Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Lời nói đầu

- Lí do em chọn bài báo cáo này vì em cảm thấy thực trạng ô nhiễm môi trường nước
và đất ở nước ta ngày càng nghiêm trọng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sống của con người nên chúng em muốn qua bài báo cáo, mỗi một ng trong
chúng ta hãy chung tay bảo vệ nguồn nước cũng như sử dụng hợp lí đất trồng.
Trang 0
Mục Lục
Lời nói đầu
Chương I: Ô nhiễm môi trường đất và nước ở nước ta hiện nay
1.1: Khái niệm ô nhiễm đất.
1.1.1: Khái niệm đất bị nhiễm mặn.
1.1.2: Khái niệm đất bị nhiễm phèn.
1.2: Khái niệm ô nhiễm nguồn nước.
Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường đất và nước hiện nay
2.1: Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
2.2: Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay
Chương III: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm
3.1: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
3.2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
3.3: Kết quả của việc ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất
3.4: Giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước và đất
Chương IV: Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang 1
Chương I: Ô nhiễm môi trường đất và nước ở nước ta hiện nay.

1.1: Khái niệm ô nhiễm đất.

- Ô nhiễm đất là một phần biểu hiện của việc suy thoái đất do sự tồn tại của hóa chất
xenobamel (do con người tạo ra) hoặc do những sự thay đổi khác trong môi trường đất
tự nhiên. Nó thường được gây ra bởi các hoạt động trong công nghiệp, hóa chất trong
nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy định.

1.1.1: Khái niệm đất bị nhiễm mặn.

- Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt
mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường,
nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa
tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.

1.1.2: Khái niệm đất bị nhiễm phèn.

- Đất nhiễm phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), độ PH thấp chỉ từ 2-3 và lượng
chất độc Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Do đó, khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất
bị phá vỡ, đất không mất khả năng tự làm sạch. Những điều này làm cho đất bị ô
nhiễm, theo đó thực vật và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hàng loạt.

1.2: Khái niệm ô nhiễm nguồn nước.

- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các
hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất
có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể
gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Trang 2
Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường đất và nước hiện nay.

2.1: Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay.

- Tình trạng ô nhiễm đất đai tại Việt Nam đang là một vấn đề đáng báo động và cần
được quan tâm hơn bao giờ hết. Diện tích đất tự nhiên của nước ta khoảng 33 triệu ha,
trong đó hơn 22 triệu ha đang sử dụng, chiếm đến 68,83% tổng quỹ đất. Còn lại, hơn 10
triệu ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đáng chú ý là diện tích
đất nông nghiệp chỉ hơn 8 triệu ha, chiếm 26,1% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Theo báo cáo và đánh giá của Cục Môi trường Việt Nam, tình trạng chất lượng đất đai
tại các khu vực đô thị của Việt Nam đa phần đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu là do lượng chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt
bị xả ra môi trường một cách bừa bãi.

- Ngày nay, trên các con phố, hình ảnh túi rác thải vứt bừa bãi trở nên phổ biến, làm
ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như chất lượng đất xung quanh.

2.2: Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay.

- Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng TOP 5,
chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan có lượng rác thải đổ ra sông, ra
biển nhiều nhất thế giới hiện nay.

- Ở Việt Nam tại các khu công nghiệp có hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn
nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu
cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.

- Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường
cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thông cống
để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.

Trang 3
Chương III: Nguyên nhân gây ra ô nhiễm

3.1: Nguyên nhân gây ô nhiễm đất.

* Gồm 2 nguyên nhân chính

- Nguyên nhân tự nhiên

+ Đất nhiễm phèn: Nguyên nhân chính là do nước phèn từ một nơi khác theo mạch
nước ngầm dưới lòng đất di chuyển đến. Chủ yếu là đã bị nhiễm các chất sắt,… Khiến
độ pH môi trường giảm nên gây ngộ độc cho cây, động vật sinh sống và phát triển ở
trong môi trường đó.

- Đất nhiễm mặn: Nguyên nhân do lượng muối trong nước biển, nước triều dâng cao
hay từ các mỏ muối. Nồng độ Na, K hoặc Cl cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn
sinh lý cho giới thực vật phát triển.

* Nguyên nhân nhân tạo

- Thuốc trừ sâu, diệt cỏ:

+ Thuốc trừ sâu hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông
nghiệp. Đây là một chất hoặc hỗn hợp của các chất có thể tiêu diệu sâu bệnh. Mặc dù sử
dụng thuốc trừ sâu là có tác dụng tốt. Ngăn sâu bệnh phá hoại mùa màng. Tuy nhiên
đây chỉ là một phần nhỏ. Bởi vì độc tính tiềm tàng trong hoá chất có thể gây ảnh hưởng
tiêu cực tới môi trường, sinh vật và đặc biệt là con người.
+ Ngoài ra thuốc diệt cỏ cũng được người dân sử dụng phổ biến. Thuốc diệt cỏ thường
được sử dụng để tiêu diệt cỏ dại. Đặc biệt là trên vỉa hè, ở đường sắt và trong hoạt động
nông nghiệp. Tuy hầu hết các loại thuốc diệt cỏ có thể dễ dàng phân hủy trong đất. Thế
nhưng chất này rất độc hại và có thể gây tử vong ngay cả khi ở nồng độ thấp. Thuốc
diệt cỏ có tác động trực tiếp tới nguồn nước và nguy hiểm tới hệ sinh thái dưới nước
như tôm, cua, cá,…
+ Các ngành công nghiệp: Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước
thải, và rác thải ra môi trường. Khiến môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ
như bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, các cơ sở khai thác đá,…

+ Rác thải của người dân: Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người
như rác thải, đồ ăn, túi nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,… Do các loại tác thải này
xả trực tiếp lên mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nên môi trường đất bị ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng.

3.2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Gồm 3 yếu tố chính.

- Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt: Hiện nay, các phương tiện thông tin
đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này
đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng.

- Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp: Nước thải và rác
thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông
suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nước điển hình nhất.

- Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,… là những
tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất. Chắc hẳn điều này ai
trong chúng ta cũng đều cảm nhận được.Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này
thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự
nhiên. Cụ thể như: Ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển
nữa cũng đều bị ảnh hưởng.

3.3: Kết quả của việc ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường
ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các
bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.

- Ô nhiễm đất làm giảm chất lượng của đất, thay đổi cấu trúc đất và làm mất đi các
chất dinh dưỡng quan trọng. Xói mòn đất. Môi trường đất ô nhiễm trở nên dễ bị xói
mòn. Đặc biệt là khi đối mặt với mưa lớn, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và khai
thác của đất.

3.4: Giải pháp để giảm ô nhiễm môi trường nước và đất.

- Đầu tiên, các ban ngành cần nâng cao ý thức và kiến thức của người dân về tác hại
của ô nhiễm môi trường. Khi họ được nâng cao cả về tri thức và ý thức thì sẽ không còn
tình trạng bỏ rác lung tung. Khi làm được điều này, tình trạng ô nhiễm sẽ giảm đáng kể
đó.

- Hạn chế thải các chất tẩy rửa, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,... ra môi
trường đất và nước.

- Đưa ra các luật về xử lý chất thải cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp hay các khu
công nghiệp.

- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để xử lý nước thải.

Trang 4
Chương IV: Kết luận

- Qua các thực trạng đã đưa ra cho thấy ô nhiễm môi trường nước và đất đang là vấn
đề đáng báo động hiện nay. Tình trạng môi trường nước, đất ở các khu đô thị và khu
vực nông thôn diễn ra hằng ngày khi người dân còn chưa có đủ ý thức về bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước, do đó về phía Chính Phủ cần có những biện pháp để ngăn chặn sự suy thoái môi
trường, đặc biệt là đối với 2 môi trường này. Tuy nhiên, Chính Phủ phải có nhiệm vụ
bảo vệ môi trường nhưng cũng không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy, để bảo vệ
môi trường cần có sự tham gia của tất cả mọi công dân. Toàn dân họp sức bảo vệ môi
trường sẽ không còn là lựa chọn nữa mà là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân bởi vì
chúng ta đều sống chung trên một Trái Đất - nơi có sự sống, đều sử dụng nguồn nước
đất sử dụng cho mọi việc.

Trang 5
Tài liệu tham khảo

https://xulynuocgiengkhoan.com/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam-va-
giai-phap-khac-phuc/

https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nhung-nguyen-nhan-
nao-dan-den-o-nhiem-dat-635419.html

https://luatminhkhue.vn/o-nhiem-dat-la-gi-thuc-trang-o-nhiem-dat-tai-viet-nam-hien-
nay.aspx#google_vignette

Trang 6

You might also like