BTN QTDN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI




BÀI TẬP NHÓM


MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Đề bài: Xây dựng mô hình CANVAS định hướng và


triển khai một kế hoạch kinh doanh cụ thể

NHÓM : 08
LỚP : 4717

Hà Nội – 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội


Nhóm: 08 Lớp: 4717
Tổng số sinh viên của nhóm: 8
+ Có mặt:
+ Vắng mặt: Có lý do:............... Không lý do:..................

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:

Đánh giá Đánh giá


của SV của giáo viên
SV
STT Mã SV Họ và tên GV
ký tên Điểm Điểm
A B C ký
(số) (chữ)
tên
1 471756 Phạm Phương Linh
2 471757 Lê Văn Hiến
3 471758 Trần Tuấn Anh
4 471759 Lê Phương Chi
5 471760 Quách Uyên Phương
471761 Đinh Thị Hoàng Linh
6
(nhóm trưởng)
7 471762 Nguyễn Vũ Thành Nam
8 471763 Nguyễn Phúc Tuyền

Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm


Trưởng nhóm
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng
MỤC LỤC

A. Tổng quan về mô hình CANVAS ....................................................................... 1


I. Ý nghĩa và vai trò của mô hình CANVAS ....................................................... 1
1. Lý thuyết mô hình Canvas ............................................................................. 1
1.1. Khái niệm.................................................................................................... 1
1.2. Lợi ích khi sử dụng mô hình Canvas .......................................................... 1
2. Các yếu tố của mô hình Canvas: ................................................................... 2
B. Kế hoạch kinh doanh bánh trung thu Tâm Nguyệt ......................................... 7
I. Ý nghĩa tên thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh .............................................. 7
1. Ý nghĩa ............................................................................................................. 7
2. Tầm nhìn ......................................................................................................... 8
3. Sứ mệnh ........................................................................................................... 8
II. Kế hoạch kinh doanh ....................................................................................... 8
1. Phân khúc khách hàng ................................................................................... 8
2. Giải pháp giá trị .............................................................................................. 9
3. Các kênh truyền thông và phân phối ........................................................... 9
4. Quan hệ khách hàng..................................................................................... 10
5. Dòng doanh thu............................................................................................. 12
6. Nguồn lực chính ............................................................................................ 12
7. Hoạt động chính............................................................................................ 13
8. Đối tác chính ................................................................................................. 15
9. Cơ cấu chi phí ............................................................................................... 16
A. Tổng quan về mô hình CANVAS
I. Ý nghĩa và vai trò của mô hình CANVAS

1. Lý thuyết mô hình Canvas

1.1. Khái niệm

Mô hình Canvas tên tiếng anh là Business Model Canvas (BMC). Đây là một
mô hình kinh doanh được sáng tạo bởi bộ đôi Tiến sĩ Alexander Osterwalder –
chuyên gia cố vấn người Thuỵ Sĩ và Giáo sư Yves Pigneur – giảng viên Hệ thống
Thông tin quản trị, Đại học Lausanne.

Đây là một bảng chia làm 9 ô mô tả 9 trụ cột của doanh nghiệp, bao gồm:
phân khúc khách hàng, quan hệ khách hàng, kênh phân phối, đối tác, hành động,
nguồn lực, chi phí, doanh thu, tuyên bố giá trị. Mục đích của mô hình Canvas là
giúp doanh nghiệp hiểu rõ các tiêu chí kinh doanh tiềm năng, sau đó hợp nhất
chúng thành một chiến lược kinh doanh hoàn hảo.

Mô hình Canvas đơn giản, dễ hiểu và vô cùng hữu ích nên được rất nhiều
doanh nghiệp ưa thích. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới đã áp
dụng mô hình Canvas và đạt được hiệu quả tích cực như: mô hình Canvas của
Vinamilk, mô hình Canvas của Nestlé, mô hình Canvas của Tiki, mô hình Canvas
của Grab,…

1.2. Lợi ích khi sử dụng mô hình Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas là mô hình quan trọng và hữu ích giúp cho bạn
viết ra toàn bộ ưu nhược điểm hành vi của doanh nghiệp, từ đó tìm ra chiến lược
marketing phù hợp. Một số lợi ích khi sử dụng mô hình này đó là:

• Sự tập trung: Nếu bạn chỉ dừng ở suy nghĩ và ý tưởng mà không viết ra
thành mô hình thì hàng năm trời không đưa ra được giải pháp cụ thể nào. Khi
áp dụng mô hình Canvas, bạn sẽ xác định được tập khách hàng mục tiêu, làm

1
cách nào tiếp cận họ, bạn có gì trong tay và mang giá trị gì cho người tiêu
dùng.
• Linh hoạt, dễ hiểu: Mô hình Canvas giúp tối ưu hóa bản kế hoạch kinh
doanh cồng kềnh theo một cách trực quan, dễ nắm bắt.
• Mở ra hướng đi rõ ràng: Hiểu được mối liên kết giữa 9 yếu tố trong mô hình
Canvas sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp hay cải tiến mới đem lại thành
công cho doanh nghiệp.
• Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: Mô hình kinh doanh Canvas có thể dùng để
phân tích đối thủ cạnh tranh, qua đó hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm
yếu, thành tựu và khó khăn mà họ đang gặp phải.

Khi tìm hiểu mô hình Canvas là gì có thể thấy được mô hình này đặc biệt hữu
ích với các chủ nhà hàng, chủ spa, cơ sở kinh doanh vừa và lớn bởi yêu cầu sự hiểu
biết và đầu tư nghiêm túc vào việc phân tích khách hàng, thị trường, đưa ra ước
đoán về kế hoạch kinh doanh của mình. Mô hình này sẽ giúp bạn cân đo đong đếm,
tính toán nên thực hiện hành động nào để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt, cần những
chi phí nào, lợi nhuận thu lại có xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra hay
không.

2. Các yếu tố của mô hình Canvas:

Các yếu tố cốt lõi trong mô hình Canvas là gì? Đó là 9 yếu tố sau:

• Phân nhóm khách hàng mục tiêu (Customer Segments)

Phân khúc khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng tới là ai? Bạn muốn bán
sản phẩm hay dịch vụ cho ai? Họ nghĩ gì, cảm nhận gì, muốn làm gì?

Nhóm khách hàng có thể ở thị trường đại chúng (mass market), thị trường hỗn
hợp (multi-sided market), thị trường ngách (niche market),… Tùy từng nhóm
khách hàng sẽ có sự quan tâm khác nhau.

2
Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu về độ tuổi, giới tính, sự quan tâm lớn
nhất, mục tiêu sắp tới, thách thức muốn vượt qua,… Hãy tìm hiểu trên các kênh
thông tin và mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok, Fanpage, hội nhóm, báo
chí,… thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn khách hàng.
Chia nhóm càng nhỏ thì nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng càng cụ
thể. Mỗi nhóm khách hàng cần làm một bảng Canvas khác nhau, càng nhiều mô
hình Canvas càng giúp bạn nắm rõ được chân dung khách hàng.

Doanh nghiệp hãy xem khách hàng là bạn bè thân thiết, trao cho họ giá trị tốt
nhất, dành cho họ nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi và trò chuyện thì sẽ nắm thông
tin khách hàng chi tiết, tạo tiền đề kinh doanh thành công.

• Tuyên bố giá trị (USP)

Sau khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu đồng thời dựa trên những
đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp tiến hành đề xuất các giá trị. Hiểu
đơn giản, đây chính là lý do mà khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp
bạn thay vì sản phẩm của đối thủ. Sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn mang lại
những giá trị gì cho khách hàng? Lý do khách hàng nên mua sản phẩm hay sử dụng
dịch vụ là gì?

Sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp phải đem tới giá trị độc đáo để kết nối
với khách hàng. Từ sức mạnh nội tại, từ tất cả nguồn lực của doanh nghiệp mang
lại các giá trị thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cũng như những trải nghiệm mà họ
mong muốn.
Như vậy, tổng thể mọi vấn đề của doanh nghiệp được hệ thống trong 9 khung
giá trị của mô hình Canvas kể trên. Khi đã hiểu khách hàng muốn gì, bạn thiết kế ra
mô hình kinh doanh với một thông điệp lớn, tập trung nguồn lực và hành động cụ
thể để mang lại cho khách hàng những giá trị độc đáo mà bên khác không có.

• Kênh phân phối (Channels)

3
Những cách thức phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng,
bao gồm:
+ Kênh phân phối trực tiếp: Bán hàng tại cửa hàng, điểm kinh doanh trực tiếp,
nhân viên tư vấn giới thiệu sản phẩm…
+ Kênh phân phối gián tiếp: Thông qua cửa hàng của đối tác, đại lý, nhà bán
lẻ…
+ Kênh phân phối online: Doanh nghiệp đặt sản phẩm, dịch vụ của mình trên
Website, Fanpage, Facebook, Instagram, TikTok…

• Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Quan hệ khách hàng trong mô hình Canvas là các loại quan hệ mà doanh
nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình. Nói cách khác, hạng mục này trả
lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút
khách hàng mới?

Một số phương pháp xây dựng mối quan hệ với khách hàng được các doanh
nghiệp lớn áp dụng và thành công như:
+ Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành (Starbucks là ví dụ tiêu biểu)
+ Đóng góp sản phẩm, sáng tạo cùng với doanh nghiệp (điển hình như
Youtube)
+ Khách hàng tự phục vụ (ví dụ Zoom)
+ Khách hàng thường xuyên (Highland Coffee)
+ Khách hàng VIP, hỗ trợ và đặc quyền riêng (ví dụ thẻ vàng Vietnam
Airlines)

• Doanh thu (Revenue Streams)

Doanh thu biểu hiện nguồn lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Đây là nội dung
được các nhà đầu tư chú ý nhất. Một số mô hình doanh thu thường được các doanh
nghiệp áp dụng để tạo nên luồng doanh thu liên tục đó là:

4
+ Nhượng quyền
+ Yêu cầu khách hàng trả phí khi sử dụng sản phẩm
+ Thu các loại phí dịch vụ, phí môi giới
+ Cho thuê quảng cáo
+ Cổ tức
+ Tăng vốn chủ sở hữu

• Nguồn lực (Key Resources)

Nguồn lực hay còn được gọi là tài nguyên cần có để hoạt động kinh doanh
được thực hiện, bao gồm:
+ Tài chính.
+ Cơ sở vật chất
+ Nguồn lực tri thức
+ Nhân lực

Doanh nghiệp có bao nhiêu tiền vốn, có bao nhiêu nhân sự và họ có những
năng lực gì, cơ sở hạ tầng và tài nguyên vật chất thế nào,… Mỗi nguồn lực khác
nhau sẽ tác động khiến bạn lên kế hoạch kinh doanh khác nhau.

• Hành động (Key Activities)

Đây chính là những hạng mục công việc mà doanh nghiệp cần triển khai để
đảm bảo việc kinh doanh thành công. Các hoạt động chính bao gồm: công tác
nghiên cứu phát triển sản phẩm, hoạt động sản xuất, quản lý hệ thống phân phối,
marketing thu hút khách hàng, vận hành cửa hàng, chăm sóc khách hàng sau bán
hàng,… Ví dụ: Đối với ý tưởng mở quán bán trà sữa thì hoạt động chính sẽ bao
gồm mua nguyên vật liệu, pha chế trà sữa, quảng bá sản phẩm, bán trà sữa,…

• Đối tác (Key Partnerships)

Để công việc kinh doanh hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp nên xây dựng mối
quan hệ với các đối tác. Có 4 cách thức quan hệ đối tác, bao gồm: liên minh chiến
5
lược, hợp tác cùng phát triển, liên doanh, mối quan hệ đối tác với nhà cung cấp
nguyên liệu chất lượng.

Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn có gì độc đáo, nổi trội so với đối thủ.
Có thể kết hợp với đối tác tung ra combo mua hàng hoặc chương trình bán chéo,
sản phẩm kết hợp sự hài hòa của hai bên không? Ví dụ, bạn có thể cùng đối tác tổ
chức 1 sự kiện online hoặc offline bàn về vấn đề nổi bật trong xã hội thời điểm đó
hoặc tặng voucher cho nhóm khách hàng mục tiêu chung đến trải nghiệm.

• Chi phí (Cost structure)

Những chi phí thiết yếu để vận hành doanh nghiệp bao gồm: chi phí nguyên
vật liệu đầu vào, chi phí làm việc với đối tác, đầu tư trang thiết bị máy móc, tiền
thuê mặt bằng, tiền trả lương nhân viên, chi phí marketing, chi phí bán hàng,… Cơ
cấu chi phí sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm – dịch vụ.

6
B. Kế hoạch kinh doanh bánh trung thu Tâm Nguyệt
I. Ý nghĩa tên thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh

1. Ý nghĩa

Bánh trung thu Tâm Nguyệt mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị trong cả tên sản
phẩm đến lẫn cả chất lượng.

Chữ Tâm mang ý nghĩa là tấm lòng: Tên Tâm chỉ những người có tấm lòng
bao dung, trong sáng. Chữ Tâm mang ý nghĩa tình cảm: Chỉ những người luôn
sống tràn đầy tình cảm, yêu thương người xung quanh. Chữ Tâm mang ý nghĩa
hướng thiện: Điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng mong con có được, trở thành người
có ích, tích đức cho cuộc đời.

Ngoài mang ý nghĩa con người có trái tim nhân ái, đem đến may mắn cho
những người xung quanh thì chữ Tâm còn mang tính Phật giáo vô cùng sâu sắc:
Tâm là phạm trù cơ bản trong Phật giáo, đặt tên là Tâm với ý nghĩa sẽ trở thành
người thiện đức, có tâm hồn trong sáng, sống vì mọi người sẽ nhận lại được những
điều tốt đẹp.

Nguyệt chỉ ánh trăng huyền ảo, thơ mộng, xinh đẹp. Trong đêm tối, ánh sáng
của trăng soi rực rỡ. Nguyệt cũng tượng trưng cho sự chính trực, dù có đứng trong
bóng tối cũng không lầm đường lỡ bước.

Với cái tên "Tâm Nguyệt" chúng tôi gửi gắm tình yêu, niềm đam mê và sự cẩn
thận, tỉ mỉ vào mỗi chiếc bánh, dành cho khách hàng những gì tốt nhất, đặt sự hài
lòng của khách hàng lên hàng đầu. Bánh trung thu "Tâm Nguyệt" mong rằng với
tình yêu và sự tận tâm từ đội ngũ nhân viên, khách hàng sẽ dành cho Tâm Nguyệt
những tình cảm trân quý và sự ủng hộ để cho Tâm Nguyệt được đồng hành cùng
quý khách hàng 3 năm 10 năm hay thậm chí lâu hơn thế nữa. Mong rằng với sự cố
gắng và nỗ lực từ tâm, bánh trung thu "Tâm Nguyệt" sẽ đạt được kết quả xứng
đáng.
7
2. Tầm nhìn

Tâm Nguyệt đem đến sản phẩm chất lượng cao thu hút mọi khách hàng với
hương vị tuyệt hảo cùng sự tiện lợi và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.

3. Sứ mệnh

Tâm Nguyệt không ngừng sáng tạo để mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm mới lạ về hương vị cũng như các giá trị độc đáo trong mỗi sản phẩm. Giúp
nâng tầm và đa dạng hoá sản phẩm Việt Nam với chất lượng tốt nhất bầng công
nghệ tiên tiến với sự tận tâm được gửi gắm vào trong từng chiếc bánh trung thu
Tâm Nguyệt.

II. Kế hoạch kinh doanh

1. Phân khúc khách hàng

Chúng tôi có từng sản phẩm phù hợp với các phân khúc khách hàng sau:

• Phân khúc khách hàng theo thu nhập

+ Thị trường bình dân: tập trung cung cấp các sản phẩm bình dân như bánh
nhân 1 trứng hoặc không trứng, bánh chay.

+ Thị trường cao cấp: chúng tôi cung cấp các mặt hàng có sự sáng tạo khác
biệt với nhiều hương vị phong phú, đa dạng và được đựng trong bao bì cao cấp.

• Phân khúc khách hàng theo lối sống

Với những khách hàng ưa thích hương vị truyền thống, chúng tôi cung cấp
những sản phẩm có các loại nhân như nhân đậu xanh, khoai môn, thập cẩm, hạt
sen. Và giá cũng rất hợp lý theo các luồng thu nhập khác nhau.

Chúng tôi có các sản phẩm được sáng tạo trong hương vị, rất phù hợp với các
khách hàng muốn trải nghiệm nhiều hương vị mới lạ như matcha, dâu tây, cà phê,
việt quất dưa lưới,... Bên cạnh đó với lối sống hiện đại, nhiều người đã hướng đến
lối sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều calo, chúng tôi cũng có
8
những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng như bánh dùng nguyên
liệu chay, bánh không đường,..

2. Giải pháp giá trị

Bánh trung thu của Tâm Nguyệt phù hợp hầu hết mọi đối tượng khách hàng,
dù là trẻ nhỏ, học sinh sinh viên, người trưởng thành, hay người lớn tuổi cùng đều
có thể thưởng thức.

Nguồn nguyên liệu đảm bảo 100% tươi và sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ
và đã được kiểm định chất lượng, bánh trung thu Tâm Nguyệt nói không với nguồn
nguyên liệu không rõ xuất xứ, kém chất lượng. Chúng tôi đặt sức khỏe người tiêu
dùng lên hàng đầu, vậy nên khách hành yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng
tôi. Với hương vị tuyệt hảo, bao bì đóng gói đẹp mắt đi cùng với giá thành cực kỳ
phù hợp với hầu hết thu nhập của người Việt. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho
mùa trung thu này.

Chúng tôi có đa dạng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng
ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Từ những khách hàng yêu thích hương vị
truyền thống, chúng tôi có những nhân bánh đậm đà vị đậu xanh, thập cẩm, hạt
sen… Đến những khách hàng yêu thích sự khác biệt, chúng tôi có nhân matcha,
trứng muối, cà phê, việt quất… Ngay cả những khách hàng theo lối sống healthy,
chúng tôi có dòng bánh chay, và bánh không đường. Chắc chắn đây là điểm khác
biệt của bánh trung thu Tâm Nguyệt so với các nhãn hiệu bánh trung thu khác.

3. Các kênh truyền thông và phân phối

Tâm Nguyệt trong thời kì 4.0 tận dụng tối đa các trang mạng như web,
youtube, facebook, tiktok… để phủ rộng mạng lưới bánh trung thu của hãng. Một
kênh quảng cáo và bán hàng phổ biến hiện nay là trang web, có thể tạo ra một
website để giới thiệu về công ty, sản phẩm, thực đơn, giá cả và địa chỉ của xưởng.
Trang web nên được thiết kế đơn giản, trực quan và dễ sử dụng để thu hút khách

9
hàng. Ngoài ra, trang web cũng có thể có các chức năng đặt bàn, đặt giao hàng và
thanh toán trực tuyến để thuận tiện cho khách hàng.

Ví dụ như Tâm Nguyệt chia sẻ hình ảnh menu các loại bánh , video về cách
thức làm vỏ và nặn nhân bánh, bài đăng review về sản phẩm của chính khách hàng.
Để tăng tính viral, các quán có thể kết hợp với các KOL, reviewers trong lĩnh vực
đời sống trong quá trình xây dựng chiến lược marketing.

Chiến lược phân phối sản phẩm của bánh trung thu Tâm Nguyệt được chia
thành 2 hình thức bao gồm: Kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.

+ Kênh trực tiếp của hãng áp dụng đa dạng phương án như: Bán hàng trực tiếp
đến tay người tiêu dùng ở hội chợ, triển lãm… bán hàng online: Mạng xã hội,
website, sàn thương mại điện tử như shoppee, tiktok shop… bán hàng qua điện
thoại (telesales) và bán hàng qua thư Bán hàng qua hệ thống cửa hàng của công ty.

+ Ngoài ra Tâm Nguyệt thông qua đại lý, môi giới, các nhà bán buôn hàng hóa
ăn hoa hồng… như một phương án gián tiếp để đưa sản phẩm bánh trung thu đến
tay thượng khách

4. Quan hệ khách hàng

Mọi doanh nghiệp tăng trưởng đều nhờ sự phát triển của mối quan hệ giữa
khách hàng với người bán hàng.Vì thế doanh nghiệp luôn tâm niệm xây dựng mối
quan hệ thân thiết lâu dài với khách hàng của mình: phát triển mối quan hệ với
khách hàng cũ, thiết lập quan hệ với khách hàng mới

• Tạo những món quà bất ngờ

Tạo cho khách hàng trải nghiệm thú vị họ không thể nào quên. Đó là những
món quà, mã giảm giá voucher giảm 20%, 30% khi mua theo set, các buổi sự kiện
chi phí thấp, miễn phí nhưng đáng nhớ và liên quan trực tiếp tới cảm xúc được trân
trọng khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm bánh trung thu của công ty.

10
Tâm Nguyệt thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc trao thưởng cho
những khách hàng mua hàng thường xuyên, để giúp bạn tăng thêm lượt giao dịch
từ khách hàng. Đồng thời việc này cũng khuyến khích các khách hàng hiện tại mua
hàng nhiều hơn. Tặng những món quà nhỏ như một set bánh trung thu, một set
trà,… những món best-seller, đặc trưng thương hiệu của nhãn hàng để thể hiện sự
trân trọng đối với những khách hàng thân quen, đó cũng là cách để khách hàng
nhận thấy những đặc quyền khi là khách quen của bánh trung thu Tâm Nguyệt.

• Đối xử với khách hàng như một người bạn

Luôn giữ thái độ hòa nhã và thể hiện sự tôn trọng với khách. Đối với các
khách hàng của mình, Tâm Nguyệt luôn tâm niệm phải đối xử với họ như những
người bạn thật sự, và luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài. Chính vì thế,
khách hàng mỗi khi bước vào cửa hàng sẽ luôn có một cuộc trò chuyện nho nhỏ khi
đến tiệm, đôi khi đó là lời hỏi thăm sức khỏe, những lời chúc bình an và may mắn.
Các của hàng bánh của Tâm Nguyệt đã tạo một bảng để khách hàng có thể dán giấy
góp ý về bánh nhà Tâm Nguyệt với câu khẩu hiệu “Tâm Nguyệt luôn lắng nghe
từng feedback của khách hàng, không ngừng học hỏi và phát triển mỗi ngày để
từng cái bánh đến tay khách phải đạt chất lượng tốt nhất.”.

• Tương tác thường xuyên với khách hàng

Giữ liên hệ với khách hàng cũ bằng cách gửi các email, tin nhắn về các
chương trình khuyến mãi sắp tới cho khách hàng. Nếu họ giới thiệu khách hàng
mới cho mình hoặc khách hàng tiềm năng, Tâm Nguyệt luôn cảm ơn họ bằng các
hình ưu đãi đặc biệt như mua 1 tặng 1... Điều này tạo ra quan hệ đôi bên cùng có
lợi và bạn có cơ hội để biết thêm cách tiếp cận, hỗ trợ và làm việc với họ về sau.

• Quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng

Khi đến với tất cả các cửa hàng của Tâm Nguyệt trên toàn quốc, khách hàng
luôn được thử tất cả các vị bánh trong cửa hàng, được tư vấn các loại best- seller,..

11
trước khi mua để có được sự hài lòng nhất đối với từng sản phẩm. Sự quan tâm đó
chính là một trong những cách thức hiệu quả nhất mà Tâm Nguyệt dùng để giữ
chân khách hàng

5. Dòng doanh thu

Doanh thu Tâm Nguyệt chủ yếu từ hoạt động bán các sản phẩm bánh trung thu
của doanh nghiệp cho khách hàng với giá đã niêm yết trên các trang thông tin chính
thức của Tâm nguyệt. Tùy thuộc vào từng kiểu khách hàng, doanh thu sẽ khác
nhau. Ví dụ: Với khách hàng thu nhập trung bình: Tâm Nguyệt tạo doanh thu từ
việc bán các dòng sản phẩm đặc trưng của hãng như bánh 1 trứng, bánh thập cẩm,
bánh chay… Ngược lại, với người thu nhập cao thì hướng vào khai thác các mặt
hàng có sự sáng tạo đặc biệt, mang lại những hương vị phong phú, đa dạng, được
đặt trong hộp gỗ, hộp pha lê cao cấp, sử dụng nguyên liệu thượng hạng như: cá
ngừ, bào ngư… Ngoài ra, Tâm Nguyệt còn dựa theo lối sống của khách hàng để
khai thác có được doanh thu từ đó: khách hàng thích truyền thống thì có các loại
nhân truyền thống như thập cẩm, đậu xanh… cùng với hình in bánh hoa sen, trống
đồng. Khách hàng hiện đại như các genz..: thích nhiều hương vị khác nhau, thích
ăn chay, thích ăn bánh ít calo…

Đồng thời, doanh thu của Tâm nguyệt không chỉ đến từ hoạt động bán bánh
trung thu mà còn có thể gia tăng thông qua nhiều nguồn khác nhau. Doanh nghiệp
sản xuất và bán các đồ phụ kiện đi kèm như: dao , hộp đựng, túi đựng làm quà…

6. Nguồn lực chính

• Nguồn lực vật chất

Một nhà xưởng bao gồm đầy đủ các phân xưởng: sản xuất, gia công, đóng
gói… sở hữu máy móc hiện đại, công nghệ cao. Bên cạnh đó đã liên hệ với các đầu
mối để có nguồn nguyên liệu không đứt đoạn. Ngoài ra có đầy đủ nguồn lực về vốn
để đáp ứng các khâu sản xuất, quảng bá và bán hàng. Bên cạnh đó một vấn đề

12
không thể thiếu đó là có đầy đủ các giấy phép; giấy phép kinh doanh, giấy chứng
nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… theo đúng quy định của pháp luật.

• Nguồn nhân lực

Đội ngũ quản lý được đào tạo ở cả trong và ngoài nước, trau dồi kinh nghiệm
để có thể đưa ra các chính sách hợp lý. Công nhân, nhân viên có đầy đủ kỹ năng
phù hợp với công việc. Quan trọng nhất là toàn bộ đều được phỏng vấn, sàng lọc
nghiêm ngặt từ những người có đam mê với bánh. Tất cả đều được training công
việc trước khi thực hành để phấn đấu đưa Tâm Nguyệt thành một doanh nghiệp
vừa có tâm, vừa có tầm. Ngoài ra đã kinh doanh đồ ăn thì không thể thiếu các đầu
bếp hàng đầu, các chuyên gia ẩm thực có đủ bề dày kinh nghiệm để có thể tạo ra
nhiều vị bánh hơn, nhiều phân khúc bánh hơn và ngon hơn.

• Nguồn lực vô hình

Để có thể cạnh tranh với các nhãn hiệu khác trên thị trường thì phải có chiến
dịch quảng bá mạnh mẽ trên các trang điện tử, mạng xã hội và các phương tiện
thông tin đại chúng… giúp hình ảnh bánh trung thu Tâm Nguyệt có thể xuất hiện
trong tiềm thức của người tiêu dùng bên cạnh các nhãn hiệu nổi tiếng.

7. Hoạt động chính

• Thiết kế

Sẽ có các mã trúng thưởng trong mỗi chiếc bánh để kích thích người mua. Bao
bì được thiết kế đơn giản không quá cầu kỳ, sử dụng các nguyên liệu xanh hạn chế
tối thiểu ô nhiễm môi trường. Về hình dáng bánh thì vẫn là hình tròn và hình vuông
quen thuộc, có thể làm nổi tên thương hiệu hoặc là các hình dạng đặc sắc như chú
cuội, hằng nga hay thỏ ngọc, nữ thần nguyệt lượng… Vì đa dạng khách hàng nên
sẽ thiết kế nhiều phân khúc bánh sao cho phù hợp như bình dân, cao cấp, trẻ con,
người già, cặp đôi… Điều đặc biệt là vì bánh trung thu mỗi năm chỉ có thể bán số

13
lượng lớn một lần nên phải tạo thêm các loại bánh khác như bánh ngọt, bánh nướng
Tâm Nguyệt để doanh nghiệp không gián đoạn kinh doanh.

• Sản xuất bánh

Các nguồn lực chính như điện nước, máy móc, công nhân viên được đảm bảo
để quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Các loại bánh trước khi đưa vào sản xuất
thì phải được các chuyên gia kiểm định trước vì sức khỏe cộng đồng. Nắm rõ lượng
cầu để không bị sản xuất ồ ạt dẫn đến thừa thãi hoặc là cung không đủ cầu.

• Quảng bá sản phẩm

Trước tiên làm rõ vấn đề tại sao phải ăn bánh trung thu: lai lịch của ngày lễ
trung thu và bánh trung thu. tiếp theo không chờ người mua tìm đến mà phải chủ
động đưa bánh trung thu tiếp cận khách hàng bằng cách quảng cáo trên các trang
điện tử, truyền hình, facebook, tiktok… Bên cạnh đó còn giới thiệu sản phẩm bằng
cách tiếp cận cộng đồng: làm từ thiện, thực hiện chiến dịch tặng bánh trung thu cho
những hoàn cảnh khó khăn vào ngày lễ trăng tròn, vừa giúp người vừa có thể quảng
cáo.

• Tiêu thụ

Sau cùng là hướng đến tiêu thụ, xác định đúng thời gian tung sản phẩm ra thị
trường, không sớm quá, cũng không muộn quá so với ngày hội trăng tròn. Không
những bán trực tiếp mà phải mở các chương trình đặt hàng trước, bán hàng trên các
sàn thương mại điện tủ kết hợp cách phân phối truyền thống. Trên các sàn điện tử
thì thu hút tiêu thụ bằng cách kết hợp với các KOL và các chương trình khuyến
mãi giờ vàng để sản phẩm lan tỏa nhanh hơn. bên truyền thống thì liên kết với các
tiểu thương, cộng tác viên để đưa sản phẩm đến các gian hàng: Siêu thị, cửa hàng
tiện lợi, chợ đầu mối, tạp hoá…

14
8. Đối tác chính

Để khách hàng những trải nghiệm tốt nhất chúng tôi cần phải hợp tác với các
bên cung cấp:

• Nguyên liệu: các nhà cung cấp bột mì, sữa, trứng, đường, đậu xanh, hạt
sen,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đối tác thiết yếu để chúng tôi
sản xuất ra những chiếc bánh chất lượng cao.

• Thiết bị, máy móc: Hợp tác cùng các nhà sản xuất máy nổi tiếng nhằm tăng
năng suất công việc, giúp các sản phẩm được đều và đẹp.

• Quảng bá, truyền thông: Qua hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, các
KOC và KOLs, băng rôn, đèn led ở các trung tâm thương mại, phát tờ rơi...
để quảng bá sản phẩm, giúp đưa hình ảnh bánh trung thu của chúng tôi đến
với mọi người, sự trợ giúp từ các đối tác truyền thông có uy tín sẽ giúp cho
sản phẩm của chúng tôi được lan truyền rộng rãi, gây được tiếng vang trong
giới bánh trung thu.

• Thiết kế bao bì: Hợp tác với các nhà thiết kế với mong muốn đa dạng hóa
hình ảnh sản phẩm cũng như đạt hiệu quả về mặt thẩm mỹ để cho ra những
hộp bánh gây ấn tượng ngay từ lần đầu cho người mua, giúp tăng hiệu quả
doanh thu.

• Bất động sản: Thuê mặt bằng để đặt cơ sở sản xuất, các gian hàng bán vào
mỗi mùa Trung thu nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm tới khách hàng.

• Phân phối: Hợp tác với các siêu thị, đại lý,... giúp tiến sâu và xâm nhập vào
thị trường tốt hơn, len vào các khu dân cư giúp cho việc mua bán dễ dàng
hơn, phân bố sản phẩm đi khắp nơi với mục đích bánh trung thu dành cho
mọi nhà, mọi đối tượng.

15
9. Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là tổng tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để duy trì, điều
hành hoạt động kinh doanh. Muốn cho thương hiệu bánh trung thu Tâm Nguyệt
phát triển và trở thành doanh nghiệp lớn cần phải chi nhiều tiền nhất cho các hoạt
động hỗ trợ cũng như hoa hồng cho các nhà phân phối trong kênh. Cơ cấu chi phí
hiện nay của chúng tôi bao gồm:

• Chi phí phân phối: Bao gồm chi phí vận chuyển, lưu trữ và các hoạt động
liên quan đến việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
• Chi phí thuế: Bao gồm các khoản thuế và phí phải trả cho cơ quan chính phủ
và các tổ chức khác trong quá trình hãng hoạt động (thuế doanh nghiệp, thuế
giá trị gia tăng)
• Chi phí sản xuất: Chi phí nhập hương liệu, chi phí bao bì đóng gói sản
phẩm...
• Chi phí khác: chi phí truyền thông, nhân công...

16

You might also like