Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

TƯ DUY SÁNG TẠO & KHỞI NGHIỆP

Chiêm nghiệm
cá nhân
Ngô Khánh Linh 21040884
Khoa Sư phạm tiếng Anh
Email: ngokhanhlinha2@gmail.com
W1: Buổi học đầu tiên
Đây là buổi học đầu tiên của môn “Tư duy sáng tạo
và khởi nghiệp”. Mình khá bất ngờ khi biết môn học này
sẽ khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo, đột phá,
không ngại thử thách và dám nghĩ dám làm.
Cô cho chúng mình trải nghiệm vẽ chân dung bản
thân và xây dựng cây kỳ vọng để chúng mình hiểu về
mục tiêu của bản thân trong môn học này, các kĩ năng
cần có và một số quy định của lớp học. Từ đây, mình
cũng có cơ hội lắng nghe những chia sẻ của các bạn.
Mình hi vọng sẽ có những trải nghiệm thú vị cùng
cô và các bạn.

- Khánh Linh -
W2: Đổi mới Sáng tạo
Chúng mình bắt đầu buổi học với hoạt động sáng tạo
từ 30 vòng tròn. Chúng mình được tự do suy nghĩ và vẽ ra
mọi điều mình thích từ 30 vòng tròn ấy.
Cô cho chúng mình thảo luận về những điều ngăn cản
sáng tạo, những điều kích thích sáng tạo. Mình nghĩ điều
ngăn cản sự sáng tạo lớn nhất đó là nỗi sợ thất bại. Đôi khi vì
sự sợ hãi ấy khiến chúng ta e dè thử nghiệm những ý tưởng
mới, hạn chế tư duy, bó hẹp tư tưởng và không dám đưa ra
những ý tưởng táo bạo. Còn điều gì kích thích sự sáng tạo,
mình nghĩ đó là sự tò mò. Tò mò sẽ tạo động lực thúc đẩy
chúng ta khám phá những điều mới mẻ, đặt câu hỏi và tìm
kiếm giải pháp sáng tạo, giúp chúng ta thoát khỏi vùng an
toàn và kích thích tư duy sáng tạo.
Cô nói, sự sáng tạo là một khả năng quan trọng giúp
chúng ta giải quyết vấn đề, tạo ra những giá trị mới và gặt hái
thành công. Để bứt phá sự sáng tạo, chúng ta cần loại bỏ
những rào cản và tạo điều kiện để khơi dậy những yếu tố kích
thích sáng tạo. Hãy luôn giữ cho mình sự tò mò, ham học hỏi,
dám thử thách và tìm kiếm môi trường khích lệ để nuôi
dưỡng ngọn lửa sáng tạo trong bản thân.
- Khánh Linh -
W3: Tư duy thiết kế
Chúng mình bắt đầu buổi học với hoạt động cùng bạn
bên cạnh giao tiếp qua bức tranh. Ở hoạt động này, chúng
mình được cô và các chị trở giảng cung cấp bút màu và giấy,
và chúng mình sẽ cùng nhau vẽ những hình ảnh để giao tiếp
mà không nói chuyện với nhau. Cô nói, hoạt động này sẽ giúp
chúng em đánh giá mức độ hiểu nhau giữa hai người.
Tiếp đến, cô cho chúng mình tham gia hoạt động thiết
kế bàn chải đánh răng phù hợp cho từng lứa tuổi trẻ nhỏ. Khi
đối diện với câu hỏi này, điều đầu tiên mình nghĩ tới đó là:
chiếc bàn chải sẽ được làm bằng chất liệu gì, độ dài và chiều
rộng như nào, màu sắc và các hình vẽ để trang trí ra sao,...
Tuy nhiên mình đã bỏ lỡ đi một bước rất quan trọng đó là tìm
hiểu nhu cầu của người tiêu dùng (những đứa trẻ hoặc là bố
mẹ của chúng), cũng giống như câu nói mà cô Thủy có đưa ra
:“ Chúng ta thường bắt đầu với các ý tưởng về giải pháp thay vì
cố gắng để thấu hiểu chúng”.
Vì vậy, cô giải thích, trước bắt đầu quá trình tạo ra một
sản phẩm mới, chúng mình phải thực hiện 5 bước của Tư duy
thiết kế: Thấu cảm, xác định vấn đề, lên ý tưởng, dựng mẫu và
thử nghiệm
Đây cũng chính là nền tảng để chúng mình thực thiện bài tập
cuối khóa, hoàn thiện một sản phẩm đổi mới sáng tạo.
- Khánh Linh -
W5: Elevator pitch
Chúng mình bắt đầu buổi học bằng việc thảo luận nhóm
về những vấn đề mà người đeo kính gặp nhải. Mình cũng là
một người đeo kính lâu năm, mình nhận ra rất nhiều vấn đề,
ví dụ như khi đi mưa, giọt nước đọng lại trên kính gây khó
nhìn đường hay khi vừa đeo khẩu trang, vừa đeo kính vào
mùa đông thì hơi nước bay lên đọng lại làm khó nhìn đường.
Bên cạnh đó, việc đeo kính lâu tạo vết hằn 2 bên sống mũi,
hay khiến mặt mình nhìn “dại đi” (mọi người hay trêu mình
thế), ảnh hưởng đến góc nhìn thẩm mỹ. Sau đó, cô cho chúng
mình đưa ra một số giải pháp cho người đeo kính. Mình thấy
các ý tưởng của các bạn rất thú vị và có tiềm năng như tạo
miếng đệm mini tránh vết hằn ở sống mũi hay khăn lau hạn
chế nước mưa đọng lại.
Trong buổi học, cô có giới thiệu đến chúng mình một
thuật ngữ mới - “Elevator pitch” - thuyết trình trong thang
máy. Đây là một bài phát biểu ngắn gọn, súc tích, thường kéo
dài từ 30 giây đến 1 phút, được sử dụng để giới thiệu một ý
tưởng cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án. Nó được ví như
"thuyết trình trong thang máy" vì nó được thiết kế để trình
bày ý tưởng của mình một cách nhanh chóng và hấp dẫn cho
người nghe, ngay cả khi mình chỉ có thời gian ngắn ngủi như
khi đi thang máy cùng họ. Đây sẽ là một công cụ hiệu quả để
giới thiệu ý tưởng của chúng mình và thu hút sự chú ý của
những người quan trọng. Việc xây dựng và luyện tập một
"Elevator pitch" thuyết phục có thể giúp chúng mình tăng cơ
hội thành công trong việc phát triển ý tưởng và đạt được mục
tiêu của mình.
- Khánh Linh -
W6: Xây dựng chân dung
khách hàng
Ở tuần học này, chúng mình được yêu cầu viết ra 10 giá
trị cốt lõi của bản thân, sau đó xóa đi 8 và giữ lại 2 giá trị
quan trọng nhất với bản thân ở hiện tại. Hai giá trị mà mình
lựa chọn đó là “tử tế” và “kỉ luật”. Mình chọn “tử tế” vì mình
tin rằng lòng tử tế giúp gắn kết con người với nhau, tạo
dựng niềm tin và lòng biết ơn trong các mối quan hệ. Còn sự
“kỉ luật” là điều bất cứ ai cũng cần có để theo đuổi đam mê,
hành trình đi đến thành công.
Trong buổi học, chúng mình được cô giới thiệu về mô
hình Lean Canvas, xây dựng chân dung khách hàng và tuyên
bố giá trị. Đây có lẽ không còn là những khái niệm xa lạ vì
mình đã từng được học chúng trong môn học Tiếng Anh Du
lịch. Cô nói đây là những kiến thức chúng mình cần lưu tâm
để có cái nhìn toàn diện hơn về khởi nghiệp, từ việc xây
dựng chiến lược đến khảo sát khách hàng, đặc biệt là giá trị
cốt lõi của mỗi sản phẩm.
- Khánh Linh -
W7: Tuyên bố giá trị
Tuần này, mình có tham gia tổ chức hoạt động warm-up
cho cả lớp. Trò chơi của nhóm mình là nhìn hình đoán tên bài
hát, tạo không khí vui vẻ vào buổi sáng cho lớp học. Trò chơi
của chúng mình được các bạn rất hưởng ứng, có lẽ cùng là
một thành công nho nhỏ.
Chúng mình bắt đầu buổi học bằng hoạt động viết ra 5 cụm
từ miêu tả 1 nghề nghiệp bất kì mà mình theo đuổi và để bạn
bên cạnh đoán về nghề nghiệp đó. Mình cảm thấy khá thích
thú khi nghe chia sẻ về miêu tả của các bạn, có những nghề
nghiệp mình chưa nghe tới bao giờ.
Trong buổi học này, chúng mình được cô giới thiệu về
hai thuật ngữ mới: SWOT (Strength,Weakness,
Opportunities, Threats) và SMART (Specific, Measurable,
Achievable, Realistic, Time Bound), giúp chúng mình hiểu
hơn về điểm mạnh, điểm yếu của một mô hình kinh doanh và
cách để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả. Để xây
dựng một mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng, trước hết không chỉ cần một mô hình kinh
doanh mới mang đậm ý tưởng, phong cách riêng của bản
thân, cá nhân mà nó còn phải đảm bảo các yếu tố sau: Có phù
hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dùng hay không? Sản
phẩm có thực sự cần thiết, hữu ích trong cuộc sống hay
không? Mình đạt được gì thông qua mô hình kinh doanh đó?
- Khánh Linh -
W8: Lên ý tưởng
Ở tuần học này, chúng mình được nghe các bạn
trong các nhóm thuyết trình về chân dung khách hàng và
tuyên bố giá trị của một số thương hiệu nổi tiếng như:
Xanh SM, Highlands, Foody… để học hỏi áp dụng cho
sản phẩm cuối khóa.
Buổi học này cũng là thời gian để nhóm chúng mình
ngồi lại, cùng nhau thảo luận và đưa ra quyết định về sản
phẩm cuối khóa. Chúng mình đã đưa ra một số ý tưởng
như: xây dựng fanpage Food Tour cho sinh viên ULIS,
hay xây dựng Secret Box - Chia sẻ và chữa lành. Tuy
nhiên, sau khi xin ý kiến nhận xét của cô, chúng mình
nhận thấy các ý tưởng đều không khả thi và còn một số
mặt hạn chế. Vì vậy chúng mình đã thảo luận thêm khi
về nhà và quyết định lựa chọn ý tưởng “Thiết kế Sticker
ngữ pháp tiếng Nhật N3” và được cô xét duyệt. Thật may
vì chúng mình đã cố gắng cùng nhau đưa ra một ý tưởng
sáng tạo phù hợp.

- Khánh Linh -
W10: Thấu cảm
Ở tuần học này, chúng mình bắt đầu xây dựng kế
hoạch cho sản phẩm cuối khóa. Sau khi đã xác định lựa
chọn ý tưởng “Sticker ngữ pháp tiếng Nhật N3”, chúng
mình đã cùng nhau thiết kế bộ câu hỏi Thấu cảm để thu
nhập thông tin, nhu cầu của sinh viên ULIS, là đối tượng
khách hàng chính mà chúng mình hướng tới.
Chúng mình nhận được một số góp ý của cô và hoàn
thiện bộ câu hỏi trước khi gửi tới các bạn.

W11:Thiết kế
Trong tuần này, chúng mình tiếp tục hoàn thiện dự
án cuối khóa. Với sản phẩm “Sticker ngữ pháp tiếng
Nhật N3”, sau khi trải qua bước thấu cảm, chúng mình
đã nhận được thông tin hồi âm của hơn 100 bạn học
sinh, sinh viên trong độ tuổi 18-22 tuổi. Chúng mình đã
cùng nhau xác định vấn đề và bắt tay vào thiết kế sản
phẩm.

W12: Hoàn thiện sản phẩm


Sticker mẫu thử bước đầu đã được thiết kế xong.
Chúng mình đã phát cho các bạn học sinh, sinh viên
dùng thử và nhận được rất nhiều feedback. Có những lời
khen về sản phẩm dễ thương, tiện ích, có tính ứng dụng
cao. Tuy nhiên, cũng có những lời góp ý về mặt thiết kế,
hình ảnh, cỡ chữ… Chúng mình rất trân trọng và ứng
dụng để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
W13: Thuyết trình sản phẩm
Chúng mình bắt đầu đi tới những tuần cuối cùng của
môn học. Tuần này, sau một khoảng thời gian lên ý tưởng và
bắt tay vào hoàn thiện sản phẩm cuối khóa, chúng mình
được lên thuyết trình trước cô và lớp về sản phẩm của nhóm
mình. Có sản phẩm Tái chế rác thải nhựa, Website hỗ trợ
sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học, Sổ tay học từ
vựng tiếng Trung áp dụng phương pháp học lặp lại ngắt
quãng.
Buổi thuyết trình là minh chứng cho sự sáng tạo và
nhiệt huyết của các bạn sinh viên trong lớp. Mỗi sản phẩm
đều mang một dấu ấn riêng, thể hiện sự đầu tư kỹ lưỡng về ý
tưởng, thiết kế và tính ứng dụng. Mình khá ấn tượng về sản
phẩm “Website hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học”.
Website này là một công cụ hữu ích cho sinh viên trong quá
trình tìm kiếm tài liệu, tham khảo phương pháp nghiên cứu
và chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, website cung cấp thông tin
các thầy cô giáo, những người dày dặn kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học, để các bạn sinh viên dễ dàng kết nối. Giao
diện website đẹp mắt, dễ sử dụng, nội dung phong phú và
cập nhật thường xuyên.
Buổi thuyết trình sản phẩm cuối khóa là một trải
nghiệm bổ ích và đáng nhớ đối với mỗi sinh viên trong lớp.
Đây là cơ hội để các bạn thể hiện khả năng sáng tạo, rèn
luyện kỹ năng và học hỏi lẫn nhau. Các sản phẩm được trình
bày đều có tính ứng dụng cao, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng.

- Khánh Linh -
W14: Thuyết trình sản phẩm
Tuần này, bọn mình tiếp tục được nghe các bạn
thuyết trình về sản phẩm cuối khóa của môn học. Có
sản phẩm về Sữa hạt, Cẩm nang công thức nấu ăn từ
nguyên liệu thừa, Ứng dụng kết nối gia sư - học sinh
cho sinh viên ULIS, và Sticker ngữ pháp tiếng Nhật
N3 - đây cũng là sản phẩm tâm huyết của nhóm
chúng mình.
Chúng mình được cô khen về ý tưởng sản phẩm
hay, phù hợp với thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên,
cô cũng góp thêm để chúng mình xem xét lại về giá cả
và hoàn thiện một bộ thiết kế chỉn chu hơn cho báo
cáo tổng kết cuối kỳ.
Mình khá ấn tượng về sản phẩm “Ứng dụng kết
nối gia sư - học sinh cho sinh viên ULIS” của các bạn
nhóm 7. Đây là một mô hình kết nối trực tiếp, hiệu
quả, tiết kiệm chi phí cho cả hai bên, giải quyết nhu
cầu thiết thực của sinh viên ULIS trong việc tìm kiếm
việc làm thêm, đặc biệt là công việc gia sư, đồng thời
đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực.
App kết nối được các bạn thiết kế với giao diện đẹp
mắt, dễ sử dụng, tính năng đa dạng, quy trình kết nối
nhanh chóng, tiện lợi. Mình tin đây là một ý tưởng
rất sáng tạo và có tiềm năng phát triển thành thực
tiễn trong tương lai.
- Khánh Linh -

You might also like