Bài luận QTH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài viết về xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích là khái niệm trong đó một bên thấy rằng lợi ích hay quyền lợi
của mình bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi người khác và thường xung đột
trong doanh nghiệp xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức không đáng tin cậy do
xung đột giữa lợi ích cá nhân và nhiệm vụ hoặc trách nhiệm nghề nghiệp. Ở Việt
Nam, khái niệm về xung đột lợi ích cũng nhận được rất nhiều công trình nghiên
cứu, cụ thể như trong từ điển Pháp luật Anh – Việt xác định xung đột lợi ích là
sự mâu thuẫn quyền lợi, sự không tương xứng giữa địa vị chức tước với quyền
lợi cá nhân của những người giữ chức vụ đó, việc sử dụng chức vụ để mưu lợi
cá nhân.

Xung đột lợi ích có những đặc điểm nhận dạng như:

+ Luôn có sự tiềm tàng mẫu thuẫn về lợi ích trong quá trình làm việc trong công
ty

+ Có thể xuất hiện giữa khách hàng và nhân viên, giữa người trong công ty với
nhau

+ Có sự không công bằng về quyền lợi giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức

Không khó để nhìn thấy xung đột lợi ích trong công ty và môi trường làm việc,
tuy nhiên đây là một chủ đề rất nhạy cảm để chỉ mặt gọi tên và tham nhũng là
loại xung đột lợi ích tiêu biểu nhất. Về phương diện lý thuyết, xung đột lợi ích
và tham nhũng là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Xung đột lợi ích có thể được chia thành những nhóm nhỏ như:

+ Lợi dụng thông tin: Mang những bí mật hệ trọng của công ty tiết lộ cho người
khác.

+ Lợi dụng chức vụ: Sử dụng người quen hoặc người thân vào nội bộ công ty để
trục lơị cá nhân.

+ Lợi dụng mối quan hệ: Nhận hối lộ hoặc quà cáp từ công ty khác để làm
những điều xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty của mình.

Và thông thường, xung đột lợi ích xảy ra như một sự phản đối của một người về
quyền lợi hoặc khi tổ chức này có sự cạnh tranh quá lớn và xung đột lợi ích
thường xuất phát từ những nguyên nhân cá nhân và có thể có ở nhiều cấp bậc
như: nhân viên, quản lý hoặc thậm chí là cả giám đốc, chức vụ càng lớn, những
lợi ích ngoài lề có được càng nhiều. Và trong khoảng 10 năm trở lại đây ở Việt
Nam, đã có rất nhiều sự việc xung đột lợi ích của những cán bộ, công nhân, viên
chức đã được phơi bày trước ánh sáng và xử lý.

Dẫu cho dù mâu thuẫn là nguồn gốc vận động và phát triển của xã hội, tuy nhiên
những sự mâu thuẫn lợi ích trong doanh nghiệp hay công ty nếu không được xử
lý một cách quyết liệt và nhanh chóng thì sẽ trở thành một mối nguy hại nghiêm
trọng .Xung đột lợi ích luôn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến công ty
cũng như môi trường làm việc của mọi người, cụ thể hơn, nó đánh vào sự phát
triển lâu dài của một tổ chức, ngoài ra, vấn đề trên còn làm tổn hại danh tiếng,
uy tín cũng như tài sản của công ty.

Vậy phải làm thế nào để nhân viên biết được họ phải làm gì? Các nhân viên
thường rất ít khi dùng đến các hệ thống mang tính nguyên tắc như nội quy hoặc
chính sách của công ty để làm nền tảng cho những hành động của mình, tuy
nhiên, những thứ bất thành văn và không có tính nghi thức lại là thứ mà nhân
viên tin vào để ra quyết định. Những quy tắc nêu trên được xem như là một dạng
văn hóa doanh nghiệp và mang tính thân mật và làm cho nhân viên làm việc
hiệu quả, tránh xung đột với nhau và tuân thủ chính sách của công ty hơn – theo
luật sư Thomas Chandler

Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề xung đột lợi ích,
cụ thể như:

+ Xác định rõ mầm móng của xung đột:

Ông cha ta từ xưa đã có câu “Diệt cỏ phải diệt tận gốc”, câu nói này rất đúng
trong trường hợp này, muốn giải quyết được xung đột lợi ích trong công ty, thì
những người lãnh đạo phải xác định rõ nguyên nhân đến từ cá nhân hay nhóm
nào, từ đó mới triệt để làm cho vấn đề biết mất được. Ngoài ra, đây cũng là một
cách để rà soát lại hệ thống của công ty để xem thử lỗ hổng nằm ở đâu để giải
quyết.

+ Tránh tuyển nhân sự là người thân hoặc bạn bè:

Nếu tuyển những người thân thiết với mình vào công ty, rất khó để trành khỏi
tình trạng thiên vị, vì nếu nhân sự là người quen biết thì những sai sót của họ
trong công việc thường được coi nhẹ và thường được ưu ái hơn với những đãi
ngộ của công ty, qua đó, những người khác sẽ cảm thấy bất công vì họ cũng nỗ
lực hết mình nhưng quyền lợi của họ lại không bằng với những người có “ô dù”.
Tuy nhiên, nếu đã lỡ tuyển người quen vào, thì nên chuyển quyền giám sát, đánh
giá công việc cho người khác để đảm bảo tính công bằng cho những người khác
trong công việc.

+ Đào tạo nhân viên về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp:

Những người vào làm trong công ty nên được đào tạo một khóa về vấn đề xung
đột lợi ích, để khi họ vướng vào những lùm xùm thì bản thân họ tự sẽ biết cách
giải quyết và sắp xếp ổn thỏa. Những thông tin mà nhân viên cần phải nắm rõ
bao gồm: Ảnh hưởng tiêu cực của xung đột lợi ích đến công ty, cách để đối phó
với xung đột, đàm phán về xung đột với những bên có liên quan

+ Phân công theo dõi:

Trong công ty nên có những nhóm hoặc những người giám sát và theo dõi nhân
viên, nếu nhận ra những bất thường trong lợi ích mà họ nhận thì tiến hành điều
tra để làm rõ sự việc, tránh để tình trạng diễn ra quá lâu sẽ làm xói mòn lòng tin
của những người khác.

+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung của mọi người
trong doanh nghiệp:

Một khi tất cả đều biết rõ những hệ quả tiêu cực khi tồn tại xung đột lợi ích thì
công cuộc chống lại nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, con người khi biết được những
điều gây ảnh hưởng xấu đến chính bản thân mình sẽ có xu hướng tránh lặp lại
những hành động đó nữa.

Ở nước ta hiện nay, ngoài Luật phòng chống tham nhũng, còn có những số luật
khác có những quy định có liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích như Luật cán
bộ, công chức, Luật doanh nghiệp,… tuy nhiên vẫn còn thiếu sự phối hợp đa
ngành nên vẫn rất khó để theo dõi, đánh giá tình trạng một cách toàn diện.
Những tình huống xung đột lợi ích là thực trạng luôn xuất hiện trong mỗi cơ
quan và đơn vị, nhưng nếu phải chỉ ra một cách để giải quyết triệt để thì thực sự
không phải là một câu chuyện dễ dàng, bởi vì nó liên quan đến quyền lợi cá
nhân, và xung đột bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và vì một mục
đích cá nhân. Quản lý và kiểm soát được xung đột lợi ích phụ thuộc nhiều vào
quyết tâm của các doanh nghiệp và hệ thống nội quy, đạo đức trong công ty,
ngoài ra còn nằm ở ý thức, sự tự giác của những nhân viên, ban quản lý hay
thậm chí ở những người lãnh đạo cấp cao như giám đốc và chủ tịch. Những vấn
đề liên quan đến xung đột lợi ích thực sự là một vấn đề nhức nhối và cần sự
chung tay của nhiều ngành, đoàn thể mới có thể tìm ra được con đường đúng
đắn nhất để chấm dứt tình trạng này.

Tài liệu tham khảo:

- Kỷ nguyên mới của quản trị

Nhận diện mối quan hệ giữa “xung đột lợi ích” và tham nhũng hiện này:

https://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhan-dien-moi-quan-he-giua-
xung-dot-loi-ich-va-tham-nhung-hien-nay-189252.html

Quản trị xung đột lợi ích trong công ty:

https://ocd.vn/quan-tri-xung-dot-loi-ich-trong-cong-ty/?
fbclid=IwAR0tCYJmFXWzhy_WXC6UMUCMWu4JbNOrBL6910PXkn-
k2QPSGsVQ4KKhBlM

Xung đột lợi ích là gì? Giải pháp giải quyết xung đột lợi ích trong doanh
nghiệp:

https://weone.vn/xung-dot-loi-ich-trong-doanh-nghiep/?
fbclid=IwAR2ag3S_MsxxYIEBM-
lsRtF43tPlS3xbpyL9qdHWYr4Kv1b866rlgOfnZ3A

You might also like