Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NGUYỄN VĂN MINH TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

CHUYÊN ĐỀ 6
VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

A. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ


KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
NHẬN BIẾT

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông
Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
A. Nước Pháp đang chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
B. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
D. Tình hình kinh tế, chính trị ở Pháp ổn định.
Câu 2. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
(1919 - 1929) khi:
A. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.
B. Thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.
C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
D. Kinh tế các nước tư bản đang trên đà phát triển.
Câu 3. Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) ở Đông Dương?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Tài chính- ngân hàng.
D. Giao thông vận tải.
Câu 4. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực
dân Pháp chú trọng đầu tư vào:
A. Công nghiệp luyện kim.
B. Công nghiệp hóa chất.
C. Chế tạo máy.
D. Khai thác mỏ.
Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã
thực hiện biện pháp gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Tăng cường thu thuế.
B. Phát hành tiền giấy bạc. (và cho vay lãi)
C. Tăng cường nhập khẩu hàng hóa Pháp.
D. Nâng mức thuế quan đối với hàng hóa các nước khác.
Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng
biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?
A. Mở rộng quy mô sản xuất.
B. Khuyến khích phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Tăng thuế và cho vay lãi.
D. Mở rộng trao đổi buôn bán.
Câu 7. Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp,
trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
A. Công nhân, tư sản.
B. Tư sản, tiểu tư sản.
C. Tiều tư sản, Công nhân, tư sản.
D. Tiểu tư sản, công nhân.

1
NGUYỄN VĂN MINH TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), sau khi ra đời, giai
cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
A. Tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
C. Tư sản mại bản và tư sản công nghiệp.
D. Tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Câu 9. Tầng lớp tư sản mại bản có thái độ chính trị như thế nào đối với phong trào
cách mạng Việt Nam?
A. Quyền lợi gắn với đế quốc, thái độ phản động, kẻ thù của cách mạng.
B. Ít nhiều có tinh thần dân tộc, nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương.
C. Yêu nước, có tinh thần chống đế quốc, chống phong kiến cao.
D. Là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Câu 10. Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có quan hệ gắn bó với giai
cấp nông dân?
A. Công nhân.
B. Địa chủ.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên
nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là:
A. Nông dân.
B. Văn thân sĩ phu.
C. Địa chủ.
D. Công nhân.
Câu 12. Bộ phận nào của giai cấp địa chủ đầu thế kỉ XX có tinh thần chống Pháp,
tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống đế quốc và tay sai?
A. Đại địa chủ.
B. Trung địa chủ.
C. Tiểu địa chủ.
D. Trung, tiểu địa chủ.
Câu 13. Trung và tiểu địa chủ Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là lực
lượng:
A. Có tinh thần chống Pháp và tay sai.
B. Làm tay sai cho Pháp.
C. Bóc lột nông dân và làm tay sai cho Pháp.
D. Thỏa hiệp với Pháp.
Câu 14. Ai là tác giả của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp ở Đông Dương?
A. Pô-đu-me.
B. Anbe-xarô.
C. Pôn-bô.
D. Va-ren.
Câu 15. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929)
nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới vì:
A. Việc đầu tư kĩ thuật và nhân lực không bị hạn chế.
B. Phương thức sản xuất mới bắt đầu được du nhập.
C. Số lượng vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng.
D. Phương thức sản xuất phong kiến đã bị xóa bỏ.
Câu 16. Những giai cấp nào ra đời do hệ quả từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

2
NGUYỄN VĂN MINH TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm
A. phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.
B. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
C. vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.
Câu 18. Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
(Pháp là nước thắng trận)
C. Khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới TBCN.
D. Trả cho Nga khoản vay nợ trong Chiến tranh Pháp - Phổ.
Câu 19. Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau
Chiến tranh thế giới nhất?
A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực
dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A. tạo sự phát triển đồng đều về kinh tế.
B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.
C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
D. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.
Câu 21. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
nền kinh tế Việt Nam:
A. Phát triển nhanh, cân đối.
B. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
C. Không phụ thuộc vào chính quốc.
D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.

THÔNG HIỂU

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?
A. Cơ cấu kinh tế phát triển mất cân đối.
B. Kinh tế có sự chuyển biến ít nhiều nhưng chỉ mang tính cục bộ.
C. Kinh tế Việt Nam ngày càng cột chặt vào kinh tế Pháp.
D. Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 23. Đối tượng và mục đích của Pháp trong việc tăng cường đầu tư vào công
nghiệp trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A. Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ để cạnh tranh với các nước tư bản khác.
B. Đầu tư để phát triển tất cả các ngành công nghiệp ở thuộc địa.
C. Chú trọng công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến để thu lợi nhuận cao và
phục vụ nhu cầu của tư bản Pháp ở Việt Nam.
D. Phát triển ngành công nghiệp nặng để thu lợi nhuận cao.
Câu 24. Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam thuộc địa đầu thế kỉ
XX là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội nào?
A. Nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Tư sản với vô sản.
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
D. Nông dân với đế quốc Pháp.
Câu 25. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?

3
NGUYỄN VĂN MINH TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

A. Mâu thuẫn cơ bản.


B. Mâu thuẫn chủ yếu.
C. Mâu thuẫn đối kháng.
D. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu.
Câu 26. Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến
tranh thế giới thứ nhất?
A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam.
C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam.
D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 27. Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của
lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn,
trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

VẬN DỤNG

Câu 29. Mục đích chung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và
cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) thực dân Pháp thực hiện ở Đông
Dương là:
A. Bù đắp thiệt hại chiến tranh.
B. Phát triển kinh tế chính quốc.
C. Thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triển.
D. Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc.
Câu 30. Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-
1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp ở
Đông Dương là:
A. Lĩnh vực khai mỏ được đầu tư nhiều nhất. (Lĩnh vực nông nghiệp mới được đầu tư
nhiều nhất)
B. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản nhà nước.
C. Pháp đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh.
D. Ngành giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất.
Câu 31. Đâu không phải là điểm giống nhau giữa giai cấp công nhân ở các nước tư
bản phương Tây với giai cấp công nhân ở Việt Nam?
A. Đều đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
B. Đều sống tập trung.
C. Đều có tinh thần cách mạng triệt để.
D. Đều ra đời trước giai cấp tư sản. (công nhân ở phương Tây ra đời sau giai cấp tư sản,
còn VN thì ngược lại)
Câu 32. Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phong trào yêu nước
Việt Nam lại mang những màu sắc mới mà các phong trào trước đây không có
được?
A. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
B. Do sự du nhập của các hệ tư tưởng mới.
C. Do sự phân hóa giai cấp và sự du nhập của các hệ tư tưởng mới.
D. Do sự phát triển của những mâu thuẫn trong xã hội.

4
NGUYỄN VĂN MINH TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12

Câu 33. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?
A. Xuất thân từ nông dân.
B. Bị bóc lột nặng nề.
C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
D. Xuất thân từ nông dân. Liên hệ máu thịt với nông dân.
Câu 34. Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì:
A. Bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để.
B. Bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc.
C. Chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn.
D. Chịu ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến.
Câu 35. Lĩnh vực nhận được vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp trong cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) có điểm gì khác so với cuộc khai thác
thuộc địa lần hai (1919-1929)?
A. Tập trung vào nông nghiệp.
B. Tập trung vào công nghiệp khai thác mỏ.
C. Tập trung vào giao thông vận tải.
D. Tập trung vào tài chính- ngân hàng.
Câu 36. Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng
hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?
A. Hàng hóa của Ấn Độ.
B. Hàng hóa củaTrung Quốc, Nhật Bản.
C. Hàng hóa của Thái Lan, Xin-ga-po.
D. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông Cổ.
Câu 37. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để?
A. Xuất thân từ nông dân.
B. Bị bóc lột nặng nề.
C. Sớm được tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
D. Xuất thân từ nông dân, liên hệ máu thịt với nông dân.

VẬN DỤNG CAO

Câu 38. Điểm khác nhau trong cơ cấu vốn đầu tư của thực dân Pháp giữa trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất (1897-1914) là:
A. Chủ yếu là vốn của tư bản tư nhân.
B. Chủ yếu là vốn của tư bản nhà nước.
C. Chủ yếu là vốn của tư bản tài chính.
D. Chủ yếu là vốn của tư bản độc quyền.
Câu 39. Điểm giống nhau cơ bản giữa giai cấp tư sản ở các nước tư bản phương
Tây với giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa là:
A. Địa vị xã hội.
B. Thế lực kinh tế.
C. Tư hữu về tư liệu sản xuất.
D. Thời gian ra đời.
Câu 40. Nội dung nào phản ánh đúng đặc điểm của tư sản dân tộc Việt Nam trong
30 năm đầu thế kỷ XX?
A. Ra đời sau giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị.
B. Ra đời trước giai cấp nông nhân, có thế lực kinh tế và địa vị chính trị.
C. Ra đời trước giai cấp công nhân, yếu ớt về kinh tế nhưng có địa vị chính trị.
D. Ra đời sau giai cấp công nhân, nhỏ yếu về kinh tế và không có địa vị chính trị.

===HẾT===

You might also like