Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

VĂN PHÒNG TẠI VIỆT NAM

QUỸ XÃ HỘI VÀ CỘNG ĐỒNG SCF


Ban Chỉ đạo Chương trình
SCF’S Model United Nation
Dự án 2023.3 “Truyền động lực”

HỒ SƠ QUỐC GIA
TÊN QUỐC GIA: CANADA

1. THÔNG TIN QUỐC GIA


1.1. Địa lý
Canada có vị trí nằm trên lục địa Bắc Mỹ, trực thuộc Châu Mỹ. Canada là quốc gia
có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới; chỉ xếp sau Nga và có diện tích chiếm đến hơn một
nửa khu vực phía Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Tổng diện tích nước Canada lên đến
9.984.671 km2.
Canada có vùng lãnh thổ trải dài từ Đông sang Tây, chiếm gần hết lục địa Bắc Mỹ
và đồng thời được bao quanh bởi 3 đại dương rộng lớn. Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng
Dương; phía Đông Canada tiếp giáp với Đại Tây Dương và khu vực phía Tây thì lại tiếp
giáp với Thái Bình Dương.
1.2. Chính trị
Canada là quốc gia quân chủ lập hiến theo mô hình nhà nước liên bang và có nền
dân chủ nghị viện. Canada gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ. Canada có 2 ngôn ngữ chính
thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Quyền lập pháp Canada nằm ở Quốc hội với hai viện: Thượng viện bao gồm các
Thượng Nghị sĩ được chỉ định và Hạ viện bao gồm các Hạ nghị sỹ (một người cho mỗi
khu vực bỏ phiếu) được bầu cử tự do.
Hiến pháp Canada quy định cấu trúc liên bang của chính phủ và các chức năng
nhiệm vụ cũng như quyền hạn của chính phủ liên bang.
Hiến pháp Canada cũng có Chương về Quyền và Tự do – nêu rõ các quyền cơ bản
của bất kỳ ai sống trên đất nước Canada. Chương này bảo vệ quyền tự do ngôn luận và
tôn giáo, quyền dân chủ, tự do đi lại và lựa chọn ngôn ngữ; nó cũng bảo vệ người dân
không bị phân biệt đối xử do khác biệt về giới tính, sắc tộc, dân tộc, tôn giáo cũng khuyết
tật vận động hoặc tâm lý. Canada hiện nay có hai hệ thống luật pháp: Hệ thống thông luật
của Anh, là nền tảng cho luật của liên bang; luật của chín trên mười tỉnh, và luật của các
vùng lãnh thổ; và hệ thống dân luật áp.
1.3. Xã hội
1.3.1 Giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực rất được chính phủ Canada ưu tiên chú trọng. Đất nước
này tự hào có một hệ thống giáo dục công lập do nhà nước điều hành, được cung cấp, tài
trợ và quản lý bởi chính quyền liên bang, tỉnh và địa phương.
Chính vì vậy, hệ thống giáo dục ở các tỉnh bang không đồng nhất mà có sự khác
biệt giữa các chương trình học, độ tuổi tối thiểu.
Giáo dục Canada chia thành bốn giai đoạn: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học,
giáo dục trung học và sau trung học, bao gồm hệ thống các trường công lập và tư thục trải
khắp mọi tiểu bang.
Về trình độ học vấn, khoảng 90% tổng số người Canada có ít nhất bằng tốt nghiệp
trung học và cứ 7 người thì có một người có bằng Đại học.
1.3.2 Dân cư
Tuy là nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng do đặc điểm từ vị trí địa lý
của Canada nên ở đây có mật độ dân số khá thấp.
Dân số hiện tại của Canada là 38.830.648 người vào ngày 25/11/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Canada hiện chiếm 0,48% dân số thế giới.
Canada đang đứng thứ 39 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng
lãnh thổ. Mật độ dân số của Canada là 4 người/km2.
Trong năm 2023, dân số của Canada dự kiến sẽ tăng 316.063 người và đạt
38.862.071 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương
vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 77.220 người. Nếu tình trạng di cư
vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 238.843 người. Điều đó có nghĩa là số
người chuyển đến Canada để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất
nước này để định cư ở một nước khác.
1.3.3 Tôn giáo
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai thế giới, đồng thời nhiều năm liền
được bình chọn là nơi đáng sống nhất thế giới. Chính vì vậy lượng người nhập cư tại xứ
sở lá phong vô cùng đông đảo, mang đến nền văn hóa đa dạng của nhiều quốc gia khác
nhau.
Tôn giáo tại Canada rất đa dạng và tự do tôn giáo là một trong những quyền được
hiến pháp bảo vệ ở đây. Trong đó, Cơ đốc giáo là tín ngưỡng phổ biến nhất với khoảng
65% người Canada theo đạo này. Ngoài ra, có khoảng 24% người dân Canada không theo
bất kỳ tôn giáo này.
1.4. Kinh tế
Canada là một trong những quốc gia thịnh vượng với thu nhập bình quân đầu
người là 43,242 USD/người vào năm 2020. Tính đến năm 2022, Canada có nền kinh tế
lớn thứ 8 trên thế giới theo GDP danh nghĩa khoảng 2.221 nghìn tỷ đô la Mỹ. Canada là
thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm bảy quốc
gia có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) bao gồm các nước: Hoa Kỳ,
Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada.
Nền kinh tế của Canada phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế với xuất – nhập
khẩu hàng hóa và ngành dịch vụ chiếm khoảng một phần ba GDP. Trong số các nước
đang phát triển, có những ngành quan trọng bất thường trong đó ngành lâm nghiệp và dầu
khí là những thành phần nổi bật nhất. Ba đối tác thương mại lớn nhất của nước này là
Mỹ, Trung Quốc và Anh.
Ngành dịch vụ ở Canada hoạt động trên quy mô lớn và đa diện, ngành này tạo ra
việc làm cho khoảng 3/4 lực lượng lao động ở Canada và chiếm 70% GDP của nước này.
Với gần 12% dân số Canada làm trong lĩnh vực bán lẻ, đây là ngành tạo ra nhiều việc làm
nhất trong nước.
Các ngành công nghiệp của Canada sản xuất thực phẩm, hóa chất, các sản phẩm
kim loại chế tạo, máy móc, thiết bị giao thông vận tải và các sản phẩm khác. GDP cho
ngành công nghiệp sử dụng khoảng 1,5 triệu người, tăng 8,1% trong 12 tháng kết thúc
vào tháng 6 năm 2021, theo Chính phủ Canada.
Ngành công nghiệp khai thác của Canada chủ yếu tham gia vào việc khai thác các
khoáng sản tự nhiên, khai thác đá và khai thác dầu khí. Canada sở hữu một nguồn tài
nguyên dầu khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và các Lãnh thổ ở phía Bắc, ngoài ra còn
có một lượng nhỏ ở các vùng lân cận British Columbia và Saskatchewan. Theo USGS,
Mỏ dầu Athabasca mang lại cho Canada một trữ lượng dầu khí lớn thứ ba thế giới chỉ sau
Ả Rập Xê-út và Venezuela.
2. THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
2.1. Thực trạng
Tại Canada, Vancouver được xếp hạng 65 về không khí sạch nhất trong số 168 địa
điểm được bao gồm với các trạm PM2. 5 trên mặt đất và khả năng cung cấp dữ liệu hàng
năm. Chỉ cần dặm, West Vancouver chất lượng không khí ở tình trạng tốt hơn đáng kể
với một nồng độ PM2.
2.2. Ảnh hưởng của thiên nhiên tới môi trường
Khói từ các vụ cháy rừng ở Canada đã bao phủ một số trung tâm đô thị lớn và lan
sang cả một số quốc gia như Mỹ, Tây Ban Nha.
Khói làm cho bầu trời của những nơi bị ảnh hưởng nhuốm một màu cam kỳ lạ.
Không khí ô nhiễm làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân ở các quốc gia nói trên.
Cháy rừng năm nay được ghi nhận là tồi tệ nhất ở Canada, với khoảng 76.000
kilômét vuông cháy khắp miền đông và miền tây nước này. Con số trên lớn hơn tổng diện
tích bị cháy trong các năm 2016, 2019, 2020 và 2022 cộng lại. Lượng CO2 mà chúng thải
ra xấp xỉ lượng khí thải CO2 hàng năm của Indonesia từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
2.3. Ảnh hưởng của kinh tế tới môi trường
2.3.1 Khí thải
Phân tích của PJ Partington thuộc Viện sinh thái Pembina cho biết ngành công
nghiệp dầu mỏ trở thành nguồn ô nhiễm khí thải lớn nhất của Canada và nhấn mạnh sự
cần thiết của chính phủ ông Harper thực hiện tốt cam kết lâu dài về quy tắc cắt giảm tác
động khí hậu của dầu mỏ và khí đốt đến môi trường.
Những năm gần đây do nguồn dầu mỏ hóa thạch đang cạn kiệt dần nên các công ty
khai thác dầu mỏ chuyển sang khai thác dầu từ cát dầu rất phổ biến tại canada. Cát dầu
được biết đến lần đầu tiên năm 1719, nhưng vì chưa có công nghệ phù hợp và chi phí
khai thác quá cao nên ít được quan tâm. Mãi đến gần đây, khi nguồn dầu thô cạn kiệt và
nhiều công nghệ khai thác hiện đại xuất hiện, loại dầu cát này mới được kể vào trữ lượng
dầu của thế giới. Ước tính, hơn 2.000 tỷ thùng dầu của thế giới đang nằm trong cát dầu.
Ngày nay, cứ 1 triệu thùng dầu được sản xuất là có đến 40% dầu từ cát. Canada là nước
có nguồn tài nguyên cát dầu lớn nhất thế giới.
Như vậy, có thể thấy Tại Canada, lĩnh vực dầu khí là nguồn phát thải ô nhiễm lớn
nhất, đang đẩy nhanh quá trình ấm lên của hành tinh, góp phần khiến các thảm họa thiên
nhiên xảy ra với quy mô lớn hơn, cường độ mạnh hơn và thường xuyên hơn, đồng thời
tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh kế của con người.
Tác động đến sức khỏe và môi trường của ô nhiễm không khí do vận tải biển cũng
được ghi nhận ở Canada, nơi vận tải biển tạo ra 4 triệu tấn phát thải KNK trong năm
2015, tương đương khoảng 0,6% tổng lượng phát thải KNK của Canada.
2.3.2 Chất thải phóng xạ
Theo báo cáo của tổ chức bảo vệ môi trường "Sierra Club" tháng 11/2009, các cơ
sở hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử đang làm nhiễm các chất thải phóng xạ vào nguồn
nước tại Canada, gây nguy cơ cao về các bệnh ung thư và trẻ sơ sinh bị dị tật.
Các chất thải phóng xạ từ những nhà máy điện nguyên tử trên khắp Canada đã tồn
tại suốt hàng chục năm nay và là một nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm.
Đây được cho là một chất gây ung thư và là tác nhân gây dị tật đối với trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, các chất thải phóng xạ thoát ra từ các lò phản ứng hạt nhân còn gây ô nhiễm đối
với đất cũng như hoa màu trồng trọt gần đó.
2.4. Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội tới môi trường
2.4.1 Văn hóa tiêu dùng và lối sống
Người tiêu dùng Canada có thói quen mua sắm nhiều và đa dạng, hầu hết mua sắm
một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ ngoài những nhu cầ cơ bản.Việc mua sắm thường
được thực hiện tại cái trung tâm thương mại, các khu vực bán lẻ và nhà bán lẻ lớn.
Về xu hướng tiêu dùng, người Canada ngày càng quan tâm đến tiêu dùng bền
vững. Họ hướng tới tiêu dùng các sản phẩm có tính nhân văn hoặc sản phẩm hữu cơ, sản
phẩm tự nhiên, đặc biệt là đối với thực phẩm và quần áo.
Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn; lối sống tiêu thụ của cộng đồng, bao gồm
cách tiêu thụ năng lượng, thức ăn và hàng hóa khác, có thể ảnh hưởng đến mức độ tiêu
thụ tài nguyên, rác thải nhựa hay khí nhà kính.
2.4.2 Quan điểm của người dân
Người dân Canada chưa bao giờ lại quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường như
hiện nay, trong bối cảnh quốc gia Bắc Mỹ này đang nóng lên với tốc độ nhanh gấp đôi so
với phần còn lại của thế giới.
2.4.3 Các chính sách pháp luật
Việc ban hành quy định ghi nhãn và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa là một
nỗ lực của Chính phủ Canada tiến tới nền kinh tế tuần hoàn. Các quy định này sẽ được
thực thi trong khuôn khổ Luật bảo vệ môi trường Canada và cả chính quyền tỉnh bang lẫn
liên bang đều có vai trò thực thi. Theo đó, trong nền kinh tế tuần hoàn, mọi người dân
Canada đều có trách nhiệm tham gia và có khả năng tham gia, nghĩa là các bao bì phải
được thiết kế và có thông tin rõ ràng để người dân lựa chọn từ lúc mua sản phẩm, cho đến
khả năng phân loại bao bì để đưa đi tái chế. Quy định nhằm triển khai hiệu quả kinh tế
tuần hoàn thông qua việc nâng tỷ lệ phân loại, thu hồi và tái chế, cụ thể là vào năm 2030,
Canada sẽ đạt ít nhất 50% hàm lượng tái chế trong bao bì nhựa; thu hồi và tái sử dụng ít
nhất 55% bao bì nhựa vào năm 2030 và đạt 100% vào năm 2040; đạt 100% bao bì có khả
năng tái chế và không còn rác thải nhựa vào năm 2030.
3. EPR HIỆN TẠI CỦA QUỐC GIA
Năm 2019 Canada ra mắt chương trình mang tên “Trách nhiệm mở rộng của nhà
sản xuất” (EPR). Đây là cơ chế hiệu quả để chính phủ nước này tạo ra một nền kinh tế
tuần hoàn, bảo đảm các doanh nghiệp sản xuất nhựa có trách nhiệm quản lý việc thu gom
và tái chế chất thải nhựa của mình, tránh tình trạng xuất khẩu nhựa sang các nước đang
phát triển như trong thời gian qua. Chính phủ nước này cũng trợ giúp các doanh nghiệp
nhỏ trên cả nước tìm ra những cách mới để giảm rác thải nhựa và biến chất thải thành tài
nguyên quý giá. Hiện nay, số vốn hỗ trợ giảm rác thải nhựa đã lên tới hơn 10 triệu USD
cho 18 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã giảm sử dụng vật liệu
nhựa trong bao bì thực phẩm, chất thải xây dựng, tàu biển và ngư cụ. Đồng thời, các công
ty đang cải tiến quy trình tái chế nhựa thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển công
nghệ tinh chế nhựa sinh học.
Tại Canada, chính sách trách nhiệm người sản xuất mở rộng (EPR) của tỉnh bang
và liên bang sẽ được triển khai nhằm buộc các nhà sản xuất/nhập khẩu có trách nhiệm với
việc thu hồi và quản lý các sản phẩm nhựa và bao bì nhựa vào cuối vòng đời của sản
phẩm, thông qua các hoạt động như: hoàn trả tiền đặt cọc bao bì, thu đổi sản phẩm, lắp
đặt hệ thống thu nhận bao bì… Trách nhiệm sản xuất mở rộng buộc các nhà sản xuất phải
chịu chi phí vận hành nhằm quản lý các bao bì của mình và đầu tư cải thiện thiết kế bao
bì, tái sử dụng/xử lý bao bì cũ. Chương trình này dự kiến sẽ được triển khai ở tất cả các
tỉnh bang muộn nhất vào năm 2030.
4. MỤC TIÊU CỦA QUỐC GIA TẠI S.MUN 2023
Hiện nay Canada đã áp dụng EPR đối với sản phẩm bao bì nhựa nhằm giảm thiểu
lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.
Tuy nhiên, Canada vẫn đang gặp phải một vài khó khăn, thách thức khi thực hiện
EPR:
Thứ nhất, hàm lượng tái chế đang đặt ra thách thức chủ yếu với những sản phẩm
sử dụng bao bì nhựa cứng do việc sử dụng hàm lượng tái chế trong bao bì mềm vẫn có
những rào cản kỹ thuật.
Thứ hai, hiện nay hàng hoá nhập khẩu sử dụng nhiều tem dính phụ. Tuy nhiên, các
tem dính phụ này có nguy cơ tạo ra khí methane khi bị trộn lẫn với các sản phẩm phân
huỷ được và sẽ làm ô nhiễm đất. Các nhãn phụ vì vậy cũng dự kiến sẽ chịu quy định về
việc phải là nhãn phụ có thể phân huỷ.
Thứ ba, tình trạng hiểu nhầm biểu tượng tái chế trên bao bì. Luật Canada dự kiến
cấm việc tuỳ tiện sử dụng biểu tượng tái chế tuần hoàn (mũi tên đuổi theo), trừ trường
hợp tuân theo đúng nguyên tắc ghi nhãn; cấm sử dụng mã nhận dạng nhựa kết hợp biểu
tượng “mũi tên đuổi theo”; cấm sử dụng các thuật ngữ, biểu tượng về việc tái chế hoặc
hướng dẫn tái chế trái với quy tắc ghi nhãn…; cấm sử dụng các thuật ngữ “tự huỷ sinh
học”, “có khả năng phân huỷ”, “có thể dùng làm phân bón” gây hiểu nhầm rằng sản
phẩm sẽ phân hủy, phân mảnh hoặc phân hủy sinh học trong môi trường; cấm sử dụng
nhãn màu xanh lá cây gây hiểu nhầm với chất thải hữu cơ… (tình trạng hiểu nhầm hiện
nay là có thể vứt các sản phẩm nhựa này lẫn với rác thải hữu cơ).
Thứ tư, bản thân các chuỗi bán lẻ vì sợ trách nhiệm cũng sẽ ưu tiên lựa chọn các
sản phẩm trong nước để tránh thực thi EPR, đặt gánh nặng cuối cùng lên người tiêu dùng
vì có ít lựa chọn hàng hoá và chịu chi phí cao.
Thứ năm, dự thảo cũng đặt ra quy định về việc ghi nhãn phụ, mã QR code và trách
nhiệm báo cáo hàm lượng tái chế (báo cáo tổng lượng nhựa sử dụng và nhựa tái chế đối
với bao bì mềm), trách nhiệm lưu giữ thông tin báo cáo, quy định sản phẩm sử dụng hàm
lượng tái chế phải do bên thứ ba kiểm định và xác nhận…, các quy định này đặt ra khó
khăn cho cả bên được uỷ quyền nộp báo cáo (nhà nhập khẩu) lẫn tăng chi phí cho bên uỷ
quyền (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu).
Từ những lý do trên, Singapor có một số nhiệm vụ cần làm được tại S.MUN 2023
bao gồm:
- Kêu gọi thành lập Quỹ Hỗ trợ EPR, phục vụ cho các Quốc gia đang nghiên cứu,
phát triển EPR (trong đó có Canada). Quỹ này dựa trên sự đóng góp chung của tất cả
các Quốc gia, tuy nhiên, chỉ tập trung đầu tư cho các quốc gia đang nghiên cứu, phát triển
EPR mà thôi chứ không đầu tư cho các quốc gia chưa phát triển EPR hoặc gây ra ô
nhiễm môi trường, sản xuất, khai thác khoản sản).
- Kêu gọi miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp có áp dụng EPR.
- Kêu gọi đánh thuê cao hơn với các doanh nghiệp không áp dụng EPR.
- Khích lệ sự phát triển và tăng cường khả năng của các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp tái chế và xử lý chất thải.
- Chuyển trách nhiệm của quản lý chất thải từ cộng đồng và chính phủ đến những
người sản xuất và nhập khẩu, giảm gánh nặng tài chính và hợp pháp cho cộng đồng và
chính phủ địa phương.
5. QUAN HỆ ĐỘNG MINH CỦA QUỐC GIA TẠI S.MUN 2023
5.1 Trong khu vực ASEAN
5.1.1 Việt Nam
Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-
2023), lãnh đạo hai nước thống nhất thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, ưu tiên tăng cường tiếp
xúc, đối thoại, trao đổi đoàn các cấp; thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Cùng với sự phát triển không ngừng của quan hệ chính trị-ngoại giao, hợp tác an
ninh-quốc phòng Việt Nam-Canada cũng được thúc đẩy mạnh mẽ phù hợp với khuôn khổ
quan hệ Đối tác toàn diện. Giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương giữa hai nước ngày
càng sôi động và hiệu quả. Các tuần lễ văn hóa, các sự kiện giao lưu nhân dân thường
xuyên được tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam và Canada.
Quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Canada là nền tảng vững chắc cho
phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Từ khi xác lập Đối tác toàn diện năm 2017, giá
trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngoài ra, Canada khẳng định duy trì viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam, tổng
giá trị ODA Canada dành cho Việt Nam từ năm 1990 là khoảng 2 tỷ đôla Canada (CAD).
Canada cũng viện trợ 15,2 triệu CAD cho 2 Dự án An toàn Thực phẩm - SAFEGRO dành
cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã tiếp và
làm việc với Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Perry Steil về hợp tác lĩnh vực môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về định giá và thiết lập thị trường carbon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
phía Canada cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm ra được một mô hình phù hợp với
điều kiện kinh tế, điều kiện từ nhiên của Việt Nam. Ngoài ra, phía Canada cũng sẵn sàng
hợp tác sâu rộng hơn nữa trong các lĩnh vực về chuyển đổi năng lượng, chống rác thải
nhựa…
5.1.2 Malaysia
Canada tăng cường hợp tác với Malaysia trong các lĩnh vực an ninh, thương mại
và đầu tư.
Mối quan hệ kinh tế giữa Canada và Malaysia thường xuyên được thúc đẩy thông
qua các hoạt động thương mại và đầu tư. Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các quan chức
cũng giúp thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực khác nhau.
Đối thoại và hợp tác về chính trị, an ninh, và các vấn đề toàn cầu khác cũng đóng
một vai trò quan trọng trong quan hệ song phương này.
5.1.3 Myanmar
Tháng 9/2012, Canada lập cơ quan đại diện thương mại ở Myanmar.
Trong quá khứ, quan hệ giữa Canada và Myanmar đã trải qua nhiều thăng trầm.
Canada đã thể hiện quan ngại về tình hình nhân quyền và phát triển ở Myanmar, đặc biệt
là trong bối cảnh những vấn đề như đối xử với người Rohingya, một nhóm dân tộc thiểu
số mà đã phải đối mặt với những tình trạng nguyên tắc và nhân quyền nghiêm trọng.
Canada đã tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc lên án các hành động gây
tranh cãi tại Myanmar và thúc đẩy các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề. Các biện pháp
này có thể bao gồm cả việc áp đặt lệnh trừng phạt và các biện pháp khác nhằm tăng áp
lực lên chính phủ Myanmar để cải thiện tình hình nhân quyền.
5.1.4 Campuchia
Canada duy trì một quan hệ tốt đẹp với Campuchia trong các lĩnh vực như phát
triển, giáo dục, và nhân quyền.
Canada thường tham gia vào các hoạt động phát triển và hỗ trợ kinh tế ở các quốc
gia đang phát triển, và Campuchia có thể là một trong những quốc gia nhận định được sự
hỗ trợ này. Đồng thời, Canada có thể đề cao các giá trị nhân quyền và thúc đẩy nó trong
quan hệ với Campuchia, đặc biệt là đối với các vấn đề như tự do ngôn luận và quyền con
người.
5.1.5 Singapore
Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Canada, Singapore là “đối tác quan
trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada”.
Năm 2022, Singapore là điểm đến đầu tư trực tiếp lớn nhất của Canada ở Đông
Nam Á và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai của Canada từ khu vực phát
triển năng động này. Kim ngạch thương mại hàng hóa song phương tăng 28% so với năm
2021.
5.2 Ngoài khu vực ASEAN
5.2.1 Nhật Bản
Canada-Nhật Bản tái khẳng định sức mạnh của quan hệ đối tác chiến lược. Hai
Thủ tướng Canada, Nhật Bản thảo luận cam kết chung duy trì các tiêu chuẩn cao trong
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, tạo thuận lợi cho tăng
trưởng và tạo việc làm.
Hai quốc gia cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ để phát triển kinh tế, kiến tạo việc
làm tốt ở cả hai nước, củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và tăng cường an ninh
khu vực, thông qua Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được công bố gần đây
của Canada và Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản.
Hai nước đã thảo luận việc tăng cường thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng
thời củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và an ninh kinh tế để tạo việc làm tốt cho
tầng lớp trung lưu và đem lại các cơ hội mới cho khối doanh nghiệp. Mở rộng hợp tác
trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, năng lượng, khoáng sản quan
trọng và công nghệ mới nổi.
Hai Thủ tướng cũng thảo luận về cam kết chung nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao
trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo
thuận lợi cho tăng trưởng và tạo việc làm.
5.2.2 Hàn Quốc
Tháng 5/2023, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố nước ông sẵn sàng hợp
tác với Hàn Quốc trong các dự án kinh tế quan trọng, cũng như chống lại mối đe dọa hạt
nhân từ Triều Tiên.
Năm 2023 là kỷ niệm 60 năm quan hệ giữa Canada và Hàn Quốc. Hai nước này
đang tìm cách mở rộng quan hệ an ninh bao gồm chia sẻ thông tin tình báo, đồng thời
cùng quan sát sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đặc biệt, Canada đã tái xác nhận sự ủng hộ đối với "đề xuất táo bạo" mà Hàn
Quốc từng công bố trong lễ Quốc khánh 15/8 năm ngoái về phương án hỗ trợ kinh tế như
cung cấp lương thực, hỗ trợ cơ sở hạ tầng nếu Bình Nhưỡng đồng ý từ bỏ phát triển hạt
nhân; cùng những nỗ lực chung nhằm theo dõi việc thực hiện cấm vận miền Bắc của Liên
hợp quốc và mở rộng sự tham gia của Hải quân Canada trong các cuộc tập trận chung
trên biển trong khu vực.
Lãnh đạo hai nước có kế hoạch sẽ thúc đẩy hợp tác trong mạng lưới cung cấp liên
quan đến tinh chế, giao dịch, tái sử dụng khoáng sản trọng tâm, cũng như hợp tác để
chuyển đổi sang năng lượng sạch như khí hydro và công nghệ thu hồi, lưu trữ và sử dụng
carbon (CCUS).
5.2.3 Mỹ
Hợp tác quốc phòng, an ninh, thúc đẩy hợp tác thương mại, năng lượng sạch và
phối hợp nhằm ngăn chặn vấn đề người nhập cư là những lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo
Mỹ và Canada tập trung thảo luận hồi tháng 3/2023.
Hợp tác giữa Mỹ và Canada nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư cũng là vấn đề
hai bên đặc biệt quan tâm.
Khơi thông dòng chảy thương mại tự do giữa Canada và Mỹ là vấn đề quan trọng
đối với cả hai nước. Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Canada lâu nay vẫn còn tồn tại
nhiều bất đồng, trong đó có việc Washington khấu trừ thêm thuế cho các loại ô-tô điện do
các công nhân Mỹ chế tạo, Canada đánh thuế đối với những tập đoàn công nghệ có trụ sở
tại nước này, thuế nhập khẩu đánh vào gỗ xẻ mềm, tấm pin năng lượng mặt trời...
Tuy nhiên, những bất đồng này đã bị lu mờ trước những thách thức lớn trên toàn
cầu mà hai nước đang phải đối mặt. Bởi thế, Hiệp định Thương mại tự do Mỹ-Canada-
Mexico (USMCA) được cho là một "trụ cột cơ bản" trong nỗ lực của Washington và
Ottawa thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung.
5.3 Đối với các nước không phải đồng minh
5.3.1 Philipines
Năm 2019, mối quan hệ song phương giữa Philippines và Canada bất ngờ bị suy
giảm xuống mức thấp chưa từng thấy vì một lý do ít ai ngờ tới. Đó là kể từ khi một công
ty của Canada vận chuyển khoảng 100 container bên trong có chứa đầy rác thải, nhưng
bên ngoài lại dán nhãn là hàng hóa “có thể tái chế được”, tới các cảng biển của
Philippines trong năm 2013 và năm 2014.
Bất đồng giữa Canada và Philippines liên quan tới lượng lớn rác thải ở các cảng
của Philippines đã làm mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Trước đó thì mối
quan hệ này đã bị thử thách, sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau đặt ra câu hỏi về
chiến dịch trấn áp ma túy ở trong nước, do ông Duterte khởi xướng.
5.3.2 Ấn Độ
Căng thẳng ngoại giao giữa Ấn Độ - Canada nổ ra sau khi Thủ tướng Canada
Justin Trudeau cáo buộc, đặc vụ Ấn Độ sát hại Hardeep Singh Nijjar, một công dân
Canada. Ông Singh Nijjar bị Ấn Độ coi là đối tượng khủng bố đang bị truy nã. Nhân vật
này có liên quan tới phong trào ly khai muốn thành lập nhà nước riêng của người Sikh ở
Punjab.
Canada rút 41 nhân viên ngoại giao khỏi Ấn Độ do căng thẳng. Với quyết định
trên, Canada hiện chỉ còn 21 nhân viên ngoại giao tại Ấn Độ.
Quan hệ Ấn Độ và Canada đang rơi vào vòng xoáy của những trả đũa ngoại giao
qua lại, bên nào cũng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo hộ các công dân của mình.

You might also like