De Tieu Luan Giáo Dục Học Tiểu Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA: CHÍNH TRỊ & TÂM LÝ GIÁO DỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN: TÂM LÝ GIÁO DỤC

ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN


Học phần: Giáo dục học tiểu học
Mã học phần: PSY338
Số tín chỉ: 02
Hệ, ngành: Đại học giáo dục tiểu học
Sinh viên chọn MỘT trong các đề bài sau để thực hiện bài tiểu luận:
1. Phân tích nội dung kiến thức cơ bản về giáo dục và sự phát triển nhân cách. Từ đó, rút
ra những kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu
học.
2. Phân tích vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách. Từ đó, rút ra những kết
luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.
3. Phân tích vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách. Từ đó, rút ra những
kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.
4. Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách. Từ đó, rút ra những kết
luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.
5. Phân tích nội dung kiến thức cơ bản về lý luận quá trình dạy học ở tiểu học. Cho ví dụ
minh họa.
6. Phân tích các xu hướng dạy học hiện đại. Từ đó, rút ra những bài học cần thiết với tư
cách là người giáo viên tiểu học tương lai.
7. Phân tích nội dung các nguyên tắc dạy học ở tiểu học. Xây dựng 2 tình huống trong
mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học và đề xuất cách xử lý tình
huống trên cơ sở các nguyên tắc dạy học trên.
8. Trình bày hiểu biết của bản thân về các phương pháp dạy học ở tiểu học. Từ đó, rút ra
những bài học cần thiết trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học ở tiểu học.
9. Phân tích nội dung nhóm các phương pháp dạy học dùng lời nói. Từ đó, thiết kế 1 giáo
án dạy học ở trường tiểu học có sử dụng nhóm các phương pháp dạy học trên.
10. Phân tích nội dung nhóm phương pháp dạy học trực quan. Từ đó, thiết kế 1 giáo án
dạy học ở trường tiểu học có sử dụng nhóm các phương pháp dạy học trên.
11. Phân tích khái niệm, hệ thống các nguyên tắc dạy học ở tiểu học. Xây dựng 2 tình
huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và đề xuất cách xử
lý tình huống trên cơ sở các nguyên tắc dạy học trên.
12. Phân tích nội dung nhóm phương pháp dạy học thực hành. Từ đó, thiết kế 1 giáo án
dạy học ở trường tiểu học có sử dụng nhóm các phương pháp dạy học trên.
13. Phân tích khái niệm, hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học. Từ đó, thiết kế 1
giáo án dạy học ở trường tiểu học có sử dụng ít nhất 3 phương pháp dạy học trên.
14. Phân tích nội dung các phương tiện, kỹ thuật dạy học. Từ đó, thiết kế 1 giáo án dạy
học ở trường tiểu học có sử dụng một vài kỹ thuật dạy học dạy học trên.
15. Phân tích khái niệm, hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học. Từ đó, thiết
kế 1 giáo án dạy học dành cho học sinh lớp 3 có sử dụng ít nhất hai hình thức tổ chức
dạy học trên.
16. Trình bày hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Từ đó,
thiết kế 1 giáo án dạy học dành cho học sinh lớp 2 có sử dụng ít nhất 3 phương pháp
dạy học trên.
17. Phân tích nội dung kiến thức cơ bản về lý luận quá trình giáo dục ở tiểu học. Cho ví
dụ minh họa.
18. Phân tích nội dung các nguyên tắc giáo dục ở tiểu học. Xây dựng 2 tình huống
trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học và đề xuất cách xử lý
tình huống trên cơ sở các nguyên tắc giáo dục trên.
19. Trình bày hiểu biết của bản thân về nội dung các phương pháp giáo dục ở tiểu học. Từ
đó, rút ra những bài học cần thiết trong quá trình vận dụng linh hoạt các phương pháp
giáo dục ở tiểu học.
20. Phân tích khái niệm, hệ thống các nguyên tắc giáo dục ở tiểu học. Xây dựng 2 tình
huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và đề xuất cách xử
lý tình huống trên cơ sở các nguyên tắc giáo dục trên.
21. Phân tích khái niệm, hệ thống các phương pháp giáo dục ở tiểu học. Từ đó, thiết kế 1
hoạt động ở trường tiểu học có sử dụng ít nhất 3 phương pháp giáo dục trên.
22. Trình bày nội dung kiến thức cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu
học. Từ đó, liên hệ tới bản thân với tư cách là người giáo viên chủ nhiệm lớp trong
tương lai.
23. Phân tích vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà
trường tiểu học. Từ đó, liên hệ tới bản thân với tư cách là người giáo viên chủ nhiệm
lớp trong tương lai.
24. Phân tích nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà
trường tiểu học. Từ đó, liên hệ tới bản thân với tư cách là người giáo viên chủ nhiệm
lớp trong tương lai.
25. Xây dựng 5 tình huống giáo dục tiểu học trong mối quan hệ giữa giáo viên với
cha mẹ trẻ và đề xuất cách xử lý các tình huống. Giải thích tại sao lại lựa chọn
cách giải quyết tình huống đó? Từ đó, rút ra những năng lực và phẩm chất cần
có của người giáo viên tiểu học.
26. Xây dựng 5 tình huống giáo dục tiểu học trong mối quan hệ giữa giáo viên với
học sinh và đề xuất cách xử lý các tình huống. Giải thích tại sao lại lựa chọn
cách giải quyết tình huống đó? Từ đó, rút ra các kết luận sư phạm cần thiết
trong công tác giáo dục học sinh tiểu học.
27. Xây dựng 5 tình huống giáo dục tiểu học trong mối quan hệ giữa giáo viên với
giáo viên và đề xuất cách xử lý các tình huống. Giải thích tại sao lại lựa chọn
cách giải quyết tình huống đó? Từ đó, rút ra yêu cầu về năng lực và phẩm chất
cần có của người giáo viên tiểu học.
28. Trình bày vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học. Xây dựng tình
huống giáo dục tiểu học trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa
giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và đề xuất cách xử
lý các tình huống. Giải thích tại sao lại lựa chọn cách giải quyết tình huống đó.
29. Trình bày nội dung và phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường tiểu học. Xây dựng tình huống giáo dục tiểu học trong mối quan hệ giữa
giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cha mẹ
học sinh và đề xuất cách xử lý các tình huống dựa trên hiểu biết về các nguyên
tắc giáo dục tiểu học.
30. Xây dựng 5 tình huống dạy học trong nhà trường tiểu học và đề xuất cách xử lý
các tình huống. Giải thích tại sao lại lựa chọn cách giải quyết tình huống đó. Từ
đó, hãy trình bày hiểu biết của mình về nội dung của các nguyên tắc dạy học ở
tiểu học.
31. Phân tích bản chất, động lực và logic của quá trình giáo dục ở tiểu học. Từ nội dung
kiến thức đó, hãy rút ra những bài học cần thiết với tư cách là người giáo dục tương
lai.
32. Phân tích bản chất, động lực và logic của quá trình dạy học ở tiểu học. Từ đó, với tư
cách là người giáo viên tiểu học tương lai, anh (chị) sẽ làm gì để tạo động lực học tập
cho học sinh tiểu học?
33. Bằng kiến thức về Giáo dục học tiểu học, phân tích ý nghĩa hai câu thơ sau của chủ
tịch Hồ Chí Minh:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Từ đó, hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và
giáo dục học sinh tiểu học.
34. Câu tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” muốn nói về vai trò của yếu tố nào
đối với sự phát triển nhân cách? Hãy phân tích nội dung của yếu tố đó, cho ví dụ
minh họa và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo
dục học sinh tiểu học.
35. Câu ca dao:“ Trứng rồng lại nở ra rồng, Lưu đưu lại nở ra dòng lưu đưu”
muốn nói về vai trò của yếu tố nào đối với sự phát triển nhân cách? Hãy phân
tích nội dung của yếu tố đó, cho ví dụ minh họa và rút ra những kết luận sư phạm
cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu học.
36. Bằng kiến thức về Giáo dục học tiểu học, hãy chứng minh: “Di truyền giữ vai trò là
tiền đề vật chất, giáo dục giữa vai trò chủ đạo, hoạt động cá nhân là nhân tố quyết
định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách”. Cho ví dụ minh họa và rút ra
những kết luận sư phạm cần thiết trong công tác dạy học và giáo dục học sinh tiểu
học.
Ghi chú:

- Mỗi sinh viên chọn 1 chủ đề tiểu luận.

- Thời gian nộp bài tiểu luận: Theo lịch thi kết thúc học phần của học kì.
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

(Kèm theo Công văn số 2345/BGDĐT−GDTH ngày 7 tháng 6 năm 2021

của Bộ GDĐT)

Môn học/hoạt động giáo dục …………………………………; Lớp …………..

Tên bài học: ………………………………………………; số tiết:………........

Thời gian thực hiện: ngày...tháng...năm...(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)

(1). Yêu cầu cần đạt:

Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải
quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng
lực gì.

(2). Đồ dùng dạy học:

Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt
động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.

(3). Các hoạt động dạy học chủ yếu:

- Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.

- Hoạt động Hình thành kiến thức mới: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành
kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới).

- Hoạt động Luyện tập, thực hành.

- Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có).

(4). Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).


HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN
Yêu cầu chung:
- Mỗi sinh viên phải làm 1 tiểu luận (Lựa chọn 1 trong các chủ đề được giao).
Huớng dẫn:
Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận (chưa gồm Bìa và Mục lục)
- Phần mở đầu (1-2 trang): Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu là gì? Mục đích
của việc nghiên cứu? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
- Phần nội dung (7 -15 trang; không chia thành chương mà chia thành mục 1; 2;
3)
- Phần kết luận (1-2 trang): Việc nghiên cứu đã đạt được kết quả gì?
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình môn học, công trình nghiên cứu khoa học, sách
tham khảo, các tạp chí, báo điện tử.
- Phụ lục: (nếu có)
Cách thức trình bày:
Tiểu luận được trình bày trên khổ giấy A4, viết tay không đánh máy, đánh số
trang phía dưới, góc bên phải, đóng quyển có bìa trình bày theo mẫu.
+ Bìa: Bìa in trên giấy A4 (theo mẫu và yêu cầu đánh máy)
+ Mục lục: Nội dung mục lục phải trùng với trang trong nội dung bài viết
+ Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Việt (liệt kê trước), Tài liệu tiếng Anh viết
sau (liệt kê sau), mỗi tài liệu tham khảo được thể hiện theo thư tự: Tên tác giả, tên sách
(bài viết ), nhà xuất bản, năm XB, trang…

You might also like