Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO


LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NHÀ NƯỚC
VĂN LANG - ÂU LẠC
Nhóm 1:
Phạm Đỗ Tường Vy - B1810058 (nhóm trưởng)
Trần Dương Hồng Phúc - B1908512
Lê Đức Anh - B1908579
Đỗ Nguyễn Tuấn Anh - B2009451
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÀ
NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT
NAM................................................................1
I. Sự chuyển biến về kinh
tế.............................................................................................1
II. Quá trình phân hoá xã
hội............................................................................................3
III Trị thuỷ và chống giặc ngoại
xâm................................................................................5
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỜI HÙNG
VƯƠNG....................................................8
I. Pháp luật thành
văn.......................................................................................................8
II. Tập quán pháp.............................................................................................................8
III. Mệnh lệnh của
vua.....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Dựa vào các nguồn tư liệu mới phát hiện và kết quả nghiên cứu, nhiều nhà khảo
cổ học và sử học cho rằng thời kì dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam - thời Hùng
Vương đã trải qua 4 giai đoạn phát triển nối tiếp nhau liên tục và ngày càng cao trên cơ
sở kế thừa thành quả giai đoạn trước. Bốn giai đoạn đó phản ánh quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước và quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

 Giai đoạn Phùng Nguyên tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỉ II TCN:
công cụ sử dụng chủ yếu là bằng đá, đồ đồng chỉ mới xuất hiện
 Giai đoạn Đồng Đậu ở vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ II TCN: công cụ là
đồ đá vẫn sử dụng chủ yếu nhưng đồ đồng đã chiếm một tỷ lệ mặc dù khá
thấp (~20%)
 Giai đoạn Gò Mun tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỉ I TCN: có một sự chuyển
biến rất quan trọng về công cụ lao động đó là đồ đá sử dụng ít đi còn đồng
chiếm một tỷ lệ khá cao
 Giai đoạn Đông Sơn tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII TCN đến thế
kỉ I SCN: đồ đồng đã đạt đến đỉnh cao và đồ sắt đã xuất hiện
 Sự phát triển của công cụ lao động qua các thực các giai đoạn khác nhau này đã

tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của nền kinh tế.

I. Sự chuyển biến về kinh tế:

Ở giai đoạn đầu (giai đoạn Phùng Nguyên) công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế,
nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thủy. Song đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và
nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú
như lưỡi cuốc, lưỡi thuổng, lưỡi rìu… Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng
lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết phải làm công tác thủy lợi, khai khẩn đất đai, mở
rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dân bấy giờ đã biết sử dụng
biện pháp tưới, tiêu “theo nước triều lên xuống”. Trong một số di tích thời Hùng Vương
như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền vây, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật
1
bằng sắt. Tại khu Cổ Loa tìm thấy dấu tích chế tạo đồ sắt. Người Đông Sơn chế tạo đồ
sắt bằng phương pháp, từ cách luyện ra sắt xốp, rèn sắt đến phương pháp đúc. Sự phát
triển của trình độ kĩ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời Hùng
Vương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất,
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến quan
trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội.

Thời Hùng Vương do kĩ thuật luyện kim ngày càng phát triển, nên công cụ lao
động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế và thay dần công cụ bằng đá. Từ sự phát
triển của công cụ lao động sản xuất đã dẫn đến sự thay đổi về vị trí của các ngành nghề
trong sự đóng góp vào nền kinh tế thời Hùng Vương:

1. Nông nghiệp trồng lúa nước


Lãnh thổ nơi xuất hiện nhà nước đầu tiên ở Việt Nam đó là vùng phía bắc và một
phần của Bắc miền Trung, khu vực này có một vị trí có một điều kiện tự nhiên khác thuận
lợi đó là có nhiều có sông và đồng bằng bằng phẳng và khí hậu có nhiều mưa, vì vậy rất
phù hợp cho sự phát triển của một nền kinh tế nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp trồng
lúa.

Việc kinh tế nông nghiệp trồng lúa vươn lên giữ vai trò chủ đạo và các cộng động
tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nhờ đó mà sản phẩm lao động làm ra ngày càng
nhiều ổn định và bền vững hơn nếu nó không bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
như trước kia nữa.

2. Săn bắt và hái lượm


Săn bắt hái lượm vẫn tiếp tục được duy trì và vẫn đóng một vai trò quan trọng trong
việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho con người nhưng không còn giữ vai trò là thế mạnh như
trước đây nữa và bị đẩy xuống vai trò thứ yếu bởi năng suất lao động thu được từ hoạt
động này là không cao và sự thay thế của ngành nông nghiệp trồng lúa nước.

3. Trồng trọt và chăn nuôi

2
Trồng trọt và chăn nuôi cũng ngày càng phát triển với sự phát triển của nông
nghiệp mặc dù không tách ra thành một ngành kinh tế độc lập nhưng mà cũng có đóng
góp tích cực trong việc tăng thêm năng suất lao động cho xã hội.

4. Thủ công nghiệp luyện kim


Các ngành các ngành nghề này đã giúp sáng tạo ra những công cụ lao động giúp
cho công cụ lao động có sự phát triển mạnh mẽ và vì vậy cho nên cũng góp phần vào sự
chuyển biến tích cực của nền kinh tế
5. Thương nghiệp
Tức là hoạt động giao thương buôn bán ra đời, đã tồn tại vào thời kỳ này và tuy
nhiên trên phần lãnh thổ vào thời đại Hùng Vương thì hoạt động thương nghiệp này là
không phát triển vượt bậc.

Vậy thì với sự đóng góp của các ngành nghề kinh tế này đã dẫn đến sự chuyển biến
về kinh tế của thời Hùng Vương với những kết quả cụ thể như sau:

1. Kinh tế ngày càng phát triển nhờ vào sự đóng góp của nhiều ngành nghề khác
nhau và trong đó có một ngành nghề đóng vai trò chủ đạo chính là nông nghiệp trồng
lúa nước.
2. Đương nhiên hệ quả của sự phát triển về kinh tế đó là sản phẩm dư thừa ngày
càng nhiều và tư hữu (xảy ra đối với nhà ở và sản phẩm lao động, không có tư hữu đối
với đất đai) xuất hiện.
II. Quá trình phân hoá xã hội
1. Chế độ hôn nhân gia đình phụ hệ xuất hiện và thay thế chế độ hôn nhân gia đình
mẫu hệ trước đó.
Điều này nó bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế là trong một nền kinh tế
mà khi nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng giữ vai trò chủ đạo và cộng với sự phát
triển của các ngành kinh tế khác ví dụ như là luyện kim đúc đồng, những ngành nghề
kinh tế này đòi hỏi vai trò của người đàn ông ngày càng nhiều từ đó vị thế của họ ngày
càng cao trong gia đình và ngoài xã hội điều đó dẫn đến sự thay đổi của chế độ hôn

3
nhân gia đình từ chế độ hôn nhân gia đình mẫu hệ bị thay thế với chế độ hôn nhân gia
đình phụ hệ, cùng sự khẳng định địa vị của người đàn ông.
2. Sự xuất hiện của chế độ hôn nhân gia đình phụ hệ đã kéo theo sự ra đời của các
gia đình nhỏ và các gia đình này trở thành tế bào của xã hội
Bởi vì với năng suất lao động ngày càng tăng sự phân hóa xã hội ngày càng
nhiều, xuất hiện nhu cầu tách ra khỏi công xã thị tộc khép kín để hình thành những đơn
vị kinh tế độc lập cho nên người đàn ông với vai trò của mình đã tách ra khỏi công sở
thì tộc để hình thành những gia đình nhỏ và tạo nên những đơn vị kinh tế độc lập. Và sự
xuất hiện của các gia đình nhỏ làm cho quan hệ huyết thống vốn là đặc trưng của công
xã thị tộc trước đó bắt đầu trở nên lỏng lẻo trở thành cơ sở làm thay đổi tổ chức xã hội,
phá vỡ tính khép kín vốn thuộc về đặc trưng của công xã thị tộc
3. Xuất hiện các công xã nông thôn
Khi các gia đình nhỏ xuất hiện với địa vị độc lập của mình thì họ có nhu cầu tách
ra khỏi Công xã thì tộc và nhu cầu của họ chắc ra khỏi công sở thị tộc là để chấm dứt
cái tình trạng họ không được tư hữu về sản phẩm lao động làm ra mà điều đó là một đặc
trưng của công xã thị tộc. Thế thì trước có sự kìm hãm của công xã thị tộc thì các gia
đình nhỏ này và có nhu cầu tách ra khỏi đó, cho nên mà nó các gia đình nhỏ di cư đến
một vùng địa lý nhất định và khi họ đến với vùng địa lý đó họ có nhu cầu liên kết có
những người sống ở vùng địa lý này hình thành nên các công xã nông thôn.
Đặc điểm khác biệt của công xã thị tộc và công xã nông thôn:
Thứ nhất đó là công xã thị tộc thì dựa trên cơ sở mô hình huyết thống, còn
công xã nông thôn thì được xây dựng trên cơ sở địa lý láng giềng với vai trò của người
đàn ông trong gia đình được khẳng định

Thứ hai là trong công xã thị tộc thì sở hữu là sở hữu chung còn trong công xã
nông thôn thì cái cái cái người trong công xã đó được quyền tư hữu đối với nhà ở và
sản phẩm làm ra

4. Xã hội bắt đầu phân chia thành các tầng lớp có lợi ích mâu thuẫn nhau.1

1
Ph.Ănggghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB Sự Thật, 1961, tr.257
4
Tầng lớp quý tộc (tầng lớp này nó xuất thân chủ yếu là tự cách thủ lĩnh từ tù trưởng
của các bộ tộc, tuy ít trong xã hội nhưng lại hợp thành những người có quyền lực nhất
trong xã hội lúc bấy giờ đồng thời họ đã lợi dụng địa vị và uy tín của mình để chiếm là một
phần sản phẩm thặng dư trong xã hội2)
Tầng lớp chiếm đông đảo nhất trong xã hội lúc bấy giờ đó chính là tầng lớp nông
dân tự do (đây là lực lượng sản xuất chính trong xã hội, thành phần xuất thân của họ đó là
từ nông dân ngư dân những người săn bắt ... có thể nói là tự do về thân phận họ được sở
hữu đối với nhà ở và sản phẩm làm ra đương nhiên là họ không được quyền tư hữu đối với
đất đai nhưng họ là bị lệ thuộc và bị bóc lột tập thể về mặt kinh tế thể hiện ở chỗ họ phải có
nhiệm vụ cống nạp cho tầng lớp trên và họ phải thực hiện những nghĩa vụ ví dụ như là
nghĩa vụ quân sự khi xảy ra chiến tranh)
Tầng lớp nô tì (đây là tầng lớp chiếm một số lượng không nhiều trong xã hội và họ
có một địa vị có thể nói là thấp kém và bị lệ thuộc vào người chủ. Tầng lớp sản xuất thân
chủ yếu là từ tù binh trong chiến tranh hoặc là do bị nợ nần hay thông qua các hoạt động
trao đổi mua bán con người)
Trên cơ sở phân tích quá trình phân hoá xã hội thời kỳ Hùng Vương ta rút ra được
các kết luận:

- Xã hội phân chia thành các tầng lớp khác nhau


- Quá trình này diễn ra một cách rất là chậm chạp cái nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự phân hóa xã hội diễn ra một cách rất chậm chạp đó là vì sự tồn tại rất là dai
dẳng của công xã nông thôn
- Khi xã hội đã phân chia thành các tầng lớp khác nhau thì mâu thuẫn giữa các
tầng lớp trong xã hội là có nảy sinh và điều này đã được chứng minh thông qua những
cái tư liệu về khảo cổ học và chủ yếu đó là các nhà khảo cổ học chứng minh thông qua
các tư liệu mộ táng. Theo đó họ chứng minh dựa trên cơ sở kích thước của ngôi mộ
cũng như là số lượng cái giá trị của những các hiện vật được chôn theo ngôi mộ đó.
**Các nhà khảo cổ học đã thấy một điều rằng là mà vào thời Phùng Nguyên
nếu như kích thước của những ngôi mộ và số lượng các hiện vật trong theo của

2
Ph.Ănggghen, Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, 1971, tr.252

5
những ngôi mộ đó là khá giống nhau thì ở các giai đoạn sau đã có sự khác nhau
đã có sự chênh lệch và kích thước của ngôi mộ cũng như số lượng hiện vật được
chôn theo và giá trị của hiện vật. Điều đó cho thấy là xã hội đã có sự mâu thuẫn
giữa các tầng lớp trong xã hội đó. Tuy nhiên mâu thuẫn trong xã hội là chưa đến
mức gay gắt không thể điều hòa được.

Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã
hội. Sản phẩm thừa xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đã tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã
hội, phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Sự phân hoá sâu sắc trong các phương thức kiểm
sống và phân chia sản phẩm lao động trên cơ sở trật tự xã hội thị tộc đã dẫn đến sự
chênh lệch về của cải và địa vị, hay nói cách khác là sự phân hoá xã hội ngày càng sâu
sắc. Điều này thể hiện rất rõ trong chênh lệch về số hượng và giá trị của đồ tùy táng
trong các ngôi mộ Đông Sơn. Nhự vậy, vào thời kỳ Đông Sơn, hai trong số những cơ sở
quan trọng nhất cho sự ra đời của nhà nước - quyền tư hữu và giai cấp, đã được hình
thành.

Như vậy những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia và nhà nước thời
Hùng Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn đã xuất hiện.

III. Trị thuỷ và chống giặc ngoại xâm


Nguyên nhân vì sao có những nhân tố này

1. Điều kiện tự nhiên và nhu cầu của nền nông nghiệp trồng lúa nước
Trong quá trình phát triển, cư dân văn hoá Đông Sơn không ngừng mở rộng
không gian sinh tồn, chiếm lĩnh và bước đầu khai phá các đồng bằng châu thổ các dòng
sông lớn, trong đó châu thô sông Hồng là một địa bàn thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh khai phá đất hoang, chống lũ lụt hạn hán, phát triển nghề nông, trồng lúa nước,
vấn đề trị thủy được đặt lên hàng đầu. Để làm được việc đó, con người cần phải chung
sức, liên kết trong 1 tổ chức và cần có 1 tổ chức để điều hành công việc chung. Đó là
yêu cầu bức thiết, là tiền đề thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước vào cuối thời Đông
Sơn.
2. Vị trí địa lý và nhu cầu thôn tính lẫn nhau giữa các thị tộc, bộ lạc
6
Khi ông cha ta bước vào thời kì đựng nước công là lúc cuộc đấu tranh bảo vệ
thành quả lao động được đặt ra đồng thời và vô cùng bức thiết. Vào thời kì văn hóa
Đông Sơn, xung đột vũ trung có chiều hướng gia tăng so với các giai đoạn trước. Thi
liệu khảo cổ học cho thấy số lượng vũ khi thời ki này tăng lên đặt ngột 3 với nhiều loại
hình khác nhau. Rõ ràng là chiến tranh đã trở thành hiện tượng khá phố biến được thể
hiện thành các cuộc xung đột bên trong gimn các bộ tộc và các cuộc chiến chống ngoại
xâm bên ngoài. Và nhu cầu phải đoàn kết và tổ chức nhau lại để chống kẻ thù bên ngoài
đã đòi hỏi phải sớm có một nhà nước ra đời.

Vậy thì các nguyên nhân này đã dẫn đến một điều là trị thuỷ - thuỷ lợi và chống chiến
tranh là những nhu cầu tất yếu của xã hội lúc bấy giờ. và có thể nói trị thủy - thuỷ lợi và
chống chiến tranh chính là những nhân tố thúc đẩy cho sự ra đời của Nhà nước sớm
hơn.

Bởi vì trị thủy - thuỷ lợi và chống chiến tranh chắc chắn là không thể chỉ dùng
sức mạnh của cá nhân mà phải dùng sức mạnh của tập thể đòi hỏi sự tập hợp không
những của những gia đình nhỏ trong một công xã nông thôn mà chắc chắn là sự liên kết
của nhiều công xã nông thôn với nhau.

Vậy thì mỗi tổ chức ngày càng rộng lớn hơn đã được hình thành trên phần lãnh
thổ thời Hùng Vương lúc bấy giờ, thế thì khi tổ chức ấy ra đời thì cần có sự quản lý và
chỉ huy thống nhất của một số người giữ vai trò thủ lĩnh họ chính là những người có uy
tín có địa vị trong xã hội để giúp họ chống với thiên tai lũ lụt và giúp họ bảo vệ cư dân.
Những cái người và những tổ chức này ban đầu được bầu ra là chỉ mang tính chất là
quản lý vì xã hội nhưng dần dần họ càng nắm nhiều quyền lực trong tay và quyền lực
của tổ chức này rơi vào tay của những người quản lý và nó dần biến thành quyền lực
mang sức mạnh công cộng4 đặc biệt và một tổ chức mới đã xuất hiện trong xã hội thời
Hùng Vương đó là nhà nước.

Tuy nhiên phải khẳng định rằng những nhân tố này nó không đóng vai trò quyết
định các nhân tố đóng vai trò quyết định vẫn thuộc của những yếu tố nội tại của của
3
Trịnh Cao Tưởng, Lê Văn Lan, Tìm hiểu về vũ khí và suy nghĩ về một vài vấn đề quân sự, NXB Khoa học xã hội,
trích lục, tr.293-294
4
Trần Quốc Vượng, Theo dòng lochj sử,NXB Văn hoá, 1996, tr.50-51
7
kinh tế và xã hội và rõ ràng kinh tế phải phát triển đến một mức độ nhất định làm cho
xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội phải dẫn đến sự hình thành của những cái lợi ích đối
kháng nhau.

8
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG

I. Pháp luật thành văn

Có thể nói rằng pháp luật thời kỳ này gắn liền với một nhà nước đó là nhà nước
còn đơn giản sơ khai. Nhà nước vừa mới xuất hiện và vì vậy cho nên pháp luật thời kỳ
này chắc chắn là một nền pháp luật chưa thật sự phát triển pháp luật còn đơn giản. Cho
đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về pháp luật thời này. Việc có hay không
có pháp luật thành văn cũng là vấn đề cần phải tiếp tục tìm hiểu và làm rõ.

II. Tập quán pháp


Vì nhà nước mới hình thành cho nên nguồn của pháp luật giai đoạn này và chủ
yếu sẽ sử dụng đó là các tập quán pháp đã được lưu truyền trước đó, phù hợp với giai
cấp thống trị nên được nâng lên thành pháp luật

 Trong quan hệ hôn nhân và gia đình: 1 vợ 1 chồng, người nghèo không được lấy
người giàu, hôn nhân theo chế độ phụ hệ.
 Trong dân sự và tranh chấp dân sự dưới thời Hùng Vương: đã có những quy định
bắt buộc. Con trai đến tuổi trưởng thành thì làm lễ thành đinh với những nghi thức nhất
định. Sau lễ công nhận đó, làng xã sẽ đảm bảo cho họ một số lợi ích để phát huy tài
năng, cống hiến sức lực cho công việc chung.
 Trong hình luật, vẫn chưa có được tài liệu nào nói đến việc quý tộc có quyền giết
nô tỳ hoặc áp dụng hình phạt hà khắc đối với họ, mặc dù, trong thực tiễn việc đó hoàn
toàn có thể xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.
 Ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có
quyền chiếm hữu và sử dụng.
 Các tập quán chính trị phù hợp để tổ chức và quản lý xã hội như: sự kế tục ngôi
vua được tiến hành theo hình thức cha truyền con nối.5
III. Mệnh lệnh truyền miệng
Trong điều kiện tổ chức nhà nước còn đơn giản, việc điều hành bộ máy nhà nước
còn chưa phức tạp, khi mà uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn lớn thì hình thức
pháp luật khẩu truyền chắc chắn là có hiệu lực và phổ biến.
5
Việt lược sử, NXB Văn sử địa, 1960, tr.14
9
Nội dung pháp luật của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc cũng chỉ được phản ánh một
cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, trong đó, giữa luật lộ
và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã
có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn
mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thuỷ và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội có
“phong tục thuần hậu chất phác”.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, 2023.
2. Đại Việt sử ký toàn thư – Bản in nội các quan bản, nhiều tác giả, NXB Khoa học
xã hội 2010.
3. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph.Ănggghen, NXB
Sự thật, 1961.
4. Chống Đuyrinh, NXB Sự thật, Ph.Ănggghen, 1971.
5. Tìm hiểu về vũ khí và suy nghĩ về một vài vấn đề quân sự, Trịnh Cao Tưởng, Lê
Văn Lan, NXB Khoa học xã hội, trích lục.
6. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (chủ biên và đồng tác giả), NXB Thuận Hóa,
1996.
7. Theo dòng lịch sử, Trần Quốc Vượng, NXB Văn Hoá, 1996.
8. Việt lược sửu, NXB Văn sử địa, 1960.
9. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, https://nhandan.vn/su-ra-doi-cua-nha-nuoc-
van-lang-post522079.html
10. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào trong dòng lịch sử,
https://hieuluat.vn/thoi-su-phap-luat/nuoc-van-lang-ra-doi-vao-thoi-gian-nao-
trong-dong-lich-su-2710-46880-article.html
11. Bản chất của pháp luật thời nhà nước Văn Lang, https://thegioiluat.vn/bai-viet-
hoc-thuat/ban-chat-cua-phap-luat-thoi-nha-nuoc-van-lang-11984/

11

You might also like