Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Đề bài

LLSX - QHSX - Đề 1
1. Phạm trù nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản
xuất?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Kiến trúc thượng tầng
2. Phạm trù nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất?
A. Quan hệ sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Kiến trúc thượng tầng
3. Yếu tố nào sau đây được coi là yếu tố động nhất của Lực lượng sản xuất?
A. Công cụ lao động
B. Người lao động
C. Đối tượng lao động
D. Tư liệu sản xuất
4. Yếu tố nào sau đây được coi là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người?
A. Trình độ phát triển của công cụ lao động
B. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
C. Trình độ chuyên môn hoá sản xuất
D. Trình độ phát triển cơ khí hoá
5. Quan hệ sản xuất thúc đẩy sự phát triển của LLSX trong trường hợp nào sau đây?
A. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
B. QHSX phát triển trước trình độ phát triển của LLSX
C. QHSX phát triển sau sự phát triển trình độ của LLSX
D. QHSX “tiên tiến” hơn trình độ phát triển của LLSX
6. Suy cho cùng, mọi sự biến đổi của xã hội được bắt đầu từ sự biến đổi của yếu tố
nào sau đây?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Kiến trúc thượng tầng
7. Quy luật xã hội nào sau đây giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển
của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
B. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
C. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
D. Quy luật vận động khách quan của các HTKT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên.
8. Quan hệ sản xuất nào giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong cơ sở hạ tầng?
A. Quan hệ sản xuất thống trị
B. Quan hệ sản xuất tàn dư
C. Quan hệ sản xuất mới
D. Quan hệ sản xuất phụ thuộc
9. Ý nào trong các ý được nêu dưới đây thể hiện đúng nhất tác động trở lại của kiến trúc
thượng tầng đối với Cơ sở hạ tầng?
A. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại Cơ sở hạ tầng
B. Kiến trúc thượng tầng quyết định Cơ sở hạ tầng
C. Cơ sở hạ tầng quyết định Kiến trúc thượng tầng
D. Kiến trúc thượng tầng phụ thuộc toàn bộ vào Cơ sở hạ tầng
10. Lý do cơ bản nào trong các ý sau lý giải: trong xã hội có giai cấp, Cơ sở hạ tầng sẽ mang
tính giai cấp?
A. Quan hệ sản xuất mang tính giai cấp
B. Lực lượng sản xuất mang tính giai cấp
C. Nhà nước mang tính giai cấp
D. Tồn tại xã hội mang tính giai cấp
11. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng và
Kiến trúc thượng tầng?
A. Cơ sở hạ tầng thay đổi không phải mọi bộ phận của Kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi
B. Mỗi Cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một Kiến trúc thượng tầng tương đương
C. Các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng đều phụ thuộc vào Cơ sở hạ tầng
D. Tính chất của Kiến trúc thượng tầng do Cơ sở hạ tầng quyết định
12. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng sự tác động trở lại của Kiến trúc thượng tầng
đối với Cơ sở hạ tầng?
A. Kiến trúc thượng tầng luôn tác động tích cực đến sự phát triển của Cơ sở hạ tầng
B. Kiến trúc thượng tầng nào cũng có chức năng duy trì, bảo vệ Cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó
C. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối với Cơ sở hạ tầng
D. Kiến trúc thượng tầng đôi khi tác động gây kìm hãm sự phát triển của Cơ sở hạ tầng
13. Trong các nội dung sau nội dung nào không thuộc Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay?
A. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể
C. Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo
D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng
14. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây không được xác định là Kiến trúc
thượng tầng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
A. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
B. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Nhà nước XHCN: nhà nước của dân, do dân và vì dân
D. Phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
15. Cấu trúc của Hình thái kinh tế xã hội được hình thành từ các yếu tố nào sau đây?
A. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng
B. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
C. Lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng
D. Cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, nhà nước
16. Yếu tố nào sau đây không thuộc cấu trúc Hình thái kinh tế xã hội?
A. Nhà nước
B. Quan hệ sản xuất
C. Lực lượng sản xuất
D. Kiến trúc thượng tầng
17. Yếu tố nào sau đây được coi là nền tảng vật chất - kỹ thuật của Hình thái kinh tế - xã hội?
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Cơ sở hạ tầng
18. Yếu tố nào sau đây được coi là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã
hội?
A. Quan hệ sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Cơ sở hạ tầng
19. Quan điểm nào sau đây không cần thiết phải có nếu muốn nhận thức đúng đời sống xã hội?
A. Phải xuất phát từ ý thức, tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
B. Phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội
C. Phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cầu thành một hình thái xã hội
nhất định
D. Phải phân tích sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng
20. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển, yếu tố nào sau đây đóng vai trò quyết định?
A. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải đầu tư vào sản xuất vật chất
B. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển trước hết phải xóa bỏ mọi tàn dư của xã hội cũ
C. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời
D. Muốn thúc đẩy xã hội phát triển phải chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống

LLSX - QHSX - Đề 2
1. Cơ sở hạ tầng là
A. Toàn bộ những QHSX họp thành cơ sở kinh tế của một xã hội nhất định
B. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất của cải vật chất trong xã hội
C.Toàn bộ sinh hoạt vột chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của một xã hội
D. Toàn bộ cơ cầu công- nông nghiệp của một nền kinh tế, xã hội nhát
2. Hinh thái KTXH được cấu thành từ các yếu tổ nào?
A. Lực lượng sản xuất, CSHT, KTTT
B. QHSX, CSHT, Kiến trúc thượng tầng
C. Lực lượng sản xuất, CSHT, QHSX
D. Lực lượng sản xuất, QHSX, Tồn tại xã hội
3. Các thiết chế như Nhà nước, Đảng phái, chính trị, ... là các yếu tố thuộc phạm trù nào sau
đây?
A. KTTT
B. CSHT
C. Lực lượng sản xuất
D. Tồn tại xã hội
4. Quan điểm, tư tưởng của xã hội thuộc phạm trù nào sau đây?
A. KTTT
B. QHSX
C. CSHT
D. Lực lượng sản xuất
5. Trong các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng, yếu tố nào sau đây có quan hệ trực tiếp với
CSHT?
A. Chính trị, pháp luật
B. Chính trị, tôn giáo
C. Tôn giáo, đạo đức
D. Pháp luật, nghệ thuật
6. CSHT được hình thành từ các QHSX (QHSX) nào sau đây?
A. QHSX thống trị, QHSX tàn dư, QHSX mới
B. QHSX mới, QHSX tàn dư, QHSX mầm mống
C. QHSX thống trị, QHSX xã hội chủ nghĩa, QHSX mới
D. QHSX tàn dư, QHSX lệ thuộc, QHSXTT
7. Trong các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng, yếu tố nào sau đây có quan hệ gián tiếp với
CSHT?
A. Triết học, tôn giáo
B. Chính trị, nghệ thuật
C. Pháp luật, chính trị
D. Pháp luật, đạo đức
8. Lý do cơ bản nào trong các ý sau lý giäi: trong xå hội có giai cấp, KTTT sẽ mang tính giai
cấp?
A. QHSX mang tính giai cấp
B. Lực lượng sản xuất mang tính giai cấp
C. Nhà nước mang tính giai cấp
D. Tồn tại xã hội mang tính giai cấp
9. Ý nào trong các ý được nêu dưới đây thể hiện đúng nhất mối quan hệ giữa CSHT và KTTT?
A. CSHT quyết định KTTT
B. KTTT quyết định CSHT
C. CSHT quyết định hoàn toàn KTTT
D. KTTT tầng phụ thuộc toàn bộ vào CSHT
10. Nội dung nào sau đây lý giải đúng nhất nguyên nhân quyết định của CSHT đối với KTTT?
A. Mọi hiện tượng của KTTT đều do nguyên nhân sâu xa trong cơ cấu kinh tế
B. CSHT quyết định sự hình thành của KTTT
C. CSHT thay đổi thì KTTT thay đổi theo
D. Mọi hiện tượng của KTTT đều do nguyên nhân từ sự thay đổi của nhà nước
11. Trong các QHSX hợp thành CSHT, QHSX nào sau đây giữ vai trò chủ đạo?
A, QHSX thống trị
B. QHSX tàn dư
C. QHSX XHCN
D. QHSX mới
12. Hai yêu quan trọng nhất của KTTT là yếu tố nào trong các yếu tố sau:
A. Các quan điểm chính trị, pháp quyền và các thiết chế xã hội tương ứng
B. Các quan điểm chính trị, pháp quyền và nhà nước
C. Các thiết chế xã hội tương ứng và nhà nước, tôn giáo
D. Các quan điểm chính trị pháp quyền và tôn giáo, nghệ thuật
13. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng biểu hiện CSHT quyết định sự hình thành
KTTT?
A. CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cần thay đổi theo
B. Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng
C. Các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng đều phụ thuộc vào CSHT
D. Tính chất của KTTT do CSHT quyết định
14. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng biểu hiện CSHT quyết định sự biến đổi của
KTTT?
A. Mỗi một KTTT đều được hình thành trên một CSHT tương ứng
B. CSHT thay đổi kéo theo sự thay đổi của Kiến trúc thượng tầng
C. CSHT thay đổi, sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo
D. Sự thay đổi của CSHT kéo theo sự thay đổi của KTTT diễn ra ngay tại một HTKTXH
15. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng biểu hiện CSHT quyết định sự hình thành Kiến trúc
thượng tầng?
A. Các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng đều phụ thuộc vào CSHT
B. Khi CSHT thay đổi ngay lập tức mọi bộ phận của KTTT thay đổi theo
C. Khi CSHT thay đổi thi yếu tố đầu tiên trong KTTT thay đổi là nhà nước
D. Khi CSHT thay đổi, có yếu tố của KTTT thay đổi chậm như nghệ thuật
16. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng biểu hiện CSHT quy định sự biến đổi của KTTT?
A. CSHT thay đổi kéo theo sự thay đổi của Kiến trúc thượng tầng
B. Trong xã hội có giai cấp, CSHT mang tính giai cấp thì KTTT cūng mang tính giai cấp
C. KTTT nào cũng được hinh thành trên một CSHT tương ứng
D. Các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hình thành từ CSHT
17. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng nguyên nhân sự tác động trở lại của KTTT đối
với CSHT?
A. KTTT tác động mạnh mẽ đến CSHT theo hai hướng thúc đẩy hoặc kìm hăm CSHT
B. KTTT nào cũng có chức năng bảo vệ, duy tri, củng cố CSHT đã sinh ra nó.
C. KTTT nào cũng có chức năng đấu tranh xóa bỏ CSHT và KTTT cũ
D. KTTT nào cũng có tính độc lập tương đối so với CSHT
18. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng nguyên nhân sự tác động trở lại của KTTT đối với
CSHT?
A. KTTT nào cũng có chức năng bảo vệ, duy trì, củng cố CSHT đã sinh ra nó
B. KTTT phù hợp với CSHT sẽ thúc đẩy sự phát triển của CSHT
C. KTTT không phù hợp với CSHT sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT
D. KTTT luôn tác động trở lại đối với CSHT
19. Nội dung nào dưới đây không thế hiện đúng sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT?
A. Không phải KTTT nào cũng tác động trở lại CSHT
B. KTTT không phải lúc nào cũng tác động tích cực đến CSHT
C. KTTT không phù hợp së làm kim hằm sự phát triển của CSHT
20. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT?
A. KTTT thúc đẩy sự phát triển các quy luật kinh tế khi nó phù hợp với các quy luật kinh tế
B. KTTT luôn tác động tích cực đến sự phát triển của CSHT
C. Suy cho cùng, không phải lúc nào KTTT cũng chịu sự quy định của CSHT
D. KTTT không khi nào tác động gây kìm hãm sự phát triển của CSHT
21. Trong các yếu tố của Kiến trúc thượng tầng, yếu tố nào sau đây đóng vai trò quyết định?
A. Nhà nước
B. Đảng phái
C. Pháp luật
D. Tôn giáo
22. Nguyên nhân sâu xa sự biến đổi của CSHT dẫn đến biến đổi KTTT là do sự biến đổi của
yếu tố nào?
A. Lực lượng sản xuất
B. QHSX
C. CSHT
D. Nhà nước
23. Khi CSHT thay đổi, yếu tố nào trong các yếu tố sau của KTTT sẽ thay đổi nhanh nhất?
A. Nhà nước
B. Đảng phái
C. Đạo đức
D. Tôn giáo
24. Trong các ý sau, ý nào biểu hiện đúng nhất sự thay đổi của KTTT khi CSHT thay đổi?
A. Không phải mọi yếu tố của KTTT sẽ thay đổi theo ngay
B. Mọi yếu tố của KTTT sẽ thay đổi theo ngay
C. Nhà nước, tôn giáo, đạo đức thay đổi theo ngay
D. Tôn giáo, nghệ thuật, triết học thay đổi theo ngay
25. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa CSHT và Kiến trúc thượng tầng?
A. KTTT luôn tác động trở lại CSHT đã sinh ra nó
B. Không phải KTTT không phù hợp với CSHT thì sẽ kìm hãm sự phát triển của CSHT
C. Không phải bao giờ KTTT cũng tác động trở lại CSHT đã sinh ra nó
D. CSHT yết định toàn bộ sự ra đời và nội dung của Kiến trúc thượng tầng
26. Nội dung nào đây không là nguyên nhân khẳng định CSHT quyết định sy biến đổi của
KTTT?
A. Sự thay đổi của Tồn tại xã hội
B. Sự thay đổi của Lực lượng sản xuất
C. Sự thay đổi của QHSX
D. Sự thay đổi của CSHT
27. Khi CSHT thay đổi, yếu tổ nào trong các yếu tố sau của KTTT sẽ thay đổi chậm nhất?
A. Nghệ thuật
B. Chính trị
C. Pháp luật
D. Nhà nước
28. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng mối quan hệ giữa KTTT với CSHT ?
A. Các yếu tố tôn giáo, đạo đức có quan hệ trực tiếp với CSHT
B. Các yếu tố chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với CSHT
C. Các yếu tố tôn giáo, đạo đức có quan hệ gián tiếp với CSHT
D. Các yếu tố tôn giáo, chính trị, pháp luật, đạo đức được hình thành trên một CSHT nhất định
29. Nội dung nào dưới đây được xác định là CSHT của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH?
A. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân
D. Con người được tự do sáng tạo, hội nhập và phát triển
30. Nội dung nào dưới đây được xác định là KTTT của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên
CNXH?
A. Chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
B. Nhà nước XHCN: nhà nước của dân, do dân và vì dân
D. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
C. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
31. Trong các nội dung sau nội dung nào không thuộc KTTT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
A. Phát triển Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế
B. Phát triển nễn văn hoả tiến tiên, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Phát huy khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của mọi cá nhân
D. Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
32. Trong các nội dung sau nội dung nào không thuộc CSHT ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
A. Nhà nước của dân, do dân và vì dân
B. Kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể
C. Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo
D. Kinh tế NN và kinh tế tập thể trở thành nền tảng
33. Thành phần kinh tế nào sau đầy giữ vai trò là nền ting trong sự phát triển CSHT ở VN giai
đoạn hiện nay?
A. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể
B. Kinh tế nhà nước: kinh tế tự nhấn
C. Kinh tế tập thể; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. Kinh tế nhà nước: kinh tế tự bản tự nhận
34. CSHT ở Việt Nam hiện nay được xác định bởi những thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Nhà nước: tập thể; tư nhân; tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
B. Nhà nước; tập thể, tư bản tư nhân; tư bản nhà nước
C. Nhà nước; tập thể; tu bản nhà nước; tư bản - tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
D. Nhà nước; tư nhân; tư bản tư nhân; cả thể tiếu chú; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
35. Đâu là nguyên nhân sâu xa của việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
A. Do sự không đồng đều về trình độ của LLSX
B. Do có nhiều mặt của QHSX
C. Do CSHT thường xuyên thay đổi
D. Do sự phủ hợp của CSHT với KTTT
Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TỒN TẠI XÃ HỘI
1. Hãy xác định yếu tố nào không phải là tồn tại xå hội?
A. Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý
B. Điều kiện dân số
C. Cơ sở hạ tầng.
D. Phương thức sản xuất.
2. Lựa chọn phương án đúng:
A. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tâm lý, tư tưởng
B. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.
C. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực tình cảm của con người.
D. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực chính trị, đạo đức.
3. Hãy chọn phương án đúng? Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội:
A. Luôn mang tính giai cấp.
B. Không mang tính giai cấp.
C. Đại diện cho lợi ích của các giai cấp.
D. Đại diện cho lợi ích của giai cấp bị trị.
4. Hãy chọn phương án đúng về khái niệm "Ý thức cá nhân". Ý thức cá nhân là:
A. Ý thức của tầng lớp bị trị
B. Ý thức của một nhóm người có chung lợi ích
C. Ý thức của mỗi con người sống trong xã hội.
D. Ý thức của các vĩ nhân, lãnh tụ.
5. Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội bao gồm:
A. Phương thức sản xuất và điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý
B. Phương thức sản xuất và điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý và dân cư.
C. Phương thức sản xuất, xã hội và dân cư.
D. Điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý và dân cư.
6. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân là biểu hiện mối quan hệ giữa?
A. Nội dung và hình thức
B. Cái chung và cái riêng.
C. Bản chất và hiện tượng.
D. Cái chung và cái đơn nhất.
7. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm triết học Mác – Lê nin về đặc điểm của tâm lý xã
hội?
A. Tâm lý xã hội mang tính phong phú, phức tạp, không tuân theo các quy luật tâm lý
B. Tâm lý xã hội là sự phản ánh mang tính kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ đan xen yếu tố tình cảm.
C. Tâm lý xã hội là sự phản ánh gián tiếp, có tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài
của tồn tại xã hội.
D. Tâm lý xã hội không có vai trò quan trọng trong ý thức xã hội.
8. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm triết học Mác - Lênin về đặc điểm của hệ tư
tưởng xã hội?
A. Hệ tư tưởng ra đời từ tâm lý xã hội
B. Hệ tư tưởng phản ánh một cách tự phát, trực tiếp tồn tại xã hội
C. Hệ tư tưởng phản ánh tự giác, gián ticp tồn tại xã hội, có tính khái quát, tính hệ thống.
D. Hệ tư tưởng không mang tính giai cấp.
9. Chọn phương án đúng về mối quan hệ biện chứng gita tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
A. Ý thức xã hội phụ thuộc một cách thụ động vào tồn tại xã hội
B. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội
C. Tồn tại xã hội thay đổi, ngay lập tức các hinh thái ý thức xã hội sẽ thay đổi ngay.
D. Tồn tại xã hội thay đổi, các hình thái ý thức xã hội cùng thay đổi dần dần.
10. Hãy chỉ ra phương án sai? Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp là do:
A. Các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau.
B. Các giai cấp có địa vị khác nhau.
C. Các giai cấp thói quen, tâm ý khác nhau.
D. Các giai cấp có lợi ích khác nhau.
11. Hãy chỉ ra phương án sai về tính giai cấp của ý thức xã hội ở trình độ hệ tư tưởng?
A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của giai cấp bị trị đối lập nhau.
B. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị bao giờ cũng thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội.
C. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của các giai cấp trong xã hội.
D. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
12. Hãy chỉ ra phương án sai về tính vượt trước của ý thức xã hội:
A. Ý thức xã hội dự kiến được quá trình phát triển khách quan của xã hội
B. Ý thức xã hội dự báo được tương lai
C. Ý thức xã hội đi trước và thoát ly khỏi tổn tại xã hội.
D. Ý thức xã hội tổ chức, chi đạo hoạt động thực tiễn.
13. Hãy chỉ ra phương án sai về tính kế thừa của ý thức xã hội:
A. Tinh kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính giai cấp của ý thức xã hội
B. Kế thừa của ý thức xã hội mang tính khách quan và tất yếu
C. Giai cấp thống trị cần căn cứ vào lợi ích của cổ đông để quyết định nội dung kế thừA.
D. Các giai cấp trong xã hội có quan điểm kế thừa khác nhau đổi với ý thức xã hội.
14. Hãy chỉ ra phương án sai về mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội:
A. Các hình thái ý thức xã hội phát triển ngang bằng nhau.
B. Ở mỗi thời đại sẽ có một hinh thái nào đó nổi lên hàng đầu.
C. Trong xã hội hiện đại, ý thức chính trị bao giờ cũng có chi phối các hình thái ý thức khác.
D. Ý thức chính trị tiến bộ định hướng cho sự phát triển xã hội.
15. Mức độ ảnh hưởng của hệ tư tưởng đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào điều gì? (Hãy tìm
phương án sai)
A. Tinh chất các mối quan hệ kinh tế mà trên đó hệ tư tưởng nảy sinh
B. Vai trò lịch sử của giai cấp để ra hệ tư tưởng đó
C. Sự phù hợp của hệ tư tưởng đó đổi với hiện thực
D. Tinh chất khoa học của hệ tưởng đó.
16. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quyết định
của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội:
A. Khi tồn tại xã hội thay đổi, ngay lập tức các hình thái ý thức xã hội biến đổi theo
B. Khi tồn tại xã hội thay đổi, một số hình thái ý thức xã hội biển đỗi ngay, một số hinh thái
biến đổi chậm hơn.
C. Sự biến đổi của tồn tại xã hội làm cho xã hội phát triển.
D. Sự biến đổi của tồn tại xã hội không dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã hội.
17. Lựa chọn phương án đúng theo quan điểm Triết học Mác – Lê nin về đặc điểm của hệ tư
tưởng:
A. Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp, sinh động
B. Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách tự giác bởi các nhà tư tưởng của một giai cấp
nhất định.
C. Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách tự phát.
D. Hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách phong phú, sinh động.
18. Lựa chọn phương án đúng?
Tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị, bởi vì:
A. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thi cũng thổng trị trong đời sống tinh thần.
B. Giai cấp bị trị luôn phục tùng giai cấp thống trị.
C. Giai cấp bị trị luôn ác cảm với giai cấp thống trị.
D. Ý thức của giai cấp thống trị và giai cấp bị luôn đối lập nhau.
19. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị:
A. Bảo vệ lợi ích chung của các giai cấp trong xã hội
B. Báo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và quần chúng nhân dân
C. Båo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị
D. Bảo vệ lợi ích của đông, đảo quần chúng lao động.
20. Hãy chỉ ra phương án sai về đặc điểm của Ý thức lý luận:
A. Ý thức lý luận ra đời từ việc khái quát chc kinh nghiệm trong đời sống xã hội.
B. Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, chính xác và
sâu sắc.
C. Ý thức lý luận thường được trình bày dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật.
D. Ý thức lý luận vach ra các mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng.
21. Hãy chỉ ra phương án sai? Ý thức cá nhân khác nhau là do:
A. Mỗi cá nhân thuộc về một giai cấp nhất định
B. Mỗi cá nhân có hoàn cảnh sinh sống khác biệt nhau
C. Mỗi cá nhân có sự hiểu biết, có ước mơ, lý tướng khác nhau.
D. Mỗi cá nhân được trải nghiệm sự giáo dục, môi trường sống khác nhau.
22. Ý thức của các giai cấp trong xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hãy chỉ ra phương án
sai?
A. Giai cấp bị trị thường chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị
B. Giai cấp thống trị cũng có thể chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị
C. Các giai cấp chi chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng của giai cấp minh.
D. Các giai cấp thường bị chi phối bởi tư tưởng của giai cấp thống tri.
23. Muốn thay đổi ý thức xã hội, cần phải:
A. Thay đổi điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
B. Thay đổi thói quen, phương thức sinh hoạt.
C. Thay đổi phong tục, tập quấn, lối sống.
D. Thay đổi tư duy, quan niệm.

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI


1. Trong các nội dung được nêu dưới đây, nội dung nào thể hiện quan điểm của CNDVBC về
con người?
A. Con người là thực thể sinh học – xã hội
B. Con người là sản phẩm của ý niệm
C. Con người là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối
D. Con người là động vật biết tu duy
2. Khi nói về con người, quan điểm nào dưới đây không đúng với quan điểm của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng?
A. Con người là sản phẩm tự nhiên thuần tuý
B. Con người là thực thể sinh học – xã hội
C. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
D. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
3. Trong các nội dung được nêu dưới đây, nội dung nào thể hiện đúng nhất quan điểm của
CNDVBC về con người?
A. Con người là sản phẩm thuần tuý tự nhiên
B. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
C. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh
D. Con người là cây sậy biết tư duy
4. Trong các nội dung được nêu dưới đây, nội dung nào thể hiện đúng nhất quan điểm của
CNDVBC về con người?
A. Con người là sản phẩm của lịch sử, luôn chịu tác động của lịch sử
B. Con người là sản phẩm của Chúa
C. Con người sáng tạo ra lịch sử theo mong muốn chủ quan của mình
D. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
5. Yếu tố nào sau đây được coi là tiến để vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và
phát triển của con người?
A. Giới tự nhiên
B. Sản xuất vật chất
C. Lao động
D. Xã hội
6. Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ .. trong nhận định được nêu dưới đây:
*Theo C. Mác, con người là một ... ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch
sử xã hội, là ... của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu văn minh và văn hoá".
A. sinh vật có tính xã hội; chủ thể
B. sinh vật có bản chất xã hội; chủ thể
C. sinh vật có tính xã hội; khách thể
D. sinh vật có bản tính xã hội; khách thể
7. Trong các nội dung sau, nội dung nào thể hiện rõ nhất con người là một bộ phận của giới tự
nhiên?
A. Con người là bộ phận của giới tự nhiên, nên phải phục tùng giới tự nhiên
B. Con người vừa phục tùng các quy luật của tự nhiên vừa có thể biến đổi giới tự nhiên
C. Con người là sản phẩm của tự nhiên, có đặc tính sinh học
D. Con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng sinh học.
8. Ý nào sau đây không thể hiện đúng con người là thực thể sinh học – xã hội?
A. Con người là thực thể sinh vật, có đặc tính sinh học, bản năng sinh học
B. Con người là bộ phận của giới tự nhiên xét trên cả phương diện thực thể sinh học và
phương diện thể xác
C. Con người là sản phẩm của lịch sử, thông qua lao đông sản xuất làm ra lịch sử của chính
mình
D. Con người là một thực thể xã hội, tồn tại trong môi trường xã hội.
9. Ý nào sau đây không thể hiện đúng con người với tư cách là thực thể xã hội?
A. Con người luôn hoạt động và tồn tại trong môi trường xã hội
B. Con người là sản phẩm của xã hội nên chịu tác động một chiều từ các quy luật xã hội
người
C. Thông qua lao động sản xuất con người sáng tạo ra những vật phẩm thoả mãn nhu cầu của
con người
D. Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố quan trọng đánh dấu sự phát triển của con người v
phương diện xã hội.
10. Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ ... trong nhận định được nêu dưới đây:
"Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó bản chất con người là ... những quan hệ xã hội"
A. tổng hoà
B. tổng cộng
C. toàn bộ
D. tất cả
11. Hai yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng đánh dấu sự phát triển của con người về
phương diện xã hội?
A. Lao động và Ngôn ngữ
B. Lao động và Sáng tạo
C. Ngôn ngữ và Sản xuất
D. Lao động và Điều kiện tự nhiên
12. Ý nào được nêu dưới đây không thể hiện đúng con người là vừa là chủ thể của lịch sử, vừa
là sản phẩm của lịch sử?
A. Lịch sử sáng tạo ra con người như thế nào, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy
B. Con người vừa phải sáng tạo trong điều kiện lịch sử của thế hệ trước để lại, vừa phải tiến
hành các hoạt động mới của mình để cải biến các điều kiện cũ
C. Lao động là thuộc tính tối cao của con người trong sản xuất tạo ra của cải vật chất
D. Trong quá trình phát triển, con người luôn sáng tạo ra lịch sử theo mong muốn chủ quan của
mình
13. Trong các nội dung được nêu dưới đây nội dung nào phản ánh đúng quan niệm của C. Mác
về bản chất con người?
A. Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tinh hiện
thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
B. Bản chất con người là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
C. Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó bản chất con người là toàn bộ những quan hệ xã hội
D. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
14. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây không phản ánh đúng bản chất con
người theo quan điểm của C.Mác?
A. Là những con người cụ thể sống trong môi trường xã hội nhất định
B. Là những con người cụ thể được sinh sống trong một không gian, thời gian và các quan hệ
xã hội chung nhất
C. Là những con người cụ thể sống ở một thời gian xác định
D. Là những con người cụ thể với toàn bộ các quan hệ xã hội hiện thời
15. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây không thể hiện đúng nhất bản chất
con người?
A. Bản chất con người là cái trừu tượng, tồn tại có sẵn trong mỗi con người và được thể hiện
thông qua các quan hệ xã hội
B. Bản chất con người luôn thể hiện qua các mối quan hệ và hoạt động của con người
C. Bản chất con người không phải là cái bất biển, mà được hinh thành, biển đổi thông qua hoạt
động của con người
D. Để nhận thức bản chất một người nào đó phải nghiên cứu các quan hệ và các hoạt động xã
hội của người đó
16. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây không thể hiện đúng con người là thực
thể sinh học - xã hội?
A. Con người dù phát triển đến đâu cũng là động vật, bị chi phối bởi các quy luật sinh học
B. Con người phải thông qua các hoạt động xã hội, trước hết là lao động sản xuất, mới tồn tại
đúng nghĩa con người
C. Con người là sản phẩm tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, là sản phẩm phát triển cao nhất
của giới tự nhiên
D. Con người không ngừng lao động, sáng tạo để cải tạo lịch sử cũ và viết lên lịch sử trong
điều kiện mới của mình
17. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của mặt xã hội trong con người?
A. Là cơ sở quyết định bản chất con người
B. Là tiền đề quan trọng để con người tồn tại
C. Là điều kiện cần thiết để nâng cao mặt sinh học trong con người
D. Là môi trường quan trọng cho mặt sinh học phát triển
18. Trong các yếu tố được nêu dưới đây, bản chất con người được quyết định bởi yếu tố nào?
A. Trình độ nhận thức
B. Các mối quan hệ xã hội
C. Gen di truyền
D. Hoàn cảnh xã hội
19. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây thể hiện đúng nhất tiên đề nghiên cứu
chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen?
A. Con người hiện thực
B. Hoạt động kinh tế
C. Đấu tranh giai cấp
D. Chính trị - xã hội
20. Nội dung nào trong các nội dung được nêu dưới đây thể hiện đúng nhất mục tiêu phát triển
con người ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
A. Phát triển con người toàn diện
B. Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cho con người
C. Phát triển giáo dục con người
D. Phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho con người

You might also like