Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TPHCM, tháng 05 năm 2024

Mục Lục
DOANH NGHIỆP VINAMILK.....................................................................................1
1. Giới thiệu về công ty sữa Vinamilk....................................................................1
2. Chứng nhận chất lượng và hệ thống quản lý.......................................................2
3. Vùng nguyên liệu................................................................................................2
4. Điểm qua một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk.....................................3
5. Câu chuyện Hành trình Giấc mơ sữa Việt...........................................................4
6. Tầm nhìn.............................................................................................................4
7. Sứ mệnh...............................................................................................................4
8. Giá trị cốt lõi........................................................................................................4
9. Triết lý kinh doanh..............................................................................................5
10. Chiến lược phát triển.........................................................................................5
I. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính...................................................................7
1. Phân tích theo chiều ngang..................................................................................7
2. Phân tích xu hướng............................................................................................10
3. Phân tích theo chiều dọc....................................................................................11
II. Vận dụng phương pháp tỷ số để phân tích tình hình tài chính DN:........................14
1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn............................................................14
2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn..............................................................15
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động.............................................................................15
4. Đánh giá khả năng sinh lợi................................................................................17
5. Đánh giá năng lực của dòng tiền.......................................................................18
6. Các tỷ số kiểm tra thị trường.............................................................................21
DOANH NGHIỆP VINAMILK
1. Giới thiệu về công ty sữa Vinamilk

Giới thiệu công ty Vinamilk

 Vinamilk được ra đời từ ngày 20/08/1976. Đây là công ty được thành lập dựa
trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại.
 Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao
Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới... Vinamilk đã cho
xây dựng các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước.
 Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương
hiệu đến New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.
 Ngoài ra, Vinamilk còn là thương hiệu tiên phong mở lối cho thị trường thực
phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam, với các sản phẩm từ sữa tươi chuẩn USDA
Hoa Kỳ.
 19/01/2006 lên sàn chứng khoán, mã chứng khoán là VNM.

Phương pháp TMR (Total mixing rotation): Toàn bộ thức ăn cho đàn bò sữa được
phối trộn theo phương pháp TMR (Total mixing rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp
gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô đậu tương, … nhằm đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho
sữa nhiều và chất lượng cao. Ngoài ra, mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi ngày một
lần và được dạo sân chơi thư giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò được nghe nhạc hòa
tấu êm dịu.

Năm 2021, công ty khánh thành trang trại bò sữa ở Tây Ninh.

1
2. Chứng nhận chất lượng và hệ thống quản lý

Với sự cải tiến và phát triển không ngừng nghỉ, Vinamilk ngày càng hòan thiện mình
hơn, để đạt được các tiêu chuẩn chứng nhận như:

 Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008
 Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn
của Anh BRC
 Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của
Bộ Y tế.

Chứng nhận chất lượng và hệ thống quản lý

 Ngoài ra, Vinamilk còn đạt những chứng nhận ISO 50001: 2011, FSSC 22000:
2005, ISO 14001: 2004…

3. Vùng nguyên liệu

Vùng nguyên liệu

 Vinamilk là một công ty có ngành nghề đa dạng như chăn nuôi bò sữa, sản xuất
thức ăn cho gia súc, trồng trọt…

2
 Trong 8 năm, với nhiều nỗ lực, công ty đã xây dựng thành công 5 trang trại bò
sữa và đã có kế hoạch xây thêm 4 trang trại tiếp theo.
 Vinamilk rất chú trọng vào việc đầu tư các thiết bị công nghệ. Tất cả hệ thống
chuồng trại chăn nuôi, đều được công ty xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất
của thế giới.
 Để đảm bảo việc làm chủ được các thiết bị hiện đại, công ty còn thường xuyên
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các Giám đốc và Trưởng bộ phận đều
được công ty cử đi học tập kinh nghiệm thực tế, của các trang trại chăn nuôi bò
sữa ở Mỹ, Úc...
 Nắm bắt được thị trường với những sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh
tranh, chắc chắn rằng, Vinamilk sẽ còn tiếp xa hơn trong tương lai.

4. Điểm qua một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk

Một vài sản phẩm của thương hiệu Vinamilk

Công ty Sữa Vinamilk đã cung cấp hơn 250 loại sản phẩm khác nhau, với các ngành
hàng chính cụ thể như sau:

 Sữa tươi với các nhãn hiệu: ADM GOLD, Flex, Super SuSu.
 Sữa chua với các nhãn hiệu: SuSu, Probi. ProBeauty
 Sữa bột trẻ em và người lớn: Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold,
bột dinh dưỡng Ridielac, Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro,
Mama Gold.
 Sữa đặc: Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ.

3
 Kem và phô mai: Kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc kem,
Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ.
 Sữa đậu nành – nước giải khát: nước trái cây Vfresh, nước đóng chai Icy, sữa
đậu nành GoldSoy.
 Bột ăn dặm Vinamilk: Ridielac Gold, Optimum Gold,...

5. Câu chuyện Hành trình Giấc mơ sữa Việt

Ngày 20/8, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức chương trình "Giấc Mơ
Sữa Việt” nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.

Vinamilk luôn quan tâm đến các hoạt động xã hội cộng đồng thông qua các chương
trình như: Quỹ sữa "Vươn Cao Việt Nam” từ năm 2008; Quỹ 1 triệu cây xanh cho
Việt Nam cùng nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác.

Các TVC quảng cáo Vinamilk luôn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bởi tính độc
đáo, sáng tạo và vui nhộn.

6. Tầm nhìn
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người“

7. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp
hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”

8. Giá trị cốt lõi


“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “

4
9. Triết lý kinh doanh
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì
thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.

Chính sách chất lượng

Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng


cách không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và
tuân theo luật định.

10.Chiến lược phát triển


Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu,
Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

5
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành
kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển
nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản
phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang
đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa việt nam


Ưu tiên tập trung khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất
lớn. Mở rộng thâm nhập và bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ
thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn. Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản
phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tiếp tục xây
dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ
vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại đông nam á
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A)
và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối
tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và
kết hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các
công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở
rộng thị trường và tăng doanh số.

6
I. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
Các con số tự nó không có nhiều ý nghĩa. Chính mối quan hệ của chúng với
những con số khác hoặc những thay đổi của chúng từ kỳ này so với kỳ khác mới là
quan trọng. Các công cụ phân tích tài chính được dùng để chỉ ra các mối quan hệ và
những sự thay đổi đó. Trong số các kỹ thuật phân tích tài chính, các kỹ thuật sau được
sử dụng rộng rãi hơn: phân tích theo chiều ngang, phân tích xu hướng, phân tích theo
chiều dọc và phân tích tỷ số.
1. Phân tích theo chiều ngang
Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung đòi hỏi phải trình bày thông tin của
năm hiện hành và năm trước trên BCTC. Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu
các báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh
lệch và tỷ lệ % chênh lệch từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ % chênh lệch phải
được tính toán để cho thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền
liên quan.

Đơn vị tính: Tỷ đồng


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tăng, giảm
TÀI SẢN 2021 2022
Số tiền Tỷ lệ (%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.110 31.560 -4.550 -12,60
Tiền và các khoản tương đương tiền 2.349 2,300 -49 -2,07
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21,026 17.414 -3.612 -17,18
Các khoản phải thu ngắn hạn 5.822 6.100 278 4,78
Hàng tồn kho 6.773 5.538 -1.236 -18,24
Tài sản ngắn hạn khác 141 208 68 48,32
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 17.222 16.922 -300 -1,74
Các khoản phải thu dài hạn 17 38 22 130,14
Tài sản cố định 12.707 11.903 -803 -6,32
Bất động sản đầu tư 60 58 -2 -4,09
Tài sản dở dang dài hạn 1.130 1.805 675 59,74
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 744 743 -1 -0,16
Tài sản dài hạn khác 2.565 2.375 -190 -7,41
TỔNG TÀI SẢN 53.332 48.483 -4.850 -9,09

7
Tăng, giảm
NGUỒN VỐN 2021 2022
Số tiền Tỷ lệ (%)
C. NỢ PHẢI TRẢ 17.482 15.666 -1.816 -10,39
Nợ ngắn hạn 17.068 15.308 -1.760 -10,31
Nợ dài hạn 414 358 -56 -13,57
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 35.850 32.817 -3.034 -8,46
Vốn chủ sở hữu 35.850 32.817 -3.034 -8,46
TỔNG NGUỒN VỐN 53.332 48.483 -4.850 -9,09

 Phần Tài Sản


Tổng Tài Sản năm 2022 so với 2021 giảm 4.850 tỷ đồng, tương ứng với 9,09%, trong đó:
- TSNH giảm 4.550 tỷ đồng, tương ứng với 12,60%; nguyên nhân do tiền và tương
đương tiền giảm 49 tỷ đồng, tương ứng 2,07%; ĐTTC ngắn hạn giảm 3.612 tỷ đồng,
tương ứng 17,18%; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 278 tỷ đồng, tương ứng 4,78%;
hàng tốn kho giảm 1.235 tỷ đồng, tương ứng 18,24%; tài sản ngắn hạn khác tăng 68 tỷ
đồng, tương ứng 48,32%.
- TSDH giảm 300 tỷ đồng, tương ứng 1,74%. Mức giảm này hầu hết do TSCĐ 803 tỷ
đồng, tương ứng 6,32%; Các khoản phải thu dài hạn tăng 22 tỷ đồng, tương ứng
130,14%; Bất động sản đầu tư giảm 2 tỷ đồng, tương ứng 4,09%; Tài sản dở dang dài
hạn tăng 675 tỷ đồng, tương ứng 59,74%; Các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 1
tỷ đồng, tương ứng 0,16%; Tài sản dài hạn khác 190 tỷ đồng, tương ứng 7,41%.
 Phần Nguồn Vốn
Tương ứng với phần Tài Sản, Nguồn Vốn của doanh nghiệp cũng giảm 4.850 tỷ đồng,
tương ứng với 9,09%, cụ thể:
- Nợ phải trả giảm 1.816 tỷ đồng, tương ứng 10,39%, trong đó nợ ngắn hạn giảm 1 tỷ
đồng, 1.760 tỷ đồng tuơng ứng 10,31% và nợ dài hạn giảm 56 tỷ đồng, tương ứng
13,57%.
- Vốn chủ sở hữu giảm 3.034 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng 8,46%.

8
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAH Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tăng, giảm
CHỈ TIÊU 2021 2022
Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 61.012 60.075 -937 -1,54
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 93 118 26 27,53
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 60.919 59.956 -963 -1,58
4. Giá vốn hàng bán 34.641 36.059 1.418 4,09
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.278 23.897 -2.381 -9,06
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.215 1.380 165 13,60
7. Chi phí tài chính 202 618 415 205,20
8. Lỗ chia từ công ty liên kết -45 -24 21 -45,66
9. Chi phí bán hàng 12.951 12.548 -402 -3,11
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.567 1.596 29 1,82
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.728 10.491 -2.237 -17,57
12. Thu nhập khác 423 289 -134 -31,64
13. Chi phí khác 228 285 56 24,69
14. Kết quả từ hoạt động khác 195 4 -190 -97,70
15. Lợi nhuận kế toán trước thuế 12.922 10.496 -2.427 -18,78
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.321 1.956 -365 -15,71
17. Lợi ích thuế TNDN hoãn lại -31 -38 -7 22,40
18. Lợi nhuận sau thuế TNDN 10.633 8.578 -2.055 -19,33
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,39 0,02 0,02 0,84

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 17,57 %. Điều này chủ yếu do
doanh thu hoạt động tài chính tăng 13,60% trong khi chi phí tài chính tăng 250,20%.
Mặt dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 17,57%, tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 19,33%, do lợi nhuận
khác giảm mạnh 97,70%. Các biến động bất thường của doanh nghiệp hoạt động tài
chính, thu nhập khác và chi phí khác là những sự xem xét quan trọng khi phân tích
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cũng phải cẩn thận khi phân tích các tỷ lệ % chênh lệch, ta thấy lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh có tốc độ giảm 17,57 % lớn hơn nhiều so với tốc độ
giảm của doanh thu thuần 1,58%. Mặt dầu về số tiền. Số tiền chênh lệch phản ảnh quy
mô biến động, và tỷ lệ chênh lệch, phản ảnh tốc độ biến động, phải được xem xét
đồng thời.

9
2. Phân tích xu hướng
Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong
phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì 2 năm. Phân
tích quan trọng do, với các nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thể chỉ ra những
thay đổi cơ bản về chất của hoạt động kinh doanh. Ngoài các báo cáo tài chính, hầu
hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủ yếu trong 5
năm hoặc nhiều hơn.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty vinamilk qua 5 năm 2018 đến 2022
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2018 2021 2022 2021 2022
Doanh thu ( Tỷ Đồng ) 40,863 56,400 59,723 60,919 59,956
Lợi nhuận hoạt động KD ( Tỷ Đồng ) 1,576 2,748 1,638 3,849 2,661
Lợi nhuận thuần mỗi cổ phiếu ( Tỷ Đồng/CP ) 2.6 5.76 6.44 4.52 3.843
Cổ tức phân mỗi cổ phiếu ( Tỷ Đồng/CP ) 3.77 5.97 3.855 5.218 6.216
Phân tích xu hướng
Doanh thu 100% 138% 146% 149% 147%
Lợi nhuận hoạt động KD 100% 174% 104% 244% 169%
Lợi nhuận thuần mỗi cổ phiếu 100% 222% 248% 174% 148%
Cổ tức phân mỗi cổ phiếu 100% 158% 102% 138% 165%

Phân tích xu hướng sử dụng tỷ số để chỉ những thay đổi của chi tiêu liên quan
trong một giai đoạn. Đối với các tỷ số, năm gốc có tỷ số là 100%. Các năm khác được
đo lường trong mối tương quan với giá trị đó. Ví dụ tỷ số năm 2022 là 163,7% đối với
doanh thu được tính như sau:
Chỉ số = ( Giá trị năm gốc tính chỉ số / Giá trị năm gốc ) x 100
800%
700%
600%
500%
400%
300%
200%
100%
0%
1 2 3 4 5

Doanh thu Lợi nhuận hoạt động KD


Lợi nhuận thuần mỗi cổ phiếu Cổ tức phân mỗi cổ phiếu

10
Nghiên cứu phân tích xu hướng cho thấy rằng lợi nhuận từ các hoạt động thì
bất ổn hơn doanh thu còn lợi nhuận mỗi cổ phiếu thì bất ổn hơn cổ tức phân phối mỗi
cổ phiếu. Doanh thu gia tăng vững chắc trong vòng 5 năm, trong khi cổ tức phân phối
chỉ gia tăng trong bốn năm đầu và duy trì như nhau ở các năm 4 và 5. Sau khi giảm
vào năm 2021, lợi nhuận từ các hoạt động và lợi nhuận mỗi cổ phiếu đã hồi phục vào
năm 2022. Trong năm thứ 5, lợi nhuận từ các hoạt động tăng nhanh hơn nhiều so với
doanh thu (392,3% so với 163,7%). Biểu đồ cho thấy sự tương phản trên.
3. Phân tích theo chiều dọc
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ % được sử dụng cho mối quan hệ của các
bộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng cộng của một báo
cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số
đó. (Đối với Bảng cân đối kế toán, con số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng
nguồn vốn, và doanh thu thuần đối với báo cáo kết quả kinh doanh). Báo cáo bao gồm
kết quả tính toán của các tỷ lệ % trên được gọi là báo cáo qui mô chung Bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh qui mô chung của doanh nghiệp Vinamilk.
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các
thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong việc chỉ ra
những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo qui
mô chung. Đối với Doanh nghiệp Vinamilk, tình hình tài sản đã không thay đổi đáng
kể từ năm 2021 đến năm 2022. Kết cấu của tài sản cố định và tài sản ngắn hạn hầu
như nhau trong năm 2022 và năm 2021. Kết cấu của nợ phải trả cho thấy thay đổi
nhiều hơn. Nợ ngắn hạn tăng. Do đó, nợ dài hạn đã giảm. Báo cáo kết quả kinh doanh
qui mô chung cho thấy tầm quan trọng của việc giảm giá vốn hàng bán. Việc giảm
này là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, lưu ý ảnh hưởng của lợi nhuận khác và sự gia tăng của chỉ phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Do đó, lợi nhuận so với doanh thu thực tế chỉ tăng.
Báo cáo qui mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp.
Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có
qui mô khác nhau trong cùng ngành. Ví dụ nhà phân tích có thể muốn so sánh Doanh
nghiệp Vinamilk với các doanh nghiệp khác về kết cấu của tài sản được tài trợ bởi nợ
phải trả so với tổng tài sản hoặc kết cấu của chi phí bán hàng và quản lý so với doanh
thu. Báo cáo qui mô chung cho thấy các mối quan hệ này và các mối quan hệ khác
nữa.

11
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUY MÔ CHUNG Đơn vị tính: Tỷ đồng

QUY MÔ CHUNG
TÀI SẢN 2021 2022
2021 2022
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.110 31.560 67,71 65,10
Tiền và các khoản tương đương tiền 31.560 2.300 4,40 4,74
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.349 17.414 39,42 35,92
Các khoản phải thu ngắn hạn 2.300 6.100 10,92 12,58
Hàng tồn kho 21.026 5.538 12,70 11,42
Tài sản ngắn hạn khác 17.414 208 0,26 0,43
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.822 16.922 32,29 34,90
Các khoản phải thu dài hạn 6.100 38 0,03 0,08
Tài sản cố định 6.773 11.903 23,83 24,55
Bất động sản đầu tư 5.538 58 0,11 0,12
Tài sản dở dang dài hạn 141 1.805 2,12 3,72
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 208 743 1,39 1,53
Tài sản dài hạn khác 17.222 2.375 4,81 4,90
TỔNG TÀI SẢN 16.922 48.483 100,00 100,00
QUY MÔ CHUNG
NGUỒN VỐN 2021 2022
2021 2022
C. NỢ PHẢI TRẢ 17.482 15.666 32,78 32,31
Nợ ngắn hạn 17.068 15.308 32,00 31,58
Nợ dài hạn 414 358 0,78 0,74
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 35.850 32.817 67,22 67,69
Vốn chủ sở hữu 35.850 32.817 67,22 67,69
TỔNG NGUỒN VỐN 53.332 48.483 100,00 100,00

12
Kết cấu tài sản năm 2021

Nợ ngắn hạn
32%

Vốn chủ sở hữu


67%

Nợ dài
hạn
Các khoản đầu tư tài chính 1%
Tài sản dài hạn khác
dài hạn
Tài sản 5% Tiền và các khoản tương
dở dang1% đương tiền
dài hạn 4%
2% Các
khoản
Tài sản đầu tư
cố định tài chính
24% ngắn hạn
39%

Hàng tồn
kho
13%
Các khoản phải thu ngắn hạn
11%

Kết cấu tài sản 2021

Kết cấu nguồn vốn năm 2022

Nợ ngắn hạn
32%

Vốn chủ sở hữu


68%

Nợ dài hạn
1%

13
Tài
sản
dở
Các khoản
Kết cấu tài sản năm 2022
dang đầu tư tài chính dài
dài hạn Tài sản dài hạn khác Tiền và các khoản tương
hạn 2% 5% đương tiền
4% 5%

Tài sản cố định Các khoản đầu tư tài chính


25% ngắn hạn
36%

Hàng tồn kho


11% Các khoản phải thu ngắn hạn
13%

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUY MÔ CHUNG Đơn vị tính: Tỷ đồng

QUY MÔ CHUNG
CHỈ TIÊU 2021 2022
2021 2022
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 61.012 60.075 100,15 100,20
Các khoản giảm trừ doanh thu 93 118 0,15 0,20
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 60.919 59.956 100,00 100,00
Giá vốn hàng bán 34.641 36.059 56,86 60,14
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.278 23.897 43,14 39,86
Doanh thu hoạt động tài chính 1.215 1.380 1,99 2,30
Chi phí tài chính 202 618 0,33 1,03
Lỗ chia từ công ty liên kết -45 -24 -0,07 -0,04
Chi phí bán hàng 12.951 12.548 21,26 20,93
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.567 1.596 2,57 2,66
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 12.728 10.491 20,89 17,50
Thu nhập khác 423 289 0,69 0,48
Chi phí khác 228 285 0,37 0,47
Kết quả từ hoạt động khác 195 4 0,32 0,01
Lợi nhuận kế toán trước thuế 12.922 10.496 21,21 17,51
Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.321 1.956 3,81 3,26
Lợi ích thuế TNDN hoãn lại -31 -38 -0,05 -0,06
Lợi nhuận sau thuế TNDN 10.633 8.578 17,45 14,31
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,39 0,02 0,02 0,84

II. Vận dụng phương pháp tỷ số để phân tích tình hình tài chính DN:

14
1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi
đến hạn và khả năng thỏa mãn những nhu cầu tiền không mong đợi. Tất cả các tỷ số
liên quan đến mục tiêu này phải thực hiện với vốn luân chuyển hoặc một vài bộ phân
của nó, bởi vì chính những khoản nợ đến hạn đã được thanh toán nằm ngoài vốn luân
chuyển. Một vài tỷ số được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán ngắn
hạn là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, số vòng quay các
khoản phải thu, số vòng quay hàng tồn kho.

 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (TS ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)
Năm 2021: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = 36.110/17.482 = 2,12 (lần)
Năm 2022: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = 31.560/15.666 = 2,06 (lần)
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Doanh nghiệp Vinamilk cho thấy khả năng
thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2021 giảm so với năm 2022.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + ĐT ngắn hạn + Các khoản phải
thu) / (Nợ ngắn hạn)
Năm 2021: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ( 2.349 + 21.026 + 5.822 ) /17.482 = 0,14
(lần)
Năm 2022: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (2.300 + 17.414 + 6.100 ) / 15.666 = 0,15
(lần)
- Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Doanh nghiệp Vinamilk tăng
hơn so với năm 2022.
2. Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn với khả năng sống còn của
doanh nghiệp qua nhiều năm. Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là để
chỉ ra sớm nếu doanh nghiệp đang trên con đường phá sản. Các nghiên cứu cho thấy rằng
các tỷ số kế toán có thể chỉ ra sớm hơn 5 năm một doanh nghiệp có thể thất bại.
 Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu = (Tổng số nợ phải trả) / (Nguồn vốn
chủ sở hữu)
Năm 2021: Nợ phải trả trên NV CSH = 17.482 / 35.850 = 0,49 (lần)
Năm 2022: Nợ phải trả trên NV CSH = 15.666 / 32.817 = 0,48 (lần)
- Nợ phải trả trên Nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 là tốt. So sánh tỷ số này năm 2021
và 2022 không có sự thay đổi nhiều.

15
 Số lần hoàn trả lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế +Chi phí lãi vay)/Chi phí lãi
vay
Năm 2021: Số lần hoàn trả lãi vay = ( 12.922 + 202 ) / 202 = 65 (lần)
Năm 2022: Số lần hoàn trả lãi vay = ( 10.496 + 618 ) / 618 = 18 (lần)
- Điều này do số chi phí lãi lớn trong mối tương quan với lợi nhuận trước lãi và thuế.
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng tài sản (hàng tồn kho, các khoản phải thu, tổng tài sản) trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động còn được sử dụng để đánh giá chu kỳ hoạt
động của doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp. Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian gắn với các nghiệp vụ liên quan
đến đầu tư vào hàng tồn kho, chuyển hàng tồn kho thành các khoản phải thu qua bán
hàng, thu tiền các khoản phải thu, dùng tiền trả nợ ngắn hạn và mua lại các hàng tồn
kho đã bán.
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động (hay các tỷ số về vòng quay) có thể được tính
cho hàng tồn kho, các khoản phải thu và tổng tài sản.
3.1. Các tỷ số về hàng tồn kho
 Số vòng quay của HTK = (Giá vốn hàng bán) / (Hàng tồn kho bình quân)
Năm 2021: Số vòng quay hàng tồn kho = 34.641 / [(6.773 + 6.587)/2] = 5,19 (lần/vòng)
Năm 2022: Số vòng quay hàng tồn kho = 36.059 / [(5.538 + 6.773)/2] = 5,86 (lần/vòng)
- Số vòng quay của hàng tồn kho năm 2021 và 2022 của doanh nghiệp lần lượt là 5,19
(lần/vòng) và 5,86 (lần/vòng) có nghĩa là bình quân 01 năm hàng tồn kho mua vào và
bán ra trong năm 2022 là 5,86 (lần) trong khi năm 2021 là 5,19 (lần).
 Số ngày dự trữ HTK = (Số ngày trong kỳ) / (Số vòng quay của HTK)
Năm 2021: Số ngày dự trữ HTK = 365 / 5,19 = 70,33 (ngày/vòng)
Năm 2022: Số ngày dự trữ HTK = 365 / 5,86 = 62,29 (ngày/vòng)
- Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng
hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cũng cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay
thiếu không.
3.2. Các tỷ số về khoản phải thu:
 Số vòng quay khoản phải thu = (Doanh thu thuần) / (Các khoản phải thu
bình quân)

16
Năm 2021: Số vòng quay khoản phải thu = 60.919 / [(5.822 + 5.734)/2] = 10,54
(lần/vòng)
Năm 2022: Số vòng quay khoản phải thu = 59.956 / [(6.100 + 5.822)/2] = 10,06
(lần/vòng)
- Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càng lớn càng tốt. Số
vòng quay các khoản phải thu càng lớn, các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền
càng nhanh. Tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền phụ thuộc vào các điều
khoản tín dụng của doanh nghiệp.
 Số ngày thu tiền bán hàng bình quân = (Số ngày trong năm) / (Số vòng quay
các khoản phải thu)
Năm 2021: Số ngày thu tiền bán hàng bình quân = 365 / 10,54 = 34,63 (ngày)
Năm 2022: Số ngày thu tiền bán hàng bình quân = 365 / 10,06 = 36,28 (ngày)
- Các khoản phải thu bình quân quay được 10,3 (lần) trong cả 2 năm.

3.3. Số vòng quay của tài sản:


 Số vòng quay của tài sản = (Doanh thu thuần) / (Tổng tài sản bình quân)
Năm 2021: Số vòng quay của tài sản = 60.919 / [(53.332 + 51.294 )/2] = 0,66 (lần)
Năm 2022: Số vòng quay của tài sản = 59.956 / [ 48.483 + 53.332 )/2] = 1,18 (lần)
So sánh với các DN ở các ngành khác, công ty đã đầu tư lớn vào tài sản.
 Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp:
Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp có thể được tính bằng cách cộng
thêm số ngày tồn kho vào số ngày bán chịu của doanh nghiệp.
Mua Bán
Tiền Hàng tồn kho Các khoản phải thu

Thu tiền các khoản phải thu


Hình minh họa: Chu kì hoạt động thông thường của một doanh nghiệp
4. Đánh giá khả năng sinh lợi
Mọi doanh nghiệp có tôn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm
được lợi nhuận mong muốn của nó. Các nhà đầu tư trở thành cổ đông và vẫn còn là cổ
đông chỉ vì một lý do: họ tin rằng các khoản cổ tức phân phối và lợi nhuận từ chênh
lệch giá cổ phiếu sẽ lớn hơn lợi nhuận từ những khoản đầu tư khác có rủi ro tương tự.
Đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn

17
cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp cũng
phụ thuộc vào tình hình thanh toán ngắn hạn của nó. Vì lý do này, đánh giá khả năng
sinh lợi có tầm quan trọng đối với cả các nhà đầu tư và các chủ nợ. Để xem xét khả
năng sinh lợi của công ty, chúng ta sử dụng các tỷ số: biên lợi nhuận, số vòng quay
của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, và lợi
nhuận mỗi cổ phiếu.
 Tỷ suất LN trên doanh thu = (Lợi nhuận thuần) / (Doanh thu thuần)
Năm 2021: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 10.633 / 60.191 = 17%
Năm 2022: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 8.578 / 59.956 = 14%
- Tỷ số này xác nhận một điều đã rõ từ Báo cáo kết quả kinh doanh quy mô chung. Tỷ
suất lợi nhuận trên DT đã giảm từ 17% năm 2021 còn 14% năm 2022.
 Tỷ suất LN trên tài sản = Lợi nhuận thuần / Tổng Tài sản bình quân
Năm 2021: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = 10.633 / 79.522 = 13%
Năm 2022: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = 8.578 / 50.908 = 17%
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty tăng từ 13% năm 2021 lên 17% năm 2022.
Mặc dù đây là biến động có lợi, theo hầu hết các nhà phân tích mức này vẫn còn thấp.
Lý do tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là một thước đo khả năng sinh lợi tốt là do nó đã
kết hợp được các ảnh hưởng của biên lợi nhuận và số vòng quay của tài sản. Kết quả
năm 2022 và 2021 của công ty có thể được phân tích như sau:
 Tỷ suất LN trên ĐT x Số Vòng quay của TS = Tỷ suất LN trên TS
Năm 2021: 17% x 0,66 = 11,22%
Năm 2022: 14% x 1,18 = 16,52%
Từ phân tích này, rõ ràng là sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có thể được
quy cho sự gia tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
 Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần / NV CSH bình quân
Năm 2021: Tỷ suất LN trên vốn CSH = 10.633 / 2.222 = 4,8%
Năm 2022: Tỷ suất LN trên vốn CSH = 8.578 / 1.377 = 6,2%
Tỷ số này cũng được cải thiện từ năm 2021 sang 2022. Sự gia tăng lớn hơn so
với sự gia tăng tỷ suất LN trên tài sản do tổng tài sản bình quân tăng, mặc dù nguồn
vốn chủ sở hữu bình quân giảm không đáng kể từ năm 2021 so với 2022.
 Lợi nhuận mỗi cổ phiếu = (Lợi nhuận thuần - Cổ tức ưu đãi)/ (Số lượng cổ
phiếu thường lưu hành bình quân)
Các nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suất này do lợi nhuận là cơ sở để chi trả cổ tức
và gia tăng trong tương lai giá trị của cổ phiếu.

18
Trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy rằng lợi nhuận mỗi cổ phiếu của
công ty đã được cải thiện từ 2,6 tỷ đồng lên 3,843 tỷ đồng, phản ảnh sự gia tăng của
lợi nhuận thuần từ năm 2021 đến 2022.
 Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu / LN mỗi cổ phiếu
Tỷ số này có thể làm hài lòng các nhà đầu tư vào công ty vì mục tiêu hưởng cổ tức.
5. Đánh giá năng lực của dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ích trong việc dự đoán kết quả hoạt động trên cơ
sở năng lực sản xuất thực tế và kế hoạch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng được sử
dụng để đánh giá việc mở rộng năng lực sản xuất tương lai, nhu cầu vốn đầu tư,
nguồn của các dòng tiền thu vào. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối quan trọng
giữa báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
cho biết các dòng tiền thu vào và dòng tiền chỉ ra của mỗi doanh nghiệp và khả năng
thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn.
Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin quan trọng về:
- Tính khả thi của việc tài trợ cho vốn đầu tư
- Các nguồn tiền để tài trợ mở rộng
- Phụ thuộc vào tài trợ bên ngoài
- Các chính sách phân phối lợi nhuận tương lai
- Linh hoạt về tài chính trước những cơ hội và nhu cầu bất ngờ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TỆ NĂM 2022
Đơn vị tính: Tỷ
( Theo phương pháp trực tuyến )
đồng
Tiêu chỉ 2021 2022
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Lợi nhuận trước thuế 12.922 10.495
2. Điều chỉnh cho các khoản
− Khấu hao và phân bổ 2.121 2.095
− Phân bổ lợi thế thương mại 245 246
− Các khoản dự phòng 33 -4
− Lỗ/(lãi) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền
-1 3
tệ có gốc ngoại tệ
− Lỗ từ thanh lý/xóa sổ tài sản cố định hữu hình và xây dựng
73 88
cơ bản dở dang
− Thu nhập từ cổ tức, lãi tiền gửi và hoạt động đầu tư khác -2 -1

19
− Lỗ chia từ công ty liên kết 45 24
− Chi phí lãi vay 88 166
− Thu nhập từ khoản vay được miễn giảm -70 -
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay
14.351 11.903
đổi vốn lưu động
− Biến động các khoản phải thu -516 -288
− Biến động hàng tồn kho 2.26 851
− Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác 1.484 -386
− Biến động chi phí trả trước 0,2 -73
− Tiền lãi vay đã trả -98 -141
− Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp -2.356 -1.975
− Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -1.171 -1.063
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9.431 8.827
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác -1.531 1.456
2. Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở
133 137
dang
3. Tiền chi tiền gửi có kì hạn -3.514 -
4. Tiền thu tiền gửi có kì hạn - 3.636
5. Tiền thu hồi cho vay 0,15 -
6. Tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác -23 -43
7. Tiền thu hồi đầu tư vào các đơn vị khác 1.336 -
8. Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức 1.000 1.201
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -3.933 3.472
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ bán cổ phiếu quỹ 60 -
2. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu bởi công ty con cho cổ đông
39 -
không kiểm soát
3. Tiền thu từ nhận góp vốn của cổ đông không kiểm soát 218 338
4. Tiền thu từ đi vay 9.596 6.257
-
5. Tiền chi trả nợ gốc vay -7.551
10.789
6. Tiền chi trả cổ tức -7523 -8.046

20
7. Tiền chi trả cổ tức của các công ty con chia cho cổ đông
-97 -120
không kiểm soát
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 5.257 -12.36
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 241 -60
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 2.111 2.348
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đối với tiền và các
-2 -1
khoản tương đương tiền
Chênh lệch do quy đổi tiền tệ -1 13
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2.348 2.348
Một số tỷ số liên quan đến dòng tiền thường được sử dụng: tỷ suất dòng tiền lợi
nhuận; Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu; Tỷ suất dòng tiền/ tài sản; Dòng tiền tự do; Tỷ
suất đủ tiền; Tỷ suất tái đầu tư tiền.
 Tỷ suất dòng tiền / LN = Dòng tiền thuần từ hoạt động KD / LN thuần
Năm 2021: Tỷ suất dòng tiền/ Lợi nhuận = - 1.171 / 10.633 = 0.0001%
Năm 2022: Tỷ suất dòng tiền/ Lợi nhuận = -1.063 / 8.578 = 0.00002%
Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận của cả 2 năm 2021 và 2022 đều nhỏ hơn 1 do chi phí
khấu hao (tiền không chỉ ra) cả 2 năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với doanh thu
thuần.
 Tỷ suất dòng tiền/ DT = Dòng tiền thuần từ hoạt động KD / DT thuần
Năm 2021: Tỷ suất dòng tiền/ Doanh thu = - 1.171 / 79.522 = -1%
Năm 2022: Tỷ suất dòng tiền/ Doanh thu = -1.063 / 50.908 = -2%
Kết quả tính toán trên cho thấy, khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong
mối quan hệ với tài sản của doanh nghiệp năm 2022 giảm hơn so với năm 2021: Từ -
1% gảim xuống còn -2%.
 Dòng tiền tự do = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – Cổ tức – Vốn
đầu tư thuần
Dòng tiền tự do nếu là số dương chính là số tiền có thể sử dụng cho các hoạt
động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư để duy trì năng lực sản
xuất ở mức hiện hàn. Khă năng kinh hoạt tài chính và mức độ tăng trưởng của doanh
nghiệp phụ thuộc vào mức độ đầy đủ của dòng tiền tự do.
Tỷ suất đủ tiền = (Tổng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của 3 năm) /
(Tổng nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu đầu tư bổ sung vào hàng tồn kho và chỉ trả
cổ tức của 3 năm)

21
Tỷ suất tái đầu tư tiền = (Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – Cổ tức) /
(Nguyên giá TSCĐ + TS dài hạn khác + Vốn luân chuyển)
6. Các tỷ số kiểm tra thị trường
 Tỷ số giá cả trên LN = Thị giá mỗi cổ phiếu/ Lợi nhuận mỗi cổ phiếu
Tỷ số giá cả trên lợi nhuận (P/E) đo lường mối quan hệ giữa thị giá mỗi cổ phiếu và
lợi nhuận mỗi cổ phiếu của 01 doanh nghiệp.
Năm 2022: Tỷ số giá cả trên LN (P/E) = 70.000 / 3.843 = 18,22 (lần)
 Cổ tức mang lại = Cổ tức phân phối mỗi cổ phiếu/ Thị giá mỗi cổ phiếu
Năm 2022: Cổ tức mang lại = 5.000/70.000 = 7%
Như vậy, một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu 70.000 của công ty được chia cổ tức năm
2022 là 7%.

Cổ tức mang lại chỉ là phần trong tổng lợi nhuận thu được từ việc đầu tư vào công ty
của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải cộng thêm hoặc trừ bớt tỷ lệ biến động của giá thị
trường (hoặc lên hoặc xuống) của cổ phiếu.
 Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = Nguồn vốn CSH/ Số lượng cổ phiếu thường
lưu hành
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu cho biết số tiền mỗi cổ đông nắm giữ mỗi cổ
phiếu thường được phân phối sau khi toàn bộ tài sản được bán với giá trị trên bảng
cân đối kế toán (giá trị sổ sách) và trả nợ cho tất cả các chủ nợ. Tỷ số này hoàn toàn
dựa vào giá trị lịch sử.
Từ dữ liệu trên Báo cáo Tài chính của công ty, với số lượng cổ phiếu đang lưu
hành năm 2022 và 2021 lần lượt là 44.854 cổ phiếu và 44.538 cổ phiếu, giá trị sổ sách
mỗi cổ phiếu 2 năm được tính như sau:
Năm 2021: Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = 8.928 (triệu đồng) / 44.538 (cổ phiếu) =
20.458đ/CP
Năm 2022: Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = 8.814 (triệu đồng) / 44.854 (cổ phiếu) =
19.504 đ/CP
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu năm 2022 là 19.504 đ/CP, trong khi đó thị giá mỗi cổ
phiếu là 70.000 đ. Sở dĩ có sự khác nhau này là do thị giá phản ảnh hy vọng của nhà
đầu tư vào lợi nhuận và cổ tức tương lai, trong khi giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu lại dựa
trên giá trị lịch sử.

22

You might also like