Khongconhucaulmlai

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Bài tập:
THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH

Giảng viên: ThS. Trần Việt


Hùng
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Kim Chi
Mssv: 2202671

TP.HCM, tháng 05 năm 2024

0
Thực hành phân tích hoạt động kinh doanh Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Việt Hùng

MỤC LỤC
I. Giới thiệu:........................................................................................................................2
1. Sơ lược về công ty:.........................................................................................................2
2. Sứ mệnh:.........................................................................................................................3
3. Định vị:...........................................................................................................................3
4. Giá trị cốt lõi:..................................................................................................................3
5. Sản phẩm công ty:...........................................................................................................3
6. Sơ đồ tổ chức..................................................................................................................4
7. Giải thưởng:....................................................................................................................4
II. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Hòa Phát:.................................................................4
1. Phân tích theo chiều ngang:............................................................................................4
2. Phân tích xu hướng.........................................................................................................8
3.Phân tích theo chiều dọc..................................................................................................9
BẢNG CÂN ĐÔI KẾ TOÁN QUY MÔ CHUNG...........................................................10
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUY MÔ CHUNG...................13
1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn.......................................................................14
2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn:.........................................................................14
3. Đánh giá hiệu quả lao động:.........................................................................................14
3.1. Các tỷ số về hàng tồn kho:.........................................................................................15
3.2. Các tỷ số về khoản phải thu.......................................................................................15
3.3. Số vòng quay của tài sản:...........................................................................................16
4. Đánh giá khả năng sinh lợi...........................................................................................16
5. Đánh giá năng lực của dòng tiền...................................................................................17
6. Các tỷ số kiểm tra thị trường:.......................................................................................19

Võ Thị Kim Chi 1


I. Giới thiệu:
1. Sơ lược về công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA PHÁT


“Đối với Hòa Phát, quan trọng là bền vững”

- Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một
Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt
mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất
động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
- Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép
cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng
lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực
cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8,5
triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực
Đông Nam Á.
- Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép; Top 5 về
tôn mạ. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam, Top 50 DN niêm yết hiệu quả nhất, Top 30 DN nộp ngân sách Nhà nước lớn
nhất Việt Nam, Top 3 DN có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán, Top 10 cổ
phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Võ Thị Kim Chi 2


- Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng
trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng
đồng.Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó
Thép là lĩnh vực cốt lõi
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là ông TRẦN
ĐÌNH LONG.
2. Sứ mệnh:
Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin
yêu của khách hàng.
3. Định vị:
Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu.
4. Giá trị cốt lõi:
Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển. Điều này thể
hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý,
cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng
một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây
dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một nhà với các
đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.
5. Sản phẩm công ty:

Võ Thị Kim Chi 3


6. Sơ đồ tổ chức

7. Giải thưởng:
CTCP hòa Phát đạt rất nhiều giải thưởng:
- Top 10 vật liệu xây dựng uy tín
- Thương hiệu quốc gia
- Top 50 công ty niêm yết tốt nhất
- Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

II. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Hòa Phát:
1. Phân tích theo chiều ngang:

Võ Thị Kim Chi 4


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT:Đồng
Tăng, giảm
TÀI SẢN 2022 2023 Tỷ
Số tiền
lệ(%)
A- TÀI SẢN
80.514.708.725.456 82.716.439.173.043 2.201.730.447.587 2,73
NGẮN HẠN
I. Tiền và các
khoản tương 8.324.588.920.227 12.252.001.160.884 3.927.412.240.657 47,18
đương tiền
II. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn 26.268.246.676.354 22.177.303.502.481 -4.090.943.173.873 -15,57
hạn
III. Các khoản phải
9.892.867.373.309 10.702.136.439.996 809.269.066.687 8,18
thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho 34.491.111.096.123 34.504.487.406.261 13.376.310.138 0,04
V.Tài sản ngắn hạn
1.537.894.659.443 3.080.510.663.421 1.542.616.003.978 100,31
khác
B. TÀI SẢN DÀI
89.820.810.782.676 105.066.147.390.758 15.245.336.608.082 16,97
HẠN
I. Các khoản phải
894.484.456.379 1.880.922.130.348 986.437.673.969 110,28
thu dài hạn
II.Tài sản cố định 70.832.915.657.865 71.998.370.737.871 1.165.455.080.006 1,65
III. Bất động sản
629.111.776.960 593.920.277.320 -35.191.499.640 -5,59
đầu tư
IV. Tài sản dở
13.363.274.912.355 26.098.929.377.501 12.735.654.465.146 95,30
dang dài hạn
V. Đầu tư tài chính
700.000.000 40.000.000.000 39.300.000.000 5614,29
dài hạn
VI. Tài sản dài hạn
4.100.323.979.117 4.454.004.867.718 353.680.888.601 8,63
khác
TỔNG CỘNG
170.335.519.508.132 187.782.586.563.801 17.447.067.055.669 10,24
TÀI SẢN
Tăng, giảm
NGUỒN VỐN 2022 2023 Tỷ
Số tiền
lệ(%)
C. NỢ PHẢI
74.222.579.892.349 84.946.167.324.422 10.723.587.432.073 14,45
TRẢ
I. Nợ ngắn hạn 62.385.390.680.685 71.513.492.904.733 9.128.102.224.048 14,63
II. Nợ dài hạn 11.837.189.211.664 13.432.674.419.689 1.595.485.208.025 13,48
D.VỐN CHỦ SỞ
96.112.939.615.783 102.836.419.239.379 6.723.479.623.596 7,00
HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 96.112.939.615.783 102.836.419.239.379 6.723.479.623.596 7,00

TỔNG CỘNG
170.335.519.508.132 187.782.586.563.801 17.447.067.055.669 10,24
NGUỒN VỐN

Phần tài sản:

Võ Thị Kim Chi 5


Tổng tài sản năm 2022 so với năm 2023 tăng 17.447.067.055.669 đồng tương ứng tăng
10,24%
- TSNH tăng 2.201.730.447.587 đồng, tương ứng với 2,73%; nguyên nhân là do tiền
tăng 3.927.412.240.657 đồng, tương ứng với 47,18%; đầu tư tài chính ngắn hạn giảm
4.090.943.173.873 đồng, tương ứng với giảm 15,57%;các khoản phải thu ngắn hạn
tăng 809.269.066.687 đồng. tương ứng với tăng 8,18%; hàng tồn kho tăng
13.376.310.138 đồng. tương ứng với 0,04%; tài sản ngắn hạn khác tăng
1.542.616.003.978 đồng. tương ứng với tăng 100,31%.
- TSDH tăng 15.245.336.608.082 đồng tương ứng với 16,97%. Mức giảm này hầu hết là
do tăng các khoản phải thu dài hạn 986.437.673.969 đồng tương ứng với 110,28%; Tài
sản cố định tăng 1.165.455.080.006 đồng, tương ứng với 1,65%; Bất động sản đầu tư
giảm 35.191.499.640 đồng, tương ứng với giảm 5,59%;Tài sản dở dang dài hạn tăng
12.735.654.465.146 đồng tương ứng với 95,30%;Đầu tư tài chính dài hạn tăng
39.300.000.000 đồng tương ứng với 5614,29%;Tài sản dài hạn khác tăng
353.680.888.601 đồng tương ứng với 8,63%.
Phần Nguồn vốn:
Tương ứng với phần Tài sản, Nguồn vốn của DN cũng tăng 17.447.067.055.669 đồng,
tương ứng với 10,24%. cụ thể:
- Nợ phải trả tăng 10.723.587.432.073 đồng, tương ứng 14,45% trong đó nợ ngắn hạn
tăng 9.128.102.224.048 đồng tương ứng 14,63% và nợ dài hạn tăng 1.595.485.208.025
đồng tương ứng với tăng 13,48%.
- Vốn CSH tăng 6.723.479.623.596 đồng so với năm trước tương ứng với 7%.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


ĐVT: Đồng
Tăng, giảm
Chỉ tiêu 2022 2023 Tỷ lệ
Số tiền
(%)
1. DT bán hàng và 142.770.810.676.858 120.355.231.616.139 -22.415.579.060.719 -15,70
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm
1.361.536.216.226 1.402.203.722.485 40.667.506.259 2,99
trừ doanh thu
3. DT thuần về bán
hàng và cung cấp 141.409.274.460.632 118.953.027.893.654 -22.456.246.566.978 -15,88
dịch vụ
4. GV hàng bán 124.645.848.221.080 106.015.187.198.082 -18.630.661.022.998 -14,95
5. LN gộp về bán
hàng và cung cấp 16.763.426.239.552 12.937.840.695.572 -3.825.585.543.980 -22,82
dịch vụ
6. DT hoạt động tài
3.743.650.707.331 3.173.086.404.949 -570.564.302.382 -15,24
chính
7. CP tài chính 7.026.723.285.241 5.191.511.844.389 -1.835.211.440.852 -26,12
8. Phần lãi lỗ trong
công ty liên doanh -1.072.667.584 - - -
liên kết
9. CP bán hàng 2.665.806.087.302 1.961.362.129.952 -704.443.957.350 -26,43
10. CP quản lý
1.019.444.279.447 1.307.290.336.873 287.846.057.426 28,24
doanh nghiệp
11. LN thuần từ hoạt
9.794.030.627.309 7.650.762.789.307 -2.143.267.838.002 -21,88
động kinh doanh
12. Thu nhập khác 872.024.724.926 771.973.465.495 -100.051.259.431 -11,47

Võ Thị Kim Chi 6


13. CP khác 743.114.224.951 630.007.511.629 -113.106.713.322 -15,22
14. LN khác 128.910.499.975 141.965.953.866 13.055.453.891 10,13
15. Tổng lợi nhuận
9.922.941.127.284 7.792.728.743.173 -2.130.212.384.111 -21,47
kế toán trước thuế
16. CP thuế TNDN
1.001.020.240.086 1.073.551.888.059 72.531.647.973 7,25
hiện hành
17. CP thuế TNDN
477.491.832.682 -81.211.459.967 -558.703.292.649 -117,01
hoãn lại
18. LN sau thuế thu
8.444.429.054.516 6.800.388.315.081 -1.644.040.739.435 -19,47
nhập doanh nghiệp
19. LN sau thuế
8.483.510.554.031 6.835.064.334.356 -1.648.446.219.675 -19,43
công ty mẹ
20. LN sau thuế
công ty mẹ không -39.081.499.515 -34.676.019.275 4.405.480.240 -11,27
kiểm soát
21. Lãi cơ bản trên
1.452 1.117 -335 -23,07
cổ phiếu

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 21,88%. Điều này chủ yếu do lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 22,82% trong khi chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng đến 28,24%. Mặt dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm
21,88% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 21,47% và lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp giảm 19,47% do lợi nhuận khác tăng 10,13% . Các biến động bất thường
của doanh nghiệp hoạt động tài chính. thu nhập khác và chi phí khác là những sự xem
xét quan trọng khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cũng phải cẩn thận khi phân tích các tỷ lệ % chênh lệch, ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh có tốc độ giảm 21,88% lớn hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần
15,88%. Mặt dầu về số tiền doanh thu thuần giảm gấp 10 lần số giảm của lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh (-22.456.246.566.978 đồng so với -2.143.267.838.002
đồng). Số tiền chênh lệch phản ảnh quy mô biến động và tỷ lệ chênh lệch phản ảnh tốc
độ biến động phải được xem xét đồng thời.

2. Phân tích xu hướng


Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu
hướng. các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì 2 năm. Phân tích xu hướng
có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về chất của hoạt động kinh doanh. Ngoài các báo cáo
tài chính. hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ
yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Các chỉ tiêu được lựa chọn từ tóm tắt các hoạt động của
doanh nghiệp cùng với phân tích xu hướng được minh họa như sau:

Võ Thị Kim Chi 7


ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023
DT thuần
(đồng) 63.658.192.673.791 90.118.503.426.717 149.679.789.979.345 141.409.274.460.632 118.953.027.893.654

LN hoạt
động KD 9.030.979.639.207 15.292.303.808.992 37.008.443.446.265 9.794.030.627.309 7.650.762.789.307
( đồng)
LN thuần
mỗi cố
2.726 3.846 7.166 1.452 1.117
phiếu
(đồng/CP)
Cổ tức
phân phối
mỗi cổ 2.910 3.028 3.452 3.043 1.872
phiếu
(đồng/CP)
Phân tích xu hướng
DT thuần 100 141,57 235,13 222,14 186,86
LN hoạt
động kinh 100 169,33 409,79 108,45 84,72
doanh

LN thuần
mỗi cố 100 141,09 262,88 53,26 40,98
phiếu
Cổ tức
phân phối
mỗi cổ 100 104,05 118,63 104,57 64,33
phiếu

Phân tích xu hướng sử dụng tỷ số để chỉ những thay đổi của chỉ tiêu liên quan trong một
giai đoạn. Đối với các tỷ số năm gốc có tỷ số là 100%. Các năm khác được đo lường
trong mối tướng quan với giá trị đó. Ví dụ tỷ số năm 2022 là 222,14% đối với doanh thu
thuần được tính như sau:
Giá trị năm gốc tính theo chỉ số x 100
Chỉ số=
Giá trị năm gốc
141.409.274.460.632 x 100
=
63.658.192.673.791
= 222,14%
Tỷ số 222,14% có nghĩa là doanh thu năm 2022 là 222,14% so với năm 2019.

Võ Thị Kim Chi 8


1200

1000

800

600

400

200

0
2019/2019 2020/2019 2021/2019 2022/2019 2023/2019

Doanh thu thuần Lợi nhuận hoạt động kinh doanh


Lợi nhuận thuần mỗi cổ phiếu Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu

Nghiên cứu phân tích xu hướng cho thấy rằng lợi nhuận từ các hoạt động thì bất ổn hơn
doanh thu còn lợi nhuận mỗi cổ phiếu thì bất ổn hơn cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu.
Doanh thu và lợi nhuận cổ tức chỉ gia tăng trong vòng 3 năm đầu sau đó giảm dần ở năm
thứ 4 và 5. Sau khi giảm vào năm 2022 lợi nhuận từ các hoạt động đã hồi phục vào năm
2023 còn lợi nhuận mỗi cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm vào năm 2023. Trong năm thứ 5, lợi
nhuận từ các hoạt động giảm ít hơn so với doanh thu (84,72 % so với 186,86%). Biểu đồ
cho thầy sự tương phản trên.

3.Phân tích theo chiều dọc


Trong phân tích theo chiều dọc tỷ lệ % được sử dụng cho mối quan hệ của các bộ
phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ
được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó. (Đối
với bảng cân đối kế toán, con số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn và
doanh thu thuần đối với báo cáo kết quả kinh doanh). Báo cáo bao gồm kết quả tính toán
của các tỷ lệ % trên được gọi là báo cáo qui mô chung Bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả kinh doanh qui mô chung của CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành
phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thay
đổi quan trọng về kết cầu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo qui mô chung.
Đối với CTCP Tập đoàn Hòa Phát tình hình tài sản đã có thay đổi từ năm 2022 đến năm
2023. Kết cấu của tài sản cố định (38,34% so với 41,58%) và tài sản ngắn hạn (44,05%
so với 47,27%) có chênh lệch ít trong năm 2023 và năm 2022. Kết cấu của nợ phải trả
cho thấy ít thay đổi hơn. Nợ ngắn hạn tăng từ 36,63% lên 38,08%. Do đó, nợ dài hạn đã
tăng từ 6,95% lên 7,15%.
Báo cáo kết quả kinh doanh qui mô chung cho thấy công ty đã tăng giá vốn hàng bán từ
88,15% lên 89,12%. Việc tăng này đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
giảm từ 6.93% doanh thu xuống 6,43% doanh thu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của lợi nhuận

Võ Thị Kim Chi 9


khác tăng từ 0,09% lên 0,12% doanh thu làm cho gia tăng chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành từ 0,71% lên 0,90%. Do đó, lợi nhuận so với doanh thu thực tế chỉ tăng
2,9% năm 2019 lên 37% năm 2020.Tuy nhiên, lưu ý ảnh hưởng của lợi nhuận khác từ
0,33% chỉ còn 0,02% doanh thu và sự gia tăng của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành từ 1,12% lên 1,45%. Do đó, lợi nhuận so với doanh thu thực tế giảm 5,97%
năm 2022 xuống còn 5,72% năm 2023.
Báo cáo qui mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp.
Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có qui
mô khác nhau trong cùng ngành. Ví dụ nhà phân tích có thể muốn so sánh CTCP Tập
đoàn Hòa Phát với các doanh nghiệp khác về kết cấu của tài sản được tài trợ bởi nợ phải
trả so với tổng tài sản hoặc kết cấu của chi phí bán hàng và quản lý so với doanh thu.
Báo cáo qui mô chung cho thấy các mối quan hệ này và các mối quan hệ khác nữa.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUY MÔ CHUNG


ĐVT: Đồng
Qui mô chung
TÀI SẢN 2022 2023
2022 2023
A- TÀI SẢN NGẮN
80.514.708.725.456 82.716.439.173.043 47.27 44.05
HẠN
I. Tiền và các khoản
8.324.588.920.227 12.252.001.160.884 4.89 6.52
tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài
26.268.246.676.354 22.177.303.502.481 15.42 11.81
chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
9.892.867.373.309 10.702.136.439.996 5.81 5.70
ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho 34.491.111.096.123 34.504.487.406.261 20.25 18.37
V.Tài sản ngắn hạn khác 1.537.894.659.443 3.080.510.663.421 0.90 1.64
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 89.820.810.782.676 105.066.147.390.758 52.73 55.95
I. Các khoản phải thu dài
894.484.456.379 1.880.922.130.348 0.53 1.00
hạn
II.Tài sản cố định 70.832.915.657.865 71.998.370.737.871 41.58 38.34
III. Bất động sản đầu tư 629.111.776.960 593.920.277.320 0.37 0.32
IV. Tài sản dở dang dài
13.363.274.912.355 26.098.929.377.501 7.85 13.90
hạn
V. Đầu tư tài chính dài
700.000.000 40.000.000.000 0.00 0.02
hạn
VI. Tài sản dài hạn khác 4.100.323.979.117 4.454.004.867.718 2.41 2.37
TỔNG CỘNG TÀI
170.335.519.508.132 187.782.586.563.801 100.00 100.00
SẢN
Qui mô chung
NGUỒN VỐN 2022 2023
2022 2023
C. NỢ PHẢI TRẢ 74.222.579.892.349 84.946.167.324.422 43.57 45.24
I. Nợ ngắn hạn 62.385.390.680.685 71.513.492.904.733 36.63 38.08
II. Nợ dài hạn 11.837.189.211.664 13.432.674.419.689 6.95 7.15
D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 96.112.939.615.783 102.836.419.239.379 56.43 54.76
I. Vốn chủ sở hữu 96.112.939.615.783 102.836.419.239.379 56.43 54.76
TỔNG CỘNG NGUỒN
170.335.519.508.132 187.782.586.563.801 100.00 100.00
VỐN

Võ Thị Kim Chi 10


KẾT CẤU TÀI SẢN 2022

2%5%
0% 8% 15%

6%
42%
20%
1%
1%

Tiền ĐTTC ngắn hạn KPT ngắn hạn HTK


TS ngắn hạn khác KPT dài hạn TSCĐ BĐS đầu tư
TSDD dài hạn ĐTTC dài hạn TS dài hạn khác

KẾT CẤU NGUỒN VỐN 2022

37%

56%

7%

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sỡ hữu

Võ Thị Kim Chi 11


KẾT CẤU TÀI SẢN 2023
2%
0% 7%
14%
12%
0%

6%

18%
38%

1% 2%

Tiền ĐTTC ngắn hạn KPT ngắn hạn HTK TS ngắn hạn khác KPT dài hạn
TSCĐ BĐS đầu tư TSDD dài hạn ĐTTC dài hạn TS dài hạn khác

KẾT CẤU NGUỒN VỐN 2023

38%

55%

7%

Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sỡ hữu

Võ Thị Kim Chi 12


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUY MÔ
CHUNG
ĐVT: Đồng
Tăng, giảm
Chỉ tiêu 2022 2023
2022 2023
1. Doanh thu bán hàng và cung
142.770.810.676.858 120.355.231.616.139 100,96 101,18
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh
1.361.536.216.226 1.402.203.722.485 0,96 1,18
thu

3. Doanh thu thuần về bán


141.409.274.460.632 118.953.027.893.654 100,00 100,00
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 124.645.848.221.080 106.015.187.198.082 88,15 89,12
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
16.763.426.239.552 12.937.840.695.572 11,85 10,88
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
3.743.650.707.331 3.173.086.404.949 2,65 2,67
chính
7. Chi phí tài chính 7.026.723.285.241 5.191.511.844.389 4,97 4,36
Trong đó: Chi phí lãi vay 3.083.638.131.818 3.585.077.683.881 2,18 3,01
8. Phần lãi lỗ trong công ty liên
-1.072.667.584 - - -
doanh. liên kết
9. Chi phí bán hàng 2.665.806.087.302 1.961.362.129.952 1,89 1,65
10. Chi phí quản lý doanh
1.019.444.279.447 1.307.290.336.873 0,72 1,10
nghiệp
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt
9.794.030.627.309 7.650.762.789.307 6,93 6,43
động kinh doanh
12. Thu nhập khác 872.024.724.926 771.973.465.495 0,62 0,65
13. Chi phí khác 743.114.224.951 630.007.511.629 0,53 0,53
14. Lợi nhuận khác 128.910.499.975 141.965.953.866 0,09 0,12
15. Tổng lợi nhuận kế toán
9.922.941.127.284 7.792.728.743.173 7,02 6,55
trước thuế
16. Chi phí thuế TNDN hiện
1.001.020.240.086 1.073.551.888.059 0,71 0,90
hành
17. Chi phí thuế TNDN hoãn
477.491.832.682 -81.211.459.967 0,34 -0,07
lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu
8.444.429.054.516 6.800.388.315.081 5,97 5,72
nhập doanh nghiệp
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.452 1.117 0,00 0,00

II. Vận dụng phương pháp tỷ số để phân tích tình hình tài chính DN:
1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến
hạn và khả năng thỏa mãn những nhu cầu tiền không mong đợi. Tất cả các tỷ số liên
quan đến mục tiêu này phải thực hiện với vốn luân chuyển hoặc một vài bộ phận của nó.
bởi vì chính những khoản nợ đến hạn đã được thanh toán nằm ngoài vốn luân chuyển.
Một vài tỷ số được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số

Võ Thị Kim Chi 13


khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, số vòng quay các khoản phải thu,
số vòng quay hàng tồn kho.
 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn=(TS ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)
Năm 2022: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
=80.514.708.725.456 / 62.385.390.680.685=1,29 (lần)
Năm 2023:Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
=82.716.439.173.043 / 71.513.492.904.733=1,16 (lần)
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của CTCP Tập đoàn Hòa Phát cho thấy khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2023 giảm so với 2022.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh=(Tiền + ĐT ngắn hạn + Các khoản phải
thu) / (Nợ ngắn hạn)
Năm 2022: Hệ số khả năng thanh toán nhanh
=(8.324.588.920.227+26.268.246.676.354+9.892.867.373.309)/62.385.390.680.685=0,71 (lần)
Năm 2023: Hệ số khả năng thanh toán nhanh
=(12.252.001.160.884+22.177.303.502.481+10.702.136.439.996)/
71.513.492.904.733=0,63 (lần)
Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của CTCP Tập đoàn Hòa Phát
năm 2023 giảm hơn so với năm 2022.
2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn:
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn với khả năng sống còn của
doanh nghiệp qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là để
chỉ ra sớm nếu doanh nghiệp đang trên con đường phá sản. Các nghiên cứu cho thầy
rằng các tỷ số kế toán có thể chỉ ra sớm hơn 5 năm một doanh nghiệp có thể thất bại.
 Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = (Tổng số nợ phải trả) / (Nguồn vốn
chủ sở hữu)
Năm 2022: Nợ phải trả trên NV CSH
=(74.222.579.892.349)/(96.112.939.615.783)=0,77 (lần)
Năm 2023: Nợ phải trả trên NV CSH
=(84.946.167.324.422)/(102.836.419.239.379)=0,83 (lần)
Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là tốt. So sánh tỷ số này năm
2022 và 2023 không có sự thay đổi nhiều.
 Số lần hoàn trả lãi vay=(Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay) / Chi phí
lãi vay
Năm 2022: Số lần hoàn trả lãi vay=(9.922.941.127.284 + 3.083.638.131.818) /
3.083.638.131.818=4,22 (lần)
Năm 2023: Số lần hoàn trả lãi vay=(7.792.728.743.173 + 3.585.077.683.881) /
3.585.077.683.881=3,17 (lần)
Số lần hoàn trả lãi vay trong năm 2023 thấp hơn năm 2022. lãi phải trả đảm bảo là
3,17 (lần). Điều này là do số chi phí lãi thấp trong mối tương quan với lợi nhuận trước
lãi và thuế.
3. Đánh giá hiệu quả lao động:
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng tài sản( hàng tồn kho, các khoản phải thu, tổng tài sản) trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động còn được sử dụng để đánh giá chu kỳ hoạt động
của doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian gắn với các khoản phải thu qua bán hàng.
thu tiền các khoản phải thu. dùng tiền trả nợ ngắn hạn và mua lại các hàng tồn kho đã
bán.
Võ Thị Kim Chi 14
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động (hay các tỷ số về vòng quay) có thể được tính cho
hàng tồn kho. các khoản phải thu và tổng tài sản.
3.1. Các tỷ số về hàng tồn kho:
 Số vòng quay của HTK=(Giá vốn hàng bán) / (Hàng tồn kho bình quân)
Năm 2022: Số vòng quay hàng tồn kho
= (124.645.848.221.080)/[(42.134.493.932.210+34.491.111.096.123)/2]=3,25 (lần/vòng)
Năm 2023: Số vòng quay hàng tồn kho
=(106.015.187.198.082)/[(34.491.111.096.123+34.504.487.406.261)/2]=3,07(lần/vòng)
Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2022 và 2023 của công ty lần lượt là 3,25
(lần/vòng) và 3.07 (lần/vòng) có nghĩa là bình quân 1 năm hàng tồn kho mua vào và bán
ra trong năm 2023 là 3,07 (lần) trong khi 2022 là 3,25 (lần)
 Số ngày dự trữ HTK = (Số ngày trong kỳ) / (Số vòng quay của HTK)
Năm 2022:Số ngày dự trữ HTK=365/3.25=112,31(ngày/vòng)
Năm 2023:Số ngày dự trữ HTK=365/3.07=118,89(ngày/vòng)
Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng
hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cũng cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay thiếu
không.
 Số vòng quay của thành phẩm=(Giá vốn hàng bán)/(Số lượng sản phẩm tồn
kho bình quân)
Năm 2022: số vòng quay của thành phẩm=(124.645.848.221.080)/
Năm 2023: số vòng quay của thành phẩm=(106.015.187.198.082)
3.2. Các tỷ số về khoản phải thu
 Số vòng quay khoản phải thu=(Doanh thu thuần) / (Các khoản phải thu
bình quân)
Năm 2022: Số vòng quay khoản phải thu
= (141.409.274.460.632)/[(7.662.680.796.645+9.892.867.373.309)/2]=16,11 (lần/vòng)
Năm 2023:Số vòng quay khoản phải thu
=(118.953.027.893.654)/[(9.892.867.373.309+10.702.136.439.996)/2]=11,55 (lần/vòng)
Trong giới hạn cho phép. số vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng tốt. Số
vòng quay các khoản phải thu càng lớn. các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng
nhanh. Tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền phụ thuộc vào các điều khoản
tín dụng của doanh nghiệp.
 Số ngày thu tiền bán hàng bình quân= (số ngày trong năm) / (số vòng quay
các khoản phải thu)
Năm 2022:Số ngày thu tiền bán hàng bình quân=365/16.11=22,66 (ngày)
Năm 2023:Số ngày thu tiền bán hàng bình quân=365/11.55=31,60 (ngày)
Trong trường hợp của công ty. số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu
tiền bán hàng bình quân năm 2022 lớn hơn nhiều so với năm 2023. Các khoản phải thu
bình quân quay được năm 2022 16,11 lần và năm 2023 là 11,55 lần.Điều này có nghĩa
năm 2022 công ty phải chờ thêm 22 hoặc 23 ngày để nhận được tiền bán chịu; năm 2023
công ty phải chờ thêm 31 hoặc 32 ngày để nhận được tiền bán chịu.
3.3. Số vòng quay của tài sản:
 Số vòng quay của tài sản=(Doanh thu thuần) / (Tổng tài sản bình quân)
Năm 2022:Số vòng quay của tài sản
=(141.409.274.460.632) / [(170.335.519.508.132+178.236.422.358.249)/2]=0,81 (lần)
Năm 2023:Số vòng quay của tài sản
=(118.953.027.893.654) / [(187.782.586.563.801+170.335.519.508.132)/2]=0,66 (lần)
So sánh với các doanh nghiệp ở các ngành khác. công ty đã đầu tư lớn vào tài sản.
 Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp:
Võ Thị Kim Chi 15
Chu kỳ hoạt của một doanh nghiệp có thể được tính bằng cách cộng thêm số ngày
tồn kho vào số ngày bán chịu của doanh nghiệp.

Mua Bán
Tiền Hàng tồn kho Các khoản phải
thu

Thu tiền các khoản phải thu

Hình minh họa: Chu kỳ hoạt động thông thường của một doanh nghiệp
Trong năm 2022. chu kì hoạt động của công ty là 134,97 (ngày) gồm 112,31(ngày) tồn
kho và 22,66(ngày) bán chịu. Trong năm 2023. chu kỳ hoạt động của công ty là 150,49
(ngày) gồm 118,89(ngày) tồn kho và 31,60 (ngày) bán chịu. Điều này cho thấy tiền của
công ty bị giữ lại ở hàng tồn kho và các khoản phải thu vào khoảng 134,97(ngày) đến
150,49 (ngày).
4. Đánh giá khả năng sinh lợi.
Mọi doanh nghiệp có tồn tại lâu đài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm
được lợi nhuận mong muốn của nó. Các nhà đầu tư trở thành cổ đông và vẫn còn là cổ
đông chỉ vì một lý do: họ tin rằng các khoản cổ tức phân phối và lợi nhuận từ chênh lệch
giá cổ phiếusẽ lớn hơn lợi nhuận từ những khoản đầu tư khác có rủi ro tương tự. Đánh
giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn cho việc
ra quyết của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào
thanh toán ngắn hạn của nó. Vì lý do này, đánh giá khả năng sinh lợi có tầm quan với cả
các nhà đầu tư và các chủ nợ. Để xem xét khả năng sinh lợi của công ty, chúng ta sử
dụng các tỷ số: biên lợi nhuận, số vòng quay của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và lợi nhuận mỗi cổ phiếu.
 Tỷ số LN trên doanh thu= (Lợi nhuận thuần) / (Doanh thu thuần)
Năm 2022:Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=8.444.429.054.516 / 141.409.274.460.632=5,97%
Năm 2023:Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=6.800.388.315.081 / 118.953.027.893.654=5,72%
Tỷ số này xác nhận một điều đã rõ từ Báo cáo kết quả kinh doanh quy mô chung.
Tỷ số này xác nhận một điều đã rõ từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quy mô
chung. Tỷ suất lợi nhuận trên DT đã giảm 5,97% năm 2022 xuống còn 5,72% năm 2023.
 Tỷ suất LN trên tài sản= Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản bình quân
Năm 2022:Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
=8.444.429.054.516 / 174.285.970.933.190=3,9%
Năm 2023:Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
=6.800.388.315.081 / 179.059.053.035.966=3,8%
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm từ 3,9% năm 2022 xuống còn
3,8% năm 2023. Đây là biến động bất lợi. theo hầu hết các nhà phân tích thì mức giảm
này không quá đáng lo ngại. Lý do tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là một thước đo khả
năng sinh lợi tốt là do nó đã kết hợp được các ảnh hưởng của biên lợi nhuận và số vòng
quay của tài sản. Kết quả năm 2023 và năm 2022 của công ty có thể được phân tích như
sau:
 Tỷ suất LN trên DT x Số vòng quay của TS = Tỷ suất LN trên TS
Năm 2022:5.97% x 0.81=4,84%
Năm 2023:5.72% x 0.66=3,78%

Võ Thị Kim Chi 16


Từ phân tích này. rõ ràng là sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có thể
được quy cho sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần / NV CSH bình
quân
Năm 2022:Tỷ suất LN trên vốn CSH=8.444.429.054.516 / 93.466.782.563.611=9,04%
Năm 2023:Tỷ suất LN trên vốn CSH=6.800.388.315.081 / 99.474.679.427.581=6,84%
Tỷ số này giảm từ năm 2022 sang năm 2023. Sự gia tăng lớn hơn tỷ suất LN trên
tài sản do tổng tài sản bình quân tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn nguồn vốn chủ sở
hữu tăng từ năm 2022 so với năm 2023.
 Lợi nhuận mỗi cổ phiếu=( Lợi nhuận thuần-Cổ tức ưu đãi) / (Số lượng cổ
phiếu thường lưu hành bình quân)
Các nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suất này là do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức
và gia tăng trong tương lai giá trị của cổ phiếu.
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy rằng lợi nhuận mỗi cổ phiếu
của công ty đã giảm từ 1.452 đồng xuống còn 1.117 đồng phản ánh sự tụt giảm của lợi
nhuận thuần từ năm 2022 đến 2023.
 Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu / LN mỗi cổ phiếu
Năm 2023 cổ tức của công ty phân phối mỗi cổ phiếu là 2.872 đồng. tỷ lệ chi trả cổ tức
được tính như sau:
Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu/LN mỗi cổ phiếu
=1.872 đồng mỗi cổ phiếu / 1.117 đồng mỗi cổ phiếu=167,59%
Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2023 của công ty là 167,59% là rất cao. Tỷ số này có thể
làm hài lòng các nhà đầu tư vào công ty vì mục tiêu hưởng cổ tức.

5. Đánh giá năng lực của dòng tiền


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ích trong việc dự đoán kết quả hoạt động trên cơ sở
năng lực sản xuất thực tế và kế hoạch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng được sử dụng đề
đánh giá việc mở rộng năng lực sản xuất tương lai, nhu cầu vốn đầu tư, nguồn của các
dòng tiền thu vào. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối quan trọng giữa báo cáo kết quả
kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết các dòng tiền
thu vào và dòng tiền chỉ ra của mỗi doanh nghiệp và khả năng thanh toán các khoản nợ
khi đáo hạn. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng về:
- Tính khả thi của việc tài trợ cho vốn đầu tư
- Các nguồn tiền để tài trợ mở rộng
- Phụ thuộc vào tài trợ bên ngoài
- Các chính sách phân phối lợi nhuận tương lai
- Linh hoạt về tài chính trước những cơ hội và nhu cầu bất ngờ

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2023

Võ Thị Kim Chi 17


(Theo phương pháp gián tiếp) ĐVT: Đồng

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Năm 2022 Năm 2023
1. Lợi nhuận trước thuế 9.922.941.127.284 7.792.728.743.173
2. Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 6.772.140.896.950 6.774.033.480.701
- Các khoản dự phòng 1.010.922.330.886 -1.094.201.952.159
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
333.983.153.559 291.243.752.578
lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -1.832.298.259.730 -1.927.836.792.719
- Chi phí lãi vay 3.083.638.131.818 3.585.077.683.881
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
19.291.327.380.767 15.421.044.915.455
thay đổi vốn lưu động
- Tăng, giảm các khoản phải thu 4.711.117.735.355 -5.601.896.103.470
- Tăng, giảm hàng tồn kho 8.023.194.725.141 1.026.315.216.371
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi
-14.666.409.808.394 2.609.540.999.740
vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)
- Tăng, giảm chi phí trả trước 2.624.176.162 -87.803.327.985
- Tiền lãi vay đã trả -3.061.103.919.849 -3.647.295.875.670
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -1.246.302.085.368 -559.992.514.733
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -776.811.527.307 -516.882.532.682
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
12.277.636.676.507 8.643.030.777.026
doanh
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm. xây dựng TSCĐ và các
-17.887.504.647.036 -17.373.946.475.964
tài sản dài hạn khác
2.Tiền thu từ thanh lý. nhượng bán TSCĐ và
21.712.492.859 206.461.627.829
các tài sản dài hạn khác
3.Tiền chi cho vay. mua các công cụ nợ của
-55.505.793.882.381 -39.803.522.821.759
đơn vị khác
4.Tiền thu hồi cho vay. bán lại các công cụ nợ
47.412.529.370.171 43.279.753.995.632
của đơn vị khác
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -371.644.175.956
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6.672.170.842 -526.054.585.230
7.Tiền thu lãi cho vay. cổ tức và lợi nhuận
1.697.815.926.948 2.222.218.737.225
được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -24.626.212.744.553 -11.995.089.522.267
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu. nhận vốn góp
4.075.000.000 700.000.000
của chủ sở hữu
2.Tiền trả lại vón góp cho các chủ sở hữu. mua
-2.343.640.000
lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
3.Tiền thu từ đi vay 135.250.023.212.840 127.232.900.840.872
4.Tiền chi trả nợ gốc vay -134.770.628.364.289 -119.947.631.065.468
5.Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính
6. Cổ tức. lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -2.261.459.543.241 -8.013.794.632
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -1.777.989.694.690 7.275.612.340.772
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -14.126.565.762.736 3.923.553.595.531
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 22.471.375.562.130 8.324.588.920.227
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
-20.220.879.167 3.858.645.126
ngoại tệ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 8.324.588.920.227 12.252.001.160.884

Võ Thị Kim Chi 18


Một số tỷ số liên quan đến dòng tiền thường được sử dụng: tỷ suất dòng tiền lơi/lợi
nhuận; Tỷ suất dòng tiền / doanh thu; Tỷ suất dòng tiền / tài sản; Dòng tiền tự do; Tỷ
suất đủ tiền; Tỷ suất tái đầu tư tiền.
 Tỷ suất dòng tiền/LN = Dòng tiền thuần từ hoạt động KD/ LN thuần
Năm 2022: Tỷ suất dòng tiền / Lợi nhuận
=12.277.636.676.507 / 8.444.429.054.516=145,39%
Năm 2023: Tỷ suất dòng tiền / Lợi nhuận
=8.643.030.777.026 / 6.800.388.315.081=127,10%
Tỷ suất dòng tiền/lợi nhuận của cả 2 năm 2022 và năm 2023 đều lớn hơn 1 do chi
phí khấu hao( tiền không chi ra) cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn so với doanh thu
thuần.
 Tỷ suất dòng tiền/DT = Dòng tiền thuần từ hoạt động KD / DT thuần
Năm 2022:Tỷ suất dòng tiền/Doanh thu
=12.277.636.676.507 / 174.285.970.933.190= 7,04%
Năm 2023:Tỷ suất dòng tiền/Doanh thu
=8.643.030.777.026 / 179.059.053.035.966= 4,83%
Kết quả tính toán trên cho thấy khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong
mối quan hệ với tài sản của doanh nghiệp năm 2023 giảm hơn so với năm 2022: Từ
7,04% giảm xuống còn 4,83%.
 Dòng tiền tự do=Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh - Cổ tức-Vốn đầu tư
thuần
Dòng tiền tự do nếu là số dương chính là số tiền có thể sử dụng cho các hoạt động
kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư về duy trì năng lực sản xuất ở
mức hiện hành. Khả năng kinh doanh hoạt động tài chính và mức độ tăng trưởng của
doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đầy đủ của dòng tiền tự do.
6. Các tỷ số kiểm tra thị trường:
 Tỷ số giá cả trên LN = Thị giá mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận mỗi cổ phiếu
Tỷ số giá cả trên lợi nhuận(P/E) đo lường mối quan hệ giữa thị giá mỗi cổ phiếu và lợi
nhuận mỗi cổ phiếu của 1 doanh nghiệp.
Năm 2023: Tỷ số giá cả trên LN (P/E) =27.450/1.117=24,57(lần)
 Cổ tức mang lại=Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu / Thị giá mỗi cổ phiếu
Năm 2023:Cổ tức mang lại= 1.872 / 27.450= 6,82%
Như vậy một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu 27.450 của công ty được chia cổ tức năm
2023 là 6,82%.
Cổ tức mang lại chỉ là phần trong tổng hợp thu được từ việc đầu tư vào công ty của nhà
đầu tư. Nhà đầu tư phải cộng thêm hoặc trừ bớt tỷ lệ biến động của giá thị trường(hoặc
lên hoặc xuống) của cổ phiếu.
 Giá trị của sổ sách mỗi cổ phiếu=Nguồn vốn CSH/Số lượng cổ phiếu thường
lưu hành
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu cho biết số tiền mỗi cổ đông nắm giữ mỗi cổ phiếu thường
được phân phối sau khi toàn bộ tài sản được bán với giá trị trên bảng cân đối kế toán(giá
trị sổ sách) và trả nợ cho tất cả các chủ nợ. Tỷ số này hoàn toàn dựa vào giá trị lịch sử.
Từ dữ liệu trên Báo cáo tài chính của công ty, với số lượng cổ phiếu đang lưu
hành năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 5.814.785.700 cổ phiếu và 5.814.785.700 cổ
phiếu. Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu 2 năm được tính như sau:
Năm 2022: Giá trị sổ sách mỗi cổ
phiếu=96.112.939.615.783/5.814.785.700=16.529(đ/CP)
Năm 2023:Giá trị sổ sách mỗi cổ
phiếu=187.782.586.563.801/5.814.785.700=17.685(đ/CP)
Võ Thị Kim Chi 19
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu năm 2023 là 17.685 (đ/CP). trong khi đó thị giá mỗi
cổ phiếu là 27.450. Sở dĩ có sự khác nhau này là do thị giá phản ánh hy vọng của nhà
đầu tư vào lợi nhuận và cổ tức trong tương lai. trong khi giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu lại
dựa trên giá trị lịch sử.

Võ Thị Kim Chi 20

You might also like