Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 282

2012 | PDF | 282 Pages

buihuuhanh@gmail.com

1
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM

Nguyễn Thành Như


Nam khoa cho mọi người. T.3, Những nỗi lo “bất thường” / Nguyễn Thành Như. -
T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2012.
280tr. : minh họa ; 20 cm.
1. Nam giới — Sức khỏe và vệ sinh. 2. Giáo dục sức khỏe.

613.0423 — dc 22
N573-N58
Nhöõng noãi lo baát thöôøng
Lời giới thiệu
Vũ Kim Hạnh
Nhà báo
Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
Nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ

ĐẰNG SAU NHỮNG TRANG SÁCH


Với nghề y, tôi là người ngoại đạo, bởi trong 35 năm làm báo,
tôi chưa bao giờ đi vào lãnh vực này. Tuy nhiên khi cầm bản
thảo Nam khoa cho mọi người của bác sĩ Nguyễn Thành Như,
đọc một mạch, tôi thấy thích thú với lượng thông tin, kiến thức
có hệ thống và nghiêm túc được trình bày rất đời thường. Và lại
cảm động nhận ra trong từng trang sách tấm lòng người thầy
thuốc đang ân cần chia sẻ với người đọc, cùng cái thân thiết và
thấu cảm với bệnh nhân của mình.
Tôi biết Như đã 20 năm khi tình cờ ngồi cạnh nhau trong một
lớp học thêm Anh văn ở nhà một ông giáo già giỏi và nổi tiếng
khó tính. Hồi đó, học trò ai cũng bận nhưng đi học mà không
làm bài hay vắng hai buổi liên tiếp là thầy đuổi thẳng cánh. Như
học giỏi và học rất chăm (không bao giờ bị thầy mắng, như vậy
mặc định là xuất sắc). Như hay giúp tôi làm bài và cho mượn tập.

5
Chữ Như không đẹp (chữ bác sĩ mà?) nhưng bài giải bao giờ cũng
đúng, từng ngày khắc sâu trong tôi một điều mặc định, rằng anh
học trò này, học thêm mà cũng nghiêm khắc, quyết liệt thế! Rồi
Như du học mấy năm và về Bệnh viện Bình Dân, xây dựng một
chuyên khoa hoàn toàn mới vào lúc ấy là Nam khoa.
Không đồng môn nữa nhưng hình như cũng thân thiết hơn.
Thỉnh thoảng Như hẹn gặp để trao đổi những điều thấy cần để
chuẩn bị đọc báo cáo khoa học tại một hội nghị quốc tế chuyên
ngành. Thấy Như đau đáu chăm lo các báo cáo khoa học tại một
hội nghị quốc tế chuyên ngành, hay cực khổ “cày bừa” cho các
bài viết trên các chuyên san chuyên ngành Niệu, Nam khoa quốc
tế, tôi hỏi thì Như kể rằng từ khi đi học ở nước ngoài tới khi về
làm ở bệnh viện, càng thấy rõ Việt Nam mình còn ít có tiếng
nói tại các hội thảo khoa học để công bố, thậm chí tranh luận
về chuyên môn với các đồng nghiệp quốc tế trong khi trình độ
thật sự, đặc biệt về kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam không
tệ. Xứ mình khá quan tâm tới thành tích đứng nhất thế giới hay
châu Á về nhiều thứ, nhưng cái đáng tranh đua nhất chính là vị
trí, tiếng nói Việt Nam trên các diễn đàn y khoa, khoa học quốc
tế, hay các bài viết công bố thành quả nghiên cứu khoa học trên
các chuyên san quốc tế. Có lẽ suy nghĩ phải làm sao nâng cao vị
trí khoa học của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế đã thúc đẩy Như
luôn chịu khó học, đọc, cập nhật thông tin, kiến thức chuyên môn
trên con đường nghiên cứu khá yên ắng chẳng mấy người đi...?
Đôi khi nhớ lại hồi còn ngồi học Anh văn cạnh nhau, tôi thấy
trước sau Như vẫn vậy, làm gì cũng cẩn trọng và hết lòng, không
ồn ào khoe mẽ, không tính toan vụ lợi.
Gần đây, Như bày tỏ ý định viết sách để phổ biến những hiểu

6
biết phổ thông đúng đắn, nhằm giảm thiểu âu lo không cần thiết
hay tránh bị lợi dụng và tốn tiền vô ích cho bệnh nhân. Với vô
số những tình huống mà Như trải nghiệm trong việc chăm lo
cho bệnh nhân hàng ngày, cộng với tính nghiêm túc cẩn trọng
trong nghiên cứu, tôi tin rằng những cuốn sách của Như thật sự
cần cho mọi người, và theo tâm nguyện của Như, càng cần cho
người nghèo.
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một phần kiến thức cần
thiết mà bác sĩ Nguyễn Thành Như trân trọng trao cho bạn. Như
tôi nói ở trên, bác sĩ Như không phải người nói giỏi viết tài nhưng
những gì anh viết ở đây chắc chắn là đúng chuẩn chất Nguyễn
Thành Như: nghiêm túc chặt chẽ về khoa học, sinh động gần gũi
với thực tế, và thiết tha thật lòng vì tình thương dành cho bệnh
nhân của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2011

7
Mở đầu

Từ 5-7 năm nay, đã nhiều lần tôi có ý định viết sách, nhưng rồi
lại thôi vì sợ rằng kiến thức của mình chưa đủ rộng, kinh nghiệm
của mình chưa đủ sâu. Chần chừ mãi rồi tôi cũng quyết định cho
ra mắt cuốn sách này, sau 23 năm hành nghề y, 12 năm chính thức
làm việc trong lĩnh vực Nam khoa và 14 năm viết báo. Cuốn sách
này là tập hợp các bài báo, các câu hỏi-đáp mà tôi đã viết cho các
báo (Sài Gòn Tiếp Thị (mục Phòng mạch Nam khoa), Thanh Niên,
Tuổi Trẻ, Người Lao Động, VNExpress, Vietnamnet, Thế Giới Mới,
Mực Tím, Đàn Ông, Khoa Học Phổ Thông, Khoa Học và Đời Sống,
Đất Việt, Thể Thao Ngày Nay, Pháp Luật, Sài Gòn Giải Phóng, Phụ
Nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tia Sáng, Sức Khỏe và Đời Sống, Tiếp
Thị Gia Đình...), các câu hỏi tôi đã trả lời trên các đài truyền hình
(HTV7, VTV3, VTV9, VTC, Đồng Nai, Vĩnh Long, O2...) và các đài
phát thanh (Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, VOH...), các câu trả lời
trực tiếp (qua các buổi nói chuyện tại bệnh viện Bình Dân, bệnh
viện Đại Học Y Dược, Thành Đoàn, Vũng Tàu, Đồng Tháp... và
các trang mạng của Trung Tâm Truyền Thông và Giáo Dục Sức
Khỏe thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Bình Dân), và mới đây

8
là một số câu tư vấn trên trang web cá nhân namkhoa.com của
tôi, cộng thêm một số bài viết mới.
Các bài được phân nhóm theo các mục của ngành Nam khoa,
một chuyên ngành y học liên quan đến các bệnh của nam giới.
Đây là những bệnh lý của hệ sinh sản, sinh dục nam cũng như
hệ nội tiết nam. Cụ thể hơn, các bệnh lý Nam khoa được chia
thành ba nhóm chính: sinh sản (hiếm muộn - vô sinh), sinh dục
(rối loạn cương, rối loạn xuất tinh) và các bất thường của bộ phận
sinh dục nam. Ngoài ra, còn có ba nhóm phụ là: các bệnh lý liên
quan đến nam giới lớn tuổi, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục và rối loạn tình dục nữ. Sự phân nhóm này chỉ mang tính
tương đối nên đôi khi, độc giả có thể tìm thấy một số bài viết có
nội dung trùng lặp, ví dụ như: bài về dị tật bộ sinh dục nam vừa
ở chương “Nam khoa trẻ em” vừa ở chương “Bệnh lý bộ sinh dục
nam”. Mỗi bệnh lý được khởi đầu bằng một bài viết tổng quan
và tiếp đến là những câu hỏi-đáp về bệnh lý đó. Các câu hỏi này
do độc giả gần xa đã gửi đến cho tôi qua báo chí, các buổi tư vấn
trực tuyến hay trực tiếp. Chính những câu hỏi-đáp đã giúp khai
thác hết những khía cạnh mà bài tổng quan không bộc lộ ra.
Mục tiêu của sách là “cho mọi người” nên kiến thức chuyên
môn y học sẽ không đủ sâu để thỏa mãn các nhà chuyên môn,
nhưng ít ra, tôi tin rằng sách sẽ không phạm phải việc sai lý
thuyết căn bản. Do mỗi trường phái y học có cách nhìn nhận
khác nhau về một vấn đề, cách điều trị khác nhau, mỗi bác sĩ
lại có kinh nghiệm quý giá riêng của mình, nên sách không thể
thay thế bác sĩ khám bệnh trực tiếp. Người đọc sẽ thấy thất vọng
nếu muốn tìm những công thức điều trị bệnh trong sách, để ra
nhà thuốc tây tự mua thuốc, tự trị bệnh. Sách cũng không nhằm
quảng cáo cho một dược phẩm nào, nên các loại thuốc chỉ được

9
tôi đề cập đến dưới dạng tên gốc, và các tác dụng điều trị của
một dược phẩm nào đó đều được viết dựa trên các công trình
nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí y khoa
chuyên ngành đáng tin cậy của quốc tế và trong nước. Các hình
vẽ và sơ đồ trong sách đều được trích dẫn nguồn, các hình chụp
đều là hình riêng của tác giả.
Vẫn biết còn có nhiều sơ suất, sai sót, nhưng hy vọng những
điều mà cuốn sách này mang lại sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về
Nam khoa – một chuyên ngành khá mới mẻ trong nền Y học Việt
Nam. Tác giả rất mong nhận được ý kiến phản hồi, những đóng góp
tích cực của quý độc giả thông qua email tsbsnguyenthanhnhu@
gmail.com.
Chúc quý độc giả luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Sài Gòn, năm 2011


TS. BS. Nguyễn Thành Như

10
Lời cảm tạ

Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người
đã “trồng cây”, giúp tôi có thể “hái quả” như ngày hôm nay:
Thầy, cố Giáo sư Ngô Gia Hy – nhà Tiết niệu lớn nhất của Việt
Nam, người đã xây dựng cho tôi một nền tảng ban đầu về Tiết
niệu - Nam khoa, về những phương pháp học hỏi, nghiên cứu
khoa học và sự truyền đạt kiến thức. Được Thầy nhận về học nội
trú là một vinh dự rất lớn đối với tôi.
Thầy, Giáo sư Trần Văn Sáng, nhà Tiết niệu - Nam khoa đầu
tiên của Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
chương trình nghiên cứu sinh về Nam khoa.
Thầy, cố bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, người đã tận tình dạy tôi về
lâm sàng Tiết niệu - Nam khoa, và luôn sẵn sàng cứu nguy mỗi khi
tôi hay các bạn đồng nghiệp gặp vướng mắc trong chuyên môn.
Cố bác sĩ Nguyễn Tấn Trung (Trần Bồng Sơn), tuy tôi chưa
được học trực tiếp từ Ông, nhưng tôi học gián tiếp qua những bài
viết của Ông và những lần tiếp xúc hiếm hoi với Ông trước khi
Ông mất đã để lại trong tôi sự khâm phục sâu sắc về kiến thức
“chính phái” trong lĩnh vực Tình dục, Nam khoa.

11
Tôi cũng chân thành cảm ơn các Thầy ở nước ngoài: Tiến sĩ
Jurascheck ở Mulhouse (Pháp) đã hướng dẫn tôi những bước đầu
tiên về Tình dục nam; Giáo sư Michel (Dijon, Pháp) hướng dẫn
tôi về chứng chỉ Nam khoa AFSA en Andrologie; Giáo sư Leisinger
và Tiến sĩ Wisard tại Lausanne (Thụy Sĩ) đã dạy tôi về tạo hình
và Nam khoa như phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn, vi phẫu
thuật nối ống dẫn tinh, gắn thể hang nhân tạo; Giáo sư Gooren
và Tiến sĩ Hage (Amsterdam, Hà Lan), những người có ảnh hưởng
rất lớn đối với tôi trong phẫu thuật chỉnh sửa tạo hình bộ sinh
dục và các vấn đề về giới tính như chuyển giới tính, đồng tính
luyến ái, nội tiết sinh dục nam.
Bên cạnh những người Thầy đáng kính, không thể không nhắc
tới bác sĩ Võ Kim Hoàng – nguyên Giám Đốc bệnh viện Bình Dân,
bác sĩ Nguyễn Chí Hùng – Giám Đốc bệnh viện Bình Dân, Giáo
sư Tiến sĩ Lê Quang Nghĩa – nguyên Phó Giám Đốc bệnh viện
Bình Dân, bác sĩ Đinh Quang Tâm – nguyên Trưởng khoa Ngoại
Tổng Hợp (nơi Đơn vị Nam khoa được lưu trú) và các bậc đàn
anh, đồng nghiệp tại bệnh viện Bình Dân. Họ là những người
đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nguyện vọng đào sâu và phát
triển Nam khoa.
Bệnh nhân cũng chính là những người Thầy, là động lực để
tôi tiến sâu vào các ngóc ngách của chuyên ngành mới mẻ này.
Các học trò, mà việc đứng ra hướng dẫn các bạn ấy cũng buộc
tôi phải luôn phấn đấu không ngừng.
Cũng không thể không kể đến các công ty Organon, Pfizer,
Bayer, với các đồng nghiệp: dược sĩ Phan Hồng Phương, bác sĩ
Nguyễn Thủy Phương,... đã tạo điều kiện cho tôi tham dự và báo
cáo khoa học tại các hội nghị trong nước cũng như quốc tế, để từ

12
đó tôi có cơ hội được tiếp xúc chuyên môn với các đồng nghiệp,
được hội nhập vào dòng chảy kiến thức Y khoa của khu vực châu
Á -Thái Bình Dương và quốc tế.
Sau cùng, tôi muốn gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến chị Vũ
Kim Hạnh, người đã dìu dắt tôi trong những ngày đầu tập tành
viết báo, nếu không có sự động viên của chị thì chắc tôi chẳng
bao giờ gõ máy tính viết bài; anh Vũ Thế Thành, người đã động
viên tôi giữ một phong cách riêng trong bài viết của mình; cùng
các bạn phóng viên: Thu Hiền, Phan Sơn, Thanh Tùng, Phương
Nam, Thiện Thành, Nam Phương, Thanh Hà, Hồng Lam, Hồng
Dung, Anh Thi, Hà Di, Nhất Phương, Thiên Chương, Hương Cát,
Vĩnh Huy, Kim Huê, Ngọc Hoa, Tiến Hùng, Mai Vinh v.v... và bác
sĩ Thục Đoan của T4G cũng đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi làm quen
với nghề “tay trái” này. Cảm ơn hai bạn Vân Anh, Vũ Nguyên đã
bỏ rất nhiều công sức trong biên tập bước đầu cho bản thảo.
Cảm ơn anh Dương Thành Truyền và nhà xuất bản Trẻ đã giúp
tôi thực hiện mong ước của mình khi cho ra đời cuốn sách này.

13
Dành tặng Ba Má, Ba Mẹ vợ,
bà xã Thu Hoài
và hai con Khôi, Huy.
Về tác giả

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Như


tsbsnguyenthanhnhu@gmail.com
www.namkhoa.com

Tốt nghiệp chuyên ngành Ngoại-Sản, Đại học Y Dược thành


phố Hồ Chí Minh năm 1988. Được đào tạo chuyên ngành Tiết
niệu hệ Nội trú tại bệnh viện Bình Dân và Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1988-1992. Được đào tạo chuyên ngành
Tiết niệu và Nam khoa tại Pháp, Thụy Sĩ, Anh và Hà Lan. Lĩnh
vực hoạt động chính từ năm 1999 là Nam khoa, với nhiều báo
cáo khoa học về Nam khoa trong và ngoài nước. Thành quả lớn
nhất là việc áp dụng hiệu quả vi phẫu thuật trong điều trị vô
sinh nam, xây dựng và phát triển thành công Khoa Nam khoa
(đầu tiên ở Việt Nam) tại bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí
Minh, góp phần xây dựng và phát triển ngành Nam khoa ở Việt
Nam. Đã đào tạo Nam khoa cho nhiều bác sĩ (khoảng trên 40
bác sĩ) đến từ các bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh cũng
như các tỉnh thành khác trong cả nước, chuyển giao kỹ thuật cho
các đơn vị bạn. Tham gia giảng dạy về Nam khoa tại Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
và tại nhiều hội thảo, khóa học chuyên ngành Nam khoa, Y học
Sinh sản trong nước.

17
Bằng chuyên môn:
• 1988: Bác sĩ y khoa hệ dài hạn, chuyên ngành đa khoa
Ngoại-Sản, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
• 1992: Chuyên khoa cấp một, chuyên ngành Tiết niệu, hệ
nội trú, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
• 1994: Attestation de Formation Specialisee Approfondie en
Urologie, Đại học y khoa Louis Pasteur, Strasbourg, Pháp.
• 1995: Attestation de Formation Specialisee Approfondie
en Andrologie, Đại học y khoa Louis Pasteur, Strasbourg,
Pháp.
• 2000: Thạc sĩ y học, chuyên ngành Tiết niệu, hệ chuẩn hóa
từ nội trú, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
• 2008: Tiến sĩ y học, chuyên ngành Tiết niệu, đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh (hướng dẫn chính: giáo sư Trần
Văn Sáng).

Công trình khoa học: 71 bài báo khoa học, 8 chương sách,
trong đó có 2 bài báo tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế, 11 báo
cáo bằng tiếng Anh và 2 báo cáo bằng tiếng Pháp tại các Hội nghị
quốc tế (Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ lần 101, Hội Nam Khoa Thế Giới
lần 7, Hội Niệu Khoa Thế Giới, Hội Niệu Khoa Á Châu, Hội Y Học
Giới Tính Châu Á – Thái Bình Dương...).

Hội viên các hội chuyên ngành:


Ủy Viên Ban Chấp Hành các hội: Hội Y Học Giới Tính châu
Á – Thái Bình Dương (APSSM, Asia-Pacific Society for Sexual
Medicine), Hội Nam Giới Lớn Tuổi châu Á – Thái Bình Dương
(APSMHA, Asia Pacific Society of Men’s Health and Aging).

18
Hội viên các hội: Hội Nam Khoa Hoa Kỳ (ASA, American Society
of Andrology), Hội Niệu Khoa Hoa Kỳ (AUA, American Urological
Association), Hội Niệu Khoa Thế Giới (SIU, Societe Internationale
d’Urologie), Hội Y Học Giới Tính thế Giới (ISSM, International
Society for Sexual Medicine).
Đề xuất hai cải tiến kỹ thuật mổ trong vô sinh nam: vi phẫu
thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh kiểu lồng hai sợi, và vi phẫu
thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-bìu.

19
CHƯƠNG 6

CẤP CỨU
NAM KHOA
BỆNH NGUY CẤP

THƯỢNG MÃ PHONG
Không ai muốn chết mà nhất là chết trong lúc đang “lâng
lâng tuyệt đỉnh”. Thượng mã phong theo dân gian là trường hợp
một người đàn ông chết đột ngột khi đang quan hệ. Đối với Tây
y thì một người đang có vẻ khỏe mạnh mà lăn đùng ra chết thì
hoặc do nhồi máu cơ tim cấp làm ngừng tim đột ngột, hoặc do
tai biến mạch máu não nặng, ồ ạt, làm máu tràn nhanh ra toàn
bộ não, hoặc bị tuột huyết áp cấp. Ai cũng có thể bị chết đột
ngột như vậy nếu trong người có sẵn bệnh tim mạch. Thượng
mã phong, theo Tây y, không chỉ là chết lúc đang làm “kỵ sĩ” mà
tính chung cho tất cả các trường hợp chết trong vòng 2 giờ sau
quan hệ. Hoạt động tình dục làm tim quá tải nên có thể gây ra
nhồi máu cơ tim cấp và loạn nhịp tim.
Nghiên cứu cho thấy cứ mỗi một triệu hoạt động tình dục thì
có một lần nhồi máu cơ tim xảy ra, nói chung là rất hiếm, nhưng
điều này có nghĩa là trên thế giới không đêm nào là không có
ca cấp cứu tim mạch vì thượng mã phong. Đàn ông thường bị
bệnh tim mạch hơn phụ nữ, lại thường “chủ động”, “lao động
cật lực” khi quan hệ nên thượng mã phong chỉ nghe nói tới đàn
ông, nhưng thật ra nữ giới cũng có thể “ra đi êm ái” như thường.

22
Nghiên cứu những trường hợp thượng mã phong, các bác sĩ ghi
nhận những người đàn ông lớn tuổi, sinh hoạt vợ chồng “ngoài
luồng”, và nhất là với một cô gái trẻ thì khả năng “đứt bóng” cao
hơn người khác. Ngay cả với các phương tiện hồi sức cấp cứu
hiện đại ngày nay cũng khó lòng cứu sống người bệnh. Những
người bị thượng mã phong lại càng khó cứu kịp thời hơn nữa do
hoàn cảnh “tế nhị” lúc ấy. Hiện tượng cứng người rồi mới chết
trong thượng mã phong chỉ là tin đồn.
Cách đề phòng thượng mã phong tốt nhất là... không quan
hệ tình dục, tuy nhiên, chắc chắn đây là cách phòng ngừa khó
khả thi. Những ai đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch
máu não thì không nên quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng sau
đó. Những ai đang điều trị bệnh tim mạch thì cần hỏi bác sĩ tim
mạch xem có thể quan hệ tình dục được hay không, nếu có thì
nên thật nhẹ nhàng, từ tốn. Những người phải dùng thêm thuốc
giãn mạch trị rối loạn cương như sildenafil, vardenail, tadalafil
thì tuyệt đối không uống chung với thuốc giãn mạch vành tim có
chứa nitrate. Sau cùng, 1 vợ 1 chồng cũng là cách tránh thượng
mã phong.

CÂY TRÂM CỨU CHỒNG


Dân gian vẫn thường đồn rằng nếu lỡ chồng bị ngất trong khi
đang quan hệ (thượng mã phong) thì người vợ nên dùng vật nhọn
đâm vào đốt xương cùng để cứu chồng. Bởi thế khi tiễn con gái
theo chồng, mẹ thường tặng con cây trâm cài tóc.
Đối với Tây y, một người đang có vẻ khỏe mạnh mà lăn đùng
ra chết thì người đó có vấn đề tim mạch như: nhồi máu cơ tim
cấp, tai biến mạch máu não nặng, hoặc do huyết áp tụt đột ngột.

23
Những người mang sẵn bệnh tim mạch trong cơ thể thì dễ “đi”
đột ngột hơn người bình thường. Có người chỉ cần xem đá banh
cũng đủ lên cơn đột quị. Người đang yếu mà tưởng mình khỏe,
lại hoạt động cơ thể mạnh (quan hệ tình dục) thì rất dễ bị thượng
mã phong. Lúc đó, cây trâm nhọn đâm vào xương cùng chỉ giúp
được những ai mệt quá, xỉn quá sau bữa tiệc cưới linh đình, lỡ...
ngủ quên thì tỉnh dậy mà thôi. Trong trường hợp thấy chồng bỗng
ú ớ, lăn đùng ra khi đang “quan hệ” thì vợ nên nhanh tay bấm
ngay số 115, thay vì cuống quít rút cây trâm ra đâm lung tung.
Để tránh đột tử, nếu hôm đám cưới mà mệt quá thì hai vợ
chồng nên chuyển ngày động phòng sang bữa khác, không nên
cố “quan hệ” vào thời điểm không khỏe. Người bị bệnh tim mạch
(kể cả vừa bị tim mạch vừa bị rối loạn cương) không bị cấm quan
hệ vợ chồng, nhưng cần được điều trị bệnh tim mạch cho ổn định
trước. Nếu bị rối loạn cương thì có thể dùng thuốc hỗ trợ cương
sau khi tim mạch ổn định.

DÍNH LẸO
Khi còn là sinh viên y khoa, thỉnh thoảng tôi được nghe kể
những câu chuyện ly kỳ, hồi hộp về “dính lẹo”, thậm chí chính
dân trong nghề còn khẳng định như “đinh đóng cột” là đã từng
chứng kiến cảnh đó nữa. Hai người quan hệ với nhau xong, tới
lúc bên nam muốn rút ra nghỉ thì bị mắc kẹt lại, không cách gì
kéo ra được. Những người “đã từng” chứng kiến thì kể rõ là cặp
vợ chồng bị dính lẹo được trùm mền kỹ, chở tới bệnh viện cấp
cứu bằng xe lam, xe xích lô, xe cứu thương hay xe taxi. Tại bệnh
viện, bác sĩ thậm chí phải gây mê cho bên nữ giãn ra thì bên nam
mới rút ra được. Cũng thời sinh viên, một vị bác sĩ đã từng chỉ

24
tôi “tuyệt chiêu hóa giải”: nói người chồng ráng đưa một ngón
tay vào hậu môn người vợ, cơ vòng hậu môn sẽ giãn ra, tức thì
cơ bên âm đạo cũng giãn theo, dương vật được giải thoát. Những
câu chuyện hấp dẫn như vậy vẫn còn được nhiều người nhắc
đến, bây giờ và cả sau này (chắc chắn là như thế!).
“Dính lẹo” là hiện tượng thường thấy ở loài khuyển nhưng
không thấy ở các động vật có vú khác như voi, ngựa.... Ở loài
khuyển, sau khi dương vật đưa vào âm đạo rồi thì phần gốc dương
vật nở to ra như một cái nút chặn, làm hai con vật “dính lẹo”
trong 5-20 phút, cho tới khi dương vật xìu rút lại. Các loài vật bốn
chân khác như bò, ngựa, mèo... không có hiện tượng này. Vậy
liệu loài người có thể có hiện tượng dính lẹo không? Chắc chắn
là không. Ai đã từng có tí “kinh nghiệm” đều hiểu rằng đưa vào
mới khó chứ rút đi thì dễ ợt. Khó vào là do sự gồng cứng các cơ
đùi hai bên, còn khi cửa mở, được mời rồi thì đâu còn khó nữa.
Âm đạo thực chất không phải là khối cơ mà chỉ là một cái ống
niêm mạc, có khả năng giãn rất to để em bé qua được khi sinh
nở. Ở phía trước âm đạo chỉ có những sợi cơ nhỏ (do cơ nâng
hậu môn cho mượn) tạo thành cơ vòng quanh âm đạo. Nhưng
những sợi cơ này quá yếu để trở thành cái thòng lọng thít chặt
dương vật, chúng chỉ đủ mạnh để tăng thêm cảm giác thôi. Ngoài
ra, cấu trúc hình trụ khá đều, cộng thêm dịch tiết trong khi quan
hệ như một thứ nhớt bôi trơn, bảo đảm quan hệ dễ dàng, thậm
chí còn dễ bị... tuột ra chứ không phải dễ mắc kẹt. Trong lúc chờ
đợi có một trường hợp “dính lẹo” thật sự đăng trên một tờ báo
khoa học uy tín thì chúng ta hãy coi chuyện này như chuyện thủy
quái Loch Ness mà thôi.

25
CƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM
Không cương cũng khổ mà cương dữ quá, cương hoài, cương
mãi cũng khổ. Cương lâu quá y học gọi là Cương Dương Vật Kéo
Dài, diễn giải từ chữ tiếng Anh là “Priapism”. “Priapism” có nguồn
gốc từ tên của Priapus – vị thần tượng trưng cho sự may mắn,
sinh sôi, nảy nở trong thần thoại Hy Lạp. Vị thần này có một cơ
quan sinh dục thuộc hàng “king size”. Nói một cách chính xác,
Cương Dương Vật Kéo Dài là tình trạng dương vật tuy cương
nhưng “chủ nhân” lại không thấy “ham muốn” gì hết. Các nhà
chuyên môn chia Cương Dương Vật Kéo Dài thành 3 loại: Cương
Dương Vật Kéo Dài đau, Cương Dương Vật Kéo Dài không đau
và Cương Dương Vật Kéo Dài tái diễn.

 Cương Dương Vật Kéo Dài Đau. Loại này các bác sĩ chuyên khoa
còn gọi là Cương Dương Vật Kéo Dài thể tĩnh mạch hay thể thiếu
máu cục bộ. Đây là loại Cương Dương Vật Kéo Dài hay gặp nhất.
Bình thường, dương vật cương quá lắm là 30 phút cho một
đợt, sau đó phải xìu xuống nghỉ ngơi. Khi “lại sức” rồi, dương
vật có thể cương tiếp một đợt mới nữa. Thời gian nghỉ giữa “2
hiệp” tùy thuộc nhiều yếu tố: tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh....
Chẳng hạn càng trẻ thì càng mau lại sức, sau 10-15 phút là có thể
vô tiếp hiệp hai, hiệp phụ, còn cao tuổi thì có khi phải 2-3 tuần
sau mới “xỏ giày” đá tiếp được. Khi thấy dương vật tự nhiên cứ
cương mãi, nhiều người thầm nghĩ: chắc là được “trời thương”,
phen này tha hồ mà “tấn công” tới tấp. “Được” lần một, lần hai,
rồi lần ba mà thấy “hắn” vẫn trơ trơ thì “chủ nhân” lại đâm lo.
Ai lỡ lâm vô tình huống này cũng cố ngụy biện rằng: cứ ráng
thêm một lần nữa thì “hắn” sẽ xuống thôi. Tới một lúc nào đó,
tay chân bủn rủn, dù muốn nữa cũng chẳng còn hơi sức đâu.

26
Thêm vào đó, “hắn” bắt đầu đau tức rất khó chịu, đau suốt từ
hậu môn ra phía trước. Bình thường, sự cương cứng của dương
vật không gây nên cảm giác đau đớn. Bởi nếu cứ “cương là đau”
thì chắc chắn loài người đã bị diệt vong lâu rồi, vì chẳng ông nào
muốn (và dám) lâm vào tình trạng đó cả. Cương kéo dài làm các
tế bào trong dương vật bị đè ép, thiếu máu nuôi dưỡng, axít hóa
nên gây cảm giác đau. Có người đau đến mất ngủ. Ngoài ra, do
dương vật cương cứng quá nên chuyện đi tiểu cũng khó khăn,
càng làm tăng thêm sự bực bội cho “ông chủ”. Và thường tới lúc
này bệnh nhân mới chịu đi tìm thầy thuốc.

Vì sao dương vật lại bị cương kéo dài?


Dương vật được cấu tạo chính bởi hai ống thể hang và một
ống thể xốp. Hiện tượng cương dương vật chẳng qua là sự dồn
ép máu vào trong ba ống này, đặc biệt là hai ống thể hang. Máu
được đẩy ào ạt vào trong hai ống theo đường động mạch, còn
đường tĩnh mạch ra thì bị chặn lại nên dương vật sẽ cương lên.
Sau khi xuất tinh (hay khi cảm hứng qua đi) thì đường máu vào
bị chặn lại, còn đường ra tĩnh mạch lại mở rộng, giúp cho máu
thoát ra, vì thế dương vật sẽ xìu xuống. Nếu vì lý do gì đó mà
máu từ động mạch cứ liên tục bơm vào hai thể hang, còn đường
máu ra lại bị bít lại, đó chính là khi dương vật sẽ Cương Kéo Dài.
Y học từng ghi nhận một số trường hợp bị Cương Dương Vật
Kéo Dài mà chẳng rõ tại sao. Thỉnh thoảng lại có những bệnh
nhân trẻ tự nhiên bị dương vật cương kéo dài sau một đêm ngon
giấc. Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý này thường xảy ra trên những
người bị chứng các mạch máu nhỏ dễ bị tắc như bệnh ung thư
máu bạch cầu, bệnh hồng cầu hình liềm. Những người dùng thuốc
điều trị các rối loạn tâm thần cũng có thể bị chứng bệnh này.

27
10-20 năm trước, bệnh nhân bị rối loạn cương thường được
điều trị bằng cách chích thuốc thẳng vào dương vật. Trước khi
có những loại thuốc uống như sildenafil, vardenafil, tadalafil...
thì thuốc chích được xem là “thần dược” của những người lỡ bị
yếu. Mặc dù thầy thuốc đã dặn rất kỹ là chỉ chích bao nhiêu đó
thôi cũng đủ “vui” rồi, nhưng không ít người lại “xé rào” chích
dư thêm chút nữa cho chắc ăn, hoặc để “lấy le” với bạn gái mới.
Rồi một hôm xấu trời nào đó, nếu chẳng may lỡ tay chích quá
liều, thế là tình trạng Cương Dương Vật Kéo Dài xuất hiện. Trong
số các thuốc chích thì papaverine là thứ hay gây Cương Dương
Vật Kéo Dài nhất.
Những thuốc uống trị rối loạn cương không rõ nguồn gốc
cũng là nguyên nhân gây Cương Dương Vật Kéo Dài. 6-7 năm
trước, tôi đã từng điều trị cho 3 bệnh nhân từ miền Tây lên, bị
Cương Dương Vật Kéo Dài do dùng thuốc cường dương không
rõ nguồn gốc. Bệnh nhân “khai” là mua thuốc cường dương tại
các quầy... thuốc lá ở ngã tư đường với giá rất rẻ, khoảng 40.000
đồng/vỉ 4 viên, uống được vài hôm thì thấy hiện tượng lạ: dương
vật cương rất “hào hứng” và “nhiệt tình”, suốt từ sáng đến chiều
mới xuống. Kiêu hãnh quá thành ra kiêu ngạo, sau vài lần như vậy,
cuối cùng thì “ông nhỏ” “lên” liền tù tì một hơi 4-5 ngày không
thèm “xuống”, báo hại “ông lớn” phải chạy tới tìm bác sĩ gấp!
Sau cùng, cũng phải nhắc tới nguyên nhân Cương Dương Vật
Kéo dài từ việc uống rượu thuốc. Vào năm 2007 và 2009, tôi đã
từng điều trị cho 2 bệnh nhân bị dương vật cương liên tục sau
một đêm nhậu rượu thuốc của người quen cho. Một người đến
bệnh viện sau 24 giờ nên còn cứu kịp, còn người kia mãi 4 ngày
sau mới tới nên bác sĩ đành bó tay, không giúp gì được nữa.

28
Hậu quả của tình trạng Cương Dương Vật Kéo Dài
Cương lâu là “họa” chứ không phải “phúc”. Do cương quá lâu
nên các tế bào trong dương vật bị hư hại, bị chết, và chúng được
thay bằng những mô xơ. Dương vật sau đó chỉ như một cục xúc
xích, lúc nào cũng “bình bình”, khi cần chỉ “phồng” lên một tí rồi
thôi chứ không đủ cứng để quan hệ nữa. Chính vì thế mà trong các
sách y khoa chuyên ngành Tiết niệu - Nam khoa, Cương Dương
Vật Kéo Dài được xếp vào chương “Rối loạn cương”. Dương vật
nếu cương quá 4-6 giờ rồi xìu xuống thì thường không để lại di
chứng gì, vài ngày sau vẫn có thể cương lại được. Nhưng nếu tình
trạng cương diễn ra quá 6 giờ mà không điều trị “kéo” xuống gấp
thì “ông nhỏ” sẽ bị hư hại. Quá tới 24-36 giờ thì dù có điều trị
chăng nữa, chức năng cương cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Còn
sau thời điểm này, việc chữa trị chỉ giúp bệnh nhân hết đau chứ
chẳng thể khiến cho dương vật “vươn thẳng” được nữa.

Làm sao để “kéo” dương vật xuống?


Làm cho dương vật càng sớm xìu chừng nào thì khả năng dương
vật cương cứng lại được càng cao chừng nấy. Cho tới bây giờ vẫn
chưa có thuốc nào thật sự hữu hiệu để kéo dương vật đang bị
chứng Cương Kéo Dài xuống. Người đề nghị dùng thuốc an thần,
người bảo dùng thuốc trị suyễn, có người lại khuyên bệnh nhân
chườm lạnh đúng “chỗ đó” thôi v.v và v.v... Tuy nhiên, vẫn chưa
có ai chứng minh được là nhờ thuốc mà dương vật xìu xuống hay
đó chỉ là một sự trùng hợp: dương vật tự xìu khi đang dùng một
loại thuốc nào đó. Chỉ có một thủ thuật có thể giúp dương vật
đang cương xìu xuống là chọc kim hút máu ứ trong dương vật ra.
Thủ thuật này phải do bác sĩ thực hiện, và bác sĩ chuyên khoa đã
qua đào tạo, có tay nghề cao thực hiện là tốt nhất. Nhiều bệnh

29
nhân đến gặp bác sĩ chưa được đào tạo kỹ năng hút máu dương
vật một cách bài bản, nên có khi hút máu xong, dương vật lại bị
cương cứng trở lại ngay hôm sau, đến khi chuyển lên tuyến trên
thì “mọi sự đã rồi”.
Khi làm phẫu thuật hút máu dương vật, thường phải hút tới
300-500ml máu thì dương vật mới xẹp hẳn được. Biện pháp này
cần được bác sĩ thực hiện sớm trong vòng 24 giờ đầu, càng hút
sớm thì dương vật càng mau xìu và lượng máu hút ra càng ít.
Nếu hút sau 24 giờ thì khả năng hồi phục hoàn toàn chức năng
cương là rất khó. Còn hút sau 36 giờ thì dương vật chỉ xẹp một
lát là lại vươn lên tiếp. Sau 48 giờ thì chưa có ca nào cho kết quả
thành công, cho dù được thực hiện bởi một bác sĩ giàu kinh
nghiệm. Nguyên nhân là do bị giãn quá lâu nên dương vật mất
khả năng đàn hồi, không co lại được nữa. Khi đó chỉ có mổ mới
đủ sức làm dương vật xẹp hẳn, tuy nhiên nó cũng chỉ giúp bệnh
nhân hết đau chứ hầu như không giúp chức năng cương dương
hồi phục được. Với kinh nghiệm riêng rút ra từ khoảng 10 ca mổ
điều trị Cương Dương Vật Kéo Dài quá 48 giờ, tôi chưa gặp ca
nào hồi phục chức năng cương sau mổ. Nếu không mổ thì sau
2-3 tuần, bệnh nhân cũng bớt đau dần. Dương vật theo đó cũng
từ từ mềm xuống, không bao giờ cứng lại được nữa.
Mổ là biện pháp sau cùng nhằm thoát hết máu dơ ứ trong
dương vật ra và tạo một con đường cho máu thoát đi. Con đường
tiện lợi nhất là mở lối thông từ hai ống thể hang qua ống thể xốp
(ống thể xốp là ống bao quanh ống tiểu, nằm mặt dưới dương
vật). Sau mổ, máu có đường lui, không ứ lại dương vật nữa, nhưng
cũng đồng nghĩa là dương vật không cương cứng lại được. Hay
nói một cách “u sầu” nhất: bệnh nhân đã bị liệt dương. Tuy

30
nhiên, y học ngày nay không bó tay đối với những trường hợp
liệt dương này bằng cách ghép thể hang giả. Đây là hai ống nhựa
đặc biệt được mổ nhét vào lòng hai ống thể hang. Khi “hữu sự”,
bệnh nhân (hay ai cũng được!!!) nhấn vào một cái nút nhỏ chôn
trong da bìu, dương vật sẽ tự động cương cứng lên (nhờ nước
được bơm vào lòng 2 ống thể hang giả từ một cái bầu nước chôn
trong da bụng).

Làm sao để khỏi bị Cương Dương Vật Kéo Dài?


Nếu dương vật thỉnh thoảng cứng trên 1 giờ thì chớ vội mừng,
có thể bạn đã bị chứng Cương Dương Vật Kéo Dài đấy! Cương
Dương Vật Kéo Dài cũng là một bệnh thuộc nhóm liệt dương,
chứ không phải thuộc nhóm quá “sung” như nhiều người tưởng.
Nếu dương vật cương trên 1 giờ thì bạn nên nằm nghỉ, lấy đá
lạnh chườm vào chỗ đó, nó có thể sẽ xẹp dần. Nếu sau 30 phút
nữa mà nó vẫn không xìu thì đừng nghĩ đến chuyện đi kiếm vợ
“hoạt động” tiếp để mong cho nó xìu, mà hãy nhanh chân đến
bệnh viện ngay. Bởi tới trễ sau 24 giờ thì khả năng điều trị cho
chức năng cương hồi phục sẽ rất khó khăn.

 Cương Dương Vật Kéo Dài Không Đau


Cũng là Cương Dương Vật Kéo Dài nhưng bệnh nhân không
đau vì dương vật không cương “hết ga” mà chỉ “dựng đứng” lên
khoảng 80% thôi. Đây là trường hợp hết sức hiếm gặp. Trên thế
giới cho đến thời điểm này (2011) chỉ có khoảng trên 80 trường
hợp Cương Dương Vật Kéo Dài Không Đau được công bố, mà
đa số là trẻ em và người trẻ. 4 trong số đó là những bệnh nhân
tôi từng điều trị.
Cương Dương Vật Kéo Dài Không Đau còn được các bác sĩ

31
gọi là Cương Dương Vật Kéo Dài thể động mạch hay thể không
thiếu máu cục bộ. Trong trường hợp Cương Dương Vật Kéo Dài
Đau, dương vật bị cương do máu động mạch tới được nhưng
máu tĩnh mạch không chịu rút đi, thành ra dương vật bị căng
cứng. Còn trong Cương Dương Vật Kéo Dài Không Đau thì máu
tĩnh mạch vẫn chảy bình thường nhưng máu từ động mạch tới
lại cũng cứ tới ào ào, không chịu dừng lại, vì động mạch bị bể
(do chấn thương), máu cứ tràn ra lênh láng, tương tự như hiện
tượng bể ống nước. Các bệnh nhân mà tôi từng gặp đều bị chấn
thương trước đó, té “cấn” “chỗ kín” lên cây đà, sau đó dương vật
cứ cương hoài, không “xuống” được mà cũng chẳng thể “lên”
hoàn toàn 100%. Thành ra có mà cũng như không, chẳng làm gì
được. Phải 1-2 tháng sau ngày té, bệnh nhân mới tìm đến chỗ
chúng tôi để điều trị.
May mắn là bệnh này thường tự khỏi, lỗ dò tự bít. Nếu sau 2-3
tháng mà tình trạng cương vẫn không đổi, bệnh nhân sẽ được mổ
bít lỗ dò động mạch, hay luồn ống theo đường mạch máu đến
đúng chỗ dò để bơm chất keo bít lỗ dò lại. Khác với các trường
hợp Cương Dương Vật Kéo Dài Đau, chức năng cương của bệnh
nhân bị Cương Dương Vật Kéo Dài Không Đau sau mổ được hồi
phục rất tốt, mọi thứ đều trở lại bình thường.

 Cương Dương Vật Kéo Dài Tái Diễn


Nếu máu ứ trong thể hang khoảng 30-45 phút rồi hết và tình
trạng này tái đi tái lại, y học gọi là Cương Dương Vật Kéo Dài Tái
Diễn. Tình trạng này nếu kéo dài vài năm, các xoang mạch máu
có thể sẽ dần dần bị xơ hóa, đưa tới rối loạn cương không hồi
phục được. Bị Cương Dương Vật Kéo Dài Tái Diễn trong bao lâu
thì chức năng cương sẽ bị hư hại là một câu hỏi chưa có lời giải

32
đáp. Có người bị tình trạng này trên 20 năm nhưng “máy” vẫn
chạy tốt. Tuy vậy, tốt nhất là bệnh nhân nên đến bác sĩ sớm để
chữa trị. Các thuốc ức chế alpha và thậm chí các thuốc ức chế
men PDE5 có thể có hiệu quả.
Tóm lại, trong đại đa số trường hợp, Cương Dương Vật Kéo Dài
sẽ gây đau, thậm chí đau chịu không nổi. Nếu chữa sớm trước
24 giờ kể từ khi bị cương thì dương vật sau này vẫn có thể cương
lại được. Còn chữa trễ thì chỉ giúp được hết đau, chứ chức năng
cương sẽ bị ảnh hưởng từ mức độ nhẹ (chỉ còn cương khoảng
70-80%) cho đến mức độ nặng hơn là liệt hoàn toàn. Liệt chỉ ảnh
hưởng đến chuyện vợ chồng, còn chuyện đi tiểu vẫn thoải mái
như xưa. Cũng phải nói thêm rằng trẻ em cũng có thể bị chứng
Cương Dương Vật Kéo Dài. Nên nếu thấy dương vật của bé cương
cả giờ, và bé kêu đau “chim” thì cha mẹ nên tranh thủ chườm đá
lạnh (đừng quá lạnh) lên “cò” của bé xem nó có “co” lại không.
Nếu không thấy “co” lại thì hãy mau mau đưa bé đến bác sĩ gấp!

33
BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Thượng mã phong là gì? Cách phòng tránh, cấp cứu? Những
đối tượng có nguy cơ thượng mã phong? (Võ Xuân Th., 31 tuổi,
thanhdothi@...).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thượng mã phong là trường hợp


tử vong đột ngột ngay khi đang quan hệ hoặc trong vòng 2 giờ
sau quan hệ. Nguyên nhân là do bệnh tim mạch (nhồi máu cơ
tim cấp, tai biến mạch máu não). Cấp cứu người bị thượng mã
phong là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Các
biện pháp như: dùng trâm đâm vào xương cụt, giựt gió, cạo gió
chỉ làm chậm trễ khả năng cứu sống bệnh nhân.
Để không bị thượng mã phong, những người có bệnh tim mạch,
cao huyết áp cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nội
khoa điều trị ổn định tình trạng tim mạch. Tránh quan hệ tình
dục nếu huyết áp lên xuống không ổn định, mới bị nhồi máu cơ
tim hay tai biến mạch máu não trong vòng 6 tháng.

Hỏi : Bác sĩ ơi, con lo quá!


Bác sĩ cố gắng dành thời gian trả lời giúp con câu hỏi này với.
Năm nay con 21 tuổi, tuần trước trong khi tắm con đã lộn bao
qui đầu. Sau đó, đầu dương vật sưng to lên, lớp da lộn lên thân
dương vật cũng phình to hơn một chút. Con đi tiểu thấy buốt
buốt, mặc quần lót mỏng cũng rất đau. Khi ngủ hay ngồi học bài,
lúc nào cũng có cảm giác như bị kim châm vô đầu dương vật.
Con xin gởi 2 tấm hình chụp dương vật của con để bác sĩ xem.
Bác sĩ cho con hỏi, như vậy có phải con bị viêm bao qui đầu
hay viêm dương vật không ạ? Con đang đi du học xa nên không

34
biết phải uống thuốc gì, bôi kem gì hay có cách chữa dân gian
nào hiệu quả không? Con xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (tv....90@
gmail.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Tình trạng của bạn gọi là thắt nghẽn
bao qui đầu (paraphimosis). Nguyên nhân là do bao qui đầu bị
lộn ngược rồi thắt lại, khiến dịch không lưu thông được, gây đau.
Nếu để lâu, bao này sẽ bị nhiễm trùng, mưng mủ.
Bạn cần làm ngay thủ thuật lộn bao qui đầu, làm càng sớm
càng dễ thành công và càng ít đau:
 Kiếm bất cứ loại thuốc pommade nào cũng được, mục đích
để bôi trơn, thoa một lớp mỏng lên chỗ phồng to và qui đầu. Nếu
không có pommade nào thì có thể thay thế bằng xà bông tắm.

Hình 6-1: Bao qui đầu lộn xuống, rồi bị thắt nghẹt,
không lộn ngược lại được20

35
Nếu không có gì sẵn ở bên cạnh thì bạn chịu khó dùng nước uống
đổ lên qui đầu và bao qui đầu. (Lưu ý: không được dùng các loại
nhớt, dầu công nghiệp, hóa chất thay thế).
 Ráng chịu đau dùng cả 2 bàn tay, 2 đầu ngón cái để trên
đỉnh qui đầu, 8 đầu ngón còn lại thì đặt (rải đều) ngay bên dưới
chỗ thắt của bao qui đầu. Sau đó, vừa ấn cả 2 ngón cái để đẩy
qui đầu thụt vô, vừa kéo mạnh 8 ngón tay kia để vòng thắt tuột
qua khỏi qui đầu. Những thao tác này sẽ làm bạn rất đau đấy,
nhưng khi vòng thắt tuột qua được qui đầu thì bạn sẽ thấy nhẹ
nhõm ngay, cơn đau giảm hẳn.
Bạn làm ngay đi rồi báo tôi kết quả, tôi sẽ hướng dẫn tiếp
những bước sau.

Hỏi: Con cảm ơn bác sĩ đã chỉ dẫn. Thực sự là đau quá nên con
không dám tự tay mình làm, nên phải nhờ bác sĩ ở bên này. Họ
cũng làm thủ thuật như bác sĩ chỉ, cho một ít pommade và chườm
cả đá nữa. Bây giờ họ cho bôi Antibiotic cream (Bacitracin Zinc
Ointment), 3 ngày/lần. Con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
nhiều rồi, nhưng đi vệ sinh vẫn còn hơi khó khăn. Bác sĩ cho
con hỏi thêm:
Sau chuyện này con có bị ảnh hưởng gì đến chuyện có con
hay quan hệ vợ chồng không ạ?
Có nhất thiết phải lột hay cắt bao qui đầu không ạ?

TS BS Nguyễn Thành Như: Hy vọng là bạn không quá tốn tiền


khi đến nhờ bác sĩ bên đó. Chuyện này không ảnh hưởng gì tới
quan hệ vợ chồng hay con cái. Để phòng ngừa tái phát, bạn nên
đi cắt bao qui đầu. Việc này không gấp, làm bên đó cũng được
hay chờ khi về Việt Nam nghỉ hè rồi mổ cũng được, chỉ là tiểu

36
phẫu đơn giản. Trong lúc chờ đợi cắt, bạn đừng “vui tay” lộn bao
qui đầu thêm lần nào nữa. Nếu xui xẻo bao bị lộn ngược thì phải
kéo lại ngay. Chúc bạn vui khỏe!

Hỏi: Năm em 24 tuổi, giao hợp bị đứt sợi dây chằng đằng sau
dương vật và có chảy một ít máu. Có phải em bị mất đời con trai
rồi không? Trước khi bị đứt em rất sung nhưng sau này nó lên
rất chậm. Em muốn biết sợi dây chằng đầu đời thanh niên có ý
nghĩa gì? Lỡ bị đứt rồi thì làm sao cho lúc cần thì dương vật cương
cứng? (Trần Bá T. - quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Phía mặt dưới dương vật, có một


dải niêm mạc mỏng nằm ngay phía dưới lỗ tiểu. Khi dương vật
cương thì dải niêm mạc này căng lên như một sợi dây, gọi là
“dây thắng”. Tuy gọi là “dây thắng” nhưng thật ra nó chẳng có
tác dụng thắng cái gì hết, cũng chẳng hề giúp dương vật cương
cứng, hướng thẳng tới “đích” mà chỉ gây phiền toái nếu nó ngắn.
Những người bị hẹp bao qui đầu thường hay bị dây thắng ngắn đi
kèm, nhưng cũng có những người bao qui đầu không hẹp nhưng
dây thắng vẫn ngắn. Nếu dây này bị ngắn thì khi cương dương
vật không “bung” thẳng hết ra và có thể bị rách khi giao hợp (đứt
thắng). Đứt thắng có thể xảy ra ở ngay lần giao hợp đầu tiên hay
vài năm, nhiều năm sau khi lấy vợ. Nếu niêm mạc chỉ bị rách
nhẹ thì vết thương thường tự cầm nhưng để lại một sẹo nhỏ làm
giao hợp không thoải mái, kéo dài vài tháng thì quen dần. Nếu
rách sâu (rất hiếm) kèm theo đứt luôn động mạch dây thắng thì
máu ra nhiều, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện khâu cầm máu.
Nếu ai đó thấy khi cương, qui đầu như bị ghì xuống thì có lẽ
họ bị dây thắng ngắn, nên đến bác sĩ khám. Nếu đúng, thì chỉ

37
Hình 6-2: Dây thắng qui đầu20

cần gây tê, phẫu thuật kéo dài dây thắng (mất 10-15 phút) sẽ
tránh khỏi những phiền toái trên. Nếu lỡ thắng đứt rồi, thì khi
vết thương thành sẹo, có thể bôi những loại kem tan sẹo như
Madecassol một vài tuần thì có thể khỏi. Còn nếu sẹo gây khó
chịu quá thì cần gặp bác sĩ để chỉnh sửa lại, cắt bỏ sẹo, kéo dài
dây thắng ra. Có bác sĩ lại thích cắt trụi hết dây thắng và niêm
mạc bao qui đầu, rồi kéo da dương vật lên khâu sát vào qui đầu.
“Đứt thắng” có thể gây ra rối loạn cương nhẹ do đau khi cương
và do sợ rách tái phát. Cách tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để
sửa lại dây thắng.

Hỏi: Tôi sắp lấy vợ. Tôi nghe bạn bè nói trong lần quan hệ đầu
dễ bị đứt phanh hãm bao qui đầu, bác sĩ cho tôi hỏi phải làm sao

38
để trong lần quan hệ đầu tiên phanh hãm bao qui đầu không bị
đứt (Nguyễn Minh T., 27 tuổi, minhtuan...@.....)

TS BS Nguyễn Thành Như: Phanh hãm bao qui đầu (hay còn gọi
là dây thắng) là một nếp da mỏng nằm ngay dưới lỗ tiểu. Gọi là
phanh (hay thắng) nhưng thực chất nếp da này không hề có tác
dụng thắng (hay phanh) gì hết. Nếp da này dễ bị rách nếu nó
hơi ngắn (bẩm sinh) hay khi bao qui đầu bị viêm nhiễm, hoặc
quan hệ tình dục quá mạnh bạo. Bạn chỉ cần “nhẹ nhàng”, giữ
bao qui đầu sạch, không bị viêm nhiễm thì nếp da này chẳng bao
giờ bị rách cho dù là quan hệ lần đầu hay lần thứ 100 cũng vậy.

Hỏi: Tôi giới tính nam, hiện đang sống và làm việc tại Hà nội.
Năm nay tôi 24 tuổi. Tôi mới lập gia đình trước tết năm 2011. Vì
điều kiện công việc nên hai vợ chồng tôi ít gặp nhau (1 tuần/lần).
Trong lần quan hệ gần đây nhất, trong lúc quan hệ dây chằng
dương vật của tôi bị đứt chảy nhiều máu. Ngay sáng hôm sau tôi
vào bệnh viện và được bác sĩ làm tiểu phẫu nối dây chằng, từ hôm
đó tôi vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và dùng thuốc kháng sinh
và giảm đau đúng như đơn thuốc. Sau 1 tuần tôi thấy vết khâu
bị bung, hai phần không nối liền lại với nhau như ban đầu. Vậy
tôi xin hỏi nếu cứ để như thế có ảnh hưởng về sau này và nếu
có phẫu thuật lại sẽ như thế nào? Xin bác sĩ lời khuyên. Cám ơn
bác sĩ. (u...vn@gmail.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Hơn 20 năm trước tôi được học là dây
thắng rất quan trọng trong sự cương thẳng của dương vật và là
nơi nhạy cảm nhất của dương vật. Nhưng điều này không đúng.
Dây thắng có thể cắt mất mà chẳng hề ảnh hưởng tới sự cương
dương, việc giao hợp và cảm giác.

39
Khi dây thắng bị rách gây chảy máu nhiều thì có 2 cách chữa.
Cách chữa hay gặp là khâu nối lại dây thắng. Cách này thường ít
thành công, chỗ khâu dễ bị bung do nhiễm trùng. Dù bạn có vệ
sinh sạch sẽ với thuốc sát trùng và dùng kháng sinh thì nhiễm
trùng vẫn dễ xảy ra do bao qui đầu vẫn trùm lên vết mổ. Theo kinh
nghiệm của tôi, tôi chọn cách cắt luôn bao qui đầu, vừa khâu chỗ
dây thắng cầm máu, vừa kéo dài dây thắng. Do vết mổ không bị
bao qui đầu phủ nên ít khi bị nhiễm trùng, bị bung vết thương.
Cách thứ hai cũng chỉ là một tiểu phẫu thuật, chỉ cần gây tê tại
chỗ, mất khoảng 15-20 phút là xong, rồi về ngay chứ không phải
nằm viện. 3-4 ngày sau mổ là vết thương lành nhưng phải kiêng
giao hợp trong 10-15 ngày mới bảo đảm không bung vết mổ.
Trường hợp của bạn, do vết khâu đã bung rồi, bạn cứ tiếp tục
săn sóc vết thương bằng dung dịch sát trùng tại chỗ betadine 10%
(2 lần/ngày). Vết thương sẽ lành (sau 1-2 tuần nữa) và để lại sẹo.
Lúc này, sẹo sẽ đau khi cương. Chờ 1-2 tháng nữa, sẹo tự mềm,
bạn sẽ hết đau. Trong thời gian này nên kiêng quan hệ, hoặc nếu
có thì phải mang bao cao su. Nếu sau 2 tháng mà sẹo vẫn đau
khi cương cứng, bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ cắt bao qui
đầu, cắt bỏ sẹo và kéo dài dây thắng cho bạn.

Hỏi: Cách đây 2 ngày, em và bạn gái có quan hệ. Nhưng đột
nhiên em thấy “cậu nhỏ” đau và chảy máu rất nhiều, nhưng chỉ
ít phút sau thì hết. Vì vậy, em không tới bệnh viện khám nữa. Tìm
hiểu thông tin thì em biết đó là hiện tượng “đứt dây chằng”. Tuy
nhiên, đến bây giờ thì “cậu nhỏ” của em không tự cương được,
mà phải dùng tay kích thích, và nó cũng mau “xìu” hơn trước.
Em không biết hiện tượng đó đã ảnh hưởng đến khả năng cương
cứng của “cậu nhỏ” hay do em bị tâm lý? Mong bác sĩ giải thích
giùm em. (tha.....bk@gmail.com).

40
TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn đã bị rách niêm mạc bao qui đầu
nhưng chỉ là rách nhẹ thôi. Nếu chỗ rách không phải là dây thắng
thì máu thường chảy ít, tự cầm nhanh và không để lại di chứng
nào. Tình trạng cương yếu sau “tai nạn”, trong đại đa số trường
hợp chỉ là do tâm lý thôi. Bạn nên cho “cậu ấy” nghỉ ngơi 7-10
ngày thì mọi thứ sẽ ổn lại như xưa. Yên tâm nhé!

Hỏi: Bác sĩ Như ơi, cho em hỏi điều này một chút. Em chưa quan
hệ tình dục lần nào nhưng có lần em thủ dâm thì bị đứt dây
chằng, máu chảy rất nhiều. Em cũng không rõ là nó đã đứt hẳn
chưa? Em nghe nói là hình như nếu sau này làm gì mạnh thì khả
năng dây chằng sẽ bị đứt. Giờ em không biết làm gì hết, đến bác
sĩ khám thì em lại ngại. (blue.....87@.....com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Dây thắng đã bị đứt là đứt (rách) hẳn


chứ chẳng bao giờ đứt sơ sơ. Bạn để như vậy nó cũng sẽ tự lành
và để lại sẹo nhỏ. Sau đó, nó có thể lành hẳn, không gây thêm
khó chịu nào nữa. Hoặc nó sẽ tiếp tục bị rách, lần sau nặng hơn
lần trước (chảy máu nhiều hơn, lâu lành hơn). Cũng có khi dây
thắng không rách nữa nhưng lại làm bạn kém vui mỗi khi quan
hệ vì cảm giác đau đau tại chỗ đó. Như vậy, nếu may thì rách
dây thắng chẳng để lại hậu quả gì, nếu xui thì rắc rối to sau này.
Khả năng nào sẽ xảy ra cho bạn? Tôi không biết và cũng chẳng ai
dự đoán chính xác được. An toàn là trên hết, do vậy, tôi khuyên
bạn nên sớm đến bác sĩ để chữa trị.

Hỏi: Tôi nghe nói có người dùng thuốc chích vào “máy xe” thì
xe nổ hoài không chịu ngừng, đến nỗi phải đi bệnh viện. Bác sĩ
cho hỏi thuốc này để cho bệnh nhân tự sử dụng hay do bác sĩ
hướng dẫn? Khi bị cương liên tục thì có hại gì không? Việc điều

41
trị như thế nào? Tại sao lại bị lên liên tục, có phải do quá liều
không? (Bùi Minh K., Q.7, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thuốc chích vào dương vật gây cương
được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1982, khi bác sĩ Virag
(Pháp) thay vì bơm nước muối sinh lý lại bơm papaverine vào
thẳng dương vật. Lỗi không phải do ông mà do cô ý tá đưa lộn
ống chích; tuy nhiên, với con mắt một nhà khoa học, ông đã
biến “tội” thành “công” khi phát hiện thấy thuốc này gây cương
dương vật “hết ý”. Đây là một cột mốc quan trọng không kém,
thậm chí còn quan trọng hơn cả việc phát minh ra “thần dược”
uống Viagra nữa. Từ thời điểm đó, loài người có thể dùng thuốc
để gây cương. Nhờ đó, hàng loạt các xét nghiệm về cương dương
vật mới ra đời. Nhờ đó mà chiều dài dương vật đích thực khi
cương mới đo đạc được. Nhờ đó, những người bị “yếu” mới dám
“ra gió”. Sau papaverine, còn có phentolamine, prostaglandine
được sử dụng để chích thẳng vào “đó”. Prostaglandine đã được
thương mại hóa để người bệnh có thể dễ dàng tự sử dụng cho
bản thân mình, cho dù trước đó nhiều người hễ thấy cây kim
chích là mặt xanh mét.
Điểm bất tiện của thuốc chích là đau. Điểm bất tiện khác là
dương vật dễ bị xơ hóa do chích thuốc lâu ngày. Nhưng khiếm
khuyết lớn nhất, thậm chí có thể trở thành “họa” là thuốc chích
dễ khiến dương vật lâm vô cảnh ngộ cương hoài không xuống,
cương liền tù tì từ ngày này qua ngày khác. Cương “dài kỳ” thường
do bệnh nhân “lỡ tay” (hay “lỡ muốn”) chích liều hơi dư một tí.
Cũng nhiều khi, bệnh nhân chích đúng liều theo toa bác sĩ, nhưng
nhằm hôm trở trời sao đó, “thằng bé” lì lợm nhất định không chịu
xuống. Cương không xuống thì đau nhức không chịu nổi. Nếu

42
không trị sớm thì 2-3 tuần sau “thằng nhỏ” cũng co lại, nhưng
từ đó dương vật chỉ còn là một cục xơ mềm mềm, không lên mà
cũng chẳng xuống, không “phồng” mà cũng chẳng “xẹp” nữa.
Cách điều trị tốt nhất đối với cương không xuống là hút máu
dơ trong dương vật ra. Nếu bệnh nhân tới sớm, trước 24 giờ, thì
hút rất hiệu quả, chức năng cương được duy trì. Từ 24-36 giờ,
hút có thể tốt, nhưng thường thất bại. Sau 36 giờ, chỉ còn cách
mổ, nối thể hang thông với thể xốp để máu ứ trong thể hang
được dẫn lưu đi. Sau mổ, dương vật từ từ xẹp xuống, và thường
xẹp mãi mãi luôn. Sau này muốn phục hồi chức năng dương vật
phải mổ nhét thể hang nhân tạo vào dương vật để “dùng tạm”.
May thay, dù có gan đến mấy thì việc cầm kim tự chích vào
“đó” chỉ là chuyện chẳng đặng đừng, nên khi các thuốc uống ra
đời như sildenafil, vardenafil, tadalafil thì thuốc chích trị rối loạn
cương phải lùi bước, trở thành “cầu thủ dự bị”. Thuốc chích “bị”
trở thành một phương tiện chẩn đoán nguyên nhân rối loạn cương
hơn là thuốc để điều trị bệnh. Chỉ khi nào mà ba “chàng tiền
đạo” trên đều không “ghi bàn” thì thuốc chích mới được “ra sân”.

43
XOẮN TINH HOÀN

Xoắn tinh hoàn chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh niên chứ không
thấy bệnh này ở người lớn đã ngoài 30 tuổi.

Nguyên nhân
Gọi là xoắn tinh hoàn nhưng thực ra, hai “hòn bi” khó mà xoắn
được. Hiện tượng xoắn chỉ xảy ra ở cuống tinh hoàn, tức là xoắn
thừng tinh (xem hình). Tuy nhiên các bác sĩ lỡ quen miệng gọi
là xoắn tinh hoàn rồi, nên “chết” tên luôn. Khi mới hình thành
trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm bên cạnh hai quả thận.
Lúc thai được 3 tháng, trong khi thận nhích lên trên một tí, thì
hai “hòn bi” lại chui dần dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời,
mỗi “bi” dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài, gọi là
thừng tinh (vì trông giống như một bó dây thừng). “Hòn bi” với
dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây, nó có thể lắc
lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì... xoắn luôn. Khi
thừng tinh bị xoắn, mạch máu nuôi tinh hoàn nằm trong thừng
tinh sẽ bị xoắn và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi khiến
tinh hoàn bị “đói”. Và nếu tình trạng “đói bụng” này kéo dài quá
6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.

44
Triệu chứng
Lúc mới bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ bị đau rất dữ dội,
kèm theo tình trạng nôn hoặc cảm giác buồn nôn, nhưng hoàn
toàn không sốt. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ thấy tinh hoàn không
nằm xuôi dọc mà nằm ngang và có thể sờ thấy nút xoắn. Nhiều
lúc cơn đau kéo dài 5-10 phút rồi tự hết, do thừng tinh bị xoắn rồi
tự tháo ra. Có thể bệnh nhân bị 1-2 cơn đau/năm do xoắn - tháo
xoắn, nhưng rồi một hôm xấu trời nào đó, tinh hoàn xoắn luôn,
không chịu tháo ra nữa. Thế là phải nhập viện gấp!
Thường bác sĩ sẽ mổ luôn mà ít cho làm xét nghiệm, siêu âm
vì các thao tác này chỉ làm chậm thời gian cứu tinh hoàn mà thôi.
Thà mổ ra, không thấy tinh hoàn xoắn thì thôi còn hơn là bỏ sót.

Hình 6-3: Dây thừng tinh bị xoắn làm tinh hoàn không có máu đến nuôi1

45
Điều trị
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý không quá hiếm gặp, có thể cứu
chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4-6 giờ
(tính từ khi có triệu chứng đau và được mổ tháo xoắn), mà không
để lại di chứng. Nếu tinh hoàn không “hề hấn” gì, bác sĩ sẽ tháo
xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn lại để nó không xoắn nữa.
Ngay cả “hòn” bên kia, dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu
cố định với mục đích “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nhưng nếu
mổ trễ quá 6 giờ sau khi có triệu chứng, rất nhiều khả năng tinh
hoàn sẽ bị đen, chết, chỉ còn mỗi cách là cắt bỏ. Tuy nhiên, bệnh
nhân không nên quá lo lắng và mặc cảm, vì dù “lẻ loi” nhưng
“hòn bi” còn lại vẫn phát triển bình thường và vẫn đáp ứng nhiệm
vụ duy trì nòi giống.

46
CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG
BỘ SINH DỤC

GÃY DƯƠNG VẬT


Gãy dương vật là trường hợp dương vật đang cương cứng (như
cành cây) bỗng bị gập đột ngột, nên bị gãy, đúng ra là bị rách,
máu chảy tràn dưới da khiến dương vật sưng to bầm tím và xìu
ngay. Khi đó, ngoài tiếng “cốc”, bệnh nhân còn cảm thấy đau
nhói, dương vật sưng to dần lên như quả cà tím, nhìn rất hãi
hùng. Chứng bệnh lạ kỳ này gặp rất nhiều ở nước ta (thậm chí
ngày càng nhiều), đến nỗi có thể xem như một “đặc sản” của y
học Việt Nam trong kho tàng kiến thức y học thế giới. Tại các
bệnh viện Tiết niệu lớn của thành phố Hồ Chí Minh, không tháng
nào là không có một vài ca mổ cấp cứu vì gãy dương vật. Bệnh
này được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam bởi giáo sư Ngô Gia
Hy và tiến sĩ Đào Quang Oánh (năm 1984). Năm 2006, tôi đã có
một báo cáo về đề tài gãy dương vật (Penile fracture: an epidemic
in Vietnam) với giới y học thế giới tại Hội nghị thường niên lần
thứ 101 của Hội Tiết niệu Hoa Kỳ tổ chức tại Atlanta (Hoa Kỳ).
Dương vật bị gập đột ngột có thể do động tác giao hợp quá
mạnh bạo trong khi đang quan hệ, thường do vợ ở trên và “nhiệt
tình” quá. Cả hai cùng nghe một tiếng “rắc”, như tiếng cành khô

47
gãy. Và chàng thét lên... Cũng có trường hợp trong giấc ngủ,
“ông lớn” trở mình đột ngột khiến “ông nhỏ” đang cương cứng
bị “cấn” mạnh xuống giường, và thế là... “rắc!”. Ở Việt Nam, gãy
dương vật thường là do bệnh nhân tự bẻ khi dương vật đang
cương. Tình trạng này hay gặp ở những nam thanh niên sống ở
môi trường tập thể, chung phòng, chung ký túc xá (sinh viên, bộ
đội...) vừa để dễ đi tiểu, vừa tránh ngượng ngùng. Lần đầu tập
bẻ thì hơi sợ, nhưng bẻ riết rồi đâm nghiền cái tiếng “cốc cốc”
như tiếng đốt ngón tay bị bẻ. Tật này chẳng bao giờ gây “yếu”
nhưng lại gây ra phiền toái là xảy ra tình trạng gãy dương vật.
Có người chỉ mới bẻ một hai lần đã bị gãy, có người bẻ đi bẻ lại
năm bảy năm rồi mới bị.

Hình 6-4: Dương vật bị “gãy”, giống trái cà tím

48
Khi đã bị “gãy” rồi, bệnh nhân cần tới bệnh viện có khoa mổ
càng sớm càng tốt. Phẫu thuật khá đơn giản, chỉ cần khâu lại
chỗ rách ở thể hang, 1-2 hôm sau “máy” lại “chạy tốt”, nhưng
cần kiêng quan hệ ít nhất là 2 tuần. Nếu không được mổ sớm,
vết rách rồi cũng lành nhưng sẽ để lại sẹo, khiến dương vật cong
gập, gây khó khăn khi cương, giao hợp, kể cả khi đi tiểu...
Tóm lại, không nên cư xử một cách mạnh bạo với bộ phận
được coi là “của quý” của đàn ông này, dù vì bất cứ lý do gì. Bản
thân chủ nhân của chúng cũng có thể áp dụng nhiều biện pháp
để khỏi mắc cỡ mỗi khi “thằng nhỏ” “nổi hứng bất tử” như mặc
áo rộng hay quần lót khi đi ngủ.

BỂ TINH HOÀN
Tinh hoàn được che chắn kỹ bởi hai đùi nên rất khó bể. Thường
nó chỉ bị ảnh hưởng khi “chủ nhân” chẳng may bị đá trúng “chỗ
đó”. Tình huống này hay gặp trong những lúc chơi thể thao như
tập võ, đá banh. Chính vì vậy, khi xem bóng đá, chúng ta hay
thấy cảnh các cầu thủ lập hàng rào phòng thủ thường lấy tay che
chắn “hạ bộ”, với mục đích bảo vệ an toàn cho “hai hòn”. Anh
nào xui xẻo bị bóng to đập trúng “bóng nhỏ” thì chỉ có nước hai
tay ôm chặt, nằm lăn lộn, đau đớn.
Khi tinh hoàn bị chấn thương, nếu nhẹ thì bao tinh hoàn còn
nguyên, nhưng mạch máu bên trong bị đứt, gây tụ máu bên trong
tinh hoàn. Nếu bị bể rách, một phần mô tinh hoàn bị dập, gây
vỡ các mạch máu, máu tụ cả bên trong và bên ngoài tinh hoàn.
Khác với xoắn tinh hoàn, bể tinh hoàn rất cần siêu âm. Nếu siêu
âm không thấy vỡ bao tinh hoàn, tinh hoàn chỉ sưng, không tụ
máu thì chỉ cần uống giảm đau và theo dõi thêm là đủ. Khi bao

49
tinh hoàn không rách nhưng có tụ máu bên trong, cục máu tụ
lớn hơn 1cm thì mổ là giải pháp tốt nhất để lấy cục máu ra, vừa
trị hết đau, vừa tránh teo tinh hoàn, đồng thời kiểm tra toàn bộ
tinh hoàn. Nếu siêu âm thấy bao bị rách, máu tràn ra ngoài thì
bắt buộc phải mổ để lấy máu tụ, cắt bỏ mô tinh hoàn bị dập nát
và khâu lại bao tinh hoàn.
Vấn đề là chấn thương tinh hoàn có ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản hay tình dục không? Câu trả lời là: nếu tinh hoàn chỉ bị
vỡ và được phẫu thuật kịp thời thì khả năng giữ lại tinh hoàn khá
cao. Bác sĩ phẫu thuật chỉ cần cắt bỏ phần tinh hoàn dập nát,
khâu lại là xong. Hầu hết đều có tiến triển tốt sau phẫu thuật,
khả năng tình dục cũng như khả năng sinh sản của bệnh nhân
không bị ảnh hưởng gì. Nếu tinh hoàn bị vỡ, tụ máu trong tinh
hoàn mà không được phẫu thuật thì tinh hoàn có thể bị teo.
Trong trường hợp phải mổ cắt bỏ tinh hoàn, nếu bệnh nhân
có yêu cầu thì sẽ được đặt tinh hoàn nhân tạo. Tinh hoàn nhân
tạo thực ra chỉ là một cục silicone, được bác sĩ đặt vào bên trong
thay cho tinh hoàn bị vỡ, giúp “chủ nhân” cảm thấy đỡ “trống
vắng”, chứ không có tác dụng gì đến chức năng sinh lý và sinh sản.

DƯƠNG VẬT BỊ ĐOẠN


Dương vật bị đoạn, diễn giải một cách đơn giản là dương vật
bị cắt. Những trường hợp này thường có nguyên nhân bắt nguồn
từ sự ghen tuông quá đà của phụ nữ, hay sự phản kháng của
chị em khi bị ép quan hệ tình dục. Trong một số ít trường hợp,
bệnh nhân tự dùng dao đoạn dương vật của chính mình, do bị
rối loạn tâm thần hay vì muốn chứng tỏ lòng quyết tâm rũ bỏ
bụi trần trước khi bước vào chốn tu hành. Dương vật cũng có

50
thể bị đứt do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hỏa khí, hay bị
súc vật (chó, heo...) cắn đứt. Một lý do khác dẫn đến tình trạng
dương vật bị đoạn là bệnh nhân bị ung thư dương vật, phải phẫu
thuật cắt đi để bảo toàn sinh mạng. Riêng về trường hợp bị cắt vì
ghen tuông, phụ nữ Thái được xếp vào hàng số một thế giới. Chỉ
trong vòng 8 năm (1973-1980), đã có khoảng 100 trường hợp bị
cắt dương vật do các Hoạn Thư Thái Lan “biểu diễn”. Vùng quê
Thái Lan trước đây có nhiều nhà sàn, người vợ cắt “của quý” của
chồng xong, thảy luôn qua cửa sổ. Bầy gà vịt bên dưới sàn nhà
tha hồ xúm vô rỉa rói đoạn dương vật xấu số của ông chồng. Đàn
ông Thái lúc đó thường nói đùa: “Tớ phải về nhà sớm thôi, nếu
không lũ vịt sẽ có cái để xơi tái”.
Nếu bị cắt cụt thì người cắt phải sử dụng dao rất bén và dương
vật đang ở trạng thái cương cứng. Gọi là cắt cụt, nhưng thường
dương vật không bao giờ bị cụt sát gốc, mà vẫn còn một đoạn
2-3cm. Để cầm máu, nạn nhân nên lấy tay bóp ngay đoạn dương
vật còn lại, cũng có thể đắp gòn sạch lên vết thương và lấy tay đè
mạnh. Không nên đắp sợi thuốc lá, rắc bột gì lên chỗ cắt.
Nếu nạn nhân vẫn kịp lượm được phần dương vật bị đứt rời
thì phải đem ngay vào bệnh viện để thực hiện nối vi phẫu. Tuy
nhiên, thời gian vàng để nối “của quý” chỉ trong vòng từ 2-4
tiếng đồng hồ. Do đó, nạn nhân nên bỏ đoạn dương vật bị cắt
vào bao nilon sạch, cột lại rồi cho một lớp đá lạnh bên ngoài với
mục đích giữ cho đoạn dương vật được “tươi”.
Nếu không may gặp trường hợp mà “sát thủ” ra tay quá trớn
như vứt đoạn dương vật xuống sình, ao hồ hay bỏ vào nước sôi,
vứt xuống hầm cầu, cho động vật ăn... thì các bác sĩ đành bó tay.
Đừng mất thời giờ tát sạch ao để tìm lại “của quý”.

51
Thực ra, phẫu thuật nối dương vật bị đứt lìa không phải là
chuyện mới. Nó đã được bác sĩ Ehrish công bố lần đầu tiên vào
năm 1929. Tuy nhiên, có thể do phải tiếp nhận quá nhiều trường
hợp bị đoạn dương vật, nên các bác sĩ Thái trở thành những
chuyên gia hàng đầu thế giới về nối dương vật. Vi phẫu thuật là
biện pháp tốt nhất để nối dương vật thành công, nhưng không
phải bệnh viện nào cũng có sẵn dụng cụ cũng như bác sĩ có kinh
nghiệm. Kỹ thuật nối dương vật do bác sĩ Kasian Bhanganada và
cộng sự công bố năm 1983 có hiệu quả cao, dễ thực hiện (các
bác sĩ phẫu thuật ở tuyến tỉnh, thậm chí tuyến huyện đều có thể
thực hiện được) và không cần trang thiết bị vi phẫu.
Theo bác sĩ Kasian Bhanganada, để ca nối được thành công,
mẩu dương vật cần được bảo quản tốt, sạch (giữ lạnh thì càng
hay) và đem tới bệnh viện càng sớm càng tốt (không nên quá 2
giờ sau khi bị cắt). Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ rửa thật sạch mẩu
dương vật đứt cho hết chất dơ, máu cũ. Mạch máu quan trọng
nhất cần nối là tĩnh mạch lưng dương vật chứ không phải động
mạch, nhưng nếu nối luôn động mạch lưng thì kết quả càng
cao. Kế đến là nối hai thể hang và niệu đạo (ống tiểu). Những
kỹ thuật này không khó, có thể giúp cho dương vật “sống” được.
Tuy nhiên, phần da bao phủ dương vật thường bị bong ra, nên
đa số trường hợp phải được ghép da (lấy từ da đùi hay da bìu).
Dương vật tuy “tươi” lại, đi tiểu ngon lành, cương được, nhưng
cảm giác tê rần có thể kéo dài khiến người bệnh không thoải mái.
Tuy nhiên, các ông cũng không nên quá lo lắng. Nếu phần
dương vật bị cắt không tìm thấy, bị vịt “xơi”, bị cho vào nồi nước
sôi hay bị thảy xuống ao rau muống thì cũng chưa phải là đại
thảm họa. Phần lớn các bà không phải là bác sĩ, “tay nghề” yếu,

52
nên phần gốc dương vật cũng còn giữ lại được vài phân, vẫn
cương được, vẫn tiểu đứng được, vẫn có con được, nói chung là
vẫn có thể “xài” tàm tạm. Nếu muốn dương vật dài thêm một tí,
các bác sĩ có thể phẫu thuật kéo dương vật dài thêm 2-3 cm nữa.
Nhân đây cũng xin nói thêm, khoảng 50% trong số này chỉ bị cắt
một phần dương vật, vẫn còn dính lủng lẳng. Và những trường
hợp này phẫu thuật nối lại đều thành công.
Xét cho cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh, một vợ một chồng,
tình dục tự nguyện là cách phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra, chó
và heo rất thích cắn cái phần “lủng lẳng” của các bé trai, nên
tránh để các bé ở truồng đi quanh nhà gần lũ chó, heo thả rong.

Hình 6-5: Khâu nối dương vật5 Hình 6-6: Kéo dài dương vật đứt5

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: 5 năm trước, một lần khi dương vật cương quá, tôi đã lấy
tay bẻ, nó tím bầm, vài ngày sau hết tím. Đến nay “thằng nhỏ”
của tôi đã hồi phục phần nào nhưng khi cương cứng vẫn cong
vẹo, phần gốc nhỏ hơn phần ngọn và rất mềm làm cho quan

53
hệ khó khăn. Có cách nào khắc phục không ạ? (Hưng, 27 tuổi,
Thanh Hóa).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn đã từng bị gãy dương vật (do bao
thể hang bị rách, máu túa ra ngoài). Lẽ ra lúc đó nếu bạn đến
bệnh viện mổ khâu lại chỗ rách thể hang thì bây giờ ổn hết rồi. Do
không mổ nên chỗ rách cũng lành lại, nhưng hóa sẹo, làm dương
vật cong và khó cương. Bạn có thể đến bệnh viện để mổ cắt sẹo,
sửa thẳng lại dương vật, giúp dương vật cương lại bình thường.

Hỏi: Cháu nghe bạn cháu nói nếu bị đá trúng vào hạ bộ thì tinh
hoàn sẽ chạy tuốt lên cổ làm nghẹn cổ, có đúng không? (Lê Trọng
T., 18 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Chuyện này chỉ là... hoang tưởng! Hai
tinh hoàn nằm yên vị trong một túi da ở hạ bộ nên chẳng thể chạy
đi đâu được. Tuy nhiên, có một số (nhưng rất ít) người bị bệnh
tinh hoàn di động bẩm sinh, nên “hai hòn” này không chịu nằm
im một chỗ, cứ “tung tăng” chạy lên chạy xuống ở bên ngoài, lên
nằm trong ống bẹn (háng). Tuy nhiên, đoạn đường “tung tăng”
của nó chỉ chừng 5-7 cm thôi, chứ không thể “phóng” một hơi
lên tuốt cần cổ như bạn em “hù” được.
Tinh hoàn là một cơ quan quí, rất nhạy cảm, lỡ bị chạm nhẹ
một cái là có cảm giác mạnh ngay, đau thấu trời đất. Nếu bị đá
hay đánh trúng, những sợi thần kinh dày đặc ở tinh hoàn sẽ truyền
tín hiệu về tủy sống, gây ra những phản xạ thuộc hệ thần kinh tự
chủ, làm co thắt ruột (đau quặn ruột), nín thở, khiến nạn nhân
tưởng như có cái gì đó chẹn ngay họng. Có thể vì thế mà có lời
đồn “tinh hoàn chạy tuốt lên cổ” chăng?
Nếu rủi bị đá trúng hạ bộ khi đang chơi thể thao, em nên

54
đến bác sĩ khám và làm siêu âm. Trường hợp bị tụ máu nhiều
bên trong và tinh hoàn bị bể thì bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ mô dập và
khâu lại bao tinh hoàn. Sau mổ, chức năng sinh dục và sinh tinh
trùng thường không bị ảnh hưởng gì.

Hỏi: Em năm nay 20 tuổi, đang đi bộ đội. Năm ngoái trong khi tập
võ, em bị bạn học sơ suất đá vào tinh hoàn. Từ đó thỉnh thoảng
em lại thấy đau. Một hôm, sau khi đá bóng, em tiểu ra máu. Xin
bác sĩ cho biết em có bị sao không? Có ảnh hưởng gì đến sau này
không? (mauxanh.....@yahoo.com.vn).

TS BS Nguyễn Thành Như: Chấn thương tinh hoàn có nhiều mức


độ. Nếu bị đá trúng nhẹ thì bạn chỉ thấy “đau nghẹn cổ họng”,
tưởng chừng như tinh hoàn chạy lên... tới cổ vậy, vài giờ sau sẽ
bớt đau, sau mấy ngày thì hết hẳn. Nếu bị trúng mạnh hơn thì
tinh hoàn có thể bị sưng, tụ máu bên trong. Đau vài hôm thì
khỏi, nhưng cũng có người xui xẻo, tinh hoàn bị thương sẽ teo
luôn (và đương nhiên là tinh trùng sẽ không được sản xuất từ chỗ
tinh hoàn teo nữa). Bị chấn thương mạnh hơn nữa, tinh hoàn có
thể sẽ bể, chảy máu, sưng to. Cần phải mổ cấp cứu khâu lại tinh
hoàn hay thậm chí cắt bỏ. Trường hợp của bạn có lẽ chỉ bị chấn
thương tinh hoàn nhẹ thôi. Hiện tượng đau bên tinh hoàn có
thể do di chứng hoặc do bệnh khác. Bạn có thể dùng các thuốc
kháng viêm trong 5-10 ngày (cẩn thận coi chừng đau bao tử).
Nếu không hết đau thì nên đến bác sĩ khám.
Nếu bạn bị xuất tinh ra máu sau chấn thương tinh hoàn thì có
thể hiểu được, còn tiểu ra máu và chấn thương tinh hoàn không
có mối liên quan. Tiểu ra máu có thể do máu chảy từ thận, từ
bàng quang hay niệu đạo. Khoảng 30% trường hợp tiểu ra máu

55
không rõ lý do, tự hết, còn các trường hợp khác có thể do viêm,
do sỏi, hay thậm chí do bướu. Bạn nên đến bác sĩ sớm nhé. Xét
nghiệm nước tiểu sẽ biết chính xác màu đỏ trong nước tiểu có
phải là máu (hồng cầu) hay không. Trong trường hợp cần thiết,
bác sĩ có thể cho bạn làm thêm siêu âm hay chụp X-quang để
tìm nguyên nhân bệnh.

Hỏi: Xin chào bác sĩ, em năm nay 21 tuổi. Năm lên 10, em không
may bị tai nạn nên phải cắt dương vật mất một nửa. Bây giờ “nó”
vẫn cương cứng bình thường nhưng hơi ngắn quá, xin cho em hỏi
có cách nào phẫu thuật cấy ghép có thể làm cho dương vật dài ra
thêm được không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn V.T, Bình Thuận).

TS BS Nguyễn Thành Như: Phẫu thuật “đắp” thêm để dương vật


dài ra, to ra không khó. Cái khó là làm sao cái phần thêm vào đó
có thể “cương - xìu” theo ý “gia chủ”. Nếu toàn bộ dương vật bị
“xén” mất tiêu thì các bác sĩ sẽ tạo một cái mới bằng mảnh da
vùng cẳng tay, giống y như thật, khá “bắt mắt”. Để nó có thể cứng
khi cần, bác sĩ nhét thêm thể hang nhân tạo vào bên trong cục da
đó. Với một nút điều khiển giấu kín trong bìu, khi cần cương, chỉ
cần dùng ngón tay bóp mạnh cái nút đó là dương vật từ từ “tiến
lên”. Khi xong việc, bóp cái nút lần nữa, nó sẽ từ từ hạ xuống.
Trường hợp của bạn vẫn còn may mắn chán. Bạn vẫn có thể
giao hợp mỹ mãn (vì phái bên kia chỉ cần 6 cm là đủ), vẫn có
con bình thường. Nếu bạn muốn nó dài thêm thì các bác sĩ sẽ
mổ kéo phần thân dương vật bên dưới da ra ngoài, giúp dương
vật dài thêm 2-3 cm. Phẫu thuật kéo dài khoảng 60 phút. Bệnh
nhân chỉ cần ở bệnh viện 1 ngày, 1 đêm là xuất viện.

56
LÓC DA BỘ SINH DỤC NAM
Do da của dương vật và bìu đều mỏng, lỏng lẻo nên nếu giật
kéo mạnh thì dễ bị lóc toàn bộ như lột vỏ chuối vậy. Nhìn thì
rất ghê nhưng cái lõi bên dưới (dương vật và hai tinh hoàn) đều
không bị chết do mạch máu nuôi chúng nằm sâu bên trong, vẫn
toàn vẹn.
Các máy nông nghiệp, công nghiệp có cánh quạt đều rất nguy
hiểm cho da bộ sinh dục như máy đuôi tôm của ghe hay xuồng,
hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho hồ nuôi tôm, máy tuốt
lúa, máy cào nghêu. Cánh quạt các máy này quấn vào quần, xoắn
lại, kéo đi. Trong khi đó nạn nhân có khuynh hướng ghì lại, rút
ra xa máy. Lúc đó, cái quần thường bị máy giật rách, kéo theo
da dương vật, hoặc nặng hơn là toàn bộ da dương vật và da bìu.
Tôi cũng từng chữa cho một trường hợp rất hi hữu: hai anh em
ngồi xem đá banh, trong lúc cao hứng, cậu em chụp quần của
anh, giật mạnh, kéo theo toàn bộ da dương vật.
Bệnh nhân cần đến bệnh viện sớm, các bác sĩ cắt lọc bỏ da
hư, rồi làm “áo” mới cho bộ phận quý. Nếu chỉ có dương vật bị
mất da thì cách hay nhất là chôn nó trong da bìu. Nếu làm khéo
thì trong cảnh “tranh tối tranh sáng” chả ai nhận ra sự khác biệt.
Nếu toàn bộ da dương vật và bìu đều bị mất thì bác sĩ sẽ lấy mặt
trên da ở đùi bệnh nhân để ghép vào thân dương vật, và lấy mảnh
da-cân ở đùi để làm túi da chứa tinh hoàn. Khoảng 2 tuần sau,
da ghép mới sẽ lành. 3 tuần sau cuộc mổ, khả năng cương dương
của bệnh nhân trở lại bình thường, việc “sinh hoạt” vợ chồng và
có con cái cũng sẽ trở lại như xưa.         
Do vậy, quý ông cần cẩn thận khi làm việc bên những chiếc

57
máy cuốn, để không xảy ra tai nạn đáng tiếc. Và nên thường
xuyên mặc quần lót chứ không nên chỉ mặc độc nhất cái quần
đùi, vì nếu cái quần đùi có bị máy cuốn thì cái quần lót sẽ giữ
bộ sinh dục không bị quấn theo quần đùi.

58
CHƯƠNG 7

GIỚI TÍNH
CÁC RỐI LOẠN BIỆT HÓA GIỚI TÍNH

Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị bất thường


bẩm sinh. Bộ sinh dục cũng không nằm ngoài qui luật đó. Các
bất thường của cơ quan sinh dục thường không gây chết người
như những dị tật ở tim, não..., nhưng lại là những bất hạnh đeo
đẳng cả đời mỗi con người.

Giới tính và sự hình thành giới tính


Loài người bao gồm hai phái nam và nữ, nhờ sự phát triển
bình thường của cơ quan sinh dục, khi họ đạt tới tuổi trưởng
thành thì có khả năng sinh sản. Sự phân định giới tính nam và
nữ được quyết định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính. Dưới con
mắt của các nhà Giới tính học, ngoài bộ sinh dục bên ngoài và
bộ nhiễm sắc thể giới tính ra, giới tính của một người còn thể
hiện qua nhiều điểm khác:
 Bộ nhiễm sắc thể giới tính. Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài
người cũng đều có 44 nhiễm sắc thể thường và một đôi nhiễm
sắc thể giới tính, mà ở nữ đó là hai nhiễm sắc thể XX giống
nhau, còn ở nam là hai nhiễm sắc thể X và Y khác nhau. Đôi
nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giới
tính giữa hai phái. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố xác định

60
tinh hoàn (TDF, testes determining factor), giúp tuyến sinh
dục phát triển thành tinh hoàn. Bên cạnh đó, một số gen trên
những nhiễm sắc thể thông thường khác cũng có thể có liên
quan đến sự hình thành giới tính như gen WT1, DAX1.
 Tuyến sinh dục là mô tinh hoàn (ở nam) hay mô buồng trứng
(ở nữ).
 Nội tiết tố giới tính. Đó là testosterone ở nam do tinh hoàn
tiết ra và các nội tiết tố nữ (estrogen, progesterone) do buồng
trứng tiết ra. Với sự hiện diện của testosterone, cơ thể phát
triển theo hướng nam, và nếu thiếu testosterone, cơ thể phát
triển theo hướng nữ.
 Bộ sinh dục ngoài. Đó là dương vật và tinh hoàn ở nam; vú,
âm đạo, âm hộ ở nữ. Đây là sự phân định giới tính về mặt
hành chính, trên giấy khai sinh, được xác định lúc sinh dựa
trên hình dạng nam hay nữ. Việc xác định trai hay gái này
tuy rất tế nhị nhưng lại thường được giao phó cho các bà mụ
“phán”, nên nếu lỡ cơ quan sinh dục bị một bất thường bẩm
sinh nào đó thì dễ sinh ra cảnh trai mà bị khai là gái và ngược
lại, gái mà bị tưởng lầm là trai.
 Não cũng có giới tính. Trong não có một vùng đặc biệt gọi là
hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tuyến sinh dục
(tinh hoàn hay buồng trứng) sản xuất ra nội tiết tố giới tính.
Trong não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục, nếu
nó bị trục trặc thì có thể sinh ra cảnh nam yêu nam và nữ yêu
nữ (đồng tính luyến ái).
 Hình dạng bên ngoài của cơ thể cũng có giới tính. Ai cũng
hiểu là nam và nữ của cùng một giống người khác nhau về
chiều cao, trọng lượng, hệ lông tóc, cách đi đứng, giọng nói...

61
 Giao tử: là tinh trùng ở phái nam và trứng ở nữ. Các trứng chỉ
có nhiễm sắc thể giới tính X. Còn các tinh trùng thì chia làm
hai nhóm, một nửa mang nhiễm sắc thể X và một nửa mang
nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng X thụ tinh trứng thì sẽ sinh
ra bé gái, còn nếu tinh trùng Y gặp trứng thì sẽ có bé trai.
 Ngoài ra, ở loài người, ngoài những vấn đề sinh học, giới
tính còn có vấn đề về biệt hóa tâm lý giới tính (Psychosexual
differentiation). Theo các nhà tâm lý học Grumbach và Conte
(1998), loài người có hành vi tình dục lưỡng hình (dimorphic),
biểu hiện dưới các hình thức: (1) nhận dạng giới tính (gender
identity), là sự tự nhìn nhận là nam hay nữ của mỗi cá nhân,
là một vấn đề rất phức tạp, chưa được hiểu rõ; (2) vai trò
giới tính (gender role), là các biểu hiện của giới tính nam
hay nữ của mỗi cá thể; (3) khuynh hướng tình dục (gender
orientation), biểu hiện qua việc chọn lựa người yêu, chọn
lựa đối tượng quan hệ tình dục, bao gồm: tình dục khác giới
(heterosexuality), tình dục đồng giới (homosexuality) và tình
dục lưỡng giới (bisexuality); và (4) các khác biệt về nhận thức
(cognitive differences).

Sự hình thành các đặc điểm giới tính diễn ra dần dần, qua
nhiều giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn bào thai, ngay vào giây
phút sự thụ tinh diễn ra, giới tính của đứa bé đã được xác định
bởi nhiễm sắc thể giới tính X hay Y. Đứa trẻ sẽ là nam nếu bộ
nhiễm sắc thể là XY, và nữ nếu là XX. Tuy nhiên, trong 6 tuần
đầu của thai kỳ, thai chưa có vẻ gì là trai hay gái, phần tuyến sinh
dục của thai lúc này dù trai hay gái gì cũng như nhau. Lúc này
nếu có một tác động nào đó xảy ra thì bộ sinh dục cũng như sự
phát triển giới tính của bé bị rối loạn, gây ra bệnh lưỡng tính,

62
hay còn gọi là “lưng chừng giới tính” (intersex). Từ tuần thứ 7
hay thứ 8, tuyến sinh dục bắt đầu phân chia rõ thành tinh hoàn
(ở nam) và buồng trứng (ở nữ).
Kế đến là giai đoạn tiền sanh, với sự ra đời của một bé trai hay
một bé gái, và những đặc điểm sinh dục giữ nguyên trong cả chục
năm cho tới khi dậy thì. Chính vào giai đoạn sắp ra đời này mà
sự hình thành giới tính của vùng hạ đồi và trung tâm hành vi giới
tính trong não được xác lập. Nội tiết tố nam testosterone trong
bào thai tác động lên não của thai, giúp não định hướng hành vi
tình dục là nam. Nếu không có sự tác động này của testosterone
thì hành vi tình dục sẽ là nữ. Do vậy, nếu bào thai sản xuất không
đủ testosterone thì có thể đứa trẻ sau này có khuynh hướng đồng
tính luyến ái hay chuyển giới tính nam-thành-nữ.
Tiếp theo là giai đoạn dậy thì kéo dài trong 3-5 năm, giúp trẻ
phát triển hết các đặc điểm giới tính phụ (lông tóc, ngực...). Vào
cuối giai đoạn dậy thì, tuy cơ thể đã có dáng dấp người lớn, ở nam
đã sinh tinh trùng và ở nữ đã có trứng (có kinh nguyệt), nhưng
cơ thể vẫn chưa trưởng thành hết mức để có thể làm cha mẹ.
Sau cùng là giai đoạn trưởng thành. Trong giai đoạn trưởng
thành, các đặc điểm giới tính duy trì ổn định trong nhiều thập
niên, cho đến khi chuyển sang giai đoạn tắt dục. Mãn kinh là
dấu hiệu báo hiệu tắt dục ở phụ nữ, còn ở nam sự tắt dục diễn
ra không rõ ràng.

Rối loạn biệt hóa giới tính


Khi khám một bệnh nhân có giới tính mơ hồ, ngoài việc khám
tỉ mỉ bộ sinh dục ngoài, các bác sĩ còn cho bệnh nhân làm các
xét nghiệm xác định bộ nhiễm sắc thể giới tính của bệnh nhân

63
(là XX hay XY...), đo nội tiết tố sinh dục trong máu, siêu âm, mổ
sinh thiết tuyến sinh dục.... Những trẻ bị rối loạn biệt hóa giới
tính có bộ sinh dục bên ngoài không phân định rõ giới nam hay
nữ, bao gồm những trẻ có dị tật lỗ tiểu thấp với bìu chẻ đôi,
tinh hoàn ẩn hai bên, âm vật phì đại, dính mép sau âm hộ, hình
dạng nữ nhưng sờ có tinh hoàn và những trẻ có bộ sinh dục
ngoài trái nghịch với bộ nhiễm sắc thể giới tính. Những trẻ nam
có bộ nhiễm sắc thể giới tính là XY và sờ thấy tinh hoàn, có lỗ
tiểu thấp thể đơn giản hay dương vật nhỏ, không được xếp vào
nhóm bệnh lý này.
Sự hình thành giới tính có thể bị “nhiễu”, đưa đến tình trạng
giới tính mơ hồ. Đó là những người mà cơ quan sinh dục ngoài
không cho phép xác định rõ họ thuộc giới nào. Trước đây những
người này được gọi là lưỡng giới (intersex) với các dạng lưỡng
giới giả nữ (female pseudohermaphroditism) tức là những người
có nhiễm sắc thể giới tính là XX nhưng bên ngoài nhìn “na ná”
nam giới; hay lưỡng giới giả nam (male pseudohermaphroditism),
nghĩa là bộ nhiễm sắc thể giới tính của họ là XY nhưng “phụ
tùng” bên ngoài giống nữ nhiều hơn; hoặc lưỡng giới thật (true
hermaphroditism) là những người có bộ nhiễm sắc thể giới tính
XX lẫn XY. Các danh từ “lưỡng giới giả” (pseudohermaphroditism)
nghe mơ hồ quá nên gần đây các nhà khoa học thay đổi cách
gọi. Từ “nữ bị nam hóa” (masculinised female) thay cho “lưỡng
giới giả nữ” và “nam kém nam hóa” (under-masculinised male)
thay cho “lưỡng giới giả nam”.
Nữ bị nam hóa (masculinised female): người có bộ nhiễm sắc
thể giới tính là XX nhưng hình dạng bên ngoài giống nam, do
tăng sản xuất quá mức androgen từ tuyến thượng thận (tăng sản

64
tuyến thượng thận bẩm sinh, u tuyến thượng thận), do u buồng
trứng hay do mẹ sử dụng testosterone. Bệnh nhân thường có âm
vật to, phần sau âm hộ bị dính, luôn luôn có tử cung và âm đạo.
Điều trị có thể theo hướng nữ, tức là phẫu thuật làm nhỏ âm vật,
hoặc theo hướng nam (phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng).
Nam kém nam hóa (under-masculinised male): người có bộ
nhiễm sắc thể giới tính là XY nhưng hình dạng bên ngoài là nữ,
do tinh hoàn sản xuất không đủ testosterone, hoặc tinh hoàn sản
xuất đủ testosterone nhưng chất này không chuyển hóa được
thành dihydrotestosterone (DHT) do thiếu men 5α-reductase
hay do mô đích kháng lại androgen. Một số trường hợp là do
loạn sản mô tuyến sinh dục với nhiễm sắc thể giới tính là XO/
XY. Điều trị thường theo hướng nữ.
Lưỡng giới thật (true hermaphroditism): người mang cả hai
bộ nhiễm sắc thể XX và XY. Mô tuyến sinh dục có cả mô tinh
hoàn lẫn mô buồng trứng. Chỉ có khoảng 300 trường hợp lưỡng
giới thật được ghi nhận trên thế giới (tôi và các đồng nghiệp từng
điều trị cho 2 bệnh nhân lưỡng giới thật). Bệnh nhân thường có
dị tật lỗ tiểu thấp thể nặng, vú to. Điều trị thường là phẫu thuật
theo hướng nam. Nếu bệnh nhân chỉ có âm vật nhỏ thì phẫu
thuật theo hướng nữ.
Ngoài ra, rối loạn biệt hóa giới tính còn có thể do loạn sản các
tuyến sinh dục như trong hội chứng Turner. Bệnh nhân thường
được điều trị theo hướng nữ.
Trong các nguyên nhân gây ra rối loạn biệt hóa giới tính nói
chung và trong nhóm nữ bị nam hóa thì tăng sản tuyến thượng
thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia) là nguyên nhân

65
hay gặp nhất. Trong khi đó, trong nhóm “nam kém nam hóa” thì
nguyên nhân hay gặp nhất là hội chứng kháng androgen.
Việc sinh ra một trẻ có bộ sinh dục mơ hồ giới tính là một khó
khăn, một cú sốc về tâm lý đối với gia đình. Do vậy, đứa bé cần
được thăm khám bởi một đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thuộc
các chuyên khoa Nội tiết, Di truyền, Phẫu thuật Tiết niệu - Nam
khoa và Tâm lý, trước khi đưa ra một quyết định biện pháp điều
trị cho bệnh nhân. Không có một công thức chung trong điều trị
cho những bệnh nhân này. Không thể cứ một người có bộ nhiễm
sắc thể giới tính là XY thì người đó phải là nam, phải được nuôi
dưỡng, điều trị thành nam giới; tương tự không thể cứ hễ có XX
thì phải là nữ. Tùy theo sự phát triển của cơ quan sinh dục theo
hướng nam nhiều hơn hay nữ nhiều hơn, tùy theo họ được nuôi
dưỡng như nam hay nữ, tùy theo bản thân họ nhìn nhận họ là
nam hay nữ, tùy theo mức độ khó-dễ của phẫu thuật mà từng
trường hợp cụ thể sẽ được điều trị để thành nam hay nữ.
Thời điểm tiến hành điều trị (phẫu thuật chỉnh giới...) cho bệnh
nhân: khi trẻ còn nhỏ (tức là theo ý muốn của cha mẹ nhiều hơn)
hay khi trẻ trưởng thành (tức là theo ý muốn của trẻ) là một vấn
đề còn “nhức đầu” cho cả bác sĩ lẫn cha mẹ bệnh nhân. Trước
đây, phẫu thuật thường được tiến hành khi trẻ còn rất nhỏ, tuy
nhiên hiện nay một số chuyên gia cho rằng trong một số trường
hợp, nên chờ khi trẻ lớn, biết suy xét, rồi hãy tiến hành phẫu
thuật tạo hình vĩnh viễn bộ sinh dục.
Ngoài những trường hợp lưỡng giới nói trên, một số nam
giới, mặc dù bộ nhiễm sắc thể đúng là XY, có tinh hoàn, có đầy
đủ testosterone nhưng bộ sinh dục ngoài bị dị tật lỗ tiểu đóng
thấp (hypospadias) là họ bị bà mụ xếp lộn vô nhóm nữ. Đây là

66
những người đàn ông hoàn toàn bình thường, chỉ phải “cái tội”
là dương vật không phát triển như mọi người mà nhỏ xíu và
cong quặp xuống. Về điều trị, bệnh nhân cần được mổ để kéo
dương vật thẳng ra, tạo hình ống tiểu mới để có thể tiểu đứng
thoải mái, là xong.

67
NHỮNG MẢNH ĐỜI

NAM HAY NỮ?


Trước mặt tôi là một chàng trai, nói một cách bình dân là lông
lá đầy đủ, vóc dáng bặm trợn, râu ria xồm xoàm.... Phải mỗi tội
anh hơi nhỏ con, chỉ cao có 1m57. Nhìn vẻ bên ngoài ấy, đố ai bảo
anh không phải là nam. Giọng trầm đặc trưng, đôi mắt u buồn
chịu đựng như nói lên nỗi khổ của anh, người phải mang chữ
“thị” trong giấy khai sinh. Chữ “thị” cha mẹ đặt không sai vì lúc
sinh ra, bộ sinh dục bên ngoài của anh hoàn toàn là nữ. Khi tôi
yêu cầu khám, anh hơi ngần ngại, rồi cũng làm theo yêu cầu....
Gần như 100% là nữ, chỉ trừ âm vật dài và to cỡ ngón cái. Anh kể
không hiểu tại sao tâm tính, suy nghĩ của anh hoàn toàn là của
nam giới, vóc dáng bên ngoài cũng đậm chất đàn ông, nhưng
oái ăm thay, bộ sinh dục anh lại giống y như phái nữ. Cái khổ
của anh không chỉ dừng ở những băn khoăn trong suy nghĩ của
riêng mình, nó còn là những phiền toái trong cuộc sống hàng
ngày. Anh nghỉ học sớm vì không thể vác cái thân đàn ông vào
lớp học với cái tên nữ, giới tính giấy tờ là nữ. Anh không tìm được
việc làm vì bị loại ngay ở khâu khám sức khỏe. Vì sao như vậy?
Có nhiều yếu tố quyết định sự khác biệt giới tính nam và nữ.
Về mặt hành chính, sự phân biệt giới tính chỉ đơn thuần dựa

68
trên đánh giá cơ quan sinh dục ngoài của trẻ sơ sinh bằng mắt
thường. Có “bi” có “gậy” là nam, còn lại là nữ. Đây có thể là sai
lầm chết người cho một số trẻ không may. Về mặt sinh học, sự
khác biệt giữa giới tính nam hay nữ dựa vào 4 yếu tố: cặp nhiễm
sắc thể giới tính XX (nữ) hay XY (nam), tuyến sinh dục là buồng
trứng (nữ) hay tinh hoàn (nam), nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen
và progesterone) hay nam (testosterone), và cơ quan sinh dục
là tử cung - âm đạo (nữ) hay tinh hoàn - dương vật (nam). Tuy
nhiên, chính bộ não mới là yếu tố quyết định để một người nhận
dạng bản thân mình là nam hay nữ. Não cần phải được lập trình
để cảm nhận cơ quan sinh dục. Sự lập trình của não, sự hình
thành bộ sinh dục ngoài trong thời kỳ bào thai chịu sự tác động
của các nội tiết tố sinh dục. Khi đã ra đời, trong khi bộ não đã
ổn định, cơ quan sinh dục ngoài và hình dáng thân thể vẫn còn
bị thay đổi nhiều dưới sự tác động của nội tiết tố sinh dục trong
thời gian trước dậy thì và khi dậy thì.
Đối với anh bạn ở trên, xét nghiệm nhiễm sắc thể cho thấy
anh thuộc phái nữ XX, siêu âm cho thấy anh vẫn còn một tử cung
teo nhỏ, dù anh không hề có kinh nguyệt. Xét nghiệm máu cho
thấy hàm lượng testosterone trong máu của anh cao như một
người nam. Các xét nghiệm sau đó cho thấy anh bị chứng tăng
sản bẩm sinh tuyến thượng thận. Chính chứng bệnh này làm cơ
thể anh có quá nhiều androgen, làm cơ thể và tâm tính của anh
biến đổi thành nam.
Liệu có cách gì điều trị cho anh thành nữ? Tôi e rằng không.
Nếu điều trị chứng tăng sản tuyến thượng thận để tiệt nguồn sản
xuất testosterone, rồi tiêm estrogene vào thì cơ thể và bộ não của
anh cũng không thể biến đổi thành nữ, đã quá muộn rồi.

69
Liệu có ai gặp anh mà bảo anh là nữ? Không lẽ vì bộ nhiễm
sắc thể là XX mà bắt anh phải thành nữ?

NỮ HAY NAM?
Cô gái vùng cao nguyên trước mặt tôi lại mang một nỗi khổ
khác. Cô hài lòng với chữ “thị” của mình, cũng như thân thể, tâm
tính, cuộc sống xã hội, chỉ trừ việc cô không có kinh nguyệt như
các cô gái khác. Thắc mắc, do sắp có chồng, nên cô xin làm siêu
âm. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện cô không có tử cung. Sau đó,
cô được yêu cầu làm xét nghiệm nhiễm sắc thể, hoá ra “cô” là
“anh”, nhiễm sắc thể giới tính của cô là XY.
Một trục trặc nào đó đã khiến cơ thể cô “trơ” ra với testosterone,
y học gọi là Hội chứng kháng Androgen. Do “trơ” với testosterone
nên não bộ cô đã được lập trình thành nữ, cơ thể cô, bộ sinh
dục bên ngoài cũng biến đổi theo hướng nữ, trừ âm vật hơi dài
như ngón út.
“Gọt” bớt âm vật để cô cảm thấy thoải mái trong quan hệ vợ
chồng sau này là một phẫu thuật không khó, nhưng để giúp cô
có kinh nguyệt và có con là chuyện không thể.
Liệu có ai nhìn cô mà bảo cô là nam? Tôi tin là không.
Xin nhắc lại là cả hai trường hợp này đều không phải là những
trường hợp “chuyển giới tính”.

CHỈ VÌ MỘT CHÚT THỪA


N., một cô gái trẻ xinh xắn miền Bắc đã vào Nam để tìm câu
hỏi tại sao và làm thế nào để có một cuộc sống như bao người.
N. có mọi thứ của nữ giới nhưng âm vật lại to, dài như dương
vật của nam giới.

70
Sau khi được khám và định ngày mổ, cô đột nhiên biến mất.
Hơn một năm sau, cô lại đột ngột xuất hiện. Theo lời cô thì do
không có tiền phẫu thuật, cô đã đi tìm việc tại các công ty nước
ngoài ở Đồng Nai để kiếm tiền nuôi ước mơ. Lúc này thì chi phí
phẫu thuật chỉnh giới tính đã được bảo hiểm chi trả, cô không
phải lo nữa. Sau khi được cắt bỏ phần thừa của âm vật, tạo hình
và giữ lại thần kinh cảm giác của âm vật, cô trở thành người phụ
nữ thật sự.
Ngày về, cô tâm sự rằng mình đã có bạn trai. Sau phẫu thuật,
cô sẽ có một mái ấm gia đình và những đứa con khỏe mạnh, một
ước mơ mà trước đây cô chẳng dám tin.

HAI TRONG MỘT


Anh Tr., 40 tuổi, ở Đồng Nai, bề ngoài là nam, đến nhờ bác
sĩ chỉnh hình dáng sao cho thật sự là “nam nhi chi chí”. Trước
năm 1975, người nhà đã biết “anh” mang những bất thường trên
người. Cơ thể “anh” Tr. lẫn lộn những bộ phận của nam và nữ:
có ngực, âm đạo, tử cung như nữ, nhưng lại có thêm dương vật
như nam. Anh là một trường hợp Lưỡng Giới Thật, rất hiếm gặp,
trên thế giới chỉ có khoảng 300 trường hợp được báo cáo. Anh Tr.
cùng lúc có cả hai nhiễm sắc thể giới tính XY và XX.
Do anh Tr., đã và đang sống như một người nam, có nguyện
vọng trở thành nam giới hoàn chỉnh, nên anh sẽ được cắt bỏ
mô tuyến vú, cắt bỏ tử cung bằng phương pháp nội soi, rồi tiến
hành tạo hình dương vật để anh có thể tiểu đứng như nam giới
(từ khi chào đời đến nay, anh Tr. chỉ tiểu ngồi). Tuy nhiên, đây
chỉ là biện pháp tạo hình bên ngoài, đem lại sự tự tin cho bệnh
nhân, chứ anh Tr. không thể sinh hoạt tình dục và tất nhiên,
không thể có con.

71
CHUYỂN GIỚI TÍNH
- ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

GIỚI TÍNH: PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ HAI PHÁI NAM VÀ NỮ?


Chỉ sau 1 giây bối rối, tôi đã chìa tay ra bắt và mời anh ngồi.
Cách đó vài hôm, anh đã gọi điện thoại và rất mong gặp tôi để
nhờ tư vấn. Một ít kinh nghiệm thu được tại khoa Nam khoa -
Giới tính thuộc bệnh viện Free University Hospital, ở Amsterdam,
đã giúp tôi cư xử, xưng hô với người ngồi trước mặt như là một
người cùng giới tính với tôi, mặc dù những người khác sẽ gọi
“anh” bằng “cô” hay “chị”.
Với vẻ hài lòng vì được cư xử như đàn ông, anh nói về nổi khổ
tâm mà anh mang trong lòng từ 30 năm nay. Từ thuở mà anh
biết rằng con trai thì tiểu đứng còn con gái thì tiểu ngồi, anh đã
cảm thấy cơ thể mình là lạ, như mượn của ai khác. Nó cứ phát
triển, nẩy nở theo kiểu nữ, còn tâm hồn anh thì càng lúc càng
định hình theo kiểu nam. Anh đã từng đau khổ, điên dại khi
những chu kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Anh đã từng căm ghét bộ
ngực rất phụ nữ của anh. Nhưng rồi anh đã kìm lại được, quyết
tâm học hành, làm việc và chờ đợi tới ngày anh được xã hội công
nhận là đàn ông. Anh hỏi tôi về việc điều trị chuyển giới tính tại
Hà Lan, về chi phí điều trị. Biết giá quá cao, anh mạnh dạn hỏi

72
đại xem tôi có “dám” điều trị chuyển giới cho anh không. Tôi lắc
đầu, không thể, vì luật không cho phép, cho dù các bác sĩ chúng
tôi có thể làm chuyện “phù phép” đó được.
Buồn bã, anh dụi tắt điếu thuốc, búng mẩu thuốc văng vào góc
phòng, đứng lên, rồi nói như tự nhủ: “Có lẽ tôi sẽ dành dụm tiền
đi Thái Lan một chuyến”. Tôi không biết anh đã đi Thái Lan chưa
hay vẫn âm thầm chờ đợi ngày được chuyển giới tại Việt Nam.
Anh là một trong số những người bị tạo hóa đùa giỡn, cho
mặc lộn áo, bắt mang vẻ ngoài của giới tính này nhưng tâm hồn
lại thuộc về giới tính kia. Theo các nhà y học phương Tây, chỉ có
95% loài người là có may mắn thuộc về một trong hai giới tính
nam và nữ một cách rạch ròi. Họ là những người Dị Giới Tính
Luyến Ái (Hereterosexuality) vì người phái này chỉ chết mê chết
mệt người phái kia mà thôi (xem bảng trang 75).
Anh bạn tôi vừa kể thuộc về nhóm những người Chuyển Giới
Tính (Transsexualism). Về mặt sinh học, họ hoàn toàn thuộc về
một giới tính này, nhưng về mặt nhận dạng giới tính (gender
identity) họ lại thuộc về giới tính kia. Tôi sẽ có dịp quay lại vấn
đề này trong một bài khác.
Đứng về khía cạnh quan hệ tình dục, lại có những rắc rối khác
về giới tính. Trong 5% còn lại, có không ít là những người Đồng
Tính Luyến Ái (Homosexuality). Trừ một số ít giả dạng “pêđê”
(các trắc nghiệm tâm lý có thể giúp phát hiện những kẻ giả danh
này), còn không ai hiểu vì sao họ cũng có kiểu gen, hình dạng
bên trong lẫn bên ngoài, như những người bình thường khác,
thậm chí tướng tá còn bặm trợn là khác, mà họ lại chỉ “thích”
người cùng giới. Cũng chẳng ai rõ vì sao đa số “pêđê” là nam,
ít khi là nữ (tỉ lệ 3 nam, 1 nữ). Không ít người cho họ là “mát”,

73
“loạn dâm”... và phải dùng giáo dục, thậm chí răn đe để ép họ
trở về giới tính tự nhiên. Các bác sĩ phương Tây lại nhìn họ một
cách thông cảm hơn, và cho rằng không thể dùng thuốc (nội tiết
tố) hay phẫu thuật gì đó để điều chỉnh họ. Có chăng là chỉ giáo
dục họ một lối sống lành mạnh, tự tin.
Những người đồng tính luyến ái cần một sự cảm thông từ xã
hội, cộng đồng và nhất là gia đình. Sự bảo bọc, che chở của cha
mẹ, anh chị là vô cùng quý giá, giúp họ đứng vững được trong
cuộc đời. Tình yêu có lẽ chưa đủ để các bậc phụ huynh trở thành
một điểm dựa vững chắc của con em mình, họ cần có thêm sự
hiểu biết, những kiến thức khoa học về đồng tính luyến ái nữa.
Tạo hóa sinh ra hai phái nam và nữ để duy trì nòi giống. Đồng
tính luyến ái không đáp ứng được nhu cầu này. Nhưng may mắn
thay, nòi giống chúng ta không bị “tiệt” do hiện tượng quan hệ
đồng tính, vì số người đồng tính chỉ chiếm khoảng 3-5% dân số,
theo Kinsey, một nhà tâm thần học hàng đầu của Mỹ. Thông
thường, khi thấy một người nam yêu một người cùng phái, người
ta sẽ nghĩ rằng người này có tính chất nữ trong người nhiều
quá, và dễ dàng liên tưởng đến việc người đó bị thiếu nội tiết tố
nam testosterone, và như thế tức là họ bị bệnh. Tuy nhiên, trên
thực tế, những người đồng tính luyến ái nam lại hoàn toàn bình
thường về sinh học, thậm chí chẳng hề thiếu một chút xíu nào
testosterone. Điều gì khiến cho não họ không được lập trình để
yêu người khác phái mà chỉ có thể yêu người cùng phái thì y
học vẫn chưa rõ, theo giáo sư Gooren (bác sĩ hàng đầu thế giới
về các trục trặc giới tính, người Hà Lan). Có lẽ có một sự thiếu
vắng testosterone trong giai đoạn hình thành nào đó của não đã
đưa đến sự thay đổi này chăng? Mọi cố gắng “chữa trị” để một

74
người từ quan hệ đồng tính chuyển thành quan hệ dị tính (tức
là quan hệ với người khác phái) đều thất bại. Vì thế, năm 1973
trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử của đồng tính
luyến ái, khi lần đầu tiên tại Mỹ, với sự kiên trì đấu tranh của
Fryer – một bác sĩ đồng tính luyến ái, Hội Tâm Thần Hoa Kỳ đã
không xem đồng tính luyến ái là bệnh nữa. Không coi là bệnh
cũng đồng nghĩa với việc không cần chữa trị gì nữa.
Dù sao, những người đồng tính luyến ái vẫn còn may mắn
khi chỉ tập trung yêu một đối tượng, dù đối tượng đó đồng giới
với mình, còn một số ít người thuộc nhóm Lưỡng Tính Luyến Ái
(Bisexuality) thì yêu luôn cả hai phái. Họ có thể vừa có vợ, vừa
có... bạn trai, hoặc vừa có chồng vừa có bạn gái. Cũng như những
người đồng tính luyến ái, không có thuốc nào chữa được “bệnh”
này, vì đây không phải là bệnh, mà vốn dĩ trời sinh ra là như thế.
Giáo dục nhẹ nhàng có lẽ có tác dụng tốt hơn.

Bảng 7-1: Một số kiểu giới tính

Đặc điểm Đối


Kiểu Tự
giới tính tượng
di Kiểu nhận
Kiểu của cơ quan Điều
truyền ăn dạng
giới tính quan sinh hệ trị
bên mặc giới
dục bên tình
trong tính
ngoài dục
XY Nam Nam Nam Nữ
Dị tính Không
luyến ái
XX Nữ Nữ Nữ Nam

XY Nam Nữ Nữ Nam Tâm


lý, nội
Chuyển
tiết,
giới tính
XX Nữ Nam Nam Nữ phẫu
thuật

75
Đồng XY Nam Nam Nam Nam
tính Không
luyến ái XX Nữ Nữ Nữ Nữ
Nữ và
Lưỡng XY Nam Nam Nam
Nam
tính Không
Nam
luyến ái XX Nữ Nữ Nữ
và Nữ

Những người giả trang (transvestism) lại thuộc một nhóm


khác. Họ là những người nam mà thích ăn mặc, trang điểm như
nữ. Họ là những người mà ta hay gặp ngoài đời nhất, hay tham
gia giúp vui đám cưới, chia buồn trong đám tang..., những người
bị gọi là “pêđê”. Một số người giả trang cũng là đồng tính luyến
ái, nhưng có nhiều người vẫn dị giới tính luyến ái, có vợ có con
như mọi người.
Ngoài ra, cũng có những người giới tính bị lộn xộn vì họ có
bệnh thật và cần chữa trị. Đó có thể là những người bị dị dạng
bẩm sinh bộ sinh dục, làm bộ sinh dục trông không rõ nữ hay
nam. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật chỉnh một chút
lại cho dương vật thẳng ra, bình thường như mọi người. Bất
thường bộ sinh dục còn gặp ở những người Lưỡng Giới Tính
(Hermaphroditism, Intersex). Tùy theo sự phát triển của cơ quan
sinh dục theo hướng nam nhiều hơn hay hướng nữ nhiều hơn,
tùy theo họ được nuôi dưỡng như nam hay nữ, tùy theo bản thân
họ nhìn nhận họ là nam hay nữ, tùy theo mức độ khó của phẫu
thuật tạo hình cơ quan sinh dục mà từng trường hợp cụ thể sẽ
được điều trị thành đàn ông hay đàn bà.

76
Hình 7-1: Homomonument, Đài tưởng niệm những người đồng tính luyến
ái bị phân biệt đối xử, tại một dòng kênh ở Amsterdam.

CHUYỂN GIỚI TÍNH


Không phải ai sinh ra cũng may mắn là nam hay nữ hoàn toàn
và khi trưởng thành thì chỉ hướng tới đối tượng khác phái. Có
3-5% nhân loại phải chịu thiệt thòi vì không giống với đa số kia.
Họ không phải ai xa lạ mà chính là bạn bè, anh em, con cháu
của chúng ta, nên họ cần nhận được sự đồng cảm hơn là sự dè
bỉu, gán ghép những tội danh như loạn dâm, điên khùng v.v....

Chuyển giới tính là gì?


Chuyển giới tính nam-thành-nữ (male-to-female transsexualism)
là khi một người là nam hoàn toàn về mặt sinh học lại cho rằng
mình là nữ, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, hồn nữ mà xác nam,
nên muốn được chuyển cơ thể thành nữ. Chuyển giới tính nữ-

77
thành-nam (female-to-male transsexualism) là người nữ hoàn
toàn (nếu xét về mặt sinh học) nhưng luôn nghĩ mình là nam,
hồn nam mà xác nữ, nên muốn chuyển cơ thể thành nam. Người
chuyển giới tính là những người có niềm tin rằng mình là một
thành viên của giới tính khác, chứ không thuộc về giới tính của
tuyến sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài. Họ có ước muốn mãnh
liệt là được có giới tính của bản thân bằng phẫu thuật và nội tiết
tố. Họ muốn được sống một đời sống xã hội, nghề nghiệp, luật
pháp và tình dục theo giới tính của họ. Vấn đề chính đối với người
chuyển giới tính là họ muốn được “hòa nhập”, được mọi người
nhìn nhận họ thuộc về giới tính kia, được có cơ quan sinh dục
của giới tính kia (nam muốn được nhìn nhận là nữ và nữ muốn
được công nhận là nam).

Các yếu tố quyết định sự khác biệt giới tính nam và nữ


Về mặt sinh học, sự khác biệt giữa giới tính nam hay nữ dựa
vào 4 yếu tố: cặp nhiễm sắc thể giới tính XX (nữ) hay XY (nam),
tuyến sinh dục là buồng trứng (nữ) hay tinh hoàn (nam), nội tiết
tố sinh dục nam (testosterone) hay nữ (estrogene và progesterone)
và cơ quan sinh dục là tử cung-âm đạo (nữ) hay dương vật (nam).
Ngoại trừ noãn và tinh trùng, bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài
người cũng đều có 44 nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc
thể giới tính, mà ở nữ đó là hai nhiễm sắc thể X và X giống nhau,
còn ở nam là hai nhiễm sắc thể X và Y khác nhau. Đôi nhiễm sắc
thể giới tính này quyết định những khác biệt giới tính giữa hai
phái, trong đó có tuyến sinh dục. Các nội tiết tố do các tuyến
sinh dục tiết ra (tinh hoàn sản xuất testosterone và buồng trứng
sản xuất estrogene và progesterone) sẽ đưa tới sự hình thành cơ
quan sinh dục nam và nữ khác biệt nhau. Nếu có tinh hoàn, có

78
testosterone, phôi thai sẽ phát triển bộ sinh dục nam. Ngược lại,
nếu không có tinh hoàn, không có sự tác động của testosterone,
phôi thai sẽ phát triển cơ quan sinh dục nữ.

Giới tính của não


Tuy nhiên, các yếu tố trên vẫn chưa đủ để phân định nam và
nữ, mà chính bộ não là yếu tố quyết định để một người nhận
dạng bản thân mình là nam hay nữ. Não cần phải được lập trình
để cảm nhận cơ quan sinh dục của bạn như đúng con người của
bạn. Bạn phải tìm được sự thỏa mãn tình dục khi sử dụng cơ
quan sinh dục trong quan hệ với một người khác phái, từ đó có
sự sinh sản duy trì nòi giống. Vai trò giới tính của não lần đầu
tiên được Steinbach, một nhà khoa học người Áo, nêu lên trong
những năm 1930, qua thực nghiệm trên chuột. Ở loài người,
chính sự tiếp xúc của não với testosterone trong giai đoạn bào
thai khi gần sinh đã đưa đến sự khác biệt giới tính của não. Vào
thời điểm này, cơ quan sinh dục đã hình thành xong, nếu có
tiếp xúc với testosterone, não sẽ nhận ra mình là nam (cho dù
cơ quan sinh dục là nam hay nữ), còn nếu không tiếp xúc với
testosterone thì não sẽ nhận diện mình là cơ thể nữ (cho dù cơ
quan sinh dục là nữ hay nam).

Não của những người chuyển giới tính


Chưa ai hiểu điều gì đã xảy ra trong quá trình hình thành giới
tính, để sinh ra cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia” như vậy. Theo
giáo sư Gooren, người Hà Lan, một bác sĩ Nam khoa đầu ngành
của thế giới mà tôi từng theo học, trong não, tại vùng hải mã
(một vị trí đặc biệt của não), có một trung tâm chi phối về giới
tính. Trong khoảng thời gian bào thai và 1-2 năm đầu, trung tâm

79
này có thể bị mã hóa theo kiểu nữ hay theo kiểu nam. Một khi
đã mã hóa xong thì vô phương thay đổi. Người chuyển giới tính
là người “hồn nam, xác nữ” hay “hồn nữ, xác nam”. Luật pháp
Hà Lan cũng chỉ mới công nhận và cho phép điều trị chuyển giới
cho họ từ năm 1985.
Theo Zhou (tạp chí Nature, 1995) và Kruijver (tạp chí Journal
of clinical endocrinology and metabolism, 2000), các nghiên cứu
trên mổ não của những người chuyển giới tính đã chết cho thấy
não của người chuyển giới tính nam-thành-nữ thay vì có những
tế bào của những người nam, thì lại có những tế bào giống của
người nữ. Đây là bằng chứng cho thấy những người chuyển giới
tính không phải những người bệnh tâm lý, ước muốn quái gở,
mà thật ra họ đã bị thiên nhiên tạo ra như vậy rồi.
Ở những người chuyển giới tính, não của họ sẽ không nhìn
nhận cơ quan sinh dục của cơ thể họ là “người nhà”, mà nhìn
thấy bộ sinh dục trên cơ thể là của ai đó, bị “gắn lộn” vào. Về mặt
sinh học, cơ thể của người chuyển giới tính là hoàn toàn bình
thường, không có bất cứ trục trặc nào. Vấn đề của họ là có sự
mâu thuẫn giữa một bên là một cơ thể hoàn toàn bình thường
thuộc về giới tính nam (hay nữ) và một bên là niềm tin mãnh
liệt của bản thân là họ thuộc về giới tính đối lập.

Nỗi khổ của những người chuyển giới tính


Nếu người đồng tính luyến ái khổ một, thì người chuyển giới
tính khổ mười. Cái khổ đó đeo đẳng họ suốt đời, từ lúc 3-4 tuổi
cho mãi tới già vì họ cứ phải chấp nhận một cơ thể của giới tính
khác. Việc chuyển giới tính đã được luật pháp một số nước cho
phép như các xứ Bắc Âu. Không nên hiểu chuyển giới tính chỉ

80
là phẫu thuật, bác sĩ chỉ cần lia dao mổ vài đường là xong, mà
thật ra đây chỉ là một công đoạn trong cả chu trình điều trị tâm
lý, nội tiết suốt đời. Một số người lo là tội phạm xin chuyển giới
tính để trốn pháp luật thì sao. Do qui trình điều trị chặt chẽ, lâu
dài, phức tạp như vậy nên không thể có tên tội phạm nào lọt vào
đó được, bệnh nhân phải có địa phương xác nhận, có lý lịch tư
pháp, được theo dõi kỹ lưỡng chứ không phải muốn mổ là được
mổ ngay. Hai là tội phạm nam có thể ăn mặc giả nữ một thời
gian ngắn, phẫu thuật trên mặt mũi để trốn tránh pháp luật chứ
chẳng có tên nào (cho dù là trùm SS Đức quốc xã) lại muốn bị
cắt bỏ cơ quan sinh dục nam để thay bằng cơ quan sinh dục nữ,
chịu suốt đời làm nữ.

Tiêu chuẩn để được chuyển giới tính tại Mỹ (Theo Hội Tâm thần
Hoa Kỳ - 1980):
 Cảm giác không thoải mái, không thích cơ quan sinh dục của
chính bản thân mình.
 Muốn được cắt bỏ cơ quan sinh dục của họ và muốn sống
như người thuộc phái khác.
 Cảm giác khó chịu này kéo dài ít nhất là 2 năm.
 Không có các bất thường về nhiễm sắc thể hay thuộc dạng
lưỡng giới.
 Không phải do rối loạn tâm thần, như bệnh tâm thần phân
liệt.

Điều trị chuyển giới tính tại Hà Lan


Năm 1999, tôi có may mắn được sang thực tập 2 tháng tại Khoa
Nam, Đơn Vị Giới Tính, bệnh viện - trường y khoa ở Amsterdam

81
(Academic Free University Hospital), Hà Lan, dưới sự hướng dẫn
của giáo sư tiến sĩ Gooren (trưởng khoa) và tiến sĩ Hage (phẫu
thuật viên tạo hình giới tính).
Theo thống kê thì tại xứ hoa Tulip cứ 20.000 đàn ông thì có 1
người muốn chuyển giới tính thành nữ, và cứ 60.000 phụ nữ thì
có 1 người muốn thành đàn ông. Tỉ lệ này gia tăng đáng kể theo
thời gian, vì vào năm 1980 chỉ có 1/45.000 trường hợp chuyển
giới tính nam-thành-nữ, và 1/200.000 nữ-thành-nam. Sự gia tăng
này có thể được giải thích là do ngày càng có nhiều người muốn
được chuyển giới tính hơn, trong điều kiện xã hội Hà Lan chấp
nhận hiện tượng này rộng rãi hơn; mặt khác bệnh nhân không
phải trả chi phí gì cho việc điều trị chuyển giới tính, đã có bảo
hiểm y tế lo hết (dù quá trình điều trị khá gian khổ và tốn kém).
Việc chuyển giới tính được thực hiện tại nhiều thành phố lớn
của Hà Lan, đặc biệt là tại Amsterdam, nơi có Nhóm Chuyên Viên
Giới Tính (Gender Team) nổi tiếng trên thế giới. Nhóm này do
giáo sư Gooren đứng đầu, một chuyên gia hàng đầu của thế giới
về chuyển giới tính, và tiến sĩ Hage, phẫu thuật viên chính thực
hiện việc cắt bỏ bộ sinh dục cũ, tạo bộ sinh dục mới cho những
người chuyển giới tính. Quá trình điều trị là một chuỗi điều trị
tâm lý-nội tiết-phẫu thuật, trong đó phẫu thuật chỉ là một mắt
xích, còn mắt xích quan trọng nhất là nội tiết trị liệu vì nội tiết
tố giúp cho các thay đổi thuận lợi về tâm lý và cơ thể trước khi
phẫu thuật, và nội tiết tố cần được duy trì cả đời, trước lẫn sau
khi phẫu thuật.
Đầu tiên là 6 tháng “thử việc”. Nếu ai có nhu cầu muốn chuyển
giới tính sẽ gọi điện thoại tới Đơn Vị Giới Tính, gặp ông Megens,
điều phối viên, để đăng ký lịch khám. Ông Megens sẽ hẹn gặp

82
họ với một điều kiện: họ phải ăn mặc đúng như giới tính mà họ
muốn (nữ phải ăn mặc như nam và ngược lại, nam phải “diện”
như nữ). Tôi đã từng giật mình khi thấy cô gái ngăm đen xinh
đẹp đi vào nhà vệ sinh, tới khu vực dành cho phái “tiểu đứng”
như tôi. Trong 6 tháng trắc nghiệm tâm lý, họ phải ăn mặc như
nữ (nếu là nam) và như nam (nếu là nữ). Sau khi nghe bác sĩ
tâm lý giảng giải về mọi khó khăn có thể sẽ gặp (mất gia đình,
mất bạn, mất việc và bị tác dụng phụ của nội tiết tố giới tính)
thì khoảng 40% bệnh nhân bỏ cuộc. Nếu bác sĩ tâm lý xác nhận
đúng là họ không bị tâm thần, đúng là ước mơ chuyển giới tính
đã có từ nhỏ thì họ được chuyển qua “công đoạn” hai: dùng nội
tiết tố trong 2 năm.
Đây là giai đoạn sống thử 2 năm. Họ sẽ được điều trị bằng
nội tiết tố giới tính. Nội tiết tố sẽ giúp cơ thể họ thay đổi. Tuy
nhiên, có những cơ quan không thể thay đổi được như dương
vật đàn ông không thể ngắn lại được, dù âm vật của phụ nữ - bộ
phận tương đương dương vật của đàn ông - lại có thể dài ra thêm
được từ 3,5cm tới 6cm sau một năm điều trị; hay bộ ngực phụ
nữ không thể nhỏ bớt dù vú đàn ông lại to ra được (nhưng hơn
50% người nam-thành-nữ đều không hài lòng với bộ ngực mới
của họ và yêu cầu được mổ độn thêm túi ngực).
Ở người nam-thành-nữ, lông cơ thể giảm bớt rõ rệt nhưng râu
giảm ít hơn. Đôi khi cần phải điều trị bằng phương pháp điện
giải để tránh mọc râu. Testosterone giúp lông trên cơ thể người
nữ-thành-nam phát triển nhiều hơn sau 1 năm. Tinh hoàn thường
giảm 25% thể tích sau một năm điều trị. Sự phân bố mỡ của cơ
thể cũng thay đổi dưới tác động của nội tiết tố nữ. Tuy nhiên đối
với người nữ-thành-nam thì nội tiết tố nam lại không làm giảm

83
được lượng mỡ cơ thể. Ngoài ra, nội tiết tố sinh dục không làm
thay đổi bộ xương. Sự phát triển hệ cơ ở người nữ-thành-nam có
thể gây đau cơ xương sau 3-6 tháng điều trị. Họ cần có các bài
tập thể dục để cơ phát triển tốt. Testosterone làm kinh nguyệt
ngưng sớm ngay sau khi điều trị, đồng thời giúp giọng nói của
người nữ-thành-nam trở nên “vỡ giọng”, trầm hẳn sau ba tháng
dùng thuốc, nhưng estrogene lại không thể giúp giọng nói của
người nam-thành-nữ trở nên thanh tao được. Những người này
cần có các bài tập về giọng nói.
Sau 2 năm dùng nội tiết tố, khi các cơ quan đã thay đổi tới giới
hạn, trông đã giông giống nam (hay nữ) rồi, người chuyển giới
tính sẽ được hội đồng y khoa đánh giá toàn bộ lại quá trình điều
trị rồi được chuyển tới bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình
bộ sinh dục. Một hội đồng y khoa với các chuyên viên Nội tiết,
Tâm lý, Phẫu thuật, do giáo sư Gooren chủ trì sẽ nghiên cứu kỹ
lưỡng từng hồ sơ một. Nếu thấy hồ sơ của bệnh nhân nào đó đủ
điều kiện thì họ sẽ chuyển qua công đoạn ba: phẫu thuật. Sau 2
năm, bác sĩ phẫu thuật mới ra tay cắt bỏ bộ sinh dục cũ và tạo
bộ sinh dục mới. Thường một người chuyển giới trải qua 3-7 lần
mổ, trong thời gian 1-5 năm, mới tạm hài lòng với những gì mới
có. Bác sĩ Hage, thầy dạy tôi về phẫu thuật tạo hình bộ sinh dục
nam-nữ tại Hà Lan, đã cho tôi xem những tác phẩm y như thật
của ông. Giống thật đến mức có hai “cô” sau mổ đã kiếm sống
bằng nghề mại dâm tại khu “lồng kiếng” ở Amsterdam.
Đối với nam-thành-nữ phẫu thuật sẽ đơn giản và dễ thành
công hơn. Sau hai năm dùng nội tiết tố nữ, những người chuyển
giới tính nam-thành-nữ sẽ có bộ ngực nở nang ra, dương vật
mềm quặt quẹo, tinh hoàn rút nhỏ lại... nhưng bộ xương thì

84
vẫn to bè và giọng ồm ồm vịt đực vẫn còn rõ rệt. Tiến sĩ Hage sẽ
tiến hành cắt bỏ hai tinh hoàn, cắt bỏ dương vật nhưng giữ lại
da dương vật. Da này sẽ được khâu lộn lại để tạo thành ống âm
đạo. Phẫu thuật kéo dài trung bình 2-3 giờ. Ngực bệnh nhân sẽ
được “nâng cấp” bằng túi ngực giả. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì
sau đó bệnh nhân sẽ còn được mổ vài lần để làm đẹp thêm như
sửa lại núm vú, vành tai....
Đối với nữ-thành-nam thì phức tạp hơn. Trước hết là cắt bỏ
bộ ngực nữ, tạo hình lại núm vú đàn ông. Kế tiếp bệnh nhân sẽ
được cắt bỏ tử cung và buồng trứng. 6 tháng sau, họ sẽ được tạo
một ống niệu đạo mới từ miệng niệu đạo cũ ra tới khớp mu và
khâu bít âm đạo. Hai tinh hoàn nhựa giả được nhét vào chỗ trước
đây là môi lớn. 6 tháng sau nữa, họ sẽ được tạo dương vật mới:
đây là khâu khó nhất. Có nhiều nơi để lấy da cuộn thành dương
vật: cẳng tay, cánh tay, bụng, mặt ngoài đùi, cẳng chân; trong đó
nơi thường được chọn là cẳng tay. Với kỹ thuật tạo hình dương
vật bằng vạt da Trung Quốc, da cẳng tay được cắt rời, cuộn lại
thành hình dương vật, có ống tiểu bên trong, rồi đem nối xuống
dưới. Nếu ống da sống “ngon lành”, để dương vật cương lên
xuống được, 6 tháng đến 1 năm sau tiến sĩ Hage sẽ mổ lần nữa,
nhét thể hang nhân tạo vào trong (giống như trong phẫu thuật
nhét thể hang nhân tạo trị rối loạn cương). Khi cần, ấn một cái
nút nhỏ giấu trong bìu thì dương vật sẽ từ từ cương cứng lên.
“Xong việc” thì lại nhấn nút này, dương vật sẽ “thu hồi” lại. Nhìn
chung, phẫu thuật chuyển nam-thành-nữ dễ hơn nhiều lần so
với phẫu thuật chuyển nữ-thành-nam.
Trong quãng thời gian 2-3 năm phẫu thuật, và sau khi đã được
mổ hoàn tất, người chuyển giới tính vẫn phải tiếp tục dùng nội

85
tiết tố và được bác sĩ Tâm lý theo dõi. Điều trị chuyển giới tính là
một quá trình kéo dài cả đời. Tôi đã tham gia buổi gặp mặt hàng
tháng giữa các bác sĩ với bệnh nhân đã chuyển giới tính hay muốn
được chuyển giới tính. Nhìn chung, mất việc, mất bạn, mất cả gia
đình là những điều hay xảy ra cho họ sau khi chuyển giới. Tuy
thế, họ vẫn thấy hạnh phúc hơn, thoải mái hơn khi được trở về
là chính mình. Thật ra, điều chính yếu là bệnh nhân hài lòng với
việc họ có cơ quan sinh dục mà họ muốn, được công nhận theo
giới tính họ ước muốn, chứ khó lòng mà một người nam-thành-
nữ lại trở thành một cô gái xinh đẹp do cái khung xương không
thể thay đổi được. Dáng cao to, khuôn mặt ô dề, vai ngang... là
những cái không thể giấu. Giọng vịt đực thì có thể tạm ổn bằng
các bài tập luyện giọng. Người nữ-thành-nam thì lại thường có
vóc dáng nhỏ bé quá (cũng do tại khung xương không đổi được),
chỉ trừ có cái dương vật nhân tạo có khả năng muốn cương “tới
đâu thì tới”, nên có thể được người khác “khen”.
Nhìn chung, chuyển giới tính là một ngành y khoa mới ra đời
tại phương Tây, số bệnh nhân điều trị còn ít nên các công trình
nghiên cứu về tác dụng phụ của nội tiết tố sinh dục, về các ảnh
hưởng xã hội của chuyển giới tính vẫn đang tiếp tục. Không phải
các quốc gia châu Âu khác đều chấp nhận dễ dàng việc chuyển
giới tính như tại Hà Lan. Tại Anh, Pháp... số trường hợp được
bác sĩ đồng ý cho điều trị chuyển giới tính vẫn còn rất hạn chế
và họ chỉ chấp nhận chuyển giới tính cho người lớn. Trong khi
đó tại Hà Lan, Mỹ, các bác sĩ đã bắt đầu điều trị cho trẻ em được
chẩn đoán là chuyển giới tính.

Chuyển giới tính tại Thái Lan


Tôi không rõ tay nghề chuyển giới của các bác sĩ Thái tới đâu.

86
Tôi cũng không rõ luật pháp Thái có cho phép bác sĩ được thực
hiện chuyển giới cho người Thái hay không. Tôi chỉ có mấy ý
kiến sau về vấn đề chuyển giới tại Thái Lan.
Ai đã từng tới Pattaya thế nào cũng được mời (tự trả tiền vé)
vào xem Tiffany’s show. Các cô gái chuyển giới tính nam-thành-
nữ biểu diễn nhiều tiết mục múa hát chuyên nghiệp đến mức có
bài họ hát bằng tiếng Việt. Ai cũng trầm trồ mấy cô chuyển giới
đẹp quá. Ấn tượng để lại là chắc ai chuyển giới nam-thành-nữ
cũng đều đẹp. Thật ra, khung xương, khuôn mặt ô dề của chàng
trai chuyển giới nam-thành-nữ chẳng thể thay đổi được bằng
nội tiết tố hay phẫu thuật, do đó các cô gái nam-thành-nữ này
thường to bè quá khổ so với các cô gái khác nên làm sao mà đẹp
được. Chỉ có vài người may mắn có dáng người thanh tú, cao gầy
khuôn mặt nhỏ thì khi chuyển từ nam thành nữ mới thành những
cô gái đẹp như người mẫu. Tôi không nghĩ rằng tất cả các cô gái
tham gia Tiffany’s show đều là người chuyển giới. Có lẽ bằng sự
nhanh nhạy, những người làm du lịch ở Thái đã mời các cô gái
chính hiệu tham gia đóng vai chuyển giới trong các show đó.
Có người hỏi tôi có nên sang Thái Lan làm phẫu thuật chuyển
giới không. Tôi khuyên không nên vì có mổ mới có tiền nên các
bác sĩ ở đó sẽ không chuẩn bị bệnh nhân chu đáo về nội tiết và
tâm lý. Kế đến là dù có mổ thành công ở Thái Lan thì khi về Việt
Nam, chữ “văn” trong hộ chiếu, chứng minh nhân dân đâu có
đổi được thành chữ “thị”, do luật pháp Việt Nam không cho phép
chuyển giới tính. Do vậy, người đã phẫu thuật sẽ gặp nhiều rắc
rối khi sinh hoạt xã hội.
Sau cùng, chỉ có những trường hợp chuyển giới tính nam-
thành-nữ mới được các bác sĩ Thái nhận điều trị vì phẫu thuật

87
tạo âm đạo không khó. Chúng ta không thấy có trường hợp nào
chuyển từ nữ-thành-nam được điều trị tại Thái Lan vì phẫu thuật
tạo hình dương vật rất phức tạp.
Tóm lại, xác định giới tính đối với đa số người là chuyện hiển
nhiên, nhưng với một số người lại là chuyện nan giải. Có lẽ một
ngày nào đó y học sẽ hiểu rõ vì sao lại có những “bất thường”
về giới tính ở một số người, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, để
ai sinh ra cũng chỉ là nam hoặc nữ. Trong lúc chờ đợi, một sự
thông cảm của xã hội có thể giúp những người chuyển giới tính
có được một cuộc sống nhẹ nhàng hơn bởi vì họ sinh ra như vậy
chứ không phải do bệnh hoạn, ăn chơi sa đọa.

Hình 7-2: Bệnh viện – trường đại học Amsterdam AZVU

88
BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Cho tôi hỏi, bệnh đồng tính là gì? Biểu hiện có phải là tinh
dịch bị vón cục không? Có bị vô sinh hay ảnh hưởng đến sau
này không? Phương pháp chữa trị như thế nào? Xin cảm ơn bác
sĩ (Một bạn đọc giấu tên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đồng tính (hay gọi chính xác là đồng
tính luyến ái) là trường hợp những người trưởng thành tìm thấy sự
thỏa mãn trong quan hệ tình dục với người cùng giới tính. Người
đồng tính luyến ái vẫn có khả năng sinh sản nhưng do họ không
muốn quan hệ với người khác giới nên không có con. Còn nếu họ
có quan hệ tình dục với người khác giới thì vẫn sinh con được.
Quan điểm hiện nay của y học hiện đại xem đồng tính luyến ái
không phải là một bệnh. Vì không phải là bệnh nên không có
biện pháp chữa trị. Giữa đồng tính luyến ái và tinh dịch không
có bất cứ liên hệ nào.

Hỏi: Tôi 32 tuổi, có tật thủ dâm từ năm 16 tuổi, nay chỉ thích
nam giới mà lại không thích phụ nữ. Tôi rất thích những người
lính, vận động viên thể thao hoặc những người dũng cảm. Hiện
nay tôi rất hoang mang, không biết mình có phải là người đồng
tính hay không? Tôi chỉ thủ dâm chứ không nghĩ mình sẽ quan
hệ với những hình ảnh nam giới đó. Nhưng khi va chạm với
nam giới mà tôi thích (như gặp trên xe, bạn đi công tác chung)
là tôi thấy dương vật cương cứng và chảy tinh dịch. Tôi rất lo
cho tương lai của mình. Tôi phải làm gì? (Lê Văn Th., thị xã Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng).

TS BS Nguyễn Thành Như: Việc bạn thích những người nam

89
khỏe mạnh, dũng cảm là chuyện bình thường, nhưng việc bạn
có biểu hiện cương dương vật khi va chạm với người cùng phái
chứng tỏ bạn có khuynh hướng thích quan hệ đồng tính. Vì thế,
cho dù muốn né tránh từ đồng tính luyến ái, nhưng thẳng thắn
mà nói, bạn là người đồng tính luyến ái 100%, hoặc là người
lưỡng tính luyến ái.
Theo nghiên cứu tại châu Âu, có khoảng 3% dân số thuộc
nhóm đồng tính luyến ái (nam với nam, nữ với nữ). Từ trên 30
năm nay, y học xem những người đồng tính luyến ái là những
người bình thường, không bị bệnh (chắc chắn không có mối liên
quan nào giữa thủ dâm và đồng tính luyến ái) và không cần chữa
trị gì, hay nói cách khác là không thể chữa trị gì được, vì họ vốn
là như thế từ khi sinh ra. Nếu như bạn vẫn còn cảm hứng với
người khác phái thì bạn vẫn còn cơ may lập gia đình, có con cái.
Nhưng nếu bạn hoàn toàn chỉ có cảm xúc với nam giới, thì việc
cố dấn thân vào cuộc sống gia đình sẽ mang lại bất hạnh cho
bạn và gia đình bạn sau này.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người đồng
tính luyến ái là hãy chấp nhận chính bản thân mình, chấp nhận
mình thuộc một nhóm thiểu số, khác biệt với nhiều người khác
trong xã hội. Chấp nhận để có một cuộc sống hạnh phúc, còn hơn
là cố tình phủ nhận sự thật để suốt đời sống dằn vặt, đau khổ.

Hỏi: Bác sĩ ơi, em và bạn trai đã yêu nhau 5 năm và sắp đám
cưới. Bạn bè toàn xúi phải “thử” trước, đề phòng có trục trặc,
và bảo rằng anh ấy “để em yên” lâu như vậy chắc phải “có vấn
đề” rồi. Em cũng thấy lo lo, có nhất thiết phải thử không thưa
bác sĩ? (Minh Anh, 26 tuổi, Ninh Bình).

90
TS BS Nguyễn Thành Như: Không cần đâu. Trong những lúc kề
bên nhau, bạn có thể cảm nhận được sự bình thường của anh
ấy mà: anh ấy hôn bạn có nồng nhiệt không hay chỉ làm cho có
lệ.... Hai bạn giữ được tới ngày cưới thì hay quá.

Hỏi: Em thật sự không muốn nhưng hình như chuyện này đã có


từ khi em mới 8-9 tuổi, em chỉ chú ý đến bọn “boy” thôi, còn
con gái thì hầu như là không... Em rất buồn khi biết đây là một
căn bệnh không thể chữa, nhưng em đang rất cố gắng để không
phải thủ dâm. Mong bác sĩ giúp em. Em không thể sống giấu
diếm được nữa! (thainguu@.... An Giang).

TS BS Nguyễn Thành Như: Câu hỏi của em không thật sự rõ ràng


nhưng bác sĩ dự đoán em đang bế tắc vì là nam mà chỉ thích nam
chứ không thích nữ. Tình trạng đồng tính luyến ái từ hơn 30 năm
nay y học đã không xem là bệnh nữa. Do không phải là bệnh nên
không có thuốc hay phương cách chữa trị nào giúp em giống như
đa số người khác (nam chỉ thích nữ). Y học vẫn chưa hiểu rõ vì
sao có một số người lại trái với khuynh hướng tự nhiên như vậy,
không thích người khác phái thì làm sao để duy trì nòi giống.
Nhưng trong quá khứ, mọi cố gắng điều trị cho những người này
đều thất bại bởi vì đây không phải là một dị tật bẩm sinh của cơ
thể, càng không phải là hệ quả của tình trạng ăn chơi trụy lạc.
Điều duy nhất có thể giúp em là em đừng dằn vặt với bản thân
nữa, chấp nhận bản thân để vui sống.

Hỏi: Tôi chỉ có 1 con trai duy nhất, năm nay 21 tuổi. Cháu học
rất giỏi và ngoan, nhưng hình như cháu bị bệnh đồng tính luyến
ái. Cháu cư xử với bạn gái như là con trai với nhau nhưng lại có
vẻ âu yếm với một bạn trai như là người yêu. Tình cờ tôi phát

91
hiện cháu thường xuyên trao đổi email với giới “gay” trên khắp
thế giới. Làm sao để cháu hết bệnh? Có phải do cháu bị thiếu
nội tiết tố nam testosterone? (một người mẹ).

TS BS Nguyễn Thành Như: Trong quan hệ tình dục, đa số nhân


loại có quan hệ với người khác giới tính, nam đến với nữ và nữ
cũng chỉ chấp nhận nam; nhưng có một số nhỏ (3-5%) lại có quan
hệ với người đồng giới tính mà thường gặp nhất là nam - nam
và ít gặp hơn là nữ - nữ.
Điều quan trọng trước hết cần nắm rõ là hiện nay y học không
xem đồng tính luyến ái là bệnh. Họ không bị tâm thần, không
loạn dâm như nhiều người nghĩ, cũng không bị thiếu testosterone.
Giả thuyết rằng đồng tính luyến ái là vì hồi nhỏ những đứa trẻ
đó được cha mẹ cho mặc đồ con gái là không có cơ sở. Dự đoán
những trẻ có vẻ ẻo lả, thích chơi trò con gái, sau này lớn lên thành
“gay” lại càng sai. Y học chưa rõ vì sao, có thể là do gen, mà trung
tâm não nhận diện đối tượng tình dục của những người này lại
chỉ có hình ảnh của người cùng giới tính.
Do không phải là bệnh, nên không có thuốc gì để chữa trị.
Hoàn toàn không nên dùng testosterone cho những người này,
vì thuốc chẳng những không có một tác dụng nào cả mà còn
có thể gây hại. Răn đe, cấm đoán chỉ vô ích; càng không nên ép
buộc cháu phải có bạn gái, lấy vợ. Những người đồng tính luyến
ái thực thụ thường kín đáo, rất nhạy cảm. Nên khuyên nhủ cháu
tránh bị các nhóm “pêđê” lôi kéo. Theo tôi, bà nên chấp nhận
thực tế này và cần là chỗ dựa tin cậy của cháu trong cuộc sống.

Hỏi: Năm nay em 17 tuổi, em rất thích người bạn gái ngồi bên
cạnh em trong lớp, chúng em hay đi chơi với nhau. Bạn bè cứ

92
bảo em đồng tính, coi chừng bị HIV. Em giận lắm, nhưng cũng
rất lo sợ bị HIV. Xin bác sĩ cho ý kiến. (Nguyễn Thị H.A, Tuy
Phước, Bình Định).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đồng tính luyến ái nữ là khi một


người nữ chỉ thấy “rung động” với một người nữ khác, còn “trơ
trơ” với một anh nam giới. Vì thế, “thích” (cảm giác vui, thú vị
khi tiếp xúc...) không phải là biểu hiện của đồng tính. Ngoài ra,
đồng tính không hề đồng nghĩa với nhiễm HIV. Virus HIV truyền
từ người này qua người khác theo con đường tiếp xúc với máu có
bệnh (do truyền máu, kim chích...) hay với chất dịch cơ thể khác
có nhiều virus này như dịch âm đạo, tinh dịch.... Ở tuổi cháu, có
bạn thân cùng giới là đáng quí, để cùng nhau học tập, trao đổi
tâm tư tình cảm... nhưng đừng bắt chước, đừng để bị rủ rê theo
những truyện hư cấu trên phim ảnh, tiểu thuyết.

Hỏi: Tôi năm nay 42 tuổi, có tật thủ dâm từ năm 16 tuổi, không
bỏ được vì không làm thì nhức đầu khó chịu. Tôi lại thích nhìn
dương vật của người khác. Có phải tôi bị đồng tính không? Sau
này nếu lập gia đình tôi có thể có con không? Tôi đi siêu âm
tinh hoàn có kết quả: tinh hoàn phải 1,55x3,17; tinh hoàn trái
1,6x3,28. Tôi có bị teo tinh hoàn không? Sao hai tinh hoàn không
đều nhau? (Bùi VA, Hải Dương).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn hỏi 1 câu nhưng lại gồm nhiều
ý khác nhau. Trước hết, đồng tính luyến ái là tình trạng mà một
người chỉ cảm thấy hưng phấn tình dục và thỏa mãn tình dục
với người cùng phái, chẳng hạn nam chỉ thích nam và nữ chỉ
thích nữ. Thống kê ở Tây phương cho thấy khoảng 3% dân số là
những người đồng tính luyến ái. Có những người đồng tính luyến

93
ái chỉ quan hệ với người cùng giới, nhưng cũng có những người
“chấp nhận” cả hai giới, những người này được gọi là lưỡng tính
luyến ái. Từ hơn 30 năm nay, y học thế giới không xem đồng tính
luyến ái là bệnh, nên không cần chữa trị (hay không thể chữa trị
được). Nếu bạn chỉ thích nhìn bộ sinh dục của người cùng phái
thì chưa đủ yếu tố kết luận bạn đồng tính luyến ái. Nếu bạn chỉ
muốn quan hệ tình dục với người cùng phái, chỉ thấy “rạo rực”
khi nghĩ đến hay gần gũi người cùng phái thì mới đúng là bạn
thuộc nhóm những người đồng tính luyến ái.
Về chuyện thủ dâm, đây là một cách tự “giải tỏa áp lực”. Nhiều
người trẻ thường thủ dâm nhưng khi lớn thêm một tí, có gia đình,
có chỗ “xả van” rồi thì hành động này tự biến mất. Khi lập gia
đình, bạn sẽ không cần phải “nhờ cậy” đến thủ dâm để làm hết
nhức đầu nữa.
Sau cùng, hai tinh hoàn ít khi nào bằng nhau tuyệt đối. Sự
khác biệt giữa hai tinh hoàn được coi là có vấn đề khi cái này
nhỏ hơn 2/3 thể tích của cái kia. Muốn đo được thể tích của tinh
hoàn bằng siêu âm thì bác sĩ cần đo 3 trị số: dài, ngang và bề dày
của tinh hoàn, nếu chỉ đo hai chiều thì không thể biết được tinh
hoàn này có to hơn tinh hoàn kia hay không.

Hỏi: Năm nay tôi 30 tuổi, sắp lập gia đình. Tôi là người đàn ông
đầy nam tính nhưng hình như trong con người tôi có ẩn một
phần nào đó của cái thế giới thứ 3 mà báo chí đã nói. Thực sự
bây giờ tôi không biết làm sao cho đúng. Vài tháng nữa tôi lập
gia đình và tôi rất thương người vợ của tôi sau này. Tôi thương
nàng hơn bản thân tôi. Lúc nào tôi cũng nhớ tới nàng... Vậy tôi
có thể vượt qua tất cả không thưa bác sĩ? Liệu có một loại thuốc
nào cho tôi nam tính hơn nữa không? Nghe nói Thái Lan có thể

94
biến đàn ông thành đàn bà, vậy họ có thể làm một người đàn ông
trở nên hoàn hảo được không? Ví dụ, phải chích một loại thuốc
nào đó cho nam tính hơn? Tôi trông chờ vào sự trả lời của bác
sĩ, chân thành cảm ơn. (TQT).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đáng tiếc là không có một người đàn


ông hoàn hảo, cũng như không có một người phụ nữ hoàn toàn
nữ. Trong cơ thể đàn ông luôn có một lượng nhỏ estrogene, do
chính bản thân testosterone chuyển hóa thành, trong cơ thể phụ
nữ luôn có một tí testosterone do tuyến thượng thận và bản thân
buồng trứng tiết ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với học thuyết
âm - dương của Đông Y đã có từ ngàn năm, trong dương luôn
có tí âm và ngược lại trong âm luôn có tí dương.
Bác sĩ tạo hình ở Thái Lan hay một số nước phương Tây có thể
biến đổi một người nam thành nữ... xấu xí (do xương to, giọng ồ
ề) và một người nữ thành nam nhỏ thó (cũng do khung xương bé
nhỏ), chứ khó lòng mà thành người nữ đẹp thùy mị hay một người
nam bặm trợn, như nhiều người lầm tưởng. Testosterone là một
nội tiết tố ảnh hưởng nhiều đến các đặc điểm ngoại hình của nam
giới, nhưng người ta thường quên rằng hàm lượng testosterone
trong máu ở người đàn ông bình thường nào cũng như nhau
nhưng vẫn không có ai giống ai (trừ anh em sinh cùng trứng):
người thì to cao, kẻ lại thấp bé. Chính di truyền (chứ không phải
testosterone) gây ra sự khác biệt. Vì thế có chích testosterone đến
mấy vẫn chẳng có thêm chút nam tính nào, mà thậm chí còn
ngược lại, có thể có thêm chút nữ tính do lạm dụng testosterone
(như: vú nở to, tinh trùng chết đi).
Cái chút thế giới thứ ba tồn tại trong người, như bạn nói, có
thể chỉ là cái ham muốn ăn mặc quần áo nữ tính, trang điểm

95
phấn son của “những người giả trang” (tiếng Anh là transvestism).
Nếu chỉ có chút xíu nữ tính này thì chẳng hại gì ai, bạn vẫn có
thể có vợ con hạnh phúc nếu như họ thông cảm với ý thích “khác
người” này. Cái chút thế giới thứ ba cũng có thể là cái ham muốn,
tơ tưởng về một người cùng phái dù rằng lòng vẫn hướng về một
người khác phái. Y học gọi những người này là “lưỡng tính luyến
ái” (bisexuality). Sự chấp nhận tình trạng “lưỡng tính luyến ái”
thay đổi tùy nền văn hóa, quốc gia, tôn giáo, gia đình.... Bạn vẫn
có thể sống hạnh phúc nếu biết kiềm chế, tuân thủ pháp luật
thành văn và bất thành văn của xã hội mà bạn đang sống.
Theo như tôi biết, cho tới nay, chưa có thuốc nào, phẫu thuật
nào hay một biện pháp y học nào khác can thiệp lên cơ thể mà
làm giảm được hay làm mất đi tình trạng “giả trang” hay “lưỡng
tính”. Vì vậy bạn nên trông mong vào chính mình, vào sự thông
cảm của người thân của mình để có một cuộc sống yên ấm như
mọi người.
Chúc bạn hạnh phúc bên người bạn yêu thương.

cuộc TRÒ CHUYỆN đặc biệt

X...: Chào bác Như,


Hơn 2 năm trước, cháu hàng tuần ghé bệnh viện gặp bác, để
làm hội chẩn, để làm xét nghiệm và đủ thứ thủ tục khác. Có lẽ
bác cũng không nhớ cháu đâu, vì bác có hàng ngàn bệnh nhân
khác. Cháu là X., một trường hợp bị rối loạn giới tính, có mong
muốn làm phẫu thuật để được sống thật với chính mình.
Cháu phải sống từ nhỏ trong lốt một người con gái, để rồi mỗi
ngày tự nhìn vào gương, cháu thấy lòng quặn thắt khi không biết

96
mình thuộc giới tính nào, và tại sao cháu phải chịu những nỗi
dày vò như thế. Cháu từng tự tử nhưng không thành. Cháu cứ
nhớ hoài những lời bông đùa, trêu chọc của những người cháu
gặp tại Sài Gòn. Họ là những nhân viên giữ xe, người bán hàng,
hay thậm chí là gia đình và bà con hàng xóm. Họ bảo cháu pê đê,
đồng tính, bệnh hoạn. Có lẽ không ai có thể hiểu được cảm nhận
của cháu mỗi khi nỗi đau của mình bị người khác chà đạp, bỡn
cợt như thế. Và cháu đã tìm đến bác sĩ, với hi vọng thật nhiều.
Sau khi làm xét nghiệm karyotype tại nhiều nơi, cháu có đưa mẹ
đến gặp bác sĩ theo lời đề nghị. Sau cuộc gặp đó, cháu không xuất
hiện nữa. Gia đình cháu không ủng hộ cháu trong chuyện này,
và sau đó cháu đi Mỹ du học. Ở Mỹ, cháu có thể bộc lộ sở thích
ăn mặc, đi đứng, nói năng của mình một cách thoải mái. Mọi
người ở đây cũng rất cởi mở, thân thiện. Nhưng rồi, khi nhìn lại,
cháu vẫn đau đáu với sự trớ trêu về giới tính của mình.
Giờ đây, cháu vẫn nuôi ý định muốn phẫu thuật để tìm lại
giới tính đúng cho chính mình. Cháu tìm hiểu những thông tin
về phẫu thuật giới tính tại Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhưng chi
phí ở những nước này quá cao, và cháu cũng không có lòng tin
ở những cơ cở, chuyên gia y tế đó. Trước đây, cháu tin bác sĩ là
người có thể giúp đỡ cháu, kéo cháu ra khỏi vũng lầy đau khổ
này. Nhưng rồi cháu đã phải vùi mình trong sự thất vọng tột
cùng. Nhưng cháu không hiểu tại sao, cho đến tận giây phút này,
hình ảnh ông bác sĩ trung niên với giọng nói ấm áp và ánh mắt
nồng hậu ấy vẫn còn trong kí ức cháu. Ở một khoảnh khắc nào
đó, dường như bác sĩ muốn nói với cháu rằng “X., bác rất muốn
giúp con, nhưng pháp luật không cho phép”.
Bác sĩ ơi, liệu những trường hợp rối loạn giới tính như cháu sẽ

97
phải sống đau khổ suốt đời mà không có một giải pháp nào cải
thiện? Cháu không cam tâm. Hiện nay, tại Mỹ, Resident ID của
cháu xác định cháu thuộc giới tính nam. Điều này là một bước
ngoặc lớn trong đời cháu. Với ID này, cháu có thể đến bác sĩ để
được chẩn đoán và điều trị một cách hợp pháp không? Bác sĩ có
thể cho cháu lời khuyên được không?
Cháu thực sự không dám mong email này của mình sẽ được
hồi âm, vì cháu biết bác rất bận. Nhưng cháu vẫn gửi, vì chưa
bao giờ hi vọng của cháu bị dập tắt. Cháu chúc bác nhiều sức
khỏe và thành công. Cháu mong hồi âm của bác. Hơn tất cả,
cảm ơn bác vì sự quan tâm dành cho cháu cũng như tất cả các
bệnh nhân khác.
Trân trọng!
Cháu X. (...o.......en@yahoo.com)

BS Như: Chào cháu X.!


Bác sĩ vẫn nhớ cháu. Bác sĩ cũng đã gặp mẹ cháu.
Bác sĩ chúc mừng cháu. Cháu may mắn hơn rất nhiều người
khác đồng cảnh ngộ tại Việt Nam. Vấn đề kế tiếp là cháu cần kiên
nhẫn, không nên vội vã mà tiền mất tật mang. Rất nhiều website,
rất nhiều bác sĩ quảng cáo về gender reassignment ở Thái Lan,
Hàn Quốc..., nhưng hầu hết là không đúng với thực tế. Cháu cần
học thật giỏi và chỉ đi điều trị khi đã biết chắc mình đã sẵn sàng
về tài chính, thời gian và biết rõ trung tâm nào chuyên điều trị
chuyển giới tính. Cháu có thể tham khảo thông tin qua website:
http://www.wpath.org/.
Cháu có thể tìm trên mạng tên những bác sĩ sau (mà bác sĩ
biết họ rất giỏi về phẫu thuật chuyển giới tính): Jordan (Mỹ),

98
Perovic (Serbia), Hage (Hà Lan). Amsterdam (Hà Lan) - nơi bác
sĩ từng học trước đây - là một trong những trung tâm nổi tiếng
thế giới về phẫu thuật chuyển giới tính. Cháu có thể tham khảo
thêm ở địa chỉ: http://www.vumc.nl/zoeken.
Ở Hà Lan, việc phẫu thuật chuyển giới tính hoàn toàn miễn
phí cho công dân nước họ. Nếu có thể trở thành công dân Hà
Lan thì cháu không phải bận tâm về chi phí nữa. Các nước châu
Âu khác như Bỉ, Anh cũng có những trung tâm mạnh về gender
reassigment, và có lẽ chi phí y tế cũng miễn phí cho công dân
của họ. Đáng tiếc là giáo sư Gooren (ở Amsterdam), Thầy của
bác sĩ, đã về hưu. Ông hiện đang sống ở Thái Lan, rất dễ mến.
Cháu có thể gửi email cho ông (....gooren@gmail.com) và nói bác
sĩ Như giới thiệu. Có thể ông sẽ có những ý kiến hay giúp cháu.
Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích cho cháu. Chúc
cháu sẽ đạt được ước nguyện. Đừng bỏ cuộc nhé, đừng thôi hết
hy vọng.

X...: Chào bác Như,


Cháu rất vui khi nhận được email của bác. Bác vẫn quan tâm
đến từng bệnh nhân như cháu, với sự ân cần của ngày nào. Cháu
đã xem những thông tin mà bác gửi, và thấy mình cần phải nỗ
lực và cố gắng nhiều hơn nữa. Cháu sẽ không bao giờ bỏ cuộc
cho đến khi tìm lại được chính mình.
Hiện tại, hai mối lo lớn nhất của cháu là tài chính và gia đình.
Về tài chính, cháu có thể tự kiếm tiền và để dành từ từ, nhưng
còn về phần gia đình, cháu thực sự bất an. Hiện tại, cháu là niềm
hi vọng lớn nhất, là niềm tự hào lớn nhất của gia đình và dòng
họ. Gia đình cháu không ngại khổ cực nuôi cháu ăn học từ nhỏ

99
đến lớn, giờ đây lại tiếp tục cho cháu đi du học dù có khó khăn.
Anh em trong nhà đều được dạy là phải lấy cháu làm tấm gương
về cả nhân cách lẫn học tập.
Từ khi gia đình cháu nhận ra sự bất thường của cháu, họ không
dám đối diện với sự thật. Ba mẹ cháu vì thương cháu nên không
suy xét nhiều, nhưng cháu nhận ra ở họ một niềm tin rằng một
ngày nào đó cháu sẽ trở lại thành một đứa con gái như hồi nhỏ.
Cô, dì, chú, bác và những người khác trong dòng họ cũng rất yêu
thương cháu. Người thì cho rằng cháu bị ảnh hưởng bởi những
kiểu đua đòi mới ở Sài Gòn, người thì bảo cháu là tomboy, và
còn giục cháu lấy chồng. Quan trọng là không ai có đủ kiến thức
chuyên môn để nhìn nhận ra trường hợp rối loạn giới tính của
cháu một cách thấu đáo và khoa học. Đã nhiều lần cháu cố gắng
giải thích, nhưng họ không hiểu. Cháu nuôi ý định “tiền trảm
hậu tấu”, tự xoay sở để làm giải phẫu. Vì cháu không thể sống
như thế này mãi, mà cháu cũng không mong gia đình có thể trợ
giúp cho cháu. Cháu cảm thấy rối rắm. Cháu thực sự không nỡ
làm gia đình cháu đau lòng.
Cháu có đọc được thông tin rằng có một bệnh viện (ở Hà Nội)
đã phẫu thuật tạo hình thành công dương vật cho một người
đàn ông bị dị tật bẩm sinh, bằng cách ghép da từ cẳng tay. Bên
cạnh đó, hiện nay có một phương khác, đó là vi phẫu da vùng
bụng để tạo hình dương vật. Phương pháp này đã được áp dụng
cho bé N. và kết quả khá thành công. Cháu không biết ở Việt
Nam, những phương pháp này có mang đến kết quả khả quan
hay không. Cháu vẫn mong muốn được về Việt Nam làm giải
phẫu, vì như một bài báo của bác, giải phẫu ở Việt Nam tốn rất
ít chi phí mà chất lượng không thua gì các nước khác. Nếu thực

100
sự được chọn lựa, cháu vẫn muốn về Việt Nam. Điều khó khăn
nhất vẫn là thủ tục pháp lý. Không biết cháu có thể làm phẫu
thuật mà không cần thay đổi nhân thân không? Như thế có dễ
dàng hơn cho các bác sĩ?
Con đường của cháu – cũng như của tất cả những ai có hoàn
cảnh này – đều rất dài và chông gai. Thực sự, những người như
cháu rất cần sự giúp đỡ của những bác sĩ thiện tâm như bác. Cháu
chân thành cảm ơn và chúc bác mạnh khỏe.
Cháu X.

BS Như: Cháu X. thân mến,


Năm 2008, Chính phủ có ra một văn bản không cho phép
các bác sĩ thực hiện điều trị chuyển giới tính. Do vậy, sẽ không
có bác sĩ nào ở Việt Nam lại thực hiện việc này. Nếu trên giấy
tờ ghi cháu là nam giới thì cháu được xếp vô nhóm bệnh lý cơ
quan sinh dục (lưỡng giới), nên việc điều trị cho cháu sẽ là chỉnh
giới chứ không phải chuyển giới. Chỉnh giới thì các bác sĩ ở Việt
Nam được phép làm.
Về phẫu thuật tạo hình dương vật, hiện nay không ai còn dùng
vạt da ở bụng để tạo hình nữa, trừ khi chỉ làm tạm thời (bác sĩ
không rõ trường hợp của bé N. đã được mổ như thế nào để có
thể nói cụ thể). Kỹ thuật được áp dụng rộng rãi hiện nay là dùng
vạt da ở cẳng tay để làm dương vật mới. Phẫu thuật này do các
bác sĩ ở Thượng Hải thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm
1984. Còn ở Việt Nam, theo như bác sĩ biết thì Quân y viện 108
(Hà Nội) có làm được phẫu thuật này. Ở Sài Gòn, có một bác sĩ
ở bệnh viện Quân y 175 cũng làm được (rất tiếc là bác sĩ không
biết tên vị bác sĩ này). Hoặc cháu cũng có thể đến khoa Vi phẫu

101
tạo hình của bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, các bác sĩ ở
đây có rất nhiều kinh nghiệm về vạt da Thượng Hải (còn gọi là
vạt da cẳng tay hay vạt da Trung Quốc), tư vấn và thực hiện giúp.
Tuy nhiên, đối với điều trị giới tính như trường hợp của cháu,
cái chính là vấn đề nội tiết và tâm lý chứ không phải phẫu thuật.
Về chuyện gia đình cháu và dư luận xã hội, theo bác, cháu
đừng trách họ vì ngay cả những người trong nghề y, thậm chí
có người là giáo sư Nam khoa cũng còn không ủng hộ, vẫn xem
chuyển giới tính là một thứ bệnh hoạn thì trách chi những người
bình thường. Thuyết phục được gia đình còn khó khăn hơn là
tìm được bác sĩ phẫu thuật. Năm 1999, khi còn tu nghiệp ở Hà
Lan, bác sĩ từng gặp những người chấp nhận được chuyển giới
tính dù phải hy sinh mất bạn bè, mất gia đình, người thân. Tuy
nhiên, sau khi được chuyển giới tính rồi, vài người trong 1.000
trường hợp cảm thấy quá cô độc vì bị gia đình xa lánh nên tỏ ra
luyến tiếc vì đã chấp nhận chuyển giới tính.
Điều cháu nên làm bây giờ là phải kiên nhẫn, học thật giỏi,
đọc thật nhiều tài liệu khoa học về chuyển giới (tham khảo ở
những website mà bác sĩ đã gửi), tham vấn các chuyên gia (cháu
nên viết cho giáo sư Gooren).
Cũng phải nói thêm rằng trong số những người chuyển giới
tính từ nữ-thành-nam ở Việt Nam cũng như ở Hà Lan mà bác sĩ
từng gặp, vẫn có nhiều người sống rất thanh thản, yêu đời mà
không cần phẫu thuật tạo bộ sinh dục mới. Họ vẫn đầy chất nam
tính trong cách cư xử hàng ngày, cháu ạ.
Chúc cháu vui, khỏe, thành đạt!

102
X....: Cháu chào bác,
Cháu đã liên lạc với ông Gooren và được ông tư vấn nhiều vấn
đề. Hiện tại ông đang nhờ một số người bạn của ông ở Mỹ giúp
đỡ cháu. Cháu chân thành cảm ơn bác đã hết lòng giúp đỡ cháu.
Cháu cảm thấy bản thân mình may mắn khi gặp được những
bác sĩ như bác và ông Gooren. Tuy sự giúp đỡ đó còn hạn chế
vì nhiều lí do, nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với
cháu. Cháu hi vọng bác sẽ vui lòng giúp đỡ những người khác
có chung hoàn cảnh với cháu, để họ cảm thấy vững tin hơn vào
cuộc sống.
Cháu chúc bác có nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công
trong cuộc sống!
Cháu X.

BS Như: Chào cháu X...


Bác sĩ mừng là cháu đã liên hệ với giáo sư Gooren. Giáo sư
là chuyên gia hàng đầu thế giới về Chuyển giới tính, Đồng tính
luyến ái...., thông thạo 8 thứ tiếng: Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Tây
Ban Nha, Ý, Séc (Cezch) và tiếng Thái. Ông đến Sài Gòn năm 1998
nhân sự kiện mừng Sài Gòn 300 năm và có một bài nói chuyện
tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh về đề tài chuyển giới
tính (do cố giáo sư Ngô Gia Hy mời). Cũng nhờ tham dự Hội nghị
đó mà bác sĩ đã được giáo sư Gooren cho một suất học bổng tới
“đại bản doanh” của ông ở Hà Lan để phần nào hiểu được thế
giới của những người chuyển giới tính. Giáo sư Gooren là một
nhà nội tiết, còn người dạy bác sĩ mổ tạo hình bộ sinh dục là tiến
sĩ Hage. Nếu cháu vào PubMed (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/
pubmed/) và tìm tên Gooren hay Hage thì cháu sẽ thấy họ có rất

103
nhiều báo cáo khoa học về lĩnh vực chuyển giới tính. Tiến sĩ Hage
đã dạy bác sĩ mổ tạo hình ngực và âm đạo cho người chuyển giới
tính nam-thành-nữ, và tạo hình dương vật bằng vạt da cẳng tay
hay vạt da xương mác cho người chuyển giới tính nữ-thành-nam.
Tuy giáo sư Gooren là người giúp bác sĩ mở mang kiến thức
về lãnh vực này nhưng người thầy đầu tiên dạy bác sĩ về chuyển
giới tính chính là cố giáo sư Ngô Gia Hy. Thầy Hy cũng là người
Thầy đầu tiên của bác sĩ về Tiết niệu - Nam khoa. Khi còn là bác
sĩ nội trú, mỗi lần Thầy Hy khám bệnh, bác sĩ ngồi cạnh để học
hỏi và ghi chép. Năm 1991, có một cô giáo cấp 2 ở thị trấn Châu
Ổ, tỉnh Quảng Ngãi gửi thư cho Thầy Hy nói cô ấy biết mình
là con trai từ khi còn bé, chứ không phải con gái và hiện đang
yêu một cô gái hàng xóm. Cô giáo ấy mong được Thầy Hy điều
trị giúp. Lúc đó, bác sĩ cứ tưởng cô giáo đó có “vấn đề” về tâm
thần, nhưng không ngờ, Thầy Hy, sau vài phút suy nghĩ đã đọc
cho bác sĩ viết trả lời cô giáo rằng: Thầy rất thông cảm với hoàn
cảnh của cô. Các thầy thuốc trên thế giới đã điều trị cho những
người chuyển giới tính, Thầy sẽ nghiên cứu thêm và hy vọng sẽ
giúp được cô giáo ấy. Cháu chú ý, thời điểm năm 1991, ở Việt
Nam chưa có khái niệm nhiều về vấn đề chuyển giới tính, vậy
mà Thầy Hy đã có suy nghĩ “vượt thời gian” như thế, thật đáng
khâm phục.
Tiếp bước Thầy Hy, nhờ học với giáo sư Gooren và tiến sĩ Hage
tại Hà Lan, năm 2004, bác sĩ đã mổ tạo hình dương vật (theo kiểu
metaidoioplasty) cho một người tưởng là bất thường bộ sinh dục,
nhưng hai năm sau, bác sĩ mới biết người đó là chuyển giới tính
nữ-thành-nam. Trường hợp này đã được bác sĩ báo cáo với các
đồng nghiệp tại hội nghị Tiết niệu toàn quốc năm 2010.

104
Bác sĩ viết lòng vòng như thế để cháu hiểu rằng trước đây, bây
giờ và sau này, trên thế giới và ở Việt Nam, luôn luôn có những
bác sĩ quan tâm đến vấn đề của cháu, luôn sẵn sàng giúp cháu.
Vững tin cháu nhé!
Thân mến!
BS Như

105
CHƯƠNG 8

NAM KHOA
TRẺ EM
CÁC DỊ TẬT BẨM SINH
HAY GẶP Ở BÉ TRAI

Các dị tật bẩm sinh của bộ sinh dục ở bé trai đã được trình
bày trong chương 2: Cơ quan sinh dục nam. Những dị tật thường
gặp nhất lại... không phải dị tật. Trong số đó, đứng hàng đầu là
hai bệnh của thời đại, của sự thông tin quá mức và không chính
xác là: dương vật vùi và hẹp bao qui đầu.

Dương vật vùi


Dương vật vùi là một “bệnh” chỉ mới được đề cập nhiều thời
gian gần đây, trở thành một mốt thời thượng. “Bệnh” này trước
đây chẳng hề được nhắc đến trong sách vở, và ngay cả bây giờ, các
sách vở Tiết niệu - Nam khoa cũng vẫn không ghi nhận “bệnh”
này ở người lớn. Một đứa trẻ bị sứt môi, nếu không được phẫu
thuật thì đến khi lớn lên, môi bé vẫn sứt. Vậy tại sao “bệnh”
dương vật vùi được coi là dị tật bẩm sinh ở trẻ em, thế nhưng
đến khi trẻ lớn lên thì “bệnh” lại tự biến mất, dù chẳng có sự
can thiệp nào của phẫu thuật??? Trước thực trạng ngày càng có
nhiều trẻ em “được” (hay là “bị”???) mổ vì “bệnh” dương vật vùi,
Frank, một bác sĩ Tiết niệu Mỹ, năm 2000 đã phải thốt lên: “Why
do our adult urologist colleagues not see this condition in the

108
older patients?” (Vì sao các bác sĩ tiết niệu chúng ta chẳng nhìn
thấy tình trạng này [dương vật vùi] ở các bệnh nhân lớn tuổi?).
Frank không tin là có “bệnh” này, tôi cũng không tin. Trước đó,
năm 1987, Shapiro – một nhà Tiết niệu người Mỹ khác cũng
lên tiếng: “Unfortunately, there have not been any longitudinal
studies” (Tiếc thay, chưa từng có nghiên cứu dọc nào về “bệnh”
dương vật vùi này). Theo ông, muốn chứng minh là có “bệnh”
dương vật vùi hay không thì phải theo dõi quá trình phát triển
của những đứa trẻ đã được chẩn đoán là bị dương vật vùi, từ khi
bé 4-5 tuổi cho tới khi 14-15 tuổi, (với điều kiện trẻ không được
phẫu thuật), để xem sau một thời gian kéo dài cả thập kỷ, bệnh
có còn tồn tại không? Kết quả là cho đến nay, vẫn chưa hề có
một nghiên cứu khoa học nào khẳng định có bệnh dương vật
vùi ở người lớn cả. Nói cách khác, dương vật vùi chỉ là một tình
trạng sinh lý bình thường ở dương vật của một số trẻ, và tới giai
đoạn phát triển thì tình trạng này sẽ tự hết.
Hình 8-1 dưới đây là hình một bé trai có dương vật vùi. Hình
8-2, khi dùng tay ấn nhẹ vào hai bên dương vật thì dương vật
“thò” dài ra (khi bé ngủ, dương vật cương cứng cũng “vươn” dài
ra như vậy).
Lý do mà phần lớn các bậc cha mẹ muốn con mình “được”
mổ là sợ dương vật của bé bị “nhốt” bên dưới, không phát triển
được, ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này. Thực ra, điều này
không bao giờ có, lớp da và lớp mỡ chẳng hề ngăn cản sự phát
triển của dương vật. Cũng có ý kiến cho rằng nếu không mổ, khi
bé đi tiểu, dương vật bị thụt vào trong như vậy sẽ khiến nước
tiểu vấy vào da, gây viêm nhiễm. Điều này cũng không đáng lo
vì khi bé đi tiểu, dương vật sẽ tự “thò” ra ngoài. Còn nếu xảy ra

109
tình trạng viêm da qui đầu thì chỉ cần xử trí như mọi trường hợp
viêm bao qui đầu ở các bé trai khác: dùng thuốc kháng sinh và
kem kháng sinh thoa.
Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các bậc phụ huynh có con
bị dương vật vùi là không nên cho con phẫu thuật, bởi phương
pháp này luôn tiềm ẩn nguy cơ của gây mê. Ngoài ra, mổ có thể
để lại sẹo xấu (thậm chí sẹo co rút), thắt nhẹ qui đầu, khiến qui
đầu của bé luôn tim tím, sưng nhẹ, rất khó chịu.

Hình 8-1: Bé trai 4


tuổi, khi xìu, dương
vật “thụt” vô trong

Hình 8-2: Dương vật


nhú dài ra khi ấn nhẹ
hai bên

110
Hình 8-3 dưới đây là trường hợp một bé trai 7 tuổi cũng được
chẩn đoán là bị dương vật vùi, nhưng thật ra đây là tình trạng
dương vật lưới (xem chương 2). Trường hợp này mổ cũng được,
không mổ cũng không sao. Nếu có mổ chỉ là lý do thẩm mỹ mà
thôi. Có thể mổ khi trẻ còn nhỏ, hay để khi trẻ trưởng thành rồi
mổ cũng được.

Hình 8-3: Dương vật lưới (da bìu trùm lên thân dương vật)

Hẹp bao qui đầu


Bé trai nào sinh ra cũng phải có bao qui đầu, không có là “có
vấn đề”. Ở trẻ sơ sinh, bao qui đầu thường dính chặt vào qui đầu.
Khi trẻ lớn thì bao sẽ tự tách dần ra khỏi qui đầu. Quá trình tách
này sẽ hoàn thành khi trẻ khoảng 3-6 tuổi. Gần như 100% bệnh

111
nhi đưa tới tôi khám vì lý do “hẹp bao qui đầu”, nhưng thực ra chỉ
là bao qui đầu dài hay dính bao qui đầu sinh lý mà thôi, không
cần thiết phải mổ và tuyệt đối không phải nong. Tôi luôn tự hỏi
nếu vị thầy thuốc nam (bác sĩ hay điều dưỡng) mà cũng được
người khác nong bao qui đầu thì sao nhỉ? Có lẽ vị thầy thuốc đó
sẵn sàng khai tuốt luốt mọi bí mật hơn là bị nong. Vậy mà những
đứa trẻ 1, 2, 3, 4 tuổi lại bị nong, mẹ đè hai tay, cha giữ hai chân
và thầy thuốc nong bao qui đầu, mặc trẻ khóc thét!!!
Những vấn đề liên quan đến bao qui đầu đã được tôi trình
bày ở chương 2. Dưới đây là một vài hình ảnh về bao qui đầu
dài (không cần thiết phải mổ cắt bao) và bao qui đầu hẹp (cần
phải mổ cắt bao càng sớm càng tốt, sớm chứ không có nghĩa là
khẩn cấp, phải mổ liền).
Hình 8-4 là một bé trai 6 tuổi bị hẹp bao qui đầu: khi bao qui
đầu phủ lại thì không thấy rõ, nhưng kéo nhẹ bao xuống sẽ lộ ra
một vòng xơ hẹp (hình 8-5), và không thể kéo bao xuống được nữa.

Hình 8-4: Bao qui đầu khi chưa kéo Hình 8-5: Kéo nhẹ bao qui đầu
xuống ở một bé trai 6 tuổi bị hẹp xuống, để lộ ra vòng xơ hẹp
bao qui đầu

112
Hình 8-6, 8-7, 8-8 là của một bé trai 5 tuổi: bao qui đầu dài,
không hẹp, mà chỉ dính sinh lý giữa bao và qui đầu nên không
cần thiết phải cắt bao qui đầu, chỉ cần dùng pommade kháng
viêm thoa lên là bao sẽ tự lột xuống.

Hình 8-6: Bao qui đầu dài Hình 8-7: Kéo bao qui đầu của bé
ở một bé 5 tuổi xuống một nửa, không thấy hẹp

Hình 8-8: Kéo thêm bao qui


đầu xuống, qui đầu lộ ra.
Bao qui đầu không hẹp, chỉ
dính sinh lý với qui đầu

113
Hình 8-9 mô tả phương pháp mổ cắt bao qui đầu.

Hình 8-9: Phẫu thuật cắt bao qui đầu

Dương vật nhỏ


Một thắc mắc mà tôi hay nghe các bậc phụ huynh than phiền
khi đưa con mình tới khám là kích cỡ dương vật của trẻ: “Sao
“trái ớt” của cháu nhỏ quá bác sĩ ơi, thua cả thằng em (hay bạn
bè) nó?”.
Chúng ta đều biết rằng cơ thể con người đều đã được gen “lập
trình” sẵn. Có những đứa trẻ hồi nhỏ ốm tong teo, đứng chỉ tới
tai thằng bạn cùng lớp hồi tiểu học, vậy mà khi dậy thì, nó “nhổ

114
giò” liên tục, chẳng mấy chốc đã vượt thằng bạn thuở nhỏ cả
cái đầu. Nhiều đứa cứ phát triển tà tà, cha mẹ nhìn nóng hết cả
ruột, thế nhưng khi gần tới đích thì nó bất ngờ tăng vọt chiều
cao, khiến cả nhà phải bất ngờ.
Dương vật cũng vậy, chỉ tới khi trưởng thành mới biết ai “ngon”
hơn ai. Tuy nhiên, dương vật của bé cũng không thể quá nhỏ.
Tôi và các đồng nghiệp đã thực hiện đo chiều dài dương vật của
người lớn, nhưng chưa có điều kiện áp dụng điều này cho trẻ em.
Do vậy, tôi thường dùng tạm kết quả đo chiều dài dương vật của
trẻ em Âu - Mỹ để so sánh với trẻ em Việt Nam. Dưới đây là chiều
dài dương vật trung bình của trẻ em “Tây”, nếu một trẻ Việt Nam
mà đo có kết quả tương tự thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm, “trái
ớt” của cháu không thể ngắn được. Cách đo khá đơn giản: dùng
một cây thước học trò, đợi khi bé ngủ, dương vật cương cứng thì
ấn nhẹ thước sát xương mu, đặt dọc theo thân dương vật, đo từ
gốc tới chóp qui đầu.
Bảng 8-1: Chiều dài trung bình của dương vật (cm) của người
Âu - Mỹ (theo Tuladhar R và cộng sự, J Pediatr Child Health 1993;
34:471)

Tuổi Trung bình (cm)


Trẻ mới sinh, thai 30 tuần 2,5 ± 0,4
Trẻ mới sinh, thai 34 tuần 3,0 ± 0,4
0-5 tháng 3,9 ± 0,8
6-12 tháng 4,3 ± 0,8
1-2 năm 4,7 ± 0,8
2-3 năm 5,1 ± 0,9
3-4 năm 5,5 ± 0,9
4-5 năm 5,7 ± 0,9
5-6 năm 6,0 ± 0,9
6-7 năm 6,1 ± 0,9

115
7-8 năm 6,2 ± 1,0
8-9 năm 6,3 ± 1,0
9-10 năm 6,3 ± 1,0
10-11 năm 6,4 ± 1,1
Người lớn 13,3 ± 1,6

Chiều dài dương vật khi cương của người Việt Nam trưởng
thành = 11,1 ± 1,7 cm.

116
HẸP BAO QUI ĐẦU
– NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Bao qui đầu tưởng chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại là mối bận tâm
của nhiều cha mẹ, nhất là trong thời buổi hiếm con hiện nay.

Hẹp bao qui đầu là gì?


Bao qui đầu là phần da chụp lên chóp đầu của dương vật
(phần chóp đầu này được gọi là qui đầu). Bé trai nào sinh ra cũng
có bao qui đầu, trẻ nào không có mới bệnh (ví dụ như bệnh lỗ
tiểu thấp, bao qui đầu không che kín qui đầu). Hẹp bao qui đầu
là từ để chỉ trường hợp bao qui đầu không thể tuột hoàn toàn
khỏi qui đầu được.

Hẹp bao qui đầu có nguy hiểm không?


Hẹp bao qui đầu nếu chít khá chặt thì gây tiểu khó, còn chít
hẳn thì sẽ khiến bệnh nhân bí tiểu. Người bị hẹp bao qui đầu dễ bị
nhiễm trùng tiểu hơn (gấp 20 lần) người bình thường. Ngoài ra, lỗ
tiểu của những người này cũng dễ bị hẹp, bản thân họ dễ bị ung
thư dương vật hơn, và vợ họ cũng dễ bị ung thư cổ tử cung hơn.
Nguyên nhân là do chất bợn dơ hôi hám đọng lại bên dưới bao.

117
Trẻ mới sinh, bao qui đầu dài, không tuột được,
che hoàn toàn qui đầu, vậy trẻ có bị hẹp bao qui
đầu không?
Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng dính bao qui đầu sinh lý,
tức là bao qui đầu không kéo tuột xuống được, do có tình trạng
dính tự nhiên giữa bao qui đầu và qui đầu. Trong 3-4 năm đầu,
dương vật to ra, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, tích tụ
lại thành chất bợn nằm bên dưới bao qui đầu, giúp bao qui đầu
tách dần khỏi qui đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi mắc
tiểu hay khi ngủ mà bao qui đầu sẽ tự tuột hẳn xuống. Khi trẻ
được 3 tuổi, 90% bao qui đầu tuột xuống được. Chỉ có không tới
1% người lớn trên 16 tuổi là bị hẹp bao qui đầu thật sự.

Có nên tuột bao qui đầu cho trẻ mỗi khi tắm để
dự phòng hẹp bao qui đầu không?
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chịu khó tuột bao qui đầu, vừa vệ
sinh cho bé vừa để tránh hẹp, nhưng quan niệm đó là sai lầm.
Do có hiện tượng dính tự nhiên, chúng ta không nên cố gắng
tuột bao qui đầu ở trẻ nhỏ, vì động tác tuột lột bao qui đầu dễ
gây chảy máu, nhiều khả năng bao qui đầu sẽ bị dính trở lại,
tạo thành sẹo ở chỏm bao, từ đó gây hẹp bao qui đầu thứ phát.
Tưởng tránh hẹp, hóa ra lại gây hẹp. Đó là chưa kể động tác tuột
sẽ gây đau, ảnh hưởng không tốt tới tâm lý trẻ.

Làm sao biết con mình bị hẹp bao qui đầu?


Nếu trẻ bị bí tiểu, hay mỗi khi đi tiểu, trẻ lại khóc thét lên,
bao qui đầu căng phồng như bong bóng thì có thể trẻ bị hẹp bao
qui đầu thật sự, nên đưa đến bác sĩ khám. Tuy nhiên, chỉ khi trẻ

118
bị bí tiểu do hẹp bao qui đầu thì mới cần cắt bao qui đầu khẩn
cấp. Còn nếu chỉ tiểu khó thì bác sĩ sẽ dùng kẹp vô trùng, bôi
chất nhờn, rồi banh nhẹ (chứ không phải nong mạnh bạo) bao
qui đầu là xong, không cần “tê” hay “mê” gì cả. Tuyệt đối không
nên đè trẻ ra, dùng kẹp y tế hay que gòn y tế để ngoáy, nong cho
bao qui đầu bung ra khỏi qui đầu. Thủ thuật này chẳng những
không làm bao qui đầu lột xuống mà còn khiến trẻ hoảng sợ, bao
qui đầu bị bong, chảy máu, rồi sẽ dính lại, thậm chí gây hẹp thứ
phát. Nếu hiện tượng tiểu khó tái phát nhiều lần thì cần phải
cắt bao qui đầu cho trẻ, bằng gây mê toàn thân (cho trẻ ngủ).

Đối với trẻ lớn hơn mà bao qui đầu vẫn chưa
tuột được thì làm sao?
Nếu trẻ đã 4-5 tuổi mà bao qui đầu chưa tuột xuống được thì
có thể bôi kem có corticosteroid (0,1% dexamethasone) lên bao
qui đầu, 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần. Khoảng 2/3
trường hợp bao qui đầu sẽ bong ra, tuột xuống.

Hình 8-10: Một bé 4


tuổi bị hẹp bao qui
đầu, bao phồng to
như bong bóng khi
bé tiểu

119
Nếu trẻ được 7-8 tuổi mà bao qui đầu vẫn chưa tuột được, bôi
thuốc cũng không có kết quả, nhất là trẻ khi tiểu có hiện tượng
bao qui đầu căng phồng như bong bóng, hoặc trẻ hay bị viêm
bao qui đầu, thì nên phẫu thuật cắt bao qui đầu.

Cắt bao qui đầu là gì? Có cần phải cắt bao cho
tất cả trẻ không?
Cắt bao qui đầu là cắt bỏ phần da che phủ qui đầu, thường
là do hẹp. Nhiều người lớn chỉ cảm nhận da qui đầu hẹp khi bắt
đầu có quan hệ tình dục. Cắt bao qui đầu còn có thể vì lý do tôn
giáo (như phong tục cắt bao qui đầu của người đạo Hồi hay đạo
Do Thái). Còn nếu bao qui đầu không hẹp thì việc cắt hay không
cắt vẫn là vấn đề mà y học còn đang tranh luận. Người ta cho
rằng cắt bao qui đầu làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng tiểu và ung thư
dương vật. Thật ra, nếu biết giữ vệ sinh sạch sẽ thì cũng chẳng
cần thiết phải cắt, vì phẫu thuật nào cũng có biến chứng. Ngoài
ra, ở Việt Nam, trẻ nhỏ đã cắt bao qui đầu dễ bị bạn học chọc
ghẹo (thậm chí có trẻ đánh nhau, bỏ học chỉ vì chuyện này).
Cắt bao qui đầu là một tiểu phẫu thuật, chỉ cần tê tại chỗ (trẻ
nhỏ dưới 12 tuổi thì phải gây mê), có thể thực hiện mọi nơi mọi
chốn có phòng mổ sạch sẽ vô trùng và phẫu thuật viên đã được
đào tạo. Sau mổ, vết thương cần băng lại và thay băng thường
xuyên nếu băng bị ướt, dính nước tiểu. Dương vật cần được dán
ngược lên trên bụng để tránh sưng nề. Khoảng sau 5 ngày thì
không cần băng nữa, tắm rửa thoải mái, chỉ may sẽ tự rụng. Sau
khi vết thương lành hẳn (trung bình 2-3 tuần) thì mọi sinh hoạt
mới trở lại bình thường.

120
Giữ vệ sinh bao qui đầu như thế nào nếu không
cắt?
Khi trẻ được 3-4 tuổi, bao qui đầu tuột xuống hết được thì có
thể hướng dẫn cho bé cách tự tuột bao qui đầu, rửa sạch bằng
xà bông và nước sạch, 1-2 lần mỗi tuần. Khi trẻ trổ mã thì cần
rửa đều hàng ngày.
Tóm lại, rất hiếm trẻ nhỏ nào bị hẹp bao qui đầu. Cái bao dài
dài của cậu con quý tử nhìn thì có vẻ “ngứa mắt” nhưng cứ để
kệ nó, đừng ráng tuột xuống, sẽ khiến trẻ đau đớn, thậm chí còn
gây hẹp thật sự. Cắt bao qui đầu chỉ cần thiết khi nó hẹp thấy
rõ, hoặc khi nó bị viêm nhiễm hoài. Khi trẻ lớn, việc vệ sinh sạch
sẽ “trái ớt” mỗi khi tắm rửa là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Con trai tôi được 2 tuổi, gần đây mỗi khi tắm cho cháu tôi
thường hay tuột bao qui đầu cháu xuống để rửa. Khi tuột bao
cháu thường kêu đau. Tôi có nên tiếp tục tuột bao mỗi khi tắm
cho cháu hay không? Có nên cho cháu cắt da qui đầu? (Nguyễn
Thu V., Vũng Tàu).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bé trai dưới 2-3 tuổi, da qui đầu thường
dài và dính tự nhiên với qui đầu nên khó tuột xuống hết, chứ
không phải bị hẹp. Khi cháu lớn dần thì da tự giãn ra và tự tuột
xuống được khi tới tuổi dậy thì. Không cần và không nên tuột da
qui đầu cho bé, vì ở trẻ nhỏ, chút dịch tiết trong bao qui đầu sẽ
tự trôi ra chứ không gây bợn dơ. Nếu chị cứ cố gắng tuột da qui
đầu chỉ khiến da bị nứt, làm bé đau. Đó là chưa kể tới chuyện

121
vết nứt da sẽ gây sẹo co rút, từ đó gây hẹp thật sự. Siêng tuột da
rửa cho bé tưởng để tránh hẹp, hóa ra lại gây hẹp.
Cắt bao qui đầu chỉ nên thực hiện khi bé trên 12 tuổi, có thể
chịu đựng được gây tê tại chỗ. Trẻ nhỏ hơn thì chỉ cắt khi thấy
bé có dấu hiệu hẹp bao qui đầu thực sự (tiểu khóc thét, tiểu khó,
khi tiểu bao qui đầu căng phồng). Bé cần được gây mê, và thường
chỉ cần xẻ dọc da qui đầu để bé tiểu dễ là đủ, khi nào bé lớn sẽ
mổ cắt cho gọn đẹp sau. Nhiều khi da qui đầu chỉ bị dính nhẹ,
dùng kẹp y khoa vô trùng để banh nhẹ ra (tuyệt đối không làm
mạnh tay, cố nong bao qui đầu) là cũng đủ để bé tiểu “ngon lành”.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết bé trai đến mấy tuổi thì có thể cắt bao
qui đầu?(Nguyễn Thảo V., thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cắt bao qui đầu lúc nào là tùy theo
quan điểm của mỗi trường phái y học, mỗi bệnh viện và mỗi
bác sĩ. Nói chung có hai trường phái: phái “có bệnh mới cắt” thì
chỉ cắt bao qui đầu khi nó thật sự hẹp, chứ còn tình trạng bao
qui đầu dài, có thể tuột xuống được thì không nên cắt. Trường
phái “cắt dự phòng” thì cắt bao qui đầu cho mọi trẻ ở bất cứ
tuổi nào, cho dù có hẹp hay không hẹp, để dễ giữ vệ sinh sạch
sẽ. Tôi thuộc phái “bồ câu”, có bệnh mới cắt. Trẻ em thường có
tình trạng hẹp bao qui đầu sinh lý, nhìn tưởng hẹp, nhưng thật ra
là bao dài, vì nếu thử dùng tay kéo nhẹ thì bao kéo xuống được.
Cắt bao qui đầu cho trẻ nhỏ không chứng minh được là các bệnh
nhiễm trùng tiểu hay ung thư dương vật sẽ giảm, mà lại dễ gây
sang chấn tâm lý cho trẻ, nhất là dễ bị bạn cùng lớp trêu chọc.

Hỏi: Con trai tôi được 2 tuổi. Gần đây tôi thấy có biểu hiện lạ ở
bộ phận sinh dục của cháu, cụ thể là sờ trên dương vật thấy có

122
một cục nhỏ bằng 1/3 hạt gạo. Tôi đã đưa cháu đi khám Nam
khoa, bác sĩ nói đó là cặn bẩn (hay bã đậu) lâu ngày tích tụ trong
bao qui đầu, không nguy hiểm gì, chỉ cần dùng thủ thuật để lấy
ra là hết. Nhưng vì con trai tôi quá nhỏ, không biết biểu hiện đó
có nguy hiểm hay ảnh hưởng về sau không? Có cần thiết phải
dùng thủ thuật như bác sĩ nói không (và nếu phải dùng thủ thuật
thì thời điểm nào làm cho cháu là tốt nhất)? Liệu sau này cháu
lớn lên, khi bao qui đầu tự tụt ra thì nó có tự trôi ra hết không?
Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn bác sĩ! (ch......tu@
gmail.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ở trẻ nhỏ, giữa qui đầu và mặt trong
của bao qui đầu thường dính chặt vào nhau, đây là một tình
trạng bình thường. Khi trẻ lớn dần lên, bao qui đầu và qui đầu
cũng phát triển theo, dần dần tách khỏi nhau. Tới khi 4-5 tuổi
thì 90% trẻ em có bao qui đầu có thể lột xuống dễ dàng. Chính
sự cương dương vật khi trẻ ngủ giúp cho việc tách này xảy ra
từ từ, tự nhiên.
Sự tách của bao qui đầu khỏi qui đầu cũng thường diễn tiến
theo chiều thuận: tách từ chóp qui đầu, đi dần dần tới rãnh
qui đầu. Nhưng đôi khi cũng xảy ra trường hợp ngoại lệ: phía
bên ngoài chỗ chóp qui đầu chưa tách nhưng bên trong rãnh
qui đầu lại có hiện tượng tách rồi. Do đó, ngay tại chỗ này sẽ
có một khoảng trống. Các dịch tiết ở rãnh qui đầu sẽ tích tụ lại
ngay chỗ trống này, lâu ngày tạo thành một cục hình tròn hay
bầu dục, màu trắng trắng vàng vàng, nhìn thấy rất rõ dưới da
bao qui đầu. Cục này sẽ lớn dần, có thể to như hạt đậu xanh,
thậm chí cỡ hạt đậu phộng nhỏ. Bản thân cục này không phải là
u bướu, không bị nhiễm trùng, cũng không cản trở đường tiểu

123
của bé. Nói tóm lại là nó không có hại gì hết, thậm chí còn có
lợi vì sẽ giúp sự tách bao qui đầu khỏi qui đầu diễn ra nhanh
hơn. Và tất nhiên, khi sự tách hoàn tất, nó sẽ tự rớt ra ngoài.
Thủ thuật nong bao qui đầu để lấy cái hạt này ra thường là
làm “sống”, khiến trẻ rất đau đớn, gây chảy máu và làm phù
nề bao qui đầu, có thể tạo sẹo làm chít hẹp bao qui đầu. Theo
tôi, hãy để... Ông Trời nong cho trẻ (bằng sự cương dương vật
khi trẻ ngủ) mà không nên can thiệp gì.
Một số nơi, trẻ sẽ được gây mê để bác sĩ mổ cắt bao qui đầu
và lấy cái cục đó ra luôn. Là một bác sĩ phẫu thuật nhưng tôi
thuộc trường phái “bồ câu”, chỉ đụng đến dao kéo khi đó là
biện pháp duy nhất hoặc tốt nhất. Trong trường hợp này trẻ
có thể tự hết (dù thời gian kéo dài từ vài tháng đến cả năm,
khiến cha mẹ sốt ruột), hoặc có thể điều trị bằng thuốc. Nếu
trẻ được 4-5 tuổi mà bao qui đầu chưa tách hết khỏi qui đầu
thì các bác sĩ có thể bôi pommade có chứa kem corticosteroid
như kem 0,1% triamcinolone lên mặt trong bao qui đầu, 2 lần/
ngày, bôi trong 4-6 tuần, bao qui đầu sẽ tự bong tách.
Hy vọng là sau khi đọc câu trả lời của tôi bạn sẽ có quyết
định tốt nhất cho cậu con cưng của bạn.

Hỏi: Con trai tôi 10 tuổi, bị hẹp bao qui đầu, hồi nhỏ đi khám bác
sĩ bảo không sao, không cần cắt. Gần đây cháu bị viêm 2 lần, đi
khám bác sĩ nói khi nào hết viêm thì phải cắt. Nhưng tôi thấy tội
cho cháu vì đang đi học mà cắt phải băng bó thấy kỳ quá. Vậy tôi
xin hỏi để đến hè cắt có được không hay có phương pháp nào
cắt cho bé mà không bị đau đớn không ạ? (Huỳnh Nguyễn Khôi
Ng., phường 1, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh).

124
TS BS Nguyễn Thành Như: Khoảng 20 năm trở lại đây, người ta
có khuynh hướng điều trị dính bao qui đầu sinh lý ở trẻ nhỏ bằng
cách bôi thuốc kháng viêm trong 4-6 tuần, giúp bao qui đầu lột
xuống được mà không cần phải phẫu thuật. Ngay cả trường hợp
cháu đã bị viêm bao qui đầu thì dùng thuốc bôi vẫn hiệu quả.
Phẫu thuật cắt bao chỉ nên dành cho những trường hợp hẹp bao
qui đầu thật sự. Thủ thuật nong bao qui đầu làm trẻ đau, sợ, vì
thế không nên làm.

Hỏi: Tôi có một bé trai 2 tuổi, đến khám ở một bệnh viện thì
được chẩn đoán là bị hẹp bao qui đầu, nhưng bệnh viện khác
lại chẩn đoán cháu bị vùi dương vật. Xin BS giúp tôi vài lời tư
vấn về trường hợp của bé. Hiện nay, bé vẫn đi học và ăn uống
bình thường, cao 87 cm và nặng 13 kg. (d....cuong@yahoo.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đứng về phương diện Nam khoa, trẻ


nhỏ dễ bị dương vật vùi do nhiều mỡ vùng bụng dưới. Tình trạng
này không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và sinh lý của cháu
sau này. Khi cháu trưởng thành, lớp mỡ ở vùng bụng tan đi, da
dương vật phát triển, dương vật sẽ “lộ” ra, không còn bị vùi nữa.
Mặt khác, trẻ dưới 4 tuổi thường có tình trạng dính bao qui
đầu sinh lý, chứ không phải hẹp. Bao qui đầu sẽ tự tụt xuống khi
cháu lên 4-6 tuổi. Do vậy, nếu con bạn vẫn tiểu bình thường,
phát triển khỏe mạnh thì không cần quá lo lắng. Khi cháu lên 6
tuổi, nên cho đi tái khám nếu bao qui đầu chưa tụt xuống được.
Hiện tại, chúng tôi thường điều trị dính bao qui đầu sinh lý cho
trẻ bằng thuốc bôi kháng viêm (được bác sĩ kê toa) chứ không
phải bằng biện pháp nong hay phẫu thuật.

Hỏi: Con trai tôi 1 tuổi. Bé bị lỗ tiểu thấp. Khi bé tiểu, nước tiểu

125
không bắn ra xa mấy, mà chảy xuống chân bé. Tôi thấy chim của
bé ngắn hơn so với các bé trai cùng lứa tuổi. Bác sĩ bệnh viện
Nhi Đồng 2 nói cháu bị bệnh lỗ tiểu thấp, hẹn khi bé được 2 tuổi
sẽ khám, hội chẩn. Tôi muốn biết khi mổ có những tai biến gì
không? Mổ lổ tiểu thấp thuộc loại tiểu phẩu hay đại phẫu? Sau
khi mổ bao lâu thì bé phục hồi, tiêu tiểu bình thường? (Nguyễn
Thị H., P.Đakao, Q1, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ở những bé bị dị tật lỗ tiểu thấp, lỗ


tiểu thường nằm ở thân dương vật và đôi khi ở dưới bìu. Ngoài
ra, dương vật thường bị cong xuống dưới, làm cho bé tiểu rớt
xuống chân và dương vật của bé ngắn hơn các bé khác. Đây là
phẫu thuật tạo hình phức tạp, có mục đích làm dương vật thẳng
ra và đưa lỗ tiểu ra càng gần đỉnh dương vật càng tốt.
Khi mổ, bác sĩ sẽ đặt ống thông trong niệu đạo, sau 7-10 ngày,
ống thông sẽ được rút ra và bé có thể tiểu được bình thường. Biến
chứng thường gặp trong phẫu thuật này là nhiễm trùng vết mổ và
dò niệu đạo. Phẫu thuật nên được thực hiện sớm, ở độ tuổi 2-5.

Hỏi: Con trai tôi bị dị tật lỗ tiểu lệch thấp độ 2, mong bác sĩ tư
vấn cho biết là cháu nên phẫu thuật vào thời gian nào là tốt nhất.
Hiện tại cháu đã một tuổi rưỡi. (Mai Vân Th., 30 tuổi, Hà Nội).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đối với các dị tật lỗ tiểu lệch thấp thì
có thể phẫu thuật từ khi cháu được 6 tháng tuổi, nên mổ trước
khi cháu đến trường. Phẫu thuật chỉ cần làm một thì (mổ một
lần), mất khoảng 2 giờ. Bé nằm viện khoảng 4-5 ngày. Ở Hà Nội,
chị có thể đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Hỏi: Thưa bác sĩ, từ nhỏ dương vật con trai tôi đã rất bé, da dương
vật dính vào bìu. Lên 5 tuổi cháu được mổ tách ra, nhưng đến

126
nay cháu đã 16 tuổi vẫn không thấy phát triển nhiều. Xin bác sĩ
cho biết làm thế nào cải thiện tình trạng này? Có ảnh hưởng gì
đến chuyện gia đình cháu sau này không? (T.T.,Tân Bình).

TS BS Nguyễn Thành Như: Dương vật bé không đáng lo bằng tinh


hoàn bé. Có lẽ cháu đã bị bệnh dương vật lưới. Bệnh này không
ảnh hưởng tới kích thước dương vật mà do da lùng nhùng che
dấu kích thước thực sự của nó thôi. Tôi nghĩ ông nên đưa cháu
đến các khoa Niệu, Nam để khám, nếu đúng là cháu bị bệnh
dương vật lưới mà khi nhỏ tách chưa hết thì cháu nên mổ lần
nữa. Phẫu thuật khá đơn giản, chỉ 15 phút là xong, bác sĩ cắt bỏ
da thừa, thân dương vật sẽ nhô ra đẹp đẽ ngay.

Hỏi: Tôi sanh cháu trai nay đã được 24 tháng tuổi, sức khỏe cháu
tốt. Tuy nhiên có một điều khiến tôi lo lắng là bộ phận sinh dục
của cháu nhỏ một cách bất thường. Xin cho hỏi bộ phận sinh
dục nhỏ có ảnh hưởng đến giới tính sau này không? Có cần đưa
cháu đi điều trị, nếu có nên điều trị ở đâu? (Một độc giả nữ).

TS BS Nguyễn Thành Như: Giới tính nếu được hiểu theo nghĩa
là chuyện quan hệ vợ chồng và vấn đề sinh sản thì bộ sinh dục
quá bé có thể có ảnh hưởng. Vấn đề ở chỗ: thế nào là bộ sinh
dục nhỏ, nhất là ở cháu bé mới có 2 tuổi?
Kích thước bộ sinh dục nam chịu ảnh hưởng của bộ nhiễm
sắc thể giới tính XY và của các nội tiết tố sinh dục (FSH, LH,
testosterone). Bộ sinh dục nhỏ thường được hiểu là dương vật
nhỏ. Tuy nhiên, trong bộ sinh dục nam, cái quan trọng hơn lại
không phải dương vật mà là hai tinh hoàn, vì kích thước dương
vật phụ thuộc rất nhiều vào chất testosterone do tinh hoàn tiết
ra. Vì thế, chị hãy chú ý xem cháu có đủ hai tinh hoàn trong túi

127
da bìu hay không. Nếu cháu bị thiếu mất 1 hòn hay cả 2 hòn nằm
đâu mất thì nên cho cháu đi khám bệnh sớm để bác sĩ mổ kéo
tinh hoàn từ trong bụng xuống bìu.
Dương vật của trẻ nhỏ thường là nhỏ giả tạo, do bị mỡ bụng
chảy xuống, vùi mất một phần gốc. Cháu càng mập béo thì dương
vật như càng bị lút đi. Muốn biết “chim” của cháu nhỏ thiệt hay
giả, chị nên quan sát dương vật cương khi cháu ngủ. Nếu thấy nó
“giãn” dài ra như mọi trẻ khác thì cứ an tâm, còn nếu nó cũng chỉ
“lấp ló” chút đỉnh thì nên đưa cháu đến khám tại bệnh viện có
chuyên khoa Nhi, Tiết niệu hay Nam khoa. Đo chiều dài dương
vật cũng là một cách giúp biết dương vật cháu có nhỏ quá hay
không. Với bé trai 24 tháng, nếu chiều dài dương vật khi cương
tính từ gốc dương vật, sát xương mu, tới đỉnh đầu mà dưới 2,5
cm thì nên cho cháu đi khám.

Hỏi: Con trai của tôi năm nay 9 tuổi, nhưng chiều dài và độ lớn
của dương vật không phát triển lớn bằng các bạn cùng tuổi, vẫn
chỉ bé bằng cháu bé 4-5 tuổi, vợ chồng tôi rất lo. Vậy có nên đưa
cháu đi khám không? Khám ở đâu?(N.T, Phú Mỹ Hưng, Q.7, qu....
ia@...fashion.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Theo kinh nghiệm của tôi, đa số trường


hợp như con bạn là do cha mẹ lo lắng quá nhiều nên nghĩ như vậy,
chứ thật ra, kích thước dương vật của con trẻ vẫn bình thường.
Một số ít trường hợp, trẻ có thể bị bệnh nội tiết hay di truyền.
Bạn nên đưa cháu đến khám ở các bệnh viện Nhi hay bệnh viện
có chuyên khoa Tiết niệu - Nam khoa để biết chắc chắn về tình
trạng của cháu.

Hỏi: Con trai tôi sinh ra chỉ có một bên tinh hoàn. Do hoàn cảnh

128
nên tôi không đưa cháu đi khám. Nay tôi muốn hỏi con tôi có
phải bị bệnh tinh hoàn ẩn? Điều này có ảnh hưởng gì đến giới
tính của cháu về sau không? Nếu phải phẫu thuật thì điều trị
trong thời gian bao lâu? Chi phí khoảng bao nhiêu? Điều trị xong
con tôi có chắc phát triển bình thường? (C.B., Quận 10, thành
phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cháu bị bệnh tinh hoàn ẩn. Thực ra,
một tinh hoàn cũng đủ để cháu có giới tính và sinh con bình
thường, nhưng đầy đủ cả hai thì vẫn tốt hơn. Hơn nữa, do tinh
hoàn ẩn dễ bị ung thư, nên cần thiết phải mổ để đưa tinh hoàn
ẩn xuống bìu. Nếu chẳng may sau này tinh hoàn đó bị ung thư
thì cũng dễ phát hiện, dễ điều trị. Người ta ước tính, cứ 2.500
trường hợp tinh hoàn ẩn thì có 1 trường hợp sẽ bị ung thư. Trong
khi đó, ở người bình thường thì phải 25.000 người mới có 1 người
bị ung thư tinh hoàn. Cháu nên được khám tại các bệnh viện
có chuyên khoa Tiết niệu hay Nam khoa để được mổ kéo tinh
hoàn xuống bìu.
Nhưng bạn cũng nên lưu ý, không phải lúc nào phẫu thuật
cũng kéo được tinh hoàn xuống bìu. Nếu tinh hoàn quá bé hay
cuống mạch máu quá ngắn thì cắt bỏ luôn tinh hoàn ẩn là giải
pháp tốt hơn. Thời gian mổ kéo dài khoảng 30-45 phút. Cháu
phải nằm viện 1-2 ngày. Chi phí tại các bệnh viện lớn thường
dưới 5 triệu đồng (năm 2011).

Hỏi: Em bị ẩn tinh hoàn từ bé, đến khoảng 13-14 tuổi thì đi mổ


để phục hồi tại vị trí cũ, nhưng đến giờ cục nằm bên tay phải vẫn
chưa xuống hết (mới xuống được 1/2 vị trí của bìu). Liệu nó có
ảnh hưởng gì đến việc sinh con không, vì bộ máy của em hoạt
động vẫn tốt? (Phạm Tuấn H., 23 tuổi, Hà Nội).

129
TS BS Nguyễn Thành Như: Bệnh tinh hoàn ẩn dù có mổ đem
xuống bìu hay không cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển
sinh lý. Riêng về mặt sinh sản, sau mổ đem tinh hoàn ẩn xuống
bìu thì chức năng sinh tinh có thể hồi phục. Trường hợp của em
vì tinh hoàn chỉ xuống lưng chừng nên khả năng sinh tinh của
tinh hoàn đó rất xấu. Muốn biết chắc chức năng sinh sản có bình
thường hay không, em cần phải làm xét nghiệm tinh dịch đồ.

Hỏi: Con trai tôi năm nay 4 tuổi, cháu phát triển khỏe mạnh bình
thường, nhưng từ lúc sinh ra cháu chỉ có một bên tinh hoàn,
dương vật của cháu trông hơi nhỏ. Tôi đã cho cháu đi siêu âm
2 lần, lần 1 lúc cháu 2 tuổi và mới đây đi siêu âm lại lần nữa,
nhưng kết quả đều không tìm thấy tinh hoàn còn lại. Tôi muốn
hỏi như vậy con tôi chỉ có một bên tinh hoàn hay tinh hoàn bị lạc
chỗ? Nếu cháu chỉ có một bên tinh hoàn thì sau này cháu có thể
có con được không? Nếu trường hợp tinh hoàn lạc chỗ mà siêu
âm không tìm thấy thì có nguy hiểm không? Tôi phải đưa cháu
đi khám ở đâu để có được kết luận chính xác về tình trạng của
cháu? Xin cảm ơn BS! (Nguyễn Thị Tuyết M., Lập Thạch - Vĩnh
Phúc, TuyetM....@gmail.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Khoảng 500 trẻ ra đời sẽ có 1 trẻ chỉ


có 1 tinh hoàn, còn tinh hoàn kia không tìm thấy. Có lẽ tinh hoàn
đó đã bị xoắn và teo mất trong thời kỳ bào thai. Cách đáng tin
cậy nhất để biết tinh hoàn bên kia của cháu là tinh hoàn ẩn (ẩn
chứ không phải lạc chỗ, nằm trong bụng) hay cháu chỉ có 1 tinh
hoàn thôi là mổ nội soi thám sát (nếu thấy tinh hoàn, bác sĩ sẽ
cùng lúc cố gắng hạ tinh hoàn xuống bìu cho cháu luôn). Nếu chị
ngại cho cháu mổ vì cháu còn bé thì chị có thể chờ đến khi cháu
14-15 tuổi thì cho cháu làm lại siêu âm và chụp CT bụng bởi bác

130
sĩ giàu kinh nghiệm. Nếu siêu âm và CT vẫn không “nhìn” thấy
tinh hoàn trong bụng của cháu thì gần như chắc chắn cháu chỉ
có 1 tinh hoàn bên ngoài thôi. Tôi chỉ dám nói gần như vì biện
pháp chẩn đoán chính xác nhất cho tới hiện nay là phẫu thuật
nội soi ổ bụng được thực hiện bởi một bác sĩ giàu kinh nghiệm
về bệnh tinh hoàn ẩn.
Với 1 tinh hoàn, khả năng phát triển sinh lý, sinh dục của cháu
không bị ảnh hưởng, nhưng khả năng sinh sản có thể bị khó khăn
do cấu trúc mô học của tinh hoàn này có thể không hoàn toàn
bình thường. Câu trả lời về khả năng sinh sản của cháu phải chờ
tới khi cháu trưởng thành, lập gia đình. Hiện tại, chị không nên
quá lo lắng về khả năng sinh sản của cháu sau này.

Hỏi: Con trai tôi 13 tuổi. Trong vòng vài tháng nay, cháu đã ba
lần bị đau lăn lộn ở hòn bên trái, cơn đau kéo dài khoảng 15-20
phút rồi tự hết. Có người bảo cháu bị viêm tinh hoàn, nhưng uống
thuốc không khỏi. Tôi có nên đưa cháu đến bệnh viện không?
Bệnh viện nào? (Trần Tuyết L., Bình Dương).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ở tuổi cháu ít có khả năng bị viêm


tinh hoàn, trừ viêm tinh hoàn do quai bị. Theo tôi, có nhiều khả
năng cháu bị chứng xoắn tinh hoàn. Bình thường, mỗi cháu trai
có hai tinh hoàn nằm trong một túi da bìu có hai ngăn. Trong
mỗi ngăn đó, tinh hoàn bị “níu” lại bằng dây thừng tinh ở đầu
trên và dây chằng bìu ở đầu dưới, nên nó không xoay được. Nếu
một trong hai dây này mà lỏng lẻo thì nó có thể xoay. Hiện tượng
xoay dễ xảy ra khi các cháu đang dậy thì. Khi tinh hoàn xoay sẽ
khiến các mạch máu đến nuôi nó bị xiết lại, do đó gây đau dữ
dội. Tinh hoàn thường tự xoay về vị trí cũ, nên tự nhiên hết đau.
Nhưng nếu bị xiết lâu quá, trên 4 tiếng, mạch máu bị tắc luôn và

131
tinh hoàn cũng “tiêu” luôn. Bệnh này thường xảy ra cả hai bên,
nên nếu một ngày nào đó mà bên kia cũng bị xoắn thì tinh hoàn
bên đó cũng bị hư nốt. Bà nên mang cháu đến bệnh viện huyện,
tỉnh hay thành phố có khoa mổ để khám. Nếu đúng là cháu bị
xoắn tinh hoàn, thậm chí nếu nghi ngờ là bệnh này, bác sĩ sẽ mổ
để khâu dính cả hai tinh hoàn vào da, chúng sẽ hết xoay.

Hỏi: Em năm nay 17 tuổi, nhưng sao các bạn đều phát triển, còn
em thì không. Trước đây các bạn thường nhỏ hơn em, nhưng giờ
thì chúng nó cao hơn em cả cái đầu. Em không biết phải làm sao,
vì 17 tuổi rồi mà vẫn chưa phát triển cái gì hết. Không biết có ảnh
hưởng đến quá trình sinh con sau này không? (a...@yahoo.com)

TS BS Nguyễn Thành Như: Chiều cao của mỗi người được quyết
định từ trong bụng mẹ (yếu tố di truyền) và những năm đầu sau
khi ra đời (yếu tố dinh dưỡng) nên cha mẹ cao thì con cao, con
của những gia đình được nuôi dưỡng đúng cách cũng cao to. Bồi
bổ khi dậy thì và thể dục thể thao cũng giúp cơ thể cao to, cường
tráng hơn. 17 tuổi mà chưa dậy thì, chưa cao lên thì cũng hơi trễ
nhưng không phải là quá trễ. Do di truyền nên một số bạn có
thể dậy thì trễ. Em thử hỏi ba mình hay các anh trai mình (nếu
có) có dậy thì trễ không? Có những em khi còn học phổ thông
thì bé loắt choắt, bước chân vào đại học, năm trước năm sau đã
cao ngồng rồi. Dù sao, nếu có điều kiện, em cũng nên đến bác
sĩ khám xem sao vì có thể em chưa dậy thì do bệnh lý nội tiết.
Tôi chỉ dự đoán là “có thể” thôi, em không nên tự mua thuốc về
chích vì thuốc này dùng sai rất có hại.
Dậy thì trễ thì không ảnh hưởng đến chuyện sinh con, nhưng
không dậy thì (ngoài 20 mà nhìn như con nít) thì chắc chắn khó

132
có con. Nhưng 17 tuổi mà đã lo chuyện sinh con rồi, liệu có sớm
quá chăng? Mong em lo tập trung học hành cho giỏi và hãy đến
gặp bác sĩ nếu còn lo ngại vì chỉ có khám bệnh trực tiếp mới trả
lời chính xác các câu hỏi của em. Trường hợp nhà xa quá không
tiện đi khám em hãy chụp hình cơ thể (ở trần), kèm theo thư
mô tả sơ về gia đình (hoàn cảnh kinh tế, giáo dục, chiều cao của
mỗi người) và kích thước hiện tại của em, bác sĩ sẽ cố gắng trả
lời thư riêng cho em.

Hỏi: Tôi nghe nói trẻ nam mà dùng tã giấy thường xuyên có thể
bị vô sinh sau này. Người lớn mà mặc quần lót thường xuyên có
bị vô sinh không? (Trần Đăng T., 25 tuổi, Cà Mau).

TS BS Nguyễn Thành Như: Tinh trùng và tế bào mầm (những tế


bào tạo ra tinh trùng) chịu nhiệt kém, nóng một tí là chết yểu,
teo, thoái hóa. Người lớn mặc quần lót thường xuyên có thể làm
tinh hoàn bị nóng hơn, nên người ta nghi chúng có thể là nguyên
nhân gây ra vô sinh. Tuy nhiên, tất cả chỉ là “có thể” chứ chưa
có những chứng cứ khoa học. Gần đây, có một nghiên cứu tại
Trung Quốc cho thấy quần lót không gây vô sinh, không làm ảnh
hưởng tới tinh trùng. Còn trẻ nhỏ thì cứ mang tã giấy thoải mái,
vì trước 12 tuổi, các tế bào sinh tinh còn đang “ngủ”, chúng chỉ
“thức dậy” sau tuổi dậy thì, nên không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Tuy nhiên, dự phòng vẫn hơn, không nên cho trẻ quấn tã giấy
bí rị suốt ngày, cũng như không nên tập cho bé trai mặc quần lót
suốt ngày, kể cả lúc ngủ. Người lớn cũng vậy, trừ khi ra ngoài, còn
lúc ở nhà thì nên mặc thoải mái, không chỉ cho đỡ “nóng” tinh
trùng mà còn tránh bị nấm bẹn, viêm da do quần lót chật, bí.

133
ĐÁI DẦM

Đái dầm là gì?


Không ai gọi một đứa bé còn bú tí và “tè” ra giường ngày 7-8
lần là “đái dầm” cả. “Đái dầm” là từ dành cho những bé lớn một
chút, đã ý thức được vấn đề tiểu tiện, mà sáng ngủ dậy thì quần
“ướt nhẹp” chứ không “khô rơm” như các bé khác cùng tuổi. Về
mặt y học, “đái dầm” được định nghĩa là chứng tiểu không tự
chủ lúc ngủ của trẻ nhỏ (còn khi thức thì bé biết tự kéo quần khi
muốn tiểu, hoặc ít nhất biết kêu ba mẹ, anh chị cởi quần giùm).
Còn nếu bé không nín được, cứ “tè” thoải mái, bất cứ khi thức
hay ngủ, người ta gọi là chứng “tiểu không kiểm soát”. Đây là
một bệnh thực sự (bàng quang thần kinh), và bé cần được đưa
đến bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu để được điều trị thích hợp. Còn
nếu bé vẫn đi tiểu bình thường, biết nín tiểu, không để lúc ngủ
nước tiểu “xè” ra ào ào, nhưng quần lúc nào cũng ẩm ẩm khai
khai, thì đó là bệnh “dò nước tiểu bẩm sinh”. Bệnh này gặp ở bé
gái, do nước tiểu từ thận – thay vì chảy xuống hết bàng quang thì
lại có một nhánh tự nhiên “đi tắt” thẳng ra cửa mình. Ở trường
hợp này, bé cần thiết phải mổ, cắt đi nhánh tắt này thì mới trở
nên “khô” được.

134
Có mấy loại đái dầm?
Tưởng đơn giản, nhưng đái dầm cũng khá phức tạp, được các
bác sĩ chia ra thành hai nhóm: đái dầm nguyên phát (tức là bé bị
đái dầm từ nhỏ), và đái dầm thứ phát (bỗng nhiên bé bị đái dầm,
dù trước đó không có). Loại đái dầm thứ phát ít gặp, thường xảy
ra khi bé bị viêm bàng quang; nếu trị hết viêm bàng quang thì
bệnh cũng hết theo. Còn đái dầm nguyên phát thì phức tạp hơn
nhiều, sẽ được tôi trình bày kỹ ở phần tiếp theo.

Tại sao có bé “khô”, có bé lại “ướt”?


Động tác đi tiểu được điều khiển bởi hệ thần kinh. Ở trẻ mới
sinh, đi tiểu là một phản xạ: khi bàng quang bắt đầu căng đầy, hệ
thần kinh sẽ phát lệnh làm co bóp bàng quang, và trẻ sẽ có nhu
cầu đi tiểu. Trẻ càng lớn thì bàng quang và hệ thần kinh càng
phát triển, nên sau 1 tuổi, đa số bé có thể nín đi tiểu được lúc
thức, biết gọi mẹ khi mắc tiểu, nhưng chưa điều khiển được mình
vào ban đêm hay lúc ngủ. Tình trạng này sẽ dần khắc phục khi
trẻ lên 3. Rủi thay, ở một số trẻ, hệ thần kinh bàng quang phát
triển hơi chậm, trẻ không tự chủ được trong chuyện “tiểu đêm”
nên mới xảy ra tình trạng “tè dầm” (chiếm khoảng 10% trẻ em 5
tuổi và 1% trẻ em 15 tuổi).

Đái dầm có di truyền không?


Có thể có, mà cũng có thể không. Người ta chỉ biết là khoảng
65% trẻ em bị đái dầm có cha mẹ cũng từng bị “tật” này.

135
Đái dầm là do bé bị “stress”?
Trước đây, đái dầm thường được nghĩ là do rối loạn tâm lý
gây ra; tuy nhiên các khảo sát y học gần đây đã chứng minh
ngược lại: bé bị rối loạn tâm lý là do đái dầm. Nội chuyện cứ bị
ướt quần khi ngủ cũng đủ làm bé “mặc cảm” lắm rồi, huống chi
là còn bị cha mẹ, cô giáo rầy la, bạn bè, anh chị trêu chọc.... Trẻ
bị “stress” cũng là chuyện dễ hiểu.

Cần làm gì khi bé bị đái dầm?


Nếu bé dưới 5 tuổi thì không cần làm gì cả. Đừng mất công
mang bé đến bệnh viện, xếp hàng chờ được khám, vì trẻ ở độ tuổi
này thường bị đái dầm nguyên phát. Không nên la rầy, chọc ghẹo
hay dọa nạt trẻ. Tránh cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, cần “xi”
tiểu ngay trước khi đi ngủ và chịu khó đánh thức bé dậy đi tiểu
lúc cha (hay mẹ) sắp đi ngủ, rồi thiên nhiên sẽ thu xếp ổn thỏa.
Nếu bé đã 5 tuổi rồi mà vẫn còn bị đái dầm thì hãy đưa đến
bệnh viện. Bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm cần thiết như thử
nước tiểu, siêu âm, chụp hình thận... để chẩn đoán bệnh cho bé.
Một số thuốc có thể giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn như
Oxybutinin, Desmopressin dạng xịt mũi..., liều lượng và cách
dùng nhất thiết phải do bác sĩ qui định; nên tránh tự cho bé
uống thuốc vì các thuốc này thường có những tác dụng phụ đi
kèm, nguy hiểm. Ở nước ngoài có bán “máy đánh thức” giúp trẻ
“tự chữa trị” bệnh đái dầm của chính mình. Khi có một vài giọt
nước tiểu phóng ra ngoài, máy sẽ nhận biết và “la” to lên, đánh
thức bé dậy. Lâu dần sẽ thành phản xạ, giúp bé “cải thiện” được
tình trạng không mấy vui vẻ ở hệ bài tiết của mình. Tuy nhiên,
ở Việt Nam chưa thấy bán loại máy này.

136
BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Con trai tôi 17 tuổi nhưng vẫn còn bị đái dầm, phải điều trị
thường xuyên bằng Anafranil 25mg mà vẫn không khỏi. Xin bác
sĩ chỉ cách điều trị. (Võ Cẩm V., Long Xuyên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ở trẻ nhỏ, đái dầm thường tự khỏi.


Vì cháu đã lớn, bà nên đưa cháu đến chuyên khoa Tiết niệu để
cháu được khám hệ thận - bàng quang kỹ lưỡng, làm các xét
nghiệm về nước tiểu, siêu âm, X-quang, nội soi, niệu động học.
Tuyệt đối tránh la rầy, chọc ghẹo làm cháu càng mặc cảm, bệnh
lại càng nặng thêm. Có thể cho cháu dùng thuốc như Oxybutinin,
Desmopressin (nhưng liều lượng và cách dùng nhất thiết phải
do bác sĩ qui định); nên tránh tự uống thuốc vì các thuốc trên
thường có những tác dụng phụ khó chịu đi kèm. Hạn chế uống
nước buổi tối, đi tiểu ngay trước khi đi ngủ và đánh thức cháu dậy
đi tiểu một lần lúc nửa đêm, đó là những biện pháp có hiệu quả.

137
CHƯƠNG 9

NGƯỜI CAO TUỔI


VÀ BỆNH NAM KHOA
TÌNH DỤC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Trong xã hội hiện đại, nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nên
mục đích duy trì nòi giống có thể không cần tới tình dục. Còn
với tình dục, ngoài mục đích sinh sản để duy trì nòi giống, từ lâu
lại có thêm một ý nghĩa khác, đó là trở thành một phần của tình
yêu. Tình yêu đâu chỉ dành riêng cho người trẻ, nó cũng là một
phần không thiếu được trong đời sống người cao tuổi. Nhưng
nếu tình dục ở người trẻ được nói đến khá nhiều trên sách báo,
tạp chí... thì tình dục ở người cao tuổi vẫn còn là chuyện tế nhị,
hiếm khi được đề cập tới. Ngay bản thân những người lớn tuổi
cũng thường lảng tránh, ngại ngùng khi nói tới đề tài nhạy cảm
này. Với số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, để góp phần
nâng cao chất lượng sống của họ, các bác sĩ không chỉ chú ý đến
những vấn đề như tim mạch, huyết áp, hô hấp mà còn quan tâm
đến cả đời sống tình dục của người cao tuổi nữa.

Không còn ham muốn


Tuổi cao thường bị đồng nghĩa với “hết ham”. Hình ảnh bà
nằm phòng trong, ông ngủ ngoài chõng, sáng sáng chiều chiều
tưới hoa, chăm cháu từ lâu đã trở thành hình mẫu của một cặp
vợ chồng cao tuổi. Chuyện không còn gì để bàn nếu cả ông và

140
bà đều hết ham muốn, con cái đã xong rồi, sự nghiệp cũng xong
rồi. Nhưng trong thực tế, có đúng là ông bà đều hết hẳn ham
muốn không?
Theo một khảo sát tại 7 nước Âu - Mỹ công bố năm 2003, có
đến 83% các ông trong độ tuổi từ 60-70 vẫn có nhu cầu “quan
hệ vợ chồng”. Tỉ lệ này ở độ tuổi 70-80 giảm xuống còn 65%.
Theo một báo cáo khác, tỉ lệ còn “thích” ở các bà Âu - Mỹ bằng
khoảng 2/3 các ông. Mặc dù Việt Nam chưa có một nghiên cứu
nào khảo sát về vấn đề này, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi
thì tỉ lệ các ông bà cao tuổi chưa tắt dục thấp hơn ở Âu - Mỹ, có
lẽ do tập tục, ảnh hưởng của xã hội, sức khỏe.... Thấp hơn, nhưng
không có nghĩa là “tắt hẳn”. Vẫn có những cặp vợ chồng già hết
sức “tình thương mến thương”. Tôi từng khám cho những cặp vợ
chồng khá cao tuổi, ông 82 - bà 79, rồi ông 81- bà 82. Thậm chí,
có không ít “cụ ông” ngoài 70 đến khám với lý do là để “phục
vụ” người vợ trẻ, chứ bản thân thì chẳng cần. Tôi cứ tưởng bà
chắc mới ngoài 50. Hỏi tuổi vợ, thì ông ấp úng rồi mới nói vợ trẻ
hơn 3-4 tuổi thôi!!!!
Y học gần đây xôn xao về chuyện mãn kinh. Các bà ở tuổi 50
thì mãn kinh. Mãn kinh làm người mệt mỏi uể oải có thể làm
giảm ham muốn. Tư tưởng “mình già rồi” cũng góp phần làm hết
ham muốn. Hiện tượng khô âm đạo do mãn kinh, dẫn đến giao
hợp đau, cũng làm mất ham muốn. Việc sử dụng các nội tiết tố
nữ thay thế có thể giúp chất lượng sống tốt hơn, tránh khô, teo
âm đạo, giúp duy trì quan hệ vợ chồng.
Ở nam giới, “mãn kinh nam” cũng đang được thảo luận sôi nổi
tại các hội thảo Nam khoa trong và ngoài nước, mà phe thuận
(cho là có mãn kinh nam) đang ngày càng lấn lướt hơn phe chống

141
(cho là không có mãn kinh nam). Cũng tương tự như ở phái nữ,
sử dụng testosterone (nội tiết tố nam) ở những ông có triệu chứng
“mãn kinh” cũng giúp chất lượng sống của họ dường như tốt hơn,
góp phần duy trì ham muốn vợ chồng. Vấn đề là phải cân nhắc
xem ai là người cần sử dụng testosterone thay thế? Dùng như thế
nào? Lợi-hại ra sao? Những điều này phải do chính bác sĩ khám
trực tiếp, làm các xét nghiệm về nội tiết... quyết định. Dùng thuốc
sai thì nguy một, dùng thuốc nội tiết mà sai thì nguy đến mười.

“Nó” cũng về hưu rồi


Gần đây, một bệnh nhân mới ngoài 60 vào khám Nam khoa.
Gặp tôi, ông than: “Chán quá bác sĩ ơi, tôi vừa mới về hưu thì
“nó” cũng “về” theo luôn. Thậm chí buổi sáng mắc tiểu mà “nó”
cũng không thèm “nhúc nhích” gì???”.
Thông thường, hạn sử dụng của các cơ quan trong cơ thể chỉ
vào khoảng 50-65 năm là hết “date”, tùy từng bộ phận. Dương
vật cũng bị lão hóa. Dương vật cương được hay không là nhờ
máu bơm từ động mạch thể hang vào các xoang. Khi lớn tuổi,
các xoang mạch máu bị mô sợi xơ xâm chiếm nên khó đàn hồi
hơn; cộng thêm động mạch đưa máu đến cũng hẹp tắc làm giảm
lượng máu đến dương vật, kết quả là “nó” hết “hạn sử dụng”.
Ngoài ra, những yếu tố khác như các thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ
trong máu, chứng khó thở... cũng góp phần làm “nó” về hưu, có
khi còn bị hưu non trước “người chủ”. Thông thường, ở tuổi 40
có khoảng 40% các ông bị rối loạn cương từ mức độ nhẹ đến mức
độ nặng, và cứ thêm 10 tuổi thì tỉ lệ này tăng thêm 10% (tức là ở
những ông khoảng 70 tuổi, có đến 70% ông có trục trặc “cái ấy”).
May mắn thay, Tây y vẫn có những biện pháp hỗ trợ sự cương

142
dương (với điều kiện các ông vẫn còn “ham”, kèm theo tim mạch
ổn định). Các loại thuốc uống như sildenafil, vardenafil, tadalafil,
thuốc chích như alprostadil, hay dụng cụ hút, phẫu thuật gắn
thể hang nhân tạo... giúp “nó” được gia hạn sử dụng. Vấn đề là
các thần dược trên không chữa hết bệnh mà chỉ hỗ trợ sự cương
khi cần, và những người bị rối loạn cương phải được bác sĩ khám
và cho toa thích hợp để tránh các biến chứng (nhẹ thì đau đầu,
nặng hơn thì cương hoài không xuống, còn nặng nữa là thượng
mã phong, “đi” luôn!)

“Mau” quá
Trái với suy nghĩ của nhiều người, “càng già càng dai”, hoạt
động tình dục của các ông cao tuổi, dù kinh nghiệm “trận mạc
đầy mình”, chẳng hề “dai” hơn giới trẻ tay mơ. Tỉ lệ xuất tinh
sớm ở người cao tuổi cũng như người trẻ là tương đương nhau,
chiếm khoảng 30% những người còn quan hệ vợ chồng. Sự cương
giảm, sức khỏe giảm, gối mỏi lưng đau... là những yếu tố gây nên
sự “mau” quá ở người cao tuổi. Việc điều chỉnh cho “chậm” bớt
ở người cao tuổi khó hơn người trẻ, vì ở người trẻ sự cương luôn
hừng hực khí thế, chỉ cần “bớt lửa” là chậm được quá trình quan
hệ; còn ở người cao tuổi, thầy thuốc phải vừa giúp sự cương tốt
hơn, vừa phải chú ý kéo dài thời gian.

Ông yếu, bà yếu theo


Tình cảm vợ chồng gắn bó qua chuyện “chăn gối”, bà vui thì
ông mới vui và ông yếu thì bà cũng yếu theo. Ngày nay, những
kiểu người ích kỷ chỉ cần biết mình vui đã “xưa” rồi. Nhiều ông
đến tôi khám đều có mong ước duy nhất là để làm hài lòng người

143
bạn đời của mình. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu thực hiện
tại nhiều nước Âu-Mỹ-Á công bố năm 2005 thì một trong những
lý do khiến các bà lãnh cảm là tại các ông, ông “yếu” hay ông
“nhanh” quá làm bà chán, nên dần dần cũng yếu theo. Vì thế, các
bác sĩ Nam khoa, tuy đối tượng khám chính là các ông, nhưng đã
tác động đến cả các ông và bà cao tuổi, giúp đời sống tình dục
của họ được duy trì trong một cuộc sống hạnh phúc.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Tôi đã lớn tuổi (72), sức khỏe tốt, nay tôi muốn có con với
một người nhỏ tuổi hơn, như thế có được không thưa bác sĩ?
Nghe nói người già mà có con thì đứa con sẽ yếu, kém thông
minh? (Nguyễn Đ. Kh., T.Q.Diệu, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đứa con của người cao tuổi có thể
sẽ yếu và kém thông minh do thiếu sự chăm sóc của người cha
hơn là do tinh trùng. Tuổi càng cao, lượng tinh trùng sản xuất ra
càng ít và kém chất lượng. Nhưng trong cái mớ yêu yếu đó vẫn
còn những con khỏe mạnh, đủ sức làm trứng thụ tinh để phát
triển thành em bé bình thường.

Hỏi: Cha tôi 70 tuổi. Gần đây, ông có biểu hiện rất lạ. Mỗi lần
nhà vắng người mà ông nhìn thấy các cô gái hàng xóm thì ông
lại đưa “nó” ra ngoài để gây sự chú ý. Ba tôi bản tính hiền lành
và không có tính trăng hoa. Gia đình muốn đưa ba tôi đi bác sĩ
nhưng ngại. Xin hỏi đây có phải là bệnh hay không và cách chữa
như thế nào? (Lý Thu Th., Q3, lycint...@yahoo.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp những
trường hợp như của ba chị: người lớn tuổi, đứng đắn bỗng dưng

144
có nhu cầu quan hệ tình dục mạnh trở lại, không kiểm soát được
hành vi. Chị nên đưa ba chị đến khám ở các bác sĩ tâm lý, tâm
thần. Khi tình trạng tâm lý, tâm thần của bệnh nhân ổn định,
tình trạng này sẽ hết. Một số thân nhân có nêu ý cắt bỏ tinh hoàn
hay thậm chí đoạn dương vật. Đây là những biện pháp sai về đạo
đức y khoa, và nếu có thực hiện thì cũng chẳng làm bệnh nhân
hết ham muốn, hết trục trặc hành vi.

Hỏi: Tình dục có lợi cho người lớn tuổi hay không? Nên sinh hoạt
thế nào là đúng? Ở Việt Nam không nói đến vấn đề này, thế giới
có tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề này không?(Phan Ngọc D.,
Bình Dương).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cho tới bây giờ vẫn chưa có ai chứng
minh được là tình dục giúp người ta sống lâu, sống khỏe hay chính
việc sống khỏe giúp người lớn tuổi vẫn duy trì được “chuyện ấy”.
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 1998 cho thấy khoảng 60% nam giới
lớn tuổi vẫn thích và vẫn còn “hoạt động”. Còn ở phái nữ thì tỉ lệ
này là 30%. Trên các nghiên cứu tại các nước châu Á, con số này
ở phái nam lại cao hơn 60% nhưng ở phái nữ lại dưới 30%. Trong
lúc chờ các nhà khoa học chứng minh cái nào có trước, khỏe mới
có sex hay nhờ sex mới khỏe, hay cả hai hỗ trợ cho nhau, chúng
ta ai cũng thấy rằng vợ chồng nào lớn tuổi mà vẫn còn tình dục
thì chắc chắn họ vẫn còn yêu nhau thắm thiết. Tình yêu của họ
không chỉ có lợi cho hai người mà còn cho cả con cháu và xã hội.
Vấn đề sinh hoạt thế nào cho đúng là tùy thuộc quả tim, theo
cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Theo nghĩa đen thì nếu trong người
không cảm thấy bệnh hoạn gì, vẫn leo 2-3 tầng lầu dễ dàng, vẫn
cuốc đất trồng rau được thì “chuyện kia” ắt cũng được. Còn nếu
thấy trong người có cái chi không ổn, đang bệnh hoạn chi đó thì

145
trước khi “ra gió” nên hỏi bác sĩ xem sức có đủ hay không, cần
chỉnh đốn chi không. Nếu người yếu thì đành quên đi chuyện
“sinh lý” để bảo toàn “sinh mạng”. Số lần quan hệ mỗi tháng
cũng tùy thuộc sức khỏe đôi bên và hoàn cảnh. Nhìn chung 1-2
lần/tháng là con số “được chọn bởi nhiều người”.
Cái khó trong chuyện “chung sức” này là một bên thì hay
gặp trục trặc chuyện cứng, còn bên kia thì rối loạn chuyện khô.
Không đủ cứng làm người ta ngại gần gũi, còn khô quá gây đau
rát lại khiến người ta sợ. Cả hai chứng này đều có thể được y học
hiện đại hỗ trợ tốt bằng những phương thuốc hữu hiệu. Nếu bị
những trục trặc này thì quý ông nên đến gặp bác sĩ Niệu - Nam
khoa, còn quý bà thì đến với bác sĩ Phụ khoa.
Về tài liệu Tây y liên quan đến tình dục và tuổi cao thì chắc
chưa có tại Việt Nam. Một trong những lý do khiến không có
tài liệu nào trong lãnh vực này là do chúng ta chưa có những
nhà chuyên môn về Tình dục học. Bản thân tôi cũng chỉ là bác
sĩ Nam khoa, có gốc rễ từ Tiết niệu; trong khi những nhà Tình
dục học thường có “bà con” với chuyên ngành Tâm lý học và...
Tâm thần học. Để tìm các tài liệu về tình dục và tuổi cao, chúng
ta có thể tìm đọc các cuốn sách đứng đắn về “sexology”, trong
chương mục “aging”. Tìm các tài liệu này không khó, cái khó là
có thể đọc bằng tiếng Anh hay không. Tôi là Ủy viên Ban chấp
hành của Hội nam giới Lớn tuổi châu Á - Thái Bình Dương, và
vấn đề mà Hội này cũng đang đau đầu là thông tin đưa đến tay
người cao tuổi ở các nước thành viên quá ít.

Hỏi: Tôi 60 tuổi, sức khỏe bình thường, vẫn có nhu cầu sinh hoạt
tình dục mỗi tuần một lần. Xin hỏi ở tuổi tôi điều này có làm
ảnh hưởng đến sức khỏe không? Đó có phải là “bệnh lý” không,

146
nếu phải thì chữa trị như thế nào? (N.V.T., Q.11, thành phố Hồ
Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Theo một nghiên cứu về vấn đề tình


dục đối với nam giới trên 50 tuổi tại Mỹ và 6 nước Tây Âu do tiến
sĩ Rosen – một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về tình
dục học – và cộng sự công bố năm 2003 thì 83% nam giới cao
tuổi “lửa lòng” vẫn chưa tắt, trung bình mỗi tháng có khoảng
6 lần quan hệ. Tuổi càng cao thì nhu cầu càng giảm nhưng tắt
hẳn thì còn tùy mỗi người. Con số ở người châu Á có thể tương
tự hay thấp hơn chút đỉnh. Trường hợp của ông như vậy không
phải là bất thường, không cần chữa trị. Tình dục chỉ bị ngăn cấm
nếu nó trái đạo lý và luật pháp. Tình dục chỉ nên tránh nếu trái
tim dễ vỡ (theo nghĩa đen); nếu sức khỏe vẫn tốt, tim mạch ổn
định thì tình dục hoàn toàn không nguy hiểm. Để kết luận, tôi
xin nêu một lưu ý của giáo sư Adaikan, người Singapore, nguyên
chủ tịch Hội Y Học Giới Tính Thế Giới: ở người lớn tuổi, thượng
mã phong dễ xảy ra khi ngoại tình, mà 3/4 trường hợp là do quan
hệ với người phụ nữ trẻ tuổi hơn nhiều.

147
MÃN DỤC NAM

Trong cơ thể chúng ta, không có bộ phận nào là được “bảo


hành suốt đời”. “Hạn sử dụng” của mỗi cơ quan, bộ phận thường
nằm trong khoảng 50-65 năm. Sau thời hạn đó, cơ thể vẫn chạy
tiếp nhưng không thể như thời trẻ được. Mặc dù y học hiện tại
chưa làm được phép “cải lão hoàn đồng” nhưng có thể giúp chất
lượng sống của người cao tuổi được cải thiện phần nào, khiến
cho số người nằm trong diện tuy “quá hạn sử dụng” nhưng “vẫn
còn chạy tốt” ngày càng tăng. Theo một báo cáo của Liên Hiệp
Quốc, trong 50 năm tới, dân số thế giới sẽ già đi nhanh hơn so
với nửa cuối thế kỷ qua. Điều này do tỉ lệ sinh toàn cầu giảm
và tuổi thọ trung bình đang tăng lên. Dự kiến đến năm 2050,
tuổi thọ trung bình của người dân ở vùng kém phát triển là 75,
còn ở vùng phát triển là 82. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về sức
khỏe cho người cao tuổi, trong đó có mãn dục nam do thiếu
testosterone. Testosterone tuy chỉ có hàm lượng rất nhỏ trong
cơ thể nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành
giới tính trong suốt cuộc đời một người đàn ông: từ khi còn là
bào thai đến sự định hình và phát triển “nam tính”, và khả năng
“70 năm, 80 năm vẫn chạy tốt”.

148
Testosterone là gì?
Testosterone được biết đến từ việc cấy tinh hoàn cho những
con gà trống thiến của Berthold năm 1849. Nhưng mãi đến năm
1935, testosterone tổng hợp lần đầu tiên mới được ra đời. Ngay
sau đó nó đã được sử dụng để điều trị cho nam giới bị suy tuyến
sinh dục.

Nồng độ testosterone và lão hóa

Trị số testosterone
bình thường

tuổi
Hình 9-1: Sơ đồ sự giảm testosterone theo tuổi (đường lượn sóng)

Testosterone là một nội tiết tố steroid thuộc nhóm androgen.


Ở động vật có vú, testosterone được tiết ra chủ yếu từ tinh hoàn
của giống đực và buồng trứng của giống cái, và khoảng 5% được
tiết ra từ tuyến thượng thận. Theo năm tháng, testosterone tiết
ra ít dần đi. Từ sau 30 tuổi, nồng độ testosterone bắt đầu giảm
trung bình 1% mỗi năm, nhưng trên thực tế, cơ thể chưa có thay

149
đổi gì. Ở ngưỡng tuổi 40, nồng độ testosterone bắt đầu giảm chỉ
còn khoảng 400ng/dl trong máu. Những triệu chứng gợi ý việc
giảm testosterone này là: giảm ham muốn, chức năng tình dục
giảm, sức khỏe cơ bắp giảm, tăng loãng xương, mập béo, giảm
trí nhớ, dễ bị trầm cảm, hay ngủ gục, rụng lông tóc, lông mày...;
giảm sản xuất hồng cầu, số lượng và chất lượng tinh dịch kém,
trong đó số lượng tinh trùng giảm đáng kể. Từ sau 70 tuổi, nồng
độ testosterone trong máu giảm nhanh, chỉ còn khoảng 260ng/dl,
tức phân nửa so với giai đoạn ở độ tuổi trưởng thành (xem sơ đồ).
Hiện tượng giảm đáng kể testosterone trong máu ở giai đoạn
mãn dục nam là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời người đàn
ông, bởi đây không chỉ là vấn đề sinh hoạt tình dục đơn thuần
mà còn là vấn đề tâm lý, xã hội phức tạp.

Mãn dục nam là gì? Có nhiều người bị hội chứng
này không?
Trong một thời gian dài, vấn đề đàn ông có bị giảm nồng
độ testosterone theo tuổi hay không được tranh luận rất nhiều.
Trong khi đó, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ testosterone
trong máu bị giảm theo tuổi, mặc dù có người giảm ít, người
giảm nhiều. Hiện tượng này tương đương với hiện tượng mãn
kinh ở phụ nữ. Các triệu chứng của tình trạng giảm testosterone
ở nam giới lớn tuổi cũng giống như ở phụ nữ mãn kinh: mất ham
muốn tình dục, mất khả năng cương, dễ mệt mỏi, khó tập trung
tư tưởng, giảm trí nhớ, giảm khối cơ, tăng lượng mỡ ở bụng và
thân trên (nữ hóa tuyến vú) và nếu giảm testosterone kéo dài còn
kèm thêm đau xương, loãng xương, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Tuy có nhiểu điểm tương đồng với mãn kinh nữ, nhưng ở

150
nam giới vẫn có những điểm khác biệt quan trọng. Đây là một
quá trình diễn ra từ từ giữa tuổi 40 và 50, và không có một điểm
xác định rõ rệt như là kỳ kinh cuối của mãn kinh nữ. Do đó,
những từ mãn kinh nam (male menopause) và mãn dục nam
(andropause) đã được đề nghị sử dụng, nhưng không nói lên
đầy đủ hội chứng này. Gần đây, các chuyên gia đề nghị sử dụng
danh từ Suy Tuyến Sinh Dục Khởi Phát Muộn Có Triệu Chứng
(Symptomatic Late-Onset Hypogonadism, viết tắt là SLOH), là
một thuật ngữ có ý nghĩa chính xác hơn. Hơn nữa, mặc dù nam
giới lớn tuổi đều bị giảm nồng độ testosterone trong máu, nhưng
không phải ai cũng “dính” phải hội chứng này, mà chỉ khoảng
30% ở đàn ông trên 45 tuổi là bị mãn dục nam.

Những triệu chứng của mãn dục nam


Theo Morley, nhà nội tiết học người Mỹ chuyên về bệnh người
cao tuổi, nếu bạn là nam giới trên 45 tuổi, muốn biết mình có
bị hội chứng mãn dục nam hay không, bạn hãy trả lời các câu
hỏi sau:
1. Bạn có giảm ham muốn tình dục hay không?
2. Bạn có thấy thiếu sức sống hay không?
3. Bạn có thấy sức mạnh và độ bền của cơ bị giảm hay không?
4. Bạn có cảm giác chiều cao giảm không?
5. Bạn có thấy giảm hứng thú với cuộc sống hay không?
6. Bạn có buồn bực và cáu gắt hơn bình thường hay không?
7. Khả năng cương của bạn có bị giảm không?
8. Bạn có ghi nhận gần đây khả năng chơi thể thao bị giảm hay
không?

151
9. Bạn có hay buồn ngủ sau khi ăn tối không?
10. Bạn có ghi nhận khả năng làm việc trong thời gian gần đây
bị giảm hay không?

Nếu trả lời “có” với câu hỏi số 1 hoặc số 7, hoặc với bất kỳ 3
câu hỏi nào khác, có thể là nồng độ testosterone của bạn đã bị
giảm. Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và khám thêm.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, một dấu chứng khác để nghi
ngờ có mãn dục nam là vòng bụng ở nam giới lớn tuổi. Vòng
bụng tăng không chỉ do mỡ tích tụ ở da bụng mà còn nó còn
tích tụ trong nội tạng. Nếu vòng bụng trên 90cm là nhiều rồi
đấy. Sau khi điều trị bằng testosterone hỗ trợ, vòng eo của quý
ông thường nhỏ gọn lại.

Các xét nghiệm ở những người có hội chứng mãn


dục nam
Những người có các triệu chứng của hội chứng mãn dục nam
cần được làm các xét nghiệm cần thiết: nồng độ trong máu của
các chất gonadotrophin (FSH, LH), prolactin, sex hormone binding
globulin (SHBG) và nồng độ testosterone buổi sáng (từ 8g đến 10g).
Bệnh nhân được coi là giảm testosterone khi nồng độ testosterone
dưới 11 nmol/l (hay 320 ng/dl).
Ngoài ra, trước khi được điều trị bổ sung testosterone, bệnh
nhân còn được làm xét nghiệm đo số lượng hồng cầu trong máu,
Hct, định lượng chất PSA trong máu (nếu chất này tăng cao, có
thể bệnh nhân có ung thư tuyến tiền liệt), siêu âm tuyến tiền
liệt, khám tuyến tiền liệt, khám tuyến vú. Nếu các khám nghiệm
này bình thường, bác sĩ mới có thể tiến hành điều trị bổ sung
testosterone cho bệnh nhân.

152
Điều trị bổ sung testosterone có hại gì không?
Bổ sung testosterone là phương pháp hiệu quả để điều trị
mãn dục nam. Nó làm tăng sức sống, tăng ham muốn tình dục,
cải thiện khả năng cương, cải thiện tinh thần (giảm buồn rầu,
giận dữ, kích thích, mệt mỏi), tăng khối lượng cơ; giảm mỡ, tăng
sức mạnh và độ bền của cơ bắp, giảm loãng xương, giảm nguy
cơ tim mạch. Những hiệu quả này thường được ghi nhận sau ít
nhất 6 tuần điều trị (thường sau 3 - 6 tháng điều trị mới thấy rõ
hiệu quả).
Tuy nhiên, các bác sĩ thường do dự trong sử dụng testosterone
cho người lớn tuổi vì lo ngại testosterone ảnh hưởng xấu trên
tuyến tiền liệt. Những nghiên cứu đầu tiên về liệu pháp bổ sung
testosterone trên đàn ông lớn tuổi đã cho thấy testosterone không
làm tăng khả năng bị phì đại tuyến tiền liệt. Còn khả năng bị
ung thư tuyến tiền liệt thì khó đánh giá hơn. Để tránh nguy cơ
này, theo các chuyên gia, không nên cho bệnh nhân sử dụng
testosterone nếu nghi bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt; hay
trong quá trình dùng testosterone, nếu thử máu thấy nồng độ
chất PSA (prostate specific antigen) tăng cao hơn bình thường
thì ngưng sử dụng testosterone.
Về vấn đề bệnh tim mạch, các nghiên cứu cho thấy testosterone
không những không gây hại mà có lẽ còn có lợi do một số tác
động có lợi trên thành mạch và hệ tạo cục máu đông. Điều này
giải thích vì sao đàn ông suy tuyến sinh dục có nhiều nguy cơ
bệnh tim mạch hơn người bình thường.
Ngoài ra, bệnh nhân dùng testosterone bổ sung có thể có triệu
chứng tăng hồng cầu, ngừng thở lúc ngủ.

153
Các dạng thuốc testosterone
Viên cấy dưới da: thuốc duy trì tác dụng được khoảng nửa
năm. Sau cấy tuần đầu tiên, nồng độ testosterone trong máu
tăng cao rồi dần dần giảm xuống và đạt sự ổn định trong một
thời gian dài. Nhược điểm của phương pháp này là phải làm một
tiểu phẫu thuật để cấy thuốc và viên thuốc có thể gây ngứa cục
bộ, nhiễm trùng...
Thuốc uống: Loại thuốc 17α-methyl testosterone gây hại cho
gan, không nên dùng. Do loại thuốc này rẻ tiền nên một số dược
phẩm không nghiêm túc thường pha chất này vào, rất hại. Loại
thuốc testosterone undecanoate là testosterone este hóa tan trong
dầu, được hấp thu từ ruột qua hệ bạch mạch nên không ảnh
hưởng tới gan. Thuốc này thường dùng cho đàn ông lớn tuổi vì
có thể thay đổi liều tùy theo mức độ suy giảm testosterone, bảo
đảm sự sản xuất testosterone còn lại của tinh hoàn được toàn vẹn.
Thuốc tiêm: Các thuốc tiêm tan trong dầu, tiêm bắp 2-3 tuần
một lần. Gần đây có loại thuốc tiêm testosterone undecanoate tan
trong dầu thầu dầu, dạng tiêm bắp. Đây là loại thuốc “3 tháng một
lần cho nam giới”, cần tiêm với liều 1.000mg duy nhất trong 12
tuần, sau khi tiêm liều đầu tiên được 6 tuần để bảo đảm nồng độ
testosterone trong máu được duy trì trong giới hạn bình thường.
Viên ngậm: Viên thuốc được nhét giữa má và lợi của cung răng
hàm trên. Thuốc sẽ được phóng thích dần dần, trong khoảng 12
tiếng.
Thuốc dán hay gel bôi da: Dạng testosterone ngấm qua da đã
có mặt trên thị trường, được dán trên da bìu hay da vùng khác
của cơ thể. Đứng về mặt nội tiết, dạng thuốc này đáp ứng được
hầu hết các tiêu chuẩn của liệu pháp bổ sung testosterone. Tuy

154
nhiên, miếng dán là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng bệnh nhân bị
giảm androgen, khiến bệnh nhân không thích. Thêm nữa, thuốc
dán có thể gây kích thích da hoặc dễ bị rớt.
Ngoài testosterone bổ sung, thay đổi lối sống là việc cần khuyến
cáo. Thay đổi lối sống theo hướng tích cực cũng góp phần cho
việc điều trị thành công, bao gồm: chế độ ăn hợp lý, bỏ thuốc lá
và hạn chế bia-rượu, tập thể dục đều đặn, tránh lo âu.
Tóm lại, testosterone là một nội tiết tố quan trọng cho đàn
ông khỏe mạnh về cơ thể và tâm thần. Nếu suy giảm testosterone
được chẩn đoán thì liệu pháp bổ sung testosterone là một giải
pháp hợp lý. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa
học về tác động của testosterone trên sức khỏe của đàn ông lớn
tuổi trước khi chúng ta hiểu rõ ràng về ưu điểm cũng như nhược
điểm của việc dùng bổ sung testosterone.

Một vài câu hỏi liên quan

1. Tôi 70 tuổi, có phải tôi đã quá già nên không được sử dụng
liệu pháp bổ sung testosterone?
Những người lớn tuổi mắc phải hội chứng Mãn Dục Nam do
giảm nồng độ testosterone trong máu đều có thể sử dụng được
liệu pháp bổ sung testosterone, cho dù 70 hay 80 tuổi. Cũng
như các loại thuốc khác, testosterone phải được sử dụng dưới
sự giám sát của bác sĩ.

2. Tôi bị phì đại tuyến tiền liệt. Tôi có thể sử dụng testosterone
được không?
Tuyến tiền liệt to ra dần dần theo tuổi tác nên nam giới lớn
tuổi hầu như ai cũng có tuyến tiền liệt bị phì đại. Phì đại tuyến

155
tiền liệt thường lành tính, nhưng cũng có một số ít là ung thư,
và đây mới là điều đáng ngại. Nếu bị ung thư thì không sử dụng
testosterone được, còn tuyến tiền liệt phì đại lành tính thì vẫn có
thể sử dụng bình thường. Để biết bệnh nhân có bị ung thư tuyến
tiền liệt hay không, bác sĩ sẽ khám trực tràng, qua đó “sờ” thấy
tuyến tiền liệt, và bệnh nhân được yêu cầu thử chất PSA trong
máu. Nếu sờ thấy tuyến tiền liệt có nhân cứng hay là nồng độ
PSA > 4ng/ml thì bệnh nhân sẽ được sinh thiết tuyến tiền liệt để
biết chắc có bị ung thư hay không.

3. Bị rối loạn cương có sử dụng testosterone được không? Nếu


được thì liều dùng như thế nào?
Rối loạn cương có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
nguyên nhân giảm testosterone. Thử máu đo testosterone giúp
biết testosterone có giảm hay không. Nếu bác sĩ xác định bệnh
nhân bị rối loạn cương do giảm testosterone thì bệnh nhân sẽ
được dùng thuốc trên 6 tuần mới thấy hiệu quả, và thường phải
dùng thuốc lâu dài. Một số trường hợp, bên cạnh testosterone,
bệnh nhân cần được dùng kèm thêm các thuốc giãn mạch chọn
lọc trên dương vật để dương vật dễ cương (sildenafil, vardenafil,
tadalafil). Nói chung, nguyên nhân và hướng điều trị cần phải có
bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để
được tham vấn và điều trị, không nên tự ý dùng thuốc.

4. Nam giới dưới 45 tuổi nếu bị suy tuyến sinh dục có dùng
testosterone được không?
“Suy tuyến sinh dục” được dịch từ chữ tiếng Anh “hypogonadism”,
nghĩa là tinh hoàn giảm hoạt động, giảm tiết ra testosterone nên
nồng độ của testosterone trong máu của người bệnh thấp hơn

156
mức bình thường, so với người khỏe mạnh có cùng độ tuổi, vì thế
mà sử dụng testosterone bổ sung sẽ có lợi. Tuy nhiên, cũng như
mọi thứ thuốc khác, và đặc biệt là các loại nội tiết tố (hormone)
như testosterone thì việc xác định bệnh nhân nào cần sử dụng
và sử dụng ra sao là do bác sĩ quyết định sau khi thăm khám kỹ
lưỡng bệnh nhân.

5. Có lối sống hoặc ăn uống nào khả dĩ có thể giúp phòng ngừa
hoặc làm giảm triệu chứng của mãn dục nam hay không?
Giảm ăn mỡ và rèn luyện thân thể thường xuyên là những
biện pháp tốt nhất để phòng ngừa mãn dục nam. Bụng bự, béo
bệu là dấu hiệu của mãn dục nam. Cần duy trì những thức ăn
truyền thống của châu Á, tránh ăn kiểu Tây. Duy trì lối sống lạc
quan, vị tha, tránh cáu giận, làm từ thiện, tham gia các hoạt động
văn hóa, du lịch. Cần cho cơ thể hoạt động nhẹ nhàng như làm
việc nhà, không ráng sức, tránh thức khuya xem phim, xem đá
banh... Phải cố gắng cho não bộ hoạt động thường xuyên: đọc
sách, chơi cờ....

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Nam giới có độ tuổi bắt đầu quá trình mãn dục là bao nhiêu?
Xin bác sĩ cho biết phương pháp có thể làm chậm quá trình ấy?
(Lê Hạnh B., Phú Yên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Gần đây, y học ghi nhận sau 35 tuổi,
nồng độ testosterone trong máu người đàn ông bắt đầu giảm
dần; và ở những người trên 45 tuổi, có khoảng 30% nam giới
có những dấu hiệu giống như phụ nữ mãn kinh: mệt mỏi, trí
nhớ giảm, tình dục giảm, đỏ bừng mặt, hay cáu gắt, thấy chán

157
đủ thứ, bụng béo, sức lực giảm, xương dòn.... Y học gọi những
người này bị “mãn kinh nam” (male menopause) hay mãn dục
nam (andropause). Làm chậm quá trình mãn kinh nam là chuyện
khó, nhưng y học có thể giúp chất lượng sống của người cao tuổi
được cải thiện bằng việc dùng bổ sung testosterone. Điều này có
thể đem lại sự cải thiện về tâm trạng cũng như sức lực cho những
người mãn kinh nam có triệu chứng. Một khi đã uống thì cần
uống testosterone lâu dài, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh
nhân cũng cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để tránh khả
năng bùng phát ung thư tuyến tiền liệt.

Hỏi: Tôi năm nay mới 48 tuổi, nhưng gần nửa năm nay “chuyện
ấy” bỗng dưng sa sút và gần như không còn ham muốn, có phải
đó là triệu chứng liệt dương không? Phải làm cách nào để “cứu
vãn tình thế”, thưa bác sĩ? (Đặng Ngọc T., Gò Công Đông, Tiền
Giang).

TS BS Nguyễn Thành Như: U50 là lứa tuổi bản lề của cuộc đời,
sau hai cái “bản lề” U20, U30. Tới tuổi 50 thì các cơ quan trong
cơ thể cũng tới “hạn sử dụng” của nó, trong đó có chuyện “sinh
lý”. Ở lứa tuổi này, cũng như bên nữ, 30% nam giới có tình trạng
bốc hỏa, bực bội, mệt mỏi, chán đủ thứ, giống như đang... mãn
kinh vậy. Muốn biết mình có bị “mãn kinh” hay không thì ông
cần đến gặp bác sĩ, khám và thử máu. Nếu nồng độ testosterone
trong máu mà thấp thì dùng testosterone bổ sung có thể giúp
“sung” trở lại.

Hỏi: Tôi sắp 70, chuyện cương yếu tôi cho là tự nhiên. Liệu tôi
lâu lâu có thể dùng thuốc gì để bớt cảm thấy già? Xin chỉ giùm.
Cám ơn. (Khang, thành phố Hồ Chí Minh).

158
TS BS Nguyễn Thành Như: Thông thường sau 50 tuổi, kinh nguyệt
đối với phụ nữ sẽ thành kỷ niệm, “có cánh hay không có cánh” trở
thành chuyện của ngày xưa. Nam giới không có một cột mốc cụ
thể như phụ nữ để đánh dấu sự chuyển giai đoạn của cuộc đời.
Nhưng thật ra, từ 35 tuổi trở đi, sự sản xuất ra testosterone của
tinh hoàn sẽ giảm dần, và ở những người trên 45 tuổi, có khoảng
30% nam giới (chứ không phải tất cả) có những dấu hiệu giống
như phụ nữ mãn kinh: mệt mỏi, đỏ bừng mặt, hay cáu gắt, chan
chán đủ thứ trong đó có cả chán chuyện vợ chồng, bụng béo, sức
lực giảm, xương dòn.... Nhìn chung cả một bộ máy đều xuống
cấp chứ không riêng gì bộ sinh dục. Nói cách khác, trong cơ thể
không có bộ phận nào là “bảo hành suốt đời”, “hạn sử dụng” của
mỗi cơ quan thường nằm trong khoảng 50-65 năm. Sau thời hạn

Hạn sử dụng
Mắt 50 năm

Cơ 60 năm

Tuyến tiền liệt 55 năm

g
Cương dươn
Khớp 60 năm

Khối xương 60 năm

159
đó, cơ thể vẫn chạy tiếp nhưng không thể như thời trẻ nữa. Xã hội
càng phát triển, số người nằm trong diện tuy quá hạn sử dụng
nhưng “vẫn còn chạy tốt” ngày càng tăng. Y học không thể cải
lão hoàn đồng nhưng có thể giúp chất lượng sống của người cao
tuổi được cải thiện. Việc dùng bổ sung testosterone có vẻ đem lại
sự cải thiện về tâm trạng cũng như sức lực cho những người này,
nhưng đã dùng thì phải dùng lâu dài trong nhiều tháng, nhiều
năm cho tới khi bác sĩ nói ngưng hay khi chia tay vĩnh viễn mọi
thứ, chứ không thể lâu lâu “lai rai” vài viên. Ai có thể dùng thuốc
testosterone và dùng thuốc như thế nào là phải do bác sĩ khám
kỹ lưỡng và quyết định; đừng thấy thuốc testosterone có ở “mọi
lúc, mọi nơi” mà uống đại.

Hỏi: Vài năm nay tôi thấy nhu cầu tình dục đi xuống thấy rõ,
cơ thể cũng đang có dấu hiệu lão hóa như da nhăn, tàn nhang
nhiều... Bà xã tôi cũng đã mãn kinh nên tôi cũng không bức xúc gì
về chuyện chăn gối, tuy nhiên tôi muốn hỏi là tôi có nên đi điều
trị để hạn chế các triệu chứng tắt dục nam hay là cứ để cơ thể
biến đổi theo tự nhiên? (Nguyễn H., 49 tuổi, thanhcung_31@....).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nếu chữa cho chồng mà vợ không đi


chữa thì “nguy hiểm”, mất đồng điệu. Vậy nên bà xã ông cũng nên
đi khám về mãn kinh. Tibolone có thể giúp phụ nữ mãn kinh cải
thiện chuyện vợ chồng. Về phía ông, nếu nồng độ testosterone
trong máu thấp, ông không có các bệnh lý về huyết áp hay tuyến
tiền liệt thì việc điều trị bổ sung testosterone sẽ giúp cải thiện
chất lượng sống và chất lượng tình dục.

Hỏi: Tôi 65 tuổi, gần đây cảm thấy khả năng tình dục giảm sút rất
nhiều. Có người mách tiêm testosterone sẽ giúp cải thiện được

160
phần nào. Xin bác sĩ cho biết với người cao tuổi như tôi dùng
phương pháp này có hại gì không và thực sự có hiệu quả không?
(T.V.H., Q.1, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ở tuổi 65 khả năng tình dục giảm có


thể do nhiều nguyên nhân, mà trong đó có nguyên nhân giảm
testosterone. Muốn biết có bị chứng “Suy Tuyến Sinh Dục Ở Người
Lớn Tuổi” hay không thì ông cần được bác sĩ chuyên khoa khám
và làm xét nghiệm để xem cơ thể mình có bị thiếu testosterone
hay không, và liệu việc dùng thuốc testosterone hỗ trợ có gây
hại hay không. Cái hại lớn nhất là nếu ông đang có bệnh ung
thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú (nam giới cũng có ung thư vú)
nhưng không biết thì dùng testosterone có thể làm các bệnh ung
thư này trở nên nặng hơn.

161
CHƯƠNG 10

UNG THƯ
BỘ SINH DỤC NAM
UNG THƯ DƯƠNG VẬT

Ung thư dương vật rất hiếm gặp tại Hoa Kỳ và các nước phát
triển, nhưng tần suất cao hơn gấp 10-20 lần tại các nước kém
phát triển hơn (trong đó có nước ta). Bệnh nhân mắc ung thư
dương vật thường ở độ tuổi 30-70. Đối tượng bị ung thư chủ yếu
là những người nghèo, lao động chân tay, nhưng cũng không loại
trừ giới trí thức trung lưu.

Vì sao ung thư lại tấn công chỗ hiểm này?


Ung thư dương vật gần như không bao giờ gặp ở người đã cắt
bao qui đầu. Virus HPV (human papillomavirus) không chỉ gây ung
thư cổ tử cung ở nữ giới mà cũng có thể gây ung thư dương vật.
Bệnh này thích “kết bạn” với những nam giới ít tắm rửa hoặc
vệ sinh không đúng cách cho “cậu nhỏ”. Những chất bẩn, vi
khuẩn không được rửa sạch sẽ bám ở đầu dương vật, lâu ngày
làm viêm mạn tính niêm mạc bao qui đầu và qui đầu. Nếu tổn
thương này kéo dài sẽ làm biến dị tế bào niêm mạc, dần dần hóa
thành khối u ung thư. Khối u thường khởi phát từ qui đầu hay
rãnh qui đầu, sau đó lan ra thân dương vật.

164
Hình 10-1: Các vị trí có thể có của khối u ung thư trên dương vật20

Làm sao biết mình bị ung thư dương vật?


Ung thư dương vật khởi đầu là một cục u sần sùi hay loét nhỏ,
chủ yếu tại qui đầu hay da bao qui đầu. Đa số ung thư dương vật
không đau, và đó có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân không
phát hiện ra, nên thường đến bác sĩ khi đã muộn. Khoảng 50%
bệnh nhân đến bác sĩ 1 năm sau, kể từ ngày có triệu chứng đầu
tiên. Biểu hiện thường gặp của ung thư dương vật là xuất hiện
vết lở trên qui đầu (có thể có mủ), nhiều khi không đau, bóp thấy
cứng, nhiễm trùng không lành... Nhiều người lầm tưởng những
khối u sần sùi xuất hiện ở đầu dương vật là bệnh hoa liễu nên
tự mua thuốc, nhưng uống, bôi hoài vẫn không khỏi. Nếu bệnh
nhân bị hẹp bao qui đầu thì sẽ thấy bao qui đầu không còn mềm
mại như trước nữa, sờ thấy như có cục cứng nằm dưới da. Những
người trên 40 tuổi không bị hẹp bao qui đầu mà tự nhiên thấy

165
bao qui đầu khó kéo xuống, chai cứng thì cũng cần cẩn thận, có
thể bệnh nhân đã bị ung thư dương vật. Gặp những triệu chứng
như thế này, người bệnh cần phải đi khám ngay để tránh khó
điều trị về sau.
Một số triệu chứng khác bệnh nhân cũng cần chú ý là khi
dương vật tiết dịch hôi và tiểu đau. Khoảng 50% bệnh nhân có
hạch bẹn khi đến bác sĩ khám. Đến giai đoạn trễ thì khối u sẽ to
như quả trứng gà, sần sùi như bông cải, mủ đầu dương vật chảy
ra hôi hám, qui đầu nhiễm trùng nặng.
Ung thư dương vật cũng có thể có dạng mụn cóc khổng lồ.
Tuy nhiên, loại này có độ ác tính thấp.
Để biết chính xác có ung thư hay không, bác sĩ sẽ làm sinh
thiết khối u: cắt một mảnh nhỏ, gởi tới phòng xét nghiệm đọc
tế bào. Nếu có ung thư, các bác sĩ sẽ thấy những tế bào dị dạng.

Điều trị như thế nào?


Cách điều trị là cắt bỏ dương vật. Tuy nhiên, cắt bao nhiêu lại
phụ thuộc vào tốc độ di căn của các tế bào ung thư ác tính. Nếu
can thiệp kịp thời, “của quý” chỉ bị cắt một đoạn, phần còn lại
chỉ dài 2-3cm khi cương cứng. Bệnh nhân vẫn đứng tiểu được,
vẫn có thể quan hệ chăn gối, xuất tinh, có con bình thường đối
với phần còn lại này. Nếu phát hiện sớm, khi khối u còn khu trú
tại bao qui đầu thì có thể điều trị bằng cắt bao qui đầu thôi. Nếu
khối u nhỏ tại qui đầu thì có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu
thuật cắt bỏ qui đầu.
Khả năng cứu sống bệnh nhân lên đến 65-80% nếu khối u
chưa di căn, chưa chạy đi xa. Nhưng nếu nhập viện trễ, bệnh
nhân sẽ mất hết dương vật và phải tiểu ngồi suốt đời. Thậm chí,

166
khả năng sống sót chỉ còn 20 -50% khi khối u đã có hạch bẹn hay
di căn tới tận gan, phổi... Khi nghi ngờ có hạch bẹn, các bác sĩ
phải nạo hạch bẹn hai bên. Cắt bỏ dương vật khiến bệnh nhân
bị tổn thương tâm lý nặng, nhưng chính nạo hạch bẹn mới là
nguyên nhân gây đủ thứ phiền toái sau mổ: dò dịch, sưng phù
hai chân kéo dài...
Xạ trị (tia xạ) hay hóa trị (dùng thuốc) vừa tốn kém vừa ít hiệu
quả trong ung thư dương vật.

Khả năng chữa khỏi ung thư dương vật là bao


nhiêu phần trăm?
Trong điều trị ung thư, người ta lấy mốc thời gian là 5 năm. Ai
sống được 5 năm thì xem như khỏi bệnh. Nếu ung thư dương vật
mà chưa di căn thì khả năng sống sau 5 năm là 60-90%. Nhưng
nếu ung thư dương vật đã chạy tới hạch bẹn rồi thì khả năng này
giảm còn 30-50%. Khi ung thư tới hạch chậu trong bụng thì chỉ
còn 20% bệnh nhân sống sau 5 năm; còn đã di căn tới gan, phổi
thì chưa có ai sống quá 5 năm cả.

Làm sao để dự phòng?


90% bệnh nhân bị ung thư dương vật có liên quan đến hẹp
bao qui đầu. Hẹp bao qui đầu sẽ gây khó khăn cho nam giới khi
vệ sinh “cậu nhỏ”. Ở những nước có tục lệ cắt bao qui đầu hoặc
có nền giáo dục giới tính tốt, nam giới khi trưởng thành sẽ ít bị
ung thư dương vật. Do vậy, nếu ai bị hẹp bao qui đầu thì nên
sớm mổ cắt bao qui đầu để việc vệ sinh “cậu nhỏ” dễ dàng hơn.
Còn những ai có bao qui đầu dài mà không muốn cắt thì phải
siêng rửa qui đầu và bao qui đầu từ 1-3 lần mỗi ngày với nước

167
sạch, không cần xà bông, và tuyệt đối không được sử dụng dung
dịch Phụ khoa. Ngoài ra, sau mỗi lần đi tiểu hay quan hệ tình
dục cũng cần phải rửa trôi chất dơ đọng lại.
Những người bị viêm xơ teo qui đầu, bạch sản qui đầu cũng
rất dễ bị ung thư dương vật, nên những đối tượng này cần chú
ý: nếu thấy qui đầu có gì bất thường là phải đi khám sớm. Điều
quan trọng nhất là phải quan hệ tình dục an toàn, tránh “qua lại”
với gái mại dâm dễ bị nhiễm virus HPV (gây bệnh mồng gà). Loại
virus này là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Tôi vẫn đi tiểu bình thường và không hề có quan hệ bậy bạ


với ai, nhưng gần đây ở phần đầu bộ sinh dục của tôi nổi cục
cưng cứng, không đau. Tôi lo quá, không biết bị bệnh gì?(Tạ
Bình R., Quận 9).

TS BS Nguyễn Thành Như: Một số bệnh hoa liễu như giang mai,
hạ cam mềm có thể làm nổi cục ở phần đầu bộ sinh dục. Đôi
khi, đó cũng có thể là một nang bạch mạch dưới da, và thậm chí
cũng có thể là ung thư. Dương vật tuy là cơ quan quí nhưng cũng
không “né” được bệnh này. Những người có da qui đầu bị hẹp
(mà chưa cắt) dễ bị mắc bệnh ung thư hơn người khác. Khối u
có khi khá lớn, mưng mủ làm đau nhức và hạch nổi thành dề ở
hai bên háng. Dù gì thì cũng nên đến bệnh viện cho bác sĩ nhìn
cục u một cái. Thường bác sĩ sẽ cắt một tí xíu của cục u đó để
làm xét nghiệm. Nếu đúng là ung thư thì cắt bỏ dương vật giúp
kéo dài cuộc sống, thậm chí có thể sống vài mươi năm nếu trị
sớm. Còn nếu là bệnh hoa liễu thì kháng sinh ngày nay dư sức
trị khỏi bệnh.

168
Hỏi: Tôi không rõ mình bị bệnh gì mà đầu dương vật lại xuất
hiện vết sùi và thỉnh thoảng bị chảy máu. Xin được hỏi tôi bị mắc
bệnh gì và có thuốc nào chữa khỏi được hay không? Xin cám ơn
nhiều. (Lưu Ngọc Đ., Đắc Lắc).

TS BS Nguyễn Thành Như: Vết sùi và chảy máu ở qui đầu là điều
đáng ngại. Nếu vết sùi là một đốm tròn, phẳng, đỏ, chảy máu thì
có thể là giang mai. Nếu vết sùi như mụn cóc, “nhảy” nhanh ra
khắp qui đầu thì coi chừng mồng gà. Còn một vết sùi nguy hiểm
khác là ung thư dương vật. Mong bạn sớm đến các cơ sở chuyên
Da liễu, Tiết niệu, Nam khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám kỹ,
cho biết bạn cần làm thêm xét nghiệm gì (thử máu, sinh thiết...)
và điều trị bệnh cho bạn.

169
UNG THƯ TINH HOÀN

Kỳ tích 7 lần vô địch liên tiếp Tour de France đã đưa Lance


Armstrong thành huyền thoại, đặc biệt là sau khi anh đã chiến
thắng bệnh ung thư tinh hoàn. Lance Armstrong đã được hóa
trị liệu, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư và khối u di căn
trong não. Thật ra, trong giới thể thao không chỉ có mỗi mình
Lance Armstrong bị ung thư tinh hoàn mà còn có nhiều vận động
viên nổi tiếng khác như Ebbe Sand, tiền đạo người Đan Mạch của
đội Borussia Dortmund, Đức. May mắn cho họ là tuy bị ung thư
nhưng chỉ là ung thư tinh hoàn, một loại ung thư có nhiều khả
năng chữa trị khỏi dù là ở giai đoạn trễ. Nếu Lance Armstrong
mà bị ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang... thì sống
đã là may rồi chứ đừng nói đến chuyện đua xe.

Ung thư tinh hoàn là gì? Nguyên nhân? Có phòng


ngừa được không?
Tinh hoàn ở đàn ông tương đương với buồng trứng của phụ
nữ. Nhiệm vụ của tinh hoàn là tạo ra tinh trùng và nội tiết tố nam
tính (testosterone). Ung thư tinh hoàn là loại ung thư hiếm gặp.
Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn thường trong độ tuổi từ 15-30.
Lance Armstrong bị ung thư năm 24 tuổi. Còn trên 30 tuổi rất

170
hiếm bị bệnh này. Bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn lớn tuổi
nhất mà tôi từng điều trị là 47 tuổi, khối u phát triển ở tinh hoàn
ẩn trong bụng. Những người có bệnh tinh hoàn ẩn bẩm sinh
(tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong bụng) có nhiều
khả năng bị ung thư tinh hoàn hơn người khác; cho dù có mổ
kéo tinh hoàn từ bụng xuống bìu thì những tinh hoàn này cũng
vẫn dễ bị ung thư.
Cho tới nay, y học vẫn chưa rõ vì sao tinh hoàn lại bị ung thư,
nên chưa có biện pháp phòng ngừa; có điều rõ ràng là đạp xe đạp
hay tập thể thao không hề làm tăng nguy cơ bị ung thư tinh hoàn.

Làm sao biết mình bị ung thư tinh hoàn?


Ung thư tinh hoàn thường là một khối cứng nằm trong bìu mà
không có triệu chứng gì cả. Do vậy, hễ sờ thấy cục cứng trong bìu
thì nên đến bác sĩ khám sớm. Một số người còn gặp thêm triệu
chứng như bị đau tinh hoàn (như Lance Amrstrong) hay vú nở to.
May mắn là ung thư tinh hoàn thường dễ phát hiện bằng siêu
âm và bằng các “chất đánh dấu ung thư chuyên biệt”. Tế bào ung
thư của một số loại ung thư như ung thư tinh hoàn, ung thư gan,
ung thư tuyến tiền liệt v.v... tiết vào trong máu một số chất đặc
biệt, gọi là chất đánh dấu ung thư. Thử máu tìm những chất này
sẽ giúp chẩn đoán ung thư và theo dõi diễn tiến của bệnh. Đối
với ung thư tinh hoàn, các chất đánh dấu là AFP, β-hCG, Lactic
dehydrigenase (LDH) và Phosphatase kiềm. Ngoài ra, việc chụp
CT bụng, ngực và não giúp phát hiện xem ung thư có chạy đến
hạch trong bụng, đến phổi, não chưa. Trường hợp ung thư tinh
hoàn của Lance Armstrong đã chạy đến phổi và não.

171
Có bao nhiêu loại ung thư tinh hoàn?
Để đánh giá mức độ ác tính, khả năng điều trị khỏi và lên kế
hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, ung thư của cơ quan nào
cũng được chia thành từng nhóm nhỏ. Sự phân chia thường dựa
trên loại tế bào bị ung thư và mức độ di căn (ung thư “chạy” ra
xa, tới những cơ quan khác). Đối với ung thư tinh hoàn, có hai
loại chính là loại Seminoma và loại Non Seminoma.
Theo mức độ di căn thì ung thư tinh hoàn có ba giai đoạn:
Giai đoạn I – Ung thư chỉ nằm trong tinh hoàn. Giai đoạn II –
Ung thư lan tới hạch trong bụng. Giai đoạn III – Ung thư di căn
tới gan, phổi, não.

Hình 10-2: Các hình ảnh của khối u ung thư tinh hoàn19

172
Điều trị
Nhờ có những tiến bộ vượt bậc của y học trong 3 thập kỷ gần
đây, đặc biệt là việc sản xuất ra được nhiều loại thuốc chống ung
thư, nên ung thư tinh hoàn từ chỗ bị coi là dễ chết thành chỗ dễ
trị khỏi, cho dù ở giai đoạn trễ. Nếu phát hiện sớm ung thư tinh
hoàn thì có đến hơn 90% trị khỏi, còn phát hiện trễ (như Lance
Armstrong) thì tỉ lệ khỏi bệnh cũng lên tới 60%.
Biện pháp đầu tiên khi bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có ung
thư tinh hoàn là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn đó. Chỉ bao nhiêu
đó thôi cũng đủ trị dứt bệnh nếu ung thư ở giai đoạn 1. Ngày
nay, bác sĩ ít khi thực hiện phẫu thuật nạo bỏ hạch trong bụng bị
ung thư “ăn” đến. Tuy nhiên nếu ung thư lan đến não, phổi thì
thường cần phải mổ cắt bỏ (Lance Armstrong đã bị mổ cắt bỏ u
não di căn). Các bác sĩ thường áp dụng Xạ Trị (dùng tia cường độ
cao chiếu vào khối u hay hạch để diệt tế bào ung thư) và Hóa Trị
(phối hợp 3-4 loại thuốc cùng một lúc để giết tế bào ung thư) sau
khi cắt tinh hoàn để bảo đảm diệt sạch tế bào ung thư còn sót.
Loại ung thư tinh hoàn Seminoma “nhạy tia” (tia xạ dễ giết
chết tế bào ung thư), còn loại Non Seminoma thì “kháng tia” (tia
xạ khó giết ung thư) nhưng lại “nhạy” với hóa trị. Ung thư của
Lance Armstrong là loại Non Seminoma (60% choriocarcinoma,
40% embryonoma, và dưới 1% teratoma) nên anh đã được hóa
trị bằng bốn đợt thuốc.
Sau đợt điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên
trong 2-3 năm đầu và 1-2 lần/năm trong 7-8 năm sau đó, để
nếu có tái phát thì tiếp tục trị ngay. Ngoài ra, khoảng 2% những
người đã bị ung thư bên này sẽ có nguy cơ bị ung thư nốt tinh
hoàn bên kia.

173
Tóm lại, hễ thấy có cái gì là lạ ở “bên dưới” thì nên đến bác
sĩ khám sớm. Tuy nhiên, cũng không nên quá “sợ” ung thư tinh
hoàn (như sợ những loại ung thư khác), vì nó có thể điều trị
khỏi hẳn. Chỉ có điều, xạ trị và hóa trị đều khá tốn kém. Sau khi
trị xong ung thư tinh hoàn, bệnh nhân vẫn có thể có con bình
thường. Cụ thể là Lance Armstrong đã đều đều cho ra 3 nhóc.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Thưa bác sĩ, năm nay em 19 tuổi, ở Bình Định. Em phát
hiện có một cục tròn nhỏ đường kính khoảng 2mm trong ống
dẫn tinh. Em không biết đó là gì nhưng em rất sợ. Liệu có phải
em bị ung thư không? Mong sớm nhận được lời khuyên của bác
sĩ vì em rất lo lắng và ngại nên không dám nói với ba mẹ. Em xin
cảm ơn. (ngoctrungqn@...).

TS BS Nguyễn Thành Như: Không bác sĩ nào có thể sờ thấy cục


ung thư tinh hoàn khi nó chỉ mới có 2 mm đường kính, nên cục
tròn nhỏ 2 mm đó chắc chắn không phải là ung thư đâu. Nó có
thể là một cái nang mào tinh lành tính (nếu nằm sâu bên trong)
hay là một u nang tuyến bã (nếu nằm trong da). Em đừng lo nhé.
Chúc em vui khỏe.

Hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi, có vợ và hai con, ở Nha Trang. Từ một
tháng nay tôi thấy bộ sinh dục bên trái hơi đau nhoi nhói. Tôi
đi khám, bác sĩ nói mào tinh có một cuc u nhỏ và gởi tôi đi siêu
âm. Siêu âm nói tôi có một nang ở mào tinh trái. Tôi có nên đi
mổ cục u không? (Trần Quyết T., Nha Trang).

TS BS Nguyễn Thành Như: Mào tinh là một cái bao xơ bên trong
chứa ống mào tinh nhỏ xíu. Mào tinh dài khoảng 3-4 cm, đường

174
kính khoảng 0,5cm, nằm úp trên tinh hoàn, giống như mào gà
nằm úp lên đầu gà (nên được gọi là mào tinh). Tuy hầu như cơ
quan nào cũng có thể bị ung thư, thì mào tinh (giống như trái
tim) được thiên nhiên ưu đãi nên cực kỳ hiếm bị ung thư. Tôi
chưa từng gặp trường hợp nào bị ung thư mào tinh. Do đó các
“khối u” của mào tinh hoặc là u nang (có dịch mào tinh lẫn tinh
trùng bên trong), hoặc là nhân xơ cứng do viêm nhiễm tạo thành
(hay gặp là viêm lao).
Trường hợp của anh là nang nên không cần thiết điều trị gì,
không gây vô sinh. Chỉ khi nào u nang thật to và gây vướng víu
thì mới nên mổ. Mổ cắt nang xong thì đường dẫn tinh trùng
cùng bên bị tắc, nên nếu tinh hoàn bên kia yếu thì dễ bị vô sinh.

Hình 10-3: Nang to mào tinh bên phải

175
Hỏi: Em năm nay 20 tuổi. Thời gian gần đây, trong khi tắm em
phát hiện ở bìu của em phía trên đầu của một bên tinh hoàn
có một hạt “rất nhỏ” chỉ bằng hai đầu tăm gộp lại, sờ vào do có
tác động của da bìu nó chuyển động nhẹ quanh vị trí của nó và
không có cảm giác đau. Liệu đó có phải là triệu chứng của ung
thư tinh hoàn không hay chỉ là hạch thôi? Trước đó một thời gian
ngắn một số cơ dây chằng của tinh toàn trong bìu (cũng gần hạt
nhỏ đó) em thấy hơi đau, em nghĩ là do va chạm trong khi chơi
thể thao. Em rất hoang mang không biết thế nào, bác sĩ giúp em
với. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Phan Ngọc M.).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cái hạt nhỏ mà em tình cờ sờ thấy


đó không phải là ung thư tinh hoàn. Ngay một bác sĩ Nam khoa
kinh nghiệm đầy mình cũng không thể khám thấy cục ung thư

Hình 10-4: Một bệnh nhân có nhiều u tuyến bã đậu ở bìu

176
tinh hoàn chỉ bằng hai đầu tăm. Cái cục đó, nếu nằm trong da
bìu thì có lẽ nó là một u tuyến bã lành tính nhỏ xíu, nếu nằm
dính trên đầu tinh hoàn thì có thể là một nang nhỏ mào tinh lành
tính. Tinh hoàn là một cơ quan rất dễ bị đau, chạm nhẹ cũng đau
tưng tức, mặc quần lót chật cũng đau, “cấn” lên yên xe hay ghế
ngồi cũng đau. Đau một lát rồi thôi. Nếu đau kéo dài vài ngày
đến vài tuần thì mới đáng lo. Cho nên nếu chỉ thấy “hơi đau” thì
em có thể “quên” nó đi. Nếu vẫn còn hoang mang, không yên
tâm hẳn thì chỉ còn cách đến khám tại các bệnh viện có chuyên
khoa Tiết niệu - Nam khoa.

Hỏi: Tôi có khối u nhỏ bằng đầu ngón trỏ dính vào tinh hoàn bên
trái, phát hiện đã hơn 4 năm, không đau nhưng khoảng 3 tháng
nay nghe thốn ở bụng dưới. Vậy cho tôi hỏi trường hợp này có
phải là ung thư tinh hoàn không? Có phải phẫu thuật hay có cách
điều trị nào khác không? Xin cám ơn. (Trần Ngọc Ch., Quận 1).

TS BS Nguyễn Thành Như: Ung thư tinh hoàn chẳng để bạn “yên”
trong 4 năm đâu. Đây là loại ung thư rất hay di căn, tiến đánh
những mục tiêu có khi nằm rất xa tinh hoàn như não, phổi. Cái
cục nhỏ mà bạn tự sờ thấy đó, nhất là đã hơn 4 năm rồi, thì rất
nhiều khả năng không phải là ung thư tinh hoàn. Đó có thể là
một u nang tuyến bã đậu nằm trong da bìu, nang đầu mào tinh,
hoặc một nang thừng tinh. Tất cả những cái nang này đều không
phải ung thư và thường không cần chữa trị. U nang bã đậu có
thể to dần, bị nhiễm trùng, hay nhìn thấy “gai” con mắt, thì chỉ
cần tiểu phẫu cắt bỏ. Còn hai cái u nang kia thì cứ để vậy, sống
chung hòa bình, già chết mang theo. Dĩ nhiên, để “chắc cú” nhất,
bạn cần đến nhờ bác sĩ khám và làm siêu âm nếu cần.

177
Giữa những cái cục mà tôi kể tới và đau thốn bụng dưới không
có mối liên quan nào hết. Đau thốn này có lẽ liên quan đến trục
trặc tiêu hóa, dạ dày, ruột...

178
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
(Xem chương 2: Bộ sinh dục nam – Tuyến tiền liệt)

UNG THƯ TUYẾN VÚ


(Xem chương 2: Bộ sinh dục nam – Tuyến vú)

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Thỉnh thoảng tôi thấy tức tinh hoàn, có phải hiện tượng
ung thư tuyến tiền liệt không? (Nguyễn Đăng H., danghai19..@
yahoo.com.vn).

TS BS Nguyễn Thành Như: Tuyến tiền liệt nếu bị ung thư thì gây
tiểu khó, tiểu rát, bí tiểu chứ không gây đau tức tinh hoàn. Tinh
hoàn là một cơ quan rất nhạy cảm, đôi khi chỉ cần mặc quần lót
chật là cũng bị đau tức. Nếu đau tức kéo dài, lặp đi lặp lại, làm
trở ngại sinh hoạt thì bạn nên đến bác sĩ khám. Đau tức tinh
hoàn có thể do giãn tĩnh mạch tinh, viêm tinh hoàn mãn tính
hay thậm chí ung thư tinh hoàn.

179
CHƯƠNG 11

VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC NAM
NHIỄM TRÙNG
ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI - SINH DỤC

Nhiễm trùng đường tiểu dưới hay viêm bàng quang,


viêm niệu đạo.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị nhiễm trùng đường tiểu
dưới là bệnh nhân hay than phiền bị tiểu buốt. Nguyên nhân của
tiểu buốt cấp tính có thể do vi khuẩn (hay gặp nhất là vi trùng
E.coli), bệnh lây truyền qua đường tình dục mà các vi khuẩn gây
bệnh hay gặp là Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae
(lậu), do sỏi kẹt trong niệu đạo, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang,
viêm bàng quang do vi khuẩn và ung thư bàng quang giai đoạn
sớm. Ngoài tiểu buốt, bệnh nhân có thể bị tiểu nhiều lần, tiểu
gấp, đau ở vùng trên xương mu. Nước tiểu có thể có mủ hay máu.
Về điều trị, nếu nhiễm trùng lần đầu do vi khuẩn Escherichia
coli, có thể điều trị hiệu quả bằng Bactrim hay fluoroquinolone,
từ 3 đến 7 ngày.
Nhiễm nấm Candida albicans có thể gặp ở bệnh nhân suy
giảm miễn dịch (bệnh nhân AIDS) và những bệnh nhân đã được
điều trị bằng nhiều loại kháng sinh không đúng qui cách. Xét
nghiệm sẽ thấy có nấm trong nước tiểu và xác định bằng nuôi

182
cấy. Điều trị bằng cách kiềm hóa nước tiểu, cho uống 650mg
sodium bicarbonate mỗi 6 giờ để giữ pH từ 7,5 trở lên. Nếu điều
trị bằng thuốc uống, có thể dùng 100mg fluconazole uống 4 lần/
ngày, trong 1-3 tuần.

Viêm tinh hoàn - mào tinh


Viêm tinh hoàn thường do vi trùng, virus lan truyền qua đường
máu. Viêm tinh hoàn do quai bị ít gây biến chứng ở bé trai trước
tuổi dậy thì, nhưng có thể xảy ra ở trẻ vị thành niên và người lớn.
10% trong số này có thể bị viêm cả hai bên tinh hoàn. Hiện tượng
đau và sưng tinh hoàn xảy ra sau khi bệnh nhân bắt đầu có triệu
chứng viêm tuyến mang tai khoảng 3-4 ngày. Bìu đỏ và rất nhạy
đau. Khoảng 30% tinh hoàn bị viêm sẽ bị di chứng mất sinh tinh
vĩnh viễn (do chèn ép gây hoại tử tế bào sinh tinh).
Viêm mào tinh cấp tính đầu tiên ảnh hưởng lên đuôi mào tinh,
nhưng có thể lan đến toàn bộ mào tinh, tinh hoàn (viêm tinh
hoàn và mào tinh) hay dây tinh (funiculitis). Triệu chứng thường
xảy ra một bên, với cơn đau dữ dội lan đến dây tinh, vùng bụng
dưới và hông lưng. Cơn đau giảm đi nếu nâng tinh hoàn lên. Viêm
mào tinh thường do một trong hai loại nhiễm trùng: vi trùng từ
nước tiểu qua (điều trị với các thuốc quinilone) hoặc do vi trùng
Chlamydia, lậu lây qua đường quan hệ tình dục (xem phương
pháp điều trị ở phần sau: bệnh lây truyền qua đường tình dục).
Viêm mào tinh mạn. Triệu chứng là đau bìu nhẹ. Mào tinh
nhạy đau, cứng và sưng dày. Điều trị kháng sinh giống như viêm
mào tinh cấp, kéo dài đến 3 tuần lễ. Có thể phải phẫu thuật cắt
bỏ mào tinh trong một số trường hợp.

183
Viêm tuyến tiền liệt
Có thể nói bệnh ở tuyến tiền liệt là sự “trả thù ngọt ngào” của
phái yếu dành cho phái mạnh, khi chị em vật vã với chuyện mang
nặng đẻ đau, còn anh em thì cứ thong dong, nhàn hạ. Thật vậy,
sự “trả thù” này chẳng thể “ngọt ngào” hơn với ba chứng bệnh
liên quan tới cái tuyến “độc quyền” ở nam giới này: phì đại lành
tính (hay còn gọi là bướu lành), ung thư và viêm. Thông thường,
nghe từ “viêm” chúng ta đều nghĩ là “nhẹ” hơn cái chuyện bướu
lành hay ung thư. Tuy nhiên, ai đã từng bị viêm tuyến tiền liệt
rồi sẽ thấu hiểu thế nào là nỗi khổ của cảm giác bứt rứt, bực bội,
dai dẳng nơi bộ phận dưới. Và chính những bực bội, bứt rứt ấy
khiến cho sinh hoạt của người bệnh không dễ chịu, thoải mái,
chất lượng cuộc sống giảm sút hẳn.
Trong số các trường hợp bị viêm tuyến tiền liệt, chỉ 5% có
nguyên nhân là do vi trùng; 65% không phải do vi trùng; 30% còn
lại, bệnh nhân cứ than đau đau, tức tức vùng bụng dưới (mà y
học gọi là hội chứng vùng chậu và tầng sinh môn). Vi trùng có
thể “tấn công” tuyến tiền liệt bằng nhiều hướng: chủ yếu là từ
nước tiểu chui vào các ống của tuyến tiền liệt, hoặc theo đường
bạch mạch từ trực tràng tới, cũng có khi nó “tiếp cận” bằng đường
máu... gây viêm. Có tới 80% trường hợp nhiễm trùng là do vi
trùng E.coli gây ra. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt cũng có thể có
nguyên nhân từ các bệnh lậu, lao, nấm, hay nhiễm ký sinh trùng.
Viêm tuyến tiền liệt cấp thường do vi khuẩn coliform gây ra,
trong đó E. coli chiếm 80%. Bệnh nhân đột ngột bị sốt, lạnh run,
đau lưng dưới và vùng tầng sinh môn, tiểu buốt. Khi chưa có kết
quả cấy nước tiểu, bệnh nhân thường phải chích mới đủ mạnh
(aminoglycoside phối hợp với penicillin); uống fluoroquinolone

184
hay Bactrim chỉ dành cho những trường hợp nhẹ hơn, trong 4-6
tuần để bảo đảm tiệt khuẩn.
Ápxe tuyến tiền liệt: tuyến tiền liệt rất “nhạy” với cảm giác
đau và phập phều. Ngoài kháng sinh, bệnh nhân cần được thoát
lưu mủ (chọc hút qua tầng sinh môn hay qua ngả trực tràng).
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có thể do nhiễm khuẩn, cũng
có thể không.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi trùng: vi trùng chui vào
nấp trong các ống tuyến tiền liệt nhưng không gây đau, không
có triệu chứng, trở thành một kho chứa vi trùng để từ đó gây
nhiễm trùng niệu tái phát. Bệnh nhân thường than phiền về triệu
chứng kích thích đường tiểu dưới và đau quanh vùng sinh dục
một cách rất mơ hồ. Thăm khám tuyến tiền liệt thấy bình thường
hoặc đau ít. Phân tích nước tiểu thấy có mủ và vi trùng trong đợt
viêm bàng quang cấp tính. Fluoroquinolone giúp điều trị khỏi
bệnh trong 60%-90% trường hợp. Ngoài ra, Bactrim cũng có hiệu
quả, trong khi các kháng sinh như penicillins, cephalosporins,
aminoglycosides, sulfonamides và tetracyclines, đều không hiệu
quả. Thời gian điều trị tối thiểu 4-6 tuần. Ở bệnh nhân bị viêm
tuyến tiền liệt dai dẳng khó trị, có thể dùng cắt đốt nội soi tuyến
tiền liệt. Phẫu thuật này chữa khỏi khoảng 40% bệnh nhân nhưng
có biến chứng tiểu không kiểm soát.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi trùng: bệnh nhân
có triệu chứng tiểu buốt và đau tầng sinh môn nhưng không tìm
thấy vi trùng. Nguyên nhân có thể là do tự miễn hay rối loạn
chức năng thần kinh cơ... Tiểu nhiều lần có thể cải thiện với trị
liệu bằng thuốc anticholinergic liều thấp.
Hội chứng vùng chậu và tầng sinh môn (Pelviperineal syndrome):

185
Nguyên nhân có thể do tăng phản xạ cơ bàng quang hay do đau
cơ đáy chậu. Stress có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng này
và ngược lại, có thể bệnh nhân bị chứng bệnh này kéo dài gây ra
stress. Điều trị rất khó dứt hẳn. Chứng bệnh này cùng với bệnh
viêm tuyến tiền liệt không do vi trùng là những bệnh làm các bác
sĩ Tiết niệu vừa đau đầu (vì không biết phải chữa như thế nào)
và mệt mỏi (vì cứ gặp mãi người bệnh nhân đó với vẻ mặt đau
khổ). Các thuốc ức chế α-adrenergic có thể giúp ích cho bệnh
nhân trong việc điều trị. Tắc nghẽn cổ bàng quang có thể được
giải quyết bằng cắt rạch cổ bàng quang qua nội soi.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Tôi bị ngứa hai bên háng và bộ phận sinh dục sau mỗi lần
tắm. Càng gãi thì lại càng ngứa, có khi đến chảy máu mà vẫn không
thôi. Theo bác sĩ tôi bị bệnh gì? (Anh Khoa, 29 tuổi, Lâm Đồng).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn có thể bị nấm bẹn hoặc chứng


ngứa bìu. Điều trị nấm bẹn bằng các kem và thuốc chống nấm
trong 4-6 tuần. Khi khám bệnh thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho
bạn cách điều trị thích hợp.

Hỏi: Em hiện đang định cư tại tiểu bang California (Mỹ). Bốn
năm trước, khi còn ở Việt Nam, em đã được bác sĩ chẩn đoán là
bị viêm đường tiểu và điều trị khỏi. Nhưng cách đây khoảng 2-3
ngày, em lại cảm thấy hơi buốt khi đi tiểu. Em cảm thấy lo lắng,
không biết mình có bị tái phát bệnh cũ hay không? Mong bác sĩ
vui lòng giải thích giùm em? (quocbaous03@...)

TS BS Nguyễn Thành Như: Trước mắt, bạn nên thử uống nhiều

186
nước hơn, vệ sinh sạch sẽ dương vật, qui đầu (bằng nước máy
là được rồi) trong vài ngày. Nếu không hết thì bạn nên đến bác
sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán cụ thể.

Hỏi: Chào bác sĩ, trước đây sức khỏe tình dục của tôi bình thường.
Tuy nhiên cách đây 1 năm, tôi bị “cảm giác nóng, rát” nằm sâu
bên phía trên xương mu. Tinh dịch của tôi bị vón cục dày đặc
như các hạt gạo có màu trắng ngà. Chuyện quan hệ vợ chồng
chúng tôi trở nên rất yếu do bị rối loạn cương. Tôi đã đi khám
bệnh tại cơ sở tư nhân, qua xét nghiệm họ cho tôi biết là tôi bị
nhiễm vi khuẩn Gram âm (-) và nấm Candida. Tôi đã uống và
truyền thuốc Ciprobay và uống Nizoral, và xét nghiệm lại thì
thấy đều âm tính.
Tôi có đưa vợ tôi đi làm xét nghiệm, họ đã tìm ra vi khuẩn
Chlamydia. Theo lời bác sĩ, tôi cũng đã uống rất nhiều thuốc
(Azithomycin, Doxyciclin) để điều trị loại khuẩn này. Tuy nhiên
“cảm giác nóng” trên vẫn còn và hiện tượng rối loạn cương thường
xuất hiện (khi chuẩn bị đưa “dụng cụ” vào “phần kín” của vợ thì
bỗng dưng mềm oặt). Kính thưa bác sĩ, vậy bây giờ tôi nên làm
gì, khám bệnh ở đâu, có nên uống thuốc chống rối loạn cương
để thoát ra khỏi cảnh cơ cực này hay không? Xin chân thành cảm
ơn bác sĩ rất nhiều. (Một độc giả không ghi tên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Theo như ông kể, có lẽ ông bị tình


trạng viêm tuyến tiền liệt và đây có thể là nguyên nhân gây ra
rối loạn cương. Điều trị viêm tuyến tiền liệt đòi hỏi phải sử dụng
đúng thuốc (theo kháng sinh đồ) và đúng liều (4-6 tuần liên tục).
Sau khi điều trị khỏi nhiễm trùng, tình trạng cương sẽ trở lại bình
thường và không cần dùng thuốc gì thêm.

187
Hỏi: Tôi hay bị đau bìu tinh hoàn, đụng nhẹ cũng cảm thấy đau.
Thỉnh thoảng như có sự co thắt cơ ở giữa hậu môn và bộ phận
sinh dục. Cơn đau quặn thắt chịu không nổi, rồi từ từ hạ xuống.
Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Lúc trước tôi bị nhiễm trùng bộ phận sinh
dục nhưng đã trị khỏi. Tôi đã 1 lần xuất tinh ra máu nên rất lo
lắng. (Nguyễn Văn T., 31 tuổi, nguyent....3097@...).

TS BS Nguyễn Thành Như: Tôi nghĩ bạn đang bị viêm tinh hoàn
và có thể viêm cả mào tinh. Bạn nên đến bác sĩ khám. Thông
thường các thuốc kháng viêm, giảm đau dùng liên tục 2-3 tuần
có thể giúp bạn hết đau.

Hỏi: Thưa bác sĩ, dương vật của tôi mấy hôm nay có hiện tượng
chảy mủ, đi tiểu đau. Không biết tôi bị gì? (Thắng, 24 tuổi, Lai
Châu).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn bị viêm niệu đạo rồi. Nên lập
tức ngừng quan hệ tình dục để tránh truyền bệnh và đến bác sĩ
khám ngay. Điều trị viêm niệu đạo không khó với các loại kháng
sinh hiện nay.

188
BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

BỆNH HOA LIỄU


Bệnh nhân bị bệnh hoa liễu thường có triệu chứng: tiết dịch
niệu đạo (nhỏ từng giọt), tiểu buốt, có vết loét ở phần da sinh
dục hay hạch bẹn.
 Lậu là do vi trùng Neisseria gonorrhoeae gây ra, một song
cầu Gram âm nội bào, là bệnh hay gặp nhất. Sau 2-8 ngày tiếp
xúc tình dục, bệnh phát ra. Điều trị bệnh lậu không biến chứng
có thể bằng 125mg ceftriaxone tiêm bắp, hoặc 400mg cefixime
uống, hay 500mg ciprofloxacin uống, hay 400mg ofloxacin uống.
Khoảng 25% bệnh nhân nam bị lậu cũng nhiễm đồng thời vi
khuẩn Chlamydia trachomatis. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng thêm
kháng sinh diệt con vi trùng này (xem phần sau). Lậu có thể gây
biến chứng cấp tính như viêm mào tinh, viêm tinh hoàn và viêm
tuyến tiền liệt. Về lâu về dài, lậu có thể gây hẹp niệu đạo làm
bệnh nhân tiểu khó.
 Viêm niệu đạo không do lậu thường do các vi trùng Chlamydia
trachomatis, Ureaplasma urealyticum, hay trùng roi, nấm gây
ra. Bệnh nhân bị tiết dịch nhầy, mỏng, đi kèm tiểu buốt và ngứa
miệng niệu đạo. Điều trị Chlamydia hay Ureaplasma có thể bằng

189
1g azithromycin uống hay 100mg doxycycline uống 2 lần/ngày
trong 7 ngày. Cần phải điều trị cả những người mà bệnh nhân có
“giao lưu”. Trùng roi nên được điều trị với 2g metronidazole uống
liều duy nhất hay với liều 250mg, uống 3 lần/ngày, trong 7 ngày.
 Herpes sinh dục do virus Herpes simplex (HSV) típ 2 gây ra.
Từ lúc có “tiếp xúc” đến khi bệnh phát ra là 1-30 ngày, nhưng
điển hình là từ 3-5 ngày. Lần nhiễm đầu tiên, bệnh nhân có vết
loét đau ở bao qui đầu, qui đầu, hay thân dương vật; bệnh nhân
cũng có thể có hạch bẹn đau, có sốt, tiểu buốt. Điều trị bằng
famciclovir (125mg, uống 3 lần/ngày, trong 5 ngày) hay 200mg
acyclovir (uống 5 lần/ngày, trong 7-10 ngày). Đáng tiếc là con
virus này không chết hẳn, nó chạy vào nấp trong rễ thần kinh,
đợi khi cơ thể “mệt mệt” là lại chạy ra làm nổi bóng nước ở qui
đầu, dương vật.
 Mồng gà gây ra bởi một loại virus là Human papillomavirus.
Bệnh xuất hiện sau 3-8 tuần bị lây khi giao hợp, cũng có thể
lâu hơn. Bệnh nhân có một sang thương lồi lên trên, dạng nốt
sần ở qui đầu hay ở mặt trong bao qui đầu. Điều trị bằng bôi
Podophyllin lên từng cục sần và rửa đi sau 4 giờ, hay bôi dung
dịch Podophylox 0,5%, hoặc bôi kem Imiquimod 5%, 3 lần/tuần
trước khi đi ngủ và để từ 6 đến 10 giờ. Ngoài ra, có thể dùng
trichloroacetic acid, laser, và phẫu thuật cắt bỏ.
 Giang mai biểu hiện bằng một vết loét trên qui đầu, được
gọi là săng (chancre), thường không đau và sờ thấy dai như cao
su. Chẩn đoán xác định bằng cách cào đáy vết loét và dùng kính
hiển vi nền đen để tìm các xoắn khuẩn di động. Xét nghiệm VDRL
(Venereal Disease Research Laboratory) chỉ dương tính sau khi

190
xuất hiện vết loét từ 1-3 tuần và trở về bình thường khi được
điều trị. Xét nghiệm FTA-ABS (fluorescent TreUnema antibody
absorption) dương tính sớm hơn và thường dương tính cả về sau;
hơn nữa, khác với VDRL, FTA-ABS hiếm khi dương tính giả. Điều
trị giang mai bằng 2,4 triệu đơn vị benzathine penicillin G tiêm
bắp. Nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin, có thể dùng 100mg
doxycycline uống 2 lần/ngày (trong 2 tuần) hay 1g ceftriaxone 4
liều tiêm bắp cách nhật.
 Hạ cam mềm do vi khuẩn Haemophylus ducreyi gây ra, trông
giống bệnh giang mai nhưng vết loét có thể gây đau. Chẩn đoán
xác định bằng việc tìm vi khuẩn từ chất dịch lấy từ đáy vết loét.
Nếu bệnh nhân có kèm theo hạch bẹn mưng mủ thì gần như
chắc chắn là hạ cam mềm. Điều trị bằng một trong các loại kháng
sinh: azithromycin, ceftriaxone, erythromycin, hay ciprofloxacin.
 U mềm lây sinh dục (genital molluscum contagiosum) gồm
những sẩn nhô cao với chỗ lõm trung tâm ở da bìu hay thân dương
vật. Sang thương do virus pox (poxvirus) gây ra. Chẩn đoán bằng
biểu hiện lâm sàng. Điều trị bằng mở sang thương với một cây
nhọn được nhúng trong phenol lỏng hay dùng đốt điện.
Việc phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục được
tóm tắt trong 3 chữ ABC: kiêng quan hệ tình dục (Abstinence); vợ
chồng/bạn tình chung thủy với nhau (Be faithful); sử dụng bao
cao su khi quan hệ tình dục (Condom). Điều cần hiểu từ 3 chữ
ABC này là: kiêng quan hệ tình dục khi chưa hiểu rõ bạn tình có
mắc bệnh hay không; dù có dùng hay không dùng bao cao su
cũng chỉ nên quan hệ với một người; phải sử dụng bao cao su
bất kỳ khi nào cảm thấy có thể bị lây bệnh qua đường tình dục.

191
MỒNG GÀ
Mồng gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ
biến, ở cả nam và nữ. Đây là loại bệnh lây truyền qua đường tình
dục hay gặp nhất ở Mỹ. Bệnh do virus HPV (Human papilloma
virus) gây ra. Virus HPV này có khá đông “anh em, họ hàng”, đến
trên 150 tuýp HPV, trong đó tuýp 6, 11 gây bệnh mồng gà nhưng
không gây ung thư, còn những tuýp khác (16,18) có thể gây ung
thư dương vật ở nam và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Mồng gà là các u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau và dễ
chảy máu khi chạm vào, thường gặp ở rãnh qui đầu, qui đầu,
bao qui đầu, thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo, và... hậu
môn!!! Ai đã từng nhìn thấy mồng gà một lần thì lần sau gặp lại
là biết ngay, không lầm với bệnh khác được. Do mồng gà chỉ
nằm ở những chỗ kín này nên nếu không có “giao lưu” trực tiếp
thì không thể “dính” bệnh, và nó luôn được coi là một chứng cớ
“không thể chối cãi”. Không ít ông lỡ dính mồng gà đành khai
với vợ là bị lây qua... nước hồ bơi. Ngược lại, các bà, các cô mà
lỡ bị “tô điểm” thêm mấy hạt hồng tươi này thì đành phải đổ
thừa cho bác sĩ phụ khoa: bị lây do cái mỏ vịt (là dụng cụ bác
sĩ dùng để khám cho chị em). Cũng có giả thiết cho rằng ngoài
giao hợp mồng gà có thể lây qua tiếp xúc, chung đụng trong gia
đình, qua quần áo, chăn mền...
Nhiều ông tưởng rằng cứ có “OK” là OK, tha hồ tung hoành
mà không sợ lây bệnh hoa liễu. Điều này hoàn toàn sai. Bởi vì bao
cao su đâu có trùm được phần xung quanh gốc dương vật, đó là
chưa kể trong lúc quan hệ, bao thường bị kéo lên trên, hở phần
gốc dương vật ra. Nếu chẳng may phần da hở này đụng trúng
mụn mồng gà hay nốt sần giang mai của “đối tác” thì chuyện
“giấu vợ nhưng hở cho bác sĩ” là điều... đương nhiên.

192
Bệnh mồng gà chỉ chữa được triệu chứng chứ không diệt hết
được virus. Cách chữa thường là đốt lạnh bằng nitơ lỏng, hoặc
đốt điện, đốt laser. Mồng gà nhỏ cũng có thể hết bằng cách chấm
Acid trichloracetic 50%, hoặc Podophyllin 10%. Do không có
thuốc diệt hết virus nên mồng gà dễ tái phát, khoảng 50% các
trường hợp sẽ tái phát trong vòng 6 tháng sau khi điều trị. Bác
sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

Hình 11-1: Mồng gà ở gốc dương vật do bệnh nhân có mang bao cao su
khi quan hệ với người có mồng gà.

CHUYỆN Ở PHÒNG KHÁM NAM KHOA

Bệnh nhân “Tây”


...Một bệnh nhân người Ý đến gặp tôi vì anh có một cái mụn
ngay... chỗ kín. Anh qua Việt Nam làm việc được 6 tháng, chung
thủy với vợ nên chẳng hề léng phéng với cô nào. Mới về phép

193
thăm vợ 3 tuần trước, khi quay lại Việt Nam, tự nhiên anh thấy
trên qui đầu có một mụn nhỏ, màu hồng tươi. Khi tôi nói anh bị
mồng gà, anh bật ngửa người, lẩm bẩm: “Chết rồi, vợ tôi!”. Tôi
cặm cụi ghi toa thuốc cho anh, không hỏi thêm. Chẳng biết sau
đó anh sẽ xử lý ra sao với cô vợ ở Milan nữa?

Bệnh tư tưởng
... Anh L. nhà ở quận 8 là “khách” quen của tất cả các bác sĩ
Tiết niệu có tí tên tuổi ở Sài Gòn. Cả chục năm trước, anh đi “ăn
phở” mà “quên” không mang bao, từ đó lúc nào anh cũng nghĩ
mình bị lậu mãn tính. Đến bác sĩ này vài tháng, chạy qua bác
sĩ kia mấy tuần, loanh quanh thành phố, bác sĩ Tiết niệu nào
anh cũng “ghé thăm”. Đến đâu anh cũng tự chẩn đoán và “định
hướng” luôn cho bác sĩ về bệnh tật của mình: căn bệnh lậu quái
ác đã di căn khắp nơi rồi. “Vi trùng lậu nó ngấm vô người tui
lậm lắm rồi bác sĩ ơi! Nè, bác sĩ thấy không, nó chạy lên lưỡi tui
nè!” - anh quả quyết. Dịp khác lại nghe anh than thở: “Trời, nó
chạy lên mắt làm mắt tui mờ rồi!”. Bác sĩ cho vài viên thuốc...
bổ là lần sau anh ta cảm ơn rối rít: “Đỡ nhiều lắm rồi, chỉ còn
khoảng... 20% thôi”. Thế nhưng lần sau nữa, tất cả lại đâu vào
đấy. Anh cứ chạy vòng vòng như vậy suốt, cho đến bây giờ tôi
cũng không biết anh đã... dừng chuyến “vi hành” của mình lại
chưa? Bệnh tư tưởng quả thật khó chữa!!! Giá như 10 năm trước
anh biết lo xa, đừng ăn “phở”.

OK mà không OK!
... Tôi từng khám cho hai vợ chồng là giáo viên. Họ rất nhỏ
nhẹ, hiền lành. Anh chồng bị một “khối u” ở gốc dương vật, to
cỡ hạt đậu phộng. Cả hai nghi “khối u” đó là ung thư nên dắt

194
nhau đến gặp bác sĩ, căng thẳng và lo lắng. Bằng con mắt nghề
nghiệp, thoáng nhìn biết ngay là mồng gà, thế là tôi mời chị vợ...
ra ngoài. Khi chỉ còn một mình anh, tôi hỏi anh có “đi bậy” bao
giờ không? Ban đầu anh chối bay chối biến, nhưng sau cũng phải
khai thiệt: trước khi lấy vợ, do muốn có tí “kinh nghiệm” với vợ
mới cưới, nên anh theo bạn bè đi “học hỏi, nâng cao kiến thức”.
Đây là lần duy nhất trong đời anh “ra ngoài”. Rất cẩn thận, anh
mang “OK” theo, và yên tâm là vợ chẳng thể nào biết được. Hai
đến ba tuần sau, “cục bướu” mọc lên, ngày một to. Khi tôi giải
thích cho anh là cái bao OK chẳng 100% OK, vì nó không che
được phần gốc dương vật, nên mồng gà từ cô gái kia đã “nhảy”
vô chỗ đó, mặt anh xanh mét. Tôi phải làm tiểu phẫu cắt bỏ cái
“tang chứng, vật chứng” đáng ghét đó đi.

Chuyển màu
Anh Ng. ở Bến Tre, bị viêm qui đầu. Chẳng biết ai đó tư vấn
cho anh là bôi dung dịch Povidine 10% trực tiếp lên chỗ viêm
thì sẽ khỏi. Povidine là một loại thuốc dùng để sát trùng, điều trị
một số bệnh ngoài da, có thành phần chính là i-ốt. Qui đầu thì
chỉ là niêm mạc thôi, chứ không phải da. Anh Ng. không biết nên
cứ hì hục “sơn”, “quét” thuốc lên chỗ ấy hàng ngày. Sau 1 tuần
nhiệt tình tự làm bác sĩ, “tác phẩm” của anh bỗng dưng chuyển
màu, trở nên đen thui. Anh phải nhập viện khẩn cấp, vì cái chỗ
chuyển màu ấy đã bị hoại tử nghiêm trọng, anh phải được mổ
khẩn cắt bỏ hết qui đầu đen thui.

Và chuyện cô hàng xóm


Anh T., 30 tuổi ở quận 4 đến khám vì di tinh. Hóa ra cái chất
đục vàng sệt mà anh bị từ 3 ngày nay không phải tinh mà là mủ

195
đặc. Xét nghiệm mủ, kết quả anh bị... lậu. Nhưng anh T. nhất
quyết không tin, cho là máy xét nghiệm và bác sĩ có... vấn đề!
Anh thề thốt rằng cả năm nay anh chỉ quan hệ với một bạn tình
duy nhất, anh rất tin tưởng cô ấy, một niềm tin gần như... tuyệt
đối. Khi được hỏi vì sao lại chắc chắn như vậy, anh kể “niềm tin
tuyệt đối” của anh ở... kế nhà, và đã có... chồng con đàng hoàng!!!

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết triệu chứng của bệnh mồng gà. Hậu quả
và cách chữa trị? (Dung Nguyen).

TS BS Nguyễn Thành Như : Mồng gà là một trong những bệnh


lây truyền qua đường tình dục. Bệnh này do virus gây ra (Human
papilloma virus). Sau khi quan hệ không an toàn, từ vài tuần
đến tối đa là 3 tháng sau, trên bộ sinh dục (dương vật, âm hộ,
âm đạo) sẽ xuất hiện những cục sần sùi nhỏ, có khi chúng dính
chùm với nhau làm toàn bộ qui đầu lùi xùi như mồng của con
gà trống (vì vậy người ta mới gọi là bệnh Mồng gà). Những cục
nhỏ này dễ chảy máu khi có cọ xát, thậm chí còn bị nhiễm trùng,
mùi rất hôi thối.
Chữa trị bằng cách giữ cho vùng da bị bệnh khô. Thường
chỉ cần bôi dung dịch podophyllin 10-25% trong vòng 2-4 tuần
là khỏi. Bệnh nhân cũng có thể bôi thứ khác là dung dịch axit
trichloroacetic 50%. Tuy nhiên, những dung dịch này làm cháy
da, nên phải tránh bôi lên vùng da không bị bệnh. Sau khi bôi
xong, để yên trong 3 giờ, rồi rửa sạch vùng da bôi thuốc. Chú ý
2 ngày mới bôi thuốc 1 lần (chứ không phải mỗi ngày bôi 2 lần
đâu nhé), trong tối đa là 5 tuần.

196
Nếu bôi thuốc không đỡ hay mồng gà mọc trong niệu đạo (ống
tiểu) hoặc trong âm đạo thì phải đốt điện hoặc đốt bằng laser.
Phòng bệnh tốt nhất là không quan hệ với người đang bị bệnh
hay đang còn... bôi thuốc. Bao cao su không thể “an toàn” 100%,
vì nó không thể che kín được dương vật, nhất là trong lúc quan
hệ. Mang bao cao su thì chỉ ngừa được 2/3 dương vật thôi, còn
1/3 gốc vẫn có thể bị lây mồng gà.
Bạn hãy đến các phòng khám Da liễu hay Nam khoa để chữa trị.

Hỏi: Cách đây 5 tháng trên bao qui đầu của tôi tự nhiên xuất
hiện 1 cục thịt nhỏ bằng 1/2 đầu đũa, có các đầu gai như gai ở
lưỡi, tôi không rõ là cái gì và có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi
không? Nó xuất hiện trong khoảng thời gian tôi bắt đầu quan hệ
nhiều lần với bạn gái. (hopthu....2002@yahoo.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Có lẽ bạn đã bị một khối u, gọi theo


từ chuyên môn là mồng gà. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa
Da liễu, Nam khoa và cũng nên khuyên bạn gái đi khám luôn.
Điều trị bệnh này thường là chấm thuốc hay đốt điện, đốt laser.
Trong thời gian điều trị bạn tránh quan hệ với bất kỳ ai để khỏi
làm bệnh lây lan.

Hỏi: Em là L..., năm nay em 24 tuổi, chưa xây dựng gia đình. Trong
mấy tháng gần đây, tại gốc dương vật tự nhiên lại có gì nhô lên
như cái mụn cóc ở trên da, không gây đau đớn gì nhưng lại thấy
ngứa, khi em nhổ thử một chút nó đi thì bị chảy máu. Không biết
em có bị bệnh lý nào không? (Hoàng Văn L.., 24 tuổi, Hà Nội).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nếu quan hệ tình dục với người bị


bệnh mào gà mà không mang bao cao su thì bạn sẽ nổi mào ở

197
bao qui đầu, qui đầu, lỗ tiểu. Còn nếu có mang bao thì mào gà sẽ
nằm ở gốc dương vật. Bạn không nên nhổ mà cần phải đi khám
ở các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để được điều trị thích
hợp bằng thuốc chấm, đốt laser, phẫu thuật. Trong thời gian này
bạn không nên quan hệ với ai vì rất dễ lây bệnh.

Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, chưa lập gia đình. Cách đây 1 tháng,
ngay rãnh của dương vật và tinh hoàn của tôi nổi lên mụn, nhìn
như mụn cóc, không đau, không rát. Vài ngày sau, nó nhảy ra
thêm vài mụn nữa. Mặc dù tôi vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhưng
nó vẫn không mất đi. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, làm thế nào để những
mụn này mất đi? Nó có ảnh hưởng gì đến việc lập gia đình sau
này của tôi không và tôi phải chữa trị ở đâu? (ngthu79vt@...).

TS BS Nguyễn Thành Như: Chỉ có khám bệnh trực tiếp mới có


thể kết luận bạn có bệnh hay không. Tuy nhiên, nếu bạn chưa
từng quan hệ “ngoài luồng” và cái mụn đó không nhảy lung tung
mà chỉ nhảy đúng theo rãnh qui đầu thì cứ yên tâm, nó chỉ là
những tuyến tiết dịch của qui đầu thôi. Một lúc nào đó qui đầu
hơi bị dơ thì nó “mọc” lên nhiều. Bạn chỉ cần siêng rửa sạch qui
đầu 3 lần/ngày với nước sạch, vài hôm sau nó sẽ “lặn” đi. Những
mụn này không lây mà cũng chẳng gây vô sinh.
Tuy nhiên, nếu gần đây, bạn có lần nào “không kiểm soát”
được mình, và mấy cái mụn đó nhảy lung tung khắp qui đầu,
kích thước không đều nhau, thì có lẽ bạn bị mồng gà rồi. Hãy
ngưng ngay quan hệ tình dục để tránh lây và mau mau đến bác
sĩ chuyên khoa Da liễu, Nam khoa, Tiết niệu gần nhà để có chẩn
đoán chính xác, điều trị thích hợp. Chấm thuốc đặc trị hay đốt
điện là những cách điều trị thường áp dụng cho bệnh mồng gà.

198
Hỏi: Trong lỗ tiểu ở đầu dương vật của em có nổi lên cái mụn
giống như là cục thịt dư, không biết là gì. Nhưng em không thấy
có triệu chứng khác, chỉ tình cờ phát hiện ra, không biết là có
từ bao giờ nữa. Xin hãy giải thích giùm em với (Phạm Thiện T.,
28 tuổi, Hải Phòng).

TS BS Nguyễn Thành Như: Mụn đó có thể là một nang bì lành


tính, điều trị dễ dàng bằng tiểu phẫu thuật cắt bỏ nang. Nó cũng
có thể là mào gà (một loại bệnh hoa liễu), nếu bạn từng quan hệ
tình dục không an toàn. Tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ khám sớm.

Hình 11-2: Mồng gà lỗ tiểu20

199
HIV
Nhiễm virus HIV (Human immunodeficiency virus) là do quan
hệ tình dục trực tiếp (virus có trong tinh dịch và dịch âm đạo),
do truyền từ máu (qua kim chích, truyền máu) và lây truyền từ
mẹ sang con. Sau khi bị nhiễm HIV từ 1-8 tuần bệnh nhân có
thể có các dấu hiệu của nhiễm virus như sốt, viêm họng. Sau
đó, bệnh chuyển qua giai đoạn thầm lặng kéo dài một vài năm
tới cả chục năm. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch suy
giảm dần dần với sự giảm số lượng tế bào CD4. Trong tinh dịch
có virus tự do và virus kết dính với tế bào bạch cầu.

 Chẩn đoán được xác định bằng test về HIV. Kháng thể HIV
thường xuất hiện trong máu sau khi nhiễm HIV từ 1-4 tháng (ELISA
test dương tính và được khẳng định bằng kỹ thuật Western Blot).
Ở bệnh nhân nhiễm HIV, chức năng tinh hoàn có thể bị ảnh
hưởng thể hiện qua nồng độ testosterone trong máu thấp. Khi số
lượng tế bào CD4 giảm dưới 200mm3, bệnh nhân thường có tình
trạng tinh trùng yếu (độ di động của tinh trùng giảm, tinh dịch
có nhiều tinh trùng dị dạng và tinh trùng non, nhiều bạch cầu).

 Điều trị
- Tư vấn.
- Phòng ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc kháng virus khi số lượng tế bào CD4 giảm dưới 500
tế bào/µl.
- Nếu bệnh nhân nhiễm HIV muốn có con thì việc sử dụng
thuốc kháng virus giúp tăng kết quả thành công của bơm
tinh trùng vào buồng tử cung. Khi sử dụng tinh dịch của

200
người có nhiễm HIV để bơm vào buồng tử cung, sau khi
lọc rửa tinh trùng, bác sĩ luôn thử lại xem dịch bơm có
còn virus không (khoảng 5% trường hợp vẫn còn virus HIV
trong dịch đã lọc rửa). Nếu dịch này dương tính thì phải
bỏ, không bơm được (theo Nicopoullos, chuyên gia về hỗ
trợ sinh sản).

 Phòng ngừa
- Giáo dục sức khỏe và tình dục an toàn.
- Truyền máu an toàn.
- Trị liệu kháng virus để phòng ngừa lan truyền bệnh từ mẹ
sang con khi mẹ sinh bé.
- Y tá và nhân viên phòng xét nghiệm cần thận trọng khi
thao tác để tránh bị lây nhiễm HIV.

QUAI BỊ
Bệnh quai bị do nhiễm virus quai bị làm sưng một hay cả hai
tuyến mang tai và có thể cả các tuyến nước bọt khác, viêm màng
não, viêm tuyến tụy và viêm tinh hoàn. Quai bị lây từ người bệnh
qua người lành khi người lành đứng gần người bệnh lúc ho, nhảy
mũi hay qua thức ăn, thức uống chung. Thời gian từ lúc bị nhiễm
virus tới khi phát bệnh là 14-18 ngày.
Khi mắc bệnh thì bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, đau cơ và chán
ăn. Bệnh nhân thấy khó nhai, khó nuốt và nói khó. Bệnh kéo dài
vài ngày rồi hết hẳn sau 1 tuần. Ngoài viêm tuyến mang tai, 20%
bệnh nhân nam bị viêm tinh hoàn. Tinh hoàn đau, sưng to gấp
3-4 lần kích thước bình thường kèm theo sốt. Khi hết sốt thì 50%
bệnh nhân có tinh hoàn viêm sẽ bị teo tinh hoàn. Khả năng cả hai

201
tinh hoàn đều bị viêm quai bị là dưới 10%. Một số người bị viêm
cả hai tinh hoàn sẽ bị vô sinh vĩnh viễn do teo cả hai tinh hoàn.

 Điều trị
Không có thuốc điều trị hết được quai bị, chỉ có điều trị giảm
triệu chứng sốt, đau mà thôi: thuốc giảm đau, hạ sốt, chườm nóng
hay chườm lạnh lên tuyến mang tai, chườm lạnh lên bìu và mặc
quần nâng bìu lên nhẹ nhàng có thể giúp bớt đau.

 Phòng ngừa
Kể từ khi có vaccine ngừa quai bị vào năm 1967, số trường
hợp bị bệnh quai bị đã giảm hẳn. Chỉ cần một lần bị quai bị là
cả đời không bị bệnh này nữa. Vaccine ngừa quai bị thường nằm
trọn gói chung với vaccine ngừa bệnh rubella và bệnh sởi (MMR,
measles-mumps-rubella): một lần tiêm lúc trẻ được 12-15 tháng
và một lần nhắc lại lúc trẻ 4-12 tuổi. Trẻ lớn hơn, thiếu niên hay
người lớn nếu chưa chủng ngừa thì cũng nên chủng ngừa, hoặc
chủng cả ba thứ bệnh MMR này hoặc chỉ cần chủng ngừa quai
bị thôi.

 Những điều không đúng về quai bị


1. Cứ hễ bị quai bị là vô sinh. Sai vì:
- Nếu bị quai bị trước khi dậy thì, không bị vô sinh dù hai tinh
hoàn có bị viêm sưng.
- Nếu bị quai bị, rồi sau đó bị viêm tinh hoàn một bên, thì dù
tinh hoàn này có bị teo, bệnh nhân vẫn có con nhờ tinh hoàn
còn lại.
- Nếu bị quai bị, rồi sau đó cả hai tinh hoàn đều bị viêm sưng
to (không quá 10% trường hợp quai bị) và bệnh nhân đang dậy thì
hay là người lớn, cũng chỉ có một tỉ lệ nhỏ cả hai tinh hoàn bị teo.

202
Do vậy, thiếu niên hay người lớn mà không chắc mình đã có
chủng ngừa quai bị khi còn nhỏ thì nên đi chủng ngừa. Tôi đã
gặp nhiều ca vô sinh rất đau lòng do quai bị. Có cặp vợ chồng yêu
nhau thời sinh viên, có thai nhưng vì còn đi học nên họ phải phá
thai. Đến khi ra trường, lấy nhau thì không may chồng bị bệnh
quai bị, biến chứng viêm cả hai tinh hoàn gây vô sinh vĩnh viễn.
Một trường hợp khác là một thầy giáo chuẩn bị lấy vợ, bị lây bệnh
quai bị từ học sinh và cũng bị biến chứng gây vô sinh suốt đời.
Ngay khi thấy hai tinh hoàn mới bị sưng viêm do quai bị,
bệnh nhân nếu chưa có đủ con thì nên mau mau tới bệnh viện
có khoa hiếm muộn để xin trữ tinh trùng.
Người trả lời chính xác nhất chuyện bạn có bị vô sinh do quai
bị hay không là bác sĩ chuyên Nam khoa chứ không phải bản
thân bạn hay mẹ bạn. Các bác sĩ sẽ cho thử tinh dịch đồ, khám
hai tinh hoàn, đo chất FSH trong máu và sinh thiết hai tinh hoàn
nếu cần để biết chính xác bệnh của bạn. Chỉ khi nào bạn không
có tinh trùng nào trong tinh dịch + hai tinh hoàn mềm nhũn,
nhỏ xíu như hai trứng cút + nồng độ chất FSH cao hơn 30mIU/
ml thì bác sĩ mới bó tay. Khi đó nếu mổ sinh thiết tinh hoàn bác
sĩ chỉ thấy mô tinh hoàn toàn các tế bào teo đét, không còn tế
bào sinh tinh trùng nữa.
2. Do lúc bị quai bị không giữ gìn cẩn thận nên quai bị có
biến chứng viêm tinh hoàn. Không đúng vì không ai rõ vì sao
virus quai bị lại chạy từ tuyến mang tai xuống tinh hoàn. Không
rõ nên chẳng ngăn ngừa được. Hiện tại, y học không xem viêm
tinh hoàn là một biến chứng của quai bị mà chỉ là một thể của
bệnh quai bị, tức là có người chỉ bị viêm tuyến mang tai thôi,
có người vừa viêm tuyến mang tai vừa viêm tinh hoàn, có người

203
viêm tuyến mang tai và viêm tụy...
3. Lúc bị viêm tinh hoàn do quai bị, không nằm nghỉ, không
uống thuốc, điều trị đúng cách nên hai tinh hoàn bị teo. Không
đúng vì chưa có thuốc gì ngăn hai tinh hoàn viêm do quai bị
không bị teo. Điều trị quai bị đúng bài bản là... điều trị triệu
chứng: bệnh nhân có sốt thì cho thuốc hạ sốt, bệnh nhân đau thì
cho thuốc giảm đau, bệnh nhân mệt thì khuyên bệnh nhân nằm
nghỉ, vậy thôi, chưa có thuốc nào điều trị được quai bị.

204
LAO CƠ QUAN SINH DỤC NAM

Lao không chỉ có ở phổi mà còn có thể ở các cơ quan khác


như xương, màng não... và bộ sinh dục. Lao sinh dục là một thể
ít gặp của bệnh lao. Tại Mỹ, hàng năm, chỉ có 1,2% trường hợp
lao niệu sinh dục nguyên phát. Vi trùng lao theo đường máu đến
mào tinh, nơi có rất nhiều mạch máu, đặc biệt là đuôi mào tinh,
rồi “định cư” ở đó và gây bệnh lao. Sau đó, vi trùng lao sẽ lan ra
toàn bộ mào tinh, “chạy” đến tinh hoàn, ống dẫn tinh. Lao sẽ
làm tắc mào tinh, tắc ống dẫn tinh và tắc ống phóng tinh nên
bệnh nhân sẽ bị chứng vô tinh (không có tinh trùng trong tinh
dịch, do sẹo làm tắc mào tinh đưa tới tinh trùng bị “kẹt” trong
tinh hoàn), thậm chí vô tinh dịch (do tắc ống phóng tinh nên
giao hợp không ra tinh, xuất tinh khô). Lao mào tinh có thể kèm
theo lao thận. Bệnh này thường gặp ở người trẻ và 70% bệnh
nhân đã từng bị lao phổi.
Ban đầu bệnh nhân bị đau và sưng bìu một bên. 34% trường
hợp bệnh nhân bị lao cả hai bên mào tinh. Nếu không điều trị,
lao sẽ tạo thành ổ mủ dò ra ngoài da bìu mà dùng đủ loại kháng
sinh vẫn không lành được.
Điều trị lao mào tinh - tinh hoàn bằng việc dùng thuốc kháng
lao đúng cách (kéo dài 6-9 tháng) kết hợp với mổ cắt bỏ mào

205
tinh, cắt bỏ vùng da bị dò mủ. Nếu bệnh nhân muốn có con thì
phải làm thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng được hút từ
mào tinh hay tinh hoàn.
Lao tuyến tiền liệt rất hiếm gặp và thường phát hiện tình cờ
khi khảo sát mô học sau cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt.
Phòng ngừa bệnh lao bằng cách cho bé chủng ngừa lao khi
còn nhỏ.

206
CHƯƠNG 12

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
NAM KHOA KHÁC
THỦ DÂM
HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT CỦA THỦ DÂM:
SEX TOY

Trí óc tưởng tượng của con người vô cùng phong phú, kể cả


trong chuyện tự thỏa mãn khoái cảm tình dục của mình. Sex toy
có thể là dụng cụ công nghiệp hay tự chế.
Người thủ dâm không chỉ dùng mỗi “dụng cụ tự nhiên” là
tay, mà còn có thể sáng chế ra nhiều cách khác để tự thỏa mãn
như: cọ dương vật vào thành giường, vào gối, luồn cọng cỏ, dây
thắng xe đạp vào bên trong dương vật qua đường tiểu đến tận
bàng quang, dùng vòng sắt, bạc đạn chụp lên thân dương vật....
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng “trơn tru”, không để
lại dấu vết. Có nhiều trường hợp “thông ống” bằng cọng cỏ, dây
thắng xe đạp..., thế là những “vật thể lạ” này nằm luôn lại trong
bàng quang gây tiểu buốt, thậm chí tạo sỏi bàng quang nữa. Có
người dùng bút bi đưa vào trong niệu đạo, vô tình đầu bút bi rớt
ra, kẹt trong ống tiểu, gây bí tiểu. Cũng có người bị tổn thương
“bảo bối” khi chụp vòng sắt, bạc đạn sắt lên thân dương vật và
bị... kẹt cứng, không tháo ra được, khi vô tới bệnh viện thì dương
vật đã mưng mủ thối. Thậm chí, có người cao tuổi “bất cẩn” còn

208
để “của quý” dính luôn vào máy hút bụi lúc “tự thỏa mãn”, khiến
dương vật trầy trụa, lột cả da bên ngoài.
Hàng công nghiệp thường được gọi là dụng cụ tình dục với
đủ thứ hình thức mà hay gặp nhất là dương vật giả. Có không
ít người vì quá “thích nghi” với thủ dâm, quá “quen” với dụng
cụ tình dục nên không tìm thấy khoái cảm với “người thật, việc
thật”, thậm chí không thể xuất tinh.
Sử dụng sex toy còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bạn
tình. Để chứng tỏ bản lĩnh, một số ông chồng mang cả dương
vật giả bao trùm lên dương vật thật để mong “hạ được đối thủ”.
Nhưng họ không biết rằng sử dụng dương vật giả dễ làm cho chị
em phụ nữ bị thủng cùng đồ, gây chảy máu ồ ạt, rất nguy hiểm
cho phái yếu, vì bản thân âm đạo có một chiều sâu nhất định để
hài hòa với chiều dài dương vật. Dụng cụ tình dục thường làm
bằng nhựa chứ không phải “bằng da bằng thịt” nên nguy cơ trầy
xước rất dễ xảy ra, gây nhiễm trùng, viêm âm đạo.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Cháu đang học năm thứ nhất đại học. Hồi năm lớp 9, cháu
vô tình vướng vào tật thủ dâm, cháu rất xấu hổ và cố gắng để
tránh xa tật này. Tuy nhiên, đôi lúc vẫn ngựa quen đường cũ.
Cháu phát hiện thấy tinh dịch của mình có màu vàng hơi nhạt,
phía trong bao qui đầu có những lớp màu vàng, khi tắm rửa thì
sạch, nhưng vài ngày sau lại xuất hiện. Không biết như vậy có
sao không ạ, thưa bác sĩ? (ri....ger...03@yahoo.com).

TS BS Nguyễn Thành Như: Trong quá trình phát triển từ cơ thể


một cậu bé trở thành một thanh niên cao to khỏe mạnh sẵn sàng

209
đảm đương những nhiệm vụ của gia đình và xã hội thì thủ dâm
là một cột mốc mà hầu như ai cũng trải qua. Hành động này
thường xảy ra khi bạn ở giai đoạn dậy thì và biến mất lúc nào
chẳng hay, vài năm sau đó. Không có mối liên quan nào giữa
thủ dâm với rối loạn cương, xuất tinh sớm, vô sinh. Sức khỏe sụt
giảm, ốm o gầy còm và trí nhớ kém cũng không có liên hệ gì với
thủ dâm hết. Tuy nhiên, những người thủ dâm với “mật độ” hơi
nhiều thường dễ có mặc cảm tội lỗi, dẫn tới trầm uất, và chính
sự lo lắng, trầm uất có thể sinh ra suy nhược cơ thể, suy nhược
trí óc. Tóm lại, cháu không nên bận tâm, một lúc nào đó cháu
sẽ hết thủ dâm mà không hay.
Tinh dịch thường có màu trắng đục hay vàng nhạt. Nói chung,
màu sắc của tinh dịch không quan trọng, cái quan trọng là những
tế bào tinh trùng trong tinh dịch. Để biết rõ tinh trùng có khỏe
mạnh hay không thì cần phải làm xét nghiệm tinh dịch đồ, đem
tinh dịch soi dưới kính hiển vi. Màu sắc tinh dịch của cháu như
vậy là bình thường nên không cần thiết làm tinh dịch đồ.
Lớp màu vàng dưới bao qui đầu là dịch tiết từ các tuyến nằm
ở qui đầu bị đóng váng lại. Lớp bợn này để lâu ngày không rửa
thì sẽ sinh hôi thối, nhiễm trùng qui đầu và đường tiểu, thậm
chí có thể gây ung thư dương vật. Cháu cần phải giữ sạch sẽ qui
đầu bằng cách mỗi ngày tuột bao qui đầu xuống, rửa bằng nước
sạch, rồi lại kéo lên. Cần rửa kỹ qui đầu mỗi khi tắm, sau giao
hợp, và rửa sơ sau khi tiểu (nếu được). Chỉ cần rửa sạch qui đầu
là xong, không cần thuốc men chi.

Hỏi: Tôi bị tật thủ dâm, liệu nó có ảnh hưởng gì tới quan hệ vợ
chồng không? (NXS, Lâm Đồng).

210
TS BS Nguyễn Thành Như: Thủ dâm chỉ là một tật, không phải
là một bệnh, giống như có người có tật hay nặn mụn, cắn móng
tay, gãi đầu... nên hầu như vô hại. Điều làm những người mắc
tật này cảm thấy lo lắng là sợ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới đường
con cái về sau. Thật ra, tật này chẳng có liên quan gì đến bệnh
bất lực, cũng như không hề ảnh hưởng đến chuyện vô sinh hay...
đau lưng, nhức mỏi. Trong y khoa, đôi khi thủ dâm còn có ích
cho bệnh nhân. Đó là những người đi khám hiếm muộn (giúp
thực hiện tinh dịch đồ) và những người được bác sĩ hướng dẫn
cách làm “thủ thuật bóp qui đầu” để trị chứng xuất tinh sớm.
Trong những lúc vợ xa nhà mà “bức bối” quá thì thủ dâm là cách
hạ nhiệt an toàn, không mắc bệnh mà cũng chẳng sợ sau này
phải nuôi thêm... con.

Hỏi: Năm nay cháu 19 tuổi. Mỗi khi thủ dâm, cháu thấy tinh trùng
của cháu “ra” rất nhanh, khoảng 30 giây là “ra” rồi. Trong khi
nhiều người quan hệ thì phải rất lâu, tinh trùng mới “ra” được.
Bác sĩ cho hỏi, cháu có bị bệnh gì không? (Tr.H.Tr).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cháu không có bệnh gì đâu, vì đúng


là khi thủ dâm thì xuất tinh mau xảy ra hơn khi giao hợp và do
đó khoái cảm trong khi thủ dâm thường giảm hơn. Lứa tuổi của
cháu là lứa tuổi chuyển biến từ con nít thành người lớn, ít ai
tránh khỏi chuyện thủ dâm, nhưng cháu không nên chú tâm vào
chuyện này quá. Nên tập trung vào học tập và làm việc tốt để
chuẩn bị cho tương lai sau này. Khoái cảm tình dục sẽ đến khi
cháu có người vợ yêu thương.

Hỏi: Năm nay cháu 17 tuổi, cháu bị chứng thủ dâm từ 6 tháng
nay, mỗi tuần 2-3 lần. Cháu không biết thủ dâm có ảnh hưởng

211
đến sinh sản sau này hay không? Sau mỗi lần xuất tinh thì dương
vật mềm nhanh chóng, như vậy có hại gì không? Và làm sao để
biết mỗi lần xuất tinh chỉ có tinh dịch mà không có tinh trùng?
(TST, Thái Nguyên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thủ dâm là hành động dùng tay để tự


kích thích bộ sinh dục của mình, tạo khoái cảm. Hành vi này gặp
ở khá nhiều người, nếu không muốn nói là hầu như nam giới ai
cũng có lần trải qua. Có người chỉ thoáng có hành vi này trong
một thời gian ngắn, khi mới lớn. Có người vẫn tiếp tục thủ dâm
trong nhiều năm dù đã lập gia đình. Không chỉ nam giới mà nữ
giới cũng có thể có.
Một số thanh thiếu niên mới lớn có hành vi này đâm ra tự
xấu hổ, dằn vặt, rồi suy sụp tinh thần, bỏ học. Nhiều bậc cha mẹ
khi biết con mình thủ dâm thì la mắng, cấm đoán.... Thật ra, tự
kích thích bộ sinh dục là một hành động bản năng sinh lý xuất
hiện ở loài người cũng như ở động vật. Hành vi này không được
khuyến khích nhưng cũng không nên ngăn cấm, càng không nên
gán cho nó là một hành vi xấu xa, đồi bại.... Bản thân thủ dâm
không gây hại gì, không gây ra vô sinh hay liệt dương, xuất tinh
sớm hay đau lưng.
Sau khi xuất tinh thì dương vật xìu nhanh là việc bình thường.
Sau một thời gian nghỉ, dương vật có thể cương lại khi có kích
thích.
Muốn biết trong tinh dịch có tinh trùng hay không thì cần phải
làm xét nghiệm tinh dịch đồ, dùng kính hiển vi để soi. Không thể
dựa vào màu sắc, độ lỏng hay đặc, thể tích tinh dịch ít hay nhiều
để biết trong tinh dịch có hay không có tinh trùng.

212
Hỏi : Em 20 tuổi, thường xuyên thủ dâm (trung bình mỗi ngày 1
lần), mặc dù em rất mặc cảm và xấu hổ. Vừa qua em bị đau đầu,
đi khám bác sĩ bảo em bị rối loạn thùy não trái. Em đã ngưng
việc thủ dâm lại vì sợ ảnh hưởng tới bệnh tật. Nhưng em rất băn
khoăn không biết việc thủ dâm này có phải là nguyên nhân của
căn bệnh mà em mắc phải không? Và nó có làm ảnh hưởng tới
sức khỏe, đường con cái sau này? (Một em trai 20 tuổi).

TS BS Nguyễn Thành Như: Theo Kinsey, một trong những người


tiên phong trong lĩnh vực tình dục tâm lý học, thì tùy theo tuổi
tác, tôn giáo và nền văn hóa mà có khoảng 95% nam giới từng
thủ dâm trong đời. Nói thế để em thấy mình không hề “lẻ loi”
khi có hành vi này. Hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người
thủ dâm nhiều như em còn bị nhập bệnh viện tâm thần để điều
trị như: dùng thuốc, kích điện, trói tay trói chân... nhưng đâu
cũng hoàn đấy. Ngày nay, thủ dâm được xem là một biện pháp
tình dục an toàn vì không bị lây bệnh (hay đổ bệnh cho người
khác), không hại và giữ vẹn lòng chung thủy nếu vợ chồng tạm
xa nhau. Không có mối liên quan nào giữa thủ dâm với rối loạn
cương, xuất tinh sớm, vô sinh hay... đau đầu. Sức khỏe sụt giảm,
gầy yếu, giảm trí nhớ cũng chẳng có “bà con xa gần” gì với thủ
dâm hết. Tuy nhiên, những người thủ dâm hơi nhiều thường dễ
có mặc cảm tội lỗi, lo lắng, trầm uất... và chính điều này làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của họ.
Tóm lại, không ai khuyến khích chuyện thủ dâm ở thanh thiếu
niên nhưng ngăn cấm thủ dâm là chuyện không thể và không
nên làm. Điều quan trọng là em lo học tập, lao động tốt để làm
những chuyện lớn hơn sau này.

213
Hỏi: Năm nay em 15 tuổi, em bắt đầu thủ dâm năm 13 tuổi. Em
rất nhạy cảm, mỗi khi nhìn thấy gì hoặc ngửi thấy gì kích thích thì
dương vật cương lên ngay. Một ngày em thủ dâm 2- 3 lần. Xin bác
sĩ tư vấn thuốc gì để đừng thủ dâm như thế nữa? (Một em trai).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thủ dâm không phải là bệnh, càng


không phải là cái tội. Biện pháp cần thiết để hết thủ dâm là giúp
các em thiếu niên hiểu được bản chất tự nhiên của hiện tượng
này (chẳng hạn thông qua chương trình giáo dục giới tính học
đường). Đam mê học tập, thể dục thể thao, có lý tưởng cuộc sống
cũng là phương pháp giúp em “trị” thủ dâm một cách hiệu quả.
Vì trong thực tế, không có loại thuốc hữu hiệu nào có thể “trị”
được thủ dâm, nếu có thì tức là loại thuốc đó gây “liệt” luôn. Tuy
nhiên, nếu em lo lắng nhiều quá thì nên đến gặp các chuyên gia
tâm lý, tâm thần để được giải tỏa nỗi lòng.

Hỏi: Em nghe nói ngày nào cũng thủ dâm thì rất có hại cho sức
khỏe, như vậy có đúng không ạ? Con trai tuổi teen như em mà
ngày nào cũng “tự sướng” như thế có nguy cơ bị “gay” không,
thưa bác sĩ? (hoanggiang...1986@).

TS BS Nguyễn Thành Như: Thủ dâm không làm ai chuyển sang


quan hệ đồng tính luyến ái. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý,
thường diễn ra ở người trẻ mới lớn, chưa vợ chưa con. Cái hại
của thủ dâm và thủ dâm nhiều quá là làm em mất tập trung cho
học tập và rèn luyện thân thể. Em chỉ cần chuyển hướng sang
học hành siêng năng, thể thao đều đặn thì sẽ bớt ngay, và hiện
tượng này sẽ hết một ngày nào đó không hay.

214
Hỏi: Em thường hay làm cho tinh trùng của mình bắn ra ngoài
(một ngày một lần). Như vậy em có bị nhiễm vi rút HIV hay không
(có bị bệnh AIDS)? (nguyenhoanghuan7611411@).

TS BS Nguyễn Thành Như: Một mình “loay hoay” thì làm sao bị
lây nhiễm virus HIV được. An tâm nhé.

Hỏi: Từ năm 17 – 18 tuổi em thường mắc chứng thủ dâm, nay


lớn (26 tuổi) em muốn lấy vợ nhưng nghe bạn bè nói do hồi trẻ
thủ dâm nhiều quá nên giờ đây “cạn nhiên liệu” khó mà có con
được, đúng vậy không thưa bác sĩ? (Lê N., Phù Cát, Bình Định).

TS BS Nguyễn Thành Như: Mỏ dầu lớn cỡ nào, khai thác mãi rồi
cũng cạn kiệt. Nhưng mỏ dầu là một vật thể chết, nó chỉ có thể
bị mất đi chứ không sinh thêm. Tinh dịch là một chất tiết sinh
học. Cơ thể bạn là một vật thể sống, nếu bạn còn ăn, còn uống
thì “nhiên liệu” còn được sản xuất. Nếu bạn không xài thì “xăng”
cũng bị bay hơi đi chứ không tồn tại mãi trong người. Thủ dâm
là một trong những cách tạo hóa dùng để “xả” bớt xăng dư nên
nó không thể làm bạn vô sinh được.

Hỏi: Tôi có tật thủ dâm, rất thường xuyên và rất nhiều. Nay
dương vật của tôi không thể cương lên được, dù kích thích bằng
cách nào thì vẫn cứ xìu xìu. Có phải tôi bị liệt dương? Phải đến
đâu để điều trị? Tôi rất ngại đến bệnh viện. Mong bác sĩ giúp
đỡ. (Q.A., Q.3).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đâu có ai chạy mãi mà không mệt. Thủ


dâm nhiều làm dương vật mệt, cần nghỉ ngơi lấy lại sức. Nhưng
nó chưa kịp nghỉ thì bạn lại bắt hoạt động tiếp rồi. Ban đầu nó
còn ráng “chiều” bạn, nhưng sức... dương vật cũng có hạn, rồi

215
cũng tới lúc nó chịu thua. Bạn hãy quên đi chuyện “kích thích”,
để lo nghỉ ngơi, ăn uống, thể dục và lao động. Một vài tuần sau,
“nó” sẽ lại tuân lệnh “chủ’. Nhớ đừng bắt nó làm việc quá sức
nữa. Nếu sau vài tuần nghỉ ngơi mà nó vẫn không hồi phục thì
bạn hãy đi khám bệnh.

Hỏi: Tôi sắp lấy vợ nhưng bị mắc tật “một mình”. Bình thường
một ngày 2 - 3 lần. Xin hỏi làm nhiều như vậy có giảm sút cân?
Làm sao để bỏ được? Cảm ơn. (Nguyễn Thanh H., 25 tuổi,
duthenaodinua_anhvanlaanh@..).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cách hay nhất để bỏ thủ dâm là lấy


vợ liền.

Hỏi: Năm nay em 25 tuổi, mỗi khi em xem ti vi hay đọc truyện
có “kích dục” thì dương vật em cương cứng và có xuất hiện tinh
dịch ở đầu dương vật. Nếu như bị cương cứng quá lâu, thì tinh
hoàn đau nhói, rất khó chịu. Vậy em xin hỏi:
1. Đau nhói tinh hoàn như vậy thì có bị bệnh gì không? Và
phương pháp trị bệnh đau nhói tinh hoàn ấy như thế nào (nếu có)?
2. Bác sĩ cũng vui lòng cho em biết thêm thông tin về “Thủ
dâm”: Thủ dâm có phải là căn bệnh không? Nguyên nhân, hậu
quả và cách điều trị? Thủ dâm có dẫn đến vô sinh không? Xin
chân thành cảm ơn bác sĩ. (Trần Nguyên H., Kiên Giang).

TS BS Nguyễn Thành Như:


1. Khi có kích thích, máu không chỉ dồn vào dương vật làm
tăng thể tích, kích thước mà còn dồn cả vào hai tinh hoàn. Thể
tích tinh hoàn có thể tăng thêm 30% khi “chủ nhân” có ham
muốn. Khi ham muốn được “giải tỏa” thì máu rút khỏi dương vật

216
và tinh hoàn cũng “xìu” xuống. Nếu cương kéo dài (trên 20-30
phút), máu ứ lâu tại tinh hoàn khiến hai “hòn” bị “ngộp”, không
đủ ôxy nên gây đau. Ở những người có sẵn bệnh giãn tĩnh mạch
tinh thì tinh hoàn (nhất là bên trái) mau bị “ngộp” hơn nên càng
dễ bị đau hơn người khác.
Bạn nên đến bác sĩ khám. Trước khi đến bác sĩ thì bạn có thể
“tự lo thân” bằng cách tránh để cương kéo dài quá lâu.
2. Thủ dâm là chuyện “xưa như trái đất”. Không chỉ nam mà
nữ cũng có thủ dâm, dù tỉ lệ ít hơn. Không phải ai cũng thích
“tự mày mò” cơ thể, nhưng số người từng “tự gây mê” trong đời
không phải là nhỏ. Hành vi này, y học không khuyến khích nhưng
cũng không ngăn cấm. Thủ dâm thường tự đến khi dậy thì, rồi
tự đi khi quá trình dậy thì đã xong. Hiện tượng này không gây
ra vô sinh, rối loạn cương hay xuất tinh sớm. Nhưng theo một
nghiên cứu mới đây, những người thủ dâm “lậm” quá, lâu ngày
quá, có thể làm họ chỉ thấy “lâng lâng” khi thủ dâm, còn quan hệ
vợ chồng thì khó lòng đạt đến “đỉnh”. Mà không “lên đỉnh” thì
làm sao xuất tinh được? Không xuất tinh được thì làm sao vợ có
thai? Chữa chứng “không xuất tinh” là chuyện rất khó, cần phải
kiên trì (bằng các biện pháp tâm lý). Đọc như vậy chắc em hiểu
cần phải làm gì nếu muốn lo cho tương lai của mình.

Hỏi: Cháu năm nay 18 tuổi. Năm 13 tuổi, vì tò mò về vấn đề tình


dục nên cháu thường tự thủ dâm mỗi ngày. Năm 16 tuổi, mỗi
lần làm xong thì da xung quanh dương vật của cháu phồng lên,
thấy vậy cháu không làm nữa. Bây giờ, cháu không biết triệu
chứng đó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? (Trần Vĩnh Kh.,
phường 4, Vũng Tàu).

217
TS BS Nguyễn Thành Như: Khi cố gắng xuất tinh bằng thủ dâm,
sự cọ xát da liên tục có thể làm da dương vật bị phù nề, sưng
phù, 1-2 ngày sau thì hết. Sự sưng phù này không ảnh hưởng gì
đến chức năng tình dục cũng như chức năng sinh sản về sau của
cháu. Tuy nhiên một số người bị hẹp bao qui đầu, nếu cố gắng
thủ dâm, bao qui đầu có thể bị tuột lộn ngược xuống dưới rãnh
qui đầu và không lộn lại được, sẽ sưng phù lên. Tình trạng này
gọi là “thắt nghẽn bao qui đầu”. Nếu bị tình trạng này thì người
bệnh cần đến bác sĩ ngay để kéo lộn xuống. Nếu để lâu không lộn
ngược lại, bao qui đầu bị thắt nghẽn sẽ sưng phù to, gây đau, rồi
nhiễm trùng hôi thối. Khi đó, điều trị thắt nghẽn bao qui đầu sẽ
rắc rối hơn, bao gồm việc dùng kháng sinh và xẻ rộng bao. Còn
nếu không điều trị, nó sẽ gây sẹo xấu, gây trở ngại cho sự cương
dương và quan hệ vợ chồng.

Hỏi: Tôi 23 tuổi, gần đây đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi xong
khoảng vài phút lại mắc nữa, có khi tức dương vật. Trước đây tôi
có mắc tật thủ dâm, không biết hai vấn đề này có liên quan gì với
nhau không? Bệnh có chữa hết không? (Trần Tấn T., Nghệ An).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bình thường, một người lớn đi tiểu


vài lần trong ngày, trung bình mỗi lần cách nhau 3-5 giờ, lượng
nước tiểu mỗi lần khoảng 400ml. Nếu uống nước nhiều hay uống
những thứ lợi tiểu như rượu, bia... thì bàng quang sẽ mau đầy,
bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nếu chỉ mới tiểu vài phút mà lại mắc
tiểu nữa thì bạn bị chứng đi tiểu lắt nhắt, thường là do bệnh lý
tại bàng quang, kích thích bàng quang co bóp nhiều hơn bình
thường. Hay gặp nhất là viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Khi đó,
ngoài triệu chứng tiểu nhiều lần, bạn còn bị đi tiểu rát nữa. Tiểu

218
lắt nhắt cũng có thể do não bộ nữa. Lo lắng, bồn chồn, áp lực thi
cử hay công việc đều có thể làm người ta mắc tiểu liên tục. Bạn
nên đến bác sĩ khám sớm. Các xét nghiệm siêu âm và thử nước
tiểu thường hữu ích, giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của tiểu
nhiều lần, từ đó có hướng điều trị thích hợp, giúp bạn hết bệnh.
Các thuốc hạn chế co bóp bàng quang như oxybutinine có thể
giúp bạn bớt tiểu lắt nhắt. Thủ dâm và tiểu nhiều lần không có
“quan hệ họ hàng” gì hết, bạn an tâm.

219
DI MỘNG TINH

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Tôi 20 tuổi, chưa có gia đình, mắc tật thủ dâm. Hiện nay sau
mỗi lần đi tiểu đều có tinh dịch xuất ra. Như vậy có phải là tôi
bị bệnh di tinh, hượt tinh hay không? Có nguy hiểm không? Nếu
tôi bỏ thủ dâm thì có khỏi bệnh không? (Một bạn đọc giấu tên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Tinh ra chút xíu sau khi đi tiểu hay
đi tiêu thường được gọi là di tinh, hượt tinh, rỉ tinh hay gì gì
đó.... Nó được ví như “van” tinh bị hở nên tinh bị “xì” ra. Thật
ra trong đường tiểu và sinh dục không có van, bởi vì nó mà có
van là bạn “mệt” đó (bệnh van niệu đạo sau bẩm sinh sẽ gây bí
tiểu, suy thận).
Ở nam giới, nước tiểu và tinh dịch cùng đi chung một đường
là ống niệu đạo nằm trong dương vật. Chút tinh dịch mà bạn
thấy khi đi tiểu hay khi rặn cầu chỉ là phần dịch được tiết ra từ
các tuyến trong lòng niệu đạo. Tinh dịch của các tuyến trong
niệu đạo chỉ chiếm có 3% thể tích tinh dịch xuất ra khi giao hợp.
Phần còn lại là dịch của tuyến tiền liệt (tuyến này nằm bao xung
quanh niệu đạo) chiếm 20-30%; hai túi tinh tiết ra khoảng 60-

220
70% thể tích tinh dịch; tinh trùng và dịch từ mào tinh, ống dẫn
tinh tiết ra chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trong lòng niệu đạo lúc
nào cũng có tí dịch từ tuyến niệu đạo và tuyến tiền liệt tiết ra,
có tác dụng vừa như “mỡ bò” bôi trơn lòng ống, vừa để diệt vi
khuẩn lạ xâm nhập. Khi có kích thích, dịch sẽ tiết ra nhiều hơn
(tương tự như nước miếng ứa ra khi đang đói mà thoang thoảng
mùi xào nấu đâu đó) nên rỉ ra ngoài một chút. Sau một đêm ngủ,
dịch đọng trong lòng niệu đạo 7-8 tiếng đồng hồ sẽ thoát ra theo
nước tiểu dưới dạng chút nước nhớt, chẳng hại gì. Trong một số
trường hợp, do tình trạng viêm niệu đạo hay viêm tuyến tiền liệt
sẽ làm lượng dịch “thường trú” trong lòng niệu đạo tăng lên, nên
tinh cũng dễ bị rỉ ra ngoài. Chữa hết viêm thì cũng hết rỉ tinh.
Tóm lại tinh dịch thực chất là một hỗn hợp dịch của các tuyến
chứ không phải dịch rút từ tủy xương, từ máu ra; mất vài ba giọt
tinh chẳng làm cơ thể suy nhược mà chính sự lo sợ và lười thể
dục mới làm cơ thể yếu.
Hiện tượng thủ dâm không phải là tội lỗi mà chỉ là một hành
động sinh lý trong quá trình phát triển sinh lý tình dục của con
người, nó tự đến rồi cũng sẽ tự đi. Thủ dâm không gây ra rỉ tinh
nên có cố bỏ thì hiện tượng rỉ tinh cũng không hết được. Bạn cứ
để thời gian làm công việc của nó, thủ dâm rồi sẽ hết, tinh rồi
cũng chẳng còn rỉ khi lớn tuổi hơn. Siêng tập thể dục, giải trí,
tránh lo lắng là những biện pháp tốt để hạn chế tình trạng này.
Càng lo lắng tinh càng rỉ nhiều hơn.

Hỏi: Ở đầu dương vật của em hay bị rỉ ra một thứ nước trắng đục
như nước gạo. Có lần em đi khám thì bác sĩ bảo đấy là canxi do
thận tiết ra. Em muốn hỏi bác sĩ như vậy có đúng không? Và nó
có ảnh hưởng gì đến vấn đề sức khỏe và quan hệ tình dục không?

221
Nếu muốn biết chắc chắn để chữa trị thì em nên đi khám ở đâu,
và ở khoa nào ạ? Xin chân thành cám ơn bác sĩ! (Nguyễn Thành
C., 29 tuổi, Thái Nguyên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Đó là dịch tiết từ trong niệu đạo,


có thể do viêm niệu đạo hoặc do cảm xúc cao. Nếu bạn vẫn đi
tiểu bình thường, không đau rát thì cần tránh sử dụng các chất
tăng kích thích như cà phê, thuốc lá. Tránh để bị stress, nóng
nảy. Còn nếu đi tiểu rát buốt thì đó là dịch của viêm niệu đạo,
bạn nên đến bác sĩ khám để được cho dùng các loại kháng sinh
thích hợp. Trong thời gian điều trị thì tránh quan hệ tình dục để
không lây lan cho người khác. Nếu không chữa trị đúng mức thì
có thể viêm niệu đạo kéo dài, tắc ống dẫn tinh, đưa đến vô sinh.
Bạn nên đến bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, khám ở các bác
sĩ chuyên khoa Tiết niệu.

Hỏi: Thưa chú Thành Như, hồi nhỏ do chưa ý thức được việc
làm của mình nên cháu thường kẹp dương vật mỗi khi nghĩ đến
những điều bậy bạ. Khi đó cháu thấy có một chất nhờn màu
trắng thoát ra. Lớn lên cũng vậy, tinh dịch của cháu vẫn thoát ra
nhanh mỗi khi cháu gần bạn gái hoặc xem những bộ phim tình
cảm. Bây giờ do tinh dịch hay ra nên cháu thấy không được khỏe,
người gầy lắm và khoảng 22 - 23 ngày là cháu lại bị mộng tinh
một lần. Trước đây cháu có uống thuốc bắc và châm cứu một
thời gian nhưng nó vẫn không thuyên giảm chút nào cả, bây giờ
cháu đang uống thuốc tể. Cháu rất mừng khi đọc được những
thông tin trên mạng nói về chú và những việc chú làm. Chú có
thể giúp cho cháu tìm ra được cách trị bệnh này một cách hiệu
quả được không, vì hiện giờ cháu rất là bi quan về bệnh tình của
mình. (Một độc giả).

222
TS BS Nguyễn Thành Như: Hành động cháu làm lúc còn nhỏ gọi
là thủ dâm. Không phải bắt buộc dùng tay để kích thích cơ quan
sinh dục thì mới gọi như vậy, mà bằng bất cứ cách nào đó: cọ
bộ sinh dục giữa hai đùi, cọ lên nền chiếu, nệm, cọ bằng gối...
cũng là thủ dâm rồi. Thủ dâm rất hay xảy ra ở thanh thiếu niên,
kể cả phái nam và phái nữ. Cho tới nay, các chuyên gia không
thấy có mối liên quan trực tiếp nào giữa thủ dâm và những phiền
toái về tình dục như rối loạn cương, xuất tinh sớm, mộng tinh,
vô sinh... nên cháu an tâm, đừng “đổ thừa” cho nó và đừng tự
dằn vặt mình nữa.
Về mặt Nam khoa, mộng tinh (tinh ra trong lúc ngủ) là dấu
hiệu... tốt lành. Mộng tinh thường xảy ra ở thanh thiếu niên 18-
20 khi mà sinh lực dồi dào được thoát ra nhẹ nhàng lúc ngủ. Vì
thế nếu chữa hết mộng tinh thì chẳng khác nào biến người lành
thành người bệnh. Thuốc chữa mộng tinh có “hiệu quả” là những
thuốc có tác động làm dương vật cương “vật vờ” và ức chế hoạt
động sinh dục bình thường. Mộng tinh của nam thanh thiếu
niên có thể so sánh với kinh nguyệt của thiếu nữ. Cháu cũng
biết, thiếu nữ mà không có kinh nguyệt mới đáng ngại, phải lo
chữa trị, chứ không ai lại đi “chữa” cho một thiếu nữ từ chỗ có
kinh nguyệt thành mất kinh nguyệt cả. Mộng tinh kéo dài khoảng
năm ba năm rồi tự hết, nhất là khi có vợ con. Sinh hoạt tình dục
vợ chồng sẽ “kéo” tinh dịch ra ngoài rồi còn đâu nữa mà mộng.
Nhiều người đàn ông xa vợ đôi khi lại có mộng tinh trở lại đấy.
Tinh dịch cũng giống như nước miếng. Đang đói bụng mà
đi ngang tiệm phở thì nước miếng cứ tha hồ mà tuôn trào. Khi
có kích thích tình dục thì các tuyến tiết tinh dịch cứ ào ào hoạt
động, nên một chút tinh dịch trào ra qua lỗ tiểu là chuyện hết

223
sức bình thường. Người nào háu ăn, mới thoáng ngửi mùi phở là
nước miếng đã tiết ra đầy cả miệng. Tương tự như vậy, có người
dễ bị kích thích, nên chỉ xem thoáng một đoạn phim “ướt” một
tí là tinh dịch đã rỉ ra rồi. Bản chất của hượt tinh chỉ là như vậy
mà thôi.
Một chút tinh dịch rỉ ra chỉ làm cơ thể hao hụt đi vài calo rất
nhỏ, chẳng bao giờ đủ để làm cháu sụt ký, mệt mỏi đâu. Chính
sự lo sợ đã làm cháu bị suy nhược cơ thể. Cái lo đó thường đến
từ những niềm tin huyễn hoặc vào những chuyện như “một giọt
tinh bằng cả lít máu”, “tinh rút từ tủy xương ra”.... Nếu tin có ma
thì băng qua cánh đồng vào ban đêm, cháu cảm thấy chỗ nào
cũng có ma, tay chân tự nhiên bủn rủn, hết sinh khí. Nếu tin vài
giọt tinh rỉ ra là tinh khí trong người ra theo thì cháu cũng thấy
người bải hoải như vậy đó.
Mọi biến động rồi cũng qua. Một vài năm nữa những rắc rối
rỉ tinh, di tinh, mộng tinh rồi sẽ hết. Biết đâu, vài mươi năm nữa
cháu sẽ cảm thấy tiếc nuối, sao mình không còn mộng tinh như
thời trai trẻ, thời tinh lực tràn đầy. Theo tôi, cháu không cần điều
trị gì cả, cái cháu cần là sống vui khỏe, yêu đời và dốc sức vào
học tập, lao động để xây dựng mái ấm sau này.

Hỏi: Tôi năm nay 25 tuổi nhưng vẫn chưa dám có bạn gái vì rất
mặc cảm bởi chứng bệnh của mình. Tôi thường xuất tinh vô
cớ khi coi một bộ phim nào đó hoặc nghĩ tới chuyện “bậy bạ”
trong đầu. Bạn bè nói tôi bị hượt tinh, uống rất nhiều thuốc rồi
mà không khỏi. Xin bác sĩ cho biết bệnh này có chữa dứt được
không? Chữa ở đâu? (Nguyễn Q., Quảng Nam).

TS BS Nguyễn Thành Như: Bạn xuất tinh có cớ chứ đâu phải vô

224
cớ. Chính những kích thích tình dục từ phim ảnh, suy nghĩ đã
làm dương vật cương cứng và xuất tinh khi kích thích tăng cao,
vì vậy không cần chữa trị. Hãy chờ tới khi lấy vợ, mọi chuyện sẽ
do tự nhiên thu xếp ổn thỏa.

Hỏi: Năm nay em 19 tuổi. Em bị mộng tinh đã lâu. Bác sĩ cho


hỏi em cần phải điều trị như thế nào? Bệnh này có nguy hiểm
không? (Bảo H., thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nhịp độ mộng tinh rất hay thay đổi, có
thể là 2-3 lần mỗi tuần, rồi tuần có tuần không, có khi cả tháng chỉ
1-2 lần, nhưng có một điều chắc chắn là một lúc nào đó nó sẽ tự
hết không hay. Chưa bao giờ có cháu trai nào dưới 12-13 tuổi lại
đến than phiền với tôi về mộng tinh, cũng chưa bao giờ có bệnh
nhân nào quá 50 mà còn đến bác sĩ khám về mộng tinh. Hầu hết
bệnh nhân mộng tinh của tôi là những thanh niên 19-20 tuổi, lác
đác có người ngấp nghé 30. Nói như thế để em thấy mộng tinh
chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường trong đời. Đến tuổi
thanh niên, khi sinh lý mạnh mẽ, các tuyến tiết tinh dịch hoạt
động mạnh nhưng “đầu ra” chưa có, nên đêm đến nằm mơ thấy
“cô Ba, cô Bảy”, hay có khi chẳng mơ gì hết, tinh cứ tự trào ra.
Vì vậy, hiện tượng này không có thuốc chữa và cũng không cần
chữa. Nếu cứ cố gắng dùng thuốc ức chế mộng tinh thì nó cũng
ức chế luôn hoạt động sinh lý bình thường, có thể gây rối loạn
cương. Cái cần chữa trong mộng tinh là tinh thần – các em cần
một tinh thần khỏe khoắn, lành mạnh. Nơi chữa mộng tinh thích
hợp nhất là trường học, sân vận động, thao trường, nhà xưởng...,
những nơi “hút” đi trí lực, sinh lực các em vào chuyện hữu ích.

Hỏi: Mỗi lần ngủ nằm mơ thấy chuyện về tình dục, dương vật của

225
em lại cương cứng và đau đau, sau đó bắn tinh trùng và những
chất rất nhày. Bác sĩ cho em biết em bị bệnh gì ạ? (anhchang_
numberone77@.....).

TS BS Nguyễn Thành Như: Em có biết rằng trong một đêm dương


vật em cương cứng tới 4-5 lần không? Khi em đã dậy thì, tinh
dịch bắt đầu được sản xuất một cách dồi dào. Hiện tượng bắn
tinh dịch lúc ngủ là cách thiên nhiên giúp lượng tinh thừa trong
cơ thể em thoát ra ngoài. Đó cũng là cách thiên nhiên tập dượt
cho cơ thể em quen dần với chuyện xuất tinh, chuẩn bị cho mai
sau. Một lúc nào đó, khi đã lập gia đình em sẽ hết mộng tinh.

226
XUẤT TINH MÁU

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Xin bác sĩ cho tôi biết thông tin về căn bệnh xuất tinh ra máu.
Nguyên nhân vì sao, cách chữa trị thế nào? Mong nhận được hồi
âm sớm. Chân thành cám ơn! (Hoàng K.A, Bà Rịa – Vũng Tàu).

TS BS Nguyễn Thành Như: Màu đỏ của máu luôn làm người ta lo


sợ, có người chỉ thấy tí xíu máu là té xỉu rồi. Máu chảy từ những
chổ “hiểm” càng khiến nỗi lo sợ tăng gấp bội. Máu chảy lẫn trong
tinh dịch (xuất tinh máu) là do có một mạch máu nhỏ nào đó
trong đường sinh dục bị bể (trong tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn
tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt hay niệu đạo tuyến tiền liệt). Mạch
máu bị bể thường do bị căng tức. Động tác đi tiểu không làm
căng tức, bể các mạch máu vùng này nên nước tiểu vẫn trong.
Đôi khi, xuất tinh máu do viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn,
viêm mào tinh gây ra, hoặc có thể do bệnh nhân đang dùng thuốc
chống đông máu, bị bệnh máu loãng, sau phẫu thuật trên tinh
hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh. Một số trường hợp xuất tinh máu
có liên quan đến ung thư tinh hoàn (ở người trẻ), ung thư tuyến
tiền liệt (ở người cao tuổi). Các bệnh này có thể phát hiện được
qua khám bệnh kỹ lưỡng, siêu âm, thử máu.

227
Đại đa số trường hợp xuất tinh máu thường “hiền”, ít có ảnh
hưởng gì, giống như chảy máu cam mà thôi. Tuy nhiên, trong chảy
máu cam, máu chỉ ào ra ngoài một cái rồi ngưng; còn trong bệnh
này, dù mạch máu chỉ bể một lần rồi cầm, nhưng máu còn đọng
lại bên trong đường sinh dục, chỉ khi gần gũi mới ra từ từ, vì thế
nó tạo cảm giác như máu chảy kéo dài cả tháng. Càng sợ không
dám giao hợp thì thời gian bị xuất tinh máu càng kéo dài. Màu
đỏ máu sẽ đổi dần dần từ đỏ tươi sang đỏ bầm, vàng sậm, rồi hết.
Bệnh thường tự khỏi mà chẳng cần thuốc men gì. Nếu thấy lo
ngại thì bạn nên đến gặp bác sĩ Niệu - Nam khoa để được khám
kỹ lưỡng cơ quan sinh dục và làm thêm một số xét nghiệm như
tinh dịch đồ, siêu âm tuyến tiền liệt và túi tinh qua ngả trực tràng,
nội soi niệu đạo-bàng quang... để tìm nguyên nhân. Nếu đã trị đủ
cách mà tình trạng xuất tinh máu vẫn tái diễn thì có thể đốt các
mạch máu viêm ở niệu đạo qua nội soi để chấm dứt tình trạng
chảy máu. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, bác sĩ làm
đủ cách mà máu vẫn cứ chảy, 1-2 lần/năm, kéo dài vài ba năm
rồi hết hẳn khi nào không hay.

Hỏi: Tôi có vợ được hai năm, quan hệ bình thường. Gần đây tôi
phát hiện trong tinh dịch có máu, không phải máu tươi. Tình
trạng này kéo dài trong 8-9 ngày thì tôi uống thuốc cầm máu,
sau 3 ngày kiểm tra lại thì thấy bớt, và khoảng 10 ngày sau nữa
thì hết. Xin hỏi bác sĩ bệnh này có nguy hiểm gì không? Có cần
đi khám lại không? Tôi sẽ làm xét nghiệm tinh trùng ở bệnh viện
Từ Dũ vì bị tinh trùng yếu, khó có con. Xét nghiệm này có đủ để
kết luận gì về việc máu trong tinh dịch không? Xin cảm ơn bác
sĩ. (ngay...hang@gmail.com).

228
TS BS Nguyễn Thành Như: Muốn biết chắc chắn trong tinh có
máu hay không thì cần phải làm xét nghiệm tinh dịch đồ, trong
đó sẽ cho biết rõ có sự hiện diện của hồng cầu trong tinh dịch
hay không. Thông thường, xuất tinh máu sẽ tự đến và tự đi mà
không có nguyên nhân gì rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn bị xuất tinh
máu kéo dài vài tuần hay tái phát 2-3 lần/năm thì bạn nên đến
bác sĩ chuyên khoa, vì hiện tượng này có thể do viêm niệu đạo,
viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh, tinh hoàn hay thậm chí ung
thư. Khi trong tinh dịch có máu, tinh trùng sẽ yếu hẳn, “lờ đờ”
nên khó có con. Khi tinh trong lại, tinh trùng sẽ mạnh lên như cũ.

Hỏi: Tôi tên T.M.T, 28 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang
công tác ở Hà Nội. Thời gian gần đây, thỉnh thoảng tôi lại xuất
tinh ra màu nâu sậm. Không biết sức khỏe tôi thế nào? Xin bác
sĩ vui lòng tư vấn. Xin cảm ơn.

TS BS Nguyễn Thành Như: Tinh dịch bình thường có màu trắng


đục. Nếu cả năm chỉ xuất tinh vài lần (đây là chuyện hiếm trong
thời bình) thì có thể thấy tinh dịch ngả màu vàng, màu của dịch
cũ. Nếu có chảy máu trong đường tinh (đường tinh được tính từ
tinh hoàn tới mào tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và niệu đạo sau)
thì tinh dịch có thể có máu cục, hay chỉ có màu đỏ tươi, hay màu
đỏ bầm, màu nâu sậm tùy thuộc vị trí chảy máu chỗ nào trên
đường tinh và tùy theo máu mới chảy hay đã chảy vài ngày trước.
Trường hợp của bạn nếu chưa từng bị xuất tinh ra máu đỏ tươi
mà chỉ có màu nâu sậm thì có nhiều khả năng máu chảy từ mào
tinh hay tinh hoàn (do viêm hay u bướu). Nếu bạn có kèm theo
triệu chứng nóng sốt và đau bìu rõ thì có lẽ do viêm tinh hoàn,
mào tinh gây ra. Còn khi chỉ có xuất tinh màu nâu mà không đau

229
tức bìu thì bạn cần sớm đến các cơ sở chuyên khoa Nam hay Tiết
niệu. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khám kỹ bìu, cho làm tinh dịch đồ,
siêu âm bìu và xét nghiệm máu các chất AFP, betaHCG, LDH
để xem bạn có bị u bướu gì ở tinh hoàn không. Lao ở mào tinh,
tinh hoàn cũng có thể gây chảy máu làm tinh dịch có màu nâu.
Cũng có khi, bác sĩ tìm đủ mọi cách vẫn không được, máu vẫn
chảy khoảng 1-2 lần/năm, kéo dài khoảng vài năm rồi tự hết hẳn.

230
DẠ CƯƠNG

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Cháu năm nay học lớp 11, buổi sáng lúc ngủ dậy cháu thường
bị cương dương gây vướng víu vì cháu ngủ chung phòng với em
cháu. Tại sao hiện tượng này hay xảy ra vào buổi sáng và có cách
nào để nó đừng xảy ra hay không? (Nguyễn Tuấn A., Thái Bình).

TS BS Nguyễn Thành Như: Cương dương không chỉ xảy ra buổi


sáng mà còn có thể xảy ra vào giấc ngủ trưa. Cả đêm, cháu không
phải ngủ một giấc liền tù tì mà thực ra mỗi người thường ngủ
4-5 giấc. Mỗi giấc kéo dài khoảng một tiếng rưỡi. Cuối mỗi giấc
ngủ là một giai đoạn đặc biệt mà y học gọi là giai đoạn mắt cử
động nhanh. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10-15 phút. Vào giai
đoạn này dương vật thường cương cứng lên (dạ cương). Như
vậy mỗi đêm dương vật của cháu cương cứng tới 4-5 lần nhưng
thường người ta chỉ chú ý tới lần cương cuối cùng vào buổi sáng
khi thức dậy mà thôi. Thiên nhiên bắt dương vật “tập thể dục”
mỗi ngày để khi cần là nó chạy cỡ nào cũng được. Đây là chuyện
bình thường như chân cần phải đi, tay cần phải cử động mỗi
ngày. Những hoạt động hàng ngày sẽ giúp các bộ phận trên cơ
thể duy trì chức năng bình thường của nó. Càng lớn tuổi thì dạ

231
cương càng ít dần. Chữa cho hết dạ cương là làm cho dương vật
từ chỗ cương bình thường thành dương vật bị liệt. Trừ khi thiếu
hiểu biết, chẳng ai lại làm chuyện ngược đời này.
Để đỡ ngại ngùng lúc ngủ dậy, cháu có thể mặc luôn quần
lót khi đi ngủ, chọn loại quần rộng một tí và bằng vải cotton hút
ẩm tốt, kèm theo áo thun ba lỗ dài, rộng để che “bên dưới”. Một
cách khác nữa là cháu thủ sẵn một cái quần lót khi đi ngủ, để
sáng dậy là xỏ luôn vào.

Hỏi: Em không hiểu sao “thằng nhỏ” cứ mỗi sáng là chào cờ? Xin
bác sĩ cho em biết nguyên nhân và cách chữa trị. Cảm ơn bác sĩ.
(Phạm Tấn H., 31 tuổi, Hà Nội).

TS BS Nguyễn Thành Như: Dạ cương là một hiện tượng có lợi


cho cơ thể, giúp mô cương được duy trì chức năng. Vì vậy không
nên chữa trị vì chữa là biến người lành (cương dương tốt) thành
người bệnh (liệt dương luôn).

Hỏi: Em là sinh viên, khi ngủ, dương vật của em lúc nào cũng
cứng đến mức dựng đứng lên, như vậy có phải là rối loạn cương
dương? Năm ngoái, em có yêu một cô gái bằng tuổi, chúng em
cũng rất “thân mật” nhưng chưa quan hệ bao giờ. Nhưng sau
đó khoảng vài tháng, em thấy lúc nào mình cũng mệt mỏi và
chuyện thi cử càng ngày càng tệ. Em cũng đã khám, đã cấy nước
tiểu nhưng không thấy vi trùng. Vậy em bị bệnh gì vậy bác sĩ?
(Nguyễn Thành Tr., 20 tuổi, Hà Nội).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nhiều người ước được “bệnh” như


em. Tình trạng cương dương của em hoàn toàn bình thường, rối
loạn cương là từ dành cho những trường hợp “muốn mà cương

232
không được”. Cương dương vật trong lúc ngủ là hoạt động sinh
lý bình thường nhằm bảo đảm dương vật cương tốt. Hoạt động
này thường xảy ra khoảng 4-5 lần trong 1 đêm, càng lớn tuổi thì
cương dương trong lúc ngủ càng ít dần đi. Vì vậy có lẽ do không
hiểu nên em lo lắng nhiều, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe gây
ra mệt mỏi.

233
LÔNG RÂU THƯA

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi không có râu, nhưng các bộ phận sinh dục
phát triển bình thường. Bác sĩ cho hỏi vì sao lại như vậy? Có cách
gì chữa trị được không? (Trần VL, 22 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Râu nhiều hay ít tùy thuộc vào yếu
tố di truyền, gen. Theo tôi biết, không có thuốc nào kích thích
mọc râu được. Tuy nhiên, bạn yên tâm là dù có râu hay không
thì cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh lý của bạn.

Hỏi: Em 17 tuổi, dương vật bình thường (khoảng 14 cm lúc cương


cứng) nhưng vẫn chưa mọc được cọng lông nào như các bạn cùng
lứa. Các thành viên nam trong gia đình em không ai như thế cả.
Em xin hỏi mua thuốc về thoa như quảng cáo trên báo có được
không? Hay có cách nào khác không? Em xấu hổ lắm bác sĩ ơi.
(Hữu Th., 17 tuổi, Hà Tây).

TS BS Nguyễn Thành Như: Em hãy thử ngó xem hai tinh hoàn
của em có bé quá không. Nếu có thì em nên đến bệnh viện khám
sớm (khoa Tiết niệu - Nam khoa). Nếu chúng to bình thường thì
em ráng chờ thêm một năm nữa xem. Có người do bẩm sinh,
lông mu rất thưa, nhưng “sinh lý” thì vẫn khỏe không thua ai.
Đáng tiếc là không có loại thuốc nào giúp cho lông mu mọc ra.

234
RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ

Nhìn bề nổi, ai cũng nghĩ mấy ông chồng mới hay bị trục trặc
chuyện gối chăn, còn các bà vợ đâu mấy ai bận tâm vì còn phụ
chồng, chăm con, bươn chải chuyện nhà, chuyện cơ quan. Sự
thật lại không hẳn là thế. Cơn sóng ngầm ưu tư chuyện tình dục
ở phái nữ thậm chí còn cao hơn ở nam giới. Theo thống kê của
Laumann (một nhà tình dục học nổi tiếng thể giới) năm 1999,
tại Mỹ, có tới 43% phụ nữ có trục trặc về tình dục, trong khi tỉ
lệ này ở nam giới chỉ là 31%. Bên cạnh đó, trong khi việc chữa
trị rối loạn tình dục nam, với hai dạng phổ biến nhất là rối loạn
cương và xuất tinh sớm, đã tạm ổn nhờ các thuốc mới như thuốc
ức chế chọn lọc men PDE5 và thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc
serotonin, thì việc điều trị rối loạn tình dục nữ vẫn còn khá mông
lung. Vấn đề ở chỗ trong khi để dương vật cương mạnh thì chỉ
cần tăng lượng máu dồn tới dương vật, hay để tinh xuất chậm
thì phải làm chậm luồng thần kinh, còn trục trặc ở phái nữ lại
dàn trải rất nhiều khâu, cái nọ chồng chéo cái kia, khiến cho các
nhà khoa học chẳng biết đâu mà lường.
Các bác sĩ Tiết niệu - Nam khoa, sau khi đã tạm ổn với bài
toán của mình, bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực còn hóc búa này,
và ngày càng quan tâm hơn đến lĩnh vực tình dục của nữ giới.

235
5-7 năm trở lại đây, trong các quyển sách gối đầu giường về Nam
khoa, không quyển nào không có 1-2 chương bàn về những trục
trặc trong chuyện “chăn gối” của... chị em. Tất cả các hội thảo
về Nam khoa hay Tiết niệu đều dành 1-2 buổi để các chuyên gia
thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, bàn về những phát kiến mới
trong điều trị rối loạn tình dục nữ.
 Định nghĩa: Rối loạn tình dục nữ là các rối loạn kéo dài
hay lặp đi lặp lại về ham muốn tình dục, kích thích, cực khoái,
giao hợp đau và khó khăn trong việc khởi đầu hay hoàn tất giao
hợp (theo Basson, J Sex Med, 2004). Các rối loạn này gây ảnh
hưởng đến tâm lý và quan hệ với bạn tình. Còn theo thống kê
của Laumann, JAMA, năm 1999 thì có khoảng 43% phụ nữ có vấn
đề về rối loạn tình dục, nhiều hơn ở nam giới (nam giới có 31%
bị rối loạn tình dục). Do đó, tình trạng trục trặc tình dục ở phụ
nữ thật sự là một tảng băng ngầm. Tuy nhiên, trong thực tế có
rất ít nghiên cứu được công bố về rối loạn tình dục ở phụ nữ.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng hiếm khi hỏi chị em về những trục
trặc trong tình dục, vì vậy rối loạn tình dục nữ có vẻ như chưa
được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
 Nguyên nhân: Rối loạn tình dục nữ có thể do yếu tố tâm lý
hoặc thực thể, hoặc là kết hợp cả hai. Nhìn chung, rối loạn tình
dục nữ thường liên quan đến tâm lý nhiều hơn. Các yếu tố thực
thể cần lưu ý là viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, phần phụ, mãn kinh,
sẹo cắt tầng sinh môn....
 Chẩn đoán: Cũng giống như ở nam giới, trục trặc tình dục
có hay không là do bệnh nhân tự khai, chứ bác sĩ chẳng làm sao
mà biết được bệnh nhân có “rối loạn” hay không. Khi bệnh nhân
nói họ có rối loạn, bác sĩ sẽ hỏi thêm một số câu để biết rối loạn

236
tình dục của họ là loại gì (không ham muốn, âm đạo khô hay
không có cực khoái...) và mức độ nặng hay nhẹ của “trục trặc”
đó. Một trong những cách để đánh giá loại trục trặc là dựa trên
Bản Chỉ Số Tình Dục Nữ FSFI: www.fsfi-questionnaire.com, bao
gồm 19 câu hỏi, điểm từ 2,0 đến 36,0. 19 câu hỏi này được chia
thành 6 nhóm câu:
- Ham muốn: câu 1-2
- Kích thích: câu 3-6
- Tiết dịch âm đạo: câu 7-10
- Cực khoái: câu 11-13
- Thỏa mãn: câu 14-16
- Giao hợp đau: câu 17-19

Bảng dưới đây trình bày tỉ lệ những than phiền của bệnh nhân
rối loạn tình dục nữ, theo hai nghiên cứu của tiến sĩ Rosen, nhà
tình dục học hàng đầu của Mỹ và của tiến sĩ Nguyễn Thành Như:

Than phiền của bệnh


Theo TS Rosen, Theo TS Nguyễn
nhân rối loạn tình
1993 Thành Như, 2006
dục nữ
Giảm ham muốn 38% 52%
Rối loạn kích thích 16% 24%
Khô âm đạo 13,5% 20%
Không có cực khoái 15% 12%

Giao hợp đau 11% 16%

 Điều trị rối loạn tình dục nữ phức tạp hơn ở nam giới. Dù
vậy, càng có nhiều cơ sở y tế có điều trị loại bệnh đặc biệt này

237
thì càng có nhiều bệnh nhân nữ nhận được sự cải thiện trong
đời sống tình dục.
Khi điều trị, bệnh nhân cần chú ý áp dụng những biện pháp
không dùng thuốc:
- Trao đổi cởi mở và chân thành
- Thay đổi lối sống: tránh thức khua, làm việc quá sức...
- Tham vấn với chuyên gia
Nếu bệnh nhân có những nguyên nhân có thể chữa được thì
các bác sĩ sẽ chữa các nguyên nhân này: viêm nhiễm, sẹo âm
hộ... Sau khi hết bệnh, nhiều khả năng đời sống tình dục của
bệnh nhân sẽ được cải thiện.
Một số thuốc có thể cải thiện tình trạng rối loạn tình dục
nhưng không có thuốc nào an toàn và hiệu quả tuyệt đối:
- Flibanserin: từng được kỳ vọng là “thần dược” trị chứng giảm
ham muốn tình dục ở phụ nữ, tương tự như “thần dược” sildenafil
trị chứng rối loạn cương ở nam giới. Nhưng ngày 21/6/2010, công
ty Boehringer Ingelheim (công ty nghiên cứu flibanserin) đã phải
tuyên bố bỏ cuộc: flibanserin không tốt hơn thuốc giả (placebo)
trong điều trị giảm ham muốn tình dục nữ. Nó lại gây ra một số
tác dụng phụ như: mất ý thức, trầm cảm.
- Buprobion có thể có tác dụng trong việc giảm ham muốn
tình dục do thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu
chọn lọc serotonin SSRI. Tác dụng phụ của buprobion: gây nhức
đầu, mất ngủ...
- Các thuốc nhóm ức chế men PDE5 như sildenafil, vardenafil
(giúp điều trị rối loạn cương ở nam giới) có thể giúp giảm tình
trạng khô âm đạo khi giao hợp, giao hợp đau và mất cực khoái.

238
- Các nội tiết tố như testosterone (điều trị giảm ham muốn),
estradiol (điều trị khô âm đạo)... vẫn chưa được công nhận chính
thức. Tuy nhiên, ở phụ nữ mãn kinh, việc sử dụng tibolone giúp
cải thiện đáng kể chức năng tình dục nữ.
- Ống hút chân không: Nếu như nam giới có ống hút chân
không để “hút” dương vật cương lên thì phụ nữ cũng có ống hút
để hút âm vật giúp cải thiện tình trạng giao hợp không đạt cực
khoái, thiếu kích thích.

Hình 12-1: Ống hút của phái nữ

- Dầu Zestra bôi âm hộ có thể giúp giảm đau, tăng khoái cảm.
- Chất bôi trơn tan trong nước như K-Y Jelly® có thể dùng hỗ
trợ trong chứng khô âm đạo.

239
RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ
VÀ VAI TRÒ CỦA BÁC SĨ NAM KHOA

Tựu trung có hai chuyện mà các bác sĩ Nam khoa có thể giúp
phái nữ cải thiện chuyện yêu đương.

Vợ chán do chồng yếu


Giảm ham muốn là dạng rối loạn tình dục nữ hay gặp nhất.
Theo Rosen, một nhà tình dục học hàng đầu thế giới, có tới 38%
phụ nữ than phiền “chán” chuyện yêu đương. Năm 2006, tôi và
cộng sự thực hiện một nghiên cứu sơ bộ về rối loạn tình dục nữ,
kết quả cho thấy tỉ lệ phụ nữ giảm ham muốn lên tới 52%. Có
nhiều lý do khiến các bà vợ không “thích”, trong đó phải kể tới
chuyện quí ông chồng bị “yếu”. Yếu có thể là do “ổng mau quá”,
chưa gì đã “xong”, làm bà vợ bực bội, thà không có còn hơn. Riết
đâm chán. Yếu cũng có thể do ông ấy không đủ cứng. Dương
vật nhỏ hay ngắn không thành vấn đề, nhưng nó “mềm mềm”,
“dốt dốt”, thì khoái cảm giảm nhiều. Sau cùng, những ông chồng
chưa gì đã xin “hưu” sớm, ngại gần vợ, chỉ thích chiều chiều lai
rai với bạn bè, hay chỉ lo trồng hoa, nuôi cá, lâu ngày đưa tới vợ
cũng ngại gần chồng.
Do vậy, để điều trị việc giảm ham muốn ở người vợ, trước hết

240
cần xem lại ông chồng. Chìa khóa vấn đề có khi chỉ là chữa trị
các rối loạn tình dục ở nam giới. Sildenafil, vardenafil, tadalafil
đang là những thuốc đầu tay trong điều trị chứng cương không
đủ cứng cho đàn ông. Dapoxetine cũng hứa hẹn sẽ là loại thuốc
hàng đầu trong điều trị xuất tinh sớm; còn trong khi chờ đợi,
sertraline, paroxetine, fluoxetine có vẻ giúp cho nhiều trường
hợp kéo dài thời gian xuất tinh hơn.

Phẫu thuật cũng giúp tăng cường chuyện yêu


đương
Có một số bệnh lý mà các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật
Tiết niệu - Nam khoa có thể giúp quí bà cải thiện chuyện tình
dục. Các phẫu thuật này không thuộc dạng đao to búa lớn, mà
chỉ là những tiểu phẩu, nhưng lại có hiệu quả cao.

Hẹp bao âm vật, viêm đầu âm vật


Những người hay than phiền ngứa âm vật, thậm chí cảm giác
bỏng rát hay đau âm vật, có thể do viêm đầu âm vật hay bao da
phủ đầu âm vật bị hẹp (tương tự như hẹp bao qui đầu ở nam
giới). Cảm giác ngứa ngáy đưa tới quan hệ tình dục bị đau, người
phụ nữ thấy không thoải mái, rồi ngại quan hệ. Điều trị bệnh
này có thể bằng các kem bôi tại chỗ chống nấm hay herpes, hoặc
nếu bao đầu âm vật xơ chai thì cần được tiểu phẫu xẻ rộng ra.

Nhiễm trùng bao âm vật


Bệnh nhân có thể có sốt, bao da âm vật mưng mủ, đau. Nguyên
nhân thường do nhiễm trùng nang tuyến bã cạnh âm vật. Điều
trị bằng kháng sinh thích hợp, đi kèm rạch thoát mủ.

241
Sa niêm mạc niệu đạo
Bệnh này thường gặp ở những người mãn kinh. Khi giao hợp,
người phụ nữ sẽ có cảm giác đau hay mắc tiểu. Điều trị bằng các
dạng thuốc estrogen bôi tại chỗ hay dạng uống, thuốc dán. Đôi
khi cần cắt bỏ bớt niêm mạc sa.

Nhiễm trùng tuyến Skene


Tuyến này nằm cạnh lỗ tiểu. Nhiễm trùng tuyến Skene gây
cảm giác khó chịu khi giao hợp. Điều trị bằng thuốc uống hay
phẫu thuật nếu tuyến ứ mủ.

Viêm tiền đình âm hộ


Bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa, bỏng rát âm hộ, do đó
không muốn quan hệ tình dục. Phẫu thuật nhằm cắt bỏ toàn
bộ niêm mạc bị viêm mãn này. Cải thiện tình dục sau mổ rất rõ.
Ngoài ra, phẫu thuật còn có ích trong trường hợp áp-xe tuyến
Bartholin (nhằm dẫn lưu mủ), hay cắt bớt niêm mạc thừa nếu hai
nếp môi bé dài quá (hơn 4-8 cm), vì nếp môi bé dài sẽ bị cuộn
vào trong âm đạo khi giao hợp, nên gây đau.
Tóm lại, chữa rối loạn tình dục không phải chuyện của một
người. Thầy thuốc chữa cho người vợ rất cần xem xét tới ông
chồng. Ngoài ra, các bác sĩ Nam khoa, do được đào tạo từ chuyên
ngành Tiết niệu - Sinh dục, nên bằng chút đường dao kéo cũng
có thể giúp cải thiện tình dục nữ trong một số trường hợp bệnh
lý đặc biệt vùng sinh dục nữ.

242
BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Tôi có nghe nói về “điểm G”, là nơi phụ nữ có kích thích
tình dục mạnh nhất. Điểm G đó là cái gì? Nó ở đâu? Có phải là
âm vật không? Hay là đầu vú?(Một độc giả nam).

TS BS Nguyễn Thành Như: Điểm G thường được truyền miệng là


một vị trí đặc biệt trên cơ thể người phụ nữ, có tác động mạnh
mẽ trên ham muốn tình dục. Thật ra, có bác sĩ bảo nó tồn tại, có
bác sĩ lại nói là không; và dẫu cho nó có tồn tại đi nữa thì cũng
chỉ giữ một vai trò khiêm tốn mà thôi.
Trước hết, cần hiểu sơ sơ về bộ sinh dục nữ. Âm đạo là một
ống cơ, bên trong thông với tử cung. Phía sau âm đạo là trực
tràng - hậu môn, còn phía trước nó là niệu đạo (ống tiểu) - bàng
quang. Trước lỗ niệu đạo một tí là âm vật (tương đương qui đầu
ở nam). Lỗ âm đạo có màng trinh che một phần. Từ âm vật có
hai nếp da mỏng (gọi là môi bé) tỏa xuống, vòng bên ngoài ôm
lấy lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Điểm G hoàn toàn không phải là âm
vật, cũng không phải là đầu vú. Trong sách giáo khoa Phụ khoa
không thấy nói tới nó. Sách giải phẫu cũng không nói điểm G
là cái gì. Chỉ có những nhà tình dục học mới “chế” ra nó. G là
mẫu tự đầu của chữ Graefenberg. Đây là tên của bác sĩ Ernest
Graefenberg, người Đức. Ông bác sĩ này, từ thập niên 1940, đã
cho rằng: điểm G là một vùng nhỏ nằm khoảng giữa lỗ âm đạo
và cổ tử cung bên trong, ở thành trước âm đạo. Bình thường,
nó chỉ nhỏ cỡ hạt đậu, khi có kích thích thì nó phồng to lên cỡ
hạt dẻ (hay trái tắc). Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà tình dục học
cho rằng điểm G chỉ là tưởng tượng. Cãi qua cãi lại, đến nay vẫn
chưa biết ai đúng ai sai.

243
Điều quan trọng là một số phụ nữ cảm thấy hưng phấn khi
điểm G được kích thích, một số thì không thấy “xi nhê” gì cả,
thậm chí một số khác lại cảm thấy ức chế khó chịu. Ngoài ra, kích
thước dương vật dù nhỏ hay to đều “bình đẳng” đối với điểm G;
nói cách khác dương vật nhỏ cũng kích thích điểm G tốt không
kém gì dương vật lớn nên quí ông chẳng cần bận tâm đến kích
cỡ của dương vật làm gì.

Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, sắp lập gia đình. Hiện tại tôi và chồng
chưa cưới có quan hệ tình dục nhưng không được. Tôi cảm thấy
rất đau, và cho dù anh ấy có cố gắng cách mấy nhưng dương vật
vẫn không “vô” được. Vậy cho tôi hỏi tôi có bị vấn đề gì? Tôi có
bị dị tật không? Kinh nguyệt của tôi bình thường, chu kỳ rất đều,
sức khỏe tốt. (Trần Thủy H., Hà Tây).

TS BS Nguyễn Thành Như: Rất có thể khi câu trả lời lên mạng thì
chuyện đau của chị khi quan hệ với chồng chưa cưới đã “xưa rồi”.
Trước hết cần phải bảo đảm là bộ sinh dục của vị hôn phu của
chị hoạt động tốt cái đã, tức là dương vật phải cương cứng, nếu
nó chỉ “dốt dốt, dẻo dẻo” thì anh ấy cần đến bác sĩ thôi. Không
phải chỉ đủ cứng, dương vật còn phải cương đủ lâu, chứ chưa
gì hết mà đã xuất tinh rồi thì “thua”. Thông thường tình trạng
xuất tinh sớm có thể xảy ra trong vài lần đầu do bị hưng phấn
dữ quá, sau vài lần quen quen nhau thì hết bị. Nếu đã gặp nhau
dăm chục lần mà vẫn bị xuất tinh trước khi tiến hành giao hợp
thì anh ấy cần đến bác sĩ khám.
Kế đến là tới chị. Những lần giao hợp đầu, do cấu tạo màng
trinh thay đổi tùy từng người nên có phụ nữ không bị đau, có
người đau nhẹ, có người đau rất dữ. Trừ phi màng trinh bị bít

244
kín hẳn hay chỉ có một lỗ nhỏ xíu, chỉ sau vài lần quan hệ (mỗi
lần nên cách nhau ít ra là 1-2 ngày) cảm giác đau sẽ hết. Ngoài
yếu tố màng trinh, sự co thắt âm đạo, hay hiện tượng khô âm
đạo cũng có thể gây đau khi quan hệ. Có khi do quan hệ tình
dục trước hôn nhân làm chị (hay cả anh chị) đều không thoải
mái, lo lắng, sợ có thai, sợ sau khi cưới ảnh “chê”... nên âm đạo
và cơ xung quanh thắt chặt, gây đau khi giao hợp.
Tóm lại, anh chị cứ thủng thẳng rồi cảm giác đau sẽ qua, trừ
phi dăm chục lần cố gắng mà vẫn không được thì cả hai nên
đến bác sĩ khám.

Hỏi: Tôi 27 tuổi, lấy chồng được 3 năm. Kết hôn được 4 tháng thì
anh ấy đi làm xa, dù cho tôi không muốn. Sau đó tôi sinh con để
mong anh ấy quay về, nhưng giờ cháu đã lớn mà anh ấy cũng
vẫn đi, nửa tháng hay một tháng mới về một lần. Tình cảm của
tôi dành cho anh ấy đã phai nhạt đi. Mỗi lần anh ấy về là đòi hỏi
chuyện chăn gối nhưng tôi không muốn và chẳng có cảm giác
gì. Nhưng khi không có chồng thì tôi lại có nhu cầu sinh lý. Xin
hỏi BS có phải tôi đã mắc bệnh lãnh cảm rồi không? (Trần Thị
Ph., Hà Tĩnh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Rối loạn tình dục ở nữ còn hơn là


tảng băng, vì rất ít phụ nữ có thể nói ra là mình không thấy thỏa
mãn trong quan hệ vợ chồng. Một trong những nguyên nhân
quan trọng gây mất hứng thú ở phụ nữ là xung đột trong quan
hệ giữa hai người. Đó có lẽ cũng là trường hợp của chị. Không
thuốc men hay bài tập gì có thể giúp chị có được vui thú trong
chuyện vợ chồng, ngoài chuyện giữa anh chị giải quyết được rắc
rối trong chuyện chồng chị đi làm xa mà chị không đồng ý. Chỉ

245
sau khi chuyện này đã giải quyết xong rồi mà cảm giác vẫn chưa
có lại, thì anh chị nên cùng đến gặp các chuyên gia tâm lý tình
dục để được giúp đỡ.

246
BỆNH THẬN - SỎI THẬN -
NHIỄM TRÙNG THẬN VÀ SINH LÝ

BỆNH THẬN
Theo quan niệm của Đông y, một số biểu hiện như: đau lưng,
tiểu buốt, yếu sinh dục... đều được gọi chung là “yếu thận”. Còn
với Tây y, “thận” đơn giản là 2 quả thận, nằm sau lưng, sát ngay
dưới phổi và lồng ngực. Tuy nhiên, do nhiều người không phân
biệt được khái niệm giữa “thận” của Đông y và “thận” của Tây
y, nên khi mắc những chứng bệnh về sinh lý, lại chạy đến bệnh
viện Tây y, đề nghị bác sĩ cho làm siêu âm, thử chức năng của
hai quả thận bên trong cơ thể xem mình có bị gì không.
Trong thực tế, khái niệm về “thận” của Tây y và Đông y hoàn
toàn khác nhau. Vậy “thận” trong Tây y là gì? Bệnh thận có nguy
hiểm không? Triệu chứng của nó như thế nào? Cách phòng ngừa
ra sao?

Thận của Tây y


Trong cơ thể người, thận có chức năng lọc máu để thải chất
độc, tạo ra nước tiểu. Ngoài ra, thận còn tiết những nội tiết tố để
có thể điều hòa lượng nước tiểu và có ảnh hưởng trên huyết áp.
Nước tiểu từ thận tạo ra sẽ theo hai ống dẫn (gọi là niệu quản)

247
chảy xuống bàng quang, đọng tại bàng quang vài giờ, rồi thoát
ra ngoài qua ống niệu đạo. Quá trình này được gọi một cách rất
bình dân là... đi tiểu. Ở đàn ông, ống niệu đạo không chỉ làm mỗi
nhiệm vụ... thoát nước tiểu, nó còn là “đường đi” của tinh dịch
(gồm tinh trùng từ tinh hoàn sản xuất ra, các dịch của tuyến tiền
liệt và túi tinh) nữa.

Hình 12-2: Hai quả thận theo Tây y, hai niệu quản và bàng quang1

Các dấu hiệu của bệnh thận Tây y


Thận là cơ quan tuy không quan trọng bằng tim, não..., nhưng
nếu chẳng may nó phát bệnh thì... cũng phiền lắm. Bệnh thận
không làm người ta quá hoảng sợ như ung thư, không đến mức
gây chết người, nhưng cứ “rề rề” kéo dài hoài, làm bệnh nhân
chẳng tập trung được vào việc gì, mất sức lao động, mất vui thú
cuộc sống.

248
Hễ đau lưng là bị bệnh thận?
Tới... 98% trường hợp đau lưng không phải vì bệnh thận, mà
do những bệnh từ cột sống, cơ lưng, thần kinh lưng hay bệnh...
toàn thân (ví dụ như cảm cúm khiến bệnh nhân cảm thấy đau
khắp mình mẩy, và đau nhất là lưng). Trong 2% đau lưng do
bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là viêm
thận, bướu thận.... Đau do thận thường chỉ đau tưng tức vùng
hông lưng phía sau, sát gần xương sườn, đôi khi có sốt. Đặc biệt
nếu đau lưng mà kèm thêm tiểu đục thì gần như chắc chắn là bị
bệnh thận. Đau do sỏi thận, sỏi niệu quản có khi là cơn đau lăn
lộn, đau từ sau lưng “chạy” xuống bộ sinh dục, xuống đùi (gọi
là cơn đau bão thận). Còn nếu chỉ đau ê ẩm, đau lói xuống chân
thì là triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do cột sống. Đau
lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi khom lưng hay khiêng đồ
nặng, đau có thể lan xuống mông hay chân cùng bên thì cũng
nhiều khả năng là do thần kinh tọa. Những cơn đau do rễ thần
kinh cũng thường tăng lên sau khi bệnh nhân đi xe đạp, xe máy
trên một đoạn đường dài, xóc; sau một ngày lao động mệt nhọc,
người bệnh thường cảm thấy ê ẩm cả lưng.
Để biết nguyên nhân của đau lưng, bác sĩ sẽ khám kỹ thận
và cột sống của bệnh nhân, rồi làm siêu âm, chụp X-quang, thử
nước tiểu....

Phù
Phù có thể do bệnh thận mà cũng có thể có nguyên nhân từ
bệnh gan, tim, hay mạch máu.... Phù do thận thường là phù toàn
thân, từ mí mắt xuống bàn chân, da trắng nhạt. Phù do tim thì
bệnh nhân tím tái, có bệnh suy tim trước đó. Phù do gan thường
“gom” lại bụng mà thôi, còn tay chân ốm nhom.

249
Để biết nguyên do phù, bệnh nhân cần được khám kỹ, làm
các xét nghiệm máu về chức năng gan, thận, siêu âm, đo tim....

Màu nước tiểu


Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn
uống những loại thức ăn (hoặc thuốc) làm nước tiểu bị nhuộm
màu (ví dụ màu cam do uống thuốc lao), hoặc do bệnh tại thận
(là nơi sản xuất ra nước tiểu) hay tại bàng quang (là nơi chứa
nước tiểu). Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt tới vàng hơi
sậm, tùy thuộc vào nồng độ chất urochrome trong nước tiểu (chất
này là một chất thoái hóa của hemoglobin của hồng cầu). Nếu
hôm nào uống nước ít hay lao lực nhiều, không uống đủ nước
thì nước tiểu sẽ có màu vàng sậm. Đôi khi màu nước tiểu chỉ hơi
đùng đục, nhất là nước tiểu vào buổi sáng; điều này thường do
nước tiểu bị kiềm hóa nhẹ nên các tinh thể phốt-phát dễ đọng
lại. Uống nhiều nước hay uống 2 viên Chloramonic vào buổi tối
có thể giúp nước tiểu trong lại.
Màu nước tiểu cũng có thể bị vẩn đục do nước tiểu có vi khuẩn,
mủ (triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu), dưỡng trấp hay
máu. Tốt nhất là nên khám nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu,
cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, siêu âm, chụp X-quang... để tìm
nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có phương
pháp điều trị khác nhau.

Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són


Đây là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu
đạo chứ không phải của bệnh thận. Nguyên nhân thường gặp
nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ hay trẻ em; còn ở nam giới
là viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc bướu tuyến tiền liệt
(nếu bệnh nhân trên 50 tuổi).

250
Yếu sinh lý
Đây là từ dân gian để chỉ bất cứ trục trặc nào trong chuyện
tình dục, không phải do suy thận mà thường do mạch máu đến
bộ sinh dục bị hẹp tắc, hoặc do thần kinh điều khiển tại chỗ
(hoặc trên não) bị trục trặc. Chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là
một vấn đề tế nhị và phức tạp. Theo Tây y, yếu sinh lý gồm các
nhóm bệnh: rối loạn ham muốn (mất hay giảm ham muốn), rối
loạn cương, rối loạn xuất tinh (xuất tinh sớm hay không xuất
tinh), rối loạn cảm giác (không khoái cảm hay bị đau khi khoái
cảm xảy ra) và hiếm muộn. Mỗi nhóm bệnh lại được chia thành
những nhóm nhỏ hơn, tương ứng với những bệnh khác nhau. Và
tất nhiên, mỗi bệnh sẽ có cách trị riêng chứ làm gì có một loại
thuốc trị được bá bệnh.

Kết luận
Cùng có tên là “Thận”, nhưng “thận Đông y” và “thận Tây
y” khác nhau nhiều. Ở góc độ Tây y, bệnh thận có thể gây phù,
ít khả năng gây đau lưng và hoàn toàn không liên quan gì đến
yếu sinh lý. Để phòng ngừa bệnh thận (nếu chưa bị phù), hàng
ngày chúng ta nên uống nhiều nước, nhất là khi làm việc ngoài
trời nắng, trong phân xưởng nóng nực, tập thể thao, bị đổ mồ
hôi nhiều. Nếu 6-7 tiếng mới thấy mắc tiểu và nước tiểu có màu
vàng sậm thì cần phải bổ sung thêm nước ngay (do cơ thể chưa
“nạp” đủ nước), có khi phải uống 5-7 lít nước mỗi ngày.

SỎI THẬN
Hệ Tiết niệu bao gồm hai quả thận, hai niệu quản (ống dẫn
nước tiểu từ thận xuống bàng quang), bàng quang và niệu đạo.

251
Sỏi niệu có thể xảy ra ở tất cả những bộ phận này, nhưng thường
gặp nhất là sỏi thận.
Dựa trên các bộ xương Ai Cập cổ, các nhà khoa học phát hiện
ra bệnh sỏi thận đã có từ 4.800 năm trước Công Nguyên rồi. Sỏi
thận là trường hợp có một hay nhiều viên sỏi ở trong thận, có thể
ở một hay cả hai bên thận. Đây là bệnh rất thường gặp, chiếm
tỉ lệ 2 -3% dân số; trong đó, đàn ông bị sỏi thận cao gấp hai lần
phụ nữ. Sỏi thận dễ tái phát, nguy cơ tái phát càng cao nếu bị từ
hai lần trở lên. Sỏi thận gây đau, nhiễm trùng niệu và cuối cùng
là suy thận. Do vậy cần phòng ngừa, phát hiện và điều trị càng
sớm càng tốt. Những kỹ thuật mới trong điều trị sỏi thận như
Tán Sỏi Ngoài Cơ Thể, Nội Soi Lấy Sỏi Qua Da giúp cho việc điều
trị trở nên hiệu quả hơn và an toàn hơn.

Tại sao bị sỏi thận?


Sỏi thận là hậu quả của việc nước tiểu trở nên quá cô đặc, các
tinh thể trong nước tiểu bị kết tủa lại, tạo thành sỏi. Cấu trúc bất
thường của đường tiểu, nhiễm trùng tiểu và các bất thường về
chuyển hóa (như bệnh bướu tuyến cận giáp)... là những nguyên
nhân làm nồng độ các tinh thể trên tăng cao. Một số loại sỏi có
tính chất gia đình. Một số khác lại có liên quan đến bệnh đường
ruột, bệnh ống thận, bệnh rối loạn chuyển hóa canxi.
Tuy nhiên, cũng có 5-10% sỏi thận không tìm thấy nguyên nhân.

Có bao nhiêu loại sỏi?


Do là chất vô cơ, nên không thể có sỏi canxi đơn thuần trong
cơ thể. Canxi phải kết hợp với các chất khác để tạo thành sỏi.
Ở người Việt Nam, đại đa số sỏi thận là sỏi Oxalat Canxi hay
Photphat Canxi, chiếm 95%. Sỏi urat chiếm 5%, hay gặp ở đàn

252
ông hơn. Loại sỏi này thường phối hợp với bệnh gút (một bệnh
đau khớp do sự ứ đọng tại khớp các acid uric thặng dư trong
máu). Sỏi cystine chiếm 3%, gặp ở những người bị chứng cystine
trong nước tiểu. Đây là một bệnh di truyền, gặp ở cả phái nam
và phái nữ. Sỏi struvite chủ yếu xuất hiện ở phái nữ, là hậu quả
của nhiễm trùng niệu. Sỏi có thể rất to, làm tắc thận, niệu quản
và bàng quang.

Hình 12-3: Các dạng sỏi thận. Từ trái qua phải: 1-2 viên sỏi nhỏ;
1 viên to ở bể thận; sỏi dạng san hô với 1 viên to
và nhiều viên nhỏ; sỏi dạng san hô nguyên khối1

Triệu chứng
- Đau lưng: đau một hay cả hai bên hông lưng, đau dữ dội,
từng cơn. Cơn đau có thể lan xuống bộ sinh dục.
- Ói, hoặc buồn ói.
- Đi tiểu gấp liên tục, tiểu buốt.
- Màu nước tiểu đục hay có máu.
- Sốt, lạnh run.

253
Làm sao biết mình bị sỏi thận?
Siêu âm thận là xét nghiệm đầu tiên nên làm. Nó giúp phát
hiện sỏi, càng đặc biệt có giá trị đối với sỏi kém cản quang. Siêu
âm còn cho biết mức độ ứ nước của thận do sỏi làm bế tắc đường
tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể giúp bác sĩ nghi ngờ
bệnh nhân có hay không có sỏi mà thôi, chứ không thể phân biệt
chính xác độ lớn của viên sỏi, cũng như không thể dựa vào siêu
âm để quyết định phương pháp điều trị cho bệnh nhân (uống
thuốc, mổ, hay tán sỏi), hay theo dõi mức độ hiệu quả của điều trị
(để biết sỏi có tan bớt hay không). Đó là chưa kể cũng có khi siêu
âm nhìn lầm, không phân biệt được sỏi nhỏ với vôi hóa gai thận.
Chụp hình X-quang thận không cản quang (KUB) và có bơm
thuốc cản quang (UIV) cho tới hiện nay vẫn giữ vai trò quan
trọng nhất trong chẩn đoán sỏi thận. X-quang cho biết số lượng
sỏi, kích thước viên sỏi, vị trí của sỏi trong thận, mức độ gây hư
hại của sỏi lên thận. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để bác
sĩ khuyên bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào (uống
thuốc, mổ, tán sỏi), và theo dõi sỏi còn hay hết sau khi điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm khác như
phân tích nước tiểu để tìm các tinh thể, đo nồng độ pH nước
tiểu và tìm hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu; cấy nước tiểu
tìm vi khuẩn, định lượng urê và creatinine trong máu để đánh
giá chức năng thận còn tốt hay xấu v.v...

Uống thuốc có làm tan sỏi?


Hiện nay, Tây y chỉ có thể điều trị tan sỏi urat và sỏi cystine
bằng thuốc, còn chưa có thuốc nào làm tan được sỏi có canxi,
là loại sỏi chiếm tới 95% trong số những bệnh nhân mắc bệnh.

254
Trong nước có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng được
quảng cáo rầm rộ là trị được sỏi thận. Tuy nhiên, nếu ai phát minh
ra thuốc làm tan sỏi, có thể nộp đơn xin lãnh giải Nobel Y học!!!
Tây y có một số loại thuốc kháng viêm và lợi tiểu giúp sỏi thận
còn nhỏ (< 6mm) có thể dễ rơi xuống bàng quang, theo đường
tiểu ra ngoài. Bệnh nhân còn được khuyên nên uống nhiều nước
(tránh uống trà, cacao – do có nhiều oxalat), làm sao để đi tiểu
ra khoảng 2-3 lít/ngày. Những người làm việc ngoài nắng nên
uống nhiều nước hơn người làm trong mát. Tránh thức ăn có
nhiều canxi như sữa, phô mai.
Ngoài ra có thể dùng thêm một số thuốc khác như: thuốc làm
giảm sự hấp thụ canxi trong ruột (Phytat DB ®), thuốc làm giảm
thải canxi trong nước tiểu (các loại lợi tiểu thiazides).

Thuốc trị sỏi urat


Sỏi urat chiếm 2% trong các loại sỏi, thường gặp ở đàn ông hơn,
là sỏi không cản quang nên chụp X-quang thông thường không
thấy được. Siêu âm và các kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt có thể
giúp phát hiện sỏi. Loại sỏi này thường phối hợp với bệnh gút
(một bệnh đau khớp do sự ứ đọng tại khớp các axit uric thặng dư
trong máu). Chủ yếu là dùng thuốc làm kiềm hóa nước tiểu như
bicarbonate sodium (ví dụ uống nước khoáng Vichy Celestins)
hay citrate sodium (Focitril ®, Alcafor ®, hay Piperazine ®) nhằm
đưa pH nước tiểu luôn luôn lớn hơn 6,5. Ngoài ra, allopurinol
còn giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Bệnh nhân cần tránh
ăn nhiều thịt và các loại tôm cua.

Thuốc cốm piperazine hay thuốc succinimide có làm tan sỏi?


Piperazine chỉ giúp kiềm hóa nước tiểu, làm tan sỏi urat, chứ

255
không làm tan các loại sỏi khác. Succinimide không làm tan sỏi
mà chỉ làm tăng độ hòa tan của oxalat, nên sỏi khó hình thành;
còn nếu đã có sỏi rồi thì chịu, không tan được.

Chuối hột, khóm... hay các bài thuốc Nam, các loại thuốc Nam,
Đông y khác có làm tan sỏi thận?
Bệnh sỏi thận tuy không lây như bệnh lao, không biểu hiện
rầm rộ như sốt rét nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
con người, đặc biệt là những người lao động nặng nhọc, ngoài
nắng, làm giảm đáng kể năng suất lao động và chất lượng cuộc
sống. Các biến chứng của sỏi thận như nhiễm trùng, suy thận
gây tổn hao nhiều tiền của, thậm chí nguy hại đến sinh mạng.
Do đó, các bài thuốc Nam nói chung hay loại thuốc nào đó nói
riêng, nếu thật sự làm tan được sỏi thận thì có giá trị rất to lớn.
Cần có những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về
các bài thuốc này để xác nhận hiệu quả của chúng trong việc
làm tan sỏi. Như đã nói ở trên, nếu ai đó phát minh ra thuốc
làm tan được sỏi thận thì chắc chắn sẽ “rinh” giải Nobel Y học
về làm rạng danh đất nước.

Nhảy dây có làm sỏi dễ rơi ra ngoài?


Mục đích của nhảy dây là nhờ trọng lực giúp viên sỏi dễ rơi
từ thận hay niệu quản xuống bàng quang, rồi được tiểu ra ngoài.
Nhảy dây có thể làm viên sỏi to bị lay động, nhưng không thể
chui lọt niệu quản để ra ngoài, còn những viên sỏi nhỏ thì không
hề... nhúc nhích. Tóm lại, biện pháp này chỉ giúp bạn tăng sự
dẻo dai của cơ bắp chứ chẳng liên quan gì đến chuyện ra hay
không ra của những viên sỏi thận.

256
Có cần hạn chế canxi khi bị sỏi thận?
Sỏi canxi có thể do tăng hấp thụ canxi từ ruột vào máu, đưa
đến tăng lượng canxi trong nước tiểu; và cũng có thể do bệnh tại
thận làm thận tăng bài tiết canxi vào nước tiểu, dù rằng lượng
canxi trong máu không cao. Nếu canxi nước tiểu tăng là do bệnh
tại thận (chiếm 10% trường hợp) thì việc hạn chế ăn thức ăn có
nhiều canxi là không cần thiết, thậm chí còn có thể gây hại do
làm hạ canxi máu, gây co giật. Trong những trường hợp tăng canxi
nước tiểu do tăng hấp thu thì việc giảm bớt ăn các thức ăn có
nhiều canxi là cần thiết, tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên
bỏ hẳn, chỉ cần hạn chế <800 mg/ngày là được. Ngoài ra, bệnh
nhân cũng phải hạn chế ăn muối (<100mEq/ngày), vì thức ăn ít
muối giúp giảm hấp thu canxi trong thức ăn tại ruột.

Tán sỏi ngoài cơ thể là gì?


90% sỏi thận có thể được điều
trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể. Kỹ
thuật này lần đầu tiên được áp
dụng tại Đức năm 1982. Các sóng
phá sỏi xuất phát từ máy phát
sóng được tập trung vào viên sỏi
dưới sự kiểm soát của X-quang
hay siêu âm. Sóng xuyên qua da,
hội tụ tại sỏi và phá tan sỏi mà
không làm hư hại thận, mạch
Hình 12-4: Tán sỏi ngoài cơ thể1
máu hay cơ. Mảnh sỏi sau đó sẽ
thoát ra qua nước tiểu. Tán sỏi ngoài cơ thể trong đa số trường
hợp được tiến hành dưới thuốc giảm đau, không cần gây mê và
bệnh nhân không cần nhập viện, chỉ đến bệnh viện làm xong

257
rồi ra về trong ngày. Bệnh nhân cũng không có sẹo mổ, không
bị mất sức như mổ.

Hình 12-5: Nội soi lấy sỏi qua da1

Khi nào phải mổ lấy sỏi?


Tại các nước tiên tiến, mổ lấy sỏi chỉ áp dụng cho những
trường hợp bị sỏi san hô quá to, hoặc khi sỏi được tạo thành do
có một bất thường về giải phẫu, cần phải mổ để sửa chữa chỗ
bất thường đồng thời với lấy sỏi. Bệnh nhân được rạch da ở hông
lưng, mở thận để lấy sỏi ra. Trường hợp có quá nhiều sỏi không
lấy hết được lúc mổ thì những viên sỏi còn sót lại sẽ được phá
sau đó bằng phương pháp tán sỏi thận qua da hay phương pháp
nội soi lấy sỏi qua da.

Phòng ngừa sỏi được không?


Nếu uống nước có Fluor hay dùng muối I-ốt có thể giúp ngăn
ngừa bệnh sâu răng và bướu cổ, thì khoa học vẫn chưa tìm ra
chất nào có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh sỏi thận. Điều cơ bản

258
là hàng ngày phải uống đủ nước để làm loãng nước tiểu. Trong
điều kiện bình thường (làm việc trong mát), chúng ta phải uống
từ 6-8 ly nước/ngày, để có thể thải ra một lượng nước tiểu khoảng
1,5 lít/ngày. Nếu hoạt động thể thao hay lao động ngoài trời nắng
thì cần phải uống nhiều nước hơn, chia đều trong ngày. Sau đó
tùy theo loại sỏi sẽ dùng thuốc và chế độ ăn thích hợp (xem thêm
các phần trước).

Điều trị sỏi niệu quản có giống điều trị sỏi thận?
Sỏi niệu quản thường là sỏi từ thận di chuyển xuống niệu
quản. Trong đa số trường hợp, sỏi tự thoát ra nếu có đường kính
< 6mm. Điều trị nội khoa tương tự như đối với sỏi thận. Sỏi niệu
quản thường được điều trị bằng nội soi từ niệu đạo - bàng quang
(tán sỏi trực tiếp làm nhiều mảnh nhỏ rồi lôi sỏi ra ngoài). Bác sĩ
cũng có thể áp dụng phương pháp mổ hở hay mổ nội soi hông
lưng lấy sỏi niệu quản nếu những kỹ thuật trên thất bại, hoặc
cần phải tạo hình niệu quản đồng thời với lấy sỏi, hoặc do sỏi to.

Sỏi bàng quang


Sỏi bàng quang có thể là sỏi
từ niệu quản di chuyển xuống,
hoặc trong đa số trường hợp là sỏi
tạo thành ngay tại bàng quang do
sự bế tắc đường tiểu dưới (bướu
tiền liệt tuyến, gặp ở đàn ông trên
60 tuổi) hay do dị vật (ống thông
bàng quang để lưu tại chỗ).
Điều trị sỏi bàng quang tốt
nhất là bóp sỏi qua nội soi nhờ Hình 12-6: Bóp sỏi bàng quang
qua nội soi1

259
dụng cụ bóp có thị kính (giúp thấy rõ sỏi khi thao tác). Nếu sỏi
quá lớn, không thể bóp bể an toàn qua nội soi, hay có bế tắc
thật sự cổ bàng quang, niệu đạo, bệnh nhân sẽ được mổ lấy sỏi
đồng thời với điều trị nguyên nhân gây cản trở dòng nước tiểu.

Sỏi niệu đạo


Thường là sỏi từ thận, niệu quản hay bàng quang trôi xuống,
rồi bị tắc lại ở niệu đạo tuyến tiền liệt hay miệng niệu đạo.
Nếu sỏi kẹt ở miệng niệu đạo thì sẽ điều trị bằng cách gây tê,
xẻ rộng lỗ niệu đạo lấy sỏi; sau đó khâu lại chỗ xẻ. Còn sỏi nằm
ở niệu đạo tiền liệt tuyến sẽ được đẩy vào bàng quang bằng cây
nong sắt, rồi điều trị như với sỏi bàng quang.

NHIỄM TRÙNG THẬN


Bộ máy tiết niệu gồm thận, bàng quang và cơ quan sinh dục.
Đây là những cơ quan dễ bị nhiễm trùng do chúng không kín
mà có chỗ mở ra bên ngoài (lỗ niệu đạo), có nhiều ngóc ngách
để vi trùng dễ ẩn nấp, lại có nước tiểu là môi trường tiềm tàng
vi khuẩn nữa.
Viêm thận-bể thận cấp tính thường do vi khuẩn đi ngược từ
bàng quang lên vì nước tiểu bị trào ngược từ bàng quang lên
thận (bình thường nước tiểu chỉ chảy từ thận xuống bàng quang).
Ngoài ra, vi trùng cũng có thể từ máu đến thận.
Bệnh nhân thường có triệu chứng: sốt, lạnh run, đau hông
lưng, và có thể có tiểu gắt. Phân tích nước tiểu cho thấy có mủ,
vi khuẩn và đôi khi có máu. Cấy nước tiểu sẽ tìm thấy vi khuẩn
gây bệnh. Bệnh này cần được phân biệt với bệnh viêm túi mật
cấp, viêm ruột thừa cấp và viêm tụy cấp. Siêu âm có thể thấy
thận bị ứ nước, có sỏi thận hay có ổ mủ.

260
Điều trị bệnh bằng kháng sinh thích hợp như uống các loại
quinolone trong 14 ngày. Nếu bệnh nặng thì bệnh nhân cần nhập
viện để dùng kháng sinh chích như quinolone, cephalosporine,
amikacine.
Apxe (ổ mủ) thận và quanh thận. Bệnh nhân có những triệu
chứng như trên kèm theo siêu âm thấy ổ mủ, điều trị kháng sinh
2-3 ngày nhưng không hết sốt. Trong điều trị, ngoài kháng sinh,
bệnh nhân còn được rạch thoát hết mủ.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Hỏi: Khi đi tiểu tôi hay có hai làn nước tiểu (không đái buốt hoặc
đái dắt). Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này có ảnh hưởng gì tới sinh
sản không? (Trần Ngọc H., 40 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Không ảnh hưởng. Nước tiểu hai làn
có thể do có một nếp niêm mạc chắn ở lỗ tiểu. Nếu tinh hoàn
sinh tinh bình thường và đường dẫn tinh thông thương giúp tinh
trùng ra ngoài được thì việc sinh sản vẫn tốt.

Hỏi: Xin bác sĩ giải thích thêm về bệnh nang thận (phải) và cách
điều trị. Những khó khăn cũng như ảnh hưởng sau này trong cuộc
sống gia đình (vợ chồng)? (Nguyễn Văn L., Thủ Thừa, Long An).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nang thận thường có hai dạng: dạng


thận chỉ có 1 nang to và dạng thận có rất nhiều nang nhỏ (thận
đa nang). Thận có 1 nang thường không cần chữa trị trừ khi
nang rất to (đường kính >10-15cm), gây đau tức thì có thể trị
bằng chọc hút dịch nang dưới siêu âm hay cắt chỏm nang qua
phẫu thuật nội soi. Thận đa nang là bệnh bẩm sinh, có thể có

261
các biến chứng nhiễm trùng, tiểu máu.... Nếu cả hai thận đều có
rất nhiều nang nhỏ thì có thể gây suy thận, thậm chí bệnh nhân
phải được chữa trị bằng lọc máu, ghép thận.
Bệnh thận 1 nang không ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
và con cái. Còn bệnh thận đa nang nếu gây suy thận thì có thể
ảnh hưởng chuyện cương dương và có thể di truyền cho con
trai, cháu trai.

Hỏi: Tại sao nước tiểu đục như nước vo gạo khi mới ngủ thức
dậy? (Đức Huy, Q.10, thành phố Hồ Chí Minh).

TS BS Nguyễn Thành Như: Nước tiểu bình thường có màu từ vàng


nhạt tới vàng hơi sậm, tùy thuộc vào nồng độ chất urochrome
trong nước tiểu (chất này là một chất thoái hóa của hemoglobin).
Màu nước tiểu bị vẩn đục, dù ngày hay đêm, là do trong đó có
vi khuẩn, mủ (bị nhiễm trùng đường tiểu), dưỡng trấp hay quá
nhiều chất photphat.
Có khi chất photphat chỉ hơi dư, nhưng vì ban ngày chúng
ta đi tiểu 3-4 giờ/lần, photphat không kịp đọng lại nên nước
tiểu vẫn trong. Tuy nhiên, vào ban đêm, ta ngủ một mạch từ tối
tới sáng, khoảng 7-9 giờ, nước tiểu bị đọng khá lâu trong bàng
quang, nên dễ bị đóng cặn photphat, làm nước tiểu đục. Tương
tự, những người bị viêm thận nhẹ, mãn tính, có thể có nước tiểu
đục buổi sáng sớm do các tế bào mủ và tế bào mô thận chết bong
ra, ứ đọng lại nhiều trong bàng quang ban đêm. Ngoài ra, nước
tiểu buổi sáng cũng có thể đục như sữa hay như nước vo gạo, ở
những người bị viêm niệu đạo mạn tính. Ban đêm dịch niệu đạo
tiết ra bị ứ đọng lại trong niệu đạo. Buổi sáng khi mới đi tiểu,
dịch niệu đạo hòa cùng nước tiểu thoát ra, làm dòng nước tiểu
ban đầu đục, nhưng về cuối thì trong lại.

262
Để biết chính xác vì sao nước tiểu đục buổi sáng, ông nên
đến khám tại một phòng khám Tiết niệu để được khám nghiệm,
thử nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm
siêu âm... Tùy mỗi nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau,
do thầy thuốc trực tiếp khám quyết định.

Hỏi: Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện tôi có một viên sỏi bàng
quang 20mm và một viên sỏi thận trái 5mm. Tôi nghe nói có
dụng cụ bóp bể sỏi? Bác sĩ cho hỏi: nếu áp dụng phương pháp
này thì thời gian nằm điều trị là bao lâu? Nếu phải mổ thì có thể
vừa mổ lấy sỏi bàng quang vừa lấy sỏi thận được không? (Nguyễn
Văn Q., Long An).

TS BS Nguyễn Thành Như: Sỏi bàng quang nếu nhỏ (<1cm) thì
có thể dùng một dụng cụ (kềm bóp sỏi “mù”), dưới gây mê hay
gây tê tủy sống, luồn qua niệu đạo, đưa vào bàng quang để bóp
bể vụn sỏi. Bác sĩ cũng có thể dùng kềm này gắp mảnh vụn ra
ngoài hoặc để bệnh nhân tự tiểu ra. Gọi là kềm bóp sỏi “mù”
vì khi bác sĩ sử dụng thì không nhìn thấy viên sỏi mà chỉ “cảm
nhận” được nó. Một số bệnh viện còn có loại kềm bóp sỏi qua
nội soi, có thể nhìn thấy rõ viên sỏi khi bóp, nên an toàn hơn.
Điều quan trọng để có thể bóp sỏi bàng quang được là ống niệu
đạo phải thông suốt, không bị bế tắc, nghĩa là bệnh nhân không
bị hẹp niệu đạo, không bị bướu tuyến tiền liệt.
Nếu sỏi to hơn 1cm thì nên mổ lấy sỏi, để kết hợp giải quyết
bế tắc niệu đạo đi kèm.
Trường hợp bệnh nhân vừa có sỏi bàng quang vừa có sỏi thận
thì có thể được mổ một lần với hai đường mổ, để lấy sỏi ở cả hai
vị trí ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hơn cho bệnh nhân, bác

263
sĩ sẽ đề nghị mổ hai lần: lần đầu lấy sỏi bàng quang, lần sau lấy
sỏi thận.
Riêng trường hợp của ông, ông nên đi khám để xem có bị hẹp
niệu đạo hay hẹp cổ bàng quang, hoặc có bướu tuyến tiền liệt
đi kèm không. Do sỏi bàng quang khá to (2cm), cách tốt nhất là
nên mổ lấy sỏi. Sỏi thận trái còn nhỏ (5mm) thì chưa cần mổ,
có thể điều trị bằng máy tán sỏi ngoài cơ thể. Áp dụng phương
pháp này, ông sẽ không phải bị gây mê, gây tê hay bị rạch da.
Máy sẽ phát ra xung lực xuyên qua da, tập trung vào viên sỏi,
rung viên sỏi thật nhanh, khiến sỏi bể vụn (vì thực ra, viên sỏi
chỉ gồm rất nhiều hạt cát nhỏ dính lại với nhau). Trong thời gian
chờ đi phá sỏi ngoài cơ thể, ông nên uống nhiều nước (để có thể
đi tiểu khoảng 2 lít/ngày). Hy vọng sỏi có thể tự rơi xuống bàng
quang được.
Mổ lấy sỏi bàng quang thì thời gian nằm viện khoảng 7 ngày.
Còn tán sỏi thận ngoài cơ thể thì không cần nằm viện, bệnh nhân
có thể ra về ngay trong ngày.

Hỏi : Tôi bị sỏi thận. Có phải vì vậy mà chất lượng tinh trùng
không tốt? Khi quan hệ lại rất nhanh nữa. (V.M.T - Long xuyên,
An Giang)

TS BS Nguyễn Thành Như: Sỏi thận không liên quan đến hoạt
động của tinh hoàn nên không ảnh hưởng đến chất lượng của
tinh trùng. Quan hệ nhanh là điều cánh mày râu rất hay than
phiền, nhưng đáng tiếc là chưa có thuốc nào thật sự có hiệu quả
để làm chậm sự xuất tinh mà vẫn an toàn. Một vài loại thuốc ức
chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, thuốc tê niêm mạc có thể
giúp kéo dài thời gian xuất tinh. Ngoài ra, bạn có thể tập luyện

264
theo phương pháp “stop-start” (ngưng - tiếp tục), tức là khi đang
quan hệ, sắp xuất tinh thì ngưng lại, nghỉ ngơi vài phút rồi lại
tiếp tục. Tập luyện như thế vài tháng có thể kéo dài thời gian
xuất tinh được.

Hỏi: Tôi 42 tuổi, siêu âm có sỏi thận 12mm. Tôi nghe nói ăn thơm
với đường phèn chưng cách thủy sẽ làm tan sỏi, xin hỏi điều này
có đúng không? Sỏi thận có liên quan gì đến tình trạng “sinh lý”
kém của tôi không? Các bệnh này có điều trị hết không? (Một
độc giả giấu tên).

TS BS Nguyễn Thành Như: Trong các tài liệu Tây y không thấy
nói đến phương thuốc “thơm + đường phèn” giúp tan sỏi thận.
Tây y có những cách trị sỏi thận, xa xưa như mổ lấy sỏi hoặc hiện
đại như bắn tan sỏi ngoài cơ thể (không mổ) hay qua nội soi (có
mổ, nhưng mổ nhẹ). Trong trường hợp sỏi thận dạng urat (dạng
sỏi này rất hiếm gặp ở Việt Nam) thì có thể dùng các thuốc làm
kiềm hóa nước tiểu để làm tan sỏi được.
Nhìn chung, sỏi thận không khiến sinh lý kém, trừ khi sỏi lâu
ngày làm suy thận hay gây sốt, đau nhức kéo dài, khiến người
bệnh chẳng còn “ham thích” chi nữa. Theo thống kê, khoảng 40%
nam giới trên 40 tuổi có sinh lý kém, từ kém chút đỉnh đến yếu
hẳn. Kém sinh lý có thể do tuổi lớn, do có bệnh mạch máu, thần
kinh nào đó, hay do công việc căng thẳng quá.... 30% trong số này
có thể chữa dứt được, còn lại y học chỉ chữa hỗ trợ khi cần thôi.

265
NHỮNG ĐIỀU BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT
NAM KHOA CẦN BIẾT

TRƯỚC MỔ (TIỀN PHẪU)


Như mọi cuộc mổ khác, điều quan trọng nhất bệnh nhân cần
biết trước khi mổ là:
 Lý do bệnh nhân cần mổ, nếu không mổ thì có cách nào khác
để trị bệnh hay không.
 Lợi và hại của cuộc mổ, hiệu quả của cuộc mổ (bao nhiêu phần
trăm thành công), biến chứng của mổ, nhất là các biến chứng
nặng ảnh hưởng tới sinh mạng, biến chứng gây tàn phế. Nếu
mổ không thành công thì bệnh nhân cần làm gì tiếp? Nếu có
biến chứng thì làm sao biết và xử lý ra sao?
 Bác sĩ mổ ở chỗ nào trên cơ thể, mổ như thế nào, mổ mất bao
lâu thì xong, cái sẹo dài không?
 Bệnh nhân sẽ được gây mê hay gây tê, biến chứng của gây mê
hay gây tê?
 Bệnh nhân cần chuẩn bị cuộc mổ như thế nào, khi nào xuất
viện, săn sóc sau mổ ra sao? Bao lâu thì đi làm hay sinh hoạt
lại được, bao lâu thì hai vợ chồng quan hệ lại được? Kiểm tra
sau mổ như thế nào, nếu có biến chứng thì phải làm gì?

266
 Sau cùng là về chi phí cuộc mổ, liệu bảo hiểm y tế có thanh
toán được chút nào không? Chi phí cuộc mổ bao gồm đủ thứ:
tiền mổ, tiền xét nghiệm, tiền thuốc, tiền nằm viện, tiền dụng
cụ, tiền đi lại, tiền hao hụt do không làm việc trong thời gian
mổ và dưỡng sức sau mổ...
Mọi câu hỏi này bệnh nhân nên thảo luận trực tiếp với người
bác sĩ khám cho mình và người bác sĩ sẽ mổ cho mình (có khi là
hai bác sĩ khác nhau). Với tình hình mỗi ngày một bác sĩ khám
cả trăm bệnh thì chuyện tưởng đương nhiên này (bệnh nhân hỏi
bác sĩ) lại là chuyện cực kỳ khó. Khi thực tập tại bệnh viện - đại
học Lausanne, Thụy Sĩ, tôi có 30 phút để khám một bệnh nhân
mới và 15 phút cho một bệnh nhân cũ, tha hồ trò chuyện. Ở Việt
Nam, nhiều lúc tôi chỉ có 2 phút cho một bệnh nhân tại bệnh viện,
không biết lấy đâu ra thời gian để trả lời tỉ mỉ cho bệnh nhân???
Mỗi một cuộc phẫu thuật luôn tiềm ẩn hai loại nguy cơ: nguy
cơ do chính cuộc mổ gây ra và nguy cơ do gây mê. May mắn là
phẫu thuật Nam khoa chẳng bao giờ có nguy cơ nặng (nguy cơ
tử vong) do phẫu thuật chỉ đụng tới “phần dưới” chứ chẳng đụng
tới những cơ quan sống-chết như não, tim, phổi, mạch máu lớn,
ruột... Bệnh mổ Nam khoa cũng hầu hết là gây tê tủy sống chứ
không gây mê lớn. Mỗi năm tôi và các cộng sự thực hiện 3.000-
4.000 ngàn cuộc mổ Nam khoa từ hơn 10 năm nay nhưng chưa
bao giờ có bệnh nhân nào phải ra khỏi bệnh viện qua cổng nhà
vĩnh biệt. Do vậy, phẫu thuật Nam khoa là loại phẫu thuật rất an
toàn. Các biến chứng mà tôi và các cộng sự đã tổng kết là nhiễm
trùng, dưới 3% trường hợp, thường là nhiễm trùng vết mổ bìu đưa
tới vết mổ chậm lành (thay vì 1 tuần lành, thành ra 3-4 tuần sau
mới lành hẳn). Tụ máu ở vết mổ, nhất là vết mổ bìu cũng xảy ra

267
khoảng ít hơn 0,5% trường hợp, mà chỗ tụ máu thường tự tiêu
sau 3-4 tuần. Họa hoằn lắm mới có trường hợp phải mổ khẩn
cấp để lấy máu tụ ở bìu ra. Tuy vậy, hầu như năm nào, tôi và các
đồng nghiệp cũng gặp phải một trường hợp sau mổ máu tụ sưng
to, chảy rỉ rả hoài do rối loạn đông máu mặc dù các xét nghiệm
thông thường đều không phát hiện có bất thường. Chỉ khi bệnh
nhân bị chảy máu rồi, chúng tôi cho làm các xét nghiệm chuyên
sâu rất tốn tiền tại bệnh viện chuyên về máu thì mới phát hiện
bệnh nhân có rối loạn đông máu tiềm ẩn. Báo hại cả bệnh nhân
lẫn bác sĩ đều lo. Bệnh nhân phải nằm bệnh viện mất 2-3 tuần
mới xuất viện được.
Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết mình có bệnh gì nữa không,
ví dụ tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, có bị tình
trạng máu chảy khó cầm bao giờ chưa và nhất là dị ứng. Bác sĩ
cũng cần biết bệnh nhân đang dùng bất cứ thuốc gì, để biết các
thuốc này có ảnh hưởng tới cuộc mổ không, có làm máu khó
cầm không (ví dụ aspirine làm máu loãng).
Khi đã quyết định đi mổ rồi, bệnh nhân nên tránh chuyện
cập rập: tối đi xe đò tốc hành qua đêm từ tỉnh lên, sáng vô bệnh
viện xét nghiệm, trưa mổ, sáng hôm sau về sớm. Mổ là chuyện
quan trọng nên cần phải thảnh thơi, thong thả ngày đi mổ. Nhiều
người cứ nghĩ “mổ trong ngày” là mọi chuyện từ A đến Z, từ
khám bệnh, xét nghiệm, đến mổ và thậm chí ra viện đều làm
trong ngày. Thật sai lầm, mổ vội vàng kiểu này dễ có những tai
biến không lường trước. Năm 1995 khi học ở Thụy Sĩ tôi đã thấy
họ mổ trong ngày (chirurgie ambulatoire) để giảm chi phí nhưng
cách làm hoàn toàn khác: ngày mổ bệnh nhân tới buổi sáng rồi
về buổi chiều nhưng mọi thủ tục, xét nghiệm, khám tiền mê...
đã được làm trước đó rồi.

268
Ngày trước mổ, bệnh nhân nên đến bệnh viện để hoàn tất
các thủ tục, các xét nghiệm cần thiết, làm quen với những người
“đồng cảnh ngộ” để thêm an tâm. Về xét nghiệm, mỗi bệnh nhân
cần có những xét nghiệm liên quan tới bệnh của mình. Trong
Nam khoa, thường đó là các xét nghiệm: tinh dịch đồ, nội tiết tố
(FSH, LH, testosterone...), siêu âm Doppler bẹn bìu, siêu âm qua
ngả trực tràng... Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải làm các xét
nghiệm liên quan đến cuộc mổ, đến sự an toàn của bệnh nhân,
gọi là các xét nghiệm tiền phẫu, để khảo sát chức năng tim, phổi
(X-quang phổi, ECG), chức năng gan, thận và nhất là để xem
tình trạng đông máu của bệnh nhân có bình thường hay không.
Nếu một trong các chức năng này có “vấn đề” thì bác sĩ mổ sẽ
yêu cầu bệnh nhân điều trị cho ổn xong rồi mới mổ. Không có
gì phải vội vàng, “safety first – an toàn trên hết”. Tôi từng thấy
nhiều người bệnh nói: “Đã lỡ xin nghỉ phép rồi, lỡ xếp đặt công
việc rồi, bác sĩ cứ mổ đi, có gì tui chịu”. Hoàn toàn không nên.
Mỗi bệnh viện thường có những yêu cầu xét nghiệm tiền phẫu
hơi khác nhau, nhưng cơ bản xét nghiệm tiền phẫu bao gồm
những xét nghiệm sau:

 Công thức máu: hồng cầu, bạch cầu.


 Chức năng đông máu: TS, TQ, TCK, Fibrinogene/máu, tiểu
cầu/máu.
 Nhóm máu.
 Đường huyết.
 Protid/máu.
 SGOT, SGPT.
 Creatinine/máu.

269
 Tổng phân tích nước tiểu.
 X-quang phổi.
 ECG.

Buổi chiều hôm trước mổ, bệnh nhân chỉ nên ăn nhẹ. Uống
nước thì không hạn chế, nhưng kể từ 0g đêm thì tuyệt đối không
được ăn uống gì nữa. Những hạn chế này không phải vì bác sĩ
khó chịu, chẳng qua bác sĩ gây mê cần bảo đảm là bao tử bệnh
nhân trống hoàn toàn, để khi gây mê và nhất là sau khi mổ xong,
nằm phòng hồi sức, bệnh nhân không bị sặc thức ăn từ bao tử
vô phổi, rất nguy hiểm, có thể không cứu kịp. Không ít người dù
được bác sĩ căn dặn kỹ nhưng sáng hôm mổ đói bụng quá, “làm”
luôn một tô phở. Có người, do thói quen, uống một ly cà phê.
Có người tuân thủ nghiêm túc nhưng lúc súc miệng thấy khát
quá, uống luôn một hớp nước. Tất cả các trường hợp này đều
cần hoãn mổ, dời qua hôm khác, vì sự an toàn của bệnh nhân.
Tối hôm trước ngày mổ, bệnh nhân cần tắm kỹ, ngủ sớm. Nếu
cảm thấy mình lo âu quá thì bệnh nhân nên nói với bác sĩ, đôi
khi 1 viên thuốc an thần nhẹ sẽ giúp bệnh nhân dễ ngủ.

NGÀY MỔ
Sáng dậy, điều đầu tiên là người bệnh cần nhớ đừng ăn uống
gì hết. Tự mình dùng lưỡi lam cạo sạch sẽ râu và lông bộ sinh
dục (lông mu và lông ở bìu nữa), tắm rửa sạch sẽ. Nếu bệnh nhân
ngủ đêm ở nhà hay khách sạn thì cần phải đến bệnh viện sớm.
Đa số bệnh viện yêu cầu bệnh nhân có mặt lúc 6g sáng. Nên có
người nhà thân thiết đi theo để giúp đỡ nhiều chuyện từ vật chất
(giữ gìn đồ đạc, tiền bạc) đến tinh thần.

270
Ở bệnh viện, bệnh nhân đi mổ không nên mặc đồ lót, chỉ mặc
đồ của bệnh viện cấp. Mọi đồ trang sức, kể cả nhẫn cưới và răng
giả phải tháo ra khi còn đang ở khoa, trước khi vô phòng mổ.
Đa số trường hợp mổ Nam khoa bệnh nhân được gây tê tủy
sống. Bác sĩ gây mê (chứ không phải bác sĩ mổ) sẽ chích một
cây kim vô cột sống vùng thắt lưng, bơm vào đó 1-2cc thuốc tê
đặc biệt, bệnh nhân sẽ mất cảm giác đau từ rốn trở xuống trong
1-3 giờ, vẫn tỉnh táo, vẫn nói chuyện được với bác sĩ mổ khi bác
sĩ đang mổ. Một số người thích gây mê hơn để khỏi nghe tiếng
dao kéo lách cách.
Sau khi mổ xong, bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức. Sau
3-6 tiếng, khi bệnh nhân tỉnh hẳn, tình trạng ổn định thì được
chuyển về khoa. Nếu bệnh nhân được gây mê thì ban đầu có thể
hơi mệt, buồn ói hay ói chút dịch nhưng sau đó thì người khỏe
hơn, có thể về sớm vào buổi chiều tối cùng ngày mổ. Nếu bệnh
nhân được gây tê tủy sống thì sau mổ có cảm giác khỏe hơn,
nhưng lại có phiền toái là tụt huyết áp tí chút, nên bệnh nhân cần
nằm đầu ngang (không kê gối cao) tại giường trong 3-6 giờ đầu
sau mổ. Sau đó, bệnh nhân có thể ngồi dậy uống sữa, ăn cháo,
cơm được. Phiền toái thứ hai là một số người sẽ bị khó tiểu sau
mổ do gây tê tủy sống. Nếu thấy khó tiểu, bệnh nhân cần được
đỡ ngồi dậy, tiểu sẽ dễ hơn, hoặc chườm nóng lên bàng quang
10-15 phút sẽ dễ tiểu. Đôi khi bàng quang căng cứng quá, y tá
phải đặt thông rút nước tiểu ra mới “nhẹ” người được. Ngoài ra,
nếu thấy người vã mồ hôi thì có thể do tụt huyết áp, cần nằm
đầu thấp và báo y tá, bác sĩ ngay.
Sau mổ, bệnh nhân sẽ được cho chích thuốc giảm đau, kháng
sinh. Vết mổ sẽ nhức khó chịu cả đêm, phải sáng hôm sau dậy
mới thấy vết mổ dễ chịu được.

271
SAU MỔ (HẬU PHẪU) - TỰ SĂN SÓC VẾT MỔ
Khi mổ vô sinh do tắc ống dẫn tinh, mào tinh, mổ nối ống
dẫn tinh, sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân có một đường mổ ở
giữa bìu, dài khoảng 4-5 cm. Mổ vô sinh do giãn tĩnh mạch tinh
thì ngoài đường mổ bìu, bệnh nhân sẽ có thêm hai đường mổ ở
bên bẹn (háng), mỗi đường dài khoảng 4cm. Các đường mổ này
nằm trong khu vực che phủ của quần lót, quần bơi, nên chẳng
ai thấy. Gặp người có sẹo đẹp, sẹo mổ nằm theo nếp da nên phải
“săm soi” mới thấy được. Sẹo mổ dương vật thường nằm gần
rãnh qui đầu nên chẳng ai phát hiện nổi.
Da dương vật và da bìu cực kỳ dễ lành do vùng này có nhiều
mạch máu. Da bìu dễ lành nhưng cũng rất dễ nhiễm trùng do
vùng này luôn ẩm thấp, da có nhiều nếp để vi trùng dễ ẩn nấp,
vị trí của bìu không xa hậu môn là mấy nên vi trùng dễ chạy
“lạc” từ hậu môn qua bìu gây nhiễm trùng. Da dương vật cũng
dễ nhiễm trùng do dính nước tiểu, do ứ dịch khi để dương vật
thõng xuống. Vì vậy các vết mổ vùng này cần thay băng để băng
che chở vết mổ, hút sạch dịch vết mổ giúp vết mổ khô ráo. Dương
vật nếu có vết mổ thì cần băng dựng đứng thẳng lên hay nằm
vắt lên trên bụng, tránh để “rớt” xuống tự do, dễ ứ dịch, nhiễm
trùng. Khi thay băng, bệnh nhân chỉ cần dùng dung dịch nước
muối sinh lý NaCl 0,9% và betadine 10%, không dùng alcool,
thuốc đỏ, nước oxy già (H2O2), không rắc bột kháng sinh lên vết
mổ. Mỗi ngày nên thay băng ở bìu và dương vật ít nhất là 2 lần,
thậm chí 3 lần. Băng ở bẹn chỉ cần thay 1-2 lần/ngày.
Bệnh nhân có thể tự thay băng nhưng cắt chỉ thì phải nhờ
nhân viên y tế. Sau 5-7 ngày chỉ sẽ được cắt. Chỉ may ở dương
vật có thể là chỉ tự tan, nhưng chỉ may ở bìu hay bẹn thì phải là

272
chỉ không tan để hạn chế nhiễm trùng, giữ chặt mép da vết mổ.
Với vết mổ ở bẹn, tôi và các cộng sự thường may kiểu thẩm mỹ,
nên sẹo nhỏ đẹp, sợi chỉ được rút ra sau 7 ngày mổ. Chỉ ở bìu
nên cắt làm 2 lần, cách nhau 2-3 ngày. Chỉ ở bìu cũng được tôi
và các cộng sự may theo kiểu đặc biệt, mũi chỉ Blair-Donati, để
giúp vết mổ mau lành, cầm máu tốt. Trong 5 ngày đầu sau mổ,
cần tránh để vết mổ ướt (vì dễ nhiễm trùng), nên ngoài việc thay
băng thường xuyên, bệnh nhân tránh tắm rửa, chỉ lau mình. Sau
khi cắt chỉ xong thì tắm thoải mái nhưng tránh kỳ cọ mạnh lên
vết mổ, tránh ngâm mình trong nước trong 1 tuần nữa như tắm
bồn, tắm hồ, tắm biển vì vết mổ chưa dính chặt với nhau. Sau 2
tuần thì tắm rửa tùy ý.

Hình 12-7: Vết mổ ở bìu

Quan hệ vợ chồng chỉ cần kiêng 3 ngày là đủ, trừ khi mổ dương
vật thì phải kiêng 2 tuần. Trong đa số trường hợp mổ Nam khoa,
sau mổ 2 ngày, bệnh nhân có thể làm việc nhẹ, 1 tuần sau làm
việc bình thường. Chơi thể thao thì phải sau mổ 1 tháng.

273
Biến chứng sau mổ Nam khoa thường không đáng kể. Nhiễm
trùng vết mổ ở bìu xảy ra dưới 3% trường hợp, chỉ cần cắt chỉ để
hở vết mổ, thay băng vết mổ 2-3 lần/ngày thì sau 1-2 tuần vết
mổ sẽ lành, tự khép lại. Tụ máu ở bìu xảy ra dưới 0,5% trường
hợp, hiếm khi phải mổ khẩn để lấy máu tụ ra. Việc lấy máu tụ
không ảnh hưởng tới kết quả cuộc mổ chính.
Thông thường bệnh nhân sẽ được khuyên tái khám sau mổ 1
tháng. Nếu mổ nối ống dẫn tinh thì tinh dịch đồ cần thử lại sau
1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trong 80%
trường hợp, tinh trùng có lại trong tinh dịch sau mổ 3-6 tháng.
Ban đầu chỉ là vài “con” tinh trùng “ngay đơ”, những lần thử sau
đó, tinh trùng sẽ tăng dần về cả số lượng lẫn chất lượng. Không
cần thiết tinh trùng phải trở về “bình thường” vợ mới có bầu.
Vợ thường cấn bầu sau mổ từ 4 tháng đến 1,5 năm. Tôi đã từng
gặp một bệnh nhân sau mổ 4 tháng, tinh dịch đồ có 30 triệu tinh
trùng/ml và độ di động nhanh là 4%, vợ anh vừa có thai. Anh hỏi
tôi loanh quanh nhiều chuyện, rồi ngập ngừng hỏi: “Bác sĩ, tại
sao tinh trùng của tôi chưa bình thường mà vợ tôi đã có thai, có
phải là con tôi không?”!!!!
Nếu mổ do giãn tĩnh mạch tinh thì tinh dịch cần thử lại sau 3,
6, 9, 12 tháng. Nếu sau 12 tháng mà tinh trùng có tốt hơn nhưng
vợ chưa có thai thì tôi khuyên bệnh nhân và vợ nên làm thêm
bơm tinh trùng.
Các phẫu thuật tạo hình phức tạp như lỗ tiểu thấp, ghép da bộ
sinh dục, ghép dương vật... hay phẫu thuật lớn như mổ ung thư
dương vật kèm nạo hạch bẹn... bệnh nhân cần được chăm sóc
đặc biệt tại bệnh viện. Bệnh nhân phải nằm viện 1-2 tuần trở lên.

274
LỜI KẾT

Khi bắt tay vào biên soạn, ban đầu tôi cứ nghĩ chỉ việc tập hợp
các bài viết, các câu hỏi đáp lại, sắp xếp thành nhóm là có thể ra
được một bộ sách Nam khoa. Thực tế lại không đơn giản như vậy.
Trước hết là số lượng quá lớn các câu hỏi-đáp, trong đó có câu
hỏi liên quan tới nhiều nội dung, đòi hỏi tôi phải cân nhắc trong
việc giữ lại câu nào, bỏ bớt câu nào và phân các câu hỏi-đáp vào
chương nào cho hợp lý. Bên cạnh đó, do sự phát triển liên tục
của y học, có những ý được viết cách nay 10 năm đã không còn
chính xác nữa, cần được thay đổi và cập nhật, chẳng hạn định
nghĩa đầy đủ về xuất tinh sớm chỉ mới có từ năm 2008. Hình ảnh
minh họa cho bộ phận nhạy cảm này của nam giới cũng là một
vấn đề đau đầu, sao cho không quá “nặng đô” máu me tùm lum.
Ngay khi việc biên soạn bộ sách Nam khoa này vừa kết thúc,
tôi đã chuẩn bị cho việc ấn hành, trong tương lai gần, những tập
sách Nam khoa chuyên đề, đi sâu vào một lĩnh vực nào đó của
Nam khoa như tình dục nam giới, Nam khoa trẻ em, ung thư bộ
sinh dục nam... cũng với mục đích dành cho đại chúng. Ngoài
ra, những tập sách Nam khoa dành cho giới chuyên môn cũng
sẽ được xuất bản trong thời gian tới nhằm lấp đầy khoảng trống
này của y học nước nhà.

275
Bộ sách trong tương lai có phong phú hơn hay không là tùy
thuộc vào sự đóng góp của quí độc giả, thông qua những câu
hỏi - đáp liên quan tới những vấn đề khác của Nam khoa mà bộ
sách này chưa đề cập tới.
Kính chúc quý độc giả một mùa Đông ấm cúng và một năm
mới sắp đến an khang thịnh vượng.

TS BS Nguyễn Thành Như


Tháng 11/2011

276
NGUỒN HÌNH ẢNH TRÍCH DẪN

1. Bullock N., Sipley G., Whitaker R. Essential urology, 1994, Churchill livingstone,.
2. Donatucci CF, Ritter EF. Management of buried penis in adults. J Urol. 1998, 159,
420-424
3. Fazio L. Brock GB. CMAJ, 2004,170, 1429-1437
4. Graham SD, Keane TE, Glenn JF. Glenn’s Urologic Surgery, 6th ed. 2004, Lippincott
Williams & Wilkins.
5. Hinman F Jr. Atlas of urologic surgery 2nd ed, 1998, W.B.Saunders, Philadelphia.
6. http://en.wikipedia.org/wiki/Cantharidin
7. http://en.wikipedia.org/wiki/Intracytoplasmic_sperm_injection
8. http://en.wikipedia.org/wiki/Spermatozoon
9. http://en.wikipedia.org/wiki/Testosterone
10. http://www.theturekclinic.com/testis-prosthesis.html
11. Lue T, Giuliano F, Khoury S, Rosen R. Clinical manual of sexual medicine, Sexual
dysfunctions in men, 2004, Health Publications ltd.
12. Nguyễn Thành Như và cs. Kết quả của phẫu thuật nối ống dẫn tinh-mào tinh
tận-bên kiểu lồng hai mũi trong vô tinh do bế tắc tại mào tinh. Y học thực hành,
2008, số 631+632, 175-181
13. Padma-Nathan H. Medical management of erectile dysfunction: a primary care
manual. 1st ed, 1999, Profesional Communications Inc.
14. Rajasingam Jeyendran. Interpretation of semen analysis results: A practical guide,
2000, Cambrigde university press.
15. Reuben D. Everything you always wanted to know about sex, 1969, National
general company.
16. Siroky MB, Edelstein RA, Krane RJ. Manual of Urology, 1990, Lippincott Williams
& Wilkins, Philadelphia.
17. Tanagho EA. Smith’s General Urology, 16th ed, 2003, Lange Medical Books /
McGraw-Hill, New York.
18. Van Driel MF, Schultz WC, Van de Wiel HB, Mensink HJ. Surgical lengthening of
the penis, BJU Int, 1998, 82(1):81-85.
19. Walsh PC, Vaughan ED, Wein AJ, Retik AB, Vaughn ED. Campbell’s Urology. 8th
ed, 2001, W.B.Saunders, Philadelphia.
20. Wein AJ, Kavoussi LJ, Novick AC, Partin AW, Peters CA. Campbell-Walsh Urology,
9th ed., 2007 W.B.Saunders, Philadelphia.

277
MỤC LỤC

Lời giới thiệu 5


Mở đầu 8
Lời cảm tạ 11
Về tác giả 17
Chương 6
Cấp cứu nam khoa
Bệnh nguy cấp 22
Xoắn tinh hoàn 44
Chấn thương và vết thương bộ sinh dục 47

Chương 7
Giới tính
Các rối loạn biệt hóa giới tính 60
Những mảnh đời 68
Chuyển giới tính - đồng tính luyến ái 72

Chương 8
Nam khoa trẻ em
Các dị tật bẩm sinh hay gặp ở bé trai 108
Hẹp bao qui đầu – những điều bạn cần biết 117
Đái dầm 134

Chương 9
Người cao tuổi và bệnh nam khoa
Tình dục ở người cao tuổi 140
Mãn dục nam 148

278
Chương 10
Ung thư bộ sinh dục nam
Ung thư dương vật 164
Ung thư tinh hoàn 170
Ung thư tuyến tiền liệt
(xem chương 2: bộ sinh dục nam – tuyến tiền liệt) 179
Ung thư tuyến vú
(xem chương 2: bộ sinh dục nam – tuyến vú) 179

Chương 11
Viêm nhiễm đường sinh dục nam
Nhiễm trùng đường tiểu dưới - sinh dục 182
Bệnh lây truyền qua đường tình dục 189
Lao cơ quan sinh dục nam 205

Chương 12
Một số vấn đề nam khoa khác
Thủ dâm hình thức đặc biệt của thủ dâm: sex toy 208
Di mộng tinh 220
Xuất tinh máu 227
Dạ cương 231
Lông râu thưa 234
Rối loạn tình dục nữ 235
Rối loạn tình dục nữ và vai trò của bác sĩ nam khoa 240
Bệnh thận - sỏi thận - nhiễm trùng thận và sinh lý 247
Những điều bệnh nhân phẫu thuật nam khoa cần biết 266

Lời kết 275


Nguồn hình ảnh trích dẫn 277

279
nam khoa cho mọi người (tập 3)
Những nỗi lo “bất thường”
TS. BS. Nguyễn thành như
_____________________

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN MINH NHỰT


Chịu trách nhiệm nội dung: NGUYỄN THẾ TRUẬT
Biên tập: vĩnh thắng
Bìa: BÙI NAM
Sửa bản in: lam tĩnh
Trình bày: vũ phượng
_____________________
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
Địa chỉ: 161B Lý Chính Thắng, Phường 7,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 39316289 - 39316211 - 39317849 - 38465596
Fax: (08) 38437450
E-mail: nxbtre@hcm.vnn.vn
Website: www.nxbtre.com.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TẠI HÀ NỘI


Địa chỉ: Số 21, dãy A11, khu Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng,
Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 37734544
Fax: (04) 35123395
E-mail: chinhanh@nxbtre.com.vn
281

You might also like