Vở ghi - kinh tế vĩ mô

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Chương 2: Đo lường thu nhập quốc dân

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP):


- Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước trong một
thời kỳ nhất định.
- Chú ý:
+) Đơn vị của GDP là đơn vị tiền tệ.
+) Cái hàng hóa, dịch vụ đó là phải hợp pháp.
+) Hàng hóa, dịch vụ phải công khai, dễ thống kê trên thị trường.
+) Hàng hóa, dịch vụ đã qua sử dụng không được tính vào GDP. (Ví dụ: Laptop cũ, chung cư mua 10 năm
trước, h bán lại).
+) Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ở thời kì nào thì được tính vào GDP ở thời kì đó.
+) Chỉ cần là sản phẩm được sản xuất ra trên VN thì sẽ được tính vào GDP VN, kể cả do người nước
ngoài hay người VN sản xuất.

2. Phương pháp tính GDP:


- Phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, phươg pháp sản xuất/giá trị gia tăng.

a) Phương pháp 1: Tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu
1. C: tiêu dùng của hộ gia đình (HGĐ-Consumption): Chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch
vụ
2. I: Đầu tư tư nhân (Investment):
+) Đầu tư vào tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị)
+) Mua nhà ở mới của hộ gia đình
+) Hàng tồn kho (hàng tồn kho cuối kì - hàng tồn kho đầu kì)

3. G: Chi tiêu của chính phủ (Government Purchases):


+) Chi tiêu của chính quyền trung ương và địa phương về hàng hóa và dịch vụ cho cơ sở hạ tầng, khu
vực hành chính, an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục
+) Không tính thanh toán chuyển giao (hay còn được gọi là trợ cấp)

4. XN=X-IM: xuất khẩu ròng (Net Exports):


+) Xuất khẩu (Exports: X)
+) Nhập khẩu (Imports: IM)
Iròng=⅀I- khấu hao
GDP = C+I+G+NX-IM
b) Phương pháp 2: Tính GDP theo cách tiếp cận thu nhập:
1. Tiền công, tiền lương – W
2. Tiền lãi cho vay - i
3. Tiền cho thuê tài sản – R
4. Lợi nhuận doanh nghiệp – Pr
Thu nhập ròng = W + i + R + Pr
- Điều chỉnh theo giá thị trường: bổ sung thuế gián thu ròng (Te = Thuế gián thu – Trợ cấp kinh doanh)
+) Thuế trực thu: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
+) Thuế gián thu: Thuế đánh gián tiếp vào người tiêu dùng: VAT, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu,
thuế
- Điều chỉnh thu nhập tròng thành tổng thu nhập: Bổ sung khấu hao (Dep)
GDP = W + i + R + Pr + Te + Dep

c) Phương pháp 3: Tính GDP theo cách tiếp cận sản xuất – Giá trị gia tăng:
- Tổng giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản xuất: GDP=⅀VAi
+) Giá trị gia tăng: VA
VA = tổng giá trị sản lượng sản xuất – tổng chi phí trung gian cho sản xuất
VA = tổng giá trị đầu ra – tổng giá trị đầu vào
+) Chú ý: VA >Pr
- Chú ý:
+) Chi phí trung gian chỉ bao gồm chi phí cho các sản phẩm trung gian dùng cho sản xuất, không tính
máy móc, thiết bị, nhà xưởng.
+) Giá trị khấu hao được tính vào giá trị gia tăng.
3. GDP danh nghĩa, GDP thực, và chỉ số điều chỉnh GDP:
- GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
+) Tính theo giá hiện hành p2: GDP danh nghĩa: GDPtn = ⅀qit .pti
+) Tính theo giá cố định po: GDP thực tế: GDPtr = ⅀qti.poi
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là phần trăm thay đổi GDP thực tế của năm này so với năm trước.

- Chỉ số điều chỉnh GDP: Là chỉ số đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được tính vào GDP

4. GDP thực và phúc lợi kinh tế:


- Các chi tiêu phúc lợi kinh tế; trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng môi trường, công bằng
xã hội, thời gian nhàn rỗi, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ, kinh tế ngầm,…
- Phúc lợi kinh tế ròng:
+) GDP thực tế bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua
+) Cộng giá trị của các của cải giao dịch kinh tế ngầm
+) Trừ đi các hđ ô nhiễm môi trường
5. Các thước đo khác về thu nhập quốc dân:
- Tổng sản phẩm quốc dân – GNP: Là tổng thu nhập của công dân 1 nước tạo ra.
+) GNP = GDP + Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài (NFA)
- Sản phẩm quốc dân ròng – NNP: NNP = GNP – khấu hao (Dep)
- Thu nhập quốc dân – NI: NI = NNP –Thuế gián thu ròng (Te)
- Thu nhập cá nhân – PI: PI = NI – Lợi nhuận giữ lại – Thuế thu nhập doanh nghiệp – Đóng góp bảo
hiểm xã hội + Thanh toán lãi từ chính phủ + Thanh toán chuyển giao từ chính phủ
- Thu nhập (cá nhân) khả dụng – Yd: Yd = PI – Thuế thu nhập cá nhân – Phí ngoài thuế

6. Một số đồng nhất thức thu nhập quốc dân:


- GDP = GNP = NNP = NI = Y
+) Y là sản lượng của nề kinh tế (hay còn gọi là thu nhập quốc dân hoặc GDP thực tế của nền kinh tế)
+) Yd = Y – Thuế ròng (T)
+) T = Tổng nguồn thu từ thuế (Tx) – Trợ cấp hay thanh toán chuyển giao (Tr)

Chương 3
1. Chỉ số giá tiêu dùng:
- Định nghĩa: là chỉ số đo lường mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu
dùng điển hình mua.

2. Phương pháp tính GDP:


1. Chọn năm cơ sở. Xác định giỏ hàng năm cơ sở qi.
2. Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ pi.
3. Tính chi phí giỏ hàng theo giá năm nghiên cứu t.

4. CPIt =
∑ p ti . q0i .100
∑ p 0i .q 0i
3. Những vấn đề với CPI:
- CPI phản ánh quá cao chi phí sinh hoạt trên thực tế:
+) Lệch do xuất hiện hàng hóa mới
+) Lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi
+) Lệch thay thế

4. Phân biệt CPI và Dt:


t
π là tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng giá

D=
t GDP n
.100=
∑t t
pi . q i
t
.100
t
GDPr ∑ p0i . qti
Tỷ lệ lạm phát:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPIt) Chỉ số điều chỉnh GDP (Dt)
- Tính theo giỏ hàng cố định của năm gốc, - Tính theo quyền số của năm nghiên cứu, giỏi
quyền số cố định. hàng tự động thay đổi theo thời gian
- Chỉ tính hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng gồm cả - Chi phí hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong
hàng nhập khẩu nước (không tính hàng nhập khẩu)
5. Những ứng dụng của CPI:

- Tính tỷ lệ lạm phát:


- Điều chỉnh lãi suất theo lạm phát: Lãi suất danh nghĩa (i) = lãi suất thực tế (r) + tỉ lệ lạm phát ( π )

r=i–π

- So sánh thu nhập giữa các thời kỳ (đánh giá sự thay đổi mức sống theo thời gian)
CPI x
(Giá trị tính bằng tiền trong năm X) = (Giá trị tính bằng tiền trong năm Y)x
CPI y
- Khi một đại lượng nào đó được điều chỉnh tự động theo lạm phát, thì đại lượng đó được gọi là được
chỉ số hóa theo lạm phát. Ví dụ: tiền lương, tiền vay nợ,…

Chương 4: Sản xuất và tăng trưởng


1. Sản xuất và tăng trưởng:
- Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.
- Mức sống của mỗi quốc gia thay đổi mạnh theo thời gian.
- Mức độ giàu nghèo rất khác nhau ở nhiều quốc gia.
- Năng suất phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một giờ của mỗi lao động.
- Mức sống của một quốc gia được xác định bởi năng suất của người lao động.

a) Tăng trưởng kinh tế trên thế giới:


- Mức sống tính theo GDP thực tế bình quân đầu người, khác nhau giữa các quốc gia.
- Những nước nghèo nhất có mức thu nhập trung bình khác xa so với nước Mỹ trong nhiều thập kỉ.
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm tuy có vẻ nhỏ nhưng sẽ là rất lớn khi tính gộp hàng năm.

b) Quy tắc 70:


- Là một quy tắc tính toán theo kinh nghiệm, rất hữu ích trong việc tìm hiểu các tỷ lệ tăng trưởng và ảnh
hưởng của sự tăng trưởng kép.
- Có thể áp dụng với tài khoản tiết kiệm tăng dần.
- Theo quy tắc này, nếu một biến số nào đó tăng với tỷ lệ x% một năm, thì nó sẽ tăng gấp đôi sau 70/x
năm

2. Năng suất. Vai trò và các nhân tố quyết định:


- Các đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ được gọi là các nhân tố sản xuất.
- Năng suất đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mức sống của các quốc gia trên thế giới.
- Năng suất phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tỏng mỗi giờ làm việc của một lđ.

a) Năng suất được quyết định như thế nào?


- Vốn vật chất (quỹ tư bản hay được gọi là tư bản hiện vật):
+) Là một nhân tố được tạo ra bởi quá trình sản xuất
+) Là lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
- Vốn nhân lực:
+) Là những kiến thức và kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh
nghiệm
+) Là nhân tố được tạo ra bởi quá tình sản xuất và làm tăng khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở
mỗi quốc gia
- Tài nguyên thiên nhân:
+) Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại
+) Phân loại: TNTN có thể tái tạo và TNTN không thể tái tạo
+) Có thể là quan trọng nhưng không phải là thiết yếu trong việc quyết định năng suất của một nền kinh
tế
- Tri thức công nghệ:
+) Là những hiểu biết về cách thức tốt nhất sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
+) Tri thức công nghệ phản ánh kiến thức xã hội trong việc nhận thức thế giới vận hành ra sao
+) Vốn nhân lực phản ánh mức độ lực lượng lao động hấp thụ và tiếp nhận nguồn tri thức như thế nào

b) Hàm sản xuất:


- Các nhà kinh tế thường sử dụng một hàm sản xuất để diễn tả mối liên hệ giữa lượng đầu vào và lượng
đầu ra trong sản xuất
Y = A.F(L,K,H,N)
=> Y: Lượng đầu ra
A: Trình độ công nghệ sản xuất sẵn có
L: Lượng lao động
K: Lượng vốn vật chất
H: Lượng vốn nhân lực
N: Lượng tài nguyên thiên nhiên
- Hàm sản xuất có hiệu suất, lợi tức không đổi theo quy mô nếu, với mọi số dương x
x.Y = A.F(xL, xK, xH, xN)
=> Tức là tăng x lần mọi yếu tố đầu vào thì sản lượng đầu ra cũng tăng x lần
- Hàm sản xuất có hiệu suất không đổi theo quy mô có một hàm ý hữu ích:
+) Đặt x = l/L
+) Y/L = A.F(1, K/L,H/L, N/L)
=> Y/L: Năng suất
K/L: Lượng vốn vật chất tính bình quân một lao động
H/L: Lượng vốn nhân lực tính bình quân một lao động
N/L: Lượng tài nguyên thiên nhiên bình quân một lao động

3. Tăng trưởng kinh tế và chính sách công:


a) Chính phủ có thể làm nhiều cách để tăng năng suất và mức sống, bao gồm
- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: K tăng
- Thu hút đầu tư nước ngoài: K và A tăng
- Khuyến khích giáo dục và đào tạo: H tăng
- Đảm bảo quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị: I tăng => K tăng
- Kiểm soát tăng trưởng dân số: (K/L) tăng
- Thúc đẩy tự do thương mại: A tăng

b) Tiết kiệm và đầu tư:


- Một cách làm tăng năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại vào sản xuất vốn vật
chất (tư bản)
- Chi phí cơ hội của hành động này là giảm tiêu dùng hiện tại
- Có lợi cho các ngành sản xuất hàng hóa đầu tư, nhưng bất lợi đối với các ngành sản xuất hàng tiêu
dùng

c) Lợi suất giảm dần và hiệu ứng bắt kịp:


- Khi lượng vốn vật chất (quỹ tư bản) tăng, lượng đầu ra được sản xuất thêm từ một đơn vị tư bản tăng
thêm giảm xuống, đặc tính này được gọi là lợi suất giảm dần.
- Do lợi suất giảm dần, sự gia tăng của tỷ lệ tiết kiệm chỉ tạm thời làm tăng tăng trưởng (tức là trong
ngắn hạn có thể tăng tăng trưởng)
- Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến năng suất và thu nhập cao hơn, nhưng k làm tăng tốc độ
tăng trưởng của chúng.
- Hiệu ứng bắt kịp phản ánh đặc tính của các nước nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nước
giàu
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một nước có xuất phát diểm thấp thường tăng trưởng với
tốc độ cao (dễ tăng trưởng nhanh hơn)

d) Đầu tư từ nước ngoài:


- Đầu tư từ nước ngoài có nhiều dạng
+) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là hình thức đầu tư được sở hữu và điều hành bởi một tổ chức
nước ngoài
+) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Đầu tư được tài trợ bằng tiền của nước ngoài nhưng được điều hành
bởi doanh nghiệp trong nước

e) Giáo dục:
- Đối với tăng trưởng dài hạn của một nước, giáo dục cũng có tầm quan trọng như đầu tư vốn vật chất
(GD là đầu tư vốn nhân lực)
- Chính phủ có thể làm tăng mức sống thông qua việc xây dựng các trường học và khuyến khích mọi ng
sử dụng chúng
- Vốn nhân lực hàm chứa ngoại ứng tích cực
- Một người được đào tạo có thể đưa ra được các ý tưởng mới về cách thức tốt nhất để sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ, nhờ đó làm tăng lượng kiến thức của xã hội và tạo ra lợi ích ngoại sinh đối với người
khác.

f) Đảm bảo quyền sở hữu và duy trì ổn định chính trị:


- Quyền sở hữu là khả năng của con người có toàn quyền đối với các nguồn lực mà họ sở hữu
+) Sự tôn trọng quyền sở hữu là một tiền đề quan trọng cho hệ thống thị trường vận hành một cách có
hiệu quả
+) Các nhà đầu tư cần có được cảm giác an toàn đối với các khoản đầu tư của họ

g) Tự do thương mại:
- Thương mại là một dạng công nghệ
- Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia thông qua
+) Cho phép mỗi nước chuyên môn hóa
+) Làm tăng tính đa dạng của hàng hóa
+) Làm giảm chi phí do khai thác được hiệu quả kinh tế theo quy mô
+) Làm tăng sức ép cạnh tranh trên thị trường trong nước
+) Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
- Một nước khi dỡ bỏ các rào cản thương mại sẽ có được tăng trưởng kinh tế giống như nó có tiến bộ
công nghệ
- Một số nước thực hiện:
+) Các chính sách hướng nội: hạn chế giao lưu với các nước khác
+) Các chính sách hương ngoại: khuyến khích giao lưu vs các nước khác

h) Nghiên cứu và triển khai:


- Tiến bộ tri thức công nghệ dẫn đến mức sống cao hơn:
+) Hầu hết tiến bộ công nghệ có được từ các nghiên cứu của các doanh nghiệp tư nhân và của các nhà
phát minh
+) Chính phủ có thể khuyến khích phát triển các công nghệ mới thông qua các tài trợ nghiên cứu, giảm
thuế, và hệ thống bằng phát minh sáng chế

i) Chính sách kiểm soát tăng trưởng dân số:


- Tăng trưởng dân số có tương tác qua lại với các nhân tố sản xuất khác
+) Dân mỏng tài nguyên thiên nhiên
+) Làm loãng lượng vốn
+) Thúc đẩy tiến bộ công nghệ
- Dân số lớn hơn có xu hướng tạo ra nhiều GDP hơn
- Tuy nhiên, tăng dân số làm giảm GDP bình quân đầu người

Chương 5: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính


1. Hệ thống tài chính:
- Hệ thống tài chính bao gồm các nhóm định chế tài chính trong nền kinh tế giúp cho tiết kiệm của
người này gặp gỡ đầu tư của người khác
- Nó giúp chuyển nguồn lực của nền kinh tế từ người tiết kiệm sang người đi vay

a) Các định chế tài chính trong nền kinh tế:


- Hệ thống tài chính được cấu thành bởi các định chế tài chính điều phối hoạt động của những người tiết
kiệm và người đi vay
- Các định chế tài chính có thể được phân thành các nhóm khác nhau. Thị trường tài chính và trung gian
tài chính
- Thị trường tài chính: là các định chế tài chính qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp cho
người đi vay
- Trung gian tài chính: là các định chế tài chính qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp gián tiếp cho
người đi vay

b) Thị trường tài chính:


- Thị trường trái phiếu:
+) Trái phiếu là một giấy xác nhận khoản nợ chỉ rõ trách nhiệm của người đi vay đối với người nắm giữ
trái phiếu.
+) Các đặc điểm của trái phiếu:
1. Kỳ hạn: thời gian cho tới khi trái phiếu đáo hạn
2. Rủi ro: Khả năng mà người đi vay mất khả năng thanh toán một phần tiền lãi hoặc vốn gốc
3. Chính sách thuế: Các luật thuế áp dụng đối với tiền lãi của trái phiếu
- Thị trường cổ phiếu:
+) Cổ phiếu phản ánh quyền sở hữu một phần đối với doanh nghiệp và do vậy, có quyền hưởng lợi
nhuận mà doanh nghiệp làm ra
+) Việc bán cổ phiếu nhằm huy động vốn được gọi là tài trợ bằng vốn sở hữu
+) So sánh vs trái phiếu, cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lượi tức tiềm năng cao hơn
+) Các thị trường cổ phiếu quan trọng nhất ở VN là Sở giao dịch…
+) Hầu hết các thị trường cổ phiếu cung cấp các thông tin sau: Giá (của cổ phiếu), Số lượng (số lượng
cổ phiếu phát hành), Cổ tức (Lợi nhuận chi trả cho các cổ đông), Tỷ suất giá/thu nhập (P/E)

c) Trung gian tài chính:


- Các ngân hàng:
+) Nhận tiền gửi của những người tiết kiệm và sử dụng các khoản tiền gửi này để cho vay đối với
những người muốn vay;
+) Trả lãi cho người gửi tiền và thu lãi cao hơn đối vs những ng đi vay;
+) Các ngân hàng giúp tạo phương tiện thanh toán bằng cách cho phép người gửi tiền có thể rút theo
yêu cầu đối với khoản tiền gửi của họ: Phương tiện thanh toán là cái mà mọi người có thể sử dụng để thực
hiện các giao dịch
+) Nó hỗ trợ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
- Các quỹ đầu tư:
+) Quỹ đầu tư là một định chế bán cổ phần ra công chúng và sử dụng số tiền thu được để thiết lập ra danh
mục đầu tư, gồm nhiều loại cổ phiếu trái phiếu khác nhau.
+) Chúng cho phép những người có vốn ít có thể dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Các định chế tài chính khác
- Các liên minh tín dụng: Các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng

2. Tiết kiệm và đầu tư trong hệ thống tài chính quốc gia:


a) Tiết kiệm quốc gia
- Giả định một nền kinh tế đóng – là nên kt k tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế:
Y= C+I+G
- Tiết kiệm quốc gia (hoặc tiết kiệm quốc dân): S = I (nền kinh tế đóng)
Y - T – C = Yd – C = Sp (Tiết kiệm tư nhân)
T – G = Sg (Tiết kiệm chính phủ)
=> (Y – T - C) + (T – G) = Sp + Sg = S = I

b) Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư


- Ngân sách chính phủ: BB = T – C
- Thặng dư và thâm hụt:
+) T > G, chính phủ có thặn dư ngân sách bởi vì họ thu nhiều hơn chi (chính phủ có tiết kiệm dương)
+) T < G, chính phủ có thâm hụt ngân sách bởi vì họ chi nhiều hơn thu từ thuế (chính phủ có tiết kiệm
âm)

3. Thị trường vốn:


- Thị trường vốn vay lý giải việc thị trường tài chính kết nối tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế
- Thị trường vốn là thị trường trên đó người tiết kiệm cung cấp vốn và người đi vay có nhu cầu vay vốn
- Vốn vay phản ánh tất cả các nguồn thu nhập mà mọi người tiết kiệm và cho vay, chứ không phải sử
dụng cho tiêu dùng

a) Cung và cầu về vốn:


- Cung về vốn xuất phát từ tiết kiệm
- Cầu về vốn xuất phát từ đầu tư
- Lãi suất là giá cả của vốn
- LS phản ảnh số tiền người đi vay trả cho vốn, nó là tiền mà người cho vay nhận được từ khoản tiết
kiệm của họ
- Lãi suất trên thị trường vốn là lãi suất thực
- Thị trường tài chính hoạt động giống như các thị trường khác trong nền kinh tế
b) Các yếu tố gây dịch chuyển đường cung vốn:
- Cung vốn xuất phát từ S  các yếu tố tác động tới S sẽ gây ra sự dịch chuyển đường cung vốn:

Yd hiện tại (VD: CP tăng thuế => Yd


giảm => Sp giảm => S giảm => Svốn
giảm => đường cung vốn dịch trái)

Kỳ vọng của hộ gia đình (VD:


HGĐ bi quan về triển vọng việc
làm và thu nhập tương lai)

Sp
Thuế tiêu dùng tăng (VD:
C giảm => S tăng => Sp
tăng => Svốn tăng)

Thuế tiền lãi tiết kiệm


(VD: giảm => Sp tăng =>
Ảnh hưởng
đường cung S tăng => Svốn tăng)
vốn

G (VD: tăng => Sg giảm => S giảm


=> Svốn giảm)

Tr (VD: tăng => Sg giảm


Sg
=> S giảm => Svốn giảm)
Chuyển từ trạng thái
thặng dư sang thâm hụt
=> Sg giảm => S giảm =>
Svốn giảm
Tình trạng ngân sách
chính phủ
Giảm thâm hụt ngân sách
=> Sg tăng=> S tăng =>
Svốn tăng
c) Các yếu tố gây dịch chuyển đường cầu vốn:
- Cầu vốn xuất phát từ I => Các yếu tố tác động tới I

Kỳ vọng của DN (VD: DN lạc quan


vào triển vọng phát triển kinh tế
tương lai => I tăng => Dvốn tăng
Ảnh hưởng cầu
vốn I
Chính sách của chính phủ đối với I
(VD: CP ưu đãi thuế vs các dự án
đầu tư mới => I tăng => DSg giảm
=> S giảm => Svốn tăng

4. Các chính sách của chính phủ đối với thị trường vốn:
- Chính sách 1: Khuyến khích tiết kiệm
- Chính sách 2: Khuyến khích đầu tư
- Chính sách 3: Thặng dư và thâm hụt ngân sách chính phủ

Chương 6: Thất nghiệp


1. Khái niệm và đo lường:
- Cuộc điều tra lao động và việc làm:
+) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (trước 2007), Tổng cục Thống kê (2007-nay) thực hiện
+) Điều tra chọn mẫu
+) Phỏng vấn trực tiếp
a) Khái niệm:

Dân số

Người trưởng thành Trẻ em

Trong lực
lượng lao Ngoài lực
động: Sẵn lượng lao
sàng lao động, động
có khả năng
lao động

Người
Học sinh, không có
Người
Thât nghiệp: Người sinh viên khả năng
Người nội không có
Người trưởng già, người chính quy lao động
Có việc: Trong trợ nhu cầu
thành (từ 15 về hữu (tập trung (tàn tật,
7 ngày trước làm việc
tuổi trở lên); dài hạn) thiểu
điều tra đã làm năng,...)
có khả năng
việc ít nhất 1
lao động; có
giờ để tạo thu
nhu cầu làm
nhập
việc, không có
việc làm

b) Đo lường:
Số ngườithất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp= x 100 %
Lực lượnglao động
Lực lượng lao động
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động= x 100 %
Người trưởng thành
2. Phân loại thất nghiệp:
2.1. Thất nghiệp tự nhiên:
- Là mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua (hay còn gọi là thất nghiệp dài hạn)

a. Thất nghiệp tạm thời:


- Sinh trong trường hợp người lao động cần có thời gian để tìm kiếm việc làm
- Đối tượng thất nghiệp tạm thời:
+) Người mất việc, bỏ việc và đang tìm việc mới
+) Những người tái nhập lại lực lượng lao động
+) Những người mới gia nhập lực lượng lao động (Sinh viên mới ra trường, bộ đội xuất ngũ,...)
- Nguyên nhân:
+) Do thiếu thông tin về việc làm
+) Do chính sách trợ cấp thất nghiệp
+) Do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ thay đổi
+) Do chuyển dịch cơ cấu
- Biện pháp giảm thất nghiệp tạm thời:
+) Tạo ra nhiều trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng để
kết nối giữa người tuyển dụng và người lao động
+) Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp
+) Chính phủ tài trợ các chương trình đào tạo để hỗ trợ người lao động trong quá trình chuyển
đổi công việc từ ngành đang thoái trào sang ngành đang tăng trưởng
- Thất nghiệp tạm thời là không thể tránh khỏi: Do nền kinh tế luôn luôn thay đổi nên luôn có
những người thất nghiệp đang tìm việc
b. Thất nghiệp cơ cấu:
- Do số lượng việc làm trên một số thị trường lao động không đủ cho mọi cá nhân muốn có nó.
Nó xảy ra khi lượng cung lđ > lượng cầu lđ
- Thất nghiệp phát sinh khi mức tiền lương thực tế cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường
lao động
- Thị trường lao động:
+) Cầu lđ: DL
+) Cung lđ: SL
- Nguyên nhân:
+) Luật tiền lương tối thiểu: Làm tăng thu nhập của những người lao động có việc làm, giảm thu
nhập của người lao động không tìm được việc làm / Ủng hộ: Tạo mức lương đủ đảm bảo cho
cuộc sống người lao động / Phản đối: Gây ra thất nghiệp đối với lao động ít kỹ năng có thu nhập
thấp và cơ hội việc làm hạn chế
+) Công đoàn và thương lượng tập thể: Ủng hộ: Công đoàn chống lại sức mạnh thị trường của
doanh nghiệp. Công đoàn cắt giảm chi phí giao dịch giữa doanh nghiệp và công nhân / Phản đối:
Công đoàn đòi doanh nghiệp phải trả mức lương cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường =>
giảm lượng cầu về lao động => một số người lao động bị thất nghiệp => làm giảm lương ở bộ
phận còn lại
+) Thuyết tiền lương hiệu quả: Sức khỏe công nhân tăng, Chất lượng công nhân cải thiện, Sự
luân chuyển công nhân giảm, Nỗ lực công nhân tăng
2.2. Thất nghiệp chu kì:
- Biểu thị những dao động của thất nghiệp thực tế xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên. Nó gắn liền
với những biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn (hay còn gọi là thất nghiệp ngắn hạn).
- Nguyên nhân:
+) Nhu cầu tiêu dùng giảm => DN thu hẹp sản xuất => DN sa thải lao động => thất nghiệp chu kỳ
+) Suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp chu kỳ

3. Chi phí thất nghiệp:


- Đối với cá nhân: gây tổn thương lòng tự trọng
- Đối với xã hội:
+) Ngân sách Chính phủ giảm, lãng phí nguồn lực (do nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân giảm trong khi
Chính phủ phải trợ cấp cho người thất nghiệp tăng lên)
+) Bất ổn chính trị (bạo động, chống phá chính quyền)
+) Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội (mại dâm, cướp giật,...)

4. Lợi ích của thất nghiệp:


- Đối với cá nhân:
+) Có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
+) Tìm kiếm được việc làm tốt hơn, phù hợp với nguyện vọng và năng lực của mình
- Đối với xã hội:
+) Giúp cho nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, sản lượng nền kinh tế tăng trong dài hạn

You might also like