Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

LÊ MINH MỸ ANH 20097761

BÁO CÁO THU HOẠCH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp


1.2 Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp
1.3 Các loại hình doanh nghiệp
1.4 Báo cáo tài chính
1.5 Thị trường tài chính
1.6 Quản trị tài chính và vai trò của nhà quản trị
Câu 1: Giải thích được như thế nào là hoạt động tài chính, cho ví dụ về hoạt động
quản lý tài chính của cá nhân và của doanh nghiệp.
1.1. Giải thích khái niệm hoạt động tài chính
Tài chính là các công việc liên quan đến quản lý tiền, tài sản, theo nghĩa rộng là
những thứ tạo ra giá trị. Thế thì ở đây, hoạt động tài chính sẽ bao gồm các giao dịch
liên quan đến tiền bạc của một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Trong đó, bao gồm
việc thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro tài chính.
1.2. Ví dụ về hoạt động quản lý tài chính của cá nhân và của doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý tài chính của cá nhân, có thể hiểu đơn giản qua ví dụ sau:
Anh Nam, 25 tuổi, làm nhân viên văn phòng, sau một tháng dài đi làm, anh có
khoản thu nhập (tiền lương) là 10 triệu đồng, ngoài việc chi tiêu cho các nhu cầu thiết
yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại, ,... và các nhu cầu không thiết yếu như giải trí, mua sắm,
du lịch,... thì anh Nam sẽ gửi ngân hàng một khoản nhỏ (20% lương) nhằm mục đích
tiết kiệm, phòng ngừa cho các hoạt động đột nhiên phát sinh như tai nạn, đau ốm, cũng
như đầu tư để tăng tài sản cho mình.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp A, thì sẽ phức
tạp hơn, nguồn tiền có được sẽ là thu nhập từ hoạt động bán hàng, mà để có sản phẩm
(hàng hóa) thì phải tốn chi phí sản xuất, marketing, quản lý,... và các hoạt động khác.

1
Để tích lũy tài sản, doanh nghiệp A này sẽ gửi tiết kiệm ngân hàng để có tiền đầu tư,
mua sắm thêm tài sản và quản lý các rủi ro tài chính phát sinh.
 Để đạt được các mục tiêu tài chính của mình, cả anh Nam và doanh nghiệp
A phải quản lý tài chính tốt (thu – chi hợp lý) mới có tiền để dành gửi tiết
kiệm để tăng thêm phần tài sản.
Câu 2: Giải thích mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Vì sao quan điểm “Tối đa
hóa lợi nhuận” không phải là mục tiêu của tài chính doanh nghiệp?
2.1. Giải thích mục tiêu của tài chính doanh nghiệp.
Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp hay
tối đa hóa giá trị tài sản cho cổ đông. Tức là giá trị của doanh nghiệp = tổng giá trị của
tất cả các cổ phần của doanh nghiệp.
2.2. Vì sao quan điểm “Tối đa hóa lợi nhuận” không phải là mục tiêu của tài
chính doanh nghiệp?
Có nhiều quan điểm khác nhau về mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Một số
người cho rằng mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là “tối đa hóa lợi nhuận”. Tuy
nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác. Lý do là vì:
Một, lợi nhuận chỉ là một khía cạnh giá trị của doanh nghiệp. Ngoài lợi nhuận,
giá trị của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tăng trưởng doanh
thu, thị phần, khả năng cạnh tranh, rủi ro,...
Hai, lợi nhuận không phản ánh được giá trị tiền tệ theo thời gian. Mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận bỏ qua yếu tố thời gian và không quan tâm đến thời điểm phát sinh lợi
nhuận trong dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Ba, để tối đa hóa lợi nhuận, một số doanh nghiệp có thể phải sa thải nhân sự, cắt
giảm chi phí sản xuất, đầu tư,...dẫn đến các hành vi không có lợi cho doanh nghiệp về
lâu dài. => Lợi nhuận bỏ qua yếu tố rủi ro. Giữa lợi nhuận và rủi ro có mối quan hệ lợi
nhuận kỳ vọng càng cao thì chấp nhận rủi ro cao.
Do đó, mục tiêu của tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn giản là tối đa hóa lợi
nhuận. Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp (giá trị cổ phiếu) mới là mục tiêu của tài
chính doanh nghiệp là mục tiêu này phản ánh đầy đủ tác động của các quyết định tài
chính, cân bằng giữa các yếu tố lợi nhuận, tăng trưởng, rủi ro và các yếu tố khác.

2
Câu 3: Liệt kê những loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. So sánh ưu và nhược
điểm của từng loại hình về khả năng huy động vốn và quản lý tài chính
3.1. Liệt kê những loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện nay có
các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây (Luật Doanh nghiệp 2020):
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh (partnership)
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Luật Đầu tư 2014).
3.2. So sánh ưu và nhược điểm của từng loại hình về khả năng huy động vốn và
quản lý tài chính.
Loại hình doanh nghiệp Ưu điểm Nhược điểm
- Có nguồn vốn lớn - Chịu sự quản lý chặt
- Được Nhà nước hỗ trợ chẽ của Nhà nước
về tài chính, pháp lý và - Khó khăn trong việc
Doanh nghiệp nhà nước
chính sách đổi mới và sáng tạo
- Có uy tín cao trên thị - Dễ bị tham nhũng và
trường lãng phí
- Khả năng huy động - Thủ tục thành lập và
vốn cao quản lý phức tạp
- Dễ dàng chuyển - Chịu thuế thu nhập 2
Công ty cổ phần nhượng cổ phần lần
- Huy động được đội - Dễ xảy ra mâu thuẫn
ngũ quản lý giỏi giữa nhà quản lý và cổ
đông
Công ty trách nhiệm hữu - Khả năng huy động - Thuế suất cao hơn
hạn vốn cao hơn doanh doanh nghiệp tư nhân
nghiệp tư nhân - Chịu thuế thu nhập 2
- Trách nhiệm pháp lý lần.
của các thành viên - Dễ xảy ra mâu thuẫn
được phân chia giữa các thành viên
- Thủ tục thành lập và

3
quản lý đơn giản
- Chủ động trong việc ra - Khả năng huy động
quyết định và quản lý vốn hạn chế
doanh nghiệp - Rủi ro cao đối với chủ
Doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập và doanh nghiệp
quản lý đơn giản - Trách nhiệm pháp lý
- Thuế suất thấp không phân chia
- Khả năng huy động - Rủi ro cao đối với các
vốn cao hơn doanh thành viên trong doanh
nghiệp tư nhân nghiệp
Công ty hợp danh - Tăng cường sự chuyên - Trách nhiệm pháp lý
(partnership) môn hóa trong quản lý không phân chia
doanh nghiệp - Thủ tục thành lập và
- Thuế suất thấp quản lý phức tạp

- Có nguồn vốn lớn - Khó khăn trong việc


- Được hưởng các ưu tiếp cận thị trường nội
đãi về thuế, tín dụng địa
Tổ chức kinh tế có vốn và thủ tục hành chính - Phải chịu sự kiểm soát
đầu tư nước ngoài - Có trình độ công nghệ chặt chẽ của Nhà nước
cao - Dễ bị cạnh tranh bởi
các doanh nghiệp trong
nước

Câu 4: Giải thích các nội dung trong hệ thống theo dõi thông tin tài chính của
doanh nghiệp (Báo cáo tài chính)
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm (Thông tư 200/2014/TT-BTC):
- Bảng cân đối kế toán: Thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một
thời điểm cụ thể về các mặt:
 Tài sản
 Nợ phải trả
 Vốn chủ sở hữu

4
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Liệt kê các nguồn tạo ra doanh thu,
lợi nhuận và các chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh nhất định. Bao gồm
các thành phần chủ yếu như:
 Doanh thu
 Chi phí
 Lợi nhuận thuần
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cung cấp thông tin về dòng tiền vào và dòng
tiền ra của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp những thông tin bổ sung, chưa
được trình bày rõ ràng trên báo cáo tài chính.
Câu 5: Doanh nghiệp có thể huy động vốn qua các thị trường nào? Mối quan hệ
của tài chính doanh nghiệp với các thị trường tài chính là gì?
5.1. Doanh nghiệp có thể huy động vốn qua các thị trường nào?
- Thị trường vốn: là nơi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu dài
hạn (có thời gian sử dụng trên 1 năm).
- Thị trường tiền tệ: là nơi các doanh nghiệp huy động vốn ngắn hạn từ các nhà
đầu tư thông qua các hình thức như chiết khấu thương phiếu, vay ngắn hạn và
phát hành tín phiếu kho bạc.
- Ngoài ra còn thị trường tín dụng: Doanh nghiệp huy động vốn từ các tổ chức tín
dụng như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm.
5.2. Mối quan hệ của tài chính doanh nghiệp với các thị trường tài chính là gì?
Là hai yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vậy nên tài chính doanh
nghiệp có mối quan hệ vô cùng mật thiết với các thị trường tài chính:
Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu về cách thức huy động vốn,
phân bổ vốn và sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Các thị trường tài chính thì cung cấp cho các doanh nghiệp một kênh để huy
động vốn và các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thông qua các thị
trường tài chính.
- Khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, tức là đang bán một phần quyền sở
hữu trong doanh nghiệp cho các nhà đầu tư.
- Khi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tức là đang vay tiền từ các nhà đầu
tư với cam kết trả lại tiền gốc kèm theo lãi suất trong một thời hạn nhất định.

5
- Khi một doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng, tức là đang sử dụng vốn của ngân
hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Câu 6: Nguyên nhân, hệ quả và giải pháp xử lý vấn đề người đại diện trong doanh
nghiệp. Cho ví dụ cụ thể
“Người đại diện trong doanh nghiệp” có thể hiểu đơn giản là từ dùng để chỉ cá
nhân đóng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp tham gia xác lập các giao dịch, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện
các hoạt động của doanh nghiệp. Với trọng trách và vai trò “bộ mặt của doanh nghiệp”,
mỗi một quyết định, lời nói đều được tính toán kỹ càng. Thế nhưng, đôi khi có thể chỉ
một hành động sai lầm cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
Một, nếu người đại diện không có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có thể sẽ
dễ dàng ký kết một số hợp đồng kinh tế không có lợi cho doanh nghiệp.
Hai, nếu người đại diện không trung thực, có biểu hiện gian dối, tài sản của
doanh nghiệp sẽ bị hao hụt để phục vụ lợi ích cá nhân của họ.
Ba, nếu người đại diện không có đủ thời gian, kinh nghiệm để thực hiện các
nhiệm vụ được giao, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh
một cách hiệu quả.
Bốn, nếu người đại diện không có sự đồng thuận của các thành viên trong doanh
nghiệp (hội đồng quản trị), sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nội bộ, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Giải pháp xử lý:
- Để tuyển được người đại diện có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm và uy tín => Phải có một mức lương xứng đáng, chế độ bảo hiểm, phúc
lợi được đảm bảo.
- Tạo điều kiện cho người đại diện thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của người đại diện.
Câu 7: Giải thích tình huống xung đột lợi ích (chọn 1 trong số tình huống trong
các link sau)
Tình huống lựa chọn: Lo cổ đông lớn "rút ruột" cổ đông nhỏ, link:
https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/lo-co-dong-lon-rut-ruot-co-dong-nho-
post270565.html.

6
Trong tình huống trên, có thể thấy các công ty đã bán cổ phiếu với giá rẻ hơn
nhiều giá thị trường cho các nhà đầu tư cá nhân mà cổ đông không rõ đó là ai => khó
tránh được các e ngại về tính minh bạch của đợt phát hành”.
Về lý do tại sao công ty lại làm như vậy, có thể lý giải các nguyên nhân như:
Một khả năng là công ty đang gặp khó khăn về tài chính và cần tiền mặt. Bằng
cách phát hành cổ phiếu với giá thấp, công ty có thể huy động được một số tiền lớn mà
không cần phải trả lại nhiều tiền lãi.
Một khả năng khác là công ty đang cố gắng thay đổi cơ cấu cổ đông của mình.
Bằng cách bán cổ phiếu cho một nhóm nhà đầu tư nhỏ, công ty có thể nắm được quyền
kiểm soát cổ phần nhiều hơn.

Nhưng hai lý do trên hoàn toàn có thể minh bạch với các cổ đông hiện hữu, nếu
không minh bạch, dấu hiệu dễ nhận thấy là doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với giá
thấp hơn nhiều thị giá, đối tượng được quyền mua riêng lẻ không rõ ràng, hoặc danh
sách cá nhân, tổ chức được mua khó có thể kiểm chứng về năng lực tài chính, chuyên
môn…
 Ngoại trừ các cổ đông lớn, còn lại đều không nắm rõ thông tin hoặc mục
đích của đợt phát hành này, trong khi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến họ,
có thể sẽ pha loãng cổ phần hoặc giá trị cổ phiếu của họ sẽ giảm.
Với các trường hợp không minh bạch, phát hành riêng lẻ, có những phương án
phát hành mang lại lợi ích cho một nhóm cổ đông nào đó thường liên quan đến lãnh
đạo doanh nghiệp. Từ đây bắt đầu xung đột lợi ích giữa nhóm quản lý doanh nghiệp
và hội đồng quản trị (cổ đông). Khi họ chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình, sẽ đi
ngược lại lợi ích của cổ đông cũng là lợi ích của toàn bộ doanh nghiệp => Không tối đa
hóa giá trị của doanh nghiệp (giá trị cổ phiếu).
Giải pháp trong trường hợp này: Thật sự rất khó có giải pháp nào vẹn toàn cả đôi
đường – vừa đảm bảo lợi ích cho nhóm điều hành doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích
cho các cổ đông. Các giải pháp hiện tại phần nhiều mang tính hạn chế, kìm hãm hoặc
gắn chặt lợi ích của nhóm điều hành với lợi ích của công ty.
Câu 8: Minh họa, mô tả chân dung của nhà quản trị tài chính, với các nội dung
sau: hình dáng, công việc thường xuyên, đối tác, những phẩm chất về kiến thức,
kỹ năng và thái độ.

7
8

You might also like