Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Tiểu Luận

Lời mở đầu(Giới thiệu về Hồ Chí Minh)


Đã hơn 50 năm Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng.
Những lời người để lại đều vô giá và thiêng liêng mà khi chúng ta đọc,
ngẫm nghĩ soi vào thực tế ta được thấm nhuần từng câu, từng chữ của
Người. Lời dặn dò về đảng bác để cho chúng ta đến nay vẫn giữ gìn và
phát huy, trong một đoạn văn ngắn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”. Cả cuộc đời của Người đã đi nhiều nơi học hỏi nhiều điều hạ
thấp cái tôi, đảng đối với Người là phục vụ, lắng nghe, thấu hiểu nhân dân
để sửa đổi, đổi mới đất nước ta từng bước đi lên, như Người đã nói: "Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc
to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ
hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”

Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ từng đối tượng, có khi
Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng
yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định.
Những điều đó Người đã tóm lượt lại thành những phẩm chất chung, cơ
bản mà mỗi công dân cần có là: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương
con người. Và theo diễn đạt bình dị của Người: “Đạo đức như gốc của cây,
ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới
gánh được nặng, và đi được xa.” Với những điều bình dị nhưng đầy tính
kiên định, những điều tưởng chừng dễ dàng nhưng hư thật khó lường.
Nhưng đối với Bác điều quan trọng của một con người là cần có 4 đức
tính: Cần, Kiệm, Liên, Chính. Người đã trích dẫn một đoạn nói về 4 đức
tính cần thiết này: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn
phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm,
Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không
thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” Bác đã chỉ rõ ràng về 4
đức tính cần có này. Nếu thiếu một trong 4 cái thì không thành người. Như
một cái cây cần có gốc, rễ, hoa, lá, cành mới là hoàn hảo.
Về tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh đã nói một đoạn được trích dẫn
như sau: “Với người phương Đông, 1 tấm gương sáng còn giá trị hơn 100
bài diễn thuyết.” Chúng ta luôn cần một người tiên phong, một người đi
đầu dẫn đường cho đảng. Và hơn hết mỗi chúng ta cần phải bỏ đi những
cái tôi cá nhân của bản thân mình để có thể cống hiến hết mình vì một đất
nước như lời khuyên răng của Người: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm
nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong
sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hồ Chí Minh đã rèn luyện, tu
dưỡng bản thân mình trở thành mẫu mực, Người đã kế thừa đạo đức
Mack - Lenin và phát triển chúng được lưu truyền lại, tạo ra một kỳ tích
vượt qua cả không gian và thời gian. Trở thành một biểu tượng đẹp của
văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế
giới.

Hồ Chí Minh là một con người việt nam đẹp đẽ nhất là tiêu biểu cho phẩm
chất đạo đức và khí phách của dân tộc ta và đảng ta.
Chương I: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng
đạo đức HCM
1.Vai trò và vị trí của tư tưởng đạo đức HCM
1.1Vị trí:
Đạo đức Hồ Chí Minh chính là gốc rễ, cái cội nguồn, cái nền tảng của
tinh thần xã hội, của người cách mạng.
Như người đã từng nói để có thể gánh được càng nặng đi được càng
xa trên sự việc cách mạng thì cần phải có đạo đức là cái gốc, cái nền tảng
mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách hoàn thiện và vẻ vang.
(*Theo tác phẩm đạo đức cách mạng). Bởi sự nghiệp cách mạng mang lại
độc lập dân tộc và quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp nặng nề, to
lớn, không hề là dễ dàng. Chính vì lẽ đó nó đòi hỏi sự phấn đấu ,nỗ lực
không ngừng của mỗi người, liên tiếp qua từng thế hệ. Hơn nữa cần sự
phối hợp của đảng và toàn dân, chính vì lẽ đó đạo đức sẽ chính là cái gốc
liên kết tất cả lại với nhau để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp dân tộc và
chũ nghĩa xã hội.
Vậy có phải Hồ Chí Minh cho rằng chính chỉ cần có đạo đức ta liền có
thể lãnh đạo Đảng và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách xuất sắc
vẻ vang. Không hề! Chính người cũng từng nhấn mạnh rằng: “Người có
đức không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức
thì vô dụng”.
Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng một người đảng viên, cán bộ lãnh đạo
nhân dân phải thông nhất về cả tài và đức. Đạo đức chính là tiêu chuẩn
của con người, thì cái tài chính là phương diện để đạt được thành công.
Chính vì thế để có thể đạt được thắng lợi cách mạng người đảng viên phải
cần có cả đạo đức và tri thức. Không thể thiếu đạo đức, nhưng cũng không
thể coi nhẹ tài.
Như này nghĩa người đã xem bất cứ làm việc gì cũng phải lấy cái đức
làm gốc, làm đầu. Ý nghĩa của vị trí của đạo đức là gốc là rễ chính là như
vậy.
1.2 Vai trò:
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như
sông thì có nguồn nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản,
tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Ấy có nghĩa người xem đạo đức chính là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người Việt Nam, như cội nguồn của sông, của suối. Đạo đức
chính là cái nôi để nuôi dưỡng thành con người cách mạng, con người
của Đảng mới có thể lãnh đạo nhân dân…đi đến con đường của chủ
nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng còn là chỗ
dựa tinh thần vững chắc. Có đạo đức thì mới có thể giữ vững tinh thần
vượt qua khó khăn mà không sợ sệt, rụt rè, luôn sẵn sàng tiến bước
trước mọi khó khăn mà không nản lòng, thoái chí. Ngoài ra đạo đức còn
giúp cán bộ Đảng, đảng viên vẫn giữ tinh thần đạo đức chất phác,
khiêm tốn… không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa…
Đạo đức chính là nhân tố quyết định sự thành bại của công việc,
phẩm chất đạo đức của mỗi người… Quan niệm về sự thành bại của
cách mạng đều lấy yếu tố đạo đức làm nòng cốt, lấy đạo đức làm tính
chất quan trọng không thể thiếu để đưa Đảng và toàn dân đi đến thắng
lợi hoàn toàn:
“Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán,
Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán,
Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán”
(Người cán bộ cách mạng)
Đạo đức chính là mấu chốt quan trọng quyết định phẩm chất của
người cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh nói rõ đạo đức chính là thước đo
lòng cao thượng của con người, người viết trong cuốn Đạo đức cách
mạng(1955):
“Tuy năng lực và công việc của mỗi người là khác nhau,người làm
việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ đạo đức là người cao
thượng”
Hồ Chí Minh tôn vinh tinh thần của đạo đức, nắm giữ đức chính là
nắm giữ tinh thần cao thượng. Thực hành tốt đạo đức chính là nâng
cao tinh thần của bản thân và biến con người ta trở thành con người có
giá trị cao hơn.
2.Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
Đạo đức cách mạng có ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp đổi xã
hội cũ thành xã hội mới cà xây dựng mỹ tục thuần phong. Đạo đức
chính là những chuẩn giá trị không thể tách rời của đời sống nhân
dân, tinh thần xã hội. Đạo đức giúp ổn định an ninh, trật tự xã hội từ
đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đất nước trở nên giàu mạnh hơn.
Trên cơ sở đạo đức ta sẽ xác định được một nền xã hội hưng
hay suy, muốn dân giàu nước mạnh thì đạo đức phải được nâng
cao, nếu đạo đức suy thoái xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, suy
vong, nền kinh tế dân đi đến sụp đổ. Hồ Chí Minh đồng tình với quan
điểm của Mạnh tử:
“Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”
Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng những phẩm chất đạo đức, phẩm
chaat này hay phẩm chất khác nhằm đáp ứng yêu cầu của từng
nhiệm vụ trong từng thời kì. Những chuẩn mực đạo đức phù hợp với
từng đối tượng khác nhau. Nhưng từ đó thành những chuẩn mực
đạo đức chung, đều hướng tới giá trị cao đẹp: chân, thiện, mỹ…
Đạo đức có tầm quan trọng cực kỳ to lớn, không thể vứt bỏ với
con người Việt Nam cũng như cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao
giá trị con người, nhân dân Việt Nam.
Chương II: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
1. Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay:

Đạo đức Hồ Chi Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập
thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã
vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng giai đoạn
cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to lớn, đóng góp
vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc.

Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công
cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát
triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống
của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung
mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh
niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh:
khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí
lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó
khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó
với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất
chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến.
Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc
phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm
mưu "diễn biến hòa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức
công dân. ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh
viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt
niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có trí lập thân, lập
nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách
nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách: thiếu
trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua
bằng cấp... Đâv là những biểu hiện không thể coi thường.
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh
không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức
vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức
của người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với
nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì
dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ
tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh
niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất và là một trong
những con người đẹp nhất của thời đại chúng ta.
Ngay từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng
và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng. Người
đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, "thắng không kiêu, bại không nản", "giàu
sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể
khuất phục" nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó. Người nói: Bài học
chính trong đời tôi là tuyệt đối và hoàn toàn cống hiến đời mình cho sự
nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp công nhân và
dân tộc bị áp bức, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội cho sự hợp tác
anh em và hòa bình giữa các dân tộc; "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là
một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Đến lúc phải rời thế giới này
điều luyến tiếc duy nhất của người là "không được phục vụ lâu hơn nữa,
nhiều hơn nữa".
Tấm gương vì nước, vì dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã
được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục. Họ đã
dùng những lời lẽ đẹp đẽ và trang trọng nhất để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí
Minh: "nhà cách mạng triệt để", "nhà hoạt động quốc tế thần thoại", "một
nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta", "một tấm gương sáng chói
những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất. Hiếm có một nhà
lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh,
gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy";
một con người "mà cái chết là mầm sống của sự sống và là nguồn cổ vũ
đời đời bất diệt"...

Hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đòi riêng trong sáng,
nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán
bộ cách mạng và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người
sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì
nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư. Cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng viết:"Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân
là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự
lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam".
Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa,
không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ, suốt đời giữ một nếp
sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và tranh
đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Toàn thể nhân dân Việt Nam và thế
giới đều biết bộ ka ki bạc màu, đôi dép lốp mòn, cái nhà sàn gỗ đơn sơ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh... Nói về những đức tính vĩ đại của Hồ Chí Minh.
X.Asienđê - vị Tổng thống anh hùng của nước Cộng hòa Chile đã khái quát:
"Nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ
Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường".
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và
nhân hậu với con người.
Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người. Tình
thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân
dân. Người luôn dạy cán bộ đảng viên, việc gì có lợi cho dân phải hết sức
làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh: phải gần dân, hiểu dân, học
dân, kính trọng nhân dân: hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Người phê
phán quyết liệt đầu óc "quan cách mạng" và tự mình. Người thường xuyên
đi xuống cơ sở để tìm hiểu. "lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân,
của những người không quan trọng". Là người có uy tín rất cao và sức hấp
dẫn rất lớn song không bao giờ Hồ Chí Minh đặt mình cao hơn nhân dân
chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của nhân dân, "như một người lính vâng
mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận".
Với tình thương yêu bao la, Hồ Chí Minh dành cho tất cả, chia sẻ với
mỗi người những nỗi đau riêng. Người nói trong "mỗi người, mỗi gia đình
đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi
người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Cách mạng Tháng
Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam vừa trải qua nạn đói khủng khiếp. Hồ
Chí Minh chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng mỗi người nhịn ăn ba
bữa để góp gạo cứu đói và người cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi
người dân. Đi thăm trại tù binh trong chiến dịch biên giới về. Người không
còn áo khoác ngoài vì Người đã cho tên quan ba thầy thuốc người Pháp bị
rét cóng…
Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ
đại nghĩa của dân tộc, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc
xây dựng và tái tạo lương tri. Ở Hồ Chí Minh, thương người là một tình cảm
lớn cho nên khi làm cách mạng Hồ Chí Minh đặt vấn đề tự do và hạnh phúc
đi đôi. Đó chính là biểu hiện chủ nghĩa nhân văn cộng sản, vừa thánh thiện,
vừa gần gũi, đã làm xúc động trái tim nhân loại và Người được suy tôn như
"một ông thánh cộng sản"; "một con người của huyền thoại", cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cũng có lần bình luận: Lòng nhân đạo, tình thương đồng
bào, đó là điều sâu sắc nhất tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch.

Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm
vượt qua mọi thứ thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng
vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình, có giai đoạn
hoạt động sôi nổi được đánh giá rất cao, có giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ,
không được giao nhiệm vụ. Song, nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ
Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian
nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm
cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn:
"Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao".
Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong
nhân cách Hồ Chí Minh. Một tờ báo nước ngoài đã viết: "Đằng sau cốt
cách dịu dàng của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép, Dưới cái bề ngoài giản dị là
một tinh thần quật khởi anh hùng không có gì uy hiếp nổi"
Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả đòi hỏi phải có sự
phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện
của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong
gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý
giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi
thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt
được kết quả như mong muốn.
Kết Luận: (tóm tắt những gì các bạn nêu ra trong phần nội dung)
Tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của
Đảng cộng sản Việt Nam, soi sáng sự nghiệp cách mạng, dẫn dắt mỗi
bước đi lên và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trọn cả cuộc đời, Người đã
cống hiến không ngừng nghỉ, tất thảy đều hiến dâng cho Tổ quốc, đồng
bào, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và giải phóng con người. Cuộc đời và sự nghiệp của Người trở thành
biểu tượng cách mạng, khơi dậy khát vọng và niềm tin cho nhân dân Việt
Nam và nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do,
hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Do vậy giá trị về tư tưởng đạo đức mà người để khẳng định đạo đức nằm
ở vị trí gốc rễ, vai trò cũng như tầm quan trọng không thể thiếu của đạo
đức. Do đó đây cũng là lời nhắc nhở của người về việc không ngừng rèn
luyện đạo đức, không quên mất cái gốc, cái nguồn của con người là đạo
đức.
Trong tình hình hiện nay, bối cảnh trong nước có nhiều thời cơ và thách
thức; xu thế toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học công
nghệ phát triển nhanh chóng, làm cho hội nhập ngày càng sâu rộng giữa
các quốc gia, dân tộc… Một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng
với công cuộc đổi mới của Đảng. Đó là nền đạo đức phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc như: Yêu nước, thương người, sống nghĩa tình
trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Tuy nhiên, bên cạnh lối
sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, một số sinh viên Việt Nam vẫn tồn
tại lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến
những tiêu cực trong xã hội.
Chính vì vậy, sinh viên Việt Nam quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức của Hồ Chí Minh, thi đua học tập, rèn luyện, vì ngày mai lập
nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường
quốc năm châu như Hồ Chí Minh hằng mong muốn
Tài Liệu Tham Khảo:
https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-
cuu-hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/2040-tu-tu-ng-va-t-m-
guong-d-o-d-c-h-chi-minh-v-d-c-tinh-c-n-ki-m-liem-
chinh-chi-cong-vo-tu.html
https://www.laocai.gov.vn/1365/95214/69821/400503/tu-
lieu-tham-khao/nhung-loi-day-cua-bac-ve-dao-duc
https://voh.com.vn/song-dep/cau-noi-hay-cua-bac-ho-
382285.html
https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/8190-a-la-i-ba-
c-da-n-tr-a-c-la-c-i-xaa.html
https://thichhohap.com/tu-tuong-ho-chi-minh/cau-14-tu-
tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc.html
Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011. Các tập 5,6,9,11,12,13,15.x
https://hoatieu.vn/tai-lieu/sinh-vien-hoc-tap-va-lam-theo-
tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh-122499

You might also like