Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề cương

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
BA LƯỠI RÌU
Ngày xưa ở một làng nọ, có anh chàng tiều phu trẻ tuổi kiếm sống bằng
nghề đốn củi trên rừng.
Một ngày nọ, khi đang chặt một khúc gỗ ở cạnh bờ sông, anh không may
làm rớt lưỡi rìu xuống nước. Đây là gia tài lớn nhất của anh nên anh buồn và lo
lắm. Đúng lúc ấy, một cụ già râu tóc bạc phơ từ dưới sông hiện lên tay cầm một
lưỡi rìu bằng vàng sáng chói. Cụ hỏi rằng đây có phải lưỡi rìu anh đánh rơi hay
không, thì anh lắc đầu bảo không phải. Thế là cụ già lại lặn xuống, một lát sau lại
hiện lên với chiếc lưỡi rìu bằng bạc. Lần này cụ vẫn hỏi câu hỏi cũ và anh tiều phu
lại lắc đầu từ chối. Đến lần thứ ba, cụ già mới cầm lên chiếc lưỡi rìu bằng sắt của
anh tiều phu. Lần này, anh mới vui sướng cảm ơn cụ và xin nhận lại lưỡi rìu.
Thấy anh tiều phu tuy nghèo nhưng thật thà, không tham lam. Cụ già đã
tặng cho anh cả hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc. Đó là phần thưởng dành cho một
người có lòng trung thực.
(Theo truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Truyện “Ba lưỡi rìu” thuộc thể loại truyện nào?
A. Truyền thuyết C. Truyện cười
B. Truyện cổ tích D. Thần thoại
Câu 2 (0,5 điểm). Từ nào là từ láy trong các từ sau?
A. bằng bạc C. bát bạc
B. bàng bạc D. biển bạc
Câu 3 (0,5 điểm). Cụm từ “Một ngày nọ” trong câu văn “Một ngày nọ, khi đang
chặt một khúc gỗ ở cạnh bờ sông, anh không may làm rớt lưỡi rìu xuống nước”. là
thành phần nào của câu?
A. Trạng ngữ C. Chủ ngữ
B. Vị ngữ D. Bổ ngữ
Câu 4 (0,5 điểm). Nghĩa của từ “gia tài” trong câu văn: “Đây là gia tài lớn nhất
của anh nên anh buồn và lo lắm.” được hiểu như thế nào?
A. Của cải, tài sản của cha để lại. B. Của cải, tài sản của mẹ để lại.
C. Của cải, tài sản của riêng một người. D. Của cải, tài sản của ông cha để
lại.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao cụ già đã tặng cho anh tiều phu cả hai lưỡi rìu bằng
vàng và bạc?
A.Vì chàng tiều phu chăm chỉ làm lụng nhưng nghèo khó.
B. Vì cụ già tốt bụng, yêu thương những người nghèo khổ.
C. Vì cụ già không tìm thấy chiếc lưỡi rìu bằng sắt của anh.
D. Vì chàng tiều phu nghèo nhưng thật thà, không tham lam.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung chính của câu chuyện “Ba lưỡi rìu” là gì?
A. Ca ngợi những con người lao động nghèo khổ, thật thà.
B. Ca ngợi những con người lao động nghèo khổ, chịu khó.
C. Ca ngợi những con người nghèo khổ, luôn lạc quan.
D. Ca ngợi những con người lao động nghèo khổ.
Câu 1: Em có đồng tình với hành động của anh tiều phu trong văn bản
không? Vì sao?
Gợi ý:
- Em có đồng tình với hành động của anh tiều phu trong văn bản.
- Vì:
+ Những gì không thuộc về mình mà cố tham lam để giành lấy nó thì sau cùngcũng
sẽ bị mất đi thậm chí còn là hao hụt tài sản của mình.
+ Sống trung thực, bạn sẽ không cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mìnhvà rồi
lòng tốt sẽ được đền đáp.
+ Sống trung thực, bạn sẽ được hưởng những gì mình xứng đáng được hưởng.
Câu 2: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trình bày bằng
đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu)
Gợi ý:
+ Phải sống trung thực, thật thà, không được lừa dối sẽ được mọi người tôn trọng,
yêu quý.
+ Người hiền lành luôn sống bằng thành quả lao động của mình sẽ nhận được
những điều may mắn còn những người tham lam, dối trá sẽ phải nhận quả báo…

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CẬU BÉ TÍCH CHU
Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu, bố mẹ mất sớm nên cậu sống với
bà từ nhỏ. Bà Tích Chu phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi cậu, có món gì ngon
bà cũng để dành cho Tích Chu. Ngay cả khi Tích Chu ngủ, bà cũng phải thức để
quạt cho cậu.
Thế mà khi lớn, cậu bé Tích Chu mải chơi chẳng quan tâm, phụ giúp bà. Bà
làm việc vất vả, ăn uống thiếu thốn nên bị ốm. Suốt ngày cậu chỉ mải miết chơi đùa
cùng bạn bè.
Bà bị ốm và gọi đến khô cả cổ nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi
Tích Chu về nhà thì không thấy bà nữa, vì bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh
bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên, Tích Chu vội chạy theo bà. Cuối cùng
Tích Chu cũng đuổi kịp và thấy chim đang uống nước ở một dòng suối mát.
Giữa lúc đó, một bà tiên xuất hiện và bảo Tích Chu phải lấy nước suối Tiên
cho bà uống. Cậu không ngại khó khăn, băng rừng, vượt suối với quãng đường đi
rất xa và hiểm trở để lấy nước thần cho bà, vừa được uống nước suối tiên, bà Tích
Chu liền trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà và từ đó hai bà cháu chung
sống hạnh phúc bên nhau.
(Theo truyện dân gian Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Truyện “Cậu bé Tích Chu” thuộc thể loại truyện nào?
A. Thần thoại C. Truyền thuyết
B. Truyện cổ tích D. Truyện cười
Câu 2 (0,5 điểm). Từ nào không phải là từ láy trong các từ sau?
A. vất vả C. thiếu thốn
B. mặt mũi D. mải miết
Câu 3 (0,5 điểm). Cụm từ “Giữa lúc đó” trong câu văn “Giữa lúc đó, một bà
tiên xuất hiện và bảo Tích Chu phải lấy nước suối Tiên cho bà uống.” là thành
phần nào của câu?
A. Trạng ngữ C. Bổ ngữ
B. Vị ngữ D. Chủ ngữ
Câu 4 (0,5 điểm). Nghĩa của từ “hạnh phúc” trong câu văn“Tích Chu ôm chầm
lấy bà và từ đó hai bà cháu chung sống hạnh phúc bên nhau” được hiểu như thế
nào?
A. Cảm giác vui vẻ, được hưởng thụ.
B. Cảm giác vui vẻ, được hưởng thụ và đủ đầy.
C. Cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng và sự đủ đầy.
D. Cảm giác được thỏa mãn và sự đủ đầy.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao vừa được uống nước suối tiên, bà Tích Chu liền trở
lại thành người?
A. Vì nước suối tiên là nước thần, chim uống vào sẽ biến thành người.
B. Vì nước thần ở suối tiên do bà tiên mang đến có khả năng cải tử hoàn
sinh.
C. Vì nước suối tiên là nước thần do Tích Chu lấy về có khả năng cải tử
hoàn sinh.
D. Vì nước thần do Tích Chu không ngại khó khăn, vất vả, quyết đi lấy về
cho bà.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung chính của câu chuyện“Cậu bé Tích Chu” là gì?
A. Ca ngợi tình tình cảm bà cháu đẹp đẽ, sâu sắc.
B. Ca ngợi tình yêu của bà đối với Tích Chu.
C. Ca ngợi sự quan tâm của Tích Chu đối với bà.
D. Ca ngợi hành động của Tích Chu với bà.
Câu 1: Em có đồng tình với hành động của cậu bé Tích Chu trong văn bản
không? Vì sao?
Gợi ý:
- Em vừa tán thành lại vừa không tán thành với hành động của Tích Chu vì:
+ Không tán thành ở chỗ cậu ham rong chơi cùng chúng bạn mà không quan tâm
đến người bà phải làm việc vất vả ở nhà, đến khi bà ngã bệnh nặng cậu vẫn không
ở nhà trông nom chăm sóc cho bà.
- Tán thành:
+ Khi thấy bà hóa thành chim thì hối hận, òa khóc.
+ Lập tức lên đường đi tìm nước suối Tiên cứu bà mặc dù đường đi
rất xa và hiểm trở, bà của cậu đã trở lại thành người.
Câu 2: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (Trình bày bằng
đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu)
Gợi ý:
+ Phải biết quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình, những người có công
ơn nuôi nấng mình, không vì ham chơi mà bỏ mặc người thân khi ốm đau.
+ Khi người lớn dạy bảo đều phải lắng nghe và vâng lời, không được ham chơi mà
thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người thân.
+ Học tập ở Tích Chu về việc nếu mình làm sai thì phải biết nhận lỗi
và tìm cách sửa lỗi trước khi quá muộn…
Câu 3
Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt học đường
trong trường học hiện nay.

You might also like