Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

NIÊM TIN VÀO NĂNG Lực BẢN THÂN VÀ'

ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI


Nguyễn Thị Anh Thư
Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Cựu sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
► TÓM TẮT
Niềm tin vào năng ỉực bản thân có vai trò quan trọng trong việc giúp cá nhân
nhìn nhận và tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc thực hiện và thành công
với các nhiệm vụ. Trong khi đó, đặc điêm tính cách là những gì thuộc về suy nghĩ,
cảm xúc và hành vi, phân biệt cá nhãn này với cả nhân khác. Nghiên cứu này khảm
phá mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân và các đặc điếm tính cách của
257 sinh viên của một số trường đại học tại Hà Nội. Bằng việc sử dụng thang đo Niềm
tin vào năng lực bản thân tông thê (General Self-Efficacy Scale) (Schwarzer và
Jerusalem, 1995) và Bản kiểm kê Năm đặc điểm tỉnh cách BFI-S (Big Five Inventory -
Shortform) được phát triển bởi Lang, John, Ludtke, Schupp và Wagner (2011). Ket
quả nghiên cứu chỉ ra rằng niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên Hà Nội có
mối liên hệ thuận chiểu với các đặc điếm tính cách cởi mở, tận tâm, dễ mến, hướng
ngoại, nhưng có mối liên hệ ngược chiều với tính nhiễu tâm. Đặc biệt, phân tích hồi
quy cho thấy các đặc điếm tỉnh cách bao gồm tỉnh tận tâm, tính cởi mở và tỉnh nhiễu
tâm dự bảo 30,6% sự thay đoi niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên, trong
đó, đặc điểm tận tâm có khả năng dự bảo cao nhất. Ket quả nghiên cứu cũng gợi ỷ
cho một sổ hướng nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam.
Từ khóa: Niêm tin vào năng lực bản thân; Đặc diêm tính cách; Sinh viên.
Ngày nhận bài: 31/7/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/12/2021.

1. Đặt vấn đề
Nhà tâm lý học Albet Bandura là người đầu tiên đề xuất khái niệm niềm
tin vào năng lực bản thân (1977) khi ông cho ràng: “Niềm tin vào năng lực bản
thân là niềm tin của một cá nhân vào khả năng của mình có thế đạt được kết
quả nhất định”. Đến năm 1994, ông đã có những bổ sung về khái niệm này,
theo đó, niềm tin vào năng lực bản thân được định nghĩa là niềm tin của cá
nhân về khả năng của họ đế đạt được mức hiệu quả đã đề ra, nó ảnh hưởng
đến các sự kiện có liên quan đến cuộc sổng của họ. Niềm tin vào năng lực bản
thân xác định cách mọi người cảm thây, suy nghĩ, thúc đây bản thân và hành

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 37


vi. Niềm tin như vậy được tạo ra những hiệu ứng đa dạng thông qua 4 quả
trình chính, đó là quả trình nhận thức, động lực, cảm xúc và sự lựa chọn
(Bandura, 1994). Niềm tin vào năng lực bản thân có ảnh hưởng lớn đến hành vi
ứng phó được tạo ra khi cá nhân đó đối mặt với những khó khăn, thách thức,
cùng với đó là việc xác định những mức độ mà cá nhân cần phải nỗ lực và cả
khoảng thời gian để vượt qua những thách thức đó (dẫn theo Courtney E.
Ackerman, 2020).
Các đặc điểm tính cách được định nghĩa là các kiểu suy nghĩ, cảm xúc
và hành vi tưong đối lâu dài phân biệt cá nhân này với cá nhân khác (Roberts
và cộng sự, 2008). Mô hình Năm đặc điểm tính cách (Big Five Personality)
bao gồm Tính hướng ngoại (Extraversion), Nhiễu tâm (Neuroticism), Tận tâm
(Conscientiousness), Dễ mến (Agreeableness) và Cởi mở để trải nghiệm (Openness
to experience) là một mô hình phản ánh những nồ lực nghiên cứu của nhiều tác
giả và có lẽ là mô hình ảnh hưởng nhiều nhất đến tính cách của con người
(Lincoln, 2008). Theo đó, tỉnh hướng ngoại được đặc trưng bởi các cá nhân
thích tìm kiếm và tham gia vào các tương tác xã hội, họ nhiệt tình, thích giao
du, nhạy cảm với các tín hiệu tích cực, nhạy cảm với việc khen thưởng và có
xu hướng trải nghiệm (Lincoln, 2008). Trong khi đó, những người có tỉnh nhiễu
tâm cao là những cá nhân, là những người nhạy cảm với các tín hiệu tiêu cực,
có xu hướng né tránh các tình huống xã hội, dè dặt, thích các hoạt động đơn
độc hơn là các hoạt động xã hội, nhìn nhận tiêu cực về bản thân và thế giới bất
chấp hiện thực khách quan thế nào (Lincoln, 2008). Tính cởi mở đề cập đến
những cá nhân có xu hướng sáng tạo, thích sự độc đáo và dễ dàng chấp nhận
những ý tưởng mới. Tính dễ mến tồn tại ở những người có sự vị tha, ấm áp, tốt
bụng và đáng tin cậy. Cuối cùng, những cá nhân có tỉnh tận tâm là những người
có sự tự chủ, có sự định hướng và tuân thủ các quy tắc (Lang và cộng sự, 2011
- dẫn theo Trương Thị Khánh Hà và cộng sự, 2017).
Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt của đời
sống con người, đặc biệt, có nhiều tác giả chỉ ra rằng, đặc điểm tính cách có
mối quan hệ chặt chẽ và có tính dự báo cho việc cá nhân có niềm tin vào năng
lực bản thân cao hay thấp. Các nghiên cứu của nước ngoài trên các nhóm khách
thể khác nhau cho thấy, cả năm đặc điểm của tính cách, trong đó tính tận tâm,
tính dễ mến, tính hướng ngoại, tính cởi mở có mối quan hệ thuận chiều, riêng
tính nhiễu tâm có mối quan hệ ngược chiều với niềm tin vào năng lực bản thân
(Wang và cộng sự, 2014; Baranczuk, 2021). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu
khác cho thấy chỉ có ba hoặc bốn trên năm đặc điểm của tính cách có mối quan
hệ với niêm tin vào năng lực bản thân, như nghiên cứu của Strobel và cộng sự
(2011), Zhang và cộng sự (2019) chỉ ra niềm tin vào năng lực bản thân có mối
liên hệ với tính tận tâm, tính hướng ngoại, tính nhiễu tâm và tính dễ mến, ngoại

38 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


trừ tính cởi mở, còn trong nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2018) tìm thấy
tính cởi mở, tính tận tâm và tính dễ chịu có tương quan chặt với niềm tin vào
năng lực bản thân, trong khi mối quan hệ giữa tính hướng ngoại và tính nhiễu
tâm là không đáng kể.
Như vậy, có thể nói rằng đặc điểm tính cách của cá nhân cũng có thể là
một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin vào năng lực bản thân của họ, những
nét đặc trưng trong từng tính cách góp phần vào việc con người ưở nên tự tin
hay tự ti vào năng lực của bản thânO trước những khó khăn, thách thức. Các
nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới đang được quan tâm rộng rãi, tuy nhiên
trong bối cảnh Việt Nam, số lượng nghiên cứu mối liên hệ này còn hạn chế.
Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn có thể
khám phá xem các đặc điểm tính cách có mối liên hệ nào với cách các cá nhân
tự tin vào năng lực của bản thân trong việc đối mặt và giải quyết các vấn đề.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Mau nghiên cứu và cách thức thu thập so liệu
Khách thể trong nghiên cứu là 257 sinh viên đang học tại một số trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mầu được chọn theo cách lấy mẫu
thuận tiện bằng điều tra theo hình thức trực tuyến. Bảng mô tả về khách thể
nghiên cứu được trình bày trong bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Bảng mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu

Đặc điểm mẫu khách thể Số lượng Tỷ lệ (%)


Nam 61 23,7
Giới tính
Nữ 196 76,3
Xuất sắc và giỏi 72 28
Học lực Khá 150 58,4
Trung bình và yếu 35 13,6
Tổng 257 100
18 86 33,5
19 48 18,7
Tuổi 20 54 21,0
Từ 21 tuổi trở lên 65 25,7
Missing (khuyết) 4 1,6
Tổng 257 100

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 39


2.2. Công cụ đo lường
Đe tìm hiểu về niềm tin vào năng lực bản thân, đặc điếm tính cách và
mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân với đặc điếm tính cách,
nghiên cứu sử dụng hai thang đo là thang đo Niềm tin vào năng lực bản thân
tổng thể và Bản kiểm kê Năm đặc điểm tính cách bản rút gọn.
Thang đo Niềm tin vào năng lực bản thân tổng thể (General Self -Efficacy
Scale) (Schwarzer và Jerusalem, 1995) bao gồm 10 mệnh đề (item) là nhũng
mô tả về niềm tin của cá nhân vào năng lực bản thân. Ví dụ nhu “Tôi tin rằng
bản thân có thê đổi phó với các sự kiện bất ngờ”; “Không có gì là khó đê duy
trĩ mục đích và hoàn thành mục tiêu mình đặt rá”. Thang đo được thiết kế dưới
dạng khách thể tự báo cáo theo mức độ đồng ý với thang điếm từ 1 - Hoàn toàn
không đúng đến 4- Hoàn toàn đúng. Điểm thang đo dao động ưong khoảng từ
10 đen 40, điểm càng cao chứng tỏ cá nhân có niềm tin vào năng lực bản thân
càng cao. Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo, kết quả chỉ ra
trong mẫu khách thể của chúng tôi, độ tin cậy của thang đo là 0,779, đủ điều
kiện sử dụng.
Bản kiểm kê Năm đặc điểm tính cách BFI-S (Big Five Inventory -
Shortform) được phát triển bởi Lang, John, Ludtke, Schupp và Wagner (2011).
Thang đo bao gồm 15 mệnh đề mô tả về 5 đặc điểm tính cách: Tính nhiễu tâm
(ví dụ, “Lo nghĩ nhiều”}, Tính hướng ngoại (ví dụ, “Quảng giao, thích gặp gỡ
mọi người”}, Tính cởi mở (“Cớ trí tưởng tượng sinh động”}, Tính dễ mến (ví dụ,
“Chu đáo và tốt bụng với hầu hết mọi người”} và Tính tận tâm (ví dụ, “Cẩn
thận, kỹ lưỡng và chu toàn khỉ làm việc”}. Thang đo này được thiết kế dưới
dạng thang Likert 7 bậc từ 1- Hoàn toàn không đúng đến 7- Hoàn toàn đúng.
Điếm của các tiểu thang được tính bằng cách cộng tổng chia trung bình cho các
mệnh đề thuộc đặc điểm tính cách đó, điểm càng cao chứng tỏ đặc điểm tính
cách đó là nổi trội ở cá nhân. Thang đo đã được nhóm tác giả Trương Thị
Khánh Hà và Trần Hà Thu dịch sang tiếng Việt và tiến hành nghiên cứu trên
một nhóm mẫu gồm 325 người với độ tin cậy là 0,715 (Trương Thị Khánh Hà
và cộng sự, 2017). Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tin cậy của toàn thang
đo là 0,771, trong đó, tiểu thang Nhiễu tâm đạt 0,818; tiểu thang Hướng ngoại
đạt 0,856; tiểu thang Cởi mở là 0,769; tiểu thang Dễ mến là 0,785 và tiểu thang
Tận tâm là 0,783.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên
Các khách thể trong nghiên cứu đã trả lời thang đo Niềm tin vào năng
lực bản thân tổng thể. Kết quả phân tích số liệu cho thấy điểm trung bình (M)
của niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên là 28,32 với độ lệch chuẩn

40 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


(SD) là 3,88, giá trị nhỏ nhất (Min) là 15 và giá trị lớn nhất (Max) là 40. Như
vậy, niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên ở các trường đại học tại Hà
Nội tiệm cận ở mức khá trên thang điểm 40.
Trong khi đó, khi xem xét từng mệnh đề về đánh giá niềm tin vào năng
lực bản thân của sinh viên, điểm trung bình của các mệnh đề có sự khác biệt
nhất định, cụ thể trong bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Niềm tin vào năng lực bản thân theo đảnh giá của sinh viên

Mệnh đề M SD
1. Tôi luôn luôn có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nếu tôi thật sự 3,19 0,59
cố gắng.
2. Nếu ai đó cản bước tôi, tôi vẫn có thể tìm được cách thức để đạt được 3,01 0,61
điều tôi muốn.
3. Tôi dễ dàng theo sát các mục tiêu của mình và hoàn thành chúng. 2,64 0,64
4. Tôi tự tin rằng tôi có thể ứng phó hiệu quả với những điều bất ngờ 2,60 0,70
xảy đến.
5. Nhờ vào sự khéo léo của mình, tôi biết cách để xử lý những tình 2,59 0,67
huống không lường trước được.
6. Tôi có thể giải quyết hầu hết các vấn đề nếu tôi nỗ lực. 3,17 0,62
7. Tôi có thể bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn vì tôi tin vào khả năng 2,71 0,71
ứng phó của mình.
8. Khi đối mặt với một vấn đề nào đó, tôi có thể dễ dàng tìm ra một vài 2,71 0,72
giải pháp cho vấn đề đó.
9. Nếu gặp rắc rối, tôi thường có thể nghĩ ra được một vài giải pháp. 2,89 0,66
10. Tôi thường có thể xử lý được bất cứ việc gì xảy ra theo cách của mình. 2,79 0,74
Toàn thang 28,32 3,88

Kết quả của bảng 2 đã chỉ ra ràng, trong tổng số 10 mệnh đề của thang
đo Niềm tin vào năng lực bản thân tổng thế, các mệnh đề “7oz luôn luôn có thể
giải quyết những vấn đề khó khăn nếu tôi thật sự cổ gắng”; “Tôi có thể giải
quyết hầu hết các vấn đề nếu tôi nỗ lực” và “Neu ai đó cản bước tôi, tôi vẫn có
thế tìm được cách thức đế đạt được điều tôi muốn” có điếm trung bình cao lần
lượt là 3,19; 3,17 và 3,01. Như vậy, có thể thấy, dường như niềm tin vào năng
lực bản thân của sinh viên tập trung vào sự nồ lực, cố gắng từ trong chính bản
thân các em và tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề cho dù gặp phải những cản

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 41


trở từ người khác. Trái lại, mệnh đề “Nhờ vào sự khéo lẻo của mình, tôi biết
cách để xử lý những tình huống không lường trước được” lại có điếm trung
bình thấp nhất (M = 2,59), nó dường như chỉ ra rằng trong những tình huống
bất ngờ, niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên bị thách thức, họ cảm
thấy kém tự tin vào bản thân, cách xử lý của mình.
3.2. Đặc điếm tính cách của sinh viên
Đặc điểm tính cách của sinh viên được đo lường bằng thang đo BFI-S
với 15 item, chia làm 5 đặc điểm tính cách. Kết quả đặc điểm tính cách của
sinh viên trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3 dưới đây:

Bảng 3 ỉ Bảng mô tả đặc điểm tỉnh cách của sinh viên (N = 25 7)

Các đặc điểm tính cách M SD


Tính dễ mến 5,43 1,07
Tính nhiễu tâm 4,94 1,45
Tính cởi mở 4,75 1,26
Tính tận tâm 4,62 1,17
Tính hướng ngoại 4,32 1,51

Nhìn vào bảng 3 có thể thấy trong các đặc điểm tính cách của sinh viên,
tỉnh dễ mến là đặc điểm tính cách nổi bật nhất (M = 5,43; SD = 1,07), tiếp đen
là tỉnh nhiễu tâm (M = 4,94; SD = 1,45), tính cởi mở (M = 4,74; SD = 1,26),
tỉnh tận tâm (M = 4,62; SD = 1,17) và cuối cùng là tính hướng ngoại (M = 4,32;
SD= 1,51).
3.3. Mối liên hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân với đặc điểm
tính cách của sinh viên

Bảng 4: Mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân
và đặc điếm tính cách

Tính Tính Tính Tính Tính


de men hướng ngoại nhiễu tâm cỏi mờ tận tâm
Niềm tin vào 0,192** 0,244** -0,262** 0,385** 0,371**
năng lực bản
thân
Ghi chú: **: p < 0,01.

42 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


Giống như kết quả của nhiều nghiên cứu đã được khám phá, chúng tôi
cho rằng có một mối liên hệ đáng kể giữa niềm tin vào năng lực bản thân và
đặc điểm tính cách ở sinh viên. Ket quả phân tích trên nhóm 257 khách thể
được thể hiện rõ trong bảng 4.

Nhìn vào bảng 4 có thể thấy ràng, tất cả các đặc điểm tính cách đều có
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với niềm tin vào năng lực bản thân, tuy nhiên
mối quan hệ này chỉ ở mức yếu cho đến trung bình. Cụ thể như sau:

Đặc điểm tính cách nhiễu tâm có mối quan hệ nghịch chiều với niềm tin
vào năng lực bản thân (r = -0,262; p < 0,01), nghĩa là những sinh viên có tính
nhiễu tâm càng thấp thì niềm tin vào năng lực bản thân càng cao và ngược lại.

Các đặc điểm tính cách dễ mến, hướng ngoại, tận tâm và cởi mở đều có
mối tương quan thuận với niềm tin vào năng lực bản thân với hệ số tương quan
(r) lần lượt là 0,192; 0,244; 0,371; 0,385 (p < 0,01). Điều này cho thấy, nếu
sinh viên có mức độ điểm dễ mến, hướng ngoại, tận tâm và cởi mở càng cao
thì mức độ niềm tin vào năng lực bản thân của họ càng lớn và ngược lại.

Bảng 5: Mô hình hồi quy dự báo niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên

Hệ số đã
Hệ sổ chưa Kiểm định đa
chuẩn cộng tuyến
Biến số R2 AR2 chuẩn hóa t p
hóa

B SE Beta Tolerance VIF

0,319 0,306 21,605 1,369 15,776 <0,001

Tính nhiễu -0,230 0,047 -0,257 -4,844 < 0,001 0,960 1,041
tâm

Tính hướng 0,049 0,049 0,057 1,000 0,318 0,827 1,209


ngoại

Tính cởi mở 0,317 0,057 0,310 5,555 < 0,001 0,869 1,151

Tính dễ mến 0,011 0,073 0,009 0,145 0,885 0,734 1,362

Tính tận 0,345 0,064 0,314 5,423 < 0,001 0,808 1,237
tâm

Ghi chú: R2: Hệ số xác định; AR2: Hệ số xác định đã hiệu chỉnh; SE (Standard Erros); Sai sổ
chuẩn; Tolerance: Mức độ chấp nhận; VIF (Variance inflation factor): Hệ số phóng đại
phưcmg sai.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 43


Đe tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách và niềm
tin vào năng lực bản thân cùa sinh viên, chúng tôi sử dụng phép phân tích hồi
quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là niềm tin vào năng lực bản thân và
các biến độc lập là các đặc điếm của tính cách (tính nhiễu tâm, tính hướng
ngoại, tính cởi mở, tính dễ mến và tính tận tâm). Ket quả phân tích được trình
bày trong bảng 5.
Kiểm định Collinearty (đa cộng tuyến) cho biết mô hình hồi quy có chỉ
so Tolerance (mức độ chấp nhận) của các yếu tố chạy từ 0,734 đến 0,960. Chỉ
so VIF (hệ số phóng đại phương sai) từ 1,041 đến 1,362, điều đó chứng tỏ mô
hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ so Durbin-Watson bằng 1,931,
chứng tỏ mô hình hồi quy không có hiện tượng tự tương quan.
Mô hình hồi quy chỉ ra rằng 30,6% sự thay đổi niềm tin vào năng lực
bản thân có thể được giải thích bằng các đặc điểm tính cách, bao gồm tính cởi
mở, tính tận tâm và tính nhiễu tâm (AR2= 0,306; F (5, 251) = 23,522; p < 0,001);
trong đó, đặc điểm tận tâm có khả năng dự báo cao nhất (P = 0,314; p < 0,001),
tiếp theo là đặc điểm cởi mở (P = 0,310; p < 0,001) và cuối cùng là tính nhiễu
tâm (P = -0,257; p < 0,001). Đáng chú ý, trong các đặc điểm tính cách, tính
nhiễu tâm khiến niềm tin vào năng lực bản thân thay đối theo hướng ngược
chiều, trong khi hai đặc diêm tính cách còn lại là tính tận tâm và tính cởi mở
dự báo sự thay đổi mang tính thuận chiều. Nói cách khác, cá nhân có tính tận
tâm và tính cởi mở càng cao, tính nhiễu tâm càng thấp thì niềm tin vào năng
lực bản thân của họ càng cao. Trong khi đó, hai đặc điểm tính cách tính hướng
ngoại và tính dễ mến không có ý nghĩa dự báo sự biến thiên của niềm tin vào
năng lực bản thân.
4. Bàn luận
Ket quả nghiên cứu cho thấy, niềm tin vào năng lực bản thân của sinh
viên trong nghiên cứu ở mức 28,32 trên tổng điểm 40. Khi tìm hiểu về biển số
này trong những nghiên cứu khác, chúng tôi thấy rằng, niềm tin vào năng lực
bản thân của sinh viên có sự tương đồng với kết quả được tìm thấy ở một số
quốc gia khác như Hồng Kông, Đức, Hà Lan và thấp hơn một số quốc gia
thuộc châu Mỹ như Mỹ, Costa Rica (Luszczynska và cộng sự, 2005; Schwarzer
và cộng sự, 1997). Những cá nhân sống trong nền văn hóa mang tính tập thể có
niềm tin vào năng lực tập thể, sự đoàn kết tập thể cao hơn niềm tin vào năng
lực cá nhân, bản thân (Bond, 1991; 1994 - dẫn theo Schwarzer và cộng sự, 1997).
về đặc diêm tính cách, nghiên cứu tìm thấy, trong 5 đặc điểm tính cách,
tính dề mến là đặc điểm có điểm trung bình cao nhất. Ket quả này có sự tương
đông với kêt quả nghiên cứu của Trương Thị Khánh Hà và cộng sự (2017), Bùi
Minh Đức và cộng sự (2019). Điều này một lần nữa khẳng định tính ổn định

44 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


của thang đo trong bối cảnh Việt Nam, đồng thời có thể coi tính dễ mến là một
đặc điểm tính cách nổi bật của người Việt.
Nghiên cứu phát hiện có mối quan hệ mang ý nghĩa thống kê giữa năm
đặc điểm tính cách, trong đó các đặc điểm như tính dễ mến, tính cởi mở, tính
tận tâm và tính hướng ngoại có mối quan hệ thuận chiều, còn tính nhiễu tâm có
mối quan hệ ngược chiều với Niềm tin vào năng lực bản thân của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm tương đồng với một số nghiên cứu
trên thê giới (Judge và cộng sự, 2002; Wang và cộng sự, 2014; Zakiei và cộng
sự, 2020; Baranczuk, 2021). Lý giải cho điều này, các nghiên cứu cho thấy, cá
nhân có tỉnh dễ mến thường là những người có lòng vị tha, quan tâm đến người
khác, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ người xung quanh (Kendra Cherry, 2020).
Những đặc điếm này khiến họ được người khác yêu mến, điều này có thể giúp
họ tìm kiêm hoặc nhận được sự giúp đỡ từ người khác với những nhiệm vụ của
mình. Sự ủng hộ và những lời khuyên từ người khác có thể giúp họ đạt được
thành công, qua đó, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. Các cá nhân có
tỉnh cởi mở là những người luôn tò mò về thế giới và người khác, họ luôn
mong muốn tìm hiếu những điều mới mẻ và tận hưởng những trải nghiệm mới,
họ sáng tạo và thích mạo hiếm. Đó là lý do khiến họ nỗ lực, họ tin tưởng vào
năng lực của bản thân và tìm ra hướng đi hợp lý để đạt được hiệu quả mong
muốn (Kendra Cherry, 2020). Các cá nhân có tỉnh tận tâm được biết đến là
những cá nhân siêng năng, có tinh thần trách nhiệm, không bỏ cuộc trước khó
khăn và luôn hướng tới mục tiêu. Họ cũng là những người cẩn thận, chắc chắn,
điều này giúp họ có được thành công, do đó, dẫn tới việc hình thành cảm giác
về năng lực và niềm tin vào năng lực của bản thân. Một người tận tâm cao sẽ
có niềm tin vào năng lực bản thân cao hơn bởi vì họ có thể tin vào khả năng,
giới hạn của bản thân, biết cách lựa chọn những mục tiêu phù hợp (Zakiei và
cộng sự, 2020). Các cá nhân có tính hướng ngoại là những cá nhân có nhiều
mối quan hệ xã hội, họ ưa thích kết bạn, là những người có những cảm xúc tích
cực. Các cá nhân này khá linh hoạt, họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó
khăn, họ cũng dễ dàng chia sẻ và nhận được nhiều lời động viên, đặc biệt,
chính họ cũng là những người có những ý tưởng và cảm xúc mới mẻ, điều này
là những nguồn hồ trợ quan trọng giúp nâng cao niềm tin vào năng lực bản
thân (Zakiei và cộng sự, 2020); Các cá nhân có tính nhiễu tâm thường được
tìm thấy có mối quan hệ ngược chiều với niềm tin vào năng lực bản thân bởi
những cá nhân có tính nhiễu tâm thường có những trải nghiệm cảm xúc tiêu
cực, nhất là trong những tình huống khó khăn, điều này khiến họ kiểm soát và
quản lý tình huống kém khiến cho họ thiếu tin tưởng vào năng lực của bản thân
mình (Zakiei và cộng sự, 2020). Như vậy, có thể thấy dù ở nền văn hóa
phương Tây hay phương Đông thì những đặc điểm tính cách như tính dễ mến,
tính tận tâm, tính cởi mở và tính hướng ngoại cao đều giúp cho cá nhân nâng

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 45


cao niềm tin vào năng lực bản thân, ngược lại, đặc điểm tính cách nhiễu tâm
cao làm giảm niềm tin vào năng lực bản thân của họ.
Phân tích hồi quy trong nghiên cứu này cho thấy tính nhiễu tâm thấp,
tính cởi mở và tính tận tâm cao dự báo đáng kể niềm tin vào năng lực bản thân
của sinh viên với mức dự báo 30,6%, trong đó, tính tận tâm là đặc điểm tính
cách dự báo cao nhất cho sự thay đổi niềm tin vào năng lực bản thân của sinh
viên. Gần tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Brown và
cộng sự (2016) báo cáo tính tận tâm, tính hướng ngoại cao và tính nhiễu tâm
thấp dự báo niềm tin vào năng lực bản thân cao hơn. Zakiei và cộng sự (2020)
cũng tìm thấy tính tận tâm dự báo cao nhất sự thay đổi niềm tin vào năng lực
bản thân, tiếp đến là tính nhiễu tâm, tính hướng ngoại. Như vậy, có thể thấy
điểm chung trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu của nước ngoài
là hai biến số tính tận tâm cao và tính nhiễu tâm thấp có khả năng dự báo cho
sự thay đổi niềm tin vào năng lực bản thân của cá nhân. Điều này cũng đã được
chỉ ra trong nghiên cứu của Judge và cộng sự (2002), ảnh hưởng của các đặc
điểm tính cách đến niềm tin vào năng lực bản thân là không thế xác định một
cách nhất quán, những yếu tố mang tính dự báo phổ biến nhất được tìm thấy là
tính tận tâm cao và tính nhiều tâm thấp (dẫn theo Stajkovic và cộng sự, 2018).

5. Kết luận
Nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản
thân với các đặc điểm tính cách, bao gồm tính nhiễu tâm, tính hướng ngoại,
tính cởi mở, tính dễ mến và tính tận tâm. Ket quả chỉ ra rằng, tất cả các đặc
điểm tính cách đều có mối quan hệ đáng ke với niềm tin vào năng lực bản thân,
nói cách khác, những cá nhân có tính hướng ngoại, tính tận tâm, tính cởi mở,
tính dễ mến càng cao, tính nhiễu tâm càng thấp thì niềm tin vào năng lực bản
thân của họ càng cao và ngược lại. Đặc biệt, phân tích hồi quy cho thấy, đặc
điểm tính cách dự báo 30,6% sự thay đổi niềm tin vào năng lực bản thân của
sinh viên, trong đó, những cá nhân có tính tận tâm và tính cởi mở càng cao,
tính nhiễu tâm thấp thì niềm tin vào năng lực bản thân càng cao. Những kết
quả này gợi ý việc các cá nhân cần hạn che những cảm xúc tiêu cực khi đứng
trước những vấn đề khó khăn, không sợ hãi trước thất bại, luôn coi đó là một
bài học quý giá, đề ra những mục tiêu cụ thể và vừa tầm, ứng phó họp lý với
những nhiệm vụ và tăng cường các mối quan hệ xã hội nhằm tạo ra những
nguồn hồ trợ cần thiết cho bản thân.
Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai: Mặc dù thu được một số
kết quả đáng kể, nhưng nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế như cỡ mẫu
nhỏ, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, các bảng hỏi
theo hình thức tự báo cáo nên sẽ không tránh khỏi những báo cáo mang tính

46 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


chủ quan của người thực hiện. Mặc dù vậy, với một số kết quả đạt được,
nghiên cứu đề xuất rằng, trong tương lai nên có thêm những nghiên cứu về đề
tài này tại Việt Nam với đa dạng các nhóm đối tượng để khám phá rằng có sự
khác biệt nào về mối quan hệ giữa niềm tin vào năng lực bản thân với đặc điểm
tính cách ở người trẻ, người cao tuổi hay không. Hơn nữa, có thể tiến hành
những nghiên cứu về niềm tin vào năng lực bản thân ở những khía cạnh khác
nhau như niềm tin vào năng lực cảm xúc, học tập hay xã hội với các đặc điểm
tính cách để góp phần làm rõ hơn mối liên hệ này.

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Anh Thư (2019). Moi quan hệ giữa đặc điểm tính cách
và sức khỏe tâm thần của sinh viên. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về sức khỏe tâm thần trẻ
em lần thứ V. Tr. 20 - 28.
2. Trương Thị Khánh Hà, Trần Hà Thu (2017). Sử dụng thang đo Tính cách năm
nhân tổ rút gọn (BFI-S) trên nhóm khách thể người Việt Nam. Tạp chí Tâm lý học.
ISSN: 1859 - 0098. số 10. Tr. 69 - 79.
Tài liệu tiếng Anh
3. Bandura A. (1977). Self-efficacy: Toward a unifying theory of behavioral change.
Psychological Review. Vol. 84 (2). p. 191 - 215. DOI: 10.1037/0033-295X.84.2.191.
4. Bandura A. (1994). Self-efficacy. In v.s. Ramachaudran (ed.). Encyclopedia of
Human Behavior (Vol. 4. p. 71 - 81). New York: Academic Press (Reprinted in H.
Friedman (Ed.). Encyclopedia of Mental Health. San Diego: Academic Press, 1998).
5. Baranczuk u. (2021). The Five-Factor Model ofpersonality and generalized self-
efficacy: A meta-analysis. Journal of Individual Differences. Advance online publication.
DOI: 10.1027/1614-0001/a000345.
6. Brown D., and Cinamon R.G. (2016). Personality traits’ effects on self-efficacy
and outcome expectations for high school major choice. International Journal for
Educational and Vocational Guidance. Vol. 16 (3). p. 343 - 361. DOI: 10.1007/S10775
-015-9316-4.
7. Brown S.D., Lent R.W., Telander K. and Tramayne s. (2011). Social cognitive
career theory, conscientiousness, and work performance: A meta-analytic path analysis.
Journal of Vocational Behavior. Vol. 79. p. 81 - 90. DOI: 10.1016/j.jvb.2010.11.009.
8. Courtney E. Ackerman (2020). What is Self-Efficacy theory in psychology?
positive psychology UK. Truy xuất từ https://positivepsychology.com/self-efficacy/ .

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, sổ 1 (274), 1 - 2022 47


9. Ismail N.A. and Wahid N.A. (2018). Relationship of personality with the self-
efficacy of Islamic education teachers in the districts of besut, setiu, and kuala nerus
of terengganu state. International Journal of Academic Research in Business and
Social Sciences. Vol. 8(11). p. 866 - 876.
10. Judge T.A. and Hies R. (2002). Relationship of personality to performance
motivation: A meta-analytic review. Journal of Applied Psychology. Vol. 87 (4).
p. 797 - 807. DOI: 10.1037/0021-9010 87.4.797.
11. Kendra Cherry (2020). The Big Five Personality Traits. Truy xuất từ https://www.
verywellmind.com/the-big-five-personality-dimensions-2795422.
12. Lang F.R., John D., Ludtke o., Schupp J. and Wagner G.G. (2011). Short
assessment of the Big Five: robust accros survey methods except telephone
interviewing. Behavior Research Methods. Vol. 43. p. 548 - 567.
13. Lincoln K.D. (2008). Personality, negative interactions, and mental health. The
Social Service Review. Vol. 82 (2). p. 223 - 251. DOI: 10.1086/589462.
14. Luszczynska A., Scholz u. and Schwarzer R. (2005). The general self-efficacy
scale: Multicultural validation studies. The Journal of Psychology. Vol. 139 (5).
p. 439 -457.
15. Marcionetti J. and Rossier J. (2016). Global life satisfaction in adolescence: The
role ofpersonality traits, self-esteem, and self-efficacy. Journal of Individual Differences.
Vol. 37 (3). p. 135 - 144. DOI: 10.1027/1614-0001/a000198.
16. Roberts B.w. and Mroczek D. (2008). Personality trait change in adulthood. Current
Directions in Psychological Science. Vol. 17 (1), p. 31 - 35. DOI: 10.1111/j.1467-
8721.2008.00543.x.
17. Schwarzer R., and Jerusalem M. (1995). Generalized self-efficacy scale. In J.
Weinman, s. Wright and M. Johnston. Measures in health psychology: A user’s
portfolio. Causal and control beliefs (P. 35 - 37). Windsor. UK: NFER-Nelson.
18. Schwarzer R., BaBler J., Kwiatek p., Schroder K. and Zhang J.x. (1997). The
assessment of optimistic self- beliefs: Comparison of the German, Spanish, and
Chinese versions of the general self- efficacy scale. Applied Psychology. Vol. 46 (1).
p. 69 - 88.
19. Stajkovic A.D., Bandura A., Locke E.A., Lee D. and Sergent K. (2018). Test of
three conceptual models of influence of the big five personality traits and self-efficacy
on academic performance: A meta-analytic path-analysis. Personality and Individual
Differences. Vol. 120. p. 238 - 245. DOI: 10.1016/j.paid.2017.08.014.
20. Strobel M., Tumasjan A. and Spõrrle M. (2011). Be yourself believe in yourself,
and be happy: Self-efficacy as a mediator between personality factors and subjective

48 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022


well-being. Scandinavian Journal of Psychology. Vol. 52 (1). p. 43 - 48. DOI: 10.1111/
j.1467-9450.2010.00826.x.
21. Wang Y., Yao L., Liu L., Yang X., Wu H., Wang J. and Wang L. (2014). The
mediating role of self-efficacy in the relationship between Big five personality and
depressive symptoms among Chinese unemployed population: a cross-sectional
study. BMC Psychiatry. Vol. 14 (1). p. 1 - 8.
22. Zakiei A., Vafapoor H., Alikhani M., Famia V. and Radmehr F. (2020). The
relationship between family function and personality traits with general self-efficacy
(parallel samples studies). BMC Psychology. Vol. 8 (1). p. 1 -11.
23. Zhang G., Chen X., Xiao L„ Li Y., Li B„ Yan z., Guo L. and Rost D.H. (2019).
The relationship between Big Five and Self-control in boxers: A mediating
model. Frontiers in Psychology. Vol. 10. 1690. DOI: 10.3389/fpsyg.2019.01690.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 1 (274), 1 - 2022 49

You might also like