Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC


****************

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ HỌC (ECONOMICS)


(Dùng cho các đối tượng học 3 tín chỉ)

I. CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN LÝ THUYẾT KINH TẾ HỌC


1. Công cụ đường giới hạn khả năng sản xuất PPF được vận dụng như thế nào để giải thích nguồn lực
khan hiếm và phân tích chi phí cơ hội? Lấy ví dụ và phân tích vấn đề này trong thực tiễn.
2. Nguồn lực khan hiếm là gì? Lấy ví dụ và phân tích vấn đề khan hiếm nguồn lực đối với cá nhân và
doanh nghiệp trong thực tiễn.
3. Phân tích 3 vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh họa. Phân tích các ưu và
nhược điểm của các hệ thống kinh tế cơ bản? Lấy ví dụ và phân tích vấn đề này trong thực tiễn.
4. Phân tích các yếu tố tác động đến cung - cầu và giá cả thị trường sản phẩm XYZ (ví dụ: rau sạch, ô
tô, gạo, TIVI, điện thoại, quần áo ấm mùa đông, xe máy, xe đạp,…) ở Việt Nam, trong một khoảng
thời gian nhất định.
5. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường khi thị trường ở trạng thái dư thừa và thiếu hụt trên thị
trường? Lấy ví dụ minh họa.
6. Lấy ví dụ và phân tích tác động của giá trần (hoặc giá sàn) đối với một hàng hóa cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định.
7. Lấy ví dụ thực tiễn và phân tích trường hợp “Thuế đánh vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm
bán ra”.
8. Vẽ đồ thị và phân tích mối quan hệ giữa các loại chi phí bình quân trong ngắn hạn của một doanh
nghiệp.
9. Phân tích điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một mức chi phí nhất định của
một doanh nghiệp.
10. Phân tích điểm lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng nhất định của
một doanh nghiệp.
11. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến độc quyền? Phân tích cách lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa
hóa lợi nhuận của một hãng độc quyền bán thuần túy trong ngắn hạn.
12. Phân tích cách lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của một hãng cạnh tranh hoàn hảo
trong ngắn hạn.
13. Phân tích cách lựa chọn sản lượng để tối đa hóa doanh thu của một hãng độc quyền bán thuần túy
trong ngắn hạn.
14. Trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn bị thua lỗ nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất.
Lấy ví dụ minh họa.
15. Trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn đóng cửa sản xuất. Lấy ví dụ minh họa.
16. Phân tích các mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô. Lấy ví dụ minh họa.
17. Thế nào là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP). Anh chị hãy so sánh hai chỉ số
này và cho nhận xét?
18. GDP là gì? Trình bày ưu điểm của GDP? Ba phương pháp đo lường GDP là những phương pháp
nào? Tại sao GDP lại không phải là thước đo tốt nhất để đánh giá phúc lợi của một quốc gia?
19. Thế nào là thất nghiệp? Phân loại thất nghiệp? Phân tích nguyên nhân gây ra thất nghiệp. Nêu một số
giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam mà anh chị biết?

1
20. Thế nào là lạm phát? Anh chị hãy liệt kê các loại lạm phát mà anh chị biết? Nguyên nhân dẫn đến
lạm phát? Theo anh chị lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
21. Trình bày các mục tiêu và công cụ của chính sách tiền tệ? Theo anh chị chính phủ thường sử dụng
chính sách tiền tệ mở rộng (hoặc thắt chặt) trong trường hợp nào? Nêu một ví dụ cụ thể trong thực
tiễn mà anh chị biết?
22. Phân tích các công cụ thu hẹp (hoặc mở rộng) mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương? Liên hệ
thực tiễn với Việt Nam.
23. Thâm hụt ngân sách là gì? Có những loại thâm hụt ngân sách nào? Hãy trình bày một ví dụ cụ thể mà
chính phủ đã sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.
24. Trình bày cơ chế thoái lưu đầu tư và ý nghĩa của nó? Theo anh chị cơ chế thoái lui đầu tư gắn với
loại thâm hụt ngân sách nào? Anh chị hãy trình bày một ví dụ cụ thể mà chính phủ đã sử dụng để bù
đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.
25. Trình bày các mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa? Theo anh chị chính phủ thường sử dụng
chính sách tài khóa mở rộng (hoặc thắt chặt) trong trường hợp nào? Nêu một ví dụ cụ thể trong thực
tiễn mà anh chị biết?

II. BÀI TẬP THỰC HÀNH


1. Trên thị trường của một loại hàng hóa X, có lượng cung và lượng cầu được cho bởi bảng số liệu sau:
P 10 12 14 16 18
QD 40 36 32 28 24
QS 40 50 60 70 80
a) Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hóa X.
b) Xác định giá và lượng cân bằng của hàng hóa X trên thị trường, vẽ đồ thị minh họa. Tính độ co dãn của
cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng rồi cho nhận xét.
c) Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P = 9; P = 15; P = 20. Tính độ co dãn của cầu
theo giá tại các mức giá trên.
d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng đối với người tiêu dùng,
khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
f) Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất, khi đó
giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
g) Giả sử lượng cung giảm 10 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
h) Giả sử lượng cầu tăng 14 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
2. Cho hàm cung và hàm cầu trên thị trường của 1 loại hàng hóa X như sau:
QD = 150 - 2P ; QS = 30 + 2P
a) Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X và vẽ đồ thị minh họa.
b) Tính lượng dư thừa và thiếu hụt tại các mức giá P = 10; P = 15; P = 20. Tính độ co dãn của cầu
theo giá tại các mức giá này và cho nhận xét về kết quả tính được.
c) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng
cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
d) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
e) Giả sử chính phủ trợ cấp một mức s = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân
bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
i) Giả sử lượng cung giảm 5 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.

2
j) Giả sử lượng cầu tăng 20 đơn vị tương ứng với mỗi mức giá, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị
trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa.
3. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: TC = Q2 + 2Q + 64.
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định mức giá hòa vốn và mức giá đóng cửa sản xuất của hãng.
c) Nếu giá thị trường là P = 10, thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu? Hãng có nên tiếp tục sản
xuất hay ko trong trường hợp này, vì sao?
d) Nếu giá thị trường là P = 35 thì lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
4. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 120 - 2Q và hàm tổng chi phí
là TC = 2Q2 + 4Q + 16.
a) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
b) Xác định doanh thu tối đa của hãng.
c) Xác định lợi nhuận tối đa của hãng.
d) “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e) Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối
đa của hãng là bao nhiêu?
5. Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: QD = 148 - 5P và ATC = 20.
a) Hãng đang bán với giá P = 18, doanh thu của hãng là bao nhiêu? Tính hệ số co dãn của cầu theo
giá tại mức giá này và cho nhận xét.
b) Hãng đang bán với giá P = 20 hãng dự định tăng giá để tăng doanh thu, dự định đó đúng hay sai, vì
sao?
c) Hãng đang bán với giá P = 22, hãng dự định tăng giá để tăng lợi nhuận, hãng có thực hiện được
không, vì sao?.
6. Cho hàm tiết kiệm S = - 30 + 0,4YD, đầu tư I = 50.
a. Tính sản lượng cân bằng tiêu dùng (sản lượng vừa đủ)
b. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
c. Giả sử bây giờ đầu tư tăng thêm 20 thì sản lượng cân bằng và tiêu dùng tăng thêm bao nhiêu.
d. Dùng đồ thị tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn để minh họa sự thay đổi của tổng cầu (do tác
động của sự gia tăng dầu tư) và do đó làm thay đổi sản lượng cân bằng.
7. Giả sử có số liệu của một nền kinh tế giản đơn như sau:
C = 340 + 0,8Y; Đầu tư tư nhân I = 820
a. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế và vẽ đồ thị đường tổng cầu.
b. Mức tiêu dùng và tiết kiệm khi nền kinh tế cân bằng là bao nhiêu?
c. Giả sử đầu tư tăng thêm một lượng là 90 khi đó sản lượng cân bằng và mức tiêu dùng của dân
cư thay đổi như thế nào?
d. Với C và I không đổi, nếu mức sản lượng thực tế là 6000 thì có hiện tượng ngoài dự kiến nào sẽ
xảy ra? Mức cụ thể là bao nhiêu.
8. Cho các số liệu của một nền kinh tế đóng sau: C = 100 + 0,8YD; I = 450; G = 600; T = 15 + 0,25Y
a. Tính mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế và chi tiêu cho tiêu dùng của dân cư.
b. Khi thu nhập cân bằng thì ngân sách của chính phủ như thế nào?
c. Số nhân của nền kinh tế này là bao nhiêu? So sánh với số nhân của nền kinh tế giản đơn (giả sử
nền kinh tế giản đơn có hàm tiêu dùng C = 100 + 0,8Y) và giải thích kết quả.
9. Giả sử có số liệu về một nền kinh tế mở như sau, giả sử các yếu tố khác là không đổi: MPC = 0,65; t
= 0,24; MPM = 0,18
a. Tính số nhân của nền kinh tế mở đã cho.
b. Nếu đầu tư tăng thêm 90 thì sản lượng cân bằng và xuất khẩu ròng thay đổi thế nào?
c. Giả sử xuất khẩu tăng thêm 90, các chỉ tiêu khác không đổi thì sản lượng cân bằng và xuất khẩu
ròng thay đổi như thế nào, so sánh với kết quả tính được ở câu trên.

3
10. Trong một nền kinh tế mở có số liệu như sau, giả sử các yếu tố khác là không đổi giả sử các yếu tố
khác là không đổi: C = 30 + 0,8YD; I = 180; X = 170; T = 0,2Y; IM = 20 + 0,2Y. Mức sản lượng
tiềm năng Y* = 1000.
a. Hãy tính mức sản lượng cân bằng đảm bảo ngân sách cân bằng. Hãy bình luận về trạng thái cân
bằng của ngân sách.
b. Giả sử bây giờ chi tiêu chính phủ là G = 230, cho biết mức sản lượng cân bằng và ngân sách của
Chính phủ. Hãy bình luận về chính sách tài khóa trong trường hợp này.
c. Trong mỗi trường hợp trên, hãy xác định cán cân thương mại của nền kinh tế.
11. Giả sử có số liệu của thị trường tiền tệ như sau, giả sử các yếu tố khác là không đổi: (Lãi suất tính
bằng %, các chỉ tiêu khác tính bằng tỷ USD)
Hàm cầu tiền thực tế: LP = 2700 – 250r, mức cung tiền thực tế M1 = 1750.
a. Tính mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Nếu mức cung tiền thực tế bây giờ là M1 = 1850 thì lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Đầu tư
sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu NHTW muốn duy trì mức lãi suất là r = 4,5% thì cần có mức cung tiền là bao nhiêu? Vẽ đồ
thị minh họa
12. Giả sử có số liệu của một thị trường tiền tệ như sau, giả sử các yếu tố khác là không đổi:
Hàm cầu tiền thực tế là LP = kY - hr (trong đó: k = 0,2; Y = 2.500 tỷ USD; h = 10).
Mức cung tiền thực tế là M1 = 440 tỷ USD.
a. Xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
b. Giả sử thu nhập giảm 50 tỷ USD, xác định mức lãi suất cân bằng mới. Hãy mô tả sự biến động
này trên đồ thị của thị trường tiền tệ.
c. Nếu NHTW muốn mức lãi suất là 4,5% thì mức cung tiền thực tế là bao nhiêu?
13. Giả sử có số liệu sau:
- Lượng tiền giao dịch M1 = 81.000 tỷ đồng.
- Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi là 0,5 .
- Các NHTM thực hiện đúng yêu cầu về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra .
- Số nhân tiền mở rộng bằng 2.
a. Tính lượng tiền cơ sở ban đầu.
b. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu?
c. Tính lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi được tạo ra trong hệ thống ngân hàng
thương mại.

III. KẾT CẤU ĐỀ THI CUỐI KỲ


Đề thi được kết cấu gồm 3 câu, có kết cấu “Đề thi mẫu” như sau:
Thời gian thi: 90 phút
Câu 1 (3đ): (thường là câu hỏi phần Kinh tế vi mô)
Trường hợp nào hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn đóng cửa sản xuất. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2 (3đ): (thường là câu hỏi phần Kinh tế vĩ mô)
Thế nào là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP). Anh chị hãy so sánh hai chỉ
số này và cho nhận xét?
Câu 3 (4đ): Bài tập
a) Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 120 - 2Q và hàm tổng chi
phí là TC = 2Q2 + 4Q + 16.
(i) Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
(ii) Xác định doanh thu tối đa và lợi nhuận tối đa của hãng.
b) Giả sử có số liệu của một thị trường tiền tệ như sau, giả sử các yếu tố khác là không đổi: Hàm
cầu tiền thực tế là LP = kY – hr (trong đó: k = 0,2; Y = 2500 tỷ USD; h = 10). Mức cung tiền
thực tế là M1 = 440 tỷ USD.

4
(i) Xác định mức lãi suất cân bằng và vẽ đồ thị của thị trường tiền tệ.
(ii) Giả sử thu nhập giảm 50 tỷ USD, xác định mức lãi suất cân bằng mới. Hãy mô tả sự biến
động này trên đồ thị của thị trường tiền tệ.

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Kinh tế học vĩ mô, Giáo trình dùng trong các trường Đại học, Cao
đẳng khối kinh tế. NXB Giáo dục.
2. David Begg, Stanley Fisher (2008), Kinh tế học tập 2 và 3, NXB Giáo dục.
3. David Begg, Stanley Fisher (2008), Kinh tế học tập I, NXB Giáo dục.
4. N. Gregory Mankiw (2000), Nguyên lý Kinh tế vĩ mô, NXB Thống Kê
5. P. A.Samuelson và W. D.Nordhaus (2003), Kinh tế học tập 2, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Phan Thế Công - chủ biên, (2017), Giáo trình Kinh tế học vi mô 1. Đại học Thương mại. Hà Nội:
NXB Thống kê. Tái bản lần thứ 1.
7. Phan Thế Công (2017), Kinh tế vĩ mô – Lý thuyết và Chính sách, NXB Thống Kê.
8. Phan Thế Công, Ninh Thị Hoàng Lan (2017), Bài tập và Hướng dẫn phương pháp giải Kinh tế học
vi mô 1. Đại học Thương mại, NXB Thống kê. Tái bản lần thứ 1.
9. Vũ Kim Dung (2012), Giáo trình Kinh tế học, tập 2, Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Tài liệu tham khảo khuyến khích
1. N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý Kinh tế học tập 1, NXB Thống Kê.
2. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Kinh tế vĩ mô, NXN Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Công (2006), Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, NXB Lao Động.
4. Nguyễn Văn Dung (2011), Kinh tế vĩ mô, NXB Phương Đông.
5. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus (2002), Kinh tế học tập 1, NXB Chính trị quốc gia.
6. Robert H. Frank. (2009), Microeconomics and Behavior, 8th edition.
7. Robert S. Pindyck & Daniel L. Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô, NXB Thống kê.
8. Vũ Đình Bách (Chủ biên) (2009), Kinh tế học vĩ mô, NXB Giáo Dục.
3. Tạp chí khoa học chuyên ngành
1. Tạp chí Bio-based and Applied Economics: http://www.fupress.net/index.php/bae/index
2. Tạp chí Khoa học Kinh tế – Đại học Kinh tế - Đà Nẵng: http://tapchikhkt.due.udn.vn/
3. Tạp chí Khoa học Thương mại – Đại học Thương mại: http://tckhtm.vcu.edu.vn/
4. Tạp chí Kinh tế học ứng dụng (Applied Economics): http://www.tandfonline.com/loi/raec20
5. Tạp chí Kính tế học ứng dụng (Journal of Applied Economics):
http://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-applied-economics hoặc
https://www.journals.elsevier.com/journal-of-applied-economics
6. Tạp chí Kinh tế ứng dụng (Applied Economics Letters):
http://www.tandfonline.com/toc/rael20/current
7. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (ĐHKTQD): http://www.ktpt.edu.vn/
8. Tạp chí nghiên cứu kinh tế và tài chính quốc tế (International Journal of Economics and Financial
Issues): http://www.econjournals.com/index.php/ijefi.
9. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế: http://vie.vass.gov.vn/tapchi/Pages/tap-chi-kinh-te-viet-nam.aspx.
10. Tạp chí Phát triển Kinh tế: http://tcptkt.ueh.edu.vn/
11. Trang Web tranh luận về Kinh tế học: http://economics.about.com/

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2019


TRƯỞNG BỘ MÔN KINH TẾ HỌC

PGS.TS. PHAN THẾ CÔNG

You might also like