VẤN ĐỀ 2 DSb7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa án Phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao tại Hà Nội
Đồng nguyên đơn: các bà Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thi Triển,
Nguyễn Thị Tiến.
Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng.
Vụ việc: Tranh chấp chia thừa kế.
Nội dung: Cụ Nguyễn Tất Thát có 2 người vợ là cụ Nguyễn Thị Tần (vợ cả) và Phạm Thị
Thứ (vợ hai) cùng với các con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển, bà Tiến. Trong
đó, bà Tiến là con của ông Thát với bà Thứ. Theo đó, lần lượt cụ Thát mất năm 1961, cụ
Thứ mất năm 1994, cụ Tần mất năm 1995. Tài sản chung của các cụ để lại bao gồm 5
gian nhà ngói cổ, 2 gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân, bể trên diện tích đất 640m 2 tại
số nhà 11 hẻm 38/58/17 tổ 38, cụm SA phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Hiện nay, tổng
di sản nhà đất trên đang do ông Thăng trực tiếp quản lý sử dụng và khai thác. Cụ thế hơn
trong tình tiết của vụ kiện, các bên nguyên đơn có nguyện vọng xin cho bà Tiến dãy nhà
ngang kéo thẳng hết cõi đất như lời dặn dò của cụ Tần hoặc ông Thăng cho bà Tiến 100m
đất nhưng ông Thăng không công nhận bà Tiến là con đẻ của cụ Thát nên không chấp
nhận nguyện vọng trên. Tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật
của nguyên đơn và xác định chia di sản thừa kế theo từng giai đoạn mở thừa kế tuần tự:
cụ Thát, cụ Thứ, cụ Tần; đối với di sản của cụ Thứ, cụ Tần thì xác định người được
hưởng thừa kể là con đẻ của từng người, ngoài ra ông Thăng được hưởng thêm phần giá
trị trích công sức duy trì, tôn tạo di sản của bố mẹ ông.
2.3 Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Trong Bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi. Điều này được
thể hiện qua đoạn “Nhận thấy” của Bản án:
“Các bà có nghe nói trước đây bố mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau
đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy chồng” và “Anh Trần Việt Hùng, chị Trần Thị Minh
Phượng, chị Trần Thị Hồng Mai, chị Trần Thị Hoa trình bày: Mẹ đẻ của các anh chị là bà
Nguyễn Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong thời gian khoảng 6 đến
7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống.”
2.4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?
- Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
- Đoạn trong phần Nhận thấy của bản án cho câu trả lời: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý
không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.” và “Xác định hàng thừa kế thứ nhất
của cụ Thát gồm 7 người: cụ Tần, cụ Thứ, ông Thăng, bà Bằng, bà Triển, bà Khiết, bà
Tiến.”
- Vậy nếu Tòa án công nhận bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần thì bà Tý phải thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ, nếu chia thừa kế thì Tòa án phải bổ sung bà Tý cũng là
một trong những hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát, tuy nhiên khi đưa ra nhận định về
người thừa kế của cụ Thát thì Tòa án không đề cập đến bà Tý. Do đó, suy ra Tòa án
không công nhận bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
 Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết;”
2.5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.
-Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến bà Tý tuy không được Tòa án giải thích
nhưng nhìn tổng thể toàn bộ vụ án có những điểm cần xem xét.
+ Về việc bà Tý được nhận con nuôi chỉ dựa trên lời khai của các nguyên đơn khi nghe
cụ Tần dặn dò trước khi mất, các con của cụ Tý công nhận rằng mẹ mình đã làm con nuôi
của cụ Thát và cụ Tần khoảng 6, 7 năm nhưng trong sổ hộ tịch của cụ Tần và cụ Thát
không có ghi phần con nuôi là cụ Tý. Về hình thức, ta thấy bà Tý sẽ không được đáp ứng.
+ Xét về chứng cứ chứng minh thì sẽ rất thuyết phục khi có người làm chứng, giấy tờ
chứng minh việc làm con nuôi của cụ Tý. Nhưng trong bản án này đã không đề cập đến
nhân chứng chứng minh, các nguyên đơn cũng không đưa ra chứng cứ gì cho việc bà Tý
là con nuôi của 2 cụ. Tòa án thực sự đã bỏ qua vấn đề này, khi chưa làm rõ mà đã vội kết
luận bà Tý không phải con nuôi của cụ Thát và cụ Tần. Tuy nhiên, Tòa án giải quyết theo
hướng đó cũng là thuyết phục. Bởi vì các con của bà Tý đều thống nhất việc từ chối nhận
di sản. Nếu Tòa án đào sâu tìm hiểu kĩ thì không giúp ích gì trong vụ án này. Nhưng nếu
các thừa kế thoái vị của bà Tý yêu cầu được nhận di sản, thì Tòa án nên tìm hiểu kĩ hơn,
để đảm bảo quyền lợi cho các con của bà Tý.
2.10. Đoạn nào của Bản án số 20 cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?
Đoạn trong phần “Xét thấy” của Bản án số 20 cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát:
- “Án sơ thẩm căn cứ vào lý lịch của bà Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương thì
bà Tiến là con cụ Thát và là em ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển cũng như xác
nhận của họ hàng, hàng xóm khẳng định cụ Thứ là vợ cụ Thát và bà Tiến là con của cụ
Thứ, cụ Thát.”
- “Tại phiên tòa phúc thẩm bà Khiết, bà Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của bà Nguyễn
Thị Khiết, có nhận xét của bí thư Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân La ký ngày 05-7-1966
(bản chính) trong phần hoàn cảnh gia đình bà Khiết có ghi: gì ghẻ Phạm Thị Thứ 45 tuổi;
anh Nguyễn Tất Thăng 26 tuổi đi bộ đội; em Nguyễn Thị Tiến 17 tuổi học sinh.”
- “Bà Tiến còn xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân phường
Xuân La cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ.
Các nhân chứng như cụ Nguyễn Xuân Chi sinh năm 1992 ở tổ 37, cụm 5, phường Xuân
La; ông Nguyễn Văn Chung sinh năm 1940 năm 2002 là tổ trưởng tổ dân phố và ông
Nguyễn Hoàng Đăm sinh năm 1947 ở cụm 10, tổ 52, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội
(ông Đăm là con trai cụ Nguyễn Thị Vân, mẹ ông Đăm là con cụ Nguyễn Tất Vặn - cụ
Vặn là em ruột cụ Nguyễn Tất Thát) đều khẳng định cụ Thứ là vợ hai cụ Thát, bà Tiến là
con của cụ Thát và cụ Thứ.”

You might also like