Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1.

Mẹo Y -I
Nhiều quan điểm, chưa nhất quán.
+ Viết "y" trong các từ Hán Việt, "i" trong từ thuần Việt.
Ví dụ: hi hi, hì hụi, hì hục, hí hoáy, hỉ hả><hy sinh, hy vọng, hý kịch, song hỷ; kì
cọ, kì kèo></ kỳ vọng, kỳ thú; li ti><chia ly, ly biệt, cách ly; mi ca, đồ rê mi, mì
chính, mụ mị>< mỹ nữ, nhu mỳ, mỵ dân; cây si, nốt si, đen sì >< sĩ tử, ngu sy, sỹ
diện; tí tách, tỉ tê, tỉ mỉ><năm Tý, công ty, tỳ thiếp, tỷ dụ, tỷ lệ...
+ Nhất loạt viết thay "y" bẳng "i" trong tất cả các từ nếu việc thay thế không thay
đổi cách phát âm.
Ví dụ: y tế-i tế, ý kiến -í kiến, uyên bác -uiên bác, khuyên bảo - khuiên bảo,
thuyết minh -thuiết minh…
2.Mẹo L -N
Khả năng kết hợp: - "L"+ âm đệm
- "N"+ âm đệm (chỉ có noa, noãn)
Từ láy
- Không có từ láy "L" -"N" và ngược lại
- Chữ đứng đầu trong một từ láy vần thì chữ đó là "L": lao xao, lăn tăn, lung
tung...
- "L" láy được với các phụ âm khác: lục bục, lục cục, lịch kịch, lách tách, lờvờ,
lớxớ, bô lô, khéo léo, khoác lác, chói lọi, cheo leo...
- "N" chỉ láy với chính nó: no nê, núng nính, nịnh nọt, nao núng, nôn nao...hoặc
láy với
"GI":gian nan, gieo neo...
Nghĩa
- Âm đầu của 1 từ không phân biệt được "L"/ "N" nhưng từ ấy đồng nghĩa với 1
từ khác có âm đầu "NH" thì âm đầu của từ đang xét phải được viết với "L": lài
-nhài, lặt -nhặt, lỡ-nhỡ, lẽ-nhẽ, lợt lạt -nhợt nhạt...
- "N" trong các đại từ có ý nghĩa chỉ định hay từ chỉ hướng: này, nãy, nam
- "L" trong danh từ chỉ khoảng thời gian không xác định: lát, lúc
3.Mẹo CH -TR
- "CH" + âm đệm
- "TR" trong từ Hán Việt có dấu nặng và huyền: trạng nguyên, trụy lạc, tiền trạm,
trịch thượng, trịnh trọng, trụy lạc...
Từ láy:
- Không có từ láy "CH" -"TR" và ngược lại
- Chữ đứng đầu trong một từ láy vần thì chữ đó là "CH": loi choi, lanh chanh, lởm
chởm, lia chia, chèo bẻo, loắt choắt, chờn vờn...
- "CH" láy được với các phụ âm khác
- "TR" chỉ láy với chính nó: trân trân, trâng trâng, trâng tráo...(trừ trọc lóc, trót lọt)
Nghĩa
- "CH" trong các từ chỉ quan hệ gia đình: cha, chồng, chú, cháu...
- "CH" trong các từ chỉ đồ dùng nhà nông: chạn, chum, chõng, chén...
- "CH" trong các từ chỉ ý phủ định: chưa, chẳng, chả...
- "TR" trong các từ chỉ vị trí: trên, trong, trước...
- Âm đầu của 1 từ không phân biệt được "TR"/"CH" nhưng từ ấy đồng nghĩa với
1 từ khác có âm đầu "GI" thì âm đầu từ đang xét phải viết "TR": tranh - giành,
trầu - giầu, trai -giai, …
4.Mẹo X -S
Khả năng kết hợp âm đệm
- "X" + âm đệm: xoa, xuê, xoe, xuệch, xoạc, xoàng...
- "S" không đứng trước âm đệm (từ soát)
Từ láy
- Không có từ láy "X" -"S" và ngược lại
- "X" láy được với các phụ âm khác: lấp xấp, bung xung, lụp xụp, lờm xờm...
- "S" chỉ láy với chính nó: sờ soạng, sục sạo, sỗ sàng, sắc sảo...(trừ lụp sụp, đồ
sộ, sáng láng...)
Nghĩa
-"X" từ chỉ thức ăn, đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn: xôi, xá xíu, xào,
xiên, lạp xường, xúc xích...
-"S" xuất hiện trong hầu hết các danh từ còn lại: sư, sãi, sứ thần (chỉ người),
sung, sắn, sen, sim, sưa (cây), sợi, sọt, sàng, siêu (đồ vật), sóc, sói, sên, sán
(động vật), sương, sao, sấm, sét (hiện tượng tự nhiên)...
5.Mẹo D -GI -R
Khả năng kết hợp
-"D" + âm đệm: dọa, doanh, dềnh, duy, duyên, duyệt, doãng, duệ...
-"D" trong từ Hán Việt có thanh ngã và thanh nặng (mẹo DƯỠNG DỤC): diễn
viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, tiêu diệt...
-"D" trong từ Hán Việt có nguyên âm chính khác "A" (mẹo DI DÂN): dâm, dân, di,
dịch, dưỡng, du, dương, do, doanh, dụdưỡng...
-"GI" trong từ Hán Việt có thanh sắc/ hỏi (mẹo GIẢM GIÁ): giản lược, giả định,
giảng giải,can gián, giám sát, giá thú, giới thiệu...
-"GI" trong từ Hán Việt có nguyên âm chính là "A" (mẹo GIÀ GIANG): gian xảo,
giam hãm, giang sơn, giao chiến, giai cấp, tân gia...(trừ dã, dạ, dạng, danh, dao)
-"R" không kết hợp âm đệm (trừ roa)
-"R" không xuất hiện trong từ Hán Việt
Từ láy
- Không có từ láy "D" -"GI", "D" -"R", "R" -"GI" và ngược lại
- "D" láy được với "L" còn "GI" thì không: lẹt dẹt, lai dai, lở dở, lù dù, lim dim, líu
díu...
- "D" láy với chính nó: dai dẳng, dại dột, dãi dầu, dan díu, dạn dầy, dạn dĩ, dào
dạt, dầm dề...
- Chỉ "R" láy được với với "B", "C"còn "D", "GI" thì không: bứt rứt, bủn rủn, bối
rối, cập rập, co ro...
- "GI" láy với chính nó (số lượng hạn chế): giặc giã, giây giướng, giẹo giọ, giềnh
giàng, gióng giả...
Nghĩa
- "R" trong từ láy mô phỏng tiếng động: ra rả, rảrích, rào rạo, rầm rập, réo rắt, rêu
rao, rì rào, rì rầm, rỉ rả, rên rỉ..
- "R" trong từ láy chỉ sự rung động: run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rình...
- "R" trong từ láy chỉ sắc thái ánh sáng: roi rói, rừng rực, rờm rợp, rần rật, rạng
rỡ...
- "D" và "GI" không xuất hiện trong từ láy biểu thị các nghĩa trên
6.VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
● Tên địa lý Việt Nam
a) thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp
với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên
Phủ,...
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
● VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1.Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức
năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Ban Chỉ đạo trung ương
về Phòng chống tham nhũng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nhân dân
tỉnh Sơn La, Sở Tài chính,...
b) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung
ương Đảng,...
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên
cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới
(WHO),...
● VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.
2. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái
đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ,
hạng. Ví dụ: Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân, Anh hùng Lao động,...
3. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên
người cụ thể. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tôn Thất
Tùng,...
5. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: ngày Quốc khánh 2-9, ngày Quốc tế Lao động,
6. Tên các loại văn bản, Ví dụ: Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Quốc hội,...
b) Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu.
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng
Năm, ....
9. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại, Vd: Triều Trần, Phong trào Xô viết
Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...
10. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí, Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp
chí Cộng sản,
Khuyến mại hướng đến người mua
khuyến mãi hướng đến người bán nhằm thúc đẩy kinh doanh, doanh số
mại dâm bán dâm
mãi dâm mua dâm
Áp giải là biện pháp cưỡng chế buộc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị buộc tội phải đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án.
Áp Đi kèm (các phương tiện giao thông) để bảo vệ hàng chuyên chở: áp tải
hàng.
Cải biên Sửa đổi một phần nội dung, chuyển thể loại, thay đổi hình thức thể
hiện trên cơ sở bản gốc hoặc một phần bản gốc của tác phẩm văn học nghệ
thuật hoặc dựa trên nội dung cơ bản của tác phẩm đó để sáng tạo ra tác phẩm
mới.
Cải biến Thay đổi, biến đổi.
căn dặn Dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận: căn dặn con cái Thầy giáo căn dặn học trò trước
khi đi thi.
căn vặn Hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc. Căn vặn cho ra lẽ
dày dạn bản lĩnh, phi thường
dày dặn bản lĩnh, phi thường
gạn hỏi Cố tình hỏi bằng được: gạn hỏi mãi nhưng nó không nói.
gặng hỏi lặng, gặng để hỏi thêm thông tin 1 cách nhẹ nhàng
Yếu điểm chỗ quan trọng
Điểm yếu Điểm yếu chính là những thiếu sót của bản thân không được hoàn
hảo đặc biệt trong quá trình trả lời phỏng vấn xin việc bộc lộ rất rõ.
Thâm căn cố đế ăn sâu vào không thể lay chuyển được: thói xấu đã thâm căn
cố đế
Thất niên bát đáo cuống quýt, điên đảo, thất bại nhiều lần, lộn xộn đến cực độ vì
hoảng hốt
Cẩn tắc vô ưu cẩn thận thì sau không cần lo lắng gì
Đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi
Ném đá giấu tay làm điều xấu, giấu mặt.
miệng quan chôn trẻ chế giễu bộ mặt xấu xa thối nát của quan trong xã hội

You might also like