Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Thực trạng Ung thư vú tại Việt Nam


Ung thư vú là mối lo ngại về sức khoẻ lớn nhất đối với nữ giới. Tại Việt Nam, ung
thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ hiện nay và đang ngày càng có dấu hiệu gia
tăng.
Theo tổ chức ghi nhận ung thư thế giới GLOBOCAN (Tổ chức Ung thư Toàn cầu)
năm 2020, hàng năm, trên thế giới có hơn 2,2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú
và khoảng người 680.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm 25,8% bệnh ung thư ở nữ giới với hơn 21.555 ca
mắc mới và 9.345 ca tử vong. Nếu như tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn rất sớm đạt 98%
thì ở giai đoạn cuối tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Với sự tiến bộ trong sàng lọc, chẩn
đoán, bệnh ung thư vú có thể chẩn đoán sớm và điều trị khỏi.
Nhóm tuổi phổ biến nhất của phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở Việt Nam là 45 đến
55 tuổi. Mối quan hệ tỷ lệ mắc bệnh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gần như
tương tự với nguy cơ gia tăng ở độ tuổi 45-55 và sau đó giảm dần hoặc thậm chí giảm sau
khi mãn kinh. Một số lượng lớn ung thư vú ở Việt Nam xảy ra ở giai đoạn phát triển và
muộn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam ở
giai đoạn 0 - I và II lần lượt là 14,7% và 61,2%, trong khi đó ở giai đoạn tiến triển xa (III,
IV) là 27,6%. Những con số này trái ngược với ở Hoa Kỳ, nơi 58,6% bệnh ung thư được
chẩn đoán ở giai đoạn I và 72% trường hợp ở Úc là do ung thư không xâm lấn. Giai đoạn
tiến triển của bệnh còn gặp nhiều hơn ở Việt Nam rất có thể là do nhận thức cộng đồng
kém, thiếu chương trình sàng lọc vú và số lượng bác sĩ đa khoa ở cấp cơ sở của hệ thống
chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, số phụ nữ chủ động khám sàng lọc ung thư vú còn thấp vì tâm lý chủ
quan và e ngại. Theo kết quả từ chiến dịch của chiến dịch của GE HealthCare (Tập đoàn
công nghệ y tế đa quốc gia của Mỹ) và Vinmec (Hệ thống Y tế hàn lâm do Vingroup đầu
tư phát triển), gần 50% người tham gia phát hiện dấu hiệu bất thường liên quan đến ung
thư vú. Phụ nữ Việt vốn chưa có nhiều hiểu biết về bệnh ung thư vú, phương pháp chẩn
đoán và các lựa chọn điều trị, đồng thời cho rằng việc tầm soát là tốn kém và phức tạp.
Họ thường tin rằng mình có nguy cơ mắc bệnh thấp và khá ngại ngùng lẫn miễn cưỡng
khi thực hiện tầm soát. Chính vì những quan niệm này, nhiều người chỉ đi khám khi bệnh
đã chuyển sang giai đoạn nặng và khó điều trị.

1. Nguyễn Thị Hoa Mai (2022), Sàng lọc, chẩn đoán sớm ung thư vú,
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/
content/sang-loc-chan-oan-som-ung-thu-vu
2. Đào Thị Hải Yến (2022), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân
viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại hai huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải
pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng,Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Hải
Phòng.
3. Nhã Khanh (2023), Chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư vú tại Việt Nam,
https://soyte.hanoi.gov.vn/benh-khong-lay/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/chien-
dich-nang-cao-nhan-thuc-ve-ung-thu-vu-tai-viet-nam#:~:text=Theo%20Globocan
%20(The%20Global%20Cancer,tử%20vong%20là%206.103%20ca.

You might also like