Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 35

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TOÀ ÁN

TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CÁC NƯỚC ASEAN


TS. Phạm Hồng Quang1
Đặt vấn đề
Kể từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
ngày 08/08/1967 đến nay, nhìn lại quá trình hơn 4 thập kỷ qua, vai trò quan
trọng hàng đầu của ASEAN thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của Hiệp
hội trong việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, pháp luật, văn
hóa, xã hội, bảo đảm môi trường hòa bình vì sự phát triển của khu vực và
hội nhập quốc tế2.
Theo đề nghị gần đây của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế
ASEAN-ISIS, một mạng lưới gồm 9 viện nghiên cứu cố vấn của các nước
trong Hiệp hội, Asean cần có một tòa án chung 3. Theo đó, tòa án này sẽ hoạt
động độc lập và đảm bảo đưa ra các giải pháp kịp thời cho những cuộc tranh
chấp giữa các nước trong khu vực, dựa trên các hiệp định kinh tế cũng như
những hiệp định khác của khối.
Đáp ứng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đang diễn ra
mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó vấn đề độc
lập tư pháp và bảo vệ triệt để các quyền tự do của cá nhân được đặc biệt coi
trọng. Các quốc gia trong khối Asean đều đang rất nỗ lực trong quá trình
thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, trong đó có nội dung xác định vai trò,
cơ cấu tổ chức của hệ thống tòa án, nhằm đảm bảo hiệu quả công tác bảo vệ
pháp luật thông qua hoạt động xét xử.
Trong phạm vi bài viết nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích vị
trí, vai trò của tòa án trong tổ chức bộ máy nhà nước của các nước Asean,
giới thiệu và phân tích những đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức hệ thống tòa
án của các nước thành viên phù hợp với nguyên tắc hiến định được quy định
trong hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia Asean. Quan điểm của tác giả cho

1
Giảng viên Luật hành chính và tố tụng hành chính, Khoa HC-NN, Đại học Luật Hà Nội
2
Xem Vai trò của Asean và lợi ích chung khu vực,
http://www.baomoi.com/Vai-tro-cua-Asean/122/63671.epi
3
Xem Asean cần có một tòa án chung, http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200616/145991/aspxng
rằng, mặc dù về cơ cấu tổ chức tòa án của các quốc gia có khác nhau, nhưng
với những nỗ lực cải cách phù hợp với mỗi một quốc gia, các quốc gia
Asean đều có chung mong muốn xây dựng một hệ thống tòa án mang tính
độc lập cao, đáp ứng với tiêu chí xây dựng Nhà nước pháp quyền mang tính
toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
1. Vị trí và vai trò của toà án trong tổ chức bộ máy nhà nước các nước
Asean
1.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân - vấn đề
mang tính thời đại và thời sự
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bằng việc khẳng định tại Điều
2 Hiến pháp 1992, chủ trương này đã dần dần đi vào cuộc sống. Đây là một
văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, chi phối các quá trình xã hội và có ý
nghĩa như một điều kiện tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện quyền lực
Nhà nước cũng như việc xây dựng và thực hiện pháp luật trong đời sống xã
hội
GS.TSKH Đào Trí Úc cùng các tác giả trong cuốn sách: “Mô hình tổ
chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” (2007) đã
tổng kết sáu đặc trưng hay yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam bao gồm: (1) Nhà nước của dân, do dân và vì dân; (2) Mọi tổ chức
và cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và Pháp luật; (3) Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bảo đảm tính
tối cao của luật pháp trong xã hội; (4) Nhà nước tôn trọng và bảo vệ triệt để
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm mối quan hệ
thực sự dân chủ giữa Nhà nước và công dân; (5) Nhà nước được xây dựng
trên nguyên tắc thống nhất quyền lực Nhà nước nhưng có sự tách biệt rõ
ràng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; (6) Nhà nước đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản4.
Tác giả bài viết không tranh luận về tầm quan trọng, nội dung hay yêu cầu
cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Với việc trích dẫn trên,
tác giả muốn nhấn mạnh, để thỏa mãn các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
4
Xem Đào Trí Úc chủ biên, Mô hình tổ chức và hoạt động của NNPQXHCN Việt Nam, tr.229-311 (2007)
quyền XHCN theo các tiêu chí nêu trên, yêu cầu hoàn thiện vị trí, vai trò và
cơ cấu tổ chức của hệ thống tòa án, đặc biệt là việc đảm bảo nguyên tắc độc
lập tư pháp là tối cần thiết. Đó thực sự là vấn đề mang tính thời đại và luôn
mới, bởi vì một số lý do sau đây:
(1)Một là, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không
thể đặt ngoài yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền diễn ra mạnh
mẽ trên quy mô toàn cầu từ cuối thế kỷ XX cho đến nay;
(2)Hai là, trong bối cảnh các nước Asean có nhiều biến động về chính trị,
kinh tế, xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ cùng
với những thay đổi tích cực và tiêu cực, trong đó đặc biệt là tỷ lệ tội phạm
gia tăng cùng với những nguy cơ xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức và cá nhân ngày càng tăng cao, cần phải có một cơ chế bảo vệ
pháp luật - hệ thống tòa án - đủ mạnh và đầy quyền uy;
(3) Ba là, hoạt động của cơ quan công quyền nói chung và hoạt động
quản lý hành chính nhà nước riêng diễn ra hàng ngày hàng giờ, luôn tiềm ẩn
nguy cơ có thể xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ
chức bất kỳ lúc nào, dù có thể là vô tình hay cố ý. Nói như học giả Mark
Aronson trong cuốn sách: “Tài phán hành chính - Giới hạn tính hợp pháp
của quyền lực công”(2000), giám sát hoạt động quản lý hành chính thông
qua cơ chế tài phán, hay hoạt động xét xử cùa tòa án là vấn đề cấp thiết,
nhằm đặt quyền lực hành chính luôn ở trong khuôn khổ pháp lý và nhằm
ngăn ngừa cỗ máy hành chính quyền uy chạy một cách vô tổ chức5.
Dưới góc độ nghiên cứu về tầm quan trọng của nguyên tắc độc lập tư
pháp - được xem là một nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền,
cũng như vai trò của hệ thống tòa án trong công tác bảo vệ pháp luật, bảo vệ
triệt để các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, tác giả bài
viết có một vài bình luận về yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam như sau:
Trước hết, tác giả cho rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam phải tiếp cận với lý luận về Nhà nước pháp quyền trên thế
5
Mark Aronson & Bruce Dyer, Tài phán hành chính – Giới hạn tính hợp pháp của quyền lực công,
tr.2(2000)
giới, đồng thời vẫn giữ được những đặc trưng của Á Đông và phù hợp với
thực tiễn cách mạng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Thứ hai, tác giả ủng hộ quan điểm của David Trubek trong bài viết:
“Nhà nước pháp quyền trong trợ giúp phát triển” xuất bản tại Đại học
Nagoya (2005) cho rằng: trong việc giới thiệu và truyền bá những nội dung
của Nhà nước pháp quyền trong kỷ nguyên Luật Mới và Phát triển hiện nay
(New Law and Development), để tránh thất bại của Phong trào Luật và Phát
triển trước đây (Law and Development Movement, 1960s-1970s), cần phải
tiếp cận thể chế không chính thức của Nhà nước pháp quyền, và tránh ý
tưởng một mô hình có thể phù hợp với tất cả6.
Lý luận về thể chế chính thức và không chính thức (Formal and
Informal Institution) được khởi nguồn từ học giả North Douglas, trong đó
ông có đề cập đến tầm quan trọng của sự thay đổi thể chế ngoài yếu tố chính
thức như hiến pháp, luật pháp nhà nước, quyền lực nhà nước, các nguyên tắc
kinh tế, hợp đồng, còn có các yếu tố không chính thức khác như quy ước xã
hội, đạo đức, tâm lý, hương ước, truyền thống7…
Ủng hộ quan điểm nên tiếp cận thể chế không chính thức của Nhà
nước pháp quyền, tác giả viện dẫn lý luận và mô hình về sự thay đổi thể chế
của học giả Nhật Bản Masahiko Aoki trong cuốn sáchnổi tiếng “Phân tích
thể chế so sánh (Toward a comparative institutional analysis)”. Theo ông,
để ngăn ngừa những khủng hoảng và cú sốc thay đổi đột ngột, các yếu tố
trong thể chế cũ cần được thay đổi từ từ và phù hợp với những yếu tố mới8.
Việt Nam nên thận trọng trong việc du nhập thể chế Nhà nước pháp
quyền hiện nay. Là một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế
với nhiều biến động, Việt Nam không nên tiếp nhận tất cả các yếu tố của
Nhà nước pháp quyền (thể chế chính thức), sao chép hoàn toàn mô hình Nhà
nước pháp quyền, hệ thống tòa án cũng như cơ chế tài phán nhằm giám sát
quyền lực công giống như các nước phương Tây, vì Việt Nam sở hữu những
yếu tố mang tính đặc thù, và trong điều kiện chưa chín muồi, trong khi các
6
Xem David Trubek, Nhà nước pháp quyền trong trợ giúp phát triển: Quá khứ, hiện tại và tương lai , trích
trong Vai trò của pháp luật trong sự phát triển (The Role of Law in the Development), tr. 15 (2005)
7
North Douglas, Thể chế, sự thay đổi thể chế và vận hành kinh tế (Institution, Institutional Change and
Economic Performance), tr.14 (1990)
8
Aoki Masahiko, Toward A Comparative Institutional Analysis, tr.250-253 (2001)
nước phương Tây đã trải qua hàng trăm năm kinh nghiệm. Tiếp nhận thể chế
không chính thức của Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, bổ sung những yếu
tố mới bên cạnh những yếu tố đang tồn tại, những yếu tố này có thể duy trì
nhưng dần dần hòa hợp với những yếu tố mới du nhập.Trong trường hợp
những yếu tố cũ có thể tương phản với yếu tố cốt lõi của Nhà nước pháp
quyền nhưng không làm phương hại đến trật tự xã hội và xâm hại quyền cá
nhân, nó có thể được chỉnh lý một cách từ từ và thận trọng.
1.2. Vị trí, vai trò của tòa án trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền và cải cách tư pháp
Vị trí và vai trò của Toà án biểu hiện qua vị trí, chức năng và thẩm
quyền của Toà án được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001),
Luật tổ chức Toà án nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân
sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác.
Theo quy định của những văn bản pháp luật nêu trên, Toà án là cơ
quan xét xử duy nhất của nước CHXHCN Việt Nam, chức năng xét xử của
Toà án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất. Điều 127 Hiến pháp 1992
quy định Toà án nhân dân tối cao, các Toà án Nhân dân địa phương, các Toà
án Quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của
Nước CHXHCN Việt Nam. Điều 1 Luật tổ chức Toà án Nhân dân quy định
Toà án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp
luật.Chỉ có Toà án mới có quyền nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam
tuyên bố một người có tội hay vô tội.
Toà án có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan trung tâm
trong hệ thống các cơ quan tư pháp vì những lý do sau đây:
Một là, khi nói đến quyền tư pháp là phải nói đến Toà án, Toà án là
nơi biểu hiện một cách mạnh mẽ nhất, tập trung và rõ ràng nhất quyền lực tư
pháp thông qua hoạt động xét xử.
Hai là, Toà án là cơ quan xét xử duy nhất của Nước CHXHCN Việt
Nam, chỉ có Toà án mới có quyền tuyên bố một người có tội hoặc vô tội và
áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp khác đối với họ. Ngoài chức
năng xét xử, Toà án còn có nhiệm vụ đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế
XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và mọi cá
nhân.
Ba là, Toà án xét xử theo chế độ hai cấp, xét xử sơ thẩm và xét xử
phúc thẩm. Ngoài ra, Toà án còn thực hiện chức năng giám đốc thẩm, tái
thẩm các bản án hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm đã
có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sự vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ
tục tố tụng...hoặc phát hiện có những tình tiết mới làm thay đổi bản chất của
vụ án...để đảm bảo hoạt động xét xử của Toà án là phải đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, tránh oan sai xảy ra.
Bốn là, Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử,
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Không
một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp, tác động, làm ảnh
hưởng đến tính độc lập xét xử của Toà án. Phán quyết của Toà án là nhân
danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bản án, quyết định
của Toà án có tính cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất để đảm bảo hiệu
lực thi hành.
Năm là, trong tố tụng hình sự, mọi hoạt động điều tra, truy tố đều
phục vụ cho quá trình xét xử, phục vụ cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội. Bản án, quyết định của Toà án làm cơ sở cho việc áp
dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Sáu là, sau khi ra quyết định thi hành bản án, Toà án còn có nhiệm vụ
phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, cơ quan Viện
kiểm sát để theo dõi, giám sát, giáo dục bị cáo được hưởng án treo, cải tạo
không giam giữ, xét giảm thời gian thử thách đối với những người bị phạt tù
nhưng cho hưởng án treo, công tác đặc xá.
Cuối cùng, trong các vụ án dân sự, hành chính, lao động, kinh tế, Toà
án có nhiệm vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân
khi có tranh chấp xảy ra, luôn cố gắng xây dựng mối đoàn kết trong nhân
dân qua việc xét xử, hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình,
hàn gắn và khôi phục lại một phần những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân,
giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Như vậy, Toà án có một vai trò, vị trí quan trọng trong Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam. Toà án là nơi thực hiện công lý và công bằng
xã hội thông qua chức năng xét xử. Toà án là nơi biểu hiện quyền lực Nhà
nước mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất, mọi phán quyết của Toà án có tính cưỡng
chế nghiêm khắc của Nhà nước.
Điều 136 Hiến pháp 1992 quy định: Các bản án và quyết định của Toà
án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân
tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Nhà nước đã tạo ra một hệ thống thiết chế, chế tài hỗ trợ cho bản án, quyết
định được thực hiện trong thực tế cuộc sống, đặc biệt trong Bộ luật hình sự
Việt nam hiện hành quy định ba tội phạm liên quan đến những phán quyết
của Toà án,9 đó là tội “không chấp hành án” , tội “ không thi hành án”, và tội
“cản trở việc thi hành án”.
Toà án là nơi thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật có hiệu quả nhất, bằng việc đưa lên phương tiện thông tin đại
chúng các phiên toà xét xử, tổ chức xét xử lưu động ngoài tác dụng răn đe,
giáo dục, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, còn có tác dụng tuyên
truyền, giới thiệu, giải thích cho quần chúng nhân dân về pháp luật.
Qua nghiên cứu lý luận về Nhà nước pháp quyền, nghiên cứu các quy
định của pháp luật về thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của Toà án thì
Toà án không chỉ là một cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn chính là cơ quan
trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp của Nhà nước pháp quyền
XHCN. Tòa án điều hoà, chi phối các quá trình xã hội và các quan hệ xã hội,
giữa các cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước, nhân viên
Nhà nước với công dân và giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội.
Vai trò quan trọng của hệ thống tòa án và vấn đề cải cách hệ thống tòa
án nhân dân nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan không chỉ được nhấn
mạnh trong nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở
9
Điều 304, 305, 306. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999
Việt Nam mà còn được ghi nhận trong các nội dung về cải cách pháp luật và
cải cách tư pháp diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia Asean trong hơn một thập
kỷ qua. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu “Xác định rõ chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp.
Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân
dân”. Phần tiếp theo, tác giả tập trung giới thiệu và phân tích cơ cấu tổ chức
hệ thống tòa án các nước Asean, trong đó có Việt Nam, nhằm khẳng định
tầm quan trọng của vấn đề cải cách hệ thống cơ quan xét xử trong bối cảnh
toàn cầu hóa, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trong
tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Asean. Mặc dù có
những đặc điểm riêng biệt trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu, tổ chức
của tòa án ở mỗi một quốc gia, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc độc lập của
tòa án, những thuộc tính bản chất của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân và thực sự dân chủ.
2. Cơ cấu tổ chức hệ thống toà án ở các nước Asean
2.1. Một vài đặc điểm về cơ cấu, tổ chức hệ thống tòa án ở các nước
Asean
Nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức hệ thống tòa án ở các nước Asean, một
số đặc điểm nổi bật có thể nhận thấy như sau:
Một là, nguyên tắc độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền hay
nguyên tắc xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán là một
nguyên tắc hiến định, được quy định trong Hiến pháp của hầu hết các nước
Asean. Quyền tư pháp được tập trung trong tay của tòa án khi phán xét tất cả
các vụ việc phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, và đó là quyền
phán quyết cuối cùng, đảm bảo tính khách quan, công minh của hệ thống cơ
quan bảo vệ pháp luật. Một số quốc gia Asean như Việt Nam, Lào, quyền tư
pháp còn thuộc về hệ thống cơ quan Viện kiểm sát, vừa có chức năng công
tố, vừa có chức năng kiểm sát tư pháp và bảo vệ việc thực thi pháp luật.
Hai là, xuất phát từ bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội
khác nhau và phát triển đa dạng của các quốc gia Asean nên cơ cấu, tổ chức
của hệ thống tòa án có những sự khác biệt nhất định và phát triển theo những
chiều hướng khác nhau. Ở các nước Asean, hệ thống pháp luật nói chung và
hệ thống tòa án nói riêng phát triển hỗn hợp theo các hệ thống luật điển hình
trên thế giới, như các nước phát triển theo hệ thống luật châu Âu lục địa
(Indonexia, Thái Lan), các nước phát triển theo hệ thống luật chung Anh -
Mỹ (Singapore, Malayxia, Brunei), các nước phát triển theo hệ thống luật
XHCN (Việt Nam, Lào), các nước phát triển hỗn hợp và chuyển đổi trong
quá trình cải cách lập pháp và tư pháp diễn ra ở mỗi nước (Campuchia trước
đây thuộc hệ thống luật XHCN nay có sự phát triển hỗn hợp giữa luật Anh -
Mỹ và luật châu Âu lục địa; Myama có giai đoạn phát triển theo luật XHCN
nay phát triển theo hướng luật Anh - Mỹ xuất phát từ lịch sử hơn 100 năm là
thuộc địa của Anh).
Ba là, hệ thống tòa án của các nước Asean đều có xu hướng phát triển
tiến bộ, phù hợp với các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, độc lập tư pháp
nên có sự ra đời của các tòa án hiến pháp gần đây như Thái Lan, Indonexia,
Singapore. Một số nước có các tòa hành chính độc lập hay các phân tòa hành
chính như Indonexia, Thái Lan, Việt Nam. Đặc biệt, để phù hợp với các yêu
cầu của tổ chức WTO và việc đa dạng hóa các kênh giải quyết khiếu nại và
kiện tụng cho các tổ chức, cá nhân, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân nước
ngoài, một số nước thành lập các tòa án chuyên trách như tòa án giải quyết
các tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tòa án
quyền con người như ở Indonexia, Singapore. Một số nước xuất hiện các mô
hình cơ quan tài phán hành chính độc lập nửa tư pháp như cơ quan giải
quyết tranh chấp về thuế, đất đai, thương mại …như ở Singapore, Malayxia.
Bốn là, do ảnh hưởng của dân số của đạo Hồi chiếm khá đông trong
các nước Asean, các quốc gia đạo Hồi này ngoài hệ thống tòa án mang tính
Nhà nước còn có các tòa án tôn giáo như tòa án Syariah ở Singapore,
Brunei, Malayxia, tòa án Shari’a ở Philippines, các tòa án tôn giáo
Pengadilan Agama ở Indonexia.
Cuối cùng, để đảm bảo tính độc lậptrong xét xử của tòa án, các nước
hầu như đều quy định về các điều kiện chặt chẽ để bổ nhiệm thẩm phán như
kinh nghiệm công tác, tuổi đời, năng lực chuyên môn. Nhiều quốc gia đảm
bảo cuộc sống sung túc cho thẩm phán và đảm bảo cơ chế bổ nhiệm suốt đời
cho thẩm phán để họ yên tâm làm việc và công hiến cho sự nghiệp bảo vệ
công lý.
2.2. Cơ cấu, tổ chức của hệ thống tòa án các nước Asean
2.2.1. Hệ thống tòa án của Vương quốc Thái Lan
Điều 198 Hiến pháp hiện hành của Vương quốc Thái Lan năm 2007
quy định: Tất cả các tòa án đều chỉ có thể thành lập bởi các đạo luật. Việc
thành lập tòa án mới để xét xử bất kỳ vụ việc nào hay vụ việc thuộc bất kỳ
loại cáo buộc nào nhằm thay thế tòa án đã tồn tại theo luật và có thẩm quyền
đối với vụ việc đó đều không được phép.
Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, hệ thống tòa án của Thái Lan
gồm có 4 loại tòa án: tòa án hiến pháp, tòa án hành chính, tòa án tư pháp và
tòa án quân sự.
Tòa án hiến pháp được thành lập từ năm 1997, được xem là thành
công của Vương quốc Thái Lan, một quốc gia theo hệ thống pháp luật dân
sự, đề cao vai trò của luật công và giải quyết triệt để các vấn đề xung đột có
liên quan đến Hiến pháp. Tòa án hiến pháp gồm có một Chánh án và tám
thẩm phán do Nhà Vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thượng nghị viện. Chánh
án và thẩm phán tòa án hiến pháp không được là quan chức chính phủ, các
quan chức hoặc nhân viên của cơ quan nhà nước hay chính quyền địa
phương, giám đốc hay bất kỳ giữ một chức vụ nào trong doanh nghiệp nhà
nước, công ty kinh doanh hay tham gia vào các nghề nghiệp độc lập 10.
Nhiệm kỳ của Chánh án và thẩm phán tòa án hiến pháp là 9 năm kể từ ngày
Nhà Vua bổ nhiệm và chỉ được giữ một nhiệm kỳ. Độ tuổi của Chánh án và
thẩm phán tòa án hiến pháp ít nhất là 40 tuổi và thôi giữ chức vụ khi 70
tuổi11. Để tiến hành phiên xử và ra một phán quyết, phải có ít nhất 5 thẩm
phán của tòa án hiến pháp. Phán quyết của tòa án và các ý kiến đưa ra trong
phán quyết phải được công bố trên Công báo của Chính phủ. Phán quyết của
tòa án hiến pháp được coi là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với
Quốc hội, Hội đồng bộ trưởng, các tòa án và các cơ quan nhà nước khác.
Thủ tục tố tụng tại tòa án hiến pháp được quy định tại Luật cơ bản về thủ tục
10
Xem điều 207, Hiến pháp Thái Lan 2007
11
Điều 205 và 209, Hiến pháp Thái Lan 2007
tố tụng của tòa án hiến pháp. Tòa án hiến pháp có bộ máy thư ký độc lập với
Tổng thư ký văn phòng do Chánh án tòa án đề cử với sự chấp thuận của các
thẩm phán theo quy định của luật.
Tòa án hành chính được thành lập năm 1997 có nhiệm vụ giải quyết
các tranh chấp hành chính có liên quan đến công quyền và công dân, bao
gồm các tòa án hành chính sơ thẩm đặt tại các địa phương và tòa án hành
chính tối cao. Điều 223 Hiến pháp cũng quy định tòa án hành chính phúc
thẩm có thể được thành lập. Điều này cũng quy định cụ thể quyền hạn của
tòa án hành chính như “có thẩm quyền xét xử các vụ việc tranh chấp giữa
một bên là cơ quan của chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức
chính quyền địa phương, thiết chế hiến pháp hay quan chức nhà nước với
bên kia là cá nhân, phát sinh từ việc thực hiện quyền lực quản lý hành chính
của nhà nước theo quy định của pháp luật, hoặc phát sinh từ việc thực hiện
hành vi hành chính”. Tòa án hành chính sẽ không giải quyết các vụ việc liên
quan tới quyết định của thiết chế hiến pháp đưa ra xuất phát từ việc trực tiếp
thực hiện quyền hạn của thiết chế đó theo quy định của Hiến pháp. Việc bổ
nhiệm Chánh án tòa án hành chính sau khi được Ủy ban tư pháp các tòa
hành chính và Thượng nghị viện phê chuẩn phải được Thủ tướng Chính phủ
trình lên Nhà vua ra quyết định bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm thẩm phán tòa
hành chính cũng phải được Nhà vua ra quyết định với sự đồng thuận của Ủy
ban tư pháp các tòa án hành chínhh của pháp luật. Ủy ban này bao gồm:
Chánh án tòa án hành chính tối cao làm Chủ tịch, 9 thành viên được tuyển
chọn từ các thẩm phán hành chính và 2 thành viên có trình độ do Thượng
nghị viện bầu và 1 thành viên có trình độ do Hội đồng bộ trưởng cử. Các tòa
án hành chính có bộ máy thư ký độc lập với Tổng thư ký văn phòng và chịu
trách nhiệm trực tiếp với Chánh án tòa án hành chính tối cao.
Tòa án tư pháp được thành lập đầu tiên từ năm 1882 dưới thời trị vì
của Nhà vua Rama V12. Tòa án tư pháp có thẩm quyền xét xử bất kỳ vụ việc
nào trừ các vụ việc thuộc thẩm quyền của các tòa án khác. Tòa án tư pháp
được tổ chức ở ba cấp, bao gồm các tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm và tòa
án tư pháp tối cao.

12
XemThe Judiciary of Thailand, http://www.coj.go.th/eng/thejudiciary.htm#t2
Ở các tòa sơ thẩm (the court of first instance) bao gồm 3 phân tòa sau:
Tòa án xét xử chung (general courts) bao gồm 2 nhóm, một nhóm
được đặt ở thủ đô Bangkok bao gồm các tòa dân sự, hình sự, các tòa cấp tỉnh
và thành phố (Kwaeng courts), nhóm còn lại được đặt ở các vùng của Thái
Lan, được phân chia theo thẩm quyền tòa cấp tỉnh và quận huyện. Các tòa
cấp quận huyện thường xét xử các vụ án dân sự với mức tiền không vượt
quá 300.000 Baht, vụ án hình sự với mức phạt tù tuyên dưới 3 năm và mức
phạt tiền dưới 60.000 Baht.
Tòa án gia đình và vị thành niên có thẩm quyền xét xử bất kỳ vụ án
hình sự nào có liên quan đến trẻ vị thành niên (từ 7 đền 14 tuổi và từ 15 đến
dưới 18 tuổi), và bất kỳ tranh chấp dân sự nào theo quy định của Bộ luật dân
sự và thương mại có liên quan đến trẻ vị thành niên. Trẻ em dưới 7 tuổi
không bị áp dụng hình phạt và dưới 14 tuổi không bị áp dụng hình phạt tù.
Tham gia phiên tòa phải có 2 thẩm phán chuyên nghiệp và 2 hội thẩm, trong
đó ít nhất phải có một phụ nữ.
Các tòa án đặc biệt khác, bao gồm tòa án lao động, tòa án phá sản
(thành lập năm 1999), tòa án thương mại và sở hữu trí tuệ (thành lập năm
1997), tòa án về thuế và lệ phí (thành lập năm 1996). Tòa án lao động là tòa
án duy nhất có các chi nhánh đặt tại các tỉnh của Thái Lan, còn lại tập trung
chủ yếu ở thủ đô Bangkok. Các vụ án từ các tòa sơ thẩm có thể đề nghị xét
xử phúc thẩm trực tiếp lên tòa án tối cao mà không cần qua các tòa án phúc
thẩm.
Tòa án phúc thẩm (the courts of appeal) với số lượng là 10 trên toàn
lãnh thổ của Thái Lan, trong đó có 1 Tòa án phúc thẩm Bangkok và 9 tòa án
ở các khu vực quan trọng chuyên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm từ các vụ
án được giải quyết bởi các tòa án sơ thẩm. Việc xét xử phúc thẩm phải có
mặt ít nhất là 3 thẩm phán13.
Tòa án tư pháp tối cao (Dika) có thẩm quyền xét xử các vụ việc theo
quy định của Hiến pháp hay luật được gửi trực tiếp lên tòa án tư pháp tối cao
và các vụ việc kháng cáo đối với các phán quyết hay lệnh của các tòa án sơ
thẩm hay tòa án phúc thẩm theo quy định của luật. Tòa án tối cao có quyền
13
Xem Courts ịn Thailand, http://www.thailawonline.com/en/others/ressources/courts-in-thailand.html
từ chối thụ lý vụ án theo quy định do hội nghị toàn thể của tòa án tư pháp tối
cao đặt ra nếu cho rằng vấn đề pháp luật và lý lẽ trình bày trong kháng cáo
không đủ quan trọng để xem xét14. Tòa án tối cao có khoảng 60-70 thẩm
phán, bao gồm 17 bộ phận, mỗi bộ phận có khoảng 3 đến 4 thẩm phán. Việc
xét xử các vụ việc quan trọng phải có ít nhất một nửa số thẩm phán tham dự.
Việc bổ nhiệm và cách chức đối với thẩm phán tòa án tư pháp phải được sự
phê chuẩn của Ủy ban tư pháp của các tòa án tư pháp trước khi được đưa lên
Nhà vua quyết định. Các tòa án tư pháp có bộ máy thư ký độc lập với Tổng
thư ký văn phòng và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chánh án tòa án tư
pháp tối cao.
Tòa án quân sựcũngđược ra đời cùng với các tòa án tư pháp, có thẩm
quyền xét xử các vụ phạm tội của những người thuộc thẩm quyền xét xử của
các tòa án quân sự và các loại vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm và cách chức các thẩm phán quân sự được thực hiện theo quy
định của luật riêng.
2.2.2. Hệ thống tòa án của Cộng hòa Philippines
Điều 8 về cơ quan tư pháp của Hiến pháp Cộng hòa Philippines năm
1997 quy định: Quyền tư pháp được trao cho Tòa án tối cao và các tòa án
cấp dưới được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo Luật tổ chức tư pháp (The Judiciary Reorganization Act) của
Philippines năm 1980 (có hiệu lực ngày 18/01/1983), hệ thống toà án của
Philippines bao gồm15:
Các tòa án cấp dưới (tòa án sơ thẩm)
Mỗi một quận huyện của Philippines đều có một toà án cấp cơ sở
chuyên xét xử sơ thẩm các vụ án tư pháp có tên gọi Municipal Trial Court.
Tuy nhiên, có một số quận, huyện được tổ chức chung một toà án có tên gọi
là Municipal Circuit Trial Court. Các toà án ở khu vực thành phố và ở thủ đô
Manila có sự khác biệt nhất định với các toà án ở các quận, huyện nêu trên
và có tên gọi là Metropolitan Trial Court.

14
Điều 219 Hiến pháp Vương quốc Thái Lan 2007
15
Xem Background of Philippines Judiciary System,
http://www.chanrobles.com/courtsinthephilippines.htm
Các toà án khu vực (Regional Trial Courts) được chia thành 13 tòa án,
bao gồm 12 khu vực và 1 khu vực trung tâm thủ đô quốc gia (National
Capital Region).
Toà án Shari’a tương đương với toà án khu vực được thành lập ở một
số tỉnh đặc biệt như Mindanao nơi mà đạo luật hồi giáo (Muslim Code) có
hiệu lực. Toà án cấp dưới Shari’a cũng bao gồm các toà án liên kết một vài
quận, huyện chuyên xét sử sơ thẩm có tên gọi là Shari’a Circuit Courts. Hiện
nay, có 51 toà án cơ sở Shari’s và 5 tòa án vùng Shari’a.
Toà án đặc biệt bao gồm:
Toà án Sandiganbayan bao gồm 1 Chánh án và 8 thẩm phán có thẩm
quyền xét xử các vụ việc có liên quan đến tham nhũng, lạm quyền, vi phạm
lợi ích chung của cộng đồng, các tội phạm có liên quan đến quan chức chính
phủ, công chức khi đang thi hành công vụ.
Toà án xét xử về thuế bao gồm 1 Chánh án và 2 thẩm phán chuyên
giải quyết các vụ án có liên quan đến thẩm quyền của cơ quan hải quan và
cơ quan thuế, các vi phạm trong lĩnh vực thuế và hải quan.
Toà án phúc thẩm bao gồm 1 Chánh án và 68 thẩm phán chuyên giải
quyết các vụ án có yêu cầu xem xét lại từ các toà án khu vực và từ các cơ
quan, hay hội đồng có thẩm quyền giải quyết mang tính chất nửa tư pháp
(quasi-judicial agencies, commissions).
Toà án tối caolà toà án có thẩm quyền cao nhất ở Philippines bao gồm
1 Chánh án và 14 thẩm phán. Toà án tối cao có thể giải quyết các vụ việc với
đầy đủ các thành viên hoặc trên cơ sở quyền tự quyết định của mình xét xử
các vụ việc bởi một phân toà gồm ba, năm hoặc bảy thẩm phán. Tất cả các
vụ việc liên quan đến tính hợp hiến của điều ước, thoả thuận quốc tế hay luật
đều do toà án tối cao xét xử với sự có mặt đầy đủ của tất cả các thành viên.
Thẩm phán toà án tối cao và thẩm phán của các toà án cấp dưới do
Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách của ít nhất 3 ứng viên do Hội đồng tư
pháp và luật sư chuẩn bị cho mỗi vị trí cần bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm trên
không cần thiết phải có sự phê chuẩn. Thẩm phán của toà án tối cao phải có
tuổi đời ít nhất là 40 tuổi, có quốc tịch Philippines và có 10 năm kinh
nghiệm là thẩm phán của các toà án cấp dưới hoặc tham gia hành nghề luật
sư. Tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán toà án cấp dưới trong vòng 90 ngày
kể từ ngày trình danh sách ứng viên. Các thẩm phán của Philippines được
đảm bảo về lương trong suốt thời gian đương nhiệm, có tư cách đạo đức tốt
và làm việc đến khi 70 tuổi hoặc khi họ không có khả năng thực hiện nhiệm
vụ được giao16.
2.2.3. Hệ thống tòa án của Vương quốc Campuchia
Theo hiệp định UNTAC 1992 (United Nations Transitional Authority
in Cambodia), hệ thống toà án của Vương quốc Campuchia đã hoàn toàn
thay đổi, đặc biệt là hệ thống toà án phúc thẩm được thành lập đã tạo ra hệ
thống toà án ba cấp. Điều 128 Hiến pháp Vương quốc Campuchia năm 1993
quy định: Quyền xứt xử tư pháp thuộc về toà án tối cao và các toà án cấp
dưới, bao gồm cả các toà xét xử hành chính. Theo quy định của Luật tổ chức
và hoạt động của toà án xét xử (Law on the organization and activities of the
adjudicate courts) có hiệu lực ngày 25/01/1993, cơ cấu tổ chức của hệ thống
tòa án Vương quốc Campuchia được phân định như sau:
Toà án cấp sơ thẩm (Courts of First Instance)
Toà án cấp sơ thẩm bao gồm các toà án cấp quận, huyện hay toà án
cấp tỉnh, bao gồm 2 bộ phận là toà án dân sự và toà án hình sự. Ở các toà án
cấp dưới như quận, huyện thì sự phân định này không có giữa các bộ phận
chuyên giải quyết vụ án hình sự hay dân sự, thay vào đó các thẩm phán
thường có thẩm quyền giải quyết chung. Toà án sơ thẩm có thể giải quyết vụ
việc bởi một thẩm phán theo nguyên tắc thẩm quyền quyết định đơn phương
của thẩm phán (the single judge).
Toà án quân sự (Military court) được đặt ở thủ đô Phnom Penh cũng
có thẩm quyền xét sử sơ thẩm đối với các vụ việc có liên quan đến quân đội.
Campuchia cũng đang có xu hướng thành lập các toà sơ thẩm chuyên
trách giải quyết các vụ án có liên quan trong các lĩnh vực mang tính đặc thù
như toà hành chính, toà lao động, toà thương mại và toà án gia đình.
Toà án cấp phúc thẩm (The Appellate Court)
16
Xem khoản 4, 7, 9 điều 8 Hiến pháp Cộng hoà Philippines 1997
Toà án phúc thẩm được đặt tại thủ đô Phnom Penh có thẩm quyền xét
xử trên toàn lãnh thổ Campuchia đối với các vụ việc được đưa lên bởi các
toà án cấp quân, huyện, thành phố, và toà án quân sự. Toà án cấp phúc thẩm
được giải quyết với sự có mặt của 3 thẩm phán.
Toà án tối cao (The Supreme Court)
Toà án tối cao có trụ sở tại thủ đô Phnom Penh, là toà án có thẩm
quyền xét xử cao nhất trên toàn bộ lãnh thổ Campuchia, chuyên giải quyết
các vụ việc được đưa lên từ toà án cấp phúc thẩm. Kể từ năm 1994, toà án
tối cao xét xử các vụ việc được đưa lên từ toà án phúc thẩm với sự có mặt
của 5 thẩm phán khi xem xét các vấn đề có sai sót trong luật (question of
law), và với sự có mặt của 9 thẩm phán khi xem xét các vấn đề liên quan đến
luật và thực tiễn áp dụng luật (both question of fact and law)17.
Toà án tối cao cũng được chia thành 2 bộ phận, đó là toà chuyên giải
quyết các vụ việc dân sự và xã hội và toà chuyên giải quyết các vụ án hình
sự. Toà án tối cao của Campuchia cũng không có thẩm quyền phán quyết
các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Nghị viện hay các cơ
quan có thẩm quyền khác. Toà án tối cao của Campuchia cũng có nhiệm vụ
hướng dẫn xét xử cho toà án cấp dưới, đặc biệt là việc xuất bản các bản án
mẫu có thể được sử dụng cho các toà án cấp dưới tham khảo khi xem xét các
vụ việc tương tự.
Chánh án toà án tối cao được bổ nhiệm bởi Nhà vua sau khi Quốc hội
phê chuẩn. Các thẩm phán được bổ nhiệm bởi Nhà vua trên cơ sở danh sách
được đề nghị bởi Hội đồng tư pháp tối cao (The Supreme Council of
Magistracy) do Chánh án toà án tối cao là Chủ tịch hội đồng. Thẩm phán ở
Campuchia được bổ nhiệm không thời hạn và được đảm bảo thu nhập ổn
định từ công việc xét xử mang tính độc lập và khách quan.
2.2.4. Hệ thống tòa án của Cộng hòa Indonexia
Điều 24 Hiến pháp của Cộng hoà Indonexia quy định: Quyền tư pháp
là độc lập, nhằm tổ chức hoạt động xét xử đảm bảo duy trì luật pháp và công
lý. Quyền tư pháp được thực hiện bởi toà án tối cao và các cơ quan xét xử

17
Xem The Judiciary System of Cambodia, www.khmerrough.com/pdf/...Eng/Part1-CriticalThinking.pdf
cấp dưới nhằm giải quyết các vụ án liên quan đến các lĩnh vực pháp luật
chung, tôn giáo, quân sự, hành chính nhà nước và bởi Toà án Hiến pháp18.
Theo Luật số 4 năm 2004, hệ thống toà án của Cộng hoà Indonexia
được quy định như sau:
Tòa án tối cao (Supreme Court, Mahkah Agung) là đỉnh chóp của
quyền lực tư pháp, là cơ quan xét xử cao nhất. Toà án tối cao có thẩm quyền
xét xử cao nhất đối với các vụ án phát sinh trong lĩnh vực hình sự, dân sự,
hướng dẫn xét xử các toà án cấp dưới, đồng thời giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền giữa các toà án. Trong toà án tối cao sẽ bao gồm các toà chuyên
trách giải quyết các lĩnh vực chuyên biệt, như toà án chung (General Court)
giải quyết các vụ án liên quan đến các vấn đề về thương mại và luật tư, toà
án tôn giáo (Religious Court) giải quyết các vấn đề liên quan đến gia đình,
thừa kế và các vấn đề khác phát sinh trong thế giới hồi giáo, toà án quân sự
giải quyết các vấn đề liên quan đến hình sự của các sĩ quan phục vụ trong
quân đội, toà án hành chính giải quyết cấc vấn đè liên quan đến lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước. Ngoài ra còn một số toà khác được thành lập
gần đây thuộc thẩm quyền của toà án tối cao như toà án quyền con nguời
(Human Rights Court), toà án thương mại, toà án thuế và toà án tham nhũng.
Toà án tối cao gồm có 51 thẩm phán, trong đó có 1 Chánh án, 1 Phó Chánh
án, 6 thẩm phán cao cấp và còn lại là những thẩm phán trung cấp và tập sự.
Toà án tối cao được chia thành 8 phân toà và phòng (Chambers), trong đó
đứng đầu bởi 1 thẩm phán cao cấp và 3 thẩm phán cấp dưới.
Toà án tối cao có thẩm quyền phá án (try cassation cases), kiểm tra sự
phù hợp của các quy định dưới luật so với luật, cũng như các thẩm quyền
khác do luật định. Các ứng cử viên của thẩm phán toà án tối cao do Uỷ ban
tư pháp đề xuất, Hội đồng đại diện nhân dân phê chuẩn và do Tổng thống là
nguời trực tiếp bổ nhiệm. Chánh án và Phó chánh án toà án tối cao được bầu
chọn trong số các thẩm phán toà án tối cao.
Toà án Hiến pháp (Constitutional Court) đượctách biệtvới Toà án tối
cao kể từ tháng 3 năm 2004, trên cơ sở của Luật số 24 năm 2003 về Toà án
Hiến pháp. Việc ra đời toà án Hiến pháp là kết quả vĩ đại của công cuộc sửa
18
Điều 24 khoản 1 và 2 Hiến pháp Cộng hoà Indonexia năm 1945, sửađổi lần thứ 4 (11/08/2002)
đổi Hiến pháp ngày 09/11/2001. Indonexia là nước thứ 78 trên thế giới đã
thành lập toà án Hiến pháp và là nuớc đầu tiên thành lập ngay đầu thế kỷ thứ
XXI.
Toà án Hiến pháp có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng đối với các
vụ việc sơ thẩm đồng thời chung thẩm liên quan đến việc kiểm tra sự phù
hợp của các luật với Hiến pháp, giải quyết các xung đột về thẩm quyền giữa
các cơ quan nhà nước, quyết định việc giải quyết các đảng phái chính trị và
giải quyết các tranh chấp liên quan đến kết quả của các cuộc tổng tuyển cử.
Toà án Hiến pháp bao gồm 9 thẩm phán do Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm
trên cơ sở sự đề cử của toà án tối cao với số lượng là 3, hội đồng đại diện
nhân dân với số lượng là 3 và 3 đề cử của chính Tổng thống. Chánh án và
Phó Chánh án toà án hiến pháp do các thẩm phán hiến pháp bầu chọn trong
số các thẩm phán hiến pháp19.
Toà án hành chính (State Adminỉtative Court) được thành lập năm
1986 theo luật số 5 và được sửa đổi theo luật số 9 năm 2004. Toà án hành
chính khác biệt so với toà án chung và toà án hiến pháp, chuyên giải quyết
tranh chấp giữa một bên là tổ chức và cá nhân công dân (penggugat) và bên
kia là cơ quan công quyền hay quan chức nhà nước (tergugat).
Toà án quyền con nguời (Human Right Court)được thành lập theo luật
số 39 năm 1999, chuyên giải quyết các vụ việc liên quan đến xâm phạm
quyền con nguời thuộc thẩm quyền xét xử chung của toà án và là một bộ
phận trong hệ thống toà án chung (General Court) trong toà án tối cao.
Toà án quân sựđược thành lập từ luật số 31 năm 1997 chuyên giải
quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động quân đội. Hệ thống toà án quân
đội bao gồm toà án quân đội sơ thẩm (Pengadilan Militer), toà án quân sự
phúc thẩm (Pengadilan Militer Tinggi) và toà án quân sự tối cao (Pengadilan
Militer Utama). Ngoài ra, còn có Toà án chiến tranh quân sự (Pengadilan
Militer Pertempuran).
Toà án tôn giáo (Religious Court, hay Pengadilan Agama)được thành
lập theo luật số 7 ngày 29/12/1989 được thành lập ở các khu vực quận,
19
Xem Judiciary System of Indonexia, Chapter III,
www.aseanlawassociation.org/papers/JudicialSystem.pdf
huyện, toà án tôn giáo phúc thẩm được đặt ở các trung tâm của mỗi tỉnh,
thành phố và cao nhất là một phân toà bộ phận nằm trong toà án tối cao.
Toà án trẻ em (Children Court)được thành lập theo luật số 3 năm
1997, nhằm đáp ứng công ước Quyền trẻ em mà Indonexia đã ký kết với tư
cách là thành viên. Trẻ em từ 8 đến 18 tuổi thực hiện một hành vi tội phạm
có thể được xét xử tại toà án này.
Toà án lao động (Labor Court)được thành lập tháng 12 năm 2003 và
bắt đầu giải quyết các tranh chấp lap động phát sinh theo quy định Luật số 4
năm 2004. Luật này bao gồm 9 chương, 126 điều khoản chính và 204 điều
bổ sung.
Toà án thuế (Tax Court)được thành lập theo luật số 14 năm 2000. Kể
từ luật sửa đổi số 9 năm 2004, toà án thuế sẽ là một bộ phận nằm trong toà
hành chính, và toà này cũng được coi là một bộ phận nằm trong toà án tối
cao.
Toà án thương mại (Commercial Court) được thành lập theo Nghị
định số 97 của Tổng thống năm 1999, được đặt tại các toà án quận huyện ở
thủ đô Jakarta và một số trung tâm thành phố khác như Bandung, Semarang,
Surabaya và Medan.
2.2.5. Hệ thống tòa án của Vương quốc Brunei
Hệ thống toà án của Vương quốc Brunei được du nhập và chịu ảnh
hưởng của hệ thống toà án Vương quốc Anh từ năm 1906 với sự ra đời của
đạo luật về toà án (The Courts Enactment 1906, sửa đổi năm 1908). Theo
điều 3 của đạo luật toà án năm 1908, để giải quyết các vụ án dân sự và hình
sự, 5 loại toà án sau đây được thành lập: Toà án của cư dân (Court of
Resident), Toà án sơ thẩm cấp 1 và cấp 2 (Court of Magistarte of the First
and Second Class), Toà án gốc tiểu bang (Court of Native Magistrate) và
Toà án Kadis (tòa án tôn giáo Islamic)20.
Hệ thống toà án hiện tại của Brunei được phân chia thành ba cấp, gồm
Toà án tối cao, toà án trung cấp và toà án cấp sơ thẩm được quy định trong
ba đạo luật riêng rẽ: Luật toà án tối cao (Supreme Court Act), Luật toà án
20
Xem Historical Overview ofBrunei Legal System, www.aseanlawassociation.org/legal-brunei.html
trung cấp (The Intermediate Court Act) và Luật toà án cấp sơ thẩm
(Subordinate Court Act) ban hành ngày 20/08/1996.
Toà án tối cao của Vương quốc Brunei (Brunei Darussalam Supreme
Court)là toà án có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống toà án của Brunei
được quy định riêng trong đạo luật về toà án tối cao. Thẩm quyền của toà án
tốí cao là xét xử ở cấp cuối cùng đối với các vụ án hình sự hay dân sự, được
giải quyết bởi toà án phúc thẩm (Court of Appeal) và toà án cấp cao (High
Court) nằm trong toà án tối cao. Toà án tối cao bao gồm Chánh án toà án
phúc thẩm, Chánh án, thẩm phán, hội đồng viên của toà án tối cao. Mỗi toà
phúc thẩm và toà án cấp cao đều bao gồm 1 Chánh án và 2 thẩm phán cao
cấp.
Toà án trung cấp (Intermediate Court)được quy định trong đạo luật
về toà án trung cấp, với sự tham gia chủ toạ của 1 thẩm phán cùng với các
thành viên hội đồng khác. Thẩm quyền của toà án trung cấp đôi khi trùng
với thẩm quyền của toà án cấp cao khi giải quyết các vụ án hình sự, nhưng
nếu khi tuyên mức phạt tù lớn hơn 20 năm phải chuyển cho toà án cấp cao
(High Court). Đối với vụ việc dân sự, tòa án trung cấp giải quyết các vụ việc
không vượt quá mức tiền bồi thường là 100.000 USD.
Toà án cấp sơ thẩm (Magistrate Court) được quy định trong
đạo luật riêng về toà án cấp sơ thẩm. Toà án sơ thẩm giải quyết những tranh
chấp dân sự với mức tiển bồi thường không vượt quá 30.000 USD, tuy nhiên
trong một số trường hợp được giải quyết bởi Chánh án toà án và các thẩm
phán cao cấp, giới hạn mức tiền bồi thường tranh chấp có thể lên đến 50.000
USD. Toà án cấp sơ thẩm cũng giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai,
bất động sản với tranh chấp về mức tiền thuê không vượt quá 500 USD mỗi
tháng. Các toà án sơ thẩm đều không có thẩm quyền xem xét bất kỳ đạo luật
hay văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành bởi Nhà vua (Sultan).
Xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự có thể được chuyển thẳng tới Toà án cao
cấp (High Court) nằm trong toà án tối cao.
Thẩm phán toà án tối cao, toà án cấp cao và toà án phúc thẩm đều
được Nhà vua bổ nhiệm với con dấu của Nhà nước. Để trở thành thẩm phán
toà án tối cao, ứng cử viên phải là các thẩm phán có kinh nghiêm ít nhất 7
năm giải quyết các vụ án cấp sơ thẩm và phúc thẩm ở các vùng trong cả
nước và trong Khối thịnh vượng Anh Commonwealth. Thẩm phán được bổ
nhiệm suốt đời và làm việc đến tuổi 65. Nhà vua sẽ bổ nhiệm thẩm phán dựa
trên danh sách ứng cử được đệ trình bởi Uỷ ban tư pháp của toà án tối cao.
Toà án Syariah (Syariah Court)là toà án tôn giáo Islamic của Vương
quốc Bruneibao gồm 3 cấp là toà án Syariah sơ thẩm, toà án Syariah phúc
thẩm và toà án Syariah cấp cao, được quy định về chức năng, nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức ở trong đạo luật toà án Syariah (ban hành năm 1965, sửa đổi
01/01/2000)21.
2.2.6. Hệ thống tòa án của Cộng hòa Myanmar
Hệ thống luật pháp của Cộng hoà Myanmar chịu ảnh hưởng của hệ
thống luật Anh - Mỹ với kết quả hơn 100 năm là thuộc địa của Anh. Sau khi
giành độc lập ngày 04/01/1948, Hiến pháp Burma 1948 tiếp tục chịu nhiều
ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh-Ấn (Indo-British Legal System) cho
tới Hiến pháp cách mạng năm 1974 chịu ảnh hưởng của hệ thống luật
XHCN.
Hệ thống lập pháp và tư pháp hiện tại được đánh dấu bắt đầu từ ngày
26/09/1988 với sự cải cách của Hội đồng lập pháp và tư pháp. Theo đạo luật
tư pháp của Cộng hoà Myanmar (The Judiciary Law) năm 1988, sửa đổi
năm 2000 và theo Hiến pháp hiện hành năm 2008, cơ cấu tổ chức toà án của
Myanmar bao gồm:
Toà án tối cao (The Supreme Court of the Union) được quy định tại
điều 295 của Hiến pháp là toà án có thẩm quyền cao nhất xem xét lại các vụ
việc khi có kháng cáo, kháng nghị. Toà án tối cao bao gồm 1 Chánh án, 1
Phó Chánh án và 8 thẩm phán. Toà án tối cao có trụ sở tại Yangon và
Mandalay, trong trường hợp cần thiết toà án tối cao có thể mở phiên toà ở
bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Myanmar. Theo điều 296 Hiến pháp Burma
2008, toà án tối cao có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ việc có liên quan
đến writ of habeas corpus, mandamus, prohibition, quo warranto và
certiorari22.
21
Xem Laws of Brunei, Syariah Court, CAP 184 (2000)
22
XemBurma Constitution 2008, Điều 295, 296
Toà án cấp cao khu vực (High Courts of the Region) và Toà án cấp
cao của Nhà nước (High Court of the State)là các toà án có thẩm quyền xét
xử phúc thẩm các vụ án được đưa lên bởi các toà án quận, huyện, thị trấn và
toà án khu vực, được quy định tại các điều 306, 307 của Hiến pháp Burma
2008. Các toà án này bao gồm 1 Chánh án và tối thiểu là 3 và tối đa là 7
thẩm phán được bổ nhiệm bởi Chánh án toà án tối cao.
Toà án quân sự (Martical Court)là hệ thống toà án chuyên giải quyết
các vụ việc liên quan đến lực lượng quân đội, được quy định tại điều 319
của Hiến pháp và Luật về toà án quân sự ban hành ngày 04/08/1988.
Toà án Hiến pháp (Constitutional Tribunal of the Union) là toà án
mới được thành lập theo Hiến pháp Burma năm 2008. Theo điều 321 và 322,
Toà án Hiến pháp có thẩm quyền xem xét tất cả các đạo luật và các văn bản
quy phạm pháp luật ban hành bởi Hội đồng lập pháp trung ương, khu vực,
nguời đứng đầu các cơ quan quản lý hành chính vùng, khu vực, địa phương
xem có phù hợp với Hiến pháp hay không. Ngoài ra, toà án này còn có thẩm
quyền xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền hành pháp có
vi hiến hay khồng, giải quyết các tranh chấp giữa vấn đề quốc gia và vấn đề
khu vực…Toà án Hiến pháp bao gồm 1 Chánh án và 9 thẩm phán.
Các toà án sơ thẩm cấp quận, huỵên, thị xã, các toà án đơn vị hành
chính tự quản (District Court, Self-Administered Division, Township Court,
Self- Administered Zone) là các toà án cấp thấp nhất có thẩm quyền giải
quyết tất cả các vụ án liên quan đến tranh chấp dân sự, các vụ án hình sự.
Tất cả các thẩm phán của Myanmar đều được bổ nhiệm bởi Chánh án
toà án tối cao, trừ Chánh án và thẩm phán toà án tối cao được bổ nhiệm bởi
Chính phủ23. Chánh án và thẩm phán toà án tối cao ít nhất phải trên 50 tuổi
và làm việc đến năm 70 tuổi và phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc
ở các toà án cấp dưới hay các cơ quan tư pháp khác, hoặc ít nhất 5 năm làm
việc tại các toà án cao cấp Nhà nước hoặc cấp vùng. Chánh án và thẩm phán
toà án cao cấp vùng hay Nhà nước độ tuổi ít nhất là 45 và làm việc đến 65
tuổi, có kinh nghiệm ít nhất là 5 năm ở các toà án cấp dưới hay các cơ quan

23
Nyo Nyo Thinn, The Legal System in Myanmar and Foreign Legal Asistance, Law and Development
Forum, Law School, Keio University, 2005
tư pháp khác24. Điều kiện bổ nhiệm các thẩm phán cấp cơ sở được quy định
trong luật riêng, do Chánh án toà án tối cao bổ nhiệm suốt đời và được bảo
đảm cuộc sống sung túc với công việc xét xử chuyên nghiệp.
2.2.7. Hệ thống tòa án của Cộng hòa Singapore
Điều 93 Hiến pháp Cộng hoà Singapore năm 1992 quy định: Quyền tư
pháp thuộc về toà án tối cao và các toà án cấp dưới theo quy định của pháp
luật25. Toà án tối cao bao gồm toà án cấp cao (High Court) được xem như là
đỉnh chóp của toàn bộ hệ thống toà án Singapore và toà án phúc thẩm (Court
of Appeal)26. Hệ thống toà án của Singapore bao gồm:
Toà án tối cao (Supreme Court)theo quy định của Đạo luật về toà án
tối cao hiện hành SCJA năm 1993 là toà án có thẩm quyền cao nhất của
Cộng hoà Singapore bao gồm toà án cấp cao (High Court) xét xử các vụ án
dân sự, hình sự từ cấp đầu tiên đến cấp phúc thẩm) và toà án phúc thẩm
(Court of Appeal) chuyên xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự và dân sự.
Chức vụ Thẩm phán Toà án tối cao không bị bãi bỏ trong suốt thời
gian giữ chức vụ. Người có đủ điều kiện để bổ nhiệm làm thẩm phán Toà án
tối cao hoặc người đã thôi giữ chức vụ Thẩm phán Toà án tối cao có thể
được bổ nhiệm làm Chánh án theo quy định tại Điều 95, hoặc có thể làm
Thẩm phán Toà án cấp cao hay Thẩm phán Toà án phúc thẩm nếu được
chọn cho mục đích đó (khi cần thiết) phù hợp với Điều 95 và người đó sẽ
đảm nhiệm vị trí đó theo một hoặc các nhiệm kỳ như Tổng thống, nếu Tổng
thống, trong phạm vi thẩm quyền tự quyết định của mình, đồng ý với ý kiến
tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, sẽ quyết định.
Một người có đủ điều kiện để bổ nhiệm Thẩm phán Toà án tối cao nếu
người đó có tổng thời gian không dưới 10 năm là người có đủ điều kiện theo
quy định tại điều 2 của Luật về Nghề luật (Luật số 161) hoặc là thành viên
của Ngành công vụ pháp luật Singapore, hoặc cả hai. Thẩm phán Toà án tối
cao sẽ giữ chức vụ tới khi 65 tuổi hoặc sau đó hơn nhưng không quá 6 tháng
sau khi người đó đạt được độ tuổi trên nếu được Tổng thống phê chuẩn.
24
Xem Điều 310 Hiến pháp Burma 2008
25
Hiến pháp Cộng hoà Singapore năm 1992, điều 93
26
Yeo Tiong Min, Jurisdiction of the Singapore Courts, trích trong Kevin Yl Tan ed, The Singapore Legal
System, 249 (1999)
Chánh án, thẩm phán Toà Phúc thẩm và thẩm phán Toà án cấp cao sẽ được
Tổng thống bổ nhiệm nếu Tổng thống, trong phạm vi thẩm quyền tự quyết
định của mình, đồng ý với ý kiến tư vấn của Thủ tướng. Trước khi tư vấn về
việc bổ nhiệm Thẩm phán mà không phải là Chánh án theo quy định tại
khoản 1, Thủ tướng sẽ tham vấn Chánh án Toà án tối cao.
Tòa án Hiến pháp (The Constitutional Tribunal) được thành lập năm
1994 có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ việc liên quan đến các vấn đề
của Hiến pháp và quyền lực của tổng thống. Tòa án Hiến pháp bao gồm 1
Chánh án và 3 thẩm phán của tòa án tối cao.
Các tòa án cấp dưới (Subordinate Courts)được tổ chứcvà hoạt động
theo đạo luật riêng biệt về hệ thống tòa án cấp dưới ban hành năm 1993. Hệ
thống tòa án cấp dưới bao gồm:
Tòa án cơ sở (Magistrate Court)là tòa án có thẩm quyền giải quyết
thấp nhất đối với các vụ việc dân sự và hình sự, cụ thể là có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp dân sự với mức tiền là 30.000 Đô la Singapore và giải
quyết vụ án hình sự với mức phạt tù cao nhất không quá 2 năm và với mức
phạt tiền không vượt quá 2.000 Đô la Singapore.
Tòa án quận huyện (District Court) có thẩm quyền xét xử các vụ
tranh chấp dân sự với số tiền dưới 250.000 Đô la Singapore, các vụ án hình
sự với mức phạt tù dưới 7 năm và phạt tiền không quá 10.000 Đô la
Singapore. Thẩm phán các tòa án cấp quận huyện và tòa án cơ cơ Magistrate
đều được Tổng thống Singapore trực tiếp bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh
án tòa án tối cao.
Tòa án Coronerscó thẩm quyền được quy định trong Bộ luật hình sự,
thường giải quyết các vụ việc có liên quan đến hành vi nghi ngờ gây ra cái
chết đối với người khác, điều tra những nguyên nhân và hoàn cảnh gây ra
cái chết nhưng còn có những khiếm khuyết trong luật quy định. Tòa án này
cũng giống như tòa án cơ sở Magistrate trong việc đưa ra yêu cầu kiểm tra
nhân chứng. Tòa án Coroners không có thẩm quyền xét xử các hành vi tội
phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự27.

27
Xem Yeo Tiong Min, tr.275
Tòa án giải quyết những tranh chấp nhỏ (Small Claim Tribunal)được
thành lập từ năm 1984, chuyên giải quyết các tranh chấp dân sự với mức tiền
nhỏ dưới 2.000 Đô la Singapore (trước năm 1995), và hiện nay là không
vượt quá 10.000 Đô la Singapore, với trường hợp có sự đồng ý của các bên
thì mức tiền tranh chấp có thể tăng hơn nhưng không vượt quá 20.000 Đô la
Singapore.
Tòa án gia đình và vị thành niên (The Family and Juvenile Court)
được thành lập từ năm 1995 được xem là một bộ phận trong tòa án cấp quận,
huyện. Tòa án này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiến chương Liên hợp
quốc phòng chống bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em và bảo vệ các quyền
của trẻ em và phụ nữ. Thủ tục hòa giải được đặc biệt chú trọng trong việc
giải quyết các tranh chấp trong gia đình, nếu các bên không thể dàn xếp
được, vụ án sẽ được đưa ra xét xử tại tòa án.
Tòa án Syariah được xem là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ
thống tư pháp của Singapore, chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn
giáo, hôn nhân, gia đình, thừa kế của người hồi giáo theo đạo Muslim. Việc
thành lập tòa án này không phải theo quy định của Điều 93 Hiến pháp về
quyền lực tư pháp của tòa án mà theo Điều 153 với những điều khoản quy
định riêng liên quan đến các vấn đề tôn giáo đạo hồi Muslim. Các bên tranh
chấp phải là người Muslim và theo các quy định của Đạo luật Muslim. Tòa
án cao cấp hay tòa án phúc thẩm của tòa án tối cao không có thẩm quyền xét
xử các vụ việc phúc thẩm được đưa lên bởi tòa án Syariah, mà được giải
quyết bởi Hội đồng Phúc thẩm Tôn giáo Islamic (Appeal Board of Council
of the Islamic Religion). Chủ tịch Hội đồng này chính là người có thẩm
quyền cao nhất tư vấn cho Tổng thống Singapore tất cả những vấn đề liên
quan đến thế giới của người Hồi giáo.
Tòa án quân sự (Military Court) được thành lập chuyên để giải quyết
các vụ án liên quan đến sĩ quan quân đội của Singapore theo quy định trong
Luật quân đội (Martial Law). Quyết định của các tòa quân sự có thể bị xét
xử phúc thẩm bởi Tòa quân sự phúc thẩm và được giải quyết bởi Hội đồng
quân sự Singapore (Armed Forces Council). Các quyết định này có thể bị
xét xử ở cấp cuối cùng là Tòa cao cấp trong tòa án tối cao của Singapore.
Ngoài hệ thống các tòa án nói trên, việc giải quyết các tranh chấp ở
Singapore còn thông qua rất nhiều các tòa án hay các cơ quan nửa tư pháp
khác như các tổ chức trọng tài, các cơ quan tài phán trong một số lĩnh vực
chuyên môn nhất định như Cơ quan trọng tài về bản quyền, cơ quan trọng tài
về sở hữu công nghiệp, Hội đồng phúc thẩm về thuế và Hội đồng phúc thẩm
về thu hồi đất, được xem là bóng dáng của mô hình cơ quan tài phán hành
chính hiện đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm đa dạng hóa
các kênh giải quyết khiếu nại và khởi kiện ra tòa án và các cơ quan nửa tư
pháp khác, đáp ứng với các yêu cầu giải quyết tranh chấp của Tổ chức
thương mại thế giới WTO.
2.2.8. Hệ thống tòa án của Liên Bang Malayxia
Hiến pháp liên bang Malayxia tại điều 121 quy định: Quyền tư pháp
của liên bang được trao cho một số Tòa thượng thẩm có thẩm quyền tương
đương (như một tòa cho bang Malaya, bang Sabah và Sarawak) và trao cho
các tòa án cấp dưới theo quy định của Luật liên bang và Luật của bang 28.
Tòa án liên bang (The Federal Court) bao gồm một Chánh án tòa án
liên bang, Chánh án tòa phúc thẩm, Chánh án tòa thượng thẩm, 4 thẩm phán
tối cao chuyên nghiệp và một số thẩm phán bổ sung khác. Quốc Vương theo
đề nghị của Chánh án tòa án liên bang có thể bổ nhiệm bất kỳ người nào đã
từng giữ chức vụ tại các tòa án cấp cao ở Malayxia (tuổi dưới 65) làm các
thẩm phán bổ sung cho tòa án liên bang29.
Tòa án phúc thẩm (Cour of Appeal)bao gồm 1 Chánh án và 10 thẩm
phán được bổ nhiệm bởi Quốc vương. Thẩm phán của tòa phúc thẩm có thể
được lấy từ thẩm phán của tòa thượng thẩm với sự đồng ý và bổ nhiệm của
Chánh tòa phúc thẩm trên cơ sở tham khảo ý kiến của Chánh tòa thượng
thẩm có liên quan.
Tòa thượng thẩm (The High Court)được thành lập bao gồm 1 Chánh
án và tối thiểu 4 thẩm phán thành viên khác. Đối với tòa thượng thẩm
Malaya, số lượng thẩm phán được bổ nhiệm không quá 47 người và đối với
tòa thượng thẩm Sabah và Sarawak, số lượng thẩm phán không quá 10
28
Xem điều 121 Hiến pháp liên bang Malayxia ngày 01/01/2006
29
Hiến pháp liên bang Malayxia, điều 122
người. Tòa thượng thẩm có thẩm quyền giải quyết giám đốc thẩm và tái
thẩm các vụ án dân sự và hình sự được đưa lên từ các tòa án cấp dưới
(Subordinate courts). Tòa thượng thẩm cũng xem xét các vấn đề liên quan
đến tính hiệu lực của hợp đồng, vấn đề ly hôn, phá sản công ty, chăm nuôi
trẻ em, những tranh chấp dân sự và kinh tế khác với mức tiền vượt quá
250.000 RM, trừ những vụ việc liên quan đến tai nạn mô tô, đất đai.
Chánh án tòa án liên bang, Chánh án các tòa thượng thẩm và các thẩm
phán khác của tòa án liên bang, tòa án phúc thẩm, tòa án thượng thẩm sẽ
được bổ nhiệm bởi Quốc vương theo đề nghị của Thủ tướng sau khi tham
khảo ý kiến của Hội đồng tiểu vương. Thẩm phán các tòa án liên bang, tòa
phúc thẩm, thượng thẩm được giữ chức vụ tới 65 tuổi, trong một số trường
hợp có thể kéo dài theo sự cho phép của Quốc vương nhưng cũng không
được quá 6 tháng.
Các tòa án cấp dưới (Subordinate Courts)bao gồm tòa án Penghulu,
tòa án cơ sở Magistrate, tòa án Session và tòa án giải quyết các tranh chấp
nhỏ.
Tòa án Penghulu (The Penghulu Court) có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp về dân sự với số tiền không vượt quá 5.000 RM và các bên chỉ là
các cá nhân là người Châu Á, nói và hiểu được tiếng Malay. Đối với các vụ
án hình sự, tòa này được giải quyết các tội phạm nhỏ, không phạt tù mà chỉ
phạt tiền với mức tiền phạt không vượt quá 2.500 RM.
Tòa án cấp sơ thẩm (Magistrate Court) giải quyết tất cả các tranh
chấp dân sự với số tiền không vượt quá 25.000 RM. Đối với các vụ án hình
sự, tòa án này có thẩm quyền giải quyết các vụ án với mức phạt tù tuyên
dưới 10 năm nếu không kèm theo mức phạt tiền, hoặc phạt tù 5 năm cùng
với mức phạt tiền không vượt quá 10.000 RM.
Tòa án Session có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ án dân sự với
mức tiền trong tranh chấp lớn hơn 25.000 RM nhưng không được vượt quá
250.000 RM, trừ các vấn đề liên quan đến tai nạn mô tô, đất đai. Tòa án này
cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự với việc áp dụng tất cả các
hình phạt theo Bộ luật Hình sự trừ hình phạt tử hình.
Tòa án giải quyết các tranh chấp nhỏ (The Small Claim Courts)có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự với số tiền không vượt quá
5.000 RM và khi các bên đều là cá nhân. Nếu chủ thể là các công ty hay đại
lý thì phải chuyển đến giải quyết tại các tòa án cấp cơ sở Magistrate. Đối với
các vụ việc này có thể nhờ luật sư tư vấn giải quyết nhưng luật sư không
được đại diện cho đương sự tại tòa án khi xét xử30.
Tòa án tôn giáo Sayariah: Ngoài hệ thống tòa án nói trên, giống như
Singapore hay Brunei, Malayxia cũng có hệ thống tòa án tôn giáo Syariah.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tát cả các vấn đề liên quan đến tôn giáo
Islamic, Muslim. Trong trường hợp tuyên mức phạt tù thường tuyên dưới 3
năm và với mức phạt không quá 5.000 RM hoặc bị phạt đánh 6 gậy31.
2.2.9. Hệ thống tòa án của CHDCND Lào
Điều 79 Hiến pháp CHDCND Lào sửa đổi năm 2003 quy định: Tòa
án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, gồm có Tòa án nhân dân tối
cao; tòa án phúc thẩm; tòa án nhân dân tỉnh, thành phố; tòa án nhân dân
huyện; và tòa án quân sự. Trong trường hợp cần thiết có thể thành lập tòa án
đặc biệt theo ngành nghề do ủy ban thường vụ quốc hội quyết định. Điều 17
Luật tổ chức tòa án của CHDCND Lào quy định: Tòa án nhân dân xét xử
độc lập, khách quan và chủ tuân theo pháp luật.
Tòa án nhân dân tối cao (Supreme People Court) là cơ quan xét xử
cao nhất của nhà nước. Tòa án nhân dân tối cao quản lý về mặt hành chính
đối với tòa án nhân dân các cấp, tòa án quân sự và kiểm tra các bản án của
các tòa án đó. Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ
nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Chánh
án, phó chánh án, các thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao, chánh án, phó
chánh án, các thẩm phán của tòa phúc thẩm, chánh án, phó chánh án và các
thẩm phán của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố, huyện, chánh án, phó chánh
án và các thẩm phán của tòa án quân sự do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ
nhiệm, điều động hoặc bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân
tối cao32.
30
Xem Malaysian Court System, http://www.malaysianbar.org.my/malaysian_court_system.html
31
Xem Syariah Court in Malayxia, http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution_of_Malaysia
32
Xem điều 81 Hiến pháp CHDCND Lào năm 2003
Tòa án phúc thẩm (The Appellate Court) theo quy định tại điều 28
Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2003 được thành lập ở 3 khu vực Bắc,
Trung và Nam trên lãnh thổ của đất nước Lào. Mỗi một tòa phúc thẩm gồm
có 1 Chánh án, một vài Phó chánh án, các thẩm phán tòa phúc thẩm, hội
đồng thẩm phán, các phân tòa và văn phòng hành chính. Tòa án phúc thẩm
có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo thủ tục phúc thẩm được đưa lên bởi
các tòa án tỉnh khi có kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án tỉnh, thành phố (The People Provincial and City Courts) được
thành lập ở 16 tỉnh và ở thủ đô Viêng chăn, có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm các vụ án không thuộc trường hợp xét xử sơ thẩm của tòa án
nhân dân cấp quận, huyện và xét xử theo thủ tục phúc thẩm các vụ án đã
được giải quyết tại các tòa án sơ thẩm cấp quận, huyện nhưng có kháng cáo,
kháng nghị. Mỗi tòa án cấp tỉnh, thành phố cũng bao gồm 1 Chánh án, một
vài Phó chánh án, các thẩm phán, hội đồng thẩm phán, các thư ký, các phân
tòa và văn phòng hành chính33.
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện (The People District and Municipal
Courts)theo quy địnhtại điều 47 của Luật tổ chức tòa án nhân dân có nhiệm
vụ chủ yếu là giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động hòa giải
các tranh chấp, đồng thời giải quyết các tranh chấp nhỏ trong lĩnh vực dân
sự và các vụ án hình sự nhỏ được quy định trong Bộ luật hình sự, cụ thể là
với những tội phạm được quy định tại điều 22 của Luật này, và những tranh
chấp dân sự với mức tiền không vượt quá 20.000.000 Kip. Ngoài ra, tòa án
cấp quận, huyện còn giải quyết các vụ án liên quan đến quan hệ hôn nhân và
gia đình, nuôi con nuôi, quyền nuôi dưỡng trẻ em, tìm kiếm và tuyên bố
người mất tích.
Tòa án quân sự (Military Court)được thành lập ở 3 khu vực Bắc,
Trung, Nam, chuyên giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến quân
nhân. Mỗi một tòa án quân sự khu vực bao gồm 1 Chánh án, một vài Phó
chánh án, thẩm phán, thư ký và văn phòng hành chính giúp việc. Chánh án
tòa án quân sự trung ương là Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao. Các
thẩm phán tòa án quân sự được Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm trên

33
Xem điều 39, 40 Luật tổ chức TAND của CHDCND Lào, 2003, www.vientianetimes.org.la
cơ sở sự đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao và sự đồng ý của Bộ
trưởng Bộ quốc phòng.
Hiện nay ở Lào, hệ thống tòa án chưa phân thành các tòa án chuyên
trách như tòa án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính như ở Việt Nam
nhưng xu hướng thành lập cũng đang trở thành tất yếu khi Lào đang kiện
toàn hệ thống tư pháp và có đầy đủ đội ngũ thẩm phán có kinh nghiệm trong
các lĩnh vực kể trên.
Để trở thành thẩm phán, công dân Lào ít nhất phải đủ 25 tuổi, có sức
khỏe tốt, có phẩm chất chính trị vững vàng và kỹ năng nghiệp vụ, chuyên
môn cao theo quy định trong các văn bản riêng do Ủy ban thường vụ Quốc
hội ban hành. Hội nghị thẩm phán cấp cao toàn quốc được tổ chức ít nhất 2
năm một lần, quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nghiệp vụ
xét xử và vị trí, vai trò của thẩm phán. Chủ tịch Đại hội đồng thẩm phán là
Chánh án tòa án nhân dân tối cao.
2.2.10. Hệ thống tòa án của CHXHCN Việt Nam
Theo quy định tại điều 127 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
1992 (sửa đổi năm 2001) và điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 (sửa
đổi năm 2003), cơ cấu tổ chức của hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam
được tổ chức như sau:
Tòa án nhân dân tối caolà cơ quan xét xử cao nhất của nước
CHXHCN Việt Nam, có nhiệm vụ và quyền hạn hướng dẫn các tòa án cấp
dưới áp dụng thống nhất pháp luật; Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án
mà bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo quy định của
pháp luật tố tụng; xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Chánh án
TANDTC có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:Kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các
tòa án cấp dưới; Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp
người bị kết án xin ân giảm án tử hình; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các thẩm phán ở tất cả các Tòa án trên cả nước. Tổ chức TANDTC bao gồm:
Hội đồng thẩm phán TANDTC, Ủy ban thẩm phán TANDTC, Tòa án quân
sự trung ương, tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành
chính, các tòa án phúc thẩm của TANDTC và bộ máy giúp việc hành chính.
Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành
lập các tòa án chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TANDTC.
Tòa án nhân dân ấp tỉnh, thành phốđược thành lập tại 64 tỉnh, thành
trong cả nước, có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền
của mình được qui định tại Bộ luật tố tụng (hình sự và dân sự); xét xử phúc
thẩm những vụ án mà bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án
cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà
bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị.Về mặt tổ
chức, Tòa án cấp tỉnh được chia thành các Tòa chuyên trách là : tòa hình sự,
tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa hành chính và tòa lao động.
Tòa án nhân dân cấp quận, huyệnlà những tòa án phụ trách việc xét
xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động trong
phạm vi địa giới hành chính của quận, huyện đó.
Tòa án quân sựđược phân chia thành 3 cấp: Tòa án quân sự trung
ương, tòa án quân sự quân khu và tòa án quân sự khu vực. Tòa án quân sự
trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.
Chánh án Tòa án quân sự trung ươnglà Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương là Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao. Tòa án quân sự quân khu và tươngđương có Chánh án, các Phó
Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư ký Tòa án. Tòa án quân sự
khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thư
ký Tòa án. Tổ chức và hoạt động của các Tòa án quân sự do Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định34.
Điều 8 của Luật tổ chức tòa án nhân dân quy định: Tòa án xét xử theo
nguyên tắcmọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt
nam, nữ, dân tộc,tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá
nhân, cơ quan, tổchức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thuộc mọithành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề
nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao
34
Xem Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 (sửa đổi 2002), điều 35, 36
theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu
Chánh án mới. Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh
án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương do Chủ tịch nước
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa
phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực
do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo
đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Chánh án, Phó Chánh án
các Tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng
nhân dân địa phương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và
tương đương, Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc
phòng. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án vàThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án
quân sự là 5 năm.
3. Nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án các
nước trong Hiệp hội Asean
Nguyên tắc độc lập tư pháp trong Nhà nước pháp quyền hay nguyên
tắc xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán là một nguyên tắc
hiến định nổi bật về tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án các nước
Asean.
Trong Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền
XHCN nói riêng, vị trí, vai trò độc lập của toà án càng được khẳng định một
cách mạnh mẽ. Toà án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy
nhà nước và việc thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và
các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 35. Toà
án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước và nền công lý của chế
độ, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư

35
Nguyễn Duy Quý, Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2003, tr.5
pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN36. Do đó, cải cách toà án còn được
coi là khâu đột phá trong cải cách tư pháp ở giai đoạn hiện nay.
Hiến pháp các nước Asean hầu như đều có một điều khoản riêng quy
định: Quyền tư pháp là độc lập nhằm tổ chức hoạt động xét xử đảm bảo duy
trì luật pháp và công lý. Quyền tư pháp được thực hiện bởi tòa án tối cao và
các cơ quan xét xử cấp dưới nhằm giải quyết các vụ án liên quan đến các
lĩnh vực pháp luật nói chung, tôn giáo, quân sự, hành chính nhà nước và bởi
tòa án hiến pháp, hay các cơ quan khác có liên quan đến quyền tư pháp do
luật định37.
Nguyên tắc độc lập xét xử là một giá trị phổ biến khi nói về một nền tư pháp
công bằng, là một trong những đặc thù của việc thực hiện quyền tư pháp và
là một nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của toà án trong
Nhà nước pháp quyền. Các Mác trong tác phẩm kinh điển của mình đã từng
nói: “Đối với thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp.
Thẩm phán xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định” 38.
Nhìn lại lịch sử, có thể thấy ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, nguyên tắc độc lập xét xử đã được khẳng định tại văn bản có hiệu
lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Điều 69 Hiến pháp Việt Nam 1946 quy
định: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ
quan khác không được can thiệp”. Trong các Hiến pháp tiếp theo được ban
hành vào các năm 1959, 1980, 1992 và trong các Luật tổ chức Toà án nhân
dân được ban hành vào các năm 1960, 1981, 1992 và 2002, nguyên tắc này
đã luôn luôn được khẳng định.
Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng
CSVN đã chính thức được thể chế hoá tại Điều 2 Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) “Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi ở Toà
án các yếu tố, chuẩn mực như sự công minh, công bằng, dân chủ, hiệu quả,
36
Xem Trần Đức Lương, Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam, Tạp chí Cộng sản 10/2002, tr.5.
37
Xem điều 24 Hiến pháp Cộng hòa Indonexia, điều 8 Hiến pháp Cộng hòa Philippines, Điều 198 Hiến
pháp Vương quốc Thái Lan, Điều 93 Hiến pháp Cộng hòa Singapore…
38
Các Mác: Toàn tập, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H, 1995, tr. 137
hiệu lực, trong đó thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử là cơ sở nền tảng thực
hiện các đòi hỏi này. Độc lập xét xử được xem như một điều kiện bảo đảm
sự vận hành bình thường của Toà án, cho một trình tự tư pháp công bằng
trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
Theo quy định tại điều 130 cuả Hiến pháp 1992, khi xét xử, thẩm
phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây phải xem là
nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong công tác xét xử của tòa án. Theo quan
điểm của PGS.TS Vũ Thư, Viện Nhà nước và Pháp luật Viêt Nam, vấn đề ở
chỗ phải có nhận thức khoa học về quyền tư pháp trong tổ chức quyền lực
Nhà nước, có quyết tâm chính trị, không bị ràng buộc bởi các thành kiến,
sau đó mới nói đến giải pháp tổ chức để khắc phục các lực cản thực hiện
nguyên tắc mà ai cũng biết39.
Trong quá trình giải quyết các vụ án, nguyên tắc xét xử độc lập của
hội đồng xét xử (thẩm phán và hội thẩm nhân dân) thể hiện ở chỗ: (1) Sự
độc lập của các thành viên trong hội đồng xét xử; (2) Sự không lệ thuộc của
hội đồng xét xử vào các quan điểm của Viện kiểm sát và kết quả giải quyết
vụ việc ở các giai đoạn trước của quá trình tố tụng; (3) Các thành viên của
hội đồng bao gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải căn cứ vào pháp
luật hiện hành để giải quyết vụ án. Xét về phương diện lý luận, khi phán
quyết các vấn đề của vụ án, thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải nhân danh
nhà nước, do đó họ không thể tùy tiện thể hiện ý chí chủ quan của mình, mà
phải là sự thể hiện ý chí của Nhà nước trên cơ sở các căn cứ pháp lý cụ thể
được viện dẫn từ các văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành. Việc tuân
thủ pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi xét xử không chỉ đảm
bảo tính thống nhất của hoạt động xét xử, phù hợp với nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền mà còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính khả thi của các
phán quyết của tòa án40.
Kết luận
Các nước trong Hiệp hội Asean có một hệ thống tòa án phát triển
tương đối đa dạng và phức tạp xuất phát từ những đặc điểm lịch sử của chế

39
Phải đảm bảo nguyên tắc tòa án xét xử độc lập, thanhtra.com.vn/.../Default.aspx
40
Xem Khoa học Luật TTHC và Ngành luật TTHC Việt Nam, Giáo trình Luật TTHC, tr.49 (2010)
độ thuộc địa phương Tây từ thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Bên cạnh
đó, sự khác biệt về tôn giáo, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện tại cũng
như những đặc điểm văn hóa pháp lý khác nhau của các quốc gia Asean
cũng làm cho hệ thống pháp luật nói chung và tổ chức tòa án nói riêng của
các nước Asean có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, điểm dễ nhận
thấy là các quốc gia Asean rất năng động và tự chủ trong việc tìm hiểu và
phát triển hệ thống pháp luật cũng như tổ chức tòa án của quốc gia mình
theo xu hướng phát triển tiến bộ của các nước phương Tây vốn có hệ thống
pháp luật rất phát triển lâu đời, điển hình là việc thiết lập các hệ thống tòa án
hiến pháp, tòa án hành chính, tòa án quyền con người, tòa án thương
mại ...cũng như phát triển đa dạng các mô hình cơ quan tài phán hành chính
nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của Nhà nước pháp quyền, đảm bảo
độc lập tư pháp nhưng không ngừng mở rộng nhiều kênh giải quyết các
tranh chấp, đáp ứng các yêu cầu tranh tụng trong một xã hội mở, phát triển
theo xu hướng hội nhập toàn cầu.
Đề xuất thành lập một tòa án chung của Asean - theo đó, tòa án này sẽ
hoạt động độc lập và đảm bảo đưa ra các giải pháp kịp thời cho những cuộc
tranh chấp giữa các nước trong khu vực, dựa trên các hiệp định kinh tế cũng
như những hiệp định khác của Hiệp hội được xem là một yêu cầu cấp thiết
và cũng mang tính khả thi. Cùng với việc phân tích vị trí, vai trò của hệ
thống tòa án Asean trong Nhà nước pháp quyền, nguyên tắc hiến pháp cũng
như cơ cấu, tổ chức tòa án của mỗi nước, tác giả bài viết mong muốn đóng
góp sự hiểu biết nhất định về tòa án của các nước trong khu vực Asean, từ
đó ủng hộ cho các đề xuất tiên tiến nhằm hoàn thiện hệ thống tòa án ở mỗi
nước, tiến tới xây dựng tòa án chung Asean, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền và bảo đảm nguyên tắc độc lập tư pháp trong thế kỷ XXI.

You might also like