Download as odp, pdf, or txt
Download as odp, pdf, or txt
You are on page 1of 27

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN, THỪA


KẾ
Khoa Luật Dân sự

1
Bài 1
KHÁI LUẬN PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM
2
Mục tiêu bài giảng
• Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về
khái niệm chung của Luật dân sự Việt Nam
• Sinh viên vận dụng được những kiến thức cơ bản
về khái niệm chung của Luật dân sự Việt Nam
• Để đạt được mục đích trên: Sau mỗi phần sẽ có
một tình huống nghiên cứu được xây dựng từ thực
tiễn xét xử
3
Những vấn đề được đề cập đến
• Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam
• Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam
• Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam
• Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam
• Nguồn điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam

4
Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Những quy định chung về Luật dân
sự, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
• Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
quyền thừa kế, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
• Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS
2015, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam

5
Văn bản pháp luật
• Hiến pháp năm 2013
• Bộ luật dân sự năm 2015
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Bộ luật dân sự năm 1995

6
I- Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam

• Một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN


• Điều chỉnh ứng xử của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể trong các quan hệ
• Về cấu trúc có 2 nhóm quy định: Quy định chung (chung
cho tất cả hay hầu hết các vấn đề dân sự) như chủ thể,
đại diện, tài sản, giao dịch dân sự, thời hạn, thời hiệu; và
Quy định cụ thể (cho một số vấn đề cụ thể) như quyền đối
với tài sản, hợp đồng, BTTHNHĐ, thừa kế
7
I- Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam

• Về nội dung có các chế định (nhóm quy định có tính


thống nhất cao) như Quyền đối với tài sản (quyền sở
hữu, quyền đối với BĐS liền kề, quyền hưởng dụng,
quyền bề mặt); Nghĩa vụ và hợp đồng (căn cứ phát
sinh, thực hiện, trách nhiệm khi vi phạm, hợp đồng,
ngoài hợp đồng); Thừa kế (chuyển dịch tài sản của
người chết sang chủ thể khác)

8
I- Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam

• Về phạm vi có sự mở rộng: Pháp lệnh hợp đồng dân


sự (tiêu dùng), BLDS 1995 (quan hệ dân sự), BLDS
2005 (cả lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại), BLDS 2015 (quan hệ tư trên cơ sở bình
đẳng)
• Về quan hệ với các luật khác như LTM: Luật dân sự là
luật chung (áp dụng khi Luật khác không có quy định)

9
I- Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam

• Tình huống nghiên cứu số 1: Công ty A bán


cho Công ty B một mặt hàng nhưng sau đó
Công ty B yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng
mua bán vô hiệu do nhầm lẫn.
• Câu hỏi: Áp dụng Luật thương mại hay BLDS
để giải quyết yêu cầu của Công ty B? Vì sao?
10
II. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Khái niệm: Những vấn đề trong xã hội có thể và
cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự
• Các đối tượng: Thứ nhất là các “ứng xử của cá
nhân, pháp nhân”; Thứ hai là “quyền, nghĩa vụ về
nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong
các quan hệ” dân sự (tức quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân).
11
II. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Quan hệ tài sản: Quan hệ về “vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản” trên cơ sở bình đẳng (loại trừ quan hệ về
tài sản không trên cơ sở bình đẳng như về cấp giấy chứng
nhận QSDĐ giữa người dân với UBND).
• Quan hệ nhân thân: Quan hệ gắn liền với yếu tố nhân
thân của chủ thể như nhân thân của hai chủ thể (quan hệ
vợ chồng) hay nhân thân của một chủ thể (hợp đồng sử
dụng hình ảnh của một cá nhân)
12
II. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Khác biệt đặc trưng giữa hai loại quan hệ
- Nhân thân: Không tính được bằng tiền nên không
thể chuyển giao như quan hệ vợ chồng (không thể
chuyển giao cho chủ thể khác)
- Tài sản: Tính được bằng tiền nên có thể chuyển
giao như A phải trả B một khoản tiền là quan hệ tài
sản (A hay B có thể chuyển giao sang cho C)
13
II. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Tình huống nghiên cứu số 2: A và B yêu nhau và gia
đình A đã đến thăm gia đình B. Trong dịp thăm này,
gia đình A đã trao sính lễ cho gia đình B tiền, vàng và
hoa quả. Tuy nhiên, sau đó B đã huỷ hôn ước và gia
đình A khởi kiện gia đình B đòi lại sính lễ đã trao.
• Câu hỏi: Việc đòi sính lễ nêu trên có thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự không? Vì sao?

14
III. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Khái niệm: cách thức mà pháp luật dân sự tác động tới đối tượng
điều chỉnh của mình để hướng chúng tới một trật tự nhất định
• Phương pháp đặc trưng: để các chủ thể tự định đoạt, tự quyết
định như ghi nhận quyền xác định lại giới tính (xác định lại hay
không do chủ thể quyết định), tự do cam kết và thỏa thuận (nội
dung và hình thức như mong muốn)
• Giới hạn của tự định đoạt: Cần thiết để đảm bảo lợi ích tối
thiểu cho các chủ thể (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc), cho xã hội (lãi không được quá 20%/năm)
15
III. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật
dân sự Việt Nam
• Tình huống nghiên cứu số 3: A thuê xe máy
của B để đi. Các bên không lập hợp đồng thuê
bằng văn bản mà chỉ thoả thuận với nhau bằng
miệng.
• Câu hỏi: Thoả thuận trên giữa A và B có đáp
ứng điều kiện về hình thức không? Vì sao?
16
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Khái niệm: Tư tưởng xuyên suốt quá trình xây dựng, áp dụng
pháp luật như nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong lĩnh vực
hợp đồng (không đe dọa), bồi thường thiệt hại (nhà nước hay cá
nhân gây thiệt hại đều bồi thường), thừa kế (con trai, con gái
như nhau)
• Số lượng nguyên tắc cơ bản: Giảm giữa hai BLDS (trước có 10
điều luật và nay chỉ có 1 điều luật với 5 nguyên tắc)
• Vị thế của nguyên tắc cơ bản: Cần thiết khi không có quy đinh
và Luật khác không được trái (nếu trái thì quay sang BLDS)
17
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam

• Nguyên tắc bình đẳng: mọi cá nhân, pháp nhân đều


bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các
quyền nhân thân và tài sản (đã nêu ở trên nên không
nhắc lại)
• Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận:
Được làm nếu không vi phạm điều cấm (trước là của
pháp luật và nay là của Luật), trái đạo đức xã hội
18
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam

• Nguyên tắc thiện chí (không chỉ quan tâm đến


quyền lợi của mình mà còn phải quan tâm đến
quyền lợi của đối tác của mình), trung thực
(ngay thẳng, thật thà, đúng sự thật, không làm
cho sự việc sai lạc đi): Trước đây áp dụng cho
“xác lập, thực hiện” và nay thêm cho cả “chấm
dứt” quyền, nghĩa vụ.
19
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam

• Nguyên tắc không xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác: Cần thiết để bảo vệ các chủ thể như xác lập giao
dịch đối với tài sản mà người khác đã có quyền (bán tài sản
của người khác hay bán tài sản đã thế chấp), tẩu tán tải sản
trốn tránh nghĩa vụ (A phải trả nợ nhưng cho con hết tài sản)
• Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm khi có vi phạm: Đủ 18 tuổi tự
chịu (người khác không chịu thay trừ một số trường hợp) và
bằng tài sản của mình (không sử dụng tài sản của người khác)

20
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Tình huống nghiên cứu số 4: Bà A bán cho bà B nhà và
đất. Hai bên đã xác lập hợp đồng bằng giấy tay. Hai
ngày sau, hai bên ký lại hợp đồng bằng văn bản đánh
máy nhưng văn bản đánh máy có nội dung thay đổi so
với giấy tay và việc thay đổi này xuất phát từ phía bên
bán mà bên mua không biết.
• Câu hỏi: Bên bán là bà A có trách nhiệm thông báo cho
bên mua bà B biết những thay đổi trên không?
21
V. Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam
• Khái niệm: Nơi tìm thấy quy phạm pháp luật dân sự
• Nguồn văn bản (nguồn chủ đạo): Nơi tìm được quy phạm
pháp luật dân sự có thể là Hiến pháp (như khoản 1 Điều 14,
Điều 30 và Điều 31), BLDS (các thời kỳ), Luật (Hôn nhân và
gia đình, Nhà ở, Đất đai, Thương mại, Kinh doanh bảo hiểm,
Hàng không, Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước…) và văn
bản dưới Luật (Pháp lệnh => Nghị định và Thông tư liên tịch
trong lĩnh vực TNBTCNN), Nghị quyết của HĐTP (về đặt cọc,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất…)
22
V. Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam

• Lưu ý về nguồn văn bản: Nguồn văn bản còn


có điều ước quốc tế (như Công ước Viên năm
1980)

23
V. Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam
• Nguồn thực tiễn (nguồn bổ sung): Nơi tìm được quy phạm pháp luật dân
sự
• Tập quán khi không có quy định và thỏa thuận đồng thời không trái pháp
luật tại Điều 5 BLDS (trường hợp chỉ nam hay nữ được hưởng thừa kế),
• Thói quen như khi im lặng tại Điều 393 (khoản 2), thương mại (khác với
tập quán là ứng xử chung trong cộng đồng, thói quen là ứng xử giữa các
chủ thể như đặt hàng bằng văn bản và giao hàng),
• Đạo đức xã hội (giới hạn của cam kết, thỏa thuận và Điều 123)
• Án lệ (rất phổ biến trong dân sự và hơn 50 án lệ trong đa phần về dân sự)

24
V. Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam
• Nguồn khác:
• Áp dụng quy định tương tự pháp luật khi không có quy định cụ thể, thỏa thuận hay tập
quán mua bán/tặng/cho/trao đổi/thuê nhà xưởng áp dụng như nhà ở), thiệt hại do xâm
phạm tới hình ảnh xác định như Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592
BLDS 2013)
• Lẽ công bằng mới được bổ sung như một loại nguồn của pháp luật dân sự (đó là lẽ
phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không
thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó);
• Học lý có thể là một loại nguồn không chính thức của pháp luật dân sự (quan điểm
của một số tác giả đôi khi cũng được khai thác nhưng không là nguồn chính thức)

25
V. Nguồn điều chỉnh của pháp luật dân sự
Việt Nam
• Tình huống nghiên cứu số 5: Bà A (Việt Kiều Mỹ) gửi tiền
(tổng cộng 1 tỷ đồng) cho ông B (Việt Nam) nhờ mua và
đứng tên giùm mua bất động sản ở Việt Nam (do bà A không
đủ điều kiện đứng tên). Ông B đã mua và đứng tên giùm
nhưng sau đó bán lại cho người khác được 1,6 tỷ đồng.
• Câu hỏi: Tranh chấp giữa bà A và ông B về khoản tiền 1,6 tỷ
đồng trên được giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý
cho câu trả lời

26
Câu hỏi ôn tập
• Cho biết phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự?
• Cho biết pháp luật dân sự điều chỉnh những đối tượng
nào?
• Cho biết phương pháp đặc trưng của pháp luật dân sự?
• Nêu những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
• Nêu các nguồn bổ sung của pháp luật dân sự?

27

You might also like