Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


KHOA SƯ PHẠM
-----------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THI PHÁP THỂ LOẠI SỬ THI VÀ ỨNG
DỤNG VÀO GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 10 – GDPT 2018

Họ và tên: Trần Thị Yến Nhi


Mã sinh viên: 222000563
Lớp chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn D2022A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thuý Hồng

HÀ NỘI, 2023
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
-----------

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU THI PHÁP THỂ LOẠI SỬ THI VÀ ỨNG
DỤNG VÀO GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 10 – GDPT 2018

Họ và tên: Trần Thị Yến Nhi


Mã sinh viên: 222000563
Lớp chuyên ngành: Sư phạm Ngữ văn D2022A
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thuý Hồng

HÀ NỘI, 2023
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Lời phê của giảng viên
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
đã đưa học phần Văn học dân gian Việt Nam vào chương trình đào tạo. Đặc biệt, em xin
trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Thuý Hồng – giảng viên học phần Văn học dân gian
Việt Nam, người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý giá cho em
trong khoảng thời gian qua. Trong thời gian tham gia vào lớp của cô, em đã có được cho
bản thân thân nguồn kiến thức quý báu, tinh thần học tập hăng say, nghiêm túc. Đây chắc
hẳn sẽ là nguồn kiến thức quý giá, là hành trang giúp em có thể vững bước sau này.

Em cũng xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Thủ
đô Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô Khoa Sư phạm – những người đã truyền lửa, giảng dạy
kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành bài tiểu luận này.

Bộ môn Văn học dân gian Việt Nam là môn học vô cùng hữu ích và có tính thực
tiễn cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức, gắn liền với việc hình thành và phát triển
năng lực của sinh viên. Mặc dù đã dành nhiều tâm huyết và công sức để hoàn thiện bài
tiểu luận này tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và bản thân cũng chưa có
nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót và nhiều điểm
còn chưa chính xác trong quá trình làm bài. Em rất mong nhận được những sự đóng góp
của quý thầy, cô giúp bài tiểu luận trở nên hoàn chỉnh hơn nữa.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Sinh viên

Trần Thị Yến Nhi


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
6. Cấu trúc bài tiểu luận ................................................................................................. 2
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
Chương 1: Một số lý luận cơ bản................................................................................. 3
1.1 Khái quát chung về văn học dân gian Việt Nam ............................................... 3
1.1.1 Khái niệm về văn học dân gian ............................................................... 3
1.1.2 Đôi nét về đặc trưng của văn học dân gian ............................................ 3
1.1.3 Một vài giá trị cốt lõi văn học dân gian .................................................. 4
1.2 Thể loại Sử thi .................................................................................................. 4
1.2.1 Khái niệm thể loại Sử thi ......................................................................... 4
1.2.2 Mục tiêu dạy học thể loại Sử thi .............................................................. 6
1.2.3 Đặc trưng thể loại Sử thi ......................................................................... 6
1.2.4 Quy trình đọc hiểu Sử thi ...................................................................... 14
Chương 2: Thiết kế hệ thống câu hỏi Sử thi theo đặc trưng thể loại và ứng dụng
vào chương trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018 ............................................................. 15
2.1 Kỹ năng khám phá văn bản/thông tin qua hệ thống câu hỏi .......................... 15
2.1.1 Mức độ nhận biết................................................................................... 16
2.1.2 Mức độ thông hiểu................................................................................. 16
2.1.3 Mức độ vận dụng ................................................................................... 16
2.2 Ứng dụng vào chương trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018.................................. 17
2.2.1 Câu hỏi nhận biết .................................................................................. 23
2.2.2 Câu hỏi thông hiểu ................................................................................ 24
2.2.3 Câu hỏi vận dụng - kết nối .................................................................... 25
2.2.2 Câu hỏi thông hiểu ................................................................................ 27
2.2.3 Câu hỏi vận dụng - kết nối .................................................................... 28
Chương 3: Tổ chức dạy học thể loại Sử thi vào chương trình Ngữ văn 10 - GDPT
2018.............................................................................................................................. 30
Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi khởi động ............................................................. 30
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ....................................................................... 31
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm, tìm hiểu chi tiết về nhân vật, nghệ thuật trong văn
bản và vận dụng. ................................................................................................... 31
Hoạt động 4: Mở rộng, sáng tạo............................................................................ 32
Hoạt động 5: Tổng kết, liên hệ cá nhân ................................................................ 35
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một cuốn tài liệu về Văn học dân gian, tác giả đã nhận định văn học dân
gian là nền tảng, là dòng sữa mẹ trắng thơm trong dòng chảy văn học của dân tộc Việt
Nam. Văn học dân gian vừa là nền tảng của văn học viết, vừa là con đường đầu tiên của
lịch sử văn học dân tộc, có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình hình thành và phát triển của
văn học viết, là nguồn cảm hứng phong phú, tạo thêm vốn sống và cảm hứng sáng tác cho
văn học viết. Văn học dân gian ra đời có thể nói là song song với quá trình ra đời của lịch
sử dân tộc đã tồn tại, phát triển qua một thời gian dài trước khi có sự xuất hiện của nền
văn học viết. Văn học dân gian như một ngọn nguồn trong lành từ các cảm hứng lịch sử
dân tộc và bản sắc Việt Nam, về những vị anh hùng mang đầy đủ nhân, trí, dũng. Đúng
với lời của nhà văn người Nga M.Gorky từng nói: “Một nhà văn không biết về văn học
dân gian là một nhà văn tồi.” văn học dân gian ví như những sợi nhuỵ tinh hoa làm nên
những đoá hồng vàng của nghệ thuật. Văn học dân gian truyền thống của Việt Nam gồm
12 thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn… đặc biệt không thể
không kể đến thể loại sử thi.
Sử thi là một thể loại văn học tự sự dân gian giàu giá trị bậc nhất trong kho tàng
văn học dân gian Việt Nam. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về sử thi ở Việt Nam đã được tiến
hành từ những năm 20 của thế kỉ XX, với những công trình đầu tiên vô cùng to lớn của
người Pháp (năm 1927, công sứ Sabatier người Pháp đã giới thiệu về sử thi Đăm Săn
được viết bằng tiếng Pháp). Cho đến ngày nay, trải qua hơn 80 năm, song những nhà
nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam vẫn không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu và khám
phá những ý nghĩa cùng các nét độc đáo của thi pháp sử thi ở Việt Nam. Điển hình qua
việc đã có rất khá nhiều tác phẩm sử thi của nhiều dân tộc khác nhau trên mọi miền đất
nước (phần lớn là sử thi của đồng bào dân tộc khu vực Tây Nguyên và một số tác phẩm
sử thi của người Mường, Thái...) đã được phổ biến rộng rãi với độc giả trong nước. Điển
hình phải kể đến với bộ sử thi Tây Nguyên với các tác phẩm tiêu biểu như “Giông làm
nhà mồ” – Sử thi Ba Na; “Leeng nghịch đá thần của Yang” – Sử thi Mơ Nông; “Thuốc cá
ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng” – Sử thi Mơ Nông hay sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người
Mường; sử thi “Táy pú xấc” của đồng bào Thái Tây Bắc…
Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hoá, khoa học phát triển với tốc độ
nhanh chóng thì nhu cầu giao lưu, hội nhập với các quốc gia trên toàn cầu càng cao hơn
thì giáo dục – đào tạo giữ vai trò vô cùng to lớn trong quá trình tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia cũng như của toàn thế giới. Không chỉ chạy theo bề nổi thành tích nhằm bù
đắp các khiếm khuyết vốn đã có từ lâu, giáo dục còn phải đối mới toàn bộ quá trình giáo
dục, từ cách giảng dạy đến việc kiểm tra đánh giá với mục tiêu phát triển, giáo dục con
người một cách toàn diện với đầy đủ các yếu tố Đức, Trí, Thể, Mỹ; học để biết, học để
làm, học để sống… Cùng với việc soạn lại chương trình sách giáo khoa thì việc vận dụng
và đổi mới giảng dạy các thể loại văn học dân gian có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với việc phát huy năng lực của người học nhằm để có kết quả cao nhất trong quá trình tiếp
nhận văn học. Vì thế, em xin chọn đề tài tiểu luận cho học phần là “Nghiên cứu thi pháp
thể loại Sử thi và ứng dụng vào giảng dạy Ngữ văn 10 – GDPT 2018”.

1
2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tiễn quá trình học tập, trải nghiệm thông qua những giờ học tập về thể loại
Sử thi thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10 tại trường trung học phổ thông và những kiến
thức, kinh nghiệm bản thân tích luỹ được khi học những học phần thuộc chuyên ngành
của Sư phạm Ngữ văn. Em sẽ tìm hiểu và nghiên cứu về thi pháp thể loại Sử thi và ứng
dụng vào giảng dạy Ngữ văn 10 – GDPT 2018 từ đó giúp mọi người hiểu biết thêm về
những nét độc đáo cũng như các đặc trưng trong tác phẩm sử thi, đóng góp một phần nhỏ
cho sự đổi mới trong giáo dục hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bàn về văn học dân gian Việt Nam không phải là một vấn đề nhỏ dễ viết, vì thế trong
phạm vi của đề tài này, em chỉ xin dừng lại ở việc nghiên cứu về những nét đặc trưng tiêu
biểu và mục tiêu dạy học thể loại Sử thi. Từ đó thiết kế câu hỏi Sử thi theo đặc trưng thể
loại và ứng dụng vào việc tổ chức dạy học tác phẩm thuộc thể loại sử thi trong chương
trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về mục tiêu dạy học thể loại Sử thi trong chương trình Ngữ Văn 10 -
GDPT 2018.
- Nghiên cứu những đặc trưng tiêu biểu của thể loại Sử thi và những nét độc đáo từ góc
độ nghệ thuật đến người đọc và người học.
- Qua quá trình nghiên cứu nhằm tiến hành thực nghiệm thiết kế hệ thống câu hỏi Sử thi
theo đặc trưng về thể loại theo 3 mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng. Song,
ứng dụng vào quá trình tổ chức dạy học tác phẩm thuộc thể loại Sử thi trong chương
trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu trên, em vận dụng các phương pháp sau
trong tiểu luận:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Xây dựng cơ sở lý thuyết bằng việc thu thập tài liệu
trong sách giáo khoa, sách giáo viên, dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa… thông qua
phương pháp phân tích tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thiết kế hệ thống câu hỏi và tổ chức dạy học.
6. Cấu trúc bài tiểu luận
Chương 1: Một số lý luận cơ bản
Chương 2: Thiết kế hệ thống câu hỏi Sử thi theo đặc trưng thể loại và ứng dụng vào
chương trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018
Chương 3: Tổ chức dạy học thể loại Sử thi vào chương trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018.

2
B. NỘI DUNG
Chương 1: Một số lý luận cơ bản
1.1 Khái quát chung về văn học dân gian Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về văn học dân gian
Folklore được hiểu là tri thức của toàn nhân loại, là tất cả những sáng tác có tính
chất nghệ thuật của nhân loại qua nhiều thế kỷ, tương ứng với thuật ngữ nghệ thuật
dân gian hay văn hoá dân gian. Ở Việt Nam, Folklore được định nghĩa là văn hoá dân
gian, nó hiểu theo một nghĩa rộng, đa chức năng dưới góc nhìn của mỹ học, văn hoá
và lịch sử. Chính vì thế, văn hoá dân gian không chỉ là văn học mà còn là văn hoá
được phân chia thành 3 khía cạnh: Văn hoá dân gian - văn nghệ dân gian - văn học
dân gian. Văn hoá dân gian mang tính truyền thống của một nền văn hoá, cận văn hoá
hoặc của một nhóm. Nó mang ý nghĩa tổng thể gồm toàn bộ giá trị về cả vật chất lẫn
tinh thần được nhân dân gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thời đại. Văn hoá dân gian
được hình thành trong cuộc sống sinh hoạt của từng dân tộc, từng khu vực dân cư,
cộng đồng. Văn nghệ dân gian còn mang hình thái ý thức xã hội của “nhận thức
nguyên hợp” các hình thức, hoạt động văn nghệ dân gian, truyền thống của quần
chúng nhân dân hay còn gọi là folklore về nghệ thuật bao gồm nghệ thuật diễn xướng
dân gian, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật ngữ văn dân gian…
Đặc biệt, chính là văn học dân gian - một thành phần của văn hoá dân gian trong
tổng thể folklore ngôn từ có tính thẩm mĩ. Văn học dân gian là bộ phận trong ngôn từ
truyền miệng của văn hoá dân gian, tái hiện tất cả những khía cạnh cuộc sống xoay
quanh khung cảnh sinh hoạt của đời sống nhân dân, xã hội, đất nước, từ công việc
làm ăn, đời sống đến các ước vọng và kinh nghiệm… Trái với văn học viết thì văn
học dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua những câu chuyện kể
dưới dạng lời răn đe, khuyên bảo, lý giải…
1.1.2 Đôi nét về đặc trưng của văn học dân gian
Văn học dân gian là một thành phần không thể thiếu của văn hoá dân gian, vì vậy
đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam cũng bao gồm bốn đặc trưng: Tính nguyên
hợp; tính truyền miệng; tính tập thể; tính dị bản. Đây chính là phương thức tồn tại,
lưu truyền và sáng tạo của văn học dân gian.
Tính nguyên hợp, (nguyên - ban đầu, hợp - kết hợp). Tính nguyên hợp chính là sự
pha lẫn với nhau một cách tự nhiên, sẵn có của nhiều yếu tố khác nhau khi chưa được
phân hoá - là đặc tính chưa được chuyên môn hoá của văn học dân gian khi khoa học
chưa hình thành và ứng dụng. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên
hợp cả về nội dung lẫn hình thức làm cho nó không những là một hiện tượng văn học
mà còn là một hiện tượng văn hoá mang trong mình những giá trị của văn hoá cộng
đồng, được thể hiện trong đời sống, thông qua các hoạt động sáng tác, trình diễn, tiếp
nhận của quần chúng nhân dân, thể hiện hình thái ý thức xã hội có tính thẩm mỹ cao.
Tính truyền miệng - phương thức tồn tại của văn học dân gian, đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nên nội dung, tư tưởng, nghệ thuật thẩm mĩ của tác phẩm
3
văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực đời sống, được sáng tác và truyền
miệng từ người này sang người khác. Phương thức thể hiện của tính truyền miệng rất
phong phú như: nói, ngâm, ca, kể, diễn xướng… Qua đó, ta nhận thấy được tính
truyền miệng là thể sống của văn học dân gian dựa trên các mô thức nhằm biểu hiện
giá trị tư tưởng và thẩm mĩ của văn học dân gian.
Tính tập thể - phương thức sáng tác của văn học dân gian, thông qua các hình
thức sinh hoạt, sáng tác, trình diễn hay tổ chức tập thể. Quá trình sáng tác tập thể diễn
ra khi một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể đón nhận, sau đó
thông qua việc đồng sáng tác mà tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa làm phong
phú, hoàn thiện cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật tác phẩm. Từ đó, tác
phẩm văn học dân gian sau khi ra đời sẽ trở thành tài sản chung của cộng đồng, ai ai
cũng có thể tiếp nhận và sửa đổi theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của bản thân.
Tính dị bản, được tạo nên từ tính truyền miệng và tính tập thể. Dị bản là bản có
những điểm khác biệt với bản chính được phổ biến rộng rãi của một tác phẩm văn
học. Do việc hình thành văn bản dựa trên quá trình sáng tác tập thể của nhân dân và
được lưu truyền từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác bằng phương
thức truyền miệng cho nên đã tạo ra nhiều dị bản cho các tác phẩm văn học dân gian.
Cụ thể là do trí nhớ, do việc tiếp nhận văn học của mỗi người là khác nhau mà từng
người đã điều chỉnh lại, bổ sung để phù hợp với tâm tư, tình cảm của chính mình,
cũng để phù hợp với tình hình chung của văn hoá, xã hội.
1.1.3 Một vài giá trị cốt lõi văn học dân gian
Văn học dân gian với sự phong phú của mình trên nhiều phương diện từ cuộc
sống tự nhiên, lao động đến những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người nên văn học
dân gian không những mang đến cho nhân dân một kho tàng tri thức vô cùng to lớn
về con người, cuộc sống, xã hội, những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ ngàn
đời của cha ông ta mà còn là những bài học giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người: yêu
nước, thương nòi, giàu lòng nhân ái… Chính vì vậy mà văn học dân gian là một
phương tiện giáo dục về nhân cách, nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tình cảm giữa con
người với con người, tạo nên một giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên
sắc thái riêng biệt cho nền văn hoá dân tộc. Mỗi sáng tác dân gian đều được coi là
một viên ngọc quý được mài giũa, là cơ sở, mảnh đất giàu dinh dưỡng cung cấp
nguồn cảm hứng lớn để các nền văn học sau này kế thừa và phát huy. Do đó dù cho
có trải qua lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước thì văn học dân gian vẫn luôn
đóng một vai trò chủ đạo, góp phần làm nên diện mạo nền văn học dân tộc Việt Nam.

1.2 Thể loại Sử thi


1.2.1 Khái niệm thể loại Sử thi
Sử thi là thể loại ra đời từ thời cổ đại, là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn,
sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp điệu, sử dụng các hình tượng nghệ thuật hoành tráng
oai hùng nhằm nói đến một hoặc nhiều biến cố lớn xảy ra trong cuộc sống xã hội của

4
cư dân thời cổ đại. Thể loại sử thi kể về sự kiện và người anh hùng cộng đồng thông
qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kỳ tích của người anh hùng.
Khác với thể loại truyền thuyết, Sử thi ra đời từ thời cổ đại, nên các tác phẩm Sử
thi mang tính tập thể, được nhìn dưới góc nhìn chung của cộng đồng. Còn truyền
thuyết ra đời khi đã có nhà nước và gắn với các sự kiện có thật trong lịch sử, nên khi
ấy các tác phẩm truyền thuyết chính là sự đánh giá lịch sử của nhân dân.
Thể loại Sử thi được phân thành 2 loại:
1. Sử thi thần thoại (Sử thi mo):
- Như tên gọi của nó, Sử thi thần thoại là tập hợp những câu chuyện sử thi
mang màu sắc thần thoại được sử dụng để kể về sự hình thành vũ trụ, sự ra
đời của con người, của muôn vật, sự xuất hiện của các dân tộc và các vùng
cư trú cổ đại của họ, sự phát triển của nền văn minh buổi đầu… Là bộ “bách
khoa toàn thư” của xã hội, cộng đồng người trong giai đoạn lịch sử hình
thành đất nước.
- Mặc dù vẫn nghiêng về việc lý giải sự hình thành và phát triển thế giới, thế
nhưng trong giai đoạn này các tác giả dân gian đã không còn tin vào sự tồn
tại của các thế lực thần linh mà chỉ cho rằng, thế giới tự nhiên vốn là có
thiêng, các vật dụng, sự vật trong tự nhiên đều tồn tại linh hồn, gắn bó mật
thiết đến tín ngưỡng vật của người dân. Lý giải nguồn gốc, sự xuất hiện của
con người thông qua sự bảo vệ, chở che của các sự vật linh thiêng.
- Nổi bật với Sử thi Đẻ đất đẻ nước (Sử thi Mường); Cây Nêu thần (Sử thi
Mnong); Ẩm ệt luông (Sử thi Thái)...
2. Sử thi anh hùng (Sử thi khan):
- Sử thi anh hùng là thể loại Sử thi mang đậm yếu tố lịch sử, tập trung chủ
yếu vào các vị anh hùng, kể về các chiến công, cuộc đời và sự nghiệp của
người anh hùng với cộng đồng trong việc xây dựng và giúp đỡ buôn làng.
- Cuộc đời và sự nghiệp của các người anh hùng được đặc tả vô cùng chi tiết,
khắc họa hình ảnh người anh hùng cả về thể xác lẫn sự can đảm, mạnh mẽ, ra
sức bảo vệ chính nghĩa, nét đẹp trong tâm hồn.
- Những tác phẩm sử thi anh hùng sở hữu khối tài sản lớn phản ánh toàn bộ
xã hội, cộng đồng dân tộc trong giai đoạn tiền giai cấp, mang một vẻ đẹp kì
vì, to lớn, riêng biệt không gì có thể thay thế.
- Nổi bật với Sử thi Đăm Săn (Sử thi Ê-đê); Xing Nhã (Sử thi Gia-rai); Đăm
Noi (Sử thi Ba-na)…

5
tộc ngày càng giàu có, đông đúc... Sau đó Đăm Săn cùng những người nô lệ sau chiến
thắng trở về và ăn mừng, ăn mừng xa hoa.
(Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Gru bắt. Hơ Nhị chạy về báo cho Đăm Săn.
Chàng cùng dân làng đi đánh Mtao Gru để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng
oanh liệt. Đoạn trích dưới đây thuật lại sự việc này).
Đoàn người ra đi, đông như bầy catong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như
mối. Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành mui. Ngồi trên đầu voi là những chàng
trai vạm vỡ. Một trăm người đi ở trước, một nghìn người cất bước theo sau. Một mình
Đăm Săn cao lênh khênh đi giữa. Tôi tớ kéo theo từng từng lớp lớp, bóng người đi rợp cả
một vùng.
Họ đến giếng làng, rồi đến bờ rào làng Mtao Gru. Trước mặt họ là một bờ rào tre một
lớp hai lớp. Một bờ rào lồ ô một hàng hai hàng. Cổng làng trồng hai hàng cột lớn. Họ áp
sát bờ rào làng, ẩy cổng làng. Từ trong làng vọng ra tiếng ching khơk và hliang, nghe ì à, ì
ọp như tiếng ếch kêu dưới nước. Rõ ràng đây là một tay tù trưởng giàu mạnh. Một tù
trưởng giàu mạnh đầu bịt khăn nhiễu, vai mang nải hoa thật.
Đăm Săn: Ơ diêng! Ơ diêng! Mở cổng! Trời nắng to mặt ta đang bị chói nắng đây này.
Mtao Gru: Ơ các con! ở các con! Ra xem có chuyện gì ngoài ấy? Tiếng gì như tiếng gà
cục tác, tiếng trẻ nhà ai đang khóc, hay tiếng đe chí chát của gã thợ rèn ở ngoài kia? Ra
xem, nếu thấy người nhát thì hẵng mở cổng. Nếu thấy người dữ thì chôn cổng lại cho
chắc. Nện cổng lại cho thật chặt, nghe!
Đăm Săn: Ơ Y Suh, ơ Y Sah, hãy lấy những chiếc búa ăn rừng bén nhất san bằng cái bờ
rào này đi nào. Hãy chặt ở dưới, bổ ở trên, phá tan cái rào, cái cổng làng này đi nào.
Người của Đăm Săn đông như bầy catong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến
như mối. Họ đến bãi ngoài làng, tiến sát bờ rào làng.
Đăm Săn: Ơ diêng, ơ diêng xuống đây! Chúng ta đấu nhau chơi.
Mtao Gru: Ơ diêng, ơ diêng! Mời diêng lên nhà, ta muốn làm lễ cầu phúc cho diêng một
trâu.
Đăm Săn: Diêng còn muốn cúng trâu cầu phúc cho ta à? Há chẳng phải vợ ta diêng đã
cướp, đùi ta diêng đã chặt, ruột gan ta diêng đã moi ra rồi sao?
(Nói với tôi tớ) Ơ các con! Bớ các con! Lấy cái sàn sân nhà này đem bổ đôi ra cho ta.
Lấy cái cầu thang nhà này đem chẻ ra kéo lửa, hun cái nhà này cho ta xem nào.
Mtao Gru: Ấy khoan! diêng! Khoan! Để ta xuống. Không được đâm ta khi ta đang xuống
đó nghe.
Đăm Săn: Sao lại đâm diêng khi diêng đang xuống? Diêng xem, cả con lợn của diêng ở
trong chuồng, nào ta có thèm đâm đâu.
Mtao Gru: Ơ diêng, ơ diêng! Không được đâm ta khi ta đang đi đó nghe.
Đăm Săn: Sao ta lại đâm diêng khi diêng đang đi? Diêng xem, cả con trâu của diêng ở
trong chuồng, nào ta có thèm đâm đâu.
Thế là Mtao Grư phải xuống.
Đăm Săn: Ơ diêng! Khiên đao của diêng là khiên đao gì vậy?
Mtao Gru: Khiên thần, đao thần. Khiên đao dính đầy những oan hồn, khiên đao chỉ nhằm
đùi bọn tù trưởng nhà giàu. Ơ diêng, còn khiên đao của diêng là gì vậy?
Đăm Săn: Khiên đao kêu lạch xạch, khiên đao bị mọt ăn, không biết còn vững hay không
còn vững. Ơ diêng người hãy múa trước đi.
Mtao Gru: Rung khiên múa. Hắn múa kêu lạch xạch như quả mướp khô.
10
Đăm Săn: Diêng múa một mình, diêng múa chơi đó phải không diêng?
Mtao Gru: Bớ diêng, đến lượt diêng múa đi.
Đăm Săn rung khiên múa. Chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng.
Chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên. Chàng múa chạy nước kiệu, ba lớp núi liền
rạn nứt, ba đồi tranh liền bật rễ tung bay. Chàng chạy vun vút một mình không ai theo kịp.
Còn Mtao Gru bước thấp bước cao, chạy trốn mũi giáo thần, mũi giáo dính đầy những
oan hồn của Đăm Săn. Hắn nhằm đùi Đăm Săn phóng cây giáo của hắn tới, nhưng chỉ
trúng một con lợn thiến.
Đăm Săn: Sao diêng lại đâm con lợn thiến? Còn đùi ta diêng dành làm gì? Đây, diêng
hãy xem ta. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của Đăm Săn nhằm đùi kẻ thù
phóng tới, đâm vừa trúng đích.
Đăm Săn: Đùi diêng sao lại đỏ thế kia, ơ diêng?
Mtao Gru: Cái viền chăn của vợ hai chúng ta ở nhà đó.
Mtao Gru khập khiễng như gà gãy cánh, lảo đảo như gà gãy chân, vừa chạy vừa kêu
oai oái ở bãi tây. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh
quanh vườn cam, Đăm Săn phá nát vườn cam. Ba lần hắn chạy trốn về phía đông, ba lần
hắn chạy trốn về phía tây, vướng hết thừng trâu đến chão voi. Cuối cùng không chạy được
nữa, hắn ngã lăn quay ra đất. Đăm Săn nhảy tới giẫm lên chém đùi hắn.
Mtao Gru: Khoan, diêng. Hãy khoan, diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu.
Đăm Săn: Sao lại khoan? Chân ngươi đã đứt, đùi ngươi đã gãy. Máu ngươi đã chảy lênh
láng khắp xóm làng. Đầu ngươi ta sẽ vứt trong rừng tranh. Hàm ngươi ta sẽ bêu ngoài sân
cỏ, cho kiến đen kiến đỏ chúng bầu. Người to gan lớn mật. Dám coi mình cao hơn cả non
xanh. Vợ ta ngươi cướp, đùi ta ngươi chém, ruột gan ta ngươi moi. Khắp người Ê-đê trên
cao, người Bih, người Mnông dưới thấp, khắp tây đông không có một ai như ngươi cả.
(nói với tôi tớ) Ơ các con, ơ các con. Cái đầu hắn các con đem bêu ngoài cổng làng. Cái
hàm hắn các con đem móc ngoài bãi cỏ, cho kiến đen kiến đỏ chúng bầu. (nói với dân
làng Mtao Gru) Hỡi nghìn chim sẻ, hỡi vạn chim ngói. Hỡi tất cả tôi tớ có ở đây, các
người có đi với ta không?
Dân làng: Sao chúng tôi lại không đi? Tù trưởng chúng tôi đã chết rồi. Sao chúng tôi lại
không đi? Tù trưởng chúng tôi đã rữa ra rồi. Chúng tôi còn ở lại với ai?
Ai phải gọi là ông thì gọi là ông.
Dân làng: Ông ơi, ông! Chờ chúng tôi với. Để chúng tôi hót cái bếp đã.
Ai phải gọi là bác thì gọi là bác.
Dân làng: Bác ơi, bác! Chờ chúng tôi với. Để chúng tôi quét cái nhà đã.
Đăm Săn ra về. Người đi đông như bầy catong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như
kiến như mối. Họ đem theo của cải trông như con ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi
chuyển hoa, như trai gái đi bến nước của làng gùi nước.
Đăm Săn: Ơ các con, ở các con. Ai ưng cùm thì chặt cùm. Ai ưng gông thì chặt gông mà
mang theo.
Dân làng: Vâng chúng tôi xin chặt. Chúng tôi sẽ chặt và mang theo cho đến bãi ngoài
làng, cho đến sân trong làng ông à.
Đăm Săn: Nào ta có bảo các ngươi chặt thật gông cùm làm gì. Ta chỉ muốn bảo các
ngươi chặt lấy cột nhà đem về làm nhà mà ở.

11
- Lời nhân vật: là lời đối thoại của Đăm Săn với Mtao Gru và dân làng, cho thấy
nhân vật đã có lời nói của riêng mình bộc lộ lên tính cách và phẩm chất của nhân vật.
Càng làm rõ hơn những phẩm chất cao quý, sự oai hùng, chính trực, mạnh mẽ của
người anh hùng cộng đồng Đăm Săn.
Cảm hứng chủ đạo: Tác phẩm mang cảm hứng là sự tôn vinh, ngưỡng mộ, ca ngợi
và trân trọng vào sức mạnh của người anh hùng cộng đồng Đăm Săn trong công cuộc
thiết lập lại trật tự xã hội, gắn kết cộng đồng
- Đó còn là tinh thần lạc quan của nhân dân, luôn tin tưởng, khát vọng về một
tương lai tốt đẹp của đất nước, vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, mang cảm hứng
lãng mạn.
Giá trị/ý nghĩa: Hình thành nên ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc
Ê-đê, đó là những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý báu của dân tộc, đánh dấu một
thời đại của Sử thi phát triển rực rỡ.
- Sự đồng lòng, ý chí thống nhất và tinh thần đoàn kết của dân tộc, luôn hi sinh, bảo
vệ sự bình yên cho dân tộc. Giá trị tinh thần, đạo đức to lớn, thể hiện niềm hy vọng,
tự hào về cuộc sống của cả cộng đồng dân tộc, các chuẩn mực về đạo đức, xã hội
được đề cao và tôn vinh.
- Từ đó, phải luôn luôn giữ gìn và bảo tồn những truyền thống và nét đẹp của văn
hóa của dân tộc.
1.2.4 Quy trình đọc hiểu Sử thi
1. Xác định đề tài, cốt truyện, các tình tiết chính.
2. Nhận diện hình tượng nhân vật anh hùng: tính hài hoà, tính biểu tượng trong việc
thể hiện tư tưởng, chủ để tác phẩm.
3. Phát hiện, đánh giá những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong thể hiện chủ đề tác
phẩm.
4. Suy đoán tư tưởng, quan niệm của tác giả dân gian khi kể chuyện về quá trình
phát triển và chiến đấu bảo vệ cộng đồng.
5. Liên hệ với thực tiễn để thấy ý nghĩa của sử thi với cuộc sống đương đại và bản
thân.
VD: Đọc hiểu văn bản “ Đăm Săn chiến thắng Mtao Gru” (Trích Đăm Săn - Sử
thi Ê-đê)
1. - Xác định được các dấu hiệu nhận biết tác phẩm là thể loại Sử thi thông qua đặc
trưng của thể loại. Gồm 8 đặc trưng đã được phân tích và nhắc đến ở trên: Đề tài, Cốt
truyện, Nhân vật, Không gian, Thời gian, Ngôn ngữ, Cảm hứng chủ đạo, Giá trị, ý
nghĩa của tác phẩm.
- Xác định được các tình tiết và sự kiện chính trong tác phẩm: Gồm 4 sự kiện chính

14
2. Xác định hình tượng nhân vật người anh hùng mà tác giả dân gian hướng tới trong
tác phẩm: hình tượng nhân vật người anh hùng Đăm Săn, là nhân vật trung tâm của
Sử thi, của thời đại Sử thi
- Thông qua hình tượng nhân vật người anh hùng Đăm Săn đã thể hiện tư tưởng, chủ
đề gì của tác phẩm, nhân dân muốn gửi gắm điều gì thông qua nhân vật Đăm Săn:
Khát vọng về người đứng đầu, cai trị của bộc tộc, cộng đồng, một lý tưởng cao cả,
mạnh mẽ, dũng cảm, luôn vì lợi ích của cộng đồng.
3. Phát hiện, đánh giá những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm như: ngôn
ngữ, Kể xen lẫn tả, Các biện pháp tu từ: So sánh, đối lập, tương phản, phóng đại, phép
điệp, nghệ thuật xây dựng nhân vật…
- Qua đó, chỉ ra được tác dụng của nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng
tác phẩm: Làm khắc hoạ rõ nét tư thế, tầm vóc, sức mạnh phi thường, kết tinh được
sức mạnh của cộng đồng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng
Đăm Săn; Miêu tả một cách chân thực, rõ nét, đối lập giữa hai nhân vật Đăm Săn và
Mtao Gru, khắc hoạ rõ nét tính cách và hành động phi thường của Đăm Săn. Thể hiện
được tư tưởng, khát vọng của cộng đồng xưa muốn vươn tới một sức mạnh hoàn hảo.
4. Làm rõ được tư tưởng, quan niệm của tác giả dân gian khi kể chuyện về quá trình
phát triển và chiến đấu bảo vệ cộng đồng: Mong muốn người anh hùng cộng đồng
luôn được các thần linh phù hộ, thể hiện niềm vui của cộng đồng cũng chính là niềm
vui của thần linh. Tin tưởng, khát vọng về một thế giới hài hoà giữa cộng đồng của
con người, ở đó con người có khả năng tập hợp được sức mạnh để chinh phục những
đỉnh cao của sức mạnh, của kỳ tích; về một cộng đồng, một tập thể hài hoà, vững
mạnh.
5. Qua quá trình đọc hiểu văn bản, ta cần mở rộng liên hệ với thực tiễn để thấy ý
nghĩa của sử thi với cuộc sống đương đại và bản thân.
- Sử thi mang trong mình giá trị của văn hoá, lịch sử về tính tập thể, tính cộng đồng
được kết tinh trong hình tượng người anh hùng. Sự hài hoà, gắn bó của cá nhân với
cộng đồng.
- Mang những giá trị đạo đức to lớn: Tự hào về sự tồn tại và phát triển của một xã hội
cộng đồng. Giáo dục con người biết bảo tồn, phát huy những truyền thống, những giá
trị tốt đẹp của dân tộc.
- Tìm đọc thêm các tác phẩm Sử thi và những bài viết về nét đẹp của thi pháp Sử thi
để nắm rõ hơn về các đặc trưng thể loại, những nét đặc sắc tiêu biểu trong nghệ thuật
Sử thi và những bài học mà người xưa hướng tới.

Chương 2: Thiết kế hệ thống câu hỏi Sử thi theo đặc trưng thể loại và ứng dụng vào
chương trình Ngữ văn 10 - GDPT 2018
2.1 Kỹ năng khám phá văn bản/thông tin qua hệ thống câu hỏi

15
2.1.1 Mức độ nhận biết
* Câu hỏi nhận biết thuộc câu hỏi bậc 1 nhằm giúp các em hiểu nghĩa bề nổi (tường
minh của văn bản)
* Để thực hiện câu hỏi nhận biết về Sử thi, học sinh cần đọc kỹ văn bản và hoàn
thành theo trình tự:
- Xác định các yếu tố chính như: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian…
- Xác định đề tài và đặc điểm hình tượng/nhân vật phù hợp với đề tài (lời nói, hành
động, suy nghĩ, cảm xúc nhân vật).
- Xác định chi tiết, sự việc quan trọng thể hiện rõ thái độ, tư tưởng mà người kể
muốn gửi gắm hoặc bộc lộ rõ vẻ đẹp/sức mạnh của con người Sử thi.
2.1.2 Mức độ thông hiểu
* Câu hỏi lý giải/kiến giải vấn đề
- Câu hỏi lý giải nguyên nhân dẫn đến lời nói, hành động, tình cảm… của nhân vật
Sử thi. Muốn thực hiện được câu hỏi này cần xác định vị trí của chúng trong văn
bản, chú ý đến các sự việc, tình tiết, lời nói, hành động của nhân vật diễn ra trước
hoặc sau đó.
- Kết nối với các thông tin trong văn bản, để làm rõ các căn cứ thể hiện chủ đề của
văn bản Sử thi nhằm giải thích cho câu hỏi vì sao, tại sao.
- Câu hỏi tư duy thuộc dạng có yếu tố mở nên có 2 căn cứ để giải thích: một là từ
nội dung văn bản; hai là từ sự hiểu biết của cá nhân (tuỳ vào cách lý giải và trình độ
hiểu biết của bản thân để học sinh đưa ra các lý do phù hợp).
* Câu hỏi phân tích ý nghĩa/chi tiết/hành động đặc sắc
- Chi tiết, sự việc, hay hành động/việc làm đó (được nhắc đến trong câu hỏi) phản
ánh được đặc điểm của nhân vật? Gợi, tác động đến các nhân vật liên quan…
- Phân tích, làm rõ được các chi tiết, sự việc, hay hành động/việc làm đó có ý nghĩa
như thế nào đối với nhân vật, đối với mục đích mà người kể hướng đến.
- Phát hiện các giá trị đạo đức, văn hoá phù hợp từ văn bản Sử thi. Cần liên hệ với
bối cảnh lịch sử - văn hoá thời đại xuất hiện Sử thi để lý giải.
2.1.3 Mức độ vận dụng
* Câu hỏi đánh giá
- Đánh giá về nhân vật, quan điểm, khát vọng xây dựng cộng đồng thống nhất, hài
hoà: Cần đối chiếu với bối cảnh lịch sử, văn hoá, nhận ra những tác động lịch sử
trong việc hình thành tư duy Sử thi.

16
Lang Cun Cần giao cho Viếng Cu Linh 1
Một mình đi xin lửa
Phải đi mấy ngày mấy bữa
Đem cho được lửa về
Mang cho được lửa về
2. Viếng Cu Linh ra đi
Đi xin nước xin lửa
Bước tới lật đật
Bước đi vội vàng
Đầu hôm đến mặt trăng
Sáng ra đến mặt trời
Rẽ vào chơi nhà Tà Cắm Cọt
Tà Cắm Cọt thăm hỏi:
- “Mỏi chân nên cháu phải vào nhà
Hay có việc gì đến hỏi”
Viếng Cu Linh thưa rằng:
- “Tà Cắm Cọt à
Tôi đến nhà sớm sớm
Vì Lang Cun Cần chưa có lửa đúc bạc
Lang Cun Cần chưa có nước rửa nhà
Tôi đi xin nước xin lửa”
Tà Cắm Cọt đã ưng
Liền gọi lũ em lấy con dao cán ngà
Lên đồi Ca Da
Chặt lấy năm cành cây năng
Chẻ lấy bảy mảnh lạt dang
Chẻ nứa vàng, nứa già làm bùi nhùi
Kéo lạt dang đi đi lại lại
Lửa bén bùi nhùi
Mang về trăm bó lửa
Chia một nửa cho Viếng Cu Linh
Tà Cắm Cọt nhốt Viếng Cu Linh vào mặt trống
Hỏi rằng:
- “Mày thấy tối hay thấy sáng”
Viếng Cu Linh trả lời:

1 Viếng Cu Linh: Con bọ hung

18
- “Tôi thấy tối như đêm như ống”
Lúc ấy,
Tà Cắm Cọt mới cho làm lửa
Lấy chín lá dong lành
Đùm tám gói lửa đỏ dưới
Gói chín gói nước để trên
Lửa gói đã được
Nước đùm đã nên
Tà Cắm Cọt mới cho
Viếng Cu Linh ra khỏi mặt trống
Cầm lấy tám gói lửa
Đỡ lấy chín gói nước
Thưa rằng:
- “Xin chào Tà Cắm Cọt tốt bụng
Chăm việc chăm làm
Tôi xin trở về Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ”
Tà Cắm Cọt ra tiễn
Cả mường nước mường lửa ra đưa
Viếng Cu Linh xuống thang lửa quanh co
Về theo mặt trời
Đi theo mặt trăng
Tay va vào núi
Vỡ chín đùm nước ở trên
Tưới lên tám gói lửa ở dưới
Khói tắt đằng khói
Nước trôi lại đằng đồng
Viếng Cu Linh về không
Lưng đã mỏi
Gối đau nhừ

19
Tay cầm nước, nước đã khô
Vai gánh lửa, lửa đã nguội
Mang hai tay về không
***
3. Về Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ
Nửa đêm
Viếng Cu Linh vào hầu Lang Cun Cần
Quỳ gối để van
Co chân xin tội
Lang Cun Cần nổi cơn dữ
Cử cơn hờn
Lấy chân phải đạp lại
Chân trái đạp đạp qua
Đạp Viếng Cu Linh ở giữa nhà
Đạp văng ra cửa sổ
Mở tiếng mắng tiếng chửi
Dồn tiếng thối tiếng cay:
- “Mày phải lấy phân con lợn làm nhà
Đội phân con gà làm cửa”
Miệng Viếng Cu Linh đã thưa
4. Lang Cun Cần lại hội chu chương mường nước
Hôm trước, con nít bàn qua
Hôm sau, ông già bàn đi bàn lại
Bây giờ phải cử anh chàng Tun Mun 2
Đi xin lửa về cho Lang Cun Cần đúc bạc
Đi xin nước về cho ông Lang Cun Cần lau dọn sàn nhà
Anh chàng Tun Mun
Đòi ăn cơm giữa cửa sổ

2 Tun Mun: Chỉ loài ruồi trâu

20
Đòi uống rượu giữa sàn
Mới chịu đi xin lửa mang về cho Lang
Tun Mun bảo rằng:
- “Chúng tôi đi lấy lửa lấy nước mang về
Ngày trước chẳng nói làm gì
Nhưng từ nay về sau
Mường phải cho chúng tôi cắn người nằm trong rừng
Cắn trâu bò ngủ trong núi
Miệng Lang Cun Cần đã thưa
Lòng Lang Cun Cần đã chịu
5. Tun Mun đến nhà Tà Cắm Cọt
Tà Cắm Cọt bước ra thăm hỏi:
- “Chàng Tun Mun ơi!
Tun Mun mỏi chân vào nghỉ
Hay có việc gì?”
Tun Mun gãi đầu gãi tai
Thở dài, thưa rằng:
- “Chúng tôi không phải mỏi chân xin nghỉ
Mà có việc cần nóng
Tà Cắm Cọt ơi!
Lang Cun Cần nhà chúng tôi
Đã có cửa có nhà
Mà chưa có nước có lửa
Lang sai chúng tôi đi xin lửa xin nước”
Tà Cắm Cọt hỏi rằng:
- “Hôm trước ta đã cho Viếng Cu Linh
Chín gói nước, tám gói lửa
Sao Tun Mun lại còn xin”
Chàng Tun Mun nói một lời

21
Xin thêm một lẽ:
“Của chẳng ăn chẳng để
Viếng Cu Linh gánh khoẻ gánh tài
Nhưng đến núi Lèn En
Gói lửa va vào núi
Gói nước tưới lên trên
Lửa tắt im im
Lửa chìm, nước chạy.
Tà Cắm Cọt lại sai người đi lấy lửa
Đem về chia cho Tun Mun
Tà Cắm Cọt lại cho Tun Mun
Chui vào trong bụng trống
Lắc lắc hồi lâu rồi hỏi:
- “Chúng mày thấy tối hay thấy sáng?”
Chàng Tun Mun nói cứng
Đứng dậy vỗ mặt trống nói bừa:
- “Tôi thấy sáng loà, sáng lắm
Sáng chói, sáng choang
Thấy cả đất Đồng Chì Tam Quan Kẻ Chợ”
Tà Cắm Cọt sợ lộ cách làm lửa
Vội nhốt Tun Mun vào giỏ
Bỏ lên gác bếp
Lại hỏi Tun Mun
- “Chúng bay thấy tối hay thấy sáng?”
Tun Mun trả lời:
- “Bây giờ nhìn xung quanh tối tối
Ngó lại thấy đen đen”
Nhưng anh chàng Tun Mun
Có mắt ở đỉnh đầu
Nhìn thâu qua gió
Ngó lọt qua nan
Thấy Tà Cắm Cọt kéo lửa
Bằng bùi nhùi dang
Kéo đi giằng lại
Tun Mun thấy lửa bén nùn
22
Chương 3: Tổ chức dạy học thể loại Sử thi vào chương trình Ngữ văn 10 - GDPT
2018
Tổ chức triển khai thực hiện trong giờ dạy Đọc hiểu: Tìm Lửa, Tìm Nước (Trích Đẻ đất đẻ
nước - Sử thi Mường)
Xác định cho học sinh nắm được mục tiêu của bài học:
Về kiến thức:
- Công cuộc tìm ra lửa, ra nước, hình thành vũ trụ, thế giới, phục vụ cho cuộc sống
sinh hoạt của con người cổ xưa. Sự hoà quyện giữa tư duy thần thoại và thế giới quan duy
vật.
- Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của Sử thi thần thoại (phân biệt với Sử thi anh hùng),
xây dựng thành công hình tượng nhân vật Sử thi, ngôn ngữ giàu vần, nhịp, hình ảnh lớn
lao, phóng khoáng, các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu…
- Qua đoạn trích ca ngợi cái cao cả, kỳ vĩ, hành trình đầy khó khăn, gian khổ khi
“Tìm lửa, tìm nước”. Tác giả dân gian hình dung sự hình thành của thế giới là không đơn
giản, mọi thứ sinh ra đều có nguyên nhân và lợi ích của nó, mọi thứ hình thành đều nằm
trong một hệ thống.
- Nắm rõ đặc trưng của thể loại Sử thi và vận dụng vào các văn bản Sử thi khác.
- Xây dựng năng lực cho học sinh qua việc vận dụng kiến thức vào các môn học
khác: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…
Về kĩ năng:
- Đọc (kể) truyền cảm tác phẩm, tưởng tượng và hóa thân vào các nhân vật để diễn lại
quá trình “Tìm lửa, tìm nước”
- Phân tích, nhận biết được các văn bản Sử thi dựa theo đặc trưng của thể loại Sử thi.
- Chỉ ra và thực tiễn những nét đẹp văn hoá xã hội trong đoạn trích vào đời sống.
- Hình thành một số kĩ năng: Làm việc nhóm, tư duy cá nhân, học tập chủ động, tích
cực và sáng tạo, phán đoán và nhận định một số tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Về bài học giáo dục:
- Nhận thức được những mục đích sống cao đẹp của từng cá nhân, từ đó kiên trì, phấn
đấu để đạt được mục đích đó vì danh dự, nhân cách và hạnh phúc chung của xã hội, của
cộng đồng.
- Giáo dục nhân cách, có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống văn
học - văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi khởi động
- Trò chơi: Đoán tên các trò chơi dân gian của người Mường

30
- Hình thức: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 2-3 thành viên lên nhận
những từ khoá về trò chơi, trò chơi dân gian của người Mường, sau đó diễn tả lại
bằng hành động, sao cho các thành viên bên dưới đoán được đúng từ khoá đó. Đội
nào đoán được trước sẽ được 1 điểm, kết thúc trò chơi đội nào có số điểm nhiều hơn
sẽ dành chiến thắng.
- Đoán được các từ khoá sau: Ném còn, đánh mảng, bắn nỏ, đè khà, đánh cù…
=> Mục đích: Tạo hứng thú, tâm thế thoải mái khi bắt đầu bài học, giúp học sinh thu
thập thêm kiến thức xã hội, phát huy năng lực trình diễn, tư duy và tính tập thể của
học sinh.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Giáo viên gọi học sinh trình bày phần tìm hiểu bài ở nhà (Học sinh trả lời lần lượt
các câu hỏi, học sinh trong lớp lắng nghe, suy nghĩ và bổ sung)
+ Thế nào là Sử thi? Có mấy loại Sử thi? Chỉ ra đặc trưng tiêu biểu của thể loại Sử
thi? Kể tên và cho một vài tác phẩm tiêu biểu.
+ Sử thi Đẻ đất đẻ nước thuộc thể loại nào trong các loại Sử thi trên? Đoạn trích
“Tìm lửa, tìm nước” nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? Tóm tắt nội dung của Sử thi Đẻ
đất đẻ nước?
- Giáo viên chốt lại kiến thức về thể loại Sử thi: Khái niệm; Phân loại; Đặc trưng thể
loại và khái quát chung về Sử thi Đẻ đất đẻ nước.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích “Tìm lửa, tìm nước” và phát phiếu bài tập cho
học sinh trong thời gian 10 phút suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi
nhận biết (Chương 2 mục 2.2.1).
+ Kết thúc thời gian suy nghĩ và làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh đổi chéo
phiếu bài tập cho nhau để chấm. Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi và tiến
hành đưa ra đáp án.
=> Mục đích: Tìm hiểu được từng đặc trưng thể loại ứng dụng vào văn bản, tìm hiểu
khái quát bố cục và nội dung của văn bản.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm, tìm hiểu chi tiết về nhân vật, nghệ thuật trong văn
bản và vận dụng.
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Sau đó phát câu hỏi trên khổ giấy A0, thời gian hoạt
động nhóm là 10 phút. Kết thúc thời gian hoạt động, các nhóm lần lượt trình bày về
câu trả lời của mình
+ Nhóm 1: Chương 2, mục 2.2.2, câu hỏi 1
+ Nhóm 2: Chương 2, mục 2.2.2, câu hỏi 2
+ Nhóm 3: Chương 2, mục 2.2.2, câu hỏi 3
+ Nhóm 4: Chương 2, mục 2.2.2, câu hỏi 4

31
Đoạn trích dưới đây kể chuyện Xing Nhã sau khi được Bơra Tang 6 tiết lộ sự thật về
cái chết của cha, đã quyết tâm tìm tới buôn làng của Giarơ Bú, chiến đấu với anh em
Giarơ Bú để “đòi xương cho cha, trả thù cho mẹ”.
Đêm hôm ấy Xing Nhã trằn trọc mãi, ngồi không được, ngủ không nổi, đứng cũng
không yên. Ngoài bờ suối, con chim pu-put điểm canh từng hồi dài. Xing Nhã ra ngoài hè,
bước lên lại bước xuống cầu thang. Lòng thương mẹ nhớ cha đã giục Xing Nhã đến nhà
Bơra Tang giữa đêm khuya khoắt. Nghe tiếng bước chân làm rung rinh sàn nhà, Bơra
Tang thức dậy chưa ra nhìn mặt, hỏi:
Bơra Tang – Ở anh! Anh muốn hút thuốc, tại sao không tới từ lúc chiều, muốn ăn trầu,
tại sao không đi từ lúc sớm? Nửa đêm rồi, anh tới hỏi em có việc gì? Nếu anh muốn ăn
cơm kê trên gác bếp, ăn cơm nếp trong nổi, bầy trai gái nhà em đã lo xong từ tối.
Xing Nhã – Anh ăn cơm rồi. Anh muốn em hãy cho anh xin một con thoi chỉ dài đem về
sửa soạn chiếc khiên của anh.
Bơra Tang vào buồng lấy cho Xing Nhã một thoi chỉ trắng; Xing Nhã trở về. Trời vừa
sáng. Con chim pu-put đã ngừng kêu. Gặp cha, Xing Nhã hỏi: Xing Nhã – Ơ cha! Cha
hãy gọi cho con một trăm người khoẻ, một nghìn người mạnh, đi tìm cây to làm khiên cho
con.
Cả đoàn người lũ lượt kéo tới ruộng lầy có chuối mọc, đến thác Đang hoa nở, từ bờ
sông lớn, gốc cây xoài ngả nghiêng. Họ kéo tới vùng bà Hơbút, bà Hotang 7 đang dệt vải,
nhìn thấy mái nhà mẹ Đung, mẹ Đại, thấy cây kơpa cao, cây kơlơng ngọn đụng tới mặt
trời. Xing Nhã đo gốc cây vừa tròn một thoi chỉ. Gốc cây kơlơng lớnđến nỗi phải đi vòng
một năm mới giáp gốc, năm tháng mới mút cành, lá dài hơn một dặm cánh chim bay.
Xing Nhã cho dân làng đốn miết, đốn mãi, đến từ mùa này sang mùa khác mà cây
không ngã, gốc không nghiêng, Xinh Nhã gọi cha là Xing Yuê đốn thử. Cây vẫn đứng trơ
trơ. Cuối cùng Xing Nhã mời bạn Tông Á và Tông Yuê đến một bên, Xing Nhã đến một
bên. Những nhát rìu của Xing Nhã toé lửa, bắn những mảnh cây kơlơng tung bay tứ phía,
bay tới nhà Giarơ Bú, trúng trai gái ở bến nước, trúng bà già đi hái củi, trúng nhà Giarơ
Bú gãy xà ngang, tan xà dọc, bể chẻ túc trị giá bằng con voi, bể ché ba trị giá bằng con bò.
Những mảnh gỗ của Xing Nhã bay đi, làm cho con tê giác không dám ở trong bãi,
con voi không dám ở trong rừng, trâu bò chạy lung tung trên bãi cỏ. Những mảnh gỗ của
Xing Nhã bắn lần thứ hai làm đứt cả canh chỉ của nàng Hơbia Bơlao 8 đang dệt.
Mấy ngày sau, cây kơlơng mới đổ. Xing Nhã tiếp tục chặt cành. Một tháng, hai tháng,
ba tháng. Xing Nhã mới làm xong chiếc khiên. Hàng trăm, hàng nghìn dân làng nhấc
khiên không nổi. Xing Nhã bước tới, một tay nâng khiên, một tay giơ lên đầu, đội về
buôn9. Về tới nhà, ở một ngày, nghỉ một tháng, Xing Nhã suy tính chuyện đi đòi xương
cho cha, trả thù cho mẹ.
Buổi sáng, Xing Nhã ngồi nắn lại vành khiên cho cha. Phía dưới khiên đổ đồng, phía
trên đổ chì, vành khiên nạm bạc sáng chói. Khiên làm xong, Xinh Nhã múa thử. Chiếc

6 Bora Tang: người yêu của Xing Nhã.


7 Bà Hơbút, bà Hotang: tên những bà già tốt bụng ở trên làng Trời
8 Hơbia Bơlao: cô gái giữ rẫy cho Giarơ Bú và là người yêu của của Pơrong Mưng
9 Buôn: giống như làng (người Việt), bản (người Thái, H’Mông…)

33
khiên múa xoay phía dưới chết con cọp, xoay phía trên chết con voi, khiên xoay theo
đường cái, đất bụi dấy mù mịt, giông to, gió lớn.
[...] Bang Ra và Xing Yuê – Ta hãy lấy bảy ché rượu ngon, bảy con trâu đực trắng,
cúng cho Trời, cho Đất phù hộ con trai ta khoẻ mạnh. Ta hãy lấy con gà cúng thần Nước,
ta lấy con lợn cúng Y Rít phù hộ con trai ta khôn lớn, đừng đi chết bỏ xương nơi đất khác.
[...] Hai bên đánh nhau. Năm em trai của Giarơ Bú đã bỏ đầu tại gốc cây đa, bỏ thân
tại núi lạ. Giarơ Bú bứt rứt, ngồi không yên, nằm không được, tay trái lấy chiếc khiên, tay
phải nắm cán đao, Giarơ Bú đi vào rẫy của Hơbia Bolao.
Xing Nhã – (Gặp Giarơ Bú) Ơ Giarơ Bú, ai chạy trước?
Giarơ Bú – Hỡi con chim linh mọc chưa đủ lông cánh 10, hãy múa thử đi!
Xing Nhã quay khiên múa. Đất bụi bay mù mịt như mây trời tháng Bảy. Xing Nhã
nhảy qua trái núi, lượn qua con suối, phăng qua đầu đèo, nhanh hơn bầy chim diều chim ó.
Giarơ Bú nhìn theo, tối mày tối mặt, không đoán được đường đao của Xing Nhã chĩa
về hướng nào.
Giarơ Bú – Được, bây giờ ta không giết được mày thì ta sẽ tìm cách phá sạch làng mày!
Té ra đứa nào cũng là đầu đen máu đỏ cả sao?
Xing Nhã – (ngừng múa) Ơ Gia-rơ Bú! Ta đang đứng ở phía Mặt Trời mọc đây rồi. Bây
giờ thì ngươi múa đi, ta đuổi theo.
Giarơ Bú múa lúng túng, múa loanh quanh như con gà mắc tóc, như sao lạc đường.
Đường đao chỉ đâm vào giữa trống không.
Xing Nhã mới đi một bước, đã chém trúng ngay chân Gia-rơ Bú.
Xing Nhã – Ở Giarơ Bú, máu gì chảy ở chân đấy?
Giarơ Bú – Máu con vắt ở núi Hơ-mũ cắn tạo. Giarơ Bú múa tiếp, Xing Nhã chém luôn
cánh tay phải, chiếc đao rơi “rỏn rẻn”...
Xing Nhã – Tại sao khiên của ngươi rơi mất rồi?
Giarơ Bú – Không phải! Đó là tiếng kêu của chiếc lục lạc cho trẻ con chơi, tiếng và của
con diều đói gió đấy!
Giarơ Bú cố sức múa nữa, nhưng lần này chưa kịp chở tay thì chiếc khiên đã bị Xing
Nhã đánh vỡ tung, rơi xuống đất.
Cuối cùng đôi bên chỉ còn Pơrong Mưng và Xing Nhã đánh nhau.
[...] Trên trời, dưới đất, mây mưa mịt mù, gió bão ầm ầm, đổ cây lở núi. Hai bên đánh
nhau từ khi trái khơ-la chín, đến mùa kê trổ, vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều kiệt
sức, ngã trước chòi của Hơbia Bơlao.
(Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Hơbia Bolao, Xing Nhã giết chết Pơrong Mưng –
người cuối cùng trong bảy anh em nhà Giarơ Bú, trả thù cho cha, cứu mẹ già thoát khỏi
cuộc sống nô lệ).

Sử thi Gia-ra (Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam,
NXB Giáo dục, 1974.)

10 Hỡi con chim mọc chưa đủ lông đủ cánh: cách nói hàm chứa sự coi thường của Giarơ Bú dành cho Xing Nhã

34
Hoạt động 5: Tổng kết, liên hệ cá nhân
- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của buổi học, tổng kết lại những tri thức về
thể loại Sử thi:
Sử thi là thể loại ra đời từ thời cổ đại, kể về sự kiện và người anh hùng cộng đồng.
Phân loại: Sử thi thần thoại (mo); Sử thi anh hùng (khan).
Cốt truyện được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, cộng
đồng, xoay quanh kỳ tích của nhân vật chính.
Nội dung kể lại sự kiện quan trọng của đời sống cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca
ngợi chiến công và kỳ tích của người anh hùng.
Nhân vật anh hùng Sử thi hiện thân cho cộng đồng, hội tụ sức mạnh, tài năng, khát
vọng chinh phục và lập kỳ tích lẫy lừng.
Thời gian thuộc về quá khứ của cộng đồng cổ đại/phong kiến. Không gian thường mở
ra theo cuộc phiêu lưu của những người anh hùng.
Tính nguyên hợp thể hiện về tập tục, nghi lễ trong kiến tạo văn hoá cộng đồng.
Tư duy, trí tưởng tượng phóng khoáng, kỳ vĩ thể hiện lí tưởng thẩm mỹ của thời đại.

- Sau khi tổng kết tri thức thể loại, học sinh ghi ra giấy cảm nghĩ khi học xong tác
phẩm và trả lời câu hỏi: Tính cộng đồng, đoàn kết là yếu tố cốt lõi, không thể tách
rời trong Sử thi. Vậy em đã từng trải qua khoảng thời gian nào mà bản thân cảm
thấy lẻ loi nhất, không nhận được sự tôn trọng, bị bạo lực (bạo lực ngôn từ, bạo
lực học đường…) hay chưa? Và em đã làm cách nào để thoát ra khỏi quãng thời
gian đó? (Thời gian 15 phút sau đó nộp lại cho giáo viên và kết thúc buổi học).
=> Mục đích: Tổng kết lại cho học sinh những kiến thức cốt lõi nhất về thể loại, giúp
học sinh ghi nhớ và nắm rõ được kiến thức. Đồng thời giúp giáo viên nắm bắt được
tâm lí của học sinh, giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân vào trong đời sống xã hội.

35

You might also like