Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI: KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG


THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN MUA
TRONG CISG

GIẢNG VIÊN: Trần Thu Yến


LỚP: Luật Thương mại Quốc tế.1
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 01 – K3N2

HÀ NỘI - 2024
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN MUA VÀ ÁN LỆ
MINH HOẠ 1
1.1. Khái quát quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên
mua..................................................................................................................................
1.1.1. Quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTH do vi phạm hợp đồng của bên mua
1
1.1.2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại....................................................
1.1.3. Nguyên tắc trong xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại..........................................
1.1.4. Thiệt hại có thể dự đoán được (Predictability Damages).........................................
1.1.5. Tính toán giá trị các khoản bồi thường thiệt hại theo Điều 75, 76 CISG
(Calculation of Damages).........................................................................................
1.1.6. Về nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi (Burden
of proof and Interest)................................................................................................
1.1.7. Về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Exemption of Liability for
damages)...................................................................................................................
1.2. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH ÁN LỆ: HUNGARY V. GERMANY
HUNGARIAN WHEAT................................................................................................
1.2.1. Các bên tranh chấp...................................................................................................
1.2.2. Tóm tắt nội dung vụ việc...........................................................................................
1.2.3. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.....................................................................
1.2.4. Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán.................................
1.2.5. Phán quyết của Toà án............................................................................................
CHƯƠNG 2. BÌNH LUẬN CỦA NHÓM VỀ ÁN LỆ.......................................................
2.1. Thoả thuận của các bên trong hợp đồng là cơ sở đầu tiên và quyết định để
xác định sự phù hợp của hàng hoá (Điều 35 CISG)..................................................
2.2. Về nghĩa vụ chứng minh của các bên.........................................................................
2.3. Việc xác định hàng hoá không phù hợp phải được bên mua đưa ra thông
báo một cách kịp thời, cụ thể......................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ Ghi chú


(Convention on
Contracts for the
International Sale of
CISG
Goods) Công ước Viên
năm 1980 về mua bán
hàng hoá Quốc tế.
BTTH Bồi thường thiệt hại
Viện Quốc tế về nhất thể
UNIDROIT
hoá pháp luật tư
Bộ Quy tắc về Hợp đồng
PICC
thương mại quốc tế
KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2024

BIÊN BẢN
V/v xác định mức độ làm việc nhóm

Ngày:
Địa điểm: Trường Đại học Thăng Long
Nhóm số: 01
Lớp: LTMQT.1
Tổng số sinh viên trong nhóm: 10 sinh viên
Có mặt:
Vắng:
Các thành viên trong nhóm thống nhất việc phân loại thành viên theo mức độ làm
việc nhóm như sau:

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN GHI CHÚ

1 Dương Vũ Long A43654 A+

2 Đỗ Quỳnh Anh A44039 A

3 Vũ Minh Hiếu A41949 A+

4 Lê Thị Kim Anh A43816 A

5 Vũ Văn Đam A43612 A+

6 Đặng Thị Thu Phương A43378 A

7 Nguyễn Thu Trà A42508 A+

8 Nguyễn Tuấn Vũ A43884 A

9 Trần Lê Khánh Nhi A43365 A

10 Bùi Hà Trà My A39967 A


1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG QUY ĐỊNH CỦA CISG VỀ VIỆC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA BÊN
MUA VÀ ÁN LỆ MINH HOẠ

1.1. Khái quát quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên mua
1.1.1. Quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu BTTH do vi phạm hợp đồng của bên mua
Điều 61 CISG quy định:
“1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua
bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:
a. Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.
b. Ðòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền
áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn gia hạn nào có thể được tòa án hay Trọng tài ban cho
người mua khi người bán viện dẫn một biện pháp bảo hộ pháp lý nào đó mà
họ có quyền sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng.”
Như được đề cập tại Điều 61, người bán được phép thực hiện các quyền như:

 Yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng, hay thực nghiện các nghĩa vụ khác (điểm
a Điều 61, Điều 62 CISG)

 Chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của
mình (Điều 63 CISG)

 Tuyên bố huỷ hợp đồng (Điều 64 CISG)


Trong đó, quyền huỷ bỏ hợp đồng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 64 với 02 điểm:

 Điểm a khoản 1 Điều 64: “Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào
đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu
hợp đồng”: Dễ thấy, vi phạm chủ yếu hay vi phạm cơ bản hợp đồng là yếu tố tiên
quyết để bên bán có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Theo Điều 25 CISG thì “vi phạm
cơ bản” (fundamental breach) là sự vi phạm hợp đồng bao gồm 02 yếu tố sau:

 Thứ nhất, sự vi phạm làm cho bên kia bị thiệt hại, bị mất cái mà họ có quyền
chờ đợi trên cơ sở hợp đồng

 Thứ hai, bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và người có lí trí minh
mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu ở hoàn cảnh tương tự
2

Ta có thể rút ra được, việc huỷ bỏ hợp đồng theo Điều 64 cùa bên bán chỉ có thể
được tiến hành khi thoả mãn các yếu tố như tồn tại sự vi phạm cơ bản của bên mua. Tuy
nhiên, cần lưu ý tới hiệu lực của việc huỷ bỏ hợp đồng do Điều 26 CISG quy định: “Một
lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báo cho bên kia biết.”
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 64 CISG cũng quy định rằng bên bán còn có
thể yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm của bên mua. Trên cơ sở
bên mua đã không hoàn thành hoặc thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán
hàng hoá giữa hai bên. Cụ thể, bên bán được đòi bồi thường thiệt hại theo quy định từ các
điều 74 đến 77 trong đó chủ yếu là các vấn đề liên quan đến xác định “thiệt hại”, xác định
“khoản lợi bị bỏ lỡ” hay thế nào là “đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký
kết hợp đồng”.
1.1.2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo Điều 25 CISG mà nhóm đã phân tích ở trên, vi phạm cơ bản dựa trên các yếu
tố như:

 Thực tế xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng (1)

 Thực tế xảy ra thiệt hại (2)

 Bên mua thấy được hậu quả của sự vi phạm đó (tức yếu tố lỗi) (3)
Các cấu thành trên đều là các yếu tố phải có để xác định vi phạm cơ bản của hợp
đồng. Trong đó, yếu tố số (2) là căn cứ để xác định nghĩa vụ bồi thường, trong đó bồi
thường trong CISG được hiểu là bồi thường đầy đủ bao gồm: Bồi thường thiệt hại về vật
chất và thiệt hại về tinh thần.
1.1.3. Nguyên tắc trong xác định yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo Điều 74 CISG,
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một
khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do
hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể
cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ
phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do
vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải
biết.”
Nhóm em rút ra các nhận định, nguyên tắc sau:

 Thứ nhất là, Điều 74 phản ánh nguyên tắc bồi thường đầy đủ
3

 Thứ hai là, bên bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra với mình.
Bên bị thiệt hại cần chứng minh mức độ tổn thất một cách cụ thể, minh thị
nhưng không cần phải chính xác tuyệt đối về mặt toán học

 Thứ ba là, giá trị bồi thường thiệt hại mà bên bị thiệt hại yêu cầu thường được
tính bằng giá thị trường của lợi ích mà bên bị thiệt hại đã bị tước đoạt do vi phạm
hoặc chi phí cho các biện pháp hợp lý để dẫn đến tình huống có thể xảy ra nếu
hợp đồng được thực hiện đúng cách.
Có thể thấy được, do các tổn thất mà bên bị thiệt hại/bị vi phạm phải gánh chịu:
thường là các huỷ hoại về tài sản, hoặc hàng hoá bị mất mát, suy giảm giá trị so với trị
giá trung bình trên thị trường hay so với thoả thuận ghi nhận trong hợp đồng (tức quyền
lợi chính đáng mà bên bán đáng lẽ được hưởng). Các tổn hại cũng có thể từ việc bên bị vi
phạm phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục những hậu quả do bên vi
phạm gây ra.
Khoản lợi bị bỏ lỡ (loss of profit): Được thiết kế ở Điều 74 để bên bị thiệt hại
được bồi thường với tất cả các bất lợi mà mình phải gánh chịu. Khoản lợi này có thể là số
tiền mà bên bán được hưởng khi đã giao hàng cho bên mua, hay một lợi ích khác phát
sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ từ bên mua. Tại Điều 74 nói riêng và CISG nói chung chỉ
nhắc tới chứ không giải thích thế nào là khoản lợi bị bỏ lỡ và cách tính toán cụ thể. Thay
vào đó, việc xác định thường được trao cho Toà án thẩm quyền xác định: “Tổn thất phải
chịu do hậu quả của hành vi vi phạm” của bên bị thiệt hại dựa trên hoàn cảnh vụ việc cụ
thể. Đây là một vấn đề khó xác định, nhưng nhìn chung, thì tuỳ vào nhìn nhận của các hệ
thống pháp luật của quốc gia khác nhau (common law hay civil law) thì mức độ cần
chứng minh của bên bị thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên, nếu các khoản lợi bị bỏ lỡ này
được xác định một cách hợp lý dựa trên các chi phí thực tế trong vụ việc thì có thể được
chấp nhận là một khoản bồi thường thiệt hại.
Tất nhiên, CISG cũng giới hạn rằng số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao
hơn thiệt hại thực tế (bao gồm những khoản phát sinh từ hợp đồng, những khoản đáng
lẽ phải thu được từ hợp đồng, những khoản bị bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu được
hoặc đáng lẽ dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng..etc…)
1.1.4. Thiệt hại có thể dự đoán được (Predictability Damages)
CISG quy định rằng các khoản bồi thường thiệt hại tại Điều 74 bao gồm: “tổn thất
bên vi phạm đã thấy trước (foresaw) hoặc lẽ ra phải thấy trước (ought to have foreseen)
vào thời điểm ký kết hợp đồng..”
Các tổn thất này là các khoản chi phí dựa trên tính toán, chứng cứ khách quan và
phải được chứng minh bởi bên bị thiệt hại. Tất nhiên, việc chứng minh không yêu cầu
4

con số chính xác tuyệt đối về mặt toán học do các thiệt hại phát sinh có thể phức tạp và
khó xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên tắc này không cho các bên đưa ra các khoản bồi
thường thiệt hại vô căn cứ và giúp việc giải quyết tranh chấp trở nên khách quan, hợp lý
hợp tình cho các bên. Cần lưu ý, khi bên bán áp dụng một biện pháp bảo hộ với một vi
phạm hợp đồng của bên mua thì phải thông báo cho bên mua theo đúng quy định của
CISG (trong một khoảng thời gian hợp lý), tránh trường hợp bên mua viện dẫn rằng
không thể tiên liệu được thiệt hại có thể xảy ra do bên bán không thông báo. Một án lệ
nổi tiếng liên quan tới việc viện dẫn tính dự đoán trước của thiệt hại là là tranh chấp giữa
La Verja v. Ego Fruits S.a.r.l về 860.000 lít nước cam ép. Do bên bán là Ego Fruits đã
không thông báo cho bên mua là La Verja về việc mặt hàng nước cam ép phải cô đặc để
bảo quan nếu không nhận đúng hạn, nên khi La Verja nhận hàng muộn và Ego Fruits
phải cô đặc 860.000 lít nước cam ép thì bên La Verja không phải chịu trách nhiệm về số
tiền phát sinh để cô đặc số nước cam đã đặt.
1.1.5. Tính toán giá trị các khoản bồi thường thiệt hại theo Điều 75, 76 CISG
(Calculation of Damages)
Ngắn gọn thì, Điều 75, 76 quy định cách tính thiệt hại khi hợp đồng bị huỷ bỏ/vô
hiệu (a contract has been avoided). Cần lưu ý Điều 75, 76 không thay thế Điều 74 mà
chúng chỉ cung cấp cho bên bị thiệt hại phương pháp thay thế có thể sử dụng để đo lường
thiệt hại khi hợp đồng bị huỷ bỏ/vô hiệu.
Theo đó, những thiệt hại có thể được bồi thường theo Điều 75 hoặc 76 CISG không
được đặt bên bị thiệt hại vào tình thế tốt hơn mức mà họ sẽ được hưởng nếu hợp đồng lẽ
ra được thực hiện đúng cách (Giống điều 74)
Cụ thể, Điều 75
“Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp
lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã
bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh
lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản
tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.”
Theo đó, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường phần chênh lệch giữa giá hợp
đòng và giá của giao dịch thay thế. Trong đó “giá hợp đồng” ở đây được hiểu là giá cố
định trong hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc giá được xác định theo Điều ̀̀̀̀̀̀ 55
CISG. Tât nhiên, giá mua thay thế hay bán lại hàng chỉ được áp dụng nếu bên bị thiệt hại
thực hiện giao dịch thay thế này một cách hợp lý và trong thời gian hợp lý (Hợp lý theo
quy định của CISG và theo xác định của Toà án).
5

Nếu giao dịch thay thế của bên bị thiệt hại (bán lại hàng) không hợp lý thì không
làm mất quyền đòi bồi thường mà chỉ được tính lại theo Điều 74 hoặc 76.
Cần lưu ý, quyền đòi bồi thường của bên bị thiệt hại ở Điều 75 hay 76 không làm
mất quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Điều 74.
Điều 76 cũng cung cấp cho bên bị thiệt hại quyền đòi bồi thường trên phần chênh
lệch giữa giá ấn định và giá hiện hành. Trong đó giá hiện hành được hiểu là giá thường
được tính cho mặt hàng đó bán trong những hoàn cảnh tương đương trong ngành thương
mại hữu quan. Về phần giá ấn định, đó chính là giá mà các bên thoả thuận một cách rõ
ràng hoặc ngầm định. Nếu thiếu giá ấn định hoặc giá hiện hành, bên bị thiệt hại có thể đòi
bồi thường theo Điều 74 và tất nhiên, việc áp dụng Điều 76 không làm mất quyền đòi bồi
thường theo Điều 74.
1.1.6. Về nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi (Burden of
proof and Interest)
Về nghĩa vụ chứng minh nói chung trong bồi thường thiệt hại, CISG không quy
định chính xác cách thức chứng minh hay mức độ chứng minh cần thiết của bên bị thiệt
hại. Tuy nhiên, các án lệ của CISG cho thấy bên bị thiệt hại thường là bên có nghĩa vụ
chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra với mình. Về mức độ chứng minh, ở các quốc gia
thông luật mức độ chứng minh cần thiết nằm ở việc chứng minh “sự chắc chắn về mặt
thiệt hại” (certainty of damages). Sự chắc chắn về mặt thiệt hại này có thể là thiệt hại đã
xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Đối với các quốc gia theo hệ thống dân luật, việc chứng minh cũng
phải cho thấy sự chắc chắn gây thiệt hại nhưng không nhất thiết là ở mặt tính toán hay
con số cụ thể, tuy nhiên, đối với các yếu tố liên quan tới bồi thường thiệt hại liên quan tới
lợi nhuận bị mất (loss of interest) thì sẽ có tiêu chuẩn chứng minh rõ ràng và minh thị
hơn. Tóm lại là, nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại sẽ dành cho phía yêu cầu bồi
thường thiệt hại, đồng thời các chứng cứ mà bên yêu cầu đưa ra phải hợp lý với các yêu
cầu bồi thường cụ thể của bên yêu cầu.
Mặt khác, về điều khoản tiền lãi, CISG không quy định cụ thể tại Điều 78, nhưng đa
số các án lệ đều cho thấy nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) thuộc về bên yêu cầu lãi
suất là chủ nợ - họ phải chứng minh sự tồn tại của một khoản tiền đến hạn và lãi suất áp
dụng trong trường hợp cụ thể. Thậm chí, bên yêu cầu bồi thường dựa trên lãi suất hợp
đồng phải chứng minh sự tồn tại của điều khoản tiền lãi. Việc áp dụng điều khoản tiền lãi
tương đối phức tạp do phải vận dụng nguyên tắc gapped-filling của CISG, tức nó còn phụ
thuộc vào việc áp dụng pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia và quyết định áp
dụng pháp luật sẽ ảnh hưởng tới điều khoản tiền lãi.
6

Ví dụ: Trong một hợp đồng giữa hai bên là Việt Nam và quốc gia A áp dụng CISG
tồn tại điều khoản tiền lãi, giả sử điều khoản quy định rằng bên quốc gia A nếu không
hoàn thành hoặc chậm nghĩa vụ trả tiền hàng sau khi nhận hàng từ phía Việt Nam thì mỗi
tháng kể từ lúc quốc gia A chậm nghĩa vụ sẽ phải chịu một khoản tiền lãi là 10% mỗi
tháng. Số tiền chậm kể từ thời điểm chậm nghĩa vụ tính là 01 tháng.
Dễ thấy, trường hợp quốc gia A vi phạm về việc chậm trả tiền hàng thì sẽ phải chịu
lãi chậm trả. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi chậm trả còn phải phù hợp theo pháp luật các
bên thoả thuận. Nếu như áp dụng Pháp luật Việt Nam trong trường hợp trên thì khả năng
cao số lãi 10% sẽ phải điều chỉnh còn 8% để phù hợp với Luật Thương mại Việt Nam
2005.
Bên cạnh pháp luật quốc gia, các bên còn có thể thoả thuận áp dụng Bộ nguyên tắc
Unidroit với điều khoản tiền lãi tại các điều 7.4.9 và 7.4.10 để xác định về tiền lãi.
1.1.7. Về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Exemption of Liability for damages)
Khoản 1 Điều 79 CISG,
“1.Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa
vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do
một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi
một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng
hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Theo đó, CISG miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một bên khi bên đó
không thực hiện bất kỳ nghia vụ nào của mình, thậm chí, ngay cả với nghĩa vụ giao hàng
phù hợp của bên bán, nếu họ chứng minh được việc không thực hiện được là do yếu tố
khách quan (một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ). Nhưng nhìn chung, để áp dụng
79.1 thì bên bán phải chứng minh được nhũng người thuộc phạm vi rủi ro của mình đều
đã thực hiện nghĩa vụ: ví dụ như nhân viên của mình, bên thứ ba cung cấp nguyên liệu
cho mình đều đã thực hiện đúng nghĩa vụ, tuy nhiên phát sinh trở ngại ngoài mong muốn
như va chạm với băng trôi khi vận chuyển, khi đó mới có cơ sở để áp dụng điều 79.1. Tất
nhiên, các “Trở ngại” quy định tại điều 79 cũng bao gồm các hậu quả mà bên bán không
mong đợi một cách hợp lý để tránh hoặc khắc phục nếu xảy ra.
Trong khi đó, điều 79.2 CISG áp dụng khi một bên ký kết thuê người thứ ba độc lập
thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng, Trong trường hợp đó, bên ký kết yêu cầu
miễn trừ phải chứng minh các yêu cầu nêu tại Điều 79.1 được đáp ứng, thoả mãn đối với
chính họ và bên thứ 3. Tức do bên thứ ba có lỗi và gặp trở ngại theo điều 79 quy định.
Yếu tố lỗi cũng được đề cập tới trong vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại tại Điều 80. Theo đó, bên bị thiệt hại không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía
7

bên vi phạm nếu lỗi là do bên bị thiệt hại, tức là, bên vi phạm trong trường hợp này được
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cuối cùng, CISG tôn trọng thoả thuận giữa các bên, theo đó thoả thuận miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên ý chí tự do của các bên, các bên có thể tự do đưa ra
các điều khoản, trường hợp về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại miễn là nó không
trái quy định pháp luật.
1.2. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH ÁN LỆ: HUNGARY V. GERMANY
HUNGARIAN WHEAT.
1.2.1. Các bên tranh chấp

 Nguyên đơn: Bên bán (Hungary)

 Bị đơn: Bên mua (Đức)

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: Toà án Phúc thẩm Đức


1.2.2. Tóm tắt nội dung vụ việc
Ngày 10 tháng 10 năm 2001, các bên ký kết hợp đồng giao 2664,84 tấn lúa mì
Hungary với mức giá 26,000 forints/tấn, giao nhận hàng vào ngày 16 tháng 10 năm 2001
theo điều khoản FOB tại bến cảng Budapest Csepel, Hungary.
Ngày 19 tháng 10 năm 2001 và ngày 25 tháng 10 năm 2001, lúa mì mới được bên
mua chất lên các tàu chở hàng.
Người mua sau đó đã viện lý do lúa mì bị nhiễm chì và không thanh toán tiền hàng
cho bên bán. Cụ thể là trong một bức thư của người mua ngày 14 tháng 11 năm 2001
thông báo cho người bán về kết quả thử nghiệm của Công ty S liên quan đến nồng độ chì
(0.04 mg/kg) và chất vomitoxin trong lúa mì. Hơn nữa, người bán được thông báo bằng
thư này rằng người mua lúa mì (thứ cấp) đã từ chối chấp nhận lúa mì ở Rotterdam vì bị
sâu. Và một bức thư ngày 21 tháng 11 năm 2001 và thư của luật sư Hungary của người
mua ngày 3 tháng 12 năm 2001 gửi cho bên bán đề cập đến sự ô nhiễm vomitoxin của lúa
mì và dẫn tới việc không thể bán được lúa mì.
Bên bán sau đó đã kiện lên Toà án yêu cầu bên mua thanh toán 69.285.840 forints
cộng với tiền lãi cho việc giao 2664,84 tấn lúa mì Hungary cộng thêm 203.474 forintss
cho chi phí lưu kho do hàng hoá bị chậm nhận.
Phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của bên bán vì bên bán đã
gửi các giấy tờ chứng nhận về hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng và Bị đơn là bên
mua đã không chứng minh được việc lúa mì bị nhiễm chì.
8

Bên mua đã kháng cáo và lập luận rằng bên bán mới là bên phải chứng minh sự phù
hợp của hàng hoá. Bên mua cáo buộc thêm rằng họ đã chứng minh lúa mì bị nhiễm chì
thông qua kết quả xét nghiệm của Công ty S. Ngoài ra, bên mua cho rằng việc Toà án cấp
sơ thẩm đã không coi việc lúa mì nhiễm vomitoxin (một chất độc từ nấm) cũng như việc
lúa mì không đáp ứng chỉ số Hagberg là bằng chứng của hàng hoá không phù hợp
1.2.3. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp này là Công ước Viên 1980 (Công ước của
Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế). Gọi tắt là CISG 1980.
Nội dung của tranh chấp liên quan đến việc vận dụng 35.2.d CISG 1980 là chủ yếu,
Ngoài ra, các điều khoản như 7(1); 39A(1), 39A(2); 45(1); 50; 53A; 58(1); 60B;
61B(1); 74A cũng được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
1.2.4. Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán
1.2.4.1 Lập luận của bên Nguyên đơn (Hungary)
Thứ nhất, về chất lượng hàng hoá của mặt hàng lúa mì: Hợp đồng ký kết giữa các
bên đã quy định rõ ràng các tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá, đồng thời phía nguyên
đơn đã cung cấp các giấy tờ chứng nhận (Chứng từ) cho thấy hàng hoá đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn mà hai bên thoả thuận, do đó, nguyên đơn đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng. Tức là, chất lượng hàng hoá về lô hàng lúa mì này là hoàn toàn phù hợp và phải
được xác định theo thoả thuận ban đầu giữa các bên. (Hàng hoá không phù hợp theo Điều
35D CISG)
Thứ hai, về nghĩa vụ chứng minh hàng hoá không phù hợp: Theo pháp luật quốc gia
(Pháp luật Liên Bang Đức) và các học thuyết đương thời thì nghĩa vụ chứng minh phải
thuộc về bên bị thiệt hại. Do đó, trong trường hợp này thì bên mua mới là bên phải chứng
minh hàng hoá không phù hợp theo Điều 35 CISG.
Thứ ba, các giấy tờ, biên bản giao nhận hàng hoá và các chứng chỉ của bên Nguyên
đơn nộp lên Toà án bao gồm: Các chứng chỉ liên quan tới nồng độ chì, nồng độ
voimitoxin, chỉ số Hagberg so với các chỉ số ghi nhận trong hợp đồng thoả thuận là phù
hợp. Cụ thể:

 Mức nhiễm chì của các mẫu thử là 0.04mg/kg so với 0.15mg/kg của Sở Y tế
Hungary về ô nhiễm chì

 Mức nhiễm chì 0.04mg/kg so với mức 0.2mg/kg của Uỷ ban Châu Âu với lúa mì
bị nhiễm chì

 Về chất vomitoxin: Bên bán đã phúc đáp lại thư thông báo rằng chất này không
được Liên minh Châu Âu hay Luật Đức quy định cụ thể về giới hạn.
9

 Về chỉ số Hagberg: Chỉ số Hagberg 02 bên thoả thuận là 230 giây. Việc bên mua
gửi kết quả kiểm tra của Công ty GC ngày 27 tháng 10 năm 2001 và 7 tháng 11
năm 2001 cho thấy các mức chỉ số Hagberg thấp hơn là 210 và 215 giây không
phản ánh sự không phù hợp của hàng hoá, do thời gian thử nghiệm cách thời gian
giao nhận hàng thực tế quá xa. Chưa kể theo Điều 39(1) CISG thì bên mua đã
mất quyền khiếu nại về hàng hoá không phù hợp do không thông báo cụ thể về
sự không phù hợp của hàng hoá trong một khoảng thời gian hợp lý

 Thư ngày 14 tháng 11 năm 2001: Không đề cập tới nội dung về hàng hoá không
phù hợp đối với chỉ số Hagberg mà chỉ thông báo kết quả thử nghiệm của Công
ty S về nồng độ chì và chất vomitoxin. Việc thông báo không rõ ràng không thể
là căn cứ cho việc người mua đã khiếu nại và phàn nàn về chất lượng hàng hoá
đối với người bán. Tức, nội dung bức thư không thể hiện được bên mua muốn
tuyên bố hàng hoá không phù hợp, mà nếu thiếu đi sự tuyên bố này thì việc tuyên
bố huỷ hợp đồng không thể xảy ra.
Do đó, hành vi từ chối nhận hàng và không thanh toán tiền của bên mua là hoàn
toàn sai.
Thứ tư, theo Điều 60B CISG, việc 02 bên giao nhận hàng từ ngày 16 tháng 10 năm
2001 nhưng đến ngày 19 và 25 tháng 10 năm 2001 thì bên mua mới chất hàng. Tức, bên
mua khi nhận hàng đã không đưa ra thông báo ngay lập tức về sự không phù hợp và có
thể được coi là đã chấp nhận số hàng hoá đó.
Thứ năm, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 61B, Điều 74, Điều 78 CISG của
bên bán là hoàn toàn có cơ sở và căn cứ xác đáng. Do bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ
của mình theo đúng hợp đồng nhưng bên mua lại không nhận hàng và thanh toán tiền
hàng, vì vậy, bên bán có quyền đòi bồi thường thiệt hại bao gồm: Khoản tiền mà bên bán
lẽ ra phải nhận nếu hợp đồng được hoàn thành, số tiền lưu kho do bên mua chậm nhận
hàng và số tiền lãi các bên áp dụng thoả thuận.
1.2.4.2 Lập luận của bên bị đơn (Đức)
Thứ nhất, về chất lượng hàng hoá của mặt hàng lúa mì:

 Kết quả xét nghiệm của Công ty S về mức độ ô nhiễm chì với các mẫu thử là
0.04mg/kg, chúng tôi nghi ngờ rằng lúa mì bị nhiễm chì và muốn cùng nguyên
đơn tiến hành kiểm tra lại nồng độ chì của các mẫu lúa mì này.

 Kết quả xét nghiệm cho thấy lúa mì bị nhiễm Voimitoxin

 Về chỉ số rơi Hagberg là 230 giây: Đây là điều khoản được quy định rõ trong hợp
đồng về chất lượng của lúa mì. Nhưng khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm thì kết
10

quả trả lại của chỉ số Hagberg (Falling number) chỉ là 215 và 210 giây. Thấp hơn
rất nhiều so với hợp đồng đã ký kết. Tức bên bán đã giao hàng không đúng chất
lượng mà bên mua đã yêu cầu. Cụ thể là chứng nhận chất lượng của Công ty GC
trả kết quả khác với chỉ số trong chứng chỉ người bán cung cấp -> Không đáp
ứng thoả thuận hợp đồng
Do đó, yêu cầu của chúng tôi về việc được huỷ bỏ hợp đồng và không trả số tiền
69.285.840 forints cho phía nguyên đơn là hợp lý
Thứ hai, về nghĩa vụ chứng minh hàng hoá không phù hợp: Bên mua cho rằng bên
bán mới là bên chủ động và kiểm soát trong chất lượng hàng hoá được giao theo thoả
thuận, do đó, bên bán phải biết hoặc không thể không biết về hàng hoá không phù hợp.
Thứ ba, về tính kịp thời và cụ thể của thông báo về sự không phù hợp của hàng hoá:

 Rõ ràng, quy định pháp luật không hề cụ thể trong vấn đề thế nào là một khoảng
thời gian hợp lý. Tuy nhiên, xem xét trong thị trường thương mại hữu quan giữa
hai nước về mặt hàng lúa mì, chúng tôi cho rằng thời gian đưa ra thông báo về
cho các xét nghiệm của lúa mì không thể là minh chứng cho việc không đưa ra
một thông báo kịp thời về sự không phù hợp với hàng hoá. Bởi lẽ, các khuyết tật
của lúa mì rất khó để xác định bằng mắt thường hay các biện pháp thông thường
trong khoảng thời gian ngắn.

 Chúng tôi phải mang các mẫu lúa mì tới các trung tâm thử nghiệm để tiến hành
kiểm tra các chỉ số và so sánh với chỉ số đã ký kết trong hợp đồng. Do đó không
thể cho rằng chúng tôi mặc nhiên chấp nhận số hàng hoá không đảm bảo chất
lượng này.

 Ngoải ra, bức thư từ phía chúng tôi gửi đi ngày 14 tháng 11 năm 2001 thông báo
cho người bán về kết quả thử nghiệm của Công ty S cho thấy sự sai biệt về chỉ số
so với hợp đồng ký kết. Đồng thời chỉ ra hậu quả do sự sai lệch đó là việc chúng
tôi không thể bán số lúa mì này vào ngày 3 tháng 12 năm 2001.
1.2.4.3 Lập luận của Toà án Phúc thẩm Đức
Thứ nhất, về nghĩa vụ chứng minh hàng hoá không phù hợp:

 Theo Toà án phúc thẩm, bên mua phải chứng minh hàng hoá không phù hợp dựa
theo quy tắc của Toà án Tối cao Liên Bang Đức, toà án của các Quốc gia ký kết
khác và các học thuyết hiện thời, đó là nghĩa vụ của bên mua chứ không phải bên
bán để chứng minh sự không phù hợp của hàng hoá sau khi chấp nhận hàng hoá
mà không đưa ra thông báo ngay lập tức
11

 Việc bên mua trong vụ việc này được coi là chấp nhận hàng hoá thông qua việc
nhận hàng thực tế theo Điều 60B CISG vào ngày 19 tháng 10 năm 2001 và 25
tháng 10 năm 2001, khi hàng hoá được chất lên các tàu chở hàng đã được người
mua quy định tại điều khoản FOB tại bến cảng Budapest Csepel.

 Bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng là giao hàng vào những ngày này
và bên mua không đưa ra thông báo kịp thời về việc hàng hoá không phù hợp
trong những ngày này.
Thứ hai, về cáo buộc lúa mì nhiễm chì của bên mua

 Việc lúa mì có bị nhiễm chì hay không phải dựa trên cơ sở quy định của pháp
luật hữu quan về mức giới hạn ô nhiễm đối với thực phầm. Mặc dù có hai mức
giới hạn ô nhiễm khác nhau là 0.15mg/kg và 0.2mg/kg của Sở Y tế Hungary và
Uỷ Ban Châu Âu, thì kết quả xét nghiệm được đưa ra tại Toà là kết quả xét
nghiệm củaCông ty S với mức độ nhiễm của các mẫu thử là 0.04mg/kg không hề
vượt quá quy định.

 Bên mua đã không đưa ra các kết quả xét nghiệm một cách phù hợp, thậm chí
không giữ lại các mẫu hàng hoá khi xảy ra tranh chấp về hàng hoá không phù
hợp cũng là vấn đề đáng ngờ. Tức, không thể xác định được mẫu lúa mì được xét
nghiệm có cùng một mẫu từ lô hàng mà bên bán cung cấp cho bên mua hay
không. Việc xét nghiệm lại có thể dẫn tới sai lệch đáng kể khi không xác định
được nó có tới từ lô hàng mà bên bán đã cùng cấp hay không.

 Do đó, trường hợp này, bên mua được coi là không đưa ra bằng chứng xác thực
nào về việc chứng minh lúa mì bị nhiễm chì
Thứ ba, về cáo buộc lúa mì nhiễm vomitoxin

 Dù bên bán đã thừa nhận việc nhận được thông báo trong thư ngày 14 tháng 11
năm 2001 của bên mua, nhưng phúc đáp của bên bán đã giải thích rõ kết quả
kiểm tra của Công ty S rằng: Liên minh châu Âu cũng như Luật Đức không có
bất kỳ quy định pháp luật nào giới hạn chính thức đối với tỷ lệ phần trăm của
chất vomitoxin

 Toà án xét thấy không có căn cứ xác đáng nào để chứng minh kết quả xét nghiệm
lúa mì bị nhiễm vomitoxin.

 Do đó, bên mua đã không chứng minh được về vấn đề lúa mì bị nhiễm vomitoxin
Thứ tư, về chỉ số rơi Hargberg
12

 Dù rằng chỉ số Hargberg mà hai bên ký kết là 230 giây và kết quả kiểm tra của
Công ty GC ngày 27 tháng 10 năm 2001 và ngày 7 tháng 11 năm 2001 cho thấy
chỉ số rơi lần lượt là 210 và 215 giây (tức thấp hơn so với thoà thuận)

 Tuy nhiên, Toà án cho rằng bên mua không thể chỉ dựa vào chỉ số rơi (Falling
number) để chứng minh sự không phù hợp của hàng hoá.

 Bên cạnh đó, theo điều 39 CISG, rõ ràng bên mua đã mất quyền khiếu nại về
hàng hoá không phù hợp do đã không thông báo cụ thể về sự không phù hợp của
hàng hoá trong một khoảng thời gian hợp lý, cụ thể sẽ được phân tích dưới đây
Thứ năm, về tính kịp thời và cụ thể của thông báo của bên mua về sự không phù
hợp của hàng hoá

 Thông báo theo quy định tại Điều 39 phải thể hiện rõ mong muốn của người mua
trong việc kiểm chứng sự phù hợp của hàng hoá và phải nêu cụ thể bản chất của
việc không phù hợp, để người bán nhận thức được tuyên bố của người mua về
việc hàng không phù hợp. Trong trường hợp này thì những điều kiện tiên quyết
đã không được đáp ứng.

 Nội dung các bức thư từ phía Bên bán chỉ cho thấy các thông báo về kết quả thử
nghiệm liên quan đến nồng độ chì và chất vomitoxin. Ngay trong thư này cũng
chỉ đề cập sau đó tới việc người mua lúa mì thứ cấp đã từ chối mua lúa mì ở
Rotterdam vì bị sâu (là một lý do không liên quan tới hai kết quả xét nghiệm
trên)

 Rõ ràng, bên mua đã không đưa ra tuyên bố một cách minh thị thể hiện rằng hàng
hoá không phù hợp. Đối với cả thư ngày 21 tháng 11 năm 2001 và thư của Luật
sư Hungary của người mua ngày 3 tháng 12 năm 2001 chỉ đề cập đến sự ô nhiễm
vomitoxin của lúa mì và việc bán được lúa mì.

 Vậy, bên mua đã không đưa ra 1 tuyên bố, thông báo rõ ràng về sự không phù
hợp của hàng hoá, đồng thời, nếu đưa ra, cũng không kịp thời và cụ thể.
1.2.5. Phán quyết của Toà án

 Đồng ý với phán quyết của Toà án sơ thẩm: Bên mua phải trả số tiền 69.285.840
forints cho bên bán.

 Người bán được bồi thường thiệt hại số tiền 203.475 forints theo Điều 61(1)B và
Điều 74 CISG.

 Người bán được trả lãi theo Điều 53, 58(1), 61(1)B, 74 CISG
13

CHƯƠNG 2. BÌNH LUẬN CỦA NHÓM VỀ ÁN LỆ

2.1. Thoả thuận của các bên trong hợp đồng là cơ sở đầu tiên và quyết định để xác
định sự phù hợp của hàng hoá (Điều 35 CISG)
Các Toà án trước hết đều xác định cơ sở xem xét hàng hoá không phù hợp và từ đó
nhận định các bằng chứng được các bên cung cấp dựa trên cơ sở đó.
Quy định theo Điều 35 CISG phần nào cho thấy thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn
cơ sở để xác định sự phù hợp của hàng hoá và ưu tiên số một là dựa trên thoả thuận của
các bên trong hợp đồng. Các thoả thuận về tiêu chuẩn kĩ thuật, yêu cầu về số lượng,
phẩm chất hàng hoá, các mô tả về đặc tính, cách đóng gói, bao bì mà hợp đồng đã quy
định (35.1 CISG)
Có thể thấy, không chỉ án lệ phía trên mà nhóm em trình bày, mà các phán quyết
chung thẩm của các Toà án ở các án lệ khác liên quan tới Điều 35 về sự phù hợp của
hàng hoá đều cho thấy Toà án căn cứ trước tiên vào thoả thuận giữa các bên về hàng hoá
thể hiện trong hợp đồng để xác định các tiêu chí đánh giá sự phù hợp của hàng hoá. Tức
là, hàng hoá khi được giao nếu đáp ứng các điều kiện thoả thuận thì dù không đáp ứng
tiêu chuẩn của hàng hoá thông thường cùng loại trong cùng một điều kiện hữu quan thì
vẫn được coi là hàng hoá phù hợp.
Tất nhiên, khi các bên không thoả thuận một cách minh thị, rõ ràng về các điều
khoản liên quan tới phẩm chất, số lượng, các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật, cách bảo
quản, đóng gói, xử lý hàng hoá hay các vấn đề liên quan thì Toà án có thể áp dụng thực
tiễn hoạt động kinh doanh, các quy tắc chung trong ngành công nghiệp có liên quan để
xem xét thay vì chỉ căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng.
Xét trong án lệ này, rõ ràng mặt hàng lúa mì đã thoả mãn các tiêu chuẩn mà hai bên
thoả thuận với nhau trong hợp đồng và do đó, dù một số kết quả xét nghiệm cho thấy lúa
mì có tồn tại một dư lượng chì, vomitoxin, nhưng không trái quy định pháp luật. Do đó,
Toà dựa trên cơ sở các bên thoả thuận để phán quyết rằng hàng hoá bên bán giao là hoàn
toàn phù hợp.
2.2. Về nghĩa vụ chứng minh của các bên
Theo quy định nội luật của một số nước và các học thuyết hiện thời, đó là nghĩa vụ
của bên mua chứ không phải là bên bán để chứng minh sự không phù hợp của hàng hoá
sau khi chấp nhận hàng hoá mà không đưa ra thông báo một cách kịp thời trong một
khoảng thời gian hợp lý.
Nhóm em cho rằng, đây là nhận định hoàn toàn chính xác và có cơ sở, vì bên mua là
bên yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên sự không phù hợp của hàng hoá sau khi đã chấp
14

nhận hàng hoá. Tức ở đây, bên mua mặc nhiên đã chấp nhận phẩm chất của hàng được
giao khi tiếp nhận hàng (coi như đã có sự kiểm tra và đồng thuận với phẩm chất của hàng
hoá là đúng theo thoả thuận) và không thông báo cho bên bán về trạng thái phù hợp hay
không của hàng hoá trong một khoảng thời gian hợp lý nên, mặc nhiên coi là chấp nhận
số hàng này. Từ đó, nghĩa vụ chứng minh lúc này phải chuyển cho bên mua.

2.3. Việc xác định hàng hoá không phù hợp phải được bên mua đưa ra thông
báo một cách kịp thời, cụ thể
Thực tế, trong án lệ này, chỉ số Hargberg ở các kết quả xét nghiệm sau khi nhận
hàng của bên mua thực tế đã cho thấy sự giảm sút về chất lượng so với chỉ số các bên
thoả thuận trong hợp đồng (210 giây và 215 giây so với 230 giây trong hợp đồng).
Nhưng, bên mua đã mất quyền khiếu nại hàng hoá không phù hợp do không thông báo
cho bên bán một cách kịp thời trong một khoảng thời gian hợp lý
Để xác định thế nào là “kịp thời trong một khoảng thời gian hợp lý”, nhóm em nhận
thấy điều này phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm của Toà án trong từng vụ việc cụ thể, tức
là, có sự khác nhau trong việc lý giải khoảng thời gian hợp lý là bao lâu. Có trường hợp,
Toà án yêu cầu việc phản hồi phải nhanh chóng, ngay lập tức khi nhận hàng (thông qua
các biện pháp nhận biết trực quan, hoặc có thể được áp dụng ngay lập tức đối với loại sản
phẩm đặc thù), nhưng cũng có Toà án cho rằng đó là một kohảng thời gian sau khi đã
nhận được các kết quả kiểm tra liên quan theo một quy trình hợp lý, được Chính phủ
hoặc Quốc gia công nhận.
Tuy nhiên, tại điều 40 CISG có đề cập tới ngoại lệ về việc bên bán không có quyền
viện dẫn quy định tại Điều 38, 39 CISG, đó là sự không phù hợp của hàng hoá liên quan
tới các yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông báo
cho người mua (liên quan tới bên cung cấp, sự sai phạm của nhân viên…etc..)
Việc bên mua mất quyền khiếu nại trong án lệ này chính là một ví dụ đáng tiếc khi
bên mua đã không kịp thời thông báo cụ thể cho bên bán về sự không phù hợp của hàng
hoá. Từ đó, nhóm chúng em nhận định rằng nên bổ sung điều khoản quy định cụ thể về
thời hạn khiếu nại (CISG không hề cấm) về sự không phù hợp của hàng hoá để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi tham gia mua bán hàng hoá Quốc tế.
HẾT.
15

You might also like