Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đào tạo hội nhập là một trong những hoạt động cần thiết tại bất kỳ loại hình

doanh nghiệp nào. Hoạt động này được tổ chức cho nhân viên mới với mục đích cung cấp
cho họ những thông tin và kỹ năng cần thiết để sớm hòa nhập vào các phòng ban, công
ty.

Hiện nay, doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của đào tạo
hội nhập. Vì thế, họ đã thiết lập các chương trình rất hợp lý, hoàn thiện. Thông qua các
khảo sát và nghiên cứu cẩn thận, doanh nghiệp xây dựng các chương trình hội nhập đúng
theo tiêu chuẩn riêng, phù hợp cho từng phòng ban của họ.

Kế hoạch đào tạo hội nhập được xây dựng bài bản, chu đáo sẽ giúp quá trình
triển khai training cho các nhân viên diễn ra nhanh chóng, hiệu quả đúng quy trình. Nhờ
vậy, nhân viên có thể định hình công việc dễ dàng ngay từ ban đầu. Qua đó xác định mục
tiêu phấn đấu khi làm việc tại doanh nghiệp.

Các bước xây dựng kế hoạch đào tạo hội nhập:

Doanh nghiệp muốn phát triển không thể thiếu đội ngũ nhân sự có chuyên môn
sâu. Trong đó, việc xây dựng kế hoạch đào tạo hội nhập được coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu giúp triển khai đào tạo đúng hướng. Các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định cụ thể nhu cầu đào tạo hội nhập

Kế hoạch đào tạo được xây dựng gồm các bước cụ thể. Tuy nhiên, để đạt được
hiệu quả cần gắn liền với thực tiễn của doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu là nhu cầu đào
tạo của doanh nghiệp.

Theo đó, kế hoạch sẽ được thảo luận và quyết định bởi các cấp quản lý với mục
tiêu chính gắn với định hướng phát triển của doanh nghiệp tại các thời điểm nhất định.

Xác định được nhu cầu đào tạo hội nhập sẽ giúp nhân sự có định hướng rõ ràng
về chương trình đào tạo. Qua đó nhận được sự hưởng ứng của các cấp lãnh đạo cũng như
nhân viên trong doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu đào tạo hội nhập

Sau khi đã xác định được nhu cầu doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của hoạt
động đào tạo hội nhập. Trong đó cần thể hiện rõ mục tiêu cá nhân cũng như doanh nghiệp
cần đạt được sau khi hoàn thành đào tạo. Như vậy các cá nhân mới có thể nỗ lực học tập,
nghiên cứu để hoàn thành.
Bước 3: Thiết kế chương trình đào tạo hội nhập phù hợp

Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tiễn tại đơn vị mà các công ty có thể triển
khai training cho nhân viên mới thông qua những giải pháp phù hợp. Các doanh nghiệp
nên tìm hiểu những đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo chuyên nghiệp để có được cách
thức thực hiện khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các đơn vị cung cấp giải pháp đào
tạo chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo hội nhập phù
hợp theo yêu cầu một cách khoa học, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân sự…

Bước 4: Lập kế hoạch đào tạo hội nhập

Dựa trên giải pháp được cung cấp các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch để triển
khai đào tạo trong thời gian thích hợp nhất. Đồng thời, chuẩn bị sẵn chương trình cho
từng bộ phận với các đặc thù cụ thể.

Bước 5: Thực hiện đào tạo hội nhập

Sau khi có được một kế hoạch đầy đủ các doanh nghiệp bắt đầu triển khai thực
hiện. Trong quá trình đào tạo chú ý theo dõi để đảm bảo các nhân viên mới hoàn thành
chương trình một cách hiệu quả.

Bước 6: Đánh giá hoạt động đào tạo hội nhập

Đánh giá đào tạo hội nhập là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hiểu rõ
được năng lực, xây dựng định hướng cho nhân sự mới trong tương lai. Bên cạnh đó, đây
là hoạt động quan trọng giúp cho công ty hoàn thiện được quy trình đào tạo của mình.
Thông qua đó khắc phục được những thiếu sót trong các chương trình đào tạo nhân sự
sau này.

Những lưu ý khi xây dựng kế hoạch đào tạo hội nhập

Để kế hoạch đào tạo nhập môn diễn ra hiệu quả, hoàn thành đúng mục tiêu đã đề
ra cần đặc biệt chú trọng tới những lưu ý trong quá trình thực hiện. Cụ thể như sau:

Tham khảo ý kiến nhân viên

Nhân viên cũ là những người có sự am hiểu cụ thể nhất về cách thức làm việc, kỹ
năng cần thiết. Vì thế đừng bỏ lỡ những ý kiến tuyệt vời từ những “quân sư” này. Họ sẽ
giúp bạn có được những chiến lược đào tạo tốt nhất, có tính thực tiễn cao trong quá trình
thực hiện.
Bên cạnh đó, với những kinh nghiệm làm việc có được các nhân viên sẽ giúp lãnh
đạo tìm ra được lỗ hổng trong kế hoạch. Qua đó, giúp doanh nghiệp xây dựng được một
quy trình đào tạo hoàn thiện, hữu ích hơn.

Xây dựng quy trình đào tạo dựa trên năng lực nhân viên

Có một thực tế dễ dàng nhận thấy đó là mỗi nhân viên khác nhau đều có năng lực,
kỹ năng, chuyên môn khác nhau,,…. Hơn nữa mỗi người là một cá thể với cá tính khác
biệt. Vì thế, doanh nghiệp cần xác định rõ nền tảng năng lực mỗi người để đưa ra một
hoạt động đào tạo hội nhập phù hợp. Thông qua đó có thể khai thác, phát huy điểm mạnh,
khắc phục những thiếu sót của từng cá nhân.

Khuyến khích đào tạo theo nhóm

Thay vì dành thời gian để đào tạo cho từng nhân viên mới doanh nghiệp có thể
hướng tới đào tạo theo nhóm. Quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian,
tăng tốc độ tuyển dụng. Đây cũng là một giải pháp khéo léo lồng ghép phát huy khả năng
làm việc nhóm năng suất hơn, phục vụ rất tốt cho quá trình làm việc sau này.

Cho phép các nhân viên áp dụng phương thức học tập khác nhau

Một chương trình đào tạo cởi mở, linh hoạt chứng minh được hiệu quả tối ưu
trong quá trình hội nhập cho các nhân viên. Thay vì buộc nhân viên làm việc theo đúng
nguyên tắc hãy tạo điều kiện cho nhân sự mới có cơ hội thể hiện bản thân thông qua
những hình thức học tập đa dạng, giúp họ hội nhập một cách nhanh chóng.

Khuyến khích lãnh đạo tham gia quá trình đào tạo

Lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo giúp đưa những ý kiến, đóng
góp cho sự phát triển của giải pháp đào tạo doanh nghiệp. Sự góp mặt trong buổi đào tạo
giúp nhà lãnh đạo tìm kiếm được những nhân viên nổi bật có thể đào tạo chuyên sâu để
nắm giữ những vị trí quan trọng. Qua đó cũng giúp nhân viên có những đánh giá và gia
tăng mức độ hài lòng với đơn vị làm việc.

You might also like