Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chủ không

nằm ở đa Đảng hay một đảng mà là Đảng cầm quyền có dân chủ không”,
chúng tôi đã đưa ra quan điểm rằng Đảng cầm quyền của CNXH mới chính là
một Đảng dân chủ vì nó hoạt động với mục tiêu đặt lợi ích của nhân dân lên
hàng đầu.
Thứ nhất, chúng tôi sẽ đưa ra những lập luận khi mà đảng cầm quyền xa
rời với lợi ích của nhân dân.
Như chúng ta đã thấy, CNXH hiện thực, qua thực tiễn vận hành cũng đã
có những vấp váp, sai lầm, dẫn đến sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, ở đó sự
sụp đổ là do các đảng cộng sản đều mất vị thế lãnh đạo và cầm quyền. Tổng
Bí Thư của Đảng Cộng Sản Liên Xô là Mikhail Gorbachev đã có những cải
cách sai lầm. Trong báo cáo đọc tại phiên họp Hội nghị đại biểu toàn quốc lần
thứ 19, Gorbachev đưa ra phương châm chủ yếu của cải tổ thể chế chính trị
Liên Xô không chỉ là đề xướng vấn đề dân chủ hóa tính công khai và dư luận
đa nguyên hóa. Mà là phải loại bỏ vấn đề Đảng Cộng sản Liên Xô là hạt nhân
của thể chế chính trị Liên Xô. Là vấn đề phải chuyển trung tâm quyền lực nhà
nước từ trong tay Đảng Cộng sản sang Xô-viết. Thể chế đa đảng và thể chế
dân chủ nghị viện, ý thức hệ đa nguyên chính thức trở thành phương châm
chỉ đạo của Đảng khi Đại hội đại biểu lần thứ 28 (Đại hội cuối cùng trong lịch
sử Đảng Cộng sản Liên Xô trước khi Liên Xô tan rã) thông qua tuyên bố có
tính cương lĩnh “tiến tới Xã hội chủ nghĩa dân chủ hóa nhân đạo”. Bên cạnh
đó còn có các sai lầm khác như nhà nước nắm toàn bộ quyền quyết định nền
kinh tế; Đảng cộng sản mất vị thế lãnh đạo; coi nhẹ hoặc phủ nhận nguyên
tắc tập trung dân chủ, xa rời quần chúng, mất uy tín nghiêm trọng trước nhân
dân, không được nhân dân ủng hộ; Từ bỏ chủ nghĩa quốc tế của giai cấp
công nhân, thổi lên ngọn lửa kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi.
Được coi như người anh cả của XHCN, thế nhưng Liên Xô lại chính thức
giải thể vào ngày 26-12-1991 vì sự phản đối từ nhân dân và các nước yêu
cầu tách khỏi Liên Xô. Ta có thể thấy, Liên Xô khi đó đã làm mất đi bản chất
của Chủ nghĩa Xã hội. Việt Nam cũng có hướng đi hướng đến XHCN như
Liên Xô , cũng có những cải cách cho phù hợp vận mệnh dân tộc nhưng sáng
tạo, đổi mới đó không tách khỏi lợi ích của nhân dân.
Các nước tư bản đang theo chế độ đa nguyên đa Đảng hiện nay cũng có
những chính sách thay đổi cho phù hợp với xu thế dân chủ hiện nay. Nói là
dân chủ, thật ra, quyền lực vẫn chủ yếu nằm trong tay các giai cấp hay thế
lực thống trị. Có chế độ đa đảng, nhưng đảng cầm quyền nào cũng trước hết
phục vụ cho lợi ích của thế lực mình đại diện. Nói là lo cho dân, thực chất vẫn
là lợi ích phe nhóm. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), về lý thuyết, mọi
quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Thứ hai, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự phát triển của các nước xã hội
chủ nghĩa hiện nay khi tính dân chủ là mục tiêu tiên quyết và duy nhất của
Đảng Cộng Sản.
Tính dân chủ phải gắn với Đảng cầm quyền thì các nước xã hội chủ
nghĩa mới phát triển theo khuynh hướng đúng đắn và toàn diện. Mặc dù
không thể phủ nhận sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế của một số nước
phương Tây không theo chế độ xã hội chủ nghĩa hay dân chủ, nhưng nhìn
vào thực tế thì ta có thể thấy sự bất bình đẳng trong xã hội của họ. Con
đường dân chủ gắn với xã hội chủ nghĩa là con đường tốt nhất hướng tới
mục tiêu bình đẳng và tự do.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, không
có sự đoàn kết, sáng tạo của quần chúng nhân dân thì sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội sẽ thất bại. Dân chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt
lõi của chủ nghĩa xã hội, là nhân tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh
vượng.
Trung Quốc là một nước theo chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và là một
trong những nước phát triển hàng đầu hiện nay. Trung Quốc hoạt động theo
phương châm “cầm quyền vì dân”. Trung Quốc ngoài tư tưởng Mác Lênin còn
có tư tưởng Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông đã đưa từ “dân chủ” vào các
tuyên truyền của đảng để thu hút sự ủng hộ của quần chúng. Tuy nhiên, điều
mà ông thực sự ngụ ý vào năm 1949 trở nên rõ ràng khi ông tuyên bố rằng
Trung Quốc sẽ được cai trị bởi một “chế độ chuyên chế dân chủ của nhân
dân”. Nếu thực sự đơn đảng nắm quyền gây ra mất dân chủ, độc tài, nếu như
Đảng Cộng sản Trung Quốc không thực sự cho lợi ích của dân là mục tiêu cơ
bản nhất, tiên quyết nhất thì với một nước với diện tích rộng và dân số đông
như Trung Quốc tiến dần tới sự sụp đổ có lẽ sẽ là điều khó tránh khỏi giống
như Liên Xô.
Đối với Việt Nam – một nước đang phát triển theo con đường chủ nghĩa
xã hội, tính dân chủ cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Bên cạnh
chủ nghĩa Mác Lênin, Việt Nam còn có tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã nói:
“Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn
đều của dân.” Bác cũng nói: “Đảng và Nhà nước ta là công cụ của dân, cán
bộ là nô bộc của dân.” Đảng ta đặt nhân dân và quyền lợi của nhân dân lên
hàng đầu và Nhà nước lập ra là của dân, do dân và vì dân. Nhìn vào thực tế
hiện nay Việt Nam đang là một nước có an ninh tốt trên thế giới. Điều đó
chứng tỏ nước ta không có sự phản đối, đấu tranh và được đảm bảo sự công
bằng, bình đẳng và sự tự do. Đây có lẽ chính là biểu hiện đúng đắn nhất cho
cụm từ “dân chủ” – tạo ra sự bình ổn xã hội, phát triển bền vững.
Cuối cùng, tôi khẳng định, Đảng cầm quyền của Xã hội chủ nghĩa luôn
luôn gắn liền với tính dân chủ vì nó coi lợi ích của nhân dân là mục tiêu hàng
đầu.

You might also like