Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nội dung phong tục tang ma

Kn :Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa 2 thái cực:
Một mặt là quan niệm cho rằng chết là về nơi :”Thế giới bên kia” nên tang ma được xem như
việc đưa tiễn
mặt khác chết dẫn đến chia biệt (tử biệt) nên việc tang ma là việc xót thương
1: Xem tang ma như về “Thế giới bên kia”
Người Việt thường chuẩn bị rất chu đáo như áo quan, quan tài, nhờ thầy địa tìm đất, rồi xây
sinh phần(mộ). Có nơi người già chết được con cháu đốt pháo , chắt chút đội khăn đỏ, khăn
vàng để để tang (trẻ làm ma, già làm hội). Một số nghi thức như: lễ mộc dục (tắm gội cho
người chết), lễ phạn hàm ( bỏ nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng hàm ý gạo dùng thay
bữa, tiền để đi đò)
2:Xót thương
Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn mong muốn người chết sống lại. Vì xót
thương nên có tục khóc than, con cháu không dùng đồ tốt( vải xấu thô), không nghĩ đến ăn
mặc (đầu bù, áo trái), đau buồn nên đứng không vững, va đập thành trùng tang( nên phải đội
mũ dây chuối )
Ở đây ta thấy rõ tính cộng đồng: biết nhà có tang, hàng xóm bao giờ cũng chạy tới giúp rập,
lo toan. Nhiều nơi láng giềng còn để tang người chết: Họ đương 3 tháng, láng giềng 3 ngày.

PHONG TỤC TANG LỄ CỦA TA THẤM NHUẦN RẮT SÂU SẮC TINH THẦN TRIẾT LÍ
ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
1 Về màu sắc, tang lễ Việt Nam truyền thống dùng màu trắng là màu của hành kim ( hướng
tây). Theo Ngũ hành, mọi thứ liên quan đến hướng Tây đều bị xem là xấu- nơi để mồ mả của
người Việt và người dân tộc thường là hướng tây của làng. Sau màu trắng là màu đen (màu
của hành Thủy- phương bắc theo Ngũ hành ). Chỉ khi chắt chút để tang cụ, kị ( là tốt, bởi đó
là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu) thì mới dùng màu tốt như đỏ (Phương Nam) và vàng
(trung ương). Tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên (Ngũ hành )
2 Về loại số, theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ; vì vậy mọi thứ
liên quan đến người âm đều phải là số chẵn:lạy linh cữu 2 hoặc 4 lạy,ở nhà mồ miền núi cầu
thang làm số chẵn, hoa cúng dùng số chẵn (Trừ trường hợp chết coi như sống, cúng Phật,
cúng cha mẹ sau khi đoạn tang thắp 3 nén hương)
3 Phân biệt tang cha với tang mẹ
Khi con trai chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gậy vông. Đó là vì thân tre tròn, biểu
tượng dương; cành vông đẽo hình vuông, biểu tượng âm. Phong tục: cha đưa mẹ đón( tang
cha- đi sau quan tài, tang mẹ - đi giật lùi phía đầu quan tài); và tục áo tang cha thì mặc trở
đằng sống lưng ra, còn mẹ thì mặc trở đằng sống lưng vô.
Hai tục đều thể hiện triết lí âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha), hướng nội
(âm, mẹ )
Phong tục tang lễ còn thể hiện tinh thần dân chủ truyền thống. Thọ Mai tang lễ quy định cha
mẹ để tang con, ông bà và cụ kị cũng để tang chắt, cháu.

CÁO PHÓ
chính là 1 văn bản thông báo mọi thông tin liên quan đến Tang sự của người quá cố. Và Cáo
Phó thường được dán và trưng trước nhà khi đám tang diễn ra.
TANG PHỤC
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục.Con trai:
đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông vì
thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng
âm (mẹ)). Con dâu: áo sô gai, thắt lưng bện bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo
cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang. Con gái: tương
tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt. Đây là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình
thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang
phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì
tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng
điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.Ta có hiểu như sau Điếu là chỉ việc người còn sống
đến thăm viếng người đã chết lần cuối, thắp nén nhang, vái lạy trước linh cữu, đồng thời an ủi
động viên người ở lại. Đây là sự hỗ trợ về mặt tinh thần, để bày tỏ lòng thương tiếc với người
chết và san sẻ đau thương với người còn sống.
PHÚNG ĐIẾU
Hiểu cách ngắn gọn nhất là vừa đến thăm viếng người đã khuất vừa mang theo lễ vật đến
cúng tang lễ. Trong hầu hết các đám tang, phúng điếu vẫn thường đi đôi với viếng.
Các thành viên trong nhóm 6
1. Nguyễn Cao Quốc Huy : thuyết trình và kiếm nội dung
2. Nguyễn Nhật Uyên : làm powerpoint
3.Vũ Hoàng Phương Anh : làm nội dung dịch
4.Vũ Trọng Nghĩa : kiếm nội dung và hình ảnh
5. Phạm Thủy Tiên : kiếm nội dung và hình ảnh
9

You might also like