Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP LS 11

BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra
trên
A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. Sông Kinh Thầy. D. Sông Lục Đầu.
Câu 2. Trần Quốc Tuấn đã đúc kết rằng: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức,
giặc phải bị bắt”. Theo em, nguyên nhân đánh tan quân xâm lược mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là
A. tinh thần đoàn kết.
B. ý chí quyết chiến, quyết thắng.
C. lòng yêu nước, thương dân.
D. lãnh đạo tài tình.
Câu 3. Cuộc kháng chiến nào sau đây của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược đến từ phương
Tây?
A. kháng chiến chống quân Mông Cổ. B. kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. kháng chiến chống quân Thanh. D. kháng chiến chống quân Tống.
Câu 4. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí chiến lược nào sau đây?
A. Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc với Đông Nam Á.
B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D. Việt Nam là cầu nối giữa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á.
Câu 5. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ và
kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
B. kháng chiến không có sự lãnh đạo của triều đình.
C. triều đình lơ là, mất cảnh giác, không có sự phòng bị
D. tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta.
Câu 6. Lực lượng nào đã tấn công Đà Nẵng năm 1858?
A. Liên quân Pháp – Anh. B. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha.
C. Liên quân Pháp - Hà Lan. D. Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha.
Câu 7. Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của
A. nhà Thanh. B. nhà Minh. C. nhà Tống. D. nhà Nguyên

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ
VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

Câu 1. Một trong những điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) là
A. khởi nghĩa khi chính quyền Đông Hán suy yếu. B. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
C. lực lượng tượng binh giữ vai trò tiên phong. D. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy khởi nghĩa.
Câu 2. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) so với cuộc
kháng chiến (X- XIII) là
A. sử dụng nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều”.
B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập, tự chủ.
C. diễn ra trong hoàn cảnh nước ta vẫn còn độc lập.
D. sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248) đã
A. mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
B. tiếp tục khẳng định sức mạnh và ý chí của phụ nữ Việt Nam.
C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc.
D. tạo cơ sở cho sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc đấu tranh giành độc lập về sau.
Câu 4. Sau khi đánh bại quân Thanh xâm lược (1789), chính quyền của vua Quang Trung đã
A. đặt kinh đô ở Nghệ An, kiểm soát toàn bộ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ.
B. đánh bại tập đoàn vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
C. đóng đô ở Phú Xuân, kiểm soát phía bắc Đàng Trong và toàn bộ Đàng Ngoài cũ.
D. xây dựng kinh thành ở Huế, kiểm soát toàn bộ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Câu 5. Chọn các từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong đoạn thông tin để thể hiện nội dung
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
A. Mã Viện, B. Tô Định, C. Đông Hán, D. Hát Môn, E. Thái thú, G. Giao Chỉ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ năm 40, trong bối cảnh nhà ... (1) đang đặt ách thống trị nặng
nề lên vùng ... (2), đặc biệt là thời kì ... (3) làm ... (4). Một thời gian sau đó, nhà Hán cử ... (5) đưa quân
sang đàn áp. Sau một thời gian kháng cự, Hai Bà Trưng lui quân về ... (6) và hi sinh.
Câu 6. Đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII là đóng góp của
A. cuộc khởi nghĩa Lí Bí. B. cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
C. phong trào Tây Sơn. D. kháng chiến chống quân Thanh
Câu 7. Trong các cuộc khởi nghĩa sau, cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong thời kì Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B. Khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Lý Bí D. Khởi nghĩa Lam Sơn

BÀI 9: CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ

Câu 1. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra
A. nhà Lê sơ. B. nhà Nguyễn. C. nhà Hồ. D. nhà Lý.
Câu 2. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã tiếp tục
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm. B. tổ chức kháng chiến chống quân Thanh
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại nhà
Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Đất nước bị quân Minh xâm lược, đô hộ và bóc lột về kinh tế.
B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc.
C. Chiến tranh giữa các phe phái quyền lực đối lập diễn ra liên miên.
D. Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV?
A. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng. B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
C. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao. D. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc.
Câu 6. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối
A. nhân trị. B. đức trị C. thần trị. D. pháp trị.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tác động của cải cách Hồ Quý Ly đối với tình hình
nước ta lúc bấy giờ?
A. Làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
B. Khiến cho xã hội Đại Việt rối ren, đất nước bị chia cắt.
C. Củng cố chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc.
D. Giúp cho đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và phát triển hưng thịnh.

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)

Câu 1. Trong lĩnh vực văn hóa, Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao hệ tư tưởng
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên chúa giáo
Câu 2. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 có tên gọi là
A. Hà Nội. B. Phú Xuân. C. Quảng Nam. D. Tây Đô.
Câu 3. Một trong những điểm mới và tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là
A. đề cao quyền tự do, dân chủ của nhân dân. B. bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của vua.
C. bảo vệ quyền và lợi ích của quân cấm binh. D. bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa cải cách của vua Hồ Quý Ly với vua Lê
Thánh Tông và vua Minh Mạng?
A. Cải cách chủ yếu mô phỏng theo mô hình nhà Minh (Trung Quốc).
B. Cải cách thành công trọn vẹn và mang tính triệt để trên mọi lĩnh vực.
C. Cải cách nhằm tập trung quyền lực về tay vua và triều đình trung ương.
D. Cải cách toàn diện, quy mô lớn nhưng tập trung vào lĩnh vực quân đội.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế
kỉ XV?
A. Mở ra khả năng độc lập, tự chủ đầu tiên cho dân tộc ta.X
B. Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia.
C. Tạo thế và lực cho ta đánh bại quân xâm lược Minh.
D. Tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh xâm lược phương Bắc.
Câu 6. Để tăng cường sức mạnh quân đội, trong cải cách của mình, vua Lê Thánh Tông đã
A. quy định chặt chẽ kỉ luật quân đội và huấn luyện, tập trận.
B. thải hồi những binh sĩ già yếu, bổ sung người khỏe mạnh.
C. tăng cường tuyển quân quy mô lớn, ồ ạt ở các địa phương.
D. chú trọng cải tiến vũ khí, phòng thủ những nơi hiểm yếu.
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là những giá trị cơ bản mà cuộc cải cách hành chính của vua
Lê Thánh Tông thế kỉ XV mang lại?
A. Không để quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan, để ngăn chặn sự lộng quyền.
B. Xây dựng quy chế vận hành bộ máy nhà nước trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân.
C. Các cơ quan Nhà nước giảm sát lẫn nhau để hạn chế sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm.
D. Thanh lọc, tỉnh giản một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian.

BÀI 11: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
Câu 1. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất của vương triều Nguyễn được tiến hành dưới thời vua
A. Gia Long. B. Minh Mạng. C. Tự Đức. D. Thiệu Trị.
Câu 2. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) được thực hiện trong bối cảnh lịch sử
nào sau đây?
A. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.
B. Xuất hiện mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Bộ máy chính quyền nhà nước chưa hoàn thiện, đồng bộ.
D. Đất nước đứng trước nguy cơ xâm lược từ nhà Thanh.
Câu 3. Trong cuộc cải cách nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã phân chia bộ máy chính quyền
địa phương thành các cấp nào sau đây?
A. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện/châu, xã. B. Tỉnh/thành phố, huyện/châu, xã
C. Lộ, trấn, phủ, huyện/châu, xã D. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là hoạt động cải cách của vua Minh Mạng nửa đầu thế kỉ
XIX?
A. Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục bộ.
B. Ban hành chính sách hạn điền và hạn nô.
C. Tăng cường giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan.
D. Phân chia lại đơn vị hành chính ở cấp địa phương.
Câu 5. Công cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) đã đem lại một trong những
kết quả nào sau đây?
A. Đưa đất nước phát triển lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
C. Góp phần mở cửa và hội nhập nền kinh tế khu vực.
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả cuộc cải cách của vua Minh Mạng
(nửa đầu thế kỉ XIX)?
A. Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
D. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương phân quyền cao độ.
Câu 7. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho
nhà vua về
A. văn hóa. B. quân sự. C. giáo dục. D. luật pháp.
Câu 8. Ở địa phương, trong công cuộc cải cách hành chính nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã
chia cả nước thành
A. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. B. Bắc Thành, Gia Định thành
C. 13 đạo thừa tuyên và các phủ D. các lộ, trấn, phủ, huyện/châu
Câu 9. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) không nhằm mục đích
nào sau đây?
A. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.
B. Tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước.
C. Tập trung quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước.
D. Xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng” của đất nước.
Câu 10. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?
A. xóa bỏ tình trạng “bế quan tỏa cảng”.
B. ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài.
C. đặt cơ sở cho sự phân chia tỉnh, hiện nay.
D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
Câu 11. Một trong những di sản lớn nhất trong cuộc cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ
XIX) còn giá trị đến ngày nay là
A. cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương.
B. cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh.
C. tập trung cao độ quyền lực vào trong tay nhà vua.
D. ưu tiên bổ nhiệm quan lại là người ở địa phương.
Câu 12. Dưới thời Minh Mạng, triều đình tăng cường quyền kiểm soát đối với vùng dân tộc thiểu số
thông qua việc
A. thiết lập chế độ thổ quan B. bãi bỏ quyền thế tập của tù trưởng.
C. gả công chúa cho các tù trưởng D. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh)
Câu 13. Một trong những tác dụng tích cực của cải cách hành chính thời vua Minh Mạng là góp phần
A. tạo điều kiện phát triển kinh tế theo hướng tư bản
B. hạn chế sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.
C. khích lệ người dân tích cực thi cử và ra làm quan.
D. phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
……………..
Câu 14: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô (còn gọi là thành Nhà Hồ, thuộc Thanh Hóa ngày nay) rồi
ép vua Trần dời đô về đây. Phía ngoài thành là hệ thống hào quy mô lớn kết hợp lũy tre gai dày đặc.
Năm 1402, nhà Hồ đắp sửa đường sá từ thành Tây Đô đến Hóa Châu (Thừa Thiên Huế và phía Bắc
Quảng Nam ngày nay). Năm 1405, nhà Hồ cho quân đóng cọc gỗ lớn ở cửa biển và những nơi xung yếu
trên sông để phòng giặc, xây dựng hệ thống phòng thủ dài hàng trăm ki – lô – mét
(Sách Giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.64)
Đoạn tư liệu phản ánh cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực nào?
A. Luật pháp. B. Quân sự. C. Kinh tế D. Văn hóa
Câu 15. Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi:
“Năm 1397, tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền (ruộng tư). Đại vương và trưởng công chúa thì số
ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý
được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải
hiến cho nhà nước.”
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, HN, 1998,
tr.291, 293)
Đoạn tư liệu nhắc tới chính sách cải cách nào của Hồ Quý Ly?
A. Hạn điền. B. Hạn nô. C. Phát hành tiền giấy. D. Kĩ thuật quân sự
Câu 16. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản
thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không
phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng” (Điều 322).
Điều luật trong tư liệu được ghi trong bộ luật nào?
A. Quốc triều hình luật. B. Hình luật. C. Hình thư. D. Hoàng Việt luật lệ
Câu 17. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Ở trong, quân vệ đông đúc thì năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn thì sáu bộ bàn nhau mà
làm. Cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành
mọi việc…. Bên ngoài thì mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương…. Tất cả đều liên quan
với nhau, ràng buộc lẫn nhau…”
Đoạn tư liệu là Lời dụ của vua nào?
A. Lê Thánh Tông. B. Hồ Quý Ly. C. Gia Long. D. Minh Mạng
Câu 18. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi
“Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có
đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa
đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho
ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.
Đoạn tư liệu là Lời dụ của vua nào?

A. Trần Nhân Tông. B. Lê Thái Tổ. C. Lê Thánh Tông. D. Minh Mạng

Câu 19. Đọc và trả lời câu hỏi sau:“Hiệu quả cải cách hành chính của Minh Mạng là đã tăng cường
được tính thống nhất quốc gia, củng cố được vương triều Nguyễn, phần nào ổn định được xã hội sau
hàng thế kỉ chiến tranh, vừa chống ngoại xâm vừa nội chiến liên miên. Nhưng bị hạn chế và không
tạo nên được sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quan hệ quốc tế tốt đẹp, có khả năng
kiềm chế được ngoại xâm”
(Văn Tạo, Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội,
2006, tr.251)

Đoạn tư liệu phản ánh một số


A. mặt tích cực và hạn chế của cải cách Minh Mạng.
B. mặt tích cực của cải cách Minh Mạng.
C. mặt hạn chế của cải cách Minh Mạng.
D. nội dung quan trọng trong cuộc cải cách Minh mạng.

Phần tự luận: Về cải cách của vua Lê Thánh Tông

Câu 1: Những bài học nào được rút ra từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong
công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Gợi ý:
- Chú trọng xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến
địa phương.

- Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch.

- Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng; đấu tranh không
khoan nhượng với tệ nạn bè phái, hối lộ, tham nhũng,...

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.

……

Câu 2. Em hãy chứng minh cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông làm cho bộ máy nhà nước tập
trung cao độ, toàn bộ quyền lực nằm trong tay vua, tránh sự lộng quyền của quan lại và nguy cơ
cát cứ?
Gợi ý:
- Lê Thánh Tông đã bãi bỏ các chức Tể tướng, Đại hành khiển, Tam tư - vốn là các chức quan có nhiều
quyền hành trong triều đình phong kiến (Tể tướng thường được giao điều hành toàn bộ quan lại triều
đình, Đại hành khiển đứng đầu quan văn, ba chức Tam tư là những quan lại cao cấp trong bộ máy nhà
nước).
- Ý thức được sự thao túng quyền lực còn dễ xảy ra ở các đại thần thuộc hàng “khai quốc”, Lê Thánh
Tông cũng chỉ giao cho các vị này chức vụ mang tính hình thức, chủ yếu cho hưởng phẩm cao bổng hậu
mà không được đảm nhiệm các trọng trách trong bộ máy nhà nước.
- Lê Thánh Tông còn trực tiếp điều tiết công việc của các cơ quan nhà nước ở trung ương như các văn
phòng, cơ quan chuyên môn, lục Bộ, lục Khoa, lục Tự, Ngự sử đài
- Việc phân tán quyền lực nhà nước được thực hiện toàn diện ở cả trung ương và địa phương. Ở địa
phương, cải cách mạnh mẽ nhất phải kể đến việc Lê Thánh Tông không chỉ cho chia cả nước thành
nhiều đạo nhỏ (13 đạo thừa tuyên thay cho 5 đạo thời đầu Lê Sơ) nhằm để quyền lực của một cấp hành
chính không quá lớn, hạn chế các thế lực phong kiến và nạn cát cứ, mà còn mạnh dạn thay việc quản lý
đạo vốn chỉ bởi một cá nhân (Đại hành khiển) bằng sự quản lý của một hệ thống các cơ quan - tam ty là
Thừa ty, Đô ty và Hiến ty. Thừa ty phụ trách hành chính, tài chính, dân sự; Đô ty trông coi việc quân,
phụ trách các vấn đề về quân sự, và Hiến ty có chức năng xét xử và giám sát các ty trên cũng như giám
sát các công việc trong đạo để tâu lên triều đình.
- Chế độ Tam ty do vua Lê Thánh Tông ban hành đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ trao quyền quản lý đơn
vị hành chính địa phương cao nhất cho các cá nhân. Quyền hành tại cấp đạo được trao cho nhiều cơ quan
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Sự phân định quyền hành đó góp phần hạn
chế sự khuynh đảo của quan chức địa phương; quyền lực của nhà vua do vậy cũng được tăng cường
thêm một bước.

Câu 3. Quan điểm của em về mục tiêu tập trung quyền lực vào tay vua trong cải cách hành chính
của vua Lê Thánh Tông? Theo em, thời hiện đại hiện nay, có nên tập trung quyền lực nhà nước
vào tay cá nhân 1 người hay không? Vì sao?
Gợi ý
Ý 1:
- Do tình trạng phe cánh và sự lộng quyền của 1 bộ phận đại thần, mầm mống xu hướng cát cứ ảnh
hưởng tới sự tập quyền của nhà nước phong kiến, ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước. Vì vậy Lê Thánh
Tông tiến hành cải cách trước hết với mục tiêu tập trung quyền lực vào tay vua là cần thiết để đáp ứng
yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
- Để tập trung quyền lực vào tay vua thì quyền lực của quan lại và các cơ quan “giúp việc” cho vua sẽ
phải có sự phân quyền, đảm bảo mỗi quan lại và mỗi cơ quan không tập trung nhiều quyền lực, vua điều
hành trực tiếp các cơ quan. Điều này sẽ ngăn chặn sự lộng quyền, tiếm quyền và mầm mống cát cứ, tạo
ra sự thống nhất, sự đoàn kết quốc gia, dân tộc.
- Các cơ quan trung ương đều chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua nên các cơ quan có thể giám sát
nhau 1 cách dễ dàng. Sự giám sát đó khiến các cơ quan hoạt động có trách nhiệm, hiệu quả, đội ngũ
quan lại được thanh lọc có rất nhiều người có tâm, tầm, tài.
- Tuy nhiên sự tập trung quyền lực vào tay vua cũng sẽ có 2 mặt…
- Vua LTT là người có đầy đủ tâm, tầm, tài, đức, vì vậy sự tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua LTT
đã phát huy hết các mặt tích cực.
- Xét về sự phù hợp với thời đại: mục đích tập trung quyền lực vào tay vua trong thế kỉ XV phù hợp
không chỉ với thực tiễn đất nước ta mà còn cả trên thế giới…
=> Chính sự phù hợp cả trong và ngoài nước nên cải cách đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện
của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ.
Ý 2: Nêu quan điểm bản thân…. đảm bảo lập luận chặt chẽ, thuyết phục (tự làm)

You might also like