CHUYEN DE BOI DUONG HSG LICH SU F2075abf9b

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ

VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ


Họ tên: Nguyễn Thị Xiêm
Chức vụ: Tổ trưởngLịch sử
Đơn vị: Trường THPT Đông Hà
I. MỞ ĐẦU
Công tác bồi dưỡng HSG là việc làm hết sức quan trọng đối với tổ bộ môn trong
nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng HSG là mũi nhọn để tìm
người tài giỏi đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là công việc có ý
nghĩa đối với thầy và trò. Cho nên yêu cầuphải đầu tư nhiều công sức của thầy và trò.
Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, đầu tư chuyên môn, nghiên
cứu, tham khảo tài liệu trên mạng internet, thông tin thời sự trong nước và quốc tế.
Giáo viên phải soạn giáo án, sưu tầm bộ đề thi HSG để tham gia bồi dưỡng. Học sinh
phải yêu thích bộ môn, có tinh thần vượt khó trong học tập, có năng lực nhận thức tốt ở
bộ môn tham gia bồi dưỡng.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
a) Thuận lợi.
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Chi bộ, BGH, tách tổ Sử riêng nên
thuận lợi cho công tác chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
- Giáo viên Lịch sử có trình độ chuyên môn cao, đạt chuẩn và trên chuẩn: 4 giáo
viên (2 Thạc sĩ, 2 Đại học).
b) Khó khăn
- Học sinh đa số tập trung học khối tự nhiên Toán, Lý, Hóa…
- Một số phụ huynh không thích con mình tham gia bồi dưỡng HSG môn Lịch sử.
- Do tính chất đặc thù bộ môn: dung lượng kiến thức lớn; mối liên hệ của kiến
thức rộng; dàn trải nên học sinh khó tiếp thu….
- Do quan niệm xã hội và nhu cầu chọn nghề, ngành, trường học sau tốt nghiệp
nên đa số các em có năng khiếu và yêu thích môn Lịch sử cũng không chọn môn Lịch
sử để đăng ký tham gia vào đội tuyển HSG.
Vì vậy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chọn đội tuyển.
2. Giải pháp
a) Công tác lập kế hoạch
Ngay từ khi nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HSG, tổ trưởng chuyên môn dựa
vào số tiết đã quy định và giới hạn ôn tập của Hội đồng bộ môn để lập kế hoạch bồi
2

dưỡng HSG phù hợp; phân công giáo viên có kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng theo
từng chuyên đề của từng phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam.
b) Công tác chuẩn bị của giáo viên tham gia bồi dưỡng
Trước hết giáo viên phải soạn giáo án và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho công tác
bồi dưỡng. Việc soạn giáo án bồi dưỡng HSG đòi hỏi sự công phu, đầu tư nghiên cứu
sâu về nội dung đặc biệt phải gắn với thực tiễn hiện nay khi bồi dưỡng phần lịch sử thế
giới cũng như lịch sử Việt Nam, đồng thời tạo ra cho học sinh thói quen tìm tòi nghiên
cứu thêm tài liệu trong sách, báo, thông tin chính thống khác và phương pháp bồi
dưỡng của giáo viên phải có sự đổi mới, tất nhiên phải dựa trên kiến thức nền là sách
giáo khoa, giáo viên đi sâu tìm hiểu để giúp học sinh có cái nhìn khái quát, tổng thể
một giai đoạn lịch sử. Trong công tác bồi dưỡng HSG, việc thực hiện nguyên tắc dạy
học liên môn là hết sức quan trọng.
c) Công tác tuyển chọn học sinh tham gia bồi dưỡng
- Phát hiện và chọn học sinh giỏi đã đạt giải ở cấp THCS và một số học sinh yêu
thích bộ môn đây là khâu đầu tiên giữ vai trò quan trọng về hiệu quả của việc bồi
dưỡng học sinh giỏi. Việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải được tiến hành kĩ
lưỡng, không chỉ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện của năm học trước mà còn tham
khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Việc tuyển chọn học sinh
giỏi phải bắt đầu từ khi học sinh vào trường THPT, khi đã có đội tuyển giáo viên phải
định hướng cho học sinh và bồi dưỡng cho học sinh.
- Phải xác định động cơ, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, động viên học
sinh.
d) Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Trên cơ sở kế hoạch của hội đồng bộ môn, Chủ nhiệm đội tuyển phải có kế
hoạch theo chủ đề bố trí dạy bồi dưỡng cho hợp lý
- Cung cấp cho học sinh giới hạn chương trình ôn thi, phương pháp ôn thi, kỹ
năng làm bài, phân tích đề.
- Giáo viên ra đề thi theo yêu cầu, cho học sinh làm bài và đánh giá kết quả …
- Phải biết chọn lọc, cung cấp kiến thức cho phù hợp trên nền kiến thức phổ
thông, đồng thời nâng cao những kiến thức trọng tâm của chương trình.
- Trong quá trình bồi dưỡng, không chỉ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức
về các sự kiện và hiện tượng lịch sử mà còn chú ý rèn luyện những kỹ năng bộ môn
như: kĩ năng phân tích, giải thích, so sánh, tổng hợp, kĩ năng học, ghi nhớ các sự kiện,
kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng làm bài thi…
3

- Sau mỗi buổi bồi dưỡng, cần ra các dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng, củng cố
kiến thức cho học sinh như dạng bài tập: Phân tích, giải thích, so sánh, trình bày, nhận
xét sự kiện lịch sử; chứng minh làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử; xác định sự kiện lịch
sử để phân tích, chứng minh hoặc giải thích vấn đề lịch sử.
* Đối với học sinh
- Chủ động, tích cực, nhiệt tình, chuyên cần, …
- Chủ động tiếp thu có hiệu quả những kiến thức cơ bản được học trên lớp, và
phần kiến thức mới trong các buổi bồi dưỡng.
- Chủ động nâng cao kiến thức bằng cách tự học: tự giác làm bài tập; tìm tòi,
nghiên cứu thêm tài liệu, các bài thi HSG quốc gia; giải đề thi HSG các năm của tỉnh
hoặc các tỉnh khác…
* Đối với giáo viên
- Chuẩn bị tài liệu bồi dưỡng HSG, lên kế hoạch, lập đề cương, tuyển chọn đội
tuyển.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ việc học tập của
học sinh, phát hiện những học sinh chưa thực sự thích bộ môn thì phải động viên kịp
thời, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng đề thi.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI
Kết quả HSG đạt được môn Lịch sử trong những năm gần đây. Số lượng học sinh
đạt giải kỳ thi HSG năm 2019 chỉ đạt 1 giảiBa và 4 giải khuyến khích, sau khi tách tổ
Lịch sử thì chất lượng học sinh giỏi được nâng cao, cụ thể:
Năm 2020-2021 đạt 2 giải Ba, 1 giải khuyến khích.
Năm 2021-2022 đạt 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 2 giải khuyến khích.
Thành quả đạt được là do sự nổ lực của Cô và Trò, tuy mới bước đầu nhưng tổ
Lịch sử đã đóng góp thành tích cho nhà trường về chất lượng mũi nhọn.
Tuy nhiên, chúng tôi cần khắc phục những hạn chế sau:
- Về đội ngũ giáo viên: nhà xa, con nhỏ, đội ngũ bồi dưỡng mỏng…
Yêu nghề, tâm huyết với nghề, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống
thường ngày.
- Đối với học sinh: Khắc phục tình trạng học sinh học đi học chậm trể;
- Cần động viên học sinh tham gia đội tuyển, giúp các em yêu thích bộ môn.
Trên đây là bản tham luận công tác bồi dưỡng HSG bộ môn Lịch sử rất mong sự
đóng góp của đồng nghiệp để chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi ngày càng đạt kết quả cao hơn./.
4

You might also like