Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRUNG TÂM BD KIẾN THỨC Học, học nữa học mãi

OTHK.VN
KINH TẾ VĨ MÔ Chương 16

Website: http://othk.vn Hệ thống tiền tệ


Ths Nguyễn Ngọc Huy: Tel: 0931 731 806

TÓM TẮT
- Thuật ngữ tiền là khái niệm để chỉ những tài sản mà mọi người thường sử dụng để mua
hàng hóa và dịch vụ.
- Tiền có ba chức năng. Là phương tiện trao đổi, nó là vật được sử dụng trong các giao dịch.
Là đơn vị tính toán, nó tạo ra một cách để ghi giá và các giá trị kinh tế khác. Là phương tiện
lưu trữ giá trị, nó tạo ra một cách để chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai.
- Tiền hàng hóa, chẳng hạn vàng, là tiền có giá trị thực chất. nó có giá trị ngay cả khi không
được dùng làm tiền. tiền pháp định, chẳng hạn các tờ tiền đô la, là tiền không có giá trị thực
chất: nó không có giá trị nếu không được dùng làm tiền.
- Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, tiền dưới dạng tiền mặt và các loại tiền gửi khác nhau ở ngân
hàng, chẳng hạn tài khoản viết séc.
- Cục dự trữ liên bang – ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, có trách nhiệm quản lý hệ thống
tiền tệ Hoa Kỳ. Chủ tịch của Fed do tổng thống bổ nhiệm và được quốc hội phê chuẩn cho
nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban Thị trường Mở liên bang. Ủy ban này
họp sáu tuần một lần nhằm xem xét những thay đổi của chính sách tiền tệ.
- Người gửi tiền ngân hàng cung cấp nguồn cho các ngân hàng bằng cách gửi tiền của mình
vào các tài khoản ở ngân hàng. Những khoản tiền gửi này là nợ của ngân hàng. Chủ ngân hàng
cũng tạo ra nguồn cho ngân hàng (được gọi là vốn tự có của ngân hàng). Nhờ đòn bẩy (sử
dụng vốn vay để đầu tư), một thay đổi lớn trong giá trị vốn tự có của ngân hàng. Để bảo vệ
người gửi tiền, các cơ quan điều tiết hoạt động ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải nắm
giữ một lượng vốn tối thiểu nào đó.

Page 1|9
- Fed kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở: mua trái phiếu chính
phủ sẽ làm tăng cung tiền, và bán trái phiếu chính phủ sẽ làm giảm cung tiền. Fed cũng có thể
sử dụng các công cụ kiểm soát cung tiền khác. Nói có thể tăng cung tiền bằng cách giảm lãi
suất chiết khấu, tăng cho vay đến các ngân hàng thương mại, giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc,
hay giảm lãi suất trả cho các khoản dự trữ. Nó có thể thu hẹp cung tiền bằng cách tăng lãi suất
chiết khấu, giảm cho vay đến các ngân hàng thương mại, tăng yêu cầu dự trữ bắt buộc, hay
tăng lái suất trả cho các khoản dự trữ.
- Khi các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng cho vay một phần tiền gửi này, lượng
tiền trong nền kinh tế gia tăng. Do hệ thống ngân hàng tác động đến cung tiền theo cách như
vậy nên sự kiểm soát cung tiền của Fed không hoàn hảo.
- Cục dự trữ liên bang trong những năm gần đây đã hình thành chính sách tiền tệ bằng cách

xác định mức mục tiêu cho lãi suất liên ngân hàng, một mức lãi suất ngắn hạn mà các ngân
hàng thương mại cho vay lẫn nhau. Khi Fed đạt được mục tiêu của mình, nó cũng điều chỉnh
được cung tiền.

Page 2|9
I. Khái niệm và đo lường.
1. Khái niệm của tiền.
Tiền (Money) là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng
hóa hoặc dịch vụ trong việc hoàn trả các món nợ.
Tiền là 1 thứ hàng hóa đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung, đại diện cho 1 loại hàng
hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường.
2. Đo lường lượng tiền.

- Tiền mặt (𝑀0 ): tiền mặt lưu hành trong dân chúng.
- Tiền giao dịch (𝑀1 ) bao gồm:
+ 𝑀0
𝑀0
+ Séc/ tiền gửi không kỳ hạn.
𝑀2
- Tiền rộng (𝑀2 ) bao gồm: 𝑀1
+ 𝑀1
+ Tiền gửi có kỳ hạn.
Người ta chia tiền thành 𝑀0 , 𝑀1 và 𝑀2 dựa trên tính thanh khoản (liquidity) giảm dần
của các thành phần tạo nên chúng. Khả năng thanh khoản hay tính hoán đổi của một tài sản
đề cập đến mức độ dễ dàng chuyển tài sản đó thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế.
3. Chức năng của tiền.
Phương tiện trao đổi (Medium of exchange): Tiền làm trung gian để thực hiện các giao
dịch hàng hóa và dịch vụ.
Phương tiện cất trữ giá trị (Store of value): Tiền giúp việc chuyển sức mua từ hiện tại
đến tương lai.
Phương tiện hạch toán đo lường (Unit of account): đo giá trị của các hoạt động kinh tế,
các hàng hóa, dịch vụ, các khoản nợ..v.v.

Page 3|9
4. Các loại tiền.
John Kenneth Galbraith và Nicole Salinger trong cuốn ‘‘Almost Everyone’s Guide to
Economics” chia lịch sử tiền tệ thành ba giai đoạn:
- Ở giai đoạn đầu tiên, loài người sử dụng tiền cơ bản hay tiền nguyên thủy
(original or basic money). Đó là muối, vỏ sò, kim loại quý hay các hàng hóa cơ bản
khác. Khi tồn tại dưới mình thức một hàng hóa có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền
hàng hóa (Commodity Money). Thuật ngữ giá trị cố hữu hàm ý hàng hóa đó có giá trị
ngay cả khi nó không được sử dụng làm tiền. Một ví dụ về tiền hàng hóa là vàng. Vàng
có giá trị cố hữu bởi vì nó được sử dụng trong công nghiệp và chế tạo đồ trang sức.
- Ở giai đoạn thứ hai, các chính phủ và ngân hàng trở thành những nhân tố chính
trong việc cung ứng tiền tệ. Nhưng ở giai đoạn này một số hàng hóa cơ bản vẫn được
dùng để định lượng sự trao đổi lấy tiền. Do đó, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn
tiền bản vị (Standard Money) mà chủ yếu là ‘‘bản vị vàng (Gold Standard)’’ hay ‘‘bản
vị bạc (Silver Standard)”. Trong chế độ bản vị vàng, chính phủ của mỗi nước cố định
giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước của họ. Chính phủ luôn sẵn sàng mua và bán
vàng đúng lượng mà dân cư muốn giao dịch tại mức giá cố định này. Khi đó, khả năng
của chính phủ trong việc cung ứng tiền bị hạn chế nghiêm ngặt bởi yêu cầu là chính phủ
phải nắm giữ một lượng vàng tương ứng trong kho bạc.
- Ở giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng, bản vị kim loại biến mất, tiền trở
thành một sáng tạo của các ngân hàng và chính phủ. Tiền không có giá trị thực – như
đồng Việt Nam – được gọi là tiền pháp định (Fiat Money). Khái niệm pháp định đề cập
đến quyết định mang tính pháp lý của Nhà nước và tiền pháp định là loại tiền được tạo
ra nhờ một pháp lệnh của chính phủ.

Page 4|9
II. Hệ thống ngân hàng và cung tiền (Money Supply - MS).
1. Cơ sở tiền và cung tiền
a. Lượng tiền cơ sở MB. (Monetary Base)
Là lượng tiền mặt do ngân hàng trung ương (Central Bank) phát hành, đôi khi cơ sở
tiền còn được gọi là tiền mạnh (High Powered Money - H)
B = Cu + R
- Cu (Currency outside banks): Tiền mặt lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng thương
mại và các tổ chức trung gian tài chính khác.
- R (Reserve banks): Dự trữ của các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian
tài chính khác.
b. Mức cung tiền MS (Money Supply).
Là tổng số tiền có khả năng thanh toán: bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản
tiền không kỳ hạn tại ngân hàng thương mại (Commercial Bank).
Công thức tính cung tiền:
MS = Cu + D
Hoặc MS = 𝒎𝑴 . MB
- Cu (Currency outside banks): tiền mặt lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng
- D (Deposits): lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng
- 𝑚𝑀 (Money multiplier): số nhân tiền tệ
- MB (Monetary Base): lượng tiền cơ sở
MS được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở (MB)
MS phụ thuộc vào số nhân tiền tệ (𝑚𝑀 )
Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung thêm 1 đơn vị cơ sở tiền, thì cung tiền trong nền
kinh tế sẽ tăng thêm 𝑚𝑀 đơn vị.
∆MS = 𝒎𝑴 . ∆𝑴B
Mối quan hệ giữa cung tiền và cơ sở tiền được minh họa ở hình sau:

Tiền mặt ngoài Dự trữ


NH (Cu) (R)
Cơ sở tiền (MB)

Cu Tiền gửi (D)


Cung tiền (MS)

Page 5|9
2. Tỷ lệ dự trữ và số nhân tiền.
a. Tỷ lệ dự trữ:
Các ngân hàng thương mại bắt buộc phải dự trữ một lượng tiền gửi nhất định do ngân hàng
trung ương quy định và quản lý.
• Tỷ lệ dự trữ thực tế: (Reserve ratio – rr) Phản ánh tỷ lệ dự trữ trên mỗi khoản tiền gửi
của dân chúng.
• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: (𝑅𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒 𝑟𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡𝑠 𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜 − 𝒓𝒓𝒓) do ngân hàng trung
ương quy định.
• Tỷ lệ dự trữ dư thừa (dôi ra): (Excess Reserves ratio - rre) là chênh lệch giữa tỷ lệ dự
trữ thực tế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
𝒓𝒓 = 𝒓𝒓𝒓 + rre
b, Số nhân tiền (Money multiplier - 𝑚𝑀 )
Là lượng tiền trong nền kinh tế tăng thêm do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra
từ một đồng ngân hàng trung ương bơm vào lưu thông. Mỗi khi ngân hàng trung ương bổ sung
1 đồng vào lưu thông thì cung tiền sẽ tăng thêm 𝑚𝑀 đồng.
𝑀𝑆 𝐶𝑢 + 𝐷
𝑚𝑀 = = (𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑐ả 𝑡ử 𝑣à 𝑚ẫ𝑢 𝑐ℎ𝑜 𝐷)
𝑀𝐵 𝐶𝑢 + 𝑅
𝐶𝑢
+1
↔ 𝑚𝑀 = 𝐷
𝐶𝑢 𝑅
+
𝐷 𝐷
Kí hiệu:
𝐶𝑢
cr = : tỉ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH so với tiền gửi :
𝐷
𝑅
𝑟𝑟 = là tỷ lệ dự trữ thực tế
𝐷
𝑐𝑟 + 1
→ 𝑚𝑀 =
𝑐𝑟 + 𝑟𝑟
𝐶𝑢
Số nhân tiền phụ thuộc vào thói quen giữ tiền mặt của dân chúng: cr =
𝐷
𝑅
Số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế của NHTM: 𝑟𝑟 =
𝐷
c, Bảng chữ T của ngân hàng thương mại.

Có Nợ

Dự trữ Tiền gửi và


Cho vay các loại vốn.
Đầu tư

Page 6|9
Trong điều kiện ngân hàng không dự trữ dư thừa, không “rò rỉ” tiền mặt ngoài hệ thống
ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng khi đó chính bằng dự trữ bắt buộc: (rr = rrr),
nếu nền kinh tế phát sinh một khoản tiền gửi là a. Thì toàn hệ thống ngân hàng sẽ tăng một
𝑎
lượng dự trữ là a và tạo là một lượng tiền gửi (tiền ghi sổ) là
𝑟𝑟𝑟

3. Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền.
NHTW (Central Bank) là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và có chức năng điều hành
chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò
là một ngân hàng trung ương.
*Các chức năng của NHTW:
+ Là ngân hàng của nhà nước.
+ Là ngân hàng của các NHTM (NHTW là người cho vay cuối cùng).
+ Kiểm soát, điều tiết lĩnh vực tiền tệ - tín dụng.
+ Kiểm soát cung tiền MS.
*Các công cụ của ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát cung tiền:
1, Nghiệp vụ thị trường mở: (Mua hoặc bán TPCP)
2, Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc: (rrr)
3, Thay đổi lãi suất chiết khấu:
- Nghiệp vụ thị trường mở: (Open Market Operations – OMO) : Là hoạt động mua hoặc bán
trái phiếu chính phủ của NHTW trên thị trường mở.
Như đã học ở chương trước, chính phủ có thể vay tiền từ công chúng thông qua việc phát
hành trái phiếu chính phủ. Người dân, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại sẽ là các đối
tượng nắm giữ trái phiếu.
Ngân hàng trung ương có thể sử dụng trái phiếu như một công cụ để điều tiết cung tiền
thông qua việc mua và bán trái phiếu.

+ NHTW mua trái phiếu → NHTW bơm tiền ra → MB tăng => MS tăng
+ NHTW bán trái phiếu → NHTW hút tiền mặt về→ MB giảm → MS giảm
Ưu điểm: NHTW chủ động, không gây xáo trộn hoạt động NHTM, tác dụng mạnh nhất và
hiệu quả nhất.
Nhược điểm: Không phát huy tác dụng nền kinh tế thị trường.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements ratio - rrr): Là tỷ lệ dự trữ tối thiểu do
NHTW quy định cho hệ thống NHTM.

+ 𝑟𝑟𝑟 giảm → rr giảm → 𝑚𝑀 tăng→ MS tăng và ngược lại

Page 7|9
Ưu điểm: Mang tính pháp lý nên có hiệu lực cao.
Nhược điểm: Gây xáo trộn hoạt động của NHTM, có độ trễ lớn.
- Lãi suất chiết khấu (Discount rate): Là lãi suất mà NHTW áp dụng khoản vay đối với
NHTM và các tổ chức tài chính khác.

Các NHTM khi cạn kiệt dự trữ sẽ vay NHTW để bổ sung dự trữ, đáp ứng nhu cầu rút
tiền của khách hàng. Ngược lại NHTW cũng sử dụng lãi suất chiết khấu như một công cụ để
quản lý cung tiền.
+ NHTW giảm lãi suất chiết khấu → 𝑚𝑀 tăng và MB tăng → MS tăng.
+ NHTW tăng lãi suất chiết khấu → 𝑚𝑀 giảm và MB giảm → MS giảm.
Như vậy: Ngân hàng trung ương có thể tác động đến cung tiền thông qua 3 công cụ chủ
yếu là nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong 3 công cụ
này, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng rộng rãi nhất. Ở các nước phát triển, hoạt động thị
trường mở diễn ra thường xuyên. Đó là công cụ có tác động nhanh và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, cần lưu ý, ngân hàng trung ương không bao giờ có thể kiểm soát được lượng
tiền cung ứng một cách hoàn hảo, bởi vì ngân hàng trung ương không thể chi phối trực tiếp
mọi nhân tố của số nhân tiền.
- Thứ nhất, ngân hàng trung ương không kiểm soát được số lượng tiền mà các hộ gia
đình nắm giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng. Khi các hộ gia đình và doanh
nghiệp giữ ít tiền mặt hơn và gửi tiền vào các ngân hàng nhiều hơn, thì các ngân
hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và do đó càng tạo thêm được nhiều tiền hơn. Và
ngược lại
- Thứ hai, trong việc kiểm soát cung tiền ngân hàng trung ương cũng không thể kiểm
soát được lượng tiền mà các ngân hàng thương mại cho vay. Khi tiền được gửi vào
một ngân hàng, thì cung tiền chỉ tăng thêm một khi ngân hàng này cho vay một phần
số tiền đó. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định nắm giữ những khoản dự trữ dôi
ra, nên ngân hàng trung ương không thể nắm chắc được sẽ có bao nhiêu tiền mà hệ
thống ngân hàng này tạo ra.

Page 8|9
4. Đồ thị đường cung tiền
MS
i - 𝐶𝑢𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 hoàn toàn không phụ
thuộc vào lãi suất danh nghĩa nên
là đường thẳng đứng
- MS dịch phải khi MS tăng
- MS dịch trái khi MS giảm

0 Lượng tiền thực tế M

III. Cầu tiền và chính sách tiền tệ sẽ học cụ thể trong chương 21.

Page 9|9

You might also like