, Cô-oét.
C. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Cô-oét.
D. Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Giooc-đa-ni.
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề

A. sự tăng trưởng hoạt động công nghiệp.
B. sự tăng trưởng hoạt động dịch vụ.
C. sự tăng trưởng hoạt động nông nghiệp.
D. áp lực của gia tăng dân số.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển kinh tế không đều của các nước ASEAN?
A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.
B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.
C. Quá trình và trình độ đô thị hóa các quốc gia khác nhau.
D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia chưa hợp lí.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á hải đảo?
A. Nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
B. Nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng.
C. Đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa.
D. Có khí hậu cận xích đạo và xích đạo.
Câu 18: Các nước có quy mô kinh tế lớn ở Tây Nam Á là
A. Pa-le-xtin, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Cô-oét, Xi-ri.
B. Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Giooc-đa-ni.
C. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Li-băng, Cô-oét.
D. Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qua-ta, Cô-oét.
Câu 19: Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á là
A. thủy sản. B. dầu khí. C. trồng trọt. D. chăn nuôi.
Câu 20: Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch là tôn chỉ của tổ
chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Ngân hàng Thế giới (WB).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Câu 21: Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Lào.
Câu 22: Khu vực Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?
A. Châu Á. B. Châu Phi. C. Châu Âu. D. Châu Úc.
Câu 23: Suy giảm đa dạng sinh vật không dẫn đến hệ quả nào sau đây?
A. Xuất hiện nhiều loài sinh vật mới

Trang 2/6 - Mã đề thi 111


B. Suy giảm số lượng loài sinh vật.
C. Mất đi nguồn gen quý hiếm.
D. Mất đi nguồn thuốc chữa bệnh.
Câu 24: Cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở Liên minh châu Âu (EU) là
A. Nghị viện châu Âu.
B. Hội đồng bộ trường châu Âu.
C. Hội đồng châu Âu.
D. Ủy ban châu Âu.
Câu 25: Dầu khí của Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở
A. hai bên bờ Biển Đỏ. B. tại các hoang mạc.
C. ven Địa Trung Hải. D. vùng vịnh Péc-xích.
Câu 26: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có
A. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam.
B. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa.
C. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
D. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Các nước đều có dân số già.
B. Dân đông, mật độ dân số cao.
C. Có nguồn lao động dồi dào.
D. Phân bố dân cư không đều.
Câu 28: Phần lớn lãnh thổ của Tây Nam Á có khí hậu
A. ôn đới và cận nhiệt đới hải dương.
B. cận nhiệt địa trung hải và nhiệt đới.
C. nhiệt đới và cận nhiệt đới lục địa.
D. ôn đới lục địa và nhiệt đới gió mùa.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm là
A. đã sử dụng nhiều giống lúa mới có năng suất cao hơn.
B. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.
C. năng suất lúa gạo tăng nhanh.
D. nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm.
Câu 30: Tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu ở một số đồng bằng châu thổ tại Đông Nam Á là
A. mực nước ngầm hạ thấp, bề mặt đất bị sụt lún.
B. nguồn nước ngọt từ sông ngòi ngày càng ít đi.
C. xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đồng bằng.
D. nguồn nước ngọt bị ô nhiễm ở nhiều khu dân cư.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Tây Nam Á?
A. Nằm ở ngã ba châu Âu, châu Á và Phi.
B. Án ngữ đường biển quốc tế quan trọng.
C. Là nơi có sự tranh chấp ảnh hưởng.
D. Hạn chế nhiều đến các giao lưu kinh tế.
Câu 32: Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 33: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?
A. A-rập Xê-út.
B. Cô-oét.
C. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
D. I-rắc.
Câu 34: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm nào sau đây?
A. 1989. B. 1967. C. 1995. D. 1957.
Trang 3/6 - Mã đề thi 111
Câu 35: Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài là
A. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.
B. chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế.
C. tập trung xuất khẩu các khoáng sản.
D. đầu tư phát triển các công nghệ cao.
Câu 36: Nền văn minh Lưỡng Hà thời Cổ đại được hình thành và phát triển ở lưu vực các con sông nào sau
đây?
A. Ti-grơ và Ơ-phrát. B. Ơ-phrát và Công-gô.
C. Ti-grơ và A-ma-dôn. D. Ơ-phrát và Mê Công.
Câu 37: Tây Nam Á là nơi ra đời của
A. Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
B. Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái.
C. Phật giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái.
D. Hồi giáo, Ki tô giáo, Do Thái.
Câu 38: Dân số già dẫn tới hệ quả nào sau đây?
A. Thiếu hụt nguồn lao động.
B. Cạn kiệt nguồn tài nguyên.
C. Gây sức ép tới môi trường.
D. Thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây thể hiện thành tựu của ASEAN về mặt chính trị?
A. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hóa.
B. Nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến.
C. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện, giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ.
Câu 40: Vấn đề nào dưới đây chỉ được giải quyết khi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các nước trên thế
giới?
A. Chống mưa axit. B. Biến đổi khí hậu.
C. Sử dụng nguồn nước ngọt. D. Ô nhiễm môi trường biển.
Câu 41: Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là
A. chặt phá rừng bừa bãi.
B. dân số tăng nhanh.
C. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.
D. chất thải chưa được xử lý đổ ra sông, hồ.
Câu 42: Sông nào sau đây lớn nhất ở Mỹ La-tinh?
A. Ô-ri-nô-cô. B. A-ma-dôn. C. Ô-ri-nô-cô. D. Ti-ti-ca-ca.
Câu 43 Biện pháp hữu hiệu để có thể tiêu diệt tận gốc mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế là
A. nâng cao mức sống của nhân dân từng nước.
B. sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia với nhau.
C. tăng cường và siết chặt an ninh nội địa từng nước.
D. áp dụng khoa học và công nghệ vào cuộc chiến.
Câu 44: Hồ Ti-ti-ca-ca nằm ở khu vực nào sau đây của Mỹ La-tinh?
A. Dãy An-đét. B. Đồng bằng A-ma-dôn.
C. Sơn nguyên Guy-an. D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 45: Cơ quan có nhiệm vụ lập pháp ở Liên minh châu Âu (EU) là
A. Ủy ban châu Âu. B. Nghị viện châu Âu.
C. Hội đồng bộ trưởng EU. D. Hội đồng châu Âu.
Câu 46: Chỉ số phát triển con người (HDI) được xác định dựa vào các tiêu chí nào sau đây?
A. Tỉ lệ giới tính, cơ cấu của dân số.
B. Sự hài lòng với thực tế cuộc sống.
C. Tuổi thọ trung bình, sự bình đẳng.
Trang 4/6 - Mã đề thi 111
D. Sức khỏe, học vấn và thu nhập.
Câu 47: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là
A. Mi-an-ma. B. Việt Nam. C. Lào. D. Bru-nây.
Câu 48: Nhiều nước Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu là nhờ vào
A. lao động có nhiều kinh nghiệm.
B. vùng biển rộng có nhiều tôm, cá.
C. tàu thuyền, ngư cụ được hiện đại.
D. có nhiều đảo và quần đảo xa bờ.
Câu 49: Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong đánh bắt hải sản ở các nước Đông Nam Á là
A. tăng cường đánh bắt nhiều loài sinh vật biển.
B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi sinh vật.
C. gắn đánh bắt với công nghiệp chế biến hải sản.
D. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đánh bắt.
Câu 50: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm giảm nguồn lợi sinh vật biển ở Đông Nam Á là do
A. động đất, sóng thần. B. sóng thần, gió bão.
C. khai thác quá mức. D. khai thác gần bờ.
Câu 51: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian đánh bắt trong năm ở vùng biển phía
bắc Biển Đông là
A. động đất. B. sóng thần. C. gió bão. D. gió mùa.
Câu 52: Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á, vì
A. dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm.
B. các nước này có vùng biển rộng; giàu tôm, cá.
C. hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư.
D. các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo.
Câu 53: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á hải đảo là có
A. hướng các dãy núi chủ yếu tây bắc - đông nam.
B. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi lớn.
C. chủ yếu là núi trẻ với nhiều núi lửa hoạt động.
D. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp nên.
Câu 54: Một số ngành công nghiệp đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là
A. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
B. sản xuất và lắp ráp ô tô, máy kéo, thiết bị điện tử.
C. sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, đóng tàu.
D. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm.
Câu 55: Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
D. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
D. Chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông.
Câu 56: Hoạt động khai thác dầu khí phát triển mạnh ở các nước nào sau đây ở Đông Nam Á?
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia.
C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
D. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin.
Câu 57: Khu vực Tây Nam Á có diện tích khoảng
A. 6 triệu km2. B. 8 triệu km2. C. 9 triệu km2. D. 7 triệu km2.
Trang 5/6 - Mã đề thi 111
Câu 58: Quốc gia nào sau đây đang phải đối mặt với hậu quả của già hóa dân số?
Nhật Bản. B. Ấn Độ. C. Việt Nam. D. Trung Quốc.
Câu 59: Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là
A. giải quyết vấn đề nước tưới.
B. tạo giống mới năng suất cao.
C. cải tạo đất trồng tăng độ phì.
D. chống xói mòn bạc màu đất.
Câu 60: Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu do
A. số lượng phương tiên giao thông tăng.
B. hiện tượng cháy rừng phổ biến.
C. con người sử dụng nhiều chất đốt.
D. hoạt động sản xuất công nghiệp.
Câu 61: Địa điểm đã từng là cái nôi của nền văn minh cổ đại của loài người là
A. bán đảo A-ráp. B. sơn nguyên Iran.
C. vịnh Pec-xich. D. đồng bằng Lưỡng Hà.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 6/6 - Mã đề thi 111

You might also like