Bài Ôn PHCN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

CÁC PHƯƠNG THỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

BSCKI. Lê Thu Hương


I. ĐỊNH NGHĨA
Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, xã hội học…làm giảm tác động của giảm
khả năng và tàn tật, tạo cho người khuyết tật có cơ hội để hội nhập, tái hội nhập xã hội,
có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội, có cuộc sống bình
thường tối đa so với hoàn cảnh của họ. (Bộ Y tế)
Bao gồm 5 “công cụ”:
- Vật lý trị liệu
- Hoạt động trị liệu
- Âm ngữ trị liệu
- Dụng cụ chỉnh hình
- Tâm lý, dinh dưỡng

II. VẬT LÝ TRỊ LIỆU


- Là 1 chuyên ngành sức khỏe, liên quan đến
+ Vận động
+ Chức năng
+ Và tối đa hóa khả năng thể chất
- VLTL bằng các phương tiện vật lý
+Tiếp cận Sức khỏe thể chất
+ Duy trì Tâm thần
+ Khôi phục Xã hội
(Theo Liên đoàn Vật lý trị liệu thế giới)
- Các thành phần của chức năng vật lý: (Này là t search bằng cái hình rồi nó ra 1 nùi, t
dịch t quăng dô luôn kkk)

Đi từ dưới đáy lên: Sửa sai lệch và giảm đau => Uyển chuyển và chuyển động => Sức
mạnh và độ bền => Cân bằng, phối hợp và nhanh nhẹn => Hiệu suất
+ Balance (cân bằng) - chổ màu xanh lá: Khả năng căn chỉnh các phần cơ thể chống lại
trọng lực để duy trì hoặc di chuyển cơ thể trong cơ sở hỗ trợ có sẵn mà không bị ngã
+ Cardiopulmonary fitness (Thể dục tim phổi): Khả năng thực hiện các chuyển động
toàn thân với cường độ vừa phải, lặp đi lặp lại (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội) trong một
khoảng gian thời gian dài. Một thuật ngữ đồng nghĩa la sức bền của tim phổi
(Cardiopulmonary endurance)
+ Coordination (Phối hợp) - chổ màu xanh lá: Thời điểm và trình tự chính xác của việc
kích hoạt cơ kết hợp với cường độ co cơ thích hợp dẫn đến việc bắt đầu, hướng dẫn và phân
loại chuyển động một cách hiệu quả
+ Flexbility (Uyển chuyển) - chổ màu tím: Khả năng di chuyển tự do, không hạn chế;
được sử dụng thay thế cho nhau với tính di động
+ Mobility (Tính di động): Khả năng các cấu trúc hoặc các bộ phận của cơ thể di chuyển
hoặc được di chuyển để cho phép xảy ra phạm vi chuyển động (ROM) cho các hoạt động
chức năng (ROM chức năng). Khả năng di chuyển của thụ thể A phụ thuộc vào khả năng
mở rộng của mô mềm (có co bóp và không co bóp): ngoài ra, khả năng di chuyển chủ động
đòi hỏi phải kích hoạt thần kinh cơ
+ Muscle perfomance (Hiệu suất cơ bắp): Khả năng của cơ để tạo ra sức căng và thực
hiện công việc thể chất. Hiệu suất cơ bắp bao gồm Strength (sức mạnh - chổ màu xanh
dương), năng lượng và sức bền của cơ bắp
+ Neuromuscular control (kiểm soát thần kinh cơ): sự tương tác của hệ thống cảm giác
và vận động cho phép các chất hiệp đồng, chất chủ vận và chất đối kháng, cũng như chất ổn
định và chất trung hòa dự đoán hoặc phản ứng với thông tin cảm giác bản thể và cảm giác
sau đó hoạt động theo trình tự chính xác để tạo ra chuyển động phối hợp
+ Stability (sự ổn định): khả năng của hệ thống thần kinh cơ thông qua các hoạt động
phối hợp của cơ thể ở đầu gần hoặc đầu xa ở vị trí đứng yên hoặc kiểm soát một cơ sở ổn
định trong quá trình chuyển động chồng lên nhau. Sự ổn định của khớp là việc duy trì sự
liên kết thích hợp của các phần xương của khớp bằng các thành phần thụ động và chủ động.

III. HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU


- Khôi phục lại các chức năng bị giảm/mất hoặc thúc đẩy các kỹ năng chưa phát triển
- Bù trừ, thích nghi với tình trạng bệnh hiện tại (bù trừ qua môi trường, dụng cụ hỗ trợ
hoặc các kỹ năng mới)
- Huấn luyện kỹ năng mới để phòng ngừa chấn thương, bệnh lý thứ cấp

IV. ÂM NGỮ TRỊ LIỆU


- Hướng dẫn bệnh nhân cách tạo ra âm thanh
- Chỉ cách nói chuyện rõ ràng
- Tập mạnh các cơ cần thiết cho hoạt động nói và nuốt
- Giúp BN tăng số từ họ có thể nói và/hoặc hiểu
- Cải thiện cách sắp xếp từ ngữ vào câu
- Cung cấp các hệ thống hỗ trợ giao tiếp cho những trường hợp nặng, khó phục hồi

V. DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH


- Để chỉnh hình chân
Tiêu chí 1 2 3 4
Hỗ trợ
gân
Archi
Hỗ trợ
gân gót

Hỗ trợ

xương
khớp
Loại
nóng

Vật liệu Phần tối


Nhẹ mỏng
nhẹ thiểu
Dáng
Cảm Không Bề mặt
thon
giác lắp ráp cong
gọn

- Nẹp cột sống


- Nẹp háng gối cổ bàn chân (HKAFO - Hip-Knee-Ankle-Foot Orthosis)
- Nẹp cổ bàn chân (AFO)
VI. CÁCH TIẾP CẬN
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
- Có nhiều phương tiện, - Bn phải đi xa
trang thiết bị - Số lượng người tàn tật
- Có nhiều cán bộ được đào được phục hồi ít
PHCN tại viện/trung tâm tạo chuyên khoa sâu - Giá thành cao
- Có khả năng phục hồi được - Chỉ phục hồi được về mặt y
những trường hợp khó học không đạt được mục tiêu
hòa nhập xã hội
- Người khuyết tật (NKT) - Không đủ cán bộ chuyên
không phải đi xa khoa sâu để đáp ứng nhu cầu
- Số lượng NKT được phục cho NKT
PHCN ngoài viện/trung tâm hồi nhiều hơn - Chi phí tốn kém
- NKT được PHCN tại nơi - Không có khả năng triển
họ sinh sống khai các kỹ thuật lượng giá
và PHCN ở trình độ cao
- Hình thức này có tính xã Không giải quyết được các
hội hóa cao, NKT, gia đình trường hợp khó
NKT, chính quyền, các tổ
chức đoàn thể đều tham gia
PHCN dựa vào cộng đồng
- Kinh phí chấp nhận được
- Chất lượng hồi phục chức
năng cao vì đáp ứng nhu cầu
hội nhập xã hội của NKT
VII. CASE LÂM SÀNG
CASE 1: BN nam, 57 tuổi, đến PK PHCN vì yếu liệt nửa người (P). Bệnh sử: BN được
chẩn đoán Nhồi máu não (T) cách 3 tháng, điều trị tại BV Chợ Rẫy. BN có các vấn đề:
- BN tỉnh, tiếp xúc được
- RL vận ngôn
- BN mới được rút sonde dạ dày 1 tuần, uống nước sặc
- Sức cơ tay, chân (P) 3/5, liệt cổ bàn chân (P) 0/5
- Tăng TLC tay chân (P)
- CN bàn tay: cầm được ly, vật nhẹ. Chưa cầm nắm tinh,
vật nhỏ
- Giảm trí nhớ

CASE 2: BN nữ, 56 tuổi, đến khám với tình trạng yếu nửa người (P) 2 tuần. Chẩn đoán
BVND 115: Nhồi máu não nhân bèo (T)
- BN tỉnh, tiếp xúc chậm
- RL vận ngôn
- Sức cơ tay (P) 2/5, sức cơ chân (P) 3/5
- Tăng PXGX (P), không tăng TLC
- Liệt VII TW (P)
- Ăn qua sonde dạ dày

THƯƠNG TẬT THỨ CẤP


BSCKI. Lê Thu Hương
I. TỔNG QUAN
- Là các khiếm khuyết xảy ra sau một bệnh khác, người bệnh phải nằm lâu, bất động hoặc
thiếu chăm sóc, chăm sóc không đúng cách
- Các thương tật này gây ra khó khăn trong vận động, sinh hoạt hằng ngày, giảm chất lượng
cuộc sống, nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong

II. CÁC THƯƠNG TẬT THỨ CẤP (9 CÁI)


1. Viêm phổi
- Thể tích phổi:
+ Giảm thể tích sống
+ Giảm dung tích sống gắng sức
+ Giảm thể tích thở ra trong 1 giây đầu
- Cấu trúc đường dẫn khí:

- Triệu chứng:
+ Tác nhân: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng
+ Triệu chứng: hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ, ho, đau họng, sốt ớn lạnh,
đau ngực
- Phòng ngừa:
+ Tránh hít sặc, thay đổi thức ăn
▪ Băm nhỏ (dễ nhai): cắt hoặc băm nhỏ thức ăn thành từng miếng nhỏ (0.6cm) thức ăn
mềm. Yêu cầu nhai
▪ Băm nhuyễn (mềm và ướt): cắt thức ăn tưng miếng nhỏ, thịt băm (0.3cm). Cần nhai tối
thiểu
▪ Xay nhuyễn: xay thức ăn cho đến khi mịn. Không cần nhai
+ Đặt tư thế: đầu cao, xoay trở thường xuyên
+ Vệ sinh răng miệng
+ PHCN hô hấp
2. Loét tì đè
- Tổng quan:
+ Loét tì đè là tổn thương mô da và mô dưới da, do áp lực tác động thời gian dài lên da.
+ Sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ làm máu trong các mao mạch khó lưu thông,
hoặc không đến được gây thiếu dinh dưỡng
+ Yếu tố nguy cơ: thiểu dưỡng da, giảm mất cảm giác da, vùng da ở vị trí xương lồi lên
ma không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít, bao gồm vùng cùng cụt, gót chân, mấu
chuyển lớn, mắt cá ngoài. HAY GẶP NHẤT: gót chân + xương cụt
- Điều trị:
+ Rửa vết thương
+ Cắt lọc
+ VAC
+ Ghép da, xoay vạc da

- Băng gạc truyền thống:


+ Gòn: gòn tẩm, băng từ ướt tới khô
+ Phim trong suốt: phim 2 lớp hoặc nhiều lớp
+ Bọt: truyền thống, kháng khuẩn
+ Hydrogel: Collagen, aglinate
+ Hydrocolloid: Lớp bên trong dựa trên hydrogel, lớp bên ngoài dựa trên polyme tổng hợp
+ Băng dẫn thủy điện: cấu trúc nhiều lớp
3. Teo cơ 4. Cứng khớp 5. Loãng xương
=> Phòng ngừa: Duy trì vận động
6. Nhiễm trùng tiểu
- Ứ đọng nước tiểu:
+ Tư thế
+ Mặc cảm, xấu hổ
+ Bệnh lý đi kèm; Phì đại tuyến tiền liệt, u bàng quang => Sỏi thận, nhiễm trùng tiểu
7. Huyết khối tĩnh mạch
- Bộ 3 Virchow’s: Giảm co bóp tim mạch, tăng độ nhớt máu, tổn thương mạch máu
- Phòng ngừa: Vận động thường xuyên giúp giảm nguy cơ huyết khối
8. Hạ huyết áp tư thế
- Định nghĩa:
+ Là tình trạng lâm sàng với huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương giảm ít nhất 10mmHg khi đứng trong vòng 3 phút
+ Các triệu chứng như hoa mắt nhìn mờ, chóng mặt, lú lẫn,… xảy ra vài giây đến vài phút
khi đứng và biến mất khi nằm, gia tăng nguy cơ té ngã, ngất cho BN
- Bù trừ ở người bình thường:
Khi đứng, tổng thể tích máu ở chi dưới (500-1000ml) => giảm hồi lưu tĩnh mạch + giảm
lượng máu tim bơm ra => tăng giao cảm + giảm ức chế phó giao cảm => Phục hồi cung
lượng tim + Co mạch + Phục hồi huyết áp
- Để có trở lại đáp ứng của hệ tim mạch và giao cảm, BN phải mất 20-72 ngày, người lớn
tuổi có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn
9. Cốt hóa lạc chổ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỘT QUỴ


BSCKI. Lê Thu Hương

https://phacdodieutri.com/huong-da%CC%83n-cha%CC%89n-doan-va-dieu-tri%CC%A3-
phu%CC%A3c-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-be%CC%A3nh-do%CC%A3t-quy%CC%A3/

I. TỔNG QUAN
- Tỷ lện mắc bệnh: 161/100.000 dân
- Tỷ lệ hiện mắc: 415/100.000 dân
- 630 ca mới mắc mỗi năm

II. ĐỘT QUỴ


- Định nghĩa: Đột quỵ là tình trạng thiếu tưới máu nhu mô não dẫn đến các bất thường
chức năng tương ứng do phần não bị chết chi phối.
- Phân loại:
+ Nhồi máu não
▪ TIA
+ Xuất huyết não
- Thời gian vàng:
+ Tan huyết khối: 6 giờ
+ IVT (Intravenous thrombolysis): Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch: 0 - 4,5 giờ

- Tính mềm dẻo thần kinh: Khả năng của hệ thần kinh thay đổi hoạt động của nó để đáp ứng
với các kích thích bên trong hoặc bên ngoài bằng cách tổ chức lại cấu trúc, chức năng hoặc
các kết nối của nó
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐỘT QUỴ
1. Nguyên tắc
- Hệ thống thần kinh trung ương của người trưởng thành có khả năng thích nghi, hay còn
gọi là dẻo, và có một số khả năng tự tổ chức lại để phục hồi các chức năng nhận thức và vận
động bị suy thoái
- Luyện tập vận động thành thạo và tiến bộ là điều cần thiết để tiếp tục đạt được hiệu quả
bất kỳ lúc nào sau khi khởi phát đột quỵ. Việc đào tạo phải thu hút sự chú ý, động lực và
mạng lưới học tập của não để có hiệu quả. Lợi ích tốt hơn cũng phụ thuộc vào việc tiết kiệm
nhiều hơn các mạng lưới thần kinh đại diện cho các thành phần của hành vi.
2. Phục hồi chức năng:
- Khi nào? Lần đầu tiên >24 giờ
- Tại sao?
+ Biến chứng nghỉ ngơi tại giường
+ Các biến chứng liên quan đến bất động
+ Cửa sổ hẹp cho độ dẻo của não
- Bao lâu?
+ Nhập viện phục hồi chức năng: 1 - 6 tuần
+ Thời gian chăm sóc nội trú: 3 - 8 tuần (Dobkin BH, 2013)
+ 15-45 phút/ngày chia làm 1-3 lần (Jéssica, 2023)
- Làm sao?
+ Huy động
+ Tính cơ động
+ Giải quyết dựa trên vấn đề

GIAI ĐOẠN CẤP (1 TUẦN):


- Giữ vệ sinh (Phòng ngừa loét tì đè)
- Duy trì dịch và dinh dưỡng tốt
- Phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp
- Tạo thuận lợi cho nuốt an toàn
- Đặt tư thế thích hợp và xoay trở thường xuyên: (phần này quan trọng)
+ Tránh đè ép gây tổn thương thêm cho chi bệnh
+ Ngăn ngừa đau (đau, bán trật khớp vai):
▪ Giảm sức mạnh và trương lực của cơ nâng đỡ khớp vai
▪ Trọng lực kéo đầu xương cánh tay xuống, làm cơ bị yếu đi quá mức
▪ Nguyên tắc bảo vệ khớp vai khi dịch chuyển:
▫ Không kéo tay
▫ Không để cánh tay bệnh treo mà không có nâng đỡ
▫ Đeo đai treo khi dịch chuyển hoặc đi lại
▫ Luôn phải nâng đỡ cánh tay bệnh khi ngồi và nằm
+ Duy trì được tầm vận động
+ Nằm nghiêng bên lành (để khuyến khích vận động của bên liệt)
+ Nằm nghiêng bên liệt (để tăng kích thích cảm giác lên bên liệt)
+ Nằm nửa ngửa (nằm ngửa hoàn toàn cản trở khả năng nuốt và giảm kích thích về tâm
lý). Cần lưu ý rằng tư thế nửa ngửa có thể tạo ra các lực xé có thể dẫn đến nguy cơ loét ép
nên trong trường hợp này cần thay đổi tư thế thường xuyên
+ Trang bị:
▪ Nệm cứng (nệm mềm làm vận động chủ động khó khăn hơn)
▪ Các gối và cuộn xốp để giữ các tư thế trị liệu
▪ Ghế cạnh giường
▪ Các tranh ảnh tư thế để giúp nhớ lại các tư thế điều trị có liên quan cho người bệnh đột
quỵ
=> Đặt tư thế không bao giờ được mang tính tĩnh, cần được thay đổi vài lần trong
ngày, và cho bệnh nhân tham gia nhiều nhất có thể
- Vận động sớm
+ Giảm biến chứng bất động/ Hội chứng không dùng
+ Kiểm tra tình trạng huyết động ổn định
▪ Xem xét sinh hiệu BN ổn
▪ Quay đầu giường 30o, dừng lại vài phút kiểm tra HA và hỏi BN có chóng mặt không.
HA tụt quá 20mmHg so với tư thế nằm ngưng ngay, cho BN trở lại tư thế nằm
▪ Nếu ổn, tiếp tục quay cao, kiểm tra HA từng nấc, cho BN ngồi dậy 2 chân ra ngoài
cạnh giường có bục kê chân, 5ph cho lần đầu
▪ Hôm sau chuyển sang tập đứng nếu thuận lợi
- Rối loạn nuốt:
+ Gặp phổ biến sau đột quỵ
+ Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: viêm phổi hít, mất nước, thiếu dinh dưỡng => Tăng
thời gian nằm viện, nguy cơ tử vong
+ Sàng lọc rối loạn nuốt
+ Cho ăn qua sonde dạ dày:

+ Khuyến nghị ăn uống:


▪ Luôn luôn ngồi thẳng dậy và tỉnh táo khi ăn. Hoặc tư thế nửa ngồi trên giường
▪ Vệ sinh răng miệng: Đánh răng, rơ lưỡi
▪ Người cho ăn: ngồi bằng hoặc thấp hơn bệnh nhân, đưa muỗng ngang phù hợp với tầm
mắt
▪ Tập trung khi ăn, không nói chuyện, xem TV
▪ Sau ăn nên giữ nguyên tư thế >30 phút để tránh trào ngược
▪ Ăn riêng các nhóm đặc lỏng, không trộn lẫn
▪ Uống từng ngụm 1, không dùng ống huts
+ Can thiệp rối loạn nuốt:
▪ Bài tập cơ miệng, lưỡi hầu
▪ Tư thế tạo thuận: Gặp cằm, quay mặt về bên liệt, Nghiêng đầu về bên mạnh, nuốt trên
thanh môn
▪ Thay đổi tính chất thức ăn: Làm đặc chất lỏng, cắt nhỏ làm mềm chất rắn
▪ Kích thích cảm giác: lạnh, chua
▪ Kích thích điện thần kinh qua da (NMES)
- Phục hồi chức năng vận động: Chức năng di chuyển (Sức mạnh, sức bền, cân bằng)
+ Tạo thuận bản thể thần kinh cơ
+ Bài tập theo tác vụ (6 cái chính)
▫ Đứng lên ngồi xuống
▫ Thăng bằng ngồi
▫ Thăng bằng đứng
▫ Đi bộ
▫ Với lấy đồ
▫ Thao tác bằng tay
+ 5 bước: Chỉ nêu 5 bước, chi tiết từng bước từng động tác xem thêm slide và phần note
cuối slide (chèn hình vào nữa là cái bài dài ối giồi ôi luôn huhu)
1- Kéo dãn cơ liên quan tới tác vụ
2- Khơi gợi hoạt động cơ liên quan tới tác vụ tỏng trường hợp cơ quá yếu
3- Tập mạnh cơ chi yếu
4- Chuẩn bị tư thế tập và thực hiện tác vụ nhiều lần
5- Tối ưu hóa tác vụ
+ Kích thích điện thần kinh cơ

GIAI ĐOẠN BÁN CẤP (1 TUẦN - 3 THÁNG) - MẠN TÍNH (>6 THÁNG):
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH LÝ KHỚP VÀ MÔ MỀM
BSCKI. Lê Thu Hương

I. CẤU TẠO KHỚP

II. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ


- Giảm đau, gảm sưng khớp
- Duy trì tầm vận động khớp
- Bảo vệ không bị biến dạng, tổn thương thêm
- Duy trì sức mạnh sức bền các cơ quanh khớp
- Cải thiện sức khỏe, sức bền, sự dẻo dai
- Cải thiện khả năng hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống
III. THOÁI HÓA KHỚP
- Đặc điểm:
+ Độ 1 (Nghi ngờ): Gián đoạn tối thiểu, 10% sụn bị mất
+ Độ 2 (Nhẹ): Hẹp khe khớp, sụn bắt dầu bị phá vỡ, sự xuất hiện của loãng xương
+ Độ 3 (Trung bình): Hẹp khe khớp vừa phải, những khoảng trống trong sụn có khi mở
rộng cho đến khi chạm xương
+ Độ 4 (Nặng): Hẹp khớp nhiều, 60% sụn bị mất, gai xương lớn
- Kellgren và Lawrence:
+ Độ 0: Bình thường
+ Độ 1: gai xương (nghi ngờ)
+ Độ 2: Gai xương rõ. Hẹp khe khớp (nghi ngờ)
+ Độ 3: Gai xương rõ, hẹp khe khớp rõ, xơ xương dưới sụn
+ Độ 4: Gai xương lớn, hẹp khe khớp rõ, xơ xướng dưới sụn, lệch trục
- Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống:
+ Khiếm khuyết: Đau, hạn chế vận động khớp
+ Giảm chức năng (Limitation): Đứng đi, sinh hoạt hàng ngày
- Điều trị:
+ Bảo tồn: Thuốc, PHCN
+ Xâm lấn: Tiêm vào khớp (Corti, hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu - PRP)
+ Phẫu thuật: cắt xương chỉnh trục, thay khớp gối
NOTE: Chỉ định phẫu thuật Chỉ định phẫu thuật và lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên
các triệu chứng (ví dụ: đau và chức năng đầu gối), giai đoạn viêm khớp và các yếu tố liên
quan đến bệnh nhân như tuổi tác, mức độ hoạt động thể chất và bệnh lý đi kèm của bệnh
nhân.
Bằng chứng X quang của viêm khớp đơn thuần (hẹp khe khớp, gai xương, v.v.) không
chứng minh được sự can thiệp bằng phẫu thuật, chỉ được chỉ định kết hợp với các triệu
chứng liên quan
Cuối cùng, mức độ đau đớn của bệnh nhân, tương quan với bằng chứng X quang của viêm
khớp, là yếu tố quyết định thời điểm phẫu thuật.
Điều quan trọng là chỉ định với viêm khớp, phẫu thuật luôn là chỉ định tương đối. Chỉ trong
trường hợp mất ổn định khớp gối tiến triển liên quan đến điều trị phẫu thuật viêm khớp
(phẫu thuật thay khớp gối toàn phần) thì không nên trì hoãn một cách không cần thiết.

- Core Treament (Điều trị cốt lõi):


+ Giáo dục sức khoẻ về bệnh lý khớp (Arthritis Education)
+ Chương trình tập luyện trên cạn (Structured Land-Based Exercise Programs)
Type 1: tập sức mạnh (có thể) kèm sức bền (có thể) kèm thăng bằng/TK cơ
Type 2: Bài tập ý chí-cơ thể (Tai Chi hoặc Yoga) (mind-body exercises)
+ Kiểm soát cân nặng, chế độ ăn (Dietary Weight Management)
▪ Đối tượng: BMI >30kg/m2 thừa cân hoặc béo phì với những hạn chế chức năng liên
quan
▪ Khối lượng: ≥5% trọng lượng cơ thể (ACR) 5–7.5% với BMI≥25 kg/m2 (RACGP)
▪ Can thiệp: tập luyện + chế độ ăn
- Tập luyện như thế nào khi bị đau gối: đi bộ, đạp xe, bài tập dưới nuớc, rèn luyện sức cơ,
bài tập kéo dài
+ Đạp xe: giảm đau, tăng sức mạnh chi dưới, tăng sức bền, không tăng ROM khớp gối
NOTE: Cơ chế sinh lý mà việc đạp xe tại chỗ giúp giảm đau được cho là xảy ra do sụn
khớp bị nén nhiều lần rồi được giải phóng trong quá trình đạp xe. Sự nén theo chu kỳ này
có thể thúc đẩy trao đổi chất dinh dưỡng trong sụn, tăng lưu thông máu ở khớp và do đó
hữu ích trong việc loại bỏ viêm và giảm đau.
Chiều cao của ghế thường được điều chỉnh để cho phép khớp gối di chuyển ở mức trung
bình, do đó khớp gối không đạt đến điểm gần đến mức uốn và duỗi ở mức cuối
Không cải thiện vận động toàn thân, không cải thiện thăng bằng, không cải thiện môi
trường tương tác không cải thiện ADL

+ Đi bộ: Tổng cộng ít nhất 45 phút/tuần hoạt động thể chất với cường độ vừa phải có thể
cải thiện hoặc duy trì chức năng của những người bị viêm khớp chi dưới
+ Bài tập dưới nước:
▪ Nước nâng đỡ cơ thể 
▪ Giảm tác động của trọng lực, lực tác động lên khớp
▪ Giảm đau
▪ Nước ấm và áp lực nước giúp thư giãn cơ, giảm stress và hỗ trợ chuyển động
▪Tăng sức mạnh cơ
NOTE: Các bài tập dưới nước đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân thừa cân và lớn tuổi bị
viêm xương khớp. Sóng và sức nổi của nước hỗ trợ trọng lượng của cơ thể, giảm tác động
lên khớp và cường độ cảm nhận cơn đau. Hơn nữa, nhiệt độ và áp lực nước của nước ấm
giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, giảm cứng cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di
chuyển. Các bài tập dưới nước cũng có hiệu quả trong việc tăng sức mạnh cơ bắp.

IV. CHẤN THƯƠNG MÔ MỀM (Bong gân cổ chân)


- Nguyên nhân
+ Chấn thương thể thao
+ Tai nạn sinh hoạt
+ Mang giày không phù hợp
+ Vùng cổ chân yếu
- Triệu chứng:
+ Đau vùng cổ chân/ mắt cá ngoài
+ Sưng, bầm
+ Giảm khả năng chịu lực ở cổ chân
- Mức độ:
+ Độ 1: Căng dây chằng mác trước và gót chân. Thường hồi phục sau 5 - 14 ngày
+ Độ 2: Dây chằng mác trước bị rách một phần và giãn. Thường mất 2 - 3 tuần để hồi
phục
+ Độ 3: Đứt dây chằng mác trước và gót mác, kèm theo rách 1 phần dây chằng mác sau
và chày mác. Có thể mất 3-12 tuần hoặc lâu hơn để hồi phục
NOTE: Dây chằng mác trước (ATFL), nối xương sên (xương mắt cá chân) với xương
mác (xương chân ngoài) ở bên ngoài mắt cá chân. 2) Dây chằng mác xương gót (CFL), nối
xương mác (xương chân ngoài) với xương gót (xương gót chân) bên dưới. 3) Dây chằng
mác sau (PTFL), giúp ổn định mặt sau mắt cá chân.
- Các giai đoạn mô lành:
+ Giai đoạn viêm: 1 - 5 ngày
+ Giai đoạn tiến triển: 5 - 21 ngày
+ Giai đoạn hồi phục: 21 - >40 ngày
- Điều trị:
+ Pha 1 (Bảo vệ): 1 - 2 tuần

+ Pha 2 (bán cấp): 3 - 6 tuần

+ Pha 3 (mạn): 7 -10 tuần:

You might also like