Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA THỬ HỌC KÌ 2 SỐ 1 – VẬT LÍ 10

I. Trắc nghiệm (4 điểm)


Câu 1: Véc tơ động lượng có đặc điểm là:
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 2: Một vật khối lượng 800g đang chuyển động với vận tốc 18 km/h đến va chạm vào một vật có khối lượng
200g đang nằm yên, sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Xác định vận tốc của
hai vật sau va chạm?
A. 18 m/s B. 2,5 m/s C. 5 m/s D. 6,25 m /s
Câu 3: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không:
A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o.
B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o.
C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật.
D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật.
Câu 4: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một
góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là:
A. 5W B. 10W C. 5 3 W D. 10 3 W
Câu 5: Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn tăng tốc từ 18km/h đến 108km/h trong 12s. Công suất trung bình của động
cơ ô tô đó
A. 43,75kW. B. 675kW. C. 4375kW. D.675W.
Câu 6: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng giảm, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 7: Cơ năng của hệ (vật và lò xo) bảo toàn khi
A.không có các lực cản, lực ma sát. B. lực tác dụng duy nhất là lực đàn hồi.
C.vật chuyển động theo phương ngang. D.vận tốc của vật không đổi.
Câu 8: Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng
A. 10 m/s. B. 7,1 m/s. C. 1 m/s. D. 0,45m/s.
Câu 9: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, khi bị biến dạng thì thế năng đàn hồi bằng 0,04 J. Tìm độ biến dạng
của lò xo?
A. 1,4 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 3 cm.
Câu 10: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút.
B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
D. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định
B. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định.

1
C. Lượng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất rắn là rất yếu.
D. Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định.
Câu 12: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôilơ- Mariot?
A. p1V1 = p2V2 B. p  V C. V1/p D. p1/V
Câu 13: Một bình kín chứa khí Nitơ ở áp suất 10 Pa, nhiệt độ 1270C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.105 Pa.
5

Nhiệt độ của khí sau đó là


A. 1727 K. B. 6350C C. 20000C. D. 17270C.
Câu 14: Trong quá trình đẳng tích thì áp suất của một lượng khí xác định:
A. Áp suất không đổi. B. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Tỉ lệ thuận với 0C.
Câu 15: Hình V2 là đồ thị mô tả sự biến đổi trạng thái của 1 mol khí lí tưởng trong hệ tọa độ (V;
V 2
T). Đồ thị của sự biến đổi trạng thái trên trong hệ toạ độ (p, T) tương ứng với hình
1 3
p 1 p 2 p 3 p 3
T
O
3 1 1 2 Hình V2
3 2 T 1 T
T 2 T
O O O O
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 2.

II. Tự luận
Bài 1. (1 điểm)
Một vật nhỏ khối lượng m = 40g được ném lên theo phương thẳng đứng từ độ cao 80 m với vận tốc ban đầu
8 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tìm độ cao của vật khi vận tốc của vật chỉ còn một phần tư vận tốc ban
đầu? Bỏ qua sức cản của không khí.
Bài 2. (1,5 điểm)
Một hòn bi nhỏ được thả rơi tự do từ độ cao 100m. Tìm vận tốc của bi ngay trước khi chạm đất? Bỏ qua sức
cản của không khí. Chọn hệ quy chiếu gắn với mặt đất, lấy g = 10 m/s2.
Bài 3. (0,5 điểm)
Một vật nhỏ khối lượng m = 500g bắt đầu trượt xuống từ một dốc nghiêng cao 100 cm, hợp với phương ngang
một góc 300. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là 0,2. Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g
= 10m/s2. Tìm vận tốc của vật khi trượt đến chân dốc nghiêng?
Bài 4. (1,5 điểm)
Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 8 lít hỗn hợp khí áp dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 27°C. Pittông
nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn bằng 2 lít và áp suất tăng lên tới 5 atm. Tính nhiệt độ của
hỗn hợp khí nén ra đơn vị độ C?
Bài 5. (1 điểm)
Một lượng khí lí tưởng được nhốt trong một xi lanh mà pít tông có thể di chuyển được. Nung nóng lượng khí
thêm 1000C thì thể tích tăng thêm 10% còn áp suất tăng thêm 1/20 lần áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của
lượng khí?

You might also like